Hàng hóa công - Dịch vụ công chứng

II. Công chứng công tại Việt Nam 1. Khái quát về công chứng Công chứng là hoạt động mang tính chất dịch vụ, đối tượng là các hợp đồng giao dịch. Đã nói đến hợp đồng thì Bộ Luật Dân sự quy định rất chặt chẽ. Muốn mua bán một tài sản, đặc biệt là bất động sản thì phải làm hợp đồng giao dịch (HĐGD) như thế nào thì mới có hiệu lực. Công chứng những hợp đồng này là công việc chuyên môn của các luật gia. Như vậy, công chứng bảo đảm cho sự an toàn pháp lý cho các bên trong HĐGD, góp phần cho sự kiểm soát của nhà nước. Theo Nghị định 75/2000/NĐ-CP ngày 8-12-2000 của Chính phủ về công chứng, chứng thực thì thẩm quyền công chứng, chứng thực của PCC ( Phòng công chứng ), UBND cấp huyện, UBND cấp xã được quy định cụ thể như sau: PCC có thẩm quyền công chứng: Hợp đồng, giao dịch có yếu tố nước ngoài; Hợp đồng, giao dịch liên quan đến bất động sản thuộc thẩm quyền địa hạt của PCC; Hợp đồng, giao dịch liên quan đến động sản có giá trị từ 50 triệu đồng trở lên; Bản dịch giấy tờ từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt hoặc ngược lại; Chữ ký của người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài trong các giấy tờ phục vụ cho việc thực hiện các giao dịch ở trong nước và ở nước ngoài, chữ ký của công dân Việt Nam trong các giấy tờ phục vụ cho việc thực hiện các giao dịch ở nước ngoài; Nhận lưu giữ di chúc; Các việc khác do pháp luật quy định; Các việc thuộc thẩm quyền chứng thực của UBND cấp huyện, trừ hợp đồng, giao dịch liên quan đến bất động sản thuộc thẩm quyền địa hạt của UBND cấp huyện; Các việc thuộc thẩm quyền chứng thực của UBND cấp xã.

doc9 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2175 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hàng hóa công - Dịch vụ công chứng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. Cơ sở lý thuyết Hàng hóa công là gì? Hàng hóa công là loại hàng hóa mà tất cả mọi thành viên trong xã hội có thể sử dụng chung với nhau.Việc sử dụng của người này không ảnh hưởng đáng kể đến việc sử dụng của người khác. Các tính chất của hàng hóa công Không thể loại trừ: tính chất không thể loại trừ cũng được hiểu trên giác độ tiêu dùng, hàng hóa công cộng một khi đã cung cấp tại một địa phương nhất định thì không thể hoặc rất tốn kém nếu muốn loại trừ những cá nhân không trả tiền cho việc sử dụng hàng hóa của mình.Ví dụ: quốc phòng là một hàng hóa công cộng nhưng quân đội không thể chỉ bảo vệ những người trả tiền còn không bảo vệ những ai không làm việc đó. Đối lập với hàng hóa công cộng, hàng hóa cá nhân có thể loại trừ một cách dễ dàng, ví dụ: bảo vệ rạp hát sẽ ngăn cản những người không có vé vào xem. Không cạnh tranh: tính chất không cạnh tranh được hiểu trên góc độ tiêu dùng, việc một cá nhân này đang sử dụng hàng hóa đó không ngăn cản những người khác đồng thời cũng sử dụng nó. Ví dụ pháo hoa khi bắn lên thì tất cả mọi người đều có thể được hưởng giá trị sử dụng của nó. Điều này ngược lại hoàn toàn so với hàng hóa cá nhân: chẳng hạn một con gà nếu ai đó đã mua thì người khác không thể tiêu dùng con gà ấy được nữa. Chính vì tính chất này mà người ta cũng không mong muốn loại trừ bất kỳ cá nhân nào trong việc tiêu dùng hàng hóa công cộng. Phân loại hàng hóa công Hàng hóa công thuần túy:là loại hàng hóa công không thể định suất sử dụng và việc định suất sử dụng là không cần thiết. Ví dụ một số hàng hóa như đèn biển, ngoại giao, phát thanh… thì chi phí biên để phục vụ thêm một người sử dụng bằng 0, đối với đa số sản phẩm do tư nhân cung cấp, chi phí biên để sản xuất nhiều hơn, là 1 số dương. Như vậy việc định suất hạn chế sử dụng là không cần thiết. Hàng hóa công không thuần túy:Là hàng hóa công có thể định suất sử dụng có thể loại trừ nhưng phải chấp nhận một khoản tốn kém chi phí nhất định. Công chứng là hàng hóa công Xuất phát từ quy định về việc công chứng, chứng thực các loại giấy tờ của chính phủ thì phòng công chứng được hình thành và đây là một loại hàng hóa công. Tính chất công cộng của công chứng được thể hiện ở chỗ là đáp ứng được nhu cầu của xã hội về chứng thực các loại giấy tờ. Công chứng là một hàng hóa công không thuần túy Thực tế cho thấy ta không thể loại trừ các cá nhân trong xã hội hưởng thụ loại hàng hóa này một cách tuyệt đối. Các cá nhân cần công chứng giấy tờ là những người hưởng lợi trực tiếp từ hoạt động này. Bên cạnh đó, các cá nhân khác không trực tiếp hưởng lợi ích cũng có lợi ích vì giả sử họ giao dịch với người có các giấy tờ công chứng họ có thể được đảm bảo vì các giấy tờ liên quan có giá trị pháp lý và được đảm bảo. Tuy nhiên nếu có quá nhiều người sử dụng loại hàng hóa này có thể gây ra các khó khăn đối với người khác, ví dụ như tình trạng quá tải ở các phòng công chứng trong thời gian vừa qua. Để giải quyết vấn đề này chúng ta có thể định suất sử dụng loại hàng hóa này nhưng chi phí của việc định suất là rất tốn kém. Từ các đặc điểm trên chúng ta có thể kết luận rằng công chứng là một hàng hóa công không thuần túy. II. Công chứng công tại Việt Nam 1. Khái quát về công chứng Công chứng là hoạt động mang tính chất dịch vụ, đối tượng là các hợp đồng giao dịch. Đã nói đến hợp đồng thì Bộ Luật Dân sự quy định rất chặt chẽ. Muốn mua bán một tài sản, đặc biệt là bất động sản thì phải làm hợp đồng giao dịch (HĐGD) như thế nào thì mới có hiệu lực. Công chứng những hợp đồng này là công việc chuyên môn của các luật gia. Như vậy, công chứng bảo đảm cho sự an toàn pháp lý cho các bên trong HĐGD, góp phần cho sự kiểm soát của nhà nước. Theo Nghị định 75/2000/NĐ-CP ngày 8-12-2000 của Chính phủ về công chứng, chứng thực thì thẩm quyền công chứng, chứng thực của PCC ( Phòng công chứng ), UBND cấp huyện, UBND cấp xã được quy định cụ thể như sau: PCC có thẩm quyền công chứng: Hợp đồng, giao dịch có yếu tố nước ngoài; Hợp đồng, giao dịch liên quan đến bất động sản thuộc thẩm quyền địa hạt của PCC; Hợp đồng, giao dịch liên quan đến động sản có giá trị từ 50 triệu đồng trở lên; Bản dịch giấy tờ từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt hoặc ngược lại; Chữ ký của người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài trong các giấy tờ phục vụ cho việc thực hiện các giao dịch ở trong nước và ở nước ngoài, chữ ký của công dân Việt Nam trong các giấy tờ phục vụ cho việc thực hiện các giao dịch ở nước ngoài; Nhận lưu giữ di chúc; Các việc khác do pháp luật quy định; Các việc thuộc thẩm quyền chứng thực của UBND cấp huyện, trừ hợp đồng, giao dịch liên quan đến bất động sản thuộc thẩm quyền địa hạt của UBND cấp huyện; Các việc thuộc thẩm quyền chứng thực của UBND cấp xã. UBND cấp huyện có thẩm quyền chứng thực: Bản sao giấy tờ,  văn bằng,  chứng chỉ  bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài; Chữ ký của công dân Việt Nam trong các giấy tờ phục vụ cho việc thực hiện các giao dịch dân sự ở trong nước; Hợp đồng, giao dịch liên quan đến bất động sản theo thẩm quyền địa hạt; Hợp đồng, giao dịch liên quan đến động sản có giá trị dưới 50 triệu đồng; Văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản; Các việc khác theo quy định của pháp luật. UBND cấp xã có thẩm quyền chứng thực các việc: Chữ ký của công dân Việt Nam trong các giấy tờ phục vụ cho việc thực hiện các giao dịch dân sự ở trong nước; Di chúc, văn bản từ chối nhận di sản; Các việc khác theo quy định của pháp luật. 2. Thực trạng công chứng công tại Việt Nam Theo báo cáo của Bộ Tư pháp trình UBTVQH thì qua tổng kết 15 năm tổ chức và hoạt động công chứng trên cả nước đã cho thấy một thực trạng oái oăm: “Rất nhiều cơ quan đang “hành” dân kiểu một số văn bản như các bản sao chỉ cần chứng thực là đủ thì lại yêu cầu đến PCC. Hậu quả tất yếu là các PCC rơi vào tình trạng quá tải với hàng loạt các vấn đề phức tạp nảy sinh: tốn kém về thời gian, tiền bạc của cả Nhà nước và nhân dân; “cò” công chứng... Hợp đồng giao dịch rất nhiều nhưng cả nước có chưa đầy 140 phòng công chứng với khoảng 400 CCV (so với Pháp: 60 triệu dân, 4.500 VPCC và 8.000 CCV), liệu họ có đảm nhận hết không hay lại trở lại thời kỳ ách tắc? Trình độ của công chứng viên còn nhiều hạn chế, một số công chứng viên thuộc loại “ con ông cháu cha “. Một tình trạng khá phổ biến ở một số địa phương : hầu hết đều là các cháu học tại chức tại tỉnh, đủ 5 năm công tác theo đúng yêu cầu bổ nhiệm: học tốt nghiệp phổ thông xong thi ĐH trượt, người thân đưa vào làm văn thư trong một cơ quan tư pháp, pháp luật, có thể là sở Tư pháp hoặc tòa án, vào năm trước, năm sau đi học tại chức do tỉnh mở liên kết với trường luật, vừa làm vừa học. Có sự nhầm lẫn về khái niệm giữa công chứng và chứng thực, khiến cho các PCC và cơ quan hành chính rơi vào tình trạng quá tải do thực hiện thêm 97% công việc không phải là của mình .  Để giải quyết tình trạng bức xúc này Chính phủ đã ban hành Nghị định số 93/2001/NĐ-CP ngày 12/12/2001 về phân cấp việc công chứng và chứng thực giấy tờ cho cấp phường, xã. Tuy nhiên vẫn còn nhiều bất cập như: Tạo nên sự quá tải công việc cho UBND phường, xã và thị trấn. Chưa có thời gian chuẩn bị về nghiệp vụ, chuyên môn, nhân sự cho phường, xã và thị trấn. Cơ sở vật chất của một số phường, xã và thị trấn chưa đáp ứng được yêu cầu công chứng, chứng thực. Trước thực trạng này công chứng tư ra đời như là một giải pháp nhằm nâng cao chất lượng của công chứng và chứng thực giấy tờ. III. Công chứng tư tại Việt Nam: 1. Hoàn cảnh ra đời: Tháng 1 năm 2007 Luật công chứng ra đời nhằm tạo ra quy định pháp lý về vấn đề công chứng và chứng thực giấy tờ. Đến ngày 18 tháng 7 năm 2007, Nghị Định 79/2007/NĐ-CP chính thức cho phép áp dụng hình thức công chứng tư nhân nhằm giảm bớt tình trạng quá tải, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả của công tác công chứng và chứng thực giấy tờ: Nội dung nghị định cho phép công chứng tư nhân, quan hệ giữa người yêu cầu công chứng với văn phòng công chứng là quan hệ mang tính dịch vụ có thu phí, thù lao; việc làm của công chứng viên phụ thuộc vào số lượng và chất lượng dịch vụ mà họ cung cấp cho người yêu cầu công chứng; nếu gây thiệt hại cho khách hàng thì phải bồi thường thiệt hại thông qua các tổ chức hành nghề công chứng. Tháng 7 năm 2008, 7 văn phòng công chứng đầu tiên đã ra đời ở Hà Nội, sau đó đến tháng 9 năm 2008, 8 văn phòng công chứng tiếp theo ra đời ở TP HCM. Tính tới thời điểm này tại Hà Nội đã có 39 văn phòng công chứng và bắt đầu xuất hiện hình thức này ở một số tỉnh khác như: Đồng Nai, Bình Dương, Đà Nẵng... 2. Điều kiện thành lập một văn phòng công chứng: Phải là công chứng viên, phải là công dân Việt Nam, tối thiểu 5 năm làm công tác pháp luật, cử nhân luật, học nghề công chứng tối thiểu 6 tháng tại Học viện Tư pháp, qua thời gian tập sự 18 tháng sau đó mới được bổ nhiệm công chứng viên. Sau khi được bổ nhiệm, cần lập đề án mở Văn phòng Công chứng trình UBND cấp tỉnh xem xét đồng ý phê duyệt cho phép thành lập. Sau khi lập, phải đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp. Văn phòng Công chứng phải qua “cửa” UBND tỉnh, được phép rồi mới đăng ký hoạt động, tức là qua 2 “cửa”. Bởi anh kinh doanh một mặt hàng đặc biệt là quyền lực Nhà nước, được nhân danh Nhà nước. UBND tỉnh nên xem xét phân bổ đồng đều, tránh chỗ thì chen chúc nhau, chỗ thì không có. 3. Thực trạng của công chứng tư: 3.1. Tác động tích cực của công chứng tư: Sự ra đời của VPCC đã làm cho diện mạo ngành công chứng nói chung có nhiều thay đổi. Các VPCC đều hoạt động với tiêu chí làm hết việc chứ không phải làm hết giờ. Thêm vào đó là phương thức hoạt động khá linh hoạt, thái độ phục vụ tận tình, chu đáo, nhiều VPCC không chỉ giữ xe miễn phí, mà khách đến liên hệ còn được phục vụ miễn phí cà phê, nước uống... Sự xuất hiện của VPCC sẽ là một hướng để giải quyết hiện tượng “con ông cháu cha “ trong lực lượng CCV của phòng công chứng. Thứ nhất, CCV làm trong VPCC không phải là công chức nhà nước, miễn là anh có bằng cử nhân luật, qua đào tạo, có nhu cầu thì được bổ nhiệm. Như vậy, VPCC không phụ thuộc biên chế cũng như ngân sách nhà nước. Người đứng ra mở VPCC tự bỏ tiền để trang trải mọi chi phí. Mô hình này giống hệt nước ngoài, ở châu Âu, CCV là tự do. Các nước XHCN cũ cũng chuyển qua mô hình này. Giải quyết được tình trạng “hành dân “ của phòng công chứng , hẹn đi hẹn lại người đến công chứng; việc dành trọn cả một buổi mỗi tuần (trong giờ hành chính) để họp hành khiến người dân lỡ đến lại phải ấm ức quay về… có thể sẽ được chấm dứt do áp lực cạnh tranh để tồn tại và phát triển Việc các văn phòng công chứng đi vào hoạt động sẽ gây áp lực cạnh tranh rất lớn đối với phòng công chứng của Nhà nước và buộc các phòng công chứng phải nâng cao hơn nữa hiệu quả phục vụ của mình, đặc biệt khi công chứng tư và công chứng Nhà nước có thể cùng treo biển phục vụ người dân ở cùng một khu vực, thuận lợi cho người dân cân đo lựa chọn mô hình phục vụ. Có dịch vụ công chứng tại nhà, Đối với dịch vụ này, ngoài mức phí theo quy định, nếu đi công chứng trong nội thành Hà Nội, người dân sẽ phải trả thêm 200 ngàn tiền đi lại, nếu ở ngoại thành thì tùy vào cự ly mà hai bên thỏa thuận mức phụ trội này. Có đường dây nóng 24/24 để người dân có thể hỏi tất cả những vấn đề liên quan tới công chứng. Sau hơn một thời gian, văn phòng công chứng đã tỏ ra vượt trội về thái độ và tác phong làm việc nên khách hàng tìm đến đông, doanh thu trung bình khoảng 100 triệu đồng/tháng, cá biệt có cơ sở thu khoảng 200 triệu đồng/tháng. Ngược lại với hoạt động sôi nổi ở các văn phòng công chứng, công chứng nhà nước đang “đói’’ khách, giảm 1/3 công suất hoạt động so với trước. Sức hút từ kết quả kinh doanh khiến một số công chứng viên (CCV) nhà nước của các tỉnh bạn đã đệ đơn nghỉ việc, ra Hà Nội hành nghề tư nhân. Qua đó giảm bớt tình trạng quá tải ở các phòng công chứng. 3.2. Hạn chế Trên thực tế, sau gần một năm hoạt động, các VPCC này cũng đã bộc lộ khá nhiều bất cập và sự kém hiệu quả của việc cung cấp tư công chứng. Cụ thể là: 3.2.1. Lệ phí VPCC, mạnh ai nấy thu Ngoài việc áp dụng thu phí công chứng theo mức thu quy định tại Thông tư liên tịch số 91/2008/TTLT-BTC-BTP, VPCC còn được thỏa thuận thu thêm phí dịch vụ ngoài hợp đồng đối với khách hàng. Kiểu thỏa thuận này khiến mỗi nơi một khác và người chịu thua thiệt cuối cùng vẫn là khách hàng. Tại VPCC V. ở khu đô thị Trung Yên, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội, phí soạn thảo văn bản mua bán nhà là 300.000 đồng. Tuy nhiên, khi đến giao dịch ở đây, kể cả lúc đông lẫn vắng giao dịch, khách hàng vẫn được mời thực hiện dịch vụ làm nhanh với mức phí 300.000 đồng (công chứng nhà nước không thu khoản phí này). Nếu không nộp khoản tiền trên thì hôm sau khách hàng mới được lấy kết quả công chứng. Tương tự, tại VPCC G., phố Tràng Thi, quận Hoàn Kiếm, soạn thảo văn bản cam kết tài sản chung vợ chồng hay di chúc là 500.000 đồng, hợp đồng ủy quyền lại, chuyển nhượng, tặng cho một phần nhà, đất là 300.000 đồng. Sự ra đời của các văn phòng công chứng tư giúp giảm tải tại các phòng công chứng Nhà nước. Ảnh: VTC Trên thực tế, người dân đến các VPCC là nhằm không muốn tốn công chờ đợi và lệ phí do Nhà nước quy định bởi hầu hết các VPCC đều trương biển trực thuộc Sở Tư pháp Hà Nội. Thế nhưng, các phòng công chứng tư đã lợi dụng “vỏ bọc” an toàn đó để tung giá “trên trời” với các “thượng đế”. Chị Nguyễn Trang Nhung ở Khu tập thể Xí nghiệp Thiết bị điện ảnh đến VPCC N. tại khu đô thị mới Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội, để công chứng giấy ủy quyền mở tài khoản tại Công ty chứng khoán. Chị Nhung cho biết: "Chẳng qua do bận đi công tác nên mới phải đến đây, nhưng đến rồi thì thấy không hài lòng chút nào. Mua mẫu của văn phòng để công chứng hết 100.000 đồng và phí lấy trong ngày cũng 100.000 đồng”. Chị Trần Thị Thu, ở Khu đô thị mới Định Công, quận Hoàng Mai, Hà Nội, kể: "Mới đây, tôi có đến văn phòng công chứng tư đề nghị đến nhà công chứng một hợp đồng đơn giản, có đầy đủ giấy tờ thủ tục. Nhưng khi đến làm việc, họ đòi thêm phí dịch vụ làm ngoài giờ hơn một triệu đồng, trong khi lệ phí công chứng chưa đến 300.000 đồng. Giá như vậy là quá cao!". Ông Phạm Thanh Cao, Trưởng phòng Bổ trợ tư pháp, Sở Tư pháp thành phố Hà Nội, cho biết hiện TP có tình trạng phòng công chứng tư thu phí gấp 10 lần nhà nước với những dịch vụ làm nhanh, dịch vụ làm ngoài giờ, công chứng tại nhà. Đó là chưa kể đến những trường hợp nhằm tăng sự “cạnh tranh”, có VPCC còn treo biển “giảm giá công chứng”. 3.2.2. Non kém về nghiệp vụ Ông Nguyễn Thanh Tú, từng là trưởng Phòng công chứng số 3, nay mở VPCC riêng, cho biết: "Xuất hiện tình trạng khách hàng bị VPCC này từ chối công chứng hợp đồng giao dịch vì nội dung không phù hợp theo quy định, thì mang ngay sang văn phòng khác và được chấp nhận. Chính sự tùy tiện, phá rào trên đã tự hạ thấp uy tín, đạo đức nghề nghiệp của những công chứng viên trong con mắt của người dân". Sự non kém về nghiệp vụ của không ít công chứng viên cũng là nguyên nhân dẫn tới tình trạng công chứng ẩu, ký xác thực công chứng mà không đọc kỹ văn bản. Một VPCC chứng nhận giấy ủy quyền ra Tòa để giải quyết vụ việc, nhưng lại bị TAND huyện Từ Liêm trả lại vì trong giấy chứng nhận ủy quyền đó, đương sự chưa ký nhưng công chứng viên ký sẵn vào trước đó. Có VPCC chứng nhận di chúc thừa kế cho người thuộc hàng thừa kế thứ nhất (trong khi người đó đã chết) nhưng lại bỏ qua con của người đó. Thậm chí, khi xác nhận hợp đồng giao dịch, công chứng viên không đọc kỹ văn bản nên không phát hiện ra hợp đồng đó chỉ có điều 1, điều 3, mà thiếu điều 2; hay trường hợp xác nhận giấy biên nhận tiền lại không ghi rõ quyền và nghĩa vụ của 2 bên và bản thân công chứng viên cũng không trực tiếp chứng kiến việc có giao nhận tiền thật không… 3.2.3. Cơ quan quản lý cũng lúng túng Luật cho phép các VPCC ra đời, nhưng thực tiễn áp dụng lại chưa xây dựng đầy đủ cơ sở hạ tầng, khiến cho các VPCC chưa được tạo dựng một hành lang hoạt động an toàn. Hệ thống các VPCC thiếu sự liên kết thông qua mạng nội bộ để chia xẻ thông tin, không có cơ sở dữ liệu chung để kiểm soát thực trạng các hợp đồng... dẫn đến tình trạng một hợp đồng mua bán nhưng lại có tới hai VPCC ký xác thực. Chưa kể, việc bố trí địa điểm đặt các VPCC không khoa học, nhiều VPCC co cụm lại phía Tây thành phố, tạo nên tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, nơi thì thiếu chỗ thì thừa. Đơn cử, hai quận Đống Đa và Cầu Giấy tập trung quá nhiều văn phòng (mỗi nơi hơn 7 điểm), trong khi đó cả huyện ngoại thành Sóc Sơn không có văn phòng nào. Trong Luật công chứng quy định các VPCC được hoạt động dưới hình thức Công ty hợp danh và Doanh nghiệp tư nhân. Khi công chứng viên một mình đứng ra hoạt động theo dạng doanh nghiệp tư nhân, nếu công chứng viên này ốm, hoặc bận việc dài ngày không thể bố trí thời gian làm việc được, không lẽ VPCC đó phải đóng cửa nhiều ngày vì “không có công chứng viên ký chứng nhận”. Một trường hợp VPCC khác đóng trên địa bàn quận Đống Đa, công chứng viên không đủ kinh phí mở văn phòng để hoạt động, đã liên kết với một đối tác khác (không có thẻ công chứng viên) bỏ tiền ra đầu tư để mở văn phòng. Được một thời gian, hai người xảy ra mâu thuẫn quyền lợi, không thể hòa giải được, vị đối tác này đã tự ý khóa cửa văn phòng, “tịch thu” con dấu… khiến “ông” công chứng viên phải "bơ vơ". Gặp trường hợp này, các cơ quan quản lý Nhà nước cũng lúng túng, không biết phải giải quyết như thế nào, bởi ngay trong Luật cũng chưa dự trù được những trường hợp như thế này có thể xảy ra. Việc xã hội hóa hoạt động công chứng bước đầu tạo dựng được sức ép cạnh tranh, thách thức đáng kể lên hoạt động của các Phòng công chứng Nhà nước, mà người dân là đối tượng trực tiếp được hưởng lợi. Tuy nhiên, bên cạnh đó, sự quản lý khoa học, chặt chẽ từ phía các cơ quan quản lý Nhà nước để định hình hoạt động các VPCC theo đúng đường, đúng lối là điều cần thiết. 3.2.4. Công tác quảng bá thương hiệu của các VPCC còn yếu và uy tín của VPCC vẫn chưa được người yêu cầu công chứng thừa nhận Có không ít người còn chưa tin tưởng vào VPCC, dù luật quy định trách nhiệm cũng như chức năng, nhiệm vụ của công chứng công và tư không có gì khác biệt, giá trị pháp lý văn bản họ ký là như nhau. Còn theo ông Lê Hồng Sơn, Trưởng VPCC Sài Gòn, trong quy chế của ngân hàng lâu nay quy định hồ sơ thế chấp, cầm cố phải được công chứng tại PCC, nay có thêm VPCC nhưng quy chế đó vẫn chưa thay đổi nên các giao dịch liên quan đến ngân hàng người ta không đến VPCC. “Thậm chí, đã có ngân hàng kiên quyết không chấp nhận hợp đồng do VPCC ký. Cái lệ này đã khiến các VPCC mất hẳn một lĩnh vực hoạt động”, ông Sơn bức xúc. 3.2.5. Thiếu thông tin và sự liên kết với các ngành các cấp Một khó khăn hiện nay mà các công chứng viên vẫn gặp là chưa có hệ thống dữ liệu chung kết nối các PCC và VPCC tại TP.HCM. Hiện nay, các đơn vị công chứng chỉ có thể tham khảo thông tin bất động sản bị ngăn chặn trên mạng thông tin ngăn chặn của Sở Tư pháp, còn tài sản đó có ký mua, bán, tặng cho... ở đơn vị công chứng nào chưa thì không thể biết . 3.2.6. Sự ràng buộc và sự thiếu chặt chẽ của pháp luật Khoản 2 điều 32 Luật Công chứng quy định: “Chế độ làm việc của tổ chức hành nghề công chứng theo ngày, giờ làm việc của cơ quan hành chính nhà nước”. Một Trưởng VPCC ở TP.HCM nhận xét: “Các VPCC mở ra đều hoạt động theo tiêu chí làm hết việc chứ không hết giờ. Nhưng luật quy định như vậy, nếu làm ngoài giờ hành chính chẳng ra là vi phạm luật?”. “Việc lập di chúc không thể chờ đến giờ hành chính mà có thể được thực hiện bất cứ lúc nào khi người lập di chúc yêu cầu. Việc người dân yêu cầu mình công chứng thì được rồi, nhưng nếu sau này khi có một sự kiện pháp lý phát sinh, lấy văn bản công chứng này ra, căn theo luật thì nguy cơ tòa tuyên vô hiệu có thể xảy ra, thiệt thòi sẽ về phía người dân. Theo quy định của Luật công chứng, chức năng, thẩm quyền của phòng công chứng nhà nước và văn phòng công chứng (công chứng tư) đều như nhau. Công chứng nhà nước được chứng thực hợp đồng, giao dịch nào thì văn phòng công chứng tư cũng có thẩm quyền chứng những loại hợp đồng đó. Thế nhưng theo Luật đất đai, chỉ có công chứng nhà nước mới được xác nhận hợp đồng, giao dịch liên quan quyền sử dụng đất bởi luật này giao trách nhiệm cụ thể cho công chứng nhà nước. Sở dĩ có quy định này vì thời điểm ban hành Luật đất đai chỉ có phòng công chứng nhà nước mới có thẩm quyền công chứng, chưa có các phòng công chứng tư. Theo các phòng công chứng, nếu căn cứ theo quy định trên thì các phòng công chứng tư chỉ được công chứng nhà, không được công chứng đất, nhưng thực tế nhà thường gắn với đất. Lãnh đạo một phòng công chứng cho biết hiện có nhiều quan điểm khác nhau xung quanh vấn đề này: một số ý kiến cho rằng hoạt động của các phòng công chứng tư điều chỉnh theo Luật công chứng nên luật không cấm thì các phòng công chứng tư được làm. IV. Đề xuất kiến nghị Nâng cao chất lượng và trình độ của công chứng viên: bằng cách mở các tập huấn do các cán bộ tư pháp trực tiếp giảng dạy và truyền đạt kinh nghiệm… Nâng cao trình độ quản lý của cơ quan quản lý Nhà nước để linh hoạt hoạt động của văn phòng công chứng theo đúng hướng. Đây là một lọa hàng hóa công có sự phụ thuộc chặt chẽ với luật pháp nên không thể để tư nhân toàn quyền hoạt động mà cần phải có sự can thiệp, giám sát chặt chẽ của cơ quan nhà nước. Cần có sự liên thông thông tin, có sự phối hợp giữa các ngành các cấp: Để đảm bảo an toàn cho hợp đồng, giao dịch của người dân, các tổ chức công chứng cần liên thông về thông tin ngăn chặn giao dịch đối với bất động sản trên địa bàn TP. Cụ thể là từng căn nhà, từng thửa đất có bị ngăn chặn giao dịch do đang thế chấp, kê biên thi hành án, bị tòa án áp dụng biện pháp tạm thời cấm giao dịch... hay không. Qua đó, công chứng viên sẽ giải quyết hay từ chối công chứng. Để tạo thuận lợi cho hoạt động của các VPCC, Sở Tư pháp TP.HCM đã cho các VPCC này truy cập mạng thông tin ngăn chặn giao dịch tương tự các phòng công chứng. Hệ thống Mater để cập nhật các thông tin ngăn chặn liên quan về nhà, đất đang được thế chấp, cầm cố với các phòng công chứng. Bộ Tư pháp cần sớm ban hành quy trình liên kết mạng Master để tạo điều kiện thuận lợi cho công chứng tư hoạt động. Xây dựng hoàn chỉnh hệ thống luật pháp, tránh có sự chồng chéo giữa các quy định, nghị định nghị quyết. Các văn phòng công chứng tiến hành mua bảo hiểm công chứng để đảm bảo mức độ an toàn việc công chứng và xác thực: mức bảo hiểm được đề nghị tối thiểu là 1 tỷ đồng/ vụ, ở Hà Nội VPCC Nguyễn Tú, VPCC Việt đi tiên phong, tham gia ký kết hợp đồng mua bảo hiểm các loại công chứng cho khách hàng với hạn mức lên tới 5 tỷ đồng cho mỗi vụ việc. Tiến hành ký quỹ để bồi thường thiệt hại do công chứng viên làm sai: đề nghị với mức ký quỹ khoảng 100 triệu đồng/ công chứng viên để bồi thường thiệt hại. Lệ phí công chứng thì phải minh bạch, các văn phòng công chứng (VPCC) tư phải được quản lý chặt chẽ về mặt nhân sự, cơ sở vật chất, phương tiện hành nghề và bảo đảm an ninh. Công chứng tư nên có dấu quốc huy và trên con dấu của phòng công chứng tư cần có mã số của công chứng viên để dễ truy trách nhiệm (Công chứng tư được mang dấu quốc huy xuất phát từ công chứng là loại dịch vụ công, nhân danh nhà nước). Cần hoàn thiện các quy định về xác nhận chữ ký, trong đó, phải quy định cụ thể người xác nhận chữ ký phải chịu trách nhiệm đồng thời về nội dung của văn bản đó. Không có sự phân biệt nào về giá trị công chứng giữa hai loại hình phòng công chứng này. Công chứng viên là công chức Nhà nước hay công chứng viên không phải là công chức Nhà nước đều phải chịu trách nhiệm như nhau đối với sản phẩm công chứng và người dân. Chính vì lẽ đó cần phải có sự tuyên truyền hơn nữa về hoạt động công chứng hiện nay.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docHàng hóa công - dịch vụ công chứng.doc