Giáo trình Tin học - Phần II: Hệ điều hành Windows

CHƯƠNG TRÌNH ỨNG DỤNGTRÊN WINDOWS 1. Gỡ bỏ một chương trình trên máy tính Khi một chương trình được cài đặt vào trong máy tính thì nó được quản lý trong nhóm Add or Remove Program để gỡ bỏ một chương trình ứng dụng ta làm như sau: Từ cửa sổ Control Panel nhắp chọn Add or Remove Program, có hộp thoại, chọn chương trình cần gỡ bỏ và nhấn Remove

doc42 trang | Chia sẻ: truongthinh92 | Lượt xem: 2197 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Tin học - Phần II: Hệ điều hành Windows, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục CHƯƠNG II: HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWS BÀI 1: LÀM QUEN VỚI HỆ ĐIỀU HÀNH MS-WINDOWS I. GIỚI THIỆU HỆ ĐIỀU HÀNH MS-WINDOWS Hệ điều hành là phần mềm được cài đặt trên máy tính để điều hành, quản lý tất cả các hoạt động của máy tính. Hệ điều hành đầu tiên của hãng Microsoft là MS-DOS được phát triển vào đầu những năm 80 của thế kỷ 20 với giao tiếp người- máy bằng cách gõ câu lệnh nên không tiện dụng. Hệ điều hành Windows được đưa ra thị trường vào đầu những năm 90, đây là hệ điều hành giao tiếp người - máy qua các cửa sổ chứa biểu tượng. Đây là hệ điều hành đa nhiệm nghĩa là quản lý nhiều chương trình ứng dụng đang hoạt động cùng lúc nên người dùng không cần đóng chương trình đang làm việc khi mở một cửa sổ chương trình khác. Một số phiên bản hệ điều hành của hãng Microsoft như Windows 95, Windows 98, Windows 2000, Windows XP, Vista, Windows 7.... 1. Đăng nhập vào hệ thống Khi sử dụng đăng nhập theo tài khoản thì: Bấm tổ hợp phím Ctrl + Alt + Delete Chọn Log On... xuất hiện hộp thoại. Nhập tên tài khoản vào: Use name và nhập mật khẩu vào vị trí Password Lưu ý: Thông thường khi khởi động máy tính nó sẽ tự động đăng nhập (khởi động máy) 2. Kỹ thuật sử dụng chuột máy tính Phím phải Phím trái Con lăn Con trỏ chuột: Hình ảnh mũi tên , khi con trỏ chuột ở dạng đồng hồ cát nghĩa là máy tính đang bận yêu cầu người sử dụng phải đợi. Nhắp chuột: (Nhắp phím chuột trái một lần và thả phím). Cụm từ “nhắp chuột phải” nói rõ việc sử dụng phím chuột phải. Nhắp đúp chuột: Nghĩa là nhấn và thả phím chuột trái hai lần liên tiếp, yêu cầu bấm nhanh. Kéo di chuột: Nhấn phím chuột trái, giữ phím và di chuyển con trỏ chuột. Thả phím chuột khi kết thúc hành động. II. CÁCH TỔ CHỨC LƯU TRỮ DỮ LIỆU TRONG WINDOWS 1. Ổ đĩa vật lý và ổ đĩa logic - Máy tính lưu trữ kết quả xử lý trên các bộ nhớ ngoài gồm: Đĩa mềm, đĩa cứng, đĩa quang, đĩa từ... đó là các thiết bị lưu trữ vật lý. Trong đó đĩa cứng thường là thiết bị lưu trữ chính. - Ổ đĩa logic là một phần của ổ cứng. Mỗi ổ đĩa logic được Hệ điều hành đặt cho một tên, theo quy định: Chữ cái A, B dùng để đặt tên cho ổ đĩa mềm. Chữ cái C, D, E,... để đặt tên cho ổ logic Chữ cái tiếp theo để chỉ ổ đĩa CD. Cuối cùng là ổ USB Các ổ đĩa logic Ổ Mềm (ổ A) Ổ CD Ổ USB 2. Tệp tin và thư mục a. Tệp tin (File) - Tệp tin hay tập tin (File) là đối tượng chứa dữ liệu. Mỗi tập tin có một tên do người dùng đặt. - Quy định chung về tên của tập tin: Gồm hai phần: tên chính và phần mở rộng, chúng cách nhau bằng dấu chấm: Tên chính.tên mở rộng + Tên chính do người dùng đặt. + Tên mở rộng: Mỗi loại tệp tin do các phần mềm quy định phần mở rộng khác nhau. Ví dụ .doc, .xls, .ppt b. Thư mục (Folder) - Thư mục là nơi lưu trữ các tập tin và cả thư mục con của nó. - Tên thư mục: Đặt như tên tập tin nhưng không có phần mở rộng. - Để lưu trữ, sắp xếp các tệp tin thành một hệ thống phân cấp có tính chặt chẽ và tiện dụng khi tìm kiếm, Hệ điều hành Windows cho phép người sử dụng xây dựng cây thư mục, trong đó: + Ổ đĩa logic của máy tính được xác định là thư mục gốc. + Trong một thư mục A có thể tạo nhiều thư mục con (các thư mục cùng cấp). Thư mục A gọi là thư mục mẹ. - Mỗi tập tin phải được chứa trong một thư mục nào đó. Ổ đĩa logic Thư mục Cấp 1 Thư mục Cấp 1 Tên tệp tin Tên tệp tin Tên thư mục con cấp 2 Nhận xét: Hệ điều hành cho phép đặt tên không giới hạn nhưng để quản lý tập tin và thư mục dễ dàng tên cần ngắn gọn, gợi nhớ đến nội dung chứa trong nó không gõ dấu trong tên, nên sử dụng dấu nối giữa các cụm từ. Tên tệp tin có thể không cần đặt phần mở rộng. Các thư mục con cùng cấp không được cùng tên. Các tệp của cùng một chương trình ứng dụng không được đặt cùng tên trong cùng một thư mục, khác thư mục thì có thể cùng tên. Trong tên thư mục tập tin không sử dụng các ký tự \ / : ? * ² | Thư mục mẹ và thư mục con có thể cùng tên. 3. Đường dẫn - Chức năng: Diễn tả vị trí của tệp tin, thư mục trong bộ nhớ. - Cách viết: [ổ đĩa logic:\][\....\\] Trong đó phần viết trong [ ] có thể có hoặc không. Ví dụ: C:\congvan2004\thang3\danh_sach-can_bo.doc. Cho ta biết tập tin danh_sach-can_bo.doc đang ở vị trí thư mục con thang3 của thư mục mẹ congvan2004 trong ổ đĩa C III. TIỆN ÍCH FOLDER BIỂU DIỄN THƯ MỤC DẠNG CÂY 1. Mở tiện ích Folder Cách 1: Trong cửa sổ thư mục, nhắp chuột vào nút trên thanh công cụ. Cách 2: Vào Start®Program®Accessories®Windows Explorer Cách 3: Bấm chuột phải vào nút Start chọn Explorer Cách 4: Ấn tổ hợp ÿ + E Khi đó xuất hiện cửa sổ biểu diễn dạng cây như sau: Vùng bên trái Vùng bên phải Vùng bên trái hiển thị thư mục dạng cây phân cấp, vùng bên phải hiển thị nội dung của mỗi đối tượng được chọn ở vùng bên trái. Trên mỗi vùng có các thanh cuốn cho phép xem hết nội dung của vùng. 2. Đóng tiện ích Folder Cách 1: Nhắp chọn một lần nữa vào biểu tượng Cách 2: Nhắp chuột vào nút của vùng bên trái 3. Thao tác với vùng bên trái a. Các khái niệm cơ bản - Đường kẻ dọc cho biết cấp của thư mục (nằm trên một đường kẻ là cùng cấp). - Dấu “-“ đứng trước: Cho biết thư mục này đang mở. Nhắp chuột vào dấu ”-” hoặc nhắp đúp chuột vào tên thư mục sẽ xuất hiện dấu “+” - Dấu “+” thư mục có chứa các thư mục con nhưng đang ở trạng thái thu gọn. Nhắp chuột vào nó thì sẽ mở cây thư mục con, dấu “-“ xuất hiện thay cho dấu “+” - Không có dấu “-” hay “+”: Thư mục này không có thư mục con. b. Thao tác với thư mục Các thao tác với thư mục như: mở thư mục, tạo thư mục mới, đổi tên, sao chép, di chuyển, xoá, xem thuộc tính thực hiện như phần II- Thư mục và tập tin IV. MÀN HÌNH NỀN –DESKTOP Màn hình nền là cửa sổ đầu tiên của Hệ điều hành dành cho người sử dụng. Người dùng ra lệnh cho Hệ điều hành bằng cách thao tác với biểu tượng: Nút Start Thanh tác vụ (task bar) Các thành phần trên màn hình nền gồm: + Màn hình nền (desktop) với các biểu tượng + Thanh tác vụ (taskbar). 1. Nhận biết biểu tượng Các biểu tượng đặc biệt: Biểu tượng đặc biệt của hệ điều hành gồm: My Computer, My Network Places, Recycle Bin, Internet Explorer. - Khi cài đặt xong hệ điều hành thì các biểu tượng này đã có sẵn, chúng ta có thể cho nó hiện ra trên màn hình nền hoặc không bằng cách: + Bấm chuột phải vào màn hình nền chọn Properties. + Xuất hiện hộp thoại chọn thẻ Desktop, chọn Customize desktop... khi đó ta có hộp thoại: Lựa chọn hoặc không Lựa chọn để cho hiển thị các biểu tượng lên màn hình hoặc không và ấn OK để xác nhận. Chú ý: Biểu tượng thùng rác không thể xóa được Biểu tượng của thư mục: Biểu tượng thư mục là túi hồ sơ màu vàng Biểu tượng lối tắt cho thư mục (Shortcut) là hình ảnh của thư mục có thêm mũi tên ở góc bên dưới. Biểu tượng của tập tin: Các biểu tượng còn lại là tập tin, biểu tượng của tập tin rất đa dạng (mỗi tập tin chương trình khác nhau sẽ có biểu tượng khác nhau). Biểu tượng lối tắt tệp tin: là biểu tượng của tập tin có dấu mũi tên ở bên dưới. Lưu ý: Các biểu tượng thư mục, lối tắt thư mục, tập tin, lối tắt tập tin có thể được tạo ra. Thao tác tạo lối tắt thư mục, tập tin: Cách 1: Bấm chuột phải vào màn hình nền, chọn New/Shortcut Khi đó xuất hiện hộp thoại chọn Browse... , xuất hiện hộp thoại: Lựa chọn thư mục (tập tin) cần tạo Ta lựa chọn thư mục (tập tin) cần tạo lối tắt, chọn OK. Hộp thoại khác hiện ra chọn Next, hộp khác hiện ra chọn Finish để kết thúc. Cách 2: - Nhắp nút Start, chọn mục Program, chọn chương trình cần tạo lối tắt. - Nhấn chuột phải tại vị trí chương trình vừa chọn để mở hộp lệnh. Chọn Send To®Desktop (create shortcut) - Trở về màn hình nền ta sẽ thấy biểu tượng lối tắt, sau đó nhắp chuột để mở chương trình. 2. Thao tác với biểu tượng Chọn một biểu tượng: Muốn thực hiện thao tác với bất kỳ một biểu tượng nào thì ta phải chọn biểu tượng đó. Khi biểu tương được chọn tên của nó sẽ nằm trong hộp màu xanh. Thao tác: Nhắp chuột lên biểu tượng cần chọn. Lưu ý: Muốn chọn nhiều biểu tượng liền nhau: Cách 1: Nhấn rê chuột tạo thành một hình vuông, tất cả các biểu tượng trong hình vuông đó đều được chọn. Cách 2: Chọn biểu tượng đầu, ấn Shift đồng thời chọn biểu tượng cuối. Chọn các biểu tượng không liền nhau: Ấn phím Ctrl đồng thời chọn lần lượt các biểu tượng cần. Di chuyển biểu tượng: Chọn biểu tượng, kéo di chuột đến vị trí mới rồi thả chuột. Copy biểu tượng: Chọn biểu tượng, giữ phím Ctrl đồng thời ấn và di chuột đến vị trí khác. Xoá một biểu tượng: Cách 1: Chọn biểu tượng cần xoá. Nhắp chuột phải vào vùng đã chọn, chọn Delete xuất hiện hộp thoại: Đồng ý xoá Không xoá Lựa chọn đồng ý xoá (Yes) hoặc không (No) Cách 2: Chọn biểu tượng cần xoá ấn và kéo nó thả vào thùng rác. Lưu ý: Khi thực hiện theo cách 1, 2 thì biểu tượng được xóa và đưa vào thùng rác. Để xóa hẳn các biểu tượng (xóa không đưa vào thùng rác), chọn các biểu tượng và ấn Shift + Delete 3. Thao tác với hộp lệnh (mỗi biểu tượng sẽ có một hộp lệnh tương ứng) - Nhắp chuột phải lên biểu tượng, sẽ mở ra một hộp lệnh. - Mỗi dòng trên hộp lệnh nếu được chọn sẽ thực hiện một công việc nào đó. Các dòng chữ mờ (tạm ẩn không thực hiện được). Các dòng có hình mũi tên bên phải nghĩa là còn hộp lệnh con nữa. Ví dụ: Bấm chuột phải vào biểu tượng My Document, ta có hộp lệnh tương ứng. Mở Copy biểu tượng Tạo Shortcut Xoá biểu tượng Đổi tên biểu tượng Thuộc tính của biểu tượng 4. Tạo một thư mục trên màn hình nền - Bấm chuột phải lên màn hình nền. - Chọn New\ Folder, khi đó xuất hiện một biểu tượng thư mục với tên mặc định là New Folder và một con trỏ nhấp nháy. - Gõ tên vào vị trí hộp màu xanh (vị trí có New Folder) 5. Đổi tên biểu tượng - Chọn biểu tượng cần đổi tên. - Bấm chuột phải chọn Rename. - Gõ tên mới vào và ấn Enter hoặc nhắp chuột vào vị trí bất kỳ trên màn hình nền. 6. Hộp lệnh của màn hình nền - Nhắp chuột vào chỗ trống trên màn hình nền sẽ xuất hiện hộp lệnh Làm tươi: Cập nhật thông tin mới nhất Lệnh dán Tạo nút bấm nhanh Khôi phục lại thao tác trước đó Mở hộp thoại để thay đổi thuộc tính của màn hình nền. Sắp xếp các biểu tượng Tạo đối tượng mới Nguyên tắc: Những dòng lệnh có: là có một nhóm lệnh khác nữa. Những dòng lệnh mờ, không thực hiện được. Những dòng lênh có ở trước là đang được chọn. Các dòng có tổ hợp phím: có thể dùng tổ hợp phím để thay thế. Ý nghĩa của nhóm lệnh Arrange Icons By: Sắp xếp các đối tượng Theo tên Theo kích thước Theo kiểu (phần mở rộng của tên) Theo ngày tháng sửa chữa Tự động sẵp xếp (các biểu tượng không thể di chuyển được) Ẩn/hiển thị các biểu tượng trên màn hình nền Ý nghĩa của dòng lệnh Properties: Thể hiện các thuộc tính của màn hình nền như ảnh nền, độ phân giải, màu sắc của cửa sổ, sẽ tiếp tục tìm hiểu ở phần Control Panel V. THANH TÁC VỤ Thanh tác vụ: là nơi chứa các nút thu nhỏ của chương trình đang hoạt động cùng máy tính. Nhắp chuột phải lên thanh tác vụ sẽ xuất hiện hộp lệnh của nó. Nút Start trên thanh tác vụ: Nhắp chuột vào nút Start sẽ làm xuất hiện danh mục chọn được phân theo chủ đề, cho phép người dùng dễ dàng ra lệnh cho máy tính. Hỗ trợ tìm kiếm thông tin trên máy 10 tài liệu được mở gần nhất Danh mục các chương trình Quản trị hệ thống Trợ giúp Điều khiển tắt máy Đăng nhập/xuất một user Chạy chương trình bằng lệnh Để ẩn đi thanh tác vụ ta làm như sau: Cách 1: Vào Start ® Setting ® Task bar Start Menu ® Auto hide the Task bar Cách 2: Bấm chuột phải vào thanh tác vụ chọn properties®Auto hide the Task bar VI. TẮT MÁY ĐÚNG QUY TRÌNH - Vào Start chọn Turn Off Computer xuất hiện hộp thoại: Khởi động lại máy Tắt máy hẳn Lưu ý: Chúng ta có thể khởi động lại máy bằng cách ấn tổ hợp phím Ctrl + Alt + Delete hoặc nhấn vào nút Restart trên vỏ máy. Bài 2: LÀM VIỆC VỚI CÁC ĐỐI TƯỢNG CỦA WINDOWS Màn hình nền là một cửa sổ đặc biệt của Hệ điều hành Windows. Bây giờ chúng ta tiếp tục tìm hiểu về cửa sổ một đối tượng mà người sử dụng thường thao tác I. CÁC THAO TÁC VỚI CỬA SỔ 1. Mở một cửa số Cách 1: Nhắp đúp chuột lên biểu tượng cần mở, khi đó cửa sổ của nó sẽ mở ra. Cách 2: Bấm chuột vào biểu tượng cần mở và ấn phím Enter. Cách 3: Bấm chuột phải vào biểu tượng chọn Open 2. Thoát khỏi cửa sổ Cách 1: Bấm vào biểu tượng (góc trên bên phải cửa sổ) Cách 2: Bấm chuột phải vào tên của cửa sổ trên thanh tác vụ chọn Close Cách 3: Nhấn tổ hợp phím Atl + F4 Cách 4: Vào File chọn Close 3. Các thành phần của cửa sổ a. Cửa sổ của thư mục, tập tin Mỗi tập tin, thư mục khi được mở thì nó sẽ có một cửa sổ. Khi mở một thư mục bất kỳ thì cửa sổ của nó như sau: Thanh tiêu đề Thanh thực đơn ngang Thanh công cụ Thanh địa chỉ Thanh trạng thái Thanh cuốn Nội dung cửa sổ Thanh tiêu đề - Cho biết tên của cửa sổ. Khi nhắp đúp chuột lên thanh tiêu đề sẽ làm phóng to hoặc thu nhỏ cửa sổ. Nút thu nhỏ cửa sổ thành một nút trên thanh tác vụ Nút co giãn cửa sổ Nút đóng cửa sổ Thanh thực đơn: Chứa các lệnh để điều khiển cửa sổ và điều khiển các đối tượng khác trong cửa sổ. Thanh công cụ (Standard Buttons): Chứa các nút lệnh, giúp cho người dùng thao tác dễ dàng hơn và nhanh hơn. Quay lại cửa sổ trước Quay lên thư mục mẹ Xoá đối tượng Hủy bỏ thao tác vừa làm Hiển thị cây thư mục Quay lại cửa sổ trước khi bấm Back Nguyên tắc sử dụng các nút: Nút nào sáng khi chọn sẽ thực hiện được, nút mờ là nút ẩn không thực hiện được khi chọn nó. Khi cửa sổ thu nhỏ lại, dấu thể hiện bên trong nó còn có các nút khác bị che khuất. Các nút trên thanh công cụ có thể được đưa lên hoặc bỏ đi bằng cách: Bấm chuột phải lên thanh công cụ chọn thẻ Customize...xuất hiện hộp thoại: 2 1 Đưa một nút lên thanh công cụ: Chọn nút cần đưa ở vùng (1) và ấn vào nút add hoặc nhắp đúp chuột vào nút ở vùng (1) Để bỏ một nút trên thanh công cụ: Chọn nút cần bớt trên vùng (2) và ấn vào nút Remove hoặc nhấn đúp chuột vào biểu tượng ở vùng (2) Các chế độ hiển thị sử dụng nút View trên thanh công cụ: Nhắp chuột vào mũi tên bên cạnh ta có danh sách các cách hiển thị tập tin trong thư mục cửa sổ Hiển thị dạng ảnh Dạng tiêu đề Dạng biểu tượng Danh sách có chi tiết thông tin về đối tượng Dạng danh sách Thanh địa chỉ (Address): Cho biết vị trí của đối tượng trong hệ thống máy tính Hộp hỗ trợ khả năng hiển thị thư mục theo sơ đồ dạng cây Ví dụ: Thanh địa chỉ trên cho biết thư mục Word là thư mục con của thư mục Giaoan nằm trên ổ D của máy tính. Thanh cuốn: Thanh cuốn ngang/dọc sẽ tự động xuất hiện khi nội dung hiển thị nhiều hơn giới hạn của màn hình. Nhắp vào biểu tượng mũi tên để di chuyển nội dung sang phải/trái hoặc lên/xuống. Thanh trạng thái: Cho biết trạng thái của cửa sổ như có bao nhiêu đối tượng trong cửa sổ, Kích thước của các đối tượng là bao nhiêu... Thao tác hiển thị hoặc ẩn thanh trạng thái: Vào View nếu là hiện, ngược lại là ẩn. b. Các thao tác với thành phần cửa sổ Ẩn hiện các thành phần của cửa sổ - Bấm chuột phải vào thanh Menu ngang hoặc thanh công cụ, xuất hiện danh sách tên các thành phần: Thanh công cụ Thanh địa chỉ Thanh liên kết Khoá các thanh trên Quy tắc: Có ü là đang hiển thị, ngược lại là không. Di chuyển vị trí các thanh công cụ: (chỉ thực hiện được khi không chọn Lock the Toolbar): Đặt con trỏ chuột vào góc bên phải của thanh nếu xuất hiện hình thì ấn và di đến vị trí mới. 4. Một số thao tác khác với cửa sổ Hệ điều hành Windows cho phép mở nhiều cửa sổ cùng một lúc, nhưng tại một thời điểm chỉ có một cửa sổ hoạt động (cửa sổ có mầu sang rõ hơn). Chúng ta có thể thực hiện các thao tác: Chuyển đổi qua lại giữa các cửa sổ: Ấn Alt +Tab hoặc nhấn tên cửa sổ trên thanh tác vụ Cho các cửa sổ ứng dụng cùng một lúc nằm trên thanh tác vụ: ấn tổ hợp ÿ + D. Xếp các cửa sổ ứng dụng (Khi các cửa sổ ở trạng thái co dãn được) Gối đầu lên nhau: Nhấn chuột phải lên thanh tác vụ (task bar) chọn Cascade windows Xếp các cửa sổ theo hàng dọc: Nhấn chuột phải lên thanh tác vụ (task bar) chọn Tile windows horizontally. Xếp các cửa sổ theo hàng ngang: Nhấn chuột phải lên thanh tác vụ (task bar) chọn Tile windows vertically. Thay đổi vị trí của cửa sổ: Khi cửa sổ ở dạng co dãn (bấm vào nút co giãn trên thanh tiêu đề) ta có thể thay đổi vị trí của cửa sổ bằng cách đặt chuột vào tên tiêu đề ấn và di chuyển cửa sổ. II. THAO TÁC VỚI TỆP TIN VÀ THƯ MỤC Mỗi tập tin, thư mục được thể hiện bằng một biểu tượng do đó chúng ta gọi chung tập tin và thư mục là đối tượng. 1. Mở một tập tin, thư mục Thao tác: Cách 1: Nhắp đúp chuột vào đối tượng cần mở. Cách 2: Nhắp chuột phải vào đối tượng cần mở chọn Open Cách3: Chọn đối tượng cần mở và nhấn phím Enter Lưu ý: Với tập tin được mở theo cách 2 chúng ta có thể chọn: Nếu chọn Open: Mở bằng chương trình đã đăng ký với hệ điều hành. Nếu chọn Open With\Choose Program...: Mở tệp tin bằng chương trình tự chọn trong hộp thoại. 2. Tạo thư mục Cách 1: Mở cửa sổ cần tạo thư mục, bấm chuột phải vào một vị trí bất kỳ trong cửa sổ. Chọn New\folder Xuất hiện biểu tượng thư mục với tên mặc định là New Folder, ta gõ tên của thư mục vào vị trí tên mặc định Cách 2: - Vào File®New®Folder - Xuất hiện biểu tượng thư mục với tên mặc định là New Folder, ta gõ tên của thư mục vào vị trí tên mặc định. 3. Tạo lối tắt cho tập tin, thư mục (Shortcut) - Vào File®New®Shortcut hoặc bấm chuột phải vào chỗ trống trong cửa sổ chọn New®Shortcut. - Hộp thoại xuất hiện, chọn Browse..., xuất hiện hộp thoại Chọn tập tin, thư mục cần tạo lối tắt Chọn tập tin (thư mục) cần tạo lối tắt và chọn OK, xuất hiện hộp thoại chọn Next, hộp thoại khác hiện ra chọn Finish 4. Chọn tập tin, thư mục Để tiện theo dõi chúng ta gọi tập tin, thư mục chung là đối tượng a. Chọn nhóm các đối tượng liền kề Cách 1: Nhấn chuột vào đối tượng đầu . Giữ phím Shift Nhấn chuột vào đối tượng cuối. Cách 2: Ấn và rê chuột tạo thành một hình chữ nhật bao quanh các đối tượng muốn chọn. b. Chọn các đối tượng rời rạc - Nhấn chuột vào đối tượng đầu. - Giữ phím Ctrl, nhấn chuột lần lượt vào các đối tượng tiếp theo. Chú ý: Để huỷ thao tác chọn các đối tượng ta có thể nhấn vào một phím mũi tên di chuyển hoặc nhắp chuột vào vị trí bất kỳ trên cửa sổ. 5. Sao chép các tập tin, thư mục Thao tác: Chọn đối tượng cần sao chép. Đưa các đối tượng vào bộ đệm: Bấm chuột phải chọn Copy hoặc vào Edit®Copy hoặc ấn Ctrl + C Chọn vị trí mới (có thể là thư mục khác, ổ đĩa khác) Dán các đối tượng ra bằng cách: Bấm chuột phải chọn Paste hoặc vào Edit®Paste hoặc ấn Ctrl + V Chú ý: Nếu thực hiện sao chép thư mục, tập tin trong cùng một cửa sổ ta thực hiện bằng cách: Chọn các đối tượng, giữ phím Ctrl đồng thời ấn và di chuột đến vị trí khác. Khi đó đối tượng được sao chép có tên như đối tượng đầu những có chữ copy ở trước. 6. Di chuyển vị trí các tập tin, thư mục Thao tác: Chọn các đối tượng cần di chuyển. Đưa các đối tượng vào bộ đệm: Bấm chuột phải chọn Cut hoặc vào Edit®Cut hoặc ấn Ctrl + X Chọn vị trí mới (có thể là thư mục khác, ổ đĩa khác) Dán các đối tượng ra bằng cách: Bấm chuột phải chọn Paste hoặc vào Edit®Paste hoặc ấn Ctrl + V Chú ý: Có thể di chuyển nhanh bằng cách: Chọn các đối tượng, đồng thời ấn và rê chuột để kéo đến cửa sổ khác cùng đang mở hoặc tên thư mục mà ta muốn chuyển đến. 7. Đổi tên tập tin, thư mục - Chọn đối tượng cần đổi tên. - Vào File ® Rename hoặc bấm chuột phải chọn Rename hoặc bấm một lần vào phần tên của đối tượng. - Gõ tên mới và ấn Enter 8. Xoá tập tin, thư mục Cách 1: - Chọn các đối tượng cần xoá. - Vào File®Delete hoặc bấm chuột phải chọn Delete. - Xuất hiện hộp thoại, ta xác nhận Yes hoặc No Đồng ý xoá Không xoá Chú ý: Các đối tượng khi xoá sẽ được đưa vào thùng rác. Khi cần ta vẫn có thể khôi phục lại được. Cách 2: Chọn các đối tượng cần xoá. Bấm tổ hợp phím Shift + Delete, các đối tượng cần xoá sẽ mất hẳn không lưu lại trong thùng rác. 9. Một số thao tác khác: Hiển thị thông tin của tệp tin hoặc thư mục Thông tin của các đối tượng như: Ngày tạo lập, ngày sửa đổi gần nhất, ngày truy cập gần nhất, kích thước, thuộc tính chỉ đọc, thuộc tính ẩn Thao tác: Nhắp chuột phải vào đối tượng chọn Properties hoặc vào File®Properties. Khi đó xuất hiện hộp thoại Kiểu Đường dẫn Kích thước Kích thước trên đĩa cứng Các đối tượng con Thời gian tạo lập Thuộc tính chỉ đọc Thuộc tính ẩn Thay đổi biểu tượng của Shortcut: Nhấn chuột phải vào biểu tượng chọn Properties®thẻ Short cut® Change Icon Thay đổi biểu tượng của thư mục: Nhấn chuột phải vào thư mục cần đổi Properties®Customize®Change Icon. Kích chọn hình muốn đổi à OK III. CỬA SỔ CONTROL PANEL Mở cửa sổ Control Panel: Vào Start®Setting®Control Panel, ta có cửa sổ Control Panel ở dạng quản lý theo nhóm các đối tượng Nhóm quản lý về chuột và các phần cứng khác Quản lý về tài khoản Quản lý về mạng Quản lý các chương trình ứng dụng Quản lý âm thanh Quản lý hệ thống Định dạng thời gian, ngôn ngữ Nhấn chọn Switch to classic view ta có cửa sổ Control Panel ở dạng quản lý theo từng đối tượng: 1. Xem các thuộc tính của hệ thống Từ cửa sổ Control Panel chọn biểu tượng ta có hộp thoại, chọn thẻ General Hệ điều hành mà hệ thống sử dụng Tên máy, tốc độ của CPU, dung lượng bộ nhớ RAM 2. Thay đổi thời gian của hệ thống Từ cửa sổ Control Panel, nhắp chọn biểu tượng , chọn thẻ Date & Time có hộp thoại: Sau khi thiết lập các thông số ta ấn Apply để áp dụng điều chỉnh và nhắp OK để kết thúc. Chú ý: Chúng ta có thể làm xuất hiện hộp thoại Date and Time Properties bằng cách bấm đúp chuột vào biểu tượng thời gian ở góc dưới bên phải thanh tác vụ (Task bar). 3. Thay đổi chuột của hệ thống Từ cửa sổ Control Panel chọn biểu tượng có hộp thoại: Chọn thẻ Buttons, ta có: Chuyển đổi chức năng nút trái và nút phải chuột Điều chỉnh độ nhanh hay chậm cho thao tác bấm đúp chuột Thay đổi các thông số, ấn Apply để áp dụng điều chỉnh và nhắp OK để kết thúc. Chọn thẻ Pointer ta có hộp thoại có thể thay đổi hình dạng của con trỏ chuột: Danh sách mẫu chọn, mỗi mẫu chọn gồm nhiều hình ảnh khác nhau của con trỏ chuột. Để chuyển về hình dạng thường sử dụng, chúng ta chọn Use Default cho từng nội dung trong mục Customize hoặc chọn giá trị None trong mục Scheme. Ấn Apply để áp dụng điều chỉnh và nhắp OK để kết thúc. 4. Thay đổi thông số của màn hình Có thể hình dung màn hình nền như mặt bàn làm việc của mọi người. Nếu nhiều người dùng chung một máy tính thì Windows cho phép mỗi người có một màn hình làm việc riêng biệt, đây chính là tính cá nhân hoá môi trường làm việc được Hệ điều hành Windows hỗ trợ. Từ cửa sổ Control Panel nhắp chọn biểu tượng . Hoặc tại màn hình nền bấm chuột phải chọn Properties có hộp thoại: Chọn thẻ Themes: Thiết lập màn hình có sẵn của XP Chọn thẻ Desktop xuất hiện hộp thoại cho phép người dùng thay đổi ảnh, mẫu nền của màn hình nền. Các ảnh có sẵn Tìm các ảnh có lưu trên máy Thay đổi cách hiển thị ảnh Cho hiển thị/ ẩn các biểu tượng có sẵn của hệ điều hành Sau khi thiết lập các thông số ta ấn Apply để áp dụng điều chỉnh và nhắp OK để kết thúc hộp thoại. Thẻ Screen Saver: Cho phép thiết lập các kiểu bảo vệ màn hình, tiết kiệm điện năng trong máy tính trong thời gian máy đang bật nguồn điện nhưng chưa sử dụng. Các hiệu ứng có sẵn Thay đổi các hiệu ứng về màu sắc, tần số xuất hiện... Xem các thay đổi vừa thực hiện Nhập số phút chờ tín hiệu Tiết kiệm điện năng cho màn hình, ổ cứng và hệ thống Thẻ Appearance: Thiết lập cửa sổ hệ thống theo mẫu sẵn có. Mẫu cửa sổ Mầu cửa sổ Kích thước cửa sổ Sau khi thiết lập các thông số ta ấn Apply để áp dụng điều chỉnh và nhắp OK để kết thúc hộp thoại. Thẻ Setting: Thiết lập độ phân giải màn hình IV. SỬ DỤNG THÙNG RÁC (Recycle bin) 1. Chức năng của thùng rác - Lưu trữ những đối tượng (thư mục, tệp tin...) đã bị xoá, có thể khôi phục lại những đối tượng đó khi cần. 2. Các thao tác với thùng rác Mở thùng rác: Nhắp đúp chuột vào biểu tượng thùng rác trên màn hình nền. Xóa mọi đối tượng trong thùng rác Khôi phục toàn bộ đối tượng có trong thùng rác Các đối tượng trong thùng giác Khôi phục toàn bộ các đối tượng có trong thùng giác chọn Restore all items Khôi phục một đối tượng (hoặc một nhóm các đối tượng): Chọn các đối tượng muốn khôi phục. Vào File ® Restore hoặc bấm chuột phải vào vùng đã chọn, chọn Restore Xoá sạch mọi đối tượng trong thùng rác (làm rỗng thùng rác): chọn Empty the Recycle Bin Xoá từng đối tượng: Chọn đối tượng muốn xoá. Ấn Delete, khi có hộp thoại chọn Yes Bài 3: NÂNG CAO KHẢ NĂNG SỬ DỤNG CỦA CỬA SỔ I. SỬ DỤNG THỰC ĐƠN LỆNH 1. Thực đơn lệnh File và Edit Hộp lệnh File Mở tập tin và thư mục bất kỳ Mở tập tin bằng một chương trình nào đó Xoá đối tượng Tạo một nút bấm nhanh Đổi tên đối tượng Xem thuộc tính của đối tượng Đóng cửa sổ Với lệnh New, khi chọn ta có Tạo thư mục mới Tạo lối tắt (nút bấm nhanh) Tạo các tệp tin rỗng Hộp lệnh Edit Khôi phục trạng thái cũ Chọn toàn bộ mọi đối tượng trong cửa sổ Đảo ngược trạng thái chọn đối tượng trong cửa sổ Như lệnh tạo lối tắt, chỉ khác về số lần nhân bản Trong đó: - Lệnh Cut và Paste: Di chuyển đối tượng - Lệnh Copy và Paste: Sao chép đối tượng - Lệnh Copy to Folder: Sao chép đối tượng nhưng có hỗ trợ hộp thoại cho phép chọn nay vị trí đặt đối tượng sao chép Chọn vị trí sao chép đối tượng Lệnh Move to Folder: di chuyển đối tượng nhưng có hỗ trợ hộp thoại cho phép chọn ngay vị trí đặt đối tượng di chuyển. 2. Thực đơn lệnh View và Tools Thực đơn lệnh View Hiển thị/ che dấu thanh công cụ Hiển thị/ che dấu thanh trạng thái Mở các chức năng tiện ích như: Search, Favorites, History, Folders Làm thay đổi cách hiển thị các biểu tượng Tự động sắp xếp sắp xếp Thực đơn lệnh Tools: - Chọn Folder Option, ta có hộp thoại cho phép thiết lập các điều khiển cửa sổ Thẻ General: Chọn màn hình nền thông thường Có một cửa sổ duy nhất khi chuyển từ thư mục này đến thư mục khác Mỗi thư mục được mở ra trong một cửa sổ riêng Thay đổi thao tác của chuột: Nhắp chuột một lần là mở thư mục, di chuyển con trỏ chuột lên thư mục tức là chọn thư mục. Hình dạng biểu tượng thay đổi (tên biểu tượng được gạch chân) Thao tác chuột như quy ước vẫn dùng Lựa chọn tốt nhất mà hệ điều hành đã định sẵn. Khi chọn xong các mục ấn nút OK hay Apply để xác nhận các thay đổi. Thẻ View: Thay đổi cách thể hiện đường dẫn thư mục trên thanh địachỉ Khi chọn, các đối tượng đã đặt thuộc tính sẽ không hiện ra trên nền cửa sổ Mục Hide file extension..., khi được chọn, các tệp tin bị che dấu phần mở rộng. Người dùng không nhìn thấy phần mở rộng và không sửa chữa được. Mục Hide protected operating system file, khi mục này được chọn các mục tin cần thiết cho Hệ điều hành được che giấu tránh việc bị xoá nhầm. Mục Show My Document on Desktop, khi đuợc chọn, biểu tượng My Document xuất hiện trên màn hình nền, ngược lại biểu tượng này sẽ không có trên màn hình nền. Nút Restore Default: Đặt các mục về lại giá trị đầu được hệ điều hành quy định. II. TIỆN ÍCH TÌM KIẾM THÔNG TIN Cho phép tìm kiếm các đối tượng trên máy tính khi chúng ta chỉ nhớ tên, một phần của tên, một phần nội dung của tài liệu, thời gian tạo lập, sửa đổi, kích thước đối tượng... 1. Mở chương trình tìm kiếm Cách 1: Nhắp chuột vào nút trên thanh công cụ. Cách 2: Vào View®Explore Bar®Sreach Cách 3: Ấn Ctrl + E Cách 4: Vào Start chọn Sreach Khi đó cửa sổ hiện tại có dạng: Vùng bên trái Vùng bên phải 2. Đóng chương trình tìm kiếm Cách 1: Nhắp chọn một lần nữa vào biểu tượng Cách 2: Nhắp chuột vào nút của vùng bên trái 3. Thao tác với vùng bên trái - Ở vùng bên trái chọn All Files and Folders khi đó có hộp thoại - Gõ các nội dung làm gợi ý tìm kiếm, nhấn chọn Search và đợi, khi tìm kiếm xong kết quả sẽ được thể hiện ở phần khung bên phải. Gõ tên tệp cần tìm (có thể chỉ là một phần của tên) Một từ hay cụm từ của tệp (có thể bỏ trống) Phạm vi tìm kiếm 4. Tạo cụm từ tìm kiếm Cụm từ tìm kiếm có thể nhập vào là: Một phần đầu của tên: kết quả tìm kiếm là những tệp tin có phần đầu của tên trùng với từ tìm kiếm. Một phần của tên kết hợp với ký tự *: Ký tự * cho phép thay thế một dãy ký tự có nội dung và độ dài bất kỳ. Ví dụ: Cụm từ tìm kiếm là *.txt, thì kết quả tìm kiếm là các tệp tin có phần mở rộng là txt Một phần của tên kết hợp với ký tự ?: Ký tự ? thay thế cho một ký tự Ví dụ: Cụm từ tìm kiếm là co??v?n => Kết quả tìm kiếm là các tên bắt buộc phải có ký tự tại vị trí dấu ? 5. Nâng cao khả năng tìm kiếm - Click vào mục When was it modified? Để tìm theo thời gian sửa đổi gần nhất. - Click vào mục What size is it? Để tìm theo kích thước đối tượng. - Click vào mục More advanced option Chứa các tùy chọn nâng cao khi tìm kiếm: Search system folder: Tìm trong thư mục hệ thống Search hidden file and folder: Tìm cả thư mục và tệp bị ẩn Search subfolder: Tìm trong cả thư mục con Case sensitive: Phân biệt chữ hoa và chữ thường Bài 4: CÁC TIỆN ÍCH MỞ RỘNG I. ĐỊNH DẠNG ĐĨA 1. Ý nghĩa - Định dạng đĩa mềm, USB để đĩa có thể ghi và chấp nhận dữ liệu (có thể đọc và ghi dữ liệu). - Chúng ta chỉ thực hiện thao tác định đạng đĩa khi đĩa không ghi hoặc đọc được đòi thao tác định dạng. 2. Thao tác - Cho đĩa mềm A vào ổ hoặc cắm đĩa USB. - Mở Mycomputer chọn ổ đĩa cần định dạng. - Vào File®Format hoặc bấm chuột phải chọn Format - Chọn Start đợi xong và chọn Close để kết thúc. Lưu ý: Định dạng các loại đĩa khác ta làm tương tự như đối với đĩa mềm nhưng lưu ý là không nên định dạng đĩa một cách tuỳ tiện vì khi định dạng thì toàn bộ dữ liệu trên đĩa sẽ mất hết. II. QUẢN TRỊ MÁY IN 1. Cài đặt máy in Thao tác Vào Start®Setting ®Printers and Faxes ta có cửa sổ: Nhắp chọn Add Printers xuất hiện hộp thoại. Chọn các thông số cần và Next, hộp khác hiện ra chọn Next và trong hộp thoại cuối cùng chọn Finish để kết thúc. 2. Chọn máy in ngầm định Windows cho phép ta cài đặt nhiều máy in cùng một lúc nhưng tại một thời điểm chỉ có một máy in được sử dụng gọi là máy in ngầm định, máy in ngầm định có dấu tích ở tên máy in: Đặt máy in ngầm định: Chọn máy in muốn đặt là ngầm định. Nhấn chuột phải vào máy in đó chọn Set as Default Printer hoặc vào File chọn Set as Default Printer 3. Xoá máy in - Bấm chuột phải vào máy in cần xoá, hoặc vào File chọn Delete hộp thoại xuất hiện chọn Yes. Chú ý: Khi thực hiện như trên không được thì ta phải thao tác như gỡ bỏ chương trình trên Windows III. CHƯƠNG TRÌNH ỨNG DỤNGTRÊN WINDOWS 1. Gỡ bỏ một chương trình trên máy tính Khi một chương trình được cài đặt vào trong máy tính thì nó được quản lý trong nhóm Add or Remove Program để gỡ bỏ một chương trình ứng dụng ta làm như sau: Từ cửa sổ Control Panel nhắp chọn Add or Remove Program, có hộp thoại, chọn chương trình cần gỡ bỏ và nhấn Remove 2. Đóng một chương trình ứng dụng của Windows Để thoát một chương trình ứng dụng trong Windows người ta dùng các cách sau: Cách 1: Vào File®Close Cách 2: Nhắp chuột vào nút (ở góc trên bên phải màn hình) Cách 3: Bấm tổ hợp phím Alt + F4 IV. MỘT SỐ TIỆN ÍCH KHÁC 1. Sắp xếp các tập tin để chống phân mảnh tệp Vào Start®Program® Accessories®System tools®Disk Deframeter - Lựa chọn ổ đĩa cần sắp xếp và chọn Deframeter để chống phân mảnh tệp. 2. Sao lưu tập tin đề phòng khi xảy ra sự cố Vào Start®Program®Accessories®System tools®Backup 3. Mở chương trình máy tính cá nhân: Start®Program®Accessories® Calculator Hoặc Start / Run / Nhập Calc vào hộp thoại / OK

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doche_dieu_hanh_windows_xp_7695.doc