Giáo trình điện tử môn: kinh tế nghành

NỘI DUNG: Chương 1: MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ VÀ NHỮNG LỰC LƯỢNG CẠNH TRANH TRONG NGÀNH Chương 2: NHỮNG BiẾN ĐỔI TRONG NGÀNH Chương 3: TẬP TRUNG THỊ TRƯỜNG, ĐỘC QUYỀN NHÓM VÀ NHỮNG RÀO CẢN NHẬP CUỘC Chương 4: CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC SẢN XuẤT TRONG NGÀNH Chương 5: NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN (R&D - RESEARCH AND DEVELOPMENT)

ppt57 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2345 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình điện tử môn: kinh tế nghành, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC SẢN XUẤT TRONG NGÀNH CHƯƠNG 4 NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH CHUYÊN MÔN HÓA SẢN XUẤT ĐA DẠNG HÓA SẢN XUẤT KINH DOANH SÁP NHẬP HỘI NHẬP DỌC LIÊN KẾT KINH TẾ CHUYÊN MÔN HÓA SẢN XUẤT Bản chất chuyên môn hóa Là quá trình làm hạn hẹp nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vào những công việc cùng loại Mức độ chuyên môn hóa thể hiện qua việc hạn hẹp chủng loại sản phẩm, chủng loại thao tác kỹ thuật, chủng loại các giai đoạn của quá trình sản xuất CHUYÊN MÔN HÓA SẢN XUẤT Tác dụng chuyên môn hóa Làm tăng năng suất lao động và chất lượng sản phẩm Nâng cao kỹ năng làm việc và kỹ năng quản trị Tiết kiệm thời gian chuyển thao tác công việc CHUYÊN MÔN HÓA SẢN XUẤT Các hình thức chuyên môn hóa sản xuất Chuyên môn hóa sản phẩm: Tập trung vào chế tạo một loại sản phẩm hoàn chỉnh đến mức độ nhất định. Doanh nghiệp thực hiện hầu hết các khâu, công đoạn của quá trình sản xuất sản phẩm Điều kiện: Sản phẩm có kết cấu đơn giản, nhu cầu từng loại không nhiều Số lượng doanh nghiệp trong ngành ít CHUYÊN MÔN HÓA SẢN XUẤT Các hình thức chuyên môn hóa sản xuất CMH bộ phận, chi tiết sản phẩm: Là việc tập trung vào chế tạo một hoặc một số bộ phận hay chi tiết sản phẩm Điều kiện: Kết cấu sản phẩm phức tạp, nhu cầu nhiều Các chi tiết đã được tiêu chuẩn hóa Các doanh nghiệp có khả năng phối hợp nhau CHUYÊN MÔN HÓA SẢN XUẤT Các hình thức chuyên môn hóa sản xuất CMH giai đoạn công nghệ: Tập trung vào thực hiện một số giai đoạn công nghệ của quá trình chế tạo sản phẩm Điều kiện: Công nghệ phức tạp, nhu cầu nhiều Hợp lý về kỹ thuật và kinh tế trong việc tách các giai đoạn công nghệ Các doanh nghiệp nằm trong cùng khu vực địa giới CHUYÊN MÔN HÓA SẢN XUẤT Các hình thức chuyên môn hóa sản xuất Chuyên môn hóa hoạt động phụ trợ: Tập trung vào thực hiện những công việc phụ trợ cho hoạt động chế tạo sản phẩm ở các doanh nghiệp khác Hiệu quả: Doanh nghiệp sản xuất phụ trợ và các doanh nghiệp khác có điều kiện mở rộng sản xuất, nâng cao trình độ trang bị kỹ thuật, tránh sự phân tán lãng phí vốn đầu tư,… ĐA DẠNG HÓA SẢN XUẤT KINH DOANH Quan niệm Những tiêu chuẩn đa dạng hóa Những chỉ số đo lường mức độ đa dạng hóa của doanh nghiệp Những yếu tố quyết định thực hiện đa dạng hóa Những trường hợp đa dạng hóa thất bại ĐA DẠNG HÓA SẢN XUẤT KINH DOANH Quan niệm Đó là việc một doanh nghiệp bành trướng vào một vài loại sản phẩm hoặc một vài thị trường khác Đa dạng hóa liên hệ: một doanh nghiệp bành trướng vào việc sản xuất một vài loại sản phẩm tương tự với ngành hàng của mình Đa dạng hóa dựa vào năng lực cốt lõi: Đa dạng hóa liên hệ dựa vào năng lực cốt lõi của doanh nghiệp Đa dạng hóa không có mối liên hệ: Một doanh nghiệp bành trướng vào các sản phẩm rất khác nhau ĐA DẠNG HÓA SẢN XUẤT KINH DOANH Những thước đo đo lường đa dạng hóa Tích luỹ số lượng các ngành hoạt động trong DN, sắp xếp từ ngành quan trọng nhất Đường cong đa dạng hóa: Biểu thị mối quan hệ giữa tích luỹ % tỷ trọng các ngành theo tích luỹ số lượng các ngành được sắp xếp từ ngành quan trọng nhất đến ngành ít quan trọng nhất ĐA DẠNG HÓA SẢN XUẤT KINH DOANH Những thước đo đo lường đa dạng hóa Tiêu chuẩn đánh giá qua đường cong đa dạng hóa: Đường cong càng thấp, mức độ đa dạng hóa càng cao Lưu ý: Một hãng gọi là được đa dạng hóa hoàn toàn khi hãng hoạt động đồng đều nhau trong tất cả các ngành Nhược điểm của đường cong: Thiếu tính định lượng chặt chẽ trong việc so sánh giữa các doanh nghiệp TẬP TRUNG THỊ TRƯỜNG Những thước đo đo lường trình độ đa dạng hoá: Gọi: xj - giá trị sản lượng của ngành thứ j trong doanh nghiệp, được sắp xếp từ ngành quan trọng nhất đến ngành ít quan trọng nhất. x - Tổng giá trị sản lượng của doanh nghiệp -Tỷ trọng sản lượng của ngành thứ j ĐA DẠNG HÓA SẢN XUẤT KINH DOANH Những chỉ số đo lường mức độ đa dạng hóa của doanh nghiệp Số lượng các ngành hãng hoạt động (K hoặc n) K càng lớn hãng càng đa dạng hóa Ưu: Đơn giản, dễ tính toán Nhược: Không tính đến mức độ quan trọng của từng ngành trong doanh nghiệp ĐA DẠNG HÓA SẢN XUẤT KINH DOANH Những chỉ số đo lường mức độ đa dạng hóa Tỷ lệ chuyên môn hóa: Xác định bằng tỷ trọng công việc chính của hãng đối với toàn bộ công việc của nó với việc các hoạt động của hãng được sắp xếp từ ngành quan trọng nhất đến ngành ít quan trọng nhất, + Tỷ lệ chuyên môn hóa: + Chỉ tiêu bổ sung: Lưu ý: s1 và DR đơn giản, thường xuyên được dùng để đo lường mức độ đa dạng hóa ĐA DẠNG HÓA SẢN XUẤT KINH DOANH Những chỉ số đo lường mức độ đa dạng hóa của DN Chỉ số Barry (Chỉ số đa dạng hoá): Được xác định bằng cách lấy 1 trừ đi tổng số bình phương thị phần các hoạt động của hãng trong những ngành khác nhau o  D  1 - Khi hãng hoàn toàn chuyên môn hóa trong ngành quan trọng nhất chỉ số bằng 0. Ngược lại D càng lớn hãng càng đa dạng hoá. - Trường hợp đặc biệt, khi một hãng hoạt động đều như nhau trong tất cả các ngành, số lượng ngành được xác định bằng: ĐA DẠNG HÓA SẢN XUẤT KINH DOANH Những chỉ số đo lường mức độ đa dạng hóa của doanh nghiệp Chỉ số Uttons + Là chỉ số phản ánh số lượng các ngành đang đa dạng hóa tương đương với trường hợp một hãng hoạt động cân bằng trong W ngành + W nhận các giá trị từ 1 đến K ĐA DẠNG HÓA SẢN XUẤT KINH DOANH Những yếu tố quyết định thực hiện đa dạng hóa Tận dụng tài sản cố định Tận dụng kinh nghiệm quản lý và sự tinh thông trong sản xuất Tận dụng sự am hiểu kỹ thuật Tận dụng các tài sản khác ĐA DẠNG HÓA SẢN XUẤT KINH DOANH Phân tán bớt rủi ro tài chính: Giả sử một hãng có 2 hoạt động sinh lợi chắc chắn có thể lựa chọn. Tài sản vốn K được giao cho mỗi hoạt động thì sức sinh lợi trong hoạt động i là Nếu ri là một biến ngẫu nhiên cho mỗi một hoạt động, khi đó mức sinh lợi bình quân của cả nhóm là mở rộng Tối đa hóa lợi ích của nhà quản trị ĐA DẠNG HÓA SẢN XUẤT KINH DOANH Đa dạng hóa góp phần nâng cao tính cạnh tranh Thuận tiện khi thâm nhập thị trường Tiết kiệm chi phí Giá sản phẩm giảm nhờ sản phẩm bổ sung Có khả năng định giá diệt trừ nhau Chung sống ổn định trên một thị trường ĐA DẠNG HÓA SẢN XUẤT KINH DOANH Những trường hợp đa dạng hóa thất bại Danh mục đa dạng hóa vượt quá sự kiểm soát của doanh nghiệp Việc bành trướng hoạt động của doanh nghiệp không dựa trên năng lực cốt lõi Dự kiến sai những thay đổi của thị trường SÁP NHẬP Bản chất và các hình thức sáp nhập Lý do sáp nhập Mô hình sáp nhập các hãng khác nhau về chi phí sản xuất Những vấn đề kinh tế trong sáp nhập dọc Sáp nhập ngang giữa các hãng sản xuất sản phẩm bổ sung SÁP NHẬP Bản chất và các hình thức sáp nhập Bản chất: Là việc hợp nhất 2 hay nhiều doanh nghiệp đang tồn tại thành một doanh nghiệp mới. - Sau sáp nhập, qui mô của doanh nghiệp tăng lên đáng kể - Sáp nhập đang là xu thế phổ biến trong điều kiện cạnh tranh hiện nay SÁP NHẬP Bản chất và các hình thức sáp nhập Các hình thức căn bản: Sáp nhập ngang: là sáp nhập giữa các hãng trong một ngành sản xuất sản phẩm như nhau hay giữa các hãng sản xuất sản phẩm bổ sung Sáp nhập dọc: là sáp nhập giữa một hãng sản xuất sản phẩm trung gian kết hợp với một hãng sản xuất sản phẩm cuối cùng SÁP NHẬP Lý do sáp nhập Giảm cạnh tranh, tăng lợi nhuận Tăng qui mô, tiết kiệm chi phí, tăng thị phần và lợi nhuận Kỳ vọng của người mua lại doanh nghiệp Tăng uy tín và quyền quản lý SÁP NHẬP Mô hình sáp nhập các hãng khác nhau về chi phí sản xuất Ví dụ: Xem xét trường hợp lưỡng độc quyền Cournot, hai hãng sản xuất một sản phẩm đồng nhất với: Chi phí đơn vị c1 và c2 với c1q2 Hãy tính giá, lợi nhuận, thặng dư tiêu dùng và lợi ích toàn bộ của các hãng trước và sau sáp nhập ? Giải: a. Hai hãng có chung đường cầu, giá của 2 hãng là: Pc = a – bQ ( hệ số góc bằng b)  Pc = a – b( q1 + q2 ) ; 1 = (Pc – c1)q1, 2 = (P2 – c2 ) q2. SÁP NHẬP Mô hình sáp nhập các hãng khác nhau về chi phí sản xuất Thặng dư khách hàng . Lợi ích toàn bộ của hai hãng chưa sáp nhập là SÁP NHẬP Mô hình sáp nhập các hãng khác nhau về chi phí sản xuất b. Dưới một sáp nhập giữa hai hãng sẽ hình thành một hãng mới là một độc quyền multiplant. Hãng này sẽ không sản xuất với chi phí của hãng 2 mà hãng độc quyền chọn min (c1 ; c2) . Vì là hãng độc quyền Pm = a – bQm nên m = (Pm – c1) Qm = (a – bQm –c1) Qm = aQm – bQm2 – c1Qm. Hãng đạt tốI đa hoá lợI nhuận khi ’m =0 = a – 2bQm – c1. Vậy hãng đạt tối đa hóa lợi nhuận tại mức sản lượng Pm = a –b Qm . m = (Pm – c1 ) Qm . Ngoài ra, Tất cả lợi ích toàn bộ (cả thặng dư tiêu dùng và lợi nhuận) SÁP NHẬP Mô hình sáp nhập các hãng khác nhau về chi phí sản xuất NHỮNG HẠN CHẾ Tăng tập trung sẽ làm giá tăng, trong khi giả thiết của mô hình giá không đổi Trong độc quyền nhóm thì có thể doanh nghiệp lựa chọn giá để max lợi nhuận dựa trên qui mô và chi phí không đổi (cân bằng Bertrand), trong khi giả thiết của mô hình là doanh nghiệp lựa chọn sản lượng dựa trên sản lượng của đối thủ cạnh tranh (cân bằng Cournot) Mô hình trên chỉ thừa nhận sáp nhập giữa những hãng khác nhau về chi phí đơn vị, trong khi có nhiều sáp nhập diễn ra giữa nhiều doanh nghiệp giống nhau về chi phí SÁP NHẬP Mô hình sáp nhập ngang giữa các hãng sản xuất sản phẩm bổ sung Ví dụ: Một ngành có 2 hãng sản xuất sản phẩm bổ sung: - Hãng X và Y (máy tính và màn hình) với - Giá tương ứng là px và py. - Hệ thống có tỷ lệ phối hợp 1 : 1; - Giá của 1 hệ thống là ps = px + py. - Nhu cầu tiêu thụ Q với đường cầu Q = α –βps ; α > 0; x và y là số SP X và Y được bán; Chi phí sản xuất sản phẩm là không đáng kể. Hãy so sánh trước và sau sáp nhập về giá cả, sản lượng và lợi nhuận ? SÁP NHẬP Sáp nhập ngang giữa các hãng sản xuất sản phẩm bổ sung KHI CÁC HÃNG SX ĐỘC LẬP Hãng X: Cho trước Py, hãng X chọn Px để tối đa hóa lợi nhuận max x = xpx =Qpx = px[α – β(px + py)] Hãng Y: Cho trước Px, hãng Y chọn Py để tối đa hóa lợi nhuận max y = ypy =Qpy = py[α – β(px + py)] SÁP NHẬP Sáp nhập ngang giữa các hãng sản xuất sản phẩm bổ sung KHI CÁC HÃNG SX ĐỘC LẬP Giải ra ta có trước sáp nhập: SÁP NHẬP Sáp nhập ngang giữa các hãng sản xuất sản phẩm bổ sung KHI SÁP NHẬP Hãng sản xuất hệ thống XY độc quyền: max xy = Qpm = pm(α – βpm) SÁP NHẬP Sáp nhập ngang giữa các hãng sản xuất sản phẩm bổ sung KẾT LUẬN SÁP NHẬP Những vấn đề kinh tế trong sáp nhập dọc THUẬT NGỮ Hãng hạ nguồn (downstream firms): Hãng sản xuất hàng hóa cuối cùng Hãng thượng nguồn (upstream firms): Hãng cung cấp hàng hóa trung gian cho hãng hạ nguồn SÁP NHẬP Những vấn đề kinh tế trong sáp nhập dọc MÔ TẢ A B 1 2 Upstream Downstream A B 1 2 Upstream Downstream A1 Hãng sáp nhập dọc SÁP NHẬP Những vấn đề kinh tế trong sáp nhập dọc CÁC GIẢ THIẾT Nếu cả 2 thị trường (thượng nguồn và hạ nguồn) được mô tả bởi 1 giá cạnh tranh (Bertrand) thì lợi nhuận của các hãng trước và sau sáp nhập dọc như nhau (ít xảy ra) Nếu thị trường thượng nguồn có cạnh tranh giá Bertrand và các hãng hạ nguồn sản xuất những sản phẩm khác nhau có cạnh tranh số lượng Cournot thì các hãng sẽ có những khoản lợi nhuận chắc chắn SÁP NHẬP Những vấn đề kinh tế trong sáp nhập dọc CÁC KẾT QUẢ Sản lượng của A1 tăng, giảm sản lượng của  Lợi nhuận kết hợp của A và  tăng lên sau khi có A1 Sáp nhập dọc không tước quyền sở hữu thị trường của , nhưng làm giảm lợi nhuận của nó HỘI NHẬP DỌC Bản chất và các hình thức hội nhập dọc Lý do thực hiện hội nhập dọc Hội nhập dọc hoàn toàn và hội nhập hình chóp HỘI NHẬP DỌC Bản chất: Hội nhập dọc mô tả quyền sở hữu hay quyền kiểm soát (bỡi một công ty) những công đoạn khác nhau của quá trình sản xuất và phân phối sản phẩm Hội nhập dọc ngược lại với chuyên môn hóa Có thể thông qua đầu tư mới, sáp nhập dọc hoặc thôn tính các doanh nghiệp ở các công đoạn khác nhau HỘI NHẬP DỌC Các hình thức căn bản Hội nhập dọc ngược chiều (upstream intergration): tích hợp các giai đoạn của chuỗi sản xuất về phía thượng nguồn Hội nhập dọc xuôi chiều (downstream intergration): tích hợp các giai đoạn của chuỗi sản xuất về phía hạ nguồn HỘI NHẬP DỌC Các lý do thực hiện hội nhập dọc Do những thất bại thị trường Do phụ thuộc lẫn nhau về công nghệ Tạo lập rào cản nhập cuộc Tạo sự khác biệt sản phẩm theo hướng chất lượng cao HỘI NHẬP DỌC Hội nhập dọc hoàn toàn và hội nhập hình chóp Hội nhập dọc hoàn toàn: Nhằm tạo ra các sản phẩm hoàn chỉnh Hội nhập tất cả các giai đoạn, các chi tiết của chuỗi sản xuất để tạo ra sản phẩm cuối cùng Không nhất thiết hội nhập tất cả, nhưng doanh nghiệp tự thực hiện 100% các công đoạn, chi tiết mà doanh nghiệp kiểm soát Bất lợi: Chi phí cao; khó thích ứng khi công nghệ thay đổi quá nhanh; khó khăn khi nhu cầu không ổn định HỘI NHẬP DỌC  Lợi thế hội nhập hình chóp so với hội nhập dọc hoàn toàn: Tiết kiệm chi phí; Mềm dẻo linh hoạt cho doanh nghiệp khi công nghệ thay đổi nhanh hoặc khi nhu cầu không ổn định LIÊN KẾT KINH TẾ Bản chất Các hình thức liên kết kinh tế Các lợi ích liên kết kinh tế Những bất lợi của liên kết kinh tế Liên doanh – một hình thức phổ biến LIÊN KẾT KINH TẾ Bản chất: Liên kết kinh tế biểu hiện sự phối hợp hoạt động của các bên nhằm thực hiện những mục tiêu nhất định trong sản xuất kinh doanh với hiệu quả cao - Phối hợp hoạt động có tính cộng đồng trách nhiệm - Các bên gắn bó nhau về lợi ích Là hiện tượng khách quan gắn liền với sự phát triển phân công lao động xã hội và chuyên môn hóa Liên kết kinh tế có gì khác so với các quan hệ kinh tế như quan hệ mua bán, vay mượn, thuê mướn,….? LIÊN KẾT KINH TẾ Các hiệp hội sản xuất, tiêu thụ, XNK,… Nhóm vệ tinh cho các doanh nghiệp lớn Xí nghiệp liên hợp Hợp tác xã cổ phần Công ty liên doanh Công ty cổ phần Hợp đồng kinh tế Các hình thức liên kết kinh tế LIÊN KẾT KINH TẾ Các lợi ích liên kết kinh tế Khai thác lợi thế Phân tán chi phí và rủi ro Đem đến công nghệ mới và kỹ năng mới Lợi ích từ việc tiêu chuẩn hóa kỹ thuật Tránh đối đầu cạnh tranh trực tiếp LIÊN KẾT KINH TẾ Những bất lợi của liên kết kinh tế Mất quyền kiểm soát công nghệ Phân tán lợi nhuận Không quyết định mọi vấn đề theo ý mình LIÊN KẾT KINH TẾ Liên doanh – một hình thức phổ biến Là hình thức liên kết kinh tế cùng nhau thực hiện một số hoạt động trên cơ sở cùng đầu tư vốn, cùng chịu trách nhiệm chung, phân chia lợi nhuận và chia sẽ rủi ro theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn đóng góp LIÊN KẾT KINH TẾ Liên doanh – một hình thức phổ biến Mục tiêu Giảm rủi ro Có thể thực hiện hội nhập dọc Mở rộng thị trường Tận dụng lợi thế Giảm cạnh tranh Tiếp cận công nghệ mới Tránh rào cản LIÊN KẾT KINH TẾ Liên doanh – một hình thức phổ biến Các yếu tố tác động đến liên doanh nước ngoài Mức độ phát triển của ngành Mức độ phát triển kết cấu hạ tầng Môi trường chính trị và luật pháp Thái độ của chính quyền địa phương và cộng đồng dân cư Thị trường đầu vào và đầu ra

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptChuong4.ppt
  • pptChuong mo dauKTN.ppt
  • pptChuong3.ppt
  • pptCh²)ng 5.ppt
  • pptCh²)ng1.ppt
  • pptCh²)ng2.ppt
  • pdfHe_thong_nganh_KTVN[1]._PDF.pdf
Tài liệu liên quan