Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh - Chương 4: Phân tích lợi nhuận kinh doanh

Mục đích: Phân tích cấu trúc nguồn vốn để có đánh giá đầy đủ nhất về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Cấu trúc nguồn vốn thể hiện chính sách tài trợ của doanh nghiệp, liên quan đến nhiều khía cạnh khác nhau trong công tác quản trị tài chính. Việc huy động vốn một mặt vừa đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh, đảm bảo sự an toàn trong tài chính, nhưng mặt khác liên quan đến hiệu quả và rộng hơn là rủi ro của doanh nghiệp. - Phương pháp phân tích: Phương pháp so sánh - Chỉ tiêu phân tích: Nguồn vốn của doanh nghiệp theo nguồn gốc hình thành nên tài sản thì nguồn vốn bao gồm: Nợ phải trả nợ và Vốn chủ sở hữu.

pdf46 trang | Chia sẻ: nhung.12 | Lượt xem: 1307 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh - Chương 4: Phân tích lợi nhuận kinh doanh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ị áp lực hoàn trả. • Thứ hai: Chi phí huy động của các nguồn vốn tăng dần lên. Khi công ty gặp khó khăn trong việc trả nợ phần vốn chủ như là một khoản tài sản đảm bảo để thanh toán phần nợ còn lại, vì vậy phần vốn chủ có phí tổn cao nhất do nó có giá trị để bù đắp cho mức độ mạo hiểm cao và dùng vào việc bảo đảm hoàn trả các khoản nợ của doanh nghiệp. 80 3.1.3. Ý nghĩa của Bảng cân đối kế toán - Về mặt kinh tế: Số liệu phần TÀI SẢN cho phép nhà phân tích đánh giá một cách tổng quát quy mô và kết cấu tài sản của doanh nghiệp. Số liệu phần NGUỒN VỐN phản ánh các nguồn tài trợ cho tài sản của doanh nghiệp, qua đó đánh giá thực trạng tài chính của doanh nghiệp. - Về mặt pháp lý: Số liệu phần TÀI SẢN thể hiện giá trị các loại tài sản hiện có mà doanh nghiệp có quyền quản lý và sử dụng lâu dài để sinh lợi. Phần NGUỒN VỐN thể hiện phạm vi trách nhiệm và nghĩa vụ của doanh nghiệp về tổng số vốn kinh doanh với chủ nợ và chủ sở hữu. Như vậy, tài liệu từ Bảng cân đối kế toán cung cấp những thông tin tổng hợp về tình hình huy động và sử dụng vốn của doanh nghiệp. 3.2. Báo cáo kết quả kinh doanh 3.2.1. Khái niệm: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính, phản ánh tổng quát tình hình và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong một kỳ kinh doanh (quý, năm). 3.2.2. Nội dung và kết cấu - Nội dung bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh bao gồm kết quả hoạt động kinh doanh thông thường (hoạt động cung cấp hàng hóa dịch vụ; hoạt động tài chính) và kết quả các hoạt động khác. - Cơ sở số liệu để lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: + Căn cứ vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của kỳ trước. + Căn cứ vào sổ kế toán phản ánh tình hình doanh thu, thu nhập, chi phí tạo ra doanh thu, kết quả kinh doanh được ghi nhận trong các tài khoản từ loại 5 đến loại 9 mà doanh nghiệp sử dụng trong kỳ. - Nội dung của Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trình bày với những chỉ tiêu sau: Đơn vị: Địa chỉ: Mẫu sổ B 02-DN (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC Ngày 20/02/2006 của Bộ trưởng BTC) BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH năm Đơn vị tính:............. Chỉ tiêu Mã số Thuyết minh Kỳ này Kỳ trƣớc 1 2 3 4 5 1.Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 01 2.Các khoản giảm trừ doanh thu 02 81 3.Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (10=01-02) 10 4.Giá vốn hàng bán 11 5.Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (20 = 10 -11) 20 6.Doanh thu hoạt động tài chính 21 7.Chi phí tài chính - Trong đó: Chi phí lãi vay 22 23 8.Chi phí bán hàng 24 9.Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 10.Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh {30 = 20 +( 21 -22) - ( 24 + 25 )} 30 11.Thu nhập khác 31 12.Chi phí khác 32 13.Lợi nhuận khác (40 = 31 -32) 40 14.Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (50 = 30 +40) 50 15.Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành 51 16.Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại 52 17.Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (60 = 50 -51 - 52) 60 18.Lãi cơ bản trên cổ phiếu (*) 70 - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh phản ánh tổng quát tình hình và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp chi tiết theo các loại hoạt động. Cụ thể: Hoạt động tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ; hoạt động tài chính; hoạt động khác. 3.2.3. Ý nghĩa của báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Thông qua báo cáo kết qủa hoạt động kinh doanh có thể kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch thu nhập, chi phí và kết quả từng loại hoạt động cũng như chung toàn doanh nghiệp. Số liệu trên báo cáo này còn là cơ sở để đánh giá khuynh hướng hoạt động của doanh nghiệp trong nhiều năm liền và dự báo hoạt động trong tương lai. Thông qua báo cáo kết qủa hoạt động kinh doanh có thể đánh giá hiệu quả và khả năng sinh lợi của doanh nghiệp. Đây là một trong các nguồn thông tin rất bổ ích cho người ngoài doanh nghiệp trước khi ra quyết định đầu tư vào doanh nghiệp. 82 II. Nội dung phân tích 1. Phân tích khái quát tình hình tài chính 1.1. Phân tích cấu trúc tài sản - Mục đích: Phân tích cấu trúc tài sản phân tích những đặc trưng trong cơ cấu tài sản của doanh nghiệp, tính hợp lý khi đầu tư vốn cho hoạt động kinh doanh. Hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp sẽ phụ thuộc một phần vào công tác phân bổ vốn: đầu tư loại tài sản nào, vào thời điểm nào là hợp lý; nên gia tăng hay cắt giảm các khoản phải thu khách hàng khi tín dụng bán hàng có liên quan đến họat động tiêu thụ; dự trữ hàng tồn kho ở mức nào vừa đảm bảo họat động sản xuất kinh doanh diễn ra kịp thời, vừa đáp ứng nhu cầu của thị trường nhưng vẫn giảm thấp chi phí tồn kho; vốn nhàn rỗi có nên sử dụng đầu tư ra bên ngoài không? Các vấn đề trên đặt ra cho nhà quản trị cần nắm bắt cấu trúc tài sản để phân tích công tác sử dụng vốn ở doanh nghiệp. - Phương pháp phân tích: Phương pháp so sánh - Chỉ tiêu phân tích + Nguyên tắc chung khi thiết lập chỉ tiêu phân tích, cấu trúc tài sản thể hiện qua công thức sau: Tỷ trọng tài sản i = Giá trị thuần của tài sản i x100 Tổng tài sản Chỉ tiêu trên phản ánh tỷ lệ phần trăm của loại tài sản i trong tổng tài sản. Loại tài sản i là những tài sản có cùng chung một đặc trưng kinh tế nào đó, như: khoản phải thu, đầu tư tài chính, hàng tồn kho...; có thể là những mục tài sản được phản ánh trên Bảng cân đối kế toán (CĐKT). Giá trị thuần của tài sản là giá trị còn lại của tài sản. + Nguồn số liệu: • Tổng tài sản lấy số liệu từ mã số 270 trên bảng CĐKT. • Loại tài sản i thông thường sử dụng các chỉ tiêu cơ bản sau: . Tỷ trọng tiền và các khoản tương đương tiền mã số 110 trên bảng CĐKT; . Tỷ trọng các khoản đầu tư tài chính (Đầu tư tài chính ngắn hạn mã số 120 và Đầu tư tài chính dài hạn mã số 250 trên bảng CĐKT); . Tỷ trọng các khoản phải thu (Các khoản phải thu dài hạn mã số 210 và Các khoản phải thu ngắn hạn mã số 130 trên bảng CĐKT); . Tỷ trọng hàng tồn kho mã số 140 trên bảng CĐKT; . Tỷ trọng tài sản cố định từ mã số 220 trên bảng CĐKT. 83 Ví dụ 5.1. Có tài liệu trích dẫn về Bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp Việt Phương qua các năm như sau: Chỉ tiêu 31/12/N+1 31/12/N 31/12/N-1 TÀI SẢN A-TÀI SẢN NGẮN HẠN 19046 21780 15517 1. Tiền và các khoản tương đương tiền 2456 1620 1268 2. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 230 100 200 3. Các khoản phải thu ngắn hạn 7608 7646 5710 - Phải thu khách hàng 6130 6847 4420 - Các khoản phải thu khác 1478 772 1290 4. Hàng tồn kho 8352 12246 8072 5. Tài sản ngắn hạn khác 400 168 267 B-TÀI SẢN DÀI HẠN 13228 8910 12560 1. Tài sản cố định 13228 8910 10060 - Nguyên giá 24890 21530 20580 2. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 2500 TỔNG CỘNG TÀI SẢN 32274 30690 28077 NGUỒN VỐN A-NỢ PHẢI TRẢ 14534 12680 11199 1.Nợ ngắn hạn 13034 10680 11199 - Vay và nợ ngắn hạn 5020 3356 4970 - Các khoản phải trả khác 8014 7324 6229 2. Nợ dài hạn 1500 2000 B- VỐN CHỦ SỞ HỮU 17740 18010 16878 1. Nguồn vốn kinh doanh 16600 16600 15600 2. Lợi nhuận chưa phân phối 1140 1410 1278 TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 32274 30690 28077 84 Yêu cầu: Phân tích cấu trúc tài sản của doanh nghiệp cuối năm N+1 so với năm N. Giải: Phân tích biến động cấu trúc tài sản của doanh nghiệp Việt Phương như sau: Tài sản 31/12/N 31/12/ N+1 Chênh lệch cuối năm N + 1 so với năm N Số tiền (tr.đ) Tỷ trọng (%) Số tiền (tr.đ) Tỷ trọng (%) Mức độ (tr.đ) Tốc độ (%) Tỷ trọng (%) X 1 2=1/∑1 3 4=1/∑3 5=3-1 6=5/1 7=4-2 A. Tài sản ngắn hạn 21.780 70,97 19.046 59,01 -2.734 -12,55 -11,95 1. Tiền 1.620 5,28 2.456 7,61 836 51,61 2,33 2. Đầu tư ngắn hạn 100 0,33 230 0,71 130 130 0,39 3. Các khoản phải thu 7.646 24,91 7.608 23,57 -38 -0,49 -1,34 4. Hàng tồn kho 12.246 39,90 8.352 25,88 -3.894 -31,80 -14,02 5. Tài sản ngắn hạn khác 168 0,55 400 1,24 232 138,10 0,69 B. Tài sản dài hạn 8.910 29,03 13.228 40,99 4.318 48,46 11,95 1. Tài sản cố định 8.910 29,03 13.228 40,99 4.318 48,46 11,95 Tổng cộng tài sản 30.690 100 32.274 100 1.584 5,16 0,00 Nhận xét: Qua bảng phân tích trên cho thấy giá trị tài sản vào cuối năm N+1 là 32.274 tr.đ so với cuối năm N tăng 1.584 tr.đ, với tốc độ tăng 5,16% nguyên nhân là tăng đầu tư cơ sở vật chất cũng như tài sản cố định của doanh nghiệp. Để phân tích rõ hơn tình hình biến động tài sản cần xem xét biến động từng loại tài sản: - Đối với tài sản dài hạn tăng nguyên nhân là do tăng cường mua sắm tài sản cố định, điều này cho thấy doanh nghiệp đã chú trọng nhiều đến công tác đầu tư dài hạn trong năm N+1; giá trị tài sản cố định cuối năm N từ 8.910 tr.đ chiếm tỷ trọng 29,03% đến cuối năm N+ 1 đã lên đến 13.228 tr.đ tăng 48,46% cao hơn tốc độ tăng của tổng tài sản (48,46% >5,16% ), vì vậy đã làm cho tỷ trọng tài sản cố định tăng 11,95% so với cuối năm N. - Đối với tài sản ngắn hạn, xu hướng giảm qua hai năm. Vào cuối năm N trị giá tài sản ngắn hạn là 21.780 tr.đ chiếm tỷ trọng cao 70,97%, đến cuối năm N+1 chỉ còn 85 19.046 tr.đ giảm -2734 tr.đ, với tốc độ giảm 12,55% và tỷ trọng cũng đã giảm 11,95%; nguyên nhân là do trong năm N+1 doanh nghiệp đã giải phóng được một lượng lớn hàng tồn kho với mức độ giảm 3.894 tr.đ, cùng với việc quản lý tốt các khoản phải thu đã làm cho giá trị tài sản ngắn hạn giảm. Vì vậy lượng tiền cuối năm N+1 đã tăng lên đáng kể với tốc độ tăng 51,61% và tỷ trọng tăng 2,33%. Những biến động về đầu tư ngắn hạn, tài sản ngắn hạn khác cũng là mối quan tâm của nhà phân tích để có thể hình dùng đầy đủ hơn cấu trúc tài sản của doanh nghiệp. 1.2. Phân tích cấu trúc nguồn vốn - Mục đích: Phân tích cấu trúc nguồn vốn để có đánh giá đầy đủ nhất về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Cấu trúc nguồn vốn thể hiện chính sách tài trợ của doanh nghiệp, liên quan đến nhiều khía cạnh khác nhau trong công tác quản trị tài chính. Việc huy động vốn một mặt vừa đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh, đảm bảo sự an toàn trong tài chính, nhưng mặt khác liên quan đến hiệu quả và rộng hơn là rủi ro của doanh nghiệp. - Phương pháp phân tích: Phương pháp so sánh - Chỉ tiêu phân tích: Nguồn vốn của doanh nghiệp theo nguồn gốc hình thành nên tài sản thì nguồn vốn bao gồm: Nợ phải trả nợ và Vốn chủ sở hữu. Nguồn vốn của doanh nghiệp theo thời gian sử dụng thì nguồn vốn bao gồm Nguồn vốn tạm thời và Nguồn vốn thường xuyên. Theo cách phân loại thứ nhất ta có nội dung phân tích là tính tự chủ tài chính; theo cách phân loại thứ hai nội dung phân tích là tính ổn định tài chính. + Phân tích tính tự chủ về tài chính • Theo nguồn gốc hình thành nên tài sản, nguồn vốn của doanh nghiệp gồm nợ phải trả và vốn chủ sở hữu. Tính chất của hai nguồn vốn này hoàn toàn khác nhau về trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp. . Nợ phải trả phản ánh số vốn mà doanh nghiệp đi chiếm dụng trong quá trình hoạt động kinh doanh; do vậy doanh nghiệp phải cam kết thanh toán và có trách nhiệm thanh toán. . Vốn chủ sở hữu là số vốn của các chủ sở hữu, các nhà đầu tư đóng góp ban đầu và bổ sung thêm trong quá trình kinh doanh (vốn đầu tư của chủ sở hữu). Ngoài ra, thuộc vốn chủ sở hữu còn bao gồm một số khoản khác phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh như: chênh lệch tỷ giá hối đoái, chênh lệch đánh giá lại tài sản, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối, các quĩ doanh nghiệp... Vốn chủ sở hữu không phải là các khoản nợ nên doanh nghiệp không phải cam kết thanh toán. • Chỉ tiêu phân tích: Phân tích tính tự chủ về tài chính sử dụng hai chỉ tiêu sau: . Tỷ suất nợ (KNPT) KNPT = Nợ phải trả x100 Tổng nguồn vốn Chỉ tiêu này cho biết trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp thì khoản mục nợ phải trả chiếm bao nhiêu phần trăm. 86 Tỷ suất nợ phản ánh mức độ tài trợ tài sản của doanh nghiệp bởi các khoản nợ. Tỷ suất nợ càng cao thể hiện mức độ phụ thuộc của doanh nghiệp vào chủ nợ càng lớn, tính tự chủ của doanh nghiệp càng thấp và khả năng tiếp nhận các khoản vay nợ càng khó một khi doanh nghiệp không thanh toán kịp thời các khoản nợ và hiệu quả hoạt động kém. Đối với các chủ nợ, tỷ suất này càng cao thì khả năng thu hồi vốn cho vay càng giảm. Do vậy, các chủ nợ thường thích những doanh nghiệp có tỷ suất nợ thấp. Đây là một trong các chỉ tiêu để các nhà đầu tư đánh giá rủi ro và cấp tín dụng cho doanh nghiệp. . Tỷ suất tự tài trợ (KVCSH) KVCSH = Vốn chủ sở hữu x100 Tổng nguồn vốn Chỉ tiêu này cho biết trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp thì khoản mục vốn chủ sở hữu chiếm bao nhiêu phần trăm. Tỷ suất tự tài trợ thể hiện khả năng tự chủ về tài chính của doanh nghiệp. Tỷ suất này càng cao chứng tỏ doanh nghiệp có tính độc lập cao về tài chính và ít bị sức ép của các chủ nợ. Doanh nghiệp có nhiều cơ hội tiếp nhận các khoản tín dụng từ bên ngoài. • Nguồn số liệu: . Vốn chủ sở hữu mã số 400 trên bảng CĐKT; . Nợ phải trả mã số trên bảng CĐKT; . Tổng nguồn vốn mã số 440 trên bảng CĐKT. • Mối quan hệ giữa hai chỉ tiêu: Tỷ suất nợ + Tỷ suất tự tài trợ = 100% Ngoài hai chỉ tiêu tỷ suất trên, phân tích tính tự chủ về tài chính còn sử dụng chỉ tiêu tỷ suất nợ trên vốn chủ sở hữu, thể hiện mức độ đảm bảo nợ phải trả bởi vốn chủ sở hữu: KNPT/VCSH = Nợ phải trả x 100 Vốn chủ sở hữu Chỉ tiêu này cho biết nợ phải trả chiếm tỷ lệ bao nhiêu so với vốn chủ sở hữu. Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ nợ phải trả nhiều hơn vốn chủ sở hữu cho thấy tính tự chủ của doanh nghiệp giảm và ngược lại. • Phương pháp phân tích: Phương pháp so sánh + Phân tích tính ổn định của nguồn tài trợ: • Theo thời gian sử dụng, nguồn vốn của doanh nghiệp chia thành nguồn vốn thường xuyên và nguồn vốn tạm thời. . Nguồn vốn thường xuyên (nguồn vốn dài hạn) là nguồn vốn mà doanh nghiệp sử dụng thường xuyên, lâu dài vào họat động kinh doanh, có thời gian sử dụng trên một năm. Theo cách phân loại này, nguồn vốn thường xuyên tại một thời điểm 87 bao gồm nguồn vốn chủ sở hữu và các khoản nợ vay trung và dài hạn. Khoản nợ vay dài hạn đến hạn trả không được xem là nguồn vốn thường xuyên. . Nguồn vốn tạm thời (nguồn vốn ngắn hạn) là nguồn vốn mà doanh nghiệp tạm thời sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong một khoản thời gian ngắn, thường là trong một năm hoặc trong một chu kỳ sản xuất kinh doanh. • Chỉ tiêu phân tích: Phân tích ổn định về tài trợ thường sử dụng hai chỉ tiêu sau: . Tỷ suất nguồn vốn tạm thời (KNVTT) KNVTT = Nguồn vốn tạm thời x 100 Tổng nguồn vốn Chỉ tiêu này cho biết trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp thì nguồn vốn tạm thời chiếm bao nhiêu phần trăm. Tỷ suất nguồn vốn tạm thời càng lớn cho thấy áp lực về thanh toán các khoản nợ vay trong vòng 1 năm là rất lớn. . Tỷ suất nguồn vốn thường xuyên (KNVTX) KNVTX = Nguồn vốn thường xuyên x100 Tổng nguồn vốn Chỉ tiêu này cho biết trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp thì nguồn vốn thường xuyên chiếm bao nhiêu phần trăm. Tỷ suất nguồn vốn thường xuyên càng lớn cho thấy có sự ổn định tương đối trong một thời gian nhất định (trên 1 năm) đối với nguồn vốn sử dụng và doanh nghiệp chưa chịu áp lực thanh toán nguồn tài trợ này trong ngắn hạn. Ngược lại, khi tỷ suất nguồn vốn thường xuyên thấp cho thấy: nguồn tài trợ của doanh nghiệp phần lớn là bằng nợ ngắn hạn, áp lực về thanh toán các khoản nợ vay rất lớn. • Nguồn số liệu: . Nguồn vốn tạm thời (Nợ ngắn hạn) mã số 310 trên bảng CĐKT; . Nguồn vốn thường xuyên gồm số liệu lấy từ nợ dài hạn mã số 330 + nguồn vốn chủ sở hữu mã số 400 trên bảng CĐKT. • Mối quan hệ giữa hai chỉ tiêu: Tỷ suất nguồn vốn tạm thời + Tỷ suất nguồn vốn thường xuyên = 100% Hai chỉ tiêu trên phản ánh tính ổn định về nguồn tài trợ của doanh nghiệp. Tuy nhiên, để đánh giá chính xác hơn, cần xem xét mối quan hệ giữa tính tự chủ với tính ổn định của nguồn vốn. Mối quan hệ này thể hiện qua mối quan hệ giữa nguồn vốn chủ sở hữu với nguồn vốn thường xuyên. KVCSH/NVTX = Vốn chủ sở hữu x 100 Nguồn vốn thường xuyên 88 Chỉ tiêu này cho biết vốn chủ sở hữu chiếm tỷ lệ bao nhiêu so với nguồn vốn thường xuyên. Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ nguồn ổn định và có tính tự chủ cao và ngược lại. • Phương pháp phân tích: Phương pháp so sánh Ví dụ 5.2. Căn cứ vào số liệu ví dụ 5.1, phân tích cấu trúc nguồn vốn của doanh nghiệp Việt Phương cuối năm N+1 so với năm N. Giải: Phân tích biến động cấu trúc nguồn vốn của doanh nghiệp Việt Phương như sau: Chỉ tiêu ĐVT 31/12/ N 31/12/N+1 Chênh lệch cuối năm N+1 so với năm N Mức độ Tốc độ (%) 1. Nợ phải trả tr.đ 12.680 14.534 1.854 14,62 2. Nguồn vốn chủ sở hữu tr.đ 18.010 17.740 -270 -1,50 3. Nguồn vốn tạm thời tr.đ 10.680 13.034 2.354 22,04 4. Nguồn vốn thường xuyên tr.đ 20.010 19.240 -770 -3,85 5. Tổng nguồn vốn tr.đ 30.690 32.274 1.584 5,16 6. Tỷ suất nợ % 41,32 45,03 3,71 8,98 7. Tỷ suất tự tài trợ % 58,68 54,97 -3,71 -6,32 8. Tỷ suất nguồn vốn tạm thời % 34,80 40,39 5,59 16,06 9. Tỷ suất nguồn vốn thường xuyên % 65,20 59,61 -5,59 -8,57 10. Tỷ suất nguồn vốn chủ sở hữu trên nguồn vốn thường xuyên % 90,00 92,20 2,20 2,44 Nhận xét: Bảng phân tích trên cho thấy cuối năm N tổng nguồn vốn của doanh nghiệp là 30.690 tr.đ, trong đó nợ phải trả là 12.680 tr.đ chiếm tỷ trọng 41,32% tổng nguồn vốn; với tỷ suất nợ thấp cho thấy doanh nghiệp tự chủ trong tài chính ít phụ thuộc vào nợ vay; vốn chủ sở hữu khá cao 58,68%. Đến cuối năm N+1 tổng nguồn vốn tăng 1.584 tr.đ, với tốc độ tăng 5,16% mà nguyên nhân là do cuối năm N+1doanh nghiệp đã tăng vay nợ, nợ phải trả cuối năm N+1 so với cuối năm N tăng 1.854 tr.đ, với tốc độ tăng 14,62% cao hơn tốc độ tăng của tổng nguồn vốn (14,62%>5,16%), vì vậy đã làm cho tỷ suất nợ cuối năm lên đến 45,03 % với mức độ tăng là 3,71%; cho thấy cuối năm N+1 doanh nghiệp đã mở rộng qui mô với nợ vay làm đòn bẩy trong hoạt động của mình. 89 Cùng với tỷ suất nợ tăng mà nguyên nhân là tăng nguồn vốn tạm thời nên tỷ suất nguồn vốn tạm thời cũng được cải thiện; tỷ suất nguồn vốn tạm thời cuối năm N chỉ ở mức 34,80%, đến cuối năm N+1 để bổ sung nguồn vốn doanh nghiệp đã tăng nguồn vốn tạm thời với tỷ lệ tăng cao 16,06 % vì vậy đã đẩy tỷ suất nguồn vốn tạm thời lên 40,39%; với tỷ suất nguồn vốn tạm thời tăng nhưng dừng lại ở tỷ suất không cao điều này cho thấy doanh nghiệp ít chịu áp lực trong thanh toán nợ ngắn hạn, tính ổn định trong tài trợ cao. Với tỷ suất vốn chủ sở hữu trên nguồn vốn thường xuyên khá cao, cuối năm N+1 là 92,20% cũng cho thấy doanh nghiệp có tự chủ và ổn định về tài chính cao với cấu trúc tài chính lành mạnh doanh nghiệp dễ dàng trong việc tiếp cận các khoản vay trong tương lai. 2. Phân tích các hệ số tài chính chủ yếu - Mục đích: Để đánh giá về tình hình tài chính của một doanh nghiệp cần kiểm tra nhiều phương diện khác nhau. Công cụ được sử dụng phổ biến là hệ số tài chính. Hệ số tài chính là sự kết nối hai dữ liệu tài chính bằng cách chia một chỉ tiêu này cho một chỉ tiêu khác. - Phương pháp phân tích: Phương pháp so sánh Các hệ số tài chính chủ yếu thường dùng để phân tích là: + Hệ số thanh toán đo lường khả năng thanh toán của công ty; + Hệ số hoạt động đo lường mức độ hoạt động liên quan đến tài sản; + Hệ số sinh lợi biểu hiện khả năng tạo lãi của tài sản và vốn chủ sở hữu. 2.1. Phân tích các hệ số thanh toán 2.1.1. Hệ số thanh toán tổng quát - Khái niệm: Hệ số thanh toán tổng quát phản ánh mối quan hệ giữa tổng tài sản với nợ phải trả. - Công thức: Hệ số thanh toán tổng quát = Tổng tài sản Nợ phải trả - Ý nghĩa: Hệ số thanh toán tổng quát phản ánh với tổng số tài sản hiện có, doanh nghiệp có bảo đảm trang trải được các khoản nợ phải trả hay không. Hệ số này càng cao chứng tỏ doanh nghiệp có đủ và thừa khả năng thanh toán, góp phần ổn định tình hình tài chính. Hệ số thanh tổng quát ≥ 1: Doanh nghiệp có đủ và thừa khả năng trong việc thanh toán nợ, tác động tích cực đến hoạt động kinh doanh. Hệ số thanh tổng quát < 1: Doanh nghiệp không bảo đảm được khả năng trang trải các khoản nợ. Hệ số khả năng thanh toán tổng quát càng nhỏ hơn 1, doanh nghiệp càng mất dần khả năng thanh toán và rơi vào tình trạng nguy cơ phá sản. - Nguồn số liệu: + Tổng tài sản được lấy từ chỉ tiêu mã số 270 trên bảng CĐKT; + Nợ phải trả được lấy từ chỉ tiêu mã số 300 trên bảng CĐKT. 90 2.1.2. Hệ số thanh toán ngắn hạn - Khái niệm: Hệ số thanh toán ngắn hạn phản ánh mối quan hệ giữa tài sản ngắn hạn với nợ ngắn hạn. - Công thức: Hệ số thanh toán ngắn hạn = Tài sản ngắn hạn Nợ ngắn hạn - Ý nghĩa: Hệ số thanh toán ngắn hạn phản ánh khả năng chuyển đổi của tài sản ngắn hạn thành tiền trong một khoảng thời gian ngắn (<1 năm) để đảm bảo cho việc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn (có thời gian < 1 năm) Hệ số thanh toán ngắn hạn ≥ 1: Doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và tình hình tài chính là bình thường hoặc khả quan. Hệ số thanh toán ngắn hạn < 1: Doanh nghiệp không đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Hệ số này càng nhỏ hơn 1, khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp càng thấp. Hệ số này cho thấy khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp cao hay thấp. Hệ số này càng lớn thì khả năng thanh toán nợ ngắn hạn càng cao và ngược lại. Thông thường hệ số này bằng 2 được coi là hợp lý, được đa số các chủ nợ chấp nhận. Tuy nhiên hệ số này quá cao cũng không phải là tốt vì như vậy đã có một số tiền (hoặc TSLĐ) được dự trữ quá lớn với tốc độ quay vốn lưu động chậm. Tài sản ngắn hạn dự trữ quá lớn phản ánh việc sử dụng vốn không hiệu quả. Để đánh giá khả năng thanh toán cũng cần xem xét các yếu tố như: . Bản chất kinh doanh của doanh nghiệp; . Cơ cấu tài sản lưu động; . Hệ số quay vòng của hàng tồn kho và các khoản phải thu. - Nguồn số liệu: + Tài sản ngắn hạn được lấy từ chỉ tiêu mã số 100 trên bảng CĐKT; + Nợ ngắn hạn được lấy từ chỉ tiêu mã số 310 trên bảng CĐKT. 2.1.3. Hệ số thanh toán nhanh - Khái niệm: Hệ số thanh toán nhanh phản ánh mối quan hệ giữa giữa tài sản ngắn hạn có khả năng chuyển đổi nhanh thành tiền với các khoản nợ ngắn hạn. Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn chưa bộc lộ hết khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Các nhà đầu tư, các nhà cho vay luôn đặt ra câu hỏi: Nếu tất cả các món nợ ngắn hạn được yêu cầu thanh toán ngay thì khả năng tài chính của doanh nghiệp có đáp ứng được không? Nghiên cứu khả năng thanh toán nhanh sẽ trả lời được câu hỏi này. Các khoản tương đương tiền là những tài sản quay vòng nhanh, nó có thể chuyển đổi nhanh thành tiền như các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn (tín phiếu, kỳ phiếu). 91 - Công thức: Hệ số thanh toán nhanh = Tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho Nợ ngắn hạn - Ý nghĩa: Chỉ tiêu này thể hiện khả năng về tiền mặt và các loại tài sản có thể chuyển ngay thành tiền để thanh toán nợ ngắn hạn. Tuy nhiên cần lưu ý đến Báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp và cơ cấu tài sản lưu động và phương thức thanh toán mà khách hàng được hưởng. Hệ số thanh toán nhanh < 0,75 thì doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc thanh toán nợ; 0,75≤ hệ số thanh toán nhanh ≤2: Thanh toán nợ bình thường. Tuy nhiên nếu chỉ tiêu này quá cao lại phản ánh một tình hình không tốt vì vốn bằng tiền quá nhiều. - Nguồn số liệu: + Tài sản ngắn hạn được lấy từ chỉ tiêu mã số 100 trên bảng CĐKT; + Hàng tồn kho được lấy từ chỉ tiêu mã số 140 trên bảng CĐKT; + Nợ ngắn hạn được lấy từ chỉ tiêu mã số 310 trên bảng CĐKT. Ví dụ 5.3. Căn cứ vào số liệu ví dụ 5.1, phân tích khả năng thanh toán của doanh nghiệp Việt Phương cuối năm N+1 so với cuối năm N. Giải: Phân tích khả năng thanh toán của doanh nghiệp Việt Phương như sau: ĐVT: tr.đ Chỉ tiêu 31/12/N 31/12/N+1 Chênh lệch cuối năm N+1 so với năm N Mức độ Tốc độ (%) Tổng tài sản 30.690 32.274 1.584 5,16 Tài sản ngắn hạn 21.780 19.046 -2.734 -12,55 Tài sản ngắn hạn - Hàng tồn kho 9.534 10.694 1.160 12,17 Nợ phải trả 12.680 14.534 1.854 14,62 Nợ ngắn hạn 10.680 13.034 2.354 22,04 Hệ số thanh toán tổng quát (lần) 2,42 2,22 -0,20 -8,26 Hệ số thanh toán ngắn hạn (lần) 2,04 1,46 -0,58 -28,43 Hệ số thanh toán nhanh (lần) 0,89 0,82 -0,07 -7,87 92 Nhận xét: Qua bảng số liệu phân tích trên cho thấy tổng tài sản cuối năm N+1 là 32.274 tr.đ so với đầu năm với tăng 5,16%; việc tăng tài sản là do tăng tài sản dài hạn. Nguồn vốn tài trợ cho sự biến động này chủ yếu hình thành từ tăng lên của nợ phải trả; Đối chiếu với các khoản nợ phải trả của doanh nghiệp cho thấy nợ ngắn hạn cuối năm tăng 22,04%. Đánh giá khả năng thanh toán ta thấy: - Hệ số thanh toán tổng quát: Đầu năm N+1 trong tổng tài sản của doanh nghiệp là 30.690 tr.đ trong đó nợ phải trả là 12.680 tr.đ với hệ số đảm bảo thanh toán các khoản nợ bằng tài sản khá cao là 2,42 lần, đến cuối năm trong khi tổng tài sản tăng thêm 5,16% thì nợ phải trả đã tăng lên 14,62% tăng cao hơn tốc độ tăng của tài sản (14,62%>5,16%), vì vậy làm cho khả năng thanh toán tổng quát của doanh nghiệp giảm xuống còn 2,22 lần với mức độ giảm so với đầu năm 0,20 lần; tuy nhiên vẫn ở hệ số cao hơn 2 cho thấy khả năng trả nợ tổng quát của doanh nghiệp tuy giảm nhưng doanh nghiệp vẫn đủ và thừa khả năng thanh toán và dễ dàng trong việc tiếp cận với các khoản nợ vay. - Hệ số thanh toán ngắn hạn: Trong tổng nợ phải trả thì chủ yếu là nợ ngắn hạn, đầu năm N+1 là 10.680 tr.đ đến cuối năm là 13.034 tr.đ tăng 22,04% trong khi tài sản ngắn hạn giảm, vì vậy đã làm cho khả năng thanh toán ngắn hạn từ 2,04 lần giảm xuống còn 1,46 lần giảm 0,58 lần với tốc độ giảm 28,43%; điều này cho thấy đầu năm doanh nghiệp đủ và thừa khả năng thanh toán ngắn hạn, đến cuối năm hệ số này tuy giảm nhưng doanh nghiệp không gặp khó khăn nhiều trong thanh toán nợ ngắn hạn vẫn đủ để trả cho các khoản thanh toán nợ ngắn hạn. - Hệ số thanh toán nhanh: Trong tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp hàng tồn kho chiếm tỷ lệ rất cao vì vậy sau khi trừ hàng tồn kho tài sản tương đương tiền của doanh nghiệp đầu năm N+1 là 9.534 tr.đ, do trong năm doanh nghiệp đã giải phóng một lượng lớn hàng tồn kho vì vậy tài sản tương đương tiền của doanh nghiệp cuối năm tăng 12,17%, tuy nhiên vẫn thấp hơn tốc độ tăng của nợ phải trả, vì vậy hệ số thanh toán nhanh của doanh nghiệp còn 0,82 lần tuy giảm nhưng vẫn ở hệ số an toàn và doanh nghiệp không gặp khó khăn trong thanh toán nhanh, tình hình thanh toán của doanh nghiệp nhìn chung tốt, doanh nghiệp thuận lợi trong thanh toán và tiếp cận với các khoản nợ vay. 2.2. Phân tích tốc độ luân chuyển vốn Tốc độ luân chuyển vốn là chỉ tiêu phản hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp trong kỳ và được phản ánh thông qua chỉ tiêu số vòng quay của vốn hay thời gian của một vòng quay. Trong phạm vi của học phần, giáo trình chỉ đề cập đến hiệu quả sử dụng tổng tài sản, tài sản dài hạn và tài sản ngắn hạn; cụ thể: 2.2.1. Phân tích tốc độ luân chuyển tổng tài sản - Số vòng quay tài sản: Phản ánh mối quan hệ giữa doanh thu thuần đạt được trên tổng tài sản của doanh nghiệp. - Công thức: Số vòng quay tài sản = Doanh thu thuần Tổng tài sản bình quân 93 hay Số ngày của một vòng quay tài sản = 360 Số vòng quay tài sản -Ý nghĩa: + Chỉ tiêu số vòng quay tài sản cho biết trong một đồng tài sản đầu tư cho kinh doanh của doanh nghiệp thì tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Chỉ tiêu này thể hiện khả năng, hiệu quả quản lý tài sản của doanh nghiệp. + Giá trị của chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ hiệu suất sử dụng tài sản của doanh nghiệp càng cao, có nghĩa là doanh thu được tạo ra càng nhiều. + Chỉ tiêu này phụ thuộc vào từng ngành nghề, từng lĩnh vực kinh doanh, phụ thuộc vào trình độ, khả năng quản lý và cách thức tổ chức sản xuất của mỗi doanh nghiệp. - Nguồn số liệu: + Tài sản được lấy từ chỉ tiêu mã số 270 trên bảng CĐKT và được tính bình quân trong kỳ. + Tổng doanh thu thuần gồm doanh thu của cả 3 hoạt động, gồm: Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ được lấy từ chỉ tiêu mã số 10 + doanh thu hoạt động tài chính được lấy từ chỉ tiêu mã số 21 + thu nhập khác được lấy từ chỉ tiêu mã số 31 lấy trên báo cáo KQHĐKD. 2.2.2. Phân tích tốc độ luân chuyển tài sản dài hạn - Số vòng quay tài sản cố định: Phản ánh mối quan hệ giữa doanh thu thuần đạt được trên tài sản dài hạn của doanh nghiệp. - Công thức: Số vòng quay tài sản dài hạn = Doanh thu thuần Giá trị thuần tài sản dài hạn bình quân hay Số ngày của một vòng quay tài sản dài hạn = 360 Số vòng quay tài sản dài hạn -Ý nghĩa: + Chỉ tiêu số vòng quay tài sản dài hạn phản ánh một đồng tài sản dài hạn đem lại bao nhiêu đồng đồng doanh thu thuần. + Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ hiệu suất sử dụng tài sản dài hạn càng cao. - Nguồn số liệu: Giá trị thuần tài sản dài hạn được lấy từ chỉ tiêu mã số 200 trên bảng CĐKT và được tính bình quân trong kỳ. 94 2.2.3. Phân tích tốc độ luân chuyển tài sản ngắn hạn - Số vòng quay tài sản ngắn hạn: Phản ánh mối quan hệ giữa doanh thu thuần đạt được trên tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp. - Công thức: Số vòng quay tài sản ngắn hạn = Doanh thu thuần Tài sản ngắn hạn bình quân hay Số ngày của một vòng quay tài sản ngắn hạn = 360 Số vòng quay tài sản ngắn hạn -Ý nghĩa: + Chỉ tiêu này cho biết bình quân trong kỳ tài sản ngắn hạn quay được mấy vòng; + Số vòng luân chuyên tài sản ngắn hạn càng cao thì tốc độ luân chuyển tài sản ngắn hạn càng nhanh, số ngày luân chuyển 1 vòng càng ngắn và ngược lại. - Nguồn số liệu: Tài sản ngắn hạn được lấy từ chỉ tiêu mã số 100 trên bảng CĐKT và được tính bình quân trong kỳ. - Số tiền tiết kiệm (lãng phí) vốn lưu động do tốc độ luân chuyển tài sản ngắn hạn thay đổi Số tiền tiết kiệm (lãng phí) vốn lưu động do luân chuyển tài sản ngắn hạn thay đổi = (N1 –N0) x Doanh thu thuần bình quân 1 ngày kỳ báo cáo Trong đó:N1: Số ngày luân chuyển tài sản ngắn hạn kỳ báo cáo N0: Số ngày luân chuyển tài sản ngắn hạn kỳ gốc Ví dụ 5.4. Căn cứ vào số liệu ví dụ 5.1, có tài liệu trích dẫn về báo cáo KQHĐKD của doanh nghiệp Việt Phương như sau: 95 ĐVT: tr.đ Chỉ tiêu Năm N Năm N+1 1. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 97.700 102.400 2. Giá vốn hàng bán 88.740 92.010 3. Doanh thu hoạt động tài chính 125 25 4. Chi phí tài chính 912 815 5. Chi phí bán hàng 2.903 3.014 6. Chi phí quản lý doanh nghiệp 2.250 2.076 7. Thu nhập khác 400 320 8. Chi phí khác 100 200 9. Lợi nhuận trước thuế 3.320 4.630 10. Lợi nhuận sau thuế 2.490 3.472,5 Yêu cầu: Phân tích tốc độ luân tài sản của doanh nghiệp qua hai năm Giải: Phân tích tốc độ luân tài sản của doanh nghiệp qua hai năm như sau: ĐVT: tr.đ Chỉ tiêu Năm N-1 Năm N Năm N+1 1.Doanh thu thuần 98.225 102.745 2.Tổng tài sản cuối năm 28.077 30.690 32.274 3.Tài sản dài hạn cuối năm 12.560 8.910 13.228 4.Tài sản ngắn hạn cuối năm 15.517 21.780 19.046 5.Tổng tài sản bình quân 29.383,5 31.482 6.Tài sản dài hạn bình quân 10.735 11.069 7.Tài sản ngắn hạn bình quân 18.648,5 20.413 8.Số vòng quay tài sản (vòng) 3,34 3,26 9.Số ngày của một vòng quay tài sản (ngày) 109,28 111,96 10.Số vòng quay tài sản dài hạn (vòng) 9,15 9,28 11.Số ngày của một vòng quay tài sản dài hạn (ngày) 39,89 39,33 12.Số vòng quay tài sản ngắn hạn (vòng) 5,27 5,03 13.Số ngày của một vòng quay tài sản ngắn hạn (ngày) 69,26 72,56 96 Nhận xét: Qua bảng số liệu phân tích trên cho thấy: Tổng tài sản năm N+1 là 31.482 tr.đ so với năm N với tăng 7,14%; qui mô tổng tài sản tăng cao nhưng tổng doanh thu chỉ tăng 4,6% (4,6% <7,14%) vì vậy làm cho số vòng quay của tài sản từ 3,34 vòng giảm xuống còn 3,26 vòng với số ngày của một vòng quay tài sản từ 109,28 ngày tăng lên 111,96 ngày. Xét về hiệu quả sử dụng của từng loại tài sản cho thấy: - Tài sản dài hạn: Qui mô tài sản dài hạn trong năm N là 10.735 tr.đ đến năm N+1 là 11.069 tr.đ qua hai năm tăng 3,11%, thấp hơn tốc tăng của doanh thu (3,11% <4,6%) vì vậy làm cho số vòng quay của tài sản dài hạn từ 9,15 vòng tăng lên 9,28 vòng, số ngày của một vòng quay tài sản dài hạn từ 39,89 ngày giảm còn 39,33 ngày; cho thấy tăng đầu tư tài sản dài hạn trong năm N+1 là hướng đi đúng, tài sản đã phát huy ngay được hiệu quả sử dụng. - Tài sản ngắn hạn: Qui mô tài sản ngắn hạn trong năm N là 18.648,5 tr.đ đến năm N+1 là 20.413 tr.đ qua hai năm tăng 9,46%, cao hơn tốc tăng của doanh thu (9,46%> 4,6%) vì vậy vì vậy làm cho số vòng quay của tài sản ngắn hạn từ 5,27 vòng giảm còn 5,03 vòng, số ngày của một vòng quay tài sản ngắn hạn tăng 3,3 ngày vì vậy đã làm lãng phí một mức vốn lưu động so với năm N là 941.83 tr.đ (3,3x 102.745/360) do số vòng chuyển tài sản ngắn hạn giảm. 2.3. Phân tích các hệ số sinh lợi 2.3.1. Phân tích hệ số lợi nhuận trên doanh thu - Khái niệm: Hệ số lợi nhuận trên doanh thu (tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu ROS) phản ánh mối quan hệ giữa lợi nhuận trước thuế trên doanh thu thuần. - Công thức: ROS = Lợi nhuận trước thuế x 100 Doanh thu thuần -Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết trong 100 đồng doanh thu thuần có bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế. - Nguồn số liệu: + Tổng doanh thu thuần gồm doanh thu của cả 3 hoạt động, gồm: Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ được lấy từ chỉ tiêu mã số 10 + doanh thu hoạt động tài chính được lấy từ chỉ tiêu mã số 21 + thu nhập khác được lấy từ chỉ tiêu mã số 31 lấy trên báo cáo KQHĐKD; + Lợi nhuận kế toán trước thuế được lấy từ chỉ tiêu mã số 50 trên báo cáo KQHĐKD. 2.3.2. Phân tích hệ số lợi nhuận trên tài sản - Khái niệm: Hệ số lợi nhuận trên tài sản (tỷ suất lợi nhuận trên tài sản ROA) phản ánh mối quan hệ giữa lợi nhuận trước thuế trên tài sản. 97 - Công thức: ROA = Lợi nhuận trước thuế x 100 Tổng tài sản bình quân -Ý nghĩa: + Chỉ tiêu này cho biết bình quân 100 đồng tài sản bình quân tham gia vào quá trình kinh doanh tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế (hoặc lợi nhuận sau thuế). + Chỉ tiêu ROA càng cao phản ánh khả năng sinh lời tài sản càng lớn. - Nguồn số liệu: Tổng tài sản được lấy từ chỉ tiêu mã 270 trên bảng CĐKT và được tính bình quân trong kỳ. - ROA còn được chi tiết qua phương trình Dupont để có thể xem xét các nhân tố ảnh hưởng như sau: ROA = Lợi nhuận trước thuế x Doanh thu Doanh thu Tổng tài sản bình quân Qua phương trình phân tích cho thấy hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp tốt cùng với sử dụng hiệu quả tài sản sẽ làm cho ROA tăng, cụ thế: - Phương pháp phân tích: Phương pháp nhân tố + Phương trình phân tích: ROA = Lợi nhuận trước thuế x Doanh thu Doanh thu Tổng tài sản bình quân Kỳ gốc: 100 T M M L ROA 0 0 0 0 0  Kỳ báo cáo: 100 T M M L ROA 1 1 1 1 1  + Đối tượng phân tích: 01 ROAROAΔROA  + Các nhân tố ảnh hưởng • Ảnh hưởng của hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp do tỷ suất lợi nhuận biến động đến ROA 100 T M M L M L ΔROA 0 0 0 0 1 1 (HL/M)          • Ảnh hưởng của hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp do số vòng quay tài sản biến động đến ROA 100 M L T M T M ΔROA 1 1 0 0 1 1 (HM/T)          98 + Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng   )(HH M/TL/M ΔROAΔROAΔROA  2.3.3. Phân tích hệ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu - Khái niệm: Hệ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ROE) phản ánh mối quan hệ giữa lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu. - Công thức: ROE = Lợi nhuận sau thuế x 100 Vốn chủ sở hữu bình quân -Ý nghĩa: + Chỉ tiêu này cho biết bình quân 100 đồng vốn chủ sở hữu bình quân bỏ vào kinh doanh thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. + Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ khả năng sinh lời càng cao và ngược lại. - Nguồn số liệu: + Lợi nhuận sau thuế được lấy từ chỉ tiêu mã số 60 trên báo cáo KQHĐKD; + Vốn chủ sở hữu được lấy từ chỉ tiêu mã 400 trên bảng CĐKT và được tính bình quân trong kỳ. - ROE còn được chi tiết qua phương trình Dupont để có thể xem xét các nhân tố ảnh hưởng như sau: ROE = Lợi nhuận sau thuế x Doanh thu thuần x Tài sản bình quân Doanh thu thuần Tài sản Vốn chủ sở hữu bq hay: ROE = Lợi nhuận trước thuế x Doanh thu thuần x Tài sản bình quân x (1-t) Doanh thu thuần Tài sản Vốn chủ sở hữu bq với t là thuế suất thu nhập doanh nghiệp - Phương pháp phân tích: Phương pháp nhân tố + Phương trình phân tích ROE = Lợi nhuận trước thuế x Doanh thu thuần x Tài sản bình quân x (1-t) Doanh thu thuần Tài sản Vốn chủ sở hữu bq Kỳ gốc : 100%)t1( V T T D M L ROE 0 0 0 0 0 0 0 0  Kỳ báo cáo: 100%)t1( V T T D M L ROE 1 1 1 1 1 1 1 1  99 + Đối tượng phân tích: 01 ROEROEΔROE  + Các nhân tố ảnh hưởng • Ảnh hưởng của khả năng sinh lời của doanh thu 100)t1( V T T D ) M L M L (ROE 0 0 0 0 0 0 0 1 1 )(HL/M  • Ảnh hưởng của hiệu suất sử dụng tài sản 100)t1( V T M L ) T D T D (ROE 0 0 0 1 1 0 0 1 1 )(HD/T  • Ảnh hưởng của cấu trúc tài chính 100)t1( T D M L ) V T V T (ROE 0 1 1 1 1 0 0 1 1 )(HT/V  • Ảnh hưởng của thuế thu nhập doanh nghiệp 100 V T T D M L ))t(1)t((1ROE 1 1 1 1 1 1 01)t-(1  + Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng   t)-(1)(H)(HH ΔROEΔROEΔROEΔROEΔROE T/VD/TL/M  Ví dụ 5.5. Căn cứ vào số liệu ví dụ 5.1 và ví dụ 5.4, phân tích về khả năng sinh lợi của doanh nghiệp Việt Phương qua hai năm như sau ĐVT : tr.đ Chỉ tiêu Năm N-1 Năm N Năm N+1 1.Doanh thu thuần 98.225 102.745 2.Tổng tài sản cuối năm 28.077 30.690 32.274 3.Vốn chủ sở hữu cuối năm 16.878 18.010 17.740 4.Tổng tài sản bình quân 29.383,5 31.482 5.Vốn chủ sở hữu bình quân 17.444,0 17.875 6.Lợi nhuận trước thuế 3.320 4.630 7.Lợi nhuận sau thuế 2.490 3.472,5 8.Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (%) 3,38 4,51 9.Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (%) 11,30 14,71 10.Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (%) 14,27 19,43 100 Nhận xét: Nhìn chung hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp năm N+1 tăng so với năm N, với tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu tăng từ 3,88% lên 4,51%, lợi nhuận trước thuế tăng cao hơn tốc độ tăng của qui mô tài sản đã làm cho hệ số sinh lời từ tài sản từ 11,30% tăng lên 14,71%, cho thấy việc đầu tư thêm tài sản là hướng đi đúng của doanh nghiệp, tỷ suất lợi suận từ tài sản cao hơn tỷ suất vay hiện nay; sau khi trừ đi thuế thu nhập doanh nghiệp thì tỷ suất lợi nhuận từ vốn chủ sở hữu cũng khá cao từ 14,27% tăng lên 19,43%. Dùng phương trình Dupont phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu ROE Chỉ tiêu ĐVT Năm N Năm N+1 Chênh lệch Ảnh hưởng đến ROE (%) 1.Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu % 14,27 19,43 5,16 5,16 2.Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu % 3,38 4,51 1,13 4,74 3.Số vòng quay tài sản vòng 3,34 3,26 -0,08 - 0,45 4.Tài sản bình quân/vốn chủ sở hữu bình quân lần 1,68 1,76 0,08 0,88 5. (1-t) % 75 75 0 0 Nhận xét: Qua số liệu phân tích cho thấy tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu qua hai năm tăng 5,16% do ảnh hưởng của các nhân tố: - Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu qua hai năm tăng 1,13 % cho thấy hiệu quả hoạt động kinh doanh làm cho ROE tăng 4,74% - Số vòng quay tài sản qua hai năm giảm 0,08 vòng, hiệu quả sử dụng tài sản trong năm giảm làm cho ROE giảm 0,45% - Tài sản bình quân/Vốn chủ sở hữu bình quân qua hai năm tăng 1,13 %, cho thấy doanh nghiệp khai thác tốt đòn bẩy nợ nên làm cho ROE tăng 0,88% Tổng hợp các nhân tố trên đã làm cho ROE tăng 5,16% là do trong năm doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có hiệu quả kết hợp với khai thác tốt đòn bẩy nợ trong kinh doanh. Câu hỏi ôn tập Câu 5.1. Trình bày mục đích, ý nghĩa phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp Câu 5.2. Trình bày khái niệm, nội dung và kết cấu bảng cân đối kế toán; báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Câu 5.3. Trình bày khái niệm, công thức và ý nghĩa các hệ số phân tích khả năng thanh toán 101 Câu 5.4. Trình bày khái niệm, công thức và ý nghĩa các hệ số phân tích tốc độ luân chuyển vốn Câu 5.5. Trình bày khái niệm, công thức và ý nghĩa các hệ số sinh lợi Bài tập Bài 5.1. Có số liệu của trích dẫn về bảng CĐKT của doanh nghiệp Đại Nam năm N+1 như sau: ĐVT: đồng Chỉ tiêu Số cuối năm Số đầu năm A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 119.522.128.481 173.145.482.555 - Tiền 20.997.605 136.600.344 - Các khoản phải thu 56.225.265.840 55.802.324.667 - Hàng tồn kho 63.230.320.735 117.155.758.453 - Tài sản lưu động khác 45.544.301 50.799.091 B. TÀI SẢN DÀI HẠN 239.804.369.179 172.987.227.706 - Tài sản cố định 239.804.369.179 172.979.397.706 Tổng tài sản 359.326.497.660 346.132.710.261 A. Nợ phải trả 195.164.910.563 265.303.135.054 - Nợ ngắn hạn 116.706.406.433 66.807.282.840 - Nợ dài hạn 78.458.504.130 198.495.852.214 B. Nguồn vốn chủ sở hữu 164.161.587.097 80.829.575.207 Tổng nguồn vốn 359.326.497.660 346.132.710.261 Yêu cầu: Đánh giá khái quát cấu trúc tài chính của doanh nghiệp qua hai năm. Bài 5.2. Cho tài liệu về doanh nghiệp Long An năm N dựa trên những thông tin sau: Tài sản lưu động của một doanh nghiệp có giá trị là 300 triệu đồng. Khả năng thanh toán ngắn hạn là 1,5; khả năng thanh toán nhanh là 1; tỷ suất tự tài trợ của doanh nghiệp là 24%. Yêu cầu: Xác định số dư nợ ngắn hạn, hàng tồn kho và tỷ suất nợ của doanh nghiệp trong năm? 102 Bài 5.3. Có tài liệu về doanh nghiệp Việt Anh năm N như sau: - Kế hoạch năm N: + Doanh thu thuần về bán hàng: 95 tr.đ + Tài sản ngắn hạn bình quân: 10 tr.đ - Thực hiện năm N: + Doanh thu bán hàng 112,2 tr.đ + Các khoản giảm giá hàng bán: 3,9 tr.đ + Tài sản ngắn hạn Ngày 1/1/N: 9 tr.đ Ngày 31/3/N: 9 tr.đ Ngày 30/6/N: 9,5 tr.đ Ngày 30/9/N: 11 tr.đ Ngày 31/12/N: 10,4 tr.đ Yêu cầu: 1/ Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch tốc độ luân chuyển tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp trong năm N và xác định nhân tố ảnh hưởng bằng phương pháp chênh lệch. 2/ Xác định số tiền tiết kiệm (lãng phí) do tốc độ luân chuyển tài sản ngắn hạn hạn của doanh nghiệp trong năm N biến động. Bài 5.4. Có số liệu trích dẫn về về bảng CĐKT và báo cáo KQHĐKD của doanh nghiệp Tiến Đạt như sau: ĐVT: đồng BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Chỉ tiêu 31/12/ N+1 31/12/ N A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 8.126.472.935 4.440.328.652 - Tiền mặt tại quỹ 244.819.425 7.709.894 - Tiền gửi ngân hàng 3.367.967 18.405.921 - Các khoản phải thu 1.624.761.272 455.385.983 - Hàng tồn kho 6.253.524.271 3.908.826.854 B. TÀI SẢN DÀI HẠN 5.020.864.816 4.086.071.763 - Tài sản cố định 4.550.686.351 4.086.071.763 Tổng tài sản 13.147.337.751 8.526.400.415 A. Nợ phải trả 10.761.950.671 6.286.696.822 - Nợ ngắn hạn 6.911.950.671 6.286.696.822 103 + Vay ngắn hạn 2.981.000.000 2.730.000.000 + Phải trả người bán 3.080.479.745 1.905.871.487 + Thuế, các khoản phải nộp nhà nước 470.926 825.335 + Các khoản phải nộp khác 850.000.000 1.650.000.000 - Nợ dài hạn 3.850.000.000 - B. Nguồn vốn chủ sở hữu 2.385.387.080 2.239.703.593 - Nguồn vốn kinh doanh 2.000.000.000 2.000.000.000 - Lợi nhuận chưa phân phối 373.680.000 239.275.704 Tổng nguồn vốn 13.147.337.751 8.526.400.415 BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Chỉ tiêu Năm N+1 Năm N 1. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 11.000.000.000 9.274.987.987 2. Giá vốn hàng bán 10.120.000.000 8.532.988.948 3. Doanh thu hoạt động tài chính 620.036 4. Chi phí tài chính 116.000.000 135.000.000 5. Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp 440.000.000 370.999.519 6. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 324.000.000 235.999.519 7. Tổng lợi nhuận trước thuế 519.000.000 332.327.366 Yêu cầu: 1/ Đánh giá khái quát cấu trúc tài chính của doanh nghiệp trong từng năm 2/ Tính các hệ số tài chính chủ yếu của doanh nhiệp trong năm N+1 3/ Xác định số tiền tiết kiệm (lãng phí) do tốc độ luân chuyển tài sản ngắn hạn thay đổi qua hai năm. 4/ Phân tích biến động ROA của doanh nghiệp qua hai năm và xác định các nhân tố ảnh hưởng bằng phương pháp chênh lệch. Biết trong năm N có số liệu như sau: Số vòng quay tài sản: 1,23 vòng ROS: 3,58 % ROA: 4,41 % 104 Bài 5.5. Có số liệu trích dẫn về về bảng CĐKT và báo cáo KQHĐKD của doanh nghiệp Hà Nam như sau: ĐVT: đồng BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN TT TÀI SẢN 31/12/N+1 31/12/N 31/12/N-1 A TÀI SẢN NGẮN HẠN 103.182.697.497 122.318.985.924 103.566.722.283 I Tiền và các khoản tương đương tiền 8.761.503.078 8.227.824.548 7.582.247.062 1 Tiền 8.761.503.078 8.227.824.548 7.582.247.062 III Các khoản phải thu ngắn hạn 36.015.752.126 28.735.038.336 26.223.445.532 1 Phải thu khách hàng 26.119.510.027 17.986.294.692 16.577.200.599 2 Trả trước cho người bán 5.280.366.853 6.050.910.224 4.348.374.840 3 Phải thu nội bộ ngắn hạn 1.500.000.000 - - 4 Các khoản phải thu khác 3.115.875.246 4.697.833.420 5.297.870.093 IV Hàng tồn kho 48.033.492.860 73.131.321.353 59.403.020.540 1 Hàng tồn kho 48.033.492.860 73.131.321.353 59.403.020.540 V Tài sản ngắn hạn khác 10.371.949.433 12.224.801.687 10.358.009.149 B TÀI SẢN DÀI HẠN 37.435.873.117 28.151.436.912 23.066.086.302 I Tài sản cố định 32.405.482.751 26.714.104.048 21.739.135.487 1 Tài sản cố định hữu hình 22.633.666.948 22.739.057.953 16.770.327.868 2 Tài sản cố định thuê tài chính 8.958.249.904 3.975.046.095 4.968.807.619 II Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 3.600.000.000 600.000.000 III Tài sản dài hạn khác 1.430.390.366 837.332.864 1.326.950.815 1 Chi phí trả trước dài hạn 440.580.698 473.798.864 963.416.815 2 Tài sản thuế thu nhập hoãn lại 3 Tài sản dài hạn khác 989.809.668 363.534.000 363.534.000 TỔNG CỘNG TÀI SẢN 140.618.570.614 150.470.422.836 126.632.808.585 NGUỒN VỐN A NỢ PHẢI TRẢ 111.828.764.173 123.839.739.162 109.570.379.141 105 I Nợ ngắn hạn 97.566.255.165 120.261.506.299 105.740.764.625 1 Vay và nợ ngắn hạn 34.466.717.959 27.877.147.041 23.900.985.620 2 Phải trả người bán 17.233.748.221 13.542.747.347 14.388.511.683 3 Người mua trả tiền trước 29.961.994.314 50.324.498.565 32.939.138.226 4 Thuế và các khoản phải nộp nhà nước 5.912.474.441 4.368.222.277 5.940.388.932 5 Phải trả người lao động 983.457.114 289.832.720 1.239.323.367 6 Phải trả nội bộ 14.652.915 3.401.789.255 7 Các khoản phải trả, phải nộp NH khác 9.013.210.301 20.457.269.094 27.332.416.797 II Nợ dài hạn 14.262.509.008 3.199.461.440 3.766.614.516 1 Vay và nợ dài hạn 12.011.414.185 3.079.790.924 3.646.944.000 2 Dự phòng trợ cấp mất việc làm 2.251.094.823 119.670.516 119.670.516 B VỐN CHỦ SỞ HỮU 28.789.806.441 27.009.455.097 17.125.429.444 I Vốn chủ sở hữu 28.949.146.846 28.221.229.659 18.020.918.101 1 Vốn đầu tư của chủ sở hữu 22.882.783.539 22.536.000.000 14.085.000.000 2 Quỹ đầu tư phát triển 1.277.536.755 583.969.676 239.161.036 3 Quỹ dự phòng tài chính 168.580.586 176.625.376 41.006.229 4 Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu 1.387.859 (1.595.680) 5 Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 4.618.858.107 4.926.230.287 3.655.750.836 II Nguồn kinh phí và quỹ khác (159.340.405) (1.211.774.562) (895.488.657) TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 140.618.570.614 150.470.422.836 126.632.808.585 BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Chỉ tiêu Năm N+1 Năm N Năm N-1 1. Doanh thu bán hàng & CCDV 186.093.908.073 144.852.181.302 140.934.028.307 2. Các khoản giảm trừ doanh thu - - - 3. Doanh thu thuần về bán hàng & CCDV 186.093.908.073 144.852.181.302 140.934.028.307 4. Giá vốn hàng bán 168.769.668.659 130.893.539.037 126.420.783.913 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng & CCDV 17.324.239.414 13.958.642.265 14.513.244.394 106 6. Doanh thu hoạt động tài chính 128.771.876 158.347.279 88.090.669 7. Chi phí hoạt động tài chính 3.326.584.418 4.900.349.629 4.194.714.375 Trong đó: Chi phí lãi vay 3.326.584.418 4.850.578.341 4.194.714.375 8. Chi phí bán hàng - - - 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 9.616.943.043 6.910.482.583 6.062.115.908 10. Lợi nhuận thuần về HĐKD 4.509.483.829 2.306.157.332 4.344.504.780 11. Thu nhập khác 2.553.881.524 2.864.224.013 728.710.382 12. Chi phí khác 1.802.871.461 99.878.741 144.415.785 13. Lợi nhuận khác 751.010.063 2.764.345.272 584.294.597 14. Tổng lợi nhuận trước thuế 5.260.493.892 5.070.502.604 4.928.799.377 Yêu cầu: 1/ Đánh giá khái quát cấu trúc tài chính của doanh nghiệp năm N+1. 2/ Tính các hệ số tài chính chủ yếu của doanh nhiệp năm N+1 và năm N. 3/ Phân tích biến động của ROA của doanh nghiệp qua hai năm và xác định các nhân tố ảnh hưởng bằng phương pháp chênh lệch. 4/ Phân tích biến động của ROE của doanh nghiệp qua hai năm và xác định các nhân tố ảnh hưởng bằng phương pháp chênh lệch. Tài liệu tham khảo [1]. PGS.TS Phạm Văn Dược (2008), Phân tích hoạt động kinh doanh, NXB Thống Kê. [2]. GS.TS Ngô Thế Chi, PGS-TS Nguyễn Trọng Cơ (2008), Giáo trình Phân tích Tài chính doanh nghiệp, NXB Tài chính. [3]. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (2001), Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh, NXB Thống kê. [4]. Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (2006), Phân tích hoạt động kinh doanh, NXB Thống kê. 107 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. PGS.TS Trần Thế Dũng (2009), Phân tích hoạt động kinh tế doanh nghiệp thương mại- dịch vụ, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. [2]. PGS.TS Phạm Văn Dược (2008), Phân tích hoạt động kinh doanh, NXB Thống Kê. [3]. GS.TS Ngô Thế Chi, PGS-TS Nguyễn Trọng Cơ (2008), Giáo trình Phân tích Tài chính doanh nghiệp, NXB Tài chính. [4]. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (2001), Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh, NXB Thống kê. [5]. Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (2006), Phân tích hoạt động kinh doanh, NXB Thống kê.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiao_trinh_phan_tich_hoat_dong_kinh_doanh_2_6838.pdf