Hành ngữ, tục ngữ trong truyện ngắn Việt Nam 10 năm đầu thế kỉ XXI - Lê Biên Thùy

3. HI VỌNG Ở MỘT ĐỘNG HÌNH NGÔN NGỮ VĂN XUÔI MỚI Thời nào cũng thế, gốc của văn chương phải là ngôn ngữ. Đó là yếu tính để người viết truyền đạt tư tưởng, nội dung phản ánh một cách mượt mà, linh hoạt, sáng rõ nhằm dẫn dụ, mê hoặc, đối thoại cùng người đọc. Cái tầm của nhà văn hôm nay, ngoài tư tưởng, khả năng tạo dựng câu chuyện, phần quyết định nằm ở năng lực dụng ngôn, tạo chữ, làm chữ của người viết. Để trở thành món ăn được ưa thích trong “bàn tiệc tinh thần” quá nhiều cao lương mĩ vị, nhiều món bắt mắt thực khách hôm nay, nói như Hồ Anh Thái, “ngôn ngữ nhà văn phải giàu có, sinh động, nhiều cá tính, có thể sai khiến được để thao diễn trong mọi trường hợp, có thể dùng như công cụ, đồng thời có thể chơi đùa với nó được”. Và khi ấy, ngôn ngữ, theo ông, bản thân nó là “là tư tưởng, là cốt truyện, thậm chí thay cho cốt truyện”. Không ngừng coi trọng, tìm tòi và làm mới mình trong trò tung hứng tục ngữ, thành ngữ là một nỗ lực để các tác giả đương đại chứng minh tư cách “viết văn” thực thụ của mình chứ không đơn thuần chỉ là “kể chuyện” gây chán nản cho người đọc. Cách vận dụng, sáng tạo thành ngữ, tục ngữ của truyện ngắn hôm nay đã cho thấy phần nào sức sống, thế mạnh cũng như tính lịch sử - xã hội của chất liệu văn chương Việt. Đây là những sáng tác có sự hòa kết độc đáo giữa dân gian và bác học, truyền thống và hiện đại, tiếp thu và sáng tạo, đời sống và văn học Đảm nhận sứ mệnh phát triển ngôn ngữ dân tộc, người cầm bút đã phát huy triệt để khả năng cũng như vai trò của mình trong việc mới hóa, tạo sinh, phát triển tiếng Việt để văn học tiềm nhập hiệu quả vào những khuất lấp cuộc sống, những biến đổi, nhức nhối, éo le, nghịch lý và cả phi lý của hiện thực đương thời. Sự hiện diện của bộ phận ngôn từ có nguồn gốc từ văn chương truyền khẩu cho thấy văn xuôi đầu thế kỉ XXI, dẫu nỗ lực cách tân để tiến kịp văn học nhân loại, vẫn không phải là những đứa con “thất cước với giống nòi”. Tính song kết giữa hai mặt truyền thống và hiện đại trong ngôn từ nghệ thuật như thế hẳn sẽ là động cơ mạnh mẽ để tối ưu hóa sức mạnh của “thể loại nhỏ” này đồng thời chung sức đẩy nhanh tiến độ hiện đại hóa văn học đương đại.

pdf7 trang | Chia sẻ: thucuc2301 | Lượt xem: 595 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hành ngữ, tục ngữ trong truyện ngắn Việt Nam 10 năm đầu thế kỉ XXI - Lê Biên Thùy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế ISSN 1859-1612, Số 04(20)/2011: tr. 94-100 THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ TRONG TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM 10 NĂM ĐẦU THẾ KỈ XXI LÊ BIÊN THÙY – BÙI THANH TRUYỀN Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế Tóm tắt: Với khát vọng thử nghiệm và không ngừng khám phá tiềm năng sức mạnh của ngôn ngữ dân gian, các nhà văn đương đại, trên hành trình về nguồn đã lưu giữ trong truyện ngắn nhiều tinh hoa của thành ngữ, tục ngữ. Sự lên ngôi của hệ thống ngôn ngữ này là minh chứng rõ nét cho nỗ lực tìm kiếm chất liệu mới, phản ánh đúng bản chất, quy luật vận động, phát triển của văn xuôi đương đại nói chung và truyện ngắn 10 năm đầu thế kỷ XXI nói riêng. 1. ƯU THẾ CỦA “MÔ NGHỆ THUẬT TRONG NGÔN NGỮ DÂN GIAN Vẫn nằm trong đồ thị phát triển chung của ngôn ngữ văn học dân tộc, nhưng chất liệu trong sáng tác mười năm đầu thế kỉ XXI được khai thác, tái tạo theo nhiều chiều kích mới. Tiếp cận truyện ngắn thập kỉ này, người đọc không khó để nhận ra sự dụng công lựa chọn và sử dụng tục ngữ, thành ngữ, ca dao, câu đố, vè và cả đồng dao của người viết trong quá trình phản ánh hiện thực, khơi sâu thế giới tế vi nơi tâm hồn con người. Đó là những mảnh ghép hoàn hảo trong cấu trúc tác phẩm, thể hiện rõ những cách tân về mặt thi pháp. Việc tiếp nhận, thanh lọc ngôn ngữ dân gian để đưa vào tác phẩm góp phần tăng cường khả năng phát triển mạch truyện, khắc hoạ nhân vật điển hình, xây dựng kết cấu cốt truyện, lạ hóa phương thức trần thuật, tái hiện hiện thực Sự sắp đặt, vay mượn hệ thống thành ngữ, tục ngữ một cách tự nhiên, không cố “nắn chữ cho vừa khuôn” hoặc lạm dụng quá đà đã tạo được một mê trận ngôn từ vừa chân phương, mộc mạc, vừa rắn rỏi, lạnh lùng, lại vừa chân thực, truyền tải những triết lý, suy nghiệm của dân gian trong cách nhìn nhận về con người và cuộc đời. Chính vì thế, hệ thống ngôn ngữ truyền thống này đã tồn tại đẳng lập, phát huy ưu thế của mình bên cạnh ngôn ngữ hiện đại, trở thành “sứ giả” trong quá trình phản ánh hiện thực, biểu đạt thông tin và xây dựng thế giới nghệ thuật của tác phẩm, khơi nguồn và tạo sinh mạnh mẽ sức mạnh của các yếu tố văn hóa truyền thống trong tiến trình hiện đại hóa văn học Việt Nam. 2. SỨC ÁM GỢI TRONG TRUYỆN NGẮN 10 NĂM ĐẦU THẾ KỈ XXI 2.1. Nghệ thuật “dụng cổ vi kim” Tục ngữ là thể loại gần với lời ăn tiếng nói hàng ngày của nhân dân. Tuy mỗi câu tục ngữ không phải là một tác phẩm tiêu biểu đúng nghĩa song chúng đều có nội dung hoàn chỉnh, được xác lập thông qua một mã ngôn ngữ nghệ thuật riêng biệt. Bằng sức truyền cảm, thuyết phục mạnh mẽ, khả năng khái quát rộng rãi, những câu nói ngắn gọn, mang ý nghĩa hàm súc và có sẵn ấy sẽ thay thế một cách hiệu quả những thuyết lý dài dòng, dễ quên trước hiện thực xã hội. Khai thác triệt để, linh hoạt ưu thế của tục ngữ trong quá THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ TRONG TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM... 95 trình sáng tạo ngôn từ truyện ngắn là chủ trương, dụng ý mang đậm phong cách nghệ thuật của đội ngũ sáng tác hôm nay. Tiếp xúc với nhiều truyện ngắn giai đoạn này, người đọc sẽ không khỏi ấn tượng trước sự hiện diện của hàng loạt tục ngữ, cả mới lẫn cũ: Phòng khách (13 câu), Tờ khai visa, Biển không mặn như bây giờ (mỗi truyện 10 câu), Mưa tạnh (9 câu), Thung Lam, Cổ tích thế giới phẳng, Ông nọ bà kia (8 câu trên mỗi truyện)... Trong sự cô đọng, co rút về câu chữ, việc “ưu ái” cho ngôn từ văn học nặng dấu ấn truyền thống là một dụng ý nghệ thuật đích thực của người viết. Nhà văn tiếp thu và vận dụng tục ngữ không chỉ là vấn đề hình thức, rèn luyện cách viết, trau dồi câu văn mà trước hết là yêu cầu từ nội dung phản ánh. Nó góp phần để người viết tái hiện kịp thời, sâu sắc, khách quan, chân thực hơn mọi hiện tượng xã hội, đời sống, tâm hồn con người, làm cho tác phẩm tăng thêm sức sống, đậm đà hồn cốt dân tộc, gần gũi với tầm đón nhận của người đọc. Thành ngữ là một tổ hợp ngữ cố định tương đối về hình thức, hoàn chỉnh về nội dung, có chức năng hoạt động như một từ, được sử dụng nhiều trong đời sống và văn học. Ngoài chức năng thông báo, phản ánh, thành ngữ cũng giàu sắc thái biểu cảm. Trong truyện ngắn đương đại, đây là một phương tiện đắc lực để tác giả thể hiện quan điểm, trăn trở và trách nhiệm của mình trước hiện thực đa diện, đa chiều. Vì thế, giống như tục ngữ, thành ngữ cũng chiếm một số lượng đáng kể trong ngôn từ truyện ngắn mười năm qua: Cổ tích mẹ kể (20), Biển không mặn như bây giờ (17), Ông nọ bà kia (14), I am đàn bà (11), Trời cao đất dày (10), Chạy quanh công viên mất một tháng (9)... Sự hiện diện của chúng là điều kiện để nhà văn thể hiện những suy ngẫm về lối sống, cách ứng xử cũng như bộc lộ khả năng nhìn nhận sự vật khách quan, con người trong mối quan hệ với nền văn hóa cộng đồng. Điều này đã góp phần làm cho ngôn ngữ truyện ngắn có nhiều tầng ý nghĩa, nhiều sắc thái biểu cảm và tạo ra sự đồng cảm giữa nhà văn, nhân vật và bạn đọc. Tận dụng lợi thế cô đọng, súc tích của tục ngữ, các nhà văn đã nhanh nhạy nắm bắt, tái hiện chân thực, sinh động muôn mặt đời thường. Từ kinh nghiệm tự nhiên, tri thức xã hội: Trẻ trồng na già trông chuối, Lấy vợ xem tuổi đàn bà, làm nhà xem tuổi đàn ông (Cả một dây theo nhau đi), Nuôi lợn ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng (Cổ tích mẹ kể)... đến những trải nghiệm sống: Đói cho sạch, rách cho thơm, Lọt sàng xuống nia (Bến Ôsin), Cả sông đông chợ, lắm vợ thì nhiều anh em (Trời cao đất dày)...; từ con mắt nhìn người: Miệng nam mô bụng một bồ dao găm (Mẹ không thể xin lỗi con), Nước da bồ quân cởi quần không kịp (Buồn vui mấy lần)... đến cách thức tồn tại: Khôn sống mống chết (Mẹ không thể xin lỗi con), Mạnh được yếu thua (Bài toán oan sai), Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài (Nguyệt thực)...; từ hiện trạng đời sống: Ngồi mát ăn bát vàng (Cánh buồm nâu thuở ấy), vừa ăn cắp vừa la làng (Con sáo) đến những triết lý nhân sinh: Góp gió thành bão (Thung Lam), Cười người hôm trước hôm sau người cười (Cà phê Hàng Hành), Lửa gần rơm lâu ngày cũng bén (Những đêm miệt vườn), Chạy trời không khỏi nắng (Cổ tích thế giới phẳng)... Dưới bàn tay nghệ sĩ, chúng không còn là những mẫu tự khô cứng, vô tri mà trở thành thứ kí hiệu thẩm mỹ mang giá trị biểu cảm và dung chứa lượng thông tin lớn. Từ đó, những trái ngang, phí lý của cuộc đời dần LÊ BIÊN THÙY – BÙI THANH TRUYỀN 96 được hé mở, tạo cho người đọc cơ hội để tiềm nhập vào các góc khuất của đời sống và tâm hồn. Mạch nguồn dân chủ, tươi mới trong sáng tạo và lĩnh hội văn học, nhờ thế, cũng được tiếp tục khơi thông. Cũng với chủ trương và mục đích đó, một loạt thành ngữ: mèo mả gà đồng (Nhà ba hộ), bán trôn nuôi miệng (Trời cao đất dày), nghiêng nước nghiêng thành, trai tài gái sắc (Một bà năm ông), gái đĩ già mồm (Một trăm linh tám cây bằng lăng), nhồi phấn xông hương (Ông nọ bà kia)... được dùng để khái quát lên chân dung cũng như tính cách và bản chất của nhân vật. Bên cạnh đó, có không ít câu đề cập đời sống tinh thần phức tạp của con người: khắc cốt ghi xương (Một trăm linh tám cây bằng lăng), rối lòng rối dạ (Chiếc lá hình giọt lệ), bầm gan tím ruột (Mây gió vùng cao); nghệ thuật sống: có rau ăn rau, có cháo ăn cháo (Trời cao đất dày), mưa lúc nào mát mặt lúc ấy, biết người biết ta (Thanh tẩy) Cách hành xử trong xã hội coi trọng tiền bạc, quyền lực, địa vị hơn giá trị con người cũng được phơi bày: ra luồn vào cúi (Đêm bên sông), quyền cao lực cùng (Giấc mơ), bán xương róc tủy, tiền xương bạc máu (Thung Lam) Những kệch cỡm, nghịch dị, phi lý trong đạo đức, lối sống bị phanh phui: vừa ăn cắp vừa la làng, rắn giả lươn (Trại cá sấu), trai trên gái dưới (Cổ tích thế giới phẳng), tí dấm tí mẻ (Cơn mưa hoa mận trắng), trốn chúa lộn chồng (Ông nọ bà kia), gà tức nhau tiếng gáy (Diễn) v.v Sử dụng thành ngữ và tục ngữ, người viết không chủ tâm “phục cổ”, “tái cổ” mà tích cực làm mới chúng thông qua hàm lượng nội dung, ý nghĩa nhiều tính thời sự, thực tiễn mà chúng chuyển tải. Đó là những giá trị xã hội bị đảo lộn, sự vô cảm, vô lương của con người trong xã hội mới dẫn đến sự khủng hoảng niềm tin, đổ vỡ khát vọng: “Từ bộ đội về, thực khố rách áo ôm! Bây giờ no xôi chán chè lại định mèo mả gà đồng, hả?” [2, tr. 87]; những khổ đau, ẩn số, mật mã vây phủ con người, những ước mơ, tâm tư cần sẻ chia: “Bạn bè chẳng thấy thân thiết chí cốt với ai, cứ la cà ngã đâu là nhà, ngủ đâu là giường, mẹ và vợ cứ như người dưng” [9, tr. 62]; những hiện thực đang được “phủ màn”: “Lúc khốn đốn từng làm phu khuân vác, phu xích lô, khi gặp thiên thời địa lợi nhân hòa từng ngồi vào ghế giám đốc công ty giao dịch địa ốc, thầu khoán xây dựng Trước khi phá sản vì một ngàn lẻ một lý do không tiện nói - từng nắm bạc tỷ tả xung hữu đột trên thị trường chứng khoán” [6, tr. 75]; cả sự nhếch nhác, biến thái, nghịch dị, thô kệch hiện hữu ngày một nhiều giữa cuộc sống: “Ngu lắm! Lọt được mắt các đoàn kiểm tra ấy vì họ há miệng mắc quai Còn người quốc tế ấy, họ khôn lắm. Không bịt mắt được họ đâu”[5, tr. 270]; “Tôi cũng xiêu lòng theo, con chăm cha không bằng bà chăm ông, con chăm mẹ không bằng ông ké chăm bà già” [7, tr. 228]... Nếu như ngôn ngữ thời kinh tế thị trường giúp văn học không rơi vào nguy cơ tụt hậu so với các hình thái ý thức xã hội khác thì bộ phận ngôn ngữ mang dấu ấn dân gian lại là nền tảng vững chắc để thâu nhận, lưu giữ những giá trị, hằng số văn hóa tinh thần. Là những viên gạch “chịu lực” tốt nhất, vượt qua thời gian, không gian với những thăng trầm, chúng vẫn vẹn nguyên và tỏa sáng. Trong từng văn cảnh, mỗi câu thành ngữ, tục ngữ bộc lộ một ý nghĩa hàm súc, đắc địa. Đó là lời khuyên bảo, răn dạy: “Bà nội chị bảo đói thì khó sạch rách thì khó thơm cho nên ngày xưa các cụ mới phải dạy đói cho sạch rách cho thơm. Giấy rách phải giữ lấy lề. Phải đàng hoàng để người thành phố người ta THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ TRONG TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM... 97 không coi thường mình Lọt sàng xuống nia đi đâu mà thiệt” [7, tr. 320]. Sự cảnh tỉnh, báo động, hoài nghi: “Tôi thầm xúi họ đừng có lao vào tôi như thiêu thân, mật ngọt chết ruồi, chim khôn mới càng chết mệt vì mồi Suy bụng ta ra bụng người, từ ấy nhìn những danh thủ, những chàng minh tinh màn bạc được chị em si mê, tôi dám chắc trông họ mặt hoa da phấn thế thôi chứ những trang nam tử ấy trong cũng lục đục thối hoăng” [7, tr. 196]. Có khi là chìa khóa phơi màn hiện thực: “Ngu lắm! Tôi tin cậy các anh, giao tài sản tập thể cho các anh trông coi mà để đến nông nỗi này à? Uống nước phải biết chừa cặn, ăn vụng phải biết chùi mép cho tôi nhờ với chứ” [5, tr. 269], là lối sống của xã hội @: “Chắc cũng cá mè một lứa với tim em. Trong ngực anh nó thì thầm rằng, chạy trời không khỏi nắng, anh phải lòng em mất rồi” [6, tr. 77] và những hành xử nhân văn của con người: “Dân mình trước tiên phải thương lấy dân mình cái đã người ta bảo lá lành đùm lá rách, lá rách ít đùm lá rách nhiều đấy thôi” [4, tr. 80] Sự kết hợp chặt chẽ giữa ngôn ngữ dân gian và hiện đại góp phần quan trọng trong việc thể hiện những hàm ẩn của giá trị cuộc sống. Những nỗ lực trong tiếp thu vốn quý của ngôn ngữ dân tộc cho thấy người mẹ dân gian luôn cung cấp dưỡng chất cho nhà văn trong hành trình “tạo chữ” nhọc nhằn nhưng cũng nhiều hứng khởi. Giữa dòng chảy bất tận của cuộc sống, hệ thống truyện ngắn giai đoạn này đã thể hiện sự nâng niu, trân trọng giá trị truyền thống. Đó cũng là tâm huyết của người viết nhằm làm một cuộc hòa giải bất tận giữa đời xưa - đời nay để ngôn ngữ bình dân không bất lực trước bất cứ một hiện tượng văn học nào, ngược lại có thể bộc lộ được sức mạnh tiềm tàng, vô tận của mình. Việc tiếp biến những chất liệu dân gian làm cho truyện ngắn thập kỉ mở đầu của thế kỉ XXI vừa là sự tiếp nối và phát triển một cách mạnh mẽ hơn những kinh nghiệm đã có trong văn học truyền thống, vừa diễn đạt được chân xác tinh thần thời đại. 2.2. Dụng công “mới bình ngon rượu” Tài năng của người viết cũng được khẳng định ở việc vận dụng rất sáng tạo thành ngữ và tục ngữ. Thứ ngôn ngữ dân gian ấy hóa thân vào những văn cảnh khác nhau và trở thành điểm sáng của câu văn. Không dừng lại ở đó, tích cực học tập cách tổ chức ngôn ngữ truyền thống, các nhà văn cũng tạo ra những thành ngữ, tục ngữ mới có thể “nắn gân bắt mạch” cuộc sống và con người thời mở cửa: trên răng dưới cát tút, gật gù ngủ gật, trẻ không xông pha già ân hận, túm kẻ nhuộm tóc ai túm kẻ đen đầu, mồm miệng đỡ chân tay, choáng óc vãi đái, mua đứt bán đoạn Đa phần các thành ngữ, tục ngữ được dùng ở thể nguyên dạng. Trong nhiều văn cảnh, nhà văn lại tách chúng ra từng bộ phận và xen vào những yếu tố phụ, hoặc để nhấn mạnh ý nghĩa hoặc làm cho phù hợp với hoàn cảnh hiện thực: “Đá sỏi là thức ăn chính cho chó cho gà” (Cả một dây theo nhau đi); “Đạp vỏ dưa giờ thấy vỏ dừa vẫn ham sao?” (Cổ tích thế giới phẳng); “Bố bảo bố không thể ngồi ăn cơm với người đàn bà điêu toa, gian dối, miệng nam mô bồ tát, bụng một bát dao găm” (Mẹ không thể xin lỗi con), “Tôi biết mất mùa, mất một vụ, mất lòng người mất cả đời. Tôi gieo gì phải gặt nấy thôi” (Rừng thích đổ vàng) Cũng có không ít trường hợp tác giả không dùng câu thành ngữ, tục ngữ gốc mà chỉ sử dụng cái ý nghĩa của nó để thâu tóm thần thái sự vật LÊ BIÊN THÙY – BÙI THANH TRUYỀN 98 nhưng hiệu quả nghệ thuật lại rất cao: “Không nghe dân gian người ta nói à, càng già càng dẻo càng dai, bế cháu kêu nặng cõng trai trèo tường”; “Gái một con trông mòn con mắt, gái hai con trông mòn axit” (Cây hoàng lan hóa thành cây si); “Đàn bà tính không bằng đàn ông tính mà đàn ông tính lại không bằng trời tính” (Hôm ấy trời đẹp lắm); “Này ông, có ai thêm khổ vì ai, không ai giường rộng chiếu dài dễ xoay” (Mưa tạnh) Hình thức cấu tạo thành ngữ, tục ngữ trong truyện ngắn giai đoạn này cũng khá đa dạng. Các phương thức thường gặp là điệp, đối, so sánh... Hầu hết chúng đều mang tính chất cân đối với kết cấu câu bốn chữ. Do tính chất đối xứng, có khả năng đổi trật tự cho nhau nên việc sử dụng chúng rất linh hoạt. Từ loại, cụm từ trong từng câu cũng thường có sự song song, đối sánh nhau tạo ra một cấu trúc chặt chẽ, hài hòa: mèo mả gà đồng, tay xách nách mang, trai trên gái dưới, kéo bè kết cánh, vơ bèo vạt tép, no xôi chán chè, kín cổng cao tường, nhạt phấn phai hương, vào luồn ra cúi, nửa đùa nửa thật, có một không hai... Hệ thống thanh điệu với các thanh bằng trắc có thể sóng đôi, xen kẽ tạo nên những cấu trúc đăng đối, hàm nghĩa: Dầu sôi lửa bỏng, chân tơ kẽ tóc, thở vắn than dài, rạch ròi ân oán, bới lông tìm vết, tiền mất tật mang, ăn trắng mặc trơn, nửa mừng nửa lo, thề sống thề chết v.v... Lối so sánh, ẩn dụ, tượng trưng, phóng đại mang đậm dấu ấn của văn học dân gian cũng được phối hợp sử dụng trong quá trình khắc hoạ nhân vật và phản ánh hiện thực. Bằng cách ấy, những câu nói trên cửa miệng quần chúng trở nên thâm thúy, mộc mạc và giàu tính thẩm mĩ khi đi vào trang viết. Chúng chan hòa, tan biến trong phong cách của mỗi tác giả. Có lẽ, đối với họ, không có sự phân biệt nào về ngôn ngữ nghệ thuật và ngôn ngữ đời sống. Điều này đã giải phóng cho nhà văn khỏi cái khung của những ước lệ, cách đẽo gọt con chữ đồng thời tạo điều kiện cho sự phóng túng được thăng hoa. Việc tái hiện hiện thực giờ đây không giản đơn là một bản “copy” sống sượng mà ẩn chứa sau đó là cả một thế giới nhiều góc lắm cạnh của hiện thực khách quan và tâm trạng con người song hành với tâm hồn, trí tuệ của mỗi tác giả. Chính vì vậy, thành ngữ, tục ngữ trong truyện hôm nay biến hóa sinh động và phát huy tới hạn sức mạnh khắc chạm hình tượng, hiện thực: “Cái Hường, tóc dài như suối, nó có duyên, nó là đứa chịu thương chịu khó, tướng nó là tướng vượng phu ích tử, ai được lấy nó làm vợ là phúc bảy mươi đời đấy” [9, tr. 112]; “Các em có già một tí, nhưng dù sao một của lạ bằng tạ đường phèn” [8, tr. 103]; “Người đàn bà hay lam hay làm, bắp chân to như cây chuối hột, bàn tay to như cái quạt nan, nước da nâu rám, hàm răng hạt na đều tăm tắp, mắt bồ câu đen láy” [4, tr. 38]; “Đã thương thì thương cho trót, đã vót thì vót cho tròn. Đã giữ thì giữ riết luôn, đã cho thì cho cho đứt” [3, tr. 45]... Người viết cũng không thụ động lựa câu mang vào văn mà thâu tóm những tinh hoa ngôn ngữ bác học với ngôn ngữ bình dân, nhào nặn lại và nâng lên với những chiều kích mới. Mỗi câu thành ngữ, tục ngữ như một viên ngọc sáng lên giữa trang văn với muôn ngàn màu sắc, kích cỡ. Điều đó vừa góp phần bồi dưỡng tình cảm, trí tuệ lại vừa đáp ứng được thị hiếu của người đọc. 3. HI VỌNG Ở MỘT ĐỘNG HÌNH NGÔN NGỮ VĂN XUÔI MỚI Thời nào cũng thế, gốc của văn chương phải là ngôn ngữ. Đó là yếu tính để người viết truyền đạt tư tưởng, nội dung phản ánh một cách mượt mà, linh hoạt, sáng rõ nhằm dẫn THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ TRONG TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM... 99 dụ, mê hoặc, đối thoại cùng người đọc. Cái tầm của nhà văn hôm nay, ngoài tư tưởng, khả năng tạo dựng câu chuyện, phần quyết định nằm ở năng lực dụng ngôn, tạo chữ, làm chữ của người viết. Để trở thành món ăn được ưa thích trong “bàn tiệc tinh thần” quá nhiều cao lương mĩ vị, nhiều món bắt mắt thực khách hôm nay, nói như Hồ Anh Thái, “ngôn ngữ nhà văn phải giàu có, sinh động, nhiều cá tính, có thể sai khiến được để thao diễn trong mọi trường hợp, có thể dùng như công cụ, đồng thời có thể chơi đùa với nó được”. Và khi ấy, ngôn ngữ, theo ông, bản thân nó là “là tư tưởng, là cốt truyện, thậm chí thay cho cốt truyện”. Không ngừng coi trọng, tìm tòi và làm mới mình trong trò tung hứng tục ngữ, thành ngữ là một nỗ lực để các tác giả đương đại chứng minh tư cách “viết văn” thực thụ của mình chứ không đơn thuần chỉ là “kể chuyện” gây chán nản cho người đọc. Cách vận dụng, sáng tạo thành ngữ, tục ngữ của truyện ngắn hôm nay đã cho thấy phần nào sức sống, thế mạnh cũng như tính lịch sử - xã hội của chất liệu văn chương Việt. Đây là những sáng tác có sự hòa kết độc đáo giữa dân gian và bác học, truyền thống và hiện đại, tiếp thu và sáng tạo, đời sống và văn học Đảm nhận sứ mệnh phát triển ngôn ngữ dân tộc, người cầm bút đã phát huy triệt để khả năng cũng như vai trò của mình trong việc mới hóa, tạo sinh, phát triển tiếng Việt để văn học tiềm nhập hiệu quả vào những khuất lấp cuộc sống, những biến đổi, nhức nhối, éo le, nghịch lý và cả phi lý của hiện thực đương thời. Sự hiện diện của bộ phận ngôn từ có nguồn gốc từ văn chương truyền khẩu cho thấy văn xuôi đầu thế kỉ XXI, dẫu nỗ lực cách tân để tiến kịp văn học nhân loại, vẫn không phải là những đứa con “thất cước với giống nòi”. Tính song kết giữa hai mặt truyền thống và hiện đại trong ngôn từ nghệ thuật như thế hẳn sẽ là động cơ mạnh mẽ để tối ưu hóa sức mạnh của “thể loại nhỏ” này đồng thời chung sức đẩy nhanh tiến độ hiện đại hóa văn học đương đại. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Lại Nguyên Ân (2003). 150 thuật ngữ văn học. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. [2] Nguyễn Thanh Bình (tuyển) (2010). Truyện ngắn hay 2000-2010. NXB Thanh Niên. [3] Trần Thuỳ Mai (2009). Trăng nơi đáy giếng. NXB Thanh niên. [4] Nhiều tác giả (2007). Buổi sáng biến mất. NXB Hội Nhà văn. [5] Nhiều tác giả (2010). Truyện ngắn nữ 2000-2010. NXB Phụ nữ. [6] Nhiều tác giả (2009). Cà phê Hàng Hành. NXB Hội Nhà văn. [7] Hồ Anh Thái (2005). Sắp đặt và diễn. NXB Hội Nhà văn. [8] Hồ Anh Thái (tuyển) (2009). Văn mới 2008–2009. NXB Hội Nhà văn. [9] Hồ Anh Thái (tuyển) (2010). Văn mới 2009-2010, NXB Hội Nhà văn. LÊ BIÊN THÙY – BÙI THANH TRUYỀN 100 Title: IDIOMS AND PROVERBS IN VIETNAMESE SHORT STORIES OF THE EARLY 10 YEARS OF THE 21ST CENTURY Abstract: With a desire to experiment and constantly explore the potential power of folk language, current writers on their journey to the source saved many elites of idioms and proverbs in short stories. The rise of this language system is a clear proof of the effort to find new material, to reflect truly the nature, the rule of the motion, and the development of the current prose in general and short stories of the early ten years of the 21st century in particular. LÊ BIÊN THÙY Học viên Cao học, Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế TS. BÙI THANH TRUYỀN Khoa Giáo dục Tiểu học, Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf13_185_lebienthuy_buithanhtruyen_15_le_bien_thuy_7831_2020968.pdf
Tài liệu liên quan