Bài tập 3: Điều chỉnh áp lực dầu
- Nguồn lực: Hệ thống lạnh, dụng cụ đồ nghề
Cách thức tổ chức: Chia các nhóm nhỏ (2 – 3 học viên/nhóm), mỗi nhóm
để điều chỉnh áp lực dầu cho máy nén
- Thời gian hoàn thành: 2 giờ/1 nhóm.
- Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát sự thực hiện của học viên,
dựa theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá kỹ năng điều chỉnh áp lực dầu
cho máy nén
- Kết quả và sản phẩm cần đạt được: Thực hiện các bước điều chỉnh áp
lực dầu cho máy nén đúng theo quy trình
77 trang |
Chia sẻ: phanlang | Lượt xem: 2708 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình mô đun: Vận hành hệ thống lạnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
máy nén trục vít là:
- Công nghệ gia công phức tạp.
- Giá thành cao và cần có thêm hệ thống phun dầu, bơm dầu, làm mát
dầu kèm theo.
1.5. Máy nén xoắn ốc
Hình 1.9. Máy nén xoắn ốc
- Máy nén rô to kiểu xoắn ốc (Trane, Mỹ) thiết kế, chế tạo. Xi lanh cũng
nhƣ pittông đều có dạng băng xoắn. Xylanh đứng im còn pittông
chuyển động quay. Bề mặt của pittông và xi lanh tạo ra các khoang có
thể tích thay đổi thực hiện quá trình hút nén và đẩy.
- Máy nén xoắn ốc có ƣu điểm là ít chi tiết, cao, độ tin cậy và hiệu quả
cao, sử dụng trong máy lạnh thƣơng nghiệp, các máy làm lạnh nƣớc và
chất lỏng dùng cho điều hòa không khí.
- Máy nén xoắn ốc tách vỏ. Khoang hút ở phía dƣới, động cơ đƣợc làm
mát bằng hơi lạnh hút về. Khoang đẩy nằm trên đỉnh máy nén. Hai
vòng xoắn ốc ngay dƣới khoang đẩy.
2. Thiết bị ngƣng tụ
2.1. Phân loại thiết bị ngƣng tụ
- Thiết bị ngƣng tụ giải nhiệt bằng không khí
- Thiết bị ngƣng tụ giải nhiệt bằng nƣớc
- Thiết bị ngƣng tụ giải nhiệt hỗn hợp bằng nƣớc và không khí
16
2.2. Cấu tạo và nguyên lý làm việc của thiết bị ngƣng tụ
2.2.1. Vai trò,vị trí của thiết bị ngưng tụ:
- Thiết bị trao đổi nhiệt quan trọng nhất trong hệ thống lạnh là thiết bị
ngƣng tụ cũng là 1 trong 4 phần tử cơ bản của hệ thống lạnh.
- Thiết bị ngƣng tụ là thiết bị trao đổi nhiệt để biến đổi hơi môi chất lạnh
có áp suất và nhiệt độ cao sau quá trình nén thành trạng thái lỏng.
Trong thiết bị ngƣng tụ có thể xảy ra quá trình quá lạnh lỏng tức là hạ
nhiệt độ lỏng ngƣng tụ thấp hơn nhiệt độ ngƣng tụ. Môi trƣờng nhận
nhiệt trong thiết bị gọi là môi trƣờng làm mát.
2.2.2. Thiết bị ngưng tụ giải nhiệt bằng không khí
Hình 1.10. Thiết bị ngƣng tụ giải nhiệt bằng không khí
- Đây là thiết bị ngƣng tụ: Hơi môi chất đi trong ống xoắn tỏa nhiệt cho
không khí bên ngoài ống để ngƣng thành lỏng. Sự chuyển động của
không khí nhờ quạt gió
- Dàn ngƣng tụ không khí cƣỡng bức gồm các ống xoắn có cánh tản
nhiệt đƣợc xếp trong nhiều dãy và dùng quạt để chuyển dộng không
khí. Nó gồng những ống thẳng hoặc ống chữ U nối thông với nhau, mỗi
dàn có thể có hai hay nhiều dãy, nối song song qua ống góp. Vật liệu
của ống thƣờng làm bằng đồng, còn các cánh tản nhiệt đƣợc làm bằng
nhôm.
17
2.2.3. Thiết bị ngưng tụ ống chùm nằm ngang
Hình 1.11. Thiêt bị ngƣng tụ ống chùm nằm ngang
1. Nắp chia đường nước; 2.Vỏ bình; 3.Ống trao đổi nhiệt;
4. Đường cân bằng cao áp; 5. Ống chỉ mức lỏng;
6. Ống hơi môi chất vào bình ngưng; 7. Áp kế; 8. Van an toàn;
9. Van xả khí đường nước; 10. Ống lắp nhiệt kế;
11. Van xả đáy đường nước; 12. Ống dẫn lỏng môi chất đi;
13. Van xả dầu; 14. Bầu gom dầu
- Thiết bị ngƣng tụ gồm một bình hình trụ nằm ngang chứa bên trong
nhiều ống trao đổi nhiệt có đƣờng kính nhỏ
- Hơi môi chất cao áp từ máy nén đi vào phía trên bình và chiếm toàn bộ
không gian giữa các ống trong bình. Trong bình các ống trao đổi nhiệt
đƣợc hàn hoặc đúc vào hai mặt sàn ống ở hai đầu của bình. Nƣớc chảy
trong các ống trao đổi nhiệt.
- Quá trình trao đổi nhiệt giữa môi chất với nƣớc xảy ra và môi chất
ngƣng tụ lại ở bề mặt ngoài ống rồi chảy xuống dƣới. Ở đáy bình có
ống dẫn lỏng môi chất đến bình chứa cao áp.
18
2.2.4. Thiết bị ngưng tụ giải nhiệt hỗn hợp bằng nước và không khí
Hình 1.12. Thiết bị ngƣng tụ giải nhiệt hỗn hợp bằng nƣớc và không khí
- Còn gọi là thiết bị ngƣng tụ bay hơi nƣớc hoặc thiết bị ngƣng tụ hỗn
hợp nƣớc + không khí.
- Các thiết bị chính đƣợc đặt trong một vỏ kín chỉ có các cửa đƣa gió vào
và miệng thổi của quạt là thông với môi trƣờng bên ngoài.
- Hơi môi chất đi trong ống trao đổi nhiệt truyền nhiệt cho nƣớc chảy
thành màng ngoài ống do thiết bị phân phối nƣớc đặt ở phía trên phun
xuống. nƣớc nóng lên và bay hơi một phần. Nƣớc này gặp gió hút từ
dƣới lên qua cửa gió nhờ quạt hút đặt phía trên thiết bị và đƣợc gió làm
mát rồi rơi xuống đáy và lại đƣợc bơm nƣớc bơm lên thiết bị phân phối.
2.2.5. Tháp giải nhiệt:
Hình 1.13. Tháp giải nhiệt
Nhiệm vụ
- Tháp giải nhiệt phải thải nhiệt toàn bộ lƣợng nhiệt do quá trình ngƣng
tụ của môi chất lạnh trong thiết bị ngƣng tụ tỏa ra
19
- Chất tải nhiệt trung gian là nƣớc. Nhờ quạt gió và dàn phun nƣớc, nƣớc
bay hơi một phần và giảm nhiệt độ xuống đến mức yêu cầu để đƣợc
bơm trở lại thiết bị nƣng tụ nhận nhiệt ngƣng tụ
Nguyên lý hoạt động
- Tháp giải nhiệt là thiết bị dùng để làm mát nƣớc tuần hoàn, giải nhiệt
cho máy nén và thiết bị ngƣng tụ kiểu bình ngƣng ống trùm nằm ngang.
- Nƣớc có nhiệt độ môi trƣờng từ bể nƣớc 7 đƣợc bơm vào TBNT, giải
nhiệt cho hơi môi chất theo đƣờng 8 , sau đó đi ra theo đƣờng số 9 (có
nhiệt độ cao hơn lúc đầu từ 3- 50C) lên dàn phun 4 tƣới xuống.
- Không khí đƣợc quạt hút 1 hút theo cửa số 6 đi lên ngƣợc chiều với
nƣớc chảy xuống qua khôi đệm 5 làm hạ nhiệt độ cho nƣớc.(nƣớc đi
trong khối đệm theo kiểu zích zắc vì vậy thời gian nƣớc lƣu trong khối
đệm lâu hơn và quá trình trao đổi nhiệt đƣợc tăng cƣờng).
- Tấm chắn 3 gạt các bụi nƣớc nhằm làm giảm long nƣớc hao hút. Nƣớc
bổ sung đƣợc cấp theo đƣờng 13 nhờ van phao. Để thay nƣớc tháp,
dùng van 12 xả nƣớc cũ
3. Thiết bị bay hơi
3.1. Vai trò, vị trí của thiết bị bay hơi:
- Thiết bị trao đổi nhiệt quan trọng nhất trong hệ thống lạnh là thiết bị
bay hơi cũng là 1 trong 4 phần tử cơ bản của hệ thống lạnh.
- Thiết bị bay hơi là thiết bị trao đổi nhiệt thu nhiệt từ môi trƣờng làm
lạnh tuần hoàn giữa thiết bị bay hơi và đối tƣợng làm lạnh để nhận
nhiệt và làm lạnh đối tƣợng làm lạnh.
3.2. Phân loại thiết bị bay hơi
- Thiết bị bay hơi làm lạnh nƣớc
- Thiết bị bay hơi làm lạnh gián tiếp bằng quạt gió
- Thiết bị bay hơi làm lạnh trực tiếp
20
3.3. Cấu tạo thiết bị ngƣng tụ và nguyên lý làm việc của thiết bị bay hơi
làm lạnh gián tiếp bằng quạt gió
ống trao đổi nhiệt
bằng đồngcánh tản nhiệt
bằng nhôm
Hinh 1.14. Thiết bị bay hơi giải nhiệt bằng không khí
- Môi chất lỏng có áp suất thấp trong thiết bị bay hơi sẽ sôi và thu nhiệt
của không khí, nhiệt độ của không khí giảm xuống
- Không khí đƣợc quạt gió hút qua thiết bị bay hơi để truyền nhiệt vào
môi chất do đố nhiệt độ của không khí đƣợc hạ xuống để đi làm lạnh
sản phẩm cần làm lạnh
3.4. Thiết bị bay hơi ống chùm nằm ngang
Hinh 1.15. Thiết bị bay hơi ống chùm nằm ngang
4. Van tiết lƣu
4.1. Nhiệm vụ của van tiết lƣu nhiệt
- Tiết lƣu môi chất lỏng từ áp suất cao xuống áp suất thấp cấp cho thiết
bị bay hơi và cấp lỏng liên tục hoạt động theo tín hiệu độ quá nhiệt ở
cuối thiết bị bay hơi.
21
4.2. Cấu tạo
Hình 1.16. Van tiết lƣu cân bằng trong
Hình 1.17. Van tiết lƣu cân bằng ngoài
22
4.3. Nguyên lý làm việc
4.3.1. Nguyên lý làm việc của van tiết lưu cân bằng trong
Hình 1.18. Sơ đồ nguyên lý van tiết lƣu cân bằng trong
- Van tiết lƣu làm việc dựa vào sự thay đổi nhiệt độ của môi chất ở cuối
dàn bay hơi, nghĩa là dựa vào sự thay đổi phụ tải lạnh của dàn bay hơi.
Môi chất chứa trong ống xi phông và ống mao dẫn là ga lạnh F12 và
F22 .
- Vật liệu làm ống mao dẫn, ống xiphong bằng đồng. Khối lƣợng ga nạp
đƣợc tính toán chính xác cho thể tích của ống mao dẫn và ống xi
phông. Do đó các van tiết lƣu thuộc loại không sửa chữa đƣợc. Quá
trình thay đổi của ga là quá trình đẳng tích. Khi nhiệt độ môi chất sau
dàn bay hơi cao hơn mức quy định, ga nóng lên làm tăng áp suất ép lên
màng đàn hồi, đẩy ty van xuống làm tiết diện cửa van tăng lên, lƣợng
môi chất đi qua van tăng lên.
DÀN BAY HƠI
MÀNG ĐÀN HỒI
VÍT CHỈNH
Pk
Bầu cảm nhiệt
P0
23
4.3.2. Nguyên lý làm việc của van tiết lưu cân bằng ngoài
Hình 1.19. Sơ đồ nguyên lý van tiết lƣu cân bằng ngoài
- Các lực tác động lên màng đàn hồi gồm có 3 lực sau: Áp lực của ga ống
xi phông (lấy theo nhiệt độ của môi chất cuối dàn bay hơi), áp lực của
môi chất cuối dàn bay hơi, áp lực của lò xo. Tác động của van tiết lƣu
cân bằng ngoài nhƣ van tiết lƣu cân bằng trong.
5. Thiết bị phụ
5.1. Bình tách lỏng
5.1.1. Nhiệm vụ:
- Bình tách lỏng có nhiệm vụ tách các giọt chất lỏng khỏi luồng hơi hút
về máy nén, tránh cho máy nén không hút phải lỏng gây va đập thủy
lƣc làm hƣ hỏng máy nén.
DÀN BAY HƠI
MÀNG ĐÀN HỒI
VÍT CHỈNH
Pk
Bầu cảm nhiệt
P0
P0
24
5.1.2. Cấu tạo:
Hình 1.20. Bình tách lỏng
- Bình tách lỏng đơn giản là một bình hình trụ đặt đứng đƣợc lắp đặt trên
đừng ống hút từ thiết bị bay hơi về máy nén
- Ở các máy nén nhỏ ngƣời ta sử dụng bình tách lỏng để tích lỏng và dầu
về đột ngột sau đó tiết lƣu dần về máy nén vừa tránh đƣợc va đập thủy
lực, và hạ đƣợc nhiệt độ cuối tầm nén
- Bình tách lỏng sử dụng đƣợc cho tất cả các loại máy lạnh với môi chất
NH3 và Freon, đặc biệt các máy cỡ nhỏ có bố trí xả tuyết bằng hơi
nóng. Khi xả tuyết , bình tách lỏng kiêm thêm chức năng bình chứa thu
hồi.
5.1.3. Nguyên tắc làm việc
- Nguyên tắc chủ yếu là giảm tốc độ dòng hơi để tách các hạt lỏng
- Thay đổi hƣớng chuyển động bằng cách bố trí các tấm chặn vuông góc
với dòng chảy để các bụi lỏng mất động lực tích tụ lại và chảy xuống
đáy bình
5.2. Bình tách dầu
5.2.1. Nhiệm vụ
- Bình tách dầu có nhiệm vụ tách dầu cuốn theo hơi nén, không cho dầu
đi vào dàn ngƣng mà dẫn dầu quay lại máy nén
25
5.2.2. Cấu tạo
Hình 1.21. Bình tách dầu
5.2.3. Nguyên tắc làm việc
- Nguyên tắc chủ yếu là giảm tốc độ dòng hơi từ 18 ÷ 25 m/s xuống 0,5
÷ 1m/s
- Thay đổi hƣớng chuyển động bằng cách bố trí các tấm chặn vuông góc
với dòng chảy để các bụi dầu mất động lực tích tụ lại và chảy xuống
đáy bình
5.2.4. Ứng dụng
- Bình tách dầu sử dụng chủ yếu cho các hệ thống lạnh có môi chất
không hòa tan với dầu nhƣ amoniắc và các môi chất hạn chế hòa tan
với dầu nhƣ R22
5.3. Bình chứa cao áp
5.3.1. Nhiệm vụ:
- Bình chứa cao áp thƣờng đƣợc đặt dƣới thiết bị ngƣng tụ dùng để chứa
môi chất lỏng đã ngƣng tụ và giải phóng bề mặt trao đổi nhiệt của thiết
bị ngƣng tụ, duy trì sự cấp lỏng liên tục cho van tiết lƣu
26
5.3.2. Cấu tạo
Hình 1.22. Bình chứa cao áp
1. Thân bình; 2. Kính xem gas; 3. ống gas đi đến thiết bị bay hơi; 4. ống cân bằng áp suất giữa bình chứa cao áp và thiết bị ngƣng tụ; 5. ống dẫn môi chất lỏng từ thiết bị ngƣng tụ vào bình chứa; 6. ống gắn đồng hồ áp suất và van an toan; 7. ống xả dầu.
- Bình chứa cao áp là một bình hình trụ tròn đặt nằm ngang có các đƣờng
ống nối phù hợp
- Môi chất lỏng ngƣng tụ ở thiết bị ngƣng tụ đi xuống bình chứa cao áp
theo ống dẫn số 5. Môi chất lỏng trong bình chứa đƣợc cấp đến thiết bị
bay hơi theo ống dẫn số 3. Xả dầu trong bình chứa ra ngoài theo đƣờng
ống số 7.
B. Câu hỏi và bài tập thực hành
Bài tập 1: Trình bày cấu tạo, nguyên lý làm việc của máy nén pit tông
Bài tập 2: Trình bày cấu tạo, nguyên lý làm việc của thiết bị lạnh
C. Ghi nhớ
- Cấu tạo, nguyên lý làm việc của các loại máy nén lạnh
- Cấu tạo, nguyên lý làm việc của thiết bị lạnh
27
BÀI 2. KIỂM TRA HỆ THỐNG LẠNH
Mục tiêu:
- Mô tả đƣợc tình trạng của thiết bị trƣớc khi vận hành.
- Kiểm tra đƣợc tình trạng các thiết bị trƣớc khi vận hành
- Rèn luyện tính cẩn thận, nhanh nhẹn, có ý thức trách nhiệm trong công
việc.
A. Nội dung
1. Kiểm tra nguồn điện:
1.1. Kiểm tra điện áp nguồn và các pha
Nguồn điện không bị mất pha, các đèn báo pha sáng đều
- Điện áp nguồn 3 pha báo trên đồng hồ vôn có trị số là 380V
- Điện áp nguồn 1 pha báo trên đồng hồ vôn có trị số là 220 V
Hình 2.1. Kiểm tra pha, điện áp nguồn
1.2. Kiểm tra tần số
- Kiểm tra tần số của nguồn điện, kim đồng hồ chỉ ở vị trí 50 Hz
28
Hình 2.2. Đồng hồ đo tần số (Hz)
1.3. Kiểm tra cầu dao tổng và khí cụ điện
- CB tổng ở trạng thái sẵn sàng hoạt động
- Các thiết bị điện trong tủ điều khiển không có dấu hiệu hƣ hỏng
Hình 2.3. Tủ điện điều khiển
2. Kiểm tra máy nén
- Các bƣớc thực hiện kiểm tra máy nén:
29
Bước 1: Kiểm tra van nén
- Sau khi tắt máy nén thì ta khóa van
nén, do đó ta phải mở van nén
trƣớc khi chạy máy nén
Hình 2.4. Kiểm tra van nén
Bước 2: Kiểm tra van hút máy nén
Trƣớc khi chạy máy nén thì van hút phải
đóng cho đến khi khởi động máy xong
mới tiến hành mở van hút.
Chú ý: nếu van hút mở trước khi khởi
động máy thì áp lục hút sẽ cao dẫn đến
việc khởi động máy sẽ khó khăn, có thể
cháy động cơ kéo máy nén
Hình 2.5. Kiểm tra van hút
Bước 3: Kiểm tra dầu bôi trơ máy nén
Kiểm tra lƣợng nhớt bôi trơn ở các te máy
nén: lƣợng nhớt ở các te máy nén phải nằm
trong phạm vi cho phép là từ ½ đến ¾ kính
mức xem nhớt
Chú ý: Nếu thấy lượng dầu bôi trơn trong
các te máy nén thấp hơn quy định thì phải
nạp thêm vào để tránh hư máy nén
Hình 2.6. Kiểm tra dầu bôi trơn ở các te máy nén
30
Bước 4: Kiểm tra gas trong bình chứa
cao áp
- Lƣợng môi gas trong bình chứa
nằm trong khoản từ ½ đến 2/3
bình.
- Nếu thấy lƣợng gas trong bình
thấp hơn quy định thì phải nạp
gas thêm
Chú ý: Nếu vận hành máy trong tình
trạng thiếu ga thì năng suất lạnh sẽ giảm, hầm đông sẽ kém lạnh
Hình 2.7. Bình chứa cao áp
Bước 5: Kiểm tra các rơ le bảo vệ máy nén
- Kiểm tra rơ áp suất kép:
- Rơ le ở trạng thái bình thƣờng, không có
dấu hiệu bị sự cố
Hình 2.8. Rơ le áp suất kép
- Kiểm tra rơ le bảo vệ áp lực dầu. Rơ le ở
trạng thái bình thƣờng, không có dấu
hiệu bị sự cố
Hình 2.9. Rơ le áp lực dầu
31
3. Kiểm tra hầm đông
- Hầm đông phải có sản phẩm
cần bảo quản
- Đóng nắp hầm đông trƣớc
khi chạy máy để tránh tổn
thất lạnh
Hình 2.10. Hầm đông trên tàu cá
Dàn lạnh thƣờng dùng trong hầm đông trên tàu cá
- Dàn lạnh dùng chất tải lạnh là nƣớc muối để trao đổi nhiệt với sản
phẩm
Hình 2.11. Hầm đông làm lạnh gián tiếp
- Dàn lạnh dùng gas trực tiếp làm lạnh sản phẩm
Nước muối vào
Nước muối ra
32
Hình 2.12. Hầm đông làm lạnh trực tiếp
B. Câu hỏi và bài tập thực hành
Bài tập 1: Kiểm tra điện nguồn
Bài tập 2: Kiểm tra máy nén
Bài tập 3: Kiểm tra các thiết bị
C. Ghi nhớ
- Kiểm tra và bổ sung nhớt bôi trơn trƣớc khi chạy máy
- Kiểm tra lƣợng gas trong hệ thống
Hơi MC ra
MC lỏng vào
VTL VĐT
33
BÀI 3. VẬN HÀNH KHỞI ĐỘNG HỆ THỐNG LẠNH
Mục tiêu:
- Hiểu đƣợc nguyên lý làm việc của hệ thống lạnh.
- Trình bày đƣợc quy trình vận hành hệ thống lạnh
- Vận hành đƣợc hệ thống lạnh
- Rèn luyện tính cẩn thận, nhanh nhẹn, có ý thức trách nhiệm trong công
việc.
A. Nội dung
1. Giới thiệu về hệ thống lạnh
1.1. Sơ đồ hệ thống lạnh
Hình 3.1. Sơ đồ nguyên lý của hệ thống lạnh
1. máy nén 2. Bình tách dầu 3. Thiết bị ngưng tụ ống
chùm nằm ngang
4. Bơm nước giải nhiệt
dàn ngưng tụ
5. Phin lọc 6. Van điện từ
7. Van tiết lưu 8. Dàn bay hơi ống
chùm nằm ngang
9. Bơm nước muối
1
2
3
4
5
6 7
8
9
10
11
Nước vào
Nước ra
34
10. Dàn lạnh nước muối 11. Bình tách lỏng
1.2. Nguyên lý làm việc của hệ thống lạnh
- Hơi môi chất ở thiết bị bay hơi ống chùm nằm ngang có áp suất P0 đi
qua bình tách lỏng để tách các hạt môi chât lỏng, còn hơi đƣợc hút về
máy nén. Máy nén nén hơi môi chất lên áp suất Pk và nhiệt độ quá nhiệt
tqn, hơi môi chất đi vào bình tách dầu để tách các hạt dầu ở lại còn hơi
môi chất đi vào dàn ngƣng ống chùm nằm để trao đổi nhiệt với nƣớc.
Hơi môi chất trao đổi nhiệt với nƣớc để hạ nhiệt độ và ngƣng tụ thành
môi chất lỏng. Môi chất lỏng từ dàn ngƣng tụ đi đến cụm tiết lƣu để hạ
áp suất từ áp suất cao Pk xuống áp suất thấp P0, môi chất lỏng có áp
suất thấp đi vào dàn bay hơi để bay hơi và thu nhiệt của nƣớc muối. Ở
cuối thiết bị bay hơi môi chất ở thể hơi hoàn toàn và đƣợc máy nén hút
về. Chu trình đƣợc lặp lại.
- Nƣớc giải nhiệt đƣợc bơm từ dƣới biển lên dàn ngƣng tụ để thu nhiệt
của môi chất lạnh, nƣớc ra khỏi dàn ngƣng tụ đƣợc thải xuống biển trở
lại.
- Nƣớc muối trong dàn ống xoắn đƣợc bơm vào dàn bay hơi ống chùm
nằm ngang để hạ nhiệt độ, sau đó quay trở lại dàn ống xoắn để thu
nhiệt của sản phẩm và chu trình đƣợc lặp lại.
Hình 3.2. Hệ thống lạnh trên tàu
35
Hình 3.3. Tủ điện điều khiển
2. Khởi động bơm nƣớc
2.1. Khởi động bơm nƣớc giải nhiệt dàn ngƣng tụ
Hình 3.4. Khởi động bơm nƣớc giải nhiệt dàn ngƣng
- Bậc công tắc bơm nƣớc giải nhiệt dàn ngƣng tụ từ vị trí OFF sang vị trí
ON
36
- Quan sát bơm nƣớc giải nhiệt hoạt động:
+ Dòng điện của bơm nƣớc phải nằm trong phạm vi cho phép
+ Lƣợng nƣớc ra ở ống nƣớc ra phải đầy
2.2. Khởi động bơm nƣớc muối
Hình 3.5. Khởi động bơm nƣớc giải nhiệt dàn ngƣng
- Bậc công tắc bơm nƣớc muối vào dàn lạnh từ vị trí OFF sang vị trí ON
- Quan sát bơm nƣớc muối hoạt động:
+ Dòng điện của bơm nƣớc phải nằm trong phạm vi cho phép
+ Nƣớc muối phải lƣu thông trong hệ thống
37
3. Khởi động máy nén
Hình 3.6. Tủ điện điều khiển và hệ thống lạnh
- Sau khi khởi động các bơm nƣớc giải nhiệt dàn ngƣng, bơm nƣớc muối
ở dàn lạnh ta tiến hành khởi động máy nén theo các bƣớc sau:
Bước 1: Mở van nén của máy nén
Bước 2: Bật công tắc từ vị trí OFF sang vị trí
ON khởi động máy nén đồng thời theo dõi áp
lực dầu
Hình 3.7. Công tắc khởi động máy nén
38
Bước 3: Từ từ mở van hút đồng thời theo dõi đồng hồ áp lực hút và ampe để
đảm bảo cho máy không bị quá tải bằng cách khống chế van hút cho đến lúc
mở hết cở van hút mà áp lực hút vẫn nằm trong phạm vi cho phép.
Bước 4: Cấp dịch lỏng cho dàn lạnh bằng cách bậc công tắc cấp dịch từ vị trí
OFF sang vị trí ON, đồng thời theo dõi quá tải máy nén
Hình 3.8. Van điện từ cấp dịch
B. Câu hỏi và bài tập thực hành
Bài tập 1: Khởi động các thiết bị làm mát hệ thống
Bài tập 2: Khởi động máy nén lạnh
C. Ghi nhớ
- Khi cấp dịch cho dàn bay hơi phải theo dõi áp suất hút để đề phòng quá
tải động cơ kéo máy nén
39
BÀI 4. THEO DÕI HỆ THỐNG LẠNH ĐANG HOẠT ĐỘNG
Mục tiêu:
- Hiểu và trình bày đƣợc các thông số về áp suất của hệ thống
- Theo dõi hệ thống đang hoạt và ghi các thông số về điện áp, dòng điện,
nhiệt độ của hệ thống
- Rèn luyện tính cẩn thận, nhanh nhẹn, có ý thức trách nhiệm trong công
việc.
A. Nội dung
1. Theo dõi máy nén
1.1. Theo dõi áp suất làm việc
Hình 4.1. Đồng hồ đo áp suất
1.1.1. Áp lực nén
- Áp lực nén chỉ trên đồng hồ khi hệ thống hoạt động bình thƣờng nằm
trong khoảng:
PK = 14 ÷ 16 kg/cm
2
- Nhiệt độ ngƣng tụ của môi chất trong dàn ngƣng nằm trong khoảng
tK = 33 ÷ 35
0
C
- Kim đồng hồ đứng im không bị giao động liên tục
40
1.1.2. Áp lực hút
- Áp lực hút chỉ trên đồng hồ khi hệ thống hoạt động bình thƣờng nằm
trong khoảng:
P0 = 0,5 ÷ 1,5 kg/cm
2
- Nhiệt độ bay hơi của môi chất nằm trong khoảng:
t0 = - 25 ÷ - 30
0
C
1.1.3. Áp lực dầu
- Áp lực dầu chỉ trên đồng hồ khi hệ thống hoạt động bình thƣờng nằm
trong khoảng:
Pd = 2 ÷ 3,5 kg/cm
2
- Lƣợng dầu bôi trơn ở các te máy nén khi máy hoạt động phải nằm
trong phạm vi cho phép là từ 2/3 đến 1/2 kính mức xem nhớt
1.2. Theo dõi dòng điện làm việc
- Dòng điện làm việc phải nằm trong phạm vi cho
phép
* Lƣu ý: Khi dòng làm việc lớn hơn định mức nghĩa là
máy nén đang bị quá tải
Hình 4.2. Đồng hồ đo ampe
2. Theo dõi nhiệt độ của sản phẩm
Hình 4.3. Đồng hồ đo nhiệt độ
41
- Đối với hầm đông làm lạnh nƣớc, nhiệt độ trong hầm đông nằm trong
khoảng:
thầm = - 12 ÷ - 15
0
C
- Đối với hầm đông khô, nhiệt độ trong hầm nằm trong khoảng:
thầm = - 21 ÷ - 25
0
C
3. Theo dõi bơm nƣớc giải nhiệt dàn ngƣng tụ, bơm nƣớc muối
- Theo dõi dòng làm việc của
các bơm nƣớc
- Theo dõi sự hoạt động của
bơm nƣớc giải nhiệt
- Theo dõi lƣợng nƣớc, và nhiệt
độ của nƣớc giải nhiệt
Hình 4.4. Bơm nƣớc
B. Câu hỏi và bài tập thực hành
Bài tập 1: Đọc và ghi thông số làm việc của máy nén về áp suất, nhiệt
độ, dòng điện
Bài tập 2: Đọc và ghi thông số làm việc của các thiết bị
C. Ghi nhớ
- Theo dõi cẩn thận quá trình làm việc của máy nén
- Phát hiện kịp thời các sự cố xãy ra
42
BÀI 5: VẬN HÀNH DỪNG HỆ THỐNG LẠNH
Mục tiêu:
- Trình bày đƣợc quy trình vận hành hệ thống lạnh
- Vận hành đƣợc hệ thống lạnh
- Rèn luyện tính cẩn thận, nhanh nhẹn, có ý thức trách nhiệm trong công
việc.
A. Nội dung
1. Ngƣng cấp dịch
Hình 5.1. Ngƣng cấp dịch
- Tắt cấp dịch lỏng cho dàn bay hơi để rút gas về dàn ngƣng bằng cách:
bậc công tắc cấp dịch từ vị trí ON sang vị trí OFF.
- Lúc này gas ở dàn bay hơi đƣợc máy nén hút về và nén lên dàn ngƣng
để ngƣng tụ và đƣợc lƣu lại tại đây.
2. Tắt máy nén
Khi áp lực hút xuống dƣới 0kg/cm2 thì ta thực hiện theo các bƣớc sau:
- Bước 1: Khóa van hút lại
Mục đích của việc khóa van hút của máy nén là để khi khởi động lại
máy nén ở lần tiếp theo đƣợc dễ dàn hơn, tránh quá tải động cơ điện kéo máy
nén
43
Hình 5.2. Khóa van hút
- Bước 2: Bậc công tắc từ
vị trí ON sang vị trí OFF
để tắt máy nén
Hình 5.3. Tắt máy nén
44
- Bước 3: Khóa van nén
để cô lập máy nén
Hình 5.4. Khóa van nén
3. Tắt bơm nƣớc giải nhiệt, bơm nƣớc muối
Sau khi tắt máy nén khoảng 15 ÷ 20 phút
- Tắt bơm nƣớc giải nhiệt
- Tắt bơm nƣớc muối
B. Câu hỏi và bài tập thực hành
Bài tập 1: Rút gas về dàn ngƣng
Bài tập 2: Thao tác dừng máy nén
Bài tập 3: Thao tác dừng các thiết bị giải nhiệt
C. Ghi nhớ
- Khi áp lực hút xuống dƣới 0 kg/cm2 mới khóa van hút rồi tắt máy
- Khóa van nén sau khi tắt máy nén
45
BÀI 6: XỬ LÝ KHẮC PHỤC SỰ CỐ
Mục tiêu:
- Biết đƣợc các sự cố thƣờng xuyên xãy ra
- Kiểm tra và khắc phục đƣợc các sự cố
- Thực hiện đƣợc việc nap gas, nhớt bổ sung
- Rèn luyện tính cẩn thận, nhanh nhẹn, có ý thức trách nhiệm trong công
việc.
A. Nội dung
1. Các thông số và các dấu hiệu báo cho biết các hệ thống lạnh đang hoạt
động bình thƣờng
1.1. Hệ thống kho lạnh
PK = 14 ÷ 16 kg/cm
2
tK = 33 ÷ 35
0
C
P0 = 0,5 ÷ 1,5 kg/cm
2
t0 = - 25 ÷ - 30
0
C
Pd = 2 ÷ 3,5 kg/cm
2
1.2. Hệ thống máy đá cây
PK = 14 ÷ 16 kg/cm
2
tK = 33 ÷ 35
0
C
P0 = 1 ÷ 1,8 kg/cm
2
t0 = - 15 ÷ - 18
0
C
Pd = 2,5 ÷ 4,0 kg/cm
2
1.3. Hệ thống 2 cấp chạy tủ cấp đông
PK = 14 ÷ 16 kg/cm
2
tK = 33 ÷ 35
0
C
P0 = 20 cmHg ÷ 0,5 kg/cm
2
46
t0 = - 40 ÷ - 50
0
C
PTG = 1,5 ÷ 2,5 kg/cm
2
t0 = - 8 ÷ - 15
0
C
Pd = 2,5 ÷ 3,5 kg/cm
2
2. Xử lý áp lực nén quá cao
2.1. Nguyên nhân dẫn đến áp lực nén quá cao
- Dàn ngƣng tụ bị bẩn
- Dƣ gas
- Sản phẩm trong hầm đông quá nhiều
=> Do các vấn đề trên dẫn đến áp lƣc nén quá cao
Hình 6.1. Đồng hồ áp suất nén
2.2. Cách xử lý
- Vệ sinh dàn ngƣng
- Rút bớt gas ra khỏi hệ thống lạnh
- Lấy bớt sản phẩm ra khỏi hầm đông
=> Sau khi xử lý các vấn đề nêu áp lực nén sẽ trở lại bình thƣờng
47
3. Xử lý áp lực dầu
3.1. Nguyên nhân dẫn đến áp lực dầu quá thấp
- Thiếu dầu trong các te máy nén
- Các bộ lọc dầu bị bẩn
- Dầu bị loãn
=> Do các yếu tố trên làm cho áp suất dầu giảm
Hình 6.2. Đồng hồ áp suất dầu
3.2. Cách xử lý
- Nạp dầu bổ sung cho máy nén
- Làm vệ sinh các bộ lọc dầu
- Thay dầu mới cho máy nén
=> Sau khi xử lý các yếu tố trên thì áp lực dầu sẽ trở về bình thƣờng
3.3. Thao tác điều chỉnh áp lực dầu
- Ở cuối đƣờng dầu bôi trơn có lắp van điều chỉnh áp lực dầu
- Khi phát hiện áp lực dầu không bình thƣờng: cao quá hoặc thấp quá so
với mức quy định thì ta điều chỉnh áp lực dầu trở lại
- Từ từ vặn van điều chỉnh áp lực dầu nếu muốn tăng áp lực dầu thì vặn
cùng chiều kim đồng hồ và ngƣợc lại
- Dừng lại và theo dõi áp kế dầu nếu sau một thời gian thấy kim áp kế
tăng hoặc giảm nếu việc điều chỉnh vẫn chƣa đạt thì ta tiếp tục điều
chỉnh cho đến khi đạt yêu cầu
48
4. Nạp gas bổ sung cho hệ thống
4.1. Dụng cụ đồ nghề, vật tƣ
- Đồng hồ nạp gas
Hình 6.3. Đồng hồ nạp gas
- Bộ chìa khóa
Hình 6.4. Bộ khóa
- Bình gas lạnh freon R22
Tính chất của gas R22:
- Là chất khí không mầu, có mùi thơm nhẹ, nhiệt độ sôi ở áp khí quyển
là – 400C
+ Không độc hại với con ngƣời
+ Không dẫn điện
+ Không hòa tan với nƣớc
49
+ Không ăn mòn kim loại
+ Không cháy, nổ
+ Hòa tan đƣợc với dầu
Hình 6.5. Bình gas R22
1
2
3
4
5
6 7
8
9
10
11
Nước vào
Nước ra
R22
1312 14
Hình 6.6. Sơ đồ nạp gas bổ sung
4.2. Thao tác nạp gas
Khi xác định hệ thống thiếu gas ta thực hiện nạp gas theo các bƣớc
sau:
50
- Bước 1: Ráp chai gas nhƣ hình vẽ và đuổi gió dây nạp gas bằng cách nới
lỏng rắc co ở phía van số 13, sau đó nhích mở van chai gas số 14 cho gas
đuổi gió ra ngoài. Xiết chặt rắc co lại.
Hình 6.7. Đuổi gió trong dây nạp gas
- Bước 2: Khóa van số 12, không cho gas đi đến dàn bay hơi nữa
- Bước 3: Mở van 13, 14 cho gas từ trong chai đi vào hệ thống lạnh do sự
chênh lệch áp suất giữa chai gas và dàn
bay hơi
- Bước 4: Khi hết gas trong chai thì ta
khóa van 14, 13 lại, sau đó mở van số 12
cho hệ thống hoạt động bình thƣờng.
- Bước 5: Tháo chai gas ra khỏi hệ thống
Hình 6.8. Nạp gas vào hệ thống
* Chú ý: Nếu hệ thống vẫn chƣa đủ gas thì ta thực hiện việc nạp gas theo
các bƣớc từ 1 đến 5 cho đến khi nạp đủ gas cho hệ thống
51
5. Nạp bổ sung dầu bôi trơn cho máy nén
Hình 6.9. Nạp dầu bổ sung
Khi vận hành máy nếu thiếu dầu bôi trơn thì ta tiến hành nạp bổ sung
dầu cho máy nén theo các bƣớc sau:
- Bước 1: Chuẩn bị thùng nhớt mới, ống nạp nhớt chuyên dùng, cân
nhớt trƣớc khi nạp nhớt bổ sung
- Bước 2: Khống chế áp lực ở cacte nằm trong khoảng 10 ÷ 20 cmHg
- Bước 3: Đuổi không khí trong dây nạp nhớt
- Bước 4: Mở van nạp nhớt, nhớt tự động vào cacte
- Bước 5: Khi nhớt đạt mức quy định thì đóng van nạp nhớt lại
- Bước 6: Tháo ống nạp nhớt và cân lại lƣợng nhớt đã nạp.
6. An toàn điện – lạnh
6.1. Thực hành an toàn điện
Phải thực hiện đúng các quy định:
- Phải che chắn các thiết bị và bộ phận của hệ thống điện;
- Phải thực hiện nối đất hoặc nối dây trung tính các thiết bị điện theo
đúng tiêu chuẩn;
MN
Nhớt
52
- Sử dụng các thiết bị, dụng cụ an toàn và bảo vệ khi làm việc trên hệ
thống điện;
- Thƣờng xuyên kiểm tra cách điện của các thiết bị cũng nhƣ hệ thống
điện;
- Phải cắt nguồn cấp điện khi sửa chữa hệ thống lƣới và thiết bị điện.
- Cử ngƣời canh giữ hoặc gắn biển báo “Cấm đóng điện” khi có ngƣời
đang làm việc trên hệ thống điện.
6.2. Cấp cứu ngƣời bị điện giật
Khả năng cứu sống nạn nhân đạt 90% nếu đƣợc cứu chữa ngay phút đầu
tiên bị điện giật.
Để đến 6 phút sau khi bị điện giật mới cứu thì chỉ có thể cứu sống 10%.
Nếu để đến 10 phút mới cứu thì ít có trƣờng hợp cứu sống đƣợc.
6.2.1. Tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện
- Ngắt nguồn điện bằng công
tắc, cầu dao hoặc dùng búa,
rìu cán gỗ chặt dây điện.
Hình 4.8. Cắt cầu dao điện
- Ngƣời cứu chữa phải đứng
trên bàn, ghế gỗ khô, đi dép
cao su hoặc đi ủng, mang
găng tay cách điện
- Dùng que tre, thanh gỗ gạt
dây điện
Hình 4.9. Tách dây điện khỏi nạn
nhân bằng que tre
53
- Nắm lấy áo quần của nạn
nhân kéo ra
- Không đƣợc nắm tay hay
chạm vào ngƣời nạn nhân.
Hình 4.10. Tách dây điện khỏi nạn
nhân bằng cách nắm áo
Hứng đỡ nạn nhân nếu ngƣời bị điện giật ở trên cao.
6.2.2. Xử lý sau khi tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện
- Ngƣời bị nạn chƣa mất tri giác
Ngƣời bị nạn chƣa mất tri giác, chỉ bị mê đi trong chốc lát, còn thở yếu
Cần đặt nằm nghỉ nơi thông thoáng, yên tĩnh
Đƣa ngay đến cơ quan y tế gần nhất.
- Ngƣời bị nạn mất tri giác
Ngƣời bị nạn mất tri giác nhƣng còn thở nhẹ, tim đập yếu
Cần đặt nơi thông thoáng, yên tĩnh
Nới rộng quần áo, thắt lƣng
Lấy dị vật, đờm nhớt trong miệng ra
Cho ngửi dung dịch ammoniac
Xoa bóp toàn thân cho nóng lên
Đƣa ngay đến cơ quan y tế gần nhất.
Hình 4.11. Xoa bóp toàn thân nạn nhân
54
- Ngƣời bị nạn đã ngừng thở
Ngƣời bị nạn ngừng thở, tim ngừng đập
Đƣợc đặt nơi thông thoáng, bằng phẳng, yên tĩnh
Nới rộng quần áo, thắt lƣng
Mở miệng nạn nhân để lấy dị vật, đờm nhớt trong miệng ra
Hô hấp nhân tạo hay hà hơi thổi ngạt hoặc hà hơi thổi ngạt kết hợp với ấn
tim (xoa bóp tim) ngoài lồng ngực
Chờ y, bác sĩ đến và có ý kiến quyết định.
6.2.3. Hô hấp nhân tạo
- Cách 1:
1. Đặt nạn nhân nằm sấp trên mặt phẳng cứng, đầu nghiêng và gối cằm
lên 2 bàn tay sấp lại với nhau.
2. Kéo lƣỡi nạn nhân ra để thông khí.
3. Ngƣời làm hô hấp quỳ gối
trƣớc đầu nạn nhân, đặt hai
bàn tay lên lƣng nạn nhân, hai
ngón tay cái đụng vào nhau,
bàn tay ở dƣới đƣờng vòng
ngực (đƣờng chạy giữa nách
nạn nhân), hai cánh tay giang
thẳng ra.
Hình 4.12. Đặt tay lên lƣng nạn nhân
4. Nghiêng ngƣời về phía
trƣớc, tạo lực ép lên lƣng nạn
nhân.
Hình 4.13. Ấn xuống lƣng nạn nhân
55
5. Buông ra từ từ trong 2-3 giây.
6. Ngã ngƣời về phía sau, lƣớt
bàn tay trên cánh tay nạn
nhân.
Hình 4.14. Lƣớt trên cánh tay nạn nhân
7. Nắm hai cánh tay của nạn
nhân trên khuỷu tay (cùi chỏ)
rồi kéo về phía mình (giữ y
nhƣ vậy khoảng 2-3 giây).
Hình 4.15. Kéo cánh tay nạn nhân
8. Đặt hai tay nạn nhân xuống đất.
Lặp lại chu kỳ 12 lần/phút.
- Cách 2
56
Hình 4.16. Ngƣời cứu nạn quỳ trên lƣng nạn nhân
Đặt ngƣời bị nạn nằm sấp, một tay gối dƣới đầu, một tay duỗi thẳng, mặt
nghiêng về phía tay duỗi,
Moi đờm nhớt trong miệng nạn nhân ra và kéo lƣỡi ra nếu lƣỡi thụt vào.
Ngƣời làm hô hấp quỳ hai đầu gối hai bên hông nạn nhân, hai bàn tay để
vào hai bên cạnh sƣờn, hai ngón tay cái sát sống lƣng nạn nhân.
Ấn tay xuống bằng cả ngƣời đổ về phía trƣớc, đếm đến 3 rồi từ từ đƣa
ngƣời thẳng về, tay vẫn để ở lƣng nạn nhân, đếm đến 3 rồi lại ấn tay xuống để
lặp lại thao tác.
Thực hiện đều 12 lần/phút theo nhịp thở của ngƣời cấp cứu cho đến khi nạn
nhân thở đƣợc hoặc có ý kiến của y, bác sĩ.
- Cách 3:
Đặt nạn nhân nằm ngửa, thân hơi ƣởn lên bằng cách đặt một cái gối hoặc
quàn áo vo tròn lại, đầu hơi ngửa.
Một ngƣời lấy khăn sạch kéo lƣỡi nạn nhân ra và giữ cố định.
Ngƣời làm hô hấp quỳ phía trƣớc, cách đầu nạn nhân độ 20 - 30cm, hai tay
cầm lấy hai cánh tay của nạn nhân ở gần khuỷu.
Từ từ đƣa hai cánh tay nạn nhân lên phía trên đầu, sau 2-3 giây lại nhẹ
nhàng đƣa tay nạn nhân xuống dƣới, gập lại và lấy sức của ngƣời cứu để ép
khuỷu tay nạn nhân vào lồng ngực của họ, sau đó 2 - 3 giây lại đƣa trở lên
đầu.
Thực hiện 16 - 18 lần/phút theo nhịp đếm đều đến 3 lúc hít vào và thở ra
cho đến khi nạn nhân thở đƣợc hoặc có ý kiến của y, bác sĩ.
57
6.2.4. Hà hơi thổi ngạt
- Ngƣời cấp cứu quỳ bên cạnh, sát ngang vai nạn nhân đang nằm ngửa.
- Ngửa đầu nạn nhân để cuống
lƣỡi không bít kín đƣờng hô
hấp
Hình 4.18. Đầu nạn nhân ngửa ra
- Một tay mở miệng, tay còn lại luồn một ngón tay đƣợc quấn vải sạch
kiểm tra họng nạn nhân, lau hết đờm nhớt, lấy dị vật…
- Ngƣời thổi ngạt vẫn mở
miệng nạn nhân bằng một tay,
tay kia vít đầu nạn nhân
xuống
- Hít thật mạnh rồi áp kín
miệng mình vào miệng nạn
nhân và thổi mạnh.
- Khi ngực nạn nhân phồng lên, ngƣời thổi ngạt ngừng thổi, ngẩng đầu
lên hít hơi thứ hai.
- Khi đó, nạn nhân sẽ tự thở ra đƣợc do đàn hồi của lồng ngực.
Hình 4.19. Thổi vào miệng nạn nhân
58
- Thực hiện liên tục với nhịp 14 lần/phút cho đến khi nạn nhân hồi tỉnh,
thở trở lại, môi mắt hồng hào hoặc cho đến khi nạn nhân có dấu hiệu
chết hẳn (đồng tử trong mắt giãn to, thƣờng từ 1 - 2giờ sau) và có ý
kiến của y, bác sĩ.
6.2.5. Thổi ngạt kết hợp với ấn tim (xoa bóp) ngoài lồng ngực
Nếu nạn nhân mê man, không nhúc nhích, tím tái, ngừng thở, không nghe
tim đập, phải lập tức ấn tim ngoài lồng ngực kết hợp với hà hơi thổi ngạt.
- Một ngƣời tiến hành hà hơi thổi ngạt nhƣ trên
- Một ngƣời thực hiện ấn tim
Hai bàn tay ngƣời ấn tim chồng lên nhau, đè 1/3 dƣới xƣơng ức nạn nhân.
Ấn mạnh bằng cả sức cơ thể tì xuống vùng ức (không tì sang phía xƣơng
sƣờn để tránh nạn nhân có thể bị gãy xƣơng).
Cứ ấn tim 4 - 5 lần thì lại thổi ngạt một lần, tức ấn khoảng 50 - 60 lần/phút.
Thổi ngạt kết hợp với ấn tim là phƣơng pháp hiệu quả nhất, nhƣng khi nạn
nhân bị thƣơng tổn cột sống thì không nên làm động tác ấn tim.
B. Câu hỏi và bài tập thực hành
Bài tập 1: Nạp gas bổ sung cho hệ thống lạnh bị thiếu gas
Bài tập 2: Nạp nhớt bổ sung cho máy nén
Bài tập 3: Điều chỉnh áp lực dầu
Bài tập 4: Xử lý sự cố áp lực nén quá cao
Hình 4.20. Thổi ngạt kết hợp ấn tim
59
60
C. Ghi nhớ
- Các thông số khi máy hoạt động bình thƣờng
- Các nguyên nhân dẫn đến sự cố và cách xử lý sự cố cụ thể
- An toàn điện khi lành việc và cách cứu hộ
61
BÀI 7: GHI NHẬT KÝ VẬN HÀNH HỆ THỐNG LẠNH
Mục tiêu:
- Biết đƣợc cách ghi chép những nội dung vận hành
- Ghi chép sổ nhật ký và lập biên bản sự cố chính xác
- Rèn luyện tính cẩn thận, nhanh nhẹn, có ý thức trách nhiệm trong công
việc.
A. Nội dung
1. Những vấn đề cơ bản của ngƣời vận hành máy
1.1. Những yêu cầu cơ bản của việc vận hành
1.1.1. Có 4 nhiệm vụ chính:
- Bảo đảm cho máy hoạt động liên tục không bị ngừng gián đoạn đột
xuất. Còn các máy nghỉ luôn sẳn sàng làm việc
- Duy trì đƣợc độ lạnh và độ ẩm cần thiết theo đúng yêu cầu của qui trình
công nghệ chế biến lạnh và bảo quản lạnh
- Giảm thấp tiêu hao điện năng, nƣớc, gas và các vật tƣ kỹ thuật lạnh
khác
- Bảo đảm cho máy móc, thiết bị lạnh ít bị hao mòn hƣ hại nhất, bảo đảm
an toàn về ngƣời và thiết bị.
1.1.2. Ý nghĩa kinh tế:
- Nâng cao đƣợc chất lƣợng của sản phẩm, giảm bớt các phế liệu, phế
phẩm
- Phát huy triệt để tính năng của máy móc thiết bị và nâng cao đƣợc
lƣợng lạnh sản xuất ra ở mức tối đa
- Vận hành chính xác sẽ giảm bớt các tiêu hao, giảm bớt chi phí sửa chữa
thay thế do đó hạ thấp giá thành sản phẩm, tiết kiệm ngoại tệ trong thay
thế phụ tùng và máy móc
- Tránh đƣợc các sự cố và tai nạn đáng tiết xảy ra nhƣ cháy nổ, chết
ngƣời.
1.2. Tổ chức vận hành máy lạnh
- Hệ thống lạnh đƣợc thiết kế hợp lý, chính xác nếu thiết có sai sót, sau
khi lắp đặt chạy thử nghiệm để điều chỉnh lại các thông số.
- Ngƣời vận hành máy phải là ngƣời đƣợc huấn luyện về cơ điện lạnh và
có bằng cấp chứng chỉ
62
Ví dụ:
- Thợ bậc 2/7 vận hành hệ thống lạnh có công suất dƣới 150.000 kCal/h
- Hệ thống lạnh có công suất trên 150.000 kCal/h có hệ thống tự động thì
cần thợ bậc 5/7
1.3. Nhiệm vụ của tổ trƣởng vận hành
- Tổ chức trực ca vận hành máy: lên lịch, phân công ngƣời để theo dõi
bảo quản máy móc
- Lập các sổ sách và quản lý các loại sổ sách, thiết bị và theo dõi vận
hành bảo quản máy
Lập sổ:
+ Sổ lý lịch máy
+ Sổ nhật ký vận hành
+ Sổ theo dõi sử dụng vật tƣ
- Lên kế hoạch các thao tác định kỳ
- Lập kế hoạch dự trù vật tƣ về sửa chữa
- Theo dõi và tổ chức tốt công tác an toàn và phòng hộ lao động
1.4. Nhiệm vụ của ngƣời công nhân vận hành
- Tiếp nhận ca, trực ca, giao ca
- Thao tác vận hành máy và thiết bị
- Ghi nhật ký vận hành đầy đủ chính xác
- Phát hiện kịp thời các hiện tƣợng không bình thƣờng của hệ thống lạnh
và xử lý các sự cố nếu có xảy ra. Từ công nhân bậc 4 trở xuống không
đƣợc điều chỉnh các thiết bị tự động
- Thao tác việc bổ sung nhớt, tẩy tuyết, tách nhớt, xả khí không ngƣng
- Bảo vệ và giữ gìn máy móc, dụng cụ đồ nghề, thực hiện mọi nhiệm vụ
do tổ trƣởng phân công.
- Tuân theo đầy đủ các quy định về an toàn phòng cháy, phòng nổ và bảo
hộ lao động.
- Tham gia công tác sửa chữa khi có yêu cầu
63
2. Ghi sổ nhật ký khi nhận ca
- Trực ca phải ghi đầy đủ và chính xác các công việc trong ca trực thực
hiện vào nhật ký theo mẫu sau:
NHẬT KÝ VẬN HÀNH MÁY
NGÀY
THÁNG
TÊN MÁY,
THIẾT BỊ
NỘI DUNG NGƢỜI VẬN
HÀNH
3. Ghi thông số hoạt động của máy
- Khi vận hành, theo dõi máy hoạt động ngƣời vận hành ghi vào nhật ký
vận hành theo mẫu sau:
NHẬT KÝ VẬN HÀNH MÁY
Giờ Tên máy:........ Tên máy:........ Ghi chú
64
Pnén Phút Pdầu I Pnén Phút Pdầu I
4. Lập biên bản sự cố, bảo dƣỡng, sửa chữa
QUÁ TRÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA MÁY MÓC, THIẾT BỊ
(sự cố, bảo dƣỡng, sửa chữa)
Ngày
tháng
Diễn giải
Hiện
trạng
Đề xuất
Địa
điểm
Thời
gian
(giờ / ca)
Ký tên
(ghi họ
tên)
65
5. Giao ca trực
Việc giao ca và nhận ca phải đúng giờ
- Ngƣời giao ca phải có trách nhiệm bàn giao tất cả các biên bản, nhật ký
và giải thích các vấn đề về ca trực của mình cho ngƣời nhận ca biết.
- Ngƣời nhận ca có trách nhiệm phải xem nhật ký vận hành máy của ca
trƣớc, xem các biên bản sự cố nếu có để nắm tình hình của các hệ thống
máy và thiết bị trƣớc khi vận hành máy
B. Câu hỏi và bài tập thực hành
Bài tập 1: Ghi sổ nhật ký vận hành máy
Bài tập 2: Lập biên bản sự cố máy
C. Ghi nhớ
- Nhiệm vụ của ngƣời tổ trƣởng vận hành máy
- Nhiệm vụ của ngƣời công nhân vận hành máy
- Ghi nhật ký vận hành
66
HƢỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN
I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN
- Vị trí: Mô đun vận hành hệ thống lạnh là mô đun chuyên môn nghề
trong chƣơng trình dạy nghề trình độ sơ cấp của nghề ”Máy trƣởng tàu
các hạng 4”; đƣợc giảng dạy sau mô đun vận hành máy chính, giảng
dạy độc lập với các mô đun khác trong chƣơng trình. Mô đun cũng có
thể giảng dạy độc lập theo yêu cầu của ngƣời học.
- Tính chất: Vận hành hệ thống lạnh là mô đun tích hợp giữa kiến thức
và kỹ năng thực hành hệ thống điện; đƣợc giảng dạy tại cơ sở đào tạo
hoặc tại địa phƣơng có đầy đủ trang thiết bị và dụng cụ cần thiết.
II. MỤC TIÊU
Học xong mô đun này người học có khả năng:
- Nắm vững và trình bày đƣợc sơ đồ hệ thống lạnh trên tàu;
- Trình bày đƣợc nguyên lý làm việc của các hệ thống lạnh trên tàu;
- Vận hành đƣợc hệ thống lạnh trên tàu;
- Khắc phục các sự cố của hệ thống lạnh;
- Tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật trong việc vận hành hệ thống điện
trên tàu;
- Rèn luyện tính cẩn thận, thao tác chính xác, đảm bảo an toàn lao động.
III. NỘI DUNG CHÍNH CỦA MÔ ĐUN
Mã bài Tên bài
Loại
bài
dạy
Địa
điểm
Thời gian
Tổng
số
Lý
thuyết
Thực
hành
Kiểm
tra*
MĐ04-1 Bài 1: Giới thiệu
máy và thiết bị
lạnh
Lý
thuyết
Lớp
học
2 2
MĐ04-2 Bài 2: Kiểm tra
hệ thống lạnh
Tích
hợp
Xƣởng
thực
hành
8 2 6
MĐ04-3 Bài 3: Vận hành
khởi động hệ
thống lạnh
Tích
hợp
Xƣởng
thực
hành
10 2 8
67
Mã bài Tên bài
Loại
bài
dạy
Địa
điểm
Thời gian
Tổng
số
Lý
thuyết
Thực
hành
Kiểm
tra*
MĐ04-4 Bài 4: Theo dõi
hệ thống lạnh
đang hoạt động
Tích
hợp
Xƣởng
thực
hành
4 1 3
MĐ04-5 Bài 5: Vận hành
dừng hệ thống
lạnh
Tích
hợp
Xƣởng
thực
hành
10 2 7 1
MĐ04-6 Bài 6: Xử lý khắc
phục sự cố
Tích
hợp
Xƣởng
thực
hành
15 4 10 1
MĐ04-7 Bài 7: Ghi nhật
ký vận hành hệ
thống lạnh
Tích
hợp
Xƣởng
thực
hành
5 1 4
Kiểm tra kết thúc mô đun 4 4
Tổng cộng 58 14 38 6
* Ghi chú: Kiểm tra tích hợp giữa lý thuyết với thực hành được tính trong
tổng số giờ thực hành
IV. HƢỚNG DẪN THỰC HIỆN BÀI TẬP, BÀI THỰC HÀNH
4.1. Bài 1. Giới thiệu máy và thiết bị lạnh
Thời gian làm bài tập sử dụng giờ học lý thuyết
Bài tập 1: Trình bày cấu tạo, nguyên lý làm việc của máy nén pit tông
- Nhiệm vụ của học viên: Giải thích đƣợc cấu tạo và nguyên lý làm việc
của máy nén pit tông
- Cách thức:
- Giao cho mỗi học sinh một phiếu kiểm tra bài, trên phiếu có ghi một số
cấu tạo, nguyên lý hoạt động của các phần tử chính trong máy máy
nén.
68
- Yêu cầu học viên chọn các cấu tạo và nguyên lý hoạt động đúng của
các bộ phận. Ngƣời dạy nên viết thêm một số nội dung không đúng vào
phiếu kiểm tra bài.
- Thời gian hoàn thành: 20 phút/học viên
- Hình thức trình bày: viết
- Phƣơng pháp đánh giá: đánh giá trên cơ sở lý thuyết
- Kết quả sản phẩm cần đạt đƣợc: chọn đúng tất cả các cấu tạo và nguyên
lý hoạt động của các bộ phận trong máy nén pit tông
Bài tập 2: Trình bày cấu tạo, nguyên lý làm việc của thiết bị lạnh
- Nhiệm vụ của học viên: Giải thích đƣợc cấu tạo và nguyên lý làm việc
của các thiết bị lạnh
- Cách thức:
- Giao cho mỗi học sinh một phiếu kiểm tra bài, trên phiếu có ghi một số
cấu tạo, nguyên lý hoạt động của các thiết bị lạnh
- Yêu cầu học viên chọn các cấu tạo và nguyên lý hoạt động đúng của
các bộ phận. Ngƣời dạy nên viết thêm một số nội dung không đúng vào
phiếu kiểm tra bài.
- Thời gian hoàn thành: 20 phút/học viên
- Hình thức trình bày: viết
- Phương pháp đánh giá: đánh giá trên cơ sở lý thuyết
- Kết quả sản phẩm cần đạt được: chọn đúng tất cả các cấu tạo và
nguyên lý hoạt động của các thiết bị lạnh
4.2. Bài 2. Kiểm tra hệ thống lạnh
Bài tập 1: Kiểm tra điện nguồn
- Nguồn lực: Thiết bị điện, dụng cụ đo
- Cách thức tổ chức: Chia các nhóm nhỏ (2 – 3 học viên/nhóm), mỗi
nhóm kiểm tra bằng các đo các thiết bị điện.
- Thời gian hoàn thành: 1 giờ /1 nhóm.
- Phƣơng pháp đánh giá: Giáo viên quan sát sự thực hiện của học viên,
dựa theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá kỹ năng đo kiểm tra thiết bị điện
- Kết quả và sản phẩm cần đạt đƣợc:
+ Thực hiện các bƣớc đo, kiểm tra đúng theo quy trình;
+ Xác định đƣợc các thiết bị điện còn sử dụng đƣợc và các thiết bị điện bị
hƣ hỏng
69
Bài tập 2: Kiểm tra máy nén
- Nguồn lực: Máy nén lạnh, dụng cụ đo
- Cách thức tổ chức: Chia các nhóm nhỏ (2 – 3 học viên/nhóm), mỗi
nhóm kiểm tra bằng các đo máy nén lạnh.
- Thời gian hoàn thành: 2 giờ /1 nhóm.
- Phƣơng pháp đánh giá: Giáo viên quan sát sự thực hiện của học viên,
dựa theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá kỹ năng đo kiểm tra máy nén lạnh
- Kết quả và sản phẩm cần đạt đƣợc:
+ Thực hiện các bƣớc đo, kiểm tra đúng theo quy trình;
+ Xác định đƣợc tình trạng của máy nén
Bài tập 3: Kiểm tra các thiết bị lạnh
- Nguồn lực: Hệ thống lạnh, dụng cụ đo
- Cách thức tổ chức: Chia các nhóm nhỏ (2 – 3 học viên/nhóm), mỗi
nhóm kiểm tra bằng các đo các thiết bị lạnh.
- Thời gian hoàn thành: 2 giờ /1 nhóm.
- Phƣơng pháp đánh giá: Giáo viên quan sát sự thực hiện của học viên,
dựa theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá kỹ năng đo kiểm tra các thiết bị lạnh
- Kết quả và sản phẩm cần đạt đƣợc:
+ Thực hiện các bƣớc đo, kiểm tra đúng theo quy trình;
+ Xác định đƣợc tình trạng của các thiết bị lạnh
4.3. Bài 3. Vận hành khởi động hệ thống lạnh
Bài tập 1: Khởi động các thiết bị làm mát hệ thống
- Nguồn lực: Hệ thống lạnh
- Cách thức tổ chức: Chia các nhóm nhỏ (2 – 3 học viên/nhóm), mỗi
nhóm vận hành một hệ thống lạnh.
- Thời gian hoàn thành: 3 giờ/1 nhóm.
- Phƣơng pháp đánh giá: Giáo viên quan sát sự thực hiện của học viên,
dựa theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá kỹ năng khởi động các thiết bị làm
mát hệ thống
- Kết quả và sản phẩm cần đạt đƣợc: Thực hiện các bƣớc khởi động đúng
theo quy trình
Bài tập 2: Khởi động máy nén lạnh
- Nguồn lực: Hệ thống lạnh
- Cách thức tổ chức: Chia các nhóm nhỏ (2 – 3 học viên/nhóm), mỗi
nhóm vận hành một hệ thống lạnh.
- Thời gian hoàn thành: 6 giờ/1 nhóm.
70
- Phƣơng pháp đánh giá: Giáo viên quan sát sự thực hiện của học viên,
dựa theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá kỹ năng khởi động máy nén lạnh.
- Kết quả và sản phẩm cần đạt đƣợc: Thực hiện các bƣớc khởi động đúng
theo quy trình
4.4. Bài 4. Theo dõi hệ thống lạnh đang hoạt động
Bài tập 1: Đọc và ghi thông số làm việc của máy nén về áp suất, nhiệt độ,
dòng điện
- Nguồn lực: Hệ thống lạnh
- Cách thức tổ chức: Chia các nhóm nhỏ (2 – 3 học viên/nhóm), mỗi
nhóm theo dõi một hệ thống lạnh.
- Thời gian hoàn thành: 1 giờ/1 nhóm.
- Phƣơng pháp đánh giá: Giáo viên quan sát sự thực hiện của học viên,
dựa theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá kỹ năng theo dõi ghi chép thông số
làm việc của hệ thống lạnh.
- Kết quả và sản phẩm cần đạt đƣợc: Thực hiện các theo dõi ghi chép
thông số làm việc của hệ thống lạnh đúng theo quy trình
Bài tập 2: Đọc và ghi thông số làm việc của các thiết bị
- Nguồn lực: Hệ thống lạnh
- Cách thức tổ chức: Chia các nhóm nhỏ (2 – 3 học viên/nhóm), mỗi
nhóm theo dõi thiết bị của một hệ thống lạnh.
- Thời gian hoàn thành: 2 giờ/1 nhóm.
- Phƣơng pháp đánh giá: Giáo viên quan sát sự thực hiện của học viên,
dựa theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá kỹ năng theo dõi ghi chép thông số
làm việc của hệ thống lạnh.
- Kết quả và sản phẩm cần đạt đƣợc: Thực hiện các theo dõi ghi chép
thông số làm việc của hệ thống lạnh đúng theo quy trình
4.5. Bài 5. Vận hành dừng hệ thống lạnh
Bài tập 1: Rút gas về dàn ngƣng
- Nguồn lực: Hệ thống lạnh
- Cách thức tổ chức: Chia các nhóm nhỏ (2 – 3 học viên/nhóm), mỗi
nhóm vận hành một hệ thống lạnh.
- Thời gian hoàn thành: 4 giờ/1 nhóm.
- Phƣơng pháp đánh giá: Giáo viên quan sát sự thực hiện của học viên,
dựa theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá kỹ năng rút gas về dàn ngƣng.
- Kết quả và sản phẩm cần đạt đƣợc: Thực hiện các bƣớc rút gas về dàn
ngƣng đúng theo quy trình
71
Bài tập 2: Thao tác dừng máy nén
- Nguồn lực: Hệ thống lạnh
- Cách thức tổ chức: Chia các nhóm nhỏ (2 – 3 học viên/nhóm), mỗi
nhóm vận hành một hệ thống lạnh.
- Thời gian hoàn thành: 2 giờ/1 nhóm.
- Phƣơng pháp đánh giá: Giáo viên quan sát sự thực hiện của học viên,
dựa theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá kỹ năng dừng máy nén lạnh.
- Kết quả và sản phẩm cần đạt đƣợc: Thực hiện các bƣớc dừng máy nén
đúng theo quy trình
Bài tập 3: Thao tác dừng các thiết bị giải nhiệt
- Nguồn lực: Hệ thống lạnh
- Cách thức tổ chức: Chia các nhóm nhỏ (2 – 3 học viên/nhóm), mỗi
nhóm vận hành dừng các thiết bị giải nhiệt.
- Thời gian hoàn thành: 1 giờ/1 nhóm.
- Phƣơng pháp đánh giá: Giáo viên quan sát sự thực hiện của học viên,
dựa theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá kỹ năng dừng thiết bị giải nhiệt.
- Kết quả và sản phẩm cần đạt đƣợc: Thực hiện các bƣớc dừng thiết bị
giải nhiệt đúng theo quy trình
4.6. Bài 6: Xử lý khắc phục sự cố
Bài tập 1: Nạp gas bổ sung cho hệ thống lạnh bị thiếu gas
- Nguồn lực: Hệ thống lạnh, dụng cụ đồ nghề, gas R22
- Cách thức tổ chức: Chia các nhóm nhỏ (2 – 3 học viên/nhóm), mỗi
nhóm để nạp bổ sung gas cho hệ thống lạnh.
- Thời gian hoàn thành: 4 giờ/1 nhóm.
- Phƣơng pháp đánh giá: Giáo viên quan sát sự thực hiện của học viên,
dựa theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá kỹ năng nạp bổ sung gas cho hệ
thống lạnh.
- Kết quả và sản phẩm cần đạt đƣợc: Thực hiện các bƣớc nạp bổ sung
gas cho hệ thống lạnh đúng theo quy trình
Bài tập 2: Nạp nhớt bổ sung cho máy nén
- Nguồn lực: Hệ thống lạnh, dụng cụ đồ nghề, nhớt bôi trơn
Cách thức tổ chức: Chia các nhóm nhỏ (2 – 3 học viên/nhóm), mỗi nhóm
để nạp nhớt bổ sung cho máy nén
- Thời gian hoàn thành: 2 giờ/1 nhóm.
72
Phƣơng pháp đánh giá: Giáo viên quan sát sự thực hiện của học viên, dựa
theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá kỹ năng nạp nhớt bổ sung cho máy
nén
Kết quả và sản phẩm cần đạt đƣợc: Thực hiện các bƣớc nạp nhớt bổ sung
cho máy nén đúng theo quy trình
Bài tập 3: Điều chỉnh áp lực dầu
- Nguồn lực: Hệ thống lạnh, dụng cụ đồ nghề
Cách thức tổ chức: Chia các nhóm nhỏ (2 – 3 học viên/nhóm), mỗi nhóm
để điều chỉnh áp lực dầu cho máy nén
- Thời gian hoàn thành: 2 giờ/1 nhóm.
- Phƣơng pháp đánh giá: Giáo viên quan sát sự thực hiện của học viên,
dựa theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá kỹ năng điều chỉnh áp lực dầu
cho máy nén
- Kết quả và sản phẩm cần đạt đƣợc: Thực hiện các bƣớc điều chỉnh áp
lực dầu cho máy nén đúng theo quy trình
Bài tập 4: Xử lý sự cố áp lực nén quá cao
- Nguồn lực: Hệ thống lạnh, dụng cụ đồ nghề
- Cách thức tổ chức: Chia các nhóm nhỏ (2 – 3 học viên/nhóm), mỗi
nhóm để xử lý sự cố áp lực nén quá cao
- Thời gian hoàn thành: 3 giờ/1 nhóm.
- Phƣơng pháp đánh giá: Giáo viên quan sát sự thực hiện của học viên,
dựa theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá kỹ năng xử lý sự cố áp lực
nén quá cao
- Kết quả và sản phẩm cần đạt đƣợc: Thực hiện các bƣớc xử lý sự cố áp
lực nén quá cao đúng theo quy trình
4.7. Bài 7. Ghi nhật ký vận hành hệ thống lạnh
Bài tập 1: Ghi sổ nhật ký vận hành máy
- - Nguồn lực: Mẫu sổ nhật ký
- Cách thức tổ chức: Chia các nhóm nhỏ (2 – 3 học viên/nhóm), mỗi
nhóm thực hiện cách ghi sổ nhật ký vận hành máy
- Thời gian hoàn thành: 2 giờ/1 nhóm.
- Phƣơng pháp đánh giá: Giáo viên quan sát sự thực hiện của học viên,
dựa theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá kỹ năng ghi sổ nhật ký vận
hành máy
- Kết quả và sản phẩm cần đạt đƣợc: Thực hiện các bƣớc ghi sổ nhật ký
73
vận hành máy đúng theo quy trình
Bài tập 2: Lập biên bản sự cố máy
- Nguồn lực: Mẫu biên bản sự cố máy
- Cách thức tổ chức: Chia các nhóm nhỏ (2 – 3 học viên/nhóm), mỗi
nhóm thực hiện cách lập biên bản sự cố máy
- Thời gian hoàn thành: 2 giờ/1 nhóm.
- Phƣơng pháp đánh giá: Giáo viên quan sát sự thực hiện của học viên,
dựa theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá kỹ năng lập biên bản sự cố
máy
- Kết quả và sản phẩm cần đạt đƣợc: Thực hiện các bƣớc lập biên bản sự
cố máy đúng theo quy trình
V. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Đức Lợi, Phạm Văn Tùy; Máy và thiết bị lạnh; NXB GD – 2003.
74
DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG
CHƢƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP
NGHỀ: MÁY TRƢỞNG TÀU CÁ HẠNG 4
(Theo Quyết định số 1415 /QĐ-BNN-TCCB ngày 27 tháng 6 năm 2011
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
1. Chủ nhiệm: Ông Huỳnh Hữu Lịnh – Hiệu trƣởng Trƣờng Trung học Thủy sản
2. Phó chủ nhiệm: Ông Hoàng Ngọc Thịnh – Chuyên viên chính Vụ Tổ chức
cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
3. Thƣ ký: Ông Trần Năng Cƣờng – Trƣởng phòng Trƣờng Trung học Thủy sản.
4. Các ủy viên:
- Ông Trần Văn Tám, Trƣởng khoa Trƣờng Trung học Thủy sản.
- Ông Lê Đức Hƣởng, Giáo viên Trƣờng Trung học Thủy sản.
- Ông Hồ Đình Hải, Phó hiệu trƣởng Trƣờng Cao đẳng nghề Thủy sản Miền
Bắc.
- Ông Vũ Đức Thắng, Kỹ sƣ Công ty trách nhiệm hữu hạn MTV khai thác và
dịch vụ Biển Đông.
DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU CHƢƠNG TRÌNH
GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP
(Theo Quyết định số 1785 /QĐ-BNN-TCCB ngày 5 tháng 8 năm 2011
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
1. Chủ tịch: Ông Nguyễn Đức Thuận, Phó hiệu trƣởng Trƣờng Cao đẳng nghề
Thủy sản Miền Bắc
2. Thƣ ký: Ông Phùng Hữu Cần, Chuyên viên chính Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
3. Các ủy viên:
- Ông Trần Ngọc Sơn, Trƣởng phòng Trƣờng Trung học Thủy sản
- Ông Chu Văn Hùng, Giám đốc trung tâm Trƣờng cao đẳng nghề Thủy sản
Miền Bắc.
- Ông Hồ Minh Triều Vũ, Kỹ sƣ Xí nghiệp khai thác chế biến dịch vụ thủy sản.
75
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- gt_modun_04_van_hanh_he_thong_lanh_4248.pdf