Hệ thống ôn tập Tài chính quốc tế

Chủ đề 15: bình luận ảnh hưởng của thế vận hội olympic Luân đôn 2012(ngày hội thể thao lớn nhất toàn cầu) tới giá trị của đồng GBP so với các đồng tiền chủ chốt khác trên thế giới? Thế vận hội được diễn ra từ ngày 27/7 -12/8. Đây cũng là Olympic tốn kém chưa từng thấy : tổng chi phí khoảng 14,8 tỷ USD, cao hơn Olympic Barcelona 1992 (11,4 tỷ USD), Olympic Montreal 1976 (6 tỷ USD). Olympic Bắc Kinh 2008 có quy mô cực lớn nhưng chưa công bố chi phí. Quá trình diễn ra thế vận hội ta có thể chia ra làm 3 giai đoạn chính như sau:

docx24 trang | Chia sẻ: truongthinh92 | Lượt xem: 3085 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hệ thống ôn tập Tài chính quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỆ THỐNG ÔN TẬP TÀI CHÍNH QUỐC TẾ Chủ đề 1: Thị trường ngoại hối Lý thuyết Đặc điểm FOREX Số chữ số trong tỷ giá Các phương pháp yết tỷ giá Spread Tỷ giá nhà môi giới Kinh doanh chênh lệch & đầu cơ tỷ giá Trạng thái ngoại tệ SDR Nghiệp vụ spot & phái sinh Vai trò của NHTW & NHTM trên thị trường ngoại hối Bài tập Tính tỷ giá chéo Tính tỷ giá môi giới Xác định tỷ giá mua, bán & lượng tiền thu về hoặc chi ra Bài tập tính thu nhập & chi phí Bài tập tính trạng thái ngoại tệ Bài tập tính SDR Kiến thức thực tế 1. Đánh giá tác động của thông tư 07/2012 về Quy định trạng thái ngoại tệ của các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài lên tỷ giá USD/VND? Chủ đề 2: Cán cân thanh toán quốc tế Lý thuyết Khái niệm BP Kết cấu của BP, cán cân vốn ngắn hạn, dài hạn, đầu tư trực tiếp & gián tiếp, cấu phần dự trữ ngoại hối, nhầm lẫn & sai số thống kê...: so sánh FDI và FPI Vị thế dự trữ tại quỹ Thu thập số liệu BP Thặng dư, thâm hụt của BP, mối quan hệ giữa thặng dư, thâm hụt của các cán cân trong BP, trạng thái nợ nước ngoài...; mối quan hệ giữa thặng dư thậm hụt các cán cân và tỷ giá hối đoái Mối quan hệ giữa cung cầu ngoại tệ, tỷ giá & BP Hiệu ứng tuyến J: mối quan hệ trạng thái cán cân thương mại và tỷ giá tại VN Bài tập Hạch toán BP Chủ đề 3: Những vấn đề cơ bản về tỷ giá Lý thuyết Can thiệp trung hòa & không trung hòa Vai trò của NHTW trong các chế độ tỷ giá Các biện pháp can thiệp của NHTM trong điều hành tỷ giá; các nhân tố thay đổi cung cầu ngoại tệ; các biện pháp kiểm soát ngoại hối; nhân tố dịch chuyển đường cung đường cầu Bài tập: Tính mức phá giá, nâng giá, định giá cao thấp. Phân tích sức cạnh tranh TMQT Bài tập đường cung đường cầu Kiến thức thực tế 1. Hãy nêu các biện pháp tiền tệ mà NHNN Việt Nam sử dụng để bình ổn tỷ giá trong giai đoạn khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008-2009? 2. Hãy nêu các biện pháp mà NHNN Việt Nam sử dụng để bình ổn tỷ giá nhằm đạt các mục tiêu đề ra trong Nghị quyết TW 11 (24/2/2011) về bình ổn kinh tế vĩ mô. 3. Phân tích các nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng tài chính châu Á, 1997-1998. 4. Các bài học rút ra cho Việt Nam từ cuộc khủng hoảng tài chính châu Á, 1997-1998 5. Phân tích các nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, 2008-2009. 6. Các bài học rút ra cho Việt Nam từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, 2008-2009 7. Phân tích các nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu hiện nay 8. Các bài học rút ra cho Việt Nam từ cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu hiện nay 9. Phân tích tác động của việc điều chỉnh tăng tỷ giá bình quân liên ngân hàng của NHNN tới xuất khẩu của Việt Nam? 10. Phân tích tác động của việc điều chỉnh tăng tỷ giá bình quân liên ngân hàng của NHNN tới nhập khẩu của Việt Nam? Chủ đề 4: Học thuyết ngang giá sức mua Lý thuyết: Sức mua đối nội & đối ngoại Phân biệt tỷ giá, quy luật một giá & PPP Học thuyết ngang giá sức mua: khái niệm, các giả thiết, công thức, quy trình hình thành PPP (nếu er>1, er1, er<1 Phân tích ảnh hưởng của lạm phát, tỷ giá đến sức cạnh tranh TMQT, sức mua đối nội & đối ngoại Hàng hóa ITG& NITG PPP dạng kỳ vọng Bài tập: Tính tỷ giá & % thay đổi tỷ giá với các kỳ hạn dưới 1 năm, 1 năm, trên 1 nămtheo PPP Tính tỷ lệ % lên giá, giảm giá thực Tính tỷ lệ % định giá thực cao, thấp và % thay đổi giá trị thực của các đồng tiền. Bình luận sức CTTMQT Chủ đề 5: Học thuyết ngang giá lãi suất Lý thuyết Quy luật CIP &UIP, hiệu ứng Fisher: khái niệm, ý nghĩa, các giả thiết, công thức Phân tích mối quan hệ giữa tỷ giá giao ngay, kỳ hạn, lãi suất, lãi suất thực, lạm phát, tỷ giá giao ngay dự tính. Mối quan hệ giữa IRP, PPP & hiệu ứng Fisher Bài tập: Tính lãi suất, tỷ giá kỳ hạn, tỷ giá giao ngay, tỷ giá giao ngay dự tính với các kỳ hạn dưới 1 năm, 1 năm, trên 1 năm theo IRP Lựa chọn đồng tiền đầu tư & đi vay Tính lãi suất, lạm phát theo hiệu ứng Fisher Kết hợp PPP & IRP, Fisher để: tính tỷ lệ lạm phát dự tính, điểm kỳ hạn, tỷ giá kỳ hạn, tỷ giá giao ngay.... thực hiện hành vi kinh doanh, tính lãi lỗ kinh doanh, thực hiện hành vi đầu cơ Kiến thức thực tế 1: Đầu năm 2012, Thống đốc NHNN VN tuyên bố biến động tỷ giá USD/VND trong năm ở khoảng 2-3%. Phân tích tác động của tuyên bố này lên thị trường ngoại hối trong nước? 2: Đầu năm 2012, NHNN VN liên tục hạ trần lãi suất huy động VND. Động thái trên có ảnh hưởng như thế nào cung cầu ngoại tệ trong nước? CÂU HỎI THỰC TẾ 1. Đánh giá tác động của thông tư 07/2012 về Quy định trạng thái ngoại tệ của các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài lên tỷ giá USD/VND? 2. Tại sao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam yêu cầu các NHTM phải tính riêng rẽ trạng thái ngoại tệ dương và trạng thái ngoại tệ âm? 3. Hãy nêu các biện pháp tiền tệ mà NHNN Việt Nam sử dụng để bình ổn tỷ giá trong giai đoạn khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008-2009? 4. Hãy nêu các biện pháp mà NHNN Việt Nam sử dụng để bình ổn tỷ giá nhằm đạt các mục tiêu đề ra trong Nghị quyết TW 11 (24/2/2011) về bình ổn kinh tế vĩ mô. 5. Phân tích các nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng tài chính châu Á, 1997-1998. 6. Các bài học rút ra cho Việt Nam từ cuộc khủng hoảng tài chính châu Á, 1997-1998 7. Phân tích các nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, 2008-2009. 8. Các bài học rút ra cho Việt Nam từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, 2008-2009 9. Phân tích các nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu hiện nay 10. Các bài học rút ra cho Việt Nam từ cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu hiện nay 11. Đầu năm 2012, Thống đốc NHNN VN tuyên bố biến động tỷ giá USD/VND trong năm vào khoảng 2-3%. Phân tích tác động của tuyên bố này lên thị trường ngoại hối trong nước? 12 Đầu năm 2012, NHNN VN liên tục hạ trần lãi suất huy động VND. Động thái trên có ảnh hưởng như thế nào cung cầu ngoại tệ trong nước? 13. Phân tích tác động của động thái mua 9 tỷ USD của Ngân hàng Nhà nước VN trong năm 2007 tới lạm phát. 14. Phân tích tác động của quy định trần lãi suất huy động VND và USD của Ngân hàng Nhà nước VN hiện nay tới tỷ giá USD/VND. Trung Quốc đang tích cực tiến hành quốc tế hóa Nhân dân tệ. Điều này sẽ mang lại lợi ích gì cho Trung Quốc? Trung Quốc đang tích cực tiến hành quốc tế hóa Nhân dân tệ. Những khó khăn mà Trung Quốc gặp phải khi thực hiện chính sách này? Theo quan điểm của bạn, chế độ tỷ giá thực tế của Việt Nam hiện nay là chế độ tỷ giá nào? Tại sao? Tại sao mục lỗi và sai số thống kê (OM) trong BOP Việt Nam thường lớn? Từ ngày 28/6/2013 thông tư 14/2013/TT-NHNN, 15/2013/TT-NHNN, 16/2013/TT-NHNN chính thức có hiệu lực. Theo đó: Lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi USD của cá nhân giảm từ 2% xuống còn 1.25%/năm. Lãi suất tối đa đối với tiền gửi kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng giảm từ 7.5% xuống 7%. Lãi suất tối đa cho vay ngắn hạn để đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ một số lĩnh vực, ngành kinh tế giảm từ 10% xuống 9%/năm. Phân tích tác động của 3 thông tư trên tới tỷ giá USD/VND? Chủ đề 1. đánh giá tác động của thông tư 07 về quy định trạng thái ngoại tệ Nguyên nhân : _bối cảnh: + nền kinh tế ở tình trạng đô la hóa cao +hạn chế kinh doanh ngoại tệ(tập trung nguồn lực và cho vay DN) + chuẩn bị vấn đề đối xử công bằng với các tổ chức tín dụng khác. _Mục đích: +giảm cho vay bằng ngoại tệ +giảm tình trạng đô la hóa +tăng kiểm soát hoạt động kinh doanh ngoại tệ +hạn chế đầu cơ _tư tưởng liên quan chung: giới hạn tổng trạng thái ngoại tệ âm dương từ +-30% xuống còn +-20% _tác động đến thông tư 07: +tỉ giá mua vào của ngân hàng tăng:vì có trạng thái ngoại tệ âm tăng cường mua vào +dư nợ cho vay của hệ thống ngân hàng bằng ngaoij tệ trên tổng cho vay dư nợ +giảm khả năng thao túng thị trường ngoại hối (trc đây 30 tỉ còn giờ 20 tỉ) +tạo áp lực tăng vốn tự có Nguyên tắc: _trạng thái ngoại tệ của TCTD chi nhánh NH nước ngoài đc xác định vào thời điểm cuối ngày làm việc _trạng thái nguyên tệ của ngoại tệ được tính trên cơ sở số dư tài khoản liên quan theo quy định _quy đổi trạng thái nguyên của từng ngoại tệ sang VND theo tỉ giá quy đổi trạng thái _Cộng trạng thái ngoại tệ âm(dương) tính tổng trạng thái ngoại tệ âm (dương) Giới hạn _Được tính bằng tính bằng tỉ lệ tổng trạng thái ngoại tệ dương hoặc âm trên vốn tự có của tổ chức td, ngân hàng nước ngoài _Tổng trạng ngoại tệ âm dương cuối ngày không được vượt quá 20% vốn tự có _Các ngân hàng nước ngoài tại vn có vốn tự có từ 25tr trở xuống được áp dụng như sau: tổng trạng thái ngoại tệ âm ( dương) cuối ngày quy ra USD không được vượt quá 5tr USD _Trường hợp cần thiết khác do thống đốc quy định Chủ đề 2: tại sao NHNNVN yêu cầu các NHTM phải tính riêng tổng trạng tái ngoại tệ dương và âm quy định tổng trạng thái ngoại tệ dương và tổng trạng thái ngoại tệ âm một cách riêng biệt: Ðối với từng NHTM, khi duy trì trạng thái ngoại tệ mở (dương hoặc âm) bằng bất kỳ ngoại tệ nào, đều chịu rủi ro tỷ giá. Chính vì vậy, phòng ngừa rủi ro tỷ giá là mục tiêu trước tiên của các quy định về quản lý trạng thái ngoại tệ. Tuy nhiên, để biết được một cách tổng thể thị trường ngoại hối đang ở trong trạng thái dư cung hay dư cầu ngoại tệ, Ngân hàng Trung ương có thể quy định tổng trạng thái ngoại tệ dương và tổng trạng thái ngoại tệ âm (quy nội tệ) một cách riêng biệt. Cách thức quy định như sau: - Số tương đối: Tổng trạng thái ngoại tệ dương và/hoặc tổng trạng thái ngoại tệ âm cuối ngày giao dịch của NHTM được phép duy trì tối đa là x% vốn tự có của NHTM đó. - Số tuyệt đối: Tổng trạng thái ngoại tệ dương và/hoặc tổng trạng thái ngoại tệ âm cuối ngày giao dịch của NHTM được phép duy trì tối đa là x triệu USD. Việc quy định tổng trạng thái ngoại tệ dương và âm cho ta biết: - Nếu tổng trạng thái ngoại tệ dương (quy nội tệ) lớn hơn tổng trạng thái ngoại tệ âm (quy nội tệ), nghĩa là hệ thống NHTM trong nền kinh tế đã mua ngoại tệ vào nhiều hơn là bán ngoại tệ ra. Ðiều này tín hiệu rằng, trong nền kinh tế cung ngoại tệ đang vượt cầu ngoại tệ, dẫn đến áp lực giảm tỷ giá. - Nếu tổng trạng thái ngoại tệ dương (quy nội tệ) nhỏ hơn tổng trạng thái ngoại tệ âm (quy nội tệ), nghĩa là hệ thống NHTM trong nền kinh tế đã bán ngoại tệ ra nhiều hơn là mua ngoại tệ vào. Ðiều này tín hiệu rằng, trong nềnkinh tế cầu ngoại tệ đang vượt cung ngoại tệ, dẫn đến áp lực tăng tỷ giá. - Nếu tổng trạng thái ngoại tệ dương (quy nội tệ) bằng tổng trạng thái ngoại tệ âm (quy nội tệ), nghĩa là hệ thống NHTM trong nền kinh tế đã bán ngoại tệ ra đúng bằng mua ngoại tệ vào. Ðiều này tín hiệu rằng, trong nền kinh tế cung cầu ngoại tệ ở trạng thái cân bằng, dẫn đến tỷ giá không chịu lực tăng hay giảm. Chủ đề 16 :đánh giá chế độ tỉ giá của vn qua các thời kì Chế độ tỉ giá theo luật định ( theo các văn bản pháp luật) 1.Trước năm 1989 tỉ giá cố định và đa tỉ giá Bối cảnh : trong giai đoạn này , nền kinh tế việt nam là nền kinh tế đóng và hướng nội. đây là thời kì của chế độ tập trung quan liêu bao cấp Cách thực hiện : tỉ giá hối đoái trong giai đoạn này được giữ cố định trong thời gian dài Ưu nhược điểm Ưu điểm : -ổn định tỉ giá , ổn định thị trường và nền kinh tế vĩ mô, thúc đẩy thương mại và đầu tư quốc tế _Tạo tính kỉ luật cho các chính sách kinh tế vĩ mô, thúc đẩy hơp tác quốc tế _Chính phủ và NHTW dễ đạt được mục tiêu liên quan Nhược điểm _Thị trường ngoại hối không phát triển và tồn tại nhiều hạn chế _Tình trạng khan hiếm ngọai tệ rất phổ biến và hạn chế phát triển thương mại quốc tế _Chi phí quan thiệp vào quản lí ngoại hối lớn _NHTW phải có dự trức ngoại tệ lớn, có sự theo dõi can thiệp thường xuyên 2. 1989-1992 : tỉ giá thả nổi Bối cảnh: đông âu, liên xô sụp đổ Cách thực hiện: tỉ giá thả nổi Ưu điểm: _phản ánh đúng quan hệ cung cầu của thị trường, sự biến động của thị trường _đảm bảo sự tự điều tiết của thị trường ngoại tệ , bảo vệ thị trường trong nước trước sự biến động của thị trường bên ngoài , góp phần bảo vệ nền kinh tế ổn định phát triển _tiết kiệm ngoại tệ cho ngân sách nhà nước nhược điểm _tỉ giá biến động thường xuyên khó lường , gây hó khăn chov iệc hoạch định các chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước và tính toán cảu các nhà đầu tư 3. 1992-1996 :thả nổi có điều tiết Bối cảnh : khối châu á đang trong giai đoạn có khủng hoảng Cách thực hiện : thả nối có điều tiết thành lập trung tâm giao dịch ngoại tệ Ưu điểm: _Tỉ giá vẫn thay đổi linh hoạt theo cung cầu thị trường nhưng tương đối ổn định _Các ưu điểm cảu tỉ giá thả nổi hoàn toàn về cơ bản được tận dụng nhưng khắc phục được nhược điểm của nó Nhược điểm _Nhà nước phải thường xuyên theo dõi thị trường và sãn sàng dự trữ ngoại tệ để can thiệp , gây tốn kém ngân sách cho nhà nước 4.1997-nay Bối cảnh: chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu á,chịu áp lực tỉ giá khiến thị trường rơi vào tình trạng đầu cơ tích trữ ngoại tệ Cách thức thực hiện: nhà nc không công bố tỉ giá như trc đây mà chỉ thông báo tỉ giá giao dịch bình quân liên ngân hàng Tác động Ưu điểm _Tạo quyền chủ động của NHTM về quy định tỉ giá _Tỉ giá đc xác định khách quan trên quan hệ cung cầu _Biến động tạo khoảng cách giữa tỉ giá của thị tr tự do và NHTM khó xảy ra _Giảm bớt tâm lý hoang mang giảm cầu đầu tư _Tỉ giá linh thoạt mềm dẻo Nhược điểm _Tỉ giá đc xác định từ ngày hôm trc nên nó chưa thật sự có ý nghĩa về mặt kte _Biên độ giao động tỉ giá 0,25% còn hẹp _Thị trường liên ngân hàng còn kém phát triển ,chưa hoàn hảo ,dựu trữ còn hạn hẹp nên sựu can thiệp của NHNN vào thị trường chỉ trong 1 giới hạn II Chế độ tỉ giá thực tế: chế độ tỉ giá cố định trượt(chế độ tỉ giá tại việt nam hiện nay) Đ/n: đây là chế độ tỉ giá cố định nhưng định kì tỉ giá trung tâm sẽ đc điều chỉnh: hoặc theo một tỉ lệ nhất định đã đc thông báo hoặc để phản ánh những thay đổi trong một số chỉ tiêu lựa chọn(lạm phát, cán cân thương mại) Diễn biến về tỉ giá: _24/9/2008: NHNNVN công bố tỉ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng của VND với USD là 16.991VND _15/9/2009 công bố từ NHNN cho biết tỉ giá bình quân liên ngân hàng đc xác định mức 16.986VND/USD _26/11/2009:NHNN điều chỉnh tỉ giá bình quân liên NH tăng 5,44% so với cuối năm 2008,mức tăng của chúng chỉ đạt 5,81% _10/2/2010 : thống đốc NH quy định mức lãi suất tiền gửi tối đa của tổ chức kte tại tổ chức tín dụng và quyết định điều chỉnh tỉ giá bình quân liên ngân hàng(theo thông tư số 03/2010/TT-NHNN) _29/10-10/12/2011: tỉ giá bình quân liên NH giữ nguyên ở mức 20803đồng/USD sau đó tăng nhẹ và giữ nguyên ở mức 20828 từ 26/12-31/12 Chủ đề 7: nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008-2009 Khái niệm Khủng hoảng tài chính là thất bại của một hay một số nhân tố của nền kinh tế trong việc đáp ứng đầy đủ nghĩa vụ, bổn phận tài chính của mình 2.Nguyên nhân _cho vay dưới chuẩn: +Sự tập trung thái quá những khoản đầu tư với lãi suất rẻ và điều kiện tín dụng dễ dãi “dưới chuẩn” vào thị trường bất động sản, đồng thời có sự bủng nổ các công cụ nợ phái sinh trên thị trường này, nhằm thu các khoản lợi nhuận cơ hội, từ đó làm mất khả năng thanh toán của các khoản nợ đáo hạn. +Khi thị trường bất động sản đảo chiều, đình trệ, các bất động sản xuống giá, dẫn đến những đổ vỡ nhanh chóng trên thị trường tín dụng. +Các ngân hàng đầu tư mặc dù không nắm giữ toàn bộ rủi ro nhưng cũng trực tiếp hoặc gián tiếp duy trì một số danh mục chứng khoán liên quan đến bất động sản. hậu quả là hàng loạt các ngân hàng đầu tư lần lượt báo cáo các khoản lỗ kinh doanh _mua bán khống: Khi giới đầu cơ đoán chắc rằng cổ phiếu cảu những tập đoàn dính líu đến cho vay dưới chuẩn sẽ sụt giảm, họ ồ ạt vay những cổ phiếu này rồi ồ ạt bán ra, tạo nên một áp lực giảm giá lớn không gì cứu vãn được.Sau khi giá giảm đến một mức nào đó. Họ sẽ mua và trả lại nơi cho vay cộng thêm một ít phí còn bao nhiêu tiền chênh lệch họ sẽ hưởng trọn. _thiếu cơ chế giám sát chặt chẽ: +có tiền, các công ty cứ thoải mái cho vay bằng tiền cảu ngân hàng đầu tư cung cấp thông qua mua lại danh mục cho vay cảu các công ty này. Các ngân hàng này trên cơ sở danh mục cho vay vừa mua lại sẽ phát hành CK để vay tiền. +Danh mục cho vay được chia ra: ít rủi ro, rủi ro cao, tùy định mức tín nhiệm, nhà đầu tư tha hồ lựa chọn theo sự mạo hiểm cảu mình. Như vậy, rủi ro trong cho vay đã chuyển từ bên cho vay là công ty tài chính sang ngân hàng đầu tư. Nhà đầu tư nắm tiền trên thế giới đã đổ tiền mua chứng khoán này, nhờ vậy đã cũng cấp một lượng vốn khổng lỗ cho thị trường BĐS ở Mỹ tăng nóng. _khủng hoảng niềm tin của người dân: Các ngân hàng đánh đố lẫn nhau về mức độ cho vay cũng như tài sản. những giao dịch phức tạp được tạo ra để loại bỏ rủi ro và che giấu những trượt giá giá trị tài sản thực cảu ngân hàng. Khi bắt đầu cảm nhận thấy mùi của sự thua lỗ và nhìn vào hệ thống tài chính, khi đó thua lỗ đã xuất hiện, cả thị trường xuống dốc. _tỉ lệ cấp vốn vào thị trường so với GDP là quá cao Biện pháp( cái này nếu bị hỏi thì viết vào) : Phản ứng từ Fed _Hạ lãi suất và tăng mua MBS _Lới lỏng tiền tệ và tăng tính thanh khoản _Thực hiện nghiệp vụ thị trường mở Phía chính phủ: _Triển khai gói cứu trợ _9/11/2008 :AIG nhận thêm khoản hỗ trợ TC của chính phủ Mĩ _25/11/2008: công bố gói giải pháp mới lên tới 800 tỉ _Sửa đổi quy định hiện hành _Lới lỏng tiền tệ _Giảm lãi suất _Cơ cấu lại hệ thống ngân hàng Chủ đề 8: bài học cho VN từ cuộc khủng hoảng toàn cầu 2008-2009 _không có ngoại lệ và miễn dịch phá sản cho bất cứ đại gia nào trong cuộc chơi trên sân kinh tế thị trường _vai trò của công tác thông tư cảnh báo giám sát đảm bảo trong hệ thống TC-NH là quan trọng nhất _ tỉnh táo với các tác động lan tỏa dây chuyền _nhà nước có vai trò quan trọng không thể thiếu và ngày càng to lớn trong các cuộc chiến với các chấn động kinh tế hoặc động phát Chủ đề 9: phân tích nguyên nhân dẫn đến nợ công châu âu Nợ chính phủ, còn gọi là Nợ công hoặc Nợ quốc gia, là tổng giá trị các khoản tiền mà chính phủ thuộc mọi cấp từ trung ương đến địa phương đi vay. Khủng hoảng nợ công châu Âu là một cuộc khủng hoảng nợ công với điểm bùng nổ đầu tiên là Hy Lạp vào đầu năm 2010 khi chi phí cho các khoản nợ Chính phủ liên tục tăng lên; Nguyên nhân: _Bắt nguồn từ Hi lạp _Mất cân đối giữa thu chi, kiểm soát và quản lý của NN còn kém minh bạch và hiệu quả _ +NHTW đưa ra csach lãi suất thấp +Do tiếp cận nguồn vốn đầu tư nc ngoài dễ dàng và sử dụng vốn ko hiệu quả +Tham nhũng mang tính hệ thống _Chính sách kinh tế tự do mới _Chiến dịch tấn công và làm suy yếu đồng ERO _Các cơ quan đánh giá rủi ro trái phiếu vào thị trường tài chính _Hoạt động đầu cơ tài chính _Bong bóng tài chính bị thổi phồng Chủ đề 10: bài học rút ra cho việt nam từ cuộc khủng hoảng nợ công châu âu Từ tấm gương Hy Lạp, có thể rút ra nhiều kinh nghiệm cho VN, nhất là khi chúng ta đang đối mặt với những vấn đề gần như tương tự: _Dấu hiệu nổi cộm là phải luôn cảnh giác với các dấu hiệu xấu với nền kinh tế để có giải pháp đủ mạnh khắc phục + Cần đào tạo đội ngũ quản lý và lao động chăm chỉ, cần cù và năng suất hơn _ cần phải triệt để không để thâm hụt ngân sách lớn và nợ công tăng quá cao, quá nhanh. _ Khủng hoảng nợ công của Hy Lạp cũng là một bài học cho VN khi nhìn lại vấn đề nợ công và mô hình tăng trưởng của nền kinh tế. Chi tiêu công mở rộng gây sức ép lên thâm hụt ngân sách của VN. _ Dù hiện tại tỷ lệ nợ công/GDP vẫn ở mức an toàn (dưới 50%), nhưng tỷ lệ này đang ngày càng tăng nhanh và sẽ nhanh chóng tiệm cận mức giới hạn an toàn 50%. _ cần phải gấp rút tổng kết và có lời giải chung, để tránh sự khủng hoảng kinh tế trầm trọng hơn những lần trước.  Vay nợ để đầu tư cho tăng trưởng kinh tế là điều bình thường. Tuy vậy, nợ bao nhiêu là an toàn lại là một bài toán khó giải. Nợ hơn 100% GDP đã đủ làm sập nền kinh tế Hy Lạp nhưng nợ 200% GDP như Nhật Bản lại vẫn chưa bị coi là nguy hiểm. _ cần quản trị tốt, sử dụng đồng tiền vay hiệu quả”. _  tăng cường minh bạch trong công tác quản lý _ phải tìm ra mô hình sáng tạo, phù hợp, không nên bám vào những thói quen quản lý lạc hậu không phù hợp với sự tiến bộ xã hội. _ chú ý giám sát hệ thống tài chính tiền tệ, nghiêm trong chính sách tài khoá- tức là ngân sách _  một bài học lớn phải được rút ra trong suốt quá trình quản lý, ngăn chặn bùng nổ nợ công, cho đến giải quyết hậu quả trong trường hợp vỡ nợ... là bài học “Tự lực cánh sinh”  khi ấy sẽ biết quý và thận trọng từng đồng tiền trong chi tiêu. Chủ đề 12: NHNNVN liên tục hạ lãi suất trần .động thái trên ảnh hưởng ntn đến cung cầu? Nguyên nhân hạ trần lãi suất _Lạm phát có xu hướng giảm _Toàn nền kinh tế đang gặp khó khăn _hạ trần lãi suất sẽ san sẻ khó khăn _một số ngân hàng áp trần lãi suất _hạ trần lãi suất để chống sốc Tác động đến cầu ngoại tệ: +bối cảnh kinh tế: _chỉ số giá tiêu dùng t2/2012 tăng 1.37% so với tháng trước _GDP ước đạt 4%-thấp hơn so với cùng kì năm trước(2011 GDP tăng 5,89% so với 2010) +nguyên nhân _lạm phát giảm _hỗ trợ DN ,hàng tồn kho lớn _tính thanh khoản vốn khả dụng dư thừa(mua tp huy động 6900 tỉ với lãi suất 10.7%) +quy định về hạ trần lãi suất: (cái này của cả chủ đề 14) _từ 31/12/2011-6/3/2012: lãi suất huy động VND ít biến động, các TCTD huy động với mức lãi suất phổ biến sát 6% /năm đối với tiền gửi k kì hạn và có kì hạn dưới 1 tháng ,14% với ki hạn trên 1 tháng _từ 6/3/2012-13/3/2012: thống đốc công bố điều chỉnh giảm 1%/năm lãi suất tiền gửi của tổ chức cá nhân .một số NHTM điều chỉnh giảm lãi suất huy động xuống thấp hơn 14% ,phổ biến ở mức 13-13,85% đối với kì hạn dưới 1 năm và 12-13% với kì hạn trên 1 năm _từ 13/3/2012-10/4/2012: ban hành thông tư số 05 điều chỉnh giảm 1%/năm dưới mức lãi suất tiền gửi tối đa bằng VND của tổ chức cá nhân tại TCTD. Các TCTD đã điều chỉnh giảm lãi suất tiền gửi có kì hạn tương ứng với mức giảm chung là 1%/năm , riêng lãi suất tiền gửi ít biến động so với ngày 3/9/2012.lãi suất tiền gửi phổ biến ở 3-4%/năm với tiền gửi ko kì hạn ,4-5%/năm với tiền gửi có kì hạn dưới 1 tháng và 11,5-13%/năm với kì hạn trên 1 tháng _từ 10/4/2012-11/5/2012: ban hành thông tư số 08: điều chỉnh giảm 1%/năm mức lãi suất tiền gửi tối đa bằng VND của tổ chức cá nhân tại TCTD.lãi suất tiền gửi phổ biến là 2,5-3%/năm đối với tiền gửi ko kì hạn ,3.5-4% với tiền gửi có kì hạn dưới 1 tháng.trên 1 tháng là 11.5-12% Tác động đến cầu ngoại tệ Thực tế nhận định trên thị trường: _cơ hội sinh lời của kênh đầu tư vàng khó khăn _thị trường bất động sản chưa có dấu hiệu phục hồi thậm chí vẫn còn khả năng xuống tiếp _TTCK mong manh do có sức khỏe của DN chưa phục hồi _lãi suất huy động VND cao hơn lãi suất huy động ngoại tệ _tình hình nhập khẩu giảm do nền kinh tế còn khó khăn,DN chưa phục hồi đc sản xuất nên nhu cầu ngoại tệ k lớn Cầu ngoại tệ có thể ko biến động nhiều _trong thời điểm tết nguyên đán là khi các DN nhập khẩu hàng hóa nhiều và đến hạn trả nợ vay ngoại tệ của các DN cũng như khoản vay nợ nc ngoài _nếu lãi suất huy động VND giảm mạnh thêm dễ có sự chuyển dịch mạnh của dòng tiền tiết kiệm sang USD =>cầu ngoại tệ tăng Cung ngoại tệ là lượng ngoại tệ mà thị trường muốn bán ra để thu về nội tệ Có nhiều nhân tố tác động đến cung ngoại tệ nhưng chủ yếu vẫn là tình hình xuất nhập khẩu, trong đó lãi suất là nhân tố tác động trực tiếp đến tình hình xuất nhập khẩu qua đó tác động gián tiếp đến cung ngoại tệ _t7/2012 Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nc đạt 127,01 tỉ USD tăng 13,8% so với cùng kì năm trc: xuất khẩu đạt 63,55% tỉ USD tăng 20,2% . nhập khẩu đạt 63,46% tăng 8,1% .kết quả này đưa cán cân thương mại VN trong 7thang đầu năm chuyển sang trạng thái thặng dư 88tr USD _diễn biến đồng USD 6 tháng đầu năm có dấu hiệu khả quan.sau khi sụt giảm trong t4 diễn biến chỉ số đã đổi chiều và duy trì xu hướng tăng trong t5 t6/2012 ,,chỉ số USD tăng 1,4% so với đầu năm 2012 Chủ đề 14: tác động của quy định trần lãi suất lên tỉ giá USD/VND Tỉ giá _tỉ giá bình quân liên ngân hàng tiếp tục đc duy trì ở mức 20828 VND/USD _tỉ giá giao dịch của NHTM sau 1 thời gian đc duy trì ở mức kịch trần biên độ đã được các NH điều chỉnh giảm dừng mức 20860(mua vào)- 20920(bán ra) vào thời điểm cuối t6/2012 _tỉ giá trên tị trường chợ đen nhìn chung ko chênh lệch nhiều so với tỉ giá giao dịch của NHTM _Một điểm khác biệt của diễn biến tỉ giá quý I/2012 so với các năm trc là tỉ giá mua vào của sở giao dịch NHNN bắt đầu từ ngày 13/2/2012 đc điều chỉnh cao hơn tỉ giá mua vào của NHTM nhằm tạo đk cho NHNN thực hiện mục tiêu tăng dự trữ ngoại hối.ước dự trữ ngoại hối tăng thêm 30% so với cuối năm 2011. =>diễn biến ổn định của tỉ giá trong những tháng qua đc hỗ trợ từ các yếu tố cấu thành nên cung cầu ngoại tệ trong nền kte đc cải thiện theo chiều hướng tích cực. bên cạnh đó diến biến lạm phát cùng với việc công bố minh bạch mục tiêu điều hành tỉ giá trong năm 2012 không quá 3% đã giúp ổn định tâm lý thị trường kì vọng về sự giảm giá VND đc hạn chế,khắc phục phần nào iện tượng găm giữ đầu cơ ngoại tệ như các năm trc đây. Chủ đề 4: Hãy nêu các biện pháp mà NHNN Việt Nam sử dụng để bình ổn tỷ giá nhằm đạt các mục tiêu đề ra trong Nghị quyết TW 11 (24/2/2011) về bình ổn kinh tế vĩ mô. -Thực hiện các giải pháp trong Nghị quyết 11, NHNN đã ban hành hàng loạt các văn bản quy phạm pháp luật nhằm quản lý chặt chẽ thị trường ngoại tệ, góp phần chuyển hóa quan hệ huy động - cho vay bằng ngoại tệ sang quan hệ mua - bán ngoại tệ, tiến tới khắc phục căn bản tình trạng đô la hóa trong nền kinh tế. Cụthể : Thứ nhất: Tiếp tục hoàn thiện thể chế thông qua việc xây dựng và ban hành các văn bản về quản lý ngoại hối : 1.NHNN đã ban hành Thông tư quy định về cho vay ngoại tệ của tổ chức tín dụng đối với khách hàng là người cư trú nhằm thu hẹp đối tượng được vay ngoại tệ trong nước, đồng thời tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ đối với các TCTD và quy định trần lãi suất huy động vốn tối đa bằng đôla Mỹ của tổ chức kinh tế và cá nhân. 2.NHNN cũng đã ban hành Thông tư quy định về việc mua, bán ngoại tệ của một số Tập đoàn, Tổng công ty Nhà nước, Thông tư quy định vềmức ngoại tệ tiền mặt phải khai báo khi xuất nhập cảnh và Thông tư quy định việc mua, bán ngoại tệ tiền mặt của cá nhân với tổ chức tín dụng được phép. àViệc ban hành các quy định này đã tạo điều kiện để nguồn ngoại tệ tập trung vào hệ thống ngân hàng, tạo điều kiện đáp ứng các nhu cầu ngoại tệ hợp pháp, hợp lý của người dân và doanh nghiệp theo chỉ đạo của Chính phủ. Thứ 2: Kịp thời thực hiện các giải pháp điều hành nhằm bình ổn thịtrường ngoại tệ : Ngay từ đầu năm, trước tình hình thị trường ngoại hối đặc biệt căng thẳng, ngày 10/2/2011, NHNN đã thực hiện điều chỉnh tăng tỷ giá bình quân liên ngân hàng thêm 9,3% và giảm biên độ giao dịch từ 3% xuống 1%. Bên cạnh đó, NHNN cũng điều hành chính sách tiền tệ chặt chẽ, linh hoạt, kiểm soát tăng trưởng và phân bổ tín dụng một cách hợp lý, kiểm soát chặt thanh khoản VND ngắn hạn của hệ thống TCTD, điều chỉnh các mức lãi suất điều hành của NHNN phù hợp với diễn biến thị trường. àViệc điều hành chính sách tiền tệ chặt chẽ, đồng thời đẩy mạnh tín dụng phục vụ xuất khẩu trong cả năm 2011 đã góp phần tích cực khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập siêu và giảm áp lực về cung cầu ngoại tệ trên thị trường. (_Đầu tháng 9/2011, dựa trên những phân tích chi tiết các yếu tố ảnh hưởngđến tỷ giá VND/USD, Thống đốc NHNN đã công bố chủ trương điều hành tỷ giá ổn định và đến cuối năm không vượt quá 1%. Cam kết giữ tỷ giá ổn định đến hết năm thể hiện mục tiêu điều hành rõ ràng của NHNN, góp phần ổn định tâm lý thị trường, kiểm soát tỉ lệ lạm phát dự tính và mất giá dự tính của đồng Việt Nam, hạn chế tình trạng găm giữ ngoại tệ, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệpchủ động hoạch định kế hoạch sản xuất kinh doanh. _Trong những tháng cuối năm, NHNN đã chủ động điều chỉnh tỷ giá bìnhquân liên ngân hàng linh hoạt, theo đúng định hướng đã đề ra là, điều hành tỷ giátương đối ổn định nhưng không cố định, tạo điều kiện bình ổn thị trường ngoạihối, tích cực góp phần hỗ trợ sản xuất và kiềm chế lạm phát.( Nhờ đó, tỷ giángoạitệ những ngày cuối năm 2011 tương đối ổn định và là một điểm sáng trong chínhsách điều hành tỷ giá mấy năm qua.) _NHNN cũng đã triển khai can thiệp thị trường ngoại tệ trong những thờiđiểm có dấu hiệu căng thẳng,dưới các hình thức can thiệp trên thị trường ngoại tệliên ngân hàng thông qua một số NHTM lớn vàyêu cầu các ngân hàng này chủđộng bán trước ngoại tệ trên thị trường, đồng thời bán ngoại tệ hỗ trợ cho một sốnhu cầu thiết yếu của nền kinh tế. Việc can thiệp thị trường ngoại tệ đã được thựchiện kịp thời với liều lượng hợp lý, góp phần bình ổn thị trường ngoại hối và tỷgiá.) Thứ ba, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát thị trường ngoại hối _Nửa năm đầu 2011, NHNN đã thực hiện các biện pháp giám sát, quản lý chặt chẽ thị trường ngoại tệ. _Đặc biệt, để tăng cường hơn nữa hiệu lực quản lý nhà nước về thị trường ngoại hối, hạn chế tình trạng đô la hóa, tiến tới xóa bỏ thịtrường tự do, NHNN đã trình Chính phủ ban hành Nghị định số95/2011/NĐ-CP ngày 20/10/2011 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 202/2004/NĐ-CP ngày 10/12/2004 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng. _NHNN đã phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tổ chức các đợt kiểm tra,phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm với mức phạt nghiêm khắc theoquy định tại Nghị định 95.=> đòi hỏi tổ chức, cá nhân có liên quan cần nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật, góp phần thiết lập lại kỷ cương trên thị trường ngoại tệ, tiến tới xóa bỏ thị trường ngoại tệ tự do. àNhờ thực hiện các giải pháp trên, thịtrường ngoại tệ đã diễn biến tương đối ổn định, thị trường ngoại tệ tự do tiếp tục được kiểm soát chặt chẽ.Các nhu cầu ngoại tệ hợp pháp, hợp lý của doanh nghiệp và người dân được đáp ứng đầy đủ. NHNN đã mua được một lượng ngoại tệ đáng kể để bổ sung cho dự trữ ngoại hối Nhà nước. Tình trạng đô la hóa trong nền kinh tế đã được khắc phục một bước. Chủ đề11 .Đầu năm 2012, Thống đốc NHNN VN tuyên bố biến động tỷ giá USD/VND trong năm vào khoảng 2-3%.Phân tích tác động của tuyên bố này lên thị trường ngoại hối trong nước? Giữ tỷ giá “đứng im” trong 6 tháng đầu năm được coi là thành công của Ngân hàng Nhà nước (NHNN). Thế nhưng, có nên giữ nguyên tình trạng này trong những tháng còn lại của năm đang là vấn đề gây nhiều tranh cãi.  Không biến động quá 3% là có cơ sở Đầu tháng 7 vừa qua, NHNN một lần nữa khẳng định, tỷ giá năm nay biến động không quá 2-3%. Theo đánh giá của Phó thống đốc NHNN Nguyễn Đồng Tiến, 6 tháng đầu năm, việc điều hành các công cụ chính sách tiền tệ, tỷ giá kết hợp với chính sách quản lý ngoại hối đã góp phần ổn định tỷ giá, gia tăng niềm tin vào tiền đồng. Quan hệ huy động - cho vay ngoại tệ giữa doanh nghiệp và ngân hàng đang dần chuyển sang quan hệ mua - bán ngoại tệ. Điều này làm giảm đáng kể những rủi ro, bất ổn trên thị trường ngoại tệ. Nên điều chỉnh từ từ Dù tỷ giá không có nguy cơ biến động nhiều, song nhiều ý kiến vẫn cho rằng, không nên giữ tỷ giá đứng im quá lâu, mà phải điều chỉnh từ từ cho phù hợp với nhu cầu thị trường _NHNN nên cân nhắc sớm điều chỉnh tỷ giá từng bước nhỏ trong dư địa 2-3% như tuyên bố hồi đầu năm, tránh gây sốc trên thị trường do kìm giữ tỷ giá hối đoái danh nghĩa quá lớn, quá lâu so với tỷ giá hối đoái thực”.   _Một số chuyên gia kinh tế cũng cho rằng, việc điều chỉnh tỷ giá VND/USD lúc này là cần thiết, để tránh hiện tượng trục lợi, găm giữ USD và tạo nên những cơn sốt nóng vào cuối năm.   _ lãi suất huy động liên tục giảm thời gian qua đang gây áp lực lên tỷ giá. Vì vậy, cần duy trì lãi suất tiền đồng ở mức hợp lý để vừa đảm bảo tăng trưởng kinh tế, vừa đảm bảo sức hấp dẫn của tiền đồng, giảm áp lực lên tỷ giá _16/6/2012:Tỷ giá USD bắt đầu tăng nóng ở tuần trước, khi giá mua ở khoảng 20.840 đồng tăng liên tiếp lên 20.960 đồng, Chiều bán ra cũng tăng mạnh từ 20. 890 đồng lên 21.036 đồng/USD. Trong tuần này, tỷ giá tiếp tục trồi sụt và vẫn neo ở mức cao. Tính đến cuối tuần này, tỷ giá USD niêm yết tại Ngân hàng Vietcombank ở mức 20.930 đồng – 20.990 đồng/USD (mua vào – bán ra).. _ tỷ giá USD dù tăng mạnh nhưng vẫn nằm trong tầm kiểm soát _Hiện nay, các nguồn cung ngoại tệ trên thị trường khá rất ổn định.( Quý 1/2012, cán cân thanh toán thặng dư 5 tỷ USD). _ phía tâm lý thị trường và tâm lý người dân, số liệu của NHNN cho thấy tiền gửi ngoại tệ của dân cư đã giảm và dịch chuyển sang VND. => nhận định, chính vì những lý do trên, nên việc NHNN điều chỉnh trần lãi suất tiền gửi nội tệ giảm xuống 9%/năm từ ngày 11/6/2012 sẽ không tác động nhiều đến tỷ giá và thị trường ngoại hối ở thời điểm hiện tại cũng như thời gian tới. _*Mới đây, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tuyên bố dự báo tỷ giá tiền đồng/đô la Mỹ chỉ tăng 2-3% trong năm 2012. Mặc dù được giải thích đây là dự báo mang tính chủ quan nhưng với tư cách là nhà lãnh đạo cao nhất của NHNN thì có thể xem đây là thông điệp quan trọng trong việc điều hành tỷ giá của NHNN năm nay. + Cơ sở cho dự báo mang tính thông điệp này là: (1) cán cân thanh toán được thống đốc dự báo sẽ thặng dư khoảng 3 tỉ đô la Mỹ; (2) chính sách tín dụng được kiểm soát theo hướng khuyến khích tín dụng xuất khẩu và hạn chế tín dụng nhập khẩu.  Có thể thấy hai yếu tố nêu trên là yếu tố quan trọng giúp NHNN lần đầu tiên kiểm soát thành công tỷ giá trong nhiều năm qua. Tuy nhiên, việc tiếp tục kìm giữ tỷ giá theo định hướng điều hành của NHNN trong điều kiện lạm phát cao và kéo dài như hiện nay có vẻ chưa hợp lý bởi lẽ cách thức kìm giữ tỷ giá của NHNN trong năm 2011 chỉ có thể thành công trong ngắn hạn nhưng sẽ gây ra những hệ quả không mong muốn đối với nền kinh tế trong cả ngắn hạn lẫn dài hạn. Niềm tin vào tiền đồng nằm ở lạm phát trong nước _Có lẽ mục tiêu cao nhất trong việc kìm giữ tỷ giá của NHNN chủ yếu là nhằm xây dựng niềm tin vào đồng Việt Nam, từ đó bình ổn kinh tế vĩ mô và tạo điều kiện phục hồi nền kinh tế. Tuy nhiên sự ổn định của tỷ giá chỉ là biểu hiện ra bên ngoài khi niềm tin vào tiền đồng được nâng cao. Giá trị (hay niềm tin) của tiền đồng nằm ở mức lạm phát trong nước so với thế giới bên ngoài. Do vậy, chính sách xây dựng niềm tin vào tiền đồng bằng cách bảo vệ tỷ giá trong điều kiện lạm phát cao hiện nay nếu tiếp tục kéo dài sẽ là con dao hai lưỡi. Bởi lẽ, từ giai đoạn 2007 đến nay, tiền đồng đã liên tục lên giá thực mạnh mẽ so với đô la Mỹ. Nếu tiếp tục để tiền đồng lên giá thực như hiện nay thì hàng hóa sản xuất trong nước sẽ mất đi lợi thế cạnh tranh ngay cả trong ngắn hạn, và khi đó nền kinh tế vốn dựa nhiều vào xuất khẩu sẽ gặp rất nhiều khó khăn. _Ở khía cạnh khác, một quy luật tất yếu của thị trường là tỷ giá trong dài hạn phụ thuộc vào mức chênh lệch lạm phát trong nước và nước ngoài. Cho nên, các biện pháp tác động đến cung cầu ngoại tệ để kìm giữ tỷ giá, xây dựng niềm tin vào tiền đồng chỉ là giải pháp ngắn hạn. Với việc NHNN tiếp tục duy trì chính sách hướng trọng tâm vào điều chỉnh nguồn cung cầu ngoại tệ trên thị trường chính thức mà thiếu đi các biện pháp căn cơ trong việc kiểm soát và hạ thấp lạm phát thì sớm hay muộn lạm phát tích tụ sẽ gây áp lực và tất yếu dẫn đến phá giá tiền đồng Chủ đề 3: hãy nêu các biện pháp tiền tệ mà NHNNVN sử dụng để bình ổn tỉ giá trong giai đoạn khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008-2009? _ Trong năm 2008, kinh tế thế giới có nhiều diễn biến phức tạp. Tăng trưởng kinh tế toàn cầu sụt giảm đáng kể do tác động lan truyền của khủng hoảng cho vay bất động sản dưới chuẩn của Mỹ. Các nền kinh tế phát triển đều rơi vào suy thoái. _Diễn biến phức tạp của kinh tế thế giới khiến cho kinh tế Việt Nam gặp nhiều thách thức. Trong những tháng đầu năm 2008, tỷ lệ lạm phát gia tăng nhanh trong khi thị trường bất động sản và thị trường chứng khoán bắt đầu suy yếu. _Những biến động khó lường của kinh tế và thị trường tài chính thế giới cũng như trong nước đã ảnh hưởng tiêu cực tới cân bằng cung cầu ngoại tệ trong nước. Tuy nhiên, với sự chỉ đạo sát sao của Thủ tướng Chính phủ và sự phối hợp chặt chẽ của các Bộ, ngành, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã điều hành tỷ giá linh hoạt, thực hiện được các mục tiêu của chính sách tỷ giá, đảm bảo thanh khoản ngoại tệ của hệ thống ngân hàng, góp phần thúc đẩy xuất khẩu, hạn chế nhập siêu, kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô, +điều hành tỉ giá bình quân liên NH : >điều chỉnh tỉ giá bình quân liên NH từ 1usd=16494 lên 16989(cuối năm 2008) .> điều hành tỉ giá bình quân lien NH từ 1usd=17034 lên 17961(26/11/2009) +thay đổi biên độ giao động của tỉ giá .>tăng biên độ giao động từ 0,75% lên 1%(ngày 10/3/2008), từ 1%lên 2%(26/6/2008), từ 2 lên 3% (ngày 6/11/2008) từ 3 lên 5% (quyết định 622 NHNN ngày 24/3/2009) +các biện pháp hành chính: >áp dụng tỉ lệ kết nối với 7 tổng công ty nhà nước >các tổ chức tín dụng phải báo cáo số dư tiền gửi ngoại tệ và dư nợ cho vay ngoại tệ của các tổng công ty >SBV hỗ trợ bán ngoại tệ cho các tổ chức tín dụng có trạng tháo ngoại tệ từ -5% trở xuống >8NH lớn cam kết đáp ứng đủ kịp thời nhu cầu mua ngoại tệ chính đáng cho cá nhân và DN nhập khẩu phục vụ sản xuất >các DN vay ngoại tệ phục vụ xuất khẩu nhưng sử dụng trong nc thì phải bán số ngoại tệ cho vay đó cho các tổ chức tín dụng đi vay ***** thêm cái này là các biện pháp điều hành tỉ giá 2011-2012 _điều chỉnh tỉ giá bình quân lien NH: + điều chỉnh từ 18932 lên 20693 tương đương với việc VN bị phá giá 8,5% (ngày 11/2/2011) _thay đổi biên độ giao động của tỉ giá: giảm biên độ giao động từ 3% xuống còn 1%( ngafy11/2/2011) _điều chỉnh trạng thái ngoại hối của các TCTD được phép : giới hạn trạng thái ngoại tệ của TCTD đc phép kinh doanh ngoại tệ theo trạng thái ngoại tệ dương và âm ko vượt quá 20% vốn tự có của TCTD( trc đây là 30%) theo thông tư số 07 ngày 20/3/2012 _các biện pháp tiền tệ và hành chính khác +kiểm soát chặt thị trường ngoại hối tự do +các NHTM ko đc huy động và cho vay bằng vàng(1/5/2011),tiến tới xóa bỏ hoạt động kinh doanh vàng miếng trên thị trường tự do >quy định đối tượng được vay bằng ngoiaj tệ ( thông tư 07 ngày 24/3/2011) > áp dụng lãi suất trần huy động USD là 3%/năm (9/4/2011) sau đó giảm xuống 2%( 2/6/2011) >mở rộng đối tượng phải thực hiện kết hối ngoại tệ(thông tư số 13 có hiêu lực ngày 1/7/2011) +quy định về việc mang ngaoij tệ tiền mặt ,VND tiền mặt của cá nhân khi xuất nhập cảnh(5000USD và 15tr VND phải khai bái với hải quan-có hiệu lực từ 1/9/2011) +quy định về việc mua ,bán ngoại tệ tiền mặt cá nhân với các TCTD đc phép mua 100 USD/ngày(thông tư số 20 ngày 29/8/2011) +cam kết không điều chỉnh tỉ giá vượt quá 1% từ ngày 7/9 đến hết năm 2011 +quy định mức xử phạt đối với các giao dịch ngoại hối trái phép (nghị định số 95/2011/NĐ-CP ngày 20/10/2011)theo hướng tăng mức phạt Chủ đề 5: nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng tài chính châu Á 1997-1998 1.k/n:Khủng hoảng tài chính Đông Á là cuộc khủng hoảng tài chính bắt đầu từ tháng 7 năm 1997 ở Thái Lan rồi ảnh hưởng đến các thị trường chứng khoán, trung tâm tiền tệ lớn, và giá cả của những tài sản khác ở vài nước châu Á, nhiều quốc gia trong đó được coi như là "những con Hổ Đông Á". Cuộc khủng hoảng này còn thường được gọi là Khủng hoảng tiền tệ Đông Á. 2.nguyên nhân A,nguyên nhân chủ quan: _Thâm hụt tài khoản vãng lai(THTKVL), nền kinh tế phát triển mất cân đối, nền tảng kinh tế vĩ mô yếu kém. + Trước hết thể hiện sự mất cân đối bên trong đó là mâu thuẩn giữa tốc độ tăng trưởng quá nhanh tạo nên sức ép đối với giá cả do chi phí sản xuất kinh doanh ngày một tăng. Đối với Thái Lan chỉ số giá tiêu dùng tăng nhanh, đạt mức 5,6% năm 1996 so với 3,4% năm 1993. Chính phủ vì thế phải tăng mức lương tối thiểu, trung bình 8,5%/năm, trong khi đố năng suất lao động chỉ tăng trung bình 3% Nguyên nhân dẫn đến thâm hụt > Do kim ngạch xuất khẩu của các nước từ năm 1995 đến nay giảm mạnh. > Do THTKVL và thâm hụt cán cân thanh toán ngày càng nghiêm trọng đã buộc các nước trong khu vực phải vay nóng từ các khoản vay ngắn hạn của nước ngoài để bù đắp cho những khoản chi tiêu trong nước. + Các dòng vốn nước ngoài kéo vào _ Tỷ giá hối đoái dồn nén một cách khiên cưỡng. Nếu vấn đề nêu trên là những nguyên nhân sâu xa dẫn đến khủng hoảng thì các chính sách “neo giá” giữa các đồng tiền khu vực với đồng USD, tạo nên một hệ thống tỷ giá khiên cưỡng là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới việc phá giá hàng loạt các đồng tiền khu vực. Mặc dù khởi phát từ việc thả nổi đồng baht Thái Lan dấn đến hiệu ứng lan tỏa sang các đồng Peso, Ringgit và Rupiah, nhưng trong thực tế trong chừng mực nào đó,các đồng nội tệ này đã bị giảm giá trước xu hướng ngày càng tăng của đồng USD. _  Hệ thống tài chính yếu kém và vấn đề niềm tin bị tổn thương +Bài học đắt giá nhất cho kinh tế mỗi nước là nếu chỉ quan tâm đến tăng trưởng nóng mà không chú ý kiện toàn hệ thống tài chính, hệ ủa tất yếu là ngân sách nhà nước bị thâm hụt, lạm phát tăng, nền kinh tế sớm muộn gì cũng lâm vào khủng hoảng. + Hiện tượng thất thoát vốn do đầu cơ tiền tệ ngày càng trở nên nghiêm trọng. + Do thất thoát và khê đọng vốn ở thị trường bất động sản dấn đến hàng loạt ngân hàng trong khu vực tuyên bố vỡ nợ + Sau lời tuyên bố từ chức của Bộ trưởng Tài chính A. Vinavan vào cuối tháng 6/1997 khi khủng hoảng xảy ra, giới kinh doanh đầu tư mất niềm tin làm thị trường chứng khoán Băngkok giảm xuống ở mức thấp nhất với chỉ số 482,97 điểm, giảm 14,75 điểm so với giữa tháng 6/1997. Các nhà đầu cơ bán hạ giá các cổ phiếu và chuyển tiền ra nước ngoài để mua USD. B Những nguyên nhân khách quan _  Thị trường thương mại toàn cầu giảm sút, những thay đổi bất lợi của kinh tế thế giới + Từ năm 1995 trở lại đây, tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nước công nghiệp phát triển giảm sút dẫn đến lượng cầu cũng suy giảm. _  Hoạt động tấn công đầu cơ và rút vốn đồng loạt + Khi phát hiện những dấu hiệu suy thoái của hệ thống ngân hàng- tài chính khu vực, nhiều nhà đầu cơ nước ngoài đã tăng cường hợt động đầu cơ tiền tệ. Theo nguồn tin nước ngoài thì rất nhiều nhà đầu cơ trong tổng số 2300 quỹ tín dụng tư nhân ở Mỹ, với tài sản trên 100 tỷ USD đã nhảy vào thị trường khu vực này trong 2 tháng 7-8/1997. + Thị trường bất động sản của Thái Lan đã vỡ. Một số thể chế tài chính bị phá sản Chủ đề 6: các bài học rút ra cho VN từ cuộc khủng hoảng tài chính châu á 1997-1998 _Thứ nhất, hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp và hiệu quả kinh tế quốc gia là cơ sở quan trọng nhất đảm bảo cho phát triển bền vững và phải trở thành một mục tiêu và chỉ tiêu của quản lý kinh tế đất nước, quản lí ngành và mỗi doanh nghiệp. Cần đưa ra các chỉ tiêu như tỉ suất lợi nhuận, và tỉ suất giá trị gia tăng trên vốn riêng của doanh nghiệp theo các ngành, theo các thành phần kinh tế và theo địa phương trong cả nước, đồng thời theo dõi chặt chẽ sự biến động của chỉ số ICOR với mỗi địa phương và cả nước. _Thứ hai, để các doanh nghiệp và nền kinh tế phát triển bền vững thì lãi suất vốn vay để đầu tư phải tương đương với hoặc nhỏ hơn khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Vậy, để phát triển bền vững , lãi suất tín dụng chủ yếu phải hình thành từ quan hệ cung cầu vốn trên thị trường chứ không dựa vào ý chí của nhà nước. Nếu lãi suất tín dụng nhỏ hơn khả năng sinh lời của doanh nghiệp và sản phẩm của doanh nghiệp có tính cạnh tranh cao, thì doanh nghiệp có thể sẽ càng phát triển nhanh và hiệu quả kinh doanh cao. _Thứ ba, cần có một tổ chức chuyên trách của chính phủ theo dõi sự biến động của lạm phát, tỉ giá hối đoái, lãi suất tín dụng trong nước và quốc tế, cán cân tài khoảng vãng lai, nợ quốc gia, hiệu quả kiinh doanh của các doanh nghiệp để đề suất chính sách và điều tiết cần thiết, đảm bảo phát triển quốc gia bền vững với tăng trưởng tương đối cao Chủ đề 13:phân tích tác động của động thái mua 9 tỉ USD của NHNNVN trong năm 2007 dẫn đến lạm phát A,Bối cảnh KT trong nước: Ảnh hưởng của khủng hoảng Mỹ Gia nhập WTO TTCK phát triển mạnh, đầu tư tăng=> lượng ngoại tệ lớn, tình trạng đô la hóa diễn ra Lượng kiều hối lớn (trên 5 tỷ) Hoạt động của hệ thống NH bất ổn, cạnh tranh khốc liệt, lãi suất giảm, áp lực lên tình hình lạm phát B,Lý giải về động thái của NHNN Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được Thống đốc Nguyễn Văn Giàu đưa ra trước Quốc hội, từ đầu năm 2007, luồng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam gia tăng đột biến, Ngân hàng Nhà nước đã mua hơn 9 tỷ USD tăng dự trữ ngoại hối nhà nước (chủ yếu mua trong 6 tháng đầu năm 2007 với số tiền là 8,1 tỷ USD). Theo trình bày của Thống đốc Nguyễn Văn Giàu, đây là biện pháp cần thiết nhằm + giảm áp lực dư cung ngoại tệ, + hạn chế tình trạng USD hoá cho nền kinh tế, + tăng dự trữ ngoại hối nhà nước theo chủ trương của Chính phủ. + hỗ trợ xuất khẩu (do tác động tới tỷ giá, giảm nhẹ giá trị VND) C,Tác động Động thái của NHNN nhìn chung đã làm cho lạm phát gia tăng +  Năm 2007 chỉ số giá cả (CPI) tăng lên đến mức kỷ lục 12,63% (so với tháng 12/2006). +  Tiến sĩ Nguyễn Khánh Long – Viện trưởng Viện Nghiên cứu Khoa học Thị trường Giá cả cho rằng, yếu tố cơ bản gây nên lạm phát là “tiền nhiều”: “Hàng trăm ngàn tỷ đồng tung ra trong thời gian ngắn để hút USD đã gây tác động lớn đến tăng giá hàng hoá, dịch vụ. Trước đây, chỉ vài chục ngàn tỷ đồng tung ra đã đủ làm khuynh đảo thị trường, năm nay tung ra đến hàng trăm ngàn tỷ đồng là rất lớn đối với thị trường trong nước và tác động đến tăng lạm phát” + Việc tăng cung VND và nới nhẹ tỷ giá => thúc đẩy xuất khẩu => một lượng lớn HH-DV được xuất sang nc ngoài => khan hiếm hàng nội địa => gia tăng lạm phát D,Kết luận _Động thái của NHNN nếu trên không phải là nguyên nhân lớn nhất dẫn tới tình trạng lạm phát cao 2007 (12,63% trong khi chỉ tiêu là 8.5). Nguyên nhân chính là do cung tiền đối với nền KT tăng đột biến, khi vốn đầu tư nc ngoài lên tới hơn 15 tỷ, lượng kiều hối hơn 5 tỷ (USD). Tuy nhiên không thể phủ nhận rằng động thái này đã tác động làm gia tăng mức độ nghiêm trọng của tình hình lạm phát. _Việc cân bằng giữa 2 mục tiêu tăng trưởng và ổn định giá cả là một việc làm hết sức khó khăn. Do đó đòi hỏi NHNN có những CSTT phù hợp hơn. Đây cũng là bai học kinh nghiệm cho NHNN và CP trong việc lựa chọn và thực hiện các biện pháp KTVM Chủ đề 15: bình luận ảnh hưởng của thế vận hội olympic Luân đôn 2012(ngày hội thể thao lớn nhất toàn cầu) tới giá trị của đồng GBP so với các đồng tiền chủ chốt khác trên thế giới? Thế vận hội được diễn ra từ ngày 27/7 -12/8. Đây cũng là Olympic tốn kém chưa từng thấy : tổng chi phí khoảng 14,8 tỷ USD, cao hơn Olympic Barcelona 1992 (11,4 tỷ USD), Olympic Montreal 1976 (6 tỷ USD). Olympic Bắc Kinh 2008 có quy mô cực lớn nhưng chưa công bố chi phí. Quá trình diễn ra thế vận hội ta có thể chia ra làm 3 giai đoạn chính như sau: Giai đoạn 1: Trong giai đoạn chuẩn bị cho thế vận hội. Nước Anh cần đầu tư cơ sở hạ tầng, xây dựng thêm đường xá, khu thi đấu, ăn uống, khách sạn để phục vụ cho du khách và các đoàn VĐV. Như vậy làm tăng nhu cầu đầu tư xây dựng, nhập khẩu nguyên vật liệu, chi trả lương cho các kỹ sư nước ngoài( nhưng người này có nhu cầu chuyển đổi tiền gửi về nước) khi nhập khẩu tăng là tăng nhu cầu ngoại tệ từ đó góp phần làm giảm giá đồng BGP, càng về những ngày thế vận hội diễn ra nhu cầu nguyên vật liệu để hoàn thành công trình càng lớn và dẫn tới biến động mạnh về giá tị đồng GBP. _ Tỷ giá GBP/USD đã giảm liên tục về cuối năm 2011 đặc biệt tháng 12 xuống 1.5588, đầu năm 2012 tỷ giá có nhích lên nhưng tới tháng 6 trước thềm Olympic thì tỷ giá lại giảm xuống 1.5553, _ tỷ giá GBP/EUR trong tháng 6/2012 cũng giảm ở mức 1.23986. _Tỷ giá GBP/CNY cũng biến động rất nhiều, trong năm 2011 tỷ giá này biến động mạnh nhất là giữa tháng 4 là 10.6907 và tháng 12 là 9.8893, cho tới tháng 6 năm 2012 thì tỷ giá này ở mức 9.8994. Giai đoạn 2: khi thế vận hội diễn ra. Các du khách khắp thế giới tới nước anh để thăm quan và cổ vũ cho các đội tuyển sẽ làm tăng nhu cầu đồng GBP để mua sắm, ăn uống từ đó góp phần lằm tăng đồng GBP _Kết quả cuộc khảo sát cũng cho thấy, việc chi tiêu cho các hoạt động thể thao cũng tăng từ 43 triệu bảng trong năm 2011 lên đến 62 triệu bảng trong năm 2012, tăng 46,5%. _ Cũng theo kết quả của cuộc khảo sát, du khách Mỹ đã chi 58 triệu bảng tiền mặt trong tuần đầu tiên của Thế vận hội. Tiếp theo là khách du lịch Nhật Bản chi 30 triệu bảng, Úc là 22,5 triệu bảng =>. Từ đó góp phần lằm tăng đồng GBP, so với đồng USD thì tháng 7 và tháng 8 đã tăng lên 1.55999 và 1.57181 so với tháng 6, tỷ giá GBP/JPY tháng 8 tăng lên 123.7188  so vớ tháng 6, đặc biệt là tỷ giá GBP/EUR tăng lên khá nhiều tới mức 1.26926 trong tháng 7 và 1.26767 trong tháng 8 và so với tháng 6 chỉ là 1.23986 . Giai đoạn 3: khi thế vận hội kết thúc, trong thời gian ngắn sau thế vân hội đồng GBP có thể vẫn giữ đc giá trị sau hiệu ứng thế vận hội và sau đó bước vào giai đoạn giảm nhẹ do nhu cầu đồng GBP ít đi. Từ sau giai đoạn này đồng GBP trở nên ổn định hơn và ít biến động hơn so với thời kỳ trước và trong khi diễn ra olympic! _ Tỷ giá GBP/EUR đã giảm nhẹ liên tục trong tháng 9 là 1.2516 và trong tháng 10 là 1.2387, tỷ giá GBP/USD sau khi tăng tới mức 1.6106 cũng gần như duy trì hoặc biến động rất ít cho tới cuối năm _Trong quý 3/2012( thời gian diễn ra Olympic) nền kinh tế Anh đã thoát khỏi suy thoái dưới sự ‘giúp đỡ’ của Thế vân hội Olympic 2012 với mức tăng trưởng 1%, sau 3 quý sụt giảm liên tiếp và tỷ lệ thất nghiệp, lạm phát cũng đã giảm.Việc phải chi ra tới 14,52 tỷ bảng cho Thế vận hội giữa thời khủng hoảng khiến các nhà kinh tế nhớ lại bài học đắt giá về sự phá sản của kinh tế Hy Lạp sau khi tổ chức Olympic Athens 2004. Các cảnh báo về gánh nặng Olympic liên tiếp được các tổ chức đánh giá uy tín đưa ra.Moody cho rằng kinh tế Anh có thể sôi động nhất thời trong thời gian diễn ra Olympic nhưng sẽ không có hiệu quả lâu dài.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxon_tap_tcqt_1417.docx
Tài liệu liên quan