6.4.3 Lựa chọn người vận tải
Có một số nhân tố cần xem xét khi lựa chọn tự vận tải hay thuê ngoài vận tải:
-Chi phí vận hành: trong các tình huống khác nhau, cả tự vận chuyển lẫn vận
chuyển thuê ngoài đều có thể rẻ hơn và chắc chắn phải có những lợi ích khác quan
trọng khi doanh nghiệp chuyển từ phương án rẻ hơn sang phương án mới.
-Chi phí vốn: vốn luôn luôn khan hiếm, thậm chí nếu việc tự vận chuyển có vẻ
hấp dẫn, nhưng doanh nghiệp vẫn có thể thấy khó khăn trong việc kiếm vốn đầu tư cho
phương tiện vận tải. Chúng ta đã lưu ý các cách khác nhau để dàn trải chi phí, do vậy
các phân tích này cần phải thực hiện cẩn thận trước khi đi đến kết luận.
-Dịch vụ khách hàng: các doanh nghiệp phải sự dụng hình thức vận tải đem lại
cho khách hàng dịch vụ có thể chấp nhận theo phương thức tốt nhất có thể. Đôi khi,
không thể thuê bên ngoài để đáp ứng tất cả các nhu cầu về vận chuyển, và do vậy, việc
tự vận chuyển là lựa chọn duy nhất và tất nhiên là có những tình huống ngược lại.
-Kiểm soát: một doanh nghiệp rõ ràng là có quyền kiểm soát lớn đối với khâu
vận tảivà do vậy các hoạt động rộng hơn nếu nó vận hành hoạt động vận chuyển. Tuy
nhiên, quyền kiểm soát này phải chịu một chi phí cao, và các doanh nghiệp hợp đồng
cũng có thể cung cấp dịch vụ tương tự nhưng không mất chi phí cố định và không có
tính linh hoạt của đội xe riêng.
-Tính linh hoạt: Cấu trúc và các hoạt động của phương tiện vận tải riêng là khá
cứng nhắc, bạn không thể nhanh chóng điều chỉnh để đáp ứng những thay đổi của môi
trường. Nếu có sự tăng vọt của nhu cầu, bạn không thể tăng quy mô các phương tiện
vận chuyển trong vài ngày, và sau đó giảm nó xuống khi cao điểm đi qua. Cũng như
vậy đội xe được thiết kế gồm phối hợp các qui mô và phương thức khác nhau. Nhà vận
tải có thể thực hiện các điều chỉnh này nhanh hơn, khi họ dựa vào nhu cầu của một số
doanh nghiệp đang ở giai đoạn đi xuống trong khi nhu cầu của một số doanh nghiệp
khác thì lại đang cao điểm.
-Kỹ năng quản lý: quản lý hoạt động vận tải cần đến các kỹ năng đặc biệt, mà
nó không phải luôn sẵn có trong các tổ chức, ngay cả các tổ chức lớn nhất. Đây là lập
luận mạnh mẽ cho việc sử dụng các dịch vụ vận tải của bên thứ ba. Các doanh nghiệp
vận tải lớn có thể hỗ trợ cho đội ngũ quản lý với những kỹ năng chuyên nghiệp, kiến
thức và kinh nghiệm trong các hoàn cảnh khác nhau. Một lập luận rất thuyết phục cho
rằng doanh nghiệp với khả năng quản lý vận tải yếu kém sẽ chịu hậu quả khi nó cung
ứng năng lực thấp hơn các đối thủ cạnh tranh và trở nên kém cạnh tranh. Doanh nghiệp
với khả năng quản lý vận tải tốt có thể tạo sự đa dạng các năng lực có giá trị từ các
hoạt động khác trong kinh doanh.
-Tuyển dụng và đào tạo: là phương thức vận tải được sử dụng rộng rãi, vận tải
đường bộ thường sử dụng lao động nhiều nhất. Điều này tạo ra chi phí nhân công cao.
Bên cạnh đó còn có vấn đề thiếu tài xế có kỹ năng tốt, nhiều doanh nghiệp nhận thấy
khó mà tuyển dụng và đào tạo những nhân viên đủ khả năng. Cả hai điều này càng
thúc đẩy việc sử dụng vận tải thuê ngoài.
Có nhiều nhân tố cần phải xem xét để đưa ra quyết định cuối cùng, nhưng nhìn
chung, các doanh nghiệp có một xu hướng hướng đến sử dụng vận tải thuê ngoài.
Nhiều doanhnghiệp, bao gồm cả những tổ chức lớn nhất, giảm số lượng phương tiện
vận tải tự có, sử dụng nhiều hơn doanh nghiệp vận tải hợp đồng, và hình thức các liên
minh. Đối với các doanh nghiệp, lựa chọn phổ biến là phối hợp việc tự vận chuyển và
thuê ngoài. Do vậy doanh nghiệp có thể sử dụng khả năng tự vận chuyển cho các hoạt
động cốt lõi, sử dụng hết tần suất sẽ tạo ra chi phí thấp. Bất kỳ nhu cầu vận tải khác
đều sử dụng vận tải thuê ngoài để phục vụ các nhu cầu cao điểm hoặc bất thường.
61 trang |
Chia sẻ: thucuc2301 | Lượt xem: 618 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Quản trị chuỗi cung ứng - Nguyễn Thị Huyền, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ó cả thành phần cạn dự trữ như sau:
TC=
𝐷𝑎
𝑄
∗ 𝑆 +
(𝑄−𝐵)2
2𝑄
∗ 𝐻 +
𝐵2
2𝑄
∗ 𝐶𝑠
Tất nhiên, mục tiêu vẫn là TC→min. Mức đặt hàng tối ưu là:
Q=√
2𝐷𝑎∗𝑆
𝐻
∗ (
𝐻+𝐶𝑠
𝐶𝑠
)
Và chúng ta chấp nhận mức cạn dự trữ đơn hàng sau là:
BOQ = Q*
𝐻
𝐻+𝐶𝑠
35
Hình 3.5: Mô hình tồn kho với chi phí cạn dự trữ xác định
3.4.4.Mô hình khấu trừ theo số lượng(QDM – Quantity Discount)
Trong giả thiết cơ sở cho mô hình EOQ, giá đơn vị của hàng hóa không bị ảnh
hưởng bởi qui mô đặt hàng. Trên thực tế, các lô hàng có qui mô lớn có thể được hưởng
một chiết khấu giảm giá. Điều này, hợp với một thực tế là các nhà cung cấp muốn
khuyến khích khách hàng mua đơn hàng với số lượng lớn. Giả sử có bảng giá chiết
khấu theo qui mô đặt hàng, rõ ràng qui mô đặt hàng không chỉ ảnh hưởng tới chi phí
tồn kho và đặt hàng như mô hình EOQ, mà nó còn ảnh hưởng tới chi phí mua sắm.
Cần phải xác định toàn bộ chi phí của hoạt động mua sắm, tồn kho và đặt hàng.
Giả thiết của mô hình:
- Nhu cầu hàng năm, chi phí tồn trữ và chi phí đặt hàng cho một loại vật liệu có
thể ước lượng được.
- Mức tồn kho trung bình hàng năm có thể ước lượng theo 2 cách:
𝑄
2
: Nếu giả thiết của mô hình EOQ phổ biến: không có tồn kho an toàn, đơn
hàng được nhận tất cả một lần, vật liệu được dùng ở mức đồng nhất và vật liệu được
dùng hết khi đơn hàng mới về đến.
𝑄(𝑝−𝑑)
2𝑝
: Nếu các giả thiết mô hình POQ phổ biến: không có tồn kho an toàn, vật
liệu được cung cấp theo mức đồng nhất (p) , sử dụng ở mức đồng nhất (d) và vật liệu
được dùng hết toàn bộ khi đơn hàng mới về đến.
- Sự thiết hụt tồn kho, sự đáp ứng khách hàng và chi phí khác có thể tính được.
- Có chiết khấu số lượng, khi lượng đặt hàng lớn giá (g) sẽ giảm.
Ta có: TC=
𝐷𝑎∗𝑆
𝑄
+
𝑄
2
𝐻 + 𝐶𝑖Q
Để xác định được lượng hàng tối ưu cho một đơn hàng, ta tiến hành các bước
sau:
(1) Xác định lượng hàng tối ưu Q* theo công thức của mô hình EOQ với mức
36
giá thấp nhất và kiểm tra xem Q* có nằm trong khoảng chấp nhận giá thấp không.
+ Nếu Q* thỏa mãn, tiến hành đặt hàng với mức Q*.
+ Nếu Q* không thỏa mãn, chuyển sang bước 2.
(2) Tăng mức giá, tính lại Q* và kiểm tra Q*:
+ Nếu Q* thỏa mãn, chuyển sang bước 3.
+ Nếu Q* không thỏa mãn, thực hiện lại bước 2.
(3) Tính tổng chi phí tồn kho cả năm (gồm chi phí đặt hàng, chi phí kho và chi
phí mua sắm) cho mức đặt hàng Q* và mức cận dưới của các khoảng đặt hàng có giá
thấp hơn. Mức đặt hàng chấp nhận được nếu có tổng chi phí thấp nhất.
3.4.5.Mô hình phân tích biên
Mô hình phân tích biên thường được áp dụng trong điều kiện nhu cầu có thay
đổi. Kỹ thuật này là khảo sát lợi nhuận cận biên trong mối quan hệ tương quan với tổn
thất cận biên.
Nguyên tắc chủ yếu của mô hình này là ở một mức dự trữ đã định trước, chúng
ta chỉ tăng thêm 1 đơn vị dự trữ nếu lợi nhuận cận biên lớn hơn hoặc bằng tổn thất cận
biên.
Gọi (p) là xác suất xuất hiện nhu cầu lớn hơn khả năng cung (bán được hàng),
nên ta có (1p) là xác suất xuất hiện nhu cầu nhỏ hơn khả năng cung (không bán được
hàng).
Gọi MP là lợi nhuận cận biên tính cho 1 đơn vị, lợi nhuận biên mong đợi được
tính bằng cách lấy xác suất nhân với lợi nhuận cận biên (p*MP);
ML tổn thất cận biên tính cho 1 đơn vị, tổn thất cận biên tính được (1p)* MP.
Nguyên tắc nêu trên được thể hiện qua phương trình sau:
P*MP≥(1-p)*ML => p≥
𝑀𝐿
𝑀𝑃+𝑀𝐿
Từ biểu thức này, ta có thể định ra chính sách dự trữ thêm một đơn vị hàng hoá
nếu xác suất bán được cao hơn hoặc bằng xác suất xảy ra không bán được đơn vị hàng
hoá dự trữ đó.
Câu hỏi ôn tập và thảo luận
Câu 1: Tại sao phải phân loại hàng tồn kho? Chọn 1 danh mục hàng tồn kho ở
một doanh nghiệp và tiến hành phân loại hàng tồn kho theo ABC.
Câu 2: Giả sử Công ty sông Trà có số liệu về hàng hoá tồn kho như sau: Toàn
bộ số hàng hoá cần sử dụng trong năm là 2500 đơn vị, chi phí mỗi lần đặt hàng là 1
triệu đồng, chi phí lưu kho đơn vị hàng hoá là 0,5 triệu đồng thì lượng hàng hoá mỗi
lần cung ứng tối ưu, số lần đặt hàng trong năm, chi phí đặt hàng, chi phí lưu kho?
37
Chương 4: ĐỊNH VỊ CƠ SỞ VẬT CHẤT
4.1Nguyên nhân và quy trình định vị cơ sở vật chất
Định vị cơ sở vật chất là xác định vị trí địa lý tốt nhất cho các cấu thành khác
nhau trong chuỗi cung cấp.
4.1.1Nguyên nhân
Lựa chọn địa điểm tốt là một trong những vấn đề phổ biến nhất mà các tổ chức
gặp phải. Có rất nhiều lý do khiến họ phải xem xét quyết định vị trí, bao gồm:
- Thành lập mới.
- Mở rộng vào khu vực địa lý mới.
- Hết hợp đồng thuê địa điểm hiện tại.
- Những thay đổi về địa điểm của khách hàng hoặc nhà cung cấp.
- Thay đổi hoạt động sản xuất.
- Thay đổi phương tiện vận tải.
- Thay đổi trong mạng lưới vận tải hoặc giao thông;
4.1.2Quy trình định vị cơ sở vật chất
Khi tiến hành xác định địa điểm bố trí cơ sở vật chất, các doanh nghiệp thường
đứng trước các lựa chọn khác nhau. Mỗi cách lựa chọn phụ thuộc vào mục tiêu và tình
hình cụ thể của doanh nghiệp. Có thể khái quát hóa thành 3 lựa chọn cơ bản:
- Mở rộng hoặc thay đổi cơ sở hiện tại ở nơi hiện tại.
- Mở thêm cơ sở ở nơi khác và vẫn giữ tất cả các cơ sở hiện tại.
- Đóng cửa cơ sở hiện tại và dịch chuyển đến địa điểm mới.
Để có quyết định định vị đúng đắn, hợp lý, doanh nghiệp cần thực hiện các
bước chủ yếu sau:
- Xác định mục tiêu, tiêu chuẩn sẽ sử dụng để đánh giá các phương án định vị
của doanh nghiệp.
- Xác định và phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến định vị doanh nghiệp.
- Xây dựng những phương án định vị doanh nghiệp khác nhau.
- Đánh giá và lựa chọn các phương án trên cơ sở những tiêu chuẩn mục tiêu đã
lựa chọn.
4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến định vị cơ sở vật chất
- Các doanh nghiệp phải cân nhắc đến nhiều yếu tố khi lựa chọn khu vực mà nó
hoạt động. Sau đây là một số các yếu tố cơ bản cần quan tâm:
+Vị trí khách hàng: Nhà cung cấp dịch vụ thường phải gần khách hàng của
mình. Điều này cũng tương tự đối với các doanh nghiệp sản xuất có chi phí phân phối
38
đến khách hàng cuối cùng là cao. Đối với loại hình sản xuất đòi hỏi tính kịp thời (JIT),
ở gần sát với khách hàng là đặc biệt quan trọng.
+Vị trí của nhà cung cấp và nguyên vật liệu: Doanh nghiệp sản xuất thích
hoạt động gần nhà cung cấp nguyên vật liệu,đặc biệt nếu nguyên vật liệu nặng nề, cồng
kềnh và có số lượng lớn. Một số cơ sở sản xuất phải ở gần nguyên vật liệu dễ hỏng.
+Cơ sở hạ tầng kinh tế: Hai nhân tố quan trọng nhất của cơ sở hạ tầng kinh tế
là hệ thống giao thông vận tải và hệ thống thông tin liên lạc.
+Điều kiện và môi trường văn hóa, xã hội: Văn hóa luôn được xem là một
trong những nhân tố có tác động rất lớn đến quyết định định vị cơ sở vật chất của
doanh nghiệp. Những yếu tố về cộng đồng dân cư, phong tục, tập quán tiêu dùng, cách
sống và thái độ lao động, ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiến đến việc lựa chọn địa
điểm cơ sở vật chất.
+Các chính sách chính trị, pháp luật, kinh tế: Các chính sách địa phương và
chính phủ có thể tác động lớn đến sức hấp dẫn của một khu vực.
+ Các yếu tố khác.
- Ngày nay, trong tình hình quốc tế hóa hoạt động sản xuất kinh doanh; sự hợp
tác kinh tế giữa các nước, các khu vực cùng với cạnh tranh ngày càng gay gắt, trên thế
giới đang diễn ra những xu thế định vị chủ yếu:
+ Định vị ở nước ngoài: sự hình thành những công ty, những tập đoàn kinh tế
đa quốc gia và xuyên quốc gia đã đẩy nhanh quá trình đưa các doanh nghiệp từ trong
nước vượt ra ngoài biên giới đến đặt ở nước ngoài.
+ Định vị trong khu công nghiệp, công viên công nghiệp: đưa các doanh nghiệp
vào khu công nghiệp. Việc này giúp doanh nghiệp tận dụng được những thuận lợi do
khu công nghiệp tạo ra, ứng dụng phát triển các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh
hiện đại, tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh.
+ Xu hướng chia nhỏ các doanh nghiệp đưa đến đặt ngay tại thị trường tiêu thụ.
4.3. Các phương pháp đánh giá phương án định vị cơ sở vật chất
Để đưa ra quyết định lựa chọn địa điểm bố trí cơ sở có thể dùng nhiều phương
pháp khác nhau. Các phương pháp bao gồm cả phương pháp định tính và phương pháp
định lượng. Việc lựa chọn cần cân nhắc dựa vào nhiều yếu tố cơ bản trong việc lựa
chọn doanh nghiệp là giảm được chi phí vận hành sản xuất và tiêu thụ.
4.3.1 Phương pháp phân tích chi phí (phân tích điểm nút)
- Phương pháp này được thực hiện với các giả định:
+ Giá bán sản phẩm và khối lượng bán không phụ thuộc vào vị trí.
+ Mỗi vị trí thường có chi phí cố định là Ci, bao gồm: chi phí ban đầu về thuê
hay mua đất đai, chi phí xây dựng và chi phí khởi sự khác.
39
+ Trong quá trình vận hành trên mỗi vị trí có thể chi phí biến đổi Vi theo quy
mô sản xuất, bao gồm: chi phí mua nguyên vật liệu, chi phí để có năng lượng hoạt
động, chi phí lương bị thay đổi theo vị trí, chi phí vận tải,
Trên quan điểm xác định vị trí sao cho toàn bộ chi phí liên quan đến vị trí là nhỏ
nhất xét trên một phạm vi thời gian thích hợp.
Hình 4.1: Phân tích chi phí
Tổng chi phí liên quan đến vị trí đang xem xét là: TCi = Ci + ViQ.
Xét cặp phương án vị trí (1) và (2):
- Nếu C1 > C2 và V1> V2: Rõ ràng tổng chi phí TC1> TC2 với mọi Q.
- Nếu C1> C2 và V1< V2: tồn tại một điểm Q* để hai phương án cùng chi phí:
Q* =
𝐶1−𝐶2
𝑉2−𝑉1
+ Nếu Q < Q*: chọn phương án (2) vì phương án này có chi phí nhỏ hơn.
+ Nếu Q > Q*: chọn phương án (1) vì phương án này có chi phí nhỏ hơn.
4.3.2 Phương pháp tọa độ trung tâm
Phương pháp này chủ yếu dùng để lựa chọn địa điểm đặt trung tâm hoặc kho
hàng trung tâm có nhiệm vụ cung cấp hàng hóa cho nhiều địa điểm tiêu thụ khác nhau.
Mục tiêu là tìm được vị trí sao cho tổng quãng đường vận chuyển lượng hàng hóa đến
các địa điểm tiêu thụ là nhỏ nhất. Phương pháp này cần dùng một bản đồ có tỷ lệ xích
nhất định. Bản đồ đó được đặt vào trong một hệ tọa độ hai chiều để xác định vị trí
trung tâm. Mỗi điểm tương ứng với một tọa độ có hoành độ x và tung độ y.
Công thức được tính như sau:
𝑋0 =
∑ 𝑋𝑖𝑄𝑖
𝑛
𝑖=1
∑ 𝑄𝑖
𝑛
𝑖=1
và 𝑌0 =
∑ 𝑌𝑖𝑄𝑖
𝑛
𝑖=1
∑ 𝑄𝑖
𝑛
𝑖=1
Trong đó:
+ X0 là hoành độ x của điểm trung tâm.
+ Y0 là tung độ y của điểm trung tâm
+ Xi là hoành độ x của địa điểm i
+ Yi là tung độ y của địa điểm i
40
+ Qi là khối lượng hàng hóa cần vận chuyển từ điểm trung tâm tới địa điểm i.
4.3.3 Phương pháp dùng trọng số đơn giản
Một phương án định vị cơ sở được lựa chọn tốt nhất khi tính đến đầy đủ cả hai
khía cạnh là phân tích về mặt định lượng và mặt định tính. Tùy từng trường hợp có thể
ưu tiên định lượng hay định tính tùy thuộc vào mục tiêu tổng quát của các doanh
nghiệp. Phương pháp dùng trọng số đơn giản vừa cho phép đánh giá được các phương
án về định tính, vừa có khả năng so sánh giữa các phương án về định lượng.
Tiến trình thực hiện phương pháp này bao gồm những bước cơ bản sau:
1) Xác định nhân tố ảnh hưởng quan trọng đến định vị doanh nghiệp.
2) Cho trọng số từng nhân tố căn cứ vào mức độ quan trọng của nó.
3) Cho điểm từng nhân tố theo địa điểm bố trí doanh nghiệp.
4) Nhân số điểm với trọng số của từng nhân tố.
5) Tính tổng số điểm cho từng địa điểm
6) Lựa chọn địa điểm có số điểm cao nhất. Ba bước đầu do những chuyên gia
thực hiện. Kết quả phụ thuộc rất lớn vào việc xác định lựa chọn những nhân tố, khả
năng đánh giá, cho điểm và trọng số của các chuyên gia. Vì vậy, đây có thể coi là
phương pháp chuyên gia. Phương pháp này rất nhạy cảm với ý kiến chủ quan.
Câu hỏi ôn tập và thảo luận
Câu 1: Những khoản mục chi phí nào cần phải cân nhắc trong các quyết định
lựa chọn địa điểm? Chi phí có luôn là nhân tố quan trọng hay không? Những nhân tố
nào khác nên được xem xét trong quyết định lựa chọn địa điểm? Những cam kết của
chính phủ có tác động như thế nào?
Câu 2: Theo bạn, khả năng ứng dụng các mô hình toán học để lựa chọn địa
điểm trong thực tế như thế nào?
41
Chương 5: THU MUA
5.1Tổng quan về thu mua
5.1.1Khái niệm
Trong chuỗi cung ứng, mỗi doanh nghiệp mua các nguyên vật liệu từ những nhà
cung cấp ở mắt xích trước nó, gia tăng giá trị và bán chúng cho khách hàng ở mắt xích
tiếp theo. Mỗi doanh nghiệp mua và bán các nguyên vật liệu xuyên suốt toàn chuỗi
cung ứng. Điểm bắt đầu của mỗi dịch chuyển là việc thu mua.
Thu mua là một chức năng có nhiệm vụ thu thập tất cả các nguyên vật liệu cần
thiết cho doanh nghiệp, đưa ra cơ chế bắt đầu và kiểm soát dòng nguyên vật liệu trong
chuỗi cung ứng. Nó không chỉ bao gồm hoạt động mua sắm mà còn có thể cả hoạt
động thuê, hợp đồng, trao đổi, mượn,Hoạt động thu mua liên quan đến các việc lựa
chọn nhà cung cấp, thương lượng, đàm phán, thỏa thuận các điều khoản, thực hiện,
kiểm soát năng lực của nhà cung cấp, vận chuyển, kho hàng và nhận hàng hóa từ nhà
cung cấp,
Thu mua là một hoạt động rất quan trọng. Nếu chúng ta nhìn với quan điểm
rộng, việc thu mua hình thành mối liên kết cơ bản giữa các thành viên trong chuỗi
cung ứng và nó cung cấp cơ chế cho việc phối hợp các dòng nguyên vật liệu giữa
khách hàng và nhà cung cấp. Tại mỗi điểm trong chuỗi cung ứng, việc thu mua chuyển
thông điệp ra tuyến sau nhằm mô tả những gì mà khách hàng mong muốn và chuyển
thông điệp ra tuyến trước nhằm thông tin những gì mà các nhà cung ứng có sẵn. Sau
đó thương lượng các điều khoản và điều kiện giao hàng.
Nếu nhìn hạn chế hơn, việc thu mua là một chức năng cơ bản trong mỗi doanh
nghiệp. Chúng ta biết rằng mỗi doanh nghiệp cần cung ứng các nguyên vật liệu và việc
thu mua đảm nhận công việc này cho doanh nghiệp. Nếu việc thu mua thực hiện kém,
các nguyên vật liệu không đến kịp, hoặc những nguyên vật liệu bị lỗi được chuyển
đến, hoặc với số lượng không đúng, hoặc không đúng lúc, hoặc với chất lượng kém,
hoặc với giá quá cao, hoặc với dịch vụ khách hàng quá thấp,
Việc thu mua không chỉ quan trọng, nó còn chiếm một phần chi tiêu lớn trong
doanh nghiệp (một doanh nghiệp sản xuất điển hình, 60% chi tiêu là dành cho nguyên
vật liệu). Do vậy, việc thu mua chịu trách nhiệm một cách trực tiếp đối với phần lớn
của doanh nghiệp và chỉ một cải tiến nhỏ trong khâu này cũng đem lại lợi ích đáng kể.
Trong những năm gần đây, vị trí của công tác thu mua trở nên rộng hơn và trở thành
một chức năng cơ bản có thể kiểm soát hầu hết chi tiêu của doanh nghiệp.
5.1.2.Mục tiêu của thu mua
Mục đích cơ bản của công tác thu mua là đảm bảo doanh nghiệp được cung ứng
nguyên vật liệu một cách tin cậy. Với mục đích này, thu mua có các mục tiêu cụ thể
42
sau:
- Tổ chức dòng luân chuyển nguyên vật liệu uy tín và không bị gián đoạn trong
tổ chức.
- Tiếp cận thường xuyên với các bộ phận sử dụng, phát triển mối quan hệ và
hiểu nhu cầu của họ.
- Tìm kiếm nhà cung cấp tốt, làm việc thường xuyên với họ và phát triển mối
quan hệ cùng có lợi.
- Mua đúng nguyên vật liệu cần và đảm bảo chúng có chất lượng có thể chấp
nhận, được giao hàng đúng thời gian và đúng địa điểm yêu cầu và đáp ứng được yêu
cầu của bất kỳ bộ phận nào.
- Thương lượng mức giá và các điều kiện mua bán phù hợp.
- Giữ mức tồn kho thấp, xem xét chính sách tồn kho, các khoản đầu tư, các
chuẩn mực và các nguyên vật liệu có sẵn
- Dịch chuyển nguyên vật liệu trong chuỗi cung ứng thật nhanh, giao hàng khi
cần thiết.
- Nắm bắt tình hình, bao gồm cả việc tăng giá sắp xảy ra, sự khan hiếm hàng,
các sản phẩm mới,
5.1.3.Tổ chức thu mua
Cách thức mà công tác thu mua được tổ chức phụ thuộc vào loại hình và quy
mô của doanh nghiệp. Trong một doanh nghiệp nhỏ, một người có thể đảm nhận toàn
bộ công tác mua hàng, các chính sách và cả việc quản lý. Trong một tổ chức cỡ trung
thì phải có một bộ phận với sự tham gia của nhiều vai trò khác nhau như người mua,
người thực hiện, người thủ kho và thư ký,Một tổ chức lớn thì lại cần cả hàng trăm
người cùng phối hợp để thực hiện một số lượng lớn công việc thu mua. Thông thường,
việc thu mua được tổ chức như một bộ phần riêng lẻ để tận dụng các lợi ích của việc
mua hàng được tập trung hóa. Những lợi ích này bao gồm:
- Kết hợp tất cả các đơn đặt hàng cùng một loại nguyên vật liệu lại để tận dụng
được các khoản chiết khấu số lượng lớn.
- Phối hợp các hoạt động có liên quan để giảm chi phí vận chuyển, giữ tồn kho
và quản lý.
- Loại bỏ những công việc lặp lại và các hành động không có kế hoạch.
- Tiếp xúc một cách nhất quán với các nhà cung cấp và cung cấp cho họ thông
tin và dịch vụ nhất quán.
- Phát triển các kỹ năng chuyên biệt và cải thiện các hoạt động tác nghiệp về thu
mua.
- Cho phép các bộ phận khác tập trung vào công việc chính của họ mà không
phải chi phối vào việc thu mua.
43
- Tập trung trách nhiệm đối với thu mua sẽ làm cho công tác kiểm soát dễ dàng
hơn.
5.2.Lựa chọn nhà cung cấp
5.2.1 Lựa chọn nhà cung cấp chất lượng
- Có thể nói rằng, phần quan trọng nhất của việc thu mua là tìm đúng nhà cung
cấp. Một nhà cung cấp được cho là chất lượng khi:
+ Đảm bảo về tài chính với triển vọng lâu dài.
+ Có khả năng và năng lực để cung ứng các nguyên vật liệu cần thiết.
+ Cung ứng một cách chính xác các nguyên vật liệu yêu cầu.
+ Gửi các nguyên vật liệu với chất lượng cao được bảo đảm.
+ Cung ứng đúng thời hạn, đáng tin cậy với thời gian ngắn.
+ Định giá và các thỏa thuận về tài chính chấp nhận được.
+ Nhạy bén với những nhu cầu và thay đổi của khách hàng.
+ Có kinh nghiệm và chuyên gia về sản phẩm của mình.
+ Có danh tiếng tốt.
+ Sử dụng các hệ thống thu mua dễ sử dụng và thuận tiện.
+ Đã từng hợp tác thành công trong quá khứ và có thể phát triển mối quan hệ
dài hạn.
Trong các hoàn cảnh khác nhau, nhiều yếu tố khác có thể quan trọng, như vị trí
thuận tiện, khả năng đáp ứng các yêu cầu đa dạng,
- Hầu hết các doanh nghiệp đều có danh sách nhà cung cấp đã từng cung cấp
dịch vụ tốt trong quá khứ, hoặc những nhà cung cấp biết đến là uy tín. Nếu không có
nhà cung cấp nào có thể chấp nhận trong danh sách, doanh nghiệp sẽ phải tìm ra một
nhà cung cấp. Các nhà cung cấp những mặt hàng có giá trị thấp có thể được tìm thấy
trong các tạp chí thương mại, tờ rơi hoặc thông qua các tiếp xúc thương mại. Các mặt
hàng đắt tiền hơn cần phải nỗ lực tìm kiếm và điều này có thể mất nhiều thời gian.
- Cách hữu hiệu để lựa chọn nhà cung cấp tốt nhất cho một mặt hàng bao gồm
các bước sau:
+ Tìm kiếm các nhà cung cấp khác nhau.
+ Xây dựng danh sách gồm nhiều nhà cung cấp có chất lượng có thể cung ứng
sản phẩm.
+ So sánh các nhà cung cấp trong danh sách và loại bỏ những nhà cung cấp, vì
bất cứ lý do gì, ít phù hợp.
+ Tiếp tục loại bỏ cho đến khi có được một danh sách ngắn hơn (thường là 4
hoặc 5) nhà cung cấp hứa hẹn nhất.
+ Chuẩn bị bảng yêu cầu, hoặc yêu cầu bảng chào giá, và gửi nó cho các nhà
44
cung cấp còn lại trong danh sách.
+ Nhận đơn xin đấu thầu từ các nhà cung cấp.
+ Thực hiện việc đánh giá sơ bộ các nhà cung cấp và loại bỏ những nhà cung
cấp có vấn đề quan trọng.
+ Thực hiện việc đánh giá về mặt kỹ thuật để biết liệu các sản phẩm có đáp ứng
được tất cả các yêu cầu chuyên biệt hay không.
+ Thực hiện việc đánh giá về mặt kinh tế để so sánh chi phí và các điều kiện
khác.
+ Sắp xếp các cuộc họp để thảo luận về việc đấu thầu với các nhà cung cấp còn
lại.
+ Thảo luận các điều kiện đấu thầu, theo đó các điều kiện cụ thể phải được
thống nhất.
+ Lựa chọn nhà cung cấp phù hợp nhất để đặt hàng.
+ Sắp xếp một cuộc họp trước khi ký kết để đưa ra tất cả những chi tiết bổ sung
sau cùng.
+ Giao đơn đặt hàng cho nhà cung cấp được chọn. Đây là một thủ tục mất nhiều
thời gian, nhưng một nhà cung cấp tồi có thể gây nhiều vấn đề hơn so với nguyên vật
liệu kém. Toàn bộ thủ tục này sẽ chỉ được áp dụng đối với những trường hợp mua
hàng quan trọng. Nếu bạn mua bút viết ở cửa hàng gần cơ quan thì nhà cung cấp nào
cũng tốt như nhau.
Thông thường, một doanh nghiệp sẽ dành ít thời gian để tìm kiếm các nhà cung
cấp khác nhau khi:
+ Mua nguyên vật liệu giá trị thấp.
+ Chỉ có một nhà cung cấp duy nhất.
+ Đã từng giao dịch thành công với một nhà cung cấp.
+ Không có đủ thời gian để thương lượng nhiều.
+ Doanh nghiệp có chính sách lựa chọn một kiểu nhà cung cấp cụ thể.
Đôi khi, đặc biệt với công việc của Chính phủ, việc thu mua phải rõ ràng, bình
đẳng và tất cả các nhà cung cấp tiềm năng đều phải có cơ hội đăng ký báo giá. Thay vì
hình thành một danh sách ngắn các nhà cung cấp đủ chất lượng, doanh nghiệp sẽ phải
truyền thông rằng nó đang tìm kiếm báo giá về một công việc hoặc nguyên vật liệu cụ
thể. Doanh nghiệp so sánh tất cả các bản đăng ký đấu thầu khác nhau lựa chọn ra một
nhà cung cấp đáp ứng tốt nhất cáctiêu chuẩn đề ra. Cách làm này được gọi là bỏ thầu
mở. Một vài điều chỉnh nhằm giảm các nỗ lực quản lý bằng cách đặt ra một vài yêu
cầu đối với nhà cung cấp, chẳng hạn như kinh nghiệm, quy mô hoặc tình hình tài
chính,Và cách này được gọi là bỏ thầu giới hạn.
Ở đây chúng ta đang bàn về việc khách hàng lựa chọn nhà cung cấp và giả định
45
rằng các nhà cung cấp đều mong muốn phục vụ tất cả các khách hàng mà họ có thể tìm
thấy. Đây là điều thông thường, tuy nhiên, đôi khi, các nhà cung cấp có sức mạnh
thương lượng hơn và họ sẽ là người lựa chọn khách hàng của mình. Điều này có thể
xảy ra khi nhà cung cấp là nhà độc quyền hoặc bán độc quyền về một vài loại nguyên
vật liệu. Trong trường hợp này, nhà cung cấp có thể thích các khách hàng lớn hơn,
những người trả nhiều hơn hoặc những người có thỏa thuận lâu dài. Trong trường hợp
này, nhà cung cấp có sức mạnh hơn.
5.2.2 Số lượng nhà cung cấp
Doanh nghiệp cần phải xem xét, quyết định thu mua từ một nguồn cung ứng
duy nhất hay từ nhiều nguồn. Sự lựa chọn phụ thuộc vào từng tình huống cụ thể,
nhưng chúng ta có thể liệt kê một số lợi ích của các chính sách này:
Bảng 5.1:Lợi ích của việc sử dụng một/ nhiều nguồn cung cấp
Một nguồn Nhiều nguồn
- Mối quan hệ giữa khách hàng và nhà
cung cấp chặt chẽ hơn, thường được hình
thành dưới dạng liên minh hoặc đối tác.
- Cam kết của các bên để mối quan hệ
thành công.
- Kinh tế theo quy mô và giảm giá cho
khối lượng lớn.
- Truyền thông dễ dàng, thủ tục quản
lý đơn giản và giảm thiểu cho các đơn
hàng lặp lại.
- Ít có sự biến động về nguyên vật liệu
và việc cung ứng chúng.
- Dễ giữ các yêu cầu, các điều kiện,
một cách bí mật.
- Sự cạnh tranh giữa các nhà cung cấp
làm giảm giá.
- Có ít rủi ro gián đoạn việc cung ứng
(vấn đề này có thể tránh được bằng cách
chuyển sang nhà cung cấp khác).
- Có thể dễ dàng giải quyết vấn đề nhu
cầu đa dạng.
- Liên quan đến nhiều tổ chức có thể
cho phép tiếp cận với thông tin và kiến
thức rộng hơn.
- Khuyến khích đổi mới và cải tiến
nhiều hơn.
- Không dựa vào việc tin tưởng một tổ
chức bên ngoài
Các doanh nghiệp sử dụng nhiều nhà cung cấp hơn khi họ muốn tránh các vấn
đề có thể xảy ra. Một cách khác để thực hiện điều này là mua dự phòng. Theo cách
thức đơn giản nhất, đó là khi một doanh nghiệp đặt mua nhiều nguyên vật liệu hơn so
với nhu cầu hiện tại và dự trữ tồn kho. Một cách khác là sử dụng các hợp đồng cung
ứng nguyên vật liệu tại những thời điểm cụ thể trong tương lai.
Cả hai cách này đều đem lại lợi ích. Trước hết, chúng bảo đảm việc cung ứng
trong một vài thời kỳ trong tương lai và tối thiểu hóa các tác động của những gián đoạn
có thể xảy ra. Thứ hai, giá nguyên vật liệu sẽ cố định, tránh được sự tác động của giá
tăng hoặc tính không chắc chắn của giá.
46
Tất nhiên, mọi thứ đều có thể không đúng như dự kiến. Nhà cung cấp mà doanh
nghiệp ký kết hợp đồng dài hạn có thể không kinh doanh nữa, hoặc kho hàng của họ bị
cháy, Nhưng những rủi ro này có xác suất nhỏ hơn. Có lẽ an toàn nhất với doanh
nghiệp là tự mình dự trữ, nhưng điều này lại có chi phí cao hơn. Việc ký kết một hợp
đồng cung ứng trong tương lai có chi phí thấp nhưng nó không loại bỏ được nhiều rủi
ro (và đây cũng có thể là một thỏa thuận tồi khi giá nguyên vật liệu lại giảm trong
tương lai).
5.2.3 Đánh giá năng lực của nhà cung cấp
Hầu hết các doanh nghiệp đều đánh giá các nhà cung cấp của họ để đảm bảo
rằng họ tiếp tục cung ứng nguyên vật liệu, dịch vụ thỏa mãn nhu cầu của doanh
nghiệp. Thường thì điều này được thực hiện thân thiện bằng cách đánh giá mang tính
chủ quan. Đôi khi những thước đo phức tạp được sử dụng cho từng mảng về năng lực.
Một cách tiếp cận thường gặp là sử dụng một danh sách kiểm tra gồm các nhân
tố quan trọng và kiểm tra xem liệu nhà cung cấp có đáp ứng các tiêu chuẩn đó không.
Danh sách kiểm tra sẽ đề cập đến các khía cạnh: nhà cung cấp có tình trạng tài chính
tốt không? Có cung ứng đúng thời hạn không? Chất lượng sản phẩm cung ứng có đủ
cao không? Có các hỗ trợ về kỹ thuật không? Giá cả có cạnh tranh không?...
Nếu nhà cung cấp không đáp ứng bất kỳ tiêu chuẩn nào thì doanh nghiệp sẽ
thảo luận về việc cải thiện hoặc tìm kiếm nhà cung cấp mới. Mục đích đánh giá không
nhằm thay thế các nhà cung cấp hiện tại mà là để kiểm soát năng lực, xác định những
lĩnh vực cần cải tiến và thống nhất về cách thức tốt nhất để đạt được những cải tiến đó.
Tìm kiếm và thay thế nhà cung cấp mới là giải pháp cuối cùng buộc phải đưa ra
5.3.Quy trình thu mua
Một khi đã lựa chọn nhà cung cấp, doanh nghiệp phải tuân theo một số thủ tục
để sắp xếp việc mua hàng. Tùy theo đặc điểm doanh nghiệp, loại và tính chất hàng hóa
được mua, số lượng mua, mà cách ra quyết định mua sẽ khác nhau. Nhưng về cơ
bản, các hoạt động thu mua sẽ bao gồm những bước chung, bắt đầu với việc xác định
người, bộ phận có nhu cầu đối với nguyên vật liệu và kết thúc khi các nguyên vật liệu
được chuyển đến:
Bước 1: đối với bộ phận sử dụng
+ Xác định nhu cầu đối với nguyên vật liệu được mua.
+ Xem xét các nguyên vật liệu có sẵn và chuẩn bị các yêu cầu đặc biệt.
+ Kiểm tra ngân sách của phận và xin phép mua hàng.
+ Chuẩn bị và gửi yêu cầu mua hàng đến bộ phận thu mua.
Bước 2: đối với bộ phận thu mua
+ Nhận, kiểm tra và kiểm soát các yêu cầu mua hàng.
47
+ Xem xét nguyên vật liệu được yêu cầu, tìm trong các kho hiện tại, các sản
phẩm thay thế, các lựa chọn sản xuất khác, và sau khi thảo luận với bộ phận sử dụng
khẳng định lại quyết định mua hàng.
+ Hình thành danh sách ngắn các nhà cung cấp có thể, từ các nhà cung cấp
thông thường liệt kê các nhà cung cấp đáp ứng yêu cầu.
+ Gửi yêu cầu bảng báo giá đến danh sách ngắn này.
Bước 3: đối với nhà cung cấp
+ Xem xét yêu cầu báo giá.
+ Kiểm tra vị thế, tài chính, tín dụng, của khách hàng.
+ Xem xét việc làm thế nào có thể thỏa mãn tốt nhất đơn hàng.
+ Gửi báo giá cho tổ chức, cung cấp các chi tiết về sản phẩm và các điều kiện
khác.
Bước 4: công việc tiếp theo của bộ phận cung ứng
+ Xem xét các báo giá và đánh giá về mặt kinh tế.
+ Thảo luận các vấn đề kỹ thuật với bộ phận sử dụng.
+ Kiểm tra các chi tiết về ngân sách và sự cho phép nua hàng.
+ Lựa chọn nhà cung cấp tốt nhất dựa trên các dữ liệu được cung cấp.
+ Thảo luận, thương lượng và kết luận các điều khoản và điều kiện với nhà
cung cấp.
+ Phác thảo đơn đặt hàng nguyên vật liệu (với các điều khoản và điều kiện kèm
theo).
Bước 5: đối với nhà cung ứng được chọn
+ Nhận, xác nhận và xử lý đơn mua hàng.
+ Tổ chức tất cả các hoạt động cần thiết để cung ứng nguyên vật liệu.
+ Vận chuyển nguyên vật liệu với chứng từ vận chuyển.
+ Gửi hóa đơn.
Bước 6: trách nhiệm của bộ phận thu mua
+ Xác nhận hàng.
+ Thực hiện bất kỳ bước tiếp theo cần thiết nào và xúc tiến.
+ Nhận, kiểm tra và chấp nhận các nguyên vật liệu.
+ Thông báo bộ phận sử dụng về nguyên vật liệu đã nhận.
Bước 7: trách nhiệm của bộ phận sử dụng
+ Nhận và kiểm tra các nguyên vật liệu.
+ Cho phép chuyển giao từ ngân sách.
+ Cập nhật báo cáo tồn kho.
+ Sử dụng các nguyên vật liệu theo nhu cầu.
Bước 8: đối với bộ phận thu mua
48
+ Thanh toán hóa đơn cho nhà cung cấp.
Ba bước đầu tiên giúp tìm ra các nguyên vật liệu và nhà cung cấp, và sau đó đi
đến phần quan trọng với việc soạn thảo đơn đặt hàng ở bước 4. Tại bước này, doanh
nghiệp đồng ý mua các nguyên vật liệu của một nhà cung cấp cụ thể, và đơn đặt hàng
làm khởi động nhà cung cấp (cùng với việc hoạch định sản xuất, sắp xếp, vận chuyển,
tài chính,). Đơn đặt hàng là một phần pháp lý giữa doanh nghiệp và nhà cung cấp
của nó. Các bước còn lại kết thúc các chi tiết về giao hàng.
Quy trình này tương đối phức tạp và liên quan nhiều bước, nhiều hồ sơ. Thời
gian thực hiện cũng rất dài.
Nếu doanh nghiệp mua hàng hóa đắt tiền, quan trọng, những nỗ lực này là tất
nhiên và doanh nghiệp phải tuân theo một quy trình phức tạp hơn nhiều để đáp ứng các
đặc tính chuyên biệt của sản phẩm, lựa chọn nhà cung cấp và thương lượng các điều
khoản. Nhưng nếu doanh nghiệp chỉ thực hiện hợp đồng mua hàng nhỏ, hoặc đã mối
quan hệ với các nhà cung cấp, hoặc chỉ có một nhà cung cấp tin cậy thì rõ ràng không
phải thực hiện toàn bộ quy trình trên.
Doanh nghiệp có thể sử dụng phương pháp làm việc theo thói quen. Đối với quy
trình này, đôi khi, chi phí để mua hàng thấp hơn chi phí thủ tục mua hàng. Do vậy,
phải tìm ra những quy trình mua hàng thật đơn giản và có tính tự động để cắt giảm chi
phí.
Câu hỏi ôn tập và thảo luận
Câu 1: Theo bạn, những thách thức để chọn được một nhà cung ứng tốt hiện
nay trong thực tế là gì?
Câu 2: Đánh giá quy trình thu mua tại một doanh nghiệp cụ thể.
49
Chương 6: VẬN TẢI
6.1.Vận tải và vai trò của vận tải
Hầu hết các sản phẩm hữu hình cần đến vận tải. Vấn đề trung tâm của hoạt động
cung ứng là các phương tiện vận tải di chuyển hàng hóa giữa các nhà cung cấp và
khách hàng. Vận tải đảm nhận việc di chuyển hàng hóa giữa các mắt xích của chuỗi
cung ứng.
Vận tải có vai trò đặc biệt quan trọng trong hoạt động cung ứng và vai trò này
sẽ ngày càng tăng thêm, bởi chi phí cho vận tải chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong
tổng chi phí để mua nguyên vật liệu. Do đó, vận tải sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu
quả hoạt động kinh doanh và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Và ngay cả khi
không xét đến vấn đề chi phí thì vận tải vẫn có vai trò rất quan trọng trong việc cung
cấp nguyên vật liệu, sản phẩm đúng nơi, đúng lúc. Nếu điều này không được thực hiện
thì sản xuất sẽ gián đoạn, uy tín doanh nghiệp giảm sút, dẫn đến các hậu quả nghiêm
trọng.
Với vai trò quan trọng của vận tải, các doanh nghiệp luôn quan tâm đến cân
nhắc, lựa chọn các điều kiện vận tải, lựa chọn phương thức vận tải, người vận tải và lộ
trình vận chuyển,để có được quyết định đúng đắn, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt
động của doanh nghiệp.
6.2.Lựa chọn điều kiện giao hàng
Trong thực tế cung ứng, có hai hình thức giao hàng chủ yếu:
- Nhà cung cấp mang hàng đến cơ sở khách hàng để giao cho khách hàng.
- Khách hàng đến tận cơ sở của nhà cung cấp để nhận hàng.
Lựa chọn hình thức nào thì còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: tình hình thị
trường; giá cả; loại hàng hóa, số lượng, chất lượng, chủng loại,; khả năng làm thủ
tục; các quy định của Nhà nước; thế và lực các bên;
Nhưng trước hết, muốn chọn đúng được các điều kiện giao hàng thì cần hiểu
thấu đáo về chúng. Chúng ta sẽ xem xét các điều kiện giao hàng chủ yếu: giao hàng
nội địa và giao hàng quốc tế.
6.2.1 Điều kiện giao hàng nội địa
Trong nội địa, phổ biến có 3 điều kiện sau:
(1) FOB (Free on Board) cơ sở của người mua (địa điểm đến): Người bán
giao hàng cho người mua tại cơ sở của người mua, người bán chịu mọi rủi ro và phí
tổn để mang hàng hóa tới địa điểm đến quy định. Trong điều kiện này, người bán chỉ
định phương tiện vận tải và trả cước vận tải tới nơi đến.
(2) FOB cơ sở của người bán (địa điểm đi): Người bán giao hàng cho người
mua ngay tại cơ sở người bán. Trong điều kiện này, người mua tự đứng ra chỉ định
50
phương tiện vận tải, trả cước vận tải và chịu mọi rủi ro.
(3) FOB cơ sở của người bán, nhưng người bán đã trả trước cước vận tải
tới nơi quy định: Người bán giao hàng cho người mua ngay tại cơ sở của người bán,
nhưng người bán đứng ra thuê phương tiện vận tải và trả cước. Và rủi ro dọc đường do
người mua chịu. Mỗi điều kiện giao hàng có những ưu nhược điểm của riêng nó, cần
căn cứ vào điều kiện cụ thể để lựa chọn.
6.2.2 Điều kiện thương mại quốc tế
Cùng với xu thế phát triển của hội nhập và toàn cầu hóa, quan hệ với các đối tác
nước ngoài là vấn đề thường gặp với các doanh nghiệp. Để lựa chọn được điều kiện
giao hàng phù hợp cần phải nghiên cứu, nắm vững và nhuần nhuyễn “Các điều kiện
thương mại quốc tế” (International Commercial Terms – Incoterms).Incoterms 2000
gồm 13 điều kiện, được chia thành 4 nhóm E, F, C, D
Bảng 6.1: Các điều kiện giao hàng trong thương mại quốc tế
Nhóm Đặc điểm của nhóm Các điều kiện
E
Người bán giao hàng cho
người mua ngay tại cơ sở của
mình. Người mua chịu rủi ro
và phí tổn từ khi nhận hàng
tại cơ sở của người bán
EXW – Ex works: giao tại xưởng
F
Người bán giao hàng cho
người chuyên chở do người
mua chỉ định tại địa điểm đi.
FCA – Free Carrier: giao cho người chuyên
chở.
FAS – Free Alongside Ship: giao dọc mạn tàu
FOB – Free on Board: Giao lên tàu
C
Người bán thuê phương tiện
vận chuyển và trả cước vận
tải để đưa hàng tới địa điểm
đến quy định nhưng không
chịu rủi ro về mất mát, hư
hỏng hàng hóa hoặc chi phí
phát sinh thêm sau khi hàng
được giao cho người vận tải
tại địa điểm đi
CFR – Cost and Freight: tiền hàng và cước.
CIF – Cost, Insurance and Freight: tiền hàng,
phí bảo hiểm và cước.
CPT – Carriage Paid To: cước phí trả tới CIP -
Carriage and Insurance Paid To: cước phí và
bảo hiểm trả tới
D
Người bán chịu rủi ro và phí
tổn để đưa hàng tới địa điểm
đến quy định.
DAF – Delivered At Frontier: giao tại biên
giới.
DES – Delivered Ex Ship: giao tại tàu DEQ -
Delivered Ex Quay: giao tại cầu cảng
51
DDU - Delivered Duty Unpaid: giao chưa nộp
thuế. DDP
6.3.Lựa chọn phương tiện vận tải
6.3.1 Đường sắt
Vận tải đường sắt là một hình thức khá phổ biến được sử dụng để chuyên chở
các hàng hóa nặng và cồng kềnh trên một khoảng đường dài trên mặt đất. Hầu hết vận
tải đường sắt là dịch vụ chung (cung cấp dịch cụ cho tất cả các tổ chức khác nhau) thay
vì sở hữu riêng của một doanh nghiệp (chỉ chuyên vận chuyển hàng hóa của một doanh
nghiệp). Số lượng nhà cung ứng dịch vụ đường sắt thường là rất ít khi so sánh với các
hình thức khác.
Lợi ích của đường sắt là chi phí vận tải thấp, do vậy nó có thể dùng để vận
chuyển khối lượng lớn hàng hóa có giá rẻ như khoáng sản, than đá, Đường sắt
thường được dùng để vận chuyển nguyên vật liệu đầu vào hơn là các thành phẩm đầu
ra.
Bất lợi chủ yếu của đường sắt là tính không linh hoạt, tất cả các dịch vụ đường
sắt đều định thời gian trước. Mặc dù vậy, các nhà cung cấp dịch vụ đường sắt có thể
cung cấp các dịch vụ khác nhau: dịch vụ nguyên chuyến (khách hàng thuê và sử dụng
toàn bộ chuyến tàu), thuê nguyên toa gắn liền với dịch vụ định trước, vận chuyển
container hoặc toa tàu được chia sẻ với dịch vụ định trước.
Một bất lợi nữa của đường sắt là chỉ có thể di chuyển trên đường sắt chuyên biệt
giữa các điểm đến cố định và không thể dừng lại ở điểm giữa. Hầu hết các khách hàng
đều cách các trạm nhà ga một khoảng cách nào đó, do vậy, họ phải vận chuyển hàng
hóa bằng đường bộ trước và sau khi sử dụng vận chuyển bằng đường sắt. Chúng làm
tăng thời gian và làm cho việc vận chuyển bằng đường sắt ít linh hoạt. Điều này làm
đường sắt không thích hợp với các tuyến đường ngắn và sẽ hữu hiệu hơn trong các
tuyến đường dài. Chúng ta có thể khắc phục nhược điểm trên bằng cách xây dựng các
kho hàng gần với các ga. Nếu nhu cầu là đủ lớn, thì cần thiết để xây dựng các cơ sở
đặc biệt.
6.3.2 Đường bộ
Đường bộ được sử dụng nhiều nhất và được sử dụng trong hầu hết các chuỗi
cung ứng. Lợi thế của đường bộ là tính linh hoạt, nó có thể đi đến bất kỳ điểm nào.
Mặc dù tốc độ tối đa của đường bộ là giới hạn nhưng khả năng của nó cho phép dịch
vụ tận nơi, tránh các hoạt động chuyển tiếp sang hình thức vận chuyển khác và có thể
đem lại tổng thời gian vận chuyển ngắn nhất.
Vận chuyển đường bộ có lợi thế sử dụng mạng lưới đường bộ rộng khắp nên
các phương tiện vận tải không cần phải duy trì lịch trình chặt chẽ. Họ có thể lên đường
52
giao hàng với một bản lưu ý nhỏ về kế hoạch giao hàng. Vận chuyển bằng đường bộ
có số lượng các nhà vận tải rất lớn, sự cạnh tranh giữa các nhà vận tải rất mạnh mẽ và
việc định giá cũng linh hoạt hơn.
Có rất nhiều loại phương tiện đường bộ, nhiều loại chuyên dụng và được thiết
kế cho những mục đích khác nhau và có các quy định khác nhau giữa các quốc gia
khác nhau.
Bất lợi lớn của vận chuyển đường bộ là giới hạn khối lượng và kích cỡ vận
chuyển. Do đó, đường bộ thường được sử dụng để vận chuyển các chuyến hàng nhỏ.
Điều này làm cho vận chuyển bằng đường bộ tương đối đắt. Vận chuyển đường bộ chủ
yếu dùng cho các tuyến đường ngắn. Vận chuyển đường bộ cũng thường được dùng
vận chuyển các thành phẩm hơn là nguyên vật liệu đầu vào. Một vấn đề của đường bộ
nữa là các loại xe thường rơi vào tình trạng nghẹt xe và chậm trễ.
6.3.3 Đường thủy
Cả vận chuyển đường bộ và đường sắt đều có những giới hạn về việc vận
chuyển chỉ trên mặt đất. Hầu hết các chuỗi cung ứng đều sử dụng đường thủy để vận
chuyển hàng xuyên đại dương tại một số nơi và hơn 90% giao dịch thương mại trên thế
giới đều phải di chuyển xuyên biển.
Về cơ bản, có ba loại vận tải đường thủy: vận tải đường sông – kênh đào, vận
tải dọc bờ biển và vận tải xuyên biển. Một số hình thức vận chuyển đường biển là
không tránh khỏi đối với những tuyến đường dài.
Có nhiều loại thuyền cho các loại hàng hóa khác nhau. Các chuyến hàng đường
biển đạt được kinh tế theo quy mô, do vậy đa số mục đích là chuyển các chuyến hàng
lớn với chi phí đơn vị thấp.
Vấn đề cơ bản của đường thủy là tính không linh hoạt của nó khi giới hạn các
cảng đến. Các tuyến đường từ nhà cung cấp đến khách hàng không tránh khỏi đổi
phương tiện vận tải, thậm chí nếu chúng gần với cảng.
6.3.4 Hàng không
Vì chi phí thấp nên vận tải đường biển là hình thức phổ biến nhất trong vận tải
quốc tế. Tuy nhiên, đôi khi tốc độ chậm của nó lại không thể chấp nhận được. Trong
trường hợp này, có một lựa chọn khác là vận tải đường hàng không.
Trong thực tế, đường hàng không thường được sử dụng để vận chuyển các hàng
hóa có số lượng nhỏ có giá trị (thông dụng nhất là giấy tờ và bưu kiện). Hàng không
cũng vận chuyển các hàng có khối lượng lớn đối với những sản phẩm mà tốc độ giao
hàng quan trọng hơn chi phí.
Có ba loại vận hành chính: dịch vụ thông thường; dịch vụ kiện hàng (sử dụng
các máy bay kiện hàng); toàn bộ chuyến bay được thuê để chuyên chở một chuyến
53
hàng đặc biệt.
Bất lợi của đường hàng không cũng giống như đường thủy. Cần có sự thay đổi
phương tiện khi vận chuyển hàng hóa từ nơi gửi đến máy bay và từ máy bay đến khách
hàng. Các hoạt động này thường phát sinh chi phí và có thê làm giảm lợi ích của việc
vận chuyển bằng đường hàng không. Một vấn đề khác của đường hàng không chính là
chi phí của nó.
6.3.5 Đường ống
Việc sử dụng chính của đường ống là vận chuyển xăng dầu, gas, nước và nước
thải. Đường ống có ưu điểm là vận chuyển khách hàng hàng hóa lớn qua một khoảng
cách dài. Nhưng không may nó có nhiều nhược điểm là tốc độ chậm (trung bình dưới
10 km/ giờ), không linh hoạt (chỉ vận chuyển giữa hai điểm cố định) và chỉ vận chuyển
khối lượng lớn một số hàng chất lỏng.
Khoản đầu tư ban đầu của đường ống cũng rất lớn vì việc xây dựng nó rất phức
tạp. Tuy nhiên, đường ống là cách thức rẻ nhất để vận chuyển chất lỏng (đặc biệt là
gaz và dầu) qua một quãng đường dài.
6.3.6 Lựa chọn phương tiện vận tải
Đôi khi sự lựa chọn phương thức vận tải có vẻ hiển nhiên. Trong thực tế, sự lựa
chọn phương thức phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Yếu tố quan trọng cần quan tâm là bản
chất của hàng hóa được vận chuyển, quy mô và khoảng cách. Các yếu tố khác bao
gồm:
- Giá trị của hàng hóa.
- Tầm quan trọng của hàng hóa.
- Thời gian chuyển đổi.
- Tính tin cậy.
- Chi phí và tính linh hoạt trong thương lượng phí vận chuyển.
- Danh tiếng và tính ổn định của nhà vận chuyển.
- Tính an toàn, mất mát và hư hỏng.
- Lịch trình và tần suất giao hàng.
- Các cơ sở vật chất đặc biệt sẵn có.
Quy luật ở đây là, những phương thức vận chuyển rẻ nhất thì ít linh hoạt nhất.
Sau đây là bảng xếp loại các tiêu chí so sánh giữa các phương thức vận chuyển khác
nhau. Các tiêu chí này được đánh giá theo thứ tự, với 1 là tốt nhất và 5 là dở nhất.
54
Bảng 6.2: So sánh các phương tiện vận tải
6.3.7 Vận tải đa phương tiện
Tổ chức không sử dụng một phương thức vận tải cho toàn bộ tuyến đường. họ
có thể chia toàn bộ chuyến đường ra thành các chặng khác nhau và sử dụng phương
thức phù hợp nhất cho từng chặng. Tất nhiên, điều này phụ thuộc vào các yếu tố như
độ dài của tuyến đường, chi phí và các khoản phát sinh khi chuyển đổi phương thức.
Mục đích của vận tải đa phương thức là kết hợp lợi ích của các các phương thức
vận tải khác nhau, tránh những điểm yếu của từng phương thức và có thể kết hợp các
ưu điểm của chúng.
Vấn đề của vận tải đa phương tiện là mỗi khi chuyển đổi từ phương thức này
sang phương thức khác lại gây ra sự chậm trễ và tăng chi phí liên quan đến hoạt động
bốc dỡ hàng. Vận tải đa phương tiện chỉ được vận hành nếu có thể thực hiện một cách
hiệu quả. Vấn đề cốt lõi của nó là hệ thống chuyển giao hàng hóa giữa các phương
thức vận tải. Mục đích là đơn giản hóa việc bốc dỡ và cách tốt nhất là sử dụng các kiện
hàng chuẩn: mọi hàng hóa được đặt vào các container chuẩn và các phương tiên, thiết
bị được sử dụng để di chuyển các container này. Nhưng nhược điểm của container là
giới hạn nhu cầu lấy từng món hàng và toàn bộ container phải đến cùng một nơi.
6.4.Lựa chọn người vận tải
6.4.1 Tự vận tải
Đây là trường hợp doanh nghiệp sử dụng phương tiện vận tải của chính mình để
chuyển hàng hóa.
Hình thức phổ biến nhất là các doanh nghiệp lớn vận hành đội xe tải của riêng
mình. Hình thức này tạo ra lợi thế về tính linh hoạt, khả năng kiểm soát cao hơn. Vận
tải cũng có thể được thiết kế theo nhu cầu của doanh nghiệp, với những loại phương
tiện tốt nhất, quy mô, lịch trình giao hàng, dịch vụ cho khách hàng,
Vận tải riêng có thể đắt đỏ và doanh nghiệp chỉ nên vận hành đội xe riêng khi
chi phí rẻ hơn so với việc sử dụng dịch vụ bên ngoài. Một cách cơ bản, điều này có
nghĩa rằng vận tải riêng phải vận hành hiệu quả như doanh nghiệp vận tải chuyên
nghiệp. Tuy nhiên, sự tiết kiệm chi phí ít tạo ra sức ép đối với việc tạo ra lợi nhuận,
55
các lợi thế về thuế và các tài trợ phát triển. Cũng có những lợi thế vô hình, như lợi ích
về marketing của các phương tiện được sơn quảng cáo tạo ấn tượng tin cậy và sự phụ
thuộc lâu dài.
Chỉ có các doanh nghiệp lớn mới có thể đầu tư vốn và chi phí để vận hành hệ
thống vận tải riêng. Tuy nhiên, cũng có những cách để tránh các chi phí này. Hầu hết
các đội phương tiện vận tải riêng đều được tài trợ bằng các hình thức thuê hoặc thuê
mua, điều này có nghĩa là có các phương tiện vận tải mà không phải đầu tư toàn bộ.
Thuê mua, chẳng hạn, dàn trải việc thanh toán nhiều thời kỳ, trong khi thuê dài hạn
cho phép sử dụng linh hoạt hơn.
6.4.2 Thuê ngoài vận tải
Các nhà vận tải chuyên nghiệp cung cấp các dịch vụ nhác nhau cho các doanh
nghiệp khác.
Lợi thế của cách thức này là các doanh nghiệp chuyên nghiệp vận hành việc vận
tải, giúp doanh nghiệp tập trung vào các hoạt động cốt lõi của mình. Bằng cách sử
dụng các kỹnăng và chuyên môn của mình các nhà vận tải cung cấp dịch vụ tốt hơn,
hoặc với chi phí thấp hơn so với vận tải riêng. Các doanh nghiệp vận tải này cũng có
thể đủ lớn để giảm chi phí nhờ vào kinh tế theo quy mô, và họ có thể đạt được nhiều
lợi ích trong hoạt động. Chẳng hạn, họ có thể kết hợp các kiện hàng nhỏ thành kiện
hàng lớn và giảm số chuyến đi giữa các điểm đến, hoặc họ có thể phối hợp các tuyến
đường để có các chuyến hàng về.
Một lựa chọn khác, doanh nghiệp cũng có thể thiết lập mối quan hệ lâu dài với
một nhà vận tải hợp đồng. Nhà vận tải hợp đồng sẽ đảm nhiệm một phần hoặc thường
là hầu hết các hoạt động vận chuyển của doanh nghiệp trong một khoản thời gian. Các
doanh nghiệp vận tải theo hợp đồng cung cấp hàng loạt các dịch vụ, từ việc chuyển các
kiện hàng đến việc vận hành một đội xe tinh nhuệ phục vụ khách hàng riêng biệt.
6.4.3 Lựa chọn người vận tải
Có một số nhân tố cần xem xét khi lựa chọn tự vận tải hay thuê ngoài vận tải:
-Chi phí vận hành: trong các tình huống khác nhau, cả tự vận chuyển lẫn vận
chuyển thuê ngoài đều có thể rẻ hơn và chắc chắn phải có những lợi ích khác quan
trọng khi doanh nghiệp chuyển từ phương án rẻ hơn sang phương án mới.
-Chi phí vốn: vốn luôn luôn khan hiếm, thậm chí nếu việc tự vận chuyển có vẻ
hấp dẫn, nhưng doanh nghiệp vẫn có thể thấy khó khăn trong việc kiếm vốn đầu tư cho
phương tiện vận tải. Chúng ta đã lưu ý các cách khác nhau để dàn trải chi phí, do vậy
các phân tích này cần phải thực hiện cẩn thận trước khi đi đến kết luận.
-Dịch vụ khách hàng: các doanh nghiệp phải sự dụng hình thức vận tải đem lại
cho khách hàng dịch vụ có thể chấp nhận theo phương thức tốt nhất có thể. Đôi khi,
56
không thể thuê bên ngoài để đáp ứng tất cả các nhu cầu về vận chuyển, và do vậy, việc
tự vận chuyển là lựa chọn duy nhất và tất nhiên là có những tình huống ngược lại.
-Kiểm soát: một doanh nghiệp rõ ràng là có quyền kiểm soát lớn đối với khâu
vận tảivà do vậy các hoạt động rộng hơn nếu nó vận hành hoạt động vận chuyển. Tuy
nhiên, quyền kiểm soát này phải chịu một chi phí cao, và các doanh nghiệp hợp đồng
cũng có thể cung cấp dịch vụ tương tự nhưng không mất chi phí cố định và không có
tính linh hoạt của đội xe riêng.
-Tính linh hoạt: Cấu trúc và các hoạt động của phương tiện vận tải riêng là khá
cứng nhắc, bạn không thể nhanh chóng điều chỉnh để đáp ứng những thay đổi của môi
trường. Nếu có sự tăng vọt của nhu cầu, bạn không thể tăng quy mô các phương tiện
vận chuyển trong vài ngày, và sau đó giảm nó xuống khi cao điểm đi qua. Cũng như
vậy đội xe được thiết kế gồm phối hợp các qui mô và phương thức khác nhau. Nhà vận
tải có thể thực hiện các điều chỉnh này nhanh hơn, khi họ dựa vào nhu cầu của một số
doanh nghiệp đang ở giai đoạn đi xuống trong khi nhu cầu của một số doanh nghiệp
khác thì lại đang cao điểm.
-Kỹ năng quản lý: quản lý hoạt động vận tải cần đến các kỹ năng đặc biệt, mà
nó không phải luôn sẵn có trong các tổ chức, ngay cả các tổ chức lớn nhất. Đây là lập
luận mạnh mẽ cho việc sử dụng các dịch vụ vận tải của bên thứ ba. Các doanh nghiệp
vận tải lớn có thể hỗ trợ cho đội ngũ quản lý với những kỹ năng chuyên nghiệp, kiến
thức và kinh nghiệm trong các hoàn cảnh khác nhau. Một lập luận rất thuyết phục cho
rằng doanh nghiệp với khả năng quản lý vận tải yếu kém sẽ chịu hậu quả khi nó cung
ứng năng lực thấp hơn các đối thủ cạnh tranh và trở nên kém cạnh tranh. Doanh nghiệp
với khả năng quản lý vận tải tốt có thể tạo sự đa dạng các năng lực có giá trị từ các
hoạt động khác trong kinh doanh.
-Tuyển dụng và đào tạo: là phương thức vận tải được sử dụng rộng rãi, vận tải
đường bộ thường sử dụng lao động nhiều nhất. Điều này tạo ra chi phí nhân công cao.
Bên cạnh đó còn có vấn đề thiếu tài xế có kỹ năng tốt, nhiều doanh nghiệp nhận thấy
khó mà tuyển dụng và đào tạo những nhân viên đủ khả năng. Cả hai điều này càng
thúc đẩy việc sử dụng vận tải thuê ngoài.
Có nhiều nhân tố cần phải xem xét để đưa ra quyết định cuối cùng, nhưng nhìn
chung, các doanh nghiệp có một xu hướng hướng đến sử dụng vận tải thuê ngoài.
Nhiều doanhnghiệp, bao gồm cả những tổ chức lớn nhất, giảm số lượng phương tiện
vận tải tự có, sử dụng nhiều hơn doanh nghiệp vận tải hợp đồng, và hình thức các liên
minh. Đối với các doanh nghiệp, lựa chọn phổ biến là phối hợp việc tự vận chuyển và
thuê ngoài. Do vậy doanh nghiệp có thể sử dụng khả năng tự vận chuyển cho các hoạt
động cốt lõi, sử dụng hết tần suất sẽ tạo ra chi phí thấp. Bất kỳ nhu cầu vận tải khác
đều sử dụng vận tải thuê ngoài để phục vụ các nhu cầu cao điểm hoặc bất thường.
57
Câu hỏi ôn tập và thảo luận
Câu 1: Phân tích ưu, nhược điểm của các phương tiện vận tải.
Câu 2: Tìm hiểu việc lựa chọn phương tiện vận tải tại một doanh nghiệp cụ thể.
58
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Ellram L.M. and Krause D.R. (1994) Supplier partnerships in manufacturing
versus non-manufacturing firms, International Journal of Logistics Management, 5(1),
43–53.
[2]. Hugos Michael H (2011), Essentials of supply chain management, Nhà xuất
bản John Wiley & Sons
[3]. LaLonde Bernard J (1998), Supply chain evolution by the numbers, Supply
Chain Management Review, Số 2(1),Trang: 7-8.
[4]. Lambert Douglas M, James R Stock và Lisa M Ellram (1998), Fundamentals
of logistics management, Nhà xuất bản McGraw-Hill/Irwin,
[5]. Lewis H.T., Culliton J.W. and Steel J.D. (1956) The Role of Air Freight in
Physical Distribution, Harvard Business School, Boston, MA.
[6]. Khoa Quản trị Kinh doanh- Trường ĐH Kinh tế Đà Nẵng (2008), Bài giảng
Quản trị chuỗi cung ứng.
[7]. Mentzer John T, William DeWitt, James S Keebler, Soonhong Min, Nancy W
Nix, Carlo D Smith và Zach G Zacharia (2001), Defining supply chain management,
Journal of Business logistics, Số 22(2),Trang: 1-25.
[8]. Nguyễn Kim Anh (2010), Bài giảng Quản lý chuỗi cung ứng, ĐH Mở Bán
công TP.HCM..
[9]. Nguyễn Thành Hiếu (2015a), Quản trị hợp tác trong chuỗi cung ứng,Xuất bản
lần thứ 1, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội, Việt Nam.
[10]. Nguyễn Thành Hiếu (2015b), Quản trị chuỗi cung ứng, Xuất bản lần thứ 1,
Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
[11]. Nguyễn Trọng Hoài, Phùng Thanh Bình và Trần Khánh Duy (2014), Dự
báo và phân tích dữ liệu trong kinh tế và tài chính,Xuất bản lần thứ 1, Nhà xuất bản
Tài chính, Việt Nam.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- quan_tri_chuoi_cung_ung_2835_2042771.pdf