Hiện trạng nghề sản xuất giống tôm he chân trắng (Litopenaeus vannamei Boone, 1931) tại Ninh Thuận

Ninh Thuận có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển sản xuất giống tôm he chân trắng với sản lượng là 5,8 tỷ con, tỷ lệ sống bình quân đến giai đoạn post xuất đạt 34,9%, năng suất bình quân đạt 4,7 vạn con/m3; tỉ suất lợi nhuận là 17,0%/đợt nuôi. Nghề sản xuất giống tôm he chân trắng ở Ninh Thuận đã giải quyết cho 1.290 lao động trực tiếp và hàng trăm lao động gián tiếp góp phần phát triển kinh tế ở địa phương. Cần tiến hành đồng bộ các giải pháp về kỹ thuật, quy hoạch, chính sách ưu đãi về vốn và thuế cho người sản xuất giống tôm he chân trắng và tăng cường công tác đào tạo chuyên môn, tập huấn kỹ thuật và nghiên cứu hoàn thiện quy trình sản xuất, nuôi vỗ gia hóa tôm giống bố mẹ phục vụ cho sản xuất nhằm phát triển bền vững nghề sản xuất giống tôm he chân trắng của tỉnh.

pdf7 trang | Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 24/03/2022 | Lượt xem: 196 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hiện trạng nghề sản xuất giống tôm he chân trắng (Litopenaeus vannamei Boone, 1931) tại Ninh Thuận, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2013 100 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG KEÁT QUAÛ NGHIEÂN CÖÙU ÑAØO TAÏO SAU ÑAÏI HOÏC HIỆN TRẠNG NGHỀ SẢN XUẤT GIỐNG TÔM HE CHÂN TRẮNG (Litopenaeus vannamei Boone, 1931) TẠI NINH THUẬN THE STATUS OF WHITE-LEG SHRIMP (Litopenaeus vannamei Boone, 1931) SEED PRODUCTION IN NINH THUAN PROVINCE Nguyễn Thành Hào1, Lê Anh Tuấn2 Ngày nhận bài: 26/ 3/2013; Ngày phản biện thông qua: 16/5/2013; Ngày duyệt đăng: 10/12/2013 TÓM TẮT Nghề sản xuất giống tôm he chân trắng ở Ninh Thuận phát triển nhanh trong những năm gần đây và giữ một vai trò rất quan trọng trong chiến lược phát triển thủy sản của tỉnh. Điều tra hiện trạng nghề sản xuất giống tôm he chân trắng được thực hiện trong khoảng thời gian từ tháng 06/2011 đến tháng 12/2011 tại 64 cơ sở sản xuất giống tôm he chân trắng ở Ninh Thuận bằng phương pháp điều tra thu mẫu phổ biến. Kết quả nghiên cứu cho thấy, toàn tỉnh Ninh Thuận hiện có 86 cơ sở sản xuất giống tôm he chân trắng, sản lượng năm 2012 đạt 5,8 tỷ con post-larvae; giá trị kinh tế đạt 250 tỷ đồng; số lao động tham gia sản xuất 1.290 người. Hoạt động sản xuất giống tôm he chân trắng theo mô hình Công ty Trách nhiệm hữu hạn chiếm 55,5%; quy mô cơ sở từ 300-500m3 bể ương chiếm 35,8% số cơ sở hiện có. Nguồn tôm bố mẹ sử dụng chủ yếu nhập khẩu từ Singapore (40%). Trong quá trình sản xuất các cơ sở cơ bản áp dụng đúng quy trình kỹ thuật với tỷ lệ sống bình quân đến giai đoạn Post-larvae xuất bán đạt 34,9%; năng suất đạt 4,7 vạn Post-larvae/m3 bể ương, cho lợi nhuận bình quân đạt 17%/đợt sản xuất, lãi suất đầu tư 4,25%/tháng. Nghiên cứu cũng đề xuất một số giải pháp liên quan đến kỹ thuật, quy hoạch và chính sách nhằm phát triển bền vững nghề sản xuất giống tôm he chân trắng của tỉnh. Từ khóa: tôm he chân trắng, kỹ thuật sản xuất giống, Ninh Thuận ABSTRACT White-leg shrimp seed production in Ninh Thuan province had fastly developed in recent years and played a very important role in the provincial fi sheries development policies. The survey of white-leg shrimp seed production were realized from June to December in 2011 with sixty-four hatcheries through the currently common methods. The result showed in 2011, Ninh Thuan provine had 86 hatcheries; total amount 5,8 billion Post-larvae; valued at about VND 250 billion; number of employees were 1.290. With 55,5% of total hatcheries are limited liability responsibility companies; scale prodution of hatcheries had from 300 to 500 m3 tank for feeding; that held 35,8% total hatcheries. In general, almost shrimp farmers followed the technical process, white-leg shrimp brood-stocks were imported essential from Singapore (40%), rate living of larvare was 34,9%, average post-larvae productivity and profi t were 47 thousands post-larvae/m3/crop and 17%/crop. The study also put forward a large number of solutions related to techniques, plans and policies in order to develop substainably the whileleg shrimp industry in Ninh Thuan province. Keywords: white-leg shrimp, technical for seed production, Ninh Thuan 1 Nguyễn Thành Hào: Cao học Nuôi trồng thủy sản 2009 - Trường Đại học Nha Trang 2 TS. Lê Anh Tuấn: Viện Nuôi trồng thủy sản - Trường Đại học Nha Trang I. ĐẶT VẤN ĐỀ Nghề nuôi tôm he chân trắng ở nước ta phát triển nhanh trong những năm gần đây và đóng vai trò quan trọng trong kim ngạch xuất khẩu của ngành thủy sản. Đồng thời, cũng giúp giải quyết công ăn việc làm, tăng thu nhập và cải thiện đời sống của nhiều nông ngư dân [1]. Ninh Thuận là địa phương cung cấp giống tôm he chân trắng lớn nhất cả, sản lượng tôm giống năm 2011 đạt 5,8 tỷ con; chất lượng giống tôm he chân trắng của tỉnh luôn được người nuôi tôm đánh giá cao. Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2013 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 101 Tôm he chân trắng là đối tượng nhập nội vào nước ta từ năm 2001 [5], có nhiều ưu điểm nổi bật: sinh trưởng nhanh, thời gian nuôi ngắn, năng suất cao và thích ứng tốt với các yếu tố môi trường [6]. Do vậy, đây là đối tượng đang được nuôi rộng rãi và phổ biến ở nhiều địa phương, cũng như ở Ninh Thuận, thay thế cho các đối tượng nuôi không hiệu quả và các diện tích hoang hóa [4]. Cùng với sự tăng trưởng nhanh chóng, diện tích nuôi tôm chân trắng trên toàn quốc, các cơ sở, hệ thống sản xuất tôm giống chân trắng trên địa bàn tỉnh phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên cùng với sự gia tăng mở rộng quy mô sản xuất giống tôm he chân trắng; hiện tượng phát triển tràn lan, trình độ nhân lực, kỹ thuật, cơ sở hạ tầng chưa đầu tư đồng bộ, không đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, nguồn tôm giống bố mẹ không ổn định làm cho hoạt động sản xuất giống tôm he chân trắng ở Ninh Thuận thiếu bền vững. Bài báo điều tra hiện trạng nghề sản xuất giống tôm he chân trắ ng (Litopenaeus vannamei Boone, 1931) tạ i Ninh Thuận, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp để phát triển bền vững nghề sản xuất giống tôm he chân trắng tại địa phương. II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng nghiên cứu Nghề sản xuất giống tôm he chân trắng tại tỉnh Ninh Thuận. 2. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện thông qua phương pháp điều tra thu mẫu trong năm 2012. Số liệu thứ cấp về tình hình sản xuất giống tôm he chân trắng được thu thập từ các cơ quan liên quan của tỉnh Ninh Thuận. Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua các phiếu điều tra và phỏng vấn trực tiếp 64 cơ sở sản xuất trên toàn tỉnh. Sử dụng công thức xác định cỡ mẫu đơn giản của Yamane,.T (1967) để tính cỡ mẫu điều tra tại 3 vùng sản xuất giống tập trung ở Ninh Thuận là: Ninh Hải (30/43 hộ), Ninh Phước (25/33) và Thuận Nam (9/10). Số liệu thu thập được xử lý bằng các hàm thống kê của phần mềm Microsoft Excel 2003 và các phương pháp thống kê kinh tế thông dụng; đồng thời có đối chiếu với Bộ chỉ thị đánh giá phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững của châu Âu và Liên hiệp quốc. Các thông tin chính được thu thập gồm: hiện trạng sản xuất giống tôm he chân trắng, các thông tin về cơ sở sản xuất giống, hiện trạng kỹ thuật, hạ tầng vùng nuôi, hệ thống công trình, quy trình kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo tôm he chân trắng, các biện pháp phòng trị bệnh, hiệu quả kinh tế và khó khăn và các giải pháp phát triển bền vững nghề sản xuất giống tôm he chân trắng Ninh Thuận. Số liệu trình bày là giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn. III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 1. Hiện trạng kinh tế - xã hội của nghề xuất giống tôm he chân trắng tại Ninh Thuận Nghề sản xuất giống tôm he chân trắng tỉnh Ninh Thuận chỉ mới bắt đầu xuất hiện từ năm 2006 với 01 cơ sở sản lượng đạt 20 triệu con Post-larvaelarvae nhưng đến năm 2010 toàn tỉnh có 60 cơ sở, sản lượng đạt 4,5 tỷ con; tính đến cuối năm 2011 toàn tỉnh đã có 86 cơ sở với sản lượng đạt 5,8 tỷ con. Người sản xuất giống tôm he chân trắng thu hút hầu hết là lao động nam chiếm 90,8%. Đa số người nuôi tôm có trình độ văn hóa cấp 3 là chủ yếu (53,8%), tiếp theo là cấp 2 (31,6%) và cấp 1 (14,6%). Hình 1. Thông tin về lao động sản xuất giống tôm HCT ở Ninh Thuận Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2013 102 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG Về trình độ chuyên môn, đa số các hộ nuôi không có trình độ chuyên môn về nuôi trồng thủy sản (68,4%). Tuy nhiên, số người có trình độ trung cấp và đại học chiếm tỷ lệ khá cao lần lượt là 20,8% và 10%; cá biệt có 0,8% trình độ Thạc sĩ. Điều này cho thấy,nghề xuất giống tôm he chân trắng thu hút được một lực lượng lao động có trình độ văn hóa nhất định, có khả năng tiếp thu khoa học kỹ thuật để phát triển ổn định sản xuất. Lực lượng lao động trong độ tuổi 17 - 55, trong đó lao động ở tuổi từ 25 - 45 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất (44,6%). Đây là nhóm tuổi có nhiều kinh nghiệm, sức khỏe tốt, dễ nắm bắt tiến bộ kỹ thuật. Số người trên 45 tuổi chỉ chiếm 26,2% trong khi số người dưới 25 tuổi chiếm 29,2%. Bảng 1. Kinh nghiệm của lao động sản xuất giống tôm HCT Khu vực Số năm kinh nghiệm Tỷ lệ (%) Trung bình Dưới 05 năm Từ 05 đến 15 năm Trên 15 năm Ninh Hải (n = 60) 6,2 ± 4,2 23,8 23,1 2,3 Ninh Phước (n = 50) 5,4 ± 3,2 18,5 20,0 - Thuận Nam (n = 20) 5,9 ± 2,2 2,3 9,2 - Tổng (n = 130) 5,9 ± 3,6 44,6 52,3 2,3 Cán bộ kỹ thuật và công nhân của các cơ sở sản xuất tôm giống từ 5-15 năm kinh nghiệm chiếm 52,3%, điều này cho thấy các chủ cơ sở sản xuất giống rất quan tâm tuyển dụng những người có kinh nghiệm vào làm việc. Những cán bộ, công nhân kỹ thuật có kinh nghiệm từ 5 - 15 năm đều có độ tuổi ít nhất từ 25 đến 40, đây cũng là độ tuổi phát huy được sức lao động rất tốt. Số cán bộ kỹ thuật và công nhân có số năm kinh nghiệm trên 15 năm chiếm 2,3%, đây là lực lượng có bề dày kinh nghiệm sống, có thâm niên nghề nghiệp tuy nhiên hạn chế của những người này là tuổi tác và sức khỏe, khả năng tiếp thu, đổi mới công nghệ, cải tiến kỹ thuật. Do vậy những người này thường làm công tác quản lý hay cán bộ kỹ thuật cho các cơ sở sản xuất tôm giốngTrong đó khu vực Ninh Hải tỷ lệ người sản xuất giống tôm có số năm kinh nghiệm sản xuất tôm giống là cao nhất (bình quân 6,2 ± 4,2 năm kinh nghiệm); thấp nhất là khu vực Ninh Phước (5,4 ± 3,2 năm kinh nghiệm). Với lực lượng lao động hiện đang sản xuất tôm giống có tay nghề kinh nghiệm từ 5-15 năm (chiếm 52,3%) sẽ giúp nghề sản xuất giống tôm he chân trắng phát triển ổn định. Về quy mô diện tích đất của các cơ sở bình quân 0,3ha, trong đó diện tích lớn nhất là 10ha. Mô hình hoạt động dưới dạng Công ty Trách nhiệm hữu hạn chiếm tỷ lệ cao nhất (55,5%), tiếp đến là Hộ cá thể (22,2%), Doanh nghiệp tư nhân (14,5%) và thấp nhất Công ty cổ phần (8%). 2. Hiện trạng kỹ thuật nghề sản xuất giống tôm he chân trắng tại Ninh Thuận 2.1. Hạ tầng cơ sở sản xuất Kết quả điều tra cho thấy, quy mô của cơ sở sản xuất giống có thể tích bể ương từ 300-500m3 chiếm tỷ lệ cao nhất (35,8%), quy mô dưới 300m3 (33,1%) và trên 500m3 có tỷ lệ thấp nhất (31,1%). Hình 2. Quy mô cơ sở sản xuất giống tom he chân trắng tại Ninh Thuận Hệ thống xử lý nước chủ yếu sử dụng hình thức lọc cơ học và sử dụng lọc sinh học với tỷ lệ thể tích bể chứa lắng chứa lắng xử lý nước chiếm bình quân 46,1% so với tổng thể tích bể ương nuôi ấu trùng. Thể tích bể ương nuôi tôm bố mẹ dao động từ 6-50m3, bình quân là 26,2m3. Hệ thống bể ương chủ yếu được là bể xi măng (95,3%) và composite (4,7%) với thể tích bình quân 6,7m3 thiết kế theo dạnh hình tròn, chữ nhật và hình vuông. Kết quả khảo sát 64 cơ sở sản xuất xuất giống chỉ có 07 cơ sở (chiếm 11,5%) có nhà nuôi sinh khối tảo; tảo được sử dụng trong ương nuôi ấu trùng tôm he chân trắng là tảo sạch Chaetoceros hoặc Skeletonema. Về hệ thống bể thu gom xử lý nước thải của các cơ sở trung bình quân cao nhất ở khu vực Ninh Phước (43,9m3) và thấp nhất là Thuận Nam (26,8m3). Với tỷ lệ 30,8% số cơ sở có phòng xét nghiệm bệnh tôm, trong đó một số ở các công ty lớn (C.P Minh Phú, Uni-President) được trang bị thiết bị hiện đại để xét nghiệm bệnh tôm vì vậy chất lượng tôm giống ở Ninh Thuận được kiểm tra tương đối kỹ trong toàn bộ quy trình sản xuất. Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2013 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 103 2.2. Quy trình sản xuất giống tôm he chân trắng tại Ninh Thuận 2.2.1. Tôm bố mẹ Tôm he chân trắng bố mẹ chủ yếu được nhập từ Mỹ (20,0%), Singapore (40,0%), Thái Lan (33,3%), các nước khác (Inđônêxia, Mô-dăm-bích, Trung Quốc) là 6,7%; trong đó tôm bố mẹ có nguồn gốc từ Hawai (Mỹ) có kích thước lớn nhất (bình quân từ 50-55g/con), thuộc dòng sạch bệnh (dòng SPF) hoặc dòng kháng bệnh (dòng SPR), có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn so với những đàn tôm bố mẹ có nguồn gốc từ Singapore, Thái Lan và Inđônêxia. Bảng 2. Nguồn gốc xuất xứ và khối lượng tôm HCT bố mẹ Khu vực Nguồn gốc xuất xứ Khối lượng tôm đực (g) Khối lượng tôm cái (g) Mỹ (%) Singapor (%) Thái Lan (%) Các nước khác (%) Trung bình Trung bình Ninh Hải (n = 60) 37,5 12,5 40 - 41,2 ± 4,9 48,5 ± 4,1 Ninh Phước (n = 50) 26,7 20,0 40 6,7 41,7 ± 4,2 48,1 ± 5,0 Thuận Nam (n = 20) - 100 - - 42,7 ± 4,5 45,7 ± 1,2 Tổng (n = 130) 20,0 40,0 33,3 6,7 41,7 ± 4,3 45,7 ± 4,3 Qua khảo sát cho thấy khối lượng trung bình tôm đực là 41,7g và tôm cái là 45,7g, trong đó tôm mẹ có nguồn gốc nhập từ Mỹ có khối lượng bình quân cao hơn so với tôm bố mẹ có nguồn gốc từ các nước khác và cho lượng trứng trung bình cao nhất (từ 150-200.000 trứng/tôm mẹ) so với từ 100.000 trứng/tôm mẹ đối với tôm nhập khẩu từ Thái Lan và các nước khác. Mật độ nuôi vỗ thành thục tôm he chân trắng bố mẹ bình quân khoảng 9 con/m2, thức ăn sử dụng cho tôm he chân trắng bố mẹ chủ yếu là 4 loại thức ăn tươi, gồm: mực, hàu và rươi biển (giun nhiều tơ). Tỷ lệ sử dụng các loại thức ăn là (2:1:1). 2.2.2. Ương nuôi ấu trùng Mật độ thả Nauplius ương nuôi bình quân là 170 con/lít có sự khác nhau giữa các cơ sở sản xuất; trong đó khu vực Thuận Nam có mật độ thả Nauplius cao nhất 193±12 con/lit và thấp nhất là khu vực Ninh Phước 150±17 con/lít. Theo kết quả nghiên cứu của Đào Văn Trí và Nguyễn Thành Vũ (2005) ở mật độ ương Nauplius từ 100-150 con/l thì tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng tôm he chân trắng cho kết quả cao nhất. Bảng 3. Mật độ thả ương Nauplius ở các cơ sở sản xuất giống tôm HCT Khu vực Mật độ thả Nau- plius (con/lít) Chế độ cho ăn (%) Tảo tươi+ T.ăn TH + Artemia Tảo khô+ T.ăn TH+Artemia Ninh Hải (n=30) 179±20 15,4 34,6 Ninh Phước (n=25) 150±17 23,1 15,4 Thuận Nam (n=9) 193±12 - 11,5 Tổng (n=64) 170±24 38,5 61,5 Các cơ sở sử dụng chế độ cho ăn là tảo tươi + thức ăn tổng hợp chiếm 38,5%, sử dụng thức ăn là tảo khô + thức ăn tổng hợp 61,5%, không có cơ sở nào sử dụng hoàn toàn bằng thức ăn tổng hợp. Chủng loại thức ăn tổng hợp sử dụng chủ yếu là: Frippack, Lansy, tảo Spilurina, Top ASM, No, N1 Japonicus, Flake và trứng Artemia. Ở giai đoạn Zoea: Sử dụng tảo tươi hoặc tảo khô kết hợp với thức ăn tổng hợp (Lansy, Frippak) ở lượng 0,4 – 0,6 g/m3. Giai đoạn Mysis: Thức ăn là tảo tươi kết hợp với thức ăn tổng hợp (Lansy, Frippak) ở lượng 0,6 - 0,8 g/m3 và Naupli của Artemia. Thức ăn giai đoạn Post-larvae-larvae sử dụng là Nauplii của Artemia kết hợp với thức ăn tổng hợp. Tùy theo quy trình kỹ thuật của từng cơ sở mà cách thức phối hợp thức ăn có sự khác nhau về tỷ lệ, chủng loại thức ăn tuy nhiên về số lần cho ăn qua khảo sát các cơ sở đều cho ăn 8 lần/ngày (0h, 3h, 6h, 9h, 12h, 15h, 18h, 21h). 2.2.3. Chế độ chăm sóc và quản lý Siphon, thay nước là các biện pháp kỹ thuật không thể thiếu đối với hoạt động sản xuất giống tôm he chân trắng, đóng vai trò rất quan trong nhằm đảm bảo môi trường bể ương trong sạch, hạn chế ô nhiễm gây nên dịch bệnh cho ấu trùng. Tùy theo từng giai đoạn mà việc áp dụng chế độ siphon thay nước có sự khác, kết quả điều tra cho thấy các cơ sở chế độ siphon thay nước ở các cơ sở tương đối Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2013 104 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG giống nhau, cụ thể: ở giai đoạn Zoea chỉ tiến hành siphon 01 lần, không thay nước mà chỉ bổ sung một lượng nước hao hụt do siphon; ở giai đoạn Mysis siphon 01 lần/ngày và thay 20% lượng nước ở cuối giai đoạn Mysis; ở giai đoạn Postlarvae tiến hành siphon 02 ngày/lần và thay nước từ 20-30%/lần và mỗi lần thay nước cách nhau 02 ngày. Hầu hết cơ sở khảo sát đều rất quan tâm việc quản lý môi trường bể nuôi, theo dõi chặt chẽ các yếu tố môi trường trong suốt quá trình ương nuôi (nhiệt độ, độ mặn, pH, oxy,...). Điều này nhằm hạn chế tối đa rủi ro về yếu tố môi trường trong bể ương nuôi ảnh hưởng tới khả năng sinh trưởng của ấu trùng. 2.2.4. Bệnh và các biện pháp phòng trị bệnh Trong thời gian điều tra cho thấy ấu trùng tôm nuôi thường bị nhiễm một số bệnh phổ biến như: đỏ thân do vi khuẩn, nấm, đường ruột và nguyên sinh động vật với tỉ lệ bắt gặp khác nhau tùy thời điểm và khu vực. Trong đó, đỏ thân (38%), nguyên sinh động vật (42%), đường ruột (46%), bệnh nấm xuất hiện với tỷ lệ cao (62%). - Bệnh đỏ thân: Kết quả khảo sát cho thấy 38% các cơ sở gặp loại bệnh này trong quá trình sản xuất. Biểu hiện của loại bệnh này là trên thành bể, đáy bể, dây sục khí xuất hiện những tập hợp chấm đỏ. Tôm ăn kém, nhiều cá thể không có đuôi phân, lột xác không được, màu sắc hơi nhợt. Xác định nguyên nhân chủ yếu là do nhóm vi khuẩn gây bệnh. Biện pháp phòng trị chủ yếu là sử dụng một số kháng sinh để trị bệnh cho ấu trùng. Kết quả khảo sát cho thấy biện pháp phòng trị bệnh ở các cơ sở khác nhau hoàn toàn. - Bệnh đường ruột: Tỷ lệ gặp bệnh này trong quá trình sản xuất là 46% với biểu hiện của bệnh là ấu trùng bơi lội vận động kém; ở giai đoạn Zoea có đuôi phân mảnh, dài hoặc không có. Nguyên nhân có thể do thức ăn kém chất lượng, hoặc ấu trùng nhiễm khuẩn đường ruột. Biện pháp trị bệnh có thể sử dụng một số hóa chất, kháng sinh để trị bệnh (như: Gentamicin, ...) để điều trị. - Bệnh nấm: Tỷ lệ xuất hiện bệnh nấm trong quá trình sản xuất giống tôm HCT cao nhất trong các loại bệnh (62%); biểu hiện là nước đục, nhớt, bọt khí nhỏ tập trung thành đám, khó tan. Biện pháp trị bệnh sử dụng hóa chất, kháng sinh để trị. - Bệnh do nguyên sinh động vật bám: Tỷ lệ các cở sở bắt gặp là 42%, biểu hiện bệnh là ấu trùng bơi yếu, soi trên kính hiển vi thấy có xuất hiện các NSĐV bám trên các phụ bộ của tôm làm cho tôm khó lột xác để chuyển giai đoạn. Biện pháp trị bệnh chủ yếu là sử dụng hóa chất (Treplan, A30...) để trị bệnh kết hợp quản lý môi trường bể nuôi phù hợp. Tùy từng loại bệnh cụ thể mà kỹ thuật viên của các cơ sở có biện pháp trị bệnh khác nhau; kết quả khảo sát cho thấy 100% cán bộ kỹ thuật ở các cơ sở đều am hiểu cơ sở khoa học của điều trị bệnh trong sản xuất tôm giống. Tuy nhiên về sử dụng kháng sinh, hóa chất để trị bệnh ở các cơ sở có sự khác nhau về liều lượng và chủng loại; phụ thuộc kinh nghiệm thực tiễn của từng cán bộ kỹ thuật. Để phòng trị bệnh, các cơ sở sản xuất thường áp dụng các biện pháp tổng hợp như: vệ sinh, khử trùng nghiêm ngặt, kiểm soát môi trường ương nuôi, sử dụng các hóa chất sát khuẩn để tiêu diệt mầm bệnh, xử lý và quản lý tốt chất lượng nước, sử dụng các loại chế phẩm sinh học, bổ sung các chất dinh dưỡng và kích thích miễn dịch vào thức ăn. Khi xảy ra bệnh thì sử dụng một số loại hóa chất, kháng sinh để điều trị bệnh cho ấu trùng tôm nuôi. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, việc phát hiện và điều trị bệnh gặp rất nhiều khó khăn và trong nhiều trường hợp tỏ ra không hiệu quả. 2.2.5. Thu hoạch và xuất bán Tỷ lệ sống từ giai đoạn Nauplius đến Post-larvae xuất bán (P10) trung bình là 34,9 %, trong đó cao nhất ở Ninh Phước (36,6%) và thấp nhất là Thuận Nam (32,71%). Năng suất bình quân là 4,7 vạn PL/m3 bể ương với giá thành bình quân là 23,7 đồng/con (dao động từ 21÷27 đồng/con và giá bán Post-larvae tôm he chân trắng ở Ninh Thuận bình quân là 42,8đ/con (dao động từ 30 - 73đ/con). Bảng 4. Sản lượng, giá thành, giá bán tôm Postlarvae năm 2011 Khu vực Sản lượng (tr. con) Năng suất BQ (Vạn/m3) Giá thành (Đồng/con) Giá bán (Đồng/con) Ninh Hải (n=30) 636 4,0±0,63 23,2±1,3 39,8±5,2 Ninh Phước (n=25) 2.881 5,5±1,84 24,2±1,5 48,3±12,3 Thuận Nam (n=9) 66,5 4,3±1,2 24,0±1,0 37,7±2,4 Tổng (n=64) 3.584 4,7±1,6 23,7±1,4 42,8±9,5 Kết quả điều tra cho thấy khu vực Ninh Phước có năng suất cao nhất 5,5±1,84 (vạn PL/m3 bể ương) và thấp nhất là khu vực Ninh Hải 4,0±0,6 (vạn Post/m3 bể ương). Nguyên nhân là do các cơ sở ở Ninh Phước có nhiều Công ty có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có tiềm lực kinh tế, Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2013 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 105 quy trình công nghệ tiên tiến, cơ sở vật chất hiện đại, đội ngũ cán bộ kỹ thuật có trình độ chuyên môn tốt, nên năng suất thường cao hơn rất nhiều so với các cơ sở khác trong cùng khu vực. Giá thành sản xuất của các cơ sở ở khu vực Ninh Phước trung bình (24,2±1,5 đ/con) cao hơn so với khu vực Ninh Hải (23,2±1,3) và Thuận Nam (24,0±1,0). Giá thành Post xuất bán tại các địa bàn khảo sát phụ thuộc chủ yếu vào giá tôm bố mẹ, thức ăn, tiền thuê nhân công và quy trình kỹ thuật của các cơ sở. Tại Ninh Phước, kết quả khảo sát ở các cơ sở có yếu tố đầu tư nước ngoài, quy mô năng lực sản xuất lớn, lực lượng cán bộ kỹ thuật, công nhân lao động tương đối đông hơn so với các cơ sở ở các khu vực còn lại vì vậy giá thành tôm giống cao hơn các so với các cơ sở khác trong cùng khu vực và khác khu vực. Tuy nhiên giá bán tôm giống ở các cơ sở này cũng cao hơn rất nhiều so với các cơ sở khác, chênh lệch từ 15-30 đ/con. Trong 03 địa bàn nghiên cứu thì các cơ sở ở Ninh Phước có giá bán tôm giống cao nhất (trung bình 48,3±12,3 đ/con), và thấp nhất là Thuận Nam (37,7±2,4 đ/con). Giá bán tôm giống phụ thuộc rất nhiều vào thương hiệu của cơ sở và mức độ chênh lệch giá bán khá cao: Công ty C.P (73 đ/con), Uni-President (65 đ/con) nhưng giá bán của các cơ sở nhỏ thì chỉ từ 30-35 đ/con. Tỉ suất lợi nhuận trung bình là 17,0%/vụ nuôi, tương đương với lãi suất đầu tư là 4,25%/tháng, trong đó cao nhất là khu vực Ninh Phước (18,3±1,6%) và thấp nhất là Ninh Hải (16,3±2,1%). Hiệu quả sản xuất của từng cơ sở có quy mô khác nhau sẽ khác nhau rất nhiều, điều này phụ thuộc vào qui mô đầu tư, quy trình công nghệ vì vậy tỉ lệ lãi ròng giữa các công ty có sự khác nhau đáng kể. Với những công ty nhỏ sử dụng công nghệ đơn giản, tốn ít nhân công nên chi phí thấp nhưng sản lượng đạt thấp vì vậy lợi nhuận không cao. Ngược lại, với những công ty lớn có quy trình công nghệ sản xuất tiên tiến cần nhiều nhân công vận hành, chi phí vận hành các thiết bị công nghệ, mặc dù tỉ suất lợi nhuận không cao, tuy nhiên với quy mô lớn làm ra sản lượng hàng năm rất cao (khoảng 1-2 tỷ Postlarvae/năm) do vậy lợi nhuận thu được của những công ty này là rất lớn. So với lãi suất ngân hàng tại thời điểm điều tra (năm 2012) là 15%/năm tương đương 1,25%/tháng thì khi đầu tư vào sản xuất giống tôm he chân trắng ta sẽ thu lãi được 3%/tháng; nếu so với lãi suất tiết kiệm 9%/năm tương đương 0,75%/tháng cao hơn so với đầu tư các lĩnh vực, ngành nghề khác. Tuy nhiên hoạt động sản xuất giống tôm he chân trắng rủi ro cao, yêu cầu về kinh nghiệm sản xuất và trình độ chuyên môn phù hợp, do đó để sản xuất phát triển ổn định là một yêu cầu hết sức khó khăn đối với cơ sở. Hiệu quả về mặt xã hội của nghề sản xuất giống tôm he chân trắng đem lại cũng rất lớn vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại các vùng nông thôn ven biển, giải quyết công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động trong và ngoài tỉnh (1.290 người làm việc trực tiếp) và tăng thu nhập cho nhiều người dân; đồng thời, nó cũng giúp khai hoang nhiều diện tích đất cát ven biển để đưa vào sản xuất giống tôm He chân trắng, khai thác tận dụng nguồn lực tài nguyên đất đai của tỉnh 2.3. Một số giải pháp phát triển bền vững nghề sản xuất giống tôm he chân trắng ở Ninh Thuận Ninh Thuận là địa phương có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển nghề sản xuất giống tôm he chân trắng [4], tuy nhiên, vẫn còn nhiều khó khăn cần phải được tháo gỡ liên quan đến tôm bố mẹ (84,61%), kiểm soát dịch bệnh, vốn đầu tư (76,92%), hạ tầng cơ sở thủ tục hành chính (57,69%), đất đai, kỹ thuật. Để phát triển bền vững nghề nghề sản xuất giống tôm he của tỉnh, cần tiến hành đồng bộ các giải pháp. Quy hoạch chỉnh trang các khu sản xuất giống tập trung, chú trọng đầu tư đồng bộ hạ tầng cơ sở cho các khu sản xuất giống thủy sản. Về kỹ thuật, cần hoàn chỉnh quy trình công nghệ sản xuất giống, chú trọng khâu di truyền và chọn giống kháng được nhiều loại bệnh và sinh trưởng tốt; Tổ chức đào tạo nâng cao trình độ cho người sản xuất giống. Tập trung nghiên cứu các giải pháp về công nghệ để hoàn thiện tất cả các khâu kỹ thuật trong nuôi vỗ, gia hóa và chọn lọc tôm bố mẹ để chủ động và nâng cao chất lượng trong sinh sản. Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật ương nuôi ấu trùng để nâng cao năng suất sản xuất và chất lượng tôm Post-larvaelarvae, đồng thời giảm giá thành sản xuất. Có chính sách hỗ trợ, ưu đãi về vốn đầu tư, tiếp cận vốn tín dụng lãi suất thấp (100% cơ sở kiến nghị); Giảm phiền hà trong thủ tục nhập khẩu tôm bố mẹ (88,46%), thuế và sử dụng diện tích đất đai. Kiểm soát ô nhiễm môi trường các vùng sản xuất giống tập trung thông qua các hoạt động kiểm tra định kỳ, thường xuyên về điều kiện vệ sinh thú y thủy sản, điều kiện cơ sở sản xuất của các cơ sở sản xuất giống tôm he chân trắng. Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2013 106 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Ninh Thuận có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển sản xuất giống tôm he chân trắng với sản lượng là 5,8 tỷ con, tỷ lệ sống bình quân đến giai đoạn post xuất đạt 34,9%, năng suất bình quân đạt 4,7 vạn con/m3; tỉ suất lợi nhuận là 17,0%/đợt nuôi. Nghề sản xuất giống tôm he chân trắng ở Ninh Thuận đã giải quyết cho 1.290 lao động trực tiếp và hàng trăm lao động gián tiếp góp phần phát triển kinh tế ở địa phương. Cần tiến hành đồng bộ các giải pháp về kỹ thuật, quy hoạch, chính sách ưu đãi về vốn và thuế cho người sản xuất giống tôm he chân trắng và tăng cường công tác đào tạo chuyên môn, tập huấn kỹ thuật và nghiên cứu hoàn thiện quy trình sản xuất, nuôi vỗ gia hóa tôm giống bố mẹ phục vụ cho sản xuất nhằm phát triển bền vững nghề sản xuất giống tôm he chân trắng của tỉnh. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2008. Quyết định số: 456/QĐ-BNN-NTTS, Một số quy định về điều kiện sản xuất giống và nuôi tôm chân trắng. 2. Chi cục Nuôi trồng thủy sản Ninh Thuận, 2011. Báo cáo kết quả NTTS giai đoạn 2006-2010 và kế hoạch đến năm 2015 của tỉnh Ninh Thuận. Ninh Thuận. 3. Chi cục Thú y Ninh Thuận, 2011. Báo cáo tình hình sản xuất tôm giống tại Ninh Thuận năm 2011. Ninh Thuận. 4. Chính phủ, 2010. Quyết định số 1960/QĐ-TTg ngày 16 tháng 9 năm 2010 phê duyệt Chiến lược phát triển kinh tế thuỷ sản đến năm 2020. 5. Hoàng Thanh, 2011. Chỗ đứng của tôm chân trắng ở Việt Nam. Tạp chí Thương mại thủy sản số 134. 6. Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tp. Hồ Chí Minh, Trung tâm Khuyến nông, 2009. Cẩm nang nuôi tôm chân trắng (Penaeus vannamei Boone, 1931). 7. Tổng cục Thủy sản, 2011. Báo cáo tóm tắt tình hình nuôi tôm nước lợ năm 2010, kế hoạch năm 2011 và một số giải pháp thực hiện, tr. 2-6, Hà Nội.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfhien_trang_nghe_san_xuat_giong_tom_he_chan_trang_litopenaeus.pdf
Tài liệu liên quan