Giáo trình lịch sử thế giới trung đại

Thời trung đại, giáo hội Thiên Chúa là trụ cột của chế độ phong kiến ở Tây Âu. Ngoài quyền uy về tôn giáo, giáo hội có quyền can thiệp vào công việc của các nước. Giáo hoàng đã nhiều lần hô hào và tổ chức các đội quân Thập tự để xâm lược phương Đông hoặc đàn áp các cuộc khởi nghĩa ở phương Tây. - Về kinh tế, bản thân giáo hội là một thế lực phong kiến lớn chiếm khoảng 1/3 ruộng đất của các nước theo đạo Thiên Chúa. Đồng thời giáo hội còn được quyền thu thuế 1/10 đối với tín đồ ở các nước. Ngoài ra, giáo hội còn dùng nhiều hình thức khác như bán các vật thiêng, giấy miễn tội để tăng thêm của cải. - Về văn hóa tư tưởng, giáo hội nắm quyền lũng đoạn hoàn toàn trong 10 thế kỷ, do đó tư tưởng tình cảm của con người hoàn toàn bị hạn chế, văn hóa bị kìm hãm không phát triển được. - Tầng lớp giáo sĩ được thần thánh hóa, nhưng trong thực tế các giáo sĩ cấp cao ở Tòa thánh La Mã thường kiến thức có hạn, lười biếng và thiếu nghiêm túc trong việc thực hiện các quy chế của giáo hội.

pdf38 trang | Chia sẻ: thuychi20 | Lượt xem: 1573 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình lịch sử thế giới trung đại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c thành phố này rồi thẳng tay cướp bóc, tàn sát, đốt phá. Sau khi chiếm được Côngxtăngtinốp, quân Thập tự không muốn đi giải phóng đất thánh Giêrudalem nữa. Trên 3/8 lãnh thổ của Bidantium đã chiếm được quân Thập tự lập một quốc gia mới gọi là “đế quốc La Tinh”. Thương nhân Vênêxia cũng được chia 3/8 đất đai của đế quốc Bidantium. Người Bidantium chỉ còn lại vùng ven biển Ađriatíc và phần đất đai ở Tiểu Á trên vùng đất còn lại ấy họ lập 2 nước nhỏ Eâpia và Nixê. Năm 1261, đế quốc Latinh bị Nixê đánh bại. Đế quốc Bidantium được khôi phục. c. Cái gọi là “cuộc viễn chinh nhi đồng”: Sau 4 lần viễn chinh rầm rộ nhưng không đạt được kết quả, ở hai nước Pháp và Đức loan truyền một quan niệm cho rằng người lớn phạm nhiều tội lỗi Nguyễn Gia Phu Khoa Lịch Sử Lịch sử thế giới Trung Đại - 17 - nên không thể thực hiện được sứ mạng thiêng liêng giải phóng mộ Chúa mà chỉ có trẻ em trong trắng mới hoàn thành được nhiệm vụ đó. Năm 1212, một em bé mục đồng người Pháp 12 tuổi tự xưng là “sứ giả của Chúa”, được Chúa cử làm người chỉ huy đội quân nhi đồng đi giải phóng đất Thánh. Sau 3 tháng, 30.000 trẻ em Pháp đã tập hợp ở Mác-xây để xuống thuyền đi Palextin nhưng một số bị chết vì đắm thuyền số còn lại bị chở sang Ai Cập bán làm nô lệ. Tiếp đó, 20.000 trẻ em Đức cũng được đưa đến Nam Ý. Do sự can thiệp của chính quyền địa phương các em được đưa về Đức, nhưng phần lớn đã bị chết trên đường đi về. Sau đó còn có bốn cuộc viễn chinh nữa nhưng càng về cuối càng kém rầm rộ và đều không thu được kết quả gì. Như vậy, phong trào viễn chinh Thập tự kéo dài gần hai thế kỷ đã thất bại hoàn toàn. 3. Hậu quả : a. Hậu quả trực tiếp: - Tòa thánh La Mã không thực hiện được mục đích mở rộng thế lực của Giáo hội Thiên Chúa sang phương Đông, trái lại sự tàn bạo của quân Thập tự càng làm cho Giáo hội và Giáo hoàng mất uy tín. - Giai cấp phong kiến không đạt được mục đích chiếm đất đai để thành lập lãnh địa. - Thương nhân Vênêxia thu được nhiều chiến lợi phẩm và giành được quyền lũng đoạn việc buôn bán ở phương Đông. - Nông dân phương Tây và cư dân phương Đông phải chịu rất nhiều thảm họa. b. Hậu quả khách quan : - Về kinh tế, do giành được quyền lũng đoạn trong việc buôn bán ở vùng Đông Địa Trung Hải, số lượng hàng hóa của phương Đông được chở sang phương Tây nhiều hơn trước. Vì vậy, nhiều thành phố ở Ý, Nam Pháp, Tây Ban Nha đã phát triển nhanh chóng. Ngoài ra, nhiều nghề mới như nghề làm giấy, làm thủy tinh, chế tạo thuốc súngvà nhiều loại nông sản mới như lúa, chanh, dưa hấu đã được truyền sang Tây Aâu. - Về văn hóa, qua tiếp xúc với phương Đông, giai cấp phong kiến Tây Aâu đã học tập được nhiều điều mới mẻ như nghi thức ở cung đình, cách giao tiếp lịch sự, cách để tóc, để râu, sự trau chuốt cầu kỳ về trang phục v.v Nguyễn Gia Phu Khoa Lịch Sử Lịch sử thế giới Trung Đại - 18 - - Về xã hội, phong trào này đã góp phần vào việc làm tan rã chế độ nông nô và làm tăng thêm quyền lực của vua một số nước Tây Aâu. Nguyễn Gia Phu Khoa Lịch Sử Lịch sử thế giới Trung Đại - 19 - Bài IV. NHỮNG(CUỘC PHÁT KIẾN LỚN VỀ ĐỊA LÝ. I. Nguyên nhân và tiền đề của các cuộc phát kiến địa lý: 1. Nguyên nhân: Nguyên nhân chủ yếu thúc giục người Tây Aâu tìm đường đến(những nơi xa lạ là lòng thèm khát vàng. Sở dĩ như vậy là vì đến cuối thế kỷ XV, kinh tế công thương nghiệp ở Tây Aâu phát triển mạnh mẽ, do đó đòi hỏi phải có nhiều vàng bạc để đúc tiền nhằm bảo đảm cho việc lưu thông hàng hóa. Lúc bấy giờ theo quan niệm của người Tây Aâu, Aán Độ, Trung Quốc, Nhật Bản là những nước có rất nhiều vàng nên họ quyết tâm đến bằng được các xứ giàu có ấy. Ngoài ra, nhu cầu về hương liệu và các loại hàng cao cấp như tơ lụa, đồ trang sứccũng là một động cơ thôi thúc người Tây Aâu phải tìm đường sang phương Đông. Thế nhưng những con đường từ Tây Aâu sang phương Đông mà trước đó người phương Tây đã đi qua đến thời kỳ này đều không an toàn và thuận lợi, vì vậy họ phải đi bằng đường biển. 2. Tiền đề: Đến thế kỷ XV, những điều kiện đảm bảo cho việc thực hiện những cuộc vượt biển xa cũng đã xuất hiện. - Kiến thức về địa lý : Đến thời kỳ này, ngày càng có nhiều người tán thành thuyết quả đất hình cầu, các đại dương liền nhau và bao quanh lục địa. Do vậy, có nhiều người cho rằng từ tây Aâu cứ đi thẳng về hướng Tây, vượt Đại Tây Dương thì có thể đến bờ Đông của châu Á. - Các phương tiện của nghề hàng hải: Thuyền đi biển được người Bồ Đào Nha cải tiến, đồng thời các đồ dùng cần thiết khác như la bàn, bản đồ biển, dụng cụ đo vĩ độ cũng được sử dụng rộng rãi. II. Các cuộc phát kiến lớn : Trong số các nước Tây Aâu, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha là những nước đi đầu trong việc tìm đường sang phương Đông và chính họ đã thu được những kết quả to lớn. Đó là những phát kiến sau đây: 1. Tìm được con đường biển sang phương Đông: Từ đầu thế kỷ XV, người Bồ Đào Nha đã từng bước thám hiểm vùng bờ bển phía Tây châu Phi và đã phát hiện được nhiều vùng đất mới. Năm 1487, đoàn thám hiểm Bồ Đào Nha do Điaxơ dẫn đầu đã đến mũi cực Nam của châu Phi rồi quay trở về. Oâng tin chắc rằng từ nơi đó có thể đi đến Aán Độ, vì vậy mũi ấy được đặt tên là mũi Hảo Vọng. Nguyễn Gia Phu Khoa Lịch Sử Lịch sử thế giới Trung Đại - 20 - Mười năm sau (1497), Vaxcô Đơ Gama được giao nhiệm vụ chỉ huy 4 thuyền với 168 thủy thủ đã vượt qua mũi Hảo Vọng và đến được Calicút ở Tây Nam Aán Độ vào ngày 20-05-1498. Sau khi tranh thủ vơ vét hương liệu và đồ trang sức với giá rẻ, ngày 31-08-1498, Gama rời khỏi Aán Độ và gần một năm sau, ngày 10-07-1499, đoàn thám hiểm của Gama với số thủy thủ không đầy một nửa về tới Lixbon. Từ đó, con đường biển do người Bồ Đào Nha phát hiện trở thành con đường thông thương chủ yếu giữa Tây Aâu và Viễn Đông trong gần ba thế kỷ, cho đến năm 1869, khi kênh đào Xuy-ê hoàn thành thì mới không sử dụng nữa. 2. Phát hiện châu Mỹ: Người tình cờ phát hiện ra châu Mỹ là Críxtốp Côlông (1451-1506), một nhà hàng hải người Ý. Từ lâu, ông đã ấp ủ kế hoạch đi sang phương Đông bằng hướng Tây vì ông cho rằng đó là con đường gần nhất. Mãi đến năm 1492, ông mới được quốc vương Phécđinan và nữ hoàng Ixabenla của Tây Ban Nha chấp nhận kế hoạch đó và cấp cho ông những phương tiện cần thiết cho cuộc hằnh trình. Ngày 3-8-1492, đoàn thám hiểm của Côlông gồm 3 chiếc thuyền với 9 thủy thủ rời Tây Ban Nha tiến thẳng về hướng Tây. Sau 70 ngày lênh đênh trên Đại Tây Dương, đoàn thám hiểm của Côlông đến một hòn đảo trong quần đảo Bahama mà ông gọi là đảo Xan Xanvađo. Oâng đi tiếp về hướng Nam và phát hiện được nhiều đảo nhỏ khác, đến cuối năm 1492 thì đặt chân lên đảo Cuba và đảo Ha-i-ti. Đầu năm 1493, Côlông trở về Tây Ban Nha. Sau đó, Côlông còn tiến hành 3 cuộc thám hiểm nữa vào các năm 1493- 1496, 1498-1500, 1502-1504. Trong những lần thám hiểm này, ông đã phát hiện được nhiều đảo mới và đã thăm dò vùng bờ biển Trung Mỹ và phía Bắc của Nam Mỹ. Năm 1506, Côlông chết, nhưng cho đến giờ phút cuối của đời mình ông cứ đinh ninh đất đai mình tìm thấy là Aán Độ, do vậy cư dân ở đó được gọi là người Anh Điêng (người Aán Độ). Cũng khoảng thời gian đó, một người Ý khác là Amêrigô Véxpuxi (1454- 1512) từ năm 1449-1504, dưới lá cờ của Bồ Đào Nha đã thám hiểm vùng bờ biển Nam Mỹ. Sau đó, ông nói rằng vùng đất này là một lục địa mới. Do vậy, năm 1507, lục địa mới này được gọi bằng tên của ông, tức là Amêrigô hoặc Amêricơ (Amérique), ta quen gọi là châu Mỹ. III. Cuộc hành trình vòng quanh trái đất: Sau khi phát hiện châu Mỹ, người Tây ban Nha vẫn muốn tiếp tục tìm đường sang Đông Á bằng hướng Tây. Năm 1519, một quý tộc Bồ Đào Nha là Magienlăng (1480-1521) được vua Tây Ban Nha là Sáclơ V giúp đỡ kinh phí để thực hiện kế hoạch đó. Nguyễn Gia Phu Khoa Lịch Sử Lịch sử thế giới Trung Đại - 21 - Ngày 20-09-1519, với 5 chiếc thuyền và 237 thủy thủ, đoàn thám hiểm của Magienlăng bắt đầu xuất phát. Mãi đến ngày 20-11-1520, Magienlăng mới đến được eo biển cực Nam châu Mỹ. Sau khi vượt eo biển này, đoàn thuyền Magienlăng tiến vào một đại dương mênh mông. Tuy vậy, trong hơn 3 tháng , đoàn thám hiểm được đi trong cảnh trời êm biển lặng. Vì vậy, ông gọi đại dương này là Thái Bình Dương. Tháng 3-1521, đoàn thám hiểm đến quần đảo Philíppin, nhưng đến ngày 7-4-1521, Magienlăng bị giết chết trong một cuộc xung đột với dân bản xứ. Ngay sau đó thuyền trưởng En Canô chỉ huy chiếc thuyền còn lại cuối cùng đi vòng quanh châu Phi, đến ngày 6-9-1522, họ về đến Tây Ban Nha. Như vậy, trong gần 3 năm Magienlăng và En Canô lần đầu tiên trong lịch sử loài người đã đi một vòng xung quanh trái đất. Bằng thực tế, cuộc hành trình đã chứng minh rằng thuyết trái đất hình cầu là hoàn toàn đúng đắn. IV. Hậu quả: 1. Chính sách thực dân của Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha: Sau khi phát hiện được châu Mỹ và đang từng bước tìm con đường biển sang phương Đông, hai nước Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha đã đàm phán với nhau để chia đôi trái đất. Theo hiệp ước đầu tiên ký năm 1493, từ đường kinh tuyến cách bờ biển Tây Phi 100 dặm về phía Đông thuộc phạm vi hoạt động của Bồ Đào Nha, từ đó về phía Tây thuộc Tây Ban Nha. Trong phạm vi của mình, từ đầu thế kỷ XV, Bồ Đào Nha đã chiếm được nhiều cứ điểm ở Tây Phi, Aán Độ, một số đảo thuộc Inđônêxia. Năm 1517, người Bồ Đào Nha đến Trung Quốc và đến năm1557 thì chiếm được Aùo Môn (Macao). Năm 1543, thuyền buôn của Bồ Đào Nha chính thức đến Nhật Bản. Còn Tây Ban Nha, sau khi chiếm được các đảo bờ biển Caribê đã đẩy mạnh việc chinh phục miền Trung và Nam Mỹ làm thuộïc địa. Tại những nơi đã chiếm được, người Tây Ban Nha vừa cướp bóc vừa khai thác các mỏ vàng bạc và thành lập đồn điền. Do người bản xứ bị tàn sát rất nhiều nên người Tây Ban Nha đã sang châu Phi bắt rất nhiều người da đen đưa sang châu Mỹ bán làm nô lệ. 2. Hậu quả kinh tế đối với Tây Âu: Do chính sách buôn bán bịp bợm, cướp bóc và khai thác ở các vùng đất mới, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha đã chở về Tây Aâu rất nhiều vàng bạc và các loại sản phẩm có giá trị của phương Đông và châu Mỹ. Tình hình đó đã đã dẫn đến cuộc cách mạng thương nghiệp và cuộc cách mạng giá cả ở Tây Aâu. Từ đây thị trường thế giới được mở rộng, hàng hóa tăng lên nhiều, đường buôn và trung tâm buôn bán thay đổi. Đồng thời các tổ chức mới phục vụ cho ngành thương nghiệp như Sở giao dịch Công ty cổ phần, Công ty bảo hiểmcũng ra đời. Nguyễn Gia Phu Khoa Lịch Sử Lịch sử thế giới Trung Đại - 22 - Đồng thời, do số vàng khai thác được tăng gấp 5 lần và số lượng tiền đúc bằng vàng bạc nhiều gấp 4 lần so với trước nên giá trị của đồng tiền bị giảm, giá cả hàng hóa tăng vọt. Tình hình đó làm cho những người làm thuê lấy tiền công và những địa chủ phong kiến thu địa tô bằng tiền theo hợp đồng dài hạn bị thiệt hại rất lớn. Trái lại, các nhà tư sản mới ra đời ở thành thị và nông thôn là có lợi nhât vì họ thuê được nhân công với gía rẻ mạt nhưng lại bán được sản phẩm với giá không ngừng tăng lên. Như vậy, cuộc cách mạng giá cả đã góp phần đẩy nhanh quá trình tích lũy vốn ban đầu của chủ nghĩa tư bản. Nguyễn Gia Phu Khoa Lịch Sử Lịch sử thế giới Trung Đại - 23 - Bài V. SỰ RA ĐỜI CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN Ở TÂY ÂU. Từ thế kỷ XIV,XV, những nhân tố lẻ tẻ của chủ nghĩa tư bản đã xuất hiện trong các thành thị ở Ý, ở vùng sông Ranh và ở Nêđéclan, nhưng đến đầu thế kỷ XVI, chủ nghĩa tư bản mới thật sự ra đời và tồn tại phổ biến ở Tây Aâu. I. Những tiền đề của sự ra đời của chủ nghĩa tư bản: Sự ra đời của chủ nghĩa tư bản là do 2 điều kiện có trước sau đây: 1. Sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa: Đến thế kỷ XVI, công nông thương nghiệp ở Tây Aâu đều có bước phát triển rất lớn so với trước. - Về thủ công nghiệp: Đến thời kỳ này có những tiến bộ đáng kể về kỹ thuật mà trước hết là việc sử dụng sức nước làm nguồn năng lượng. Nhờ vậy các nghề khai mỏ, luyện kim, dệt len dạ v.vđều phát triển nhanh chóng về năng suất lao động cũng như về chất lượng sản phẩm. - Vềnông nghiệp: Nhờ sự tiến bộ trong công nghiệp nên trong nông nghiệp đã được sử dụng nhiều loại công cụ hoàn thiện, do đó diện tích canh tác được mở rộng và năng suất cây trồng cũng tăng lên. - Về thương nghiệp: Do sự phát triển của thủ công nghiệp và nông nghiệp, số lượng hàng hóa được đem bán ở thị trường ngày càng tăng. Hơn nữa, nhờ những tiến bộ mới trong nghề hàng hải, nên khối lượng hàng hóa đem về Tây Aâu càng nhiều và phạm vi buôn bán cũng càng mở rộng đến tận những nơi xa xôi. 2. Quá trình tích lũy ban đầu của chủ nghĩa tư bản: Sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa là điều kiện cơ bản để dẫn đến sự ra đời của chủ nghĩa tư bản, nhưng chỉ có kinh tế hàng hóa thì chưa đủ. Muốn có quan hệ tư bản chủ nghĩa thì còn phải có một quá trình chuẩn bị gọi là quá trình tích lũy vốn ban đầu. Quá trình tích lũy ban đầu là quá trình tập trung vốn vào tay một số ít ngườivà cũng là quá trình tước đoạt tư liệu sản xuất của quần chúng lao động mà chủ yếu là nông dân nhằm biến họ thành những người làm thuê. Quá trình tích lũy ban đầu đó được thực hiện bằng nhiều biện pháp, trong đó tiêu biểu nhất là phong trào rào đất ở Anh và việc cướp bóc ở thuộc địa. Lúc bấy giờ, do sự phát triển nhanh chóng của nghề dệt len dạ, nhu cầu về lông cừu ngày càng tăng và giá cả lông cừu cũng ngày càng đắt. Vì vậy, các chúa đất đã khoanh những vùng rộng lớn trong đó không chỉ có ruộng đất của họ mà còn có cả ruộng đất nhà cửa của nông dân và đất hoang mà mọi người cùng được sử dụng. Sau khi tước tư liệu sản xuất của nông dân, nhà nước liền ban hành các đạo luật cấm những người vô sản đi ăn xin và đi lang thang, do đó họ không có con đường nào khác là phải làm thuê cho các nhà tư bản. Nguyễn Gia Phu Khoa Lịch Sử Lịch sử thế giới Trung Đại - 24 - Song song với biện pháp trên là việc cướp bóc tài nguyên kể cả bản thân con người ở những vùng mới phát hiện. Những của cải chiếm đoạt được ở những nơi này được đưa về chính quốc và biến thành tư bản. Như vậy, trong hai biện pháp ấy, biện pháp thứ nhất đem lại kết quả chủ yếu là tạo nên tầng lớp vô sản đông đảo phải làm thuê cho các nhà tư bản, còn kết quả chủ yếu của biện pháp thứ hai là tích lũy tiền vốn một cách nhanh chóng. II. Sự ra đời của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa: 1. Các hình thức sản xuất tư bản chủ nghĩa trong công nghiệp: Hình thức sản xuất mang tính chất tư bản chủ nghĩa đầu tiên trong lĩnh vực công nghiệp là công trường thủ công. Công trường thủ công gồm hai loại là công trường thủ công phân tán và công trường thủ công tập trung. a. Câông trường thủ công phân tán: Sự xuất hiện công trường thủ công phân tán thường gắn liền với hoạt động của lái buôn bao mua. Những lái buôn này đem nguyên liệu đến bán hoặc ứng trước cho thợ thủ công rồi sau đó thu mua sản phẩm với giá đã thỏa thuận. Về sau, thợ thủ công không những chỉ vay nguyên liệu mà còn phải dựa vào lái buôn bao mua để được trang bị công cụ lao động nên phải giao nộp toàn bộ sản phẩm cho lái buôn bao mua và được nhận một khoản thù lao nhất định. Trong quá trình đó, người thợ thủ công vẫn làm việc tại nhà mình, nhưng vì phải làm việc theo yêu cầu của lái buôn bao mua, nên thực tế họ đã được tổ chức thành một tập đoàn sản xuất trong đó họ đã trở thành người làm thuê và bị bóc lột giá trị thặng dư, còn lái buôn bao mua thì thực tế đã trở thành những ông chủ xí nghiệp. b. Công trường thủ công tập trung: Công trường thủ công tập trung chủ yếu do những người thợ thủ công khá giả thành lập. Nhờ tích lũy được một số vốn nhất định, họ đã mở rộng quy mô công xưởng của mình rồi thu hút những người thợ thủ công không có tư liệu sản xuất vào làm việc. Với hình thức công trường thủ công tập trung, người ta có thể thực hiện các khâu như phân công lao động, quản lý giờ giấc và tinh thần làm việc, cải tiến công cụ sản xuất v.v, do đó năng suất lao động và chất lượng sản phẩm đều tăng lên hết sức rõ rệt. Quy mô các công trường thủ công tập trung thời kỳ này còn rất bé, chỉ có những xí nghiệp thuộc một số ngành như khai mỏ, luyện kim, đóng thuyền, chế tạo vũ khí, v.vmới có 100 công nhân trở lên. Tuy vậy, công trường thủ công tập trung đã thể hiện khuynh hướng tiến tới nền sản xuất lớn, đồng thời đã đặt cơ sở về tổ chức cho việc thành lập nền đại công nghiệp tư bản chủ nghĩa sau này. Công trường thủ công tập trung là giai đoạn đầu tiên trong quá trình phát triển của chủ nghĩa tư bản. Giai đoạn ấy bắt đầu từ khoảng thế kỷ XV và kéo dài Nguyễn Gia Phu Khoa Lịch Sử Lịch sử thế giới Trung Đại - 25 - cho đến thế kỷ XVIII, XIX tức là khi cuộc cách mạng công nghiệp diễn ra ở các nước Tây Aâu mới kết thúc. 2. Các hình thức sản xuất tư bản chủ nghĩa trong nông nghiệp: Sự phát triển nhanh chóng của công trường thủ công đòi hỏi phải có nguồn nguyên liệu dồi dào, đồng thời sự tăng lên không ngừng của cư dân thành thị đã tạo nên nhu cầu ngày càng lớn về lương thực, thực phẩm. Tình hình ấy đã lôi cuốn nông nghiệp phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa và do đó đã tạo điều kiện cho quan hệ tư bản chủ nghĩa thâm nhập vào lĩnh vực nông nghiệp. Những nhân tố tư bản chủ nghĩa ấy được thể hiện dưới các hình thức sau đây: a. Trang trại của phú nông: Do tham gia vào việc sản xuất hàng hóa, một số ít nông dân trở nên giàu có. Họ tìm mọi cách mở rộng đất đai của mình rồi thuê cố nông (tức là những nông dân bị phá sản) vào làm việc. b. Nông trang của địa chủ phong kiến: Trước tình hình thị trường ngày càng có nhu cầu lớn về các mặt hàng nông sản, môt số địa chủ phong kiến đã thay đổi cách bóc lột. Họ không phát canh thu tô nữa mà thuê cố nông vào làm việc trên đất đai của họ. Như vậy, phương thức bóc lột của họ không còn mang tính chất phong kiến nữa và bản thân họ đã trở thành tầng lớp quý tộc mới có lợi ích gắn liền với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản. c. Đồn điền của các nhà tư sản nông nghiệp: Ruộng đất đồn điền vốn thuộc quyền sở hữu của các lãnh chúa phong kiến mà các nhà tư sản nông nghiệp đã thuê được bằng những hợp đồng dài hạn. Sau khi thuê đất, những ông chủ mới này thuê công nhân nông nghiệp đến làm việc. Do việc sử dụng ruộng đất có sự thay đổi như vậy nên cơ cấu giai cấp cũng thay đổi: quan hệ lãnh chúa – nông nô trước kia được thay thế bằng quan hệ lãnh chúa- chủ đồn điền- công nhân nông nghiệp . Đồng thời khoản tiền thuê đất mà chủ đồn điền nộp cho lãnh chúa không còn mang tính địa tô phong kiến nữa mà là địa tô tư bản chủ nghĩa vì nó được trích ra trong số giá trị thặng dư mà chủ đồn điền bóc lột được của công nhân nông nghiệp. III. Sự ra đời của giai cấp tư sản và giai cấp vô sản: Đồng thời với quá trình tích lũy vốn ban đầu và việc thành lập những công trường thủ công, hai giai cấp mới là giai cấp tư sản và giai cấp vô sản đã ra đời. Nguyễn Gia Phu Khoa Lịch Sử Lịch sử thế giới Trung Đại - 26 - 1. Giai cấp tư sản : Là giai cấp của những người có trong tay nhiều tư liệu sản xuất, trên cơ sở đó, họ sử dụng sức lao động làm thuê. Tổ tiên của họ là những nông nô ở nông thôn. Sau khi chạy ra thành thị, những người này đã biến thành thị dân rồi dần dần do làm ăn phát đạt mà trở thành tư sản. Những nhà tư sản đầu tiên là những ông chủ công trường thủ công . 2. Giai cấp vô sản: Là giai cấp những công nhân làm thuê. Họ tuy là những người tự do nhưng vì không có tư liệu sản xuất nên buộc phải bán sức lao động của mình để sống. Nguồn gốc của giai cấp vô sản là những người thợ bạn, những người thợ thủ công phá sản và những nông dân bị tước đoạt ruộng đất phải chạy ra thành thị. Đời sống của công nhân lúc bấy giờ vô cùng cực khổ, họ phải làm việc 15 giờ một ngày, tiền lương ít ỏi, lại thường bị cúp phạt, giá cả thì tăng vọt. Vì vậy, tuy mới ra đời, lực lượng còn non yếu, nhưng họ đã thường nổi dậy đấu tranh chống lại sự đối xử tàn tệ của chủ xưởng. IV. Aûnh hưởng của chủ nghĩa tư bản với chế độ phong kiến: 1. Về kinh tế xã hội : Tuy nền sản xuất tư bản chủ nghĩa chỉ mới cung cấp một bộ phận nhỏ trong toàn bộ sản phẩm xã hội nhưng đó là những sản phẩm thuộc các lĩnh vực đặc biệt quan trọng như các loại khoáng sản, công cụ lao động phức tạp, vũ khí, tàu thuyền, len dạ v.v Đồng thời, do sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa, những hình thức sản xuất mang tính chất phong kiến cũng ngày càng bị chủ nghĩa tư bản chi phối mạnh mẽ. Hình thức tô tiền ngày càng được áp dụng phổ biến, nhiều lãnh chúa chuyển sang kinh doanh ruộng đất theo kiểu tư bản chủ nghĩa . 2. Về chính trị: Sự ra đời của chủ nghĩa tư bản đã dẫn đến sự xuất hiện một hình thức mới của nhà nước phong kiến, đó là chế độ quân chủ chuyên chế. Sở dĩ như vậy là vì lúc bấy giờ giai cấp tư sản chưa đủ khả năng giành chính quyền nên tích cực ủng hộ nhà vua để loại trừ các thế lực cát cứ, duy trì sự thống nhất đất nước, bảo đảm những điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nền kinh tế tư bản chủ nghĩa . Tuy nhiên, hình thức nhà nước quân chủ chuyên chế đó chỉ là biểu hiện của sự liên minh tạm thời giữa giai cấp tư sản và vương quyền mà thôi. Đến khi giai cấp tư sản đã đủ mạnh thì việc lật đổ chính quyền phong kiến là điều không thể tránh khỏi. 3. Về văn hóa tư tưởng: Trên cơ sở sự ra đời của chủ nghĩa tư bản, ở Tây Aâu đã hình thành một trào lưu tư tưởng mới đối lập với hệ tư tưởng phong kiến và giáo hội Kitô đã kìm Nguyễn Gia Phu Khoa Lịch Sử Lịch sử thế giới Trung Đại - 27 - hãm tư tưởng con người. Dưới sự chỉ đạo của hệ tư tưởng ấy, ở Tây Aâu đã diễn ra phong trào văn hóa phục hưng và phong trào cải cách tôn giáo. Kết quả là tư tưởng được giải phóng và nền văn hóa Tây Aâu đã có một bước nhảy vọt, do đó càng thúc đẩy chủ nghĩa tư bản phát triển nhanh chóng. Nguyễn Gia Phu Khoa Lịch Sử Lịch sử thế giới Trung Đại - 28 - Bài VI. PHONG TRÀO CẢI CÁCH TÔN GIÁO I. Nguyên nhân chung: - Thời trung đại, giáo hội Thiên Chúa là trụ cột của chế độ phong kiến ở Tây Âu. Ngoài quyền uy về tôn giáo, giáo hội có quyền can thiệp vào công việc của các nước. Giáo hoàng đã nhiều lần hô hào và tổ chức các đội quân Thập tự để xâm lược phương Đông hoặc đàn áp các cuộc khởi nghĩa ở phương Tây. - Về kinh tế, bản thân giáo hội là một thế lực phong kiến lớn chiếm khoảng 1/3 ruộng đất của các nước theo đạo Thiên Chúa. Đồng thời giáo hội còn được quyền thu thuế 1/10 đối với tín đồ ở các nước. Ngoài ra, giáo hội còn dùng nhiều hình thức khác như bán các vật thiêng, giấy miễn tội để tăng thêm của cải. - Về văn hóa tư tưởng, giáo hội nắm quyền lũng đoạn hoàn toàn trong 10 thế kỷ, do đó tư tưởng tình cảm của con người hoàn toàn bị hạn chế, văn hóa bị kìm hãm không phát triển được. - Tầng lớp giáo sĩ được thần thánh hóa, nhưng trong thực tế các giáo sĩ cấp cao ở Tòa thánh La Mã thường kiến thức có hạn, lười biếng và thiếu nghiêm túc trong việc thực hiện các quy chế của giáo hội. II. Các cuộc cải cách tôn giáo: Trước tình hình ấy, từ thế kỷ XIV ở Anh đã có Uy-clíp (1320-1384) đã lên tiếng đòi cải cách giáo hội, sang đầu thế kỷ XV, Ian Hút (1369-1415) ở Séc (Tiệp) cũng chủ trương cải cách giáo hội, nhưng hoạt động của họ chưa có kết quả. Đến nửa đầu thế kỷ XVI, khi chủ nghĩa tư bản ra đời phổ biến ở Tây Aâu, phong trào cải cách mới thực sự diễn ra ở Đức, Thụy Sỹ và Anh. 1. Cải cách tôn giáo ở Đức: Người đề xướng cải cách tôn giáo ở Đức là Máctin Luthơ (1483-1546), giáo sư thần học ở trường Đại học Vitenbe. Năm 1517, giáo hoàng Lêông X cử các giáo sĩ đi bán giấy miễn tội khắp mọi nơi ở Đức. Một giáo sĩ đã rao rằng: “Ai muốn cứu linh hồn một người nào đó ở địa ngục thì hãy bỏ tiền vào hòm bạc. Khi tiếng những đồng tiền kêu leng keng dưới đáy hòm thì linh hồn người đó lập tức bay lên thiên đường.” Nhân khi quần chúng đang căm ghét hành vi trơ trẽn đó, ngày 31-10- 1517, Luthơ dán bản”Luận cương 95 điều” ở trước cửa nhà thờ của trường Đại học Vitenbe, trong đó chứa đựng tư tưởng cải cách tôn giáo của ông. Tư tưởng chính trong chủ trương cải cách tôn giáo của Luthơ là: - Chỉ có lòng tin vào Chúa mới được cứu vớt linh hồn. Nguyễn Gia Phu Khoa Lịch Sử Lịch sử thế giới Trung Đại - 29 - - Căn cứ của lòng tin vào Chúa là Kinh Phúc Aâm. - Thành lập giáo hội rẻ tiền. Như vậy, Luthơ đã đả kích mạnh mẽ vào địa vị độc tôn của Giáo hoàng, phủ nhận vai trò của giáo sĩ, phản đối việc giáo hội chiếm nhiều ruộng đất, chủ trương bỏ các nghi lễ phiền phức như thờ ảnh tượng, quỳ lạy, làm dấu Năm 1555, tôn giáo cải cách của Luthơ được chính thức công nhận có địa vị hợp pháp và được truyền bá ở Bắc Đức, Nauy, Đan Mạch, Thụy Điển 2. Cải cách tôn giáo ở Thụy Sĩ: Phong trào các tôn giáo ở Thụy Sĩ trải qua hai giai đoạn do hai người lãnh đạo ở hai nơi khác nhau. a. Cuộc cải cách tôn giáo của Dvingli ở Durích: Dvingli (1484-1531) là giáo sĩ ở nhà thờ Durích. Tư tưởng cải cách tôn giáo của Dvingli cũng là: - Căn cứ của học thuyết tôn giáo là Kinh Phúc Aâm chứ không phải là những chiếu chỉ của Giáo hoàng. - Thành lập giáo hội rẻ tiền, bỏ việc thờ ảnh tượng và các nghi lễ phiền phức. Về chính trị, ông tán thành chế độ cộng hòa. Năm 1222, việc cải cách tôn giáo bắt đầu được tiến hành ở Durích, tiếp đó đã nhanh chóng lan sang các châu khác ở Thụy Sĩ. Năm 1531, Dvingli bị tử trận trong cuộc chiến tranh với các châu chống cải cách tôn giáo ở Thụy Sĩ nên phong trào cải cách tôn giáo bị bỏ dở. b. Cuộc cải cách tôn giáo của Canvanh ở Giơnevơ: Canvanh (1519-1564) là một người Pháp. Hạt nhân của học thuyết Canvanh là thuyết định mệnh tức là số phận của mội người hoàn toàn do Chúa trời quyết định. Sở dĩ như vậy là vì khi sáng tạo thế giới Chúa trời đã chia loài người làm hai loại là “dân chọn lọc” và “dân vứt bỏ”. Dân chọn lọc thì được sung sướng và được cứu vớt, còn dân vứt bỏ thì cực khổ và sau khi chết sẽ bị đày đọa ở địa ngục. Như vậy, về mặt tôn giáo, thuyết định mệnh phủ nhận vai trò của tầng lớp giáo sĩ và tác dụng của các nghi lễ của đạo Thiên Chúa. Về mặt xã hội, học thuyết này che giấu bản chất bóc lột của những kẻ giàu có và nguyên nhân thật sự của sự nghèo khổ. Năm 1541, Canvanh được mời đến lãnh đạo cuộc cải cách tôn giáo ở Giơnevơ. Cuộc cải cách tôn giáo ở đây đã thành công. Canvanh trở thành người đứng đầu tôn giáo và chính quyền ở Gienevơ cho đến khi chết (1564). Nguyễn Gia Phu Khoa Lịch Sử Lịch sử thế giới Trung Đại - 30 - Giáo hội Tân giáo Canvanh được tổ chức theo nguyên tắc dân chủ. Giáo hội các cấp đều được thành lập qua các cuộc bầu cử. Từ Giơnevơ, Tân giáo Canvanh được truyền bá nhanh chóng sang nhiều nước châu Aâu nhất là những nơi có nền kinh tế công thương nghiệp phát triển như Nêđéclan, Anh, Pháp c. Cải cách tôn giáo ở Anh: Người chủ trương cải cách tôn giáo ở Anh là vua Henry VIII (1509-1547). Lý do trực tiếp của việc cải cách tôn giáo ở Anh là do Henry VIII muốn ly hôn với vợ là Catơrin vốn là công chúa Tây Ban Nha nhưng bị Giáo hoàng phản đối. Vì vậy, năm 1534, Henry VIII tuyên bố cắt đứt quan hệ với Toà thánh La Ma, từ đó nhà vua trở thành người đứùng đầu giáo hội. Giáo lý, lễ nghi và giáo sĩ vẫn được duy trì như cũ nhưng ruộng đất và tài sản của nhà thờ thì bị tịch thu. Tôn giáo cải cách ở Anh gọi là Anh giáo. Đến cuối thế kỷ XVI, giai cấp tư sản Anh không thỏa mãn với cải cách nửa vời đó nên đã tiếp thu Tân giáo Canvanh lập thành phái tôn giáo cải cách ở Anh gọi là Thanh giáo. Tôn giáo mới này chủ trương bãi bỏ các giáo phẩm cũ, đơn giản trong việc cúng lễ, thành lập giáo hội theo nguyên tắc dân chủ. Như vậy, đến thế kỷ XVI, ở Tây Aâu đã xuất hiện ba phái tôn giáo cải cách là Luthơ giáo, Canvanh giáo và Anh giáo. Tôn giáo Luthơ và tôn giáo Canvanh có những chủ trương cụ thể khác nhau nhưng cùng giống nhau ở mấy điểm chính sau: - Chỉ tin tưởng vào Kinh thánh, không tin vào các chiếu chỉ của Giáo hoàng và các quyết nghị của hội nghị tôn giáo. - Không thờ Thánh mẫu và ảnh tượng. Đơn giản hóa các nghi thức cúng lễ, chỉ giữ lại lễ rửa tội và Thánh thể. - Xóa bỏ chế độ độc thân đối với các mục sư và cho tín đồ được tham gia quản lý giáo hội. Ở nước ta, các tôn giáo cải cách này được gọi là đạo Tin lành. III. Những hoạt động chống cải cách tôn giáo của giáo hội Thiên Chúa: 1. Những quyết nghị của hội nghị tôn giáo Tơrentê; Để tìm biện pháp củng cố thế lực của giáo hội Thiên Chúa và chống cải cách tôn giáo, Giáo hoàng đã ba lần triệu tập hội nghị tôn giáo Tơrentê (Bắc Ý) vào các năm 1545-1547, 1551-1552 và 1562-1563, trong đó các quyết nghị của hội nghị lần thứ ba là quan trọng nhất. Nội dung chủ yếu của những quyết nghị ấy là: Nguyễn Gia Phu Khoa Lịch Sử Lịch sử thế giới Trung Đại - 31 - a. Chỉnh đốn nội bộ: Giáo hội yêu cầu các giáo sĩ phải nghiêm chỉnh chấp hành các qui chế của giáo hội như phải sống độc thân, cấm mua bán chức vụ , đồng thời mở trường huấn luyện các linh mục để bồi dưỡng thêm kiến thưc cho họ. b. Nhượng bộ các vua Thiên Chúa giáo: Giáo hội thừa nhận việc thế tục hóa một phần tài sản của giáo hội, đồng thời đồng ý cho các quốc vương có quyền kiểm soát việc bổ nhiệm các chức vụ trong giáo hội nhằm lôi kéo các quốc vương ấy phối hợp với giáo hội để chống phe Tân giáo. c. Kiên quyết chống lại Tân giáo: Giáo hội Thiên Chúa khẳng định giáo lý và nghi lễ của đạo Thiên Chúa là hoàn toàn đúng đắn, đồng thời khẳng định Giáo hoàng là kẻ có quyền uy cao nhất trong giáo hội, còn các loại Tân giáo đều là tà giáo. Ngoài ra, hội nghị Tơrentê còn quyết định thành lập một cơ quan theo dõi các thư tịch mới xuất bản để lập những bản “mục lục sách cấm”. Đồng thời, giáo hội còn thành lập tòa án tôn giáo tối cao ở La Mã để trừng trị những kẻ bị kết tội phản bội tôn giáo. 2. Hoạt động của Hội Giêxu (Dòng Tên): Hội Giêxu lúc đầu là một tổ chức tự phát do một quý tộc Tây Ban Nha tên là Inhaxơ đơ Lô-y-ô-la ((1491-1556) lập ra ở Pari năm 1534. Đến năm 1540, Hội Giêxu được Giáo hoàng phê chuẩn, từ đó, Hội chính thức trở thành một công cụ đắc lực của Giáo hội Thiên Chúa trong việc chống Tân giáo. Người đứng đầu Hội Giêxu là Tổng quản. Thành viên của Hội là những tín đồ trung thành nhất của đạo Thiên Chúa. Với tư cách là những chính khách, nhà giáo, thầy thuốc ..., họ lăn mình vào rất nhiều lĩnh vực hoạt động trong xã hội. Mục tiêu của họ là lôi kéo các vua Cựu giáo thi hành những chính sách cứng rắn đối với Tân giáo, trừ khử những ông vua có cảm tình với Tân giáo. Hội Giêxu chú ý mở trường đào tạo Linh mục, mở trường học, lập nhà thương làm phúc, kinh doanh công nông thương nghiệp để tạo cơ sở cho các hoạt động tôn giáo, và phái các giáo sĩ đi truyền đạo Thiên Chúa khắp thế giới. Sự phản công của giáo hội Thiên Chúa đối với Tân giáo cũng thu được một số kết quả như đã khôi phục được sự thống trị của giáo hội La Mã ở Ba Lan, Hungari, miền Nam Nêđéclan, song lực lượng của Tân giáo không vì thế mà bị suy yếu. Nguyễn Gia Phu Khoa Lịch Sử Lịch sử thế giới Trung Đại - 32 - Bài VII. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN TỪ PHÂN QUYỀN ĐẾN TẬP QUYỀN Ở PHÁP I. Quá trình thống nhất nước Pháp : 1. Tình trạng chia cắt phong kiến từ thế kỷ IX – XI: Nước Pháp chính thức thành lập từ năm 843 sau hiệp ước Vécđoong. Dòng họ Carôlanhgiêng tiếp tục làm vua ở đây đến năm 987. Tiếp đó, triều Capêchiêng (987-1328) thay thế. Do chính sách phân phong ruộng đất cho các bồi thần, và do Sáclơ Hói ban bố sắc lệnh Kiécxi (năm877) cho bồi thần được truyền thái ấp (Bênêphixơ) và chức tước cho con cháu nên đã dẫn đến tình trạng chia cắt nước Pháp thành nhiều tiểu quốc. Vua Pháp chỉ còn quản lý được một lãnh địa hẹp xung quanh Pari mà thôi. Trong hoàn cảnh đó, do quan hệ hôn nhân và kế thừa, một phần lãnh thổ rộng lớn ở phía Tây chạy dài từ biển Măng sơ đến dãy Pirênê trở thành lãnh địa của vương triều Plăngtagiơnê của Anh. Vùng đất đai này rộng gấp 7 lần lãnh địa của vua Pháp . 2. Những nỗ lực của vua Pháp trong công cuộc thống nhất đất nước: Từ đầu thế kỷ XII, các vua Pháp như Lu-y VI, Philíp II, Lu-y IX, Philíp IV đã thi hành nhiều biện pháp để đề cao vương quyền, tiến tới thống nhất nước Pháp. Các biện pháp đó là: a. Mở rộng lãnh thổ: - Lu-y VI (1108-1137) dựa vào giáo hội Thiên Chúa và thị dân để bắt các lãnh chúa trong lãnh địa của mình phải khuất phục. - Philíp II (1180-1223) nhân khi ở Anh đang diễn ra sự tranh giành ngôi vua (Giôn giành ngôi của anh mình là Risớt “Tim sư tử”) đã đánh chiếm được phần lớn đất đai của Anh trên lãnh thổ của Pháp. - Philíp IV (1285-1314) qua quan hệ hôn nhân sáp nhập được vương quốc Nava và bá quốc Sampanhơ. Như vậy, đến đầu thế kỷ XIV, phần lớn đất đai ở Pháp đã thuộc quyền thống trị của vua Pháp. b. Cải cách các chế độ: - Phi-líp II chia đất nước thành nhiều đơn vị hành chính rồi bổ nhiệm quan lại đến cai trị. - Lu-y IX (1226-1270) cải cách về tư pháp, tài chính và quân sự để làm giảm thế lực của các lãnh chúa phong kiến, tăng cường quyền lực của chính phủ trung ương. Nguyễn Gia Phu Khoa Lịch Sử Lịch sử thế giới Trung Đại - 33 - c. Đấu tranh với tòa thánh La Mã: - Nguyên nhân trực tiếp : Philíp IV thu thuế ruộng đất của giáo hội ở Pháp. Năm 1296, Giáo hoàng Bôniphaxơ VIII ra lệnh khai trừ giáo tịch những ai đòi các giáo sĩ phải nộp thuế. - Philíp IV ra lệnh bắt sứ giả của Giáo hoàng đóng ở Pháp, đồng thời sai người sang Ý bắt giam Giáo hoàng. Năm 1303, Giáo hoàng Bôniphaxơ VIII phần tuổi già sức yếu, phần uất ức mà chết. Năm 1305, Tổng giám mục Boócđô (Pháp) được cử làm Giáo hoàng hiệu là Clêmăng V. Năm 1309, Clêmăng V dời tòa thánh về Avinhông ở Đông Nam nước Pháp và đóng ở đó đến năm 1377. d. Triệu tập hội nghị ba cấp : Để phê chuẩn các loại thuế mới và để tranh thủ sự ủng hộ của các tầng lớp trong xã hội trong cuộc đấu tranh với Giáo hoàng, năm 1302, lần đầu tiên, Philíp IV triệu tập hội nghị 3 cấp: Hội nghị 3 cấp gồm: - Đẳng cấp thứ nhất: Đại biểu của tầng lớp giáo sĩ. - Đẳng cấp thứ hai: Đại biểu của lãnh chúa phong kiến. - Đẳng cấp thứ ba: Đại biểu của thị dân giàu có. Mỗi lần họp hội nghị, mỗi đẳng cấp chỉ bỏ một phiếu. Hội nghị 3 cấp chỉ là cơ quan tư vấn, nên không có quyền lập pháp. Việc triệu tập hội nghị ba cấp toàn nước Pháp chứng tỏ nhà nước phong kiến ở Pháp đã bước vào giai đoạn quá độ từ chế độ phong kiến phân quyền tiến tới chế độ phong kiến tập quyền. Đồng thời việc đại biểu của thị dân được tham dự hội nghị chứng tỏ thị dân đã trở thành một lực lượng quan trọng. 3. Cuộc chiến tranh trăm năm: (1337-1453) Trong khi công cuộc thống nhất nước Pháp đang tiến triển một cách thuận lợi thì giữa Pháp và Anh xảy ra cuộc chiến tranh kéo dài từ năm 1337-1453, lịch sử gọi là cuộc Chiến tranh Trăm năm. a. Nguyên nhân: - Nguyên nhân sâu xa của cuộc chiến tranh này là vấn đề tranh giành đất đai trên lãnh thổ nước Pháp, vì Pháp không muốn thế lực của Anh vẫn còn làm chủ một bộ phận đất đai cuả mình, còn Anh thì không can tâm để một vùng lãnh địa rộng lớn của mình chuyển vào tay vua Pháp. - Nguyên nhân trực tiếp là việc tranh giành ngôi vua nước Pháp : Năm 1328, Philíp IV chết, nhánh trưởng của họ Capêchiêng chấm dứt, nhánh thứ là nhánh Nguyễn Gia Phu Khoa Lịch Sử Lịch sử thế giới Trung Đại - 34 - Valoa lên thay. Vua Anh là Eùt-uốt III lấy tư cách là cháu ngoại của Philíp IV đòi được kế thừa ngôi vua nước Pháp. b. Diễn biến của cuộc chiến tranh: Cuộc chiến tranh khi đánh khi ngừng, có thể chia làm 4 giai đoạn: - Giai đoạn 1 (1337-1360) - Giai đoạn 2 (1369-1395) - Giai đoạn 3 (1415-1420). - Giai đoạn 4 (1422-1453). Trong quá trình ấy, phía Pháp có rất nhiều khó khăn: Ngay trong giai đoạn 1, ở mặt trận thì thất bại, năm 1358, ở trong nước vừa nổ ra khởi nghĩa của thị dân ở Pari do Eâchiên Mácxen, Hội trưởng Thương hội len dạ Pari lãnh đạo, vừa nổ ra khởi nghĩa nông dân do Guyôm Calơ lãnh đạo. Sang giai đoạn 2, giai cấp phong kiến Pháp do mâu thuẫn với nhau đã chia thành 2 phe: phe Buốcgônhơ và phe Oóclêăng. Vì thất bại trong việc tranh giành chính quyền với phái Oóclêăng, phái Buốcgônhơ quay sang cấu kết với Anh. Do vậy đến giai đoạn 3, Anh chiếm được miền Bắc nước Pháp, trong đó bao gồm cả Pari. Đến giai đoạn 4, quân Anh tấn công thành phố Oóclêăng để mở đường tiến xuống phía Nam. Trong hoàn cảnh đó nước Pháp đã xuất hiện một nữ anh hùng dân tộc, đó là Gian-đa. Mặc dầu Gian-đa đã chỉ huy đoàn quân giải vây cho Oóclêăng nhưng về sau bị quân Buốcgônhơ đem bán cho Anh. Gian-đa bị xử thiêu. Cái chết của Gian-đa đã thúc đẩy phong trào đấu tranh của nhân dân Pháp. Phái Buốcgônhơ tách khỏi đồng minh với Anh. Đến năm 1453, Chiến tranh Trăm năm kết thúc bằng thắng lợi của Pháp. 4. Sự hoàn thành việc thống nhất nước Pháp và việc hình thành dân tộc Pháp: - Cuộc Chiến tranh Trăm năm để lại cho nước Pháp nhiều hậu quả nặng nề: nền kinh tế bị tàn phá, cư dân bị giảm sút khoảng 1/3, nhưng thắng lợi cuối cùng đã đẩy nhanh việc thống nhất nước Pháp, vì trở ngại chính của công cuộc thống nhất là thế lực Anh trên đất Pháp đã bị loại bỏ. Giờ đây ở Pháp còn một số lãnh địa chưa thuộc quyền thống trị của vua Pháp, trong đó mạnh nhất là công quốc Buốcgônhơ. Năm 1447, nhân dịp Công tước xứ này là Sáclơ bị tử trận khi đi đánh Thụy Sĩ, vua Pháp là Lu-y XI (1461- 1483) đã nhập được vùng này vào bản đồ nước Pháp. Đến năm 1491, con của Lu-y XI là Sáclơ VIII (1483-1498) thông qua quan hệ hôn nhân đã sáp nhập nốt công quốc Brơtanhơ vào nước Pháp.Việc thống nhất nước Pháp hoàn thành. Nguyễn Gia Phu Khoa Lịch Sử Lịch sử thế giới Trung Đại - 35 - - Song song với sự thành lập nhà nước tập quyền trung ương, ở Pháp đã bắt đầu xuất hiện những tiền đề của việc hình thành dân tộc. Những tiền đề đó là: lãnh thổ chung, sinh hoạt kinh tế chung, tiếng nói chung và tâm lý chung biểu hiện ở văn hóa chung. Đến cuối thế kỷ XV, nước Pháp đã thống nhất (lãnh thổ chung), Pari trở thành trung tâm kinh tế của cả nước, tiếng nói vùng Pari đã phát triển thành ngôn ngữ chung, đồng thời một số tác phẩm văn học biểu hiện tình cảm và nguyện vọng chung của người Pháp cũng đã xuất hiện. II. Quá trình phát triển của chế độ quân chủ chuyên chế : 1. Chế độ quân chủ chuyên chế thời Phrăng xoa I: Trong quá trình thống nhất nước Pháp Lu-y XI và Sáclơ VIII đã đặt cơ sở đầu tiên cho chế độ quân chủ chuyên chế. Đến thời Phrăng xoa I (1515-1547) chế độ quân chủ chuyên chế được xác lập hoàn toàn. Chế độ quân chủ chuyên chế ở Tây Aâu là biểu hiện của sự liên minh tạm thời giữa giai cấp quý tộc phong kiến, tầng lớp giáo sĩ và giai cấp tư sản mới ra đời. Biểu hiện cụ thể của chế độ quân chủ chuyên chế thời Phrăng xoa I: - Phrăng xoa I thực tế trở thành người đứng đầu giáo hội ở Pháp: Phrăng xoa I có quyền chỉ định các giáo phẩm ở Pháp như Tổng giám mục, Giám mục, Linh mục, đồng thời nhà vua được quyền hưởng phần lớn thu nhập của giáo hội ở Pháp. - Phrăng xoa I tự mình nắm lấy quyền lập pháp, ý chí của nhà vua tức là pháp luật. - Nhà vua là người đứng đầu bộ máy nhà nước. Những viên quan cai trị các địa phương cũng do nhà vua bổ nhiệm. Do sự lớn mạnh của quyền lực nhà vua, trong suốt thời trị vì của Phrăng xoa I, Hội nghị 3 cấp không được triệu tập một lần nào. 2. Cuộc chiến tranh tôn giáo : Từ năm 1562-1598, ở Pháp diễn ra một cuộc chiến tranh giữa 2 tập đoàn phong kiến đại biểu cho 2 giáo phái Cựu giáo (đạo Thiên Chúa) và Tân giáo (đạo Tin Lành). Lịch sử gọi là cuộc chiến tranh Huygơnô. Cuộc chiến tranh này chia làm 3 giai đoạn: - Giai đoạn 1 (1562-1572). - Giai đoạn 2 (1572-1576). - Giai đoạn 3 (1576-1598). Trong quá trình chiến tranh, các quý tộc Tân giáo liên minh với các thành thị miền Nam lập thành một tổ chức chính trị gọi là “Liên minh Tân giáo”. Về thực chất, đó là một nhà nước cộng hòa có chính phủ, tòa án, và có một lực lương quân đội gồm 20.000 người. Nguyễn Gia Phu Khoa Lịch Sử Lịch sử thế giới Trung Đại - 36 - Năm 1589, vương triều Valoa kết thúc, Hăngri đơ Nava thuộc họ Buốcbông, một nhánh họ gần với vua Pháp được cử lên làm vua. Triều Buốcbông (1589-1792) bắt đầu. Hăngri đơ Nava vốn theo Tân giáo. Để tranh thủ sự ủng hộ của nhiều thế lực, năm 1593, ông đổi theo Cựu giáo. Năm 1594, ông cử hành lễ gia miện lấy hiệu là Hăngri IV. Năm 1598, Hăngri IV ban hành sắc lệnh Năngtơ, trong đó qui định: - Mọi người được tự do tín ngưỡng. - Tín đồ Tân giáo và Cựu giáo bình đẳng trước pháp luật. - Những thành phố do Tân giáo kiểm soát được hưởng quyền tự trị tức là có chính quyền và quân đội của mình. Cuộc chiến tranh tôn giáo đến đây kết thúc. 3. Sự phát triển của chế độ quân chủ chuyện chế nửa đầu thế kỷ XVII: a. Những chính sách của Hăngri IV: Hăngri IV là một trong những ông vua lỗi lạc của nước Pháp. Ông đã thi hành nhiều chính sách tích cực để phát triển kinh tế và đề cao quyền lực của chính phủ trung ương. - Hăngri IV hết sức khuyến khích sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi, lại còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển công thương nghiệp. Chính dưới thời Hăngri IV, năm 1604, Công ty Đông Ấn Độ của Pháp được thành lập. Pháp còn chiếm được một số đất đai ở Canađa, trong đó có Kêbếch chiếm được năm 1608. - Song song với những biện pháp phát triển kinh tế, Hăngri IV thi hành nhiều chính sách khôi phục chế độ quân chủ chuyên chế như khống chế giáo hội Pháp, thẳng tay trừng trị nhũng quý tộc phong kiến chống đối. Từ khi ông làm lễ gia miện năm 1594 đến khi ông chết (1610), Hội nghị ba cấp không hề được triệu tập. Năm 1610, Hăngri IV bị một tên thích khách thuộc phe Cựu giáo ám sát trên đường phố Pari. b. Risơliơ và sự phát triển chế độ quân chủ chuyên chế ở Pháp : Sau khi Hăngri IV bị giết chết, Lu-y XIII (1610-1643) mới 9 tuổi lên nối ngôi. Trước tình hình ấy nhiều quý tộc phong kiến nuôi âm mưu chống lại chính quyền trung ương và tỏ ra rất hống hách. Trong khi đó, phe Tân giáo vẫn là một lực lượng đáng kể. Họ có địa bàn riêng, có chính quyền tự trị và có lực lượng vũ trang riêng. Trong hoàn cảnh ấy, nước Pháp xuất hiện một nhà chính trị tài năng. Đó là Risơliơ (1585-1642). Năm 1624, Risơliơ được làm Tể tướng, đồng thời được phong làm Hồng y giáo chủ. Risơliơ tự xác định cho mình có 3 nhiệm vụ: - Làm tan rã phe Tân giáo. Nguyễn Gia Phu Khoa Lịch Sử Lịch sử thế giới Trung Đại - 37 - - Giảm bớt sự kiêu ngạo của các quý tộc. - Đề cao uy danh của vua Pháp ở các nước láng giềng. Kết quả, năm 1627, Risơliơ tự mình đem quân đi tấn công La Rôsen (Trung tâm của phe Tân giáo) bao vây thành phố này trong 15 tháng. Cuối cùng, La Rôsen phải đầu hàng. Năm 1629, Risơliơ ban bố “Sắc lệnh ân huệ” cho tín đồ Tân giáo được tự do tín ngưỡng nhưng quyền tự trị của họ bị thủ tiêu. Risơliơ thẳng tay trừng trị những quý tộc có âm mưu chống đối chính quyền nhà vua. Đối với bên ngoài, Risơliơ tích cực thi hành chính sách xâm chiếm thuộc địa, đã chiếm được một số cứ điểm ở châu Mỹ và châu Phi. Như vậy, đến giữa thế kỷ XVII, nước Pháp đã trở thành một nhà nước quân chủ chuyên chế tập quyền và là một quốc gia hùng mạnh ở Tây Aâu. Nguyễn Gia Phu Khoa Lịch Sử

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkhxh0021_p1_4581.pdf