Thương mại Việt Nam - Brazil
Theo số liệu thống kê sơ bộ từ TCHQ, 8 tháng 2015 Việt Nam nhập từ Brazil trên 1,3
tỷ USD, tăng 19,14% so với cùng kỳ năm trước.
Ngô là mặt hàng chính Việt Nam nhập từ Brazil, chiếm 35,4% tổng kim ngạch, đạt
462,8 triệu USD, tăng 31,05%. Đứng thứ hai là đậu tương, tuy nhiên tốc độ nhập đậu
tương từ Brazil giảm 25,79%, tương đương với 192,4 triệu USD, kế đến là thức ăn gia
súc và nguyên liệu, tăng 43,24%, đạt 136,7 triệu USD.
Đáng chú ý, nhập khẩu hóa chất từ Brazil có tốc độ tăng trưởng vượt trội, mặc dù kim
ngạch chỉ đạt 4,6 triệu USD, nhưng tăng 214,71%.
Ngoài ra, một số mặt hàng nhập từ Brazil có mức tăng trưởng khá như bông các loại
tăng 162,75%, hàng rau quả tăng 70%, nguyên phụ liệu dệt may tăng 43,24%.
Ngược lại, nhập khẩu mặt hàng chế phẩm thực phẩm lại giảm mạnh, giảm 65,67%, kế
đến kim loại thường giảm 60,54%, phế liệu sắt thép giảm 46,98% và sắt thép các loại
giảm 44,36%.
Đặc biệt, so với cùng thời kỳ này năm trước, 8 tháng đầu năm nay Việt Nam nhập
thêm mặt hàng lúa mì từ thị trường Brazil, đạt kim ngạch 75,3 triệu USD.
21 trang |
Chia sẻ: thucuc2301 | Lượt xem: 295 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Hồ sơ thị trường Brazail - Phan Thị Anh Nga, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hồ sơ thị trường Brazil
Cập nhật ngày 18/02/2017 Trang 1
HỒ SƠ THỊ TRƯỜNG
BRAZIL
Người liên hệ: Phan Thị Anh Nga
Điện thoại: 08.73084084
Email: phanthianhngadhnn@gmail.com
Hồ sơ thị trường Brazil
Cập nhật ngày 18/02/2017 Trang 2
HỒ SƠ THỊ TRƯỜNG BRAZIL
MỤC LỤC
I. GIỚI THIỆU CHUNG
1. Các thông tin cơ bản 3
2. Thể chế Nhà nước 4
3. Địa lý ...5
4. Văn hóa Xã hội 6
5. Lịch sử .7
6. Chính trị đối ngoại ...8
II. TÌNH HÌNH KINH TẾ
1. Tổng quan kinh tế 11
2. GDP .12
3. Đặc điểm chung các ngành ..14
4. Lực lượng lao động ..14
5. Kim ngạch xuất nhập khẩu ..14
6. Tỉ giá hối đoái ..15
7. Thông tin liên lạc .15
8. Giao thông vận tải 15
III. QUAN HỆ NGOẠI GIAO, KINH TẾ-THƯƠNG MẠI VỚI VIỆT NAM
1. Quan hệ ngoại giao...16
2. Quan hệ chính trị ..17
3. Quan hệ thương mại Việt Nam-Brazil..17
4. Về đầu tư ..18
IV. QUAN HỆ HỢP TÁC VỚI VCCI
1. Thỏa thuận hợp tác ...18
2. Hoạt động triển khai.18
3. Địa chỉ liên lạc .20
Hồ sơ thị trường Brazil
Cập nhật ngày 18/02/2017 Trang 3
I. GIỚI THIỆU CHUNG
1. Các thông tin cơ bản
Quốc kỳ của Brazil
Bản đồ đất nước Brazil
Tên đầy đủ Cộng hòa liên bang Brazin
Vị trí địa lý
Nằm ở phía đông Nam Mỹ, giáp với Đại Tây
Dương
Diện tích Km2 8,511,965
Tài nguyên thiên nhiên
Boxit, vàng, quặng sắt, mangan, niken, photphat,
thiếc, urani, Dầu khí, thủy năng, gỗ xẻ
Dân số (triệu người) 201.01
Cấu trúc dân số
0-14 tuổi: 24.2%
15-24 tuổi: 16.7%
Hồ sơ thị trường Brazil
Cập nhật ngày 18/02/2017 Trang 4
25-54 tuổi: 43.6%
55-64 tuổi: 8.2%
Trên 65 tuổi: 7.3%
Tỷ lệ tăng dân số (%) 0.86
Dân tộc
Người da trắng 53.7%, Người da mầu 38.5%, người
da đen 6.2%, khác (bao gồm người Nhật bản, Arap,
Amerindian) 0.9%, khác 0.7%
Thủ đô Brasilia
Quốc khánh 7/9/1822
Hệ thống pháp luật Dựa trên gốc luật La Mã
GDP (tỷ USD) 2362
Tỷ lệ tăng trưởng GDP (%) 1.3
GDP theo đầu người (USD) 12000
GDP theo cấu trúc ngành
nông nghiệp: 5.4%
công nghiệp: 27.4%
dịch vụ: 67.2%
Lực lượng lao động (triệu) 107.1
Lực lượng lao động theo lĩnh
vực nghề nghiệp
nông nghiệp: 15.7%
công nghiệp: 13.3%
dịch vụ: 71%
Sản phẩm Nông nghiệp
Cà phê, đậu tương, lúa mì, gạo, ngô, mía, ca cao,
cam quýt, thịt bò
Công nghiệp
Dệt may, giày dép, hóa chất, xi măng gỗ, quặng sắt,
thiếc, sắt thép, máy bay, động cơ xe và phụ tùng,
máy móc, thiết bị khác
Xuất khẩu (triệu USD) 242000
Mặt hàng xuất khẩu
thiết bị vận tải, quặng sắt, đậu tương, giày dép, cà
phê, ô tô
Đối tác xuất khẩu Trung Quốc, Hoa Kỳ, Argentina
Nhập khẩu (triệu USD) 238800
Mặt hàng nhập khẩu
Máy móc, sản phẩm hóa chất điện và thiết bị vận
tải, dầu, phụ tùng ô tô, điện tử
Đối tác nhập khẩu
Hoa Kỳ, Trung Quốc, Argentina, Đức,Hàn Quốc
Nguồn: CIA 2013
2. Thể chể - nhà nước
- Theo thể chế Cộng hòa Tổng thống, chế độ lưỡng viện; Cộng hòa Liên bang (từ năm 1891).
Hiến pháp hiện hành được ban hành ngày 5 tháng Mười năm 1988. Lần sửa đổi gần
nhất vào năm 1997.
Có 26 bang là các khu vực hành chính trực thuộc Trung ương.
Hồ sơ thị trường Brazil
Cập nhật ngày 18/02/2017 Trang 5
Tổng thống và Phó tổng thống được bầu bằng tuyển cử phổ thông đầu phiếu trên cùng
một lá phiếu, nhiệm kỳ 5 năm. Tổng thống bổ nhiệm các thành viên của Nội các. Hạ
nghị viện của Đại hội Quốc dân gồm 513 thành viên được bầu bằng tuyển cử phổ
thông đầu phiếu bắt buộc, nhiệm kỳ 4 năm. 81 thành viên của Thợng nghị viện được
bầu trực tiếp với nhiệm kỳ 8 năm. Bốn năm một lần, 1/3 số thành viên của Thượng
nghị viện được miễn nhiệm. Mỗi bang của Bra-xin đều có cơ quan lập pháp. Bra-xin
có 37 đảng phái chính trị. Đảng cầm quyền hiện nay là đảng Dân chủ xã hội.
3. Địa lý: Nằm ở Nam Mỹ Sông A-ma-dôn, con sông lớn nhất thế giới, tưới tiêu cho
gần một nửa lãnh thổ của Bra-xin. Tại lưu vực thấp của sông A-ma-dôn vẫn còn các
cánh rừng mưa nhiệt đới trù phú, mặc dù nhu cầu về đất làm tăng nạn phá rừng Ở khu
vực vốn được coi là lá phổi của trái đất này. Phía bắc lưu rực sông A-ma-dôn là vùng
núi Guy-a-na có đỉnh Pi-cô đa Nê-bli-na cao nhất Bra-xin, 30- 4 m. Phía nam lu vực
sông A-ma-dôn là cao nguyên trung tâm với các đồng cỏ rộng. Về phía đông và nam,
tiếp giáp với vùng núi của Bra-xin, là một đồng bằng có mật độ dân cư đông đúc.
Vùng núi của Bra-xin, là một cao nguyên rộng lớn chia thành các thung lũng màu mỡ
và các rặng núi.
Các sông chính: A-ma-dôn, 6.448 kml Pa-ra-na, 4.880 km.
Khí- hậu: Lưu vực sông A-ma-dôn và vùng đông nam có khí hậu nhiệt đới với lượng
mưa lớn. Phần còn lại của Bra-xin hoặc có khí hậu cận nhiệt đới hoặc khí hậu ôn hòa;
nhiệt độ trung bình tháng Giêng là 23-290 C; tháng Bảy là 16-240 C. Chỉ ở vùng đông
bắc có lượng mưa nhỏ.
Vị trí: Đông Nam châu Mỹ La tinh, giáp Đại Tây Dương
Brazil trải rộng gần một nửa Nam Mỹ và là đất nước lớn nhất vùng này. Brazil trải dài
4,772 km từ Bắc xuống Nam; 4,331 km từ Đông sang Tây và có biên giới chung với
mọi quốc gia Nam Mỹ trừ Chile và Ecuador. Brazil có thể được phân chia thành Brazil
cao nguyên ở phía Nam và Brazil sông Amazon ở phía Bắc.
Diện tích: 8.514.215 km²
Dân số: 191,908,598
Khí hậu: Phần lớn đất nước Brazil nằm trong vùng nhiệt đới và có các loại hình khí
hậu nhiệt đới nóng ẩm và xích đạo.
Địa hình
Núi Roraima ở Brazil
Địa hình của Brazil phân bố rất
đa dạng và phức tạp. Phần lớn
lãnh thổ ở phía Bắc của Brazil là
những vùng đất thấp được che
phủ bởi rừng Amazon. Phía
Nam của nước này có địa hình chủ
yếu là đồi và những vùng núi
thấp. Vùng bờ biển giáp Đại Tây
Dương có nhiều dãy núi cao.
Hồ sơ thị trường Brazil
Cập nhật ngày 18/02/2017 Trang 6
Brazil là một trong những nước có nhiều hệ thống sông lớn nhất trên thế giới. Nước
này có tổng cộng 8 bồn địa lớn, nước của các con sông đi qua các bồn địa này để thoát
ra Đại Tây Dương. Sông Amazon là con sông lớn nhất thế giới (tính theo dung lượng
nước) và đồng thời là con sông dài thứ hai trên thế giới.
Lưu vực sông Amazon rộng lớn và màu mỡ đã
tạo điều kiện cho những cánh rừng nhiệt đới
hùng vĩ phát triển cùng với hệ thống sinh vật
phong phú. Ngoài ra còn phải kể đến hệ thống
sông Parana và phụ lưu; sông Iguacu nơi có thác
nước Iguacu nổi tiếng.
Thác Iguacu
Bên cạnh đó, còn có các sông Negro, Xingu,
Madeira, Tapajos, một số đảo và đảo san hô trên
Đại Tây Dương.
Tài nguyên: dồi dào, phong phú với sắt, nhôm, đá quý, gỗ, dầu khí, tài nguyên nước.
Thủ đô: Brasilia
4. Văn hóa - xã hội
Một trong những công trình kiến trúc đẹp của Brazil
Brazil là quốc gia Nam Mỹ duy nhất thừa hưởng ngôn ngữ và văn hóa Bồ Đào Nha.
Mặc dù có nhiều yếu tố đã ảnh hưởng đến nền văn hóa Brazil, nhưng ảnh hưởng văn
hóa Bồ Đào Nha vẫn là chủ yếu vì sự liên hệ chặt chẽ của Brazil trong thời kỳ thuộc
địa với đế quốc này. Bồ Đào Nha đã mang đến đây ngôn ngữ, Cơ đốc giáo và các kiểu
kiến trúc thuộc địa. Những khía cạnh khác tạo nên văn hóa Brazil là sự đóng góp của
những người nhập cư từ châu Âu và châu Á, người bản địa gốc Nam Mỹ và người nô
lệ đến từ châu Phi. Có thể nói Brazil là xã hội đa văn hóa, đa chủng tộc.
Người Ý, Đức đến với số lượng lớn và ảnh hưởng của họ đậm đặc ở các vùng Đông
Nam và Nam Brazil. Brazil tiếp nhận ngôn ngữ và nghệ thuật ẩm thực của người
Amerindia, trong khi cũng thừa hưởng âm nhạc, khiêu vũ, tôn giáo của người châu
Phi.
Hồ sơ thị trường Brazil
Cập nhật ngày 18/02/2017 Trang 7
Carnaval Brazil
Người Brazil sáng tạo những điệu nhảy samba, bossa nova, forró, frevo và nhiều điệu
khác. Brazil cũng có đóng góp vào âm nhạc cổ điển bởi một số tác phẩm của một số
nhà soạn nhạc.
Brazil nổi tiếng với Lễ hội Carnaval sôi động. Lễ hội này được tổ chức hàng năm, kéo
dài 40 ngày trước Lễ Phục sinh. Ngoài ra, có những lễ hội địa phương và vùng. Những
lễ hội nổi tiếng khác là Boi Bumba và Festa Junina.
Một bờ biển tại Brazil
Brazil nổi tiếng với các bờ biển đẹp ở khắp đất nước. Brazil có hơn 5.000 dặm bờ
biển, được đánh giá là những bờ biển đẹp nhất và hứa hẹn nhất cho khách du lịch năm
châu.
- Số người biết đọc, biết viết đạt 83,3%, nam: 83,3% và nữ: 83,2%.
Giáo dục bắt buộc miễn phí tiểu học 8 năm (từ 6 đến 14 tuối); hệ thống trung học 3
năm, sau bắt buộc phải qua trường đào tạo nghề. Tuyển sinh vào đại học rất nghiêm
ngặt, nhất là y khoa và kỹ thuật. Trước khi thi vào đại học phải học một năm dự bị.
Bra-xin có hàng trăm trường đại học và viện nghiên cứu. Hệ thống y tế chưa phát
triển, nhất là ở nông thôn.
Tuổi thọ trung bình đạt 64,06 tuổi nam 59,35 và nữ 69,01 tuổi.
Những danh thắng và di tích nổi tiếng dành cho du lịch, nghỉ ngơi và giải trí: Thác I-
gu-a-xu (lớn thứ bảy thế giới), bảo tàng Quốc gia, bảo tàng người da đỏ Ở Ri-ô đờ
Gia-nê-rô, lê hội hóa trang đặc sắc ở Ri-ô đờ Gia-nê-rô, các bãi tắm ven biển ngoạn
mục...
Hồ sơ thị trường Brazil
Cập nhật ngày 18/02/2017 Trang 8
Con người.
Dân số: 201.103.330 (2010)
Cơ cấu:
• 0-14 tuổi: 26,7%
• 15-64 tuổi: 66,8%
• trên 65 tuổi: 6,4%
Thành phần: da đen 6,2%, da trắng 53,7%, da mầu 38,5%, các nhóm khác 1,6%.
Tôn giáo: Công giáo 73,6%, Tin lành 15,4%,
Ngôn ngữ: tiếng Bồ đào Nha (chính thể), Tây Ban Nha, Anh, Pháp.
Mức tăng trưởng dân số: 1,166 % (2010)
Sinh suất: 18,11/1000 dân (2010)
Tử suất: 6,35/1000 dân (2010)
Tử suất trẻ dưới 1 tuổi: 21,86/1000 trẻ
Mức sinh sản: 2,19 con/phụ nữ
Tuổi thọ bình quân: 72,26 năm
Bóng đá:
Đội bóng Brazil
Brazil cũng được xem là quốc gia thành công nhất thế giới về bóng đá. Đội tuyển bóng
đá quốc gia Brazil được coi là đội bóng chơi tốt nhất hành tinh với năm lần chiến
thắng tại Giải vô địch bóng đá thế giới. Người Brazil gọi ngắn gọn đội bóng quốc gia
của họ là "Seleção", có nghĩa là "đội tuyển". Một câu nói vui phổ biến trong bóng đá
là: "Người Anh sáng tạo ra môn bóng đá, và người Brazil đã hoàn thiện nó".
5. Lịch sử - Năm 1497, Va-xe-ô đờ Ga-ma tình cờ đặt chân lên đất Bra-xin.
Năm 1500, Pê-đơ-rô Cáp-bơ-ran (1467-1526) bắt đầu khai khẩn Bra-xin cho Bồ Đào
Nha. Từ năm 1532, đường bắt đầu được sản xuất. Công việc tại các đồn điền lúc đầu
do các nô lệ da đỏ bản làm, về sau họ được thay thế bằng các nô lệ châu Phi. Vào thế
kỷ XVII và XVIII, việc mở rộng vùng phía nam và phía tây trong cuộc tìm kiếm vàng
và kim cương đã dẫn đến xung đột git-a người Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha ở các khu
vực biên giới. Năm 1808, Pháp đe dọa xâm lược Bồ Đào Nha và hoàng tộc Bồ Đào
Nha chạy trốn sang Bra-xin. Quan nhiếp chính Đôm Giô-ao khởi xướng các cải cách,
làm cho Bra-xin trở nên ngang hàng với Bồ Đào Nha. Năm 1821, Đôm Giô-ao quay về
Bồ Đào Nha làm vua và để lại con trai của mình là Đôm Pê-đơ-rô làm nhiếp chính.
Khi Bồ Đào Nha muốn đa Bra-xin trở lại chế độ thuộc địa thì Đôm Pê-đơ-ro tuyên bố
Bra-xin độc lập và tự xưng là Hoàng đế, vào năm 1822. Bị thua trong chiến tranh với
Hồ sơ thị trường Brazil
Cập nhật ngày 18/02/2017 Trang 9
Ác-hen-ti-na năm 1828, Pê- đơ rô đã nhường ngôi cho con trai (năm 1831). Thời kỳ trị
vì kéo dài của Hoàng đế Pê-đơ-rô II mang lại ổn định, kinh tế phát triển. Việc chống
đối của các địa chủ bất bình trước vấn đề thủ tiêu chế độ nô lệ vào năm 1888 và của
phái quân sự, do bị loại ra khỏi chính trường, đã dẫn đến một cuộc đảo chính trong
năm 1889, chấm dứt chế độ quân chủ. Hiến pháp cộng hòa ban hành năm 1891.
Trong thời kỳ đầu của nền cộng hòa, tình hình yên ổn, sau đó bất ổn định nổi lên. Năm
1930, Giê-tu-li-ô Va-gát lên nắm quyền; năm 1937, ya-gát giải tán Quốc hội, muốn
xây dựng Bra-xin theo mô hình nước Ý của Mút-xô-li-ni, nhng đã bị phái quân sự lật
đổ vào năm 1945. Năm 1950, Va-gát được bầu lại làm Tổng thống, nhưng ông đã tự
sát còn hơn là để người ta kết tội vào năm 1954. Các chính phủ dân sự kế tiếp nhau tồn
tại trong những thời gian ngắn trước khi phái quân sự lên cầm quyền từ năm 1964:
Trong thời gian cầm quyền của phái quân sự (từ 1964 đến 1985), kinh tế phát trịển
nhanh, tuy nhiên Các quyền chính tự và xã hội lại bị hạn chế. Bra-xin quay trở lại với
chính quyền dân sự từ năm 1985.
6. Chính trị - Đối ngoại
Brazil là quốc gia dẫn đầu khu vực Mỹ La tinh về chính trị và kinh tế.
Trong suốt giai đoạn từ sau Chiến tranh thế giới thứ II đến những năm 90, các chính
phủ Brazil đều tìm cách mở rộng ảnh hưởng của nước này ra tầm quốc tế bằng cách
tập trung phát triển kinh tế và có một chính sách ngoại giao độc lập. Những năm gần
đây, Brazil ngày càng tăng cường quan hệ với các nước Mỹ La tinh láng giềng, đồng
thời đóng vai trò quan trọng trong các sứ mệnh của Liên hợp quốc.
Brazil là thành viên của nhiều tổ chức quốc tế như Liên hợp quốc, Tổ chức thương mại
thế giới, Khối Thị trường chung Nam Mỹ, Hiệp hội Liên kết Mỹ Latinh (ALADI), Tổ
chức các nước Châu Mỹ (OEA), Cộng đồng Nam Mỹ (CSN), Hệ thống Kinh tế Mỹ
Latinh (SELA).
Tòa nhà Quốc hội Brazil
Hồ sơ thị trường Brazil
Cập nhật ngày 18/02/2017 Trang 10
Chế độ chính trị:
Brazil là nước Cộng hòa Liên bang. Tổng thống là nguyên thủ quốc gia và đứng đầu
Chính phủ, được bầu trực tiếp, nhiệm kỳ hiện nay là 4 năm.
Quốc hội hai viện gồm Thượng Nghị viện và Hạ Nghị viện. Thượng Nghị viện có 81
ghế, bầu cử trực tiếp, nhiệm kỳ 8 năm, phân bổ mỗi bang 3 người.
Hạ Nghị viện có 513 ghế, nhiệm kỳ 4 năm, được bầu trực tiếp, phân bổ theo dân số ở
mỗi bang.
Tòa án Liên bang Tối cao gồm 11 thẩm phán, do Tổng thống bổ nhiệm.
Một tuyến đường cao tốc nối Sao Paulo với miền duyên hải
Chính phủ của Tổng thống Luiz Silva đề cao độc lập chủ quyền và quyền tự quyết;
chủ trương củng cố và phát triển mọi mặt khối Thị trường chung Nam Mỹ
(MERCOSUR); thúc đẩy liên kết, hội nhập khu vực, hướng tới xây dựng Cộng đồng
các quốc gia Nam Mỹ (CSN) theo mô hình EU; đẩy mạnh quan hệ với các nước khu
vực khác, trong đó chú trọng châu Á - Thái Bình Dương.
Brazil đóng vai trò lãnh đạo G20 bảo vệ quyền lợi của các nước đang phát triển tại
Vòng đàm phán Doha; nỗ lực vận động trở thành Ủy viên thường trực của Hội đồng
Bảo an Liên Hợp quốc.
Bra-xin có vai trò quan trọng tại khu vực và ngày càng tăng trên trường quốc tế. Chính
phủ của Tổng thống Lu-ít I-ná-ci-ô Lu-la đa Siu-va đề cao độc lập chủ quyền và quyền
tự quyết; chủ trương củng cố và phát triển mọi mặt khối MERCOSUR; thúc đẩy liên
kết, hội nhập khu vực, tích cực thúc đẩy thành lập Liên minh các quốc gia Nam Mỹ
(UNASUR) theo mô hình EU; quan tâm đẩy mạnh quan hệ với các nước ở các khu
vực khác, trong đó chú trọng châu Á-Thái Bình Dương. Bra-xin đóng vai trò lãnh đạo
Hồ sơ thị trường Brazil
Cập nhật ngày 18/02/2017 Trang 11
Nhóm G20, bảo vệ quyền lợi của các nước đang phát triển tại Vòng đàm phán Dô-ha.
Bra-xin là thành viên của LHQ, WTO, Hiệp hội Liên kết Mỹ Latinh (ALADI), nhóm
BRIC (Bra-xin, Nga, Ấn Độ, TQ), IBSA (Ấn Độ, Bra-xin, Nam Phi), Tổ chức các
nước Châu Mỹ (OEA), Liên minh các Quốc gia Nam Mỹ (UNASUR), Hệ thống Kinh
tế Mỹ Latinh (SELA), Thị trường chung Nam Mỹ (MERCOSUR), Nghị viện Mỹ
Latinh (PARLATINO), Nhóm 77, G20, Diễn đàn Hợp tác Đông Á – Mỹ Latinh
(FEALAC)...
II. TÌNH HÌNH KINH TẾ
Công nghiệp chiếm 36%, nông nghiệp: 14% và dịch vụ: 50% GDP.
Bra-xin là một nước có nền kinh tế phát triến nhất Mỹ La-tinh.
Một phần tư lực lượng lao động của Bra-xin làm nông nghiệp. Các sản phẩm xuất
khẩu chủ yếu gồm cà phê, mía, đậu, cam, thịt bò và ca cao. Sản xuất gỗ đóng vai trò
quan trọng, nhưng đang bị hạn chế do phải bảo vệ rừng. Công cuộc công nghiệp hóa
nhanh chóng, từ năm 1945, đã biến Bra-xin thành một trong những nước có nền sản
xuất lớn trên thế giới. Trong khi các ngành dệt, quần áo, chế biến thực phẩm 1 vẫn là
những ngành sản xuất lớn nhất thì các ngành khác như sắt: thép hóa chất, lọ dầu, xi
măng, điện, xe hơi và phân bón cũng có được chỗ đứng trên thị trường quốc tế. Sản
xuất điện náng đạt 317 tỷ kWh: Thủy điện chiếm tới 91%, còn lại là điện nguyên tử và
nhiệt điện. Mức tiêu thụ điện là 337 tỷ kWh. Bra-xin có trữ lượng tài nguyên lớn
(trong đó có một số còn chưa được khai thác) gồm quặng ứăt, phốt phát, u-ra- ni-um,
đồng, măng-gan, bô-xít, than. Bra-xin còn có tiềm năng thủy điện lớn. Trong hai thập
kỷ qua, lạm phát nhảy vọt, đồng tiền mất giá cuộc khủng hoảng tài chính năm 1998 đã
cản trở sự phát triển của kinh tế Bra-xin.
Sau cuộc khủng hoảng tài chính, nền kinh tế đang trên đà hồi phục và tăng trưởng trở
lại; dự trữ ngoại tệ 40,289 tỷ USD; xuất khẩu đạt 47 tỷ USD, nhập khẩu 49 tỷ USD, nợ
nước ngoài 230 tỷ USD; thất nghiệp vẫn cao 7,60%.
1. Tổng quan kinh tế:
Được đặc trưng bởi khu vực nông nghiệp, khai khoáng, sản xuất và dịch vụ rộng lớn
và phát triển. Nền kinh tế Brazil cũng như các quốc gia Nam mỹ khác đang mở rộng
thị trường ra thế giới. Từ năm 2001-03, nền kinh tế Brazil tăng trưởng chậm, trung
bình chỉ tăng 2,2%/năm khi nước này liên tục chịu nhiều biến động trong kinh tế ngoại
thương và nội thương. Brazil đã vượt qua những biến động này mà không làm bị ảnh
hưởng nghiêm trọng về tài chính nhờ sự hồi phục nhanh của nền kinh tế Brazil và
chương trình kinh tế của cựu Tổng thống CARDOSO và được củng cố thêm bởi Tổng
thống LULA DA SILVA. Từ năm 2004, nền kinh tế Brazil tiếp tục tăng trưởng, nhiều
việc làm được tạo thêm và thu nhập của người dân cũng tăng thêm. 3 cột trụ của
chương trình kinh tế là tỷ giá hối đoái đang thả nổi, chế độ đang hướng tới lạm phát,
chính sách tiền tệ chặt, ban đầu được củng cố bởi các chương trình của IMF. Đồng tiền
bị sụt giá mạnh trong năm 2001-02, hiện tại đã được điều chỉnh; từ năm 2003 đến
2006, Brazil đã thặng dư mậu dịch, được ghi nhận là giai đoạn thặng dư mậu dịch đầu
tiên kể từ năm 1992.
Năng suất lao động, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp đã đóng góp vào việc tăng
kim ngạch xuất khẩu. Nhờ quản lý kinh tế tốt, đã duy trì được những vấn đề kinh tế
quan trọng, đáng kể nhất là vấn đề liên quan đến nợ quốc gia. Tổng thống LULA DA
SILVA đã cam kết với trách nhiệm tài chính bằng cách duy trì thặng dư thương mại
Hồ sơ thị trường Brazil
Cập nhật ngày 18/02/2017 Trang 12
trong giai đoạn bầu cử 2006. Trong lễ nhậm chức nhiệm kỳ 2, Tổng thống LULA DA
SILVA tuyên bố cải cách kinh tế để giảm thuế và tăng đầu tư khu vực công. Một
thách thức lớn là suy trì tốc độ tăng trưởng nhanh để tạo ra việc làm và giảm gánh
nặng nọ của chính phủ.
Nền kinh tế Brazil đã kháng cự tốt đối vơí khủng hoảng tài chính toàn cầu. Đến ngày
22/7/2009 mức dự trữ ngoại tệ đạt 209 tỷ USD, cao hơn mức trước khủng hoảng thế
giới diễn ra. Các ngành kinh tế chủ chốt như chế tạo máy bay vận tải tầm ngắn và tầm
trung, sản xuất ôtô, khai thác mỏ, luyện kim, dịch vụ, nông sản thực phẩm đã có tín
hiệu vượt qua điểm đáy khủng hoảng, mở mang đầu tư, sản xuất, gọi người lao động
trở lại làm việc mà dịp đầu năm tạm nghỉ hoặc mất việc. Thặng dư thương mại tiếp tục
ở mức cao. Chỉ số nhu cầu tiêu dùng nội địa đã tăng cao hơn, nhất là đối với các mặt
hàng tiêu dùng lâu bền như xe hơi, điện máy gia đình, chỉ số cho vay tín dụng mua
hàng trả góp đã tăng cao hơn tháng 5/2009 và cùng kỳ năm trước. Dòng vốn đầu tư
nước ngoài trực tiếp FDI giải ngân đạt 11 tỷ USD trong 5 tháng đầu năm 2009, mức
cao thứ nhì trong 10 năm qua, ước đạt 25 tỷ USD trong năm 2009.
Theo báo cáo kinh tế của Uỷ ban Kinh tế Mỹ La tinh của Liên Hiệp Quốc CEPAL,
từ năm 2000 đến 2008, quy mô kinh tế GDP của Brazil đã tăng 4,4 điểm phần trăm từ
30,9 % lên 35,3%, đạt 1,435 ngàn tỷ USD trong tổng số GDP của tất cả các nước Mỹ
La tinh (kể cả Mexico).
Do ảnh hưởng của khủng khoảng tài chính toàn cầu, năm 2009, GDP Brazil tăng
trưởng âm nhưng bước sang năm 2010 Brazil đã hồi phục tăng trưởng dương mạnh
mẽ.
Là nền kinh tế hàng đầu ở Mỹ Latinh, Brasil giầu tài nguyên thiên nhiên: sắt, măng-
gan, bô-xit, kền, nhôm, u-ra-ni-um, đá quý, gỗ, dầu khí, tài nguyên nước...; đứng đầu
thế giới về sản xuất đường mía và cà phê, chiếm 1/2 sản lượng cà phê thế giới, một
trong 4 nước đứng đầu thế giới về chăn nuôi. Khoa học kỹ thuật, công nghệ đạt trình
độ cao trong nhiều lĩnh vực sản xuất, nghiên cứu ứng dụng; có nền công nghiệp cơ
khí, chế tạo...tương đối hoàn chỉnh, đảm bảo mọi nhu cầu cơ bản phát triển đất nước.
GDP năm 2004 tăng 4,9%, 2005 tăng 2,5% (đạt 794 tỉ USD), năm 2006 đạt mức tăng
trưởng 2,8%. Nông nghiệp chiếm 9% GDP, sản phẩm chủ yếu là cà phê, đậu tương,
đường mía, ca cao, lúa gạo, thịt gia súc, ngô, cam chanh, bông. Công nghiệp chiếm
32% GDP, sản phẩm hàng đầu là thép (đứng thứ 2 thế giới), nhôm; ô tô, điện-điện tử
gia dụng. Dịch vụ chiếm khoảng 59% GDP. Lạm phát: 6% (2005) và khoảng trên
5,7% (2006). Nợ nước ngoài 311 tỷ USD năm 2005.
Xuất khẩu chủ yếu là cà phê, đỗ tương, đường mía, nước cam, thịt bò, gà, giầy dép, ô-tô, vật
tư vận tải, nồi hơi, sắt thép và kim loại. Các thị trường xuất khẩu chính: Mỹ, Trung Quốc,
Đức, Hà Lan, Ác-hen-ti-na. Nhập khẩu chủ yếu là dầu lửa, máy móc, than, phân bón, hoá
chất, dầu, dụng cụ quang học, sắt thép, ngũ cốc. Các thị trường nhập khẩu chính: Mỹ, Ác-hen-
ti-na, Đức, Nhật, Trung Quốc. Mỹ là nước đầu tư lớn nhất, tiếp sau là Đức, Nhật, Pháp và
Anh.
2. GDP
Hồ sơ thị trường Brazil
Cập nhật ngày 18/02/2017 Trang 13
GDP: 2,194 nghìn tỷ USD (2010)
Tăng trưởng GDP: 7,5% (2010)
GPD theo đầu người: 10.900 USD (2010)
GDP theo cơ cấu: (2010)
• Nông nghiệp: 6,1%
• Công nghiệp: 26,4%
• Dịch vụ: 67,5%
Một số chỉ số kinh tế - xã hội:
- Chỉ số GINI : Chỉ số bất bình đẳng thu nhập của người lao động, có giá trị từ 0 đến
1- trị số càng lớn càng nhiều bất bình đăng thu nhập. Chỉ số GINI của Brazil đã có
tiến bộ, được thu hẹp dần từ năm 2007 đạt 0,528 , năm 2006 đạt 0,540 năm 1990 đạt
0,541.
- Chỉ số phát triển con người HDI năm 2007 đạt 0,800 xếp thứ 70.
- Tỷ lệ người lớn (trên 15 tuổi) biết chữ : 90 % ( năm 2008).
- Tỷ lệ số hộ gia đình có máy tính, được nối mạng internet năm 2008 là 20,4% (11,4
triệu)
gia đình).
- Được Tổ chức Quốc tế S & P công nhận là “Nước đạt độ tin cậy về đầu tư” năm
2008.
- Dự trữ ngoại tệ đến ngày 10 tháng 7/2009 đạt 208 tỷ USD, năm 2012 đạt khoảng trên
500 tỷ USD.
- Chi phí quốc phòng đạt khoảng 2, 6% GDP (ước năm 2008).
- Tỷ lệ tương quan giữa tổng các khoản vay nợ bất động sản thế chấp tương đuơng 4 %
GDP,tổng khoản vay nợ tín dụng toàn xã hội tương đương 37 % GDP tính đến thời
điểm 25/9/2008.
Ngành Công nghiệp chủ đạo:
Sản xuất và xuất khẩu máy bay tầm trung và ngắn loại hơn 100 chỗ ngồi, ô tô và phụ
tùng, dầu khí, máy móc và thiết bị, khai khoáng- luyện kim, sắt, thép, thiếc, cồn nhiên
liệu etanol, đồ điện gia dụng, giấy, dược phẩm, dệt may, giầy dép, hoá chất, xi măng,
da-giầy, chế biến nông sản thực phẩm, CN chế biến thức ăn gia súc,sản phẩm từ đậu
nành, đường ...
- Khoáng sản phong phú với trữ lượng lớn, chủ yếu như bauxite, vàng, sắt, măngan,
thiếc, phốt phát, platinum, kẽm, uran, chì, amiăng, niken, vonfram, đia măng, dầu hoả,
thuỷ lực, đồng, đá quý...
Công nghiệp điện đạt sản lượng 546 Tỷ KW giờ (năm 2005). Dầu hoả đạt sản lượng
1,59 triệu thùng / ngày (ước năm 2007), mức tiêu thụ nội địa tới 2,1 triệu thùng/ ngày
(ước năm 2007). Khí đốt tự nhiên đạt sản lượng 9,66 tỷ mét khối (ước năm 2007),
mức tiêu thụ nội địa đạt 17,28 tỷ mét khối (năm 2007).
Ngành Nông nghiệp chủ đạo:
Brazil là một trong ba nước đứng đầu thế giới về sản lượng và xuất khẩu sản phẩm
nông nghiệp: Cà fê (đứng đầu và chiếm 1/2 sản lượng thế giới), mía đường (đứng đầu
thế giới, sản lượng chiếm 1/4 thế giới), đậu nành và thức ăn gia súc, hạt điều, ca cao,
Hồ sơ thị trường Brazil
Cập nhật ngày 18/02/2017 Trang 14
gạo, ngô, bông, cao su, thuốc lá, hoa quả, nước hoa quả, thịt bò, nguyên liệu da - giầy,
thịt lợn, thịt gà, thịt cừu (là một trong bốn nước đứng đầu thế giới về chăn nuôi).
Brazil đứng đầu thế giới về xuất khẩu cà phê, thịt gà, đậu nành, nước cam.
Tiền tệ:
Đồng Real (từ 1/8/1994). Tỷ giá 01 USD quy đổi thả nổi, tương đương 1,90 Real
(ngày 21 tháng 7/2009).Tỷ giá quy đổi qua các năm trước 1 USD = 1,793 R (tháng
12/2007); 2,1761 R (2006); 2,4344 R (2005); 2,9251 R (2004); 3,5271 R (2003);
2,9208 R(2002). Biến đổi gần đây: Quy đổi 1 USD bằng 1,56 R vào ngày 31/07/2008,
sau khi khủng hoảng tài chính quốc tế nổ ra, đồng Real bị mất giá so với USD, tới mức
2,50 R = 1 USD vào ngày 8/12/2008. Thời điểm cuối năm 2008, đồng Real từ mức
quy đổi thấp nhất 1,56 R = 1 USD - quy đổi cao nhất 2,50 R =1 USD ngày 8/12/08 bị
mất giá tới 37,7%. Ngày 21/7/2009|), đồng Real đã lại lấy lại được 31,89 % giá trị. Tỷ
giá tháng 8/2012 tương đương 2,1 R = 1 USD. Tháng 1/2015 3,0 R = 1 USD.
3. Đặc điểm chung các ngành
Công nghiệp. Hàng dệt và các hàng tiêu dùng khác, giày dép, hóa chất, xi măng, gỗ
quặng, thiếc, máy bay, sắt, thép, xe hơi và linh kiện rời, máy móc, thiết bị.
Nông nghiệp : là nước sản xuất và xuất khẩu cà phê và bột cam nhiều nhất thế giới,
xuất khẩu đậu nành đứng thứ 2 thế giới; các sản phẩm khác: gạo, bắp, mía, ca cao; thịt
bò; sản xuất thực phẩm đủ dùng, trừ lúa mì
Năng lượng
Công suất điện năng: 437,3 tỷ KW trong đó:
• Hoá thạch: 8,3%
• Thuỷ điện: 82,7%
• Nguyên tử: 4,4%
• Năng lượng khác: 4,6%
Tiêu thụ điện: 402,2 tỷ KWh
XK điện: 2,034 tỷ KWh
NK điện: 42,06 tỷ KW (nhập khẩu từ Paraguay)
4. Lực lượng lao động.
103, 6 triệu người hoạt động trong các lĩnh vực: dịch vụ 66%, nông nghiệp 20%,
công nghiệp 14% (2010)
Tỉ lệ thất nghiệp 7% (2010)
5. Kim ngạch Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu. 199,7 Tỷ USD (2010)
Mặt hàng xuất khẩu: phương tiện vận chuyển, quặng sắt, đậu nành; giày dép, cà phê,
linh kiện xe hơi.
Các bạn hàng chính: Trung Quốc 12,49%, Mỹ 10,5%, Argentina 8,4%, Hà lan
5,39%, Đức 4,5%
Nhập khẩu: 187,7 Tỷ USD (2010)
Mặt hàng nhập khẩu: máy móc, phương tiện vận chuyển, hoá phẩm, dầu thô, linh
kiện ô tô, đồ điện tử
Hồ sơ thị trường Brazil
Cập nhật ngày 18/02/2017 Trang 15
Các bạn hàng chính: Mỹ16,12%, Trung Quốc 12,61%; Argentina 8,77%; Đức
7,65%, Nhật 4,3%
6. Tỉ giá hối đoái.
Tiền tệ: 1 Brazil Real (BRL)=100 centavos
Tỷ giá hối đoái: BRL/1 USD 1,77 (2010); 2,0322 (2009), 1,8644 (2008), 1,85
(2007)
7. Thông tin liên lạc:
Hệ thống tốt: 41,141 triệu máy ĐT cố định; 150,641 triệu ĐT di động; đài phát sóng:
1365 AM, 296 FM, 138 đài truyền hình; ba cáp đồng trục xuyên đại dương, 3 trạm tiếp
vận mặt đất INTELSAT Đại tây dương và 64 trạm tiếp vận vệ tinh quốc nội.
8. Giao thông vận tải
Hệ thống đường sắt có 29.252 km. Các cảng biển quan trọng: Gebig, Itaqui, Rio de
Janeiro, Rio Grande, San Sebasttiao, Santos, Sepetiba Terminal, Tubarao, Vitoria. Sân
bay: Tổng số có 4.276 (2006) cảng sân bay, trong đó 714 sân bay lát đường băng.
Nhiều cảng sân bay quốc tế lớn như Guarulhos, Congonhas (TP. Sao Paulo) trong 01
giờ trung bình có 45 máy bay chở khách cất cánh.
Đường xe lửa: 28.857 km; 2.150 km đường xe điện
Đường bộ:
- Toàn bộ: 1.751.868 km
- Trải nhựa: 96.353 km
Thuỷ đạo nội địa: 50.000 km
Cảng: Belem, Fortaleza, Ilheus, Manaus, Porto Alegre, Salvador, Santos, Río de
Janeiro, Recife
Phi trường: 3.279
III. QUAN HỆ NGOẠI GIAO, KINH TẾ -THƯƠNG MẠI VỚI VIỆT NAM
1. Quan hệ ngoại giao:
Việt Nam và Brasil thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 8/5/1989. Ta mở Tổng Lãnh
sự quán tại Xao Pao-lô (1/1998) và nâng cấp thành Đại sứ quán (8/2000). Bra-xin mở
Đại sứ quán tại Hà Nội tháng 9/1994 và là nước Nam Mỹ đầu tiên mở Đại sứ quán tại
Hà Nội.
2. Quan hệ chính trị:
Hai nước đã trao đổi nhiều đoàn thăm nhau: về phía Việt Nam, nổi bật là các Đoàn
Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh (5/2007), Chủ tịch nước Lê Đức Anh (10/1995) và Trần
Đức Lương (11/2004), Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An (3/2006), và nhiều đoàn
cấp Phó Thủ tướng, Bộ/Thứ trưởng thăm Bra-xin; về phía Bra-xin, có đoàn Tth Lula
Da Silva(7/2008), Đoàn Quốc hội - Ngoại giao - Thương mại do Chủ tịch Hạ viện
Aldo Rabelo dẫn đầu (10/2003), Bộ trưởng Ngoại giao Celso Amorin (2/2008), Thứ
trưởng Ngoại giao Gomez de Mattos (11/2007), Thứ trưởng Bộ Phát triển và Công
thương Ivan Ramalio (9/2007), một số đoàn Quốc hội, Bộ/ngành và doanh nghiệp
Hồ sơ thị trường Brazil
Cập nhật ngày 18/02/2017 Trang 16
thăm Việt Nam. Quan hệ văn hóa có bước phát triển mới: Bộ trưởng Văn hóa – Thể
thao – Du lịch Hoàng Tuấn Anh thăm Bra-xin (10/2009) thống nhất triển khai chương
trình hợp tác văn hóa giai đoạn 2010-2012 và dự Tuần văn hóa Việt Nam tại Bra-xin;
Hội nghị sỹ Bra-xin-Việt Nam (thành lập từ 20/4/1999) đã hoạt động trở lại do Hạ
nghị sĩ Colbenr làm Chủ tịch.
Hai bên đã ký Thoả thuận về tham khảo chính trị giữa hai Bộ Ngoại giao, Hiệp định
về hợp tác văn hoá, Thoả thuận về hợp tác giữa hai Phòng Thương mại, Thoả thuận về
trao đổi công hàm dành cho nhau quy chế Tối huệ quốc, Thoả thuận về miễn thị thực
cho người mang hộ chiếu ngoại giao, Hiệp định về Hợp tác Y tế và Y học, Bản Ghi
nhớ thành lập Ủy ban hỗn hợp, Hiệp định khung về hợp tác khoa học - công nghệ và
Bản Ghi nhớ về hợp tác chống đói nghèo; Bản Ghi nhớ về hợp tác thể thao; Bản ghi
nhớ hợp tác giữa Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Agribank) và
Ngân hàng Bra-xin S.A. Trong khóa họp đầu tiên của Ủy ban Hỗn hợp Việt Nam-Bra-
xin tại Bra-xin (5/2009), hai bên đã ký Biên bản Thỏa thuận và tiếp tục thúc đẩy đàm
phán các Hiệp định, Thoả thuận khác.
Về hợp tác đa phương, Bra-xin đã ủng hộ Việt Nam gia nhập WTO, ứng cử làm UV
không thường trực HĐBA/LHQ khoá 2008-2009; ta khẳng định ủng hộ Bra-xin ứng
cử làm Ủy viên không thường trực HĐBA LHQ nhiệm kỳ 2010-2011 và trở thành Ủy
viên Thường trực HĐBA/LHQ mở rộng.
3. Quan hệ thương mại Việt Nam - Brazil
Nhận xét:
Quan hệ thương mại Việt Nam –Brazil ngày một phát triển. Vào năm hai nước thiết
lập quan hệ ngoại giao (năm 1989), thương mại hai chiều đạt 16 triệu USD. Bước
sang năm 1994, kim ngạch nhảy vọt lên 52 triệu USD do Brazil tăng cường nhập khẩu
gạo từ Việt Nam. Kể từ đó đến năm 2002, thương mại hai chiều có phần giảm sút.
Năm 1996 giảm xuống còn 47 triệu, năm 1998 còn 37,3 triêu, năm 2000 tăng lên 26,2
triệu. Vào năm 2002, kim ngạch tăng trở lại, đạt 42,9 triệu và năm 2003 đạt 47,1 triệu,
năm 2007 đạt hơn 300 triệu, năm 2008 đạt 557 triệu và năm 2009 đạt 573 triệu, năm
2010 đặt hơn 1 tỷ USD.
Việt Nam và Brasil thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 8/5/1989. Ta mở Tổng Lãnh sự
quán tại Xao Pao-lô (1/1998) và nâng cấp thành Đại sứ quán (8/2000). Bra-xin mở Đại
sứ quán tại Hà Nội tháng 9/1994 và là nước Nam Mỹ đầu tiên mở Đại sứ quán tại Hà
Nội.
Các đoàn Cấp cao của ta đã thăm Bra-xin: CTN Lê Đức Anh (10/1995), CTN Trần
Đức Lương (11/2004), CTQH Nguyễn Văn An (3/2006), TBT Nông Đức Mạnh
(5/2007) cùng nhiều đoàn cấp Phó Thủ tướng, Bộ/Thứ trưởng các Bộ/ngành khác.
Việt Nam và Bra-xin đã ký Thoả thuận tham khảo chính trị giữa hai BNG (10/1995),
Hiệp định Hợp tác Văn hoá (10/2003), Thỏa thuận kết thúc đàm phán song phương về
việc VN gia nhập WTO (11/2004) và Hiệp định Hợp tác Y tế và Khoa học Y học
(5/2007).
Hồ sơ thị trường Brazil
Cập nhật ngày 18/02/2017 Trang 17
Trao đổi thương mại Việt Nam- Bra-xin những năm gần đây đạt tốc độ tăng trưởng nhanh
nhưng chưa tương xứng với tiềm năng của hai nước. Kim ngạch hai chiều năm 2004 đạt 75
triệu USD, năm 2005 đạt 113,8 triệu USD, năm 2006 đạt 204 triệu USD. Hàng xuất khẩu chủ
yếu của ta sang Bra-xin là than, gạo, hàng dệt may, giày dép, săm lốp, xe đạp và xe máy, cùi
dừa khô, đồ gỗ, hàng điện tử, hàng thủ công mỹ nghệ. Ta nhập khẩu từ Bra-xin chủ yếu là
bột, dầu đậu tương, khô đậu tương làm thức ăn chăn nuôi, thép lá, thép ống, bột giấy, gỗ bạch
đàn và da.
4. Về đầu tư:
Brazil hiện đứng thứ 73 trên tổng số 92 quốc gia và lãnh thổ có FDI tại Việt Nam
với 1 dự án có tổng số vốn đầu tư là 2,6 triệu trong lĩnh vực chế biến cao su ; Việt
Nam có một dự án sản xuất mỳ ăn liền trị giá 0,8 triệu USD ở Bra-xin.
5. ODA: Chưa có
IV. QUAN HỆ HỢP TÁC VỚI VCCI
1. Thoả thuận hợp tác
Phia Brazil đã thành lập: Phòng Thương mại Brazil Vietnam . Chủ tịch : Ruy
Barreto
2. Hoạt động triển khai
• Tổ chức Gặp gỡ DN Việt Nam và DN Brazil nhân chuyến thăm VN của Bộ trưởng
Ngoại giao Brazil Celsso Amorim( ngày 27/2/2008 ). DN brazil: 25
• Đón đoàn và doanh nghiệp và tổ chức Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam- Brazil và
Hội thảo Brazil Vietnam : Quan hệ đối tác mới nhân dịp Tổng thống Brarzil ( Da
Silva) sang thăm Việt Nam (10/7/08). DN Brazil: 30.
Tăng trưởng GDP của Brazil (so theo năm)
Theo IMF, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Brazil năm nay sẽ có khả năng chỉ đạt
1.800 tỷ USD, mức thấp nhất từ năm 2009. Năm ngoái, GDP của Brazil đạt 2.300 tỷ
USD và vẫn giữ vị trí nền kinh tế số một khu vực Mỹ Latinh. IMF dự báo kinh tế nước
Nam Mỹ này năm nay sẽ suy giảm 3%.
Từ đầu năm tới nay, đồng nội tệ của Brazil đã bị phá giá tới 40%. Cuối tháng Chín vừa
qua, đồng nội tệ Brazil bị rớt giá xuống mức kỷ lục 4,24 real/USD.
Theo IMF, trong số những nền kinh tế bị tác động nặng nề nhất từ tình trạng giá cả
hàng hóa lao dốc ngoài Brazil còn có Nga, với mức suy giảm của nền kinh tế là 3,8%
do giá dầu giảm và các lệnh trừng phạt kinh tế của Phương Tây.
Brazil tăng trưởng dữ dội trong năm 2006-2010, với GDP đạt đỉnh 7,5% năm 2010,
chủ yếu nhờ xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc. Tuy nhiên trong năm 2015 thương
mại song phương sụt giảm 17% vì nền kinh tế Trung Quốc lao đao. Giá hàng hóa như
kim loại giảm khiến Brazil thiệt hại 12 tỉ USD trong năm 2015.
Hồ sơ thị trường Brazil
Cập nhật ngày 18/02/2017 Trang 18
Do kinh tế suy yếu, các công ty và người tiêu dùng Brazil đều cắt giảm chi tiêu, dẫn
đến tình trạng thất nghiệp tăng. Bộ Lao động cho biết tính đến tháng 7-2015 Brazil đã
mất gần 500.000 công ăn việc làm. Các chuyên gia kinh tế cảnh báo nền kinh tế Brazil
còn tiếp tục lao đao trong thời gian tới.
Nhà kinh tế trưởng của Gradual Investimentos tại Sao Paulo, ông Andre Perfeito, nhận
định nền kinh tế Brazil sẽ tiếp tục suy yếu trong những quý tiếp theo và tình trạng này
có thể kéo đến giữa năm sau. Ông Perfeito cũng bày tỏ lo ngại kinh tế suy thoái sẽ
khiến các khoản đầu tư sụt giảm mạnh.
Kể từ khi bước vào đợt suy thoái trong quý 2/2015, nền kinh tế lớn nhất Mỹ Latinh
liên tục tăng trưởng yếu kém. Các chuyên gia dự đoán tăng trưởng kinh tế Brazil sẽ
giảm 3,19% trong năm nay, và sẽ tăng trưởng âm 2,04% trong năm 2016.
Nếu điều này xảy ra, đây sẽ là đợt suy thoái tồi tệ nhất của quốc gia này trong 85 năm
qua, kể từ cuộc Đại suy thoái hồi thập niên 30 của thế kỷ trước.
Triển vọng kinh tế của Brazil hiện khá ảm đạm sau khi các biện pháp tài chính nhằm
thúc đẩy kinh tế trong nhiệm kỳ đầu của Tổng thống Dilma Rousseff đã không phát
huy hiệu quả và ảnh hưởng tới ngân quỹ quốc gia.
Hiện nền kinh tế lớn thứ 7 thế giới đang đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức như
mức tiêu dùng sụt giảm, lạm phát tăng lên mức gần 10%, đồng nội tệ real ngày càng
mất giá so với đồng USD và tỷ lệ thất nghiệp gia tăng.
Ngày 10-9, hãng xếp hạng tín dụng Standard & Poor's (S&P) đã "đánh tụt" xếp hạng
tín nhiệm của Brazil xuống mức BB+. Đây là lần đầu tiên Brazil bị hạ bậc xuống mức
rác kể từ năm 2008. S&P đánh giá triển vọng của Brazil là "tiêu cực" và có khả năng
phải đối mặt với một cú hạ bậc tai hại nữa.
Quyết định của S&P là cú đòn giáng mạnh vào nền kinh tế Brazil đang lao đao bởi nó
có thể khiến giới đầu tư rời bỏ quốc gia Nam Mỹ. AFP dẫn lời nhà phân tích Andre
Leite của Hãng TGA Investimento cho biết tín nhiệm Brazil bị hạ thấp hơn Nga, nền
kinh tế đang suy thoái vì cấm vận phương Tây.
"Nếu một hãng khác hạ bậc tín dụng Brazil thì chắc chắn các nhà đầu tư sẽ rút vốn ồ ạt
ra khỏi nước này" - ông Leite cảnh báo. S&P nhận định xìcăngđan tham nhũng 2,1 tỉ
USD tại Tập đoàn dầu khí nhà nước Petrobas có thể ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh
tế Brazil.
Trong vụ bê bối Petrobas, hàng loạt giám đốc và chính trị gia bị cáo buộc biển thủ
công quỹ của công ty, nhận hối lộ, nâng khống giá trị hợp đồng Giới quan sát cho
biết xìcăngđan này ảnh hưởng nghiêm trọng đến niềm tin của giới đầu tư và khiến uy
tín Tổng thống Dilma Rousseff sụt giảm thảm hại.
Bộ trưởng Kế hoạch Nelson Barbosa thông báo chính phủ sẽ ngừng tuyển dụng công
chức và ngừng tăng lương công chức, đóng cửa 10 trong tổng số 39 bộ, giảm 1.000
Hồ sơ thị trường Brazil
Cập nhật ngày 18/02/2017 Trang 19
việc làm trong các cơ quan nhà nước, giảm chi tiêu xã hội liên quan đến chương trình
nhà đất giá rẻ và y tế công.
Chính phủ Brazil cũng sẽ cắt giảm trợ giá nông nghiệp, đầu tư hạ tầng, giảm ưu đãi
thuế đối với ngành công nghiệp hóa chất, giảm hỗ trợ cho các nhà xuất khẩu hàng
công nghiệp và tăng thuế.
"Đây là những bước điều chỉnh lớn" - Bộ trưởng Tài chính Joaquim Levy thừa nhận.
Mới chỉ vài năm trước, Brazil phát triển rất mạnh, là thành viên nổi bật trong nhóm
các nền kinh tế mới nổi BRICS và giành quyền đăng cai World Cup 2014 cũng như
Thế vận hội mùa hè 2016.
Dẫu vậy, nền kinh tế Brazil vẫn có điểm sáng. Bất ổn kinh tế đã đẩy giá trị đồng real
của Brazil xuống mức thấp nhất trong nhiều năm là tin xấu nhưng khía cạnh tích cực là
sẽ giúp nâng tính cạnh tranh của nền kinh tế do hàng xuất khẩu rẻ hơn. Đồng real mất
giá cùng với suy giảm kinh tế còn giúp thâm hụt thương mại của Brazil giảm 30% so
với năm ngoái. Thêm vào đó, giá bất động sản cũng sụt giảm. Nhiều nhà đầu tư đã tận
dụng thời cơ để "ôm hàng" với giá hời. Thế nhưng, hy vọng sớm khôi phục kinh tế
cũng như tăng trưởng của Chính phủ Brazil có cơ bị tiêu tan trong những ngày còn lại
của năm 2015 này.
Thương mại Việt Nam - Brazil
Theo số liệu thống kê sơ bộ từ TCHQ, 8 tháng 2015 Việt Nam nhập từ Brazil trên 1,3
tỷ USD, tăng 19,14% so với cùng kỳ năm trước.
Ngô là mặt hàng chính Việt Nam nhập từ Brazil, chiếm 35,4% tổng kim ngạch, đạt
462,8 triệu USD, tăng 31,05%. Đứng thứ hai là đậu tương, tuy nhiên tốc độ nhập đậu
tương từ Brazil giảm 25,79%, tương đương với 192,4 triệu USD, kế đến là thức ăn gia
súc và nguyên liệu, tăng 43,24%, đạt 136,7 triệu USD.
Đáng chú ý, nhập khẩu hóa chất từ Brazil có tốc độ tăng trưởng vượt trội, mặc dù kim
ngạch chỉ đạt 4,6 triệu USD, nhưng tăng 214,71%.
Ngoài ra, một số mặt hàng nhập từ Brazil có mức tăng trưởng khá như bông các loại
tăng 162,75%, hàng rau quả tăng 70%, nguyên phụ liệu dệt may tăng 43,24%.
Ngược lại, nhập khẩu mặt hàng chế phẩm thực phẩm lại giảm mạnh, giảm 65,67%, kế
đến kim loại thường giảm 60,54%, phế liệu sắt thép giảm 46,98% và sắt thép các loại
giảm 44,36%.
Đặc biệt, so với cùng thời kỳ này năm trước, 8 tháng đầu năm nay Việt Nam nhập
thêm mặt hàng lúa mì từ thị trường Brazil, đạt kim ngạch 75,3 triệu USD.
Hồ sơ thị trường Brazil
Cập nhật ngày 18/02/2017 Trang 20
Thống kê sơ bộ của TCHQ về tình hình nhập khẩu từ thị trường Brazil 8 tháng
2015
ĐVT: USD
Mặt hàng NK 8T/2015 NK 8T/2014 So sánh
+/- (%)
Tổng cộng 1.305.448.654 1.095.699.378 +19,14
ngô 462.815.469 353.170.797 +31,05
đậu tương 192.417.813 259.292.932 -25,79
thức ăn gia súc và
nguyên liệu
175.699.586 178.927.160 -1,80
nguyên phụ liệu dệt
may. da. giày
136.789.019 95.496.137 +43,24
bông các loại 76.492.689 29.112.608 +162,75
nguyên phụ liệu
thuốc lá
34.724.047 33.625.452 +3,27
gỗ và sản phẩm gỗ 21.925.434 17.765.008 +23,42
máy móc. thiết bị.
dụng cụ. phụ tùng
khác
13.682.189 11.609.528 +17,85
phế liệu sắt thép 10.109.639 19.069.117 -46,98
sắt thép các loại 8.143.238 14.634.389 -44,36
linh kiện. phụ tùng
ô tô
5.206.754 6.373.117 -18,30
hóa chất 4.634.508 1.472.646 +214,71
chất dẻo nguyên
liệu
4.448.130 4.578.002 -2,84
quặng và khoáng
sản khác
2.700.733 2.489.940 +8,47
hàng rau quả 2.253.105 1.325.368 +70,00
chế phẩm thực
phẩm khác
550.644 1.603.765 -65,67
kim loại thường
khác
271.590 688.327 -60,54
4. Địa chỉ liên lạc
Thông tin chi tiết về Đại sứ quán Brazil tại Hà Nội
Tên gọi: Đại sứ quán Địa chỉ: 14 Thụy Khuê D6, Tây Hồ, Hà Nội
Điện thoại: (04) 3843 2544 Fax: (04) 3843 2542
Email: brasemb.hanoi@itamaraty.gov.br
Website:
Hồ sơ thị trường Brazil
Cập nhật ngày 18/02/2017 Trang 21
Đại sứ quán Việt Nam tại Brasil
1.Địa chỉ:
Trụ sở Đại sứ quán:SHIS QI 09 Conj. 10 Casa 1 – Lago Sul, Brasília/DF CEP:71625-
100, BRASIL.
Tel: + 55 61 3364 5876 / 3364 0675; Fax: + 55 61 3364 5836
E-mail: embavina@yahoo.com
2. Bộ phận Thương vụ: Phòng 91; số 675, Paulo Orozimbo, Aclimação, São Paulo.
Mã bưu điện: 01 535 001, Website : www.ecoviet.com.br
Tel/Fax : (5511) 32766776. Email : ecoviet@terra.com.br ;
3. Phòng Tùy viên Quốc phòng:SHIS QI 13 Conj 12 Casa 16, Lago Sul,
Brasilia/DF CEP: 71635 – 120,
Tel: +55 61. 3254-7957; Fax: +55 61. 3797-6422
Email: adidanciavietna@yahoo.com
Giờ làm việc: Thứ hai đến thứ sáu, trừ ngày lễ của Brasil và Việt Nam
Sáng: 9.00 - 12.00
Chiều: 14.00 - 17.30
Bộ phận Lãnh sự: Thời gian tiếp khách: 9h - 12h, từ thứ Hai đến thứ Năm
Email: vnconsular@gmail.com
DANH SÁCH CÁN BỘ NGOẠI GIAO
1. NGUYỄN VĂN KIỀN Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền
2. LÊ HỒNG QUANG Tham tán Thương mại
3. NGUYỄN THÁI DƯƠNG Tuỳ viên Quốc phòng
4. NGUYỄN THỊ HẢI YẾN Bí thư thứ ba
5. THẠCH NGọC ĐÔNG Bí thư thứ ba
6. PHẠM VĂN PHƯƠNG Phó Tuỳ viên Quốc phòng
7. LÊ TÙNG SƠN Tuỳ viên
8. NÔNG ĐÀM TUẤN LINH Tùy viên
9. PHẠM QUỐC VIỆT Tuỳ viên Thương mại
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- y_ho_so_thi_truong_brazil_8925_1997119.pdf