Một số lưu ý trong quá trình bảo dưỡng điều hoà:
- Thường xuyên rửa sạch lưới lọc không khí. Thông thường, 2 đến 3 tuần phải rửa sạch một lần, cách rửa như sau: Tháo mặt máy, rút lưới lọc ra, để lưới lọc ở dưới (trên 40 độ C) để rửa, và không được sấy (rửa nước nóng và sấy sẽ bị biến dạng, hỏng). Vẩy khô nước rồi cắm vào mặt máy lắp lại.
- Bảo vệ tốt phiến toả nhiệt của bộ ngừng toả lạnh và bộ toả nhiệt. Các phiến toả nhiệt ấy làm bằng nhôm 0,15mm lồng vào ống đồng. Nó rất mỏng nên không chịu được sự va chạm. Nếu các phiến nhôm ấy bị hỏng, bẹp thì hiệu quả toả nhiệt sẽ kém đi, gây ảnh hưởng đến hiệu quả làm lạnh, do đó cần chú ý bảo vệ.
- Bảo vệ hệ thống làm lạnh, bên trong hệ thống làm lạnh chứa đầy chất ga làm lạnh, nếu làm hỏng các linh kiện, hoặc ống dẫn mà hệ thống làm lạnh gây rò rỉ ga làm lạnh thì máy điều hoà không thể làm lạnh được.
- Phải sử dụng cầu chì (hoặc áp tô mát) đúng quy cách theo chỉ tiêu kỹ thuật đã ghi trong thuyết minh kỹ thuật của máy.
- Sau khi tắt máy (hoặc mất điện) phải đợi 2 phút sau mới được mở máy nếu chưa đủ 2 phút đã mở máy thì sự thăng bằng áp lực của hệ thống chưa đạt yêu cầu.
Nếu lúc ấy khởi động máy thì máy không hoạt động, dòng điện tăng lên rất lớn, sẽ cháy cầu chì hoặc nhẩy áp tô mát, hại máy hoặc hỏng máy điều hoà nhiệt độ.
- Về mùa hè sau khi máy hoạt động, nhiệt độ sẽ phải hạ xuống nhanh (dưới 30 độ C). Nếu sau một lúc lâu mà nhiệt độ không hạ xuống (dưới 30 độ C) như vậy máy sẽ chạy lâu và quá tải dễ phát sinh sự cố và tuổi thọ máy sẽ giảm. Vì vậy trong trường hợp này phải tìm ra nguyên nhân vì sao máy chạy lâu mà phòng không hạ nhiệt độ, sửa chữa loại trừ nguyên nhân gây ra hiện tượng trên rồi mới sử dụng.
- Chú ý phòng chống ẩm các mạch điện, phải luôn trong tình trạng khô ráo không ẩm ướt, không bị rò điện, không bị mốc mục.
- Các phích cắm, ổ cắm điện phải tốt, không lỏng lẻo.
Phải chú ý đến những âm thanh lạ phát ra từ máy điều hoà như tiếng va đập, lạch cạch, tiếng kêu của động cơ có điện hoặc vỏ máy rung động phải lập tức ngừng máy tìm nguyên nhân, không dùng cố, khi có tiếng lạ phát ra, tránh để máy hỏng nặng thêm
- Nửa năm dùng chổi lông mềm quét bộ phận bên ngoài một lần cho hết bụi bẩn. Mỗi năm cho dầu mỡ ổ trục quạt gió một lần. Bộ làm lạnh, không cần xử lý chỉ cần chải quét bụi bẩn bên ngoài.
140 trang |
Chia sẻ: Tiểu Khải Minh | Ngày: 21/02/2024 | Lượt xem: 130 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Kỹ thuật lạnh (Trình độ: Trung cấp), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ảm và khó khởi động. Vì vậy
nên chọn tụ làm việc phù hợp công suất máy nén.
g) Cách tính điện dung tụ điện (theo kinh nghiệm)
Để tính toán được chính xác trị số điện dung của tụ điện cho động cơ máy nén là
tương đối phức tạp. Công thức kinh nghiệm sau có thể tính toán một cách tương đối
chính xác cho các loại động cơ máy nén máy điều hòa dân dụng.
Cr = 18 Iđ = )F(I.
4
1
3
1
18 Þnhmøc§
+ Cr : Tụ làm việc (F)
+ Iđịnhmức : Dòng điện làm việc định mức của động cơ (A)
+ Máy nén 110 V có trị số điện dung của tụ làm việc gấp đôi máy nén 220 V
Hình 4.49 - Hình ảnh tụ máy nén và tụ quạt dàn nóng
a) Tụ đơn; b) Tụ kép; c) Tụ quạt
a) b) c)
100
+ Tụ khởi động (tụ kích) Cs = 4.Cr (F)
Ví dụ
Máy nén 1HP (750 W), 220 V, Iđịnhmức = 4,5 A
Tính trị số điện dung tụ Cr:
)F(25,205,4.
4
1
18Cr
chọn 20 F
Bảng 3.6 - Điện dung tụ điện theo công suất máy nén
Điện áp 220V Điện áp 110 V
Máy nén 3/4 HP 15 F Máy nén 3/4 HP 35 F
Máy nén 1 HP 20 F Máy nén 1 HP 50 F
Máy nén 1,5 HP 30 F Máy nén 1,5 HP 70 F
Máy nén có tụ làm việc Cr và tụ khởi động Cs
Tụ khởi động Cs được mắc nối tiếp với
cuộn CS thông qua tiếp điểm K. Tiếp điểm K
được gọi là tiếp điểm. Tiếp điểm K đóng, máy
nén được khởi động bằng tụ Cs, khi máy nén
được khởi động xong tiếp điểm K lại được mở
ra. Thiết bị có tiếp điểm này được gọi là rơle
điện áp.
+ Đặc điểm: - Khởi động mạnh hơn
- Dễ hỏng tiếp điểm rơle điện áp
* Phân biệt máy nén sử dụng tụ làm việc và
máy nén sử dụng tụ khởi động
- Cách 1: Đấu điện cho động cơ theo sơ đồ lắp đặt tụ làm việc, nạp đủ môi chất cho
hệ thống máy điều hòa. Sau đó khởi động lại, nếu không khởi động được thì dùng tụ
kích kết hợp rơle áp.
- Cách 2: Tăng áp suất nén lên 150 psi, nếu động cơ khởi động được ngay là máy nén
chạy tụ làm việc, nếu không không khởi động được mà phải dùng tụ khởi động mới
chạy được suy ra động cơ máy nén đó dùng tụ khởi động.
4.2.2.2.3. Rơle điện áp
a) Nhiệm vụ
Đóng ngắt tụ khởi động trong quá trình khởi động động cơ máy nén.
b) Cấu tạo
Rơle khởi động kiểu điện áp có cấu tạo hình 3.20. Sơ đồ nối dây hình 3.20.
Cr
S
R
C
220 V
Cs
K
Hình 4.50 - Sơ đồ lắp đặt tụ làm
việc và tụ khởi động
101
c) Hoạt động
Khi cấp nguồn cho máy nén cuộn dây điện từ của rơ le áp có điện, cuộn CR của
máy nén cũng có điện. Lực từ do cuộn CR tạo ra không đủ lớn để làm quay ro to nên
xảy ra hiện tượng sụt áp trên CR. Vì cuộn dây của rơle điện áp mắc nối tiếp với cuộn
CR của máy nén nên cũng có điện áp thấp, do đó lực từ sinh ra không đủ lớn để hút
tấm sắt xuống, tiếp điểm 5; 6 đóng cấp nguồn cho cuộn CS lúc đó máy nén sẽ khởi
động và đạt 75% tốc độ thì điện áp của CR và cuôn dây điện từ tăng lên. Lúc này lực
từ trong cuộn dây của rơle sinh ra đủ lớn để hút lõi thép xuống chạc mở tiếp điểm(3)
gạt mở tiếp điểm động 6 cắt nguồn cho cuộn CS.
d) Ứng dụng
Rơle điện áp thường được sử dụng cho các loại động cơ máy nén có công suất
9000 Btu/h.
e) Các hư hỏng và cách khắc phục
+ Cặp tiếp điểm cháy. Khi cặp tiếp điểm bị cháy thì phải thay rơle mới có cùng
công suất với rơle cũ.
C
A
B
D
6
5 4
3
2
1 7
Hình 4.51 - Cấu tạo rơle khởi động kiểu điện áp
1 - Cuộn dây; 2- Tấm sắt; 3- Chạc mở tiếp điểm; 4 - Đối
trọng; 5 , 6 - Tiếp điểm động, tĩnh; 7 - Lò xo
Hình 4.52 - Sơ đồ nối dây rơle điện áp và động cơ máy nén
R
S
C
Cr
Cs
Cuộn dây Tiếp điểm
102
+ Lò xo đàn hồi không tốt. Cần tháo ra và chỉnh lại hoặc thay lò xo khác.
+ Cháy cuộn dây điện từ. Thay thế rơle mới.
f) Chọn Rơ le áp
Khi chọn rơle áp cần chú ý đến điện áp làm việc của rơle. Điện áp phải phù hợp với
điện áp làm việc của máy.
g) Cách kiểm tra
+ Dùng đồng hồ vạn năng đặt thang X1 kiểm tra điện trở của cuộn dây rơle. Do
cuộn dây rơle làm việc với tín hiệu điện áp cho nên dòng điện qua rơle thường nhỏ,
cuộn dây của rơle thường nhiều vòng và có đường kính nhỏ. Điện trở của cuộn dây có
giá trị 50
+ Dùng nguồn điện có điện áp làm việc của rơle đấu cho rơ le làm việc để kiểm tra
sự đóng ngắt của tiếp điểm bằng ôm kế.
h) Lắp đặt rơ le
Nhìn chung rơle điện áp chỉ dùng cho loại máy nén sử dụng đồng thời cả 2 loại tụ
Cs và Cr hoặc chỉ dùng Cs. Khi lắp đặt rơle điện áp có đối trọng thì phải chú ý đến
chiều của rơle, nếu không rơle sẽ luôn luôn ở vị trí ngắt mạch điện. Rơle điện áp được
lắp theo hình 3.20.
4.2.2.2.4 Rơle nhiệt (Thermic)
a) Nhiệm vụ
Rơle nhiệt dùng để bảo vệ cuộn dây động cơ máy nén khi bị quá tải
b) Cấu tạo
Rơle nhiệt của máy điều hòa có cấu tạo hoàn toàn giống với rơle nhiệt của động cơ
máy nén tủ lạnh (hình 2.15). Tuy nhiên rơle nhiệt của máy điều nhòa có công suất lớn
hơn nhiều so với tủ lạnh.
c) Nguyên tắc hoạt động
Rơle nhiệt được lắp nối tiếp với cuộn dây làm việc của động cơ máy nén nên khi
động cơ máy nén bị quá tải, dòng điện trong cuộn dây tăng lên, dòng điện trong
cuộn dây điện trở của rơle nhiệt cũng tăng lên, dòng điện này sẽ đốt nóng thanh
lưỡng kim, làm mở tiếp điểm ngắt điện cuộn dây làm việc của máy nén. Khi máy
nén dừng dòng điện không còn chạy trong cuộn dây điện trở nữa, dây điện trở và
thanh lưỡng kim nguội dần đến một thời điểm thanh lưỡng kim sẽ tự động đóng trả
lại tiếp điểm.
d) Cách chọn :
+ Nếu chọn có công suất nhỏ hơn công suất động cơ, ở chế độ bình thường có thể
thermic có thể bị ngắt vì dòng làm việc định mức của động cơ có thể đủ lớn để đốt
nóng thanh lưỡng kim.
103
+ Nếu chọn rơle nhiệt có công suất lớn hơn công suất định mức của máy nén, khi
máy nén bị quá tải dẫn đến rơle nhiệt lâu ngắt có thể cháy máy nén.
+ Chọn theo phương pháp thử :
Bước1: Chọn theo đúng công suất của máy nén
VD: 1HP, hay 1,5 HP
Bước 2: Lắp rơle nhiệt vào máy nén, cho máy nén chạy thử ở chế độ bình thường,
sau khoảng 2 đến 5 phút, nếu sờ vào thấy nóng suy ra công suất rơle nhiệt nhỏ. Nếu
thấy nguội có thể đúng công suất và thử cho máy chạy.
Cho máy nén chạy quá tải bằng cách bỏ hết tụ, nối rơle nhiệt vào mạch bảo vệ
động cơ máy nén, cấp điện sau 5 đến 10 giây nếu thấy rơle nhiệt tác động ngay thì
tốt (rơle nhiệt đúng công suất), nếu không tác động ngay là rơle nhiệt thừa công
suất, thay cái khác và tiến hành thử lại.
4.2.2.2.5 Rơle nhiệt độ (Thermostat)
a) Nhiệm vụ
Duy trì và ổn định nhiệt độ trong phòng điều hòa.
b) Nguyên tắc hoạt động
+ Khi nhiệt độ phòng đủ lạnh môi chất trong đầu cảm biến co lại, áp suất trong
màng xếp co lại mở tiếp điểm máy dừng hoạt động.
+ Khi nhiệt độ phòng tăng môi chất trong đầu cảm biến nở ra làm tăng áp suất
màng xếp lúc này cũng nở ra đóng tiếp điểm cho máy hoạt động.
c) Những hư hỏng
+ Bị dò môi chất trong đầu cảm biến
+ Màng xếp mất tính đàn hồi
+ Cặp tiếp điểm bị cháy
d) Phân loại rơle nhiệt độ
Căn cứ vào phạm vi nhiệt độ làm việc của rơle nhiệt độ người ta chia thành:
+ Rơle nhiệt độ làm việc ở chế độ điều hòa không khí: +5 300C
+ Rơle nhiệt độ việc ở chế độ tủ lạnh: - 6 - 180C
+ Rơle nhiệt độ việc ở chế độ kho lạnh: - 18 - 400C
Căn cứ vào cường độ dòng điện làm việc của tiếp điểm rơle nhiệt độ: loại rơle nhiệt
độ 5A, 10A, 15A, 20A
4.2.2.2.6. Động cơ quạt máy lạnh hai tốc độ
Động cơ quạt gió trong máy điều hòa cửa sổ thường có hai tốc độ. Việc thay đổi
tốc độ dựa trên cơ sở một số nguyên tắc sau:
Nguyên tắc: Thay đổi điện áp đặt trên động cơ để thay đổi tốc độ quạt
104
Phương pháp: Dùng một cuộn chiết áp để giảm điện áp trên động cơ (Cuộn chiết áp
hay còn gọi là cuộn phân áp, cuộn self, hay cuộn số)
a) Cuộn số đặt ngoài
- Sơ đồ đấu điện hình 3.21
- Động cơ ra 3 đầu dây: C, S, R
- Cuộn số đặt ngoài ra 2 đầu dây
- Công tắc: 2 tác động, 3 đầu nối điện
OFF: Điện không vào quạt
LOW (Số chậm): Điện qua cuộn số
vào quạt điện áp đặt trên quạt giảm
quạt chạy chậm.
HIGH (Số nhanh): Điện vào thẳng quạt điện áp đặt trên toàn bộ quạt quạt chạy
nhanh.
b) Cuộn số đặt trong
Sơ đồ đấu điện hình 3.22 động cơ
quạt ra 4 đầu dây:
R - (chân làm việc) ;
S - (chân khởi động);
C - (chân chung);
P - (chân số)
- Bộ công tắc 2 tác động, 3 đầu nối
điện
OFF: Điện không vào quạt tắt
Low: Điện vào quạt qua dây số quạt chạy chậm
High: Điện vào quạt dây chung quạt chạy nhanh
* Đấu điện theo sơ đồ: R, S vào tụ
R vào nguồn
2 số (C&P) vào công tắc vào nguồn
Chú ý: S vào nguồn quạt chạy ngược
Máy điều hoà 1 cục : Động cơ quạt 2 tốc độ có cuộn số trong (LOW, HIGH) ra 4 đầu
dây, điều khiển tốc độ bằng bộ công tắc.
Quạt dàn nóng :
Quạt dàn nóng 1 tốc độ hoặc 2 tốc độ, cuộn số ngoài (quạt ra 3 dây) hoặc trong
(ra 4 dây), thay đổi tốc độ bằng cảm nhiệt hoặc tín hiệu từ dàn nóng xuống.
Trị số tụ ngâm của quạt tuỳ thuộc vào công suất và điện thế :
Một số trị số thông dụng tham khảo.
C
R
S
Cr
Cuộn số
Off
Hight
Low
Bộ công tắc
Hình 4.53 - Sơ đồ mạch điện điều chỉnh
tốc độ quạt cuộn số ngoài
Hình 4.54 - Sơ đồ mạch điện điều
chỉnh tốc độ quạt cuộn số trong
105
- Máy 1 cục 220V, 1HP tụ ngâm (36 F)
- Máy 1 cục 110V, 1HP tụ ngâm (68 F)
- Máy 2 cục 220V, 1HP
+ Quạt dàn lạnh có tụ ngâm (1,5 2 F)
+ Quạt dàn nóng có tụ ngâm (1,2 1,5 F)
Chú ý :
Trị số tụ ngâm càng lớn quạt chạy càng nhanh & mạnh. Dựa vào điều kiện này để
tăng khả năng làm lạnh của máy người ta tăng trị số tụ ngâm của quạt dàn lạnh khoảng
0,5 đến 1F.
4.2.2.2.7. Xác định 4 dây quạt 2 tốc độ
Trường hợp quạt có 3 cuộn dây
+ Cuộn làm việc CR: đường kính dây lớn, nhiều vòng điện trở trung bình
+ Cuộn khởi động CS : đường kính dây nhỏ nhiều vòng điện trở lớn
+ Cuộn số CP : Dây có đường kính lớn ít vòng điện trở bé.
Phương pháp đo điện trở
Ví dụ : 6 cặp CR, CS, CP, PR, PS, SR
CR - điện trở cuộn làm việc
CS - điện trở cuộn khởi động
CP - điện trở cuộn số
PR - điện trở cuộn số và điện trở cuộn làm việc
PS - điện trở cuộn số và điện trở cuộn khởi động
SR - điện trở cuộn khởi động và điện trở cuộn làm việc
Phương pháp
Bước 1 : Dùng ôm kế đo điện trở từng cặp đầu dây, tìm cặp có điện trở lớn nhất
là PS cặp còn lại là CP.
Bước 2 : (xác định S, R) Dùng 1 trong 2 dây C hoặc P đo với R và S. Cặp có
điện trở lớn là S, cặp có điện trỏ nhỏ là R :
Bước 3 : (xác định C, P) Dùng một trong hai dây R hoặc S đo với 2 dây cò lại
C, P. Cặp nào có điện trở lớn là P, có điện trở nhỏ là C.
Phương pháp tổng hợp:
Bước 1: Dùng ôm kế đo điện trở từng cặp đầu dây tìm cặp có điện trở lớn nhất
là RS cặp còn lại là C và P.
Bước 2: Nối R và S vào tụ
Bước 3: Cho một nguồn vào đầu tụ, một nguồn còn lại vào 1 trong 2 dây C và P
quạt chạy. Kiểm tra chiều quay để xác định R và S (R quay thuận, S quay
ngược)
106
Bước 4: Thay đổi nguồn vào C và P. Kiểm tra tốc độ quay xác định được C và
P (C quay nhanh, P quay chậm)
* Mở rộng cho quạt 3 tốc độ. (ra 5 đầu dây)
4.2.2.2.8 - Bảng điều khiển
Bảng điều khiển máy điều hòa một phần tử bao gồm: 1 bộ công tắc; Thermostat;
Đảo gió; Cần gạt thông gió
a) Núm điều chỉnh: Thường có 5 nấc:
1/ OFF: Tắt
2/LOW FAN: Quạt chạy với tốc độ chậm.
3/HIGH FAN: Quạt chạy với tốc độ nhanh.
4/ LOW COOL: Máy nén chạy và quạt chạy chậm.
5/ HIGH COOL: Máy nén chạy và quạt chạy nhanh.
b) Bộ điều khiển nhiệt độ lạnh (Thermostat ):
1. Khi phòng đủ lạnh thermosat sẽ ngắt tiếp điểm, máy nén ngừng làm việc
2. Nhiệt độ tăng lên thermosat sẽ đóng tiếp điểm, máy nén làm việc trở lại
3. Đặt số càng lớn thì nhiệt độ buồng lạnh càng thấp, thermostat càng lâu ngắt
4. Số càng nhỏ thì ngược lại
Chú ý: Thermostat chỉ tác động tắt máy nén với điều kiện công suất lạnh lắp đặt phải
dư
c) Công tắc đảo gió (air swing ):
Có 2 nấc ON OFF
+ Công tắc ở vị trí ON: Có đảo gió
+ Công tắc ở vị trí OFF: Không có đảo gió (có máy không có đảo gió)
d) Điều chỉnh lấy gió trời (cần gạt)
Hình 4.55 - Bảng điều khiển điều hòa một phần tử
1
2
3
4
5 6
7
8
9
10 OFF
LOW
FAN
HIGH FAN LOW
COOL
HIGH
COOL
VENT OPEN CLOSE
Thermostat
Air swing
ON OFF
107
CLOSE OPEN
+ CLOSE: Không lấy gió trời (đóng cửa lấy gió tươi)
+ OPEN: Mở cửa lấy gió trời cung cấp oxy cho phòng. Để ở OPEN máy chạy
sẽ lâu ngắt, tốn điện hơn.
4.2.2.2.9. Mạch điện máy điều hòa một phần tử
Nguyên tắc hoạt động
Cấp nguồn cho mạch điện, công tắc chọn chế độ đặt ở chế độ OFF thì máy nén
và quạt đều không hoạt động.
Chế độ thông gió: Ở sơ đồ này ta có thể chạy chế độ thông gió ở hai tốc độ quạt khác
nhau:
- Vặn công tắc chuyển mạch tới vị trí LOW FAN, lúc này điện sẽ được đóng mạch
từ chân 1 sang chân 2, cấp điện vào chân P của quạt, quạt chạy với tốc độ thấp, gạt cần
gạt lấy gió trời sang vị trí OPEN quạt sẽ hút thêm một phần không khí ngoài trời vào
phòng để tạo thông thoáng cho phòng.
- Vặn công tắc chuyển mạch tới vị trí HIGH FAN, lúc này điện sẽ được đóng mạch
từ chân 1 sang chân 3, cấp điện vào chân C của quạt, quạt chạy với tốc độ cao (máy
nén không chạy) thực hiện chế độ chạy thông gió, gạt cần gạt lấy gió trời sang vị trí
OPEN.
Chế độ chạy lạnh: Ở sơ đồ này ta cũng có thể chạy lạnh ở hai tốc độ quạt khác nhau:
Van điện từ
1 2 3 4
LOW FAN
OFF
HIGH FAN
LOW COOL
HIGH COOL
Rơle nhiệt độ
Rơle nhiệt
C
R
S
P
Cr
Cr
R
S
C
Động cơ máy nén
Động cơ quạt
Hình 4.56 - Sơ đồ mạch điện máy điều hòa một phần tử 2 chiều
108
- Vặn công tắc chuyển mạch đến vị trí LOW COOL, điện sẽ được cấp đồng thời
vào chân P của quạt và chân C của máy nén. Lúc này máy nén chạy hoạt động làm
lạnh kết hợp với quạt chạy ở tốc độ thấp nhất. Tương tự như vậy muốn chạy ở chế độ
lạnh nhanh hơn thì chuyển mạch sang vị trí HIGH COOL.
- Nhiệt độ trong phòng được đặt bằng thermostat. Đặt số càng lớn thì độ lạnh trong
phòng càng thấp. Khi phòng đủ lạnh với giá trị đặt thì thermostat sẽ tự động ngắt mạch
máy nén ngừng hoạt động nhưng quạt dàn lạnh vẫn tiếp tục hoạt động để tăng cường
quá trình trao đổi nhiệt đối lưu không khí trong phòng. Để không khí lạnh phân phối
đồng đều trong phòng hơn thì ta có thể bật công tắc SWING sang vị trí ON, động cơ
SWING sẽ điều khiển sự chuyển động lên xuống của cánh hướng gió.
Trình tự đấu điện mạch điện điều hòa một phần tử một chiều được thể hiện trên
hình 3.25.
Bước 1: Xác định chân quạt, máy nén, tụ, công tắc chuyển mạch, thermic, thermostat
Bước 2: Đấu tụ Cr, Cs (nếu có), thermic, thermostat
Bước 3: Xác định 4 vị trí của công tắc xoay
Bước 4: Đấu theo sơ đồ mạch điện hình 3.25
Bước 5: Kiểm tra thông mạch, dùng đồng hồ đo ở 2 chân cắm nguồn, vặn công tắc
xoay đến các chế độ của máy.
Hình 4.57 - Sơ đồ đấu dây mạch điện máy điều hòa một phần tử 1 chiều
Máy nén
Quạt 2
tốc độ
Tụ máy nén
Rơle nhiệt
Tụ quạt
Công tắc
chọn chế
độ
Thermostat
3
R
1
P 2
4
C
S
109
OFF
LOW HIGH
FAN LOW HIGH
FAN
COOL
HEAT
C
R
S
Thermic
Thermostat
Heat Cool
C
R
P
SV Motor
Air swing
swich
Cr
Cr
S
NC
COM
0 1
3
4
2
A B
Motor
fan
Comp
Hình 4.59 - Mạch điện máy điều hòa một phần tử hai chiều
Hình 4.58 - Mạch điện máy điều hòa 1 phần tử 12000 BTU/h
NATIONAL có chế độ hẹn giờ
C R
S C
r
Cr
R
S
P
3
2
1
1
2
SV
A B
TIMER
CONTACTOR
THERMOSTAT
THERMIC
SWICH
COMPRESSOR
POWER
INPUT
220
V
C
110
4.2.3. Hệ thống điện máy điều hòa hai phần tử
4.2.3.1. Hệ thống điện máy điều hòa hai phần tử một chiều
a) Sơ đồ mạch điện
Mạch điện được chia làm hai phần riêng biệt, phần nằm phía dàn lạnh, phần nằm
phía dàn ngưng. Phần mạch điện nằm phía dàn lạnh là một bảng mạch điện tử bao
gồm: phần nhận tín hiệu từ điều khiển từ xa, các cảm biến nhiệt độ và các linh kiện
điện tử nhằm mục đích điều khiển các chế độ nhiệt độ phòng điều hòa, tốc độ quạt gió,
điều chỉnh hướng gió lạnh thổi ra, chế độ hiển thị chế độ đặt nhiệt độ, các đèn Led báo
quá trình hoạt động của máy. Mạch điều khiển còn có chức năng đóng cắt mạch điện
nằm phía dàn ngưng.
Mạch điện phía dàn ngưng gồm động cơ máy nén một pha chạy tụ, động cơ quạt dàn
nóng và các thiết bị bảo vệ máy nén và quạt.
b) Hoạt động
Khi máy nhận được tín hiệu điều khiển từ bộ điều khiển từ xa, đèn led sẽ nhấp nháy
một vài giây, khi máy làm việc ổn định thì hết nhấp nháy.
Tín hiệu điều khiển được xác lập trên bảng điều khiển điện tử theo chế độ lập trình
theo nguyên tắc vận hành của máy, qua đó tín hiệu điều khiển sẽ thực hiện điều khiển
đóng cắt rơle chính nằm trên bảng điện tử cấp nguồn điện cho phần mạch nằm phía
dàn nóng.
a) Lắp đặt
Mạch điện điều khiển của máy điều hòa hai phần tử là một bảng mạch điện tử đã
được chế tạo sẵn tùy thuộc vào hãng sản xuất máy nên người thợ máy lạnh chỉ có thể
sửa chữa thay thế một phần hoặc một vài linh kiện điện tử, thay thế bảng bảng mạch
mới. Việc lắp mạch điện loại này chỉ cần chọn mảng thay thế đúng chủng loại và kết
nối dây dẫn đúng thứ tự phù hợp với mầu dây.
Mạch điện phía dàn nóng chủ yếu là xác định chuẩn xác chân C, R, S của máy nén và
xác định đúng đầu dây quạt, mắc tụ máy nén, tụ quạt theo sơ đồ hình 3.28.
111
4.2.3.2. Hệ thống điện máy điều hòa hai phần tử hai chiều
1 2 3 4 5 6 9 8 7 10 1 2 3 4 5
10 7 8 9 6 5 4 3 2 1
1 2 2 1
1 2 2 1 3 2 1 1 2
1 2
1 2 3 4 5 6 9 8 7 10
1 2
1 2
MF Cầu
chì
Rơle chính
Quạt dàn lạnh
Máy biến áp
Động cơ máy nén
Quạt
dàn
nóng
Tụ
quạt
Tụ máy nén
MC
MF
Cảm
biến
Cảm
biến
Rơle nhiệt
Rơle nhiệt
Cầu nối điện
Cầu nối điện
Hình 4.60 - Sơ đồ mạch điện điều khiển máy điều hòa hai phần tử một chiều
112
Sơ đồ mạch điện
Các thiết bị trong mạch điện điều khiển của máy điều hòa không khí hai phần tử
hai chiều cũng tương tự như mạch điều khiển của máy một chiều, tuy nhiên ở máy hai
chiều có thêm bộ van điện từ đảo chiều 4 ngả lắp đặt trên dàn nóng.
1 2 3 4 5 6 9 8 7 10 1 2 3 4 5
10 7 8 9 6 5 4 3 2 1
1 2 2 1
1 2 2 1 3 2 1 1 2
1 2
1 2 3 4 5 6 9 8 7 10
1 2
1 2
MF Cầu
chì
Quạt dàn lạnh
Máy biến áp
Máy nén
Tụ
Quạt
Tụ máy nén
MC
MF
Cảm
biến
Rơle nhiệt
3 4
3 4
Rơle nhiệt
Cảm
biến
SV
Van điện từ 4 ngả
Hình 4.61 - Sơ đồ mạch điện điều khiển máy điều hòa hai phần tử hai chiều
113
a) Hoạt động
Nguyên tắc hoạt động của máy điều hòa không khí hai phần tử hai chiều cũng
tương tự như máy điều hòa không khí hai phần tử một chiều. Chỉ khác khi thay đổi chế
độ làm việc từ chế độ làm lạnh sang chế độ sưởi ấm thì van điện từ đảo chiều dòng
môi chất được cấp nguồn, dòng môi chất sẽ tự động chuyển dòng, môi chất được máy
nén nén lên sẽ đi lên dàn lạnh, dàn lạnh lúc này đóng vai trò là dàn nóng, dàn nóng trở
thành dàn lạnh.
b) Lắp đặt
Cách lắp đặt mạch điện máy điều hòa không khí hai phần tử hai chiều cũng tương
tự như lắp máy điều hòa không khí hai phần tử một chiều. Chỉ cần lưu ý phần dây nối
từ phần tử trong nhà tới phần tử bên ngoài thường có 5 dây (kể cả dây tiếp địa).
4.2.3.3. Lắp đặt, bảo dưỡng máy điều hòa một phần tử
4.2.3.3.1 Lắp đặt máy điều hòa một phần tử
a) Các phụ tùng lắp đặt
Dụng cụ lắp đặt gồm : Mỏlết, tuốc nô vít 4 cạnh, kéo, thước dây, bút chì, livô
Bảng 3.7 - Bảng phụ tùng lắp đặt máy điều hòa một phần tử
Vỏ máy
Xốp cách nhiệt
Chân đỡ máy
Ống nối thoát nước
ngưng
Ốc vít
Giá đỡ máy
114
b) Trình tự lắp đặt
Chuẩn bị ô cửa
sổ có kích thước
tương đương
kích thước phủ
bì máy điều hòa
cần lắp.
Bước 1: Tháo
các ốc vít trên
vỏ máy, giữ lại để sau còn lắp lại.
Bước 2: Trượt máy ra khỏi vỏ bằng cách
giữ chặt tay cầm của xát xi và kéo về phía
trước trong
khi giữ
chặt vỏ
máy.
Bước 3: Bắt giá đỡ máy lên phía sau bên
ngoài cửa sổ (hình 3.32)
Bước 4: Dán xốp cách nhiệt phía trên và
hai bên thân máy sát với tường của cửa sổ
(hình 3.33) để làm kín tránh không khí
lạnh thoát ra ngoài qua khe hở. Đảm bảo
nước mưa không bị chảy vào trong nhà.
Bước 5: Lắp vỏ máy lên ô cửa sổ, lấy 4 vít bắt chặt vỏ máy vào bệ cửa sổ (hình 3.34)
Hình 3.31 – Hướng dẫn
tháo máy điều hòa ra
khỏi vỏ máy
Hình 3.30 - Ô cửa sổ
lắp máy điều hòa
Hình 3.32 - Giá đỡ gắn
trên tường
Hình 3.33 - Xốp cách nhiệt được
dán lên cửa sổ
Hình 3.34 - Vỏ máy được bắt
chặt lên bệ cửa sổ
115
Bước 6: Lắp máy vào vỏ
Trượt máy
vào vỏ. Bắt vít
vỏ và máy vào
bệ cửa sổ và
giá đỡ máy
theo hình 3.35
Bước 7: Cấp điện cho máy và vận hành.
4.2.3.3.2. Bảo dưỡng máy điều hòa hai một phần tử
Bước 1: Tắt máy và tháo hẳn ổ cắm điện trước khi vệ sinh, bảo dưỡng máy
Bước 2: Tháo lưới lọc bụi
Mở lắp trước cửa máy, tháo phin lọc ra khỏi máy và vệ sinh bụi bẩn trên lưới lọc
bằng nước xà phòng ấm dưới 400C. Lắc lưới nhẹ nhàng để giũ nước ra và phơi khô
trước khi lắp vào máy. Lưu ý không được chạy máy khi không có lưới lọc bụi vì bụi
bẩn sẽ làm tắc dàn lạnh và giảm hiệu quả trao đổi nhiệt.
Lấy khăn ẩm lau sạch mặt nạ của máy, lắp lưới lọc bụi về vị trí ban đầu và đóng mặt
nạ của máy về vị trí ban đầu.
Vít ngắn
Vít dài
Hình 3.35 – Máy được bắt vít cố định lên giá đỡ và bệ cửa sổ
Hình 4.62 - Cách tháo và rửa sạch lưới lọc không khí
Hình 4.63 – Cách lắp lưới lọc và vệ sinh bề mặt máy lạnh
116
4.2.3.3.3. Một số hư hỏng thường gặp, nguyên nhân và cách khắc phục.
Bảng 3.8 - Một số hư hỏng và cách khắc phục máy điều hòa một phần tử
TT Sự cố Nguyên nhân Biện pháp khắc phục
1
Máy không hoạt
động
Máy không được
cắm điện
Đảm bảo phíc cắm của máy đã
được nối với ổ điện
Cầu chì bị đứt,
áptômát ngắt mạch
Kiểm tra áptômát hoặc cầu chì nếu
hỏng thì thay thế hoặc đóng lại
áptômát
Không có điện hoặc
điện không vào
Nếu nguồn điện bị mất, thì hãy tắt
máy. Khi có điện trở lại, đợi 3 phút
trước khi khởi động lại máy để
tránh quá tải cho máy.
2 Máy kém lạnh
Luồng gió bị chắn
bởi các chướng
ngại vật
Đảm bảo rằng không có màn che,
đồ đạc, chướng ngại vật ở trước
mặt của máy điều hòa
Đặt nhiệt độ phòng
chưa phù hợp
Vặn núm thermostat ở mức cao
hơn
Lưới lọc bị bám bụi
nhiều
Hãy rửa sạch lưới lọc ít nhất là 2
tuần 1 lần
Bị rò rỉ không khí
7lạnh ra ngoài
Kiểm tra tất cả các khe hở và các lỗ
thông khí mà từ đó khí lạnh có thể
đi ra ngoài. Đóng bớt cửa lấy gió
trời của máy.
Thiếu gas
Tìm vị trì rò rỉ, khắc phục và nạp
lại gas
3
Máy điều hòa bị bó
băng
Đá làm tắc sự lưu
thông không khí và
máy mất khả năng
làm lạnh
Đặt chế độ điều khiển ở chế độ
quạt gió cao hoặc làm lạnh cao.
4.2.4. Lắp đặt, bảo dưỡng máy điều hoà hai phần tử
4.2.4.1. Lắp đặt máy điều hòa hai phần tử
a) Chuẩn bị phụ tùng và dụng cụ
Các dụng cụ cần thiết khi lắp máy điều hoà được liệt liệt kê trong bảng 3.8 và bảng 3.9
Bảng 3.9 - Dụng cụ lắp đặt máy điều hòa hai phần tử
117
TT Tên Hình ảnh TT Tên Hình ảnh
1
Livo thăng
bằng
10
Đồng hồ
gas 3 dây
2
Tuốc nơ
vít
11 Nhiệt kế
3
Khoan bê
tông
12
Dây an
toàn
4 Mũi khoan
13
Khoan
bắn vít
5
Dụng cụ
loe ống
14 Đèn hàn
6 Clê các cỡ
15
Đồng hồ
vạn năng
7 Mỏ lết
16
Ampe
kìm
118
8
Bộ chìa lục
lăng
17
Dao cắt
ống
9
Bơm chân
không
18
Bộ uốn
ống
Vật liệu
Bảng 3.10 - Vật liệu cần thiết khi lắp máy điều hòa hai phần tử
4 ốc vít loại A Dây điện Băng quấn
Ống thoát nước ngưng
b) Trình tự lắp đặt
c) Chọn vị trí
Phần tử INDOOR (cục lạnh)
Vị trí lắp đặt cục lạnh phải thoả mãn các yêu cầu sau
- Cách xa nguồn nhiệt và nguồn hơi nước
- Không có vật cản trước máy
- Thiết kế đường đi thuận tiện cho ống thoát nước ngưng tụ
- Không lắp đặt gần cửa ra vào hoặc trên cửa ra vào, vì sẽ tổn thất lạnh lớn khi có
người ra vào.
- Độ cao chênh lệch giữa dàn nóng va dàn lạnh không được vượt qua giới hạn cho
phép.
- Vị trí lắp dàn lạnh phải đủ sức chịu được trọng lượng của dàn lạnh, và không
được rung hoặc lắc.
- Lắp xa đen huỳnh quang để tránh ảnh hưởng tới hoạt động của bộ điều khiển
không dây.
- Lắp cách xa tối thiểu 1m đối với các thiết bị điện như là: Tivi, radio, các thiết bị
điện gia dụng khác
Ống đồng Vật liệu bảo ôn
119
- Lắp đặt càng cao càng tốt nhưng phải cách trần tối thiểu 5 cm để thao tác khi
tháo lắp và không khí có thể tuần hoàn về dàn lạnh.
- Để chừa khoảng không hai bên tối thiểu 5 cm để có thể dùng tay tháo lắp được.
- Lắp cục trong cao hơn sàn nhà ít nhất 2,3 m
- Lựa chọn vị trí không ảnh hưởng đến kiến trúc và độ thẩm mỹ của phòng
Phần tử ngoài trời (OUT DOOR UNIT - cục nóng)
Khi lắp đặt cục nóng cần chú ý các điểm sau:
- Lắp nơi thông thoáng gió, tránh ánh nắng mặt trời chiếu vào. Nếu bị ánh nắng
mặt trời chiếu vào dàn nóng sẽ bị nhận nhiệt từ bức xạ mặt trời nên áp suất
ngưng tụ sẽ tăng làm cho máy chạy tốn điện hơn, thời gian làm lạnh cũng lâu
hơn, máy nén có thể bị quá tải... Để khắc phục điều này có thể sử dụng mái che
nhưng chú ý không được che chắn hướng toả nhiệt.
- Khoảng không phía sau và hai bên máy tối thiểu là 10 cm
- Khoảng không phía trước máy có không khí nóng thổi ra tối thiểu là 70 cm
- Không để vật nuôi hay cây trồng gần luồng không khí nóng thổi ra
- Chọn vị trí sao cho không khí nóng và tiếng ồn không ảnh hưởng đến xung
quanh.
- Chọn vị trí sao cho khoảng cách từ cục trong ra cục ngoài là ngắn nhất.
- Lưu ý trọng lượng của máy và chọn nơi đặt máy sao cho độ ồn và độ rung thấp
nhất. Không lắp nơi tường yếu.
- Nếu cục ngoài được lắp trên mái, cần chú ý độ thăng bằng của máy. Kết cấu của
mái và các mối cố định phải đủ chặt.
Lớn hơn 5cm
Lớn hơn 5 cm
Lớn hơn 5cm
Lớn hơn 2,3 m
Tường Tường
Trần
Sàn nhà
Hình 4.64 – Quy định khi lắp đặt cục lạnh
120
d) Lắp đặt cục lạnh bên trong (IN DOOR UNIT)
Sau khi xác định được vị trí dàn lạnh, việc lắp đặt dàn lạnh được tiến hành theo các
bước như sau:
Bước 1: Cố định giá treo.
- Tháo giá đỡ bằng tôn được lắp ở sau dàn lạnh, dùng bảng tôn định vị và đo kích
thước lắp đặt,
- Có rất nhiều loại giá đỡ khác nhau, tuỳ cấu tạo mà ta có phương pháp cố định hợp lý.
Đặt giá đỡ nằm ngang bằng cách sử dụng quả dọi để dánh dấu đường trung tuyến,
lấy livô thăng bằng lấy phẳng.
Lấy dấu và khoan 5 vị trí như hình vẽ, bắt vít nở cố định giá đỡ vào tường.
Bước 2: Xác định tâm của lỗ khoan xuyên tường
Có 2 cách xác định:
Lớn hơn 60 cm
Lớn hơn 10 cm
Lớn hơn 60 cm
Lớn hơn 10 cm
Lớn hơn 70 cm
Hình 4.65 - Quy định lắp đặt cục nóng
Hình 4.66 - Giá đỡ máy DAIKIN 12000 BTU/h
121
Cách 1: Trên giá đỡ có dấu chỉ dẫn.
Kẻ đường nằm ngang và đường thẳng đứng theo chiều mũi tên đã đánh dấu sẵn
trên chân đế. Giao điểm của hai đường này chính là tâm của lỗ khoan.
Cách 2: Trên chân đế không có dấu chỉ dẫn.
Khi chân đế không có mũi tên chỉ dẫn thì ta làm như sau:
Lật mặt sau cục lạnh, giữ nguyên giá đỡ, lấy thước đo từ tâm đường ống theo
chiều đứng và chiều nằm ngang rồi đánh dấu vào chân đế. Hoặc đo khoảng cách từ
tâm ống ra đến giá theo 2 chiều thẳng đứng và nằm ngang rồi làm theo cách 1.
Sau khi xác định được tâm lỗ khoan thì thực hiện khoan một lỗ đường kính
70mm xuyên tường (hình ). Lưu ý khi khoan lỗ dốc ra phía bên ngoài ( ≥ 100) để
nước ngưng dễ dàng thoát ra.
Lắp đặt cục nóng (OUT DOOR UNIT)
Cục nóng thường được lắp ở 2 vị trí: treo tường và đặt sàn.
Chọn vị trí:
- Đặt nơi thông thoáng gió tốt, tránh ánh nắng mặt trời chiếu vào. Vì dàn nóng khi
bị ánh nắng mặt trời chiếu vào dàn sẽ nhận nhiệt làm nhiệt độ ngưng tụ tăng,
Hình 4.67 - Cách xác định khoảng cách lấy dấu lỗ khoan
Hình 4.68 - Lỗ đặt ống lót xuyên tường
122
công nén tăng, tiêu tốn điện năng, năng suất lạnh máy giảm, phòng điều hoà lâu
mát hơn.
- Lắp vững chắc, ít ồn và rung
- Gió thổi ra từ dàn nóng không làm ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.
- Dễ bảo trì và lắp đặt
- Không có khí gas dễ cháy nổ xung quanh dàn nóng
- Gió thổi ra khỏi dàn nóng không thổi trực tiếp vào vật nuôi hoặc cây cối.
- Khi lắp chú ý khoảng cách cho phép giữa dàn lạnh và dàn nóng.
Ví dụ: Máy điều hoà Reetech
Model RC9 RC12 RC18 RC24
Chiều dài ống tương đương, m 10 10 15 15
Chiều cao ống tương đương, m 5 5 5 5
Cục nóng lắp treo tường
Bước 1: Đo khoảng cách chân đế máy rồi cố định chân đế lên tường
Bước 2: Cố định cục nóng trên chân đế.
Bước 3: Xác định khoảng cách ống nối từ out door đến in door, cắt ống đồng, bọc bảo
ôn và thực hiện gia công ống.
- Đo khoảng cách dàn nóng và dàn lạnh, chiều dài đường ống sẽ dài hơn một chút so
với khoảng cách đo.
- Đường dây dẫn điện sẽ dài hơn đường ống gas khoảng 1,5 m.
- Nối ống dẫn nước ngưng
- Ống nước ngưng của máy được nối dài thêm bằng ống phụ, mối nối nến quấn thêm
băng dính cách điện để đảm bảo mối nối chặt và không bị rò rỉ nước ngưng ra ngoài.
Bước 4: Nối điện cục lạnh
Hình 4.69 - Giá đỡ cục nóng
123
Mở nắp hộp điện cục lạnh và thực hiện đấu điện theo sơ đồ điện của máy, đánh
dấu đầu dây điện ở các vị trí khác nhau trên cầu nối điện.
- Cách nhiệt toàn bộ ống gas bằng các ống bảo ôn theo đúng kích cỡ. Lưu ý khi luồn
bảo ôn vào ống thì đầu ống phải dán chặt bằng băng dính để tránh bụi bẩn vào ống gây
tắc.
- Lấy băng dính điện cố định từng đoạn ống đồng dẫn gas, ống thoát nước ngưng dây
điện rồi dùng băng quấn quấn từ dưới quấn lên phía trên để đảm bảo sao cho lớp băng
quấn phía trên đè lên lớp dưới và xuôi từ trên xuống dưới. Điều đó sẽ đảm bảo khi
đường ống đặt ra ngoài trời sẽ tránh được nước mưa đọng lại trong lớp băng quấn.
Bước 5: Thực hiện loe ống
Lưu ý: Trước khi loe cần đưa rắc co vào ống trước.
Lắp ống vừa loe vào cục lạnh, dùng clê hoặc mỏ lết
xiết chặt
Chú ý: Trước khi nối dùng dầu lạnh thoa vào mặt côn
và mặt loe để độ kín mối nối tăng lên.
Rắc co
Hình 4.72 - Rắc co
Hình 4.70 - Vị trí ống dẫn môi chất, dây điện và ống thoát nước ngưng
Hình 4.71 - Cách quấn băng quấn bảo ôn
Bao bọc bằng băng quấn
Băng quấn
Ống dẫn môi chất
Ống dẫn nước ngưng
124
- Lắp dàn lạnh tạp thời
Luồn ống từ từ qua phần lỗ đã khoan, chú ý cẩn thận không làm rách băng quấn
và bảo ôn của đường ống.
- Bắt đầu rắc co còn lại vào cục ngoài
Những điều lưu ý dưới đây khi lắp máy
Hình 4.73 - Nối ống bằng rắc co
Cờ lê
Rắc co cái
Rắc co đực
Thoa dầu lạnh
Móc giá đỡ
Ống lót
Ống dẫn gas
Ống dẫn nước ngưng
Hình 4.74- Dàn lạnh lắp tạm thời
125
e) Thực hiện hút chân không
Dùng đồng hồ nạp gas 3 dây, dây gas bên phía đồng hồ áp suất thấp được lắp với
van 1 chiều ở bộ van khóa cục nóng, dây giữa được nối với bơm chân không, thực
hiện cắm điện cho bơm hoạt động, bơm sẽ hút hết không khí bên trong đường ống và
dàn lạnh ra ngoài. Kết thúc quá trình hút chân không khi kim đồng hồ trên áp kế chỉ
760 mmHg, khóa van đồng hồ và theo dõi. Nếu không kín áp suất trên đồng hồ sẽ tăng
lên, nếu kín thì thực hiện thông gas hình 3.50.
Dùng clê chìm vặn theo chiều ngược kim đồng hồ 2 van khóa của dàn ngưng và thực
hiện thử kín.
Hình 4.75 - Những điều lưu ý khi lắp máy
126
Dùng bọt xà phòng bôi vào các mối nối rắc co để thực hiện thử kín
Nếu hệ thống đã kín thì nối điện cục nóng.
f) Cấp điện chạy thử
Việc lắp đặt máy sử dụng môi chất R410A cũng tương tự như máy sử dụng môi
chất R22. Tuy nhiên khi lắp máy sử dụng môi chất R410A cần chú ý một số các
đặc điểm sau:
Máy điều hòa hai phần tử sử dụng môi chất R410A thường là các loại chạy biến
tần. Áp suất làm việc của môi chất R410A cao gấp 1,6 lần so với R22 nên đường ống
đòi hỏi phải có độ dày thành ống cao hơn vì vậy cần kiểm tra kỹ lưỡng loại ống trước
khi lắp đặt. Đường kính ngoài của ống tương tự như ống trong máy sử dụng môi chất
R22.
Bảng 3.10 - Đường kính ống và độ dày của thành ống
Đường
kính danh
nghĩa
Đường
kính ngoài
[mm]
Độ dày
thành ống
tối thiểu
[mm]
1/4’’ 6,35 0,8
3/8’’ 9,52 0,8
1/2’’ 12,7 0,8
Hình 4.77 – Sơ đồ hút chân không máy điều hòa hai phần tử
127
5/8’’ 15,88 1
- Đường kính của ê cu loe và phần loe của ống
Vì áp suất làm việc của R410A cao hơn các loại môi chất khác, nên môi chất R410A
dễ bị rò rỉ hơn. Do đó, tiêu chuẩn về kích thước của phần loe của ống đồng dùng cho
môi chất R410A cũng khác so với các loại môi chất khác để tăng sự kín hơi và tăng độ
bền. Tiêu chuẩn đường kính của ê cu loe dùng cho R410A cũng thay đổi tương ứng để
tăng độ bền.
Bảng 3.11 - Sự khác nhau giữa đường kính ống loe của hệ sử dụng môi chất R22 với
R410A
Đường kính ống
đồng
(D mm)
Đường kính của ống loe (A
mm)
Sai số cho phép: + 0 và -0.4
R22 R410A
6.35 9.0 9.1
9.52 13 13.2
12.70 16.2 16.6
15.88 19.4 19.7
19.05 23.3 24
Đặc điểm môi chất R410A là không sử dụng dầu khoáng mà dùng dầu nhớt
tổng hợp ester, đây là nhược điểm lớn nhất của môi chất HFC. Trong khi dầu khoáng
(dùng cho R22) hút ẩm rất ít thì dầu nhớt tổng hợp hút ẩm tăng gấp 20 lần so với dầu
khoáng (ở cùng độ ẩm không khí 45%)
Khi bị nhiễm ẩm, dầu ester phản ứng với ẩm tạo thành cacbon acid tác dụng với
kim loại, sinh ra một lớp cáu cặn màu đỏ bám trên đường ống, gây tắc đường ống, các
cửa van và tiết lưu và làm kẹt máy nén rất nguy hiểm. Điều này đòi hỏi công tác làm
sạch hệ thống cũng như công tác nạp dầu, gas cẩn thận kỹ càng gấp nhiều lần đối với
R22. Một nhược điểm khác là môi chất R410A không hòa tan dầu ester nên cũng
mang các nhược điểm của chu trình không hòa tan dầu khác.
Nếu thay thế máy điều hòa môi chất R410A vào hệ thống đường ống cũ sử
dụng R22 cần đặc biệt làm sạch dầu cũ. Chỉ cần lẫn một chút dầu cũ, toàn bộ khối dầu
sẽ biến thành bùn gây tắc bẩn hệ thống.
128
Một nhược điểm quan trọng nữa của R410A là đặc biệt nhạy cảm với các tạp
chất như nước, dầu, chất oxi hóa trong vòng tuần hoàn môi chất lạnh vì vậy độ thận
trọng trong dịch vụ phải nâng lên một cấp mới, gấp nhiều lần so với dịch vụ R22.
Cũng do hoạt động ở áp suất cao hơn, ví dụ dàn ngưng giải nhiệt gió có nhiệt độ
ngoài trời 350C nhiệt độ ngưng tụ 500C thì R410A có áp suất 30,7bar so với 19bar của
R22, nên hầu như các loại dụng cụ lắp đặt bảo dưỡng, sửa chữa phải thay đổi sang
công nghệ mới để đảm bảo độ bền cơ học cũng như ngăn chặn nguy cơ rò rỉ và đáp
ứng độ sạch của hệ thống, cũng như thành phần của hỗn hợp môi chất lạnh trong hệ
thống.
Các van nạp dùng cho R22 không thể dùng cho môi chất lạnh R410A do không đủ
độ bền cơ học, áp kế không phù hợp với thang đo.
Do R410A là môi chất hỗn hợp không đồng sôi nên để đảm bảo thành phần hỗn
hợp không bao giờ nạp hơi vào hệ thống, do đó phương pháp nạp định lượng
không dùng được mà phải dùng một loại cân đặc biệt để nạp lỏng cho hệ thống.
Do yêu cầu gắt gao về độ không lẫn dầu nên loại bơm chân không cũ của R22 cũng
không sử dụng được mà phải sử dụng loại bơm chân không riêng cho R410A. Loại
bơm này có van một chiều chống lẫn dầu. Nếu dùng bơm chân không loại cũ phải
lắp thêm một bộ adaptor chống lẫn dầu.
Để bảo vệ bề mặt trong của ống đồng khỏi bị oxi hóa (đặc biệt đối với R410A)
công nghệ mới đòi hỏi tất cả các mối hàn phải tiến hành trong khí nitơ bảo vệ, đặc
biệt phía trong ống, với quy trình hàn được qui định nghiêm ngặt.
Các chi tiết khi lắp ráp được vệ sinh kỹ lưỡng bằng khí nitơ (không được dùng khí
nén). Hệ thống thiết bị được thổi sạch bằng khí nitơ.
Loại trừ hơi ẩm còn sót lại, hệ thống được sấy chân không đôi khi áp suất được đưa
xuống dưới 5mmHg tương đương với nhiệt độ bay hơi của nước ở 00C.
Công tác thử kín của hệ thống được tiến hành theo 3 bước : bước 1 là 5bar, trong
5phút, bước 2 là 15bar trong 5 phút, bước 3 là 32 bar trong 24h.
4.2.4.2. Bảo dưỡng máy điều hòa hai phần tử
a) Quy trình bảo dưỡng máy
Trước khi tiến hành bảo dưỡng cần làm một số thao tác kiểm tra máy điều hòa như
sau:
129
- Kiểm tra hoạt động của máy, để Remote ở chế độ lạnh, sau đó khởi động cho máy
chạy.
- Kiểm tra hiệu suất làm việc của máy.
- Kiểm tra hoạt động của máy nén và động cơ quạt dàn nóng.
- Kiểm tra hoạt động của quạt dàn lạnh.
- Kiểm tra hoạt động của quạt đảo gió.
- Kiểm tra cường độ dòng điện máy nén.
- Kiểm tra áp suất cao và áp suất thấp.
- Sau khi đã kiểm tra với tình trạng máy hoạt động bình thường thì tắt máy, tắt nguồn
và tiến hành theo trình tự sau:
Bảng 3.12 - Công việc bảo dưỡng máy điều hòa hai phần tử.
TT Tên công việc Phương pháp
1 Vệ sinh lưới lọc không khí Khí nén, nước áp lực
2 Vệ sinh bề mặt trao đổi nhiệt dàn lạnh. Khí nén, nước áp lực
3 Vệ sinh bề mặt trao đổi nhiệt dàn nóng. Khí nén, nước áp lực
4 Bảo dưỡng quạt dàn nóng, quạt dàn lạnh Tra dầu, mỡ
5
Xác định tình trạng gas trong
máy (đủ/thiếu)
Đo kiểm và nạp gas
bổ sung (nếu thiếu)
6 Đo kiểm tra áp suất Gas Đồng hồ áp suất
7 Đo kiểm tra dòng và điện áp làm việc Ampe kế
8 Kiểm tra sự hoạt động của máy tốt hay xấu. Đo nhiệt độ, áp suất
9 Kiểm tra độ kín của hệ thống Xiết chặt rắc co
10 Kiểm tra tính cách nhiệt của hệ thống
Kiểm tra đọng sương trên bảo
ôn
11 Xiết chặt các bulong, ốc vít vỏ máy Tô vít,cờ lê, mỏ lết
12 Kiểm tra các thông số kỹ thuật của máy Đo và so sánh
13 Kiểm tra tính an toàn của máy Đo cách điện
14 Vệ sinh toàn bộ vỏ máy Nước xà phòng
130
Bảo dưỡng dàn lạnh
- Tháo mặt nạ, lưới lọc bụi, tháo
máng nước, tháo động cơ quạt đảo gió sau
đó xịt rửa bằng xà bông.
- Thao tác cột buộc bao bảo trì sao
cho chắc chắn, dùng khăn khô hoặc bao
nylon để che mạch điện tử.
- Tiến hành xịt dàn lạnh, không
được xịt để nước bắn vào bảng mạch điện
tử, chỉnh áp lực máy bơm vừa phải, tránh
trường hợp làm xếp những lá nhôm tản
nhiệt khi áp lực nước quá mạnh và nước
bắn ra ngoài.
- Xịt quạt lồng sóc dàn lạnh. Lưu ý: đối
với những quạt sử dụng nguồn điện xung thì nên rút nguồn của quạt hoặc dùng tuốc nơ
vít ghìm lại không cho cánh quạt quay tránh để hỏng quạt.
- Thông ống thoát nước bằng máy bơm áp lực, phải bảo đảm đường ống thật
sự thông thoát.
- Sau khi hoàn tất những bước trên thì tiến hành lắp lại những phần đã tháo gỡ,
chỉnh lại cánh đảo gió cho đúng hướng, dùng khăn lau cho sạch và khô nước. Kiểm tra
lại quạt chạy có ồn không? Hay gắn lại những phần đã tháo gỡ đúng và đủ chưa? →
Hoàn thành dàn lạnh.
Bảo dưỡng dàn nóng
- Tháo gỡ vỏ máy, dùng máy bơm áp lực xịt rửa dàn ngưng tụ, cánh quạt, xịt tia
nước theo phương chiều dọc của dàn ngưng tụ (hoặc bằng hoá chất chuyên dùng khi
cần thiết).
Gió vào
Ống dẫn môi chất
Ống dẫn nước ngưng
Gió ra
Lỗ xả nước
Hình 4.79 - Dàn nóng và quy trình bảo dưỡng
Hình 4.78 - Quy trình bảo dưỡng dàn lạnh
131
Lưu ý: Khi xịt dàn không được để làm dẹp những lá nhôm tản nhiệt.
- Không được xịt hoặc để nước bắn vào môtơ quạt, những mối nối dây điện
(domino), khởi động từ, tụ điện, mạch điện tử (nếu có), gắn lại vỏ máy hoàn tất việc
bảo trì.
- Sau khi hoàn tất các công việc trên ta cho máy chạy, kiểm tra việc thoát nước
và các thông số kỹ thuật và bàn giao máy.
b) Một số lưu ý trong quá trình bảo dưỡng điều hoà:
- Thường xuyên rửa sạch lưới lọc không khí. Thông thường, 2 đến 3 tuần phải
rửa sạch một lần, cách rửa như sau: Tháo mặt máy, rút lưới lọc ra, để lưới lọc ở dưới
(trên 40 độ C) để rửa, và không được sấy (rửa nước nóng và sấy sẽ bị biến dạng,
hỏng). Vẩy khô nước rồi cắm vào mặt máy lắp lại.
- Bảo vệ tốt phiến toả nhiệt của bộ ngừng toả lạnh và bộ toả nhiệt. Các phiến
toả nhiệt ấy làm bằng nhôm 0,15mm lồng vào ống đồng. Nó rất mỏng nên không chịu
được sự va chạm. Nếu các phiến nhôm ấy bị hỏng, bẹp thì hiệu quả toả nhiệt sẽ kém
đi, gây ảnh hưởng đến hiệu quả làm lạnh, do đó cần chú ý bảo vệ.
- Bảo vệ hệ thống làm lạnh, bên trong hệ thống làm lạnh chứa đầy chất ga làm
lạnh, nếu làm hỏng các linh kiện, hoặc ống dẫn mà hệ thống làm lạnh gây rò rỉ ga làm
lạnh thì máy điều hoà không thể làm lạnh được.
- Phải sử dụng cầu chì (hoặc áp tô mát) đúng quy cách theo chỉ tiêu kỹ thuật đã
ghi trong thuyết minh kỹ thuật của máy.
- Sau khi tắt máy (hoặc mất điện) phải đợi 2 phút sau mới được mở máy nếu
chưa đủ 2 phút đã mở máy thì sự thăng bằng áp lực của hệ thống chưa đạt yêu cầu.
Nếu lúc ấy khởi động máy thì máy không hoạt động, dòng điện tăng lên rất lớn, sẽ
cháy cầu chì hoặc nhẩy áp tô mát, hại máy hoặc hỏng máy điều hoà nhiệt độ.
- Về mùa hè sau khi máy hoạt động, nhiệt độ sẽ phải hạ xuống nhanh (dưới 30
độ C). Nếu sau một lúc lâu mà nhiệt độ không hạ xuống (dưới 30 độ C) như vậy máy
sẽ chạy lâu và quá tải dễ phát sinh sự cố và tuổi thọ máy sẽ giảm. Vì vậy trong trường
hợp này phải tìm ra nguyên nhân vì sao máy chạy lâu mà phòng không hạ nhiệt độ,
sửa chữa loại trừ nguyên nhân gây ra hiện tượng trên rồi mới sử dụng.
- Chú ý phòng chống ẩm các mạch điện, phải luôn trong tình trạng khô ráo
không ẩm ướt, không bị rò điện, không bị mốc mục.
- Các phích cắm, ổ cắm điện phải tốt, không lỏng lẻo.
Phải chú ý đến những âm thanh lạ phát ra từ máy điều hoà như tiếng va đập,
lạch cạch, tiếng kêu của động cơ có điện hoặc vỏ máy rung động phải lập tức ngừng
máy tìm nguyên nhân, không dùng cố, khi có tiếng lạ phát ra, tránh để máy hỏng nặng
thêm
132
- Nửa năm dùng chổi lông mềm quét bộ phận bên ngoài một lần cho hết bụi bẩn. Mỗi
năm cho dầu mỡ ổ trục quạt gió một lần. Bộ làm lạnh, không cần xử lý chỉ cần chải
quét bụi bẩn bên ngoài.
96
Bảng 3.13 - Xác định hư hỏng máy điều hòa, nguyên nhân, cách khắc phục
Hiện tượng Nguyên nhân Biểu hiện Biện pháp khắc phục
Máy điều hòa
không khí không
làm việc
Điện không vào do đứt cầu chì
-Trên bảng mạch đèn báo nguồn không
sáng
Thay cầu chì
Công tắc nguồn ở vị trí tắt Bật công tắc nguồn lên
Công tắc chọn chức năng ở vị trí tắt
(Máy điều hòa một phần tử)
Chọn lại công tắc chức năng
Điều khiển hết pin
-Đèn báo nguồn trên máy sáng, bấm nút
điều khiển nhưng mạch điện không nhận
tín hiệu
Thay pin mới
- Đặt nhiệt độ trong phòng cao hơn
nhiệt độ môi trường (mùa nóng)
- Đặt nhiệt độ trong phòng thấp hơn
nhiệt độ môi trường (mùa lạnh)
-Nhiệt độ hiển thị trên bảng mạch và
điều khiển cao hơn nhiệt độ môi trường
Điều chỉnh nhiệt độ đặt thích hợp
Máy điều hòa
kém lạnh (sưởi
ấm kém)
-Lưới lọc không khí ở dàn lạnh quá
bẩn
-Không khí lạnh thổi ra ít mặc dù quạt
gió đang đặt ở tốc độ cao nhất.
-Nhiệt độ gió lạnh thấp
-Có thể xảy ra đọng sương bên ngoài cửa
gió lạnh
-Vệ sinh lưới lọc, bề mặt dàn lạnh
sạch sẽ
Ở chức năng lạnh – người trong
phòng quá đông
Máy hoạt động bình thường, có gió lạnh
thổi ra, lưu lượng quạt gió thay đổi được
theo chế độ đặt
Nhiệt thừa của phòng tăng nên
cần thời gian để nhiệt độ phòng
giảm xuống
97
Máy điều hòa
kém lạnh (sưởi
ấm kém)
Đặt chế độ làm mát cao sinh ra cảm
giác máy kém lạnh
Nhiệt độ báo trên điều khiển và trên máy
tương đương nhiệt độ môi trường
Đặt lại nhiệt độ trong phòng cho
thích hợp
Đặt tốc độ quạt gió dàn lạnh quá
thấp
Lượng gió thổi ra từ dàn lạnh ít Đặt lại tốc độ quạt cho thích hợp
Cánh hướng gió đặt ở vị trí không
thích hợp
Gió thổi ra theo hướng không mong
muốn
Điều chỉnh lại hướng gió
Đặt không đúng chế độ làm việc
(Chế độ DRY, COOL, HEAT,
FAN, AUTO)
Máy chạy theo chế độ đặt. Trên điều
khiển và máy sẽ báo chạy theo chế độ
đặt
Quan sát điều khiển, máy đặt lại
chế độ hoạt động cho đúng chế độ
Dàn ngưng quá bẩn
Gió thổi ra từ dàn ngưng nóng hơn mức
bình thường.
Dòng điện làm việc của máy tăng
Dùng nước vệ sinh dàn nóng sạch
sẽ
Cửa phòng và cửa sổ phòng lạnh
mở lớn
Máy điều hòa
kém lạnh (sưởi
ấm kém)
Thiếu gas
- Có đọng sương hoặc bám tuyết trên
cụm van dàn nóng
- Dàn lạnh bị bám tuyết
- Dòng làm việc của máy nhỏ
- Áp suất cân bằng < 150 PSI
- Áp suất hút khi máy đang hoạt động
< 60 PSI
Nạp gas bổ sung
Máy điều hòa - Đặt nhiệt độ trong phòng chênh Phòng kém lạnh hoặc không đủ ấm Điều chỉnh nhiệt độ đặt thích hợp
98
chạy và dừng quá
nhiều
lệch với nhiệt độ ngoài môi trường
quá nhỏ.
Chú ý: ở chế độ sleep thường máy
chạy 10 phút thì nghỉ 20 phút và
tuần hoàn liện tục
Máy nén khó
khởi động
- Điện áp nguồn thấp
Máy nén không khởi động được
Dòng khởi động tăng mạnh
Kiểm tra điện áp
Điện áp cấp nguồn cho máy theo
quy định được phép sai lệch 5%
so với điện áp tiêu chuẩn ghi trên
máy
- Dây điện nguồn quá nhỏ gây sụt
áp
- Máy nén không khởi động được
- Dòng khởi động tăng mạnh
- Dây dẫn cấp nguồn cho máy phát nóng
Thay dây dẫn khác có dòng lớn
hơn dòng định mức làm việc của
máy
-Sau khi dừng máy dưới 3 phút thì
không khởi động lại được
- Máy nén không khởi động được
- Dòng khởi động tăng mạnh
Chờ thời gian cho máy cân bằng
áp (thường > 5 phút)
Trong phòng có
mùi khác lạ
- Tường, thảm hoặc đồ vật trong
phòng phát ra
- Mặt trước của máy điều hòa quá
bẩn
- Lưới lọc không khí quá bẩn
Trong phòng có mùi lạ
- Kiểm tra các đồ vật trong phòng
- Lau sạch mặt trước
- Vệ sinh lưới lọc bụi
Phát ra tiếng ồn -Vị trí lắp không chắc chắn - Có tiếng róc rách như tiếng nước chảy - Lắp lại, chèn lại bệ máy cho
99
lớn khi làm việc - Mặt nạ của máy chưa bắt chặt
- Có dị vật chạm vào thân máy
- Khi khởi động và dừng máy có tiếng
như đổ vỡ
chắc chắn, cố định lại các chi tiết.
- Dọn sạch các đồ vật xung quanh
Máy điều hòa bị
rò nước ra phòng
- Lắp đặt đường ống thoát nước
ngưng không đảm bảo độ nghiêng
ra ngoài
- Ống thoát nước bị tắc hoặc bị gấp
khúc
Nước chảy tràn ra phòng điều hòa
-Lắp lại với độ nghiêng thích hợp.
- Làm sạch máng hứng nước
ngưng và thông chỗ bị tắc.
Hiển thị của bộ
điều khiển từ xa
không đúng hoặc
không hiện trên
màn hình
- Pin của điều khiển hết điện
- Đặt pin ngược
- Điều khiển từ xa hỏng
- Trên mặt bộ điều khiển không hiện
hoặc mờ
- Không điều khiển được máy
- Thay pin mới
- Nếu pin ngược thì đặt lại
- Sửa chữa bộ điều khiển
Máy nén làm việc
liên tục không
dừng
- Thiếu gas hoặc hết gas
- Gió thổi ra không lạnh
- Ống hút về máy nén không lạnh
- Gió thổi ra ở dàn nóng không nóng lắm
- Dòng làm việc của máy nhỏ hơn dòng
định mức
- Tìm kiếm vị trí rò rỉ và khắc
phục lại.
- Hút chân không và nạp lại gas
hoặc nạp gas bổ sung
- Tải nhiệt trong phòng quá lớn
- Không khí ngoài rò lọt vào quá
nhiều
- Đặt nhiệt độ quá thấp so với nhiệt
độ môi trường
- Phòng không đủ mát theo chế độ đặt
hoặc rất lạnh so với nhiệt độ môi trường
- Đóng bớt cửa lấy gió trời
- Chọn lại máy có công suất lớn
hơn
100
Máy nén làm việc
liên tục không
dừng
- Lưới lọc không khí trên dàn lạnh
có nhiều bụi bẩn
- Tốc độ gió thổi ra ở dàn lạnh nhỏ
- Có hiện tượng đọng nước trên họng gió
thổi ra
- Vệ sinh lưới lọc không khí
- Đầu cảm biến nhiệt độ dàn lạnh
lệch ra khỏi vị trí
- Phòng lạnh hơn nhiệt độ đặt trên điều
khiển
- Đặt lại đầu cảm biến
Máy nén không
hoạt động
Mất nguồn
Đứt cầu chì bảng mạch điều khiển
Không có tín hiệu điện đến bảng mạch
điều khiển, không có tiếng bip khi cấp
nguồn cho cục lạnh
Đo kiểm tra điện áp nguồn vào từ
áptômát
Kiểm tra dây chì trên cầu chì
Điện áp nguồn quá thấp
- Có tiếng bip khi cấp điện cục lạnh
- Quạt dàn lạnh quay chậm khi đặt ở mức
chạy mạnh nhất.
Đo điện áp và tìm cách tăng điện
áp theo định mức máy.
Tiếp điểm rơle chính bị hỏng
Quạt dàn lạnh và các chức năng năng
điều khiển khác trên dàn lạnh hoạt động
bình thường
Đo điện áp đầu ra cúa rơle chính
trên bảng mạch và sửa chữa, thay
thế
Tụ máy nén hỏng
- Phòng điều hòa không mát
- Quạt dàn ngưng vẫn hoạt động bình
thường
- Máy nén rất nóng và không khởi động
được.
Kiểm tra và thay thế tụ máy nén
Máy nén không
hoạt động
Hỏng đầu cảm nhiệt (Room sensor)
Trên bảng mạch có báo lỗi (do hãng quy
định)
Thay thế cảm biến khác
Rơle nhiệt bảo vệ máy nén hỏng - Phòng điều hòa không mát Kiểm tra và thay thế rơle nhiệt
101
- Quạt dàn ngưng vẫn hoạt động bình
thường
- Máy nén không hoạt động
Sự cố về cơ của máy nén
- Phòng điều hòa không mát
- Quạt dàn ngưng vẫn hoạt động bình
thường.
- Máy nén rất nóng và không khởi động
được.
Sửa chữa hoặc thay thế máy nén
Dây nối bị đứt hoặc tiếp xúc không
tốt
- Có điện áp ra ở rơle chính
- Quạt dàn ngưng và máy nén không hoạt
động
- Kiểm tra các đầu rắc cắm
Tụ điện quạt dàn nóng hỏng Trên bảng mạch điện tử sẽ có báo lỗi Kiểm tra tụ quạt và khắc phục
Cánh quạt bị vỡ hoặc bị lỏng Trên bảng mạch điện tử sẽ có báo lỗi Kiểm tra và khắc phục
Máy điều hòa bị
rò nước ra phòng
Tắc đường ống thoát nước ngưng Có nhiều nước trên máng hứng nước Tìm vị trí tắc và thông lại
Dàn lạnh hoặc lưới lọc bụi dàn lạnh
quá bẩn
- Có các giọt nước đọng lại trên cửa gió
thổi ra
- Dàn lạnh bị bám tuyết
Vệ sinh lưới lọc và dàn dàn lạnh
định kỳ
102
102
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bùi Hải, Trần Thế Sơn, Kỹ thuật nhiệt, NXB Giáo dục.
2. Bùi Hải, Bài tập kỹ thuật nhiệt, NXB Khoa học và Kỹ thuật.
3. Nguyễn Đức Lợi, Phạm Văn Tùy, Thông gió và điều hòa không khí, NXB Khoa học
và Kỹ thuật.
4. Nguyễn Đức Lợi, Máy và thiết bị lạnh, NXB Khoa học và Kỹ thuật.
5. Hà Đăng Trung, Nguyễn Tuân, Cơ sở kỹ thuật điều hòa không khí, NXB Khoa học và
Kỹ thuật.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao_trinh_ky_thuat_lanh_trinh_do_trung_cap.pdf