Thuê tài chính là hình thức được tài trợ vốn trung và dài hạn nhằm đáp ứng yêu cầu
tăng cường năng lực SXKD cho DN .TSCĐ được coi là thuê tài chính khi hợp đồng thuê
thoả mãn ít nhất một trong 5 điều kiện sau :
ĐK 1 : Bên cho thuê chuyển giao quyền sở hữu tài sản cho bên thuê khi hết thời hạn thuê.
ĐK 2 : Tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản, bên thuê được quyền lựa chọn mua lại tài sản
thuê với mức giá ước tính thấp hơn giá trị hợp lý vào cuối thời hạn thuê.
ĐK 3 : Thời hạn thuê tài sản tối thiểu phải chiếm phần lớn thời gian sử dụng kinh tế của tài
sản cho dù không có sự chuyển giao quyền sở hữu.
ĐK 4 : Tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản, giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê
tối thiểu chiếm phần lớn (tương đương) giá trị hợp lý của tài sản thuê.
ĐK 5 : Tài sản thê thuộc loại chuyên dùng mà chỉ có bên thuê có khả năng sử dụng không
cần có sự thay đổi, sửa chữa lớn nào.
33 trang |
Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 2388 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình kế toán doanh nghiệp - Chương IV: Kế toán tài sản cố định và đầu tư dài hạn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o mòn giảm
- Giá trị hao mòn tăng
SỐ DƯ : Giá trị hao mòn lũy kế của
TSCĐ hiện có ở DN.
b/ Kế toán tăng tài sản cố định :
Tăng do mua sắm : ( Vẽ sơ đồ )
Căn cứ vào chứng từ có liên quan đến việc mua TSCĐ, kế toán xác định nguyên giá của
TSCĐ, lập hồ sơ kế toán, lập biên bản giao nhận TSCĐ, ghi :
Nợ TK 211/ 213:
Nợ TK 133:
Có TK 111, 112, 311, 341, 331...
+ Nếu TSCĐ được mua bằng nguồn vốn đầu tư XDCB dùng vào SXKD, ghi :
Nợ TK 441
Có TK 411
+ Nếu TSCĐ được mua bằng quỹ đầu tư phát triển của DN dùng vào SXKD, ghi :
Nợ TK 414
Có TK 411
+ Nếu mua TSCĐ hữu hình là nhà cửa, vật kiến trúc gắn liền với quyền sử dụng đất, đưa
vào sử dụng ngay cho hoạt động SXKD ghi :
Nợ TK 211 ( Nguyên giá - chi tiết phần nhà cửa, vật kiến trúc )
GIÁO TRÌNH KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP 1
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
GV : Nguyễn Thị Trần Phước 6
Nợ TK 213 ( Nguyên giá - Chi tiết quyền sử dụng đất )
Nợ TK 133 ( thuế GTGT được khấu trừ - nếu có )
Có TK 111/112/331...
Ví dụ1 : Mua 1 thiết bị sản xuất giá mua ( đã có thuế GTGT 10% ) 22.000.000đ, chi phí
vận chuyển 100.000đ đã trả bằng tiền mặt. TS này được đầu tư từ quỹ đầu tư phát triển
10.000.000, DN đã trả bằng TGNH số còn lại DN trả bằng tiền vay dài hạn vay dài hạn.
Định khoản :
a/ Nợ 211 : 20.000.000
Nợ 133 : 2.000.000
Có 112 : 10.000.000
Có 341 : 12.000.000
b/ Nợ 414 : 10.000.000
Có 411 : 10.000.000
Ví dụ 2 : Mua 1 xe ô tô giá mua chưa thuế 300.000.000đ ( thuế GTGT 10 % ), đã thanh
toán bằng TGNN. Lệ phí trước bạ, chi phí làm biển số, đăng kiểm đã trả bằng tiền mặt
4.000.000.
Định khoản :
a/ Nợ 211 : 300.000.000 b/ Nợ 211 : 4.000.000
Nợ 133 : 30.000.000 Có 111 : 4.000.000
Có 112 : 330.000.000
TSCĐ tăng do xây dựng cơ bản hoàn thành bàn giao :
- Trường hợp quá trình đầu tư XDCB được hạch toán trên cùng hệ thống sổ kế toán
của đơn vị ghi : Nợ TK 211/213;
Có TK 241:
Nếu DN sử dụng nguồn vốn đầu tư XDCB hoặc các quỹ DN để đầu tư XDCB kế
toán ghi tăng nguồn vốn kinh doanh, giảm nguồn vốn đầu tư XDCB và các quỹ DN khi
quyết toán được duyệt.
Ví dụ : Hoàn thành việc xây dựng 1 nhà xưởng SX quyết toán công trình đã được duyệt
với tổng chi phí 100trđ. Trong đó sử dụng nguồn vốn đầu tư XDCB của DN 60trđ và sử
dụng vốn vay dài hạn 40trđ. Hạch toán :
Nợ 211/ Có 241 : 100trđ
Nợ 441/ Có 411 : 60trđ
-Trường hợp quá trình đầu tư XDCB không hạch toán trên cùng hệ thống sổ kế toán của
đơn vị (Đơn vị chủ đầu tư có tổ chức kế toán riêng để theo dõi quá trình đầu tư XDCB) :
Nợ TK 211 :
Nợ TK 133:
GIÁO TRÌNH KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP 1
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
GV : Nguyễn Thị Trần Phước 7
Có TK 411 ( Nguồn vốn kinh doanh )
Có TK 341 ( Phần vốn vay các tổ chức tín dụng )
TSCĐ tăng do nhận vốn góp liên doanh :
Nợ TK 211/213 :
Có TK 411
TSCĐ tăng do được cấp phát :
Nợ TK 211/213:
Có TK 411:
2.3. Kế toán giảm tài sản cố định
Khi TSCĐ giảm do nhượng bán : kế toán phản ánh các nghiệp vụ liên quan sau:
- Phản ánh giảm TSCĐ :
Nợ TK 214 - Giá trị đã hao mòn
Nợ TK 811 - Giá trị còn lại của TS
Có TK 211 - Nguyên giá TSCĐ
- Phản ánh các chi phí liên quan đến quá trình nhượng bán
Nợ TK 811:
Có TK 111/112/331...
- Phản ánh thu nhập về bán TSCĐ :
+ Nếu đơn vị nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ :
Nợ 111/112/131 ...
Có 711 - Thu nhập khác ( Giá bán chưa thuế GTGT )
Có 3331 - Thuế GTGT phải nộp
+ Nếu đơn vị nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp :
Nợ 111/112/131 ...
Có 711 - Thu nhập khác ( Giá thanh toán )
TSCĐ giảm do thanh lý : là những TS hư hỏng không thể tiếp tục sử dụng được, hay
những TS đã lạc hậu kỹ thuật không phù hợp với yêu cầu SXKD.
Căn cứ vào biên bản thanh lý và các chứng từ có liên quan đến thu, chi thanh lý TSCĐ ...
kế toán hạch toán tương tự như trường hợp nhượng bán.
TSCĐ giảm do điều động theo lệnh của cấp trên :
Nợ TK 411- Giá trị còn lại
Nợ TK 214 - Giá trị đã hao mòn
Có TK 211 - Nguyên giá TSCĐ
GIÁO TRÌNH KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP 1
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
GV : Nguyễn Thị Trần Phước 8
Ví dụ : Công ty tiến hành bán đấu giá 1 máy móc thiết bị trong sản xuất với giá trúng
thầu chưa thuế là 20.000.000 (thuế GTGT 10%), đơn vị trúng thầu đã thanh toán xong
bằng TGNH.
Máy móc thiết bị này có nguyên giá là 50.000.000đ, công ty đã khấu hao được
40.000.000đ
Chi phí cho cuộc đấu giá này là 4.000.000đ đã được chi trả bằng tiền mặt.
Định khoản :
a/ Ghi giảm TSCĐ :
Nợ 811 : 10.000.000
Nợ 214 : 40.000.000
Có 211 : 50.000.000
b/ Các chi phí liên quan đến nhượng bán :
Nợ 811/ Có 111 : 4.000.000
c/ Thu nhập từ việc bán TS :
Nợ 112 : 22.000.000
Có 711 : 20.000.000
Có 3331 : 2.000.000
IV.Kế toán TSCĐ đi thuê và cho thuê :
1. Kế toán đi thuê
1.1. Thuê hoạt động
Chi phí thuê tài sản dưới hình thức thuê hoạt động có thể chi trả định kỳ hoặc trả trước cho
nhiều kỳ. Theo đó, kế toán hạch toán chi phí thuê trực tiếp vào chi phí kinh doanh trong kỳ (nếu
trả định kỳ):
Nợ TK 623, 627, 641: Tiền thuê trả định kỳ
Nợ TK 133 : Số thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 111, 112:
-Nếu trả tiền trước cho nhiều kỳ:
Nợ TK 242: Tiền thuê trả cho nhiều kỳ
Nợ TK 133 : Số thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 111, 112:
Sau đó, hạch toán phân bổ chi phí thuê cho các kỳ tương ứng:
Nợ TK 623, 627, 641 :
Có TK 242 :
GIÁO TRÌNH KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP 1
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
GV : Nguyễn Thị Trần Phước 9
Sơ đồ kế toán:
TK 111,112 TK 623, 627, 641
Số tiền thuê kỳ này
TK 142
Số tiền thuê cho các kỳ sau
(ngắn hạn)
Chi trả tiền thuê
TK 242
cho nhiều kỳ
Số tiền thuê cho các kỳ sau
(dài hạn)
TK 133
Thuế GTGT được khấu trừ
(tính trên tổng số tiền thuê nếu trả trước)
Ví dụ : CTY Dược ABC thuê một ngôi nhà trên đường Nguyễn Tri Phương của CTY
XYZ để làm văn phòng trong thời hạn 3 năm với tiền thuê 5,5 trđ/ tháng (đã có thuế VAT
10%), cam kết trả hết tiền một lần vào tháng đầu tiên thuê nhà. Hết thời hạn 3 năm, CTY
ABC phải trả lại nhà cho chủ sở hữu của nó.
Kế toán trường hợp thuê hoạt động CTY Dược ABC ( Đvt : trđ):
Ngày Diễn giải
Số hiệu tài
khoản đối
ứng
Số phát sinh
Nợ Có
1/1/N Tổng số tiền thuê nhà làm văn phòng
đã chi và thuế GTGT được khấu trừ
242
133
111
180
18
198
1/1/N Chi phí tiền thuê phân bổ cho năm N 642 60
GIÁO TRÌNH KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP 1
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
GV : Nguyễn Thị Trần Phước 10
242 60
1.2 Kế toán thuê tài chính
Thuê tài chính là hình thức được tài trợ vốn trung và dài hạn nhằm đáp ứng yêu cầu
tăng cường năng lực SXKD cho DN .TSCĐ được coi là thuê tài chính khi hợp đồng thuê
thoả mãn ít nhất một trong 5 điều kiện sau :
ĐK 1 : Bên cho thuê chuyển giao quyền sở hữu tài sản cho bên thuê khi hết thời hạn thuê.
ĐK 2 : Tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản, bên thuê được quyền lựa chọn mua lại tài sản
thuê với mức giá ước tính thấp hơn giá trị hợp lý vào cuối thời hạn thuê.
ĐK 3 : Thời hạn thuê tài sản tối thiểu phải chiếm phần lớn thời gian sử dụng kinh tế của tài
sản cho dù không có sự chuyển giao quyền sở hữu.
ĐK 4 : Tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản, giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê
tối thiểu chiếm phần lớn (tương đương) giá trị hợp lý của tài sản thuê.
ĐK 5 : Tài sản thê thuộc loại chuyên dùng mà chỉ có bên thuê có khả năng sử dụng không
cần có sự thay đổi, sửa chữa lớn nào.
a/Nguyên tắc ghi sổ tài khoản
-Đối với tài sản thuê tài chính mặc dù chưa thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp
nhưng bên thuê đã gánh chịu phần lớn lợi ích và rủi ro nên vẫn được ghi nhận là tài sản của
doanh nghiệp và được phản ánh trong BCTC như các TSCĐ khác của doanh nghiệp.
-TK 212-TSCĐ thuê TC dùng để ghi nhận nguyên giá TSCĐ thuê tài chính tại thời
điểm thuê, chú ý các quy định của chuẩn mực kế toán về số nợ gốc, chi phí tài chính thanh
toán định kỳ.
-Thuế GTGT được khấu trừ của TS thuê không được khấu trừ một lần mà chia thành
nhiều lần tương ứng với số kỳ thanh toán và số nợ gốc thanh toán của kỳ đó. Nếu doanh
nghiệp nộp thuế theo phương pháp trực tiếp thì thì hạch toán phần thuế GTGT vào chi phí
kinh doanh theo từng kỳ thanh toán, không tính vào giá trị tài sản thuê.
-Tổng số nợ gốc (có hay không có thuế GTGT tuỳ theo phương án tính nợ gốc) có kỳ
hạn thanh toán trên một năm, được xem là nợ dài hạn và được hạch toán trên TK 342- Nợ
dài hạn. Khi một khoản nợ đến hạn thanh toán trong vòng 1 năm thì số nợ này được xem là
nợ ngắn hạn và hạch toán vào bên Có TK 315-Nợ dài hạn đến hạn trả.
-Chi phí tài chính (lãi tiền thuê) không được ghi nhận một lần tại thời điểm thuê mà
ghi nhận hàng kỳ thanh toán tiền, khi nhận được hoá đơn thuê tài chính do bên cho thuê
phát hành và hạch toán vào TK 635-Chi phí tài chính.
b/Kế toán các nghiệp vụ thuê tài chính:
(1) Khi phát sinh các chi phí trực tiếp ban đầu liên quan đến tài sản thuê tài chính trứoc khi
nhận tào sản thuê như đàn phán, ký kết hợp đồng...
Nợ TK 142
Có TK 111, 112
(2) Khi chi tiền ứng trước khoản tiền thuê tài chính, ký qũy đảm bảo việc thuê tài sản
GIÁO TRÌNH KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP 1
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
GV : Nguyễn Thị Trần Phước 11
Nợ TK 342
Nợ Tk 244
Có TK 111, 112
(3) Trường hợp nợ gốc phải trả về thuê tài chính xác định theo giá mua chưa có thuế
GTGT mà bên cho thuê đã trả khi mua TSCĐ để cho thuê :
+ Khi nhận TSCĐ thuê tài chính, kế toán căn cứ vào hợp đồng thuê tài sản và các
chứng từ có liên quan phản ánh giá trị TSCĐ thuê tài chính theo giá chưa có thuế GTGT
đầu vào :
Nợ TK 212 : TSCĐ thuê tài chính (giá chưa có thuế GTGT)
Có Tk 342 : Giá trị hợp lý của tài sản thuê
Có TK 315 : Nợ gốc phải trả kỳ này
+ Chi phí trực tiếp ban đầu liên quan đến hoạt động thuê tài chính dược ghi nhận vào
nguyên giá TSCĐ
Nợ TK 212:
Có TK 142
Có TK 111, 112
+ Định kỳ nhận được hóa đơn thanh toán tiền thuê tài chính :
- Khi xuất tiền trả nợ gốc, tiền lãi thuê và thuế GTGT cho bên cho thuê :
Nợ TK 635 : tiền lãi thuê trả kỳ này
Nợ TK 315 : nợ gốc trả kỳ này
Nợ TK133 :
Có TK 111, 112
- Khi nhận được hóa đơn thanh toán tiền thuê tài sản nhưng DN chưa trả tiền ngay, căn cứ
vào hóa đơn phản ánh số nợ phải trả lãi thuê tài chính và số thuế GTGT vào TK 315
Nợ TK 635
Nợ TK133
Có TK 315
(4) Khi trả phí cam kết sử dụng vốn phải trả cho cho bên cho thuê tài sản :
Nợ TK 635
Có TK 111, 112
(5) Định kỳ kế toán trích khấu hao TSCĐ thuê tài chính vào chi phí SXKD
Nợ TK 627, 641, 642
Có TK 214
(6) Khi trả lại TSCĐ thuê tài chính theo quy định của hợp đồng thuê cho bên cho thuê :
Nợ TK 214
GIÁO TRÌNH KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP 1
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
GV : Nguyễn Thị Trần Phước 12
Có TK 212
(7) Trường hợp trong hợp đồng thuê tài sản quy định bên đi thuê chỉ thuê hết một phần giá
trị tài sản, sau đó mua lại thì khi nhận chuyển giao quyền sở hữu :
+ Kết chuyển nguyên giá TSCĐ :
Nợ TK 211 : Nguyên giá
Có TK 212
+ Kết chuyển giá trị hao mòn
Nợ TK 2142 : Giá trị hao mòn
Có TK 2141:
+ Khoản tiền DN thanh toán thêm cho bên cho thuê (nếu có) được ghi tăng nguyên giá
TSCĐ :
Nợ TK 211 : Giá chưa thuế
Nợ TK 133 : Thuế GTGT
Có TK 111,112 : Số tiền thanh toán
Ví dụ :
CTY Thành Phát cho CTY Tân Hưng thuê một tài sản có thời hạn thuê 4 năm, thời gian sử
dụng hữu ích của TS là 5 năm với tổng số tiền phải trả: 3 tỷ, lãi suất 12% /năm, số tiền phải
trả định kỳ hàng năm: 881.878.000 đ.
-Ngày 1/1/N, CTY Tân Hưng thanh toán tiền thuê năm N bằng chuyển khoản và nhận được
hoá đơn thuê tài chính , hãy kế toán nghiệp vụ trả tiền thuê TC trên?
Bảng chỉ tiêu nợ gốc phải trả, chi phí tài chính hàng năm của Hợp đồng thuê như sau:
Ngày
Số tiền thanh
toán định kỳ
Lãi suất
12%/năm
Nợ gốc thanh
toán hàng
năm
Số dư nợ gốc
phải trả
1/1/N 3,000,000,000
1/1/N
881,878,000 881,878,000 2,118,122,000
1/1/N+1
881,878,000
254,174,640
627,703,360
1,490,418,640
1/1/N+2
881,878,000
178,850,237
703,027,763
787,390,800
1/1/N+3
881,878,000
94,486,896
787,391,104
Cộng
3,527,512,000
527,511,773
3,000,000,227
(lệch số lẻ
227đ)
GIÁO TRÌNH KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP 1
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
GV : Nguyễn Thị Trần Phước 13
Giải: Kế toám định khoản:
Ngày Diễn giải
Số hiệu tài
khoản đối
ứng
Số phát sinh
Nợ Có
1/1/N Thanh toán tiền thuê TSCĐ thuê tài
chính năm N
315
1332
112
881.878.000
88.187.800
970.065.800
Ví dụ:
Trường hợp ví dụ trước, nhưng giá thanh toán tiền thuê: 3 tỷ là giá đã có thuế GTGT (5%).
Cho bảng tính các chỉ tiêu nợ gốc, chi phí tài chính, thuế GTGT như sau:
Ngày
Số tiền thanh
toán định kỳ
Lãi suất
12%/năm
Số tiền thanh toán hàng năm
Số dư nợ gốc
phải trả Số nợ gốc đã
có VAT
Số nợ gốc
chưa có VAT
Thuế VAT
1/1/N
3,000,000,000
1/1/N
881,878,000
881,878,000
839,883,810
41,994,190
2,118,122,000
1/1/N+1
881,878,000
254,174,640
627,703,360
597,812,724
29,890,636
1,490,418,640
1/1/N+2
881,878,000
178,850,237
703,027,763
669,550,251
33,477,513
787,390,800
1/1/N+3
881,878,000
94,486,896
787,391,104
749,896,290
37,494,814
Cộng
3,527,512,000
527,511,773
3,000,000,227
2,857,143,074
142,857,154 (lệch số lẻ)
Hãy ghi nhận giá trị tài sản thuê và thanh toán tiền thuê bằng chuyển khoản tại năm N,
N+1?
Giải: (lấy tròn số trên bảng chỉ tiêu)
Ngày Diễn giải
Số hiệu
tài
khoản
đối ứng
Số phát sinh
Nợ Có
1/1/N Giá trị tài sản thuê TC , nợ
gốc và thuế GTGT
212
138
315
2.857.143.000
142.857.000
881.878.000
GIÁO TRÌNH KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP 1
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
GV : Nguyễn Thị Trần Phước 14
342 2.118.122.000
1/1/N Thanh toán tiền thuê năm N
bằng TGNH (chưa có lãi
tiền thuê)
315
112
881.878.000
881.878.000
1/1/N Thuế GTGT được khấu trừ
năm N
133
138
41.991.190
41.994.190
31/12/N Số nợ gốc phải trả cho năm
N+1
342
315
627.703.400
627.703.400
1/1/N+1 Thanh toán tiền thuê năm
N+1
635
315
112
254.174.640
627.703.360
881.878.000
1/1/N+1 Số thuế GTGT được khấu trừ
năm N+1
1332
138
29.890.636
29.890.636
2. Kế toán TSCĐ cho thuê
2.1. Nguyên tắc ghi sổ kế toán:
-TSCĐ cho thuê hoạt động vẫn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp nên ngoài việc
cập nhật doanh thu, chi phí cho thuê theo nguyên tắc phù hợp, kế toán vẫn phải theo dõi
TSCĐ cho thuê trong sổ sách kế toán và ghi nhận trong báo cáo tài chính. Bên cho thuê vẫn
tính và trích khấu hao tài sản thuê tính vào chi phí SXKD theo chế độ khấu hao quy định
hiện hành.
2.2. Phương pháp ghi sổ : Theo sơ đồ
TK 511 TK 3387 TK 111, 112,131
Sang các kỳ sau, xác định Tổng số tiền nhận trước
doanh thu tương ứng
Tổng số tiền thu
TK 3331 từ cho thuê TS
Thuế GTGT
phải nộp
TK 511
Số tiền thuê thu
định kỳ
GIÁO TRÌNH KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP 1
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
GV : Nguyễn Thị Trần Phước 15
-Khi phát sinh các chi phí liên quan đến hoạt động cho thuê tài sản thì tuỳ theo tính chất chi phí mà
hạch toán ngày vào chi phí SXKD trong kỳ hoặc hạch toán phân bổ vào chi phí từng kỳ theo nguyên
tắc phù hợp, ghi:
Nợ TK 627, 641, 642: Số chi phí được ghi nhận ngay vào chi phí
Nợ TK 242: Số chi phí để phân bổ cho các kỳ sau
Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
Có TK 111, 112, 131
Sang kỳ sau, phân bổ chi phí trực tiếp ban đầu liên quan đến hoạt động cho thuê hoạt động:
Nợ TK 627, 641, 642 : Xác định phần chi phí phân bổ
Có TK 242:
-Chi phí khấu hao TSCĐ cho thuê được tính vào chi phí SXKD vào cuối mỗi kỳ, ghi:
Nợ TK 627, 641, 642: Chi phí khấu hao của TSCĐ thuê
Có TK 214: Hao mòn TSCĐ cho thuê hoạt động
-Nếu Hợp đồng thuê tài sản không thể thực hiện phải trả lại tiền cho khách hàng, ghi:
Nợ TK 3387- Doanh thu chưa thực hiện
Có TK 111, 112: Tổng số tiền trả lại
Ví dụ: Kế toán trường hợp cho thuê hoạt động tại CTY XYZ về ngôi nhà trên đường Nguyễn
Tri Phương mà CTY ABC thuê làm trụ sở: ( trở lại ví dụ 1a, Đvt : trđ)
Ngày Diễn giải
Số hiệu tài
khoản đối
ứng
Số phát sinh
Nợ Có
1/1/N Tổng số tiền thu được từ việc cho
thuê nhà và số thuế GTGT phải nộp
111
3387
3331
198
180
18
1/1/N Ghi nhận doanh thu cho thuê năm N 3387
511
60
60
1/1/N+1 Ghi nhận doanh thu cho thuê năm
N+1
3387
511
60
60
1/1/N+2 Ghi nhận doanh thu cho thuê năm
N+2
3387
511
60
60
Lưu ý: Nếu doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, thì số tiền thuê phản
ánh vào các tài khoản liên quan là số tiền thuê đã bao gồm thuế GTGT.
Ví dụ: Kế toán trường hợp cho thuê hoạt động tại CTY XYZ, trường hợp CTY này nộp thuế
GTGT theo phương pháp trực tiếp. ( đvt: Trđ)
GIÁO TRÌNH KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP 1
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
GV : Nguyễn Thị Trần Phước 16
Ngày Diễn giải
Số hiệu tài
khoản đối
ứng
Số phát sinh
Nợ Có
1/1/N Tổng số tiền thu được từ việc cho
thuê nhà
111
3387
198
198
1/1/N Ghi nhận doanh thu cho thuê năm N 3387
511
66
66
1/1/N+1 Ghi nhận doanh thu cho thuê năm
N+1
3387
511
66
66
1/1/N+2 Ghi nhận doanh thu cho thuê năm
N+2
3387
511
66
66
V/ KẾ TOÁN KHẤU HAO TSCĐ :
1/ Khấu hao TSCĐ :
- Khấu hao là việc phản ánh sự chuyển dịch giá trị TSCĐ vào giá trị sản phẩm theo
mức độ hao mòn TSCĐ .
- Hao mòn là sự giảm tính hữu ích TSCĐ, xảy ra do hai tác động :
+ Tác động về cơ lý hóa trong quá trình sử dụng làm TSCĐ hư, hỏng dần cho đến khi
hoàn toàn hư hỏng -> hao mòn hữu hình
+ Sự tác động các phát minh, sự tiến bộ khoa học kỹ thuật làm cho năng suất lao động
phát triển và làm giảm giá trị TSCĐ hiện có của doanh nghiệp -> hao mòn vô hình.
Sự hao mòn của TSCĐ khó có thể đo lường 1 cách chính xác. Do đó, trong kế toán khấu
hao người ta dựa vào các quy định của nhà nước và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp để
xác định mức hao mòn hợp lý ( mức hao mòn đó đảm bảo thu hồi vốn và tái đầu tư TSCĐ,
giá thành có thể chịu được ). Nghĩa là doanh nghiệp có thể lựa chọn 1 phương pháp khấu
hao thích hợp. Hiện nay nhà nước có quy định chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao
TSCĐ theo thông tư 203/2009/TT-BTC của Bộ Tài chính. Tại quyết định này có quy định
về thời gian sử dụng tối đa và tối thiểu của từng loại TSCĐ.
- Doanh nghiệp phải đăng ký phương pháp trích khấu hao TSCĐ mà doanh nghiệp lựa
chọn áp dụng với cơ quan thuế trực tiếp quản lý sử dụng hằng năm ( Ngày 25/1 ).
Trường hợp việc lựa chọn của DN không trên cơ sở có đủ các điều kiện quy định thì
cơ quan thuế có trách nhiệm thông báo cho DN biết để thay đổi phương pháp khấu
hao cho phù hợp. Phương pháp khấu hao áp dụng cho từng tài sản cố định mà doanh
nghiệp đã lựa chọn và đăng ký phải thực hiện nhất quán trong suốt quá trình sử dụng
TSCĐ đó.
- Tất cả những TSCĐ đang sử dụng trong SXKD đều phải trính khấu hao vào chi phí
SXKD. Những TSCĐ sử dụng cho hoạt động phúc lợi của DN, kế toán không phải
trích khấu hao vào chi phí mà chỉ tính hao mòn TSCĐ.
GIÁO TRÌNH KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP 1
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
GV : Nguyễn Thị Trần Phước 17
- Việc trích hoặc thôi trích khấu hao TSCĐ được thực hiện bắt đầu từ ngày ( theo số
ngày của tháng ) mà TSCĐ tăng, giảm hoặc ngừng tham gia vào hoạt động kinh
doanh.
- Đối với TSCĐ vô hình, doanh nghiệp tự xác định thời gian sử dụng nhưng tối đa
không quá 20 năm. Riêng thời gian sử dụng của quyền sử dụng đất có thời hạn là thời
hạn được phép sử dụng đất theo quy định.
- Quyền sử dụng đất lâu dài là TSCĐ vô hình đặc biệt, doanh nghiệp ghi nhận là
TSCĐ vô hình theo nguyên giá nhưng không được trích khấu hao.
Kế toán khấu hao TSCĐ :
- Trích khấu hao TSCĐ vào chi phí SXKD, chi phí khác :
Nợ TK 623/627/641/642/811
Có TK 214
- Nhận TSCĐ đã sử dụng do trong nội bộ Công ty điều chuyển đến :
Nợ TK 211
Có TK 411 - Giá trị còn lại
Có TK 214 - Giá trị hao mòn
- Giảm TSCĐ thì đồng thời với việc ghi giảm nguyên giá TSCĐ phải ghi giảm giá trị
đã hao mòn của TSCĐ
Nợ TK 811 - Giá trị còn lại
Nợ TK 214 - Giá trị đã hao mòn
Có TK 211 - Nguyên giá
2/ Các phương pháp tính khấu hao TSCĐ :
2.1. Phương pháp khấu hao đường thẳng ( Khấu hao theo phương pháp tuyến tính ) :
- Căn cứ theo thông tư 203, doanh nghiệp xác định thời gian sử dụng của TSCĐ
- Xác định mức trích khấu hao trung bình hàng năm cho TSCĐ theo công thức sau :
Mức trích khấu hao trung = Nguyên giá TSCĐ / Thời gian sử dụng
bình hàng năm của TSCĐ
Tỷ lệ KH năm = ( 1/ Thời gian sử dụng ) * 100%
Mức trích khấu hao tháng = Mức khấu hao năm / 12
2.2. Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh :
- Xác định thời gian sử dụng của TSCĐ : DN xác địng thời gian sử dụng của TSCĐ
theo quy định tại chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ ban hành theo
quyết định số 206/2003/QĐ-BTC của Bộ tài chính
- Xác định mức trích khấu hao năm của TSCĐ trong các năm đầu theo công thức :
Mức trích KH hàng năm của TSCĐ = Giá trị còn lại của TSCĐ * Tỷ lệ KH nhanh
GIÁO TRÌNH KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP 1
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
GV : Nguyễn Thị Trần Phước 18
Tỷ lệ KH nhanh = Tỷ lệ KH theo PP đường thẳng * Hệ số điều chỉnh
Thời gian sử dụng của TSCĐ Hệ số điều chỉnh ( lần )
Đến 4 năm ( t ≤ 4 năm ) 1,5
Trên 4 đến 6 năm ( 4 năm < t ≤ 6 năm ) 2,0
Trên 6 năm ( t > 6 năm ) 2,5
- Những năm cuối, khi mức trích KH năm xác định theo phương pháp số dư giảm dần
nói trên bằng ( hoặc thấp hơn ) mức trích KH tính bình quân giữa giá tị còn lại và số
anwm sử dụng còn lại của TS, thì kể từ năm đó mức KH được tính bằng giá trị còn lại
của TSCĐ chia cho số năm sử dụng còn lại.
Ví dụ : Công ty A mua một thiết bị sản xuất các linh kiện điện tử mới với nguyên giá là
10 triệu đồng.
Thời gian sử dụng của TSCĐ ( theo QĐ 206 ) là 5 năm.
Xác định mức KH hàng năm như sau :
+ Tỷ lệ KH hàng năm của TSCĐ theo phương pháp KH đường thẳng là 20%
+ Tỷ lệ KH nhanh theo phương pháp số dư giảm dần bằng 20% * 2 ( hệ số điều chỉnh ) =
40%
+ Mức trích KH hàng năm của TSCĐ trên được xác định cụ thể như sau :
ĐVT : đồng
Năm GTCLại của
TS
Mức KH hàng năm Mức KH
tháng
KH lũy kế
cuối năm
1 10.000.000 10.000.000.*40% = 4.000.000 333.333 4.000.000
2 6.000.000 6.000.000 * 40% = 2.400.000 200.000 6.400.000
3 3.600.000 3.600.000 * 40% = 1.440.000 120.000 7.840.000
4 2.160.000 2.160.000 / 2 = 1.080.000 90.000 8.920.000
5 1.080.000 2.160.000 / 2 = 1.080.000 90.000 10.000.000
2.3. Khấu hao theo số lượng sản phẩm :
-Căn cứ vào hồ sơ kinh tế - kỹ thuật của TSCĐ, DN xác định tổng số lượng, khối lượng
sản phẩm sản xuất theo công suất thiết kế của TSCĐ (sản lượng theo công suất thiết kế )
-Căn cứ tình hình thực tế sản xuất, DN xác định khối lượng sản phẩm thực tế sản xuất
hàng tháng, hàng năm của TSCĐ.
Mức trích KH trong = Số lượng sản phẩm * Mức trích KH bình quân
tháng của TSCĐ SX trong tháng tính cho 1 đơn vị SP
Mức trích KH bình = Nguyên giá của TSCĐ / Sản lượng theo công suất thiết kế
quân tính cho 1 đơn vị SP
GIÁO TRÌNH KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP 1
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
GV : Nguyễn Thị Trần Phước 19
Mức trích KH = Số lượng sản phẩm * Mức trích KH bình quân
Năm của TSCĐ SX trong năm tính cho 1 đơn vị SP
3/ Nội dung, kết cấu và phương pháp lập bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ
Việc tính toán mức khấu hao và phân bổ vào các đối tượng chịu chi phí được tiến hành
hàng kỳ ( tháng, quý, năm ) được thể hiện trên bảng khấu hao: (Theo QĐ 15 - quyển 2 -
trang 143)
VI/ KẾ TOÁN SỬA CHỮA TÀI SẢN CỐ ĐỊNH :
1. Kế toán sửa chữa TSCĐ
1.1. Kế toán sửa chữa thường xuyên TSCĐ :
-Là việc sửa chữa, bảo dưỡng những bộ phân không chủ yếu của TSCĐ nhằm duy trì
năng lực sản xuất TSCĐ.
-Đặc điểm sửa chữa thường xuyên :
+ Không tiến hành theo định kỳ
+ Thời gian ngừng máy sửa chữa ngắn
+ Chi phí sửa chữa phát sinh ít.
-Chi phí sửa chữa thường xuyên được hạch toán trực tiếp vào chi phí SXKD trong kỳ:
TK 111, 112, 334, 152 ... TK623, 627, 641, 642
CP Sch thường xuyên ( Ko có phân xưởng sửa chữa )
154
Tập hợp CP sửa chữa Phân bổ CP sửa chữa cho
Theo PX sửa chữa các đối tượng chịu Chi phí
1.2. Kế toán sửa chữa lớn TSCĐ :
- Là việc sửa chữa, thay thế bộ phận chủ yếu TSCĐ nhằm khôi phục năng lực sản xuất
TSCĐ
- Đặc điểm sửa chữa lớn :
+ Việc sửa chữa được tiến hành theo định kỳ
+ Thời gian ngừng máy sửa chữa lâu : hàng tháng
+ Chi phí phát sinh cho quá trình sửa chữa lướn
- Tài khoản sử dụng :
GIÁO TRÌNH KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP 1
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
GV : Nguyễn Thị Trần Phước 20
+ Tài khoản 2413 : để tập hợp chi phí sửa chữa lớn
TK 2413 " Sửa chữa lớn TSCĐ "
- Tập hợp chi phí sửa chữa lớn
SỐ DƯ: CP sửa chữa lớn chưa hoàn
thành
- Kết chuyển chi phí sửa chữa lớn
+ Tài khoản 335 : để tiến hành trích trước chi phí sửa chữa lớn
TK 335 " Chi phí phải trả "
- Số thực chi được Kch vào
nguồn trích trước
- CP dự tính trích trước và ghi
nhận vào CPSXKD
SỐ DƯ : Số trích trước chưa sử
dụng
+ Tài khoản 242 : phản ánh chi phí sửa chữa lớn chờ phân bổ ( Thời gian phân bổ
trên 1 năm )
TK 242 " Chi phí trả trước dài hạn "
- Tập hợp chi phí dài hạn phát
sinh cần phân bổ
SỐ DƯ : CP trả trước dài hạn chưa
tính vào chi phí SXKD.
- Phân bổ CP trả trước dài hạn vào
CP SXKD
+ Tài khoản 142 : phản ánh chi phí sửa chữa lớn chờ phân bổ ( Thời gian phân bổ
dưới 1 năm )
TK 142 " Chi phí trả trước ngắn hạn "
- Tập hợp chi phí ngắn hạn phát
sinh cần phân bổ
SỐ DƯ : CP trả trước ngắn hạn chưa
tính vào chi phí SXKD.
- Phân bổ CP trả trước ngắn hạn
vào CP SXKD
Kế toán sửa chữa lớn TSCĐ : 2 trường hợp
- Nếu doanh nghiệp có lập dự toán chi phí sửa chữa do có kế hoạch trích trước chi phí
sửa chữa lớn
+ Khi trích trước chi phí sửa chữa lớn :
TK 335 TK 623, 627, 641, 642
Chi phí s/ch trích trước
GIÁO TRÌNH KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP 1
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
GV : Nguyễn Thị Trần Phước 21
+ Khi phát sinh chi phí sửa chữa lớn :
TK 111, 112, 152, 334 ... TK 2413 TK335
Kch CP sch lớn hoàn thành
( Số đã trích )
TK 331
CP s/ch lớn thuê ngoài
+ Khi hoàn thành việc sửa chữa lớn kế toán kết chuyển chi phí vào nguồn đã trích
trước. Nếu chi phí sửa chữa thực tế lớn hơn số đã trích thì phần chênh lệch được hạch
toán toàn bộ hoặc phân bổ dần vào chi phí trong kỳ nhưng thời gian phân bổ không quá
3 năm. Nếu chi phí sửa chữa thực tế nhỏ hơn số đã trích thì phần chênh lệch được hạch
toán giảm chi phí kinh doanh trong kỳ.
- Nếu doanh nghiệp không lập được dự toán chi phí sửa chữa lớn, khi phát sinh chi phí
kế toán phải có kế hoạch phân bổ dần vào chi phí để tránh biến động đột ngột đối với
giá thành :
TK 2413 TK 142/242 TK623, 627, 641, 642
Kch CP sch lớn để chờ pbổ Pbổ dần CP schữa lớn theo kế hoạch
Ví dụ: DN sản xuất có tình hình về sửa chữa TSCĐ như sau:
1/ PX sản xuất phụ tiến hành việc sửa chữa thường xuyên MMTB cho PX sản xuất chính
& TSCĐ dùng cho quản lý doanh nghiệp. Chi phí phát sinh gồm : ( đồng )
- Phụ tùng thay thế : 600.000
- Vật liệu phụ : 200.000
- Lương công nhân : 1.800.000
- Chi phí khác bằng tiền mặt : 226.000
Trong kỳ đã sửa chữa MMTB hết 120 giờ, sửa chữa TSCĐ dùng cho văn phòng 37 giờ.
2/ DN có thuê ngoài sửa chữa lớn TBSX, kỳ trước đã ứng trước cho bên nhận thầu
10.000.000đ và DN đã trích trước chi phí sửa chữa lớn số dư khoản trích trước là
30.000.000đ. Kỳ này DN xuất kho phụ tùng thay thế giao cho bên nhận thầu để sửa chữa
lớn TSCĐ trị giá của phụ tùng thay thế là 10.000.000. Cuối kỳ công việc sửa chữa lớn
đã hoàn thành bàn giao. Kế toán đã làm thủ tục chuyển TGNH cho bên nhận thầu ( trị
giá hợp đồng nhận thầu là 20.000.000đ ) Cho biết phụ tùng thay thế đã được bên nhận
thầu sử dụng vào việc sửa chữa lớn.
GIÁO TRÌNH KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP 1
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
GV : Nguyễn Thị Trần Phước 22
Kế toán phản ánh tình hình trên như sau:
1/ Giá trị 1 giờ công sửa chữa: ( 600.000+200.000+1.800.000+226.000)/(120+37) =
18.000
Giá trị sửa chữa MMTB : 18.000*120 = 2.160.000đ
Giá trị sửa chữa TSCĐ trong văn phòng : 18.000*37 = 666.000đ
154
(152) 600.000 2.160.000 (627)
(152) 200.000 666.000 (642)
(334) 1.800.000
(111) 226.000
2.826.000 2.826.000
2/ Sơ đồ sửa chữa lớn TSCĐ :
331 2413 335
10.00.000 30.000.000
(112) 10.000.000 20.000.000 20.000.000
152 30.000.000 30.000.000
10.000.000 10.000.000 30.000.000
30.000.000 30.000.000
VII/ KẾ TOÁN CHI PHÍ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN
1/ Nhiệm vụ kế toán
- Chi phí thực hiện các dự án đầu tư XDCB là toàn bộ chi phí cần thiết để xây dựng
mới hay cải tạo, mở rộng công trình.
- Khi đầu tư XDCB các chi phí xây lắp, chi phí thiết bị thường được tính trực tiếp cho
từng đối tượng tài sản.
- Các chi phí chuẩn bị đầu tư và chi phí quản lý dự án, chi phí khác liên quan trực tiếp
đến đối tượng tài sản nào thì tính trực tiếp cho đối tượng TS đó .
- Các chi phí quản lý dự án và chi phí khác chi chung có liên quan đến nhiều đối tượng
TS thì chủ đầu tư phải phân bổ theo những tiêu thức thích hợp.
- Trường hợp dự án đã hoàn thành đưa vào sử dụng nhưng quyết toán dự án chưa được
duyệt thì doanh nghiệp ghi tăng nguyên giá TSCĐ theo giá tạm tính ( Giá tạm tính
GIÁO TRÌNH KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP 1
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
GV : Nguyễn Thị Trần Phước 23
phải căn cứ vào chi phí thực tế đã bỏ ra để có được TSCĐ ) để trích khấu hao, sau đó
điều chỉnh theo giá quyết toán được phê duyệt.
2/ Kế toán chi phí đầu tư xây dựng cơ bản
Tài khoản sử dụng : TK 241" Xây dựng cơ bản dở dang "
TK 241 " Xây dựng cơ bản dở dang "
- Tập hợp chi phí đầu tư XDCB,
mua sắm TSCĐ.
SỐ DƯ : + Chi phí XDCB dở dang
+ Giá trị công trình đã hoàn thành
nhưng chưa bàn giao đưa vào sử
dụng hoặc chưa được quyết toán.
- Giá trị TSCĐ hình thành qua đầu
tư XDCB, mua sắm đã hoàn
thành đưa vào sử dụng
- Giá trị công trình đang làm bàn
giao cho đơn vị khác tiếp tục thi
công
Tài khoản 241 được mở chi tiết theo từng công trình, hạng mục công trình và ở mỗi
hạng mục công trình phải được hạch toán chi tiết từng nội dung chi phí đầu tư XDCB và
được theo dõi lũy kế kể từ khi khởi công đến khi công trình hoàn thành bàn giao đưa vào sử
dụng.
Kế toán chi phí đầu tư xây dựng cơ bản theo phương thức giao thầu :
- Nhận khối lượng XDCB hoàn thành do bên nhận thầu bàn giao dùng vào SXKD, căn
cứ vào hợp đồng giao thầu, biên bản nghiệm thu khối lượng XDCB hoàn thành, hóa
đơn bán hàng ghi :
Nợ TK 241- XDCB dở dang
Nợ TK 133 - ( Nếu TSCĐ dùng vào SXKD hàng hóa chịu thuế GTGT tính
theo PP khấu trừ)
Có TK 331 - Tổng giá trị thanh toán
- Mua thiết bị để đầu tư XDCB, căn cứ vào hóa đơn và phiếu nhập kho ghi :
Nợ TK 152:
Nợ TK 133 ( Nếu có )
Có TK 331
- Xuất thiết bị đầu tư XDCB giao cho bên nhận thầu :
Nợ TK 241:
Có TK 152 : Giá trị thiết bị
- Khi phát sinh chi phí khác liên quan đến đầu tư XDCB :
Nợ TK 241:
Nợ TK 133 ( Nếu có )
Có TK 111, 112, 331, 341...
Kế toán chi phí đầu tư xây dựng cơ bản theo phương thức tự làm :
GIÁO TRÌNH KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP 1
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
GV : Nguyễn Thị Trần Phước 24
Phản ánh chi phí đầu tư XDCB thực tế phát sinh :
Nợ TK 241 - XDCB dở dang
Nợ TK133 - ( Nếu công trình hoàn thành phục vụ cho SXKD chịu thuế GTGT
theo PP khấu trừ)
Có TK 111, 112, 331 ... - Tổng giá thanh toán
3/ Kế toán quyết toán vốn đầu tư khi công trình hoàn thành :
- Khi công trình hoàn thành việc nghiệm thu tổng thể đã được thực hiện xong, tài sản
được bàn giao và đưa vào sử dụng. Nếu quyết toán được duyệt ngay thì căn cứ vào
giá trị tài sản hình thành qua đầu tư được duyệt để ghi sổ . Nếu quyết toán chưa được
phê duyệt thì ghi tăng giá trị của tài sản hình thành qua đầu tư theo giá tạm tính ( Giá
tạm tính là chi phí thực tế đã bỏ ra để có được tài sản ). Ghi :
Nợ TK 211/213
Nợ TK 152/153
Có TK 241 - XDCB dở dang ( Giá được duyệt hay giá tạm tính )
- Khi quyết toán vốn đầu tư XDCB hoàn thành được duyệt thì kế toán điều chỉnh lại
giá tính theo giá trị tài sản được duyệt.
- Nếu TSCĐ đầu tư bằng nguồn vốn XDCBhoặc quỹ đầu tư phát triển thì ghi đồng
thời :
Nợ TK 441 - Nguồn vốn đầu tư XDCB
Nợ TK 414 - Quỹ đầu tư phát triển
Có TK 411 - Nguồn vốn kinh doanh
( Nếu đầu tư XDCB bằng chính nguồn vốn kinh doanh thì không ghi bút toán này )
VIII.KẾ TOÁN CÁC KHOẢN ĐẦU TƯ DÀI HẠN
1/Kế toán các khoản đầu tư chứng khoán dài hạn :
* TK 221” Đầu tư vào công ty con “ phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động tăng,
giảm khoản đầu tư vốn trực tiếp vào công ty con. Công ty con là công ty chịu sự kiểm soát
của một doanh nghiệp khác ( công ty mẹ ). Khoản đầu tư vào công ty con bao gồm :
+ Đầu tư cổ phiếu ( Cổ phiếu phổ thông, cổ phiếu ưu đãi)
+ Khoản đầu tư vốn dưới hình thức góp vốn bằng tiền, tài sản khác vào công ty con hoạt
động theo loại hình công ty nhà nước, Cty TNHH một thành viên, công ty CP nhà nước và
các loại hình DN khác.
- Chỉ hạch toán vào TK 221 khi nhà đầu tư nắm giữ trên 50% vốn chủ sở hữu ( nắm giữ trên
50% quyền biểu quyết ) và có quyền chi phối các chính sách tài chính và hoạt động của
doanh nghiệp nhằm thu được lợi ích kinh tế từ các hoạt động của DN đó. Khi DN đầu tư
không còn quyền kiểm soát DN con thì ghi giảm khoản đầu tư vào công ty con.
- Khoản đầu tư vẫn được hạch toán vào TK 221 kho DN đầu tư nắm giữ ít hơn 50% vốn chủ
sở hữu tại công ty con nhưng có thoả thụân khác :
GIÁO TRÌNH KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP 1
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
GV : Nguyễn Thị Trần Phước 25
+ Các nhà đầu tư khác thoả thuận dành cho công ty mẹ hơn 50% quyền biểu quyết.
+ Công ty mẹ có quyền chi phối các chính sách tài chính và hoạt động theo quy chế thoả
thuận.
+ Công ty mẹ có quyền bổ nhiệm hoặc bãi miễn đa số các thành viên hội đồng quản trị hoặc
cấp quản lý tương đương.
+ Công ty mẹ có quyền bỏ đa số phiếu tại các cuộc họp của hội đồng quản trị hoặc cấp quản
lý tương đương.
- Kế toán phải mở sổ chi tiết theo dõi khoản đầu tư vào từng công ty con theo mệnh giá, giá
thực tế mua cổ phiếu, chi phí thực tế đầu tư vào các công ty con…
* TK 222 “ Vốn góp liên doanh “ dùng để phản ánh toàn bộ vốn góp liên doanh dưới hình
thức thành lập cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát và tình hình thu hồi lại vốn góp liên doanh
khi kết thúc hợp đồng liên doanh.
- Chỉ hạch toán vào TK 222 khi nhà đầu tư có quyền đồng kiểm soát các chính sách tài
chính và hoạt động của đơn vị nhận đầu tư. Khi nhà đầu tư không còn quyền đồng kiểm soát
thì phải ghi giảm khoản đầu tư vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát.
- Kế toán phải mở sổ chi tiết theo dõi các khoản vốn góp liên doanh vào cơ sở kinh doanh
đồng kiểm soát theo từng đối tác, từng lần góp và từng khoản vốn đã thu hồi, chuyển
nhượng.
* TK 223 “Đầu tư vào công ty liên kết “ dùng để phản ánh giá trị khoản đầu tư trực tiếp của
nhà đầu tư vào công ty liên kết và tình hình biến động tăng, giảm giá trị khoản đầu tư vào
công ty liên kết.
- Chỉ hạch toán vào TK223 khi nhà đầu tư nắm giữ trực tiếp từ 20% đến dưới 50% vốn chủ
sở hữu ( từ 20% đến dưới 50% quyền biểu quyết ) của bên nhận đầu tư mà không có sự thoả
thuận khác.
- Kế toán phải mở sổ chi tiết theo dõi giá trị khoản đầu tư vào từng công ty liên kết.
TK 221 " Đầu tư vào công ty con "
- Giá trị thực tế các khoản đầu tư
vào công ty con tăng
SỐ DƯ : Giá trị thực tế các khoản
đầu tư vào công ty con hiện có của
Cty mẹ.
- Giá trị thực tế các khoản đầu tư
vào công ty con giảm.
TK 222 " Vốn góp liên doanh "
- Số vốn góp liên doanh đã góp vào
CSKD đồng kiểm soát tăng
SỐ DƯ : Số vốn góp liên doanh
vào CSKD đồng kiểm soát hiện còn
cuối kỳ.
- Số vốn góp liên doanh vào CSKD
đồng kiểm soát giảm do đã thu hồi,
chuyển nhượng, do không còn quyền
đồng kiểm soát.
GIÁO TRÌNH KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP 1
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
GV : Nguyễn Thị Trần Phước 26
TK 223 " Đầu tư vào công ty liên kết "
- Giá gốc khoản đầu tư tăng
SỐ DƯ : Giá gốc khoản đầu tư
vào Cty liên kết hiện đang nắm
giữ cuối kỳ.
- Giá gốc khoản đầu tư giảm do nhận lại
vốn đầu tư hoặc thu được các khoản lợi
ích ngoài lợi nhuân được chia.
Giá gốc khoản đầu tư giảm do bán,
thanh lý toàn bộ hoặc 1 phần khoản đầu
tư.
2/Kế toán các hoạt động có liên quan dài hạn :
- Khi công ty mẹ mua cổ phiếu hoặc đầu tư vào Cty con bằng tiền theo cam kết góp vốn đầu
tư
Nợ TK 221:
Có TK 111/112 …
Các chi phí phát sinh về thông tin, môi giới, giao dịch mua, bán trong quá trình mua cổ
phiếu, hoặc thực hiện đầu tư vào Cty con :
Nợ TK 221:
Có TK 111/112…
- Trường hợp chuyển các khoản đầu tư vào Cty liên doanh , liên kết, đầu tư tài chính khác
thành đầu tư vào công ty con khi đầu tư bổ sung để trở thành có quyền kiểm soát, ghi :
Nợ TK 221:
Có TK 222/223/228/121:
Có TK 111/112…- Số tiền đầu tư bổ sung
- Khi nhận thông báo về cổ tức, lợi nhuận được chia từ đầu tư vào Cty con :
+ Nếu nhận được tiền :
Nợ TK 111/112…
Có TK 515
+ Nếu chưa nhận tiền và cổ tức lợi nhuận được chia để lại tăng vốn đầu tư vào Cty con, tăng
vốn góp liên doanh, tăng vốn đầu tư vào công ty liên kết ghi :
Nợ TK 138:
Nợ TK 221/222/223
Có TK 515
- Khi chuyển khoản đầu tư vào cty con thành các khoản đầu tư vào cơ sở góp vốn liên doanh
đồng kiểm soát, công ty liên kết, hoặc đầu tư khác :
+ Nếu lãi :
Nợ TK 222/223/228:
Nợ TK 111/112- Số tiền nhận về
GIÁO TRÌNH KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP 1
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
GV : Nguyễn Thị Trần Phước 27
Có TK 221
Có TK 515
+ Nếu lỗ :
Nợ TK 222/223/228
Nợ TK 111/112
Nợ TK 635
Có TK 221
- Khi thu hồi, thanh lý nhượng bán các khoản vốn đầu tư vào công ty con :
+ Nếu lãi :
Nợ TK 111/112
Có TK 221
Có TK 515
+ Nếu lỗ :
Nợ TK 111/112
Nợ TK 635
Có TK 221
- Chi phí thanh lý nhượng bán các khoản đầu tư :
Nợ TK 635
Nợ TK 133 ( Nếu có )
Có TK 111/112…
- Số vốn không thu hồi được do Cng ty con, công ty LD, công ty LK làm ăn thua lỗ :
Nợ TK 635
Có TK 221/222/223
GIÁO TRÌNH KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP 1
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
GV : Nguyễn Thị Trần Phước 28
GIÁO TRÌNH KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP 1
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
GV : Nguyễn Thị Trần Phước 29
TK 222TK 111,112,341
TK 211, 213
GÓP VỐN LIÊN DOANH BẰNG TIỀN
TK 214
MANG TSCĐ ĐI GÓP VỐN LD
(1)
THU HỒI VỐN GÓP LD
TK 111,112,
152, 156, 211...
TK 515 TK 635
GIÁ VỐN
CL LÃI
CL LỖ
(8) (8')
TK 711 (2)
TK 152, 155, 156
TK 811
NGUYÊN
GIÁ
GIÁ ĐÁNH
GIÁ LẠI
HMLK
GIÁ Đ/GIÁ>GTCL
GIÁ Đ/GIÁ<GTCL
MANG VÂT TƯ, TP, HÀNG HÓA
ĐI GÓP VỐN LD
GIÁ Đ/GIÁ>
GIÁ GHI SỔ
GIÁ Đ/GIÁ>
GIÁ GHI SỔ
(3)GIÁ GHI SỔ
GIÁ ĐÁNH
GIÁ
TK 223, 228
GHI GIẢM VỐN GÓP LD THÀNH ĐTƯ
VÀO CTY LIÊN KẾT, ĐẦU TƯ CK
CL LÃI CL LỖ
(9) (9')
SƠ ĐỒ KẾ TOÁN GÓP VỐN LIÊN DOANH VÀO CƠ SỞ KINH DOANH ĐỒNG KIỂM SOÁT
TK 121,228,223
TK 515 TK 111, 112
TK 138
TĂNG VỐN ĐTƯ ĐỂ TRỞ
THÀNH GÓP VỐN LD
ĐTƯ BỔ
SUNG
BẰNG
TIỀN
NHẬN TIỀN CỔ
TỨC, LỢI NHUẬN
NHẬN THÔNG BÁO VỀ
CỔ TỨC, LỢI NHUẬN
(4)
(5)
(6)
TK 111, 112
SỐ TIỀN NHẬN VỀ
TK 411
GÓP VỐN LD BẰNG GIÁ TRỊ QUYỀN SỬ
DỤNG ĐẤT, MẶT NƯỚC, MẶT BIỂN
(7)
TK 221
TK 111, 112
TĂNG VỐN GÓP ĐỂ TĂNG QUYỀN KIỂM
SOÁT THÀNH ĐTƯ VÀO CTY CON
ĐTƯ THÊM VỐN
(10)
GIÁO TRÌNH KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP 1
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
GV : Nguyễn Thị Trần Phước 30
TK 223TK 111,112
TK 211, 213
ĐẦU TƯ VÀO CTY LIÊN KẾT BẰNG TIỀN
TK 214
MANG TSCĐ ĐI ĐẦU TƯ
(1)
THU HỒI VỐN GÓP ĐẦU TƯ
TK 111,112,
152, 156, 211...
TK 515 TK 635
GIÁ VỐN
CL LÃI
CL LỖ
(7) (7')
TK 711 (2)
TK 152, 155, 156
TK 811
NGUYÊN
GIÁ
GIÁ ĐÁNH
GIÁ LẠI
HMLK
GIÁ Đ/GIÁ>GTCL
GIÁ Đ/GIÁ<GTCL
MANG VÂT TƯ, TP, HÀNG HÓA
ĐI ĐẦU TƯ
GIÁ Đ/GIÁ>
GIÁ GHI SỔ
GIÁ Đ/
GIÁ>GIÁ
GHI SỔ
(3)GIÁ GHI SỔ
GIÁ ĐÁNH
GIÁ
TK 128, 228
THANH LÝ 1PHẦN VỐN ĐTƯ
CL LÃI CL LỖ
(8) (8')
SƠ ĐỒ KẾ TOÁN ĐẦU TƯ VÀO CÔNG TY LIÊN KẾT
TK 121,228
TK 515 TK 111, 112
TK 138
TĂNG VỐN ĐTƯ ĐỂ TRỞ
THÀNH ĐTƯ CTY LKẾT
ĐTƯ BỔ
SUNG
BẰNG
TIỀN
NHẬN TIỀN CỔ
TỨC, LỢI NHUẬN
NHẬN THÔNG BÁO VỀ
CỔ TỨC, LỢI NHUẬN
(4)
(5)
(6)
TK 111, 112
SỐ TIỀN NHẬN VỀ
TK 221, 222
TK 111, 112
TĂNG VỐN GÓP, TĂNG QUYỀN KS THÀNH
ĐTƯ VÀO CTY CON, CTY ĐỒNG KS
ĐTƯ THÊM VỐN
(9)
3/Kế toán các khoản đầu tư dài hạn khác
- TK 228 dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động tăng, giảm các loại đầu tư
dài hạn khác ( ngoài các khoản đầu tư vào công ty con, vốn góp vào cơ sở kinh doanh đồng
GIÁO TRÌNH KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP 1
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
GV : Nguyễn Thị Trần Phước 31
kiểm soát, đầu tư vào công ty liên kết ) như đầu tư trái phiếu, cổ phiếu, đầu tư vào đơn vị
khác mà chỉ nắm giữ dưới 20% vốn chủ sở hữu và thời hạn thanh toán thu hồi vốn trên 1
năm, các khoản cho vay vốn.
- Kế toán phải theo dõi chi tiết từng khoản đầu tư, từng khoản vay, từng đối tượng phát hành
cổ phiếu, trái phiếu, thời hạn và lãi suất trái phiếu, từng đối tượng vay và từng khoản vay.
TK 228 " Đầu tư dài hạn khác "
- Giá trị các khoản đầu tư dài hạn
khác tăng
SỐ DƯ : Giá trị các khoản đầu
tư dài hạn hiện có.
- Giá trị các khoản đầu tư dài hạn
khác giảm
- Khi cho đơn vị khác vay vốn, mua trái phiếu nhận lãi định kỳ và nhận lãi trả sau có thời
hạn thu hồi trên 1 năm :
Nợ TK 228:
Có TK 111/112:
- Định kỳ, khi nhận lãi cho vay trong kỳ theo khế ước vay, nhận lãi trái phiếu định kỳ ghi :
Nợ TK 111/112- Nếu nhận tiền ngay
Nợ TK 138 - Nếu chưa nhận dược tiền ngay
Có TK 515- Chi tiết lãi cho vay vốn
- Nếu mua trái phiếu nhận lãi trước :
+ Khi trả tiền mua trái phiếu nhận lãi trước, ghi :
Nợ TK 228
Có TK 111/112…
Có TK 3387 - Phần lãi nhận trước
+ Định kỳ, tính và kết chuyển lãi của kỳ kế toán, ghi :
Nợ TK 3387:
Có TK 515:
- Đối với trái phiếu nhận lãi trả sau, định kỳ ghi doanh thu tiền lãi :
Nợ TK 138:
Có TK 515:
- Thu hồi vốn gốc và lãi cho vay :
Nợ TK 111/112:
Có TK 228 - Số tiền gốc
Có TK 515 - Số tiền lãi kỳ đáo hạn
Có TK 138 - Số tiền lãi của các kỳ trước
GIÁO TRÌNH KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP 1
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
GV : Nguyễn Thị Trần Phước 32
*
Chú ý:
- Khi doanh nghiệp đầu tư cổ phiếu căn cứ vào chi phí thực tế mua bao gồm: giá gốc các
khoản đầu tư + chi phí trực tiếp liên quan đến hoạt động đầu tư như chi phí môi giới, tư vấn
… sẽ được phản ánh vào các TK đầu tư : 221, 222, 223, 228
- Khi doanh nghiệp bán cổ phiếu, chuyển nhượng vốn đầu tư sẽ phản ánh chi phí bán cổ
phiếu chi phí chuyển nhượng vào Chi phí tài chính.
4/ Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn :
Dự phòng giảm giá các khoản đầu tư dài hạn là số tiền ghi vào chi phí hoạt động tài
chính trên cơ sở dự đoán và tính toán các khoản và mức giảm giá có thể xảy ra đối với từng
loại đầu tư dài hạn. Việc xác định, tính toán và lập dự phòng giảm giá các loại đầu tư dài
hạn được thực hiện vào thời điểm cuối năm.
a/ Tài khoản hạch toán
TK 229 -Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn
GIÁO TRÌNH KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP 1
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
GV : Nguyễn Thị Trần Phước 33
Bên Nợ : Hoàn nhập dự phòng giảm giá đầu tư DH đã lập năm trước
Bên Có : Trích lập dự phòng giảm giá các khoản đầu tư dài hạn
Số Dư Có : Giá trị dự phòng giảm giá hiện có của các khoản đầu tư DH
b/ Phương pháp kế toán :
(1) Cuối năm kiểm kê giá trị gốc từng chứng khoán đầu tư dài hạn đối chiếu với giá thị
trường để xác định cụ thể từng khoản đầu tư có thể xảy ra sự giảm giá, tính toán mức giảm cần
lập dự phòng
Nợ TK 635:
Có TK 229:
(2) Cuối niên độ tiếp theo, phải căn cứ vào số dự phòng đã lập không sử dụng hết của năm
trước để tính số dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn cần trích lập cho năm sau :
* Trường hợp số dự phòng cần lập cho năm sau nhỏ hơn số dự phòng đã lập không dùng
hết của năm trước thì phần chênh lệch lớn hơn được hoàn nhập ghi tăng thu nhập hoạt động
tài chính :
Nợ TK 229:
Có TK 635:
* Trường hợp số dự phòng cần lập cho năm sau lớn hơn số dự phòng đã lập không dùng
hết của năm trước thì phải trích lập thêm số dự phòng còn thiếu :
Nợ TK 635:
Có TK 229:
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_giang_ktdn1_2_chuong_sau_p2_0938.pdf