Giới thiệu phân tích chi phí và lợi ích

Nhưtrong bất kỳphân tích nào, việc thuế được chi trảcho ai là vấn đềcó ý nghĩa quan trọng. Nếu chính phủthu thuếkhông có vịthếtrong phân tích thì cần phải đưa thuếvào giá trịcủa sản lượng bịcắt giảm cũng nhưgiá trịcủa tiêu dùng gia tăng. Khoản thuếmà lẽra phải chi trảcho sản xuất tưbịcắt giảm được đưa vào nhưlợi ích vì chi trảthuếsẽrơi vào tay một bên không có vịthế. Thuế đánh vào tiêu dùng gia tăng được tính đến vì mức giá có thuếlà thước đo giá trịcận biên hay mức sẵn sàng chi trảcủa người tiêu dùng. Mặt khác, nếu chính phủ đánh thuế không có vịthế(nhưtrường hợp thường xảy ra giống nhưtrường hợp nêu trên) thì chi trảthuế đối với sản lượng đầu-ra (output) bịcắt giảm đơn thuần là một chuyển nhượng và không được đưa vào trong chi phí của đầu vào. Phần khó nhất trong quá trình này là quyết định xem phân chia đầu-ra (output) của dựán nhưthếnào giữa cắt giảm sản xuất tưvà tăng tiêu dùng. Chìa khoá đểquyết định là một sốkiến thức nhất định về độco dãn cung và cầu cho loại hàng đang xét. Cách dễdàng nhất đểcó được những con sốnày là lấy chúng từ độco dãn cung và cầu dựtính mà các nhà kinh tế đã thực hiện và một số kiến thức về đặc tính của các nhà cung cấp trên thịtrường.

pdf120 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1916 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giới thiệu phân tích chi phí và lợi ích, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
anol có thể là 0 hay âm. Mặt khác, nếu chính phủ trả cho nhà sản xuất khoản chênh lệch giữa mức giá cân bằng là $0.40 và mức giá hỗ trợ là $1.00 cho mỗi đơn vị họ sản xuất ra thì chương trình êtanol sẽ cắt giảm lượng tiêu dùng tư của mặt hàng êtanol. Lúc đó, cần định giá đầu-vào ở mức giá thị trường phổ biến là $0.40. Thất nghiệp Một biến đổi thông thường về đề tài tính không hoàn hảo của thị trường xảy ra khi có thất nghiệp trong một vùng. Nó có thể do kiểm soát giá (mức lương tối thiểu) hay một số hoạt động không hiệu quả của thị trường lao động gây nên. Có một thói quen sai lầm là gắn giá trị 0 (zero) cho lao động của các cá nhân bị thất nghiệp đi làm cho các dự án. Trong thực tế, những người bị thất nghiệp có thể tham gia vào các hoạt động như giữ trẻ, bảo trì nhà ở, dạy học hay đi tìm việc làm trong khi không làm việc trên thị trường lao động. Thế nên, không được tính giá trị lao động của họ ở mức 0. Cũng không đúng khi coi mức lương chi trả cho những người trước đây bị thất nghiệp là chi phí lao động của họ. Chi phí lao động dùng trong một dự án là chi phí cơ hội của dự án đó. Nếu một người trước đó thất nghiệp chọn làm việc cho một dự án thì có nghĩa là vì các mức lương chi trả cho một dự án lớn hơn giá trị của lựa chọn thay thế của họ. Mức dư hay mức chênh lệch giữa tiền công và giá trị của lựa chọn thay thế tốt nhất liền kề là chuyển nhượng từ người trả tiền cho dự án và người dự án trả tiền. Giá trị thích hợp gắn cho lao động của những người bị thất nghiệp được dự án thuê có thể là một phần mức tiền công thị trường trả cho những người có cùng kỹ năng và kiến thức nền. Nếu những người này tích cực tìm kiếm cho mình một công việc ở mức tiền công đang được đưa ra thì giá trị của lựa chọn thay thế tốt nhất liền kề của họ phải ít hơn mức tiền công. Khó có thể nói là ít hơn bao nhiêu song có thể thử trong diện các con số % (30%, 50%, 80%) và đưa vào phân tích độ nhạy cảm.[10] Trong phần lớn các trường hợp, không nên tính tiền công trả cho người được dự án tuyển dụng như là lợi ích tuy đây vẫn là một thói quen phổ biến.[11] Như đã nói tới ở trên, chi phí cơ hội của lao động dùng trong một dự án là đầu ra mà lao động đó sẽ có thể tạo ra ở đâu đó, có thể là dưới dạng việc làm được trả công hay việc nhà. Việc đưa tiền công chi trả cho lao động trong một dự án vào như một phần của lợi ích của dự án hàm ý rằng lao động sẽ không tạo ra một đầu ra nào khác nếu không làm việc cho dự án. Nó cũng hàm ý rằng cơ quan trả tiền công không có vị thế. Việc tuyển dụng những người trước đó bị thất nghiệp có thể mang lại lợi ích xã hội nhiều mặt trong đó có làm giảm tình trạng nghiện ngập hay bạo lực gia đình. Tuy nhiên, để bàn đến những lợi ích này cần phải một cách cụ thể trong một phân tích. Ví dụ: Từ gỗ đến đường sắt Một chương trình dự định sẽ tuyển dụng những công nhân đốn gỗ thất nghiệp để xây dựng đường sắt đường dài trong các khu rừng của bang đã ngừng khai thác gỗ. Chương trình sẽ xây một hệ thống đường ray sử dụng 50,000 ngày người lao động. Hầu như tất cả những người này hiện đều là những công nhân khai thác gỗ bị thất nghiệp. Trong các vùng mà những người này sinh sống, mức giá thị trường cho 8 giờ công lao động là vào khoảng $40 song tỷ lệ thất nghiệp vẫn rất cao. Nếu tính toán được các chi phí và lợi ích khác của dự án (giá trị của đường ra trừ đi chi phí của các đầu-vào loại trừ lao động) thì dự án có lợi ích ròng vào khoảng $1.2 triệu đô. Vậy có nên tiến hành dự án hay không? Câu trả lời tuỳ thuộc vào việc định giá lao động này như thế nào. Sẽ là sai lầm khi xác định giá trị của lao động là 0 khi những người này có thể cung cấp một số dịch vụ có ích cho gia đình của họ song nếu họ đang thất nghiệp và đang tích cực tìm kiếm một việc làm khác thì mức tiền công $40 có thể cao hơn giá trị của hoạt động tốt nhất liền kề của họ. Gắn một giá trị là $24/ngày ($1.2M/50,000) cho một lao động sẽ được sử dụng trong một dự án sẽ cho một kết quả lợi ích ròng bằng 0. Thế nên việc sử dụng bất kỳ một lượng nào dưới mức đó cũng hàm ý rằng dự án là đáng được thực hiện và việc sử dụng bất kỳ một khoản nào trên mức đó cũng hàm ý rằng dự án là không đáng để thực hiện. Thật tình cờ, tiền công chi trả cho những người làm việc trong dự án chỉ là chuyển nhượng từ người đóng thuế sang nhân viên dự án. Không nên liệt các khoản chuyển nhượng này vào chi phí hay lợi ích. Phân tích CBA này sẽ trở nên khó khăn hơn nếu nó được thực hiện từ quan điểm của nhà nước song tiền lại do chính quyền liên bang cung cấp thì tiền đó sẽ được tính là lợi ích của dự án. Cuối cùng, một phân tích có thể lưu ý rằng việc cắt giảm tỷ lệ thất nghiệp trong một khu vực có thể làm giảm bớt các vấn đề xã hội thường đi liền với tình trạng thất nghiệp cao mặc dù khó có thể xác định được giá trị của những lợi ích này. Trưng dụng đất tư cho mục đích công có đền bù thoả đáng Có thể phân tích việc một dự án trưng dụng đất theo một cách khác. Lượng đất dùng trong một vùng thông thường là cố định nên có thể coi đường cung đất như một đường thẳng đứng. Tuy nhiên, quỹ đất dành cho tiêu dùng tư bằng lượng đất sẵn có trừ đi lượng đất được sử dụng trong dự án. Bởi vậy, có thể cho là dự án làm giảm cung đất cho tiêu dùng tư, khiến đường cung đất thẳng đứng dịch chuyển sang trái. Kết quả là đẩy giá đất lên cao và làm giảm lượng đất sẵn có dành cho tiêu dùng tư. Nếu số đất này được đưa ra bán một cách thẳng thừng bởi những người thực sự muốn bán thì mức giá thị trường (hay trong trường hợp những dự án lớn mức trung bình của giá thị trường trước và sau dự án) phản ánh chính xác giá trị của lượng đất đó vì mức giá là mức hợp lý mà ở mức giá đó chủ đất tự nguyện muốn bán đất. Tuy nhiên, nếu các chính phủ tuyên bố trưng dụng một mảnh đất nhằm buộc chủ sở hữu phải bán lại đất với "mức giá thị trường công bằng" thì mức giá đó đánh giá thấp giá trị thực của mảnh đất. Thật ra, nếu chủ đất chỉ xác định giá trị của mảnh đất hay các hoạt động nâng cấp thực hiện đối với mảnh đất đó theo mức giá thị trường phổ biến thì chủ đất ắt hẳn đã bán mảnh đất đó trước khi tính đến chuyện nhượng lại đất cho dự án. Chủ đất bị buộc phải bán đất. Có vẻ như họ định giá đất cao hơn giá trị thị trường chuẩn nếu tính theo độ sẵn sàng chấp nhận (Willing to Accept ~ WTA) bị mất bất động sản của họ. Thường thì giá trị gắn cho một đơn vị không được cao hơn mức giá của một đơn vị thay thế lân cận. Song đối với bất động sản, mỗi một địa thế là duy nhất. Mảnh đất với địa thế độc đáo đó mang những đặc tính với giá trị riêng có đối với chủ đất. Nó cũng có một ý nghĩa lớn về mặt tình cảm đối với chủ sở hữu đất khiến cho mức WTA của chủ đất trở nên rất cao. Giá trị của những đơn vị đất có được bằng biện pháp trưng dụng nhà nước có thể biến động từ mức giá thị trường cho đến mức giá kỳ vọng của chủ đất cuối cùng như thể hiện trong Hình 4-5. Hình 4-5 Khó có thể xác định xem đâu là chỉ dẫn để có thể gán giá trị đúng cho đất được trưng dụng nếu nhà nước có đền bù. Các đo lường thị trường không thể dự tính giá trị của các gói đất chính xác được lấy đi từ các chủ đất. Ít nhất cũng có thể nói rằng mức giá chuẩn trên thị trường được trả cho mảnh đất phản ánh thấp giá trị thực của mảnh đất. Ví dụ: Vị thế và Trưng dụng đất có đền bù của nhà nước Một thành phố sắp xây một bể bơi phục vụ cư dân thành phố và khách thập phương. Diện tích cần để xây bể bơi hiện đã bị chiếm đóng song sẽ được giải phóng thông qua trưng dụng và đền bù. Các chủ đất sẽ được trả với mức giá thị trường hợp lý. Tổng chi phí mà thành phố phải bỏ ra là $800,000. Một số cư dân phản đối việc trưng dụng đất song thành phố vẫn thắng kiện và nhận được quyết định phê duyệt việc trưng dụng đất. Một vấn đề cần phải bàn tới trong một phân tích chi phí lợi ích của việc xây một bể bơi có thể là chi phí của diện tích đất sẽ được sử dụng. Nếu phân tích được tiến hành từ góc nhìn của chính quyền thành phố thì chi phí trả cho diện tích đất đó chỉ đơn thuần là giá trị thị trường hợp lý phải trả cho chủ đất hay là $800,000. Tuy nhiên, nếu cư dân của mảnh đất cũng có vị thế thì giá thị trường hợp lý $800,000 là mức định giá tối thiểu đối với giá trị của mảnh đất đó. Thực tế là một số cư dân chống lại hành động trưng dụng đất sẽ cho thấy rằng họ định giá các lô đất cao hơn so với mức giá thị trường được công bố mặc dù việc xác định được giá trị thích hợp ở đây là một việc không tưởng. Tóm lược: Gắn giá trị cho các đầu-vào sử dụng trong một dự án thường là một quá trình tương đối dễ hiểu. Nếu các thị trường vận hành với độ hiệu quả hợp lý thì mức giá trả cho đầu-vào phải là thước đo chuẩn xác của chi phí cơ hội của việc sử dụng chúng trong dự án. Đối với phần lớn đầu-vào của phần nhiều các dự án, mức giá đầu-vào trước dự án là giá trị chuẩn được dùng trong CBA. Nếu một dự án dùng một lượng đầu-vào lớn và mức giá của đầu-vào đó dự kiến là sẽ tăng do tác động của dự án thì mức trung bình của các mức giá trước và sau dự án có thể là hợp lý. Nếu đánh thuế lên việc mua một đầu-vào, mức độ đưa thuế vào chi phí phụ thuộc vào việc liệu bộ phận thu thuế có vị thế hay không cũng như độ chênh lệch giữa tiêu dùng tư suy giảm và sản lượng gia tăng. Những thiệt hại bên ngoài liên quan đến việc sản xuất hay tiêu dùng một đầu-vào cần phải được tính đến trong chi phí của một đầu-vào. Tuy nhiên, khó có thể ước tính được chính xác các thiệt hại bên ngoài này. Quy tắc chung trong việc gắn giá trị cho đầu-vào là bất kỳ một sản xuất tăng thêm nào được tạo ra bởi dự án cần phải được định giá ở mức chi phí cận biên. Hay bất kỳ một cắt giảm nào trong tiêu dùng tư cần phải được định giá theo mức sẵn sàng chi trả của người tiêu dùng hoặc trong một số các trường hợp hạn chế là độ sẵn sàng chấp nhận. Các chỉ số về độ co dãn, nếu có thể có được, có thể được sử dụng để xác định các kích cỡ tương ứng của các suy giảm trong tiêu dùng tư và tăng trong sản lượng. Nếu độ co dãn là không thể xác định được, sẽ là an toàn hơn nếu giả định một độ chênh lệch nào đó giữa hai mức cung trong ngắn hạn và rằng độ co dãn cung dài hạn là co dãn hoàn toàn đối với phần lớn các loại hàng hoá. Dù tốt hay xấu thì CBA cũng là một phân tích thiếu độ chính xác. Trên các thị trường có thể tồn tại hàng loạt những hoạt động không hiệu quả và khi chúng kéo dài thì một nhà phân tích sẽ phải dè chừng khi tính toán giá trị của đầu-vào. Họ phải chữa trị cho các mức giá thị trường với một liều thuốc hoài nghi liều cao. Tham khảo Boardman. "Lựa chọn giữa Than đá và Năng lượng hạt nhân ở Ấn Độ: Một cách Tiếp cận Chi phí-Lợi ích," Tạp chí Năng lượng và Phát triển, 1987. Bài tập 1.Hãy tưởng tượng rằng có một đầu-vào mà đường cung và đường cầu được cho bởi các phương trình sau: Cầu: Qd = 1000 - 2P Cung: Qs = 3P - 200 Tưởng tượng rằng một dự án sẽ dùng 100 đơn vị hàng hoá này làm đầu-vào. Hãy tìm giá trị đúng của chi phí đầu-vào này trong những điều kiện sau: A. Không có bóp méo thị trường. B. Phải trả một khoản thuế là $50/đơn vị cho chính phủ và chính phủ có vị thế C. Phải trả một khoản thuế là $50/đơn vị cho chính phủ và chính phủ không có vị thế D. Việc sản xuất đầu-vào này tạo ra thiệt hại cận biên bên ngoài là $20/đơn vị. E. Đầu vào được cung cấp bởi một hãng độc quyền với chi phí cận biên là $100 (thế nên đường cung cho ở trên không còn thích hợp nữa). 2. Một dự án sẽ dùng 10,000 galông xăng. Vì đây là một lượng tương đối nhỏ nên không mong đợi rằng mức giá thị trường của xăng sẽ thay đổi do tác động của dự án. Với năng lực dư thừa của các nhà máy lọc dầu địa phương, cung được giả định là co dãn hoàn toàn. Có hai bóp méo trên thị trường xăng. A. Thứ nhất, thị trường không phải là cạnh tranh hoàn toàn. Thế nên trong khi chi phí cận biên của việc cung cấp một galông xăng là $1.00 thì mức giá là $1.75. Xăng cũng phụ thuộc vào các loại thuế của chính phủ và chính quyền bang tổng cộng là $0.40/galông. Đâu là giá trị cần lấy cho chi phí của sản phẩm xăng được dùng trong dự án. B. Bây giờ, hãy tưởng tượng rằng thay vì co dãn hoàn toàn thì đường cung ở đây là co dãn không hoàn toàn. Đây có thể là tình huống ngắn hạn nếu không có năng lực sản xuất dư thừa. Câu trả lời của bạn thay đổi như thế nào? Đáp án 1. Hình dung là có một đầu-vào mà đường cung và đường cầu được cho bởi các phương trình sau: Cầu: Qd = 1000 - 2P Cung: Qs = 3P - 200 Tưởng tượng rằng một dự án sẽ dùng 100 đơn vị của mặt hàng nào làm đầu-vào. Tìm giá trị đúng của chi phí của đầu-vào này trong những điều kiện sau: A. Không có bóp méo thị trường. Giá và lượng ban đầu được cho trong đáp số đồng thời của hàm cầu và cung như sau: Qd=Qs 1000 - 2P = 3P - 200 1200 = 5P P = 240, Qd = Qs = 520 Trong trường hợp này, lượng cầu sẽ tăng lên 100 đơn vị để cho ta một quan hệ cầu mới Qd = 1000 - 2P + 100 = 1100 - 2P và mức giá cân bằng mới sẽ là Qd=Qs 1100 - 2P = 3P - 200 1300 = 5P P = 260, Qd = Qs = 580 Vì mức giá tăng từ 240 lên 260 do tác động của một dự án thì 250, trung bình của hai mức giá cần được sử dụng như giá trị của mỗi đơn vị. Tổng chi phí sẽ là $250/đơn vị nhân 100 đơn vị hoặc là $25,000. Thật tình cờ, tổng lượng hàng hoá trao đổi trên thị trường tăng từ mức 520 lên mức 580, tức là tăng lên 60 đơn vị. Tuy nhiên, vì dự án dùng 100 đơn vị đầu-vào, tiêu dùng tư giảm 40 đơn vị từ 520 xuống còn 480. B. Đóng một khoản thuế là $50/đơn vị cho chính phủ có vị thế Thêm một khoản thuế vào thị trường bao hàm việc phải viết lại phương trình đường cung như sau: Qs = 3P - 200 --> P = Qs/3 + 66.67 Và thêm thuế để có được P = Qs/3 + 66.67 + 50 --> Qs = 3P - 350 Mức cân bằng trước dự án là Qd=Qs 1000 - 2P = 3P - 350 1350 = 5P P = 270, Qd = Qs = 460 Và mức giá không bao gồm thuế là 220. Dự án tăng cầu lên 100 đơn vị và mức cân bằng sau dự án là Qd=Qs 1100 - 2P = 3P - 350 1450 = 5P P = 290, Qd = Qs = 520 Thế nên dự án tăng tổng lượng lên 60 đơn vị. Song vì thực ra dự án dùng 100 đơn vị nên số lượng dành cho tiêu dùng tư giảm một lượng là 40 đơn vị. 60 đơn vị tăng trong tổng sản lượng cần phải được định giá theo chi phí cận biên, mức giá loại trừ thuế trong khi 40 đơn vị cắt giảm trong tiêu dùng tư cần phải được định giá ở giá trị cận biên, chi phí bao gồm thuế. C. Nộp một khoản thuế là 50/đơn vị cho chính phủ không có vị thế D. Việc sản xuất đầu-vào gây ra thiệt hại cận biên bên ngoài là $20/đơn vị. E. Đầu vào này được cung cấp bởi một hãng độc quyền với chi phí cận biên là $100 (thế nên đường cung được đưa ra dưới đây không còn thích hợp nữa). 2. Một dự án sẽ dùng 10,000 galông xăng. Vì đây là một lượng tương đối nhỏ nên không mong đợi rằng mức giá thị trường của xăng sẽ thay đổi do tác động của dự án. Vì các công ty lọc dầu có năng lực dư thừa nên cung được giả định là co dãn hoàn toàn. Có hai bóp méo trong thị trường xăng. A. Thứ nhất, thị trường là cạnh tranh không hoàn toàn nên trong khi chi phí cận biên của việc cung cấp một galông xăng là $1.00 thì mức giá lại là $1.75. Mặt hàng xăng cũng phải chịu mức thuế của chính phủ và chính quyền bang tổng cộng là $0.40/galông. Bàn xem đâu là giá trị dành cho chi phí của xăng dùng trong dự án. B. Bây giờ, hãy hình dung rằng thay vì co dãn hoàn toàn, cung là co dãn không hoàn toàn. Đây có thể là tình huống về mặt ngắn hạn nếu không có năng lực sản xuất dư thừa. Câu trả lời của bạn sẽ thay đổi như thế nào? [1] Nếu một dự án yêu cầu lấy đi một số đơn vị hàng hoá từ người tiêu dùng cá nhân thì việc định giá thiệt hại bằng cách sử dụng mức sẵn sàng chấp nhận có thể là đúng hay đền bù cần thiết cho lượng tiêu dùng bị mất. Việc chính phủ trưng dụng đất tư để dùng vào việc công sau khi đã đền bù thích đáng là một ví dụ. Ví dụ này sẽ được bàn tới dưới đây. [2] Công thức này chỉ đúng một cách tuyệt đối khi đường cung cầu là tuyến tính. Tuy nhiên, trong phần lớn các trường hợp thì công thức đó là gần đúng. [3] Đương nhiên giả định rằng cấp thẩm quyền thu thuế có vị thế. [4] Đương nhiên giả định rằng chính quyền thu thuế có vị thế. Nếu nhà chức trách thu thuế không có vị thế thì khoản thuế chi trả cho một đầu ra bổ sung sẽ là một chi phí. Khoản chi phí này tương đương với vùng nằm trong hình bình hành ở trên chi phí bổ sung của việc gia tăng sản lượng trong Hình 4-2. [5] Ở đây có thể vận dụng các quy tắc markup. Các quy tắc này cụ thể hoá mức giá tối đa hoá lợi nhuận bằng hàm co dãn và chi phí biên. Một công ty với chi phí biên C và độ co dãn giá cầu ε sẽ có mức giá tối đa hoá lợi nhuận là [6] Điều này được dựa trên các công thức thể hiện trong phần B ở trên: [7] Mauskopf, J.A., C.J. Bradley và M.J. French, "Phân tích Chi phí-Lợi ích của Chương trình Tiêm phòng Viêm gan B cho các Công nhân có Nguy cơ bị Nhiễm bệnh cao do Nghề nghiệp," Tạp chí Y học Nghề nghiệp, 33, số. 6 (1991), 691-698. [8] Jimenez, F. Javier et al, "Phân tích Chi phí Lợi ích của Chương trình Tiêm phòng Cúm Haemophilus B cho Trẻ em ở Tây Ban Nha" Kinh tế Dược học, 15 (1), T1 1999, tr.75-83. [9] Điều này có nghĩa là dự án có thể mua đầu vào với mức giá kiểm soát trước khi người tiêu dùng tư có được cơ hội mua các đơn vị đầu vào. [10] Boardman et al (pp. 94-5) coi 100% mức lương hiện đang áp dụng là cao hơn mức lương chuẩn và 50% mức lương hiện đang áp dụng là thấp hơn. [11] Xem ví dụ trong "Lựa chọn giữa Than đá và Năng lượng nguyên tử ở Ấn Độ: Một cách Tiếp cận Chi phí-Lợi ích" Tạp chí Năng lượng và Phát triển, 1987. CHƯƠNG 5: Định Giá Đầu-Ra (output) Sử Dụng các Mức Giá Thị Trường Allen S. Bellas và Richard O. Zerbe Đầu-ra (output) là các hàng hoá và dịch vụ do một dự án tạo ra. Đầu-ra (output) có thể là điện do một đập thuỷ điện tạo ra, các căn hộ trong một dự án nhà chung cư hay các lợi ích vui chơi giải trí mà một sân gôn của thành phố tạo ra. Trong khu vực tư nhân, hàng hoá dịch vụ được bán trên các thị trường mà mức giá được chi trả là thước đo chuẩn xác giá trị của chúng. Nếu đầu-ra (output) của một dự án được bán trên các thị trường cho những người trả giá cao nhất thì mức giá thị trường có thể được dùng để định giá cho các đầu-ra (output) này. Tuy nhiên, có một số thách thức trong việc sử dụng giá thị trường để định giá cho đầu-ra (output) của dự án. Cần phải tính đến thuế, tác nhân ngoại sinh và những bóp méo thị trường chuẩn khác một cách chính xác. Ngoài ra, đầu-ra (output) cũng cần phải được phân phối qua các thị trường mở mà bất kỳ người nào muốn bán hàng hoá đó tại mức giá thị trường được phép làm vậy và trong điều kiện cân bằng, lượng cung bằng với lượng cầu. Nếu vì một lý do nào đó đầu-ra (output) được bán với mức giá không phản ánh giá trị thực trên thị trường của đầu-ra (output) thì giá trị tiền mặt có thể không phải là thước đo tốt đối với lợi ích của dự án. Ví dụ: Phân phối Phi thị trường ở các Khu chung cư Ví dụ như hãy hình dung một dự án xây nhà chung cư xây dựng một số căn hộ giống với những căn hộ đang được cho thuê trong khu vực tư song lại được bán với mức giá thấp hơn so với mức giá thị trường cho các hộ gia đình có thu nhập thấp đang có nhu cầu mua nhà chung cư. Việc sử dụng những mức giá cho thuê thấp hơn mức giá thị trường này đối với mỗi đơn vị nhà ở cho thuê có thể là không chính xác vì các đơn vị này tương đương với những đơn vị nhà ở do khu vực tư cung cấp. Giá trị của chúng cần phải được định giá ở mức tương đương với giá trị của các căn hộ cho thuê tư nhân. Độ chênh lệch giữa mức giá cho thuê cao ở khu vực tư và mức giá cho thuê thấp của căn hộ của dự án chỉ đơn giản là một khoản chuyển nhượng cho các gia đình thuê căn hộ của dự án. Mặt khác, nếu các hộ dành được quyền thuê các căn hộ của dự án song hiện lại không sống trong những căn hộ tư tương tự, rõ ràng là họ sẽ không định giá các căn hộ ở mức giá tư đầy đủ. Thế nên việc dùng mức giá cho thuê ở khu vực tư nhân để định giá các căn hộ của dự án có thể là không đúng. Trong bất kỳ trường hợp nào thì việc đơn thuần lấy mức giá cho thuê của các căn hộ dự án làm thước đo cho giá trị của chúng cũng đều là sai lầm. Đối với một dự án tạo ra đầu-ra và cung cấp chúng cho thị trường thì có ba tác động sau. Thứ nhất, giá thị trường của đầu-ra (output) có thể giảm đi do cung tăng. Thứ hai, các nhà sản xuất đầu-ra (output) tư nhân khác có thể gánh chịu kết cục là phải giảm lượng cung do mức giá giảm. Thứ ba, người tiêu dùng đầu-ra (output) đó có thể mua một lượng nhiều hơn nếu dự án gây ra tác động giảm giá trên thị trường. Giảm sản xuất tư hay tăng tổng tiêu dùng đầu-ra (output) đều là một phần trong lợi ích của dự án. Giảm sản xuất tư được coi là lợi ích nếu nhìn từ góc độ xã hội vì nó giải phóng cho nguồn lực sản xuất đáng lẽ ra có thể được dùng cho các hoạt động sản xuất khác.[1] Tăng tiêu dùng tư được coi là một lợi ích là vì người tiêu dùng đang có được nhiều hơn một thứ gì đó họ cần. Phương pháp định giá chuẩn xác đầu-ra (output) của dự án có thể được tóm lược bằng hai quy tắc sau: · Mức tiêu dùng đầu-ra tăng cần được đo lường dựa trên mức sẵn sàng chi trả của người tiêu dùng cho đầu-ra đó.[2] · Mức giảm trong sản xuất tư của một đầu-ra cần được đo lường dựa theo chi phí cận biên mà nhà sản xuất phải bỏ ra cho việc cắt giảm sản xuất. Hình 5-1 minh hoạ những quy tắc này, đường cung và đường cầu ban đầu là S và D. Dự án tăng cung đầu-ra từ S lên S'. Mức tăng trong tiêu dùng, Qt - Q0, được định giá dọc theo đường cầu hay giá trị cận biên. Mức cắt giảm của sản xuất tư, Q0 - Qp, được định giá dọc theo đường cung và đường chi phí cận biên. Tổng tiêu dùng tăng và sản xuất giảm là tổng lượng đầu-ra (output) mà dự án tạo ra. Chương này bàn đến việc áp dụng chuẩn xác những quy tắc này cho hàng loạt các tình huống khác nhau. Hình 5-1 Các kích cỡ tương ứng của sản xuất tư giảm và tiêu dùng tăng sẽ phụ thuộc vào độ co dãn tương ứng của cung và cầu. Nếu cầu là co dãn tương đối và cung là không co dãn tương đối thì đầu-ra (output) tăng thêm do dự án tạo ra sẽ được dùng cho tiêu dùng gia tăng. Ví dụ như một dự án làm tăng diện tích văn phòng công sở trong một khu vực sẽ khiến cho tổng diện tích văn phòng tăng lên một lượng đáng kể về ngắn hạn song lại làm giảm rất ít hay không hề khiến cho lượng diện tích văn phòng ở khu vực tư nhân. Mặt khác, nếu cầu là không co dãn tương đối và cung là co dãn tương đối thì đầu- ra (output) của dự án sẽ khiến cho sản xuất tư của mặt hàng đó suy giảm. Trong khi nó có thể gây ra thiệt hại cho các nhà sản xuất tư thì chi phí sản xuất được cắt giảm lại là tiết kiệm chi phí có được nhờ tác động của dự án. Một ví dụ có thể là một dự án trồng một loại cây lương thực ở một nước. Cầu lương thực là không co dãn song nếu nhà sản xuất lương thực được phép tự do xuất khẩu sang các nước khác thì cung lương thực ở nước đó có thể là co dãn. Dự án sẽ tăng cung cả mặt hàng lương thực đó và đẩy mức giá đi xuống. Người tiêu dùng sẽ tiêu thụ một lượng lương thực bằng với mức trước dự án song nhà sản xuất sẽ phản ứng bằng cách cắt giảm lượng hàng bán trong nước và tăng xuất khẩu sang các nước khác. Có nhiều cách thức áp dụng khác nhau những quy tắc này tuỳ thuộc vào điều kiện trong các thị trường đầu vào. Trước hết, chúng ta xét các thị trường hoạt động mà không có bóp méo đáng kể nào. Sau đó, chúng ta sẽ chuyển sự chú ý sang một số những bóp méo hay phi hiệu quả có thể khiến cho giá trị thực của đầu-ra (output) khác xa so với mức giá chi trả cho chúng. 5.1 Khi các Thị trường là Tương đối Hiệu quả Nếu các thị trường hoạt động hoàn toàn hiệu quả, mức sẵn sàng chi trả của người tiêu dùng phải xấp xỉ bằng với chi phí cận biên của nhà sản xuất và cả hai giá trị này đơn giản sẽ bằng với mức giá thị trường của đầu-ra (output). Điều này cho thấy rằng một thị trường trong đó không có (hay có nhưng không đáng kể) thuế, tác nhân ngoại sinh và sức mạnh thị trường và trong đó cả nhà sản xuất lẫn người tiêu dùng đều được thông tin đầy đủ. Những điều kiện này nhất quán với mô hình cạnh tranh hoàn hảo song một thị trường không nhất thiết phải là một thị trường cạnh tranh hoàn hảo theo định nghĩa chặt chẽ nhất của nó để có thể áp dụng được những nguyên tắc của phần này. Một điều quan trọng cần phải tính đến là không có độ chênh lệch lớn giữa chi phí cận biên và mức giá chi trả bởi người tiêu dùng. Trong tình huống đơn giản này việc xác định kích cỡ tương ứng của sản xuất tư cắt giảm và tiêu dùng gia tăng là không mấy quan trọng. Một điểm quan trọng cần tính đến là lượng đầu-ra (output) được dự án tạo ra tương ứng với kích cỡ của thị trường liên quan và liệu giá thị trường có thể thay đổi do tác động của dự án hay không. Điều này có nghĩa là dự án tạo ra một lượng đầu-ra (output) nhỏ hay lớn? Trường hợp cơ bản: Lượng Đầu-ra (output) Tương đối lớn Hình 5-1 cho ta biểu đồ cơ bản nhất của cung của đầu-ra (output) của dự án. Việc bán đầu-ra (output) của dự án trên thị trường mở tăng cung từ S=MC lên S' khiến cho mức giá giảm từ P0 xuống mức P1 và tăng tổng lượng đầu-ra (output) được tiêu thụ từ Q0 lên Qt. Mức giá suy giảm cũng có nghĩa là lượng đầu-ra (output) do nhà sản xuất tư làm ra giảm từ Q0 xuống Qp. Cung của họ được cho bởi đường cung ban đầu. Như mô tả ở trên, tổng giá trị của đầu-ra (output) dự án bằng tổng mức sẵn sàng chi trả của người tiêu dùng cho đầu-ra (output) tăng thêm (phía bên phải của vùng bôi sẫm ở Hình 5-1) và cắt giảm trong chi phí sản xuất của nhà sản xuất tư cắt giảm sản lượng của mình (phía bên trái của vùng bôi thẫm trong Hình 5-1). Không khó để tính toán vùng này nếu biết các lượng đầu-ra (output) và mức giá liên quan. Tổng giá trị của đầu-ra (output) ngang bằng với tổng đầu-ra (output) của dự án (Qt - Qp) nhân với trung bình của các mức giá trước và sau dự án là P0 và P1. Nói cách khác, mỗi đơn vị đầu-ra (output) của dự án cần phải được định giá ở mức trung bình của mức giá trước dự án và mức giá sau (hay trong thời gian thực hiện) dự án. Ví dụ, nếu một dự án tạo ra 1000 đơn vị đầu-ra (output) có mức giá dự kiến sẽ giảm từ $5.00 xuống còn $4.00 do cung tăng, giá trị đúng gắn cho đầu-ra (output) này là $4.50/đơn vị hay tổng giá trị là $4500. Trong việc ước tính tác động giá cả của những dự án có quy mô lớn, một cách tiếp cận là dùng con số ước lượng về độ co dãn giá cầu và độ co dãn giá cung của đầu vào đang xét. Phần trăm giảm giá do tác động của một dự án có thể được tính bằng phương trình sau trong đó Q = tổng lượng hàng được trao đổi trên thị trường trước khi có dự án Qdự án = lượng hàng sẽ được một dự án tạo ra PED = độ co dãn giá của cầu đầu vào (Price Elasticity of Demand) PES = độ co dãn giá của cung đầu vào (Price Elasticity of Supply) Ví dụ: Một chương trình đào tạo nghề bao gồm việc thiết lập một nhà máy sản xuất xe đạp để bán trong thị trường nội địa. Trung bình có 10,000 chiếc xe đạp được bán ra thị trường xe đạp địa phương hàng năm. Lượng xe đạp dự án dự định sản xuất ra mỗi năm là 1500 chiếc hay chiếm khoảng 15% thị phần địa phương. Các nhà kinh tế ước tính rằng độ co dãn giá của cung trên thị trường xe đạp địa phương là 0.8 và độ co dãn của cầu tương ứng là -1.3. Vấn đề cần phân tích cho dự án là cần gắn giá trị nào cho những chiếc xe đạp được sản xuất ra. Công thức để tính phần trăm cắt giảm trong mức giá là Thế nên, giá xe đạp có thể sẽ giảm xuống khoảng 7.1% do tác động của dự án. Để vận dụng thông tin này trong việc định giá những chiếc xe đạp được sản xuất ra, bạn cần phải biết được mức giá xe đạp trước khi có dự án.[3] Hãy hình dung rằng mức giá trung bình của xe đạp là $400. Dựa trên điều này, bạn có thể ước tính là mức giá xe đạp sau khi dự án bắt đầu hoạt động sẽ là và giá trị đúng gắn cho xe đạp do dự án sản xuất ra sẽ là mức trung bình của mức giá trước dự án ($400) và mức giá sau dự án ($371.60) hay $385.80.[4] Có thể thấy một số lời khuyên mang tính thực tế ở đây. Trong khi có hàng loạt các ước tính về độ co dãn cầu, các con số ước tính về độ co dãn cung hiếm hoi hơn. Nếu bạn không có được con số về độ co dãn cung và cầu của thị trường bạn quan tâm thì dưới đây là một số chỉ dẫn có thể giúp bạn dự đoán các tác động của giá cả. Các nhà sản xuất không thể thay đổi lượng hàng họ đưa ra bán trên thị trường trong ngắn hạn. Ví dụ như trường hợp của quỹ nhà ở trong một thành phố. Trong một vài tháng, hầu như là không thể tăng cung nhà ở trong thành phố. Điều này hàm ý rằng độ co dãn cung ngắn hạn xấp xỉ bằng 0. Nếu điều đó xảy ra với ví dụ xe đạp nêu trên thì mức giá giảm do tác động của dự án sẽ là hay mức giá giảm khoảng 11.5%. Về dài hạn, nếu các công ty có thể ra khỏi thị trường mà không phải trả giá gì hết thì nếu có đủ thời gian, mức giá có khả năng sẽ quay trở lại mức cân bằng dài hạn. Điều này hàm ý rằng độ co dãn cung dài hạn là co dãn hoàn toàn, có nghĩa là không có hiện tượng giảm giá về dài hạn. Khoảng thời gian cần thiết để chuyển từ ngắn hạn sang dài hạn tuỳ thuộc vào tính chất từng ngành, tùy thuộc vào ý kiến của từng người. Một chỉ dẫn có thể là xét lượng thời gian mà một doanh nhân cần có để quyết định gia nhập thị trường, tiến hành những khoản đầu tư xác định cần thiết, bắt đầu đi vào hoạt động và tạo dựng khả năng cạnh tranh. Hoặc là bạn có thể xét khoảng thời gian một công ty hiện đang hoạt động thua lỗ cần để quyết định giải thể, thanh lý hàng tồn và đóng cửa các cửa hàng. Ví dụ: Dự án sản xuất thuốc Aspirin của Chính phủ Một dự án của chính phủ thiết lập một nhà máy lớn sản xuất thuốc aspirin. Không có bản quyền sản xuất thuốc Asspirin nào có hiệu lực. Chúng được sản xuất đại trà và bán cạnh tranh trên thị trường. Lượng thuốc sản xuất kỳ vọng sẽ chiếm khoảng 18% thị trường nội địa. Nếu mức giá cho một hộp 50 viên là $1 và độ co dãn giá của cầu cho loại thuốc này là -0.4, thì phải dùng mức giá nào để xác định giá trị của thuốc aspirin do dự án sản xuất? Điều thứ nhất cần tính đến là liệu có một thị trường quốc tế cho thuốc aspirin hay không. Nếu có, thì cung trong nước sẽ là rất co dãn và các nhà cung cấp chỉ đơn thuần chuyên chở sản phẩm của mình sang nước khác. Trong trường hợp này, mức giá $1 trước dự án sẽ là giá trị thích hợp. Nếu không có thị trường quốc tế cho thuốc aspirin, chúng ta có thể giả định rằng độ co dãn giá ngắn hạn bằng 0. Điều này có nghĩa là các nhà sản xuất trong nước sẽ duy trì mức sản lượng của mình ít nhất là trong ngắn hạn. Công thức trên cho chúng ta hay mức giá giảm khoảng 45% từ $1 xuống còn khoảng $0.55. Giá trị thích hợp gắn cho thuốc aspirin được làm ra sẽ làm trung bình của hai con số này tức là khoảng $0.775. Về mặt dài hạn, một số nhà sản xuất aspirin tư nhân sẽ đóng cửa. Giá aspirin sẽ tăng trở lại mức cân bằng ban đầu là $1. Kể từ thời điểm này, giá trị thích hợp gắn cho thuốc aspirin làm ra sẽ là $1. Khoảng thời gian cần để chuyển sang dài hạn phụ thuộc vào khoảng thời gian cần thiết để một số nhà sản xuất thuốc aspirin từ bỏ hoàn toàn thị trường thuốc aspirin. Lượng Đầu-ra (output) Tương đối nhỏ Nếu dự án sản xuất ra một lượng đầu-ra (output) tương đối nhỏ, dự án sẽ không gây ra tác động thay đổi nào đáng kể đối với mức giá thị trường. Có thể lấy mức giá trước khi triển khai dự án làm giá trị của đầu-ra (output). Có thể còn nhiều bất đồng xung quanh ý nghĩa của "một lượng tương đối nhỏ". Nếu lượng đầu-ra (output) dự án sẽ tạo ra chiếm một phần nhỏ trong tổng lượng đầu-ra (output) được tiêu thụ trong vùng thì có thể coi đó là một lượng nhỏ. Nếu có thị trường quốc gia hay toàn cầu của đầu-ra (output) đó dự án ít có khả năng sẽ thay đổi mức giá quốc gia hay toàn cầu của mặt hàng đó. Lúc đó, cũng có thể coi lượng đầu-ra (output) của dự án là một lượng nhỏ. Tuy nhiên, nếu có những hạn chế đáng kể cản trở việc lưu chuyển đầu-ra (output) ra khỏi thị trường địa phương thì các tác động của một dự án lên mức giá địa phương có thể là quan trọng ngay cả khi dự án không tác động gì tới mức giá toàn cầu. Ví dụ như, một dự án tạo ra 100,000 galông dầu thô mỗi năm sẽ không có khả năng tác động đến mức giá thị trường vì dầu thô được buôn bán trên các thị trường quốc tế rộng lớn. Mặt khác, việc xây dựng một sân gôn trong một vùng hầu như chưa có sân gôn có thể đẩy mức giá cân bằng của một ván gôn xuống vì thị trường thích ứng cho một ván gôn là thị trường quốc gia nhiều hơn là thị trường toàn cầu. Trong một nền kinh tế vận hành tốt, có rất ít dự án có quy mô đủ lớn để có thể kỳ vọng là có tác động đáng kể lên mức giá của phần lớn các thị trường. Thế nên, trong phần nhiều trường hợp khi thị trường hoạt động hoàn toàn hiệu quả, có thể là hợp lý khi lấy các mức giá trước dự án làm giá trị của đầu-ra (output). 5.2 Định giá đầu-ra (output) khi thị trường bị bóp méo hay hoạt động không hiệu quả Hàng loạt các bóp méo có thể tồn tại trên một thị trường. Những bóp méo này có thể thay đổi việc xác định giá trị của các đầu-ra (output) của dự án. Phần còn lại của chương này sẽ bàn đến việc định giá các đầu-ra (output) khi có bóp méo thị trường bao gồm thuế, các tác nhân ngoại sinh và sự góp mặt của các công ty với sức mạnh thị trường đáng kể. Tuy hai quy tắc định giá nêu trên vẫn là những nguyên tắc chỉ đường, song việc áp dụng chúng trong trường hợp có các bóp méo thị trường sẽ là phức tạp hơn đôi chút. 5.3 Định giá Đầu-ra (output) khi có các loại thuế Một phần lớn hàng hoá và dịch vụ trong một nền kinh tế phải chịu các khoản thuế. Ở Mỹ, lao động, xăng dầu và phần lớn các mặt hàng phi thực phẩm khác được tiêu dùng đều phải chịu một loại thuế nào đó. Việc định giá các đầu-ra (output) của dự án có chịu thuế là phức tạp hơn đôi chút so với những hàng hoá không thuế. Đối với các hàng hoá có thuế, cần phải ước tính các kích cỡ tương ứng của những thay đổi trong sản xuất và tiêu dùng vì cắt giảm trong sản xuất tư và tăng trong tiêu dùng sẽ được định giá khác nhau. Để đạt được mục đích đề ra trong chương này, giả định rằng chính phủ thu thuế có vị thế trong phân tích (standing in analysis). Hệ quả là chi trả thuế chỉ đơn giản là những khoản chuyển nhượng từ người nộp thuế sang chính phủ và không được coi là chi phí hay lợi ích. Một cách nhìn khác có thể là chính phủ thu thuế không có vị thế. Có thể áp dụng quan điểm này nếu chính phủ (và thuật ngữ này có thể được dùng một cách tương đối rộng rãi) thu thuế bị coi là không chính đáng, phân tích sẽ thay đổi đôi chút vì chi trả thuế lúc đó cần được coi là chi phí. Trong trường hợp thường hay gặp hơn, chính phủ có vị thế, hai quy tắc đã nêu trong chương này hàm ý rằng nên đưa các khoản thuế vào giá trị của tiêu dùng gia tăng song không đưa vào giá trị của sản xuất tư cắt giảm. Người tiêu dùng tư sẽ mua các đơn vị đầu-ra (output) tăng thêm cho đến khi giá trị cận biên giảm đến mức giá bao gồm thuế, vì đó là mức giá mà người tiêu dùng phải trả. Bởi vậy, giá trị cận biên của người tiêu dùng có bao gồm thuế mà họ phải đóng. Bất kỳ lượng tiêu dùng tư gia tăng nào cũng cần được định giá ở mức giá bao gồm thuế như minh hoạ trong Hình 5-2. Các nhà cung cấp tư của đầu-ra (output) sẽ sản xuất các đơn vị tăng thêm cho đến khi chi phí cận biên tăng đến mức giá họ nhận được song mức giá này là mức giá trước thuế. Bất kỳ lượng cắt giảm sản xuất nào cũng cần được định giá ở mức chi phí sản xuất cận biên chính là mức giá thị trường trừ đi thuế. Thuế chi trả cho việc bán những đơn vị đầu-ra (output) tăng thêm này chỉ đơn thuần là một chuyển nhượng cắt giảm sang nhà chức trách thu thuế. Nó không được tính là chi phí hay lợi ích.[5] Biểu đồ Chuẩn: Những Lượng Tương đối Lớn Xét một dự án sản xuất một lượng lớn một đầu-ra (output) nào đó khiến cho mức giá suy giảm. Điều này có nghĩa là một số nhà sản xuất tư của đầu-ra (output) đó sẽ cắt giảm sản lượng và một số người tiêu dùng sẽ tăng lượng tiêu dùng của mình. Hình 5-2 mô tả tình huống đó. Cần phải đưa thuế vào giá trị gắn cho lượng tiêu dùng gia tăng vì độ sẵn sàng chi trả tư bao gồm thuế đánh vào mặt hàng đó. Ví dụ như hình dung một dự án sản xuất một loại xăng nào đó. Nếu mức giá của xăng là $1.50 bao gồm $0.40 thuế thì những ngưởi đang tiêu dùng một lượng xăng đó sẽ có giá trị cận biên là $1.50. Tiêu dùng gia tăng có nghĩa là người tiêu dùng đang được hưởng nhiều hơn những gì đúng ra họ được hưởng ở mức giá $1.50. Cần đưa thuế vào giá trị gắn cho lượng cắt giảm sản xuất tư vì chúng không phải là một phần của chi phí của các nguồn lực mà đáng lẽ ra đã được dùng để sản xuất ra đầu-ra (output) đó. Nếu mức giá của xăng là $1.50 song mức giá này bao gồm $0.40 thuế thì chi phí sản xuất cận biên của xăng (trong một thị trường khác nào đó vận hành tốt và mang tính cạnh tranh) phải là khoảng $1.10. Nếu các nhà cung cấp tư rút cục phải thu hẹp sản xuất do tác động của dự án, những nguồn lực tiết kiệm được lúc đó sẽ có giá trị vào khoảng $1.10 một galông xăng thôi không sản xuất nữa. Điều này quay trở lại hai quy tắc định giá đầu vào. Thay đổi trong tiêu dùng tư được định giá ở mức giá có thuế vì mức sẵn sàng chi trả của cá nhân mỗi người tiêu dùng bằng với mức giá có thuế. Thay đổi trong sản xuất tư được định giá ở mức giá chưa thuế vì chi phí cận biên của việc mở rộng sản xuất là chi phí của nguồn lực tiêu tốn để làm ra đầu vào chứ không phải là chi phí trả cho việc bán đầu vào. Nếu các công ty sản xuất đầu-ra (output) đang tối đa hoá lợi nhuận và cạnh tranh với nhau thì chi phí cận biên của họ phải xấp xỉ với mức giá chưa thuế. Hình 5-2 mô tả tác động của một dự án lên thị trường của một đầu-ra (output) bị đánh thuế. Đường cung ban đầu được quy định bởi phương trình S=MC, chi phí sản xuất cận biên không bao gồm thuế. Tác động của thuế khiến cho đường cung dịch chuyển từ St, ngang với chi phí sản xuất cận biên cộng thuế. Tác động của dự án là tăng tổng cung của đầu-ra (output) trên một thị trường. Tác động lên đường cung có thể lớn hơn hay nhỏ hơn so với tác động của thuế. Trong biểu đồ này, tác động đó là nhỏ hơn so với tác động của thuế nên mức giá do tác động của dự án cao hơn mức giá trong trường hợp không có thuế. Tác động của dự án là làm giảm mức giá từ P0 xuống P1 và giảm lượng do các nhà cung cấp tư bán ra trên thị trường. Phía bên phải của vùng bôi thẫm cho thấy giá trị của tiêu dùng gia tăng được định giá theo mức sẵn sàng chi trả của người tiêu dùng. Phía bên trái của vùng bôi thẫm là giá trị của lượng sản xuất tư bị cắt giảm được định giá theo chi phí cận biên của nhà sản xuất. Giá trị của đầu-ra (output) có thể được tính bằng cách nhân lượng tiêu dùng gia tăng với trung bình của mức giá có thuế trước và sau dự án hay nhân lượng sản xuất bị cắt giảm với trung bình của mức giá không thuế trước và sau dự án. Hình 5-2 Vì tiêu dùng tăng thêm được định giá không giống với sản xuất bị cắt giảm nên việc đưa ra giả định nào đó về kích cỡ tương ứng của những thay đổi này là quan trọng. Như thảo luận trước đó, một giả định về kích cỡ tương ứng của lượng tiêu dùng gia tăng và lượng sản xuất tư bị cắt giảm có thể được dựa trên thông tin về các phương trình cung và cầu, độ co dãn của cung và cầu và những nhân tố khác phải tính đến. Những kiểu giả định này chắc chắn là không chính xác. Như trong bất kỳ phân tích nào, việc thuế được chi trả cho ai là vấn đề có ý nghĩa quan trọng. Nếu chính phủ thu thuế không có vị thế trong phân tích thì cần phải đưa thuế vào giá trị của sản lượng bị cắt giảm cũng như giá trị của tiêu dùng gia tăng. Khoản thuế mà lẽ ra phải chi trả cho sản xuất tư bị cắt giảm được đưa vào như lợi ích vì chi trả thuế sẽ rơi vào tay một bên không có vị thế. Thuế đánh vào tiêu dùng gia tăng được tính đến vì mức giá có thuế là thước đo giá trị cận biên hay mức sẵn sàng chi trả của người tiêu dùng. Mặt khác, nếu chính phủ đánh thuế không có vị thế (như trường hợp thường xảy ra giống như trường hợp nêu trên) thì chi trả thuế đối với sản lượng đầu-ra (output) bị cắt giảm đơn thuần là một chuyển nhượng và không được đưa vào trong chi phí của đầu vào. Phần khó nhất trong quá trình này là quyết định xem phân chia đầu-ra (output) của dự án như thế nào giữa cắt giảm sản xuất tư và tăng tiêu dùng. Chìa khoá để quyết định là một số kiến thức nhất định về độ co dãn cung và cầu cho loại hàng đang xét. Cách dễ dàng nhất để có được những con số này là lấy chúng từ độ co dãn cung và cầu dự tính mà các nhà kinh tế đã thực hiện và một số kiến thức về đặc tính của các nhà cung cấp trên thị trường. Danh sách các nguồn lực ở cuối cuốn sách có thể có độ co dãn cung và cầu dự đoán cho những loại hàng hoá mà bạn quan tâm. Nếu có được độ co dãn cung và cầu dự đoán đáng tin cậy thì những thay đổi trong lượng cung và lượng cầu tư có thể được ước tính thông qua những phương trình sau: trong đó dQSlà thay đổi của lượng do các nhà sản xuất tư cung cấp dQD là thay đổi về lượng cầu của người tiêu dùng dX là lượng đầu vào dùng trong dự án PES là độ co dãn giá của cung PED là độ co dãn giá của cầu (ví dụ là -0.5) Phần sau sẽ bàn tới hai trường hợp cực đoan. Ví dụ: Một dự án thực nghiệm điều tra sản xuất rượu quy mô lớn ở bang Nevada sẽ sản xuất 120,000 thùng rượu thuộc loại hiếm. Mặt hàng rượu phải chịu một khoản thuế là $20/thùng. Trường hợp A: Bạn có con số dự đoán về đường cung (có thuế) và đường cầu cho thị trường này. Chúng là: Qd = 600,000 - 2,000P Qs = 3,000P - 60,000 Mức giá cân bằng trước dự án và $132.00 và lượng cân bằng là 336,000 thùng. Khi nguồn cung của dự án được bổ sung vào thị trường thì lượng cung tăng thêm 120,000 thùng nữa lên mức Qs' = 3,000P - 60,000 + 120,000 Qs' = 3,000P + 60,000 dẫn đến mức giá cân bằng mới là $108.00 và lượng cân bằng mới là 384,000 thùng. Sản xuất tư lúc đó giảm xuống còn 264,000 thùng: 384,000 thùng trừ đi 120,000 do dự án cung cấp. Thế nên, tổng tiêu dùng sẽ tăng từ mức 336,000 thùng lên 384,000 thùng, tăng 48,000 thùng. Lượng tăng này được định giá ở mức trung bình của mức giá trước dự án là $132.00 và sau dự án là $108.00 cho tổng giá trị là 48,000 thùng x $120.00/thùng = $5,760,000 Sản xuất tư sẽ giảm từ 336,000 thùng xuống còn 264,000 thùng, giảm 72,000 thùng[6]. Lượng giảm này được định giá ở mức trung bình của mức giá trước dự án là $112.00 và mức giá sau dự án trừ đi $20 tiền thuế là $88.00 cho tổng giá trị của 72,000 thùng x $100.00/thùng = $7,200,000 Thế nên, tổng giá trị gắn cho lượng rượu do dự án sản xuất phải là tổng của giá trị của lượng tiêu dùng gia tăng và lượng sản xuất tư bị cắt giảm hay là $12,960,000. Trường hợp B: Bạn biết mức giá cân bằng ban đầu là $132.00 và lượng cân bằng ban đầu là 336,000 thùng. Bạn có độ co dãn dự kiến của cung là 1.18 và của cầu là -0.78. Dựa trên độ co dãn của cung và cầu, có thể ước tính lượng tiêu dùng gia tăng và lượng sản xuất tư bị cắt giảm như sau: Mức tăng trong lượng cung trên thị trường 47,755 là mức tăng xấp xỉ 13%[7]. Điều này có nghĩa là mức giá có thuế có thể dự kiến sẽ giảm (theo độ co dãn của cầu) khoảng 16.7% xuống còn khoảng $111.70.[8] Thế nên, tổng tiêu dùng sẽ tăng 47,755 thùng. Cần định giá lượng tăng này ở mức trung bình của mức giá trước dự án là $132.00 và mức giá sau dự án là $111.70 cho tổng giá trị của 47,755 thùng x $ 121.85/thùng = $5,818,947 Sản xuất tư sẽ giảm 72,245 thùng. Cần định giá lượng sản xuất bị cắt giảm này theo mức trung bình của mức giá trước dự án là $112.00và sau dự án trừ đi $20 thuế là $91.70, cho tổng giá trị của 72,245 thùng x $101.85/thùng = $7,358,153 Thế nên, tổng giá trị gắn cho rượu do dự án sản xuất phải là tổng giá trị của tiêu dùng gia tăng và sản xuất tư bị cắt giảm hay là $13,177,100. Giả định Cực đoan 1: Cung Co dãn Hoàn toàn Một giả định cực đoan song không nhất thiết là không thể xảy ra đó là cung là co dãn hoàn toàn. Giả định này giống với tất cả đầu-ra (output) của dự án thay thế cung tư nhân. Nói cách khác, giả định này tuyên bố rằng dự án sẽ không tạo ra bất kỳ một sự tăng giá nào mà chỉ khiến cho sản xuất tư bị thu hẹp. Lượng cắt giảm trong sản xuất tư sẽ bằng chính xác với lượng đầu-ra (output) do dự án tạo ra. Với giả định này, đầu-ra (output) của dự án được định giá một cách dễ dàng. Vì không có thay đổi trong tổng lượng đầu-ra (output) cung cấp cho thị trường nên không có thay đổi trong mức giá thị trường. Tác động duy nhất là sản xuất tư bị cắt giảm. Vậy nên, đầu-ra (output) của dự án phải được định giá ở mức giá trừ đi thuế. Giả định này có thể là thích hợp nhất cho các khoảng thời gian lớn hơn nếu mức chi phí rút khỏi thị trường mà các công ty phải trả không cao. Trước tình trạng lợi nhuận bị cắt giảm do mức giá thấp trong ngắn hạn, các công ty có thể sẽ chọn rút ra khỏi thị trường cho đến khi giá thị trường tăng trở lại mức cân bằng dài hạn. Về ngắn hạn sẽ có một phản ứng nào đó về thay đổi giá. Tuy nhiên, về dài hạn nếu dự án có một thời gian hoạt động lâu dài thì giả định giá sẽ không thay đổi mà chỉ có sản xuất tư bị cắt giảm có thể là hợp lý. Trong ví dụ rượu ở Nevada, nếu lượng rượu 120,000 thùng do dự án làm ra được bù đắp bởi lượng cắt giảm sản xuất tư 120,000 thùng thì phải định giá lượng rượu do dự án làm ra ở mức giá trước dự án loại trừ thuế hay $112.00/thùng cho tổng giá trị của $13,440,000. Giả định Cực đoan 2: Cầu Co dãn Hoàn toàn Một giả định cực đoan khác song cũng không nhất thiết là một giả định không tưởng đó là cầu là co dãn hoàn toàn. Giả định này trùng với tình huống tất cả đầu- ra (output) của dự án được tiêu thụ cộng với lượng do sản xuất tư hiện đang tạo ra. Nói cách khác, giả định này tuyên bố rằng dự án sẽ không tạo ra một sự cắt giảm nào trong sản xuất tư mà chỉ khiến cho tiêu dùng gia tăng. Lượng tiêu dùng gia tăng chính bằng lượng dự án tạo ra. Với giả định này, mức giá thị trường sẽ không thay đổi vì người tiêu dùng chỉ đơn giản mua đầu-ra (output) tăng thêm ở mức giá trước dự án. Tác động duy nhất là dự án khiến cho tiêu dùng gia tăng. Vậy nên phải định giá đầu-ra (output) của dự án ở mức giá có thuế. Trong ví dụ rượu ở Nevada, nếu lượng rượu do dự án làm ra 120,000 thùng được tiêu thụ cộng thêm lượng rượu trước đó do khu vực tư sản xuất thì phải định giá rượu do dự án làm ra ở mức giá có thuế trước dự án là $132.00/thùng cho tổng giá trị là $15,840,000. Ví dụ: Một nước áp đặt hàng rào bảo hộ đối với rượu nhập khẩu đang xem xét việc xoá bỏ hàng rào đó. Người dân nước đó hiện đang tiêu thụ một lượng rượu là 1600 triệu chai hàng năm. Nếu như xoá bỏ hàng rào bảo hộ thì lượng rượu nhập dự kiến là 160 triệu chai hay 10% thị phần hiện tại. Mức giá trung bình hiện tại cho một chai rượu là $12 có bao gồm $4 thuế. Độ co dãn dự kiến của cầu chuẩn xác nhất là -1.2. Các nhà sản xuất rượu nội địa chọn giải pháp xuất khẩu và kết quả là độ co dãn cung ước tính là 2.2.[9] Để xác định giá trị của lợi ích mà việc mở cửa thị trường mang lại, cần phải ước tính lượng cắt giảm trong sản xuất tư trong nước và lượng gia tăng trong tổng tiêu dùng sử dụng các công thức đã cho ở trên: Như vậy, việc nhập khẩu 160 triệu chai rượu sẽ khiến cho cung nội địa giảm xấp xỉ 103 triệu chai và tiêu dùng tăng xấp xỉ 57 triệu chai. Tạm bỏ qua việc giá thay đổi do tác động của dự án, phải định giá lượng cung giảm ở mức giá $8/chai và lượng tiêu dùng tăng ở mức giá $12/chai. Con số lợi ích dự kiến ban đầu có được là: $8/chai x 103M chai + $12/chai x 57M chai = $1508M Thật may mắn là đối với người tiêu dùng trong một nước, việc nhập khẩu một lượng rượu quá lớn như thế sẽ khiến cho giá giảm. Nhìn từ góc độ của nhà phân tích, điều này giảm giá trị của rượu và giảm lợi ích do việc xoá bỏ bớt hàng rào bảo hộ. Mức tăng cung rượu chung 10% sẽ được phân bổ thành giảm 6.47% cung và tăng 3.53% lượng cầu. Tác động của việc giảm lượng cung 6.47% lên chi phí sản xuất cận biên sẽ là: Lượng cung giảm đi 2.94% khiến chi phí sản xuất biên giảm từ $8.00 xuống còn $7.76. Giá trị thích hợp dùng trong phân tích là trung bình của hai mức giá này là $7.88/chai hơn là $8/chai được sử dụng ở trên. Lượng cầu tăng lên 3.53% sẽ có tác động lên giá trị cận biên của người tiêu dùng như sau: Giá trị cận biên giảm 2.94% khiến cho giá trị cận biên của tiêu dùng giảm từ $12.00 xuống $11.65. Giá trị thích hợp dùng trong phân tích này là trung bình của những mức giá trên đây hay $11.825/chai hơn là $12/chai được dùng ở trên. Tính đến thay đổi giá, lợi ích dự kiến là $7.88/chai x 103M chai + $11.825/chai x 57M chai = $1485.66M Lợi ích dự kiến thứ hai tính đến thực tế mức giá giảm vì nhập khẩu. Tuy nhiên, thay đổi nhỏ trong giá cả có nghĩa là độ chênh lệch giữa hai con số ước tính tương tự như vậy cũng không lớn. Nếu cung và cầu không co dãn nhiều hơn, mức giá thay đổi do tác động của nhập khẩu và độ chênh lệch giữa hai con số dự kiến sẽ lớn hơn. Ví dụ: Một chương trình sản xuất xăng Một cách tiếp cận khác để đối phó với những bất chắc của cung dầu có thể là tạo ra một chương trình sản xuất nhiều xăng trong nước hơn từ các nguồn lực có sẵn trong nước. Hình dung rằng xăng được bán với giá $1.50 trong đó có $0.50 thuế thế nên chi phí cận biên là $1.00. Trong trường hợp này, tác động của chương trình là tăng cung xăng, giảm giá và tăng tổng lượng tiêu dùng. Lượng xăng do các nhà sản xuất tư cung cấp sẽ giảm do tác động của chương trình. Nếu dự án sản xuất 10 triệu galông xăng mỗi ngày, tổng lượng tiêu dùng gia tăng và sản xuất tư bị cắt giảm sẽ là 10 triệu galông. Phải định giá lượng tiêu dùng gia tăng theo giá trị cận biên của người tiêu dùng, mức giá có thuế. Lượng cắt giảm trong sản xuất tư phải được định giá ở mức chi phí cận biên, xấp xỉ bằng với mức giá không có thuế. Bí quyết trong việc định giá dự án là xác định xem tổng tiêu dùng sẽ tăng lên một lượng bao nhiêu và sản xuất tư sẽ giảm một lượng là bao nhiêu.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfPhân Tích Chi Phí và Lợi Ích.pdf