Giáo trình Phân vùng kinh tế

NGUYỄN VĂN HUÂN – NGUYỄN THỊ HẰNG - TRẦN THU PHƯƠNG ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN BỘ MÔN HỆ THỐNG THÔNG TIN KINH TẾ LỜI NÓI ĐẦU Phân vùng kinh tế là một trong những môn học đại cương, là nền tảng kiến thức cho sinh viên học các môn kinh tế đầu tư, kinh tế quốc tế, , đặc biệt đối với sinh viên các ngành Hệ thống thông tin Kinh tế. Tổ chức lãnh thổ là một khái niệm mới đối với nước ta. Tổ chức nền kinh tế theo lãnh thổ cùng với tổ chức hành chính theo lãnh thổ là tập hợp các mối quan hệ kinh tế xã hội giữa chúng trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung. Tổ cức kinh tế - xã hội theo lãnh thổ bao trùm những vấn đề liên quan tới phân công lao động theo lãnh thổ, phân bố lực lượng sản xuất, phân bố dân cư, quan hệ sản xuất. Vấn đề tổ chức lãnh thổ có vai trò đặc biệt quan trọng và gắn với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Vì vậy tổ chức lãnh thổ là vấn đề xuyên suốt giáo trình này. Trong quá trình biên soạn mặc dù gặp không ít khó khăn nhưng chúng tôi cố gắng đến mức cao nhất để giáo trình đảm bảo tính khoa học hiện đại, tiếp cận với những thông tin cập nhật về kinh tế, xã hội của đất nước, của khu vực Đông Nam Á và trên thế giới. Chúng tôi hy vọng rằng đây là chuẩn mực tối thiểu về phần kiến thức nền tảng của bậc đại học để các trường Đại học, Cao đẳng áp dụng nhằm nâng dần mặt bằng kiến thức ngang tầm với các nước trong khu vực và thế giới. Giáo trình “Phân vùng kinh tế” chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót nhưng chúng tôi hy vọng nó sẽ là tài liệu bổ ích đối với đông đảo sinh viên cũng như những người quan tâm tới vấn đề này ở Việt Nam. Chúng tôi chân thành mong được tiếp nhận và cảm ơn các ý kiến đóng góp, phê bình của các nhà khoa học, các bạn đồng nghiệp và bạn đọc để giáo trình này được hoàn thiện hơn. Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn đối với Ban Lãnh đạo khoa Công nghệ thông tin – Đại học Thái Nguyên, Hội đồng Khoa học – Đào tạo, Bộ môn HTTT Kinh tế đã tạo mọi điều kiện để giáo trình này được ra mắt bạn đọc. Tuy đã cố gắng nhưng giáo trình này không thể không có những sai sót. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của độc giả để trong lần tái bản sau, giáo trình sẽ hoàn chỉnh hơn. PHẦN MỘT ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 13 1.1. Đối tượng nghiên cứu của kinh tế vùng 13 1.2. Nhiệm vụ . 13 1.3. Các quan điểm nghiên cứu kinh tế vùng . 14 1.3.1. Quan điểm tiếp cận hệ thống và tổng hợp . 14 1.3.2. Quan điểm lịch sử 15 1.3.3. Quan điểm kinh tế . 15 1.3.4. Quan điểm phát triển bền vững 16 1.4. Các phương pháp nghiên cứu kinh tế vùng 16 1.4.1. Phương pháp phân tích hệ thống . 16 1.4.2. Phương pháp dự báo 16 1.4.3. Phương pháp cân đối liên nghành, liên vùng (Moohinhf I-O) 17 1.4.4. Phương pháp mô hình hóa toán – kinh tế . 17 1.4.5. Phương pháp sử dụng bản đồ và hệ thống thông tin địa lý (GIS) 17 1.4.6. Phương pháp phân tích chi phí- lợi ích 18 1.4.7. Các phương pháp khác . 18 1.5. Nội dung của môn học . 18 PHẦN HAI. CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TỔ CHỨC LÃNH THỔ 19 2.1. Khái niệm và nguyên tắc . 19 2.1.1. Khái niệm và tính chất của tổ chức không gian kinh tế – xã hội 19 2.1.2. Các nguyên tắc phân bố sản xuất 23 2.1.2.1 Nguyên tắc 1 . 23 a. Đối với sản xuất công nghiệp (được chia thành 5 nhóm ngành): . 24 b. Đối với sản xuất nông nghiệp: 24 2.1.2.2. Nguyên tắc 2 25 2.1.2.3. Nguyên tắc 3 25 2.1.2.4. Nguyên tắc 4 26 2.1.2.5. Nguyên tắc 5 27 2.1.2.6. Nguyên tắc 6 27 2.1.3. Vùng kinh tế 28 2.1.3.1. Khái niệm về vùng kinh tế . 28 2.1.3.2. Nội dung cơ bản của vùng kinh tế . 29

pdf152 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 4966 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Phân vùng kinh tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
triển, coi vùng là đối tượng của tổ chức lãnh thổ kinhbtế - xã hội, hệ thống vùng mới ở Việt Nam thời kỳ 2010 - 2020 như sau: Vùng thứ nhất: Vùng trung du miền núi phía Bắc (TDMN phía Bắc) được xác định chủ yếu dựa trên nhóm tiêu chí đồng nhất về các yếu tố phát triển (tính đồng nhất về mặt tự nhiên, kinh tế, xã hội phù hợp với khả năng quản lý trên góc độ tư vấn và lập quy hoạch phát triển) và trình độ phát triển vùng. Đây là vùng đang ở giai đoạn chưa phát triển, chưa hình thành các trung tâm tạo vùng, là vùng có đa trung tâm nhỏ tạo vùng. Ranh giới của vùng trùng với ranh giới của vùng TDMN phía Bắc trong hệ thống 6 vùng của chiến lược phát triển kinh tế xã hội mà Đại hội Đảng đã thông qua. Vùng thứ hai: Vùng châu thổ sông Hồng và Bắc Trung Bộ (gồm các tỉnh đồng bằng sông Hồng và Thanh - Nghệ - Tĩnh). Đây là một trong hai vùng có trình độ phát triển nhất cả nước, có trung tâm tạo vùng lớn là thủ đô Hà Nội, sự tác động của trung tâm tạo ra mối liên kết rất chặt chẽ giữa trung tâm tạo vùng với khu vực Thanh -Nghệ -Tĩnh. Theo phương án phân vùng hiện nay, Thanh - Nghệ - Tĩnh được đưa vào vùng 3 (vùng duyên hải miền Trung), song trong xu thế phát triển của vùng này sau năm 2010, mối liên kết hợp thành trong tạo tính thống nhất về kinh tế giữa khu vực Thanh - Nghệ - Tĩnh và đông bằng sông Hồng ngày càng lớn, do đó hợp lý hơn là đưa khu vực này về vùng 2. Vùng thứ ba: Vùng Duyên hải miền Trung (từ Quảng Trị đến Ninh Thuận). Đây là vùng ở giai đoạn đang phát triển, đang hình thành trung tâm tạo vùng là khu vực kinh tế trọng đỉêm miền Trung với Huế - Đà Nẵng - Chu Lai - Dung Quất là hạt nhân và đang hình thành các trung tâm khác như Nha Trang, Quy Nhơn, là vùng có đa trung tâm tạo vùng. Vùng thứ tư: Vùng Tây Nguyên (gồm 3 tỉnh Đắc Lắc, Gia Lai và Kon Tum). Đây là vùng đang phát triển với 2 trung tâm tạo vùng Đắc Lắc va Plêiku. Các tỉnh trong vùng đang phát triển. Các tỉnh trong vùng có nhiều tính tương đồng về tự nhiên, kinh tế, xã hội. 125 Vùng thứ năm: Vùng Đông Nam bộ (gồm 7 tỉnh Đông Nam Bộ cộng với Lâm Đồng, Bình Thuận, Long An). Đây là vùng có trình độ phát triển nhất cả nước, có trung tâm tạo vùng lớn là trục đô thị thành phố Hồ Chí Minh - Biên Hoà - Vũng Tàu. Sự tác động của trung tâm tạo vùng tạo ra mối liên kết rất chặt chẽ giữa trung tâm tạo vùng với Bình Thuận, Lâm Đồng, Long An. Theo phương án phân vùng hiện nay, Lâm Đồng vẫn được tính vào vùng Tây Nguyên, Bình Thuận tính vào vùng Duyên hải miền Trung và Long An thuộc vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, song nếu phân tích mối quan hệ giữa Lâm Đồng, Bình Thuận và Long An với Đông Nam Bộ là rất chặt chẽ. Do đó, trong xu hướng phát triển của vùng này sau năm 2010, mối liên kết hợp thành trong tạo tính thống nhất về kinh tế giữa khu vực hạt nhân với các tỉnh trên ngày càng lớn. Do đó, 3 tỉnh này được đưa vào vùng 5. Có thể vùng này còn có thêm tỉnh Tiền Giang vì nó có mối liên kết chặt chẽ với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Vùng thứ sáu: Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long (gồm 10 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và thành phố Cần Thơ). Vùng này cũng được xác định dựa chủ yếu vào tính đồng nhất về mặt tự nhiên, kinh tế, xã hội phù hợp với khả năng quản lí trên góc độ tư vấn và lập quy hoạch phát triển và trình độ phát triển của vùng. Đây là vùng ở giai đoạn đang phát triển, đang hình thành trung tâm tạo vùng là thành phố Cần Thơ. Long An và Tiền Giang. Mặc dù thuộc châu thổ Sông Cửu Long song có nhiều điểm tương đồng về mặt tự nhiên, kinh tế, xã hội có mối quan hệ chặt chẽ với trung tâm của vùng Đông Nam Bộ là thành phố Hồ Chí Minh. Do đó, hợp lí hơn cả là đưa Long An và Tiền Giang về vùng Đông Nam Bộ. 10.2.2. Đặc điểm cơ bản của 6 vùng Vùng 1: Vùng Trung du - miền núi Phía Bắc Trung du và miền núi phía bắc gồm 2 tiểu vùng Đông Bắc và Tây Bắc với 14 tỉnh: Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hoà Bình, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Giang, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Hà Giang, Tuyên Quang, Phú Thọ, Lào Cai, 126 Yên Bái. Diện tích chung của toàn vùng là 95346km2, chiếm 28,80% diện tích cả nước. Đất nông nghiệp của vùng gồm 1,2 triệu ha, chiếm 12,2% diện tích đát toàn vùng (70 vạn ha trồng cây hàng năm, 42 vạn ha đất trồng lúa, 94 vạn ha đất trồng cây lâu năm); 2,7 triệu ha đất lâm nghiệp, chiếm 24% diện tích toàn vùng (có 2 triệu ha chiếm 2,3%), gần 30 vạn ha mặt nước có khả năng nuôi trồng thuỷ sản (chủ yếu là diện tích mặt nước của hai nhà máy thuỷ điện Hoà Bình và Thác Bà) và 5,4 triệu ha đất chưa sử dụng, chiếm 47% đất chưa sử dụng cả nước. Dân số của vùng năm 2008 là 11207.8 nghìn người, chiếm 13,10% dân số toàn quốc, mật độ dân số là 118 người/ km2 , được xếp vào loại thấp so với dân số trung bình cả nước. Vùng có trên 30 dân tộc thiểu số cùng chung sống tại 9 thành phố, 9 thị xã, 119 huyện, 118 phường, 136 thị trấn và 2278 xã (năm 2008). Lực lượng lao động của toàn vùng là 5,5 triệu người, trong đó có 85 vạn sống ở thành thị với tỉ lệ thất nghiệp là 8%. Miền núi phía Bắc cũng là vùng có tỉ lệ đô thị hoá thấp nhất cả nước: 1,6 triệu người sống tại thành thị, chiếm tỉ lệ 15,5%, còn lại là các vùng nông thôn, miền núi xa xôi chiếm tỷ lệ 84,5% về dân số và chiếm tới 91,2% số xã trong tổng số xã, phường , thị trấn của vùng. Đây là vùng có tiềm năng kinh tế rất đa dạng: đất rừng, khoáng sản, tiềm năng thuỷ điện lớn, có ảnh hưởng trực tiếp tới môi trường sinh thái của vùng đồng bằng Sông Hồng. Vùng có nhiều cửa khẩu biên giới, thuận lợi cho giao lưu kinh tế với bên ngoài. Nhân dân trong vùng có truyền thống đoàn kết trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước, luôn giữ quan hệ gắn bó mật thiết với miền xuôi. TDMN phía Bắc có đường biên giới quốc gia 1966km, trong đó giáp với cộng hoà nhân dân Trung Hoa:1353km và cộng hoà dân chủ nhân dân Lào: 613 km; có 27 cửa khẩu, gồm 3 cửa khẩu quốc tế (Đồng Đăng, Hữu Nghị, Lào Cai); 10 cửa khẩu quốc gia: Chi Ma, Bình Nghi(Lạng Sơn); Tà Lùng (Cao Bằng); Thanh Thuỷ, Phó Bảng (Hà Giang); Mường Khương (Lào Cai), Ma Lu Thang, 127 Tây Trang (Lai Châu); Pa Háng, Chiền Khương (Sơn La); 14 cửa khẩu địa phương là Tân Thanh, Cốc Nam (Lạng Sơn), Hùng Quốc, Sóc Giang, Hà Lang, Lý Vạn, Pò Peo, Trà lĩnh ( Cao Bằng); Săm Pun, Xí Mần (Hà Giang); Bát Xát, Bắc Hà (Lào Cai), U-ma-tu-khoong, Apachải (Lai Châu). Đặc điểm nổi bật của vùng là sự phát triển kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn, trình độ dân trí thấp, cơ sở vật chất kỹ thuật còn nghèo nàn, nhiều dân tộc thường xuyên thiếu ăn quanh năm dẫn đến thói quen phá rừng làm nương rẫy, làm cho độ che phủ của rừng thấp, diện tích đất trống đồi núi trọc, xói mòn có xu hướng tăng lên, gây tác hại đến môi trường sinh thái. Hầu hết các xã trong vùng đều là miền núi và vùng cao, với 971 xã nghèo, xã biên giới; toàn vùng có 900 km đường biên giới (600 km với Trung Quốc và 300km với Lào). Tuy nhiên, vùng miền núi phía Bắc có vai trò đặc biệt quan trọng và là địa bàn xung yếu về an ninh quốc phòng của đất nước. Vùng 2: Vùng Đồng bằng Sông Hồng và Bắc Trung Bộ (ĐBSH và BTB) Vùng 2 bao gồm 14 tỉnh thành phố, thành phố là Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh. Diện tích tự nhiên toàn vùng là 54.720,8 nghìn km2, dân số đến năm 2008 là 27805,6 nghìn người. Dự báo đến năm 2010, quy mô dân số toàn vùng khoảng 28 - 29 triệu người. Vùng chiếm 16.52% về diện tích và 32.25% về dân số của cả nước (2008). Trong vùng ĐBSH và BTB 2 có hai tiểu vùng: Tiểu vùng Đồng Bằng Sông Hồng (ĐBSH) gồm 11 tỉnh và thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, Ninh Bình, Thái Bình Hà Nam, Nam Định, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Quảng Ninh. Tiểu vùng này là một trong những vùng kinh tế quan trọng của cả nước, có vai trò lôi kéo sự phát triển của cả khu vực phía Bắc. Tiểu vùng ĐBSH có nhiều điều kiện thuận lợi, có tiềm lực kinh tế lớn thứ hai của cả nước sau vùng Đồng Nam Bộ, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ là hạt nhân phát triển của vùng Đồng Bằng Sông Hồng và cả khu vực phía 128 Bắc. Có thủ đô Hà Nội là trung tâm lớn về kinh tế, công nghiệp, thương mại, dịch vụ, khoa học kỹ thuật, đầu mối giao thông và giao lưu quốc tế lớn của cả nước; có lực lượng lao động dồi dào, tay nghề khá; có nhiều cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học, công nghệ .. đang đóng góp tích cực cho phát triển khu vực phía Bắc và cả nước. Riêng vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc có 5,4 triệu dân (nam: 2.67 triệu; nữ 2,73 triệu) với tỉ lệ đô thị hoá là 47,4%, tỉ lệ nhân khẩu sống ở vùng nông thôn là 52,3%, tỉ lệ thất nghiệp trong lực lượng lao động thành thị hiện nay là 9,7% , vào loại cao nhất cả nước. Tiếu vùng Bắc Trung Bộ gồm các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh. Đây là vùng đất ven biển miền Trung hẹp, địa hình có cả biển, đồng bằng, trung du và miền núi; có nhiều lợi thế về phát triển du lịch và nguồn lợi biển, có đường giao thông Bắc Nam thuận tiện cho giao lưu trong nước và quốc tế. Đồng thời cũng là vùng phải hứng chịu nhiều thiên tai, nhất là bão, lũ lụt, hạn hán… Trong vùng tuy đã hình thành một số đô thị nhưng nhìn chung kinh tế vẫn chưa phát triển, tiềm năng, thế mạnh của vùng chưa thực sự được khai thác một cách hiệu quả. Vùng 3: Vùng Duyên hải miền Trung Đây là vùng có lãnh thổ kéo dài từ Quảng Bình tới Ninh Thuận, dọc theo quốc lộ 1 với địa hình hẹp ngang; mỗi tỉnh tựa như một bồn lưu vực, ngăn cách bởi các đèo và là vùng bị ảnh hưởng của hạn hán, lũ lụt. Trên mỗi tỉnh của vùng đều có trục giao thông ngang nối với vùng Tây Nguyên hoặc Lào qua trục đường 1 tới các cảng biển. Diện tích vùng là 54425.2 km2, chiếm 16.43% diện tích của cả nước, gồm 1,5 triệu ha đất nông nghiệp chiếm 15,3% diện tích đất nông nghiệp của cả nước (81,7 vạn ha trồng cây hàng năm, 63,7% vạn ha đất trồng lúa 49,4 nghìn ha đất trồng cây lâu năm); 3,5 triệu ha đất lâm nghiệp, chiếm 31,7% đất lâm nghiệp của cả nước. Vùng có 2,7 triệu ha đất rừng tự nhiên, 20,5 vạn mặt nước có khả năng nuôi trồng thuỷ sản và 2,9 triệu đất chưa sử dụng, chiếm 25% diện tích cả nước. 129 Dân số toàn vùng có 10480.9 nghìn người, chiếm 12.16% dân số cả nước (năm 2008). Nơi đây có tiềm năng về biển và hải đảo để phát triển các ngành kinh tế biển, có chùm cảng nước sâu: Chân Mây, Liên Chiểu, Tiên Sa, Dung Quất, Nha Trang, Quy Nhơn với mạng lưới giao thông thuận tiện. Ngoài ra, lãnh thổ này còn thuận lợi cho việc phát triển các khu công nghiệp tập trung, khu du lịch và dich vụ, vân tải và dịch vụ biển, kêu gọi đầu tư trong và ngoài nước. Vùng có nhiều lợi thế về phát triển du dịch và nguồn lợi biển, kinh tế biển là lợi thế vượt trội, có thể làm biến đổi nhanh chóng nền kinh tế của vùng. Bờ biển dài, nhiều vũng, vịnh và các bãi tắm đẹp, hàng loại các danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử, văn hoá nổi tiếng, tạo cho vùng có khả năng phát triển thành một trong những trung tâm du lịch lớn của cả nước và khu vực Đông Nam Á. Tuy vậy, đây là vùng đất ven biển có không gian hẹp, thường xuyên hứng chịu nhiều thiên tai, đời sống nhân dân trong vùng còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ đói nghèo còn cao. Điểm xuất phát của vùng thể hiện rõ ở hiện trạng kinh tế và hạ tầng xã hội thấp so với nhiều vùng trong nước. Vùng 4: Vùng Tây Nguyên Vùng Tây Nguyên gồm 4 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắc Nông với diện tích tự nhiên toàn vùng: 44868.1 km2, dân số năm 2008: 3798 nghìn người, chiếm 13,55% về diện tích và 4,40% về dân số so với cả nước. Tây Nguyên là vùng có vị trí chiến lược quan trọng, giáp hai nước Lào và Campuchia. Tây Nguyên gắn liền với vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ thông qua các tuyến trục như đường 19, đường 20, 25, 26. Tây Nguyên là vùng có diện tích đỏ bazan lớn nhất nước ta (1,4 triệu ha), tiềm năng về thuỷ điện tương đối lớn. Toàn vùng chiếm 31% diện tích rừng của cả nước và là vùng có diện tích rừng lớn nhất nước ta. Vùng có lợi thế về phát triển các cây công nghiệp, có tiềm năng lớn về thuỷ điện. Song vùng đang gặp nhiều khó khăn lớn là kết cấu hạ tầng chưa phát triển, nhất là giao thông ở vùng 130 sâu, vùng xa. Mùa khô kéo dài, nhiều vùng thiếu nước nghiêm trọng. Các vấn đề về dân tộc, văn hoá, ytế, giáo dục với chương trình xoá đói giảm nghèo là một trong những trọng tâm cần giải quyết trong thời gian tới của vùng. Vấn đề môi trường, nổi lên gay gắt mà điển hình là việc khai thác bôxit Tây Nguyên và cạn kiệt tài nguyên rừng. Phục hồi, bảo vệ tài nguyên và trồng rừng là vấn đề hết sức cấp thiết đối với Tây Nguyên và các vùng có liên quan. Vùng 5: Vùng Đông Nam Bộ Vùng Đông Nam Bộ gồm thành phố Hồ Chí Minh và 8 tỉnh: Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Lâm Đồng và Bình Thuận. Vùng Đông Nam Bộ có hạt nhân phát triển là Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (vùng KTTĐPN) gồm thành phố Hồ Chí Minh và 3 tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương. Đây là vùng lãnh thổ có điều kiện thuận lợi, có tiềm lực kinh tế lớn nhất và là vùng lãnh thổ phát triển năng động nhất cả nước. Có thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm lớn về kinh tế, công nghiệp, thương mại, dịch vụ, khoa hoc kỹ thuật, đầu mối giao thông và giao lưu quốc tế lớn của cả nước; có lực lượng lao động dồi dào, tay nghề khá; có nhiều cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học, công nghệ … đang đóng góp tích cực cho phát triển của cả khu vực phía Nam. Vũng Tàu là thành phố cảng và dịch vụ công nghiệp nằm ở “mặt tiền Duyên Hải” ở phía Nam, là cầu nối và “cửa ngõ” lớn giao lưu kinh tế với thế giới. Bình Dương, Biên Hoà là khu vực dọc theo quốc lộ 51 có điều kiện hết sức thuận lợi dể phất triển công nghiệp, có trục đường xuyên á chạy qua … Với vị trí như trên, vùng KTTĐ phía Nam là đầu mối giao lưu quan trọng với cả nước và quốc tế, được gắn kết bằng cả đường bộ, đường biển, đường sông và đường hàng không. Diện tích tự nhiên toàn vùng là 45681.9km2, chiếm 13,79% diện tích cả nước. Dân số năm 2008 có 16662.3 nghìn người, chiếm 19.34% dân số cả nước. Đây là vùng có tỷ lệ đô thị hoá cao nhất cả nước: 6,6 triệu người sống tại thành thị, chiếm 50,11%, 6,5 triệu người sống tại các vùng ven đô, nông thôn chiếm 49,89%. Số người trong đô tuổi lao động: 7,97%, tỷ lệ thất nghiệp của lao động 131 thành thị là 6,5%. Riêng vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, dân số có 8,82% triệu người, trong đó dân số đô thị là 5,6 triệu người, tỷ lệ đô thị hoá: 63,06%. Vùng 6: Vùng Đồng bằng sông Cửu Long Vùng Đồng Bằng sông Cửu Long bao gồm thành phố Cần Thơ và 11 tỉnh: Đồng Tháp, Kiên Giang, An Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh, Bến Tre, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Tiền Giang, Hậu Giang. Diện tích tự nhiên của vùng năm 2008 là 36108.5km2, chiếm 10,90% diện tích cả nước; diện tích đất nông nghiệp lớn nhất cả nước: 3,84 triệu ha, chiếm 39,3%, trong đó riêng diện tích trồng lúa gần 1,8 tiệu ha bằng 45% đất trồng lúa cả nước và sản xuất ra trên 50% sản lượng thóc cùng với 92% sản lượng lúa gạo xuất khẩu hàng năm của cả nước. Đây là vùng đồng bằng lớn nhất nước ta, đóng vai trò rất quan trọng trong chiến lược an ninh lương thực quốc gia. Diện tích mặt nước có khả năng nuôi trồng thuỷ sản của vùng rất lớn, chiếm 53% diện tích mặt nước của toàn quốc. Dân số toàn vùng năm 2008 là 16256.2 nghìn người, chiếm 18.86% dân số cả nước, gồm nam: 7,6 triệu, nữ: 7,8 triệu người. Số người sống tại thành thị chiếm 17%. Mật độ dân cư chiếm 43,7% triệu người/km2. Trên vùng có 70 - 80 vạn dân là người dân tộc Khơ me, sống tập trung ở các tỉnh Trà Vinh, Sóc Trăng, Vĩnh Long. Toàn vùng có 13 thị xã, 90 huyện, 101 phường,102 thị trấn và 1192 xã, là vùng có quy mô dân số cấp xã lớn nhất cả nước. Đất đai phì nhiêu, tiềm năng có thể khai thác còn nhiều: 60 vạn ha đất nhiễm phèn và trên 70 vạn ha đất nhiễm mặn, muốn cải tạo phải đầu tư rất lớn; cốt đất thấp thường bị ngập lụt trên diện tích rộng và thường dài ngày. Công nghiệp và kết cấu hạ tầng chưa phát triển. Dân số đông, số lao động không có việc làm lớn, cuộc sống của một bộ phận đáng kể dân cư còn khó khăn. Vì vậy, mặc dù tiềm năng về tự nhiên như đất đai dồi dào, nguồn nước phong phú, chế độ nhiệt định ổn định quanh năm, ánh sáng nhiều… nhưng trong những năm tới phương hướng phát triển cho đồng Bằng sông Cửu Long vẫn còn nhiều vấn đề cần giải quyết. 132 10.3. Quan điểm phát triển vùng kinh tế trọng điểm ở Việt Nam trong giai đoạn mới Từ trước đến nay, cơ cấu các vùng kinh tế cả nước ta tồn tại 3 vùng kinh tế trọng điểm là vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. 10.3.1. Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ Quyết định số 145/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phương hướng phát triển kinh tế-xã hội vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020. Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ gồm 8 tỉnh: thành phố Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Tây, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh. Theo đó, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm sẽ đạt 1,3 lần (giai đoạn 2006-2010) và 1,25 lần (giai đoạn 2011-2020) so với mức tăng trưởng bình quân chung của cả nước. Tỷ trọng đóng góp vào GDP cả nước tăng từ 21% (năm 2005) lên 23-24% (năm 2010) và 28-29% (năm 2020). Giá trị xuất khẩu bình quân đầu người/năm từ 447 USD (năm 2005) lên 1.200 USD (năm 2010) và 9.200 USD (năm 2020). Đạt tốc độ đổi mới công nghệ bình quân 20- 25%/năm. Giảm tỷ lệ lao động không có việc làm xuống 6,5% vào năm 2010. Giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống 1,5% năm 2010 và dưới 0,5% năm 2020. Giảm tỷ lệ tăng dân số tự nhiên xuống 1% vào năm 2010, dưới 0,8% vào năm 2020. Để đạt được những mục tiêu trên, phải tập trung phát triển các ngành kỹ thuật cao thành ngành công nghiệp mũi nhọn như công nghiệp phần mềm, thiết bị tin học, sản xuất các thiết bị tự động hoá, rô bốt, sản xuất vật liệu mới, thép chất lượng cao và phát triển công nghệ đóng tàu, cơ khí chế tạo… Ngoài ra cũng phải phát triển các ngành công nghiệp bổ trợ có lợi thế cạnh tranh như các ngành cơ khí chế tạo thiết bị và phụ tùng ôtô, xe máy, sản xuất thiết bị điện và linh kiện điện tử, động cơ nổ, động cơ điện. 133 Cơ cấu sản phẩm: Chủ lực là các sản phẩm giá trị lớn, chứa hàm lượng chất xám cao. Bên cạnh đó đặc biệt quan tâm phát triển tiểu thủ công nghiệp, xây dựng các mô hình phát triển bền vững, các làng nghề … Lĩnh vực dịch vụ: Tập trung phát triển toàn diện, đặc biệt là dịch vụ chất lượng cao trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, thương mại, du lịch, khoa học- công nghệ, viễn thông, vận tải hàng không, vận tải hàng hải. Các thị trường như bất động sản, vốn, thị trường chứng khoán cũng được ưu tiên phát triển… Cơ cấu nông nghiệp: Chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hoá có năng suất, chất lượng cao. Đặc biệt chú ý phát triển nông nghiệp sạch, gắn phát triển nông nghiệp với việc xây dựng kinh tế trang trại hộ gia đình. Giao thông: Phát triển đồng bộ và hiện đại hoá hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, đường biển, đường sông và hàng không, đặc biệt là xây dựng cảng nước sâu, mạng lưới đường cao tốc, hệ thống giao thông nội đô Hà Nội… nâng công suất sân bay Nội Bài lên 6 triệu hành khách/năm (năm 2005) và 8-10 triệu hành khách (năm 2010), hiện đại hoá sân bay Cát Bi. Các tuyến đường sắt cũng sẽ được hiện đại hoá và nâng cấp… Ngoài việc cải tiến cơ chế còn phải khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu tư phát triển, thực hiện đổi mới cơ cấu đầu tư theo hướng: khuyến khích có 50- 55% đầu tư xã hội cho phát triển sản xuất kinh doanh; 9-10% đầu tư xã hội cho phát triển nguồn nhân lực; 35-36% vốn đầu tư giao thông vận tải cho phát triển đường loại I, loại II và đường cao tốc… 10.3.2. Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung Quyết định số 148/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phương hướng phát triển kinh tế-xã hội của khu vực miền Trung đến năm 2010 và tầm nhìn đến 134 năm 2020, gồm 5 tỉnh TP trực thuộc trung ương là Đà nẵng, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định. Theo đó, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân năm của vùng sẽ tăng từ khoảng 1,2 lần giai đoạn 2006-2010 lên 1,25 lần giai đoạn 2011-2020 so với tốc độ tăng trưởng bình quân của cả nước. Tăng giá trị xuất khẩu bình quân đầu người từ 149 USD năm 2005 lên 375 USD vào năm 2010 và 2.530 USD năm 2020. Các trung tâm du lịch Huế, Đà Nẵng, Quy Nhơn, và vùng phụ cận miền Trung và Tây Nguyên sẽ dần hình thành cùng với các công trình lớn về kết cấu hạ tầng để gắn kết khu vực này với các vùng lân cận góp phần thực hiện hành lang Đông-Tây của tiểu vùng Mê Kông mở rộng, gắn với nhiệm vụ phát triển khu tam giác biên giới 3 nước Việt Nam-Lào-Campuchia. TP Đà nẵng sẽ trở thành trung tâm của miền Trung có dân số từ 1 triệu người vào năm 2010, gần 2 triệu người vào năm 2020 với các cảng biển, sân bay quốc tế xuyên Việt, xuyên Á. Đà Nẵng sẽ là đầu mối giao thông quan trọng về trung chuyển và vận tải quốc tế của miền Trung, Tây Nguyên và các nước khu vực sông Mê Kông. Tại đây sẽ xây dựng khu sinh dưỡng công nghiệp (chuyên nghiên cứu cải tiến kỹ thuật, công nghệ cho các xí nghiệp công nghiệp), các trung tâm tài chính, ngân hàng, chứng khoán và bưu chính viễn thông của khu vực miền Trung và là một trong những trung tâm văn hoá, giáo dục, đào tạo, trung tâm khoa học công nghệ miền Trung… Khu kinh tế mở Chu Lai (Quảng Nam) sẽ phát triển theo mô hình "khu trong khu". Đây cũng là khu kinh tế mở duy nhất được xây dựng và phát triển để thử nghiệm thể chế, chính sách mới, tạo môi trường đầu tư phù hợp với các thông lệ quốc tế cho các loại hình kinh doanh của các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước. Sân bay Chu Lai sẽ được đầu tư phục hồi và nâng cấp giai đoạn 1 phục vụ nửa triệu lượt hành khách và khoảng 500 tấn hàng hoá/năm. Về lâu dài đây sẽ là 135 sân bay quốc tế trung chuyển của vùng và của khu vực. Đồng thời tiếp tục đầu tư xây dựng và nâng cấp mở rộng sân bay Đà Nẵng. Khu kinh tế Dung Quất (Quảng Ngãi) sẽ phát triển thành một khu kinh tế tổng hợp đa ngành với các chính sách ưu đãi, khuyến khích ổn định lâu dài. Tại đây sẽ tập trung phát triển công nghiệp lọc dầu-hoá dầu-hoá chất, từng bước phát triển các ngành công nghiệp cơ khí, đóng sữa chữa tàu biển, luyện cán thép, sản xuất xi măng, sản xuất container…bên cạnh đó sẽ phát triển hệ thống giao thông liên khu với 10 bến cảng dầu khí, khu cảng tổng hợp, đê chắn sóng, đê chắn cát… Khu kinh tế- thương mại Chân Mây (Thừa Thiên Huế), trước mắt phát triển cảng Chân Mây. Trong giai đoạn 2006-2010 xây dựng trung tâm thông tin quốc tế, cùng hệ thống dịch vụ thương mại, du lịch, tài chính, ngân hàng, và các ngành nghề khác. Giao thông cảng biển sẽ là huyết mạch: Trước mắt, nâng cấp cảng Tiên Sa, đưa năng lực thông qua trên 4 triệu tấn/năm vào năm 2010, cùng với việc xây dựng cảng nước sâu Liên Chiểu có công suất 2 triệu tấn/năm (giai đoạn 1) và 8,5 triệu tấn/năm (giai đoạn 2), đồng thời đẩy nhanh tiến độ xây dựng các cảng Dung Quất, Kỳ Hà, Quy Nhơn. Theo dự báo đến năm 2010, số lượng bến bãi sẽ tăng thêm để bảo đảm lượng hàng thông qua vào khoảng 4 triệu tấn/năm. 10.3.3. Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam Theo Quyết định số 146/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ mục tiêu phát triển chủ yếu của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm đạt 1,2 lần (giai đoạn 2006-2010) và 1,1 lần (giai đoạn 2011-2020) so với tốc độ tăng trưởng bình quân của cả nước. Tỷ lệ đóng góp trong GDP cả nước tăng từ 36% hiện nay lên 40-41% vào năm 2010 và 43-44% 136 vào năm 2020, đồng thời giá trị xuất khẩu bình quân đầu người /năm cũng tăng từ 1.493 USD năm 2010 và 22.310 USD năm 2020. Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam gồm thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà- Rịa-Vũng Tàu, Bình Dương, Tây Ninh, Bình Phước và Long An, sẽ trở thành một trong những vùng kinh tế phát triển năng động, có tốc độ tăng trưởng cao và bền vững, thực sự là vùng kinh tế động lực của cả nước. Dự kiến thành phố Hồ Chí Minh sẽ trở thành một trung tâm dịch vụ chất lượng cao về các mặt viễn thông, dịch vụ vận tải, tài chính, ngân hàng, du lịch của cả nước và có tầm quốc tế. Đến năm 2010, công nghiệp điện tử, tin học trở thành ngành mũi nhọn, hướng xuất khẩu từng bước phát triển đồng bộ cả phần cứng, phần mềm, trong đó ưu tiên phát triển phần mềm đưa vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trở thành trung tâm mạnh về sản xuất linh kiện điện tử, phần mềm, tin học viễn thông ở khu vực Đông Nam Á. Đến năm 2005, giá trị sản xuất phần mềm tại đây sẽ tăng lên khoảng 1.800 tỷ đồng (tương đương 150-160 triệu USD). Tiếp tục hoàn thành nâng cấp quốc lộ 50, 20, 22B, tuyến N2…sớm đầu tư các tuyến đường cao tốc từ thành phố Hồ Chí Minh đi Cần Thơ; hiện đại hoá ga hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất; năm 2010 hoàn thành phương án di dời cảng Sài Gòn ra khỏi nội thành. Từng bước đầu tư xây dựng cảng Thị Vải, cảng Cái Mép để đảm bảo nhu cầu vận tải của các khu vực phía Nam và là cửa ngõ ra biển của đường xuyên Á. Giai đoạn 2006-2010, các tuyến đường sắt từ thành phố Hồ Chí Minh đi Vũng Tàu sẽ được xây dựng cùng với việc xây dựng hệ thống đường sắt kết nối cảng biển với các khu công nghiệp trên hành lang đường 51, thành phố Hồ Chí Minh đi Phnôm Pênh, đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên. 137 Hình thành các khu đô thị mới có quy mô dân số khoảng 70-100 vạn dân ở Phú Mỹ, Long Sơn, Long Hải (Bà Rịa-Vũng Tàu), Dĩ An-Tân Uyên (Bình Dương), Tam Phước, Nhơn trạch (Đồng Nai), Khu đô thị mới tại vùng giáp ranh giữa thành phố Hồ Chí Minh, Long An, Tây Ninh Kể từ những ngày đầu manh nha thành lập cho đến nay, các vùng kinh tế trọng điểm (VKTTĐ) của Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể. Hiện nay quy mô của các VKTTĐ đã mở rộng đến gần 25% diện tích và chiếm khoảng 70% thu nhập kinh tế của cả nước. Sắp tới, trong định hướng phát triển, quy mô của VKTTĐ có thể còn được mở rộng hơn nữa về diện tích. Một vấn đề đặt ra là: quan điểm ngày càng mở rộng quy mô diện tích của các VKTTĐ của Việt Nam có hợp lý hay không? Làm thế nào để các VKTTĐ phải thực sự là động lực tăng trưởng và phát triển kinh tế của cả nước, cả góc độ là những điểm cực tập trung kinh tế, lại có một thế đứng vững chắc trong tương lai và dòng lan tỏa ngày càng mạnh cho các vùng khác nhằm thực hiện mục tiêu phát triển bền vững quốc gia. Để giải đáp những câu hỏi này, điểm mấu chốt là cần phải tìm ra được những quan điểm mang tính chiến lược làm cơ sở cho quá trình định hướng và hoạch định chính sách nhằm thay đổi diện mạo, vị thế và tạo dựng những bước đột phá cho phát triển các VKTTĐ của Việt Nam trong thế kỷ 21. 10.4. Những bất cập về thực trạng phát triển các VKTTĐ tại điểm xuất phát của giai đoạn phát triển lan tỏa. Có thể phân chia sự phát triển các VKTTĐ ở nước ta thành ba giai đoạn: giai đoạn hình thành (thời kỳ 1992-1999); giai đoạn phát triển mở rộng (2000 – 2005) và từ năm 2006 đến nay là giai đoạn phát triển lan tỏa. Giai đoạn phát triển lan tỏa của các VKTTĐ, gắn với sự kiện Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) (vào tháng 11/2006), sức thu hút đối với bên ngoài của nền kinh tế Việt Nam đã bắt đầu nổi mạnh, và đặc biệt, hướng vào các 138 VKTTĐ, khu vực lãnh thổ có môi trường đầu tư thuận lợi hơn so các vùng khác. Về tính chất, sự phát triển của các VKTTĐ giai đoạn này từ đây có tính chất lan tỏa rõ hơn, trong đó các vùng động lực tạo đà (cơ hội) phát triển cho những khu vực phát triển mới. Khác với giai đoạn phát triển mở rộng (tính lan tỏa gắn với yêu cầu cải cách và chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế một cách tương đối chủ quan), giai đoạn phát triển lan tỏa gắn với yêu cầu hội nhập và sự phát triển theo lãnh thổ một cách khách quan hơn. So với yêu cầu mới, thực trạng phát triển các VKTTĐ khi bước sang giai đoạn lan tỏa còn nhiều bất cập. Quy mô diện tích quá lớn và mức độ tập trung dân số còn thấp: Qua biểu 1, phần diện tích tập trung ở VKTTĐ Việt Nam chiếm 22,3% so với diện tích đất nước, trong đó VKTTĐBB chiếm 4,6%, VKTTĐMT là 8,4 còn lại VKTTĐPN chiếm 9,3%. Trong khi đó, quy mô diện tích của các vùng động lực của nhiều nước, ví dụ như: Cairo (Ai cập) chiếm 0,5% diện tích đất nước; Ba bang Miền Trung – Nam của Braxin chiếm 15% ; hay các nước như Gana, Ba Lan, Neu Dilân, với diện tích đất nước đều khoảng 250 000km2 nhưng khu vực kinh tế tập trung cao hay gọi là vùng động lực tăng trưởng, chỉ chiếm diện tích khoảng 5% diện tích đất nước v.v…Các con số so sánh này cho thấy, quy mô diện tích chiếm của ba VKTTĐ ở Việt Nam là khá cao so với các nước khác trên thế giới, sức chứa về dân số và khả năng kinh tế của các vùng này rất cao. 139 Trong khi đó, nếu mật độ dân số trung bình của cả nước là 256 người/km2 thì mật độ dân số trung bình của VKTTĐ là 478 người/km2 (gần gấp hai lần so với mật độ dân số chung), mật độ dân số của Thành phố Hồ Chí Minh cao nhất cả nước - hiện nay là 2409 người/km2. Còn ở Thái Lan, mật độ dân số trung bình chỉ là 123 người/km2 nhưng mật độ của vùng động lực tăng trưởng lên gấp 5 lần, tức là khoảng 600 người/km2; hay ở Indonexia, các con số tương tự là 289 và 12 500. Những số liệu so sánh trên đây cho thấy, diện tích của VKTTĐ Việt nam còn quá cao so với mật độ tập trung dân cư, hay nói cách khác, sức chứa dân cư vào VKTTĐVN còn khá lớn. Mức độ tập trung kinh tế còn yếu và hiệu quả phát triển không cao: Biểu 2 cho thấy, mặc dù mức độ tập trung kinh tế ở các VKTTĐ Việt Nam đạt tới 72,3% GDP, xấp xỉ 90% thu ngân sách cả nước, nhưng với quy mô về diện tích và dân số lớn (như trên đã nói) thì việc chỉ đạt được các con số về tăng trưởng, tổng thu nhập của nền kinh tế như trên là còn quá khiêm tốn so với chức năng là vùng động lực tăng trưởng của cả nước. Tại các nước đang phát triển các vùng động lực tăng trưởng đóng góp vào việc làm gia tăng thu nhập của toàn nền kinh tế quốc gia rất lớn, vùng Mexico City góp tới 30% GDP của cả nước Mehico mặc dù chỉ chiếm 0,1% diện tích cả nước; Thành phố Luanda cũng đóng góp trên 30% GDP cả nước mặc dù chỉ chiếm 0,2% tổng diện tích. 140 Với chỉ khoảng 5% diện tích đất nước, nhưng các vùng kinh tế động lực của các nước Gana, Ba Lan và Niu Dilan đã sản xuất từ 27% đến 39% GDP của cả quốc gia. Ở Brazil, các bang ở miền Trung – Nam như Minas Gerais, Rio de Janeiro và Sao Paulo chiếm tới 52% GDP nhưng chỉ chiếm khoảng 10% diện tích đất nước. Một chỉ tiêu mới hiện nay chúng ta thường dùng để xác định mật độ kinh tế cao hay thấp là mức GDP/km2. Các vùng động lực kinh tế ở ở các nước trên thế giới có mức độ tập trung rất cao: Nhật Bản, Mỹ, Anh v.v… đạt tới 30 triệu USD/1km2, một số thành phố lớn có thể lên tới 200 triệu USD. Trong khi đó, các VKTTĐ ở Việt Nam chỉ đạt khoảng 6 triệu USD, KKTTĐ miền Trung, đạt khoảng 1,3 triêuUSD/km2, VKTTĐBB đạt 9,6 triệu USD/km2, VKTTĐPN đạt 10,6 triêuUSD/km2. Thu nhập bình quân đầu người ở các VKTTĐ mặc dù có tăng lên nhưng mới chỉ hơn mức chung của cả nước khoảng 1,75 lần. Cơ cấu ngành kinh tế chưa thực sự thể hiện sự phát triển cao hơn của VKTTĐ so với cả nước, thậm chí tỷ trọng dịch vụ còn có phần thấp hơn (38%) so với cả nước (38,1%). 10.5. Những bài học quốc tế về phát triển kinh tế theo lãnh thổ và xu thế phổ biến hiện nay trên thế giới. Lịch sử phát triển kinh tế của nhiều nước thành công trên thế giới cho thấy: Chính phủ không thể đồng thời vừa thúc đẩy sản xuất kinh tế vừa trải rộng chúng trên khắp đất nước một cách suôi sẻ. Hàng nhiều chục năm trào lưu “tăng trưởng cân đối theo không gian” trở thành phổ biến ở nhiều nước đang phát triển, là mục tiêu của nhiều Chính phủ mang mầu sắc chính trị khác nhau như: cộng hòa Arập Aicập, Braxin, Nigieria, Nga, Nam Phi, v.v… Thậm chí, chính phủ nhiều nước phát triển đã từng có sự cam kết mạnh mẽ về sự phát triển cân đối theo không gian, kể cả Anh, Canada. Tuy vậy, kết quả mang lại là không có ý nghĩa. Trong quá trình phát triển, cũng có nhiều quốc gia đã đưa ra cơ chế khuyến khích để tạo sự tập trung kinh tế cho những vùng tụt hậu. Ý tưởng ở đây 141 là để thu hút các doanh nghiệp, các vùng tụt hậu cần phải đến bù những điểm bất lợi như chi phí vận chuyển hay logistics cao hơn, cơ sở hạ tầng yếu kém hơn và mức độ cung cấp dịch vụ công kém hơn (rõ rệt nhất là các quốc gia châu Âu),đã sử dụng các chính sách công nghiệp để thu hút các công ty đến những vùng tụt hậu. Tuy nhiên, các cơ chế khuyến khích tài chính, mặc dù có hiệu quả về mặt chính trị, đã không chuyển đổi được số phận kinh tế của các vùng tụt hậu. Ở Liên Xô cũ, theo quan điểm phát triển đồng đều rộng khắp quốc gia,Chính phủ đã ra sức giảm tỷ trọng kinh tế của các vùng công nghiệp cũ như Sanh Peterbua, vùng Trung tâm và Trung Uran từ 65% xuống còn 32%, cưỡng chế chuyển dịch sản xuất sang các vùng phía Đông từ 4% năm 1925 lên đến 28% vào cuối chế độ XHCN, mà sự tan rã của chế độ đó đã được đẩy nhanh hơn bởi sự phi hiệu quả theo vùng do những nỗ lực này gây ra. Ngay cả một số nước Đông Nam Á, như Indonexia cũng đã có một thời kỳ dài mà cao điểm là giai đoạn 1974-1984 thực hiện chính sách chuyển dân cư ra khỏi các vùng đông đúc để đến những vùng thưa dân với mục tiêu thúc đẩy sự phát triển đồng đều, và giảm đói nghèo. Tuy vậy, các chương trình này cũng không thể điều chỉnh nổi dân cư ở những vùng đông dân và các chi phí cho thực hiện chương trình khá tốn kém, và quan trọng hơn là kết cục không giảm đi được sự nghèo đói cho dân cư các vùng này. Những thất bại trong thực hiện chính sách phát triển dàn đều kinh tế đã dẫn đến một xu hướng tập trung hóa về kinh tế trên thế giới nói chung và các nhóm nước ngày càng rõ nét và cao hơn. Cùng với sự phát triển, mức độ tập trung kinh tế ngày càng tăng lên. Ở khoảng ¼ các nước trên thế giới như Brazil, Na Uy, Nga, Thái Lan - hơn ½ thu nhập quốc dân được tạo ra ở khu vực chiếm chưa đầy 5% diện tích đất đai của cả nước. ½ tổng các nước trên thế giới chẳng hạn như Argentina, Arâp Xê-út, v.v… ít nhất 1/3 thu nhập quốc dân được tạo ra ở những vùng chiếm chưa đầy 5% diện tích đất nước. 142 Trong quá trình thực hiện tập trung hóa kinh tế, mặc dù giai đoạn đầu có thể dẫn đến hiện tượng phân hóa mức sống theo khu vực giữa vùng phát triển và vùng tụt hậu, nhưng hiện nay, bằng chứng thực nghiệm của nhiều nước phát triển cũng như các nước đang phát triển tăng trưởng nhanh cho thấy: việc tăng cường tập trung hóa sản xuất vẫn có thể đi cùng với thu hẹp dần khoảng cách mức sống giữa các vùng địa lý. Cùng với sự phát triển, những khác biệt về phúc lợi giữa nông thôn – thành thị và trong chính thành thị được thu hẹp. Sự tập trung hoạt động kinh tế và sự đồng nhất mức sống có thể diễn ra song hành với nhau. Tập trung hóa kinh tế lại trở thành điều kiện để tạo sự phát triển toàn diện trên phạm vi lãnh thổ, như quan điểm của Ông Đặng Tiểu Bình(TQ): "Muốn để toàn bộ đất nước trở nên phồn thịnh thì nhất quyết một số vùng phải giàu lên trước những vùng khác". 10.6. QUAN ĐIỂM CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN VKTTĐ Ở VIỆT NAM Những phân tích trên đây gợi mở một số quan điểm chiến lược trong phát triển các VKTTĐ ở Việt nam thời gian đến năm 2020. Những quan điểm này bảo đảm quá trình phát triển bền vững các VKTTĐ ở Việt Nam, một mặt phù hợp với đặc điểm và thực trạng các vùng động lực tăng trưởng ở nước ta hiện nay, nhưng mặt khác dứt khoát phải phù hợp với xu thế chung, trên cơ sở sự thành công trong việc tổ chức các vùng động lực kinh tế của các nước trên thế giới. 10.6.1. Chiến lược phát triển các VKTTĐ phải được coi là mắt xích quan trọng nhất nhằm tạo dựng động lực tăng trưởng nhanh trong điều kiện kinh tế thị trường, hội nhập trong nước và quốc tế ngày càng phát triển. Hai thập kỷ qua, chúng ta có bước tiến khá dài. Kinh tế liên tục tăng trưởng trong 27 năm. Riêng 22 năm đổi mới, tốc độ tăng bình quân 6,8%, thời kỳ 1991 đến nay đạt bình quân 7,5%. Tốc độ tăng trưởng nói trên thuộc nhóm đầu châu lục, chỉ sau Trung Quốc. Tuy tăng trưởng cao, tăng liên tục suốt thời gian dài nhưng do xuất phát điểm quá thấp nên thu nhập bình quân đầu người vẫn chỉ tiến từng bước chậm (hiện đứng thứ 7 khu vực, thứ 35 châu Á và 137 143 trên thế giới). Vì vậy, dù tăng trưởng cao và mục tiêu thoát nhóm những nước nghèo nhất thế giới sắp vượt qua nhưng nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế vẫn là nguy cơ lớn, không gì khác, buộc chúng ta phải đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế. Những phân tích về kinh nghiệm quốc tế cho thấy: tăng trưởng kinh tế nhanh hiếm khi cân đối. Các nỗ lực trải rộng sự tăng trưởng một cách vội vàng sẽ khó duy trì được lâu. Nhu cầu phải có các vùng động lực tăng trưởng nhanh ở các VKTTĐ hiện nay được hỗ trợ tích cực bởi khả năng hình thành nó trong điều kiện kinh tế thị trường, hội nhập. Khi các đường biên giới kinh tế ngày càng “mỏng đi”, kèm theo các khía cạnh về đổi mới thể chế (như di cư tự do, xóa bỏ hành chính về quản lý nhân hộ khẩu theo kiểu hành chính trước kia), phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng và các chính sách khuyến khích (trong đó có quan điểm khuyến khích ưu tiên đầu tư cho các “đại gia”), sẽ tạo những dòng chảy lớn về vốn, nguồn nhân lực cũng như các yếu tố khác hướng về các vùng động lực tăng trưởng, làm cho mật độ kinh tế các vùng này ngày càng đậm đặc hơn. Kết quả của sự tập trung kinh tế ở các VKTTĐ, các vùng động lực tăng trưởng sẽ là yếu tố quyết định để chúng ta có thể vượt qua cửa ải quan trọng là: thoát khỏi danh sách các nước đang phát triển có mức thu nhập thấp một cách vững chắc. 10.6.2. Các VKTTĐ của Việt Nam phải thực sự trở thành khu vực phát triển động lực theo hướng nâng cao đáng kể tính tập trung và mức độ đậm đặc về kinh tế trên mỗi vùng (tính theo tiêu chí GDP/km2). Hiện nay, cấu trúc các VKTTĐ ở nước ta còn mang nặng tính chất hành chính. Mỗi vùng bao gồm một số tỉnh trọn vẹn nằm gần nhau. Điều này có một số điều bất cập: 1. Do bị ảnh hưởng bởi địa giới hành chính, theo quan điểm hiệu quả và bền vững thì phạm vi các VKTTĐ của nước ta hiện quá rộng lớn so với các khu vực động lực tăng trưởng của nhiều nước trên thế giới; 144 2. Thực chất nhiều địa phương trong một số tỉnh thuộc VKTTĐ có trình độ phát triển kinh tế rất thấp, lại không có các điều kiện hay dấu hiệu nổi trội để làm động lực tăng trưởng, làm cho sức hấp dẫn của các VKTTĐ đối với các nhà đầu tư bị hạn chế, khiến cho khả năng nổi trội và bật dậy của VKTTĐ kém đi rất nhiều; 3. Việc gắn địa giới hành chính vào VKTTĐ gây ra những rào cản lớn về hành chính cho việc tiếp cận thị trường của các khu vực, ảnh hưởng đến việc phát huy tối đa khả năng của vùng động lực trên cơ sở hội nhập trong nước và quốc tế ngày càng rộng. Vì vậy, để các VKTTĐ của Việt Nam thực sự trở thành động lực tăng trưởng và là trung tâm hấp dẫn thu hút các nhà đầu tư, thì cần thiết phải có quan điểm đúng hơn về mặt địa giới các VKTTĐ ở Việt Nam. Cần lấy tiêu chí về mức độ tập trung, mật độ đậm đặc về kinh tế thay cho tiêu chí và xu hướng mở rộng quy mô diện tích của vùng khi đánh giá sự phát triển của các VKTTĐ. Tiêu chí để đo mật độ kinh tế được tính bằng giá giá ttrị gia tăng (GDP) được tạo nên trên một kilomét vuông đất (GDP/km2). Mật độ kinh tế cao đương nhiên đòi hỏi tập trung hóa cao về lao động, vốn, gắn liền với mật độ việc làm, mật độ dân cư cũng như mật độ các khu đô thị trên vùng. Theo quan điểm này, một số điểm cần được xem là những phát hiện mới cần nhấn mạnh trong tư duy và hành động hoạch định chính sách, quy hoạch phát triển VKTTĐ ở VN trong thời gian tới: 1. Chỉ nên bao hàm trong VKTTĐ những địa điểm thực sự có các dấu hiệu làm động lực tăng trưởng, coi đây là nguyên tắc hiệu quả trong quá trình quy hoạch phát triển các VKTTĐ ở VN đến 2020. Không nên gắn với địa giới hành chính trong vùng trọng điểm và không nên coi việc mở rộng địa giới hành chính hay quy mô địa lý là mục tiêu hay kết quả của quá trình phát triển các VKTTĐ. 145 2. Chấp nhận xu hướng quá tải về dân cư, kinh tế, xã hội và hạ tầng kỹ thuật trên các VKTTĐ, nhất là các khu vực đô thị tập trung của các vùng. Vùng kinh tế trọng điểm phải chủ động đón nhận sự “quá tải” để thực hiện quy hoạch, tổ chức lại và đầu tư hiện đại hóa, bảo đảm xử lý tối ưu những phát sinh do sự quá tải gây ra. 3. Không nên xem sự di cư nội bộ là một mối đe dọa cho sự không ổn định kinh tế, xã hội và sự quá tải cho các khu vực tăng trưởng cao. Điều quan trọng trong hoạch định chính sách là không nên tạo ra các rào cản sự di cư, cần có hệ thống thông tin kinh tế, thị trường để ngăn cản dòng di cư không hợp lý theo các khía cạnh kinh tế. 10.6.3. Các VKTTĐ nói chung, các khu vực tập trung kinh tế, khu đô thị trong vùng phải được tổ chức theo nguyên tắc hiệu quả, hiện đại và vững chắc, bảo đảm tính chất “ba cao, ba lớn”. Quan điểm này dựa trên lập luận chủ yếu là VKTTĐ phải thực sự là “bộ mặt” của cả nước không chỉ về kinh tế mà cả trong tổ chức không gian đô thị. Để bảo đảm các VKTTĐ của Việt Nam thực sự trở thành vùng động lực tăng tưởng và có khả năng thích ứng với tính chất tập trung kinh tế xã hội cao, cần phải hình thành mạng lưới hạt nhân trong các vùng, đó là các đô thị, các khu vực kinh tế tập trung mang tính hiện đại, được xây dựng theo quan điểm“ ba cao – ba lớn”. “ba cao”, đó là: nhân lực chất lượng cao, công nghệ cao, không gian cao. “Ba lớn” bao gồm: tổ chức lớn, sản xuất lớn và phải có những người bạn lớn. Cụ thể: 1. Hình thành và mở rộng các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất nhằm tận dụng lợi thế kinh tế nhờ quy mô, làm cho nó thực sự trở thành những “bệ phóng” tăng trưởng kinh tế cho vùng và cả nước. 2. Hệ thống đô thị của VKTTĐ phải phát triển mạnh theo hướng đa dạng hóa và hiện đại để tận dụng tính kinh tế nhờ đô thị hóa. 146 3. Tổ chức hoạt động kinh tế trong các khu đô thị phù hợp với điều kiện hình thành và phát triển của từng loại đô thị. Đối với các đô thị lớn: mô hình tổ chức thường mang tính có xu hướng đa dạng hóa cao và định hướng dịch vụ nhiều hơn; đây cũng là nơi sáng tạo, phát kiến, ươm trồng và nuôi dưỡng các doanh nghiệp mới và loại dần các ngành đã trưởng thành. Các thành phố, đô thị có quy mô trung bình và nhỏ thường được tổ chức theo hướng chuyên môn hóa sâu và sản xuất đại trà, quy mô lớn đối với các ngành, sản phẩm đã trưởng thành và phát triển trên cơ sở sử dụng tính kinh tế nhờ chuyên môn hóa sâu theo quy trình cung cấp và tiêu thụ sản phẩm lẫn cho nhau. 4. Xây dựng đô thị với quan điểm hiện đại, bền vững về cấu trúc và cơ sở hạ tầng. Đối với các khu vực bắt đầu đô thị hóa, mục tiêu phải là hỗ trợ sự chuyển đổi tự nhiên giữa nông thôn và thành thị. Các khu đô thị hóa ở giai đoạn giữa, sự tăng trưởng mạnh mẽ ở đô thị gây ra sự tắc nghẽn ngày càng tăng, cần có chính sách tập trung giảm sự tắc nghẽn và khoảng cách kinh tế, sử dụng tính kinh tế nhờ mạng lưới, bao gồm đầu tư cao cơ sở hạ tầng để tăng cường tính liên kết bên trong khu đô thị và khuyến khích các quyết định lựa chọn địa bàn hoạt động có hiệu quả về mặt xã hội của các đơn vị kinh tế. Đối với các khu vực đô thị hóa phát triển ở trình độ cao, điều quan trong là các chính sách cần tập trung vào phát triển hệ thống khu dân cư sinh sống hiện đại, bảo đảm tiêu chí đô thị phát triển theo chiều cao và chiều sâu, bảo đảm vấn đề môi trường và chất lượng cuộc sống. 10.6.4. Các VKTTĐ phải có một thế đứng vững chắc dựa trên cơ sở tạo dựng các mối liên kết vững chắc với các vùng khác trong khu vực và các nước. Quan điểm này một mặt tạo điều kiện để phát huy thế mạnh của chính các VKTTĐ trong việc phấn đấu trở thành điểm động lực tăng trưởng từ việc dễ dàng nhận được sự hỗ trợ của các vùng lân cận; mặt khác chính là cơ sở để thực 147 hiện vai trò lan tỏa của VKTTĐ đối với các vùng khác trong cả nước. Việc tạo dựng hệ thống kết nối vững chắc là quan điểm mang tính chiến lược để giảm thiểu khoảng cách giữa VKTTĐ với các vùng khác trong các nước và phạm vi quốc tế, nó có tác dụng làm mỏng đi biên giới địa lý tạo ra sự chia cắt kinh tế và xã hội giữa các địa phương trên các VKTTĐ với nhau cũng như giữa VKTTĐ với các vùng khác.Trên một mức độ nhất định, nó làm giảm mật độ tập trung trong tương lai dài của VKTTĐ so với các vùng khác. Thực hiện quan điểm này: Thứ nhất, cần tổ chức một mạng lưới cơ sở hạ tầng giao thông kết nối các VKTTĐ với các khu vực lân cận cũng như hệ thống đường vành đai nối vùng trọng điểm với mọi địa bàn trên cả nước cũng như phạm vi quốc tế, tạo ra tính kinh tế nhờ mạng lưới. Thứ hai, Phát triển mạnh hệ thống công nghệ thông tin kết nối VKTTĐ với các vùng khác, nhất là với các vùng tụt hậu, chậm phát triển. Hệ thống thông tin kết nối giữa vùng phát triển với vùng tụt hậu đem lại nhiều lợi ích cho các nhà sản xuất trong các vùng tụt hậu. Họ sẽ có điều kiện thuận lợi hơn để nhận thông tin về giá cả hàng hóa có thể trao đổi với vùng trọng điểm. 10.6.5. Phát triển bền vững VKTTĐ phải luôn luôn được quán triệt bằng phương châm: “Tăng trưởng mất cân đối, phát triển mang tính hòa nhập” ở cấp địa phương, quốc gia và quốc tế. Theo quan điểm này, có hai vấn đề đặt ra: một mặt, sự gia tăng mật độ tập trung kinh tế ngày càng cao trên các VKTTĐ đòi hỏi phải được tiến hành đồng thời với giảm đi khoảng cách và sự chia cắt với các vùng chậm phát triển về lĩnh vực xã hội; mặt khác, tăng cường tập trung hóa sản xuất cao vẫn cho phép có thể đi cùng với thu hẹp dần khoảng cách mức sống giữa các vùng trong nước. Giải quyết hợp lý mối quan này, cần phải có hai điều kiện: một là, sử dụng triệt để hiệu ứng tác lực của kinh tế thị trường thông qua quá trình thực hiện tích tụ, tập trung, di cư và chuyên môn hóa; hai là, phải có sự trợ giúp đắc lực của các chính sách chính phủ đối với cả hai vấn đề tập trung hóa sản xuất, kinh tế, vừa tạo ra sự hội tụ về kinh tế. Để thực hiện quan điểm này: 148 1. Cần quan tâm mạnh hơn đến việc xây dựng mạng lưới cơ sở hạ tầng giao thông “cứng” và “mềm” để kết nối các VKTTĐ với các vùng phụ cận, các vùng trung gian và các vùng chậm phát triển, phát huy ưu thế của từng vùng để thực hiện phân công lao động xã hội hợp lý trên cơ sở quy luật thị trường để tiến hành chuyên môn hóa, tích tụ, tập trung tùy theo khả năng của các vùng. 2. Không sốt ruột đòi hỏi sự hội tụ xã hội phải được thực hiện ngay một lúc đồng thời với tập trung kinh tế. Phải chấp nhận sự phân hóa ban đầu để có sự hội tụ xã hội một cách vững chắc ở giai đoạn sau và mãi mãi. 3. Những chính sách của Chính phủ đóng vai trò hỗ trợ tích cực cho việc thực hiện mục tiêu tập trung hóa kinh tế, hội tụ trong phát triển xã hội. Những chính sách cần ưu tiên hàng đầu là chính sách di dân tự do; chính sách đầu tư cho các vùng không trọng điểm, nhất là các vùng tụt hậu; chính sách điều tiết phân phối lại thu nhập từ các VKTTĐ đến các vùng còn lại của địa phương và quốc gia, làm tăng tính hấp dẫn về mặt xã hội cho các vùng không trọng điểm. 10.6.6. Các VKTTĐ phải có cơ quan chủ quản chính thức với tư cách là chủ thể trong việc xác định các định hướng ,mục tiêu phát triển, đồng thời là địa chỉ triển khai các chính sách của chính phủ ban hành cho các VKTTĐ. Trong quá trình phát triển bền vững các VKTTĐ, các dấu hiệu của thị trường và nguyên tắc thị trường cần phải được quán triệt xuyên suốt và đầy đủ nhất, nhưng yếu tố thúc đẩy của nhà nước đóng vai trò quan trọng không kém. Vấn đề là ở chỗ, Chính phủ thông qua các cơ quan chức năng chuyên trách, phải làm thế nào đó để nắm bắt được các dấu hiệu của thị trường trong các VKTTĐ, các thị trường có liên quan, thị trường liên kết, từ đó định hướng được các mục tiêu phát triển của các VKTTĐ trên cơ sở nắm bắt thị trường, và cuối cùng là đưa ra hệ thống chính sách hỗ trợ thúc đẩy quá trình thực hiện mục tiêu phát triển. 149 Yêu cầu về vai trò của Chính phủ đối với phát triển bền vững các VKTTĐ đặt ra vấn đề về tổ chức bộ máy quản lý các VKTTĐ như thế nào? Một mặt phải có chức năng và khả năng hoạch định sự phát triển, quy hoạch tổng thế và chi tiết nội bộ VKTTĐ; điều tiết sự vận hành, tổ chức phối hợp hoạt động liên kết của vùng trong điều kiện không gian địa lý được hình thành từ nhiều địa phương hành chính khác nhau; là địa chỉ để triển khai các chính sách của nhà nước áp dụng cho các VKTTĐ. Tổ chức bộ máy như vậy không thể là chính quyền của từng cấp địa phương hành chính, cũng không thể chỉ là một ban điều phối làm chức năng tổng kết cho dù là người lãnh đạo là Thủ tướng chính phủ. Vì vậy, theo quan điểm này, đối với Việt Nam, một là phải hoàn chỉnh, nâng cấp và xác định rõ chức năng của Ban điều phối VKTTĐ để làm; thứ hai, và tốt nhất là nên hình thành một bộ máy làm chức quản lý, điều tíết hoạt động, tổ chức triển khai thực hiện các chính sách phát triển VKTTĐ. Cơ quan đó theo kinh nghiệm của các nước phát triển, kể cả các nước vùng lân cận, đó là Hội đồng vùng. Chỉ với tư cách là một Hội đồng thì mới thực sự thực hiện được các chức năng nói trên. Từ những phát hiện về thực trạng các VKTTĐ ở Việt Nam hiện nay, trên cơ sở kinh nghiệm tổ chức các vùng động lực tăng trưởng của nhiều nước trên thế giới, việc tìm ra những quan điểm chiến lược phát triển các VKTTĐ của Việt Nam thực sự có ý nghĩa quan trọng nhằm hướng các VKTTĐ của nước ta phát triển theo một xu hướng hợp lý, đúng quy luật. Hệ thống 6 quan điểm nêu ra trong khung khổ chiến lược phát triển VKTTĐ của Việt Nam nhằm vào những mục tiêu nói trên. Ba quan điểm đầu nhằm hướng các VKTTTĐ phát triển theo đúng nội hàm là các vùng động lực tăng trưởng quốc gia thực sự; hai quan điểm tiếp theo tạo thế đứng vững chắc cho các VKTTĐ và sự lan tỏa tích cực của các VKTTĐ với cả nước theo phương châm: vừa tạo sự tập trung hóa về kinh tế, vừa tạo sự hội tụ về mức sống; quan điểm cuối cùng có liên quan đến việc hình thành bộ máy quản lý các VKTTĐ, làm được chức năng điều hành, phối hợp hoạt động của vùng 150 trong điều kiện có nhiều thay đổi trong quan điểm về tổ chức, nội dung, tính chất và vai trò của VKTTĐ trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội chung của cả nước. 151 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1) Trần Đình Gián, Địa lý kinh tế Việt Nam, NXB KHXH,1990 2) Nguyễn Trọng Điều và Vũ Xuân Thảo, Địa lý kinh tế Việt Nam, NXBGD, 1984. 3) Văn Thái, Địa lý kinh tế Việt Nam, NXB thống kê, 1997. 4) Văn Thái, Giáo trình địa lý kinh tế Việt Nam, Nxb Giáo dục, 2000. 5) TS. Trần văn Thông, địa lý kinh tế Việt Nam, Nxb Thốnh kê, 2001. 6) Nguyễn văn Quang, Phân vùng kinh tế, Nxb Giáo dục, 1981. 7) E.N. Pertxik. (Người dịch: Văn Thái), Quy hoạch vùng, Nxb KHKT, 1878.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfGiáo trình Phân vùng kinh tế.pdf
Tài liệu liên quan