Hệ điều hành - Các thành phần cơ bản và nâng cao

Chương I : TỔNG QUAN VỀ HỆ ĐIỀU HÀNH Cung cấp các kiến thức tổng quát về Hệ Điều Hành , quá trình phát triển và phân loại hệ điều hành , các tính chất cơ bản của hệ điều hành và nguyên tắc thiết kế , xây dựng hệ điều hành . Trong chương này cũng trình bày về cấu trúc , các thành phần cơ bản của HĐH . Chương II : QUẢN LÍ TIẾN TRÌNH Trong hệ thống luôn tồn tại các tiến trình luôn hoạt động song song mà trạng thái của chúng không ảnh hưởng lẫn nhau và ảnh hướng tới hoạt động của toàn bộ hệ thống . Mục tiêu là nhằm giới thiệu biện pháp quản lí tiến trình , song hành với nội dung chính là giải quyết bài toán tranh chấp tài nguyên giữa các tiến trính - bài toán đoạn tới hạn . Trong chương này cũng đề cập tới hiện tượng bế tắc . Đó chính là các tiến trình trong hệ thống rơi vào trạng thái chờ đợi vô thời hạn , dẫn đến làm treo máy . Chương III : LẬP LỊCH CHO CPU : CPU là tài nguyên quan trọng nhất của hệ thống . nó thể hiện sức mạnh xử lí của toàn bộ hệ thống . Do vậy thời gian CPU phục vụ cho các tiến trình hoạt động cần phải khai thác một cách tôi ưu . Chương 3 nêu rõ tầm quan trọng của " giờ CPU " và trình bày các phương pháp , các thuật toán lập lịch cho CPU của hệ điều hành nhằm đáp ứng yêu cầu được phục vụ của tiến trình Chương IV : QUẢN LÍ BỘ NHỚ TRONG : Nhiệm vụ của hệ điều hành là phải cấp phát không gian nhớ cho các chương trình hoạt động và thu hồi chương trình kết thúc . Chương này giải thích quá trình gán địa chỉ ( cấp phát không gian nhớ ) cho các biến khi thực hiện 1 chương trình , các câu trúc cơ bản của chương trình phần mềm và các cấp phát bộ nhớ của hệ điều hành Chương V : QUẢN LÍ BỘ NHỚ NGOÀI : Là thiết bị dùng để lưu trữ thông tin trước và sau quá trình xử lí , thanh toán . Trong chương này trình bày các phương pháp quản lí và cấp phát không gian nhớ tự do trên đĩa , từ các thuật toán lập lịch cho đĩa và nguyên tắc quản lí thông tin trên bộ nhớ phụ Chương VI : QUẢN LÍ THIẾT BỊ : Ngoài các thiết bị chuẩn mang tính chất bắt buộc , các hệ thống máy tính cần phải có khả năng kết nối với 1 số lượng tùy ý các thiết bị mở rộng . Trong chương này trình bày nguyên tắc tổ chức và quản lí thiết bị ngoại vi của HĐH , đồng thời đề cập tới một số kĩ thuật áp dụng trong quản lí thiết bị ngoại vi CHƯƠNG VII : BẢO VỆ VÀ AN TOÀN HỆ THỐNG : Bảo vệ hệ thống tránh khỏi sự can thiệp bất hợp pháp từ bên ngoài , cũng như các tác nhân tiềm ẩn bên trong là một vấn đề cực kì phức tạp . Chương trình này nêu rõ mục địch của việc bảo vệ hệ thống , đồng thời trình bày 1 số biện pháp bảo vệ và an toàn hệ thống Chương VIII : HỆ ĐIỀU HÀNH ĐA XỬ LÍ : Có hai phương pháp để tở chức hệ điều hành đa xử lí . Đó là hệ nhiều CPU ( Tập hợp các CPU trong máy tính ) và hệ phân tán , ( thực chất là các mạng máy tính ) . Chương này trình bày mục đích và cấu trúc của hệ nhiều CPU và hệ phân tán . Đồng thời nêu sơ lược một số vấn đề quản lí tài nguyên , truyền thông tin , xử lí và truy nhập thông tin cho hệ thống này . Chương IX : HỆ ĐIỀU HÀNH DOS : Trình bày 1 số vấn đề về hệ điều hành DOS - hệ điều hành đã đặt một mốc rất quan trọng trong quá trình phát triển của máy tính và các hệ điều hành . Nó được sử dụng trong 1 thời gian tương đối dài cho các máy tính PC , và là một hệ điều hành cơ bản nhất . Các trình bày mang tính áp dụng thực tế của các kiến thức đã học trong các chương trình như : Quản lí tiến trình , quản lí đĩa , quản lí bộ nhớ ==> HOÀN THIỆN KIẾN THỨC CHUNG MỘT CÁCH CƠ BẢN NHẤT VỀ HỆ ĐIỀU HÀNH

pdf165 trang | Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 5762 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hệ điều hành - Các thành phần cơ bản và nâng cao, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfHệ điều hành - các thành phần cơ bản và nâng cao !.pdf
Tài liệu liên quan