Công ty cổ phần Kim Hoa có tài liệu như sau:
1. Trong năm kế hoạch, phòng Kĩ thuật dự kiến cần sử dụng 10.000 tấm thép theo tiêu chuẩn kĩ thuật dùng vào việc sản xuất sản phẩm.
2. Công ty cũng đã chọn Công ty Huy Hoàng là người cung cấp. Giá mua thoả thuận là 600.000 đồng/tấm
3. Chi phí cho mỗi lần thực hiện hợp đồng là 1.500.000 đồng.
4. Theo tính toán và kinh nghiệm thực tế của Công ty cho thấy chi phí lưu kho cho một tấm thép bằng 20% giá mua.
Yêu cầu:
1. Xác định số lượng thép tối ưu mỗi lần đặt mua? Hãy tính tổng chi phí tồn kho dự trữ thép trong năm?
2. Hãy xác định tổng chi phí tồn kho dự trữ thép trong năm của Công ty trong các trường hợp sau:
a, Mỗi lần đặt mua 400 tấm thép?
b, Mỗi lần đặt mua 1.000 tấm thép?
3. Công ty Huy Hoàng vừa đưa ra lời chào hàng mới với Công ty Kim Hoa, với mỗi lần đặt mua ít nhất là 2.500 tấm thép thì sẽ giảm giá bán xuống mức 595.000 đồng/tấm. Vậy Công ty Kim Hoa có nên chấp nhận lời chào hàng mới hay không? Công ty chỉ nên chấp nhận với mức giá tối đa là bao nhiêu?
26 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2180 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hệ thống câu hỏi tài chính doamh nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I
HỆ THỐNG CÂU HỎI
Chương 1
1. Khái niệm TCDN và các quan hệ tài chính doanh nghiệp?
2. Vai trò của giám đốc tài chính đối với hoạt động kinh doanh?
3. Các quyết định chủ yếu của quản trị tài chính doanh nghiệp?
4. Các nhân tố ảnh hưởng tới quản trị tài chính doanh nghiệp?
Chương 2
1. Chi phí và phân loại chi phí SXKD của doanh nghiệp?
2. Khái niệm, phân loại giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp?
3. Vai trò của giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp?
4. Phân tích ý nghĩa của việc hạ giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất?
5. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng và biện pháp tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp?
6. Doanh thu của doanh nghiệp? Các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp?
8. Lợi nhuận và tỉ suất lợi nhuận của doanh nghiệp (khái niệm, ý nghĩa và cách xác định)?
9. Phân tích phương hướng tăng lợi nhuận của doanh nghiệp?
10. Phương pháp xác định các loại thuế chủ yếu của doanh nghiệp?
11. Yêu cầu và nội dung cơ bản của phân phối lợi nhuận trong doanh nghiệp? Các loại quỹ chuyên dùng của doanh nghiệp?
Chương 3
1. Tài sản cố định và phân loại TSCĐ của doanh nghiệp? Đặc điểm luân chuyển của TSCĐ?
2. Các phương pháp trích khấu hao TSCĐ? Phân tích ưu, nhược điểm của từng phương pháp?
3. Trình bày ý nghĩa và phương pháp lập kế hoạch khấu hao TSCĐ trong DN?
4. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu suất sử dụng TSCĐ của doanh nghiệp?
Chương 4
1. Tài sản lưu động và phân loại TSLĐ của doanh nghiệp?
2. Phương pháp xác định nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp?
3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu suất sử dụng TSLĐ của DN?
4. Nội dung và các biện pháp quản lý tiền mặt?
5. Nội dung và các quản lý các khoản phải thu?
6. Nội dung và các biện pháp quản lý hàng tồn kho?
PHẦN II
HỆ THỐNG BÀI TẬP
Chương 2
CHI PHÍ, DOANH THU VÀ LỢI NHUẬN CỦA DOANH NGHIỆP
Bài số 1: (Đơn vị : nghìn đồng)
Một doanh nghiệp có tài liệu về sản xuất và tiêu thụ sản phẩm “X” như sau:
I. Năm báo cáo
Sản lượng hàng hoá sản xuất cả năm: 150.000 cái
Số lượng sản phẩm kết dư cuối năm báo cáo: 5.450 cái
Giá thành sản xuất đơn vị sản phẩm: 2
II. Năm kế hoạch: Dự tính như sau:
1. Sản lượng hàng hoá sản xuất cả năm tăng 15% so với năm báo cáo
Giá thành sản xuất đơn vị sản phẩm hạ 5% so với năm báo cáo.
Chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí tiêu thụ đều tính bằng 5% giá thành sản xuất sản phẩm hàng hoá tiêu thụ trong năm
Số lượng sản phẩm kết dư cuối năm tính bằng 6% sản lượng sản xuất cả năm.
III. Yêu cầu:
Tính giá thành toàn bộ sản phẩm “X” tiêu thụ năm kế hoạch?
Bài số 2
Doanh nghiệp X có tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm A như sau: (Đơn vị: nghìn đồng)
I. Tài liệu năm báo cáo:
1. Số sản phẩm kết dư đầu năm : 215 sản phẩm
2. Số lượng sản xuất và tiêu thụ thực tế 9 tháng đầu năm và dự kiến quý IV
Chỉ tiêu
9 tháng đầu năm
DK quý IV
1. Số lượng sản xuất (SP)
4.100
1.700
2. Số lượng tiêu thụ (SP)
3.700
1.800
3. Giá thành sản xuất đơn vị sản phẩm: 200 (không thay đổi so với năm trước)
II. Tài liệu năm kế hoạch: Dự kiến như sau:
1. Sản lượng sản xuất cả năm tăng 10% so với năm báo cáo.
Giá thành sản xuất đơn vị sản phẩm hạ 10% so với năm báo cáo.
Chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí tiêu thụ sản phẩm (năm kế hoạch như năm báo cáo) đều tính theo 5% giá thành sản xuất sản phẩm tiêu thụ.
Trong năm tiêu thụ hết số sản phẩm kết dư đầu năm và 90% số sản xuất trong năm.
III. Yêu cầu:
Tính giá thành toàn bộ sản phẩm A tiêu thụ năm báo cáo và năm kế hoạch của doanh nghiệp X?
Bài số 3: (Đơn vị: nghìn đồng)
Căn cứ vào tài liệu sau của doanh nghiệp X, hãy xác định:
1. Giá thành toàn bộ sản phẩm A và sản phẩm B tiêu thụ năm kế hoạch?
2. Mức hạ và tỷ lệ hạ giá thành sản xuất sản phẩm tiêu thụ năm kế hoạch?
I. Tài liệu năm báo cáo
Giá thành sản xuất đơn vị sản phẩm:
- Sản phẩm A: 1.450
- Sản phẩm B: 1.500
2. Số lượng sản phẩm kết dư dự tính cuối năm:
- Sản phẩm A: 105 cái
- Sản phẩm B: 120 cái
II. Tài liệu năm kế hoạch
1. Số lượng sản phẩm sản xuất cả năm dự kiến như sau:
- Sản phẩm A: 3.100 cái
- Sản phẩm B: 1.750 cái
2. Định mức hao phí vật tư và lao động cho 1 đơn vị sản phẩm năm KH như sau:
Khoản chi phí
Đơn giá
Định mức tiêu hao cho 1 đơn vị SP
SP A
SP B
1. Nguyên vật liệu chính
Trong đó: Trọng lượng tinh
2. Vật liệu phụ
3. Giờ công chế tạo sản phẩm
4.BHXH, BHYT,KPCĐ,BHTN (22%)
40
10
12,5
15 kg
11 kg
4kg
50 giờ
20 kg
16 kg
6 kg
giờ
3. Dự toán chi phí sản xuất chung năm kế hoạch như sau:
Khoản chi phí
Chi phí SX chung
1. Tiền lương cán bộ, nhân viên quản lý
2. BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN (22%)
3. Nhiên liệu, động lực
4. Vật liệu phụ, công cụ dụng cụ
5. Khấu hao TSCĐ
6. Các chi phí khác bằng tiền
Cộng:
90.000
10.800
50.000
71.500
95.400
4. Chi phí sản xuất chung được phân bổ hết cho sản phẩm hoàn thành trong năm kế hoạch theo tiền lương công nhân sản xuất sản phẩm.
5. Chi phí tiêu thụ sản phẩm dự tính bằng 5% và chi phí quản lý doanh nghiệp bằng 3% giá thành sản xuất của mỗi loại sản phẩm tiêu thụ trong năm
6. Phế liệu thu hồi từ nguyên liệu chính là 50%, giá 1 kg phế liệu là: 10
7. Số lượng sản phẩm kết dư dự tính cuối năm mỗi loại là 100 cái.
Bài số 4
Một DN có tình hình sản xuất và tiêu thụ năm KH như sau: (Đơn vị: nghìn đồng)
I. Năm báo cáo
1. Năm báo cáo chỉ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm A.
- Đến 30/9 số hàng tồn kho là 1.130 SP.
- Trong quý 4 : Số lượng sản phẩm sản xuất là 10.580 SP; Số lượng sản phẩm tiêu thụ là 9.810 SP
2. Tình hình vay vốn ngày 31/12:
- Vay ngắn hạn: 500.000
- Vay dài hạn : 1.000.000 (dùng cho sản xuất kinh doanh)
II. Năm kế hoạch
Tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm:
* Sản phẩm A
- Số lượng sản phẩm sản xuất cả năm: 48.500
- Giá thành sản xuất đơn vị sản phẩm: 31,5 (tăng 5% so với năm N)
- Số lượng sản phẩm dự kiến kết dư cuối năm: 1.500
- Giá bán đơn vị sản phẩm (chưa có thuế GTGT): 45
- Chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí tiêu thụ sản phẩm đều tính bằng 5% giá thành sản xuất sản phẩm tiêu thụ trong năm.
* Các sản phẩm khác
- Tổng doanh thu thuần cả năm: 540.670
- Tổng giá thành toàn bộ của sản phẩm tiêu thụ trong năm: 320.250
2. Tình hình khác:
- Nhượng bán một TSCĐ nguyên giá 340.000, đã khấu hao 175.000. Giá nhượng bán chưa thuế GTGT là 180.000. Chi phí tân trang lại tài sản trước khi nhượng bán chưa thuế GTGT là 10.000.
- Lãi vay ngắn hạn: 1,5%/tháng (50% vốn trả vào cuối tháng 1 và 50% trả vào cuối tháng 3)
- Lãi vay dài hạn: 20%/năm.
- Lãi tiền gửi không kỳ hạn dự tính trong năm là 82.000.
III. Yêu cầu: Hãy tính các chỉ tiêu năm kế hoạch:
Tổng doanh thu thuần ?
Tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh?
Tổng thuế phải nộp?
Biết rằng
- Thuế GTGT được khấu trừ cả năm kế hoạch dự kiến: 110.250
- Toàn bộ SP tiêu thụ và các hoạt động nhượng bán, thanh lý TSCĐ đều chịu thuế GTGT (theo phương pháp khấu trừ) với thuế suất là 10%. Thuế suất thuế TNDN 25%.
Bài số 5
Một doanh nghiệp có các tài liệu sau: (Đơn vị: nghìn đồng)
I. Tài liệu năm báo cáo:
Sản lượng sản phẩm A kết dư ngày 31/12 dự kiến là: 6.310 sản phẩm.
Giá thành sản xuất đơn vị sản phẩm A : 50
Tình hình vay vốn ngày 31/12:
Vay dài hạn : 800.000 (dùng cho sản xuất kinh doanh)
II. Tài liệu năm kế hoạch:
1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm:
- Số lượng sản phẩm sản xuất cả năm
+ Sản phẩm A: 47.500 sản phẩm
+ Sản phẩm B: 6.800 sản phẩm
- Số lượng sản phẩm kết dư cuối năm
+ Sản phẩm A: 3.500 sản phẩm
+ Sản phẩm B: 300 sản phẩm
- Giá thành sản xuất đơn vị sản phẩm
+ Sản phẩm A: hạ 10% so với năm báo cáo
+ Sản phẩm B: 30
- Chi phí tiêu thụ sản phẩm và chi phí quản lý doanh nghiệp đều tính bằng 5% giá thành sản xuất sản phẩm tiêu thụ trong năm (đối với cả 2 loại sản phẩm A và B)
- Giá bán đơn vị sản phẩm (chưa có thuế GTGT)
+ Sản phẩm A: 72
+ Sản phẩm B: 42
Tình hình khác
- Đầu quý 4 dự định vay ngắn hạn 300.000. Lãi vay ngắn hạn: 1%/tháng (vốn trả vào cuối tháng 12).
- Lãi tiền gửi không kỳ hạn dự tính trong năm là 73.000.
- Lãi vay dài hạn: 20%/năm.
- Lợi nhuận hoạt động khác dự tính 50.000.
III. Yêu cầu: Hãy xác định:
a, Lợi nhuần thuần từ hoạt động kinh doanh năm kế hoạch?
b, Tổng số thuế doanh nghiệp phải nộp năm kế hoạch?
c, Tỷ suất lợi nhuận (sau thuế) tổng tài sản năm kế hoạch?
Biết rằng:
- Doanh nghiệp phải nộp thuế thu nhập với thuế suất là: 25%
- Sản phẩm A thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, với thuế suất là 20%. Tất cả các sản phẩm chịu thuế GTGT (phương pháp khấu trừ) thuế suất là: 10%.
- Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ cả năm kế hoạch là: 320.000
- Tổng tài sản bình quân năm KH: 2.000.000
- Sản phẩm B là sản phẩm mới được đưa vào sản xuất trong năm kế hoạch.
Bài số 6
Doanh nghiệp Y có tài liệu sau: (Đơn vị: nghìn đồng)
I. Năm báo cáo
Tình hình ngày 31/12
- Số lượng sản phẩm A kết dư ngày 31/12 là 450 sp
- Vay dài hạn : 800.000 (dùng cho sản xuất kinh doanh)
II. Năm kế hoạch
Dự kiến tình hình sản xuất và tiêu thụ các loại sản phẩm như sau:
Sản phẩm A
- Số lượng sản phẩm sản xuất cả năm tăng 20% so với năm báo cáo.
- Số lượng sản phẩm kết dư cuối năm bằng 15% số lượng sản xuất cả năm.
- Giá bán đơn vị sản phẩm (chưa có thuế GTGT): 110
- Giá thành sản xuất đơn vị sản phẩm: 78 (tăng 4% so với năm báo cáo).
Các loại sản phẩm khác
- Tổng doanh thu thuần : 710.000
- Tổng giá thành toàn bộ: 579.600
2. Tình hình khác dự tính như sau:
- Thanh lý một TSCĐ nguyên giá 520.000, đã khấu hao 500.000. Giá thanh lý chưa thuế GTGT là 30.000. Chi phí thanh lý chưa thuế GTGT là 4.000.
- Đầu quý 3 vay ngắn hạn: 460.000. Lãi vay ngắn hạn: 1,5%/tháng (50% vốn gốc trả vào cuối tháng 7, còn lại trả vào cuối tháng 9)
- Lãi vay dài hạn: 20%/năm.
- Lãi tiền gửi không kỳ hạn dự tính cả năm là 74.000
III, Yêu cầu: Hãy xác định:
Tỉ suất lợi nhuận gộp trên doanh thu thuần năm kế hoạch?
Tổng thuế phải nộp năm kế hoạch?
Biết rằng:
- Năm báo cáo chỉ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm A. Sản lượng sản phẩm A sản xuất năm báo cáo là: 10.000 sp
- Chi phí QLDN tính bằng 2%, chi phí bán hàng tính bằng 3% giá thành sản xuất sản phẩm tiêu thụ cả năm.
- Toàn bộ SP tiêu thụ và các hoạt động nhượng bán, thanh lý TSCĐ đều chịu thuế GTGT (theo phương pháp khấu trừ). Thuế suất thuế GTGT áp dụng đối với sản phẩm A và các hoạt động nhượng bán, thanh lý TSCĐ là 10% và các loại sản phẩm khác là 5%. Tổng thuế GTGT đầu vào được khấu trừ năm KH dự kiến là 105.600. Thuế suất thuế TNDN là 25%.
Bài số 7:
Doanh nghiệp X có tài liệu sau: (Đơn vị: nghìn đồng)
I. Tài liệu năm báo cáo
1. Số sản phẩm H chưa tiêu thụ đến cuối năm: 280 sản phẩm. Giá thành sản xuất đơn vị sản phẩm H là 76.
2. Tình hình ngày 31/12: Vay ngắn hạn: 460.000
II. Tài liệu năm kế hoạch: Trong năm dự kiến như sau:
Tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm H:
- Sản lượng sản xuất cả năm: 12.500 sản phẩm
- Trong năm sẽ tiêu thụ hết số sản phẩm kết dư đầu năm và 95% số sản phẩm sản xuất trong năm.
- Giá thành sản xuất đơn vị sản phẩm hạ 5% so với năm báo cáo.
- Giá bán đơn vị sản phẩm (chưa có thuế GTGT) là: 119
2. Tổng doanh thu thuần các loại sản phẩm khác cả năm: 350.000;
Giá thành toàn bộ là: 319.000.
3. Tình hình khác:
- Nhượng bán một TSCĐ nguyên giá 535.000, đã khấu hao 265.000. Giá nhượng bán chưa thuế GTGT là 290.000. Chi phí nhượng bán chưa thuế GTGT là 8.000.
- Lãi vay ngắn hạn: 1%/tháng (50% vốn trả vào cuối tháng 1 và 50% trả vào cuối tháng 3)
III. Yêu cầu: Hãy xác định:
Tỷ suất lợi nhuận gộp trên doanh thu thuần năm kế hoạch?
Tỷ suất lợi nhuận trước thuế và lãi vay trên doanh thu thuần năm kế hoạch?
Tổng số thuế phải nộp năm kế hoạch?
Biết rằng:
- Sản phẩm H thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế suất là 40%.
- Chi phí tiêu thụ và chi phí quản lý doanh nghiệp đều tính bằng 5% giá thành sản xuất sản phẩm tiêu thụ trong năm.
- Toàn bộ SP tiêu thụ và các hoạt động nhượng bán, thanh lý TSCĐ đều chịu thuế GTGT (theo phương pháp khấu trừ) với thuế suất là 10%.Tổng thuế GTGT đầu vào được khấu trừ năm KH dự kiến là 150.000. Thuế suất thuế TNDN là 25%.
Bài số 8 (Đơn vị: Triệu đồng)
Công ty Bình Minh có tình hình như sau:
I. Năm N
Ngày 31/12:
- Vay ngắn hạn: 200
- Vay dài hạn : 200 (dùng cho sản xuất kinh doanh)
- Dự trữ vật tư : 200
II. Năm N+1
Dự kiến quý I như sau:
- Doanh thu tiêu thụ sản phẩm: 720
- Trị giá vật tư nhập vào trong quý (chưa có thuế GTGT) bằng 50% doanh thu tiêu thụ sản phẩm.
- Chi phí trực tiếp khác: 35
- Chi phí gián tiếp : 22
- Dự trữ vật tư cuối quý: 100
- Số thuế GTGT được khấu trừ: 45
- Lãi vay ngắn hạn: 1,5%/tháng (50% vốn trả vào cuối tháng 1 và 50% vào cuối tháng 3)
- Lãi vay dài hạn: 20%/năm.
III, Yêu cầu:
Tính tổng số thuế Công ty phải nộp quý I năm N+1?
Biết rằng:
+ Tất cả các sản phẩm tiêu thụ đều chịu thuế tiêu thụ đặc biệt với thuế suất là 20%, chịu thuế GTGT (theo phương pháp khấu trừ), thuế suất 10%.
+ Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 25%
Bài số 9 (Đơn vị: Triệu đồng)
Tình hình sản xuất kinh doanh quý I năm N của Công ty X như sau:
Ngày 1/1
- Dự trữ vật tư: 200
- Vay dài hạn dùng cho SXKD: 200
- Vay ngắn hạn: 200
Tình hình kinh doanh trong quý
- Doanh thu bán hàng: 900
- Tổng giá thanh toán vật tư nhập vào trong quý: 715
- Chi phí trực tiếp khác: 38
- Chi phí gián tiếp: 15
- Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ là 72
Dự trữ vật tư cuối quý: 100
Doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, với thuế suất là 10% cho cả mua và bán hàng, thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 25%
Lãi vay dài hạn 15%/ năm, lãi vay ngắn hạn 1%/tháng (vốn trả vào quý II)
Yêu cầu: Tính tổng số thuế Công ty phải nộp ngân sách quý I năm N?
Chương 3
QUẢN TRỊ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
Bài số 1
Để đáp ứng yêu cầu quản lý sản xuất kinh doanh, đầu năm N+1 doanh nghiệp X mua và đưa vào sử dụng một dàn máy vi tính gồm 5 máy. Giá mua (chưa có thuế GTGT) là 10 triệu đồng/máy. Tổng chi phí vận chuyển, lắp đặt và chạy thử là: 5 triệu đồng. Thời gian sử dụng dự tính là 5 năm.
Yêu cầu
1. Lập bảng xác định mức khấu hao và tỷ lệ khấu hao hàng năm của dàn máy vi tính:
a, Theo phương pháp khấu hao bình quân
b, Theo phương pháp khấu hao số dư giảm dần có điều chỉnh
2. So sánh mức trích và tỷ lệ trích khấu hao hàng năm và nhận xét về tốc độ thu hồi vốn đầu tư theo 2 phương pháp trên?
Biết rằng: Doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
Bài số 2
Một Công ty cổ phần lâm sản mua một thiết bị sấy gỗ của Nhật Bản. Thiết bị này được nhập theo giá FOB tại cảng OSAKA là 150.000 USD bằng vốn vay của VietcomBank với lãi suất 5%/năm. Thiết bị có trọng lượng là 62 tấn, chi phí vận chuyển từ cảng OSAKA về tới Hải Phòng là 10 USD/tấn. Phí bảo hiểm mua của Bảo Việt là 0,1% (tính trên giá mua), chi phí bốc dỡ, vận chuyển về tới Công ty là 20 triệu đồng. Chi phí lắp đặt chạy thử và các chi phí khác là 15 triệu đồng. Thời gian kể từ khi mở L/C cho tới khi đưa thiết bị vào làm việc là 6 tháng (thời hạn vay vốn theo hợp đồng là 6 tháng và trả lãi 1 lần cùng vốn gốc khi kết thúc). Thiết bị này khi nhập khẩu về phải chịu thuế nhập khẩu với thuế suất là 20% và thuế GTGT, thuế suất là 5%.
Yêu cầu:
1. Xác định nguyên giá của thiết bị?
2. Dựa theo hồ sơ thiết kế, Công ty xác định thời gian sử dụng dự kiến của thiết bị là 5 năm và dự định sẽ áp dụng phương pháp khấu hao số dư giảm dần có điều chỉnh. Hãy xác định số tiền phải trích khấu hao hàng năm của thiết bị trên?
Biết rằng:
- Công ty nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
- Các chi phí bốc dỡ, vận chuyển về công ty, chi phí lắp đặt, chạy thử đều tính theo giá chưa có thuế GTGT.
- Tỷ giá ngoại tệ ổn định ở mức: 18.000 VND/USD
Bài số 3: (Đơn vị: Triệu đồng)
Một doanh nghiệp có tình hình về TSCĐ năm kế hoạch như sau:
- Tổng nguyên giá TSCĐ đầu năm: 10.500. Trong đó, một số TSCĐ đã hết khấu hao nhưng vẫn sử dụng được, có nguyên giá: 500.
- Số khấu hao luỹ kế tính đến thời điểm đầu năm: 1.800
- Dự kiến tình hình biến động TSCĐ trong năm như sau:
1. Tháng 3, thanh lý một TSCĐ đã khấu hao hết từ năm báo cáo, nguyên giá là 160, đồng thời mua một TSCĐ và đưa vào sử dụng, nguyên giá là 240.
2. Tháng 4, nhượng bán một TSCĐ có nguyên giá 180 (đã khấu hao 50%)
3. Tháng 7, nhận lại một TSCĐ có nguyên giá 330 từ doanh nghiệp liên doanh “X”, giá đánh lại của Hội đồng giao nhận là 120.
4. Theo hợp đồng, tháng 8 DN sẽ cho thuê hoạt động một TSCĐ có nguyên giá là 250, đã khấu hao 40%, thời gian cho thuê là 10 tháng.
5. Tháng 9 đưa một TSCĐ đang sử dụng đi góp vốn liên doanh với DN “Y” có nguyên giá là 360, (đã khấu hao được 100).
6. Tháng 11 hết hạn sử dụng một TSCĐ, nguyên giá là 138, nhưng DN dự kiến sẽ tiếp tục sử dụng tới tháng 2 năm sau mới thanh lý.
7. Tỉ lệ khấu hao tổng hợp bình quân là 10%
8. Tổng doanh thu thuần cả năm là 4.200
Yêu cầu: Hãy xác định:
1. Mức trích khấu hao năm kế hoạch?
2. Hiệu suất sử dụng tài sản cố định năm kế hoạch?
Bài số 4:
Doanh nghiệp Y có tài liệu như sau: (Đơn vị: triệu đồng)
I. Tài liệu năm báo cáo:
1. Theo số liệu ngày 30/9 cho biết:
- Tổng nguyên giá TSCĐ là 14.900.
- Tổng nguyên giá TSCĐ phải trích khấu hao: 14.000 (trong đó, TSCĐ được hình thành từ vốn vay là 5.000)
- Số khấu hao luỹ kế là 7.200.
2. Dự kiến quý 4:
- Tháng 10, vay dài hạn ngân hàng mua một thiết bị chuyên dùng có nguyên giá là 480
- Số khấu hao TSCĐ trích trong quý là 280.
II. Tài liệu năm kế hoạch
Dự kiến tình hình biến động TSCĐ trong năm như sau:
1. Tháng 2, sẽ mua và đưa vào sử dụng một dây chuyền sản xuất bằng nguồn vốn chủ sở hữu có nguyên giá là 900.
2. Tháng 5, DN sẽ nhận bàn giao và đưa vào sử dụng một công trình xây dựng bằng vốn vay dài hạn ngân hàng, trị giá 960.
3. Tháng 11, DN sẽ nhượng bán một xe tải (được hình thành từ vốn vay) có nguyên giá là 120 (đã khấu hao được 50%).
4. Tỷ lệ khấu hao tổng hợp bình quân năm kế hoạch là 10%.
Yêu cầu:
1. Xác định số tiền khấu hao TSCĐ năm KH?
2. Phân phối tiền khấu hao năm kế hoạch?
Bài số 5: (Đơn vị: Triệu đồng)
Một doanh nghiệp có tài liệu như sau:
I. Tài liệu năm báo cáo
1. Theo số liệu tổng kết tài sản ngày 30/9 cho biết:
- Tổng nguyên giá TSCĐ: 1.750 (được hình thành từ vốn vay là 520). Toàn bộ TSCĐ đều thuộc diện phải trích khấu hao.
- Số khấu hao luỹ kế: 370
- Mức trích khấu hao tháng 9 là: 45
2. Tháng 11, doanh nghiệp dự kiến sẽ thanh lý một số TSCĐ hết hạn sử dụng có nguyên giá 80, tỷ lệ khấu hao 9% /năm(các TSCĐ này được mua sắm bằng vốn vay)
3. Tháng 12, doanh nghiệp sẽ dùng vốn chủ sở hữu để mua sắm một số phương tiện vận tải chuyên dùng cho sản xuất trị giá 60, tỷ lệ khấu hao 14%/năm
II. Tài liệu năm kế hoạch:
1. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang đầu năm là 600.
2. Theo kế hoạch xây dựng cơ bản và mua sắm máy móc thiết bị:
- Tháng 3, Bộ phận XDCB hoàn thành bàn giao một phân xưởng sản xuất mặt hàng mới bằng nguồn vốn vay dài hạn ngân hàng với giá dự toán 372, tỷ lệ khấu hao 12%/năm.
- Tháng 6, đưa một số máy móc thiết bị có nguyên giá 70 đi sửa chữa lớn theo định kỳ, tỷ lệ khấu hao 15%/năm.
- Tháng 10, doanh nghiệp sẽ nhượng bán một số TSCĐ không cần sử dụng có nguyên giá 72 (hình thành bằng vốn vay), tỷ lệ khấu hao 12%/năm, số khấu hao đã trích là 36.
3. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang cuối năm dự tính là 300.
4. Dự kiến tổng doanh thu thuần cả năm là 580
Yêu cầu:
1. Tính tiền khấu hao năm kế hoạch của DN?
2. Tính hiệu suất sử dụng TSCĐ năm KH?
Bài số 6: (Đơn vị: Triệu đồng)
Căn cứ vào tài liệu sau của doanh nghiệp K hãy xác định:
Số tiền khấu hao TSCĐ năm kế hoạch?
Hiệu suất sử dụng TSCĐ năm kế hoạch?
I. Tài liệu năm báo cáo
1. Số liệu tổng kết tài sản ngày 30/9 như sau:
- Nguyên giá của TSCĐ ngày 30/9 là 15.800 (đều thuộc phạm vi phải trích khấu hao)
- Số KHLK: 1.800
2. Dự kiến quý 4:
- Tháng 10, mua một số phương tiện vận tải có nguyên giá 240, tỷ lệ khấu hao 11%/năm.
- Tháng 12, nhượng bán một số TSCĐ có nguyên giá 450 (đã khấu hao được 3 năm), tỷ lệ khấu hao 8%/năm.
II. Tài liệu năm kế hoạch
Tháng 1, mua sắm một số TSCĐ có nguyên giá là 144, tỷ lệ khấu hao 12%/năm.
Tháng 4, sẽ thanh lý một số máy móc thiết bị sản xuất hết thời hạn sử dụng, nguyên giá 240, tỷ lệ khấu hao 12%/năm.
Tháng 5, doanh nghiệp dự kiến cho thuê hoạt động một số TSCĐ chưa cần dùng có nguyên giá 260, tỷ lệ khấu hao 11%/năm. Chi phí cho thuê dự tính là 18.
Tháng 7, sẽ tiến hành SCL một số TSCĐ có nguyên giá 190, tỷ lệ khấu hao 8%/năm.
Tháng 11, hiện đại hoá một số dây chuyền thiết bị làm tăng thêm giá trị TSCĐ là 96, tỷ lệ khấu hao 12%/năm.
Tháng 12, nhượng bán một số TSCĐ có nguyên giá 234, tỷ lệ khấu hao 9%/năm (số khấu hao trích theo dự kiến đến thời điểm nhượng bán là 70)
Tổng doanh thu thuần cả năm dự kiến: 31.500
Biết rằng: Mức trích khấu hao tháng 9 là: 120
Bài số 7: (Đơn vị: Triệu đồng)
Căn cứ vào tài liệu sau của doanh nghiệp M. Hãy xác định:
1. Số tiền trích khấu hao TSCĐ năm kế hoạch?
2. Hiệu suất sử dụng TSCĐ năm kế hoạch?
I. Tài liệu năm báo cáo:
1. Theo số liệu trên bảng tổng kết tài sản ngày 30/9:
- Tổng nguyên giá TSCĐ: 3.100
- Số khấu hao luỹ kế là : 510
2. Dự kiến quý 4:
- Tháng 10 sẽ thanh lý một số TSCĐ hết hạn sử dụng có nguyên giá 70, tỷ lệ khấu hao 12%/năm.
- Tháng 11, mua một số phương tiện vận tải dùng cho sản xuất, trị giá 90, tỷ lệ khấu hao là 8%/năm
II. Tài liệu năm kế hoạch
1. Theo kế hoạch mua sắm máy móc thiết bị:
- Tháng 2, DN sẽ mua và đưa vào sử dụng một dây chuyền sản xuất mặt hàng mới, giá dự toán 220, tỷ lệ khấu hao 9%/năm.
- Tháng 7, doanh nghiệp sẽ mua sắm một số thiết bị sản xuất trị giá 180, tỷ lệ khấu hao 8%/năm.
2. Trong tháng 9, doanh nghiệp sẽ đưa một số máy móc thiết bị có nguyên giá 100, tỷ lệ khấu hao 12%/năm đi sửa chữa lớn theo định kỳ, dự toán chi phí sửa chữa lớn là 10.
3. Tháng 12, sẽ nhượng bán một số TSCĐ không cần dùng nguyên giá là 96, tỷ lệ khấu hao 10%/năm. Số khấu hao cơ bản đã trích là 40.
4. Tổng doanh thu thuần cả năm dự kiến là 8.000
Biết rằng: Mức trích khấu hao tháng 9 là: 60
Bài số 8:
Công ty X có tài liệu như sau: (Đơn vị: Triệu đồng)
I. Năm báo cáo:
1. Căn cứ bảng cân đối kế toán ngày 30/9:
- Tổng nguyên giá TSCĐ: 26.500 (trong đó: không phải trích KH là 500)
- Số khấu hao lũy kế: 5.800
2. Dự kiến quý 4:
- Tháng 11, mua và đưa vào sử dụng một số phương tiện vận tải có nguyên giá là 480, tỷ lệ khấu hao 10%/năm.
- Tháng 12, thanh lý một TSCĐ hết hạn sử dụng có nguyên giá 290, tỷ lệ khấu hao 11%/năm.
II. Năm kế hoạch: Dự kiến như sau
Tháng 2, mua mới một ôtô tải chuyên dùng có nguyên giá 960, tỷ lệ khấu hao 10%/năm.
2. Tháng 5, hiện đại hóa một số thiết bị sản xuất làm tăng thêm nguyên giá là 120, tỷ lệ khấu hao 11%/năm.
3. Tháng 7, nhượng bán một TSCĐ có nguyên giá là 360, tỷ lệ khấu hao 10%/năm, đã trích khấu hao được 120.
4. Tháng 11, DN sẽ đưa một số TSCĐ đem góp vốn liên doanh với DN “X” có nguyên giá 610, tỷ lệ khấu hao 12%/năm, đã trích khấu hao 50%, giá đánh lại của hội đồng giao nhận là 515.
5. Tổng doanh thu thuần cả năm là: 27.100
Yêu cầu: Hãy xác định:
1. Tiền khấu hao TSCĐ năm kế hoạch?
2. Hiệu suất sử dụng TSCĐ năm kế hoạch?
Biết rằng: Mức trích khấu hao tháng 9 là: 125
Bài số 9:
Một doanh nghiệp nhà nước có tài liệu như sau: ( đơn vị : triệu đồng)
I. Tài liệu năm báo cáo
1. Theo số liệu kế toán:
- Tổng nguyên giá TSCĐ ngày 30/9 là 12.600
- Số tiền khấu hao TSCĐ trích trong tháng 9 là: 82
3. Tình hình biến động TSCĐ dự kiến trong quý 4 như sau:
+ Tháng 11 mua một ô tô tải (đã qua sử dụng) với giá thoả thuận là 324, tỷ lệ khấu hao 8%/năm.
+ Tháng 12 nhượng bán lại cho công ty Z một số TSCĐ đang sử dụng có nguyên giá là 432 (đã khấu hao: 63 ), tỷ lệ khấu hao 10%/năm.
II. Năm kế hoạch: Dự kiến như sau:
1. Tháng 1 nhận vốn góp liên doanh bằng một TSCĐ có nguyên giá: 1.100, giá đánh lại của hội đồng giao nhận là 720, tỷ lệ khấu hao 14%/năm.
2. Tháng 4 sẽ đưa một số TSCĐ dự trữ đem góp vốn liên doanh, có nguyên giá là 540 triệu đồng, tỷ lệ khấu hao 15%/năm.
3. Tháng 5 thuê tài chính một TSCĐ có nguyên giá: 600, tỷ lệ khấu hao 10%/năm.
4. Tháng 8 hết hạn sử dụng một TSCĐ có nguyên giá: 800, tỷ lệ khấu hao 9%/năm, dự định thanh lý vào năm sau.
Yêu cầu: hãy xác định số tiền khấu hao TSCĐ:
1. Quý 4 năm báo cáo?
2. Năm kế hoạch?
Bài số 10:
Tại một doanh nghiệp có tài liệu sau: (Đơn vị: triệu đồng)
I. Tình hình TSCĐ đầu năm kế hoạch
- Tổng nguyên giá TSCĐ hiện có tại doanh nghiệp: 19.000
- Số khấu hao lũy kế là 6.500
II. Trong năm kế hoạch doanh nghiệp dự kiến như sau:
Tháng 1, mua một thiết bị quản lý nguyên giá 72 đưa ngay vào sử dụng.
Tháng 4, cho thuê một thiết bị sản xuất dự trữ trong kho có nguyên giá 120.
Tháng 6, nhận lại một dây chuyền thiết bị ở một liên doanh có nguyên giá 110, giá đánh lại là 90.
Tháng 8, nhượng bán một thiết bị sản xuất có nguyên giá 360, đã khấu hao 30%.
Yêu cầu:
1. Tính số tiền khấu hao năm kế hoạch?
2. Tính hiệu suất sử dụng TSCĐ năm kế hoạch?
Biết rằng:
- Các TSCĐ phải trích khấu hao của doanh nghiệp được chia thành 4 nhóm có tỷ lệ khấu hao như sau:
STT
Nhóm
Tỷ lệ khấu hao năm (%)
1
Nhà cửa
9
2
Thiết bị quản lý
10
3
Phương tiện vận tải
12
4
Máy móc thiết bị
15
- Doanh thu thuần năm kế hoạch là 58.000
- Mức trích khấu hao tháng 12 năm báo cáo là: 115
Chương 4
QUẢN TRỊ TÀI SẢN LƯU ĐỘNG
Bài 1:
Tài liệu của một doanh nghiệp: (đơn vị tính: triệu đồng)
A/Năm báo cáo:
TSLĐ tại các thời điểm:
1/1: 2.845 31/3: 2.852 30/6: 2.874
30/9: 2.870 31/12 : 2.875
B/Năm kế hoạch:
Tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm:
Số lượng sản phẩm kết dư đầu năm là 180; số lượng sản phẩm sản xuất trong năm là 3.596; Số lượng sản phẩm kết dư cuối năm là 196
Giá bán đơn vị sản phẩm (chưa thuế GTGT) là 5,6; Giá thành sản xuất đơn vị sản phẩm là 3,3 ( tăng 10% so với năm báo cáo). CPBH và CPQLDN đều bằng 5% giá thành sản suất của số sản phẩm tiêu thụ trong kỳ.
Tổng doanh thu thuần năm kế hoạch tăng 25% so với năm báo cáo
Kỳ thu tiền trung bình giảm 9 ngày so với năm báo cáo
Lãi tiền gửi không kỳ hạn dự tính 85
Tài sản cố định bình quân là 3.315
Yêu cầu:
Tính hiệu suất sử dụng TSLĐ năm kế hoạch?
Tính tỷ suất lợi nhuận sau thuế tổng tài sản năm kế hoạch ?
Biết rằng:
- Sản phẩm chịu thuế TTĐB thuế suất 40%, chịu thuế GTGT (theo phương pháp khấu trừ) thuế suất 10%. Thuế suất thuế TNDN là 25%.
- Các khoản phải thu bình quân năm kế hoạch dự tính bằng 40% TSLĐ (không thay đổi so với năm báo cáo)
Bài 2 :
Doanh nghiệp có tài liệu sau: (Đơn vị: triệu đồng)
A/ Năm báo cáo:
TSLĐ tại các thời điểm:
1/1: 13.585 31/3: 13.932,6 30/6: 13.954
30/9: 14.138,6 31/12 : 13.955
Tình hình TSCĐ cuối năm:
Tổng nguyên giá TSCĐ là 29.870 (trong đó TSCĐ không phải trích khấu hao là 1.500); Khấu hao lũy kế là 7.560.
B/Năm kế hoạch:
Tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm:
- Sản phẩm A: Số lượng sản phẩm kết dư đầu năm là 1.435; số lượng sản phẩm sản xuất trong năm là 16.245; Số lượng sản phẩm kết dư cuối năm là 1.060; Giá bán đơn vị sản phẩm (chưa thuế GTGT) là 6
- Sản phẩm khác : Doanh thu thuần là 4.080
Tổng doanh thu thuần năm kế hoạch tăng 25% so với năm báo cáo. Tỷ suất lợi nhuận (trước thuế) doanh thu thuần năm kế hoạch là 10%.
Số vòng quay các khoản phải thu giảm 2,5 vòng so với năm báo cáo
Tình hình biến động tài sản cố định trong năm:
- Tháng 3: Mua một TSCĐ về dùng cho bộ phận sản xuất nguyên giá 900, tỷ lệ khấu hao 10%/năm.
- Tháng 7: Thanh lý một TSCĐ đã khấu hao hết từ năm trước nguyên giá 580, tỷ lệ khấu hao 8%/năm. Giá trị thanh lý không đáng kể
- Tháng 11: Nhượng bán một TSCĐ đang dùng ở bộ phận bán hàng nguyên giá 1.200, đã khấu hao 30%, tỷ lệ khấu hao 9,5%/năm. Giá nhượng bán (chưa thuế GTGT) là 860. Chi phí nhượng bán (chưa thuế GTGT) là 8.
- Số tiền khấu hao trích trong năm kế hoạch là 700
Yêu cầu: Hãy xác định
Hiệu suất sử dụng TSLĐ năm báo cáo và năm kế hoạch
Tỷ suất lợi nhuận (sau thuế) tổng tài sản năm kế hoạch?
Biết rằng:
- SP A chịu thuế TTĐB thuế suất 20%. Tất cả các sản phẩm tiêu thụ và hoạt động nhượng bán, thanh lý TSCĐ đều chịu thuế GTGT (theo phương pháp khấu trừ) thuế suất 10%. Thuế suất thuế TNDN là 25%.
- Các khoản phải thu bình quân năm kế hoạch dự tính bằng 40% TSLĐ (không thay đổi so với năm báo cáo)
Bài 3:
Doanh nghiệp X có tài liệu sau: (đơn vị tính: triệu đồng)
A/Năm báo cáo:
Tài sản lưu động bình quân các quý là : 3.368; 3.380; 3.385; 3.367
Tình hình TSCĐ:
Đến ngày 30/9: Tổng nguyên giá TSCĐ là 9.520 (trong đó TSCĐ không phải trích khấu hao có tổng nguyên giá là 800). Khấu hao lũy kế 3.950.
Trong quý 4:
- Tháng 11: Đem góp vốn liên doanh bằng một TSCĐ nguyên giá 380, đã khấu hao 20%, tỷ lệ khấu hao 10%/năm. Hội đồng đánh giá 280.
- Tháng 12: Mua một TSCĐ nguyên giá 700, tỷ lệ khấu hao 8%/năm
- Số tiền khấu hao trích trong quý là 152
B/ Năm kế hoạch:
Doanh thu thuần là 18.225. Tổng giá thành toàn bộ sản phẩm tiêu thụ năm kế hoạch giảm 10% so với năm báo cáo. Chi phí bán hàng và chi phí quản lý DN (năm báo cáo cũng như năm kế hoạch) đều tính bằng 4% giá thành sản xuất SP tiêu thụ trong kỳ.
Tỷ suất lợi nhuận (trước thuế) doanh thu thuần năm kế hoạch là 10%
Số vòng quay hàng tồn kho giảm 2,5 vòng so với năm báo cáo
Tình hình TSCĐ:
Tháng 4: Mua một TSCĐ đem về cho thuê hoạt động, nguyên giá 576 tỷ lệ khấu hao 9%/năm
Tháng 9: Thanh lý một TSCĐ đã khấu hao hết từ năm trước nguyên giá 490, tỷ lệ khấu hao 8,5%/năm (Giá trị thanh lý không đáng kể). Đồng thời đưa một TSCĐ từ trong kho ra sử dụng nguyên giá 540, tỷ lệ khấu hao 11%/năm
Tháng 10: Hết hạn sử dụng một TSCĐ nguyên giá 408, tỷ lệ khấu hao 10%/năm.
Số tiền khấu hao trích trong năm kế hoạch là 620.
Yêu cầu:
Tính số vòng quay các khoản phải thu và kỳ thu tiền trung bình năm kế hoạch?
Tính hiệu suất sử dụng tài sản lưu động năm kế hoạch?
Tính tỷ suất lợi nhuận sau thuế tổng tài sản năm kế hoạch?
Biết rằng :
Thuế suất thuế TNDN là 25%.
Các khoản phải thu bình quân và hàng tồn kho bình quân năm kế hoạch dự tính lần lượt bằng 20% và 40% TSLĐ (không thay đổi so với năm báo cáo)
Bài 4 :
Một doanh nghiệp chỉ sản xuất và tiêu thụ một loại sản phẩm có tài liệu sau : (đơn vị tính: triệu đồng)
A/Năm báo cáo:
Tài sản lưu động bình quân các quý là : 8.350; 8.460; 8.390; 8.400.
Doanh thu thuần là 42.000
B/ Năm kế hoạch:
Tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
Số lượng sản phẩm kết dư đầu năm là 150; số lượng sản phẩm sản xuất trong năm là 3.840; Số lượng sản phẩm kết dư cuối năm là 100; Giá bán đơn vị sản phẩm (chưa thuế GTGT) là 6,84. Giá thành sản xuất đơn vị sản phẩm là 4,94 (giảm 5% so với năm báo cáo). Chi phí bán hàng và chi phí quản lý DN đều tính bằng 5% giá thành sản xuất SP tiêu thụ trong kỳ.
Hiệu suất sử dụng tài sản lưu động tăng 20% so với năm báo cáo.
Tài sản cố định bình quân là 3.078,5
Yêu cầu:
Tính số vòng quay các khoản phải thu, kỳ thu tiền trung bình năm báo cáo và năm kế hoạch
Tính tỷ suất lợi nhuận (trước thuế) tổng tài sản năm kế hoạch?
Biết rằng :
Sản phẩm chịu thuế TTĐB thuế suất 20%, chịu thuế GTGT (theo phương pháp khấu trừ)thuế suất 10%.
Các khoản phải thu bình quân năm kế hoạch dự tính bằng 50% TSLĐ (không thay đổi so với năm báo cáo)
Bài 5:
Một doanh nghiệp chỉ sản xuất và tiêu thụ một loại sản phẩm có tài liệu sau : (đơn vị tính: triệu đồng)
A/Năm báo cáo:
Tài sản lưu động bình quân các quý là : 6.640; 6.670; 6.660; 6.690.
Tình hình TSCĐ
Đến ngày 30/9: Tổng nguyên giá TSCĐ là 7.495 (trong đó TSCĐ không phải trích khấu hao có tổng nguyên giá là 500). Khấu hao lũy kế 1.765. Số tiền trích khấu hao tháng 9 là 48.
Trong quý 4:
- Tháng 10: Nhượng bán một TSCĐ nguyên giá 540, đã khấu hao 40%, tỷ lệ khấu hao 9%/năm
- Tháng 12: Mua một TSCĐ nguyên giá 360, tỷ lệ khấu hao 8%/năm
B/ Năm kế hoạch:
Tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
Số lượng sản phẩm kết dư đầu năm là 230; số lượng sản phẩm tiêu thụ trong năm là 4.280; Giá thành sản xuất đơn vị sản phẩm là 3,87 (giảm 10% so với năm báo cáo). Chi phí bán hàng và chi phí quản lý DN đều tính bằng 5% giá thành sản xuất SP tiêu thụ trong kỳ. Tổng giá thành toàn bộ tăng 25% so với năm báo cáo;
Lợi nhuận trước thuế là 2.999,25
Số ngày một vòng quay hàng tồn kho giảm 9 ngày so với năm báo cáo.
Tình hình TSCĐ:
Tháng 5: Nhận vốn góp liên doanh bằng một TSCĐ nguyên giá 480 đưa về dùng cho bộ phận sản xuất, tỷ lệ khấu hao 10%/năm
Tháng 8: Đưa một TSCĐ từ trong kho ra sử dụng nguyên giá 290, tỷ lệ khấu hao 11%/năm
Tháng 10: Hết hạn sử dụng một TSCĐ nguyên giá 240, tỷ lệ khấu hao 12%/năm.
Yêu cầu:
Tính hiệu suất sử dụng TSLĐ năm kế hoạch?
Tính tỷ suất lợi nhuận (trước thuế) tổng tài sản năm kế hoạch?
Biết rằng:
Hàng tồn kho bình quân năm kế hoạch dự tính bằng 50% TSLĐ (không thay đổi so với năm báo cáo)
Bài 6:
Doanh nghiệp X có tài liệu sau:
(Đơn vị tính: triệu đồng)
A/Năm báo cáo:
Tài sản lưu động bình quân các quý là : 4.195; 4265; 4.150; 4.190
B/ Năm kế hoạch:
Tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm:
Doanh thu tiêu thụ sản phẩm A là 44.212
Doanh thu tiêu thụ sản phẩm khác là 14.000
Tổng giá thành toàn bộ sản phẩm tiêu thụ năm kế hoạch tăng 20% so với năm báo cáo.
Tỷ suất lợi nhuận (trước thuế) doanh thu thuần năm kế hoạch là 20%
Số vòng quay hàng tồn kho giảm 3 vòng so với năm báo cáo
Tài sản cố định bình quân là 10.500
Biết rằng :
Cả SPA và SP khác đều chịu thuế TTĐB thuế suất 40%, thuế GTGT(theo phương pháp khấu trừ) thuế suất 10%. Thuế suất thuế TNDN là 25%.
Chi phí bán hàng và chi phí quản lý DN (năm báo cáo cũng như năm kế hoạch) đều tính bằng 5% giá thành sản xuất SP tiêu thụ trong kỳ.
Hàng tồn kho bình quân năm kế hoạch dự tính bằng 40% TSLĐ (không thay đổi so với năm báo cáo)
Yêu cầu:
Tính tỷ suất lợi nhuận sau thuế tổng tài sản năm kế hoạch?
Bài 7:
Một doanh nghiệp sản xuất và tiêu thụ sản phẩm A có tài liệu sau :
(Đơn vị tính: triệu đồng)
A/Năm báo cáo:
TSLĐ tại các thời điểm:
1/1: 8.000 31/3: 8.100 30/6: 8.200 30/9: 8.350 31/12 : 8.300
Doanh thu thuần là 18.450
Các khoản phải thu bình quân bằng 25% TSLĐ
B/ Năm kế hoạch:
Tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
- Số lượng sản phẩm kết dư đầu năm là 280; số lượng sản phẩm sản xuất trong năm là 12.480; Số lượng sản phẩm kết dư cuối năm là 160
- Giá bán đơn vị sản phẩm (chưa VAT) là 3. Giá thành sản xuất đơn vị sản phẩm là 1,54 (tăng 10% so với năm báo cáo).
- Chi phí bán hàng và chi phí quản lý DN đều tính bằng 5% giá thành sản xuất SP tiêu thụ trong kỳ.
Hiệu suất sử dụng tài sản lưu động tăng 20% so với năm báo cáo.
Dự kiến tình hình tài sản cố định như sau;
- Nguyên giá TSCĐ 1/1: 70.200. Khấu hao lũy kế: 50.000
- Trong năm mua sắm thêm một số tài sản cố định nguyên giá là 26.000, đồng thời thanh lý một số máy móc thiết bị do hết hạn sử dụng, có nguyên giá là 1.000 (Giá thị thanh lý không đáng kể)
- Số tiền khấu hao trích trong năm: 3.500
Biết rằng :
Sản phẩm chịu thuế TTĐB, thuế suất 40% và thuế GTGT (theo phương pháp khấu trừ) thuế suất 10%. Thuế suất thuế TNDN là 25%.
Các khoản phải thu bình quân năm kế hoạch dự tính bằng 27% TSLĐ
Yêu cầu:
Tính số vòng quay các khoản phải thu, kỳ thu tiền trung bình năm báo cáo và năm kế hoạch
Tính tỷ suất lợi nhuận (sau thuế) tổng tài sản năm kế hoạch?
Bài 8:
Một doanh nghiệp chỉ sản xuất và tiêu thụ một loại sản phẩm có tài liệu sau :
(Đơn vị tính: triệu đồng)
A/Năm báo cáo:
Tài sản lưu động bình quân các quý là : 8.750; 8.660; 8.675; 8.915.
Doanh thu thuần là 35.000
B/ Năm kế hoạch:
Tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
Số lượng sản phẩm kết dư đầu năm là 210; số lượng sản phẩm sản xuất trong năm là 4.500; Số lượng sản phẩm kết dư cuối năm là 120; Giá bán đơn vị sản phẩm (chưa thuế GTGT) là 6,6. Giá thành sản xuất đơn vị sản phẩm là 4,4 (tăng 10% so với năm báo cáo). Chi phí bán hàng và chi phí quản lý DN đều tính bằng 5% giá thành sản xuất SP tiêu thụ trong kỳ.
Hiệu suất sử dụng tài sản lưu động tăng 20% so với năm báo cáo.
Tài sản cố định bình quân là 4.780,625
Biết rằng :
Sản phẩm chịu thuế TTĐB thuế suất 20%, chịu thuế GTGT (theo phương pháp khấu trừ) thuế suất 10%. Thuế suất thuế TNDN là 25%.
Các khoản phải thu bình quân năm kế hoạch dự tính bằng 40% TSLĐ (không thay đổi so với năm báo cáo)
Yêu cầu:
Tính số vòng quay các khoản phải thu, kỳ thu tiền trung bình năm báo cáo và năm kế hoạch
Tính tỷ suất lợi nhuận (sau thuế) tổng tài sản năm kế hoạch?
Bài 9:
Doanh nghiệp X có tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm như sau
(Đơn vị triệu đồng):
A. Tài liệu năm báo cáo:
Số dư TSLD tại các thời điểm:
1/1: 720 31/3: 690 30/6: 680 30/9: 720 31/12 : 700
Số sản phẩm kết dư tính đến 31/12 là 55 sản phẩm.
Doanh thu thuần về tiêu thụ sản phẩm trong năm : 4.200.
Giá thành sản xuất đơn vị sản phẩm: 4,8
B. Tài liệu năm kế hoạch
Dự kiến tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm như sau:
Số lượng sản phẩm sản xuất cả năm 765 sản phẩm. Số lượng sản phẩm kết dư cuối năm 220 sản phẩm.
Giá thành sản xuất đơn vị sản phẩm tăng 10% so với năm báo cáo. Chi phí tiêu thụ sản phẩm và chi phí quản lý DN đều tính bằng 5% giá thành sản xuất sản phẩm tiêu thụ trong năm.
Giá bán đơn vị sản phẩm (chưa thuế GTGT) là 7,92 .
Hiệu suất sử dụng tài sản lưu động tăng 25% so với năm báo cáo
Tài sản cố định bình quân năm kế hoạch: 1.250
DN nộp thuế TNDN với thuế suất 25%. Sản phẩm của DN chịu thuế tiêu thụ đặc biệt thuế suất 20%, chịu thuế GTGT (theo phương pháp khấu trừ), thuế suất 10%.
Yêu cầu:
Tính tỷ suất lợi nhuận (sau thuế) tổng tài sản năm kế hoạch?
Bài số 10
Một DN có tình hình sản xuất kinh doanh như sau: (đơn vị: triệu đồng)
Năm báo cáo:
- Số lượng sản phẩm kết dư đầu năm: 900
- Số lượng sản phẩm sản xuất trong năm: 7000
- Số lượng sản phẩm kết dư cuối năm: 800
- Giá bán đơn vị sản phẩm (chưa thuế GTGT): 7
- Bảng cân đối kế toán đến ngày 31/12 như sau:
STT
Chỉ tiêu
Số đầu năm
Số cuối năm
Phần Tài sản
A
Tài sản ngắn hạn
12.000
13.200
I
Tiền
2800
3000
II
Đầu tư ngắn hạn
2000
1500
III
Các khoản phải thu
2200
3800
IV
Hàng tồn kho
3900
3600
V
Tài sản lưu động khác
1100
1300
B
Tài sản dài hạn
20000
25000
I
TSCĐ
1
NGTSCĐ
25000
31200
2
Khấu hao luỹ kế
(5000)
(6200)
Tổng tài sản
32000
38200
Phần nguồn vốn:
A
Nợ phải trả
12000
17100
I
Nợ ngắn hạn
7400
9800
1
Nợ ngân hàng
4900
5900
2
Nợ phải trả nhà cung cấp
2100
2900
3
Nợ công nhân viên
200
600
4
Nợ ngân sách nhà nước
200
400
II
Nợ dài hạn
4600
7300
B
Nguồn vốn chủ sở hữu
20000
21100
I
Nguồn vốn quỹ
20000
21100
1
Nguồn vốn kinh doanh
11500
12800
2
Quỹ đầu tư phát triển
5800
6600
3
Lói chưa phân phối
2700
1700
II
Nguồn kinh phí
-
-
Tổng nguồn vốn
32000
38200
II. Năm kế hoạch: Dự kiến như sau:
- Số lượng sản phẩm sản xuất cả năm tăng 10% so với năm báo cáo
- Số lượng sản phẩm kết dư cuối năm là 500 sản phẩm
- Giá bán đơn vị sản phẩm tăng 20% so với năm báo cáo
Yêu cầu: Tính nhu cầu VLĐ của doanh nghiệp năm KH?
Biết: DN chỉ sản xuất và tiêu thụ duy nhất một loại sản phẩm. Sản phẩm này chịu thuế TTĐB thuế suất 40%, chịu thuế GTGT (phương pháp khấu trừ) thuế suất 10%.
Bài số 11
Một doanh nghiệp có tài liệu như sau: (đơn vị: triệu đồng)
Bảng cân đối kế toán ngày 31/12/N như sau:
Tài sản
Đầu năm
Cuối năm
A. Tài sản ngắn hạn
3.800
4.200
I. Tiền và các khoản tương đương tiền
400
430
II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
-
-
III. Các khoản phải thu ngắn hạn
1.270
1.330
1. Phải thu khách hàng
1.220
1.320
2. Các khoản phải thu khác
50
10
IV. Hàng tồn kho
2.050
2.345
1. Hàng tồn kho
2.100
2.415
2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
(50)
(70)
V. Tài sản ngắn hạn khác
80
95
B. Tài sản dài hạn
5.310
6.050
I. Tài sản cố định
3.790
4.710
1. Tài sản cố định hữu hình
3.790
4.710
- Nguyên giá
4.740
5.810
- Giá trị hao mòn lũy kế
(950)
(1100)
II. Các khoản đầu tư TC dài hạn
1400
1180
III. Tài sản dài hạn khác
120
160
Tổng tài sản
9.110
10.250
Nguồn vốn
A. Nợ phải trả
5.300
6.250
I. Nợ ngắn hạn
2.500
3.100
1. Vay và nợ ngắn hạn
1.230
2.060
2. Phải trả người bán
1.120
980
3. Thuế và các khoản phải nộp NN
30
-
4. Phải trả người lao động
40
20
5. Các khoản phải trả, phải nộp khác
80
40
II. Nợ dài hạn
2.800
3.150
B. Vốn chủ hữu
3.810
4.000
I. Vốn chủ sở hữu
3.500
3.800
II. Nguồn kinh phí và quỹ khác
310
200
Tổng nguồn vốn
9.110
10.250
Dự kiến năm N+1: Doanh thu thuần là 14.760, tăng 23% so với năm N.
Yêu cầu: Xác định nhu cầu vốn lưu động thường xuyên của DN năm kế hoạch?
Biết rằng: Trong hàng tồn kho có một số hàng đó tồn từ nhiều năm không luân chuyển được trị giá 15 đang chờ xử lý.
Bài số 12:
Một doanh nghiệp có tài liệu sau: (đơn vị: triệu đồng)
Bảng cân đối kế toán ngày 31/12/N như sau:
Tài sản
Đầu năm
Cuối năm
A. Tài sản ngắn hạn
4.000
4.500
I. Tiền và các khoản tương đương tiền
410
430
II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
-
-
III. Các khoản phải thu ngắn hạn
1.270
1.630
1. Phải thu khách hàng
1.250
1.600
2. Các khoản phải thu khác
50
80
3. Dự phòng phải thu khó đòi
(30)
(50)
IV. Hàng tồn kho
2.240
2.345
1. Hàng tồn kho
2.340
2.425
2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
(100)
(80)
V. Tài sản ngắn hạn khác
80
95
B. Tài sản dài hạn
8.460
9.150
I. Tài sản cố định
6.250
7.080
1. Tài sản cố định hữu hình
6.250
7.080
- Nguyên giá
7.540
8.639
- Giá trị hao mòn lũy kế
(1.290)
(1.559)
II. Các khoản đầu tư TC dài hạn
1800
1740
III. Tài sản dài hạn khác
410
330
Tổng tài sản:
12.460
13.650
Nguồn vốn
A. Nợ phải trả
7.300
8.100
I. Nợ ngắn hạn
4.000
3.800
1. Vay và nợ ngắn hạn
2.670
2.520
2. Phải trả người bán
1.160
1.220
3. Thuế và các khoản phải nộp NN
50
-
4. Phải trả người lao động
60
20
5. Các khoản phải trả, phải nộp khác
60
40
II. Nợ dài hạn
3.300
4.300
B. Vốn chủ hữu
5.160
5.550
I. Vốn chủ sở hữu
4.980
5.300
II. Nguồn kinh phí và quỹ khác
180
250
Tổng nguồn vốn:
12.460
13.650
Trong năm N + 1, doanh nghiệp dự kiến doanh thu thuần 15.600, tăng 20% so với năm báo cáo.
Yêu cầu:
Xác định nhu cầu vốn lưu động thường xuyên của DN năm kế hoạch?
Biết rằng:
- Trong hàng tồn kho có một số hàng đó tồn từ nhiều năm không luân chuyển được trị giá 20 đang chờ xử lý.
- Khoản dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi đều thuộc về các khoản phải thu từ khách hàng.
Bài số 13
Một tập đoàn sản xuất có nhu cầu sử dụng nguyên liệu chính trong năm là 1.500 tấn do một nhà thầu cung cấp. Chi phí cho mỗi lần thực hiện hợp đồng là 1,5 triệu đồng, giá mua là 8 triệu đồng/tấn. Chi phí lưu kho dự kiến bằng 10% giá trị hàng tồn kho. Hãy áp dụng mô hình EOQ (không có dự trữ an toàn), hãy xác định:
Số lượng đặt hàng tối ưu? Mức tồn kho bình quân tối ưu? Số lần đặt hàng tối ưu của nguyên liệu chính?
Xác định điểm đặt hàng mới, nếu thời gian thực hiện hợp đồng là 6 ngày?
Biết rằng: Số ngày làm việc trong năm là 300 ngày.
Bài số 14
Công ty Dệt may Thắng Lợi có nhu cầu dệt kim liên tục và đều đặn trong năm. Nguyên liệu này do một nhà thầu cung cấp là chủ yếu. Chi phí cho mỗi lần thực hiện hợp đồng là 12,1 triệu đồng. Tổng nhu cầu sợi dệt kim trong năm là 900 tấn. Công ty dự tính chi phí về bảo hiểm, trả lãi vay để mua sợi dự trữ, chi phí bảo quản là 1,8 triệu/tấn. Hãy cho biết:
Khối lượng sợi tối ưu mỗi lần mua là bao nhiêu?
Số lần mua nguyên liệu sợi trong năm?
Mức tồn kho trung bình trong năm?
Biết thời gian thực hiện hợp đồng (kể từ khi kí kết hợp đồng cho tới khi hàng về tới DN) là 5 ngày. Hãy xác định điểm đặt hàng mới trong các trường hợp:
a, Không tính dự trữ an toàn?
b, Dự trữ an toàn tính bằng mức nguyên liệu sử dụng trong 2 ngày.
Biết rằng: Số ngày sản xuất trong năm là 300 ngày.
Bài số 15
DN “X” chỉ sản xuất kinh doanh một loại sản phẩm. Nhu cầu nguyên liệu chính dùng cho sản xuất cả năm là 80 tấn. Chi phí lưu kho tính trên 1 tấn nguyên liệu chính tồn kho là 6,25 triệu đồng. Chi phí thực hiện hợp đồng mỗi lần mua là 10 triệu đồng.
Yêu cầu:
Xác định số lượng tối ưu mỗi lần đặt mua, số lần mua, thời gian giữa 2 lần nhập nguyên liệu chính và tổng chi phí tồn kho dự trữ?
Theo Ông trưởng phòng kinh doanh, do đặt mua với số lượng quá nhỏ, nên nhà cung cấp đã đề nghị DN nhập nguyên liệu thành 2 lần trong năm. Đồng thời họ cũng sẽ giảm giá bán trên mỗi tấn nguyên liệu là 400.000 đồng. Đề nghị này có chấp nhận được không? DN chỉ nên chấp nhận với mức giảm giá tối thiểu là bao nhiêu?
Biết rằng:
- DN có quyền lựa chọn nguồn cung cấp theo cơ chế cạnh tranh.
- Lãi suất bình quân trên thị trường là 10%
Bài số 16
Công ty cổ phần Kim Hoa có tài liệu như sau:
Trong năm kế hoạch, phòng Kĩ thuật dự kiến cần sử dụng 10.000 tấm thép theo tiêu chuẩn kĩ thuật dùng vào việc sản xuất sản phẩm.
Công ty cũng đã chọn Công ty Huy Hoàng là người cung cấp. Giá mua thoả thuận là 600.000 đồng/tấm
Chi phí cho mỗi lần thực hiện hợp đồng là 1.500.000 đồng.
Theo tính toán và kinh nghiệm thực tế của Công ty cho thấy chi phí lưu kho cho một tấm thép bằng 20% giá mua.
Yêu cầu:
Xác định số lượng thép tối ưu mỗi lần đặt mua? Hãy tính tổng chi phí tồn kho dự trữ thép trong năm?
Hãy xác định tổng chi phí tồn kho dự trữ thép trong năm của Công ty trong các trường hợp sau:
a, Mỗi lần đặt mua 400 tấm thép?
b, Mỗi lần đặt mua 1.000 tấm thép?
3. Công ty Huy Hoàng vừa đưa ra lời chào hàng mới với Công ty Kim Hoa, với mỗi lần đặt mua ít nhất là 2.500 tấm thép thì sẽ giảm giá bán xuống mức 595.000 đồng/tấm. Vậy Công ty Kim Hoa có nên chấp nhận lời chào hàng mới hay không? Công ty chỉ nên chấp nhận với mức giá tối đa là bao nhiêu?
Bài số 17
Công ty điện tử Nam Thanh có nhu cầu sử dụng 3.000 tấn nguyên liệu đặc biệt mỗi năm. Chi phí thực hiện hợp đồng mỗi lần là 0,6 triệu đồng, giá mua nguyên liệu là 1,6 triệu đồng/tấn, chi phí lưu kho tính bằng 10% trị giá hàng tồn kho. Nhà cung cấp của công ty đưa ra chính sách chiết khấu như sau:
Số lượng mua/lần (tấn)
Tỷ lệ chiết khấu (%)
Dưới 200
Từ 200 – dưới 300
Từ 300 trở lên
0
0,5
0,75
Yêu cầu:
Xác định số lượng đặt hàng tối ưu theo mô hình EOQ trong các trường hợp:
a, Không tính đến chính sách chiết khấu của nhà cung cấp
b, Có chính sách chiết khấu.
Biết rằng: Công ty không tính dự trữ an toàn.
Bài số 18
Công ty Phương Nam có nhu cầu sử dụng nguyên liệu chính X trong năm là 2.880 tấn. Chi phí thực hiện hợp đồng mỗi lần là 0,5 triệu đồng, giá mua là 2 triệu đồng/tấn, chi phí lưu kho tính bằng 10% trị giá hàng tồn kho. Nhà cung cấp của công ty đưa ra chính sách chiết khấu như sau:
Số lượng mua/lần (tấn)
Tỷ lệ chiết khấu (%)
Dưới 100
Từ 100 – dưới 200
Từ 200 trở lên
0
0,5
0,75
Yêu cầu:
Xác định số lượng đặt hàng tối ưu đối với nguyên liệu chính X?
Biết rằng: Công ty không tính dự trữ an toàn.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Hệ thống câu hỏi tài chính doamh nghiệp.doc