Hiện trạng bệnh trên tôm hùm giống (≤5g/con) ương nuôi ở Phú Yên và Bình Định

Khả năng trị hết bệnh sữa là 68,4%, bệnh đỏ thân là 51,9% và khả năng giảm bệnh và không hết bệnh của bệnh sữa cũng thấp hơn bệnh đỏ thân. Khi so sánh giá trị điều tra cho thấy có đến 71,1% số hộ đã trị bệnh đỏ thân và 76% hộ trị bệnh sữa bằng kháng sinh. Trong đó có đến 51,9% trị bệnh đỏ thân là hết bệnh, 40,7% là giảm bệnh, 3,7% là không hết bệnh, 3,7% là không biết (hình 2). Có đến 68,4% số hộ chữa trị hết bệnh sữa ở tôm hùm giống, 26,3% là giảm bệnh và 5,3% là chữa không khỏi. Qua phân tích ANOVA về khả năng điều trị bệnh cho tôm bằng kháng sinh với mức ý nghĩa 95% cho thấy (P=0,008 <0,05) khả năng trị bệnh sữa và bệnh đỏ thân là sai khác có ý nghĩa thống kê. Khả năng chữa trị hết bệnh đỏ thân còn thấp vì bệnh này do vi khuẩn và virus gây ra (Võ Văn Nha, 2009). Nếu tôm bị bệnh do virus thì không thể chữa hết bệnh được. Tuy nhiên, nếu phát hiện bệnh ở giai đoạn tôm còn ăn được thức ăn thì khả năng điều trị cho hiệu quả tốt.

pdf5 trang | Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 24/03/2022 | Lượt xem: 210 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hiện trạng bệnh trên tôm hùm giống (≤5g/con) ương nuôi ở Phú Yên và Bình Định, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2013 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 61 KEÁT QUAÛ NGHIEÂN CÖÙU ÑAØO TAÏO SAU ÑAÏI HOÏC HIỆN TRẠNG BỆNH TRÊN TÔM HÙM GIỐNG (≤5g/con) ƯƠNG NUÔI Ở PHÚ YÊN VÀ BÌNH ĐỊNH DISEASE STATUS OF LOBSTER JUVENILES (≤5g/INDIVIDUAL) REARED AT PHU YEN AND BINH DINH PROVINCE WATERS Huỳnh Văn Cánh1, Đỗ Thị Hòa2 Ngày nhận bài: 10/01/2012; Ngày phản biện thông qua: 02/8/2013; Ngày duyệt đăng: 10/12/2013 TÓM TẮT Ương nuôi tôm hùm (Panulirus spp) giống là một nghề nuôi lồng biển rất phát triển ở miền trung Việt Nam, đặc biệt là hai tỉnh Bình Định và Phú Yên hàng năm đã cung cấp hàng triệu tôm giống cho nghề nuôi tôm thương phẩm. Tuy nhiên trong những năm gần đây, bệnh dịch trên tôm hùm giống xảy ra và diễn biến ngày càng phức tạp, tôm bị bệnh và chết do nhiều loại bệnh. Tôm hùm giống cỡ ≤5g/con ương nuôi tại hai địa phương này bị 10 loại bệnh như: đỏ thân, sữa, dính vỏ, cụt râu, trắng râu, quắn râu, đen mang, đóng rong, chết xanh và long đầu. Trong đó có 3 bệnh chưa được công bố là bệnh đóng rong, cụt râu và quắn râu. Người nuôi đã sử dụng các loại thuốc kháng sinh, thuốc bổ và men tiêu hoá để phòng và trị hai bệnh đỏ thân và bệnh sữa trên tôm hùm giống như Beta-enro 10%, Beta-Enro 20+20, Oxytetracyline, Tetracyline, Shrimp power, Waybac, Loster888, Vitamin C, Biasubtyl. Việc sử dụng các loại thuốc trên để điều trị bệnh cho thấy khả năng trị hết bệnh sữa trên tôm hùm giống là cao hơn so với trị bệnh đỏ thân. Từ khoá: tôm hùm, cỡ tôm, bệnh, thuốc kháng sinh, khả năng trị bệnh ABSTRACT Rearing lobsters (Panulirus spp.) seed is a sea cage culture sector developed in central Vietnam, particularly in the provinces of Binh Dinh and Phu Yen. It provides millions of seed for the commercial farming annually. However, the disease on lobsters has occurred and evolved complex increasingly, resulting in the death from many diseases in recent years. Lobsters seed with size of ≤ 5g/individual reared at these provinces were infected with 10 kinds of diseases such as: red body, milk, sticky crust, amputated antennae, white antennae, twinge antennae, black gills, fouling, green death body, and head watery. Among those, 3 diseases has not announced namely fouling, amputated antennae and twinge antennae. Farmers have used antibiotics, vitamins and digestive enzymes such as Beta-enro 10%, Beta-Enro 20+20, Oxytetracyline, tetracycline, Shrimp power, Waybac, Loster888, Vitamin C, Biasubtyl to prevent and treat two diseases of milk and red body. The use of above treated showed higher possibility to releave the milk on lobster seed than the red body. Keywords: Lobster, size, disease, antibiotics, treatment possibility 1 Huỳnh Văn Cánh: Cao học Nuôi trồng thủy sản 2009 - Trường Đại học Nha Trang 2 PGS.TS. Đỗ Thị Hòa: Trường Đại học Nha Trang I. ĐẶT VẤN ĐỀ Tôm hùm gai (Panulirus spp) là đối tượng nuôi quan trọng và có hiệu quả kinh tế cao của nghề nuôi biển từ Bình Định đến Bình Thuận. Số lượng lồng nuôi đã tăng nhanh chóng từ 1.000 lồng năm 1997 lên khoảng 25.000 lồng năm 2002, và 52.696 năm 2007 [2]. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích kinh tế của nghề này mang lại thì dịch bệnh đỏ đuôi (Gaffkemia) trên tôm hùm Mỹ Homarus americanus ở cơ sở nuôi Maine (Snaieszko và Tayler, 1947) [5], bệnh phát sáng trên ấu trùng Phyllosoma [6], bệnh vỏ trên tôm hùm [9], bệnh vỏ ở giáp xác gây tổn hại đến vỏ tôm hùm ở New England [10], bệnh sữa trên tôm hùm [5, 8,11], bệnh đỏ thân, bệnh đen mang, [1, 2, 3,4] đã làm thiệt hại đáng kể về kinh tế của người nuôi. Mặt dù vậy, vẫn chưa có công trình Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2013 62 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG nghiên cứu nào về bệnh trên tôm hùm giống juvenile cỡ ≤5g/con tại Bình Định và Phú Yên để bổ sung thêm tư liệu làm cơ sở khoa học đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng con giống ương nuôi giảm thiểu dịch bệnh, tăng tỷ lệ sống giúp nghề ương nuôi tôm hùm giống phát triển bền vững sau này. II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Địa điểm nghiên cứu Phú Yên có 4 huyện/thành phố ương nuôi tôm hùm giống ở 4 khu vực như đầm Cù Mông, vịnh Xuân Đài, khu vực bãi ngang từ vịnh Xuân Đài đến Đèo Cả, khu vực Vũng Rô và ở xã Nhơn Hải, Ghềnh Ráng, Quy Nhơn, Bình Định. 2. Phương pháp thu thập số liệu Dùng hàm rand trong excel để xác định hộ nuôi để điều tra và chọn từ trên xuống, nếu hộ nào vắng thì chọn hộ tiếp theo để điều tra theo biểu mẫu đã chuẩn bị sẵn. Thu thập số liệu đã công bố và phỏng vấn hồi cố các chủ hộ hoặc người trực tiếp nuôi những số liệu đã qua hoặc đang nuôi theo phiếu điều tra. Nếu gặp hộ có tôm bị bệnh thì thu thập thông tin và chụp hình tôm để mô tả dấu hiệu bệnh lý để so sánh đối chiếu với những tài liệu đã được công bố. 3. Phương pháp xử lý số liệu - Tính tỷ lệ phần trăm (%) = x100, T là tần số bắt gặp, n là số mẫu điều tra - Sử dụng phép thống kê ANOVA với độ tin cậy 95% để so sánh mùa vụ xuất hiện bệnh, khả năng điều trị các bệnh bằng kháng sinh có khác nhau có ý nghĩa không: SST = SSW + SSG, trong đó: - Độ lệch: SSW = , SSG = , SST = - Phương sai: MSW = , MSG = ; Bác bỏ giả thuyết nếu: > Fk-1, n-k, α , sao cho P ; Chấp nhận giả thuyết nếu H0: - SSW là Tổng các độ lệch bình phương trong nội bộ nhóm, SSG là Tổng các độ lệch bình phương giữa các nhóm, SST là tổng các độ lệch bình phương toàn bộ, MSG là phương sai trong nội bộ nhóm, MSG là phương sai giữa các nhóm, là trung bình chung của các nhóm, x ij là giá trị của các biến định lượng, , , , ... là trung bình các nhóm, μ 1 , μ 2 ,...μ k , là trung bình thực của các tổng thể. III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 1. Những loại bệnh thường gặp ở tôm hùm giống và ở địa phương nghiên cứu Qua phỏng vấn 130 hộ ương nuôi tôm hùm giống juvenile cỡ ≤5g/con ương nuôi tại Bình Định và Phú Yên thì có 28/130 hộ cho biết tôm nuôi gặp bệnh năm nay và 47/130 hộ nuôi bị bệnh năm trước với 10 loại bệnh (hình 1), trong đó bệnh đỏ thân là thường gặp với tần số cao nhất (38/130 hộ) chiếm 29,2%, kế đến là các bệnh sữa (25/130 hộ) chiếm 19,2%, bệnh dính vỏ (17/130 hộ) chiếm 13,1%, bệnh cụt râu (11/130 hộ) chiếm 8,5%, các bệnh khác như quắn râu, trắng râu, đen mang, đóng rong, chết xanh, long đầu xảy ra không đáng kể. Theo Võ Văn Nha (2006 - 2009) thì tôm con và tôm hùm thương phẩm nuôi ở miền Trung Việt Nam gặp 13 loại bệnh nhưng trong đó vẫn chưa phát hiện bệnh quắn râu, đóng rong và cụt râu. Bảng 1. Các loại bệnh thường gặp trên tôm hùm giống ương nuôi tại Bình Định và Phú yên (n = 130) TT Loại bệnh Tần số gặp năm nay Tần số gặp năm trước Tổng Tần suất (%) 1 Bệnh cụt râu 8 3 11 10,6 2 Bệnh đỏ thân 10 28 38 36,5 3 Bệnh dính vỏ 10 7 17 16,3 4 Bệnh quắn râu 3 1 4 3,8 5 Bệnh trắng râu 2 0 2 1,9 6 Bệnh sữa 6 19 25 24,0 7 Bệnh đóng rong 1 0 1 0,9 8 Bệnh đen mang 1 3 4 3,8 9 Bệnh chết xanh 0 1 1 0,9 10 Long đầu 1 0 1 0,9 Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2013 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 63 Các bệnh chết xanh, đên mang, đỏ thân ở tôm hùm giống thời điểm nghiên cứu có tần số gặp thấp hơn các năm trước, nhưng bệnh sữa, đóng rong, quắn râu, trắng râu, dính vỏ, cụt râu, long đầu xuất hiện cao hơn năm trước. Nhìn chung trong 10 loại bệnh trên thì bệnh đỏ thân, bệnh sữa và bệnh dính vỏ gây thiệt hại lớn nhất cho tôm hùm giống ương nuôi tại Bình Định và Phú Yên. 2. Dấu hiệu bệnh lý những bệnh thường gặp trên tôm hùm giống ở Phú Yên và Bình Định Trong 10 loại bệnh đã gặp (bảng 1) thì bệnh đỏ thân, bệnh sữa, bệnh dính vỏ, bệnh đen mang, bệnh long đầu, bệnh trắng râu và bệnh chết xanh được Võ Văn Nha (2009) mô tả như tôm yếu lờ đờ, nằm riêng một mình, lúc đầu giảm ăn sau đó bỏ ăn, nhìn phần bụng tôm thấy có màu đỏ hồng hoặc đỏ tím, sau đó đỏ khắp thân, xảy ra vào mùa nắng nóng, tôm bệnh chết hàng loạt (bệnh đỏ thân), cơ có màu trắng giống như sữa, tôm bệnh có thể bị chết sau 1 – 2 tuần, mức độ lây lan thấp, tôm chết rải rác vào mùa mưa hoặc giao mùa có thời tiết thấp (bệnh sữa), hay có biểu hiện phần thân, vỏ giáp đầu ngực không lột ra được, hoặc các alten 1- 2 bị dính sau khi lột xác (bệnh dính vỏ), Các loại bệnh đóng rong, cụt râu, quắn râu ở tôm giống ương nuôi tại Bình Định và Phú Yên chưa được mô tả (hình 1). Khi tôm bị bệnh đóng rong có biểu hiện chậm lớn, giảm ăn, không lột xác được, thân tôm chuyển màu sẫm đen, có nhiều chất bẩn bám, lúc đầu thân tôm nhớt, sau đó nhìn thấy như rong bám, khi bệnh nặng gây chết rải rác. Tôm bị bệnh cụt râu thường bị cụt một hoặc hai râu, có thể cụt ở đầu râu hoặc sát gốc râu (alten 1), bệnh gây giảm giá trị giống và có thể xảy ra suốt vụ nuôi. Tôm bị bệnh quắn râu có thể quắn 1 đến 2 râu, lúc đầu quắn ở phần ngọn râu sau đó quắn đến phần gốc râu, tôm lột xác không được, có thể gây chết rải rác, bệnh xuất hiện vào mùa đông khi nhiệt độ thấp. Bệnh quắn râu gây thiệt hại cao nhất ở giai đoạn từ 2 – 3 lần lột xác từ lúc tôm trắng đến tôm bò cạp nhỏ. Trong tôm hùm giống ương nuôi thì bệnh đỏ thân, bệnh sữa và bệnh dính vỏ có tác hại lớn nhất và thường xảy ra ở các thời gian nuôi khác nhau. Bệnh dính vỏ gây tác hại lớn ở giai đoạn mới thả tôm giống từ 7 – 15 ngày, bệnh đỏ thân thường gặp ở giai đoạn tôm ương nuôi hơn 20 ngày, còn bệnh sữa thường gặp ở tôm giai đoạn ương nuôi từ 30 ngày trở lên. Trên cơ sở này người nuôi có thể phòng tránh để giảm thiểu bệnh xảy ra. Hình 1. Bệnh đóng rong (A), cụt râu (B), quắng râu (C) và các loại thuốc kháng sinh (D) dùng để trị bệnh trên tôm hùm giống ương nuôi tại Phú Yên và Bình Định 3. Mùa vụ xuất hiện các bệnh thường gặp Nghiên cứu mùa vụ xuất hiện bệnh là rất quan trọng trong quy trình kỹ thuật nuôi tôm và phòng trị bệnh. Khi biết được mùa vụ xuất hiện từng loại bệnh sẽ có những khuyến cáo cho người nuôi kịp thời để giảm thiểu bệnh dịch khi ương nuôi. Tôm hùm giống ương nuôi từ giai đoạn “tôm hùm trắng” đến tôm có trọng lượng ≤5g/con bị bệnh rải rác quanh năm. Nhưng tập trung chủ yếu vào mùa mưa và giao mùa giữa mùa mưa và mùa khô khi nhiệt độ môi trường chuyển từ lạnh sang nóng. Khi so sánh các giá trị trung bình tỷ lệ mắc các bệnh ở các mùa trong năm bằng phép thống kê ANOVA phương sai một yếu tố với độ tin cậy 95% cho thấy mùa vụ xuất hiện của từng bệnh ở các mùa khác nhau có ý nghĩa thống kê (P=0,000< 0,05). Bệnh đỏ thân ở tôm hùm giống ương nuôi thường xuất hiện vào giao mùa và mùa khô, còn mùa mưa thì thỉnh thoảng xuất hiện nhưng không đáng kể. Bệnh sữa xuất hiện quanh năm nhưng thường gặp ở mùa mưa. Bệnh dính vỏ ở tôm con thường gặp ở mùa mưa và giao mùa, đặc biệt là trong những ngày đầu mới thả giống “cỡ tôm trắng”, mùa khô xảy ra không đáng kể. Bệnh cụt râu xảy ra quanh năm. Như vậy, khi biết được yếu tố mùa vụ thường xuyên xảy ra bệnh nào thì ta có biện Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2013 64 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG pháp kỹ thuật áp dụng để hạn chế bệnh xảy ra ở mức thấp nhất. 4. Tác hại của các bệnh thường gặp Kết quả nghiên cứu cho thấy có 82% hộ nuôi có tôm bị bệnh cho rằng bệnh đỏ thân ở tôm hùm giống là bệnh thường gặp và nguy hiểm nhất, khi bệnh xảy ra có thể gây chết hàng loạt (chiếm 82%), lây lan nhanh, tác hại rất lớn cho nghề nuôi, có thể gây chết toàn bộ lồng tôm nuôi trong vòng một tuần khi phát hiện bệnh. Bệnh dính vỏ, chết xanh và long đầu gây chết 100% tôm bị bệnh, đặc biệt bệnh dính vỏ thường xảy ra khi tôm mới chuyển về thả nuôi trong 7 – 15 ngày đầu ương nuôi. Các bệnh còn lại thường gây chết rải rác. Theo Võ Văn Nha (2009), bệnh đỏ thân, bện sữa, bệnh dính vỏ, bệnh long đầu gây chết từ rải rác đến hàng loạt, các bệnh khác thì gây chậm lớn, và chết rải rác. Tuy nhiên người nuôi chỉ trị bệnh sữa và bệnh đỏ thân trên tôm hùm giống ương nuôi, còn các bệnh khác thì không trị hoặc không có biện pháp trị bệnh hiệu quả, hoặc không quan tâm vì ít tác hại. 5. Phương pháp và khả năng trị bệnh cho tôm hùm giống Trong quá trình nuôi có đến 88,4% số hộ được điều tra có tôm bị bệnh đã sử dụng kháng sinh, khoáng, men vi sinh, vitamin để trị bệnh sữa và bệnh đỏ thân bằng các loại thuốc Beta-enro 10% (11/38 hộ chiếm 29%), Beta-Enro 20+20 (11/38 hộ chiếm 29%), Tetracyline (4/38 hộ chiếm 11%), Oxytetracyline (5/35 hộ chiếm 13) và các loại thuốc khác (7/38 hộ chiếm 18%) kết hợp với khoáng và vitamin. Đối với tôm hùm giống thì người nuôi chỉ sử dụng phương pháp trộn thuốc vào thức ăn để cho tôm ăn mà không sử dụng biện pháp tiêm Oxytetracycline (10mg/kg tôm) dưới da bụng để trị bệnh tôm sữa sau đó cho ăn thuốc bổ và men vi sinh (Lightner và Hữu Dũng, 2008) hoặc tiêm Streptommycine (0,04ml thuốc đã pha/100g tôm) sau đó cho ăn men tiêu hóa, khoáng và vitamin (Võ Văn Nha, 2009) như ở tôm thịt, do tôm con có kích thước quá nhỏ không tiêm được. Hình 2. Khả năng chữa trị bệnh sữa và bệnh đỏ thân ở tôm giống tại địa phương điều tra Khả năng trị hết bệnh sữa là 68,4%, bệnh đỏ thân là 51,9% và khả năng giảm bệnh và không hết bệnh của bệnh sữa cũng thấp hơn bệnh đỏ thân. Khi so sánh giá trị điều tra cho thấy có đến 71,1% số hộ đã trị bệnh đỏ thân và 76% hộ trị bệnh sữa bằng kháng sinh. Trong đó có đến 51,9% trị bệnh đỏ thân là hết bệnh, 40,7% là giảm bệnh, 3,7% là không hết bệnh, 3,7% là không biết (hình 2). Có đến 68,4% số hộ chữa trị hết bệnh sữa ở tôm hùm giống, 26,3% là giảm bệnh và 5,3% là chữa không khỏi. Qua phân tích ANOVA về khả năng điều trị bệnh cho tôm bằng kháng sinh với mức ý nghĩa 95% cho thấy (P=0,008 <0,05) khả năng trị bệnh sữa và bệnh đỏ thân là sai khác có ý nghĩa thống kê. Khả năng chữa trị hết bệnh đỏ thân còn thấp vì bệnh này do vi khuẩn và virus gây ra (Võ Văn Nha, 2009). Nếu tôm bị bệnh do virus thì không thể chữa hết bệnh được. Tuy nhiên, nếu phát hiện bệnh ở giai đoạn tôm còn ăn được thức ăn thì khả năng điều trị cho hiệu quả tốt. Như vậy, khả năng chữa trị bệnh sữa và bệnh đỏ thân trên hùm giống bằng kháng sinh cho kết quả tốt. Để hiệu quả chữa trị cao hơn cần phải phát hiện bệnh tôm ở giai đoạn sớm bằng cảm quan hoặc bằng xét nghiệm. Để tránh hiện tượng lờn thuốc, cần sử dụng đúng liều lượng, đúng thời gian quy định của nhà sản xuất và cho tôm ăn thuốc vào những thời điểm dòng nước chảy nhẹ để tránh thuốc bị rửa trôi. IV. KẾT LUẬN - Tôm hùm giống ương nuôi gặp 10 loại bệnh: bệnh đỏ thân, sữa, dính vỏ, đen mang, quắn râu, cụt râu, trắng râu, đóng rong, chết xanh và bệnh long đầu, trong đó có 3 bệnh là bệnh quắn râu, đóng rong, cụt râu là chưa được phát hiện ở tôm giống Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2013 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 65 ương nuôi ở Phú Yên và Bình Định. - Có thể dùng phương pháp trộn kháng sinh vào thức ăn để điều trị bệnh sữa và bệnh đỏ thân trên tôm hùm giống cho kết quả tốt và khả năng chữa trị bệnh sữa trên tôm hùm giống tốt hơn trị bệnh đỏ thân. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Đỗ Thị Hoà, Nguyễn Tử Cương, Nguyễn Hữu Dũng, Nguyễn Thị Thùy Giang, Phan Văn Út, Nguyễn Thị Nguyệt Huệ, Đồng Thanh Hà, 2009. Tác nhân gây bệnh sữa ở tôm hùm nuôi ở miền Trung Việt Nam. Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản (Số đặc biệt – 2009). Trường Đại học Nha Trang: 9 - 13. 2. Võ Văn Nha. Hiện trạng nghề nuôi và bệnh tôm hùm tại Việt Nam – Hướng nghiên cứu tôm hùm trong tương lai. Tuyển tập hội thảo toàn quốc về nghiên cứu và ứng dụng công nghệ trong nuôi trồng thủy sản (22 - 23/12/2004 tại Vũng Tàu), Bộ Thủy sản: 615 – 626. NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 3. Võ Văn Nha, 2006. Kỹ Thuật nuôi tôm hùm lồng và các biện pháp phòng trị bệnh, Bộ Thủy sản, Trung tâm khuyến ngư Quốc gia: 5 – 23. NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 4. Võ Văn Nha, 2009. Kết quả nghiên cứu bệnh đỏ thân do virus và bệnh đen mang do nấm gây ra trên tôm hùm bông (Panulirus ornatus) nuôi lồng tại vùng biển Phú Yên, Khánh Hoà và biện pháp phòng ngừa. Tuyển tập các công trình khoa học công nghệ, 2005 – 2009. Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản 3, kỷ niệm 25 năm thành lập Viện: 712 – 724. NXB Nông nghiệp. 5. Trần Thanh Thúy, 2008. Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học hội chứng bệnh sữa trên tôm hùm (Panulirus spp) nuôi tại Khánh Hòa và Phú Yên. Luận văn Thạc sĩ Nuôi trồng thủy sản: 1 – 25, 95 – 96. Trường Đại học Nha Trang. Tiếng Anh 6. Diggles. B. K, G. A. Moss, J. Carson, C. D. Anderson, 2000. Luminous vibriosis in rock lobster Jasus verreauxi (Decapoda: Palinuridae) phyllosoma larvae associated with infection by vibrio harveyi. Diseases of aquatic organisms, vol. 43: 132 – 137. 7. Evans. L.H., J.B.Jones, J.A.Brock. Diseases of lobsters – Spiny lobsters: Fisheries and culture: 586 – 600. Second edition, Edited by B.F.Phillips and J.Kittaka. 8. Jeffrey D. Shields, Donald C. Behringer Jr, 2004. A new pathogenic virus in the Caribbean spiny lobster Panulirus argus from the Florida Keys. Virginia Institute of Marine Science, The College of William & Mary, Gloucester Point, Virginia 23062, USA - Department of Biological Sciences, Old Dominion University, Norfolk, Virginia 23529, USA - Diseases Of Aquatic Organisms - Dis Aquat Org Vol. 59: 109–118, 2004 Published May 5: 110-117. 9. Robert P.Glenn and Tracy L. Pugh, 2006. Epizootic shell disease in american lobter (homarus americanus) in the massachusetts coastal water interactions of temperature, maturity, and intermolt duration. Journal of crustacean biology, 26 (4): 639 – 645. 10. Sara E. Pratt, 2007. A Mysterious Disease Affl icts Lobster Shells. The New England Lobster Research Initiative is managed by the National Marine Fisheries Service. The University of Rhode Island, and Rhode Island Sea Grant: 1 - 5. 11. E-mail: oie@oie.int, Lightner & Huu Dung, 2008. Milky Haemolymph Disease of Spiny Lobsters (Panulirus spp). OIE: 1-3.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfhien_trang_benh_tren_tom_hum_giong_5gcon_uong_nuoi_o_phu_yen.pdf