LỜI NÓI ĐẦU
Sinh lý bệnh học là môn khoa học nghiên cứu những biến đổi bệnh lý về cơ năng của các cơ quan, hệ thống, mô bào tức là nghiên cứu những hoạt động của sự sống trong một cơ thể bị bệnh. Đồng thời sinh lý bệnh nghiên cứu nguyên nhân, điều kiện phát sinh ra bệnh và tìm ra quy luật chung của sự phát sinh, phát triển, diễn biến và kết thúc của quá trình bệnh lý.
Sinh lý bệnh học là môn học cơ sở của ngành Thú y, có liên quan chặt chẽ với nhiều môn học cơ sở khác (sinh lý học, hóa sinh học, dược lý học, vi sinh vật học) cũng như các môn lâm sàng (Nội khoa, Chẩn đoán, Bệnh truyền nhiễm, Bệnh ký sinh trùng vv). Đặc biệt Sinh lý bệnh học và Giải phẫu bệnh học là hai môn có cùng chung một đối tượng nghiên cứu là cơ thể bị bệnh, nhưng sinh lý bệnh học chủ yếu nghiên cứu những biến đổi về cơ năng, còn giải phẫu bệnh thì nghiên cứu những biến đổi về mặt hình thái trên cơ thể bệnh.
Từ việc nghiên cứu quy luật hoạt động của từng bệnh đến nghiên cứu quy luật hoạt động của từng cơ quan,hệ thống bị bệnh đến quy luật hoạt động của các quá trình bệnh lý điển hình, sinh lý bệnh học tìm cách khái quát hóa để tìm hiểu quy luật hoạt động của bệnh, chẳng hạn như quy luật hoạt động và tác động của các yếu tố gây bệnh, quy luật của quá trình sinh bệnh, quá trình bệnh lý, quá trình lành bệnh cũng như quá trình tử vong. Nắm vững các quy luật diễn biến của bệnh chúng ta sẽ đề ra được những biện pháp điều trị có hiệu quả.
118 trang |
Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 5143 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Sinh lý bệnh thú y, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mao mạch đối với protein và tế bào, do đó trong nước tiểu bệnh nhân có nhiều protein và tế
bào xuất hiện.
Viêm cầu thận cấp là một bệnh rất nguy hiểm. Nó có thể dẫn đến suy thận cấp với urê huyết
cao và tử vong. Nếu vượt qua nguy hiểm, bệnh có thể khỏi, nhưng cũng có thể viêm thận mạn
tính .
3. Viêm thận mạn
Người ta có sơ sở để nói là viêm thận mạn tính không hoàn toàn bắt nguồn từ một viêm
thận cấp. Về mặt mô học thấy trong mọi thể viêm thận mạn đều có những tổn thương của
mạch máu, ống thận và khoãng kẽ. Ở giai đoạn đã tiến triển thì thận bị teo, trong đó nhiều cầu
thận bị trong (hyalin) hóa và nhiều ống thận bị teo. Những tổn thương này rất giống thận teo
do xơ cứng mạch thận. Do có sự rối loạn dòng máu, khả năng lọc và khả năng cô đặc của thận
cho nên đã dẫn đến những rối loạn chức năng sâu sắc.
4. Viêm thận kẽ (còn gọi là viêm thận ngược dòng hay viêm bể thận – thận)
Nguyên nhân của bệnh là những viêm mủ từ đường tiết niệu và bàng quang đi ngược lên,
lan vào ống thận và các tổ chức kẽ thận, từ đây tổn thương phát triển đến các mạch máu và
các cầu thận. Cuối cùng gây ra teo thận. Đây là thể hay gặp nhất của viêm thận mạn và gây
chết với tỷ lệ cao nhất. Về lâm sàng, giai đoạn đầu nước tiểu có nhiều tế bào mủ, về sau là
những triệu chứng của suy thận mạn.
101
5. Thận hư
Khái niệm thận hư đã có nhiều thay đổi nhờ những thực nghiệm và tiến bộ về miễn dịch
học.
Trước đây, Volhard và Fahr dựa trên cơ sở giải phẫu bệnh học, cho bệnh là do thoái hóa
biểu bì ống thận đầu tiên rồi có thể lan tràn lên cầu thận. Nhưng về sau thấy quan niệm này
ngày càng không phù hợp cả về hình thái học, bệnh học và lâm sàng học. Có nhiều hình thái
và nguyên nhân gây bệnh khac nhau , cho nên về mặt lâm sàng người ta dùng danh từ ―hội
chứng thận hư‖ (nephiotic syndrom) thay cho ―bệnh thận hư‖ (nephrosis).
Biểu hiện chủ yếu là protein niệu rất cao, kèm theo hậu quả làm giảm protein máu và phù
nặng hơn. Bệnh kèm theo rối loạn chuyển hóa mỡ, biểu hiện là trong huyết tương tăng
triglyxerid và cholesterol.
Gần đây, nhờ kính hiển vi điện tử, người ta phát hiện thấy những thay đổi tiên phát ở cầu
thận như: mất khoảng cách giữa các tế bào có chân với màng cơ bản, màng cơ bản dày lên
hoặc có những đám lắng đọng mà có thể thấy được cả trên kính hiển vi quang học thường.
Ngoài ra, vẫn thấy những thương tổn ở ống thận với các đám mỡ trong bào tương tế bào và
các trụ mỡ trong lòng ống thận (đó là lý do của danh từ thận hư nhiễm mỡ trước đây).
Trên thực nghiêm, người ta đã chứng minh tổn thương do cầu thận bằng cách dùng huyết
thanh người khỏe mạnh, đánh dấu đồng vị phóng xạ rồi tiêm cho người bị thận hư, sau đó
quan sát thấy là protein được đánh dấu nhanh chóng lọt qua cầu thận vào nước tiểu. Điều đó
chứng tỏ là có tổn thương ở cầu thận nên đã để lọt protein bình thường qua. Nó chống lại giả
thuyết trước đây cho là do cơ thể bị bệnh tạo ra những protein máu bất thường nên dễ bị lọt
qua cầu thận.
Mỡ và cholesterol tăng trong máu được coi là hiện tượng bù đắp sự giảm protein máu.
Nhưng mặt khác, người ta lại nhận thấy ở ống thận có thiếu các enzym chuyển hóa mỡ như
tributirase, lipase, lipoproteinlipase
Tình trạng thoái hóa mỡ ở tế bào ống thận được giải thích là do cầu thận bị hư hại để lọt quá
nhiều các thành phần mỡ cũng như các protein. Tế bào ống thận phải hấp thu quá nhiều, rối
loạn tính thấm màng tế bào và rối loạn khả năng tái hấp thu. Các thành phần lipid và protein ứ
đọng lại trong bào tương các tế bào ống thận như đã quan sát được.
Gần đây, có giả thuyết cho thận hư cũng có cơ chế miễn dịch như trong viêm cầu thận.
Trong khi gây viêm cầu thận thực nghiệm bằng các biện pháp miễn dịch như gây thận viêm
kiểu Masugi, tiêm protein lạ liên tiếp nhiều lần hay tiêm tổ chức thận với tá dược Freund thấy
một số con vật thực nghiệm bị thận hư. Trên lâm sàng người ta đã điều trị nhiều trường hợp
bệnh có kết quả bằng ACTH và các hocmon vỏ thượng thận. Một số trường hợp chuyển thành
viêm thận mạn tính với thiểu năng thận.
IV. Cơ chế những biểu hiện của bệnh thận
1. Những biểu hiện ở nước tiểu
1.1. Những thay đổi về số lượng nước tiểu do bệnh thận
Các bệnh lý ở thận có thể gây ra những thay đổi về số lượng nước tiểu khác nhau như: tăng,
giảm, hoặc không có nước tiểu (thường gọi là đa niệu, thiểu niệu và vô niệu).
1.1.1. Đa niệu: là lượng nước tiểu thảI ra ngoài nhiều trong khi lượng nước vào cơ thể bình
thường.
102
Cơ chế là do tăng lọc ở cầu thận hoặc do giảm tái hấp thu ở ống thận.
Có thể gặp đa niệu trong một số bệnh như:
- Viêm thận cấp giai đoạn đầu, khi mới có xung huyết do phản ứng viêm, chưa có tổn thương
thực thể, khi đó máu đến cầu thận nhiều làm áp lực lọc tăng.
- Xơ thận, do tổ chức xơ phát triển xung quanh ống thận làm hẹp các mạch máu, do đó ống
thận giảm khả năng tái hấp thu. Hơn nữa huyết áp cao ở đây cũng có tác dụng làm tăng áp lực
lọc ở cầu thận.
Đa niệu còn gặp do những nguyên nhân ngoài thận như trong bệnh đái đường, bệnh đái nhạt ..
1.1.2. Thiểu niệu: là khi lượng nước tiểu giảm dưới mức bình thường mà không phải do các
nguyên nhân làm mất nước hoặc do cung cấp thiếu nước.
Thiểu niệu là một triệu chứng điển hình và hay gặp đối với các bệnh có tổn thương tổ chức
thận như viêm cầu thận; viêm ống thận; thận hư ... cơ chế ở đây là do giảm lọc ở cầu thận
nhưng ở ống thận vẫn tái hấp thu bình thường hoặc giảm lọc ở cầu thận kết hợp với tăng tái
hấp thu ở ống thận. mức độ thiểu niệu phụ thuộc vào mức độ rối loạn chức năng của cầu thận
và ống thận.
1.1.3. Vô niệu: là không có (rất ít ≤100ml) nước tiểu bài tiết, nghĩa là đặt ống thông vào
đường tiết niệu cũng không thu được nước tiểu. Biểu hiện vô niệu thường xẩy ra nhất trong
trường hợp viêm ống thận cấp. Về cơ chế của vô niệu trong viêm ống thận cấp được giải thích
như sau:
- Do tổn thương ở ống thận làm hủy hoại lớp tế bào biểu mô, nước tiểu nang tiếp xúc với
các mao mạch, do đó bị hấp thu hoàn toàn.
- Do các ống thận bị tắc bởi những tế bào bị hủy hoại và phù nề gây ứ nước tiểu và tăng áp
lực ở ống thận có tác dụng đẩy nước tiểu trở lại máu (sự trở lại thụ động của các phần đã được
lọc).
- Do rối loạn tuần hoàn ở cầu thận. Nhiều nghiên cứu gần đây đã xác nhận cơ chế này hơn
là hai cơ chế đầu. Người ta thấy là bất cứ nguyên nhân nào gây tổn thương ở ống thận (cái gọi
là viêm ống thận cấp) đều gây thiếu máu ở vùng thận do tình trạng co các mao mạch thận,
giống như tình trạng tuần hoàn trong sốc.
Sự thiếu máu ở cầu thận còn xảy ra do cơ chế mở các shunt nối động – tĩnh mạch giữa vùng
vỏ thận. Kết quả làm giảm dòng máu qua thận, làm thận không thực hiện được chức năng lọc
nước tiểu. Những hư hại về mặt mô học ở cầu thận thì chưa được chứng minh.
1.2. Những thay đổi về chất lượng nước tiểu do bệnh thận
Nước tiểu bình thường có màu vàng nhạt, mùi khai, tỷ trọng 1018, có một số chất chính
như: chlorua, phosphat, sunfat, urê, acid uric, creatinin ... và một số tế bào biểu mô khi có rối
loạn chức năng thì thận gây ra những thay đổi thành phần chất lượng của nước tiểu như:
1.2.1. Protein niệu: Bình thường các protein của huyết thanh không bị lọc vào nước tiểu. Với
phương pháp chính xác, người ta chỉ có chừng 50 – 100mg protein trong số lượng nước tiểu
trong 24 giờ. Khi lượng protein trên 150mg/l nước tiểu mới gọi là protein niệu. Khi nói
protein niệu có vết tức là tương đượng lượng 300 – 500mg/l.
Cơ chế protein niệu là do màng cầu thận bị tổn thương để lọt qua protein là những phân tử
có trọng lượng lớn. Cũng có thể do ống thận bị tổn thương không tái hấp thu. Trường hợp sau
thì protein niệu chủ yếu là những phân tử nhỏ.
103
Đầu tiên là albumin qua trước, vì trọng lượng phân tử của nó nhỏ (69.000 – 72.000). Sau mới
đến globulin là những phân tử lớn hơn, nghĩa là phụ thuộc vào mức độ tổn thương ở cầu thận.
Người ta có thể dùng tỷ số A/G nước tiểu càng nhỏ tức là bệnh càng nặng (trong viêm thận
mạn tỷ số này là 3 – 10).
Trừ một số trường hợp protein niệu không do thận như: do tư thế đứng lâu, do cột sống, do
gan hoặc do thai chèn ép ...
1.2.2. Huyết niệu: Bình thường trong nước tiểu không có tế bào máu. Trong bệnh lý thường
xuất hiện huyết niệu do hai cơ chế sau:
- Do tổn thương gây vỡ mạch máu ở đường tiết niệu nói chung.
- Do tổn thương gây tăng tính thấm mạch để lọt các tế bào máu ra ngoài.
Những trường hợp đái ra máu ít, phải quan sát bằng kính hiển vi mới thấy, gọi là đái máu vi
thể.
1.2.3. Trụ niệu: là những khuôn ống thận do protein hay lipid bị đông vón lại dưới ảnh hưởng
của những thay đổi tính chất lý hóa học của nước tiểu gây ra. Theo thành phần người ta chia
làm hai trụ niệu chính:
- Trụ không tế bào, chỉ cấu tạo bởi protein và lipid.
- Trụ có tế bào, do sự kết tụ của các tế bào như hồng cầu, bạch cầu, liên bào thận, có thể là
những xác vi khuẩn.
1.3. Những biểu hiện ở máu của tế bào bệnh thận
1.3.1. Urê máu cao
Trong máu bệnh nhân tăng cao nồng độ nitơ của những gốc không phải protein (gọi là
những nitơ phi protid) như urê, amoniac, creatinin ... trong đó quan trọng nhất là urê. Đấy là
sản phẩn của giáng hóa protein bị tích lại trong máu do hậu quả của giảm bài tiết. Cuối cùng
gây ra hội chứng urê máu cao với các triệu chứng kèm theo như chán ăn, mệt mỏi, lú lẫn, co
giật ...
1.3.2. Toan hóa máu
Do thận không bài tiết được các sản phẩm toan hóa ra khỏi cơ thể như acid uric, gốc sunfat,
photphat ... (xem chương rối loạn cân bằng acid – bazơ). Trong phần lứn các bệnh thận mạn
tính, nước tiểu thường ở mức tối đa của độ toan sự bài tiết các ion H+ bị giảm, sự sản xuất gốc
NH3 của tế bào ống thận không đủ.
1.3.3. Thiếu máu
Bệnh thường gây thiếu máu do các trường hợp sau:
- Máu loãng vì tình trạng giữ nước cơ thể (phù do ứ Na)
- Thiếu hormone kích thích sinh hồng cầu (erythropoietin). Bình thường hormone này được
tiết ra ở tổ chức xung quanh cầu thận khi thiếu oxy ở thận (do thiếu máu).
- Thiêú các protein cần cho tạo máu do bệnh thận gây ra.
- Do tác dụng của các chất độc không được đào thải, ứ lại cơ thể gây ức chế đối với tủy
xương.
104
1.4. Những biểu hiện toàn thân của bệnh
1.4.1. Phù:
Về cơ chế gây phù trong viêm cầu thận và hư thận có sự khác nhau như sau:
- Phù trong viêm cầu thận: cơ chế chủ yếu ở đây là sự ứ đọng muối natri, kéo theo giữ nước
lại cơ thể. Nguyên nhân giữ natri được giải thích là:
+ Do tổn thương cầu thận làm cho lượng natri được lọc ít đi, trong khi đó ở ống thận vẫn tái
hấp thu bình thường hoặc gần như bình thường.
+ Do sự tăng tiết aldosteron thứ phát.
- Phù trong hội chứng thận hư: cơ chế chủ yếu ở đây lại là do mất protein nhiều qua nước tiểu,
gây nên tình trạng giảm protein máu (giảm áp lực keo máu) dẫn đến phù. Người ta thấy phù
xuất hiện khi protein huyết tương còn dưới 55g/l hay là khi albumin dưới 25g/l.
1.4.2. Tăng huyết áp
Các tổn thương vùng cầu thận cũng như ống thận, đã cho thấy đều gây ra tình trạng giảm
dòng máu qua thận (hay là thiếu máu cục bộ). Tình trạng này làm cho những tế bào cạnh cầu
thận tiết ra chất renin gây tăng huyết áp (xem tăng huyết áp do thận).
1.5. Những biến chứng của bệnh thận
Các bệnh thận có thể dẫn đến biến chứng suy thận hay còn gọi là thiểu năng thận, nghĩa là
tình trạng giảm hoặc mất khả năng bài tiết nước tiểu của thận, làm cho những chất thải bị ứ lại
trong máu gây ra nhiễm độc đối với cơ thể. Trạng thái suy thận có thể là cấp tính hay mạn
tính.
1.5.1 Suy thận cấp tính
Xảy ra nhanh chóng nhưng có thể được hồi phục hoàn toàn. Thường gặp do viêm ống thận
cấp. Triệu chứng nổi bật là vô niệu hoặc giảm niệu nặng và urê huyết tăng rất cao. Nếu không
có những biện pháp chữa tích cực sẽ nhanh chóng đến hôn mê và tử vong vì nhiễm độc cơ
thể. Bệnh ít chuyển thành mạn tính vì tế bào ống thận có khả năng tự hồi phục rất mạnh.
1.5.2. Suy thận mạn tính
Xảy ra từ từ chậm chạp, thường do những bệnh như: viêm cầu thận cấp, viêm cầu thận
mạn, viêm thận kẽ, thận hư, xơ thận ... bệnh tiến triển từng đợt, chức năng bài tiết giảm dần,
tình trạng nhiễm độc có thể ngày càng tăng. Tiên lượng thường xấu vì thận không hồi phục
được.
Hội chứng suy thận mạn tính gồm những triệu chứng thường gặp sau:
- Rối loạn nước tiểu: thường là thiểu niệu, trong nước tiểu luôn luôn có protein, tế bào và trụ
niệu.
- Rối loạn máu: chủ yếu là urê huyết tăng và nhiễm acid, mức độ tùy theo tình trạng của
bệnh.
- Phù: xảy ra trên toàn thân, mức độ khác nhau phụ thuộc vào bệnh.
- Huyết áp cao: được xếp vào bệnh tăng huyết áp thứ phát, mức độ tăng huyết áp cũng khác
nhau tùy thuộc vào tình trạng của bệnh.
105
1.5.3. Hôn mê thận
Là giai đoạn cuối cùng của bệnh thận, trước đây, người ta cho rằng hôn mê trong bệnh
thận là do urê huyết tăng cao gây độc đối với thần kinh. Về sau, người ta thấy urê không phải
là yếu tố gây hôn mê. Vì bản thân nó không độc. Như đã biết nó là sản phẩm của phản úng
chống độc với amoniac. Do gan tổng hợp để đào thẩy qua thận, nay bị giữ lại.
Vollmann và Man đã thử nghiệm trên chó bằng cách nối hai niệu quản vào ruột để cho urê và
các chất khác được tái hấp thu vào máu, thấy rằng ngay khi urê lên tới 8g/l cũng không thấy
xuất hiện ngộ độc. Vậy sự tăng urê trong máu chỉ chứng tỏ rằng có nhiều sản phẩm độc của
cơ thể không được đào thải. Chính những sản phẩn đó mới là thủ phạm.
Theo những nghiên cứu của Berker, thì trạng thái hôn mê trong urê máu cao còn do các sản
phẩm độc từ đường ruột như: indol, phenol, scatol, amoniac ... đã thấm vào máu. Những chất
này, bình thường khi vào máu được gan giải độc và thải qua thận nhưng trong bệnh thận, do
những chất độc đó không được xử lý và loại thải, tích lại gây nhiễm độc. Hơn nữa tình trạng
nhiễm độc chung toàn thân làm cho chức năng gan bị giảm sút.
Bản thân nước tiểu với những thành phần như acid cidric, acid oxalic, các gốc acid như
sunfat, phosphat ... không được đào thải, ứ lại làm tăng tình trạng nhiễm độc cơ thể.
Những triệu chứng gặp trong urê huyết cao như mệt mỏi, nôn, ỉa lỏng, viêm niêm mạc, khó
thở ... giải thích như sau:
- Nhức đầu, co giật, ngủ gà ... là do não bị chèn ép bởi phù nề cùng với tình trạng phù nề
chung. Những triệu chứng ức chế thần kinh như: lơ mơ, lú lẫn, yếu ớt, khó thở là do tổ chức
thần kinh bị nhiễm độc. Những triệu chứng như co giật, nôn, ỉa lỏng là do giảm lượng ion
canxi trong máu, vì nó kết hợp với phosphat không được đào thải.
106
Chương 14
RỐI LOẠN HỆ THỐNG NỘI TIẾT
I . Đại cương
Hệ thống nội tiết là hệ thống các tuyến tiết ra các chất có hoạt tính sinh lý để điều khiển các
hoạt động sống trong cơ thể. Các chất đó được gọi là hormone. Hormone đổ trực tiếp vào máu
hoặc vào hạch lâm ba rồi vào máu.
Tác động của hormone muôn hình muôn vẻ, tác động vào các mặt khác nhau của hoạt động
sống có thể tóm tắt vào các loại tác động chính sau đây:
- Tác động vào quá trình trao đổi chất.
- Tác động vào quá trình sinh trưởng phát triển và quá trình hình thành các cơ quan các tổ
chức biệt hóa trong cơ thể và biến đổi về hình thái.
- Tác động vào động lực hoặc khởi động các hoạt động nhất định của cơ thể.
- Điều khiển các chức năng của toàn bộ cơ thể hoặc chức năng của các cơ quan trong cơ thể.
Ở động vật bậc thấp hormone có tác dụng quyết định đối với sự điều hòa hoạt động sinh lý
của các bộ phận trong cơ thể. Ở động vật càng cao cấp hoạt động hệ thần kinh càng phát triển
nên các hormone không có tác dụng điều hòa độc lập mà chịu ảnh hưởng của hệ thần kinh.
Cho nên thần kinh và nội tiết có liên quan chặt chẽ với nhau để điều hòa trong cơ thể và được
gọi là sự điều hòa thần kinh thể dịch. Tác dụng của nội tiết nói chung thông qua hệ thần kinh
thực vật và vỏ não. Vỏ não thông qua các trung tâm dưới vỏ đặc biệt là trung tâm thần kinh
thực vật của vùng dưới đồi để tác dụng đến tuyến nội tiết.
Tác dụng của hormone đối với các mô và cơ quan phụ thuộc vào bản chất hóa học của
hormone và đặc tính của mô. Do trạng thái chức năng của cơ thể khác nhau nên tác dụng của
cùng một hormone cũng có thể khác nhau.
Tác động của nội tiết cũng có thể rối loạn do các kích thích từ bên trong hoặc bên ngoài đặc
biệt trong các quá trình xâm nhiễm của các yếu tố gây bệnh vào các cơ quan nội tiết. Ví dụ
tuyến thượng thận, hay tuyến sinh dục bị tổn thương (do bị thương, chèn ép) hoặc bị ngộ độc,
u ác tính v.v...
Hoạt động của nội tiết còn bị ảnh hưởng do phương thức chăn nuôi. Ví dụ về mùa hè cừu
thả rông không được bổ sung thức ăn thì tỷ lệ động đực giảm. Ngược lại bổ sung thức ăn tốt
thì có tỷ lệ động đực cao.
Trong từng trường hợp riêng biệt nội tiết cũng có thể ảnh hưởng đến sự di truyền về giống
và sản lượng sản phẩm.
Nồng độ của hormone trong nội môi tương đối hằng định do sự cân bằng giữa bài tiết và
phân hủy hormone. Nồng độ của hormone quyết định hoạt động của tuyến nội tiết, ví dụ kích
dục tố từ tuyến yên đổ vào máu sẽ quyết định hoạt động của tuyến sinh dục. Mặt khác trạng
thái lý hóa của dịch thể nội môi cùng tác động lên tuyến nội tiết như glucoza huyết đối với
tuyến tụy, can xi huyết đối với tuyến cận giáp... Khi có rối loạn sẽ làm mất sự cân bằng giữa
sinh và hủy hormone sinh ra các rối loạn nội tiết.
Ảnh hưởng của thần kinh trung ương lên hoạt động của nội tiết như thần kinh X lên tuyến
tụy, thần kinh giao cảm với lõi thượng thận. Đặc biệt hiện nay người ra đã rõ là những nhân
bàng thất và trên nhãn của hạ khâu não, tiết, tích và chuyển các sản phẩm, xuống phần thần
107
kinh của tuyến yên và từ đó tác động lên thùy trước cũng như thùy sau gây tiết các kích tố cần
thi 5 % trường hợp).
II. Nguyên nhân bệnh lý nội tiết
Bệnh lý nội tiết do nhiều nguyên nhân gây ra. Thường do:
- Thần kinh: ví dụ, khi tổn thương chức năng hay thực thể vùng dưới đồi và trung tâm cao
hơn chi phối chức năng vùng dưới đồi
- Chấn thương: trực tiếp hay gián tiếp vào tuyến
- Hoại tử: do tắc mạch, hóa chất, độc tố; thường đưa đến nhược năng
- U: lành hay ác tính, thường dẫn đến ưu năng
- Viêm tuyến
- Nhiễm khuẩn: toàn thân hoặc tại tuyến
- Ngộ độc: toàn thân và tại tuyến
- Hóa chất hủy tế bào tuyến
- Rối loạn tuần hoàn tuyến (tắc mạch, huyết khối...)
-Tình trạng đói, hoặc thiếu nguyên liệu sản xuất cho từng tuyến. Ví dụ thiếu Iod (với tuyến
giáp), thiếu cholesterol bẩm sinh (với thượng thận)
- Tia xạ: chiếu trực tiếp vào tuyến hay vào toàn thân
- Miễn dịch bệnh lý: hầu hết là tự miễn, chẳng hạn trong bệnh tiểu đường ở người trẻ tuổi,
hoặc ưu năng tuyến giáp basedow
- Di truyền: thường gây bệnh nội tiết thuộc nhóm rối loạn chức năng
III. Vai trò tương tác giữa các tuyến trong bệnh sinh nội tiết
1. Mối quan hệ tương tác
Mỗi tuyến nội tiết hoạt động trong sự tương tác (điều hòa, hiệp đồng, kiềm chế) của nhiều
tuyến khác. Do vậy một tuyến hoạt động bệnh lý sẽ dẫn đến phản ứng chuỗi, có thể nhiều
hướng, lôi kéo một hay nhiều tuyến cũng bị thay đổi chức năng. Chẳng hạn, suy sinh dục có
thể gặp trong bệnh tiểu đường; ưu năng vỏ và tủy thượng thận có thể gây ưu năng thứ phát (và
sau đó là suy) tế bào beta của đảo tụy; thực nghiệm cắt tuyến giáp dẫn đến suy tuyến sinh dục
và vỏ thượng thận; sau cắt tinh hoàn có cường vỏ thượng thận... Một tuyến có thể tiết nhiều
hormone, một hormone có thể có nhiều tác dụng cụ thể, biểu hiện bằng những thay đổi khác
nhau về sinh lý và hóa sinh. Do vậy, người ta hay chia các hormone thành những nhóm sau:
- Các hormone có tác dụng hiệp đồng: Cortisol, adrenalin, GH hiệp đồng trong gây tăng
glucose huyết; adrenalin và thyroxin trong sản nhiệt...
- Các hormone đối kháng: ở chó, khi cắt tụy sẽ gây tiểu đường, nếu đồng thời cắt cả thượng
thận thì tiểu đường sẽ rất nhẹ. Như vậy, hai tuyến này là đối kháng trong điều hòa glucose
huyết.
Một hormone có thể hiệp đồng với hormone khác về một tác dụng cụ thể nhưng lại đối
kháng về tác dụng khác. Chẳng hạn, adrenalin và cortisol hiệp đồng trong gây tăng glucose
huyết nhưng mỗi thứ lại chi phối một phản ứng thích nghi đối lập nhau: tích cực và tiêu cực.
108
Việc phân hormone thành hiệp đồng và đối kháng nhiều khi chỉ mang tính hình thức. Trong
cơ thể, dù hiệp đồng hay đối kháng, các hormone vẫn phối hợp để thực hiện một chức năng
chung nào đó, biểu hiện bằng những thay đổi sinh học (sinh lý, hóa lý, hóa sinh) phù hợp,
nhằm giúp cơ thể thực hiện một chức năng nhất định, hoặc để cơ thể có thể thích nghi tốt nhất
với sự thay đổi của ngoại môi, nội môi. Ví dụ insulin và glucagon đối lập nhau về tác dụng
gây thay đổi nồng độ glucose huyết nhưng chúng hiện đồng để glucose huyết khỏi quá thấp
hoặc quá cao (ngoài bữa ăn và trong bữa ăn).
Do vậy, sự rối loạn quan hệ tương tác giữa các hormone cũng là một cơ chế bệnh sinh
quan trọng. Chẳng hạn tiểu đường có thể là hậu quả của thiếu insulin hay của ưu năng vỏ
thượng thận, tăng nồng độ Ca++ có thể do ưu năng cận giáp hay thiểu tiết calcitonin (của tuyến
giáp).
Chức năng ―cho phép‖ (permissible function) cũng có vai trò rất lớn trong sinh lý và
bệnh lý nội tiết. Đó là tác dụng của một hormone đảm bảo những điều kiện tối ưu cho (các)
hormone khác thể hiện hoạt tính sinh học của nó (chúng). Chẳng hạn, khi thiếu vắng insulin
thì tác dụng kích thích của hormone sinh trưởng cũng không biểu hiện được, mặc dù hai
hormon này không được xếp loại là hiệp đồng. Ví dụ khác: sau khi cắt thượng thận thì tác
dụng của adrenalin tiêm vào sẽ rất mờ nhạt nhưng sẽ phục hồi mạnh mẽ nếu tiêm phối hợp
với liều cực nhỏ cortisol - mặc dù hai hormon này cũng không được xếp loại là hiệp đồng
trong gây co mạch.
2. Vai trò tự miễn trong bệnh sinh các tuyến nội tiết
Hệ miễn dịch có thể chống lại tuyến bằng tự miễn. Hậu quả thường là nhược năng nhưng
đôi khi là ưu năng, hay rối loạn chức năng tuyến.
Ưu năng, nếu kháng thể kích thích vào thụ thể, vào tế bào nhu mô hoặc hệ enzym sản
xuất hormon của tuyến. Trong thực nghiệm, có thể tiêm cho con vật các kháng huyết thanh
―gây độc tuyến‖: nếu liều nhỏ, có thể làm cho tuyến (sinh dục, thượng thận hay tụy... tùy loại
kháng huyết thanh) tăng cường sản xuất hormon; trái lại, liều cao sẽ gây tình trạng nhược
năng.
3. Các cơ chế cơ bản của bệnh lý nội tiết
Có 3 cơ chế cơ bản:
- Rối loạn từ trung ương: rối loạn xuất phát từ thần kinh (nhất là vùng dưới đồi) và từ tuyến
yên. Từ đó, các tuyến nội tiết khác (phụ thuộc tuyến yên và vùng dưới đồi) sẽ hoạt động rối
loạn.
- Rối loạn tổng hợp (sản xuất) và bài tiết hormon: tức rối loạn xảy ra trong bản thân tuyến
(nguyên nhân có thể tại tuyến hoặc từ ngoài tuyến).
- Rối loạn sau bài tiết : sau khi hormone đã được sản xuất và tiết ra, có thể gặp rối loạn do
vận chuyển trong máu, hoặc do thực hiện tác dụng ở cơ quan đích, hoặc do thoái biến
hormone (quá nhanh hay quá chậm).
3.1. Rối loạn điều hòa trung ương:
- Chấn thương tâm lý có thể là nguyên nhân suy sinh dục hoặc ưu năng tuyến giáp. Khi kích
thích hoặc phá hủy một số, cấu trúc lưới, hoặc não trung gian có thể gây giảm (hay mất) bài
tiết hormone.
109
- Kích thích điện vào dây phế vị (bên phải) làm tăng tiết insulin, còn vào dây giao cảm thì
gây tăng tiết adrenalin, v.v...
Sự điều hòa trung ương được thực hiện bằng 2 đường: thể dịch và dẫn truyền.
- Đường thần kinh - thể dịch: qua tuyến yên. Tổn thương rơi vào vùng dưới đồi (hoặc các
trung tâm phía trên trực tiếp chỉ huy vùng này). Chính vùng dưới đồi có các trung tâm điều
hòa tiết hormone tuyến yên và qua đó, điều hòa các tuyến cấp thấp hơn. Do vậy, tổn thương
các trung tâm của vùng dưới đồi thường gây ra trạng thái bệnh lý rối loạn đa tuyến.
Ở vùng dưới đồi có những tế bào thần kinh tiết, sản xuất ra các yếu tố giải phóng có bản
chất peptid, với tác dụng gây kích thích hoặc gây ức chế thùy trước tuyến yên.
Các hormone thần kinh này theo sợi trục của tế bào thần kinh đổ vào phần giữa vùng dưới
đồi, để rồi theo mạch máu tới thùy trước tuyến yên. Còn các hormone thùy sau tuyến yên thì
do các tế bào nhân lớn ở phía trước vùng dưới đồi sản xuất ra, cũng theo các sợi trục xuống
tích lũy ở tuyến này. Do vậy, tùy vị trí tổn thương ở vùng dưới đồi mà có sự biểu hiện khác
nhau của rối loạn nội tiết, có thể gặp trong thực nghiệm cũng như trong lâm sàng.
- Một số rối loạn nội tiết còn do cơ chế điều hòa ngược. Về sinh lý, sự cân bằng nội tiết
(từng tuyến hoặc đa tuyến) có thể được thực hiện theo cơ chế tự điều hòa.
Cụ thể, khi một tuyến cấp thấp tiết ra lượng hormone đủ lớn thì chính nồng độ hormone này
sẽ kìm hãm tuyến yên tiết ra một hormon tương ứng. Do vậy, để giải thích khi sử dụng lâu
corticoid sẽ làm tuyến thượng thận teo lại, còn khi cắt bỏ một tuyến thượng thận sẽ làm tuyến
thứ hai phì đại.
Ảnh hưởng qua lại giữa tuyến yên (hay vùng dưới đồi) và các tuyến cấp thấp cũng được
dùng để giải thích nhiều biểu hiện rối loạn nội tiết ở lâm sàng. Chẳng hạn trong bệnh Cushing
thì cơ chế bệnh sinh khởi đầu là sự tăng ngưỡng kích thích của các nơron vùng dưới đồi đối
với tác dụng ức chế của nồng độ corticosteroid, do đó có tăng tiết corticotropin (ACTH) làm
cho quá sản (thứ phát) vỏ thượng thận. Đây là một ưu năng thượng thận không phải do bản
thân tuyến, mà do nguyên nhân ―ngoài tuyến‖.
3.2. Rối loạn sản xuất và bài tiết hormone :
3.2.1. Ưu năng và nhược năng:
- Nguyên nhân ―tại tuyến‖
Nếu các quá trình bệnh lý tại chỗ làm cho một tuyến thay đổi hoạt động, dẫn đến ưu năng
hay nhược năng tuyến đó thì được xếp loại là do nguyên nhân ―tại tuyến‖. Liên quan đến tình
trạng bệnh lý này gồm có:
+ Teo, hoại tử.
+ Phì đại và quá sản của tuyến (u lành, u ác).
+ Ức chế hay hoạt hóa toàn bộ hệ men của tuyến
+ Đủ hay thiếu điều kiện và vật liệu để sản xuất hormone...
Khi một tuyến ưu năng theo cơ chế này, ví dụ do u, nó sẽ không giảm sản xuất hormone
khi ta cắt hẳn nguồn kích thích từ tuyến yên. Cũng như vậy, một tuyến bị thiểu năng do teo,
hoặc hoại tử, vẫn không đáp ứng lại dù kích thích từ tuyến yên rất mạnh. Điều này được sử
dụng như một nguyên lý để thăm dò, chẩn đoán một tuyến ưu năng (nhược năng) là do
nguyên nhân ―tại tuyến‖ hay ―ngoài tuyến‖.
110
3.2.2. Rối loạn chức năng tuyến:
Thường do hệ enzyme bị sai sót trong chuỗi phản ứng tổng hợp hormone mà nguyên nhân
thường gặp là di truyền; và cũng có trường hợp là do mắc phải: ví dụ trường hợp của hội
chứng thượng thận - sinh dục (adrenogenital), hoặc suy chức năng giáp (hypothyreose).
3.2.3. Rối loạn tốc độ hình thành và tiết hormone
Thường do thay đổi độ nhạy cảm của tuyến với sự điều hòa thần kinh và thể dịch. Chẳng
hạn, khi giảm số lượng thụ thể với luteotropin trên màng tế bào kẽ của tinh hoàn, sẽ dẫn đến
đáp ứng kém với gonadotropin nội sinh và làm giảm sản xuất testosteron.
Nguyên nhân của thay đổi độ nhạy cảm của một tuyến còn có thể do rối loạn trong phân
bố thần kinh dinh dưỡng của tuyến đó. Chẳng hạn, sau khi cắt thần kinh giao cảm sẽ làm thay
đổi phản ứng đáp ứng của vỏ thượng thận đối với kích thích do corticotropin (ACTH).
Với những tuyến nằm ngoài sự điều khiển của tuyến yên thì vai trò thể dịch của máu là rất
quan trọng. Tế bào bêta của đảo tụy đáp ứng với tăng nồng độ glucose bằng cách tăng sản
xuất insulin, kết quả là làm giảm (ngăn ngừa tăng quá mức) nồng độ glucose-máu. Tình trạng
giảm can xi máu sẽ là tác nhân kích thích đối với cận giáp để nó sản xuất parathyrin. Rối loạn
tự điều hòa của chúng dẫn đến sự thay đổi hoạt tính nội tiết.
3.2.4. Thiểu năng tương đối và tuyệt đối:
Người ta còn chia ra thiểu năng nội tiết tương đối và tuyệt đối.
Thiểu năng tương đối khi nhu cầu hormone tăng cao nhưng tuyến đáp ứng không đủ.
Trong hen phế quản và một số trình trạng dị ứng, dù thượng thận đã tiết rất mạnh nhưng cơ
thể vẫn đòi hỏi thêm nhiều hormone. Thiếu insulin tương đối gặp khi cơ thể động vật bị chiếu
xạ neutron; lúc này nhu cầu insulin tăng vọt nhằm loại trừ sự mất cân bằng chuyển hóa năng
lượng và glucose (do quá thừa glucocorticoid). Tiêm insulin sẽ cải thiện tình trạng trên, cứu
sống con vật.
Trong các trường hợp thiếu tương đối hormone, có thể đánh giá tiềm năng sản xuất của
tuyến bằng những nghiệm pháp phù hợp. Chẳng hạn truyền glucose ưu trương (để gây một tải
lớn) sau đó đo insulin trong máu sẽ cho phép phát hiện ở bệnh nhân tiểu đường tiềm tàng
(hoặc béo phì) sự suy giảm hoặc cạn kiệt tiềm năng sản xuất insulin.
3.3. Rối loạn vận chuyển, chuyển hóa và thực hiện tác dụng sinh học:
Đây là những rối loạn ở ngoài tuyến, vì trong khi đó tuyến vẫn sản xuất được lượng
hormone bình thường, vẫn đáp ứng với các kích thích.
3.3.1. Do rối loạn vận chuyển :
- Đa số hormone vận chuyển trong máu dưới dạng gắn vào prôtít thành phức hợp. Mức độ
gắn thường đạt 98 % tổng số một hormone trong máu, giúp nó khỏi bị bất hoạt và phân hủy.
Còn 2 % hormone tự do chính là dạng đang hoạt động (phát huy hoạt tính). Nếu số này tăng
lên sẽ gây bệnh lý giống như ưu năng.
Người ta đã biết nhiều loại bệnh lý nội tiết xuất phát từ sự thay đổi nồng độ protein của
máu. Chẳng hạn, ưu năng giáp có thể gặp chỉ vì thiếu loại globulin vận chuyển thyroxin, mặc
dù tuyến giáp không tăng tiết hormone. Ở phụ nữ, tình trạng nam hóa có thể xuất hiện do
giảm khả năng gắn testosteron-oestradiol vì thiếu loại globulin vận chuyển tương ứng.
Để chẩn đoán chính xác và sâu hơn về cơ chế loại ưu năng này thì sau khi chẩn đoán sơ bộ
ưu năng tuyến bằng lâm sàng, người ta còn phải đo nồng độ hormone trong máu (sẽ thấy
111
không cao) từ đó, sẽ tìm hiểu thêm về dạng tồn tại của hormone: phát hiện ra tỷ lệ cao của
dạng hormone tự do.
3.3.2. Có kháng thể chống hormone trong máu:
- Đây cũng là một nguyên nhân hay gặp, gây những biểu hiện giống như thiểu năng tuyến,
gây bất hoạt hormone trong dịch thể.
- Ngoài ra, những bất thường về chuyển hóa hormone cũng hay gặp (trong suy gan, viêm-xơ
gan: làm giảm tốc độ hủy các hormone oestrogen, ADH...; trong các trạng thái khác làm tăng
hay giảm hoạt tính enzyme, chuyển hóa hormone).
3.3.3. Sự tác dụng của hormone lên cơ quan đích:
Được thực hiện bằng ba cách chính:
- Ảnh hưởng lên độ thấm của màng sinh học tế bào đích
- Kích thích hoặc ức chế các enzym nội bào
- Ảnh hưởng lên bộ máy di truyền của tế bào đích.
Một khâu bắt buộc trước đó đối với các hormone là chúng phải gắn vào thụ thể ở màng tế
bào đích và từ đó tác động vào nội tế bào. Một số hormone, như steroid, thì lại vào thẳng bào
tương và gắn với thụ thể ở đó, để rồi được chuyển vào nhân, gắn với tiếp nhận thể (acceptor)
của chromatin, làm thay đổi hoạt tính các gen, dẫn đến sản xuất những enzym và protein nhất
định.
Rối loạn tiếp nhận hormone ở tế bào đích sẽ làm thay đổi tác dụng của hormone.
3.4. Cơ chế thích nghi bù
Trong bệnh sinh nội tiết, tồn tại cả cơ chế tổn thương và bù trừ. Sự bù trừ có thể rất mạnh
mẽ: dù cắt bỏ phần lớn nhu mô vỏ thượng thận, nó vẫn hoạt động bù để không có dấu hiệu gì
về thiểu năng.
Cơ chế ở đây vẫn là do sự điều hòa ngược với tuyến yên.
Một cơ chế điều hòa khác, rất hiệu quả: tác động vào khâu gắn hormone với globulin tải ở
máu. Ví dụ, khi suy thượng thận, glucocorticoid sẽ tăng cường gắn với transcortin, giúp nó
chậm bị phân hủy. Ngược lại, khi thượng thận ưu năng thì lượng hormone gắn với transcortin
sẽ giảm đi, giúp cho hormone (thừa, ở dạng tự do) mau bị chuyển hóa và đào thải.
Ngoài ra, sự tăng (hay giảm) hoạt tính enzym chuyển hóa hormon (chủ yếu là các enzym ở
gan) cũng giúp cho sự phân hủy hormone nhanh hơn (hay chậm hơn), góp phần vào cơ chế
điều hòa.
Từ những rối loạn thuộc nội tiết, đã hình thành những quá trình bệnh sinh ngoài nội tiết.
Chẳng hạn thiếu tương đối hay tuyệt đối một hormon, như glucocorticoid, có thể đưa đến
viêm khớp, hen. Tăng huyết áp còn có thể do quá thừa các hormon nói trên hoặc thừa
aldosteron và catecholamin..
IV. Rối loạn chức năng hệ dưới đồi-yên
1. Rối loạn chức năng tuyến yên
1.1. Thiểu năng thùy trước của tuyến yên
Thiểu năng hoàn toàn gặp trong cắt bỏ thực nghiệm, cắt toàn phần hoặc cắt riêng thùy
trước (còn gọi là thùy tuyến), với các hậu quả tương tự như bệnh lý ở người. Ở động vật non
112
sẽ xuất hiện cả một phức hợp triệu chứng do rối loạn chuyển hóa và điều hòa nội tiết trong
phạm vi toàn cơ thể. Biểu hiện bề ngoài dễ thấy nhất là ngừng lớn và ngừng phát triển, với
chiều dài của xương chỉ bằng 2/3 của nhóm chứng, nếu không được điều trị bổ sung bằng
somatotropin và thyrotropin. Các rối loạn khác là do thiếu hormone của các tuyến cấp dưới
(do teo giáp, thượng thận và sinh dục): yếu ớt, lười vận động, giảm chuyển hóa cơ bản, xu
hướng giảm glucose máu, giảm thân nhiệt, giảm huyết áp, giảm đề kháng với tác nhân bệnh
lý...
Khi tuyến bị hủy trên 95 %, sẽ xuất hiện ―suy mòn do yên‖: gầy rộc, teo giáp, teo
thượng thận và sinh dục, teo cơ và nội tạng; rối loạn cấu tạo xương, răng, lông, rối loạn chức
năng thực vật, giảm glucose máu, tăng nhạy cảm với insulin. Đa số các rối loạn trên là do
thiếu somatotropin (GH) và corticotropin (ACTH).
Trường hợp suy giảm từng hormone của thùy trước sẽ làm thiểu năng một hormone
tương ứng của tuyến cấp dưới.
Tình trạng giảm tổng hợp protein toàn thân đưa đến teo cơ, mô liên kết, gây biểu hiện
già nua, ốm yếu. Thiếu ACTH sẽ có teo tuyến thượng thận vỏ.
1.2. Ưu năng thùy trước tuyến yên
Chứng khổng lồ hay đại cực: tùy thuộc tuổi. Đều do tiết quá mức somatotropin từ các tế
bào ái toan của tuyến.
Đại cực xuất hiện khi ưu năng xảy ra vào lúc cơ thể đã đủ lớn, đã hết sụn ở đầu xương. Cơ
thể phát triển không cân đối, các đầu xương (cực) rất lớn, đồng thời có to cả nội tạng (gan,
lách, tim...): đó là do sự phát triển màng xương và các mô mềm. Cơ chế : do lượng GH tăng
(có thể gấp 100 lần bình thường) làm acid amin dễ gia nhập tế bào (do tăng thấm), đẩy nhanh
quá trình tổng hợp protein và giảm giáng hóa, đồng thời giảm tích mỡ, tăng phân hủy lipid
(lipolyse) và tăng huy động lipid (tăng NEFA ở máu) tạo ra nhiều thể xetonic từ gan. Cũng do
GH, có tăng đường huyết, giảm khả năng dung nạp glucose, giảm tính nhạy với insulin.
Với mô liên kết, xương, sụn. GH có tác dụng kích thích tạo ra oxyprolin (vật liệu quan
trọng nhất của collagen) và chondroitin sulfat. Các tác dụng này, và nhiều tác dụng khác của
somatotropin được tăng cường nhờ một chất do gan tiết ra, gọi là somatomedin.
Một dạng khác của ưu năng thùy trước yên là bệnh Cushing, do tiết nhiều corticotropin
làm thượng thận tiết nhiều cortisol và các glucocorticoid khác. Ưu năng sinh dục và ưu năng
giáp cũng có thể do yên: đây là các ưu năng thứ phát (ngoài tuyến).
1.3. Rối loạn chức năng thùy sau tuyến yên (thùy thần kinh)
1.3.1. Tiết nhiều ADH (vasopressin) :
Có thể gây giữ nước trong cơ thể. Hormon này cũng có vai trò quan trọng trong vô niệu
phản xạ (ví dụ khi shock), trong phù nề, nhất là khi xơ gan (gan là nơi bất hoạt và hủy ADH).
Nó cũng góp phần làm tăng trương lực mạch, tăng nhẹ huyết áp, do vậy trước đây hormone
này có tên vasopressin.
1.3.2. Thiếu ADH :
Gặp khi tổn thương nhân trên thị, nhân bụng bên của vùng dưới đồi, hoặc tổn thương con
đường liên hệ dưới đồi - tuyến yên.
113
Thiểu tiết ADH đưa đến bài tiết nhiều nước tiểu (loãng), khát và giảm huyết áp. Số nước
tiểu tới 3 - 8 lít, hoặc kỷ lục có thể đạt trên 30 lít/ngày.
Đặc biệt, đôi khi vẫn có nồng độ ADH bình thường (hoặc còn cao) trong máu. Cơ chế, có
thể do hormon ở dạng không hoạt tính, hoặc do mô đích (ống thận xa) kém nhạy cảm. Đây là
thiểu năng giả.
1.4. Bệnh lý thần kinh - nội tiết
Bệnh lý tuyến yên có thể do tổn thương ở tuyến yên, hoặc ở cao hơn : vùng dưới đồi,
nghĩa là sự tổn thương thần kinh ảnh hưởng tới nội tiết.
Ví dụ trong bệnh đái nhạt, trong rối loạn sinh trưởng hoặc sinh dục, ta rất hay gặp rối loạn
chức năng hệ dưới đồi - tuyến yên. Chẳng hạn, tổn thương nguyên phát tế bào ái toan (u) với
triệu chứng tăng GH (khổng lồ) thường kèm theo đái nhạt. Trong các bệnh gọi là ―thuần yên‖
khác, vẫn tìm được rối loạn hoạt động ở não trung gian, thể hạnh nhân hoặc vùng hải mã.
Trong rối loạn nội tiết-chuyển hóa do tổn thương não trung gian-yên, có một nhóm bệnh
thần kinh-nội tiết điển hình : gọi là chứng loạn dưỡng mỡ-sinh dục. Đó là hậu quả của suy
giảm chức năng yên về điều khiển sinh dục cộng với rối loạn điều hòa của vùng dưới đồi về
chuyển hóa mỡ.
V. Rối loạn chức năng tuyến giáp
1. Suy giáp
- Gây thực nghiệm ở động vật bằng cách cắt bỏ tuyến (một phần, toàn phần), huỷ
tuyến bằng iod phóng xạ, tiêm các chất ức chế sản xuất hormone (methyl uracil, mercazolyl,
betazyl, kali perchlorat...). Các biểu hiện bệnh lý rất giống nhược năng giáp ở người, giúp ta
hiểu sâu hơn cơ chế bệnh sinh.
Tình trạng xuất hiện sau khi cắt bỏ tuyến giáp được gọi là chứng suy mòn (do) tuyến
giáp. Cắt tuyến ở tuổi càng nhỏ (ở chuột, tính bằng tuần), bệnh lý càng nặng. Ở chó, chuột,
thỏ và mọi động vật non khác đều thấy rất chậm lớn, hệ sinh dục không phát triển, rối loạn
mọi dạng chuyển hoá và dinh dưỡng. Giảm rất rõ chuyển hoá cơ bản với nhu cầu ôxy chỉ còn
60 - 70 % mức bình thường, giảm thân nhiệt, xu hướng giảm glucose huyết, tăng dung nạp
glucose. Cholesterol tăng trong máu vì nhu cầu sử dụng chất này chỉ còn 1/3 - 1/2 bình
thường, nên mạch dễ xơ vữa. Các acid amin chậm gia nhập sự tổng hợp protein, các mô giữ
nước (phù niêm).
Động vật mất tuyến giáp trở thành lười hoạt động, khó hình thành các phản xạ có điều
kiện, tăng quá trình ức chế, rối loạn khả năng phân biệt.
Đặc trưng của suy giáp gồm: rối loạn hoạt động thần kinh cao cấp, dinh dưỡng (tầm
vóc, sinh trưởng), chuyển hoá nước (giữ nước), chuyển hoá protid và lipid, rối loạn phát triển
sinh dục, điều hoà nhiệt... Còn trong chứng phù niêm thì điển hình là giảm rõ rệt cường độ
chuyển hoá, béo bệu, kém linh hoạt, ít muốn di động. Do tích nước nhiều ở da, mô dưới da
(trong chứa nhiều nhóm chất nhày ưa nước) nên khuôn mặt trở nên sưng húp, mũi và môi dày,
móng chi dễ gãy, tóc dễ rụng và các rối loạn dinh dưỡng khác.
2. Ưu năng giáp
Chứng ngộ độc (do) tuyến giáp (thyreotoxicose) :
114
Do lượng hormone tuyến giáp tiết ra quá nhiều - được gọi là ―ngộ độc giáp‖. Biểu hiện
của ngộ độc giáp còn có thể gặp trong các trường hợp: hormone không được gắn với protein
tải (một globulin trong máu) mà chủ yếu ở dạng tự do; do rối loạn chuyển hoá hormone (chậm
huỷ), hoặc do tăng nhạy cảm của cơ quan đích (ưu năng giả).
Hay gặp nhất là bệnh Basedow, còn gọi là bướu giáp độc lan tỏa với một phức hợp
triệu chứng đặc trưng: tuyến to, mắt lồi, tăng chuyển hoá cơ bản, tăng tạo nhiệt, tim nhanh,
run ngón tay, tăng hưng phấn não, tăng phản xạ gân - đều là hậu quả của ―ngộ độc‖ hormon
tuyến giáp.
Bệnh nguyên:
- Yếu tố bệnh nguyên quan trọng nhất là stress với các yếu tố tiền đề là nhiễm khuẩn,
nhiễm lạnh, cũng như những rối loạn sinh lý... Ngày nay người ta coi rối loạn tự miễn và sự
tăng nhạy cảm của các thụ thể với adrenalin có vai trò bệnh nguyên rất quan trọng.
- Ở động vật được tiêm hormone giáp hoặc ăn tuyến giáp khô kéo dài cũng có những
biểu hiện chủ yếu của ngộ độc giáp. Ở chó, thấy giảm trọng lượng, tăng hoạt động của tim,
phổi, tăng chuyển hoá cơ bản và thân nhiệt, rối loạn dinh dưỡng, ỉa lỏng, nôn mửa. Có cả tăng
nhạy cảm với thiếu oxy, tăng tính kích ứng của mọi khâu trong cung phản xạ, tăng di động.
- Cơ chế chủ yếu gây ngộ độc thyroxin là sự tăng thấm của màng ty lạp thể. Rối loạn
chức năng phục hồi (khử) của ty lạp thể làm cho đứt đoạn quá trình phosphoryl-oxy hoá, do
đó giảm tích tụ năng lượng vào adenosin - diphosphat và các hợp chất mang năng lượng khác.
Năng lượng tự do của sự oxy hoá chuyển hết thành nhiệt.
Cân bằng nitơ âm tính nói lên ưu thế của dị hoá. Tăng glucose huyết là hậu quả của sự
thoái hoá glycogen ở gan và cơ. Các mô sử dụng mạnh mẽ glucose, hoạt tính hexokinase tăng
nhiều. Con đường chuyển glucose thành lipit bị ức chế, cholesterol thoái hoá nhanh và được
sử dụng nhiều ở mô, gây oxy hoá chất béo rất mạnh ở gan, đồng thời làm tăng độ nhạy của
mô mỡ đối với tác dụng phân huỷ mỡ của adrenalin. Kết quả chung là tăng huy động mỡ từ
kho dự trữ, giảm cholesterol, tăng thể xêtôn, và gầy nhanh.
Hormone giáp khi thừa còn gây rối loạn chuyển hoá ở cơ tim: có những biến đổi: loạn
dưỡng, tăng dẫn truyền nhĩ - thất, quá tải thất trái gây phì đại tim.
.3. Bệnh lý tiết calcitonin:
Một số rối loạn khi cắt tuyến giáp hoặc khi suy giáp có thể có cơ chế do thiếu calcitonin
(hormon protid tuyến giáp), thể hiện: tăng bài tiết Ca++, gây thiếu calci cho cơ thể. Cũng hiếm
gặp trường hợp tiết quá nhiều calcitonin, ví dụ trong u lành hay ung thư tế bào C (nằm ở
khoảng liên nang), gây ra những triệu chứng giảm Ca++ trong máu, và rối loạn chuyển hoá
kali phosphat...
VI. Rối loạn chức năng tuyến cận giáp
1. Thiểu năng
Thực nghiệm cắt bỏ tuyến ở chó, mèo đã dẫn đến tình trạng co cứng (tetanie) các cơ.
Một, hai ngày sau cắt tuyến, con vật tỏ ra yếu ớt, bỏ ăn, khát nhiều, hạ thân nhiệt và khó thở.
Nồng độ calci giảm trên 50 %, kéo theo mất cân bằng giữa các ion một (Na+, K+) và hai hoá
trị (Ca++, Mg++). Hậu quả là hưng phấn thần kinh – cơ tăng rất cao. Xuất hiện cứng cơ, thay
đổi dáng đi, rồi co cơ kiểu rung toàn thân, tăng dần, tiến tới các cơn giật rung. Những cơn này
chuyển qua co cứng, làm thân thể uốn cong (ưỡn thân, ngửa đầu vì khối cơ gáy và lưng co
115
mạnh). Con vật thí nghiệm chết trọng một cơn co nào đó, thường do cơ lồng ngực co cứng
dẫn đến ngạt.
Đồng thời với giảm calci trong máu có tăng nồng độ phospho hữu cơ. Rối loạn chuyển
hoá calci là do ức chế giải phóng calci từ mô xương, giảm hấp thu calci ở ruột và tăng hấp thu
phốt phát từ ống thận.
Trong bệnh sinh chứng co cứng do cận giáp, có vai trò quan trọng của rối loạn khả
năng khử độc của gan. Nếu nuôi động vật bằng chế độ nhiều thịt thì bệnh càng nặng vì khả
năng chống độc các sản phẩm chuyển hoá nitơ càng giảm, nhất là khả năng chuyển hoá
ammoniac thành urê.
Nếu chỉ cắt phần lớn các tuyến cận giáp (hoặc do để sót), con vật (thỏ, chuột) sẽ mắc
chứng suy cận giáp mạn tính, biểu hiện lâm sàng bằng chứng suy mòn do cận giáp, đặc trưng
bằng: gày gò, chán ăn, tăng tính kích ứng của thần kinh - cơ, rối loạn tiêu hoá và rối loạn dinh
dưỡng.
2. Ưu năng cận giáp
Tiết nhiều parathormon (parathyrin) sẽ làm sản sinh nhiều (và tăng hoạt tính) các tế
bào huỷ xương (osteoclast: huỷ cốt bào) có tác dụng dung giải xương và ức chế tế bào này
biệt hoá thành tạo cốt bào (osteoclast) - là các tế bào có vai trò kiến tạo xương. Đồng thời
hormon cận giáp làm tăng hấp thu calci từ ruột, giảm tái hấp thu phosphat ở ống thận, tăng tạo
ra ở xương các muối calci hoà tan (chống lắng đọng, làm rỗ xương) và các muối không hoà
tan ở các cơ quan khác, nhất là thận (gây vôi hoá).
- Ở động vật thực nghiệm, có thể gây bệnh bằng tiêm nhiều parathyrin, làm cho nồng
độ calci trong máu có thể tăng gấp 2, kèm giảm phosphat vô cơ vì đào thải ra nước tiểu.
Parathyrin có thể làm tăng hấp thu calci ở ống thận nhưng không bù lại được số thải ra vì
nồng độ quá cao trong máu, xuất hiện mất nước, nôn, sốt, suy thận cấp... làm con vật chết.
Cũng có thể gây ưu năng mạn tính cho súc vật: tiêm liều thấp, kéo dài. Hậu quả là loãng
xương, rỗ xương (osteoporose), đọng muối calci ở thận, phổi, tim và các tạng, có thể làm calci
hoá hoàn toàn hay một phần cơ quan (biến cơ quan thành một khối muối vôi). Thành mạch
cứng, dày, làm huyết áp cao. Thường con vật chết trong tình trạng suy thận (urê máu cao).
VII. Rối loạn chức năng tuyến thượng thận
1. Thiểu năng vỏ
1.1. Suy thượng thận cấp tính :
Ở động vật, từ thời xưa đã thấy được các rối loạn nặng nề gặp khi cắt bỏ thượng thận.
Sau 1 - 3 ngày, con vật đã yếu cơ, chán ăn, nôn mửa, ỉa lỏng. Chết sớm có thể xảy ra - do mất
nhiều natri theo nước tiểu (do thiếu aldosteron). Bù bằng NaCl, con vật có thể sống thêm một
thời gian; nhờ vậy, kịp xuất hiện các rối loạn muộn hơn do thiếu glucocorticoid. Cụ thể, con
vật thờ ơ, lãnh đạm, kém phản ứng với ngoại cảnh, hạ thân nhiệt và rất dễ cảm ứng với nhiễm
khuẩn, nhiễm độc, nhiễm lạnh... Triệu chứng suy cấp thượng thận diễn ra nặng dần, dẫn đến
cái chết.
Các biến loạn chủ yếu quan sát được, như sau :
- Thoạt đầu gan và cơ cạn kiệt glycogen, đồng thời chậm phân giải glycogen thành
glucose vì gluco - 6 - phosphatase giảm hoạt tính. Tốc độ tân tạo glucose từ acid amin cũng
giảm rõ rệt. Tất cả đưa đến giảm glucose huyết, giảm tính nhạy với insulin, tăng tính dung
nạp glucose. Có tăng phân huỷ acid nhân và protein, làm nitơ tăng trong máu và nước tiểu.
116
- Về cuối, có giảm huyết áp mà cơ chế là do giảm khối lượng tuần hoàn, nhịp tim
chậm và giảm sút khả năng gây co mạch của catecholamin (do thiếu corticosterol).
- Rối loạn chuyển hóa nước - điện giải cũng có vai trò bệnh sinh rất quan trọng, mà cơ
chế là do thiếu aldosteron. Chính chất này kích thích sự hoạt động của bơm natri ở ống thận
xa làm natri được hấp thu, còn glycocorticoid thì làm tăng khả năng lọc của cầu thận. Trong
thí nghiệm cắt thượng thận, natri bị mất nhiều theo nước tiểu làm giảm nồng độ Na+ trong
máu, do vậy thoạt tiên thấy đa niệu, dần dần thiểu niệu và vô niệu, đồng thời xuất hiện trạng
thái ―ngộ độc nước‖ - nghĩa là tích nước trong tế bào, gây trương phồng và gây rối loạn
chuyển hóa nội bào nặng nề. Cơ chế ở đây là do rối loạn hoạt động bơm natri ở màng tế bào
khiến natri tràn vào, làm môi trường nội bào trở thành ưu trương. Còn tình trạng tăng cao kali
ở ngoại bào (do từ nội bào ra) sẽ gây rối loạn điện sinh học (thể hiện ở điện tâm đồ), cũng như
lực bóp và nhịp tim (có thể tới mức rung tim) và giảm lực các cơ.
Giai đoạn cuối cùng của suy thượng thận cấp có thể dẫn đến vô niệu hoàn toàn, nhịp
tim chậm, hôn mê và chết (sau cắt thượng thận 2 - 3 tới 9 - 11 ngày).
1.2. Suy thượng thận mạn tính
Thường là hậu quả của lao thượng thận, teo thượng thận - do cơ thể bị nhiễm khuẩn,
hoặc khi điều trị kéo dài bằng chế phẩm hormone của tuyến, làm mất nguồn kích thích từ
tuyến yên. Biểu hiện bằng suy kiệt cơ thể, chán ăn, rối loạn tiêu hóa, hạ huyết áp và đặc biệt
là nhiễm sắc tố ở da do một hormone của tuyến yên tiết cùng với corticotropin.
2. Ưu năng vỏ thượng thận
Thượng thận gồm nhiều loại tế bào nội tiết, có thể chỉ ưu năng một loại, hay có khi vài
loại. Hay gặp là vỏ thượng thận tiết quá nhiều cortisol (trong bệnh Cushing), rồi tới các
glucocorticoid; ngoài ra cũng gặp tăng tiết aldosteron, androgen hoặc oestrogen.
Trường hợp tuyến tiết nhiều glucocorticoid sẽ xuất hiện béo, mỡ tích nhiều ở thân và mặt
(giống ―mặt trăng‖), mặt đỏ. Da bụng có những dải vân xanh - đỏ - tía. Cân bằng nitơ âm tính
nói lên sự tăng dị hóa, thể hiện ở những thay đổi loạn dưỡng trong các cơ, xương, khớp. Có rỗ
xương tới mức xương gãy tự phát ở đốt sống. Gan tích nhiều glycogen và do đó tăng glucose
máu gây tiểu đường, cơ chế là tăng tân tạo glucose từ protid và tăng hoạt tính enzym glucose -
6 - phosphatase ở gan.
Do tăng khối lượng máu và cả tăng tính nhạy cảm của thành mạch với catecholamin
nên huyết áp cao. Trong các mô bạch huyết có sự phân hủy mạnh mẽ các nucleoprotein, còn ở
máu có giảm lymphô bào và bạch cầu ưa acid. Quá trình sản xuất kháng thể bị ức chế, cũng
như giảm sút chức năng đáp ứng miễn dịch tế bào. Dễ gặp tổn thương loét ở niêm mạc dạ dày
và ruột, và dễ gây xuất huyết ở đó.
- Trường hợp tiết nhiều aldosteron: thường do u tế bào vùng cầu - được gọi là hội
chứng Conn, trong khi tiết glucocorticoid vẫn bình thường.
Hậu quả là Na+ và nước bị giữ lại trong cơ thể, dẫn tới tích Na+ trong tế bào, nhất là tế
bào vách mạch, làm nó nhạy cảm hơn với thần kinh giao cảm, đưa tới tăng huyết áp. Mặt
khác, aldosteron còn liên quan tiết renin. Mất nhiều K+ và Cl- theo nước tiểu là nguyên nhân
gây nhược cơ và bán liệt, cũng như xuất hiện các cơn giật và rối loạn chức năng cơ tim. Tế
bào ống thận suy thoái và mất khả năng đáp ứng với ADH (vasopressin) gây đa niệu, do đó
không có phù mặc dù ứ đọng Na+ trong cơ thể.
117
- Tăng thứ phát aldosteron có thể gặp trong suy tuần hoàn, báng nước (khi xơ gan),
thận hư... là do giảm lượng máu đi vào động mạch thận (co mạch) hoặc hạ thấp ngưỡng thận.
Việc tiết aldosteron rất phụ thuộc vào tuần hoàn thận, ngược lại chức năng hấp thu Na+ của
thận lại phụ thuộc vào nồng độ aldosteron. Do đó, sự phát sinh của tăng aldosteron thứ phát
xảy ra theo trình tự: thiếu máu thận - renin - angiotensin - thay đổi ở ống thận.
3. Rối loạn chức năng tủy thượng thận
Tiết quá mức catecholamin gặp trong u tủy thượng thận, với dấu hiệu ―ngộ độc‖
adrenalin: huyết áp cao thường xuyên hoặc phát triển thành cơn cao huyết áp đột phát, tim
nhanh, đau ở vùng thượng vị, vã mồ hôi...
VIII. Rối lọan chức năng tuyến sinh dục
1. Thiểu năng
Có thể do thiến, viêm buồng trứng hay tinh hoàn, nhiễm độc, nhiễm xạ, và bệnh lý từ
vùng dưới đồi, tuyến yên... Bẩm sinh, có thể gặp do bất thường nhiễm sắc thể hoặc đột biến
gen. Ngoài ra, những trường hợp thiểu sản tinh hoàn và buồng trứng, thiếu bẩm sinh tuyến
sinh dục đều dẫn đến thiểu năng sinh dục.
Thiến hay được thực hiện ở động vật mà hậu quả là thay đổi rõ về ngoại hình; đồng
thời dấu hiệu sinh dục phụ bị đảo lộn. Ở gà, thấy xương dài và nhỏ đi, giảm khối cơ, tăng mỡ.
Ở con đực thuộc loài có vú: mất thuộc tính đực, teo dương vật, teo túi tinh và tuyến tiền liệt.
Ở con cái: teo dạ con và phần phụ, mất những thay đổi chu kỳ ở đường sinh dục...
Suy giảm tuyến khi đã trưởng thành (do thiến hay do nguyên nhân khác): sẽ có thay
đổi chuyển hóa, giảm chức năng sinh dục: teo dần, mất bản năng tình dục, ngừng hoạt động
theo chu kỳ ở dạ con, âm đạo; mất dần các dấu hiệu sinh dục phụ. Có thể xuất hiện xơ vữa
động mạch.
2. Ưu năng tuyến sinh dục
Có thể do u (tinh hoàn hay buồng trứng), hoặc do rối loạn từ tuyến yên, gây ra dấu
hiệu chín sớm sinh dục.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Sinh lý bệnh thú y.pdf