c. Tổ chức theo sản phẩm
Những doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm hay nhãn hiệu thường thành
lập tổ chức quản trị theo sản phẩm hay nhãn hiệu. Tổ chức quản trị theo sản phẩm
không thay thế cho tổ chức quản trị theo chức năng, nhưng đóng vai trò như một
cấp quản trị khác. Tổ chức quản trị theo sản phẩm được đặt dưới quyền một người
quản trị sản phẩm. Người quản trị sản phẩm giám sát những người quản trị loại sản147
phẩm, và những người quản trị loại sản phẩm này lại giám sát những người quản
trị sản phẩm và nhãn hiệu cụ thể.
Vai trò của người quản trị sản phẩm là triển khai các kế hoạch sản phẩm, xem
xét việc thực hiện chúng, dự báo các kết quả, và hiệu chỉnh. Người quản trị triển khai
một chiến lược cạnh tranh cho sản phẩm, soạn thảo một kế hoạch marketing và tiên
đoán mức tiêu thụ, cộng tác với các cơ sở quảng cáo để triển khai những chiến dịch
quảng cáo, khích lệ lực lượng bán hàng và nhà phân phối ủng hộ sản phẩm, phân
tích tình hình sản phẩm và đề xuất những cải tiến sản phẩm để đáp ứng các nhu cầu
đang thay đổi của thị trường.
Cách tổ chức quản trị theo sản phẩm tạo ra nhiều lợi điểm. Thứ nhất, người quản trị
sản phẩm có thể tập trung vào việc xây dựng một marketing - mix cos hiệu quả về chi
phí cho sản trước phẩm đó. Thứ hai, người quản trị sản phẩm có thể phản
ứng nhanh chóng hơn đối với những vấn đề trên thị trường, so với một ban chức
năng gồm các chuyên gia. Thứ ba, các nhãn hiệu nhỏ ít bị xem nhẹ vì chúng có
một người bảo vệ sản phẩm. Thứ tư, việc quản trị theo sản phẩm là một cơ sở huấn
luyện tuyệt vời cho những cán bộ điều hành trẻ, vì nó buộc họ phải tham gia vào
hầu hết các lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp.
d.Tổ chức theo thị trường
Các doanh nghiệp thường bán sản phẩm của mình trên các thị trường khác
nhau. Và nếu những người tiêu dùng thuộc những nhóm người sử dụng khác nhau
với những sở thích và thói quen mua hàng khác nhau, thì nên tổ chức bộ phận
marketing theo thị trường. Tổ chức quản trị theo thị trường tương tự như việc tổ
chức quản trị theo sản phẩm. Người quản trị các thị trường giám sát một số người
quản trị một thị trường (cũng được gọi là những người quản trị phát triển thị
trường, các chuyên gia thị trường, hay những chuyên gia theo ngành). Những người
quản trị thị trường có trách nhiệm triển khai các kế hoạch dài hạn và kế
hoạch hằng năm về doanh số và lợi nhuận trong thị trường của mình. Họ phải phối
hợp sự trợ giúp từ phía nghiên cứu marketing, quảng cáo, bán hàng, cùng những
phần việc khác. Họ phải phân tích xem thị trưòng của mình đang hướng đến đâu và
doanh nghiệp cần chào bán trên thị trường những sản phẩm nào. Thành tích của họ
thường được đánh giá theo mức độ đóng góp làm gia tăng thị phần, chứ không phải
vào khả năng sinh lời hiện tại trên thị trường. Hệ thống này cũng có những ưu
điểm và nhưọc điểm giống như các hệ thống quản trị theo sản phẩm. Lợi thế chính
của hệ thống này là hoạt động marketing được tổ chức để đáp ứng những nhu cầu
của các nhóm khách hàng khác nhau, chứ không tập trung vào bản thân các chức
năng marketing, các khu vực hay các sản phẩm.
e. Tổ chức theo sản phẩm/thị trường
Các doanh nghiệp sản xuất nhiều sản phẩm để bán ra trên nhiều thị trường có
hai cách để lựa chọn. Họ có thể sử dụng một hệ thống quản trị theo sản phẩm, vốn
đòi hỏi người quản trị sản phẩm phải am hiểu những thị trường có sự khác biệt rất
lớn. Hoặc, họ có thể sử dụng một hệ thống quản trị theo thị trường, có nghĩa là những
người quản trị thị trường cũng phải rất am hiểu các sản phẩm khác biệt nhau mà
những thị trường của họ đã mua. Hoặc có thể kết hợp cả hai loại lại thành một tổ
151 trang |
Chia sẻ: thucuc2301 | Lượt xem: 688 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Quản trị Marketing - Nguyễn Thị Thúy Hằng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hông ưa chuộng
nó hơn những sản phẩm khác. Trường hợp này cần khuếch trương những đặc tính nổi
126
bật của sản phẩm như giá cả, chất lượng và các tính năng khác để thuyết phục công
chúng và làm tăng mức độ ưa chuộng sản phẩm của họ.
- Tin chắc. Công chúng mục tiêu có thể ưa chuộng một sản phẩm nhưng không tin
chắc rằng mình sẽ mua nó. Công việc của người truyền thông là thiết lập một niềm tin
vững chắc rằng quyết định mua sản phẩm đó là đúng dắn.
- Mua. Một số trong công chúng mục tiêu có thể đã tin, nhưng không hẳn tính ngay
đến việc mua. Họ có thể chờ đợi có thêm thông tin, hoặc dự định để làm việc đó sau.
Người truyền thông phải dẫn những khách hàng tiềm năng này đi đến bước cuối cùng
là mua hàng.
Sáu trạng thái trên được tập hợp trong ba giai đoạn: nhận thức (biết, hiểu), cảm thụ
(thích, chuộng và tin chắc), và hành vi (mua). Ngưòi tiêu dùng có thể đang ở bất kỳ
một trong số sáu trạng thái sẵn sàng mua đó. Công việc của người truyền thông là xác
định xem đa số người tiêu dùng đang ở giai đoạn nào, và triển khai một chiến dịch
truyền thông để đưa họ đến giai đoạn tiếp theo
7.1.3.3. Thiết kế thông điệp
Sau khi đã xác định rõ phản ứng đáp lại mong muốn của công chúng nhâ.n tin mục
tiêu. Người truyền thông chuyển sang giai đoạn soạn thảo một thông điệp có hiệu quả.
Thông điệp phải thu hút được sự chú ý, tạo ra được sự quan tâm, kích thích được sự
mong muốn và thúc đẩy hành động mua của khách hàng.
Việc soạn thảo thông điệp đòi hỏi phải giải quyết bốn vấn đề sau:
- Nội dung thông điệp: Người truyền thông phải hình dung được điều gì muốn nói
với công chúng mục tiêu để tạo ra phản ứng đáp lại mong muốn. Quá trình này được
gọi theo cách thức khác nhau là soạn thảo lời mời chào, đề tài, ý tưởng hay rao bán đều
gì đó đặc biệt. Chung quy lại là nêu lên một số lợi ích, động cơ, đặc điểm hay lý do tại
sao công chúng cần nghĩ đến hay nghiên cứu sản phẩm. Có thể phân biệt ba kiểu lời
mời chào:
+ Lời mời chào lý tính nhắm vào tư lợi của công chúng về chất lượng, tính kinh tế,
giá trị và công dụng của sản phẩm.
+ Lời mời chào tình cảm cố gắng gợi lên những cảm xúc xấu tốt thúc đẩy việc mua
hàng. Những người truyền thông sử dụng cảm xúc sợ hãi, tội lỗi và mắc cỡ để buộc
người ta làm đều cần làm.
127
+ Lời mời chào đạo đức nhằm vào ý thức của công chúng về cái đúng cái nghiêm
túc. Chúng thường được sử dụng để hô hào mọi người thực hiện sự nghiệp xã hội như
giữ gìn môi trường, đảm bảo quyền phụ nữ, giúp đỡ những người bị thiệt thòi.
- Kết cấu thông điệp: Hiệu quả của thông điệp phụ thuộc vào bố cục cũng như nội
dung của nó. Cấu trúc của thông điệp phải logic và hợp lý nhằm tăng cường nhận thức
và tính hấp dẫn về nội dung đối với người nhận tin. Thông điệp cần có bố cục để những
lập luận đưa ra có sức thuyết phục cao. Có 3 cách bố cục:
+ Nên đưa ra kết luận dứt khoát hay dành phần đố cho người nhận tin?
+ Trình bày lập luận một vế hay cả hai vế đặt ra vấn đề là người truyền thông có nên
chỉ ca nghợi sản phẩm hay cả nêu thêm một số nhược điểm của nó.
+ Nên đưa ra luận cứ có sức thuyết phục ngay từ lúc mở đâu hay để lại sau cùng.
- Hình thức thông điệp: Thông điệp được truyền qua các phương tiện truyền thông
để tới người nhận tin à hình thức thông điệp là cách thông điệp được thể hiện, cái mà
người nhận tin có thể nhìn thấy trực tiếp à yếu tố đầu tiên của hình thức thông điệp đó
là phải gây được ấn tượng với người nhận tin.
Để thu hút được sự chú ý: thông điệp cần phải mang tính mới lạ, tương phản, hình
ảnh và tiêu đề lôi cuốn, kích cỡ, vị trí đặc biệt;
Bản chất của việc thiết kế hình thức thông điệp và việc chọn công cụ mã hóa phù
hợp với công cụ truyền thông và nhằm đem lại hiệu quả cho việc truyền thông thông
điệp: Nếu phương tiện truyền thông là: tạp chí, báo giấy, ấn phẩm: nên chú ý mạnh vào
việc chọn tiêu đề, cách minh họa, trang trí, màu sắc, hình ảnh; Radio: ngôn ngữ,
giọng nói, âm thanh..; Tivi: kịch bản, âm thanh, hình ảnh, tốc độ chuyển động: hình ảnh
tĩnh hay động
Một thông điệp sau khi thiết kế xong phải đảm bảo kết hợp hài hòa giữa 3 yếu tố:
nội dung, cấu trúc và hình thức; đồng thời đảm bảo khách hàng dễ dàng tiếp cận tới
thông điệp, phù hợp với quan điểm của nhà lãnh đạo doanh nghiệp.
- Nguồn thông điệp: Thông điệp được phát ra từ nguồn hấp dẫn sẽ gây chý ý và ghi
nhớ nhiều hơn. Những người quảng cáo thường sử dụng nhân vật nổi tiếng để làm
người phát ngôn, song một đều quan trọng đó là uy tín của người phát ngôn. Những
thông điệp do người có uy tín phát ra thường có sức thuyết phục mạnh hơn. Thế nhưng
128
yếu tố nào tạo nên uy tín của nguồn tin. Ba yếu tố ảnh hưởng tới độ tin cậy của nguồn
tin đó la trình độ hiểu biết, mức đáng tin cậy và mức độ yêu thích.
7.1.3.4. Lựa chọn các kênh truyền thông
Người truyền thông phải lựa chọn những kênh truyền thông có hiệu quả để truyền
tải thông điệp. Quyết định lựa chọn kênh truyền thông dựa vào 2 căn cứ:
- Khách hàng nhận tin mục tiêu
- Đặc điểm của kênh truyền thông: mức độ phù hợp giữa đặc điểm của từng loại
kênh truyền thông với khách hàng nhận tin mục tiêu.
Có 2 kênh truyền thông: truyền thông trực tiếp và gián tiếp.
a. Truyền thông trực tiếp:
- Đặc điểm: người nhận và gửi tin có tiếp xúc và tương tác trực tiếp tới nhau.
- Công cụ truyền tin:
+ Giao tiếp trực tiếp thông qua các buổi: hội nghị, gặp mặt, tổ chức các buổi vui
chơi (các hãng sữa bột thưởng tổ chức các buổi: khám sức khỏe miễn phí, phổ biến kiến
thức về chăm sóc mẹ và con nhỏ, tổ chức sinh nhật cho các cháu)
+ Qua điện thoại
+ Thư tín, thư quảng cáo (direct mail), newslettler
+ Truyền miệng: đặc biệt hiệu quả đối với các ngành dịch vụ do sản phẩm có những
đặc tính đặc biệt: không sờ, nắm bắt được vì vậy thông tin từ người đã sử dụng có tác
động lớn tới tâm lý khách hàng tiềm năng. (ở nước ngoài trong các nhà hàng, khách
sạn Doanh nghiệp thường hay treo các câu: (“tell me if you do not like it, and tell
everyone if you DO like it.”- tạm dịch: “hãy nói với tôi nếu bạn không hài lòng, và nói
với tất cả mọi người nếu bạn thực sự hài lòng”).
Ưu điểm:
+ Khả năng thuyết phục khách hàng tốt hơn: thông qua những lời khuyên, tư vấn
của chuyên gia đã được công nhận.
+ Người gửi và người nhận tin có khả năng tương tác với nhau à người nhận dễ
dàng phản hồi: bộc lộ ý kiến, quan điểm, mức độ hài lòng hay phật ý à người gửi tin
tiếp nhận thông tin phản hồi, nhận biết về trạng thái/ phản ứng của người nhận tin trước
chương trình truyền thông của mình một cách trực tiếp và chính xác thông qua: lời nói,
cử trì, thái độ, nét mặt.
129
Nhược điểm: đối với một số ít những người nhận tin đặc biệt bị rào cản tâm lý hoặc
với những đối tượng thuộc nền văn hóa khác nhau à không bộc bạch suy nghĩ thực sự.
(Giao tiếp với người Nhật khi họ gật đầu và không phản đối gì chưa chắc họ đã đồng
tình, hài lòng với thứ mình đang truyền đạt, ngược lại với người Mỹ thì lại khá thẳng
thắn) và phương pháp tiếp cận trực tiếp này đòi hỏi người tiếp cận, truyền đạt thông
tin có năng lực tốt, nhạy cảm, nhanh nhạy với tình huống; tinh tế để có thể khai thác
thông tin, tâm lý của người nhận tin.
Tình huống áp dụng: khi mục tiêu truyền thông là tạo ra và gia tăng sự ưa chuộng,
kích thích khách hàng mua sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp.
b. Truyền thông gián tiếp:
- Đặc điểm: các phương tiện truyền tin không có sự tiếp xúc cá nhân và không có
chơ chế để thu nhậ ngay thông tin phản hồi, ngược chiều từ người nhận tin.
- Công cụ truyền tin:
+ Quảng cáo trên: báo chí, tạp chí, radio, tivi, internet, bảng hiệu, pano áp phích, tủ
trưng bày
Ngoài ra, các yếu tố: khung cảnh môi trường vật chất- bầu không khí, các giải pháp
truyền thông gắn liền với các sự kiện cũng là các yếu tố cần quan tâm trong các hoạt
động truyền thông của doanh nghiệp.
+ Bầu không khí: tạo ra sự tin tưởng, thiện cảm ban đầu đối với khách hàng, đặc
biệt trong ngành dịch vụ khi bán dịch vụ là bán niềm tin do khách hàng không thể
dùng thử dịch vụ, họ chỉ có thể đánh giá được chất lượng dịch vụ sau khi đã sử dụng
dịch đó.
+ Giải pháp truyền thông gắn liền với các sự kiện: thông qua các sự kiện, dịp lễ tết,
sự kiện của công ty: sinh nhật, kỷ niệm ngày thành lập, họp báo và thông qua đó
thực hiện truyền thông: “Nhân dịp ngày quốc khánh 2-9, Giải phóng thủ đô và quốc tế
lao động, Tết Nguyên ĐánViettel giảm giá.”; trong các ngày lễ, các buổi hội thảo
của doanh nghiệp; Doanh nghiệp tổ chức tặng quà lưu niệm có gắn logo của mình,
tranh thủ giới thiệu về doanh nghiệp
- Ưu điểm:
+ Truyền thông trên diện rộng (phạm vi truyền thông lớn)
+ Chi phí có 1 đối tượng nhận tin thấp
130
+ Là phương thức cơ bản để thúc đẩy truyền thông trực tiếp
- Nhược:
+ Khó đánh giá hiệu quả truyền thông
+ Hiệu quả truyền thông hướng đối tượng: thấp và khả năng truyền thông
không đúng đối tượng cao và để khắc phục nhược điểm này chương trình truyền
thông phải đánh vào tâm lý những tập khách hàng “năng động” hơn, có khả
năng định hướng, lôi kéo, tạo ra trào lưu, xu hướng: quảng cáo Pepsi: thuê rất
nhiều cầu thủ bóng đá nổi tiếng, Toshiba: Hồ Ngọc Hà, Head&Shoulder: Lam
Trường; Omachi: ban đầu là Mỹ Linh.
+ Rủi ro cao nếu chương trình truyền thông mắc lỗi: dễ gây ra sự bàn tán,
phản đối từ dư luận
Tình huống áp dụng: được áp dụng khi mục tiêu truyền thông của doanh
nghiệp là tạo ra sự nhận biết và tạo dư luận và làm tiền đề cho việc tiếp cận trực
tiếp khi khách hàng đã ở trạng thái: có thiện cảm, ưa chuộng.. và kích thích khách
hàng đưa ra quyết định mua.
7.1.3.5. Xây dựng tổng ngân sách truyền thông
Muốn thưc hiện được hoạt động truyền thông Marketing, công ty cần phải cung cấp
một ngân sách nhất định. Thông thường có 4 phương pháp xác định ngân sách cho
hoạt động truyền thông của công ty:
- Phương pháp xác định ngân sách theo tỷ lệ % của doanh số bán
Ngân sách dành cho truyền thông bằng tỷ lệ phần trăm nhất định của doanh số bán
(doanh số ở đây có thể là: doanh số của năm trước hoặc chu kỳ kinh doanh trước hoặc
là mức doanh số dự kiến).
- Ưu điểm:
+ Chi phí sẽ thay đổi theo khả năng của công ty. Khuyến khích lãnh đạo nghĩ đến
mối quan hệ giữa chi phí và truyền thông. Khuyến khích ổn định cạnh tranh ở mức độ
mà các công ty cạnh tranh chi cho truyền thông một tỷ lệ phần trăm doanh số bán của
mình xấp xỉ ngang nhau.
- Nhược điểm:
+ Sử dụng cách lập luận luẩn quẩn cho rằng mức tiêu thụ là nguyên nhân chớ
không phải là kết quả của truyền thông. Nó dẫn đến chỗ xác định ngân sách căn cứ vào
131
ngân quỹ hiện có chớ không theo những cơ hội trên thị trường. Không khuyến khích
việc tiến hành khuyến mãi, không có chu kỳ hay chi phí tiền công. Sự phụ thuộc của
ngân sách vào biến động của mức tiêu thụ hàng năm gây trở ngại cho lập kế hoạch dài
hạn. Nó không khuyến khích xây dựng ngân sách truyền thông trên cơ sở xác định xem
mỗi sản phẩm và mỗi địa bàn xứng đáng chi phí bao nhiêu.
- Phương pháp cân bằng cạnh tranh
Theo phương pháp này, công ty xây dựng ngân sách truyền thông bằng ngân sách
truyền thông của các đối thủ cạnh tranh trên cùng địa bàn và chu kỳ kinh doanh.
Phương pháp này có ưu điểm là sẽ tránh khả năng xảy ra chiến tranh về truyền thông
giữa các công ty cạnh tranh. Khó khăn trong việc thực hiện phương pháp này là khó
xác định được ngân sách truyền thông của các công ty cạnh tranh. Mặt khác, do mục
tiêu truyền thông của các công ty khác nhau, cho nên căn cứ như trên cũng không hoàn
toàn hợp lý.
- Phương pháp căn cứ vào mục tiêu và nhiệm vụ
Ngân sách dành cho truyền thông được dự tính theo một kế hoạch truyền thông
được xây dựng cẩn thận. Trong kế hoạch đề ra những mục tiêu truyền thông phải đạt
được, những công việc truyền thông phải làm và xác định chi phí giành cho các hoạt
động truyền thông đó. Phương pháp này có ưu điểm: Cơ sở xác định chi phí có căn cứ
khoa học; Đảm bảo cho mục tiêu truyền thông dài hạn; Đồng thời nhược điểm: Đôi khi
mục tiêu của doanh nghiệp là quá lớn.Trong khi, đó ngân sách lại quá nhỏ và thông
thường doanh nghiệp hay bị rơi vào tình trạng khan hiếm về nguồn vốn, ngân sách cho
truyền thông phải không vượt quá ngân sách marketing và cân đối giữa các chiến dịch
của chương trình marketing và đảm bảo sự tăng trưởng hài hòa bởi truyền thông cũng
chỉ là 1 khâu của marketing.
- Phương pháp chi theo khả năng
Theo phương pháp này, công ty xây dựng ngân sách truyền thông theo khả năng tài
chính của họ. Phương pháp này có nhược điểm là công ty không thể chủ động sử dụng
các hoạt động truyền thông theo mức cần thiết để tác động tới thị trường.
7.1.3.6. Thu nhận thông tin phản hồi
Sau khi đã phổ biến điệp truyền, bên truyền thông cần phải thu lượm thông tin
phản hồi để đánh giá hiệu quả của nó. Cần tập trung vào những vấn đề chủ yếu sau:
132
- Số lượng khán thính giả nhận ra hoặc còn nhớ về điệp truyền.
- Họ thấy được bao nhiêu lần.
- Chú ý nhất điểm nào.
- Thái độ của họ trước và sau khi nghe điệp truyền.
- Số lượng khách hàng đã mua sản phẩm.
- Mức độ hài lòng ra sao.
- Nói với người khác như thế nào về sản phẩm.
Để trên cơ sở đó có sự điều chỉnh các yếu tố truyền thông cho phù hợp.
7.1.3.7. Quyết định hệ thống truyền thông
Những phần trên ta mới chỉ tìm hiểu về mô hình truyền thông chung chung, tuy
nhiên để thực hiện một chiến dịch truyền thông cụ thể thì doanh nghiệp cần phải xác
định cho mình một hệ thống xúc tiến/truyền thông hỗn hợp, nói cách khác doanh
nghiệp phải thực hiện phân tích nhằm tìm kiếm các giải pháp để có thể sử dụng được
phối hợp các công cụ truyền thông nhằm đạt được mục tiêu và hiệu quả truyền thông
mà doanh nghiệp mong đợi.
Để xác định được hệ thống xúc tiến hỗn hợp của mình doanh nghiệp cần phải quan
tâm tới một số yếu tố chi phối tới hệ thống xúc tiến hỗn hợp của mình:
- Bản chất của từng công cụ truyền thông.
- Kiểu hàng hóa/ thị trường của doanh nghiệp.
- Chiến lược marketing của doanh nghiệp: là chiến lược kéo hay đẩy.
- Các trạng thái sẵn sàng mua của khách hàng.
- Các giai đoạn của chu kỳ sống sản phẩm.
Về bản chất của từng công cụ truyền thông:
Mỗi phương tiện truyền thông đều có những tính chất và đặc điểm riêng, có điều
kiện áp dụng, chi phí phát sinh đặc thù và cần nắm vững đặc điểm và tính chất của mỗi
công cụ, tùy vào từng tình huống, sự chi phối của 4 yếu tố còn lại để xác định nên sử
dụng phối hợp những công cụ nào với nhau.
- Quảng cáo: Có khả năng thuyết phục, tạo cơ hội cho người nhận tin so sánh thông
tin với các đối thủ cạnh tranh và tăng tính thuyết phục. Sử dụng để giới thiệu hàng hóa,
dịch vụ, uy tín, thế lực của doanh nghiệp. Tạo ra hình ảnh cho hàng hóa, định vị nó
trong người tiêu dùng. Là hình thức thông tin một chiều.
133
- Bán hàng cá nhân: Là một công cụ hiệu quả nhất ở những giai đoạn hình thành sự
ưa chuộng và niềm tin của người mua và giai đoạn ra quyết định mua trong quá trình
mua hàng. Hai bên giao tiếp có thể nghiên cứu trực tiếp những nhu cầu và đặc điểm
của nhau và khuyến khích người mua có những phản ứng đáp lại, thể hiện thông tin
phản hồi cho người bán.
- Khuyến mại (xúc tiến bán): Là một hoạt động sử dụng các công cụ tác động trực
tiếp, tạo lợi ích vật chất bổ sung cho khách hàng: phiếu mua hàng; cuộc thi, trò chơi có
thưởngKhuyến khích việc mua hàng trong ngắn hạn; Thu được phản hồi từ khách
hàng trong thời gian sớm hơn;
- Tuyên truyền: Nguồn thông tin của tuyên truyền thường có tính trung thực hơn so
với quảng cáo.Sử dụng để giới hiệu hàng hóa một cách hiệu quả và trực diện.
7.2. Thiết kế chương trình quảng cáo
7.2.1. Định nghĩa
Định nghĩa: Quảng cáo là mọi hình thức trình bày gián tiếp và khuyếch trương ý
tưởng hàng hoá và dịch vụ đươc người bảo trợ nhất định thực hiện và phải trả tiền.
7.2.2. Chức năng
- Thông tin truyền cảm về sản phẩm và truyền tin đi để khách hàng có 1 cảm giác về
sản phẩm, cảm giác như thế nào là phụ thuộc vào các giai đoạn khác nhau của trạng thái
của khách hàng theo quy luật AIDA.
- Phân biệt sản phẩm của doanh nghiệp với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh.
- Mở rộng sự phân phối và đẩy mạnh bán hàng và khuyến khích người tiêu dùng sử
dụng sản phẩm.
- Làm giảm một số chi phí (sản xuất+ bán hàng): quảng cáo yêu cầu một lượng chi
phí lớn nhưng khi chương trình quảng cáo có hiệu quả sẽ thúc đẩy số lượng bán hàng
tăng lên và sản xuất tăng. Khi số lượng bán hàng tăng lên làm chi phí giảm.
- Khơi dậy nhu cầu và hình thành động lực mua hàng cho khách hàng.
7.2.3. Nội dung cơ bản của các quyết định quảng cáo
7.2.3.1. Xác định mục tiêu
- Các căn cứ để lựa chọn mục tiêu:
+ Thị trường mục tiêu của doanh nghiệp.
+ Chiến lược định vị sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp trên thị trường.
134
+ Các biến số marketing: định giá, chất lượng .cao hay thấp và thông điệp quảng
cáo phải được thể hiện chính xác.
- Căn cứ để phân loại mục tiêu quảng cáo theo mục đích gồm:
+ Quảng cáo thông tin: thông báo cho thị trường về sản phẩm mởi hay những đổi
mới trong hoạt động marketing (thay đổi giá, hoạt động phân phối, các chương trình
xúc tiến: tăng thêm 20%- giá không đổi; giá tiết kiệm hơn); thường được áp dụng
trong giai đoạn giới thiệu của chu kỳ sống sản phẩm.
+ Quảng cáo thuyết phục: hình thành sự ưa thích sản phẩm, thương hiệu, thay đổi
sự chấp nhận về đặc tính sản phẩm (Neslt café đậm đặc hơn), thuyết phục khách
hàng mua sản phẩm của doanh nghiệp chứ không phải sản phẩm của đối thủ cạnh
tranh; thường được sử dụng trong giai đoạn tăng trưởng của chu kỳ sống sản phẩm.
+ Quảng cáo nhắc nhở: thường được sử dụng trong giai đoạn trưởng thành và thoái
trào của chu kỳ sống sản phẩm; duy trì mức độ nhận biết, lưu giữ hình ảnh sản phẩm,
quản cáo nhắc nhở khách hàng mua lại sản phẩm; thay đổi thái độ của khách hàng; đặc
biệt khi hiện tại khách hàng không có thái độ tốt về sản phẩm; củng có thái độ tốt đẹp
với sản phẩm (để khách hàng không có cơ hội nghĩ tới sản phẩm khác).
7.2.3.2. Xác định ngân sách
Một số phương thức tương tự như phương thức xác định ngân sách cho hoạt động
xúc tiến hỗn hợp.
7.2.3.3. Quyết định thông điệp quảng cáo
Các chiến dịch quảng cáo có mức sáng tạo khác nhau, yếu tố sáng tạo trong chiến
dịch quảng cáo có thể quan trọng hơn số tiền bỏ ra. Chỉ khi nào thu hút được sự chú ý thì
quảng cáo mới làm tăng mức tiêu thụ của doanh nghiệp. Châm ngôn của quảng cáo là “
chừng nào chưa hấp dẫn thì vẫn còn chưa bán được hàng”. Những người quảng cáo khi
xây dựng chiến lược sáng tạo phải trãi qua ba bước:
- Hình thành thông điệp: Về nguyên tắc, thông điệp của sản phẩm cần được quyết
định như một bộ phận của quá trình phát triển khái niệm của sản phẩm. Nó biểu hiện lợi
ích chủ yếu mà nhãn hiệu đó đêm lại. Ngay trong phạm vi khái niệm đó vẫn có thể có
một khoản rộng lớn cho các thông điệp khác. Sau một thời gian, người làm marketing có
thể thay đổi thông điệp nhưng không thay đổi sản phẩm.
135
- Đánh giá và lựa chọn thông điệp: Người quảng cáo cần đánh giá các phương án
thông điệp khác nhau. Thông thường, đánh giá theo tính chất phù hợp với mong muốn,
tính độc đáo và tính trung thực.
- Thực hiện thông điệp: Thông điệp không chỉ phụ thuộc vào nội dung truyền đạt mà
còn cách truyền đạt. Người tác tác phải tìm phong cách, văn phong, lời lẻ và hình thức
để thực hiện thông điệp đó. Tất cả các yếu tố phải tạo nên một hình ảnh cô đọng. Mọi
thông điệp có thể được trình bày theo những phong cách thực hiện khác nhau: cảnh sinh
hoạt, lối sống, cảnh thơ mộng, tâm trạng hay hình ảnh, âm nhạc, nhân vật tiêu biểu, trình
độ kỹ thuật, bằng chứng khoa học, bằng chứng thử nghiệm.
7.2.3.4. Quyết định phương tiện truyền thông
Việc chọn lựa phương tiện thường tiến hành song song với việc thiết kế thông điệp.
Lựa chọn phương tiện cận chú ý tới: tần suất và cường độ tác động của phương tiện
(mức độ gây ấn tượng).
- Báo: với ưu điểm: dễ sử dụng, kịp thời, phân bố rộng rãi thị trường mục tiêu,
được chấp nhận rộng rãi, độ tin cậy cao. Nhược điểm: tuổi thọ ngắn, số lượng độc giả
hạn chế.
- Tạp chí: Có độ lựa chọn theo doanh số và địa lý cao, có uy tín, thiết lập được mối
quan hệ lâu dài với người đọc.Thời gian chờ đợi lâu, một số lượng phát hành lãng phí
(nếu tạp chí không bán được hết số xuất bản.
- Tivi: Khai thác được lợi thế về âm thanh, hình ảnh, màu sắc, mức độ bao phủ thị
trường rộng, khả năng truyền thông nhanh, dễ gây sự chú ý. Chi phí cao, thời gian có
hạn, khán giá ít chọn lọc, dễ gây nhằm chán.
- Radio: Người nghe nhiều, chi phí thấp, linh hoạt về địa lý. Chỉ có âm thanh, khả
năng chú ý thấp, tuổi thọ ngắn.
- Các phương tiện khác: bao bì sản phẩm, catalog, pano áp phích
7.2.3.5. Đánh giá hiệu quả quảng cáo
- Nghiên cứu hiệu quả của truyền thông: sử dụng ba phương pháp như đánh giá
trực tiếp bằng việc yêu cầu người tiêu dùng đánh giá các phương án quảng cáo khác
nhau; phương pháp định lượng; phương pháp thử nghiệm tập quảng cáo.
- Nghiên cứu hiệu quả tiêu thụ
136
7.3. Thiết kế chương trình Marketing trực tiếp
7.3.1. Định nghĩa, đặc điểm marketing trực tiếp
7.3.1.1. Định nghĩa
Marketing trực tiếp là hệ thống tương tác của marketing sử dụng một hay nhiều
phương tiện quảng cáo để tác động vào khách hàng tiềm năng tạo nên phản ứng đáp lại
của khách hàng hay một giao dịch mua hàng của họ tại bất kỳ thời điểm nào.
7.3.1.2. Đặc điểm
- Không biết kênh phân phối là dài hay ngắn mà khâu nào giới thiệu sản phẩm tác
động đến khách hàng và khách hàng phản ứng đáp trả gọi là marketing trực tiếp; (nhấn
mạnh vào việc tạo ra 1 phản ứng đáp lại).
- Người làm marketing trực tiếp: sử dụng các phương tiện truyền thông trực tiếp để
thiết lập mối quan hệ ưu tiên với khách hàng và chào hàng đến từng cá nhân một và
bán hàng cho họ.
- Cho phép xác định được khách hàng, thời gian tiếp cận khách hàng chính xác hơn
và giữ được bí mật về các hoạt động marketing trước đối thủ cạnh tranh.
Phương pháp này ngày càng được sử dụng nhiều do xu hướng chia nhỏ thị trường
để đáp ứng nhu cầu ngày tăng lên: ngày càng hình thành nhiều đoạn thị trường với
những nhu cầu và sở thích hết sức cá biệt: hàng hóa thậm chí chỉ xem mẫu qua catalog,
nếu quyết định mua thì phải đặt hàng trước hàng tháng: đồ nội thất, trang trí; thời
trang; công nghệ
7.3.2. Công cụ của marketing trực tiếp
- Marketing bằng catalog: Doanh nghiệp gửi catalog cho khách hàng qua đường
bưu điện và khách hàng dựa trên catalog để đặt hàng.
- Marketing bằng thư trực tiếp: Doanh nghiệp gửi qua bưu điện những thư chào
hàng, quảng cáo
- Marketing qua điện thoại: Doanh nghiệp sử dụng điện thoại để chào hàng trực
tiếp đến những khách hàng chọn lọc; hoặc sử dụng số điện thoại hotline để khách hàng
gọi đặt hàng khi họ xem được quảng cáo của doanh nghiệp: qua tivi, radio
- Marketing trực tiếp trên truyền hình, truyền thanh, tạp chí, báo:
+ Đưa ra các chương trình giới thiệu về sản phẩm trên các phương tiện trên và cho
khách hàng số điện thoại miễn phí để đặt hàng.
137
+ Sử dụng toàn bộ chương trình truyền hình hoặc kênh truyền hình cho việc quảng
cáo và bán sản phẩm/dịch vụ.
- Mua hàng qua máy tính nối mạng (computermarketing): Khách hàng có thể tự tìm
hiểu thông tin, đặt hàng, thanh toán trực tiếp qua mạng.
7.3.3. Các quyết định chủ yếu trong marketing trực tiếp
- Quyết định về mục tiêu
- Xác định khách hàng mục tiêu
- Chào hàng
- Thử nghiệm các yếu tố marketing trực tiếp: trước khi thực hiện marketing trực
tiếp toàn thị trường và doanh nghiệp thực hiện thử nghiệm tại một số đối tượng nhất
định và đánh giá kết quả, rút kinh nghiệm về việc áp dụng toàn thị trường sẽ đạt được
kết quả tốt hơn.
- Đánh giá kết quả của chiến dịch: so sánh kết quả đạt được với mục tiêu đề ra,
đồng thời có thể đánh giá qua một số yếu tố.
+ Tỷ lệ đặt hàng, mua hàng của khách hàng.
+ Mối tương quan giữa: chi phí, doanh thu và lợi nhuận cho chiến dịch.
+ Khả năng tạo lập mối quan hệ lâu dài của doanh nghiệp với khách hàng.
7.4. Quản lý lực lượng bán hàng
7.4.1 Khái niệm, đặc điểm
7.4.1.1. Khái niệm
Bán hàng cá nhân là một hình thức giao tiếp mang tính chọn lọc cao, cho phép
người bán tìm hiểu nhu cầu, tư vấn, giới thiệu và truyền những thông điệp có tính
thuyết phục một cách trực tiếp đến người mua và người có ảnh hưởng đến quyết định
mua.
7.4.1.2. Đặc điểm
- Giữa người bán và khách hàng có sự tiếp xúc, giao tiếp trực tiếp và khả năng
thích nghi với giao tiếp rất cao và giảm sự giải mã sai về thông điệp của khách hàng.
- Thúc đấy trao đổi thông tin nhanh chóng, tiết kiệm thời gian cho người mua.
- Chi phí tương đối cao do cần lực lượng bán hàng lớn và họ phải thực sự là những
người có khả năng ứng biến tốt. Bán hàng cá nhân là một nghệ thuận hơn là khoa học
do cần phải có sự sáng tạo của con người.
138
- Nhưng sự tiếp xúc trực tiếp này lại trở thành hạn chế cơ bản nếu khả năng của
nhân viên bán hàng là không tốt và gây ra ấn tượng không tốt, khó phai đối với khách
hàng.
7.4.2. Nhiệm vụ và các loại chức năng bán
7.4.2.1. Nhiệm vụ
- Giới thiệu lợi ích, công dụng của sản phẩm.
- Trình diễn sản phẩm.
- Giới thiệu giáo dục khách hàng về sản phẩm mới.
- Trả lời trực tiếp các câu hỏi, thắc mắc, những lời từ chối mua hàng của khách
hàng.
- Tổ chức và thực hiện các hoạt động xúc tiến tại các điểm bán.
- Đàm phán, ký kết hợp đồng với khách hàng.
- Theo dõi sau bán để chăm sóc khách hàng.
- Duy trì, phát triển mối quan hệ lâu dài với khách hàng.
- Thu thập thông tin Marketing.
7.4.2.1. Các loại chức vụ bán hàng
- Người giao hàng
- Người tiếp nhận đơn hàng
- Kỹ thuật viên
- Người tạo nhu cầu
7.4.3. Thiết kế lực lượng bán
- Lập mục tiêu cho lực lượng bán
- Chiến lược cho lực lượng bán
- Cấu trúc của lực lượng
- Xác định qui mô của lực lượng bán hàng
- Chế độ bồi dưỡng cho nhân viên bán hàng
7.4.4. Quản lý lực lượng bán
- Tuyển mộ lựa chọn lực lượng bán
- Giám sát và đánh giá nhân viên bán hàng
- Thuận lợi và khó nhăn trong bán hàng cá nhân
139
Chương 8: TỔ CHỨC, THỰC HIỆN VÀ KIỂM TRA HOẠT ĐỘNG
QUẢN TRỊ MARKETING
8.1. Tổ chức và thực hiện chiến lược Marketing
8.1.1. Tổ chức công ty
8.1.1.1 Quan hệ giữa hoạch định chiến lược và thực hiện chiến lược
Tổ chức thực hiện marketing là tiến trình chuyển các chiến lược và chương trình
marketing thành những hoạt động marketing trên thực tế nhằm thành đạt các mục
tiêu marketing đã đề ra một cách có hiệu quả.
Trong khi việc phân tích và hoạch định chiến lược marketing là xác định một cách
rõ ràng cái gì và tại sao của những hoạt động marketing, thì việc thực hiện nhắm tìm
câu trả lời: ai, ở đâu, khi nào, và làm thế nào để biến các ý tưởng chiến lược trở thành
hiện thực.
Chiến lược và việc thực hiện có quan hệ mật thiết với nhau. Thứ nhất, chiến lược
xác định những hoạt động thực thi nào là cần thiết. Chẳng hạn, quyết định "thu
hoạch" một sản phẩm nào đó phải được chuyển thành những việc làm cụ thể như
phân phối ngân sách ít hơn cho sản phẩm đó, chỉ thị cho nhân viên bán có thể tăng
giá lên, và tập trung các nỗ lực quảng cáo cho những sản phẩm khác. Thứ hai, sự
lựa chọn chiến lược tùy thuộc rất nhiều vào khả năng đảm bảo các nguồn lực của
doanh nghiệp để thực thi chiến lược. Thành tích nghèo nàn có thể là kết quả từ
những chiến lược nghèo nàn, hoặc từ những chiến lược tốt nhưng được thực hiện
một cách kém cỏi.
Nguyên nhân dẫn đến việc thực thi kém hiệu qủa:
- Việc hoạch định biệt lập: Kế hoạch chiến lược của doanh nghiệp thường do "các
chuyên viên kế hoạch" cấp doanh nghiệp thảo ra, mà những người này có thể
không liên hệ chặt chẽ với những người quản trị marketing vốn phải thực thi chiến
lược.
- Những cân nhắc chọn lựa giữa các mục tiêu lâu dài và trước mắt: Các doanh
nghiệp thiết kế chiến lược marketing nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh dài hạn. Thế
nhưng những người quản trị marketing, những người thực thi các chiến lược đó
thường được thưởng vì doanh số, sự phát triển, hoặc lợi nhuận ngắn hạn. Khi đối diện
với sự chọn lựa giữa chiến lược dài hạn và thành tích trước mắt, những người
140
quản trị marketing thường thiên về lợi ích ngắn hạn. Có thể họ đã đáp ứng được
những mục tiêu thành tích ngắn hạn và đã nhận được những sự đánh giá cao, nhưng
việc làm của họ sẽ làm tổn hại đến chiến lược dài hạn và vị thế của doanh nghiệp.
- Chống lại sự thay đổi: Những hoạt động hiện tại của doanh nghiệp đều được phải
được thiết kế nhằm đảm bảo thực thi thành công các chiến lược. Thế nhưng ở
nhiều doanh nghiệp, những chiến lược mới không phù hợp với các khuôn mẫu và
tập quán đã có của nó sẽ bị chống lại. Và chiến lược càng khác biệt nhiều với cái
cũ, sự chống lại việc thực thi nó càng lớn.
Đối với những chiến lược mới, việc thực thi có thể phá vỡ các mô hình tổ chức
truyền thống trong doanh nghiệp và cả những cấu trúc hoạt động đã có của các nhà
cung cấp và các tổ chức khác của kênh phân phối.
- Thiếu những kế hoạch thực hiện cụ thể: Một số chiến lược được thực thi nghèo
nàn là do những người lập kế hoạch không triển khai các kế hoạch thực thi chi tiết
và thiếu sự kết hợp đồng bộ các kế hoạch bộ phận thành một chương trình toàn
diện triển khai theo kế hoạch tiến độ để đạt những mục tiêu chuyên biệt, và phân
công trách nhiệm không rõ ràng cho những người thực hiện.
8.1.1.2. Tiến trình thực hiện
Mọi người ở tất cả các cấp của hệ thống marketing đều phải phối hợp với nhau để
thực thi các chiến lược marketing. Bên trong bộ phận marketing, những người làm
quảng cáo, bán hàng, nghiên cứu thị trường, và triển khai sản phẩm đều phải thực
hiện các hoạt động hỗ trợ cho kế hoạch chiến lược. Những nhân viên marketing
này phải phối hợp công việc của mình với những người ở các bộ phận khác trong
doanh nghiệp - nghiên cứu và phát triển, sản xuất, thu mua, tài chính,... Các cá
nhân và tổ chức thuộc hệ thống marketing bên ngoài doanh nghiệp như những
người cung cấp, nhữn người bán sỉ và bán lẻ, các cơ sở quảng cáo, những nhóm
bảo vệ lợi ích công chúng, chính quyền đều có thể hỗ trợ hay gây trở ngại cho
những cố gắng thực thi các chiến lược marketing của doanh nghiệp. Doanh nghiệp
phải triển khai những cấu trúc và hệ thống hiệu quả nhằm phối hợp tất cả những
hoạt động này lại với nhau thành một phương án hành động hiệu quả.
Tiến trình thực thi bao gồm năm hoạt động tương tác: Triển khai chương trình hành
động, xây dựng cơ cấu tổ chức, thiết kế các hệ thống quyết định và tưởng thưởng, phát
141
triển nguồn lực con người, và thiết lập một bầu không khí quản trị cũng như phong
cách của doanh nghiệp.
a. Triển khai chương trình hành động
Để thực thi các chiến lược marketing, mọi thành viên ở tất cả các cấp của hệ
thống marketing đều phải đưa ra những quyết định và hoàn thành những nhiệm vụ
nhất định. Những người quản trị marketing cộng tác với những người quản trị khác
của doanh nghiệp để đảm bảo nguồn lực cần thiết và ưu tiên cho những sản phẩm
mới có nhiều triển vọng thành công. Họ thảo luận với bộ phận nghiên cứu và phát
triển về thiết kế sản phẩm, với bộ phận sản xuất về cấp độ chất lượng, sản xuất và lưu
kho, với bộ phận tài chiïnh về kinh phí, với bộ phận pháp lý về đăng ký phát minh
và những vấn đề an toàn sản phẩm, với bộ phận nhân sự về việc huấn luyện và bố
trí nhân viên.
Để thực hiện thành công các chiến lược, doanh nghiệp phải triển khai một chương
trình hành động chi tiết. Chương trình này định rõ những quyết định và công việc
chủ yếu cần thiết để biến các chiến lược marketing thành những hoạt động thực tế
trên thị trường. Chương trình hành động cũng phân công trách nhiệm về việc quyết
định và công việc cho các bộ phận và thành viên của doanh nghiệp. Cuối
cùng,chương trình hành động còn bao gồm một kế hoạch tiến độ chỉ rõ khi nào thì
phải đưa ra các quyết định, khi nào thì phải thực hiện các công việc và khi nào thì
những điểm mốc chiếc lược phải được thực hiện, ai sẽ làm điều đó và các quyết
định cũng như hành động sẽ được phối hợp ra sao để đạt được những mục tiêu
chiến lược của doanh nghiệp.
b. Xây dựng cơ cấu tổ chức hiệu quả
Cơ cấu tổ chức chính thức của doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc
thực hiện chiến lược marketing. Cơ cấu tổ chức xác định và phân chia nhiệm vụ
cho từng bộ phận và nhân viên cụ thể, thiết lập những tuyến thẩm quyền và mối
liên hệ, phối hợp các quyết định cũng như công việc trong doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp với những chiến lược khác nhau thì cần đến các cơ cấu tổ chức
khác nhau. Doanh nghiệp cần thiết kế một cơ cấu tổ chức phù hợp với việc triển
khai ý đồ chiến lược, các đặc điểm của doanh nghiệp, khách hàng mục tiêu và đối
thủ cạnh tranh. Cơ cấu tổ chức phân chia nhiệm vụ của doanh nghiệp thành những
142
công việc được xác định rõ ràng và có thể quản lý được cho các bộ phận và nhân
viên nhằm tạo được hiệu quả thông qua việc chuyên môn hoá chức năng hoạt động
của họ. Cơ cấu tổ chức còn tạo nên sự phối hợp những quyết định và hoạt động
chuyên môn hoá này bằng cách xác định các mối quan hệ chính thức giữa các nhân
viên và các bộ phận, cũng như những mối quan hệ quyền hạn và hệ thống thông tin
quản trị.
c. Thiết kế hệ thống ra quyết định và động lực thúc đẩy
Doanh nghiệp cũng phải thiết kế những hệ thống quyết định và động lực thúc đẩy
hỗ trợ cho các chiến lược marketing của mình. Các hệ thống ấy bao gồm những thể
thức hoạt động chính thức và bán chính thức có tác dụng hướng dẫn và tiêu chuẩn
hoá những hoạt động như lập kế hoạch, thu thập và sử dụng thông tin, dự tính các
nguồn lực vật chất và con người, tuyển chọn và huấn luyện, đo lường và kiểm tra
thành tích, đánh giá và động viên, thúc đẩy nhân viên
d. Phát triển nguồn lực con người
Các chiến lược marketing được thực hiện bởi nhiều người trong và ngoài doanh
nghiệp. Việc thực thi thành công đòi hỏi phải hoạch định cẩn thận nguồn lực con
người. Ở tất cả các cấp, doanh nghiệp cần bố trí vào cấu trúc và các hệ thống của
mình những người có khả năng, động cơ và phẩm chất cần thiết cho việc thực thi
chiến lược.
Doanh nghiệp cũng phải quyết định về tỷ lệ các nhà quản trị và nhân viên ở các
cấp quản trị. Nhiều doanh nghiệp tiến hành cắt giảm các chức vụ ở cấp doanh
nghiệp và bộ phận khác, để giảm bớt chi phí hành chính và đưa quyết định đến
những người trực tiếp thi hành. Sự tuyển lựa và phát triển các nhà quản trị có tính
chất quyết định đặc biệt đối với việc thực thi chiến lược. Những chiến lược khác
nhau đòi hỏi phải có những nhà quản trị khác nhau với những phẩm chất và kỹ
năng khác nhau. Những chiến lược mạo hiểm cần những quản trị viên có kỹ năng
nhạy bén, những chiến lược duy trì đòi hỏi các nhà quản trị phải có các kỹ năng về
tổ chức và quản lý, và những chiến lược phòng ngự đòi hỏi các nhà quản trị kỹ
năng về cắt giảm chi phí. Thế nên doanh nghiệp phải biết bố trí các nhà quản trị
phù hợp với các yêu cầu của chiến lược đang được thực hiện.
e. Thiết lập bầu không khí và nền văn hoá của doanh nghiệp
143
Bầu không khí và nền văn hoá của doanh nghiệp có ảnh hưởng rất quan trọng đến
tư duy và hành động và cách thức ứng xử của những người ra quyết định và thực
thi chiến lược.
Bầu không khí của tổ chức thể hiện cách thức mà các nhà quản trị hợp tác với
những người khác trong công việc chung. Một số nhà quản trị có phong cách độc
đoán, họ ra lệnh, ít chịu ủy quyền, kiểm soát chặt chẽ và chú trọng đến sự liên lạc báo
cáo thông qua những kênh thông tin chính thức. Những người khác thì có
phong cách dân chủ hơn, họ giao nhiệm vụ và quyền hạn, cộng tác hơn là ra lệnh,
khuyến khích các cộng sự có sáng kiến và liên lạc một cách thân mật không câu nệ
nghi thức. Không có phong cách quản trị nào tốt nhất cho tất cả mọi tình huống.
Những chiến lược khác nhau có thể cần đến những phong cách lãnh đạo khác nhau,
và nó thay đổi tuỳ vào cấu trúc, nhiệm vụ, con người và hoàn cảnh của doanh
nghiệp và môi trường
Nền văn hoá của doanh nghiệp là một hệ thống những giá trị và niềm tin mà mọi
người trong một tổ chức cùng chia xẻ. Nó thể hiện bản sắc, triết lý kinh doanh và ý
nghĩa cộng đồng trong doanh nghiệp. Nền văn hoá định hướng cách thức ứng xử
sự của mọi người trong tất cả các cấp của doanh nghiệp.
Phong cách quản trị và nền văn hoá của doanh nghiệp là những chuẩn mực giá trị
được các thành viên của doanh nghiệp thừa nhận và chia xẻ, nó định hướng và thúc
đẩy họ trong việc ra quyết định và thực hiện nhiệm vụ. Những chiến lược không
phù hợp với phong cách quản trị và văn hoá của doanh nghiệp sẽ khó có khả năng
thực thi một cách thành công.
Các mối quan hệ giữa nhiệm vụ, cơ cấu, hệ thống, nhân sự và nền văn hoá
Để thực hiện có hiệu quả, tất cả các hoạt động của hệ thống đều phải hỗ trợ cho
chiến lược mà doanh nghiệp đang theo đuổi. Những chương trình hành động, cơ
cấu tổ chức, các hệ thống quyết định và động lực thúc đẩy, phong cách quản trị và
nền văn hoá của doanh nghiệp phải thống nhất với nhau. Nhân sự của doanh
nghiệp phải có những kỹ năng cần thiết để ra quyết định và hoàn thành các nhiệm
vụ cần cho việc thực thi chiến lược. Các động lực thúc đẩy phải động viên được
nhân viên nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ của chiến lược. Nhân sự sẽ làm việc hiệu
144
quả hơn nếu họ đồng nhất với phong cách quản trị và nền văn hoá của doanh
nghiệp.
8.1.2. Tổ chức bộ phận marketing
8.1.2.1. Sự phát triển của bộ phận marketing
Trong qúa trình phát triển của mình, marketing đã từ một chức năng bán hàng
đơn giản trở thành một nhóm các hoạt động phức tạp, mà không phải bao giờ cũng
kết hợp tốt với nhau và với các bộ phận khác của doanh nghiệp
Bộ phận marketing ngày nay là sản phẩm của cả một quá trình phát triển lâu dài,
trải qua năm giai đoạn với các hình thức tổ chức khác nhau
a. Bộ phận bán hàng đơn giản
Trong doanh nghiệp, hoạt động kinh doanh được tiến hành với năm chức năng cơ
bản. Phải có người nào đó dứng ra quản lý vốn (tài chính), thuê người (nhân sự),
sản xuất ra sản phẩm hay dịch vụ (sản xuất), bán nó đi (tiêu thụ), và ghi chép sổ sách
(kế toán). Chức năng bán hàng được đặt dưới quyền chỉ đạo của một phó giám đốc tiêu
thụ. Khi cần nghiên cứu marketing hay quảng cáo, phó giám đốc tiêu thụ thực hiện
luôn những chức năng đó (hình).
b. Bộ phận bán hàng kiêm các chức năng marketing
Khi doanh nghiệp cần mở rộng để phục vụ những khách hàng mới hay địa bàn
mới, nó cần tăng cường những chức năng marketing nhất định, không liên quan
đến việc bán hàng, như nghiên cứu marketing để tìm hiểu nhu cầu khách hàngvà
tiềm năng thị trường, quảng cáo và đảm bảo dịch vụ cho khách hàng,... Phó giám
đốc tiêu thụ sẽ cần phải thuê các chuyên gia để hoàn thành các chức năng marketing
khác này, hay thuê một người quản trị marketing để quản trị những chức năng đó
(hình).
c. Bộ phận marketing riêng biệt
Sự phát triển liên tục của doanh nghiệp đẫ làm tăng khả năng đầu tư có hiệu quả
vào các chức năng khác của marketing như nghiên cứu thị trường, phát triển sản
phẩm mới, quảng cáo và khuyến mãi, dịch vụ khách hàng, có liên quan với hoạt
động của lực lượng bán hàng. Lúc này doanh nghiệp sẽ thấy cần thiết lập một bộ phận
marketing riêng biệt, đặt dưới quyền chỉ đạo của một phó giám đốc marketing. Ở giai
145
đoạn này, bán hàng và marketing là hai chức năng tách riêng trong tổ chức đó, nhưng
vẫn yêu cầu phối hợp chặt chẽ với nhau (hình).
d. Bộ phận marketing hiện đại
Mặc dù hai phó giám đốc tiêu thụ và marketing cần làm việc ăn ý với nhau,
nhưng đôi khi quan hệ giữa họ trở nên căng thẳng và có những biểu hiện trục trặc.
Phó giám đốc tiêu thụ muốn bộ phận bán hàng có vị trí quan trọng hơn trong
marketing -mix , và mọi nỗ lực đều tập trung cho việc gia tăng mức tiêu thụ hiện tại.
Phó giám đốc marketing lại muốn có quyền hạn và ngân sách nhiều hơn cho các hoạt
động không phải của lực lượng bán hàng, và mọi cố gắng đều nhằm vào việc hoạch
định đúng đắn chiến lược marketing để dáp ứng được những nhu cầu lâu dài của
khách hàng. Để giải quyết mâu thuẫn, giám đốc công ty có thể chỉ thị cho phó
giám đốc điều hành xử lý những mâu thẫn phát sinh, hay giao hoạt động marketing
trở lại cho phó giám đốc tiêu thụ, hoặc giao cho phó giám đốc marketing phụ trách
tất cả các chức năng, kể cả lực lượng bán hàng.Cách giải quyết cuối cùng này tạo
cơ sở cho việc tổ chức bộ phận marketing hiện đại đặt dưới quyền lãnh đạo của
phó giám đốc điều hành marketing và tiêu thụ với những người quản trị riêng từng
chức năng marketing, kể việc quản trị tiêu thụ (hình).
e. Công ty marketing hiện đại
Một công ty có thể có một bộ phận marketing hiện đại mà chưa hoạt động như
một công ty marketing hiện đại. Khi các quan niệm về marketing phát triển, coi
marketing là một quá trình trọn vẹn của những nỗ lực của tất cả các bộ phận của
công ty nhằm đáp ứng những nhu cầu đa dạng của thị trường, lúc đó công ty mới
trở thành một công ty marketing hiện đại.
8.1.2.2. Các cách tổ chức phòng marketing
Các bộ phận marketing hiện đại có thể được tổ chức theo nhiều hình thức khác
nhau. Mỗi hình thức tổ chức phải cho phép bộ phận marketing phục vụ được theo
bốn chiều cơ bản của hoạt động marketing: các chức năng, khu vực địa lý, sản
phẩm và thị trường khách hàng.
a. Tổ chức theo chức năng
Hình thức phổ biến nhất của cách tổ chức marketing là tổ chức theo chức năng,
theo đó những chuyên gia về các chức năng marketing trực thuộc một phó giám
146
đốc marketing, người có trách nhiệm phối hợp các hoạt động của họ. Các chuyên
gia marketing có thể làm việc trong các lĩnh vực quản trị hành chính marketing,
quảng cáo và khuyến mãi, tiêu thụ, nghiên cứu marketing, sản phẩm mới. Có thể
có thêm các chuyên gia phụ trách các lĩnh vực dịch vụ khách hàng, hoạch định
marketing, phân phối sản phẩm vật chất
Lợi thế chủ yếu của việc tổ chức theo chức năng là sự đơn giản về mặt hành
chính, song hình thức này sẽ mất đi tính hiệu quả khi sản phẩm và thị trường của
doanh nghiệp tăng lên. Trước hết là việc hoạch định đối với những sản phẩm và thị
trường cụ thể không sát với thực tê,ú không có ai trách nhiệm về bất kỳ sản phẩm
và thị trường nào. Thứ hai mỗi nhóm chức năng đều muốn tranh giành nhau để có
được ngân sách nhiều hơn cũng như địa vị cao hơn so với những chức năng khác.
Phó giám đốc marketing luôn phải cân nhắc những yêu cầu và khiếu nại của
chuyên gia chức năng cạnh tranh nhau và phải đối diện với một vấn đề phối hợp rất
khó khăn.
b. Tổ chức theo địa lý
Một doanh nghiệp bán hàng trong thị trường cả nước thường tổ chức lựa chọn
lực lượng bán của mình (và đôi khi những chức năng khác) theo các khu vực địa lý.
Người quản trị bán hàng toàn quốc có thể giám sát những người quản trị bán hàng
theo khu vực. Mỗi người quản trị bán hàng khu vực điều khiển các quản trị bán
hàng theo từng địa bàn nhỏ hơn, mỗi người quản trị địa bàn điều khiển nhiều nhân
viên bán hàng. Phạm vi kiểm tra tăng dần lên khi chúng ta đi từ người quản trị bán
hàng toàn quốc đến quản trị bán hàng theo địa bàn. Phạm vi kiểm tra hẹp hơn cho
phép các nhà quản trị dành nhiều thời gian hơn cho cấp dưới vì công việc bán hàng
rất phức tạp, nhân viên bán hàng được trả lương cao hơn và tác động của người
bán hàng lên lợi nhuận rất lớn.
c. Tổ chức theo sản phẩm
Những doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm hay nhãn hiệu thường thành
lập tổ chức quản trị theo sản phẩm hay nhãn hiệu. Tổ chức quản trị theo sản phẩm
không thay thế cho tổ chức quản trị theo chức năng, nhưng đóng vai trò như một
cấp quản trị khác. Tổ chức quản trị theo sản phẩm được đặt dưới quyền một người
quản trị sản phẩm. Người quản trị sản phẩm giám sát những người quản trị loại sản
147
phẩm, và những người quản trị loại sản phẩm này lại giám sát những người quản
trị sản phẩm và nhãn hiệu cụ thể.
Vai trò của người quản trị sản phẩm là triển khai các kế hoạch sản phẩm, xem
xét việc thực hiện chúng, dự báo các kết quả, và hiệu chỉnh. Người quản trị triển khai
một chiến lược cạnh tranh cho sản phẩm, soạn thảo một kế hoạch marketing và tiên
đoán mức tiêu thụ, cộng tác với các cơ sở quảng cáo để triển khai những chiến dịch
quảng cáo, khích lệ lực lượng bán hàng và nhà phân phối ủng hộ sản phẩm, phân
tích tình hình sản phẩm và đề xuất những cải tiến sản phẩm để đáp ứng các nhu cầu
đang thay đổi của thị trường.
Cách tổ chức quản trị theo sản phẩm tạo ra nhiều lợi điểm. Thứ nhất, người quản trị
sản phẩm có thể tập trung vào việc xây dựng một marketing - mix cos hiệu quả về chi
phí cho sản trước phẩm đó. Thứ hai, người quản trị sản phẩm có thể phản
ứng nhanh chóng hơn đối với những vấn đề trên thị trường, so với một ban chức
năng gồm các chuyên gia. Thứ ba, các nhãn hiệu nhỏ ít bị xem nhẹ vì chúng có
một người bảo vệ sản phẩm. Thứ tư, việc quản trị theo sản phẩm là một cơ sở huấn
luyện tuyệt vời cho những cán bộ điều hành trẻ, vì nó buộc họ phải tham gia vào
hầu hết các lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp.
d.Tổ chức theo thị trường
Các doanh nghiệp thường bán sản phẩm của mình trên các thị trường khác
nhau. Và nếu những người tiêu dùng thuộc những nhóm người sử dụng khác nhau
với những sở thích và thói quen mua hàng khác nhau, thì nên tổ chức bộ phận
marketing theo thị trường. Tổ chức quản trị theo thị trường tương tự như việc tổ
chức quản trị theo sản phẩm. Người quản trị các thị trường giám sát một số người
quản trị một thị trường (cũng được gọi là những người quản trị phát triển thị
trường, các chuyên gia thị trường, hay những chuyên gia theo ngành). Những người
quản trị thị trường có trách nhiệm triển khai các kế hoạch dài hạn và kế
hoạch hằng năm về doanh số và lợi nhuận trong thị trường của mình. Họ phải phối
hợp sự trợ giúp từ phía nghiên cứu marketing, quảng cáo, bán hàng, cùng những
phần việc khác. Họ phải phân tích xem thị trưòng của mình đang hướng đến đâu và
doanh nghiệp cần chào bán trên thị trường những sản phẩm nào. Thành tích của họ
thường được đánh giá theo mức độ đóng góp làm gia tăng thị phần, chứ không phải
148
vào khả năng sinh lời hiện tại trên thị trường. Hệ thống này cũng có những ưu
điểm và nhưọc điểm giống như các hệ thống quản trị theo sản phẩm. Lợi thế chính
của hệ thống này là hoạt động marketing được tổ chức để đáp ứng những nhu cầu
của các nhóm khách hàng khác nhau, chứ không tập trung vào bản thân các chức
năng marketing, các khu vực hay các sản phẩm.
e. Tổ chức theo sản phẩm/thị trường
Các doanh nghiệp sản xuất nhiều sản phẩm để bán ra trên nhiều thị trường có
hai cách để lựa chọn. Họ có thể sử dụng một hệ thống quản trị theo sản phẩm, vốn
đòi hỏi người quản trị sản phẩm phải am hiểu những thị trường có sự khác biệt rất
lớn. Hoặc, họ có thể sử dụng một hệ thống quản trị theo thị trường, có nghĩa là những
người quản trị thị trường cũng phải rất am hiểu các sản phẩm khác biệt nhau mà
những thị trường của họ đã mua. Hoặc có thể kết hợp cả hai loại lại thành một tổ
8.2. Đánh giá và kiểm tra hoạt động Marketing
Công việc của bộ phận marketing là lập kế hoạch, thực hiện và kiểm tra hoạt động
marketing. Một kế hoạch marketing dù được thiết kế hoàn hảo đến đâu, trong quá trình
thực hiện vẫn có thể nẩy sinh nhiều vấn đề cần giải quyết, vì thế bộ phận marketing
phải thường xuyên theo dõi và kiểm tra các hoạt động marketing. Các hệ thống kiểm
tra marketing nếu hoạt động tốt sẽ đảm bảo cho hoạt động marketing nói riêng và hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp nói chung đạt được mục tiêu với hiệu quả cao.
Kiểm tra marketing có thể phân thành bốn loại: Kiểm tra kế hoạch năm, kiểm tra
khả năng sinh lời, kiểm tra hiệu quả và kiểm tra chiến lược.
Kiểm tra kế hoạch năm là việc kiểm tra quá trình thực hiện và kết quả đạt được của
những người làm marketing dựa trên kế hoạch năm và tiến hành những điều chỉnh cần
thiết nhằm đảm bảo hoàn thành kế hoạch đề ra.
Kiểm tra khả năng sinh lời bao gồm những nỗ lực xác định khả năng sinh lợi đích
thực của các sản phẩm, các khu vực, các thị trường, và các kênh phân phối khác nhau.
Kiểm tra hiệu suất nhằm đánh giá và tìm cách nâng cao hiệu suất của chi phí
marketing thông qua các hoạt động bán hàng, quảng cáo, phân phối và khuyến mãi.
Kiểm tra chiến lược bao gồm việc khảo sát định kỳ để biết những chiến lược cơ bản
của doanh nghiệp khai thác như thế nào những cơ hội marketing.
149
Bảng 8.1: Các loại kiểm tra marketing
Loại kiểm
tra
Trách nhiệm
chính
Mục đích kiểm
tra
Phương pháp kiểm
tra
1. Kiểm tra theo kế
hoạch
Ban lãnh đạo cấp cao,
lãnh đạo cấp trung
Kiểm tra mức độ đạt kế
hoạch dự kiến
Phân tích mức độ tiêu thu.
Phân tích thị phần
Tỷ lên doanh thu trên chi phí
Phân tích tài chính
Theo dõi mức độ hài lòng
2. Kiểm tra khả
năng sinh lời
Người kiểm tra marketing Kiểm tra tình hình lãi lỗ Khả năng sinh lời của sản
phẩm, địa bàn, nhóm khách
hàng, kênh phân phối và quy
mô đơn hàng.
3. Kiểm tra hiệu
suất
Ban lãnh đạo cấp cơ sở,
người kiểm tra
marketing.
Định giá nâng cao hiệu
suất, tác dụng của chi phí
marketing.
Hiệu suất của lực lượng bán
hàng, quảng cáo, phân phối và
khuyến mãi.
4. Kiểm tra chiến
lược
Ban lãnh đạo cấp cao,
người kiểm tra marketing
Kiểm tra mức độ khai
thác cơ hội về thị trường,
sản phẩm và các kênh
phân phối.
Công cụ đánh giá hiệu quả
marketing, kiểm tra sổ sách
marketing. Phân tích các kết
quả marketing xuất sắc. Xem
xét trách nhiệm đạo đức và xã
hội của doanhn nghiệp.
150
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Trương Đình Chiến, 2009. Giáo trình Quản trị marketing, NXB ĐH Kinh tế
Quốc dân.
[2] David J.Luck / Ronald S. Rubin, 2004. Nghiên cứu Marketing, NXB
Thống kê.
[3] Vũ Thế Phú, 1997. Quản trị Marketing. NXB: Lao Động
[4] P.Kotler, 2000. Những nguyên lý tiếp thị, NXB Thống kê.
[5] P.Kotler, 2003. Quản trị Marketing, NXB Thống kê.
[6] P.Kotler, 2007. Thấu hiểu tiếp thị từ A đến Z, NXB Trẻ.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- quan_tri_marketing_91_2042772.pdf