Giáo trình đào tạo thuyền trưởng hạng ba môn điều động tàu 2

- Do tính toán nhầm thủy triều - Do người điều khiển không thuộc luồng đi hay đi ở luồng lạ mà không có hoa tiêu dẫn đường. - Do luồng lạch thay đổi một cách đột ngột mà cơ quan quản lý chưa kịp di chuyển phao tiêu, báo hiệu. - Do đâm vào CNV hay phương tiện khác làm mất chủ động điều khiển. - Do sóng quá tao, gió lớn làm tàu bị dạt vào cạn. - Do chạy quá gần bờ, với tốc độ lớn làm tàu bị hút vào bờ gây cạn. - Do chiến tranh tàu bị bắn phá. - Hiện nay trong cơ chế thị trường, ý thức chấp hành luật lệ còn tùy tiện, một số chủ tàu thường lấy lợi nhuận là chính nên thường chở quá tải với tỷ lệ lớn, cùng là nguyên nhân gây ra hiện tượng tàu bị cạn khi hoạt động ở những tuyến luồng hạn chế về độ sâu.

doc91 trang | Chia sẻ: tuanhd28 | Lượt xem: 2332 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình đào tạo thuyền trưởng hạng ba môn điều động tàu 2, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Buộc dây giữa các sà lan: - Đối với sà lan sắt thì buộc một dây tim trước, sau đó buộc dây kiểu chữ X hoặc chỉ buộc theo kiểu chữ X (có thể buộc thêm 2 dây vai). Các dây buộc phải căng đều, phải chịu lực như nhau. - Đối với sà lan gỗ: Nếu phía sau có cọc bích thì buộc 2 dây vai, nếu không có cọc bích thì phía mũi buộc một dây gỗ ngang và buộc dây vào cây gỗ kéo dọc theo mạn tàu về mũi phương tiện sau. 1.4. Những chú ý khi xếp đội hình đoàn tàu kéo chạy ngược nước. - Phải căn cứ vào đội hình đã vẽ dự kiến để xếp (đội hình này đã tính đến chiều rộng, độ cong của sông) - Nơi xếp đội hình phải rộng, có độ sâu đảm bảo, không có chướng ngại vật, kín sóng gió, dòng chảy yếu, không làm ảnh hưởng đến sự đi lại của các phương tiện khác. - Khi xếp phải đưa chiếc sà lan đầu ra thả neo, đợi neo bám chắc mới đưa những chiếc tiếp theo ra ghép. - Trường hợp chiếc đầu chưa đưa ra được có thể đưa chiếc 2 ra thả neo sau đó đưa chiếc đầu ra ghép. - Phải xét đến khả năng chịu lực của neo chính, nếu cần thiết xông thêm dây neo, thả thêm neo. - Khi ghép phải tính toán ảnh hưởng của thủy triều sao cho chỉ ghép trong một con nước, nếu không khi thủy triều thay đổi đoàn sẽ tự quay trở (tả hoàn). 2 . Đội hình đoàn tàu kéo chạy xuôi nước: 2.1. Chọn đội hình đoàn tàu kéo chạy xuôi nước. Khi chạy xuôi nước tốc độ tăng, quán tính lớn, ăn lái chậm, điều chỉnh đuôi đoàn kém chính xác khi chạy qua cầu xuôi nước. Khi chạy qua đoạn sông cong xuôi nước đuôi đoàn thường bị dạt về phía bờ vịnh. Khi cần phải dừng đoàn, phải thả neo hoặc quay trở đoàn. Do vậy phải hết sức rút ngắn đoàn. Cho nên khi chạy xuôi nước nên chọn đội hình như sau: - Chạy trong khi nước xuôi mạnh thì ghép theo hình mũi tên hoặc hàng đôi. - Chạy trong khi nước xuôi nhẹ thì ghép theo hàng đôi hoặc nhiều hàng. 2.1. Nguyên tắc xếp đội hình đoàn tàu kéo chạy xuôi nước: - Xếp những chiếc chắc chắn nhất, trọng tải cao nhất ở trước, nhỏ dần, yếu dần về sau. - Số sà lan hàng trước và sau không được chênh nhau nhiều. - Xếp những chiếc chắc chắn nhất ở giữa vì nó chịu lực nén ở hai bên. - Những chiếc cùng hàng phải như nhau (về hình dáng, kích thước, trọng tải). - Mũi sà lan sau phải sát vào lái sà lan trước. - Sà lan không có neo, không bánh lái xếp ở giữa. - Chạy ở luồng sâu thì xếp những sà lan có mớn nước sâu ở hai bên để tăng lực khống chế của cả đoàn. Chạy ở luồng cạn thì xếp ngược lại để tránh mắc cạn. - Sà lan cuối không có neo lái thì phải xếp quay mũi ngược lại để sử dụng neo mũi khi cần thiết. - Khi xếp hàng xuống sà lan, xếp cho mớn nước mũi lớn hơn mớn nước lái một ít (5cm). 2.2. Cách buộc dây đội hình đoàn tàu kéo chạy xuôi nước: + Buộc dây từ tàu đến sà lan buộc theo kiểu chữ Y hoặc chữ V + Buộc dây giữa các sà lan: - Các sà lan cùng hàng buộc một dây ngang mũi, một dây ngang lái, 2 dây chữ X. Các sà lan hàng trước, hàng sau buộc dây theo kiểu chữ X (nếu cần thiết buộc thêm hai dây vai). 2.3. Những chú ý khi xếp đội hình đoàn tàu kéo chạy xuôi nước: - Xếp theo đội hình đã vẽ dự kiến từ trước (đã tính đến chiều rộng và độ cong). - Nơi xếp phải rộng, có độ sâu đảm bảo, không có chướng ngại vật, kín sóng, gió, dòng chảy yếu, không làm ảnh hưởng đến sự đi lại của các phương tiện khác. - Đưa chiếc sà lan giữa tầm đầu thả neo, đợi neo bám chắc, ghép những chiếc hai bên, ghép chiếc giữa tầm hai rồi ghép các chiếc hai bên. Cứ làm tuần tự như vậy. - Xếp sà lan chắc chắn ở giữa vì nó chịu lực nén của các sà lan hai bên. - Có thể thả neo chiếc bên cạnh tầm đầu trước để khi thu neo dễ dàng rồi ghép các chiếc tiếp theo. - Khi ghép không được để neo của chiếc này chạm vào mạn chiếc khác. - Khi ghép phải xét đến khả năng chịu lực của neo chính, nếu cần thiết xông thêm dây neo, thả thêm neo. - Khi ghép phải xét đến ảnh hưởng của thủy triều, phải ghép trong một con nước nếu không khi thủy triều thay đổi đoàn sẽ tự quay trở (tả hoàn). HOẠT ĐỘNG 2: NGHIÊN CỨU TÀI LIỆU VÀ THẢO LUẬN NHÓM 3. Nghiên cứu: Cách ghép và buộc dây đoàn lai kéo. Những chú ý khi xếp đội hình đoàn lai kéo. HOẠT ĐỘNG 3: NGHE GIỚI THIỆU VÀ XEM TRÌNH DIỄN MẪU Ghép và buộc dây đoàn lai kéo chạy ngược nước. Ghép và buộc dâu đoàn lai kéo chạy xuôi nước. HOẠT ĐỘNG 4: RÈN LUYỆN KỸ NĂNG 4. Ghép và buộc dây đoàn lai kéo: Công việc chuẩn bị. Thao tác ghép và buộc dây đoàn lai kéo. Công việc an toàn. 5. Kiểm tra: Kiểm tra và đánh giá tình trạng của đoàn lai kéo. Những biện pháp an toàn. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU Câu 1: Hãy cho biết những chú ý khi xếp đội hình đoàn lai kéo? Câu 2: Trình bày cách ghép và buộc dây đoàn lai kéo chạy ngược nước? Câu 3: Trình bày cách ghép và buộc dây đoàn lai kéo chạy xuôi nước? NỘI DUNG PHIẾU KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN Bài: Cách ghép và buộc dây đoàn lai kéo Mã bài: MD10-4.2 SỐ TT NỘI DUNG SỐ LIỆU KIỂM TRA YÊU CẦU KỸ THUẬT ĐÁNH GIÁ BIỆN PHÁP XỬ LÝ 1 Công tác chuẩn bị - - - 2 Ghép và buộc dây đoàn lai kéo chạy ngược nước. - - - 3 Ghép và buộc dây đoàn lai kéo chạy xuôi nước. - - - 4 Kiểm tra mức độ an toàn. - - - BÀI 3 ĐIỀU ĐỘNG TÀU LAI VÀO BẮT DÂY LAI VÀ ĐIỀU CHỈNH DÂY CỦA ĐOÀN Mã bài: MD10-4.3 MỤC TIÊU THỰC HIỆN: Học xong bài này học viên có khả năng: Phân tích được cách điều động tàu lai kéo vào bắt dây lai Phân tích được ảnh hưởng của các yếu tố ngoại cảnh khi vào bắt dây lai Biết được cách điều chỉnh dây lai khi lai dắt NỘI DUNG CHÍNH: Điều động tàu lai vào bắt dây lai. Điều chỉnh dây của đoàn. HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: HOẠT ĐỘNG 1: NGHE THUYẾT TRÌNH CÓ THẢO LUẬN 1/- Điều động tàu lai vào bắt dây lai: Khi điều động tàu vào bắt dây phải thực hiện theo nguyên tắc chạy ngược nước, ngược gió. Nếu gió yên, không có sóng thì có thể cho tàu cập sát vào mũi sà lan đầu để bắt dây. Nếu có sóng, gió thì không được cho tàu cập sát vào mà phải giữ tàu cách sà lan đều 5m theo chiều ngang và dùng dây ném ném cho sà lan, sà bắt được dây ném thì kéo dây lai sang để buộc, trong quá trình bắt dây mũi tàu phải luôn hướng lên đầu nước (nếu không khi giảm máy mũi tàu sẽ ngả theo nước, gió gây va chạm với sà lan rất nguy hiểm ) khi bắt dây xong thì kéo đoàn rời cầu. 2/- Điều chỉnh dây lai: Khi đoàn tàu kéo đã rời cầu nếu thấy mũi sà lan đầu ngả sang một bên chứng tỏ dây bên đó dài hơn, 2 dây chưa cân bằng. Tàu phải giảm tốc độ sao cho đủ sức giữ đoàn để cho sà lan chỉnh dây, thủy thủ sà lan xông dây bên ngắn hoặc thu dây dài cho đến khi 2 dây cân bằng. Nghĩa là mũi sà lan chạy thẳng, nhìn dòng nước chân vịt tàu kéo đạp ra thẳng giữa mũi sà lan đầu. HOẠT ĐỘNG 2: NGHIÊN CỨU TÀI LIỆU VÀ THẢO LUẬN NHÓM 3. Nghiên cứu: Phương pháp điều động tàu lai vào bắt dây lai. Phương pháp điều chỉnh dây của đoàn lai. HOẠT ĐỘNG 3: NGHE GIỚI THIỆU VÀ XEM TRÌNH DIỄN MẪU Điều động tàu lai vào bắt dây lai. Điều chỉnh dây của đoàn. HOẠT ĐỘNG 4: RÈN LUYỆN KỸ NĂNG 4. Điều động tàu lai vào bắt dây lai, điều chỉnh dây của đoàn: Công việc chuẩn bị. Thao tác điều động tàu lai vào bắt dây lai. Thao tác điều chỉnh dây của đoàn. Công việc an toàn. 5. Kiểm tra: Kiểm tra và đánh giá tình trạng của đoàn lai kéo. Những biện pháp an toàn. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU Câu 1: Trình bày phương pháp điều động tàu lai vào bắt dây lai? Câu 2: Trình bày cách điều chỉnh dây của đoàn? NỘI DUNG PHIẾU KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN Bài: Điều động tàu lai vào bắt dây lai, điều chỉnh dây của đoàn Mã bài: MD10-4.3 SỐ TT NỘI DUNG SỐ LIỆU KIỂM TRA YÊU CẦU KỸ THUẬT ĐÁNH GIÁ BIỆN PHÁP XỬ LÝ 1 Công tác chuẩn bị - - - 2 Điều động tàu lai vào bắt dây lai. - - - 3 Điều chỉnh dây của đoàn. - - - 4 Kiểm tra mức độ an toàn. - - - BÀI 4 ĐIỀU ĐỘNG ĐOÀN LAI KÉO Mã bài: MD10-4.4 MỤC TIÊU THỰC HIỆN: Học xong bài này học viên có khả năng: Nắm được phương pháp điều động đoàn lai kéo rời, cập cầu và trong những trường hợp đặc biệt Thực hành điều động đoàn lai kéo rời, cập cầu và trong những trường hợp đặc biệt một cách an toàn. NỘI DUNG CHÍNH: Điều động đoàn lai kéo rời cầu. Điều động đoàn lai kéo cập cầu. Điều động đoàn lai kéo trong những trường hợp đặc biệt HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: HOẠT ĐỘNG 1: NGHE THUYẾT TRÌNH CÓ THẢO LUẬN 1. Điều động đoàn tàu kéo rời cầu khi có nước chảy từ mũi về lái 1.1. Đi theo hướng đậu: Để lại dây chéo lái của sà lan cuối, đặt đệm va lái, cho tàu kéo kéo đầu đoàn từ từ ngả ra. Khi mũi đoàn ngả ra khoảng được 300, tàu kéo giữ máy tới chậm, cho mở dây, bẻ lái sà lan cuối vào trong, nhờ nước tác động vào mặt bánh lái và mạn sà lan phía trong, làm cho đuôi đoàn ngả ra, khi đoàn đã song song với cầu thì tăng máy kéo đoàn đi. 1.2. Quay ngược hướng đậu: Chuyển dây chéo lái của sà lan cuối ra cọc bích mạn ngoài, đặt đệm va lái, mở các dây khác, tàu kéo kéo đoàn từ từ ngả ra, khi đoàn ngả được góc khoảng 100-1200, cho mở dây, bẻ lái sà lan cuối vào trong cầu, tăng máy tàu kéo để rút đoàn tránh cho đuôi đoàn không bị va vào cầu, khi 22 đoàn đã rời xa cầu an toàn, giảm máy ổn định đoàn rồi tăng máy kéo đoàn đi. 2. . Điều động đoàn tàu kéo rời cầu khi có nước chảy từ lái về mũi 2.1. Đi theo hướng đậu: Để lại dây chéo mũi của sà lan đầu, đặt đệm va mũi, bẻ lái sà lan cuối ra ngoài, mở các dây khác, nhờ nước tác động vào mặt bánh lái làm cho lái đoàn từ từ ngả ra (nếu nước chảy mạnh, để thêm dây ngang hoặc dọc lái của sà lan cuối, xông ra từ từ, để điều chỉnh tốc độ và góc độ rời cầu của đuôi đoàn). Khi đuôi đoàn ngả được góc khoảng 300, mở dây, tàu kéo bẻ lái ra ngoài, cho máy tới, kéo cho đầu đoàn ngả ra, đồng thời bẻ lái sà lan cuối vào trong để tránh cho đuôi đoàn không bị dạt vào cầu. Khi đoàn đã rời xa cầu, giảm máy ổn định đoàn, rồi tăng máy kéo đoàn đi. 2.2. Quay ngược hướng đậu: Trong trường hợp này không thể ra cầu như trường hợp nước chảy từ mũi về lái mà kéo đoàn ra cầu những cách sau: - Điều động đoàn rời cầu xuôi nước sau đó kéo đoàn quay trở. - Tháo rời đoàn và đưa từng chiếc ra ngoài thả neo ghép đoàn.Hình 11 - Nếu các sà lan trong đoàn như nhau thì tháo rời đoàn và cho từng chiếc quay trở tại cầu bằng phương pháp không dùng máy, sau đó ghép lại đoàn rồi kéo đoàn rời cầu ngược nước. 400- 500 3. Điều động đoàn lai kéo rời cầu khi có gió ngoài cầu thổi vào Để lại dây chéo lái của sà lan cuối, đặt đệm va lái, cho tàu kéo kéo đầu đoàn từ từ ngả ra. Khi mũi đoàn ngả ra khoảng được 400- 500, tàu kéo giữ máy tới, cho mở dây, Tàu kéo bẻ lái vào phía trong cầu, tăng mạnh máy để rút đoàn và giư đuôi đoàn, sà lan cuối cũng bẻ lái vào trong cầu, làm như vậy đuôi đoàn sẽ ngả ra, không va vào cầu. Khi đoàn đã rời xa cầu an toàn thì giảm máy ổn định đoàn rồi mới tăng máy kéo đoàn đi. 4. Điều động đoàn lai kéo cập cầu nước ngược Khi đoàn tàu kéo chạy gần tới cầu, tàu kéo giảm tốc độ, thu ngắn dây, kéo đoàn vào cầu với góc khoảng 300, hướng mũi tàu kéo lên phía đầu nước để trừ hao độ dạt của đoàn, khi sà lan đầu chạy gần tới cầu, tàu kéo bẻ lái ra ngoài và tăng nhẹ máy, theo quán tính cả đoàn sẽ từ từ ép vào cầu. Khi mũi sà lan đầu vào sát cầu thì nhanh chóng đặt đệm va và bắt dây dọc mũi, bẻ lái sà lan cuối ra ngoài nhờ nước ép đuôi đoàn. Khi đoàn đã vào sát cầu, cho đặt đệm va và bắt các dây. Trường hợp tới cầu mà mũi đoàn còn cách xa cầu không bắt được dây, thì cho xông dây mạn trong sẽ làm cho mũi sà lan đầu ngả vào cầu. Nếu vẫn không vào được thì tàu kéo tăng máy, kéo đoàn vượt lên một ít, tàu kéo nhanh chóng tháo dây, quay lại đẩy sà lan đầu vào. 5. Điều động đoàn lai kéo cập cầu nước xuôi Khi gần tới cầu thì giảm tốc độ, thu ngắn dây, vào cầu với góc độ nhỏ, khi gần tới cầu, tàu kéo đánh lái ra ngoài, kéo cho mũi đoàn ngả ra, theo quán tính đuôi đoàn tàu sẽ ép nhẹ vào cầu, nhanh chóng đặt đệm va, bắt dây dọc lái. Nếu đuôi đoàn tàu còn cách xa cầu không bắt được dây thì tàu kéo phải nhanh chóng tháo dây lai quay lại đẩy đuôi đoàn vào, cho bắt dây dọc lái, bẻ lái sà lan đầu ra ngoài nhờ nước đưa đoàn vào, bắt các dây cần thiết. Trường hợp nước xuôi mạnh: -Tàu kéo kéo đoàn vượt qua cầu, điều động đoàn quay trở rồi điều động đoàn cập cầu ngược nước. -Khi đoàn chạy gần tới cầu tàu kéo tháo dây cho tàu lại quay lại cập mạn ngoài của sà lan cuối để đẩy đuôi đoàn vào hoặc bắt dây lai để kéo đoàn thả lùi dần vào cập cầu. -Nếu sà lan cuối có neo lái hoặc sà lan cuối đã quay mũi ngược lại thì khi gần tới cầu cho thả neo mạn ngoài, xông dần dây neo, tàu kéo tháo dây lai quay lại đẩy tiếp đuôi đoàn vào, bắt dọc dây dọc lái và các dây. 6. Điều động đoàn lai kéo cập cầu nước ngược, gió ngang 6.1. Gió trong cầu thổi ra Khi đoàn tàu kéo chạy gần tới cầu, tàu kéo giảm tốc độ, thu ngắn dây, kéo đoàn vào cầu với góc khoảng 200 - 250. Nếu sà lan đầu chạy đến cầu mà không bắt được dây thì tàu kéo phải nhanh chóng tháo dây lai và quay trở lại đẩy đầu đoàn vào bắt dây ngang và dọc mũi, sau đó quay xuống, đẩy tiếp đuôi đoàn vào rồi bắt dây ngang lái và các dây 6.2. Gió ngoài cầu thổi vào Nếu gió yếu thì kéo đoàn vào cầu như nước ngược nhưng phải chú ý đệm va cho tốt. Nếu gió mạnh thì kéo đoàn vượt qua khoảng định cập rồi giảm máy để thả đoàn lùi dần vào cầu, khi đoàn gần tới cầu, nhanh chóng đặt đệm va, bắt dây dọc mũi và các dây khác. 7. Điều động đoàn tàu kéo chạy qua ngã ba sông Khi đoàn tàu kéo chạy gần tới ngã ba sông (cách khoảng 500 mét) tàu kéo giảm tốc độ, thu ngắn dây, ổn định đoàn, phát một tiếng còi dài (nhắc đi nhắc lại nhiều lần) để báo sự hiện diện của phương tiện mình, đồng thời lắng nghe tín hiệu của phương tiện bạn, báo cho sà lan chuẩn bị lái phối hợp. Từ từ điều động tàu chạy đến ngã ba sông. Khi đến ngã ba, tàu kéo phải phát tín hiệu báo hướng đi của mình (một tiếng còi ngắn báo chuyển hướng sang phải, hai tiếng còi ngắn báo chuyển hướng sang trái) rồi bẻ lái tàu kéo để kéo đoàn đi về hướng đó. Trong quá trình điều động đoàn chạy qua ngã ba sông, tàu kéo phải luôn hướng về phía đầu nước để trừ hao độ dạt của đuôi đoàn. Trường hợp đuôi đoàn có xu hướng bị dạt về phía cuối nước thì tàu kéo phải bẻ lái về phía bị dạt và tăng máy để rút đoàn và dũ đuôi, sà lan cuối cũng bẻ lái về phía bị dạt. Khi đoàn đã chạy qua ngã ba sông tàu kéo giảm máy, ổn định đoàn, xông dây, rồi tăng máy kéo đoàn đi. 8. Điều động hai đoàn tàu kéo tránh nhau ở ngã ba sông Ở một ngã ba sông mà có hai đoàn tàu kéo cùng đến một lúc thì một đoàn phải nhường đường cho đoàn kia. Theo quy tắc chung thì đoàn đi ngược nước phải nhường đường cho đoàn đi xuôi nước. Nếu cả hai đoàn cùng đi xuôi nước hoặc đi ngược nước thì quyền ưu tiên về dòng nước là như nhau, khi đó phải dựa vào quy tắc hai phương tiện chạy cắt đường nhau (đoàn nào nhìn thấy phương tiện bạn ở bên mạn phải của mình đi tới, ban đêm nhìn thấy đèn mạn đỏ mạn trái của phương tiện bạn thì phải nhường đường). Phương tiện nhường đường phải có hành động nhường đường cụ thể bằng cách giảm tốc độ, đi sát về một bên, nếu luồng hẹp thì phải dừng đoàn hoặc dồn đoàn để cho phương tiện được ưu tiên đi qua sau đó mới được đi . Phương tiện được ưu tiên phát tín hiệu báo hướng đi của mình rồi kéo đoàn chạy qua ngã ba sông. Khi phương tiện được ưu tiên đã đi qua thì phương tiện nhường đường phát âm hiệu báo hướng đi của mình rồi kéo đoàn chạy qua ngã ba sông. Khi điều khiển đoàn qua ngã ba, cả hai đoàn đều phải dóng lên đầu nước để trừ hao độ dạt của đuôi đoàn. 9. Điều động đoàn lai kéo chạy trên đoạn song cong Khi đoàn tàu kéo chạy gần tới đoạn sông cong(cách khoảng 500 mét) tàu kéo phải giảm tốc độ, thu ngắn dây, ổn định đoàn, phát một tiếng còi dài (nhắc đi nhắc lại nhiều lần) để báo sự hiện diện của phương tiện mình, đồng thời lắng nghe tín hiệu của phương tiện bạn, báo cho sà lan chuẩn bị lái phối hợp, tăng cường quan sát. Nếu cần thiết cho một thủy thủ đứng trước mũi tàu để mở rộng tầm quan sát. Từ từ điều động tàu chạy đến đoạn sông cong. Khi đang chạy ngược nước, tàu kéo không nên chạy gần bờ doi, ôm cua sớm, mà phải mở rộng vòng cua để tăng cường khả năng quan sát và tránh cho đuôi đoàn không bị dạt về phía bờ doi. Mũi của tàu kéo phải luôn đón dòng nước ngược với một góc nhỏ để tránh dòng nước đạp vào mạn tàu gây nên trôi dạt. Khi đang chạy xuôi nước, tàu kéo phải chạy già sang bên phía bờ doi. Vì ở đoạn sông cong đuôi đoàn có xu hướng dạt về phía bờ vịnh. Mặt khác khi đoàn quay trở với tốc độ cao sẽ sinh ra lực ly tâm, lực này có hướng kéo đoàn sang phía bờ vịnh, vì vậy đuôi đoàn càng dạt nhiều về phía bờ vịnh. Trường hợp thấy đuôi đoàn có xu hướng dạt về phía bờ vịnh, tàu lai phải bẻ lái về phía bị dạt và tăng máy rút đoàn, và giư đuôi, sà lan cuối cũng bẻ lái về phía bị dạt. 10. Điều động hai đoàn tàu kéo tránh nhau ở đoạn song cong Khi đi xuôi nước ở đoạn sông cong tốc độ cao, quán tính lớn, ăn lái chậm, đuôi đoàn có xu hướng dạt về phía bờ vịnh. Khi đi ngược nước ở đoạn sông cong tốc độ chậm, quán tính nhỏ, ăn lái tốt hơn, đuôi đoàn có xu hướng dạt về phía bờ doi. Khi hai đoàn gặp nhau ở đoạn sông cong, nếu luồng hẹp thì đoàn đi ngược nước phải giảm hẳn tốc độ đi nép về phía bờ doi để nhường đường cho đoàn đi xuôi nước. Nếu đủ rộng thì đoàn đi xuôi nước và ngược nước, vẫn giữ hướng đi của mình, khi hai tàu kéo đến gần nhau thì đoàn đi xuôi nước phát tín hiệu đi về phía bờ vịnh, đoàn đi ngược nước nhắc lại tín hiệu trên về phía bờ doi. Khi hai tàu kéo đã vượt qua thì tàu đi xuôi nước lấy lái trở về phía bờ doi tàu đi ngược nước lấy lái trở về phía bờ vịnh. Khi hai đoàn tàu đã vượt qua nhau nếu đuôi đoàn có xu hướng bị dạt thì tàu kéo bẻ lái về phía bị dạt, tăng máy để giữ đuôi, sà lan cuối bẻ lái theo. 11. Điều động tàu kéo tránh chướng ngại vật Khi đoàn đang chạy trên sông dù chạy xuôi hay chạy ngược nước nếu gặp chướng ngại vật từ xa thì chủ động tránh sớm. Nếu phát hiện muộn thì việc đầu tiên phải bẻ lái tàu kéo kéo sà lan đầu tránh xa chướng ngại vật. Khi tầm sà lan đầu bắt đầu vượt qua chướng ngại vật thì tàu kéo bẻ hết lái về phía chướng ngại vật đồng thời tăng máy để kéo đoàn ôm trở lại trướng ngại vật, sà lan cuối cũng bẻ lái về phía chướng ngại vật. Nếu gặp nhiều chướng ngại vật ở hai bên thì cách tránh cũng như vậy nhưng khi tránh tàu kéo chạy theo hình chữ chi (Phải luôn chú ý trừ hao độ dạt của nước). 12. Điều động đoàn tàu kéo qua cầu 12.1. Đặc điểm trụ cầu: Tại khu vực cầu, dòng nước bị trụ cầu chắn lại một phần, làm cho mực nước ở phía trên của trụ cầu cao hơn ở phía dưới, tốc độ dòng chảy, chảy qua trụ cầu mạnh hơn. Ơ phía dưới của trụ cầu dòng chảy đi xuống và hình thành các dòng xoáy. Làm ảnh hưởng đến điều động đoàn khi chạy qua đây, do vậy khi chạy qua cầu phải hết sức thận trọng và không nên chạy gần trụ cầu quá để tránh không bị dòng nước hút vào gây va chạm với trụ cầu. Khi đoàn tàu chạy gần đến cầu, tàu kéo phải giảm tốc độ, thu ngắn dây, ổn định đoàn, phát tín hiệu một tiếng còi dài, nhắc đi, nhắc lại nhiều lần để báo sự hiện diện của phương tiện mình cho các phương tiện ở phía bên kia cầu biết. Tăng cường quan sát, từ từ điều động đoàn tàu chạy tới cầu. 12.2 Qua cầu ngược nước: Khi đoàn tàu kéo chạy gần tới cầu, tàu kéo giảm tốc độ thu ngắn dây. Quan sát phía trước, nếu sông thẳng không có ảnh hưởng của nước, gió ngang thì hướng mũi tàu kéo vào giữa khoang thông thuyền, khi tàu kéo bắt đầu chui vào cầu thì tăng dần máy vì khi đó mũi tàu bắt đầu đón dòng nước mạnh. Khi sà lan đầu bắt đầu chui vào cầu thì tàu kéo phải tăng mạnh máy để nhanh chóng rút đoàn qua cầu. Trường hợp có ảnh hưởng của nước gió ngang thì tàu kéo phải hướng về phía trụ cầu đầu nước, đầu gió để trừ hao độ dạt của đuôi đoàn. Khi đoàn gần qua khỏi cầu, nếu thấy đuôi đoàn có xu hướng bị dạt về phía cuối nước, cuối gió thì tàu kéo phải bẻ lái về phía bị dạt và tăng máy để rút đoàn và dũ đuôi, sà lan cuối cũng phải bẻ lái về phía bị dạt. Khi đoàn chạy qua khỏi cầu an toàn thì tàu kéo giảm máy ổn định đoàn rồi tăng máy kéo đoàn đi. 12.3. Qua cầu xuôi nước: Trường hợp nước xuôi nhẹ: Hướng mũi tàu kéo vào giữa khoang thông thuyền, khi tàu kéo chạy gần đến cầu thì tàu kéo tăng mạnh máy để giữ thẳng đoàn và nhanh chóng rút đoàn qua cầu. Trường hợp nước xuôi mạnh kéo đoàn qua cầu theo những cách sau: Cho đoàn quay trở ngược lại rồi thả đoàn lùi dần qua cầu (đi tôm). Nếu thấy đuôi đoàn có xu hướng bị dạt sang một bên thì tàu kéo tăng máy để rút đoàn lên, chỉnh đoàn cho ngay ngắn vào giữa khoang thông thuyền sau đó giảm máy ổn định đoàn rồi tiếp tục thả đoàn lùi dần qua cầu. Cho thả neo, tháo rời đoàn rồi lần lượt đưa từng chiếc qua cầu thả neo ghép lại đoàn. Sử dụng neo bò để kéo đoàn qua cầu : Nếu thuyền trưởng biết chắc chắn tại khu vực cầu nền đáy bằng phẳng, chất đáy là bùn, cát, không có chướng ngại vật thì cho thả neo chiếc sà lan cuối cùng (nếu chiếc sà lan cuối có neo lái hoặc đã quay ngược lại ), dây neo xông ra sao cho neo vừa chạm đáy, mục đích để giữ thẳng đoàn để kéo đoàn qua cầu, qua khỏi cầu thì nhổ neo lên rồi tiếp tục kéo đoàn đi. 13. Xử lý khi đoàn lái kéo đang chạy bị mắc cạn 13.1. Tàu kéo bị mắc cạn: Dù đoàn tàu kéo đang chạy xuôi hay ngược nước mà tàu kéo bị cạn thì việc đầu tiên phải ngừng máy (vì chưa biết chất đáy là bùn, cát, đá), báo cho sà lan biết, tháo dây lai, sà lan đầu dùng bánh lái của mình bẻ lái ra phía ngoài để tránh đâm vào tàu kéo (nếu kịp thì thả neo), khi đoàn sà lan đã tránh được tàu kéo thì tiến hành thả neo. Trong trường hợp đoàn sà lan có nguy cơ đâm vào tàu kéo, thì tàu kéo cho tới hết máy, để dùng dòng nước chân vịt đạp vào mũi sà lan, làm cho mũi sà lan dạt ra, nếu có sảy ra va chạm thì mức độ nhẹ hơn, làm như vậy tàu kéo sẽ bị cạn nặng hơn nhưng mức độ thiệt hại sẽ nhỏ hơn nếu để cho cả đoàn sà lan đâm vào. Trong trường hợp đi xuôi nước mà sà lan bẻ lái tránh kịp, thuyền trưởng biết chắc chắn chất đáy ở khu vực này là cát, bùn, không có chướng ngại vật thì cho chuyển ngay dây lai về dọc bít mũi để lợi dụng trớn của đoàn sà lan kéo cho tàu ra khỏi cạn. 13.Hình 21 2. Sà lan bị cạn: Trong trường hợp này tàu kéo phải lập tức ngừng máy, tháo dây lai, vì dưới tác dụng của dòng nước do chân vịt đạp ra và dòng nước chảy trên sông (đặc biệt khi đi xuôi nước) tàu kéo sẽ bị quay ngang sông và có thể bị chìm tàu kéo. Tháo dây xong, tàu kéo quay trở lại kéo những chiếc không bị cạn ra ngoài thả neo, sau đó quay lại tìm cách cứu những chiếc bị cạn. 14. Xử lý khi đoàn lái kéo đang chạy mà dây lai bị đứt 14.1. Lai một dây mà dây bị đứt: Trong trường hợp này tàu kéo không còn tải sẽ lao nhanh về phía trước, có thể xảy ra va chạm với các phương tiện khác ở phía trước, ngoài ra dây lai đứt sẽ văng về phía trước rơi xuống một bên mạn có thể bị cuốn vào chân vịt. Trong trường hợp này tàu kéo phải lập tức ngừng máy, thu dây đứt về (tránh cho dây không bị quấn vào chân vịt), báo cho các tàu chạy gần biết để họ tránh, báo cho sà lan biết. Sà lan dùng bánh lái ổn định đoàn để tránh đâm vào tàu kéo, thu dây đứt về, chuẩn bị sẵn sàng bắt dây. Khi tàu kéo quay lại tiến hành buộc lại dây. 14.2. Lai hai dây mà một dây bị đứt: Trong trường hợp này mũi tàu sẽ ngả sang phía dây còn lại, mũi sà lan sẽ ngả sang phía dây đứt, ngoài ra dây lai đứt sẽ văng về phía trước rơi xuống một bên mạn có thể bị cuốn vào chân vịt. Trong trường hợp này, Tàu kéo phải lập tức ngừng máy, thu dây đứt về, báo cho các tàu chạy gần và sà lan biết. Sà lan đầu dùng bánh lái để ổn định đoàn, thu dây đứt về. Tàu kéo bẻ lái về phía dây còn lại, cho máy tới, kéo cho đoàn thẳng. Nếu trên tàu hết dây, dây còn lại đủ sức kéo tàu thì tàu kéo giảm máy, chuyển dây còn lại về bích giữa hoặc dùng sợi dây đứt bốt vào dây còn lại để kéo theo kiểu chữ Y. Nếu trên tàu còn dây, có thể dùng dây ném ném từ tàu sang sà lan, sà lan bắt được dây ném thì kéo dây lai về để buộc. Nếu sóng to gió lớn không sử dụng được dây ném thì trên tàu kéo lấy một phao tròn cái nhân buộc vào dây mồi, rồi lấy một sợi dây nhỏ một đầu buộc vào phao, đầu kia buộc vòng qua dây còn lại, rồi thả phao phía sau tàu, xông dây, nhờ nước chân vịt đẩy phao về phía mũi sà lan, sà lan vớt phao, kéo dây lai về để buộc (một đầu dây mồi buộc vào dây lai). HOẠT ĐỘNG 2: NGHIÊN CỨU TÀI LIỆU VÀ THẢO LUẬN NHÓM 15. Nghiên cứu: Phương pháp điều động đoàn lai kéo rời, cập cầu. Phương pháp điều động đoàn lai kéo trong những trường hợp đặc biệt. HOẠT ĐỘNG 3: NGHE GIỚI THIỆU VÀ XEM TRÌNH DIỄN MẪU Điều động động đoàn lai kéo rời, cập cầu. Điều động đoàn lai kéo trong những trường hợp đặc biệt. HOẠT ĐỘNG 4: RÈN LUYỆN KỸ NĂNG 16. Điều động đoàn lai kéo: Công việc chuẩn bị. Thao tác điều động đoàn lai kéo. Công việc an toàn. 17. Kiểm tra: Kiểm tra và đánh giá tình trạng của đoàn lai kéo. Những biện pháp an toàn. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU Câu 1: Trình bày phương pháp điều động đoàn lai kéo rời cầu đi theo hướng đậu và ngược hướng đậu khi có nước chảy từ mũi về lái? Câu 2: Trình bày phương pháp điều động đoàn lai kéo rời cầu đi theo hướng đậu và ngược hướng đậu khi có nước chảy từ lái về mũi? Câu 3: Trình bày phương pháp điều động đoàn lai kéo cập cầu ngược nước, xuôi nước? Câu 4: Trình bày phương pháp điều động đoàn lai qua ngã ba sông và tránh nhau ở ngã ba sông? Câ 5: Trình bày phương pháp điều động đoàn lai qua cầu? NỘI DUNG PHIẾU KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN Bài: Điều động đoàn lai kéo Mã bài: MD10-4.4 SỐ TT NỘI DUNG SỐ LIỆU KIỂM TRA YÊU CẦU KỸ THUẬT ĐÁNH GIÁ BIỆN PHÁP XỬ LÝ 1 Công tác chuẩn bị - - 2 Điều động đoàn lai kéo rời bến đi theo hướng đậu, ngược hướng đậu khi ngược nước. - - 3 Điều động đoàn lai kéo rời bến đi theo hướng đậu, ngược hướng đậu khi xuôi nước. - - 4 Điều động đoàn lai kéo cập bến nước ngược. - - 5 Điều động đoàn lai kéo cập bến nước xuôi. - - 6 Điều động đoàn lai kéo qua cầu. - - 7 Điều động đoàn lai kéo qua ngã ba sông. - - 8 Kiểm tra mức độ an toàn. - - - Chương 5 ĐIỀU ĐỘNG ĐOÀN LAI ÁP MẠN BI 1 CÁCH GHÉP VÀ BUỘC DÂY ĐOÀN LAI ÁP MẠN Mã bài: MD10-5.1 MỤC TIÊU THỰC HIỆN: Học xong bài này học viên có khả năng: Phân tích được cách buộc và cách ghép đoàn lai áp mạn Biết được cách bố trí đoàn lai áp mạn NỘI DUNG CHÍNH: Cách ghép và buộc dây đoàn lai áp mạn. HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: HOẠT ĐỘNG 1: NGHE THUYẾT TRÌNH CÓ THẢO LUẬN Đoàn lai áp mạn có thể ghép một bên hoặc hai bên mạn. Khi ghép thì phải ghép sao cho tàu kéo lùi về phía sau sà lan từ 1/4 - 1/3 lần chiều dài tàu. Góc hợp giữa mặt phẳng trục dọc của tàu và mặt phẳng trục dọc của sà lan từ 200 - 250. Lái của tàu kéo cách lái của sà lan từ 1 – 1,5 mét thì mới dễ điều khiển. Khi ghép đoàn buộc các dây như sau: 1- Dây dọc mũi: Buộc từ mũi tàu đến mũi sà lan. Có tác dụng để kéo sà lan khi chạy lùi. 2- Dây ngang mũi: Buộc giữa mũi tàu và mạn sà lan. Có tác dụng để giữ cho mũi tàu không bị bật ra. 3- Dây chéo mũi: Buộc giữa mũi tàu và lái sà lan. Có tác dụng để kéo sà lan khi chạy tới. 4- Dây ngang lái: Buộc giữa lái tàu và lái sà lan. Có tác dụng để giữ cho lái tàu và lái sà lan không bị dạt ra ngoài. Dây này phải thật chắc chắn vì khi đoàn đang chạy mà bị đứt thì rất nguy hiểm. 5- Dây chằng ngang: Buộc giữa hai mũi sà lan lại với nhau. Có tác dụng cho mũi của hai sà lan không bị dạt ra khi đoàn chạy. HOẠT ĐỘNG 2: NGHIÊN CỨU TÀI LIỆU VÀ THẢO LUẬN NHÓM 1. Nghiên cứu: Cách ghép và buộc dây đoàn lai áp mạn. Những chú ý khi xếp đội hình đoàn lai áp mạn. HOẠT ĐỘNG 3: NGHE GIỚI THIỆU VÀ XEM TRÌNH DIỄN MẪU Ghép và buộc dây đoàn lai áp mạn. HOẠT ĐỘNG 4: RÈN LUYỆN KỸ NĂNG 2. Ghép và buộc dây đoàn lai áp mạn: Công việc chuẩn bị. Thao tác ghép và buộc dây đoàn lai áp mạn. Công việc an toàn. 3. Kiểm tra: Kiểm tra và đánh giá tình trạng của đoàn lai áp mạn. Những biện pháp an toàn. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU Câu 1: Hãy cho biết những chú ý khi xếp đội hình đoàn lai áp mạn? Câu 2: Trình bày cách ghép và buộc dây đoàn lai áp mạn? NỘI DUNG PHIẾU KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN Bài: Cách ghép và buộc dây đoàn lai áp mạn Mã bài: MD10-5.2 SỐ TT NỘI DUNG SỐ LIỆU KIỂM TRA YÊU CẦU KỸ THUẬT ĐÁNH GIÁ BIỆN PHÁP XỬ LÝ 1 Công tác chuẩn bị - - - 2 Ghép và buộc dây đoàn lai áp mạn. - - - 4 Kiểm tra mức độ an toàn. - - - Bài 2 ĐIỀU ĐỘNG ĐOÀN LAI ÁP MẠN Mã bài: MD10-5.2 MỤC TIÊU THỰC HIỆN: Học xong bài này học viên có khả năng: Nắm được phương pháp điều động đoàn lai áp mạn. Thực hành điều động đoàn lai áp mạn quay trở và trong trường hợp đặc biệt một cách an toàn. NỘI DUNG CHÍNH: Điều động đoàn lai áp mạn quay trở trên sông rộng. Điều động đoàn lai áp mạn quay trở trên sông hẹp. Điều động đoàn lai áp mạn trong trường hợp dây ngang lái bị đứt HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: HOẠT ĐỘNG 1: NGHE THUYẾT TRÌNH CÓ THẢO LUẬN 1. Điều động đoàn lai áp mạn quay trở 1.1. Quay trở trên sông rộng Trường hợp lai một bên thì quay về mạn có lai. Nếu lai hai bên đều nhau thì quay về bên phải. Nếu lai hai bên không đều nhau thì quay về bên lai nặng hơn. Phương pháp quay tương tự như tàu tự hành. 1.2. Quay trở trên sông hẹp: Trong trường hợp này nên quay về mạn không lai, vì khi chạy lùi nhờ dây dọc mũi kéo ghì mũi sà lan và nhờ dòng nước đạp vào phần chìm của mạn sà lan làm cho đoàn quay nhanh hơn. Giả sử lai sà lan bên mạn phải của tàu thì khi đoàn chạy gần tới khu vực định quay. Tàu lai giảm tốc độ, dẫn đoàn chạy về phía bờ bên phải, quan sát trước sau, khi thấy an toàn thì bẻ hết lái tàu lai về bên trái. Đoàn vừa chạy tới vừa quay. Khi đoàn quay gần tới bờ bên trái, ngừng máy tới, bẻ lái sang phải, cho máy lùi, đoàn vừa lùi vừa quay. Khi đoàn lùi gần tới bờ, ngừng máy lùi, bẻ lái sang trái với góc độ thích hợp, cho máy tới, điều động đoàn đi. 2. Xử lý khi đang lai áp mạn dây ngang lái bị đứt Khi đoàn lai áp mạn đang chạy hoặc đang quay trở với tốc độ cao mà dây ngang lái bị đứt. Khi đó lái tàu và lái của sà lan sẽ dạt ra, như vậy giữa tàu và sà lan sẽ tạo với nhau một góc gần 900. Tàu đang chạy tới đẩy mạnh vào mạn của sà lan rất dễ làm cho sà lan bị lật và chìm xuống, sau đó kéo theo tàu chìm. Trong trường hợp này tàu lai phải lập tức ngừng máy và cho máy lùi phá trớn, tàu lai và sà lan phải bẻ lái ra ngoài (Vì đoàn còn trớn tới) để lái tàu và lái sà lan xếp lại với nhau. Đồng thời phát tín hiệu báo cho các phương tiên chạy gần đó biết để họ còn chủ động tránh. Khi nguy hiểm đã qua, ngừng máy, cho buộc lại dây, buộc dây xong tiếp tục điều động đoàn đi. HOẠT ĐỘNG 2: NGHIÊN CỨU TÀI LIỆU VÀ THẢO LUẬN NHÓM 15. Nghiên cứu: Phương pháp điều động đoàn lai áp mạn. Phương pháp điều động đoàn lai áp mạn trong những trường hợp đặc biệt. HOẠT ĐỘNG 3: NGHE GIỚI THIỆU VÀ XEM TRÌNH DIỄN MẪU Điều động động đoàn lai áp mạn quay trở. Điều động đoàn lai áp mạn trong những trường hợp đặc biệt. HOẠT ĐỘNG 4: RÈN LUYỆN KỸ NĂNG 16. Điều động đoàn lai kéo: Công việc chuẩn bị. Thao tác điều động đoàn lai áp mạn. Công việc an toàn. 17. Kiểm tra: Kiểm tra và đánh giá tình trạng của đoàn lai áp mạn. Những biện pháp an toàn. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU Câu 1: Trình bày phương pháp điều động đoàn lai áp mạn quay trở trên sông rộng? Câu 2: Trình bày phương pháp điều động đoàn lai áp mạn quay trở trên sông hẹp? Câu 3: Trình bày phương pháp điều động đoàn lai áp mạn khi dây ngang lái bị đứt? NỘI DUNG PHIẾU KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN Bài: Điều động đoàn lai áp mạn Mã bài: MD10-5.2 SỐ TT NỘI DUNG SỐ LIỆU KIỂM TRA YÊU CẦU KỸ THUẬT ĐÁNH GIÁ BIỆN PHÁP XỬ LÝ 1 Công tác chuẩn bị - - 2 Điều động đoàn lai áp mạn quay trở trên sông rộng - - 3 Điều động đoàn lai áp mạn quay trở trên sông hẹp - - 4 Điều động đoàn lai áp mạn khi dây ngang lái bị đứt - - 8 Kiểm tra mức độ an toàn. - - - Chương 6 ĐIỀU ĐỘNG ĐOÀN LAI ĐẨY BÀI 1 ĐẶC ĐIỂM ĐOÀN LAI ĐẨY Mã bài: MD10-6.1 MỤC TIÊU THỰC HIỆN: Học xong bài này học viên có khả năng: Nắm được cấu trúc, đặc điểm của đoàn lai đẩy. Biết được các trang thiết bị cho đoàn lai đẩy. NỘI DUNG CHÍNH: Cấu trúc của tàu đẩy. Trang bị cho tàu đẩy. Đặc điểm đoàn lai đẩy. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: HOẠT ĐỘNG 1: NGHE THUYẾT TRÌNH CÓ THẢO LUẬN 1. Cấu trúc tàu đẩy: Mũi bằng, mũi tàu được làm bằng một tấm thép dày đặt vuông góc với mặt nước để tăng diện tích tiếp xúc khi đẩy. Máy khỏe, ca bin đặt cao ở phía trước để dễ quan sát. Khung tàu chắc chắn, tôn vỏ dày. Chân vịt thường có ống đạo lưu để tăng lực đẩy và đề phòng chân vịt bị dây cáp quấn vào. 2. Trang bị tàu đẩy: Để phục vụ cho lai đẩy được tốt tàu đẩy cần phải được trang bị thêm như sau: Dây để ghép đoàn đã được đấu sẵn. Đèn tín hiệu quy định cho tàu đẩy. Ngày nay có rất nhiều loại tàu đẩy hiện đại, ca bin có thể nâng lên hạ xuống được tùy thuộc khi đẩy lash, sà lan có hàng hay không có hàng. Chân vịt có thể quay tròn 3600 để thuận tiện cho điều động và quay trở. 3. Đoàn lai đẩy: Đoàn tàu đẩy phải được ghép sao cho cả đoàn thành một khối cứng tương tự như một chiếc tàu tự hành lớn thì mới điều khiển được. Muốn vậy khi ghép phải tuân thủ các nguyên tắc sau: Mặt phẳng trục dọc của tàu đẩy và mặt phẳng trục dọc của các sà lan phải song song với nhau. Nhưng mặt phẳng trục dọc của tàu và của cả đoàn sà lan phải trùng nhau. Khi xếp hàng xuống sà lan thì phải xếp sao cho mớn nước mũi và mớn nước lái của sà lan phải bằng nhau. Mớn nước và chiều rộng của tàu đẩy phải nhỏ hơn sà lan bị đẩy. Nhưng tàu đẩy phải có mớn nước lái lớn hơn mớn nước mũi để tăng lực đẩy. Khi xếp hàng đôi thì các sà lan cùng hàng phải như nhau. Khi xếp hàng một thì sà lan ở phía trước tàu đẩy phải lớn hơn một ít, mớn nước sâu hơn. Các sà lan lớn nhất, chắc chắn nhất xếp sau, nhỏ dần, yếu dần về phía trước. HOẠT ĐỘNG 2: NGHIÊN CỨU TÀI LIỆU VÀ THẢO LUẬN NHÓM 4. Nghiên cứu: Tim hiểu cấu trúc của tàu đẩy. Những trang thiết bị cần thiết cho tàu đẩy. Đặc điểm đoàn lai đẩy. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU Câu 1: Hãy nêu những đặc điểm của tàu đẩy? Câu 2: Hãy cho biết những trang thiết bị cần thiết cho tàu đẩy? Bài 2 GHÉP VÀ CÁCH BUỘC DÂY ĐOÀN LAI ĐẨY Mã bài: MD10-6.2 MỤC TIÊU THỰC HIỆN: Học xong bài này học viên có khả năng: Biết được cách ghép và cách buộc dây đoàn lai đẩy Xử lý các tình huống khi ghép và buộc đoàn lai đẩy NỘI DUNG CHÍNH: Cách ghép và buộc dây đoàn lai đẩy. HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: HOẠT ĐỘNG 1: NGHE THUYẾT TRÌNH CÓ THẢO LUẬN 1. Cách ghép đoàn lai đẩy: Ghép theo đội hình đã vẽ dự kiến (Trong đó đã tính toán đến chiều rộng và bán kinh cong của sông ). Nơi ghép phải rộng, có độ sâu đảm bảo, dòng chảy yếu và không được làm ảnh hường đến sự đi lại của các phương tiện khác. Ghép sao cho cả đoàn thành một đội hình cứng, do vậy các dây buộc phải thật chắc chắn, giữa các sà lan phải có các đệm va và tránh các khe hở giữa các sà lan. Đối với đoàn tàu đẩy chuyên dụng ghép theo đội hình có sẵn gồm 3 tầm: Tầm đầu mũi nhọn, lái bằng; tầm giữa và cuối mũi lái đều bằng với các loại trọng tải như sau: Loại 120 tấn ghép 6 chiếc; Loại 200 tấn, 250 tấn ghép 4 chiếc; Loại 300 tấn ghép 2 chiếc. 2. Cách buộc dây: Giữa các hàng sà lan cũng như các tấm sà lan được buộc các dây liên kết, các dây này là cáp, nhất thiết phải buộc vào tăng đơ, khi quấn dây không được chồng chéo lên nhau và dây bắt xong quay tăng đơ chặt. - Giữa hai tầm mạn ngoài thường có dây cáp cạnh (dây bìa), từ tăng đơ bắt qua 4 bích của hai phân đoạn rồi khoá số 8. Dây này có tác dụng kéo các tầm trước lùi, chịu đựng các lực dọc xuất hiện. - Dây giữa (dây liên kết): Bắt từ tăng đơ của 4 hay 8 bích của 4 sà lan rồi được khoá số 8, dây này tăng thế vững cho các hàng, các tầm. - Dây ngang mũi quấn số 8 kéo căng giữa tàu và sà lan. - Dây điều khiển (dây chéo lái hay dây cương) nối từ lái tàu đến bích lái mạn ngoài 2 sà lan, bắt từ tăng đơ tàu đẩy đưa lên bích ngoài rồi khoá số 8 nó có tác dụng giữ cho đoàn tàu đẩy thẳng hàng với cả đoàn sà lan. - Dây dọc mũi giữa mũi tàu đẩy và lái sà lan chủ yếu làm cho mũi tàu đẩy không xê dịch theo chiều ngang. HOẠT ĐỘNG 2: NGHIÊN CỨU TÀI LIỆU VÀ THẢO LUẬN NHÓM 3. Nghiên cứu: Cách ghép và buộc dây đoàn lai đẩy. Những chú ý khi xếp đội hình đoàn lai đẩy. HOẠT ĐỘNG 3: NGHE GIỚI THIỆU VÀ XEM TRÌNH DIỄN MẪU Ghép và buộc dây đoàn lai đẩy. HOẠT ĐỘNG 4: RÈN LUYỆN KỸ NĂNG 4. Ghép và buộc dây đoàn lai đẩy: Công việc chuẩn bị. Thao tác ghép và buộc dây đoàn lai đẩy. Công việc an toàn. 5. Kiểm tra: Kiểm tra và đánh giá tình trạng của đoàn lai đẩy. Những biện pháp an toàn. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU Câu 1: Hãy cho biết những chú ý khi xếp đội hình đoàn lai đẩy? Câu 2: Trình bày cách ghép và buộc dây đoàn lai đẩy? NỘI DUNG PHIẾU KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN Bài: Cách ghép và buộc dây đoàn lai đẩy Mã bài: MD10-6.2 SỐ TT NỘI DUNG SỐ LIỆU KIỂM TRA YÊU CẦU KỸ THUẬT ĐÁNH GIÁ BIỆN PHÁP XỬ LÝ 1 Công tác chuẩn bị - - - 2 Ghép và buộc dây đoàn lai đẩy. - - - 4 Kiểm tra mức độ an toàn. - - - Chương 7 ĐIỀU ĐỘNG TÀU TRONG CÁC TÌNH HUỐNG KHẨN CẤP Mã bài: MD10-7 MỤC TIÊU THỰC HIỆN: Học xong bài này học viên có khả năng: Biết được cách xử lý ngay khi gặp những tình huống khẩn cấp. Biết được các phương pháp điều động tàu trong những tình huống khẩn cấp một cách an toàn nhất. NỘI DUNG CHÍNH: Điều động tàu khi có người bị ngã xuống nước. Điều động tàu trong sương mù, mưa to, tầm nhìn bị hạn chế. Điều động tàu trong mùa bão, lũ. Điều động tàu khi trên tàu có đám cháy. Xử lý điều động tàu khi đang đi tàu bị hỏng máy. Xử lý điều động tàu khi đang đi tàu bị cạn đột ngột. HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: HOẠT ĐỘNG 1: NGHE THUYẾT TRÌNH CÓ THẢO LUẬN 1. Điều động tàu khi có người ngã xuống nước: Khi tàu đang chạy mà có người ngã xuống nước, người đầu tiên phát hiện thấy người ngã phải đồng thời thực hiện các công việc sau: Ném phao về phía người ngã, theo dõi người ngã. Báo cho người đang lái tàu biết. Báo động toàn tàu. Người lái tàu phải lập tức ngừng máy đồng thời bẻ hết lái về phía người ngã (Mục đích để cho lái tàu tránh xa người ngã và chân vịt không hút người ngã vào gây tổn thương cho người ngã). Khi người ngã đã ở phía sau tàu, tùy từng trường hợp cụ thể mà điều động tàu cứu người. Nếu tàu đang chạy ngược nước thì vẫn giữ nguyên bánh lái, cho máy tới, điều động tàu quay trở 2700 hay chữ C để đón người ngã. Nếu tàu đang chạy xuôi nước thì vẫn giữ nguyên bánh lái, cho máy tới. Khi tàu quay được góc khoảng 600 so với hướng ban đầu thì bẻ lái ngược lại để điều động tàu quay trở 1800 hay số 8 tùy thuộc vớt người mạn phải hay mạn trái. Trong quá trình tàu quay trở, tất cả các thuyền viên trên tàu phải tiến hành công tác chuẩn bị để vớt và cứu người được nhanh nhất, an toàn nhất. Khi vớt người ngã phải để người ngã ngang buồng lái, cách mạn tàu từ 1 mét đến 1,5 mét. Trường hợp có sóng thì phải để ngã ở mạn dưới sóng để thân tàu che sóng cho người ngã. Ban đêm khi dọi đèn pha, tuyện đối không được dọi vào mặt người ngã, mà chỉ được phép dọi vào các phao xung quanh người ngã để người ngã biết bơi đến phao gần nhất. Vì tính mạng con người là vô giá, nên số phao ném ra không hạn chế, miễn sao gần người ngã là được. 2. Điều động tàu trong sương mù, mưa to, tầm nhìn bị hạn chế: Ở nước ta, sương mù thường xuất hiện ở tháng 11 năm trước đến 4 năm sau. Khi có sương mù , tầm nhìn bị hạn chế gây trở ngại cho việc điều động tàu. Khi gặp sương mù cần chú một số vấn đề sau: - Đang chạy gặp sương mù phải giảm tốc độ, khi tầm nhìn dưới 300m đường phải thắp đèn hành trình, các đèn báo hiệu của loại phương tiện mình theo quy định. - Cử người lên cao để quan sát. - Mở hết các cửa buồng lái để quan sát các phía được thuận lợi, chú ý lắng nghe âm, tín hiệu của các phương tiện khác. - Khi nghe âm , tín hiệu của các phương tiện khác phải phát trả lời dứt khoát , dõng dạc theo quy định. - Nếu tầm nhìn quá hạn chế phải neo đậu lại. Khi neo đậu lại phải thắp đèn, cử người cảnh giới đề phòng va chạm và tàu trôi, dạt, đồng thời phải luôn xác định được vị trí tàu đề phòng tàu bị lạc. 3. Điều động tàu trong mùa bão, lũ: Nước ta nằm trong vùng khí nhiệt đới, gió mùa và trong vành đai bão nhiệt đớiThái Bình Dương. Bão và lũ thường xuất hiện vào khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 9 thậm chí tháng 10 hàng năm, mặc dù không trùng nhau về thời gian bắt đầu và kết thúc nhưng nhìn chung xảy ra tương đối trùng nhau, nên ở nước ta xem xét cùng một giai đoạn. 3.1. Công tác chuẩn bị tàu trong mùa bão lũ Tăng cường độ kín nước, sức chịu cho vỏ tàu, các vách ngăn, tăng khả năng chống chìm cho tàu. Chuẩn bị đầy đủ các trang, thiết bị an toàn như cứu sinh, cứu đắm, neo lỉn, thiết bị chằng buộc, trang bị bảo vệ, bảo quản hàng hóa. Đảm bảo luôn đủ số người làm việc trên tàu. Giảm 10% trọng tải tàu ở những vùng hoạt động theo quy định của bộ giao thông vận tải. Thường xuyên theo dõi tình hình khí hậu thủy văn, thủy triều qua đài, ti vi và các phương tiện thông tin khác. Trước chuyến đi phải nghihieenn cứu kỹ tình hình tuyến luồng, nhất là các công trình trên không vượt sông để dự kiến trước phương pháp điều động và khả năng có qua được hay không. Cập nhật thông tin kịp thời về luồng lạch trên tuyến sẽ chạy. Nếu còn nghi ngờ hay chưa rõ phải xin hoa tiêu dẫn đường. Chọn giờ khởi hành sao cho lợi dụng được thủy triều, giảm lực cản cho tàu trên toàn tuyến. Dự kiến trước nơi trú ẩn hay phương pháp điều động khi gặp giông, bão lũ bất ngờ. 3.2. Điều động tàu khi có bão * Đang chạy nghe tin bão, tùy thuộc vào thông tin: bão xa, bão gần hay bão khẩn cấp mà xây dựng phương án chống bão ngay. Nếu có thể chạy tiến được thì cần tính toán cung, chặng để tránh bão. Sắp xếp hàng hóa gọn gàng, thu dọn và chằng buộc các vật cồng kềnh dễ di động. Che đậy cẩn thận hàng hóa. Kiểm tra, gia cố các vách ngăn, cửa thông không, các cửa sổ mạn tàu. Nếu bão khẩn phải tìm nơi ẩn nấp kín sóng, gió và bảo đảm thả được neo, bắt được dây lên bờ. Nếu là đoàn kéo phải giải tán đội hình để ẩn nấp một cách hợp lý và an toàn. Nếu là tàu chở khách phải sơ tán hành khách lên bờ, hướng dẫn và hỗ trợ việc duy trì sự bình thường cho hành khách. Nếu là đoàn tàu đẩy đang đầy hàng phải đảm bảo kín nước cho toàn bộ vỏ, mặt boong, cho tất cả các phương tiện bị lai, tăng cường dây buộc liên kết đoàn. Nếu cường độ gió mạnh thì phải nổ máy túc trực để hộc trợ cho neo và dây bờ. Trường hợp đang đi gặp giông bất ngờ, phải điều động mũi tàu luôn dóng về phía đầu gió. * Đang neo đậu gặp bão: Phải tuyệt đối chấp hành mệnh lệnh của Ban chỉ huy chống lụt, bão tại nơi trú ẩn. Nếu đang xếp, dỡ hàng hóa phải dừng lại ngay để tiến hành che đậy chu đáo hàng hóa. Trường hợp cho phép đậu lại thì không được đậu nhiều hàng, phải có biện pháp chống va vào cầu cảng, CNV và đề phòng tàu quay trở lỉn neo sẽ quấn vào nhau. 3.3. Điều động trong mùa lũ Kịp thời giảm tốc độ đi qua các đoạn luồng khó hay còn nghi ngờ về luồng lạch. Duy trì việc đo nước, dò luồng ở những đoạn luồng khúc khuỷu, chỗ thường có thay đổi về luồng chạy tàu. Cần thiết xét thấy còn nghi ngờ phải neo đậu lại. Không nên chạy tàu qua các vật trôi nổi trên mặt nước, những chỗ có nước xoáy, nước vật, nước bùng, sủi và gần các chỗ vỡ đê. Luôn luôn quan sát phao tiêu báo hiệu, các chỉ dẫn khống chế ở trên luồng để chủ động ứng phó kịp thời. Khi điều động tàu chui qua cầu, cống xuôi nước phải hết sức thận trọng, cần thiết phải nhờ tàu khác hay cơ quan chống va trôi hỗ trợ. Khi đi ngược nước không nên chạy quá gần bờ đê phòng tàu bị hút vào cạn, nhất là khi qua các đoạn sông cong. Khi bị cạn đột ngột phải nhanh chóng tìm biện pháp hữu hiệu để đề tàu ra khỏi cạn. trường hợp không ra cạn được ngay phải tìm cách đưa mũi tàu hướng về phía đầu nước và chèn chống tàu chống nghiêng, lật. hết sức tránh nằm vuông góc với dòng nước. 4. Điều động tàu khi trên tàu có đám cháy: 4.1. Nguyên nhân tàu bị cháy: Do bất cẩn của thuyền viên và hành khách trong qúa trình sinh hoạt, làm việc trên tàu. Do máy móc cũ, dây dẫn điện cũ bị hở, dẫn tới bị chập mạch. Do tàu chở hàng dễ cháy, dễ nổ mà bảo quản không tốt ( Xăng, dầu, ga) Do tàu chở hàng tự cháy mà bảo quản không tốt ( Than, một số hoá chất...) Do tàu chở hàng dễ cháy xếp gần nguồn nhiệt (Ong khói, máy tàu, bếp nấu ăn.) Do bị cháy lan. 4.2. Biện pháp đề phòng tàu bị cháy: Trên tàu phải có nội quy phòng cháy, chữa cháy. Tiêu lệnh chữa cháy. Có đầy đủ các trang bị chữa cháy. Các nội quy, tiêu lệnh, trang bị chữa cháy phải được để ở các vị trí dễ thấy, dễ lấy. Trên tàu phải được thường xuyên tập luyện chữa cháy. Phải có bảng phân công công việc, vị trí cụ thể cho từng thành viên trên tàu, bảng phân công này phải được dán đầu giường của mỗi người. Khi tàu chở hàng dễ cháy, dễ nổ, hàng tự cháy . Phải tuân thủ nghiêm ngặt công tác bảo quản phòng, chống cháy nổ trên tàu. Phải thường xuyên kiểm tra các đường dây dẫn điện trên tàu, hoạt động của các máy móc trên tàu để đảm bảo các dây dẫn điện không bị hở, các máy móc không phát ra tia lửa điện. 4.3. Xử lý khi tàu đang chạy bị cháy: Khi tàu đang chạy mà bị cháy, người phát hiện đầu tiên thấy cháy phải lập tức báo động toàn tàu, báo cho người đi ca, cắt cầu dao điện tại khu vực bị cháy, lấy các trang bị chữa cháy gần đó để khống chế đám cháy. Người đang lái tàu phải giảm tốc độ, báo động toàn tàu và điều động tàu sao cho vị trí của đám cháy luôn nằm ở phía dưới gió để hạn chế cháy lan, tạo điều kiện cho thuyền viên trên tàu tiếp cận gần đám cháy giúp cho công tác chữa cháy đạt hiệu quả cao. Tất cả thuyền viên trên tàu nhanh chóng đến đúng vị trí và sử dụng các trang bị chữa cháy được phân công để chữa cháy. Trong trường hợp cháy trong hầm, buồng kín thì trước khi sử dụng bình CO2 phải đảm bảo không còn có người nào còn ở trong phòng. Khi xịt khí CO2 vào xong thì đóng kín cửa lại để ngăn không khí tràn vào giúp cho công tác chữa cháy đạt hiệu quả cao hơn. 4.4. Xử lý khi tàu đang đậu tại bến bị cháy: Khi tàu đang đậu tại bến mà bị cháy, người phát hiện đầu tiên thấy cháy phải lập tức báo động toàn tàu, báo cho các tàu đậu xung quanh, báo cho bến, cắt cầu dao điện tại khu vực bị cháy, lấy các trang bị chữa cháy gần đó để khống chế dám cháy. Tất cả thuyền viên trên tàu nhanh chóng đến đúng vị trí và sử dụng các trang bị chữa cháy được phân công để chữa cháy. Trong trường hợp đám cháy phát triển có nguy cơ cháy lan lên bến và các tàu xung quanh thì phải nhanh chóng điều động tàu rời bến để tránh cháy lan. Làm như vậy công tác chữa cháy sẽ gặp nhiều khó khăn hơn nhưng chắc chắn mức độ thiệt hại sẽ nhỏ hơn nếu để cháy lan lên bến và các tàu xung quanh. 4.5. Xử lý khi tàu đang đậu tại bến mà tàu đậu bên cạnh bị cháy: Khi tàu đang đậu tại bến mà tàu đậu bên cạnh bị cháy, người phát hiện đầu tiên thấy cháy phải lập tức báo động toàn tàu, báo cho tàu bị cháy, các tàu đậu xung quanh, báo cho bến. Tổ chức cho thuyền viên trên tàu mang các trang bị chữa cháy trên tàu sang giúp bạn chữa cháy. Trong trường hợp đám cháy phát triển có nguy cơ cháy lan lên tàu mình thì phải nhanh chóng điều động tàu rời xa tàu bị cháy để tránh bị cháy lan. 5. Xử lý điều động tàu khi đang đi tàu bị hỏng máy: Tàu đang chạy ngược nước: Lợi dụng trớn còn lại của tàu, bẻ lái đưa dần tàu vào phía bờ gần nhất, đợi cho tàu hết trớn tới đến khi tàu có trớn lùi thì cho tàu thả neo mũi. Tàu đang chạy xuôi nước: Lợi dụng trớn còn lại của tàu, bẻ hết lái về phía bờ gần nhất để tàu quay trở. Khi tàu quay được góc khoảng 700 - 800 thì cho thả neo mũi mạn đầu nước. 6. Xử lý điều động tàu khi đang đi tàu bị cạn đột ngột: 6.1. Nguyên nhân tàu bị cạn đột ngột: Do tính toán nhầm thủy triều Do người điều khiển không thuộc luồng đi hay đi ở luồng lạ mà không có hoa tiêu dẫn đường. Do luồng lạch thay đổi một cách đột ngột mà cơ quan quản lý chưa kịp di chuyển phao tiêu, báo hiệu. Do đâm vào CNV hay phương tiện khác làm mất chủ động điều khiển. Do sóng quá tao, gió lớn làm tàu bị dạt vào cạn. Do chạy quá gần bờ, với tốc độ lớn làm tàu bị hút vào bờ gây cạn. Do chiến tranh tàu bị bắn phá. Hiện nay trong cơ chế thị trường, ý thức chấp hành luật lệ còn tùy tiện, một số chủ tàu thường lấy lợi nhuận là chính nên thường chở quá tải với tỷ lệ lớn, cùng là nguyên nhân gây ra hiện tượng tàu bị cạn khi hoạt động ở những tuyến luồng hạn chế về độ sâu. 6.2. Những việc phải làm ngay sau khi tàu bị cạn: Cạn là sự cố gây nguy hiểm cho an toàn tàu, hàng hóa và con người. Vì vậy ngay sau khi bị cạn, người chỉ huy tàu cần khẩn trương làm tốt các công việc sau đây: Stop máy ngay, đồng thời báo động toàn tàu, xác định tình hình nguy hiểm do cạn gây ra. Xác định mức độ cạn, vị trí cạn và chất đáy. Nếu bị cạn ở đầu bãi so với chiều dòng chảy mà tàu lại nằm vuông góc với dòng chảy thì phải khẩn trương áp dụng các biện pháp điều động để tàu hướng mũi lên phía đầu nước, sau đó chống nghiêng cho tàu. Kiểm tra vỏ tàu, các vách ngăn xem có bị thủng không. Nếu có phải huy động toàn bộ lực lượng và khả năng sẵn có để tiến hành bịt lỗ thủng ngăn nước và trong tàu. Kiểm tra độ nghiêng của tàu, nếu thấy nguy hiểm lập tức sử dụng các biện pháp hữu hiệu để khắc phục. Kiểm tra tình hình hàng hóa HOẠT ĐỘNG 2: NGHIÊN CỨU TÀI LIỆU VÀ THẢO LUẬN NHÓM 1. Nghiên cứu: Phương pháp điều động tàu trong các tình huống khẩn cấp. Cách xử lý trong các tình huống khẩn cấp. HOẠT ĐỘNG 3: NGHE GIỚI THIỆU VÀ XEM TRÌNH DIỄN MẪU Điều động tàu trong các tình huống khẩn cấp. HOẠT ĐỘNG 4: RÈN LUYỆN KỸ NĂNG 2. Ghép và buộc dây đoàn lai đẩy: Công việc chuẩn bị. Điều động tàu trong các tình huống khẩn cấp. Công việc an toàn. 3. Kiểm tra: Kiểm tra và đánh giá tình trạng của phương tiện. Những biện pháp an toàn. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU Câu 1: Trình bày phương pháp điều động tàu khi có người bị ngã xuống nước? Câu 2: Trình bày phương pháp điều động tàu trong sương mù, mưa to, tầm nhìn bị hạn chế? Câu 3: Trình bày phương pháp điều động tàu trong mùa bão, lũ? Câu 4: Trình bày phương pháp điều động tàu khi trên tàu có đám cháy? Câu 5: Trình bày cách xử lý điều động tàu khi đang đi tàu bị hỏng máy? Câu 6: Trình bày cách xử lý điều động tàu khi đang đi tàu bị cạn đột ngột? NỘI DUNG PHIẾU KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN Bài: Điều động tàu trong các tình huống khẩn cấp Mã bài: MD10-7 SỐ TT NỘI DUNG SỐ LIỆU KIỂM TRA YÊU CẦU KỸ THUẬT ĐÁNH GIÁ BIỆN PHÁP XỬ LÝ 1 Công tác chuẩn bị - - 2 Điều động tàu khi có người bị ngã xuống nước - - 3 Điều động tàu trong sương mù, mưa to, tầm nhìn bị hạn chế - - 4 Điều động tàu trong mùa bão, lũ - - 5 Điều động tàu khi trên tàu có đám cháy - - 6 Điều động tàu khi có người bị ngã xuống nước - - 7 Điều động tàu khi đang đi tàu bị hỏng máy - - 8 Điều động tàu khi đang đi tàu bị cạn đột ngột - - 9 Kiểm tra mức độ an toàn. -

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docmd_10_dieu_dong_tau_2_9133_6653.doc