Các nhà sử học, kinh tế học tư sản khăng khăng chứng minh rằng: Lịch sử nước Mỹ được bắt
đầu từ năm 1620, khi “những người cha của các nhà lữ hành” đặt chân lên Bắc Mỹ, còn sự phát triển
của nền “văn hóa vật chất” sau này, là kết quả tây tiến của những người tiên phong mở đường khai
phá, của các kỳ công “theo chủ nghĩa Robinshon”
Thực ra Bắc Mỹ vốn là vùng đất của cư dân người da đỏ Idians từ Châu Á thiên di sang
khoảng 2500 năm. Tới thế kỷ XVI, sau cuộc thám hiểm của Colomb đã mở ra quá trình xâm thực tàn
bạo của thực dân châu Au vào châu Mỹ, tuy vậy công cuộc xâm thực của Anh là mạnh mẽ và có hiệu
quả. Đến năm 1752, Anh quốc đã thiết lập được 13 vùng thuộc địa lớn ở Bắc Mỹ.
Sau khi lũng đoạn được vùng Bắc Mỹ, nước Anh đã gia tăng chế độ cai trị chuyên chế đối với
“vùng đất thực dân” nhằm mục đích cản trở sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở các thuộc địa, buộc
các thuộc địa phải lệ thuộc vào Anh quốc bằng cách thiết lập nên tổ chức chính trị – hành chính thực
dân, coi các thuộc địa như vùng “nông nghiệp phụ thuộc vào thành thị” Anh quốc. Những chính sách
kinh tế – xã hội mà Anh quốc áp dụng vào vùng đất thực dân Bắc Mỹ đã gây lên những phong trào
phản kháng mạnh mẽ của tất cả các tầng lớp cư dân Bắc Mỹ. Đó chính là tiền đề cần thiết cho
khuynh hướng phát triển thành một dân tộc và bùng nổ một cuộc cách mạng tư sản.
19 trang |
Chia sẻ: thuychi20 | Lượt xem: 1266 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo trình đề cương bài giảng lịch sử thế giới cận đại (phần phương tây), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ỳ lịch sử cận đại là sự chuyển biến từ chế độ phong kiến sang chế độ
tư bản chủ nghĩa, sự xác lập phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa trên phạm vi toàn thế giới.
Trong đề cương bài giảng lịch sử thế giới cận đại phương Tây, chúng tôi trình bày giai đoạn lịch
sử từ cách mạng tư sản Anh đến trước chiến tranh Pháp – Phổ (1640 – 1870) bao gồm những nội dung
chính sau đây:
- Sự ra đời và sự xác lập của chủ nghĩa tư bản nhờ kết quả của các cuộc cách mạng tư sản điển
hình ở châu Âu và Bắc Mỹ; cuộc cách mạng công nghiệp và quá trình phát triển của kinh tế tư
bản chủ nghĩa; cuộc đấu tranh chống chế độ phong kiến phản động, phương thức sản xuất tư bản
chủ nghĩa dần dần giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế thế giới, giai cấp tư sản trở thành giai
cấp thống trị, những mâu thuẩn cơ bản của xã hội tư sản bắt đầu bộc lộ.
- Sự ra đời và bước đầu phát triển của phong trào công nhân với sự xuất hiện của giai cấp vô sản
công nghiệp và sự hình thành học thuyết về chủ nghĩa xã hội
- Sự ra đời và bước đấu phát triển của phong trào công nhân và sự xuất hiện của giai cấp vô sản
công nghiệp và sự hình thành học thuyết về chủ nghĩa xã hội khoa học. Giai cấp công nhân tiến
hành cuộc đấu tranh cách mạng chống chủ nghĩa tư bản đồng thời với cuộc đất tranh ý thức hệ
chống các “luận thuyết chủ nghĩa xã hội phi vô sản”, thành lập Quốc tế thứ nhất – tổ chức đấu
tiên của giai cấp công nhân trên thế giới.
Đề cương bài giảng Lịch sử thế giới cận đại phương Tây cố gắng phản ánh những nội dung theo
tinh thần tinh giản, trình bày các sự kiện lịch sử một cách chọn lọc, có hệ thống, phân tích các vấn đề lịch
sử trên quan điểm Marx – lénine.
Mục đích của đề cương bài giảng là phục vụ việc học tập và nghiên cứu của sinh viên ngành lịch
sử cũng như các ngành xã hội khác có liên quan.
Mặc dù có rất nhiều cố gắng, nhưng chắc chắn đề cương bài giảng lịch sử thế giới cận đại
phương Tây còn nhiều khuyết thiếu. Chúng tôi mong được ý kiến đóng góp của những ai quan tâm.
Đà lạt, tháng 4 năm 2002
Tác giả.
Lịch sử thế giới cận đại - 5 -
Nguyễn Công Chất Khoa Lịch Sử
CHƯƠNG I : CÁCH MẠNG TƯ SẢN ANH
Cách mạng tư sản Anh là cuộc cách mạng tư sản thứ ba trên thế giới sau chiến tranh nông dân
Đức và cách mạng Hà Lan thế kỷ XVI, nhưng lại là cuộc cách mạng đầu tiên có ý nghĩa trên phạm vi
toàn châu Âu. Chính vì thế, cuộc cách mạng tư sản Anh được coi là mốc mở đầu cho thời kỳ lịch sử cận
đại thế giới, thời kỳ phát sinh, phát triển của chủ nghĩa tư bản và bước đầu chuyển sang giai đoạn đế quốc
chủ nghĩa.
I. NƯỚC ANH ĐÊM TRƯỚC CỦA CUỘC CÁCH MẠNG TƯ SẢN
1. Chế độ quân chủ chuyên chế và những tiền đề kinh tế
Đến giữa thế kỷ XVII, nước Anh vẫn là một quốc gia phong kiến quân chủ chuyên chế. Vua
là người sở hữu ruộng đất trong toàn quốc. Vua nắm trong tay mọi cơ quan cao cấp cai trị đất nước.
Vua có quyền kiểm tra các hoạt động tư pháp, hành pháp và công việc của nhà thờ. Vua còn là người
đứng đầu giáo hội Anh, nắm trong tay vương quyền lẫn thần quyền.
Cũng vào thế kỷ XVII, trong nền kinh tế Anh quốc rõ ràng đã có những biến đổi sâu sắc: Từ sau
những phát kiến lớn về địa lý, nền kinh tế Anh quốc trên cơ sở “Địa – kinh tế” đã có những biến đổi
sâu sắc: Trên cơ sở phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa dần
được hình thành và ngày càng tỏ ra chiếm ưu thế trong đời sống sinh hoạt kinh tế – xã hội Anh quốc.
Công trường thủ công – hình thức sản xuất mang tính chất tư bản chủ nghĩa đầu tiên trong lĩnh vực
công nghiệp dần dần chiếm ưu thế so với thủ công nghiệp “phường hội”. Xét về quan hệ kinh tế, hệ
thống công trường thủ công đã vượt qua thủ công nghiệp phường hội trung đại: Chủ nghĩa tư bản công
trường thủ công đã tạo nên sự phát triển của lực lượng sản xuất và đẩy nhanh hơn nữa sự tan rã của
chế độ phong kiến. Marx cho rằng “đó là nhân tố quan trọng bào mòn và làm cho chế độ phong kiến
tự giải thể”.
Bên cạnh sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống công trường thủ công tư bản chủ nghĩa, nền
thương nghiệp Anh Quốc cũng đạt được những thành tựu to lớn. Trên cơ sở thương nghiệp “hình tam
giác”, thương nhân Anh đã bành trướng thế lực thành lập nên những công ty thương mại gây ảnh
hưởng rộng lớn từ Ban tích đến Châu Phi, từ Trung Quốc đến Châu Mỹ, nhằm “quốc tế hóa thị trường
khu vực và thị trường thế giới”. Thị trường dân tộc dần dần được hình thành và các cơ sở kinh doanh
của người nước ngoài cũng dần dần suy sụp. Những công ty nổi tiếng như công ty Châu Phi, công ty
Phương Đông, công ty Đông Aán v.v đã cạnh tranh mạnh mẽ với thương nhân các nước khác như Hà
Lan, Pháp. Đến giữa thế kỷ XVII, sản xuất hàng hóa, trao đổi hàng hóa mậu dịch không ngừng phát
triển, trong đó có mậu dịch hàng hải. Thủ đô Luân Đôn trở thành trung tâm tài chính, thương mại sầm
uất và nhộn nhịp nhất châu Aâu. Nhiều thành phố lớn được mọc lên. Trong các thành thị này đã diễn ra
sự phân công lao động giữa lao động thương nghiệp với lao động công nghiệp. Các khu vực mậu
dịch, các liên minh thương nghiệp xuất hiện tạo điều kiện thúc đẩy nhanh quá trình ra đời của các
ngân hành Anh Quốc.
Lịch sử thế giới cận đại - 6 -
Nguyễn Công Chất Khoa Lịch Sử
Cùng với sự phát triển của các ngành công thương nghiệp và sự xuất hiện của các trung tâm
tài chính, quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa cũng thâm nhập ngày càng lớn vào trong nông thôn nước
Anh. Có một số địa chủ không thỏa mãn với nguồn địa tô thu được của nông dân nên đều chuyển đổi
“phương thức khai thác ruộng đất truyền thống” bằng cách tiến hành cướp đoạt ruộng đất của nông
dân, rào đất công xã để lập nên những đồng cỏ lớn chăn nuôi cừu, hoặc cho những nhà tư sản thuê
mướn, hoặc lập nên các trang trại (từ Manor thành lord) sử dụng sức lao động là thuê của công nhân,
bóc lột theo giá trị thặng dư.
2. Sự phân hóa giai cấp
Chính sự phát triển của những yếu tố tư bản chủ nghĩa trong nền kinh tế nước Anh đầu thế kỷ
XVII, không những đã tạo ra năng suất lao động cao mà quan trọng hơn là đã đẩy nhanh sự tan rã của
chế độ phong kiến. Những chuyển biến về mặt kinh tế này đã dẫn đến những chuyển biến lớn về mặt
xã hội, thay đổi cấu trúc giai cấp có ảnh hưởng nhất định đến sự phân bố lực lượng cách mạng và
phản cách mạng trong cuộc cách mạng tư sản.
Do sự xâm nhập của chủ nghĩa tư bản vào nông thôn nước Anh cho nên trong hàng ngũ quý
tộïc có sự phân hóa mạnh mẽ. Bên cạnh tầng lớp quý tộc cũ (quý tộc lớp trên, quý tộc miền Tây và
miền Bắc sống chủ yếu bằng cách thu địa tô phong kiến, dựa vào quyền sở hữu ruộng đất và phương
pháp bóc lột phong kiến) cố bảo vệ cho trật tự phong kiến – cho vương triều Stuards, đứng đầu là vua
Charles I, tầng lớp quý tộc mới (quý tộc tư sản hóa) – hệ quả trực tiếp của chiều hướng sản xuất tư
bản chủ nghĩa trong nông thôn nước Anh được hình thành và trở thành một tầng lớp xã hội đặc biệt
gắn quyền lợi với giai cấp tư sản. Nguyện vọng của tầng lớp này là muốn biến quyền chiếm hữu hiện
có thành quyền sở hữu tư sản, hoàn toàn thoát khỏi sự ràng buộc của chế độ phong kiến. Ngược lại,
chế độ phong kiến tăng cường kiểm soát quyền chiếm hữu của quý tộc mới, bảo vệ chặt chẽ những
quyền lợi và ruộng đất của giai cấp quý tộc và giáo hội. Cho nên giai cấp tư sản dễ dàng liên minh
với quý tộc mới để chống lại toanø bộ chế độ phong kiến chuyên chế. Sự liên minh giữa quý tộc mới
và tư sản trong cuộc đấu tranh cách mạng là một đặc điểm nổi bật ở nước Anh giữa thế kỷ XVII. Sự
tham gia lãnh đạo của tầng lớp này đã làm cho cuộc cách mạng tư sản Anh không tiến tới chỗ thủ tiêu
triệt để những tàn dư phong kiến mà chỉ dừng lại nửa đường, không giải phóng thật sự cho giai cấp
nông dân.
Giai cấp tư sản Anh đến đầu thế kỷ XVII thành phần cũng không đồng nhất. Tầng lớp trên
bao gồm những nhà tư sản lớn nằm trong tay những công ty độc quyền, có nguồn tư bản kếch xù, có
đặc quyền, đặc lợi kinh tế gắn liền với chế độ quân chủ chuyên chế. Vì vậy tầng lớp này không
muốn tiến hành cách mạng mà chỉ mong có những cải cách nhỏ để là tăng thêm quyền lực về chính
trị và kinh tế. Trong khi đó tầng lớp tư sản loại nhỏ và vừa gồm những thương nhân, thợ cả lớp trên
giàu có, chủ công trường thủ công, những lorls ruộng đất lại mong muốn có một cuộc cách mạng thật
sự. Họ trở thành tầng lớp tư sản tích cực trong cuộc đấu tranh chống phong kiến. Họ sẽ cùng đông
đảo quần chúng nhân dân: Nông dân, thợ thủ công, tầng lớp vô sản tiền công nghiệp tích cực đấu
tranh thúc đẩy nhanh chóng sự chín muồi của cuộc cách mạng và quyết định thắng lợi của cách mạng
tư sản.
Lịch sử thế giới cận đại - 7 -
Nguyễn Công Chất Khoa Lịch Sử
3. Tiền đề tư tưởng
Cùng với sự phát triển của mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa, sự thay đổi về kết câu giai
cấp, tư tưởng tư sản dần dần hình thành và lớn mạnh trong lòng xã hội phong kiến. Trong bối cảnh
“thời đại và thời đoạn” ở khu vực châu Aâu và Anh quốc. Trong hoàn cảnh cấu trúc chính trị – tôn giáo
“vương quyền kết hợp với thần quyền” ở nước Anh, thì ngọn cờ tư tưởng của cuộc cách mạng tư sản
Anh buộc phải khoác bộ áo “ Tôn giáo trong sạch” – Thanh giáo mà giáo lý của nó chính là chủ
nghĩa của Calvin (Jeans) – biểu hiện những yêu cầu cấp tiến nhất của giai cấp tư sản. Do vậy cuộc
đấu tranh giữa Thanh giáo và Anh giáo thực chất nó phản ánh cuộc đấu tranh giữa hai luồng tư tưởng
tư sản và phong kiến, cuộc đấu tranh giai cấp trong xã hội Anh, khi mà chế độ phong kiến đang suy
tàn và chủ nghĩa tư bản đang vươn lên.
Trên cơ sở của Thanh giáo, những lý luận về tổ chức thể chế chính trị và nhà nước tư sản mới
cũng được hình thành. Tư tưởng của cuộc cách mạng đã được lồng ghép trong “công ước xã hội” của
những đại biểu cấp tiến như John Milton, John Ponetle mà nội dung chủ yếu là uyên truyền cho một
xã hội “hoàn toàn bình đẳng” bên cạnh học thuyết “định mệnh” chống lại trật tự xã hội cũ nhưng
không phải giải phóng toàn bộ con người. Mưu cầu lợi ích cho một giai cấp (giai cấp tư sản) chứ
không phải giải phóng toàn thể xã hội.
Trong khi những nhân tố mới (nhân tố tư bản chủ nghĩa) đã được hình thành và phát triển
mạnh mẽ trong lòng chế độ phong kiến, thì chế độ quân chủ chuyên chế ở nước Anh trên con đường
suy tán đã lâm vào tình trạng “khủng hoảng trật tự xã hội cũ”. Vương triều Stuards – đứng đầu là
Charles I, đã gia tăng những chính sách kinh tế – xã hội phản động chống lại gai cấp tư sản và quý
tộc mới, đi ngược lại với nguyện vọng của đông đảo quần chúng nhân dân lao động. Bất chấp khác
vọng của giai cấp tư sản muốn tự do kinh doanh, tự do tư hữu, nhà nước phong kiến đã thi hành chính
sách độc quyền trong sản xuất thủ công nghiệp và hoạt động thương nghiệp ngăn cản kế hoạch kinh
tế “chế độ đồng ruộng bỏ ngỏ” của tầng lớp quý tộc mới và “thế tục hóa đất đai của nhà thờ”, đàn áp
Thanh giáo, kết thân với triều đình Tây-Ban-Nha, kẻ thù của giai cấp tư sản Anh v.v
Không hài lòng với trật tự xã hội cũ, giai cấp tư sản đã liên minh cùng với tầng lớp quý tộc
mới lãnh đạo quần chúng nhân dân nổi dậy tiến hành cuộc cách mạng xã hội nhằm lật đổ chế độ
phong kiến – xây dựng nên một chế độ xã hội mới mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển
II. DIỄN TRÌNH CỦA CUỘC CÁCH MẠNG (NHỮNG CỘT MỐC LỊCH SỬ)
Diễn trình của cuộc cách mạng tư sản Anh được đánh dấu bằng những cột mốc lịch sử:
Từ 1640 – 1660, trong đó 1640 – 1642 là thời kỳ chuẩn bị cách mạng (hay còn gọi là tình thế
cách mạng đã chín muồi).
- 1640 – 1649: nội chiến lần thứ nhất (1642 -1646) và nội chiến lần thứ hai (1648)
- 1649 – 1660: thời kỳ “ổn định” dưới chế độ cộng hòa và chế độ “bảo hộ” độc tài Olivier
Cromwell.
Lịch sử thế giới cận đại - 8 -
Nguyễn Công Chất Khoa Lịch Sử
1660 – 1668: thời kỳ phục hồi vương triều Stuards.
- Chính biến 1688 – 1689 và mô thức của nền “quân chủ lập hiến”
1. “Nội chiến cách mạng”.
Ban đầu cuộc nội chiến được khởi nguồn từ cuộc đấu tranh trong nghị viện xoay quanh vấn đề
tài chính, và giải quyết chính sách tôn giáo ở Irland và cuộc chiến ở Scotland. Để cần tiền chi tiêu cho
các cuộc chiến tranh xâm lược và cho việc phung phí của triều đình. Charles I nhiều lần triệu tập nghị
viện để đề nghị thông qua luật tăng thuế và ban hành thuế mới nhưng đều gặp phải sự công kích và
chống đối của quý tộc mới và giai cấp tư sản trong nghị viện.
Cuộc khởi nghĩa thắng lợi của nhân dân các nước Scotlen và Ai-rơ-len, cùng với phong trào
nổi dậy của quần chúng nhân nhân lao động đã làm cho mâu thuẫn xã hội phát triển nên tột độ. Trước
tình hình trên, ngày 3–1–1642,Charles I công khai dùng bạo lực tấn công vào nghị viện nhưng bị thất
bại. Ngày 7 – 1 – 1642, Charles I bỏ chạy lên phía Bắc, tập hợp lực lượng phong kiến và đến ngày 22
– 8 – 1642 Charles I chính thức tuyên chiến.
Nội chiến xảy ra ở nước Anh là một cuộc đấu tranh giai cấp gay go, quyết liệt và phức tạp
giữa thế lực phong kiến phản động và thế lực tư sản tiến bộ cùng đông đảo quần chúng nhân dân. Giai
cấp tư sản và quý tộc mới, cùng những tín đồ tôn giáo “trong sạch” tập hợp dưới ngọn cờ Thanh giáo
của phái Trưởng lão, còn phe nhà vua tập hợp dưới ngọn cờ Anh giáo.
Trong giai đoạn đầu 1642 đến mùa hè 1644, quân nghị viện liên tiếp bị thất bại, thế chủ động
hoàn toàn nằm trong tay quân nhà vua. Sở dĩ có hiện trạng đó là do quân nhà vua thiện chiến hơn,
mặt khác quân nghị viện do phái Trưởng lão lãnh đạo có tư tưởng thỏa hiệp, coi chiến tranh chỉ là
phương tiện buộc nhà vua phải nhượng bộ một số quyền lợi cho họ. Engels đã nhận xét rằng: Thời
đoạn này phe nghị viện mặc dầu được nhân dân ủng hộ nhưng liên tục gặt hái những thất bại: một
phần do trang bị kỷ thuật yếu; phần lớn do chỉ huy bảo thủ, nửa muốn đánh, nửa muốn thỏa hiệp.
Đứng trước tình hình đó Olivier Cromwell (1599 – 1658) lãnh tụ xuất sắc của phái Độc lập đã
lợi dụng “nhiệt tình cách mạng” của quần chúng đứng ra tổ chức các đội dân binh, ép nghị viện thông
qua “đạo luật tự rút lui”, cải tổ lại quân đội. Những động thái tích cực của Cromwell đã làm thay đổi
căn bản thành phần và tính chất quân đội cách mạng, mở ra một khả năng giành thắng lợi và đẩy cuộc
cách mạng sang một giai đoạn mới:
Từ mùa hè 1644 đến 1646, thế chủ động quân sự hoàn toàn chuyển về phe nghị viện. Ngày 14 – 6 –
1645, tại chiến trận Nezblie, quân đội dưới sự chỉ huy của Cromwell đã giành được thắng lợi lớn. Kết quả
có 5000 lính bị bắt làm tù binh, toàn bộ trang thiết bị quân sự và giấy tờ của nhà vua, trong đó có cả thư
cầu viện của các nước phong kiến châu Aâu đều rơi vào tay quốc hội. Nhà vua phải bỏ chạy thoát thân
sang Scotlande cầu cứu, nhưng bị người Scotlande bắt đem nộp cho nghị viện để lấy tiền thưởng.
Như vậy sau gần 4 năm, cuộc nội chiến ở Anh tạm thời kết thúc. Nếu trong thời kỳ nội chiến, phái
Trưởng lão, Độc lập và quần chúng nhân dân đều đứng về một phía chống kẻ thù chung là nhà vua và
quý tộc phong kiến, thì sau khi nội chiến lần 1 đi vào thế “vãn hồi”, trong hàng ngũ “những người cách
mạng” đã bị phân hóa và quần chúng nhân dân đã bị những kẻ “nhân danh cách mạng” phản bội lại.
Lịch sử thế giới cận đại - 9 -
Nguyễn Công Chất Khoa Lịch Sử
Phái Trưởng lão cho rằng “cuộc cách mạng đã hoàn thành do vậy việc của nghị viện là cải tạo
mặt bằng xã hội”, thực thi những chính sách kinh tế – xã hội có lợi cho tầng lớp “hữu sản lớn” – tầng
lớp theo định mệnh “quản lý và hưởng thụ”, ruộng đất của quý tộc phong kiến (phản loạn) và giáo
hội Anh giáo bị tịch thu đều rơi vào tay giai cấp tư sản và tầng lớp quý tộc mới bằng đạo luật “giải
thoát” 1643, nhằm hợp pháp hóa quyền sở hữu tài sản và ruộng đất của giai cấp tư sản và quý tộc
mới. Trắng trợn hơn, phái Trưởng lão còn giải thoát cho Charles I, tiến hành thương lượng với nhà vua
để thành lập nên một thể chế chính trị quân chủ lập hiến.
Đứng trước thái độ thỏa hiệp và bảo thủ của phe Trưởng lão, trong hàng ngũ quân đội và quần
chúng đã xuất hiện một phái mới đó là phái San bằng do Jonh Linbet (1615 – 1617) lãnh đạo. Phái
San bằng chủ trương bình đẳng về mặt chính trị và bảo vệ chế độ sở hữu nhỏ. Phái Độc lập đại diện
cho tư sản và quý tộc mới loại vừa và nhỏ đã liên minh với phái San bằng để chống phái Trưởng lão
và nhà vua. Ngày 6 – 8 – 1647, dưới áp lực của phái San bằng, các chỉ huy quân sự của phái Độc lập
đã cho quân tiến vào London lật đổ phái Trưởng lão, chuyển nghị viện về tay phái Độc lập.
Sau khi khống chế được nghị viện, phái độc Lập chủ trương thương lượng với nhà vua, chấm
dưt việc dân chủ hóa trong quân đội, không chấp nhận giải quyết nguyện vọng của phái San bằng
trong bản yêu sách “sự nghiệp của quân đội” và cương lĩnh chính trị “bản thỏa ước của nhân dân”
tháng 10 – 1647 với nội dung dân chủ trong “dự án” thể chế chính trị cộng hòa và các quyền “dân
chủ tư sản” (Quyền tư hữu vẫn được coi là “thiêng liêng bất khả xâm phạm”, – vua Anh vẫn được
thừa nhận trong chế độ chính trị của nền công hòa, còn những người nông dân vẫn được coi là “kẻ
đứng ngoài cuộc cách mạng”, vấn đề ruộng đất đã không được đề cập đến. Đây chính là căn nguyên
làm cho quần chúng nhân dân (số đông là những người nông dân) xa rời phái San bằng.
Tháng 12 năm 1647, phái San bằng có những cơ sở ở trong quân đội đã phát động phong trào
đấu tranh kiên quyết chống lại âm mưu đàm phán của phái Độc lập đối với Charles I và họ đòi hỏi
thành lập chính thể cộng hòa. Lợi dụng tình trạng phân hóa trong hàng ngũ cách mạng và ý đồ thỏa
hiệp của giai cấp tư sản, cuối năm 1647, Charles I đã bỏ trốn khỏi nhà giam đến đảo Waiter (phái
Nam nước Anh) tập hợp lực lượng tiến hành cuộc phản loạn cách mạng vào mùa xuân năm 1648.
Trước kẻ thù chung, phái Độc lập và phái San bằng tạm thời liên minh với nhau chống lại
quân phản loạn. Đến tháng 8 – 1648, cuộc nội chiến lần hai kết thúc. Ngày 30 – 1 – 1649, Charles I
lên đoạn đầu đài, đánh dấu sự sụp đổ của vương triều Stuards sau 46 năm tạo dựng.
2. Nước Anh sau cuộc nội chiến.
Việc xử tử Charles I đã đánh dấu một bước tiến mới của cuộc cách mạng. Ngày 19 – 5 –
1649, dưới áp lực của phong trào quần chúng nền cộng hòa đầu tiên được chính thức được tuyên bố
dưới sự lãnh đạo của Cromwell song thực chất đó là nền chuyên chính của giai cấp tư sản nằm trong
tay của phái Độc lập do Cromwell và các tướng lĩnh cao cấp đứng đầu.
Ngoài lời tuyên bố cộng hòa, không một yêu sách nào trong “bản thỏa ước nhân dân” được
thực hiện như lời hứa của phái độc lập trong thời kỳ nội chiến lần hai. Vì vậy phong trào đấu tranh
chống lại “nền cộng hòa ngụy tạo” lại rộ lên. Bên cạnh phong trào đấu tranh của những người San
bằng, thì mùa xuân 1649, ở nước Anh đã xuất hiện phong trào dân chủ khác của những người nông
Lịch sử thế giới cận đại - 10 -
Nguyễn Công Chất Khoa Lịch Sử
dân nghèo được gọi là “phong trào Đào đất” do Winsteley (1609 -1657 ) lãnh đạo. Phong trào này
chủ trương công hữu hóa ruộng đất, thủ tiêu hoàn toàn chế độ tư hữu và tình trạng người bóc lột
người. Trong điều kiện lịch sử lúc đó, tư tưởng của phái Đào đất là tư tưởng tiến bộ, mang tính chất xã
hội chủ nghĩa nhưng còn ở mức độ không tưởng và ấu trĩ. Nó thể hiện quan niệm bình quân tuyệt đối
của giai cấp nông dân. Đấu tranh giai cấp không được coi là động lực phát triển của xã hội. Phương
pháp đấu tranh hòa bình là hạt nhân cơ bản trong tư tưởng và luận thuyết của những người Đào đất.
Mặc dầu phong trào có tính chất hòa bình nhưng cương lĩnh cách mạng của họ đe dọa đến nguyên tắc
của chế độ tư hữu, làm cho giai cấp tư sản lo ngại. Ngay cả Jonh Linbet đứng đầu phái San bằng cũng
đoạn tuyệt với họ.
Cromwell đã đáp lại nguyện vọng của quần chúng bằng cách sử dụng lực lượng quân đội đàn
áp và tiêu diệt phái San bằng và phái Đào đất. Thành công của Cromwell và phái Độc lập đã phơi
bày bản chất phản bội của giai cấp tư sản, và dẫn đến hậu quả nghiêm trọng là làm thu hẹp cơ sở xã
hội của nền cộng hòa, đẩy nền cộng hòa đến chỗ tan vỡ nhanh chóng.
Sau khi trấn áp những phong trào dân chủ chính ở nước Anh, Cromwell tái tiến hành cuộc
chiến tranh xâm lược Irelande (8 – 1649) và Scotlande (1650) và phát động chiến tranh Anh – Hà
(1651 – 1652). Các cuộc chiến tranh này đã nhanh chóng thu được thắng lợi. Quyền tự trị của
Irelande và Scotlande bị thủ tiêu và Hà Lan cũng buộc phải thừa nhận “luật hàng hải” (1651). Nền
cộng hòa Anh quốc bị thẳng tay thủ tiêu (1852).
Ngày 16 – 12 – 1653, Cromwell tuyên bố thiết lập chế độ cai trị độc tài dưới danh nghĩa
chính thể “bảo hộ vương”, kết thúc chế độ cộng hòa ở Anh quốc.
Chế độ bảo hộ vương thực chất là sự thống trị của quân đội và cảnh sát, để bảo vệ lợi ích cho
tập đoàn thống trị mới, đồng thời chống lại chế độ bảo hoàng còn lại, đặc biệt là chống lại các tầng
lớp nhân dân. Tuy nhiên mọi cố gắng của “người công dân số 1”, “nhà bảo hộ độc tài” Cromwell đã
không cứu vãn nổi những tình trạng khó khăn về kinh tế, mất ổn định về trật tự xã hội nước Anh ngày
càng trầm trọng. Giai cấp tư sản và quý tộc mới không còn tin vào sức mạnh của chính quyền bảo hộ,
nên họ đã tìm mọi cách phục hồi chế độ quân chủ.
Năm 1658, Cromwell chết, con trai là Riza lên kế vị, nhưng nhà bảo hộ mới này chỉ tồn tại
không đầy 4 tháng. Mùa xuân năm 1659, giai cấp tư sản, quý tộc mới và các tướng lĩnh cao cấp quyết
định tước bỏ danh hiệu “bảo hộ vương” của Riza, phục hồi lại thể chế quân chủ chuyên chế của dòng
họ Stuards (1660 – 1668).
Điều mà giai cấp tư sản và quý tộc mong muốn là cần có chính quyền quân chủ mạnh mẽ đảm
bảo cho sự “cộng sinh” của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa và phong kiến. Nhưng trên thực tế vương
triều phục hồi Stuards từ Charles I (1660- 1685) đến Jems II (1685 - 1688) đều đi ngược lại với lợi ích
của giai cấp tư sản và quý tộc mới. Vì vậy, những đại biểu của đảng Uyh (tiền thân của đảng Bảo thủ)
bao gồm chủ ngân hàng, thương nhân, đồn điền ngoài nước) và đảng Tory (tiền thân của đảng Tự do
gồm các đại địa chủ) đã tìm cách tiến hành cuộc chính biến tháng 11 – 1688, lật đổ chế độ quân chủ
chuyên chế, thiết lập nên thể chế chính trị quân chủ lập hiến do Wilhelm Orange đứng đầu.
Lịch sử thế giới cận đại - 11 -
Nguyễn Công Chất Khoa Lịch Sử
III. KẾT LUẬN
1-Cách mạng tư sản Anh là một sự kiện quan trọng trong lịch sử. Cách mạng đã đập tan nền quân
chủ phong kiến, thiết lập nên chế độ tư bản chủ nghĩa, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở
Anh quốc. Đó cũng là bước ngoặt căn bản trong lịch sử nhân loại, nó được coi là cột mốc chấm dứt
thời kỳ trung thế kỷ, mở đầu cho thời kỳ lịch sử cận đại, thời kỳ cách mạng và tiến bộ
2-Do những điều kiện lịch sử, tiền đề chính trị, kinh tế – xã hội của cuộc cách mạng, cách mạng tư
sản Anh được diễn ra dưới hình thức tôn giáo và khác với những cuộc cách mạng tư sản khác thời cận đại,
cách mạng tư sản Anh được tiến hành dưới sự lãnh đạo của một liên minh giai cấp giữa giai cấp tư sản và
tầng lớp quý tộc mới. Đây là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn tới tính chất bảo thủ của cuộc
cách mạng. Tính bảo thủ đó được thể hiện sự giải quyết không triệt để vấn đề ruộng đất cho người nông
dân và sự nhân nhượng của giai cấp tư sản đối với bọn quý tộc phong kiến để thiết lập nên chế độ quân
chủ lập hiến thay cho nền cộng hòa tư sản.
3-Thực tế diễn biến của cuộc cách mạng tư sản Anh đã nêu lên một số vấn đề về mối quan hệ giữa giai
cấp tư sản và quần chúng nhân dân trong cuộc cách mạng. Quần chúng nhân dân là động lực thúc đẩy và
đưa cách mạng đến thắng lợi. Nhưng do chưa có tổ chức vững chắc, chưa có đường lối đúng đắn nên
thành quả của cuộc cách mạng đã nằm trọn trong tay giai cấp tư sản. Vì quyền lợi giai cấp hẹp hòi, giai
cấp tư sản Anh đã không đưa cách mạng tiến xa hơn nữa, chúng phản bội lại quần chúng nhân dân và tìm
mọi cách làm ngưng trệ, dừng lại nửa đường cuộc cách mạng.
Lịch sử thế giới cận đại - 12 -
Nguyễn Công Chất Khoa Lịch Sử
CHƯƠNG II : CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP Ở ANH THẾ KỶ XVIII.
I. CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LÀ MỘT HIỆN TƯỢNG MANG TÍNH CHẤT
LỊCH SỬ CHUNG
Thuật ngữ cách mạng công nghiệp được dùng lần đầu tiên trong tác phẩm “tình cảnh của giai cấp
công nhân Anh” của Engels viết năm 1845. Từ đó các nhà kinh điển của chủ nghĩa Marx và các sử gia
đều dùng nó để chỉ bước quá độ của chủ nghĩa tư bản từ giai đoạn công trường thủ công lên một bước cao
hơn – giai đoạn công nghiệp tư bản chủ nghĩa.
Thực chất của cuộc cách mạng không phải là hiện tượng kỹ thuật thuần túy. Cuộc cách mạng đó mang
tính chất kinh tế – xã hội, các tiền đề nảy sinh và chiến thắng của hệ thống công xưởng được tạo ra
không chỉ riêng ở nước Anh mà được lan rộng ra trên toàn thế giới.
Do điều kiện kinh tế chính trị ở các nước khác nhau (thậm chí ở các ngành khác nhau trong một
quốc gia) nên tiến trình ở cách mạng công nghiệp nổ ra không những đều ở các nước khác nhau và các
ngành công nghiệp khác nhau trong một quốc gia. Nhưng có một điều cách mạng công nghiệp không chỉ
có quan hệ thúc đẩy đối với lực lượng sản xuất mà còn dẫn đến sự thay đổi toàn bộ cơ cấu xã hội và tạo
điều kiện quan trọng cho sự hình thành những giai cấp phù hợp với sức sản xuất mới.
Cách mạng công nghiệp diễn ra đầu tiên ở nước Anh vào khoảng giữa thế kỷ XVIII đến giữa thế
kỷ XIX. Cách mạng công nghiệp nước Anh là cuộc cách mạng sớm nhất, ảnh hưởng to lớn đến quá trình
hình thành và phát triển của chủ nghĩa tư bản ở các nước khác.
II. QUÁ TRÌNH DIỄN BIẾN CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP Ở NƯỚC ANH.
1. Những tiền đề của cuộc cách mạng công nghiệp.
Vào giữa thế kỷ XVIII, ở nước Anh đã chín mùi những điều kiện cho việc tiến hành cách
mạng công nghiệp, nhằm thực hiện thời kỳ quá độ từ sản xuất công nghiệp công trường thủ công sang
sản xuất công nghiệp bằng máy móc. Những tiền đề cơ bản của cuộc cách mạng công nghiệp Anh
bao gồm:
Cuộc cách mạng tư sản Anh từ 1640 đến 1689, đã giành được thắng lợi mở đường cho chủ
nghĩa tư bản phát triển. Chế độ chính trị mới của giai cấp tư sản trong thời kỳ đầu đã có tác dụng tích
cực đối với sự phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa. Đóng vai trò tiến bộ, quan hệ sản xuất phù hợp với
sức sản xuất mặc dầu đối với quần chúng nhân dân nó vẫn tiến hành đàn áp và bóc lột họ.
Những yếu tố kinh tế tư bản chủ nghĩa có điều kiện thuận lợi, phát triển mạnh mẽ đã tạo ra
được những tiền đề hết sức quan trọng để giai cấp tư sản tiến hành cuộc cách mạng công nghiệp và
phát triển lực lượng sản xuất:
- Công trường thủ công không những tạo ra điều kiện thuận lợi cho việc cải tiến, phát minh sáng
chế ra máy móc để thay thế cho lao động thủ công. Đồng thời, công trường thủ công đã tích lũy
được nhiều kinh nghiệm tổ chức, quản lý sản xuất ở quy mô lớn.
Lịch sử thế giới cận đại - 13 -
Nguyễn Công Chất Khoa Lịch Sử
- Việc tích lũy tư bản chủ nghĩa dựa vào chính sách bảo hộ thương nghiệp: “quốc tế hóa thị trường
thương mai” và việc buôn bán có tính chất cưỡng đoạt đối với các thuộc địa. Mặt khác việc tăng
cường bóc lột công nhân, thợ thủ công đã góp một phần không nhỏ của giai cấp tư sản trong việc
tích lũy tư bản cho cuộc cách mạng công nghiệp.
- Nửa đầu thế kỷ XVIII, giai cấp tư sản Anh đã tiến hành cuộc cách mạng nông nghiệp: Nội dung
cơ bản của cuộc cách mạng nông nghiệp Anh là sử dụng bạo lực để tước đoạt ruộng đất của nông
dân, tiến hành kinh tế nông nghiệp phong kiến chuyển thành nền kinh tế nông nghiệp tư bản chủ
nghĩa, đồng thời nó cũng tạo ra một thị trường hàng hóa sức lao động bị cuốn hút vào guồng máy
sản xuất công xưởng tư bản chủ nghĩa.
- Việc cướp bóc thuộc địa với quy mô lớn một cách trắng trợn và tàn bạo, đã tích lũy được nhiều
vốn phục vụ cho sự phát triển của ngành công nghiệp nước Anh là một yếu tố rất quan trọng trong
chu trình “tích lũy vốn để tiến hành cách mạng công nghiệp”. Ngoài ra nước Anh còn có nhiều
điều kiện thuận lợi khác cho sự phát triển công nghiệp như: có nhiều thương cảng tốt, có thị trường
tiêu thụ hàng hóa rộng lớn.v.v
2. Quá trình thực hiện cuộc cách mạng công nghiệp ở nước Anh.
- Quá trình chủ yếu của cuộc cách mạng công nghiệp ở nước Anh là phát minh sáng chế ra máy
móc. Vì thế, quá trình cách mạng công nghiệp ở nước Anh và các nước tư bản khác được bắt đầu
từ công nghiệp nhẹ đến các ngành công nghiệp nặng (vốn đều tư cho công nghiệp nhẹ không
nhiều; quay vòng sản xuất nhanh chóng và thu hồi vốn nhanh, lãi nhiều)
- Bước đầu của cuộc cách mạng công nghiệp chính là sự chuyển biến từ công trường thủ công đến
sản xuất cơ khí. Là sự bùng nổ các phát minh kỹ thuật trong dây chuyền sản xuất bắt đầu từ ngành
dệt và sau đó lan rộng ra các ngành công nghiệp khác.
THOI BAY Ỉ MÁY KÉO SỢI Ỉ MÁY SỨC NƯỚC Ỉ MÁY HƠI NƯỚC
(Jonh Keys -1763) (Jems Hacreve-1765) (Acreite-1769) (Jems Watt-1784)
- Việc hoàn thiện và sử dụng máy hơi nước của Jens Watt (1784) sau đó lan rộng ra các ngành
luyện kim và chế tạo cơ khí, được coi là mở đầu của quá trình cơ khí hóa hay còn gọi là khởi đều
cuộc cách mạng công nghiệp.
III. NHẬN XÉT.
- Cách mạng công nghiệp tạo ra máy móc thay cho công lao động thủ công, công xưởng thay cho
công trường thủ công, làm cho lực lượng sản xuất có những bước phát triển nhảy vọt; do vậy quan
hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa được xác lập vững chắc. Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đã
thực sự chiến thắng phương thức sản xuất phong kiến.
- Cách mạng công nghiệp diễn ra gắn liền với sự phát triển của khoa học - kỹ thuật. Nhờ những tiến
bộ của khoa học kỹ thuật đã làm cho cách mạng công nghiệp được đẩy nhanh mạnh mẽ, và ngược
lại, những thành tựu của cách mạng công nghiệp càng tạo điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu,
phát triển khoa học – kỹ thuật.
Lịch sử thế giới cận đại - 14 -
Nguyễn Công Chất Khoa Lịch Sử
- Cách mạng công nghiệp không những đưa giai cấp tư sản lên địa vị thống trị xã hội một cách vững
chắc mà còn tạo điều kiện hình thành giai cấp vô sản hiện đại – đại biểu cho sự phát triển của lực
lượng sản xuất mới, nắm sứ mệnh lịch sử quyết định xu hướng phát triển tiến bộ của nhân loại.
Lịch sử thế giới cận đại - 15 -
Nguyễn Công Chất Khoa Lịch Sử
CHƯƠNG III : CÁCH MẠNG TƯ SẢN MỸ
Sau cuộc cách mạng tư sản Anh khoảng 100 năm, một biến cố vĩ đại trong lịch sử đã nổ ra ở
Châu Mỹ. Đó là cuộc chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bác Mỹ. Đây là cuộc cách mạng
tư sản đầu tiên ở Châu Mỹ mà theo đánh giá của Lê-Nin đây là“cuộc chiến tranh vĩ đại, một cuộc cách
mạng thật sự, giải phóng thật sự”.
I. TIỀN ĐỀ CỦA CUỘC CÁCH MẠNG.
1. Công cuộc khẩn thực ở Bắc Mỹ.
Các nhà sử học, kinh tế học tư sản khăng khăng chứng minh rằng: Lịch sử nước Mỹ được bắt
đầu từ năm 1620, khi “những người cha của các nhà lữ hành” đặt chân lên Bắc Mỹ, còn sự phát triển
của nền “văn hóa vật chất” sau này, là kết quả tây tiến của những người tiên phong mở đường khai
phá, của các kỳ công “theo chủ nghĩa Robinshon”
Thực ra Bắc Mỹ vốn là vùng đất của cư dân người da đỏ Idians từ Châu Á thiên di sang
khoảng 2500 năm. Tới thế kỷ XVI, sau cuộc thám hiểm của Colomb đã mở ra quá trình xâm thực tàn
bạo của thực dân châu Aâu vào châu Mỹ, tuy vậy công cuộc xâm thực của Anh là mạnh mẽ và có hiệu
quả. Đến năm 1752, Anh quốc đã thiết lập được 13 vùng thuộc địa lớn ở Bắc Mỹ.
Sau khi lũng đoạn được vùng Bắc Mỹ, nước Anh đã gia tăng chế độ cai trị chuyên chế đối với
“vùng đất thực dân” nhằm mục đích cản trở sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở các thuộc địa, buộc
các thuộc địa phải lệ thuộc vào Anh quốc bằng cách thiết lập nên tổ chức chính trị – hành chính thực
dân, coi các thuộc địa như vùng “nông nghiệp phụ thuộc vào thành thị” Anh quốc. Những chính sách
kinh tế – xã hội mà Anh quốc áp dụng vào vùng đất thực dân Bắc Mỹ đã gây lên những phong trào
phản kháng mạnh mẽ của tất cả các tầng lớp cư dân Bắc Mỹ. Đó chính là tiền đề cần thiết cho
khuynh hướng phát triển thành một dân tộc và bùng nổ một cuộc cách mạng tư sản.
2. Nền kinh tế của “đất thực dân” và ngọn cờ tư tưởng cách mạng.
Cần phải khảng định ràng Hợp chủng quốc Hoa kỳ là một quốc gia đặc biệt, ra đời trên nền
tảng 13 bang thuộc địa của Anh ở khu vực Bắc Mỹ, và thừa hưởng “cái chế độ kinh tế của nó” và di
sản thực dân mà Hợp chủng quốc nhận được đã quyết định nhiều đặc trưng của chủ nghĩa tư bản Mỹ.
V.I. Lê-Nin vạch ra đặc trưng của dạng này bằng cách nêu lên con đường kiểu Mỹ, hay con đường
trang trại của sự phát triển chủ nghĩa tư bản trong nông nghiệp và dạng tiến hóa độc đáo của nền
nông nghiệp ở miền Nam “chế độ nô lệ đồn điền là đặc trưng của lối sống Mỹ trong nhiều thế kỷ”.
Tuy nhiên việc tập trung ruộng đất quá lớn trong tay quý tộc và lối bóc lột phong kiến cùng với sự bóc
lột kiểu nông nô – nô lệ, và những sắc lệnh của vua Anh cấm dân di thực đi về phía Tây của những
người Squatter đã làm cho cuộc đấu tranh giai cấp giữa tầng lớp Farmes đang hình thành với chế độ
phong kiến Bắc Mỹ (con đẻ của chủ nghĩa thực dân) và chính quốc (nước Anh) ngày càng sâu sắc. Đó
chính là một trong những cơ sở cho sự ra đời của chủ nghĩa dân chủ trong cách mạng tư sản Mỹ.
Cũng ngay từ thế kỷ VII, trên các đất thực dân ở Bắc Mỹ, những nhân tố mới – nhân tố kinh
tế tư bản chủ nghĩa đã ra đời và phát triển mạnh mẽ trong các ngành kinh tế công – thương nghiệp.
Nhưng công thương nghiệp thuộc địa đã không tránh khỏi mâu thuẩn với chính quốc. Chủ nghĩa trọng
Lịch sử thế giới cận đại - 16 -
Nguyễn Công Chất Khoa Lịch Sử
thương cực đoan của Anh đã kìm hãm sự phát triển của kinh tế công thương nghiệp Bắc Mỹ. Những
chính sách kinh tế xuất phát từ chủ nghĩa trọng thương cực đoan đó đã dẫn đến mâu thuẩn không thể
tách khỏi giữa chính quốc và thuộc địa ngày càng gay gắt và thổi bùng nên ngọn lửa đấu tranh của
nhân dân Bắc Mỹ. Khẩu hiệu “tự do và tư hữu” “thống nhất hoàn toàn hay là chết” đã trở thành ngọn
cờ tập hợp lực lượng. Những hội kín ra đời để đáng ứng nhu cầu liên kết lực lượng và thống nhất tư
tưởng trong cuộc chiến tranh “phản thực – phản phong” của nhân dân Bác Mỹ tiêu biểu nhất là “Hội
những người con của tự do” lấy tư tưởng tự do của Locke và John Milton về quan niệm một nhà nước
tư sản độc lập làm mục tiêu đất tranh.
Như vậy rõ ràng khác với cuộc cách mạng tư sản Anh, tiền đề của cuộc cách mạng tư sản Mỹ
chính là mâu thuẩn gay gắt giữa 13 bang thuộc địa và chính quyền thực dân Anh. Là mâu thuẫn giữa
giai cấp tư sản, quần chúng nhân dân lao động với chế độ phong kiến ở Bắc Mỹ. Do vậy nhiệm vụ
của cuộc cách mạng được đặt ra là xóa bỏ sự thống trị của chủ nghĩa thực dân Anh, đánh đổ chế độ
phong kiến để thành lập một quốc gia độc lập với thể chế chính trị mới tạo điều kiện thuận lợi mở
đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển. Nhiệm vụ cách mạng đó được trao cho giai cấp tư sản – người
lãnh đạo cuộc cách mạng, còn quần chúng nhân dân là động lực của cuộc cách mạng.
II. DIỄN BIẾN CỦA CUỘC CÁCH MẠNG.
Cách mạng tư sản Mỹ diễn ra từ năm 1774 a8m 1783 được chia thành hai giai đoạn.
- Giai đoạn 1: từ 1774 – 1778: giai đoạn này được đánh dấu bàng những cột mốc lịch sử: sự kiện
chè Boxton (12/1773); Hội nghị lục địa lần thứ nhất (5/9/1774 – 26/10/1774); hội nghị lục địa lần
2 (tháng 5/1775) và tuyên ngôn Hợp chủng quốc Hoa kỳ (7/4/1776); trận chiến Saratoga và liên
minh chống Anh được nhiều nước châu Aâu thế tham gia.
- Giai đoạn 2: từ chiến trận York Town (10/1781) đến hiệp ước Versaille (3/9/1783)
1. Giai đoạn 1 của cuộc chiến tranh.
Để chống lại những đạo luật về thuế khóa nặng nề và không có quyền tự do kinh doanh
chuyên chở hàng hóa. Đêm 16/12/1773 sự kiện chè Bô-xtơn đã khởi phát. Sự kiện này đã đánh dấu
một bước chuyển biến mới của tình hình. Chiến tranh giữa nhân dân 13 bang thuộc địa với nước Anh
hầu như khó có thể tránh được. Không khí cách mạng sục sôi, ngay cả những người có khuynh hướng
ôn hòa cũng ngả theo cách mạng.
Trước tình trạng bị đe dọa khủng bố, những người lãnh đạo phong trào cách mạng ở các bang
đã quyết định tổ chức hội nghị lục địa lần thứ nhất (từ ngày 5 – 9 đến ngày 26 – 10 – 1774). Tham dự
hội nghị có 56 đại biểu của 12 bang (trừ bang Gioócgia), đại diện cho những thành phần tư sản, địa
chủ và trại chủ giàu lớn, để nhằøm tìm kiếm “một giải pháp ôn hòa” đối với chính quyền thực dân.
Hội nghị đã ra bản “Tuyên ngôn về quyền hạn và khiếu nại”. Tuyên ngôn đòi xóa bỏ những
đạo luật vô lý của Anh quốc đối với thuộc địa; trả lại quyền thu thuế cho thuộc địa và quyết định tẩy
chay hàng Anh trong tất cả các bang.
Lịch sử thế giới cận đại - 17 -
Nguyễn Công Chất Khoa Lịch Sử
Hội nghị lục địa lần I như một biểu tượng độc lập và thống nhất của các thuộc địa trong cuộc
đấu tranh vì mục đích chung. Quốc hội Anh không những không đáp ứng yêu cầu nào của “Tuyên
ngôn về quyền hạn và khiếu nại” mà còn gia tăng những biện pháp “trừng phạt về kinh tế”, “đàn áp
bằng quân sự”. Những động thái này của Anh quốc đã dẫn đến cuộc xung đột vũ trang ở Côn-cóoc và
khởi đầu một cuộc chiến tranh giữa Anh quốc với 13 bang thuộc địa địa ở Bắng Mỹ.
Hội nghị lục địa lần II vào tháng 5 – 1775 nhằm mục đích giải quyết những vấn đế cụ thể của
chiến tranh. Hội nghị đã quyết định thành lập Quân đội lục địa, bổ nhiện Washington làm tổng chỉ
huy.
Ngày 4/7/1776, sau hơn một năm chuẩn bị, Hội nghị lục địa đã thông qua “Tuyên ngôn độc
lập của Hợp chủng quốc Hoa kỳ” với những nội dung cơ bản là tuyên bố các quyền tự do dân chủ tư
sản và khẳng định nền độc lập của các bang ở Bắc Mỹ. Bản tuyên ngôn nêu rõ “Tất cả mọi người sinh
ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hóa đã ban cho họ những quyền không thể tước bỏ. Trong những quyền
ấy có quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”.
Tuyên ngôn khẳng định chỉ có nhân dân mới có quyền thiết lập chính quyền, và huỷ bỏ chính
quyền khi nó đi ngược lại với lợi ích của quần chúng. Tuyên ngôn đã lên án vua Anh và long trọng
tuyên bố quyền độc lập của các quốc gia, quyền gia nhập liên minh buôn bán, ký kết hiệp ước.
Tuyên ngôn là văn kiện có tính chất dân chủ tự do, thấm nhuần tinh thần tiến bộ thời đại. Tuy
nhiên, tuyên ngôn cũng không tránh khỏi những hạn chế đó là không có những điều khoản thủ tiêu
chế độ nô lệ, không nghiêm cấm chế độ buôn bán nô lệ.
Trên chiến trường từ cuối tháng 6/1775 đến tháng 9/1777 Quân đội lục địa liên tiếp bị thất bại
trước sự phản công quyết liệt của quân Anh.
Ngày 17/10/1777 Quân đội lục địa đã giành thắng lợi lớn, đánh bại quân Anh tại chiến trận
Saratoga. Chiến thắng này đã đưa cuộc chiến tranh giành độc lập của nhân dân 13 bang thuộc địa của
nước Anh chuyển sang một giai đoạn mới: giai đoạn phản công và liên minh chống Anh giữa Hoa kỳ
với một số nước châu Aâu như Pháp, Tây Ban Nha, Hà Lan được thiết lập.
2. Giai đoạn 2 của cuộc chiến tranh.
Những năm đầu sau chiến trận Saratoga tình hình chiến sự đã có nhiều thay đổi lớn. Ưu thế
trong tương quan lực lượng nghiêng về phía quân đội lục địa.
Ngày 19 – 10 – 1781, chiến trận Yoóctao đã đánh tan hy vọng cuối cùng của thực dân Anh,
buộc nước Anh phải tiến hành thương thuyết với Bắc Mỹ để kết thúc chiến tranh.
Ngày 3 -9 -1783, hòa ước Verseille được ký kết với nội dung chủ yếu: Anh quốc thừa nhận
nền đệc lập của các thuộc địa ỏ bắc Mỹ.
Hiệp ước Verseille đánh dấu thắng lợi của cuộc đấu tranh giành độc lập tư do của nhân dân
Bắc Mỹ. Và tuyên bố sự tháng lợi của mọt cuộc cách mạng mở đường cho phương thức sản xuất tư
Lịch sử thế giới cận đại - 18 -
Nguyễn Công Chất Khoa Lịch Sử
bản chủ nghĩa phát triển. Một quốc gia mới ở Bắc Mỹ ra đời, đó là Hợp chủng quốc Hoa Kỳ (United
States America)
III. NƯỚC MỸ SAU CHIẾN TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP
Cuộc chiến tranh đã để lại hậu quả to lớn. Nước Mỹ vừa mới ra đời đã phải đương đầu
với những thử thách lớn về kinh tế, chính trị và xã hội. Nền kinh tế sau chiến tranh không ổn định, lạm
phát gây rối loạn thị trường, thuế má tăng, hàng ngàn người thất nghiệp, cuộc sống không được đảm bảo
- Suy thoái kinh tế tất yếu sẽ dẫn đến rối loạn về trật tự xã hội. Các cuộc khởi nghĩa chống lại chính
quyền như cuộc khởi nghĩa của Daniel Shays từ 176 – 1787 đã lan rộng trong nhiều bang với chủ trương:
Phân chia ruộng đất công bằng, xóa bỏ nợ nần, xét xử công minh. nguyên tắc đề ra của họ là: “Thắng lợi
nhờ công sức của mọi người thì quyền sở hữu đất đai phải thuộc về tất cả”. Cuộc khởi nghĩa đã thu hút
được đông đảo dân nghèo tham gia đòi quyền dân chủ. Nhưng chính quyền tư sản đã huy động lực lượng
quân đội đàn áp. “Phong trào ruộng đất cho người nghèo” do Daniel Shays nhanh chóng thất bại.
- Sau khi giành quyền lực về tay mình, giai cấp tư sản đã thủ tiêu tận gốc chế độ phong kiến, phá vỡ
sự lũng đoạn của Anh trên lĩnh vực kinh tế bàng các biện pháp như tiến hành tướt đoạt ruộng đất của bọn
bảo hoàng; phát hành tiền giấy; lập hệ thống ngân hàng liên bang khuyến khích và tạo điều kiện thuận
lợi cho các ngành công nghiệp phát triển
- Để xây dựng chính quyền liên bang vững mạnh, phát triển kinh tế, ngăn chặn phong trào dân chủ,
bảo đảm quyền lợi của giai cấp tư sản. Hội nghị liên bang tháng 5 – 1787, đã đưa ra 19 dự thảo hiến pháp
với những nội dung cơ bản sau đây:
Nguyên tắc tổ chức chính quyền là sự phân cấp ba quyền: quyền lập pháp nằm trong tay ghị viện,
quyền hành pháp nằm trong tay tổng thống và quyền tư pháp được trao cho tào án.
- Những người nô lệ da đen, phụ nữ không có quyền bầu cử và ứng cử.
Hiến pháp 1787, là một bản hiến pháp tiến bộ vì nó góp phần xóa bỏ những quan hệ phong
kiến, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển. Nhưng đối với nhân dân thì đó là sự tuyên bố bản
chất chuyên chính của nền chính trị giai cấp tư sản Mỹ nhằm phục vụ cho giai cấp có của chống lại
quần chúng nhân dân lao động.
IV. KẾT LUẬN.
-Cuộc cách mạng tư sản Mỹ là một cuộc cách mạng được diễn ra dưới hình thức một cuộc chiến tranh
giải phóng dân tộc. Xuất phát từ yêu cầu phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa, nhiệm vụ của cuộc cách
mạng này là chống ách thống trị của chủ nghĩa thực dân Anh, chống phong kiến để xây dựng nên một
quan hệ mới, trật tự xã hội mới. Do vậy nhiệm vụ phản thực phản phong đã trở thành ngọn cờ tập hợp
mọi tầng lớp xã hội ở Bắc Mỹ đoàn kết chiến đấu cho độc lập tự do.
- Với vai trò đại diện cho lực lượng sản xuất mới tiến bộ, giai cấp tư sản Mỹ, tầng lớp điền chủ đã trở
thành một bộ phận những người lãnh đạo cách mạng. Nhưng sau khi cuộc chiến tranh giành độc lập đã
hoàn thành, giai cấp tư sản đã quay lưng chống lại quần chúng nhân dân lao động. Nông dân, nô lệ, công
Lịch sử thế giới cận đại - 19 -
Nguyễn Công Chất Khoa Lịch Sử
nhân và cả những trại chủ nghèo: lực lượng tham gia có vai trò quyết định cuộc cách mạng đã không
được hưởng một chút quyền lợi gì: ruộng đất vẫn nằm trong tay đại tư bản, đại điền chủ. Chế độ nô lệ vẫn
không bị xóa bỏ. Quyền tuyển cử, bầu cử và tự do xã hội hết sức hạn chế.
- Mặc dầu còn có những hạn chế, nhưng cách mạng tư sản Mỹ có một ý nghĩa lớn lao, nó là ngọn cờ
cách mạng tư sản sau yêu cầu giải phóng dân tộc. Nó mở đầu cho sự thành lập một quốc gia độc lập. Nó
ảnh hưởng rất lớn đến tiến trình cách mạng và giải phóng của các dân tộc thuộc địa.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khxh0015_p1_3594.pdf