Giáo trình nguyên lý Kế toán

Tài sản cố định: là những tài sản thuộc sở hữu của doanh nghiệp. Theo qui định hiện hành, tài sản cố định phải thỏa mãn đồng thời 2 điều kiện là co 1 thời gian sử dụng từ 1 năm trở lên và có giá trị từ 10 triệu VND trở lên. Gồm: + Tài sản cố định hữu hình: là những tài sản cố định có hình thái vật chất cụ thể, bao gồm: nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc thiết bị, thiết bị, phương tiện vận tải, truyền dẫn, thiết bị chuyên dùng cho quản lý, cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm. + Tài sản cố định vô hình: là những tài sản cố định có hình thái vật chất cụ thể, thể hiện 1 số tiền mà đơn vị đã đầu tư, chi phí nhằm thu được các lợi ích kinh tế trong tương lai như: quyền sử dụng đất, bản quyền, bằng phát minh sáng chế, nhãn hiệu hàng hóa, phần mềm máy tính, giấy phép khai thác và nhượng quyền. - Các khoản đầu tư tài chính dài hạn: là những khoản đầu tư về vốn nhằm mục đích thu lời, có thời gian thu hồi trên 1 năm như: đầu tư vào công ty con, đầu tư vào công ty liên kết, góp vốn liên doanh dài hạn, cho vay dài hạn, các khoản đầu tư chứng khoán dài hạn

pdf9 trang | Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 1866 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo trình nguyên lý Kế toán, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ ĐỐI NGOẠI KHOA TÀI CHÍNH KẾ TOÁN BỘ MÔN KẾ TOÁN ….oOo…… GIÁO TRÌNH NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN (Dành cho lớp Nhà hàng – Khách sạn) TP.HCM, 2011 MỤC LỤC CHƯƠNG 1: ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ CÁC NGUYÊN TẮC KẾ TOÁN....................... 3 1.1 ĐỊNH NGHĨA VÀ PHÂN LOẠI KẾ TOÁN ................................................................ 3 1.1.1 Định nghĩa ....................................................................................................... 3 1.1.2 Sử dụng thông tin kế toán để ra quyết định................................................... 3 1.1.3 Chức năng của kế toán.................................................................................... 4 1.1.4 Yêu cầu kế toán............................................................................................... 4 1.1.5 Phân loại kế toán ............................................................................................ 5 1.2 ĐỐI TƯỢNG CỦA KẾ TOÁN ................................................................................. 6 1.3 CÁC PHƯƠNG PHÁP CỦA KẾ TOÁN..................................................................... 9 1.3.1 Chứng từ và kiểm kê tài sản ........................................................................... 9 1.3.2 Đánh giá và tính giá thành .............................................................................. 9 1.3.3 Tài khoản và ghi sổ kép ................................................................................... 9 1.3.4 Tổng hợp, cân đối ........................................................................................... 9 CHƯƠNG 2: BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN VÀ TÀI KHOẢN KẾ TOÁN ..................................... 10 2.1 BÁO CÁO TÀI CHÍNH.......................................................................................... 10 2.1.1 Khái niệm và ý nghĩa ..................................................................................... 10 2.1.2 Yêu cầu, nguyên tắc lập và trình bày báo cáo tài chính................................ 10 2.1.3 Hệ thống báo cáo tài chính ........................................................................... 11 2.2 BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN................................................................................... 12 2.2.1 Khái niệm ...................................................................................................... 12 2.2.2 Nguyên tắc lập và trình bày BCĐKT .............................................................. 12 2.2.3 Kết cấu của BCĐKT ........................................................................................ 14 2.2.4 Tính cân đối của BCĐKT ................................................................................ 15 2.3 TÀI KHOẢN VÀ GHI SỔ KÉP ............................................................................... 19 2.3.1 Tài khoản....................................................................................................... 19 2.3.1.1 Khái niệm và tác dụng........................................................................... 19 2.3.1.2 Nội dung và kết cấu của tài khoản........................................................ 20 2.3.1.3 Nguyên tắc phản ánh trên tài khoản chữ T: ......................................... 22 2.3.2 Ghi sổ kép...................................................................................................... 24 2.3.2.1 Khái niệm, tác dụng .............................................................................. 24 2.3.2.2 Các loại định khoản............................................................................... 24 2.4 QUAN HỆ GIỮA BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN VỚI TÀI KHOẢN KẾ TOÁN ............... 25 CHƯƠNG I: ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP & NGUYÊN TẮC KẾ TOÁN Trang 3 / 27 CHƯƠNG 1 ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ CÁC NGUYÊN TẮC KẾ TOÁN 1.1 ĐỊNH NGHĨA VÀ PHÂN LOẠI KẾ TOÁN 1.1.1 Định nghĩa  Kế toán là một hệ thống thông tin: thực hiện việc phản ánh và giám đốc mọi diễn biến của quá trình hoạt động thực tế liên quan đến lĩnh vực kinh tế – tài chính của một tổ chức cụ thể thông qua một số phương pháp riêng biệt được sử dụng để thu thập, xử lý, tổng hợp và cung cấp thông tin  Kế toán là nghề nghiệp thì kế toán được hiểu đó là công việc tính toán và ghi chép bằng con số mọi hiện tượng kinh tế-tài chính phát sinh trong đơn vị để cung cấp một cách toàn diện nhanh chóng các thông tin về tình hình và kết quả hoạt động của đơn vị, tình hình sử dụng vốn của đơn vị qua 3 thước đo: tiền, hiện vật và thời gian lao động, trong đó tiền là thước đo chủ yếu. => Kế toán là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động (Theo luật kế toán VN). 1.1.2 Sử dụng thông tin kế toán để ra quyết định  Đối tượng sử dụng thông tin: - Các nhà quản trị doanh nghiệp: chủ doanh nghiệp, giám đốc, …. - Những người có lợi ích liên quan: + Lợi ích trực tiếp: gồm các nhà đầu tư (những người góp vốn vào doanh nghiệp), các chủ nợ (ngân hàng và các tổ chức, cá nhân cho vay). + Lợi ích gián tiếp: Các cơ quan nhà nước: Tài chính, thuế, thống kê; cơ quan đăng ký kinh doanh.  Nội dung thông tin: Thông tin kế toán được trình bày trên: - Báo cáo tài chính: + Bảng cân đối kế toán + Báo cáo kết quả kinh doanh + Báo cáo lưu chuyển tiền tệ + Bản thuyết minh báo cáo tài chính - Báo cáo kế toán quản trị  Hệ thống thông tin: CHƯƠNG I: ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP & NGUYÊN TẮC KẾ TOÁN Trang 4 / 27 Ra quyết định 1.1.3 Chức năng của kế toán - Chức năng phản ánh (chức năng thông tin): thể hiện ở chỗ kế toán thực hiện công việc theo dõi toàn bộ các hiện tượng kinh tế phát sinh trong quá trình hoạt động của đơn vị thông qua việc tính toán, ghi chép, phân loại, xử lý và tổng kết các dữ liệu có liên quan đến quá trình hoạt động và sử dụng ngồn vốn của đơn vị - Chức năng giám đốc (chức năng kiểm tra): thể hiện ở chỗ thông qua số liệu đã được phản ánh, kế toán sẽ nắm được một cách có hệ thống toàn bộ quá trình và kết quả hoạt động của đơn vị, làm cơ sở cho việc đánh giá được đúng đắn, kiểm soát chặt chẽ tình hình chấp hành luật pháp, việc thực hiện các mục tiêu đã đề ra nhằm giúp cho hoạt động ngày càng mang lại hiệu quả cao. - Phản ánh làm cơ sở cho giám đốc, thông qua giám đốc sẽ giúp phản ánh được chính xác, rõ ràng và đầy đủ hơn 1.1.4 Yêu cầu kế toán - Yêu cầu khách quan, trung thực: Thông tin do kế toán ghi nhận và cung cấp phải có đầy đủ những bằng chứng khách quan và đúng với hiện trạng, bản chất sự việc, nội dung và giá trị nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh, không được gian dối, giả tạo - Yêu cầu đầy đủ: Mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ kế toán phải được ghi nhận và báo cáo đầy đủ, không được bỏ sót dưới bất kỳ lý do nào - Yêu cầu kịp thời: Mọi nghiệp vụ phát sinh phải được ghi nhận kịp thời không chậm trễ. Các báo cáo phải được lập và cung cấp cho các đối tượng sử dụng đúng thời hạn và quy định - Yêu cầu dễ hiểu: Thông tin kế toán phải được trình bày, soạn thảo đúng theo quy định để những người nhận thông tin có thể đọc dễ dàng. Những thông tin có tính chất phức tạp cần được giải trình một cách kỹ càng, rõ ràng Hoạt động kinh doanh Người sử dụng thông tin, người ra quyết định Ghi chép Xử lý, lưu trữ, chuẩn bị số liệu Cung cấp Nhu cầu Thông tin Thông tin CHƯƠNG I: ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP & NGUYÊN TẮC KẾ TOÁN Trang 5 / 27 - Yêu cầu có thể so sánh được: Thông tin kế toán phải được tính toán trình bày nhất quán giữa các kỳ kế toán để phục vụ cho yêu cầu so sánh, đánh giá phân tích - Yêu cầu phản ánh liên tục suốt quá trình hoạt động: Thông tin kế toán phải được phản ánh liên tục từ kỳ này sang kỳ khác, từ khi phát sinh cho đến khi kết thúc hoạt động kinh tế, tài chính, từ khi thành lập cho đến khi chấm dứt hoạt động của đơn vị kế toán 1.1.5 Phân loại kế toán * Kế toán tài chính và kế toán quản trị - Kế toán tài chính là một phân hệ thuộc hệ thống thông tin kế toán cung cấp thông tin về tình hình tài sản, nguồn vốn cũng như tình hình và kết quả hoạt động của đơn vị nhằm phục vụ cho các đối tượng sử dụng bên trong và bên ngoài doanh nghiệp, nhưng chủ yếu cho đối tượng bên ngoài. - Kế toán quản trị cung cấp thông tin về quá trình hình thành, phát sinh chi phí và thu nhập khi thực hiện các kế hoạch ngắn và dài hạn và các thông tin khác gắn liền với từng bộ phận cụ thể trong quá trình thực hiện mục tiêu chung do đơn vị đề ra nhằm phục vụ cho nhu cầu quản trị ở cấp độ khác nhau trong đơn vị nội bộ. * Phân biệt kế toán tài chính, kế toán quản trị - Điểm giống nhau: + Cả 2 đều nằm trong một hệ thống thông tin kế toán + Kế toán quản trị sử dụng các số liệu ghi chép hàng ngày của kế toán tài chính có bổ sung thêm để vận hành công việc kinh doanh và vạch kế hoạch cho tương lai phù hợp với chiến lược và sách lược kinh doanh. - Điểm khác nhau: Tiêu thức phân biệt Kế toán Tài chính Kế toán quản trị Đối tượng sử dụng Nhà đầu tư, chủ nợ Cơ quan thuế, Nhà quản tri Nhà quản trị Thời gian Phản ánh quá khứ Phản ánh tương lai Tính linh hoạt Ít linh hoạt Rất linh hoạt Tính chính xác Chính xác Ít chú trọng tính chính xác Phạm vi Toàn DN Từng bộ phận của DN Nguyên tắc kế toán Tuân thủ Không tuân thủ Tính pháp lệnh Tính pháp lệnh Không pháp lệnh CHƯƠNG I: ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP & NGUYÊN TẮC KẾ TOÁN Trang 6 / 27 1.2 ĐỐI TƯỢNG CỦA KẾ TOÁN  Đối tượng kế toán - Đối tượng của kế toán là tài sản sở hữu và sự biến động của tài sản đó trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị. - Đối tượng của kế toán là từng nguồn vốn và sự vận động của nó trong quá trình sản xuất kinh doanh là đối tượng mà kế toán phản ánh và giám đốc. - Tài sản = Vốn chủ sở hữu + nợ phải trả hoặc: Tổng số tài sản = Tổng số nguồn vốn - Các loại chi phí và doanh thu cũng được xác định là đối tượng cụ thể mà kế toán cần phải phản ánh và giám đốc.  Nói tóm lại: Đối tượng của kế toán là tài sản; nguồn vốn; quá trình và kết quả kinh doanh.  Nội dung cụ thể  Tài sản: gồm tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn * Tài sản ngắn hạn: là những tài sản thuộc quyền sở hữu của đơn vị, có thời gian đầu tư, sử dụng và thu hồi trong vòng 1 năm. Gồm: - Tiền và các khoản tương đương tiền: gồm tiền mặt (tiền VN, ngoại tệ, vàng, bạc, đá quý), tiền gửi ngân hàng, kho bạc và tiền đang chuyển. - Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn: là những khoản đầu tư về vốn nhằm mục đích thu lời, có thời gian thu hồi trong vòng 1 năm như: góp vốn liên doanh ngắn hạn, cho vay ngắn hạn, đầu tư chứng khoán ngắn hạn…. - Các khoản phải thu ngắn hạn: là số tài sản của đơn vị đang bị các đơn vị khác hoặc cá nhân chiếm dụng, đơn vị có trách nhiệm thu hồi. Gồm: phải thu khách hàng ngắn hạn, phải thu nội bộ, trả trước cho người bán, phải thu về thuế GTGT đầu vào được khấu trừ. - Hàng tồn kho: Hàng mua đang đi đường, nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, sản phẩm dở dang, thành phẩm, hàng hóa và hàng gửi đi bán. - Tài sản ngắn hạn khác: tạm ứng, chi phí trả trước ngắn hạn, tài sản thiếu chờ xử lý và thế chấp, ký cược, ký quỹ ngắn hạn. * Tài sản dài hạn: là những tài sản được đầu tư, có thời gian sử dụng và thu hồi trên 1 năm. Bao gồm: - Các khoản phải thu dài hạn: là số tài sản của đơn vị đang bị các đơn vị khác hoặc cá nhân chiếm dụng, đơn vị có trách nhiệm thu hồi từ 1 năm trở lên. CHƯƠNG I: ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP & NGUYÊN TẮC KẾ TOÁN Trang 7 / 27 Gồm: phải thu khách hàng dài hạn, phải thu nội bộ dài hạn, trả trước dài hạn cho người bán,… - Tài sản cố định: là những tài sản thuộc sở hữu của doanh nghiệp. Theo qui định hiện hành, tài sản cố định phải thỏa mãn đồng thời 2 điều kiện là co 1 thời gian sử dụng từ 1 năm trở lên và có giá trị từ 10 triệu VND trở lên. Gồm: + Tài sản cố định hữu hình: là những tài sản cố định có hình thái vật chất cụ thể, bao gồm: nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc thiết bị, thiết bị, phương tiện vận tải, truyền dẫn, thiết bị chuyên dùng cho quản lý, cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm. + Tài sản cố định vô hình: là những tài sản cố định có hình thái vật chất cụ thể, thể hiện 1 số tiền mà đơn vị đã đầu tư, chi phí nhằm thu được các lợi ích kinh tế trong tương lai như: quyền sử dụng đất, bản quyền, bằng phát minh sáng chế, nhãn hiệu hàng hóa, phần mềm máy tính, giấy phép khai thác và nhượng quyền. - Các khoản đầu tư tài chính dài hạn: là những khoản đầu tư về vốn nhằm mục đích thu lời, có thời gian thu hồi trên 1 năm như: đầu tư vào công ty con, đầu tư vào công ty liên kết, góp vốn liên doanh dài hạn, cho vay dài hạn, các khoản đầu tư chứng khoán dài hạn - Tài sản dài hạn khác: gồm chi phí trả trước dài hạn, chi phí đầu tư XDCB, ký cược, ký quỹ dài hạn…  Nguồn vốn * Nợ phải trả: - Nợ ngắn hạn: là các khoản nợ còn phải trả có thời hạn thanh toán dưới 1 năm như: vay ngắn hạn, phải trả người bán ngắn hạn, phải trả CNV, các khoản nhận ký quỹ, ký cược ngắn hạn,… - Nợ dài han: là các khoản nợ có thời hạn thanh toán trên 1 năm như: vay dài hạn, phải trả người bán dài hạn, nợ dài hạn về thuê tài chính TSCĐ, các khoản nhận ký quỹ, ký cược dài hạn…. * Vốn chủ sở hữu: là số tiền do các nhà đầu tư, các sáng lập viên đóng góp hoặc được hình thành từ kết quả hoạt động. Đây không phải là 1 khoản nợ và do đó doanh nghiệp không có trách nhiệm phải thanh toán. Với những loại hình doanh nghiệp khác nhau, vốn chủ sở hữu được hình thành khác nhau và bao gồm 3 loại sau: - Vốn góp: là số tiền do các chủ sở hữu đóng góp ban đầu khi thành lập đơn vị kế toán hoặc được bổ sung trong quá trình hoạt động. Cần phân biệt sự khác nhau giữa vốn góp, vốn pháp định và vốn điều lệ. Vốn pháp định là số vốn tối thiểu cần có do pháp luật qui định đối với 1 số lĩnh vực hoạt động nhất định. Vốn CHƯƠNG I: ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP & NGUYÊN TẮC KẾ TOÁN Trang 8 / 27 điều lệ là số vốn mà các thành viên sáng lập cam kết trước pháp luật sẽ huy động vào hoạt động kinh doanh và được ghi trong điều lệ của đơn vị. - Lợi nhuận chưa phân phối: là kết quả hoạt động của đơn vị kế toán, trong khi chưa phân phối được sử dụng cho hoạt động của đơn vị và là một nguồn vốn chủ sở hữu. - Vốn chủ sở hữu khác: Bao gồm các nguồn vốn và các quỹ chuyên dùng của đơn vị kế toán được hình thành chủ yếu từ việc phân phối lợi nhuận, bao gồm: Quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính, quỹ khen thưởng phúc lợi, nguồn vốn đầu tư XDCB,…  Doanh thu - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ - Doanh thu nội bộ - Doanh thu hoạt động tài chính  Chi phí - Chi phí sản xuất - Chi phí bán hàng - Chi phí quản lý doanh nghiệp Chu kỳ hoạt động kinh doanh . Đơn vị thương mại Tiền HàngTiền . Đơn vị sản xuất Tiền TLSX, LĐ, DV SX SP Tiền - Luồng ra cho các HĐ - Khoản tiêu hao cho HĐ - Giá trị khoản tiêu hao vào HĐ để tạo ra DT, sẽ được bù đắp bằng DT - Luồng ra từ các HĐ - Khoản có được từ HĐ - Giá cá của HH-DV đã cung cấp cho khách hàng Chi phí Doanh thu Lãi (lỗ) VCSH CHƯƠNG I: ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP & NGUYÊN TẮC KẾ TOÁN Trang 9 / 27 1.3 CÁC PHƯƠNG PHÁP CỦA KẾ TOÁN 1.3.1 Chứng từ và kiểm kê tài sản - Lập chứng từ: phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và hoàn thành vào các tờ chứng từ theo mẫu qui định, theo thời gian, địa điểm phát sinh của các nghiệp vụ đó. - Kiểm kê: xác định số lượng, chất lượng hiện có của tài sản nhằm phát hiện các khoản chênh lệch giữa số thực tế và số trên sổ kế toán để có biện pháp xử lý kịp thời nhằm xác định trách nhiệm của người quản lý và sử dụng tài sản đó. 1.3.2 Đánh giá và tính giá thành - Đánh giá: biểu hiện bằng giá trị tất cả tài sản của doanh nghiệp theo cùng một thước đo là tiền tệ để có thể tổng hợp các chỉ tiêu cần thiết trong doanh nghiệp và cho cả nền kinh tế. - Tính giá thành: Tập hợp, phân bổ chi phí sx theo từng đối tượng và tính giá thành theo các khoản mục đã qui định cho từng loại sản phẩm hay công việc đã hoàn thành. 1.3.3 Tài khoản và ghi sổ kép - Tài khoản: dùng để phản ánh thường xuyên, liên tục, có hệ thống từng đối tượng kế toán riêng biệt trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của DN. - Ghi sổ kép: là phương pháp ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào các tài khoản có liên quan theo đúng nội dung kinh tế và mối quan hệ khách quan của chúng 1.3.4 Tổng hợp, cân đối Là phương pháp khái quát tình trạng tài chính, tình hình và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong từng thời kỳ nhất định thông qua hệ thống báo cáo tài chính tổng hợp: - Bảng cân đối kế toán - Báo cáo kết quả HĐKD - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ - Thuyết minh báo cáo tài chính Trong các phương pháp trên, có thể chia ra: + Các phương pháp đặc trưng của kế toán: tài khoản, ghi sổ kép, cân đối kế toán. + Các phương pháp hỗ trợ: Lập chứng từ, kiểm kê, đánh giá, tính giá thành./.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfextract_pages_from_nlkt_lop_nh_ks2_p1_4518.pdf
Tài liệu liên quan