Giáo trình phong thủy học

Các sao 1; 6; 8; 9 là sao tốt, 2; 3; 5; 7 là xấu. Xét vận 1, nhất bạch nhập trung cung, vậy vận đó là tốt, các phương ứng với lục bạch- 6 ( chính bắc), bát bạch – 8 ( chính đông ) và cửu tử – 9 ( đông nam ) là tốt, có nghĩa nếu các phương đó đối với mệnh chủ đã là tốt thì sự tốt sẽ được tăng lên, còn nếu phương đó đối với mệnh chủ là xấu thì sự xấu sẽ giảm đi. Các phương có các sao xấu đóng vào: nhị hắc 2 ở tây bắc, tam bích 3- chính tây, ngũ hoàng 5- chính nam thất xích 7- đông nam là xấu, có nghĩa là, nếu các phương đó vốn đã xấu đối với mệnh chủ thì mức độ xấu sẽ tăng lên, còn nếu các phương đó vốn là tốt thì mức độ tốt giảm đi . (*) Năm 2011, thất xích nhập trung cung, vận của năm đó nói chung là bị ảnh hưởng xấu đi, các phương đông bắc (1), đông nam (6), tây bắc (8) và chính tây (9) được tốt lên. Để tính toán một cách kỹ càng người ta thường lập đồng thời trong một đồ hình phi tinh của một vài thông số kết hợp, trong đó có vận bàn cơ bản là quan trọng.

doc46 trang | Chia sẻ: thuychi20 | Lượt xem: 2230 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình phong thủy học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hi Thiếu dương và Thiếu âm theo cách ngược lại với cách ghi trên đây, tuy vậy hầu như không ảnh hưởng gì về sau. Các quái nữ ( thiếu nữ, trung nữ, trưởng nữ ) có 1 hào âm, 2 hào dương. Các quái nam ( thiếu nam, trung nam, trưởng nam ) có 1 hào dương, 2 hào âm ( hào âm trên cùng là thiếu nữ, hào dương trên cùng là thiếu nam ) thứ tự là : Càn- Đoài- Ly- Chấn- Tốn – Khảm- Cấn – Khôn. Văn Vương sắp xếp lại theo kiểu khác, đọc theo thứ tự là : Càn, Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Ly, Khôn, Đoài. Đồ hình này được gọi là Bát quái Hậu thiên. 4 9 2 3 5 7 8 1 6 Số của Bát quái hậu thiên được dựa vào số của cửu cung. Đó là bảng gồm 9 ô với 9 số nguyên đầu tiên, số 5 đặt ở giữa, các số 4,5,6 nằm trên đường chéo, tổng các số theo mọi hàng, cột và đường chéo đều bằng 15 Đồ hình Bát quái tiên thiên Đồ hình bát quái hậu thiên (trong hai đồ hình trên các quái được vẽ với đầu quay ra ngoài, gọi là Bát quái phát, nếu đầu quái được vẽ quay vào trong thì gọi là Bát quái thu ) Hậu thiên bát quái và ngũ hành : Đoài + Càn thuộc kim, Khảm- thuỷ, Chấn+ Tốn- mộc, Ly-hoả, Cấn+Khôn+ Trung cung thuộc thổ. Về phương hướng : Khảm-bắc, Ly-nam, Chấn- đông, Đoài- tây. Càn- tây bắc, Cấn- đông bắc, Tốn- đông nam, Khôn- tây nam. Trong đồ hình hậu thiên, từ xưa các bậc tiền bối quy ước vẽ phương Nam lên trên, phương Bắc xuống dưới. 3.4- Các môn phái trong trường phái lý số Phong thuỷ lý số có các môn phái ( tiểu trường phái ), trong đó có 3 môn phái chính : Bát trạch, Nhị thập tứ sơn, Dương trạch tam yếu. Các môn phái này xem xét phương hướng theo các cách khác nhau ( có chỗ giống, nhưng cũng có những chỗ khác, mâu thuẩn nhau) 3.5- Môn phái bát trạch 3.5.1 Đại cương về môn phái Phái này chia mặt đất thành 8 phương ( 4 chính phương : Đông, Tây, Nam, Bắc; 4 bàng phương : Đông nam, Tây nam, Đông bắc, Tây bắc ). Mỗi phương được gắn cho một quái, theo đồ hình hậu thiên, đó là “ phương quái” . Mỗi người được gắn một quái, là “ phi cung mệnh quái”. Xét tương quan giữa mệnh quái và phương quái để biết sự tốt xấu của từng phương. 3.5.2- Mệnh quái của mỗi người Mỗi người, ngoài 4 cặp tứ trụ ( can-chi) và từ đó tìm ra âm dương, ngũ hành thì còn được gắn 3 mệnh quái ( từ Bát quái ), có tên là Sinh cung, Phi cung và Lữ tài. Sinh cung mệnh quái dùng trong dự đoán vận mệnh. Phi cung mệnh quái dùng trong phong thuỷ ( trường phái Bát trạch ).Phi cung mệnh quái được gọi tắt là mệnh quái hoặc phi cung. Lữ tài mệnh quái dùng trong dự đoán về hôn nhân. Thí dụ ông K sinh năm 1973 ( Quý sửu, hành mộc- tang đồ mộc ) có sinh cung là Tốn , phi cung là Ly , lữ tài là Càn . Với nữ, phi cung và lữ tài trùng nhau. Phi cung mỗi người dựa vào năm sinh, thường được cho trong các cẩm nang. Cách tính toán để xác định như sau : Dựa vào con số năm sinh theo dương lịch trùng với năm dịch học. Năm dịch học bắt đầu từ tiết Lập xuân đến hết tiết Đại hàn. So với âm lịch, tiết Lập xuân có thể là trước Tết hoặc sau Tết. So với dương lịch, Lập xuân bắt đầu vào ngày 5 hoặc 4 tháng 2. Đặt A= tổng các con số của năm sinh. Tính số B như sau : - Với nữ giới B = A + 4 – 9n. - Với nam giới B = 9n + 2- A. Chọn số n sao cho tính ra được B nằm trong giới hạn giữa 1 và 9. Lấy B là số của Bát quái hậu thiên, từ đó tìm ra Phi cung mệnh quái. Thí dụ bà T sinh năm dịch học ứng với năm dương lịch 1953 ( sinh sau ngày Lập xuân mồng 5 tháng 2, nếu sinh trước đó thì phải tính vào năm trước là 1952 ). A = 1+9 +5 + 3 = 18, chọn n=2, B = 18 +4 - 9x2 = 4 . Đây là số của quái Tốn. Vậy phi cung của bà T là Tốn . Ông M cũng sinh năm 1953 ( A= 18 ), chọn n = 2. B = 9x2 + 2 – 18 = 2. đó là số của quái Khôn , vậy Phi cung của ông M là Khôn. . Khi tính được B =5 ( số của trung cung thuộc thổ ), nam lấy theo thổ âm là Khôn nữ lấy theo thổ dương là Cấn 3.5.3- Tương quan giữa các quái Mỗi quái gồm 3 hào : trên, giữa, dưới. Mỗi hào có thể là dương hoặc âm. Thí dụ quái Càn ba hào đều dương, quái Khôn ba hào đều âm, quái Ly có hào trên và dưới dương, hào giữa âm, quái Chấn có hào trên và giữa âm, hào dưới dương. So sánh quái Càn với quái Đoài thấy khác nhau một hào trên, Càn và Chấn khác nhau hai hào trên, Càn và Khôn khác nhau cả ba hào. Nói cách khác, dùng từ “biến”. Biến hào dương thành âm và ngược lại. Như vậy có thể nói : biến một hào trên thì quái Càn thành Đoài và ngược lại. Biến cả 3 hào của Càn thành Khôn. Tuỳ theo sự khác nhau của các hào ( hoặc số hào biến ) mà có các quan hệ như sau: Hào khác (biến) Thí dụ với Thi dụ với Quan hệ 1 hào trên Sinh khí 1 hào giữa Tuyệt mệnh 1 hào dưới Hoạ hại 2 hào(trên+giữa) Ngũ quỷ 2 hào(giữa+dưới) Thiên y 2 hào(trên+dưới) Lục sát Cả 3 hào Phúc đức Không hào nào Phục vị ( khẩu quyết dễ nhớ : Sinh, tuyệt, họa—ngũ , thiên, lục ) Có 4 quan hệ tốt là : Sinh khí, Thiên y, Phục vị và Phúc đức ( hoặc Diên niên) 4 quan hệ xấu : Tuyệt mệnh, Hoạ hại, Ngũ quỷ, Lục sát. ( trong một số sách người ta gọi cách xác định 8 quan hệ như trên là tính toán về du niên ( người ta đặt ra một số câu khẩu quyết nhưng rất khó nhớ, thí dụ Càn : lục thiên ngũ họa tuyệt diên sinh, Khảm : ngũ thiên sinh diên tuyệt họa lục; Cấn : Lục tuyệt họa sinh diên thiên ngũ---) 3.5.4-Tương quan giữa con người và các phương hướng Chia mặt đất thành 8 phương, mỗi phương biểu thị bằng một quái theo đồ hình hậu thiên, đó là “ phương quái”. Mỗi người có một phi cung (mệnh quái). So sánh phi cung với phương quái sẽ biết các quan hệ tốt, xấu. Thí dụ người có phi cung là Càn , có các tương quan như sau : phương Tây bắc ( phương quái là Càn) quan hệ là “ phục vị”, Tây nam ( khôn)- phúc đức, Tây ( đoài)- sinh khí, Nam ( ly)- tuyệt mệnh, Đông nam ( tốn)- hoạ hại, Đông ( chấn)- ngũ quỷ, Đông bắc ( cấn)- thiên y, Bắc ( khảm)- lục sát ( xem hình vẽ ). Các phi cung khác có tương quan với các phương như thể hiện trên hình vẽ. Chú ý : 4 phương được tô đậm là 4 phương tốt, 4 phương khác còn lại, để thường là 4 phương xấu. Hinh vẽ : Quan hệ các Phi cung ( mệnh quái ) với các phương 3.5.5- ĐÔNG TƯ TRACH, TÂY TƯ TRACH Bát trạch là thuật ngữ chỉ quan hệ của người với 8 phương. Chia phi cung của mọi người thành 2 nhóm : Đông tứ mệnh và Tây tứ mệnh Đông tứ mệnh gồm những người có mệnh quái Chấn, Tốn, Ly, Khảm. Tây tứ mệnh gồm những người có mệnh quái Đoài, Càn, Cấn , Khôn. Chia các loại nhà, dựa theo phương hướng thành Đông tứ trạch và Tây tứ trạch. Đông tứ trạch là những nhà có phương hướng là Chấn , Tốn, Ly, Khảm. Tây tứ trạch là những nhà có phương hướng Đoài, Càn, Cấn, Khôn. ( để xác định phương hướng của nhà một số sách cho là lấy hướng trước của nhà, một số khác lại cho là lấy theo hướng phía sau, là tọa của nhà, người viết cho là lấy theo tọa ) 3.5.6- Xác định tâm, phương, hướng của nhà, phòng, cửa Phân biệt phương và hướng như sau : Lấy một đối tượng nào đó để xét ( thí dụ phòng ngủ, bếp, bàn làm việc, giường) Phương là vị trí của đối tượng( phòng, cửa) so với tâm của nhà, hướng là chỉ hướng nhìn từ tâm đối tượng ra bên ngoài. a- Tâm của nhà, của phòng, của cửa Xác định vị trí của tâm trên mặt bằng. Xem mặt bằng của nhà, của phòng là một hình hình học, tâm của nhà, của phòng là trọng tâm của hình đó ( với mặt bằng phức tạp có thể xác định vị trí tâm một cách gần đúng). Tâm của cửa là trung điểm của nó. Thí dụ mặt bằng nhà và các phòng như hình vẽ . Tâm nhà tại O, tâm các phòng tại A,B,C,D,E. tâm cửa tại G, H, K b- Đồ hình 8 phương Vẽ đồ hình 8 phương bát quái hậu thiên một cách chính xác, gồm 8 cung, nối điểm phân các cung với tâm điểm thành các góc 45 độ. c- Phương ( vị trí ) của phòng, cửa Để xác định phương của một phòng, đem đặt mặt bằng của nhà lên đồ hình 8 phương cho tâm của nhà trùng tâm đồ hình. Tâm của phòng nằm trong cung nào của đồ hình thì đó là phương của phòng. Trên hình vẽ, phòng khách A ở cung Cấn, phòng ngủ B ở Tốn, WC ở Khôn. Xác định phưong của cửa của một phòng bằng cách đem đặt tâm của phòng đó trùng tâm của đồ hình, tâm cửa ở cung nào thì đó là phương của nó. d-Hướng của nhà và cửa Hướng là hướng nhìn từ trong ra. Hiện tại theo các sách thấy có hai cách lấy hướng khác nhau : lấy từ tâm và lấy vuông góc. Cách 1- Lấy từ tâm. Hướng nhà : Đường thẳng để lấy hướng là đường nối từ tâm nhà ( cũng có sách viết là tâm của phòng chính, thường là phòng khách kề với cửa chinh) với tâm cửa đi chính. Hướng cửa : Đường nối tâm phòng đến tâm cửa. Cách 2- Lấy vuông góc. Hướng trước nhà : Đường thẳng để lấy hướng là đường kẻ từ tâm nhà, vuông góc với mặt trước nhà . Hướng cửa là hướng từ trong ra, vuông góc vói mặt cửa. (ngược 180 độ với hương trước là hướng sau ) Trong cả 2 cách, đặt đường thẳng ( để lấy hướng ) đi qua tâm đồ hình 8 phương, đường đó nằm trong cung nào thì đó là hướng. Cần phân biệt hướng trước nhà và hướng sau nhà. Hướng sau nhà gọi là Tọa. Một số tác giả cho rằng hướng trước là quan trọng, lấy hướng nhà là hướng phía trước. Một số tác giả khác lại cho rằng Tọa quan trọng hơn, vì vậy lấy hướng của nhà dựa vào tọa ( Người viết tán thành với quan điểm lấy hướng của nhà dựa vào tọa) Hướng trước của nhà là hướng đón được nhiều khí nhất. Khí từ ngoài vào nhà thông qua của đi, cửa sổ ( ánh sáng, gió ). Thông thường, nếu cửa đi chính rộng lớn thì mặt trước là mặt có cửa đi ( hướng trước vuông góc với bức tường có cửa đi ), nếu cửa đi vào nhà mà hẹp, bị khuất mà nhà lại có một mặt có cửa số lớn thì xem mặt có cửa sổ lớn là mặt trước. ( trong một số trường hợp phức tạp việc xem mặt nào là mặt trước tùy thuộc vào sự phân tích và kinh nghiệm của người xem phong thủy ) Hai cách xác định hướng ( nhà, cửa ). O- tâm nhà ; A, B, C- tâm các phòng Bình luận : Theo hai cách trên tìm ra 2 hướng có thể khác nhau của nhà và cửa, đó là điều chưa được chặt chẽ, người viết thiên về cách 2, lấy vuông góc,( Nếu lấy hướng của nhà dựa vào tọa thì chỉ có cách lấy vuông góc). 3.5.7- chọn phương hướng của nhà, phòng, cửa Theo trường phái Bát trạch người có đông tứ mệnh nên ở nhà đông tứ trạch, người tây tứ mệnh nên ở nhà tây tứ trạch. Hướng của nhà nên chọn một trong 4 hướng tốt. Mỗi hướng ( trong 8 hướng ) nằm trong phạm vi cung chắn một góc 45 độ. Có lời khuyên nên tránh đặt hướng cửa chính trùng khít với các hướng chính : đông, tây, nam, bắc ( trùng đường phân giác ), cũng như trùng với giới hạn phân chia giữa các phương ( nên đặt lệch so với các hướng nói trên ít nhất 5 độ ). Về vị trí và hướng các phòng nên như sau : Phòng thờ và phòng ngủ nên ở phương tốt, hướng tốt, phòng vệ sinh ở vào phương xấu nhưng có hướng tốt. Phòng bếp cần phân biệt vị trí ( táo toà ) và hướng cửa lò của bếp ( táo khẩu ) [ táo toà luận phương, táo khẩu luận hướng ]. Có ý kiến cho rằng ( không rộng rãi ) táo toà nên ở phương xấu còn táo khẩu cần theo hướng tốt. Xem phong thuỷ theo Bát trạch là tương đối đơn giản, có nhiều sách, tài liệu trình bày về lĩnh vực này (*). ---------------------------------------------------------------------------------------------- (*)-Bát trạch minh cảnh ( Cổ Ngô Tự ), Phong thuỷ bát trạch ( Trần Ngọc Vũ ) , Phong thuỷ toàn thư ( Thiệu Vĩ Hoa ) , Chọn hướng nhà, hướng đất theo phong thuỷ ( Hoàng Yến ), Phong thuỷ thực hành ( Tống Thiều Quang ), Địa lý phong thuỷ toàn thư ( Trần Văn Hải ), Nhập môn phong thuỷ ( Nguyễn Mạnh Linh), Xây dựng nhà ở theo địa lý, thiên văn, dịch lý ( Trần Văn Tam ). Bát trạch minh kính ( Dương Quân Tùng (**) Để xác định tâm, phương, hướng có thể trực tiếp thực hiện trên thực địa mặt bằng nhà hoặc trên bản vẽ. Trên thực địa phải dùng La bàn ( đặt la bàn tại tâm nhà hoặc tâm cửa ), trên bản vẽ phải vẽ thật đúng tỷ lệ và phương hướng. Khi vì lý do nào đó bị buộc phải mở cửa chính vào hướng xấu, người ta có thể dùng một số cách hoá giải, một trong những cách đó là treo Gương Bát quái ở trên cửa chính. Tuy vậy để gương có tác dụng cần treo đúng cách để tạo ra sự chế hoá”. Dùng quan hệ Phục vị để chế hoạ hại, Sinh khí chế ngũ quỷ, Thiên y chế tuyệt mệnh, Phúc đức chế lục sát (*). 3. 5.8 - ảnh hưởng của các sao Ngoài việc xem tốt xấu theo 8 quan hệ ( sinh khí.hoạ hại ) còn cần xem thêm sinh / khắc ngũ hành của các cung ( càn, khảmkhôn, đoài) và các sao đại diện. Mỗi quan hệ được gắn 1 sao ( sao đại diện ). Các sao và ngũ hành của nó cho trong bảng.( các sao này là từ chòm sao Bắc đẩu - Đại hùng ) Quan hệ Sinh khí Phúc đức Thiên y Phục vị Tuyệt m Ngũ quỷ Hoạ hại Lục sát Sao Tham lang Vũ khúc Cự môn Tả phù Phá quân Liêm trinh Lộc tồn Văn khúc Hành mộc kim thổ mộc kim hoả thổ thuỷ Thí dụ mệnh quái Càn. Đối với mệnh quái này thì quan hệ phúc đức ( sao Vũ khúc ) ở cung Khôn ( tây nam). Ngũ hành của Khôn là Thổ, ngũ hành sao Vũ khúc là Kim. Quan hệ : Thổ sinh Kim ( cung sinh sao ). Phúc đức đã là tốt, nay thêm tương sinh giữa cung và sao, càng tốt hơn. Cung Đoài ( phương Tây ) quan hệ là Sinh khí, sao Tham lang. Đoài hành Kim, Tham lang hành Mộc. Kim khắc Mộc. Như vậy sinh khí là tốt nhưng vì có xung khắc ngũ hành nên mức độ tốt bị giảm đi. Cung Ly ( phương nam ), quan hệ Tuyệt mệnh, sao Phá quân. Ly hành Hoả, Phá quân hành Kim. Hoả khắc Kim. Tuyệt mệnh đã xấu, lại bị xung khắc ngũ hành, càng xấu thêm. Cung Khảm ( bắc ) quan hệ Lục sát, sao Văn khúc. Ngũ hành của Khảm và Văn khúc đều là Thuỷ, đồng hành. Lục sát là xấu nhưng nhờ Thuỷ- Thuỷ đồng hành nên sự xấu giảm bớt. ( Sao sinh cung là tôt. cung sinh sao là tốt vừa. Sao khắc cung là xấu, cung khắc sao là xấu vừa ). Có quan niêm cho rẳng với các quan hệ tốt ( sinh khí, phúc đức, thiên y, phục vị ) thì gặp tương sinh là tốt thêm và gặp tương khặc thì kém tốt đi nhưng với các quan hệ xấu ( tuyệt mệnh, ngũ quỷ, họa hại, lục sát ) thì phải vận dụng ngược lại, đ.ã xấu mà gặp tương sinh thì xấu thêm, gặp tương khắc thì bớt xấu đi. 3.6- Nhị thập tứ sơn 3.6.1- Đại cương về môn phái Đây là môn phái khác với Bát trạch. Đem chia mặt bằng thành 24 phương, gọi là 24 sơn. ( Mỗi phương trong 8 phương : đông bắc, đông, đông nam , tây bắc, bắc được chia làm 3 ). Mỗi sơn chiếm một cung 15 độ. Dùng tên của 12 chi, 4 quái và 8 can để đặt cho các sơn. -------------------------------------------------------------------------------------------------- (*)- Tưởng tượng trên cửa có một bát quái ( vô hình) . Trên bát quái ( vật thể) xác định phi cung của chủ nhà. Đem xoay gương để khi treo cho phi cung trùng lên quái vô hình, mà hai quái có quan hệ tốt . Thí dụ Phi cung là Càn, muốn tạo ra quan hệ Phục vị thì treo gương để cho hai quái Càn chập lên nhau, muốn tạo quan hệ Phúc đức thì treo gương để quái Càn trên gương chồng lên quái Khôn ở bát quái vô hình Dùng 12 chi với Tý ở chính bắc ( Tý và Bắc đều thuộc Thuỷ ), lần lượt theo chiều kim đồng hồ, cách một sơn đặt một chi ( sửu, dần, mão), như vậy ngũ hành của các chi trùng với ngũ hành các phương ( xem hình vẽ ). Dùng 4 quái Tốn, Khôn, Càn, Cấn đặt ở giữa 4 phương bàng ( vị trí của các quái khác ở giữa 4 phương chính Đông, Tây, Nam, Bắc đã có các Chi chiếm giữ ). Dùng thêm 8 Can (bỏ Mậu, Kỹ thuộc hành thổ vì trong 12 Chi và 4 Quái đã có 6 hành thổ là Thìn, Tuất, Sửu, Mùi và Chấn, Khôn ). Đặt Giáp, Ât ( mộc) ở phương đông, Bính, Đinh (hoả )- phương nam, Canh, Tân ( kim) – tây, Nhâm, Quý (thuỷ)- bắc . Kết quả có hai mươi bốn sơn như hình vẽ, đọc theo thứ tự từ bắc trở đi là : nhâm tý quý, sửu cấn dần, giáp mão ất, thìn tốn tị, bính ngọ đinh, mùi khôn thân, canh dậu tân, tuất càn hợi. Nhị thập tứ sơn được dùng phổ biến trong việc xem xét phương hướng và nhiều vấn đề khác liên quan đến ngôi nhà. 3.6.2- PHƯƠNG HƯƠNG TRONG 24 SƠN Đặt mặt bằng nhà vào đồ hình nhị thập tứ sơn, tâm nhà trùng với tâm đồ hình. Từ tâm O kẻ 3 tia chính. OA vuông góc với mặt sau nhà,OB vuông góc với mặt trước, OC đi qua giữa cửa chính. Các tia này kéo dài chạm vào các sơn. Đó là sơn hướng. Trong 3 sơn hướng thì quan trọng nhất là sơn hướng phía lưng nhà, thường gọi là “ Toạ” của nhà, nhưng nhiều tài liệu vẫn gọi là “ Hướng” nhà. Ngôi nhà trên hình vẽ có toạ ( hoặc hướng ) ở thân, hướng trước là dần, cửa chính hướng quý. (: Khi đọc sách cần xem trong sách đó người ta định nghĩa hướng là phía nào ) 3.6.3- Các trạch theo 24 sơn Dựa vào tọa người ta phân ra các kiểu nhà, gọi là “Trạch”. Theo tài liệu “ Chọn hướng nhà và bố trí nội thất theo thuật phong thuỷ” do Nguyễn Hà lược dịch, NXB Xây dựng, 1996, các trạch có một số tính chất như sau: 1-Trạch Nhâm- có phú quý, quyền uy, chức quan cao hoặc làm tướng, trong gia đình sẽ có người đi xa hoặc ra nước ngoài tu nghiệp. 2- Trạch Tý- phương vị cao quý, thường không bỏ lỡ cơ hội tốt trong cuộc đời, tượng trưng cho sự quả đoán, dũng cảm. 3- Trạch Quý- hướng dũng cảm, táo bạo và những nhà doanh nghiệp thành công, gia đình có khả năng sinh con gái đẹp. 4- Trạch Sửu- hướng giàu lòng tín ngưỡng và thường gặp thành công, được sự che chở của thần linh. 5- Trạch Cấn- hướng thích hợp với những người làm nghề tự do, buôn bán tự do, nếu vận dụng đúng có thể giàu nhanh, tuy vậy nếu vận dụng không đúng sẽ rất tai hại, dễ mắc bệnh đau lưng, phong thấp. 6- Trạch Dần- hướng xấu, rất khó sử dụng ( nếu xây lăng mộ theo hướng này rất dễ bị thân thể suy nhược ) 7- Trạch Giáp- đây là hướng bệnh tật, nhưng cũng có lúc nhờ vào long mạch mà giàu ( xây mộ theo hướng này rất có thể sinh con bị tê dại ). Tuy vậy nếu có được khí đất tốt thì có thể có được sự giàu sang, xây mộ theo hướng này có thể sinh con văn tài xuất chúng. 8- Trạch Mão- hướng thành công và phồn vinh, trong số con cháu sẽ xuất hiện những vị lãnh đạo. 9- Trạch Ât- hướng dựa vào sở trường kỹ thuật hoặc nghệ thuật mà làm giàu, tượng trưng cho người có danh, lợi song toàn. 10- Trạch Thìn- hướng mà người nỗ lực, cố gắng thì sẽ giàu có, tượng trưng cho sự trực giác, nhạy cảm. 11- Trạch Tốn- hướng văn chương khoa cử ( nhưng từ năm 1984 trở đi dòng khí từ hướng này dần dần giảm yếu ). 12- Trạch Tị- hướng thích hợp với những người làm nghề đầu bếp. 13- Trạch Bính- hướng đưa lại tiếng tăm, tên tuổi, tượng trưng cho nghị viên quốc hội, nhà chính trị cấp cao, được quý nhân phù trợ. 14- Trạch Ngọ- hướng tượng trưng cho sự biến động, nếu không tốt nhất thì xấu nhất, rất khó vận dụng. Xây mộ theo hướng này dòng họ sinh nữ nhiều hơn nam. 15- Trạch Đinh- hướng được nhiều người ủng hộ, ngưỡng mộ, thân thể an khang, sống thọ. 16- Trạch Mùi- hướng tài sản hùng hậu, lộc dồi dào, tuy vậy thanh danh không lừng lẫy. 17- Trạch Khôn- hướng xuất hiện hào kiệt cuối đời, tuy vậy không an toàn. Nếu phối hợp với khí đất tốt có thể xuất hiện hào kiệt của thời đại. 18- Trạch Thân- hướng có trường khí tương đối yếu. Nếu kết hợp được với khí đất và thuỷ pháp tốt, người làm nghề tự doanh sẽ thu hút được nhiều khách hàng và sẽ tìm được nhiều người giúp việc có tài năng. 19- Trạch Canh- hướng sáng suốt, minh mẫn và giàu sức quyết đoán. tượng trưng cho chỉ huy quân đội hoặc chủ tịch hội đồng doanh nghiệp. 20- Trạch Dậu- hướng chủ yếu cho nhà tập thể, trụ sở cơ quan, cũng thích hợp với hướng đền đài, bàn thờ. 21- Trạch Tân- hướng của học giả, những người nghiên cứu thành đạt, được cấp trên đề bạt, chiếu cố, được giao phó trọng trách. 22- Trạch Tuất- hướng thu được nhiều tiền nhờ bất động sản, nếu có khí đất tốt sẽ gặp được vận may bất ngờ. 23- Trạch Càn- hướng lý tưởng cho nhà ở và lăng mộ, tuy vậy có hàm nghĩa cô độc, ngoan cố. 24- Trạch Hợi- hướng “ thiên tử”, chi phối cả 24 hướng, đại diện cho các ý tưởng tốt như : phúc đức, tôn nghiêm, danh dự, cao quý. 3.6.4- XEM PHƯƠNG HƯỚNG THEO 24 SƠN Thường kết hợp nhị thập tứ sơn với “ Vòng Phúc đức”. Đó là vòng gồm 24 cung, theo thứ tự như sau : phúc đức, ôn hoàng, tấn tài, trường bệnh, tố tụng, quan tước, quan quý, tự ải, vượng trang, hưng phúc, pháp trường, điên cuồng, khẩu thiệt, vượng tàm, tấn điền, khốc khấp, cô quả, vinh phúc, thiếu vong, xương dâm, thần hôn, hoan lạc, tuyệt bại, vượng tài. Đem ghép vòng phúc đức với nhị thập tứ sơn. Tuỳ theo phi cung mệnh quái hoặc trạch mà đặt cung phúc đức vào một sơn hướng ( cho trong bảng sau), theo đó mỗi sơn hướng sẽ ứng với một cung của vòng. 24 long : 24 sơn cũng còn được gọi là 24 Long. Mỗi phương ( trong 8 phương ) có 3 long, thí dụ phương bắc có 3 long là Nhâm, Tý, Quý. Phương Đông có 3 long là Giáp , Mão, Ât. Trong 3 long thì ở giữa là Thiên nguyên long, hai bên là Địa nguyên long và Nhân nguyên long. Lại phân 24 long thành 12 long dương và 12 long âm. Các long dương gồm : Thiên nguyên long Càn Tốn, Cấn Khôn, địa nguyên long Giáp , Canh, Nhâm, Bính; nhân nuyên long Dần ,Thân, Tỵ, Hợi. Trên hình ở trang 19 các long dương được đánh dấu bằng 1 chấm ở mép trong. Phi cung, trạch Tốn, Chấn Khảm Cấn Càn, Ly Khôn, Đoài Phúc đức ở tại Tị Dần Giáp Thân Hợi Thí dụ : Phi cung Ly ( hoặc trạch Ly ). Phúc đức ở thân, tiếp theo : ôn hoàng tại canh, tấn tài ở dậu hoan lạc ở đinh, tuyệt bại ở mùi, vượng tài ở khôn. ( xem hình vẽ ). Dựa vào tương quan của sơn hướng với cung tương ứng của vòng phúc đức để đoán tốt, xấu . Thí dụ người có phi cung Ly, cửa chính của nhà có hướng Giáp, ứng với cung Tấn điền, đó là một cung tốt (*). Ghép vòng Phúc đức với Nhị thập tứ sơn, ứng với mỗi “ Trạch” ( hoặc Phi cung ) được cho trong đồ hình ở các trang sau. Khi xác định “ Trạch” cần theo nguyên tắc “ Nhất quái quản tam sơn” . Thí dụ 3 sơn Nhâm, Tý, Quý thuộc quái Khảm; 3 sơn Sửu, Cấn, Dần-thuộc quái Cấn; 3 sơn Bính, Ngọ, Đinh-thuộc quái Ly Có một số hướng gọi là “ hoàng tuyền” , là xấu. Chỉ có 4 phi cung ( trạch ) kỵ hoàng tuyền là Tốn, Khôn, Càn, Cấn ( có trong 24 sơn ). Tốn- hoàng tuyền ở Ât và Bính, Khôn- hoàng tuyền ở Canh và Đinh, Càn- hoàng tuyền ở Tân và Nhâm, Cấn- hoàng tuyền ở Giáp và Quý ( Hoàng tuyền nằm tại hai sơn ở hai bên sơn đang xét, cách một sơn ở giữa , xem hình ở trang 24 ) (**) Liên hệ giữa 24 sơn với vòng phúc đức ( ứng với trạch hoặc cung phi Cấn- Phúc đức ở Giáp; trạch Khôn và Đoài- phúc đức ở Hợi ) ( * ) Các cung tốt là : Phúc đức, Tấn tài, Quan quý, Vượng trang, Hưng phúc, Vượng tàm, Tấn điền, Vinh phú, Hoan lạc, Vượng tài. Các cung xấu : Ôn hoàng, Trường bệnh, Tố tụng, Tự ải, Pháp trường, Điên cuồng, Khẩu thiệt, Khốc khấp, Cô quả, Thiếu vong, Xương dâm. (**) Có tài liệu còn cho rằng : Trạch Ât hoặc Bính- hoàng tuyền ở Tốn; Trạch Đinh hoặc Canh- hoàng tuyền ở Khôn; Trạch Tân hoặc Nhâm- hoàng tuyền ở Càn; Trạc Quý hoặc Giáp- hoàng tuyền ở Cấn ( có nghĩa là nếu A là hoàng tuyền đối với B thì ngược lại B là hoàng tuyền đối với A ) Trạch Tốn và Chấn- Phúc đức ở Tị; trạch Khảm- phúc đức ở Dần) 3.7 Dương trạch tam yếu 3.7.1- khái niệm chung Theo môn phái này, “ Tam yếu” là 3 bộ phận chính, quan trọng của một ngôi nhà, đó là Cổng ( hoặc không có cổng thì lấy cửa chính ), Phòng chủ ( Phòng to lớn nhất trong nhà) và Phòng bếp. Mỗi bộ phận được xác định bằng Phương ( vị trí) của nó theo 8 phương. Xét tương quan giữa các bộ phận này theo Phương quái của các bộ phận : Cửa chính với phòng chủ, Cửa chính với Bếp, Phòng chủ với Bếp. Mỗi quan hệ như vậy được biểu diễn bằng một quẻ của Kinh Dịch (**) Thí dụ : Nhà có cửa chính ở Đông nam- quái Tốn, phòng chủ ở Tây bắc- quái Càn, Phòng bếp ở Bắc- quái Khảm. Tương quan giữa cửa chinh tốn và phòng chủ càn biểu diễn bằng quẻ gồm bên trên là quái tốn ( phong ), bên dưới là quái càn ( thiên ), có tên là PHONG THIÊN ( Tiểu súc ). Quan hệ giữa phòng chủ càn và bếp khảm là quẻ có quái trên là càn ( thiên ), quái dưới là khảm ( thuỷ ), tên quẻ là THIÊN THUY ( Tụng ) ( ***) -------------------------------------------------------------------------------------------------- (*)- Sách tiếng Việt về phong thuỷ trong đó có trình bày 24 sơn hướng không có nhiều bằng các loại khác, ngoài quyển của Nguyễn Hà đã dẫn ở trên, còn có thể kể quyển sau đây : Phong thuỷ ứng dụng trong kiến trúc hiện đại ( Trần Mạnh Linh ) (**)- Mỗi quẻ của Kinh Dịch gồm 2 quái đơn ( càn, đoài, ly, chấn, tốn , khảm, cấn , khôn) chông lên nhau, mỗi quẻ gồm 6 hào, được đặt tên riêng hoặc theo các quái đơn. Thí dụ quẻ có quái khảm ( thuỷ ) ở trên, quái càn ( thiên ) ở dưới, có tên là THUYTHIÊN ( Nhu ). (***) Xem : Dương trạch tam yếu của Triệu Cửu Phong-NXB Thời đai- 2011, Dương trạch tam yếu của Nguyễn Minh Thiết. (+ ) Có tài liệu cho Phòng chủ là Phòng ngủ của chủ nhà 3.7.2- Tóm tắt các quan hệ theo dương trạch tam yếu Dưới đây ( trong 8 trang, đánh số riêng, sau trang 24, trước 25) ghi lại tóm tắt các tính chất của những ngôi nhà có các quan hệ trên đây theo các tổ hợp khác nhau, trích từ sách của Triệu Cửu Phong, thuộc Tứ khố toàn thư ( đời nhà Thanh ). 3.8 - Màu sắc trong phong thuỷ Màu sắc được chọn theo màu của ngũ hành, tránh dùng các màu xung khắc. Các màu của ngũ hành như sau : Kim- màu trắng; Thuỷ- đen; Mộc- xanh, Hoả- đỏ; Thổ- vàng. Thí dụ : người có ngũ hành là Mộc sẽ hợp với màu xanh hoặc đen ( thuỷ-đen sinh mộc- xanh ) Phần tham khảo 1- Tứ xung và tam hợp của các chi . Đem sắp xếp các chi theo vòng tròn với thứ tự như trên mặt đồng hồ. Các chi nằm trên 4 đỉnh của hình vuông nội tiếp tạo thành quan hệ “ tứ hành xung”, trong đó hai chi trên cùng đường kính là “ trực xung”, hoặc xung đối, hai chi trên cạnh hình vuông là “ bàng xung” hoặc xung kề. Có 3 nhóm nhứ vậy, đó là : Tý- Ngọ- Mão- Dậu; Dần- Thân-Tị- Hợi và Thìn- Tuất- Sứu- Mùi. Các chi nằm trên đỉnh của tam giác đều nội tiếp tạo thành các nhóm “ Tam hợp”. Có 4 nhóm như vậy : Thân-Tý- Thìn, Tị-Dậu –Sửu; Dần-Ngọ –Tuất; Hợi- Mão- Mùi. 2- Tìm ngũ hành của cặp can chi trên bàn tay - Lấy 5 vị trí trên lòng bàn tay, án ngũ hành vào 5 vị trí theo chiều kim hồ với thứ tự : Kim- Thuỷ- Hoả- Thổ- Mộc. - An các chi theo từng cặp tại 3 vị trí ứng với Kim, Thuỷ, Hoả, lần lượt là : Tý sửu, Dần mão, Thìn tị, Ngọ mùi, Thân dậu, Tuất hợi - Cách tính : Với một cặp can chi. Khởi đếm từ vị trí của chi, tại một vị trí đếm hai can liền kề : giáp ất, bính đinh, mậu kỷ, canh tân, nhâm quý. Bắt đầu từ giáp ất ( tại vị trí của chi) đếm theo chiều kim đồng hồ theo vòng tròn, dừng lại ở vị trí gặp can của cặp, có được hành của nó. Thí dụ, cặp Tân mão ( chi Mão, can Tân ). Khởi đếm từ vị trí có chi Mão, kể là giáp ất, đếm theo chiều ( tiếp theo là bính đinh, rồi đến mậu kỷ). Đếm đến Tân thì dừng lại, gặp vị trí của hành Mộc. Vậy ngũ hành cuă Tân mão là Mộc. Với cặp Quý hợi, khởi đếm từ Hợi, bắt đầu bằng Giáp ất đếm đến Quý, dừng lại được hành Thuỷ. ( Tiếp phần tham khảo ) 3- Tìm ngũ hành bằng “ khẩu quyết”. Ngũ hành chi tiết của các cặp can- chi được tổng kết trong bảng sau Chi / Can giáp ất bính đinh mậu kỷ canh tân nhâm quý Tý- Sửu HAI trung kim GIANG hạ thuỷ TICH lịch hoả BICH thượng thổ TANG đồ mộc Thìn- Tị PHUC đăng hoả Sa TRUNG thổ LÂM đại mộc Bạch LAP kim TRƯƠNG lưu thuỷ Dần – Mão Đại KHÊ thuỷ LÔ trung hoả THANH đầu thổ TUNG bá mộc Kim BAC kim Ngọ - Mùi SA trung kim Thiên HA thuỷ THIÊN thượng hoả LÔ bàng thổ DƯƠNG liễu mộc Thân – Dậu TUYÊN trung thuỷ Sơn HA hoả Đại TRACH thổ THACH lựu mộc KIÊM phong kim Tuất- hợi SƠN đầu hoả ÔC thượng thổ BINH địa mộc Thoa XUYÊN kim ĐƯƠNG(đại) hải thuỷ Từ bảng trên người viết đưa ra bài khẩu quyêt sau :Tý sửu hải giang tích bích tang- Thìn tị : phúc trung lâm lạp trường- Dần mão: khê lô thành tùng bạc- Ngọ mùi : sa hà thiên lộ dương- Thân dậu: tuyền hạ trạch thạch kiếm- Tuất hợi : sơn ốc bình xuyến đường. ( dùng các chữ viết HOA ghép lại ) Học thuộc bài khẩu quyết dưới dạng bài thơ 6 câu x 7 chữ sẽ dễ dàng tìm được ngũ hành chi tiết trên bàn tay. Mỗi chữ là một hành chi tiết, thí dụ Tích là Tích lịch hoả, Dương là Dương liễu mộc. Giơ bàn tay, án các cặp can vào các ngón : ngón cái : giáp ất, ngón trỏ : bính đinh, ngón giữa : mậu kỷ, ngón đeo nhẫn : canh tân, ngón út : nhâm quý. Thí dụ cần tìm ngũ hành năm Kỷ mão. Kỷ ở vị trí thứ 3, ngón giữa. Đọc câu khẩu quyết ứng với chi Mão (Dần mão khê lô Thành tùng bạc ) , vừa đọc vừa gập ngón tay. Gập đến ngón giữa ứng can Kỷ, gặp chữ Thành, là Thành đầu thổ. Thí dụ cặp Canh Thân. Đọc câu bắt đầu bằng Thân dậuđến chữ thứ 4 ứng can Canh, được chữ Thạch, là Thạch lựu mộc. ( trong bài chỉ có một chữ cuối cùng bị lệch , thay chữ Đại bằng chữ Đường cho có vần ). 4- Can chi của giờ- Mỗi ngày đêm ( 24 giò đông hồ ) được chia thành 12 giờ can chi, có các chi là tý, sửu tuất hợi . Trong các lịch người ta thường cho can chi của năm, tháng, ngày. Riêng can chi của giờ xác định như sau : Từ 11 giờ đêm đến cuối 1 giờ sáng là giờ Tý, cứ thế tính tiếp, từ 11 đến hêt 13 giờ trưa là giờ Ngọ,( tính tiếp ). Trên các tờ lịch chỉ cho Can của giờ Tý, thí dụ giờ Giáp tý, giờ Canh tý v.v..Từ Can của giờ Tý có thể dễ dàng suy ra Can của các giờ khác trong ngày. Thí dụ giờ Canh tý. Sau Canh lần lượt là Tân, Nhâm, Quý, rồi tiếp Giáp, ất, Bính, Đinh, tiếp sau Tý là sửu, dần, mão, thìn , tịVậy sẽ có can chi của các giờ là : Canh tý, Tân sửu, Nhâm dần, Quý mão, Giáp thìn, Ât tị.( hết phần tham khảo ) IV phong thủy trạch vận Đây là trường phái xét sự thay đổi của phong thuỷ theo thời gian. Thí dụ đối với người thuộc “ đông tứ trạch” thì phương Đông là tốt, phương Tây là xấu . Tuy vậy mức độ tốt xấu không cố định mà thay đổi theo thời gian. Chữ “ Vận” trong Trạch vận có ý nghĩa như trong các từ : Vận hạn, Vận may, Thời vận Phong thuỷ trạch vận còn có các cách gọi khác như : Thông thiên học, trường phái Phi tinh, trường phái Nhật gia, Huyền không học.( * ) 4.1- Cách chia thời gian theo Tam nguyên, Cửu vận Chia thời gian thành các Kỷ ( Chính nguyên ), mỗi kỷ 180 năm được chia thành Tam nguyên, mỗi nguyên 60 năm được chia thành tam vận, mỗi vận 20 năm. Như vậy mỗi kỷ gồm 3 nguyên x 3 vận = 9 vận = 9x20 năm = 180 năm. Trong thời gian gần đây : Thượng nguyên từ năm 1864 đến hết năm 1923, gồm các vận 1; 2; 3. Trung nguyên từ năm 1924 đến hết năm 1983, gồm các vận 4; 5; 6. Hạ nguyên từ 1924 đến hết 2043, gồm các vận 7; 8; 9. Vận 7 từ 1924 đến hết 2003, vận 8 từ 2004 đến hết 2023, vận 9 từ 2024 đến hết 2043. Từ năm 2044 lại bắt đầu một Kỷ mới, vận 1 của Thượng nguyên mới. 4.2- Vận bàn Xét phong thuỷ thay đổi theo thời gian, trước hết là thay đổi theo Nguyên, trong mỗi Nguyên lại xét thay đổi theo Vận, trong mỗi Vận xét thay đổi theo năm, và cứ thế cho đến tháng, ngày, giờ. Quan trọng nhất là lập “ Vận bàn” , xét quan hệ của 3 yếu tố : vận, toạ và hướng của ngôi nhà.( xem mục 4- 7 ) Để biểu diễn sự thay đổi dùng “ Cửu tinh Thất sắc” ( 9 sao và 7 màu ). 4.3- Cửu tinh, thất sắc Có 9 tinh ( sao ) chuyển động, thay đổi vị trí theo thời gian, gọi là Phi tinh, được đánh số : nhất, nhị, tam, tứ, ngũ, lục, thất, bát, cửu. Có 7 sắc ( 7 màu : bạch, hắc, bích, lục, hoàng, xích, tử ) đem gắn vào các sao như sau :1- Nhất bạch, 2- Nhị hắc, 3-Tam bích, 4- Tứ lục, 5-Ngũ hoàng, 6- Lục bạch, 7-Thất xích, 8- Bát bạch, 9- Cửu tử. ( từ đây sẽ dùng con số để ghi sao ) Trong các sao được gắn màu, có các sao tốt :9- cửu tử, 1-nhất bạch, 6- lục bạch, 8-bát bạch, các sao xấu : 2- nhị hắc, 3- tam bích, 5-ngũ hoàng, 7-thất xích. Tứ lục là sao trung tính. ------------------------------------------------------------------------------------------------- (*) Các sách tiếng Việt có viết về Phong thuỷ trạch vận ( Huyền không, Phi tinh ) tương đối ít hơn các lĩnh vực Hình thể và Bát trạch. Có thể kể một số quyển sau đây : Trạch vân tân án ( Thẩm Trúc Nhưng, Lê Việt Anh biên dịch ), Nhập môn phong thuỷ tập 2- Huyền không học (Nguyễn mạnh Linh ) Tự xem phong thuỷ nhà mình ( Tuệ Duyên ), Bí mật gia cư ( Duy Nguyên ). Phong thuỷ ứng dụng trong kiến trúc hiện đại ( Trần Mạnh Linh ), Phong thuỷ huyền không phi tinh ( Elizabeth Moaran- Hồng Hạnh dịch ). Bách khoa phong thuỷ ( Vương Minh Quang ). Thẩm thị huyền không học ( Thẩm Trúc Nhưng ) (**) Trong một số sách người ta đem ghép nội dung này vào trường phái Lý khí. Sách Trạch vận tân án; Nhập môn phong thủy huyền không tập trung trình bày sâu vào nội dung này. (***) Tên của từng sao : Tham lang, Cự môn, Liêm trinh.-- được cho ở hình tại trang 18. 4.4- Đồ hình Lập đồ hình “ Cửu cung” gồm 9 ô ( 3 hàng x 3 cột ) với ô chính giữa ( trung cung) thể hiện thông số ảnh hưởng ( nguyên, vận, năm toạ, hướng), 8 ô xung quanh biểu thị 8 phương. Trước hết cần dựa vào quy định để đặt một sao vào trung cung, sau đó theo quy tắc, đặt các sao khác vào các ô, như vậy được một đồ hình phi tinh cho một đơn vị thời gian. Trong Kỷ này các sao ở trung cung ứng với các nguyên là : Thượng nguyên ( 1864- 1923) sao nhất bạch :1 Trung nguyên ( 1924- 1983 ) sao nhị hắc : 2 Hạ nguyên ( 1984- 2043 ) sao tam bích : 3 Với Kỷ tiếp theo ( 2044-2223), các sao ứng với thượng, trung, hạ nguyên là 4; 5; 6.Với Kỷ tiếp theo nữa ( 2224-2403) là 7; 8; 9, Sao của vận-Mỗi nguyên có 9 vận, vận k ( k=1 đến 9 ) có sao k ở trung cung. Sao của năm-Sao ở trung cung của mỗi năm được lấy theo số gốc, cứ tăng 1 năm, lùi 1số, đến 1 quay về 9. ( lùi 1 năm tăng 1 số, đến 9 quay về 1 ) . Gần đây nhât lấy năm 2000 làm gốc, ứng với sao 9- cửu tử. Sao ở trung cung ứng với năm được gọi là “ Phi tinh trị niên” . Tương tự có : phi tinh trị nguyên, phi tinh trị vận, phi tinh trị nguyệtPhi tinh trị niên của một số năm gần đây ghi trong bảng sau. Năm 1982 1991 1992 1993 2000 2001 2009 2010 2020 Sao 9 9 8 7 9 8 9 8 7 4.5- Lường thiên xích Lường thiên xích ( thước đo trời ) là hướng dịch chuyển của Phi tinh trong đồ hình ( từ trung cung ra 8 phương ) Hướng này dựa vào thứ tự của Cửu cung ( xem mục Bát quái ) . Tuỳ theo đối tượng xem xét có thuộc tính dương hoặc âm mà chọn chiều thuận hoặc nghịch . Dương- chiều thuận ( 1®2® ® 3. ® 9 ). Âm- chiều nghịch ( 9 ® 8 ® 7. ® 1) Với các trường hợp dương, có phi tinh ở trung cung từ 1đến 9 , vị trí của các sao như trong các hình sau ( theo chiều thuận). Trường hợp âm- lấy theo chiều ngược lại. -------------------------------------------------------------------------------------------------- ( * ) Về tính chất âm dương có Long và thời gian. Long dương và Long âm- xem chú thích ở trang 21 và hình ở trang 19. Trong mỗi năm thời gian dương là từ Đông chí đến Hạ chí, thời gian âm từ Hạ chí đến Đông chí ( Hạ chí vào khoảng ngày 21 tháng 6, Đông chí vào khoảng ngày 21 tháng 12. 4.6- Anh hưởng của phi tinh Các sao 1; 6; 8; 9 là sao tốt, 2; 3; 5; 7 là xấu. Xét vận 1, nhất bạch nhập trung cung, vậy vận đó là tốt, các phương ứng với lục bạch- 6 ( chính bắc), bát bạch – 8 ( chính đông ) và cửu tử – 9 ( đông nam ) là tốt, có nghĩa nếu các phương đó đối với mệnh chủ đã là tốt thì sự tốt sẽ được tăng lên, còn nếu phương đó đối với mệnh chủ là xấu thì sự xấu sẽ giảm đi. Các phương có các sao xấu đóng vào: nhị hắc 2 ở tây bắc, tam bích 3- chính tây, ngũ hoàng 5- chính nam thất xích 7- đông nam là xấu, có nghĩa là, nếu các phương đó vốn đã xấu đối với mệnh chủ thì mức độ xấu sẽ tăng lên, còn nếu các phương đó vốn là tốt thì mức độ tốt giảm đi . (*) Năm 2011, thất xích nhập trung cung, vận của năm đó nói chung là bị ảnh hưởng xấu đi, các phương đông bắc (1), đông nam (6), tây bắc (8) và chính tây (9) được tốt lên. Để tính toán một cách kỹ càng người ta thường lập đồng thời trong một đồ hình phi tinh của một vài thông số kết hợp, trong đó có vận bàn cơ bản là quan trọng. 4.7- Vận bàn cơ bản ( Tinh bàn ) Vận bàn cơ bản gồm 3 thông số ứng với thời gian là vận và không gian là toạ , hướng của ngôi nhà. Các sao ở trung cung như sau : Số ở giữa ( phía dưới ) là số thuộc vận. thí dụ vận 8, sao Bát bạch nhập trung cung ( số 8 ). Hai số khác tìm ra từ toạ và hướng trước của nhà. Từ số thuộc vận ở trung cung, theo lường thiên ---------------------------------------------------------------------------------------------- --- ( * ) Tinh bàn gồm : Vận bàn + Tọa bàn ( hoặc Sơn bàn ) + Hướng bàn. ( ở đây hướng là hướng trước, ngược với tọa là lưng nhà ), trong đó Vận bàn có phi tinh luôn theo chiều thuận. Phi tinh của Sơn bàn và Hướng bàn có thể theo chiều thuận hoặc theo chiều nghịch tùy theo LONG DƯƠNG hoặc LONG ÂM ( vấn đề này khá phức tạp, trong thí dụ trên các Long dương, phi tinh đều theo chiều thuận ) xích tìm ra số của các phương. Đặt mặt bằng nhà lên đồ hình 8 phương, xác định toạ và hướng trước của nhà, tìm được con số ( sao ) ứng với toạ và hướng. Đem 2 số đó vào trung cung. Thí dụ, nhà có hướng trước Tây nam, góc ấy có số 5. Đem số ấy ghi vào góc trên, bên phải. Có Toạ ( Sơn ) Đông bắc, số 2, đem nó ghi vào góc trên, bên trái. ( có 3 số ở trung cung ). Từ số ở trung cung, theo lường thiên xích ( thuận, nghịch ) tìm ra các số khác ở mỗi phương. Như vậy trong mỗi phương ( mỗi ô ) có 3 con số ( 3 sao ). Xet tương quan của 3 sao đó để biết sự tốt xấu của mỗi phương. ( vấn đề này được trình bày chi tiết trong sách “ Nhập môn phong thuỷ Huyền không ” của Nguyễn Mạnh Linh). Ngoài vân bàn cơ bản người ta còn lập các vận bàn khác, thí dụ vận bàn gồm 4 thông số thời gian : vận, năm, tháng, ngày.( hoặc của năm, tháng, ngày, giờ). Như vậy trong mỗi ô có 4 con số, thể hiện 4 sao. Xét tương quan của các sao theo sinh, khắc của ngũ hành để đoán mức độ tốt xấu. Ngũ hành các sao như sau : Nhất bạch- Thuỷ; Nhị hắc- Thổ; Tam bích- Mộc; Tứ lục- Mộc; Ngũ hoàng- Thổ; Lục bạch- Kim; Thất xích- Kim; Bát bạch- Thổ; Cửu tử- Hoả ( theo như ngũ hành liên quan đến các số trong Bát quái hậu thiên). 4.8 - Vận chuyển của sinh khí và tử khí theo thời gian Sinh khí là năng lượng tốt, giúp mọi vật phát triển. Tử khí là năng lượng xấu, kìm hãm hoặc làm hỏng sự phát triển. Hướng đến của sinh khí và tử khí thay đổi theo các tháng trong năm và có chiều ngược nhau. Thí dụ khi sinh khí đến từ chính đông ( cung Mão ) thì tử khí đến từ chính tây ( cung dậu ).Hướng sinh khí đến ứng từng tháng cho trong bảng sau : Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Sinh khi từ Tý, quý Sửu cấn Dần giáp Mão ất Thìn tốn Tị bính Ngọ đinh Mùi khôn Thân canh Dậu tân Tuất càn Hợi nhâm Hướng đến của tử khí từng tháng lấy ngược lại 180 độ so với hướng đến của sinh khí. Trong phạm vi nhà và vườn liền kề không nên xây dựng, tu tạo các đối tượng nằm ở phía có tử khi đến. V- chế hóa trong phong thủy Khi gặp phải tình huống không vừa ý về PT ( bị xấu hoặc không được tốt lắm về phương diện hình thể hoặc lý số ), người ta tìm cách chế hoá để cải thiện, làm bớt mức độ xấu hoặc tăng mức độ tốt. Chế là “ Khắc chế”, là tìm cách ngăn cản hoặc chống lại trường khí không mong muốn. Hoá là “ Hoá giải”, là chấp nhận tình trạng hiện có, tìm cách giảm thiểu tác hại. Phương pháp hoá giải được nhiều người lựa chọn hơn. Một trong các cách hoá giải hướng xấu của nhà là treo Gương Bát quái như đã trình bày ( tiết e, mục 3.5.6 ). Ngoài ra còn nhiều biện pháp khác để hoá giải từng vấn đề như dùng Bùa hoặc Ma phương chấn trạch treo, dán trên tường, dùng các loại bể cá, dòng nước phun, gương hoặc nguồn sáng đặt ở vị trí thích hợp, dùng cách trồng cây, chôn đá vào những nơi bị khuyết hãm hoặc để phân tán trường khí, treo chuông , dùng các tranh, tượng, tháp văn xương để trang trí, treo các xâu tiền cổ, các hồ lô , quạt giấy cỡ lớn, đặt kim tự tháp v.v.. (* ). Trường hợp trong nhà có tia đất dạng ác xạ cần phát hiện để tránh và nếu được thì nên tìm cách loại bỏ nguồn sinh ra hoặc làm lệch hướng. ( * ) Có nhiều sách trình bày về việc dùng các biện pháp hoá giải và cải thiện trường khí phong thuỷ. Có thể kể một số như sau : Kỹ thuật điều chỉnh trường khí vào nhà ( Nguyễn Tiến Đích ), Linh vật cát tường phong thuỷ ( Khánh Linh ), Thần cát tường, linh vật phong thuỷ ( Cao Nguyện), Trang trí nhà ở, nội thất theo phong thuỷ ( Tuấn Quang ), Phong thuỷ về trang trí nhà ở (Phạm Đông ), Trang trí nội thất theo quan niệm phong thuỷ ( Phạm Quang Hân biên dịch ), Bí mật gia cư ( Duy Nguyên , Trần Sinh ), Phong thuỷ toàn thư ( Thiệu Vĩ Hoa, Thích Minh Nghiêm soạn dịch ), Thực hành phong thuỷ ( Đàm Liên ), Phong thuỷ cổ truyền với vẻ đẹp kiến trúc phương đông ( Nguyễn Bích Hằng ), Ưng dụng khoa học phong thuỷ vào nhà ở ( Tân Hà ), Địa lý phong thuỷ toàn thư ( Trần Văn Hải ). Sau đây tóm lược một vài ý rút ra từ những tài liệu trên : - Tượng Phật đặt quay mặt về nam hoặc bắc, không được quay về tây. - Bế cá : không đặt đối diện bếp đun, không đặt dưới bàn thờ, sau sa lông. - Sư tử đá cần đặt thành đôi, đầu quay ra ngoài. - Rùa đặt tại phương đông hoặc đông nam - Rồng cần có nước ( phong cảnh có nước ), hướng ra phía sông biển, tranh rồng có khung màu vàng. - Tranh : Không nên treo tranh màu sắc quá tối, tranh các loài mãnh thú, các nhân vật trừu tượng, cảnh hoàng hôn, hình thác nước. - Cây- nên dùng cây lá tròn, tránh dùng cây có gai, lá nhọn, không để cây trong phòng ngủ. - Đá- nhà ở ngã ba, bị con đường chọc thẳng vào, chôn tấm đá cao 1,65m ở trước cửa, trên khắc hoặc viết 3 chữ hán Sơn Hải Trấn. - Gương, dùng gương phẳng , lồi hoặc lõm. Gương lồi để phản xạ khí xấu, gương lõm thu nạp sinh khí. VI- học tập và thực hành phong thủy 6.1- Học phong thuỷ Phong thuỷ có xuất xứ từ thời xa xưa ở Trung Quốc, ban đầu chỉ mới là việc chọn đất để táng mộ, sau mới mở rộng cho dương trạch. Trong quá trình vận dụng và phát triển đã hình thành nên nhiều trường phái với các cách nhìn khác nhau, có những chỗ mâu thuẩn nhau. ( thí dụ cùng một phương, khi xem theo Nhị thập tứ sơn là tốt nhưng theo Bát trạch là xấu ). Đó là chưa kể một số người còn tự suy luận rồi đưa thêm vào những quy tắc, quy định theo ý cá nhân ( không rõ đã được kiểm chứng kỹ càng chưa ). Khi tham khảo các sách về phong thuỷ, các bậc uyên thâm thường hay hỏi, đó là “ Chân thư”( sách đáng tin cậy của tiền bối) hay là “ Man thư” ( sách do hậu thế viết ra, sao chép theo nguồn không đáng tin cậy). Phong thuỷ là lĩnh vực quá rộng, những bậc tài giỏi cũng thường chỉ giỏi trong phạm vi nào đó. Vì vậy để học phong thuỷ trước hết nên có cái nhìn tổng quát về các trường phái và nắm được một số khái niệm cơ bản ( tài liệu này nhằm mục đích đó ), sau đó mới đọc sách, tham khảo tài liệu về những vấn đề quan tâm. Các sách về phong thuỷ hiện có trên thị trường phần lớn chỉ trình bày một số vấn đề thuộc một vài trường phái và thường bắt đầu bằng giữa chừng cho nên sẽ rất khó hiểu đối với những ai chưa nắm được kiến thức cơ bản. Khi tham khảo cũng nên biết sách được viết theo trường phái nào, vì có một số vấn đề mà quan điểm của một số trường phái mâu thuẩn nhau. Khi gặp các mâu thuẩn như vậy chớ vội kết luận ai sai, ai đúng. 6.2- Một số vấn đề khác Tạm xếp kiến thức cũng như sự thực hành PT làm 3 mức : sơ cấp, trung cấp, cao cấp thì tài liệu này mới chỉ trình bày những kiến thức cơ bản của trình độ sơ cấp. Với trình độ cao hơn, trong một số tài liệu còn đề cập đến một số vấn đề sau - Anh hưởng của Thiên văn thông qua “ Nhị thập bát tú” . Đó là 28 chòm sao nằm trên “ Hoàng đạo”, gồm 7 chòm thuộc Thanh long- phương Đông ( Giốc, Cang, Đê, Phòng, Tâm, Vĩ, Cơ ), 7 chòm thuộc Huyền vũ- phương Bắc ( Đẩu, Ngưu, Nữ, Hư, Nguy, Thất, Bích ), 7 chòm thuộc Bạch hổ- phương Tây ( Khuê, Lâu, Vị, Mão, Tất, Chuỷ, Sâm ), 7 chòm thuộc Chu tước – phương Nam ( Tĩnh, Quỷ, Liễu, Tinh, Trương, Dực, Chẩn ). Hoàng đạo là đường đi biểu kiến của Mặt trời giữa bầu trời sao. - Tương quan các yếu tố PT với các sao ( trong chòm Bắc đẩu ) Liêm trinh, Văn khúc, Lộc tồn, Phá quân, Vũ khúc, Cự môn, Tả phù, Hữu bật. - Hướng Bát sát ( liên quan đến thuỷ pháp ), kiếp sát ( liên quan sơn pháp), ngũ hoàng sát ( liên quan trạch vận ), thái tuế ( liên quan đến tuổi chủ nhà ), vị trí Văn xương ( liên quan đến học hành ) - Các vấn đề liên quan đến nhà nhiều tầng , nhiều lớp : tĩnh trạch, động trạch, biến trạch, ngũ hành của các tầng nhà - Dịch học với PT. Vận dụng 64 quẻ của Kinh Dịch để xem PT - Thần sát trong PT. Thần sát có các vị : Dương quý nhân, Âm quý nhân, Thiên lộc, Thiên mã, Đào hoa, Đại sát, Thiên hình, Độc hoả. - Và một số vấn đề khác mà người viết cũng chưa biết. 6.3- Tác dụng của phong thuỷ Có một số người ( đặc biệt là những người hành nghề PT ) quá đề cao PT, cho rằng nó có tác dụng to lớn, có tính quyết định đối với hoạt động và vận mệnh con người. Họ nêu ra nhiều dẫn chứng cho rằng nhờ phong thuỷ mà nhiều người phát tài, thăng quan tiến chức, khỏi tật bệnh v.v, và vì phạm sai lầm trong PT mà gặp tai nạn, sạt nghiệp, chết người. Những người như vậy đã đánh giá quá mức tác dụng của PT. Có người công nhận PT có một tác dụng nào đấy nhưng chỉ do phần dương trạch mà bác bỏ ảnh hưởng của âm trạch, cho rằng tác dụng của âm trạch là sự bịa đặt, là mê tín dị đoan. Cho như vậy cũng có phần phiến diện. Những người theo duy vật triệt để lại hoàn toàn phủ nhận PT, cho rằng đó chỉ là trò lừa bịp của một số người, lợi dụng sự kém hiểu biết về khoa học của nhân dân để kiếm tiền. Quan niệm như vậy cũng là cực đoan. Một số người vừa tin vào PT, vừa nể sợ khoa học nên cố chứng minh PT có nguồn gốc khoa học, PT là khoa học. Làm như vậy tuy có đúng một vài chỗ nhưng nhìn chung vẫn là cố gán ghép. Có lẽ PT gần với tâm linh hơn là khoa học. Theo quan điểm người viết, PT ( kể cả dương trạch và âm phần ) có một tác động nào đấy đối với con người, nhưng không đóng vai trò quyết định mà chỉ là bổ trợ. Như đã viết từ đầu, tác động của PT là ảnh hưởng của phần tâm linh của môi trường thông qua khí/sóng đến con người, thông qua trường hào quang mà tác động vào bên trong để làm cho hoạt động trở nên tốt hơn hoặc xấu đi. Để quyết định sự thành bại của một con người còn có những yếu tố quan trọng hơn, đó là số mệnh, vận hạn, ý chí nghị lực, tâm đứcAnh hưởng của môi trường là tác nhân góp vào làm cho tình trạng tốt lên hay xấu đi chứ không quyết định. Mà ảnh hưởng của môi trường lại gồm 2 phần, trong đó PT chỉ là một phần, phần khác là ảnh hưởng của Tự nhiên và Xã hội (*). Số mệnh, vận hạn của con người cũng thuộc lĩnh vực tâm linh, đó là đối tượng của các môn dự đoán ( Tử vi, Tứ trụ, Hà lạc, Độn giáp v.v) Tâm đức, năng lực, ý chí, quan hệthuộc về các hoạt động ý thức, có sự tham gia nào đó của vô thức, nó có ảnh hưởng trở lại phần tâm linh (**). Như vậy, đối với PT không nên phản bác mà cũng không nên quá đề cao. (*)- Mở cửa hàng trong phố đông đúc mà không hợp PT có thể buôn bán tốt hơn chỗ hợp PT ở nơi thưa thớt dân cư. Làm nhà quay về phía thuận tiện giao thông, đón được gió mát, trong lành, có ánh sáng tốt mà không đẹp về PT còn hơn là quay về phía đẹp PT mà không thuận lợi cho giao thông và sử dụng. (**)- Tướng bất cập số, số bất cập đức. Tướng tuỳ tâm sinh, tướng tuỳ tâm diệt. Tiên tích đức nhi hậu tầm long. Xưa nay nhân định thắng thiên cũng nhiều. Biết tích đức có thể làm chủ được số mệnh 6.4- Thực hành phong thuỷ Học để hiểu thấu đáo PT đã khó, thực hành được càng khó hơn. Để thực hành PT có hiệu quả, ngoài kiến thức còn cần có năng khiếu riêng, sự say mê và tâm trong sáng. Ngày nay PT đã khá phổ biến, nhiều người quan tâm. Việc thực hành PT ở các cấp độ khác nhau đòi hỏi năng lực cao thấp khác nhau. Cấp độ phổ thông, sơ đẳng là biết tính toán về bát trạch, chọn phương hướng, biết một số ảnh hưởng chính trong PT hình thể. Cấp độ này cần có kiến thức cơ bản vững chắc, có một số kinh nghiệm. Khi hiểu biết cơ bản chưa vững chắc chớ vội xem và phán PT cho người khác, nhiều lúc lợi bất cập hại. Cấp trung bình là biết sâu hơn về các trường phái, các tình huống PT, biết cách chế hoá một số trường hợp xấu, biết vận dụng linh hoạt, biết kết hợp giữa các trường phái. Cấp cao là những chuyên gia trong từng vấn đề, có những khả năng đặc biệt ( tầm long, án huyệt, xem khí sắc, vận hạn), những người này có được khả năng thường là do kết hợp được năng khiếu đặc biệt với sự khổ học, khổ luyện lâu dài. Rất đáng đề phòng cảnh lẫn lộn thật giả. Có một số kẻ vô lương tâm, chỉ mới biết qua loa mà đã dám hành nghề, chủ yếu là lừa bịp kiếm tiền hoặc danh, huyênh hoang, khoác lác. Có kiến thức về phong thủy chưa chắc đã thực hành được tốt. Muốn thực hành tốt cần có thêm sự chuyên chú, có say mê, có năng khiếu, lại được sự hướng dẫn tận tình của các bậc thầy có nhiều kinh nghiệm. 6.5 La kinh- công cụ chủ yếu để thực hành phong thủy La kinh ( hoặc La bàn, Địa bàn ) là công cụ chủ yếu trong việc tầm long, định hướng. La kinh thường là một đĩa bằng gỗ, tròn, hoặc phần chính bên trong là tròn, bên ngoài vuông ( đường kính khoảng 15 đến 25 cm ). Ơ chính giữa gắn la bàn với kim nam châm luôn chỉ hướng Bắc- Nam ( hướng Tý- Ngọ ). Trên đĩa có nhiều vòng, ghi Bát quái, Can chi, Nhị thập tứ sơn, Nhị thập bát tú, Vòng phúc đức, Vòng tràng sinh, Các sao, Các cung v.v..(*). Dùng La kinh để xác định phương hướng là tương đối dễ. Dùng La kinh với các tính năng cao cấp của nó là tương đối khó, cần phải học kỹ và thực tập nhiều mới thành thạo được. ( * ) Xin giới thiệu một số tài liệu : La bàn phong thủy ( Trịnh Kiến Quốc- NXB Hànội ), Cách sử dụng la bàn trong phong thủy ( Tuệ Duyên- NXB Thanh hóa ) Hiện nay đã có một số cơ sở ở Việt nam sản xuất La kinh với việc trình bày các vòng bằng tiếng Viêt ( dựa theo mẫu của Trung quốc hoặc tự sáng tạo ), trong đó có các mẫu của Viện Quy hoạch & kiến trúc đô thị – Trường Đại học Xây dựng. Mục lục Lời nói đầu- 1 I. đại cương về phong thủy 1.1- Khái niệm chung- 1 1.2- Học thuyết tam tài và tâm linh- 2 1.3- Nguồn lực của sự tác động- 4 1.4- Các trường phái phong thủy- 4 2.1- long mạch, huyệt- 5 2.2- Sơn pháp- 6 2.3- Thủy pháp – 6 2.4 – Hình pháp – 7 2.5- Khí đất và tia đất- 9 2.6 - Đại cương về cảm xạ học- 9 III-Phong thủy lý số 3.1- Âm dương, ngũ hành- 10 3.2- Can chi – 10 3.3 – Bát quái – 11 3.4- Các môn phái- 12 3.5 - Môn phái bát trạch – 12 3.6 – Nhị thập tứ sơn – 18 Phần tham khảo về can chi, ngũ hành Các bảng tóm tắt về dương trạch tam yếu iv- phong thủy trạch vận 4.1 – Chia thời gian theo tam nguyên cửu vận – 26 4.2- Vận bàn -26 4.3 – Cửu tinh, thất săc – 26 4.4- Đồ hình – 27 4.5 – Lường thiên xích – 27 4.6 -Anh hưởng của phi tinh -28 4.7 – Tinh bàn ( vận bàn cơ bản ) – 28 4.8 – vận chuyển của sinh khí, tử khí theo thời gian -29 v- chế hóa trong phong thủy vi – học tập và thực hành phong thủy 6.1- Học phong thủy -31 6.2 – Một số vấn đề khác – 31 6.3 – Tác dụng của phong thủy – 32 6.4 – Thực hành phong thủy – 33 6.4 - La kinh- 33 GS TS Nguyễn Đình Cống Mọi thông tin chi tiết, đề xuất đào tạo phong thủy, phương pháp nghiên cứu, tư duy tích cực, học tập hiệu quả, nghệ thuật thuyết trỡnh và hựng biện của quý vị dành cho thầy Cống, xin vui lũng liờn hệ để được hỗ trợ chu đáo nhất qua: Email: gsnguyendinhcong@gmail.com ĐT: 0965 060 248 Facebook: www.facebook.com/diengia.dangduylinh Website: www.gsnguyendinhcong.blogspot.com

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docgiao_trinh_phong_thuy_gs_cong_6887.doc
Tài liệu liên quan