Nhật ký máy luôn được đặt tại nơi qui định ở buồng máy
Người đi ca trực máy phải trực tiếp ghi chép trung thực, đầy đủ, chính xác những nội dung trong các cột, mục, mọi lệnh, mọi diễn biến trong ca, cách xử lý và chịu trách nhiệmvề những nội dung đã ghi (không được để dồn cuối ca hoặc hoặc cuối ngày mới ghi).
Cuối ca phải bàn giao cụ thể từng công việc nhất là những công việc chưa giải quyết xong cho người nhận ca để tiếp tục giải quyết.
Cuối ngày máy trưởng kiểm tra và ghi nhận định, đánh giá, cách giải quyết trong ngày, định hướng cho ngày hôm sau ghi rõ nhận định và hướng chỉ đạo, ký tên và định kỳ báo cáo thuyền trưởng.
Nhật ký máy được dùng trong thời gian qui định của đơn vị quản lý phương tiện. Khi hết đem nạp cho thuyền trưởng để thuyền trưởng nạp cho đơn vị đổi nhật ký mới./.
123 trang |
Chia sẻ: phanlang | Lượt xem: 1671 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Đào tạo máy trưởng hạng ba môn máy tàu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
động điều tiết nhiệt độ
a) Loại khống chế triệt để A) Đường nước từ động cơ tới
b) Loại khống chế không triệt để B)Đường nước tới bầu làm mát nước
1) Vỏ bộ điều tiết C) Đường nước đi tắt tới bơm
2) Hộp co giãn.
Nguyên lý hoạt động:
Bộ phận chủ yếu của van điều tiết nhiệt độ là hộp co giãn (2). Hộp co giãn là một hộp xếp bằng đồng lá mỏng, bên trong có chứa chất dễ hoá hơi như ê te, cồn. Hộp này co giãn được nhờ sự nhạy cảm về nhiệt độ của chất chứa trong nó. Khi nước tới bộ điều tiết có nhiệt độ cao, chất trong hộp co giãn hoá hơi, hộp giãn ra; còn khi nước tới bộ điều tiết có nhiệt độ thấp, chất trong hộp ngưng tụ, hộp co lại, làm cho các van có độ đóng mở khác nhau.
•Van khống chế triệt để: Nước làm mát sau khi ra khỏi động cơ, theo đường A tới van. Khi nhiệt độ nước tăng cao, hộp (2) giãn ra đóng bớt đường nước đi tắt tới bơm (đường C), đồng thời mở rộng đường nước tới bầu làm mát nước (đường B). Như vậy lượng nước qua bầu làm mát nước tăng dẫn đến nhiệt độ nước làm mát được hạ xuống. Ngược lại khi nhiệt độ nước giảm thấp, hộp (2) co lại mở rộng đường nước đi tắt tới bơm, đồng thời đóng bớt đường nước tới bầu làm mát nước. Như vậy lượng nước qua bầu làm mát nước giảm dẫn đến nhiệt độ nước làm mát tăng lên.
•Van khống chế không triệt để: Nước làm mát sau khi ra khỏi động cơ, theo đường A tới van. Nếu nhiệt độ nước tăng cao hộp (2) giãn ra, đóng bớt đường nước đi tắt tới bơm (đường C). Như vậy lượng nước qua bầu làm mát nước tăng dẫn đến nhiệt độ nước làm mát được hạ xuống. Ngược lại khi nhiệt độ nước giảm thấp hộp (2) co lại mở rộng đường nước đi tắt tới bơm. Như vậy lượng nước qua bầu làm mát nước giảm dẫn đến nhiệt độ nước làm mát tăng lên.
Chương VII
HỆ THỐNG KHỞI ĐỘNG ĐỘNG CƠ
7.1.Các phương pháp khởi động.
Khái niệm về khởi động động cơ
Động cơ bắt đầu hoạt động được là phải nhờ một nguồn năng lượng bên ngoài để quay trục khuỷu tới tốc độ quay khởi động, tức là tới tốc độ quay nhỏ nhất đảm bảo cho nhiên liệu đưa vào động cơ tự bốc cháy. Việc dùng nguồn năng lượng bên ngoài để quay trục khuỷu cho động cơ bắt đầu hoạt động gọi là khởi động động cơ.
Căn cứ vào nguồn năng lượng bên ngoài để khởi động động cơ mà người ta chia khởi động động cơ ra làm các phương pháp sau:
7.1.1.Khởi động bằng sức người:
Dùng lực của con người để quay trục khuỷu khởi động động cơ.
7.1.2.Khởi động bằng động cơ phụ:
Dùng động cơ phụ để khởi động động cơ chính. Động cơ phụ ở đây có thể là động cơ xăng, động cơ diesel cỡ nhỏ hoặc động cơ thuỷ lực.
7.1.3. Khởi động bằng điện:
Dùng động cơ điện một chiều (cung cấp bằng nguồn điện accu) để khởi động động cơ. 7.1.4.Khởi động bằng không khí nén:
Đưa không khí nén (có áp suất cao) vào trong xylanh động cơ, đẩy piston đi xuống làm quay trục khuỷu để khởi động động cơ.
7.2.Các hệ thống khởi động bằng không khí nén.
7.2.1.Điều kiện và yêu cầu để khởi động động cơ diesel bằng không khí nén:
- Không khí nén có áp suất cao chứa trong bình khí nén phải đảm bảo khởi động động cơ được 12 lần liên tục.
- Không khí nén đưa vào xylanh của động cơ phải ở hành trình bành trướng.
- Không khí nén đưa vào xylanh của động cơ phải tuân theo thứ tự làm việc của động cơ.
Để đảm bảo ở bất kỳ vị trí nào của trục khuỷu cũng khởi động động cơ được bằng không khí nén thì góc độ đưa khí nén vào xylanh động cơ phải thoả mãn biểu thức:
q < a < j
Trong đó:
a: là góc đưa khí nén vào xylanh động cơ
j: là góc giãn nở
q: là góc kẹp nổ
180o . z Trong đó:
q = z- là số kì của động cơ
i i- là số xylanh của động cơ
Từ biểu thức trên rút ra: Động cơ 4 kì phải có ít nhất 6 xylanh, động cơ 2 kì phải có ít nhất 4 xylanh thì mới có thể ở bất kỳ vị trí nào của trục khuỷu cũng khởi động động cơ được bằng không khí nén.
7.2.2.Các hệ thống khởi động bằng không khí nén:
7.2.2.1.Hệ thống khởi động bằng không khí nén kiểu gián tiếp:
* Hệ thống khởi động bằng không khí nén do cam khống chế xupap khởi động:
Ở hệ thống khởi động này, xupap khởi động đặt trên nắp xylanh động cơ là xupap khởi động dạng cân bằng, do cam trực tiếp khống chế.
Sơ đồ cấu tạo:
Hình 7.1. Hệ thống khởi động bằng khí nén kiểu gián tiếp do cam khống chế xupap khởi động.
1- cơ cấu truyền động 9- đường khí đến xupap khởi động
2,5,16- lò xo 10- không gian xupap khởi động 3- con lăn 11- cửa khí lên piston xupap khởi động
4- cam 12- piston xupap khởi động
6- van khởi động chính 13- đế xupap khởi động
7- cần khởi động 14- cửa khí thừa
8- đường khí từ chai gió đến 15- xylanh xupap khởi động
• Nguyên tắc làm việc:
Khi khởi động ta mở van trên chai gió đồng thời đẩy cần khởi động (7) về bên trái, van khởi động chinh mở, khí nén qua van khởi động chính tới túc trực sẵn tại không gian (10) của xupap khởi động. Tại đây một phần khí nén sẽ qua cửa khí (11) đi vào phía trong của piston (12), đẩy piston đi lên, thông qua cơ cấu truyền động con lăn (3) đi xuống tiếp xúc với cam (4). Khi cam quay tới phần cao đẩy toàn bộ piston, xylanh xupap khởi động đi xuống, xupap khởi động mở khí nén từ không gian (10) tràn vào khởi động động cơ. Khi cam quay hết phần cao lò xo 16 kéo xupap khởi động đi lên đóng kín cửa khí.
Khi khởi động xong ta thôi tác dụng vào cần (7), van khởi động chính đóng, khí thừa từ không gian (10) và từ piston (12) quay về van khởi động chính qua cửa khí thừa (14) thải ra ngoài. Lò xo (16) giúp xupap khởi động đóng kín, lò xo (2) kéo con lăn tách rời khỏi cam.
• * Hệ thống khởi động bằng không khí nén do cam khống chế đường khí phụ:
Ở hệ thống khởi động này, xupap khởi động đặt trên nắp xylanh động cơ cũng là xupap khởi động dạng cân bằng và được đóng mở nhờ đường khí phụ.
Như vậy trong hệ thống này có hai đường khí, một đường khí chính để khởi động và một đường khí phụ để định thời. Đường khí phụ do cam khống chế.
• - Sơ đồ cấu tạo:
Hình 7.2. Hệ thống khởi động bằng khí nén kiểu gián tiếp do cam khống chế đường khí phụ.
1- bình khí nén 7- cam
2- không gian van khởi động chính 8- cần khởi động
3- đường ống 9- cần đẩy
4- xupap khởi động 10- van khởi động chính
5- đường khí phụ 11- đường khí chính
6- cần đẩy van phân phối 12- cửa thoát khí thừa
13- van phân phối kiểu trụ trượt
- Nguyên tắc làm việc:
Khi khởi động ta mở van trên chai gió đồng thời đẩy cần khởi động (8) về bên trái, van khởi động chinh mở, khí nén qua van khởi động chính sẽ được chia làm hai đường. Đường khí chính theo ống dẫn (11) tới không gian của xupap khởi động và túc trực sẵn tại đó, đường khí phụ theo ống (5) tới bộ phận phân phối. Ở bộ phận phân phối khi cam quay tói vị trí thấp, van phân phối mở, khí phụ qua van phân phối tới phía trên của xupap khởi động đẩy mở xupap khởi động, khí chính tại không gian của xupap khởi động tràn vào xylanh động cơ, đẩy piston đi xuống khởi động động cơ. Khi cam quay hết phần thấp van phân phối đóng đường khí phụ, khí từ phía trên của xupap khởi động theo đường ống (3) quay về thải ra ngoài theo cửa khí thừa (13), lò xo xupap kéo xupap khởi động đi lên đóng kín cửa khí.
Khi khởi động xong ta thôi tác dụng vào cần (8), van khởi động chính đóng cắt cả đường khí chính và phụ.
7.2.2.2.Hệ thống khởi động bằng không khí nén kiểu trực tiếp:
Trong hệ thống này chỉ có một đường khí duy nhất tới xupap khởi động (đường khí chính). Đường khí chính khi tới xupap khởi động sẽ tự đẩy mở xupap khởi động, xupap khởi động ở đây là loại xupap không cân bằng.
Bộ phận phân phối đặt trực tiếp trên đường khí chính. Ở đây ta có thể thay toàn bộ các van phân phối hình trụ trượt (như ở hệ thống khởi động bằng khí nén do cam khống chế đường khí phụ) bằng một van phân phối duy nhất kiểu đĩa xoay (đĩa chia gió).
Sơ đồ cấu tạo:
Hình 7.3. Hệ thống khởi động bằng khí nén kiểu trực tiếp
1- thân van khởi động chính 2- van phân phối kiểu đĩa
3- các đường ống dẫn khí 4- xupap khởi động
tới xupap khởi động 5- cửa khí thừa
6- cần khởi động 7- đường khí tới van phân phối
8- van khởi động chính 9- chai gió nén
Nguyên tắc làm việc:
Khi khởi động ta mở van trên chai gió và nhấn cần khởi động (6), cần khởi động đi xuống đóng cửa khí thừa (5) đồng thời mở van khởi động chính. Khí nén từ chai gió qua van khởi động chính tới van phân phối (2). Van phân phối do trục khuỷu động cơ dẫn động sẽ lần lượt theo thứ tự làm việc của động cơ, đưa khí nén tới từng xupap khởi động, đẩy mở xupap khởi động tràn vào xylanh đẩy piston đi xuống khởi động động cơ.
7.2.3.Một số thiết bị trên hệ thống khởi động bằng không khí nén:
7.2.3.1.Van phân phối khí nén:
Van phân phối khí nén trên hệ thống khởi động bằng khí nén có hai loại là: loại trụ trượt (van kiểu piston) và loại đĩa xoay (đĩa chia gió). Riêng loại van phân phối kiểu piston ta đã có trong hệ thống khởi động bằng khí nén kiểu gián tiếp do cam khống chế đường khí phụ. Vì vậy ở đây ta chỉ đề cập tới van phân phối kiểu đĩa xsoay (đĩa chia gió).
Dưới đây là đặc điểm cấu tạo và nguyên tắc làm việc của đĩa chia gió:
*Đặc điểm cấu tạo:
Hình 7.4. Van phân phối khí nén kiểu đĩa quay
1- thân van 2,3- đường dẫn khí tới xupap khởi động
4- đĩa van 5- trục
6,8- nắp 7- cửa khí từ van khởi động chính tới
9- lò xo 10- lỗ phân phối
11- xupap khởi động
*Nguyên tắc làm việc:
Trên mặt trượt của thân van (1) có khoan một số lỗ (3). Số lỗ (3) bằng số xylanh động cơ, mỗi lỗ thông với một ống để dẫn khí nén tới xupap khởi động của xylanh tương ứng. Đĩa (4) được gắn với trục (5) bằng then hoa, trên đĩa (4) có một lỗ phân phối (10) hình vành khăn.
Khi khởi động ta mở van trên chai gió, mở van khởi động chính, khí nén từ chai gió qua van khởi động chính theo cửa khí (7) tới không gian của van phân phối. Tại đây khi trục khuỷu quay kéo theo trục (5) và đĩa (4), lỗ phân phối (10) trên đĩa (4) sẽ lần lượt tới mở từng lỗ (3) trên thân van, theo thứ tự làm việc của động cơ khí nén theo đường khí (2) tới các xupap khởi động.
7.2.3.2.Bình chứa khí nén :
*Đặc điểm cấu tạo:
Bình chứa khí nén khởi động được chế tạo bằng thép, trên nắp bình có gắn các van nạp, van xuất, van bảo hiểm, van xả dầu, nước, đồng hồ áp lực, các đầu nối ống…
Hình 7.5. Bình chứa khí nén
1- thân bình
2- van nạp
3- nắp bình
4- áp kế
5- van bảo hiểm
6- van xuất
7- van xả dầu nước
8- mặt lắp ghép
9- ống dẫn xả dầu nước
*Qui trình sử dụng bảo quản:
- Tất cả các bình khí nén khởi động chỉ được sử dụng khi được phép của đăng kiểm. Bình khí nén phải để ở nơi khô ráo, chắc chắn, tránh nhiệt độ cao, va chạm mạnh.
- Trong quá trình sử dụng phải quan tâm đến các vấn đề sau:
+ Đảm bảo áp suất khí nén trong bình đúng qui định.
+ Chỉ được xả nước, dầu khi không nạp, không xuất.
+ Thực hiện nghiêm chỉnh định kì kiểm tra như sau:
Một năm kiểm tra bên ngoài một lần.
Ba năm kiểm tra bên trong một lần.
Sáu năm kiểm tra bằng áp lực nước một lần.
Tất cả những lần kiểm tra đều phải có sự chứng kiến của đăng kiểm
7.2.3.3.Máy nén khí:
Máy nén khí trong hệ thống khởi động dùng để hút khí ngoài trời, nén tới áp suất cao nạp vào bình chứa khí nén.
Dựa vào cấu tạo máy nén khí có thể được chia ra làm các loại chính như sau:
- Máy nén khí kiểu piston
- Máy nén khí kiểu li tâm
- Máy nén khí kiểu rô- to
Trong đó máy nén khí kiểu piston là được sử dụng phổ biến hơn cả trong hệ thống khởi động.
Dưới đây (hình 7.8) là đặc điểm cấu tạo và nguyên tắc làm việc của một máy nén khí kiểu piston đơn giản.
*Đặc điểm cấu tạo:
Hình 7.8. Máy nén khí kiểu piston
1- thân máy
2- piston
3- van hút
4- van nén
5- ống dẫn khí
6- bộ phận làm mát
*Nguyên tắc làm việc:
Trên nắp của máy nén có các van hút (3), van nén (4), các van này là van một chiều đóng mở nhờ áp lực.
Khi piston (2) đi xuống, van hút (3) mở không khí ở bên ngoài có áp suất cao hơn sẽ được hút vào xylanh máy nén trong suốt hành trình này. Khi piston đi lên, không khí trong xylanh bị nén, van hút (3) đóng, van nén (4) mở. Không khí được nén qua van (4) theo đường ống (5) qua bộ phận làm mát rồi tới bình khí nén.
ChươngVIII
HỆ THỐNG ĐẢO CHIỀU
8.1.Khái niệm về hệ thống đảo chiều.
Để thay đổi chiều chuyển động của tàu người ta có thể sử dụng các cách như sau:
- Tiến hành đảo chiều quay của trục chân vịt (trong trường hợp động cơ lai chân vịt định bước)
- Thay đổi góc của cánh chân vịt so với trục chân vịt (trong trường hợp là chân vịt biến bước)
- Xoay trục chn vịt
8.2.Nhiệm vụ, yêu cầu v phân loại.
• Động cơ diesel tàu thuỷ lai chân vịt để đẩy tàu, để đảm bảo cho con tàu tới, lui, quay trở dễ dàng thì thiết bị đẩy tàu (chân vịt) phải quay được cả hai chiều. Như vậy nhiệm vụ của đảo chiều là đảo chiều quay của trục chân vịt.
Đảo chiều phải đảm bảo các yêu cầu: Cơ cấu truyền động chắc chắn, chính xác. Hệ thống an toàn, tin cậy. Thao tác đơn giản, nhẹ nhàng và nhanh chóng.
Có hai phương pháp để đảo chiều quay trục chân vịt là:
+ Đảo chiều gián tiếp: Trục khuỷu động cơ chính chỉ quay một chiều. Muốn đảo chiều trục chân vịt phải thông qua cơ cấu đảo chiều.
+ Đảo chiều trực tiếp: Trục khuỷu động cơ chính quay được cả hai chiều (động cơ tự đảo chiều). Muốn đảo chiều trục chân vịt ta trực tiếp đảo chiều quay của động cơ.
8.3.Đảo chiều gián tiếp.
8.3.1.Bộ li hợp đảo chiều cơ khí (hộp đảo chiều giảm tốc ma sát cơ):
8.3.1.1.Đặc điểm cấu tạo:
Hình 8.1. Bộ li hợp đảo chiều cơ khí
1- trục truyền động tới 2- trục truyền động lùi
3- bộ phận đặt lực nén 4- giá đỡ
5- con trượt 6- cần đảo chiều
7,8,9,10,11- bánh răng 12- đĩa ép
13- đĩa masát lùi 14- đĩa ma sát tới
15- tang trống 16- trục giảm tốc
Trục (1) quay sẽ kéo theo đĩa ma sát (14), bánh răng (8). Trục rỗng (2)quay sẽ kéo theo đĩa ma sát (13), bánh răng (7). Tang trống (15) cố định với bành đà.
Khi trục khuỷu quay, bánh đà quay kéo theo toàn bộ tang trống, đĩa ép (12) và bộ phận đặt lực nén cùng quay.
8.3.1.2.nguyên tắc làm việc:
• Khi ở chế độ không tải: Cần đảo chiều (6) đặt ở vịtrí chính giữa (stop), các đĩa ma sát (12,13,140 không tiếp xúc với nhau và không tiếp xúc với tang trống. Trục khuỷu động cơ vẫn quay nhưng trục (1,2,16) không quay, trục chân vịt không quay.
• Khi chạy tới: Khi đẩy cần (6) về phía tới, đĩa ép (12) ép đĩa ma sát (14) lên tấm trước của bánh đà. Lúc ấy chuyển động của trục khuỷu sẽ truyền qua đĩa ma sát (14), trục (1), bánh răng (8,9,10) tới trục (16) làm trục này quay cùng chiều với chiều quay của trục động cơ. Lúc này các bánh răng (11,7) kéo trục lùi (2) và đĩa ma sát lùi (13) quay ngược chiều với trục ra (16), nhưng là quay tự do.
• Khi chạy lùi: Khi đẩy cần (6) về phía lùi, đĩa ép (12) ép đĩa ma sát (13) lên tấm sau của bánh đà. Lúc ấy chuyển động của trục khuỷu sẽ truyền qua đĩa ma sát (13), trục (2), bánh răng (7,11) tới trục (16) làm trục này quay ngược chiều với chiều quay của trục động cơ. Lúc này các bánh răng (10,9,8) kéo trục tới (1) và đĩa ma sát tới (14) quay cùng chiều với trục ra (16), nhưng là quay tự do.
8.3.2.Bộ li hợp đảo chiều thuỷ lực (hộp đảo chiều giảm tốc thuỷ lực):
Ở bộp li hợp đảo chiều thuỷ lực ta cũng có thể sử dụng các đĩa ép (lá côn) để truyền chuyển động hoặc sử dụng hệ truyền động bánh răng hành tinh. Nhưng ở đây điều khiển việc đảo chiều là nhờ thuỷ lực (áp lực dầu nhờn do một bơm dầu nhờn cung cấp).
Dưới đây là đặc điểm cấu tạo và nguyên tắc làm việc của bộ li hợp đảo chiều thuỷ lực bánh răbg hành tinh đơn giản.
8.3.2.1.Đặc điểm cấu tạo:
Hình 8.2. Bộ li hợp đảo chiều thuỷ lực
1- trục chủ động
2- trục bị động
3- bánh răng di động
4- bánh răng hai hàng
5,7- các bánh răng hành tinh
6,8- các guốc phanh
9- puli
10- vành răng
11- khớp nối
12- bánh răng trung tâm
Các guốc phanh (6,8) được điều khiển bằng áp lực dầu. Trục các bánh răng hành tinh (5,7) đặt trên giá hành tinh.
8.3.2.2.nguyên tắc làm việc:
• Ở chế độ không tải: Các guốc phanh (6,8) ở vị trí nhả, vành răng (10) và puli (9) không bị hãm. Chuyển động của trục (1) truyền cho vành răng (10), bánh răng (12) và puli (9), giá hành tinh cố định, trục (2) không quay. Lúc này dù trục khuỷu động cơ quay nhưng trục chân vịt không quay.
• Khi chạy tới: Ta gạt cần đảo chiều về vị trí tới, áp lực dầu nhờn sẽ điều khiển guốc phanh (8) hãm puli (9), bánh răng (12) ngừng quay. Bánh răng hành tinh quay quanh bánh răng trung tâm (12), giá hành tinh quay, trục bị động (2) quay cùng chiều với trục (1). Vành răng (10) quay tự do.
• Khi chạy lùi: Ta gạt cần đảo chiều về vị trí lùi, áp lực dầu nhờn sẽ điều khiển guốc phanh (6) hãm vành răng (10) . Bánh răng hành tinh lăn theo mặt trong của vành răng (10), giá hành tinh quay, trục bị động (2) quay ngược chiều với trục (1). Bánh răng (12), puli (9) quay tự do.
8.4.Đảo chiều trực tiếp bằng phương pháp di động trục cam.
Đối với những động cơ mà trục khuỷu quay được cả hai chiều (động cơ tự đảo chiều). Khi đó muốn đảo chiều quay trục chân vịt ta trực tiếp đảo chiều quay động cơ. Như vậy ở trên trục cam ứng với mỗi cam sẽ có hai cam: 1cam tiến và 1cam lùi. Tuỳ từng chế độ làm việc của động cơ mà con lăn sẽ tiếp xúc với cam tiến hoặc cam lùi.
Để con lăn dịch chuyển được từ cam tiến sang cam lùi và ngược lại thì phải có mặt vát giữa hai cam hoặc phải có cơ cấu nâng hạ con đội, hay bánh lệch tâm trên trục đòn gánh.
Dưới đây là sơ đồ cấu tạo và nguyên tắc làm việc của cơ cấu đảo chiều trực tiếp bằng phương pháp di động trục cam.
8.4.1.Sơ đồ cấu tạo:
Hình 8.3. Đảo chiều trực tiếp bằng phương pháp di động trục cam
1- trục cam 2- cam tiến 3- cam lùi
4- con lăn 5- trục đòn gánh 6- đòn gánh
7- đường đưa khí nén tới 8- bình dầu lùi 9- bình dầu tiến
10- piston 11- xylanh dầu 12- cán piston
Trục cam gắn với pis ton (10) thông qua cán piston (12). Hai đầu của xylanh dầu (11) có hai bình dầu, 1 bình dầu tới, 1 bình dầu lùi.
8.4.2.Nguyên tắc làm việc:
Khi đảo chiều, đầu tiên ta tắt động cơ. Sau đó điều khiển cơ cấu đảo chiều để cam tiến hoặc cam lùi vào tiếp xúc với con lăn. Cuối cùng khởi động lại động cơ theo chiều quay mới.
Chẳng hạn tàu đang tiến muốn lùi ta thực hiện như sau:
Tắt máy
Mở van trên chai gió, gạt tay điều khiển đảo chiều về vị trí lùi. Khí nén từ chai gió qua van đảo chiều tới bình dầu lùi, đẩy piston dầu làm trục cam di động từ trái qua phải cam lùi vào tiếp xúc với con lăn.
Khởi động lại động cơ theo chế độ làm việc mới.
Còn đang lùi muốn tiến ta tiến hành tương tự và gạt cần đảo chiều ngược lại, để trục cam di động từ phải qua trái cam tiến vào tiếp xúc với con lăn.
Chương IX
HỆ TRỤC TÀU THUỶ
9.1.Khái niệm chung.
9.1.1.Khái niệm hệ trục:
Hệ trục tàu thuỷ bao gồm các đoạn trục cùng với các thiết bị nối trục từ động cơ chính (hoặc từ hộp đảo chiều) đến chân vịt (chong chóng).
9.1.2. Nhiệm vụ của hệ trục:
Hệ trục tàu thuỷ có nhiệm vụ truyền công suất của động cơ đến chân vịt và nhận lực đẩy của chân vịt truyền lại cho vỏ tàu, làm tàu tiến hoặc lùi.
9.1.3.Đường trục :
Từ động cơ đến chân vịt có các đoạn trục nối liền nhau và được gọi là đường trục. Đường trục có thể là đường thẳng, có thể là đường gẫy khúc. Đường trục có thể có một đoạn trục hay nhiều đoạn trục; trên tàu có thể có một đường trục hoặc nhiều đường trục tuỳ thuộc vào loại tàu khác nhau.
9.2.Kết cấu hệ trục tàu thuỷ.
9.2.1.Sơ đồ chung :
Hình 9.1.ơ đồ chung hệ trục chân vịt tàu thuỷ
1- Chân vịt 2- Ep trết 3- Ống bao 4- Gối đỡ trục chân vịt
5- Gối đỡ trục trung gian 6- Gối đỡ trục lực đẩy 7- Bích nối
8- Động cơ chính 9- Trục lực đẩy 10- Trục trung gian
11- Trục chân vịt 12- Vòm đuôi
9.2.2.Các thành phần của hệ trục:
9.2.2.1.Chân vịt :(chong chóng)
Nằm ở phía ngoài cùng của hệ trục tàu thuỷ là nơi cuối cùng tiếp nhận mô men quay tạo ra lực đẩy tàu chuyển động.
Chân vịt được chế tạo bằng thép hoặc bằng đồng. Tuỳ theo sự thay đổi bước xoắn của cánh mà được chia làm hai loại là; chân vịt có bước cố định và chân vịt biến bước.
Dưới đây (hình 9.2) là đặc điểm kết cấu của chân vịt có bước cố định:
Hình 9.2. Chân vịt có bước cố định
1- cánh chân vịt
2- rãnh then
3- may ơ chân vịt
9.2.2.2.Trục:
Hệ trục tàu thuỷ gồm có nhiều đoạn trục ghép lại với nhau nhằm truyền mô men từ động cơ đến chân vịt. Một hệ trục đầy đủ gồm có các đoạn trục như sau:
*. Trục chân vịt:
Thường nằm về phía đuôi tàu, dùng để lắp chân vịt tạo ra lực đẩy tàu .
Dưới đây (hình 9.3) là đặc điểm kết cấu của trục chân vịt.
Hình 9.3. Trục chân vịt
1- Đầu lắp đai ốc chân vịt.
2- Phần côn lắp chân vịt.
3,4- Cổ trục.
5- Phần lắp bích nối.
6- Phần lắp đai ốc hãm bích.
* Trục trung gian:
Tuỳ theo việc bố trí buồng máy (khoảng cách từ động cơ chính tới chân vịt) mà hệ trục tàu thuỷ có thể có hoặc không có trục trung gian. Nếu hệ trục dài thì trục trung gian có thể có một hoặc nhiều đoạn trục .
Dưới đây (hình 9.4) là đặc điểm kết cấu của trục trung gian.
Hình 9.4. Trục trung gian
1- Bích nối (bích liền).
2- Cổ trục.
3- Côn lắp bích nối.
4- Phần lắp đai ốc hãm bích.
* Trục đẩy :
Trục đẩy thường có kết cấu đơn giản và ngắn, Một đầu dùng bích nối với trục động cơ (hoặc hộp đảo chiều ) đầu kia dùng bích nối với trục trung gian (hoặc trục chân vịt). Trên trục đẩy có vòng lực đẩy (vai trục ) để truyền lực đẩy của chân vịt vào thân tàu và triệt tiêu lực dọc trục tác động vào trục động cơ.
Hình 9.5. Trục đẩy
9.2.2.3.Ống bao trục chân vịt:
Ống bao trục chân vịt được đặt từ vách kín nước sau cùng đến cột sống đuôi tàu. Ống bao trục chân vịt một mặt để bảo vệ trục chân vịt, mặt khác trên đó còn đặt các gối đỡ trục chân vịt chịu tải trọng khá phức tạp và lớn, kết cấu của ống bao trục chân vịt phụ thuộc vào kết cấu của tàu.
9.2.2.4.Gối đỡ trục :
* Gối trục đẩy (Gối chặn ):
Gối trục đẩy có công dụng tiếp nhận lực của chân vịt truyền cho thân tàu để tàu chuyển động. Chống lực dọc trục tác động vào động cơ.
Gối trục đẩy thường có 3 loại: Gối đẩy nhiều vòng đẩy, gối đẩy 1 vòng đẩy và gối đẩy kiểu ổ bi đỡ.
Loại gối đẩy nhiều vòng đẩy là loại rất cũ, hiện nay hầu như không còn được sử dụng trên tàu thuỷ.
* Gối trục trung gian:
Gối đỡ trục trung gian cũng là kiểu gối trượt do đó về kết cấu và vật liệu chế tạo tương tự như gối đỡ trục khuỷu.
* Gối trục chân vịt:
Gối trục chân vịt có hai loại là gối đỡ kim loại và gối đỡ phi kim loại.
Gối đỡ kim loại :Có thể là bằng đồng hoặc thép tráng lớp chống mòn là hợp kim ba bít.
Gối đỡ phi kim loại :Gối đỡ phi kim loại có thể là gỗ (gỗ gai ắc, gỗ nhãn, gỗ nghiến, gỗ ba cao, gỗ ép tấm); có thể là chất dẻo hoặc cao su (tự nhiên hay nhân tạo). Dưới đây (Hình 9.6) là kết cấu của một gối trục chân vịt bằng cao su.
Hình 9.6. Gối đỡ trục chân vịt
1- Ống bao trục.
2- Vỏ bạc.
3- Cao su cốt thép (bạc).
4- Thanh hãm.
Phần 2.
KHAI THÁC, BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA ĐỘNG CƠ
Chương X
VẬN HÀNH VÀ BẢO QUẢN ĐỘNG CƠ
10.1.Vận hành động cơ.
10.1.1.Chuẩn bị khởi động động cơ:
10.1.1.1.Kiểm tra chung:
Xem xét kỹ bên ngoài động cơ, cũng như hệ trục, các khớp nối, dây curoa để khẳng định không có vật lạ còn sót lại trên động cơ cũng như vướng vào các khớp, dây curoa truyền động.
Kiểm tra mực nước lacanh, kiểm tra vị trí của cần số.
Kiểm tra hệ thống điện các miệng nối tiếp xúc, accu, vị trí làm việc của các cầu dao, công tắc…
Đối với khởi động bằng khí nén: Kiểm tra áp lực bình khí nén, vị trí các van, cần gạt …
Kiểm tra miệng ghép các chi tiết trên động cơ, các miệng nối ống, các thanh gạt, kéo của bơm cao áp, bộ điều tốc…
Kiểm tra sự làm việc của xupap, các cơ cấu truyền động đến các bơm bằng cách via trục khuỷu để khẳng định các cơ cấu này ở tình trạng làm việc tốt.
Ngoài ra khi chuẩn bị khởi động lần đầu tiên còn phải kiểm tra khe hở xupap.
10.1.1.2.Kiểm tra hệ thống nhiên liệu:
Xả nước trong két trực nhật, bầu lọc. Kiểm tra mức nhiên liệu có trong két trực nhật.
Mở van trên két trực nhật, xả van xả e ở bầu lọc, bơm cao áp, vòi phun, dùng bơm tay dẩy hết không khí ra khỏi hệ thống.
Kiểm tra cần ga xem có kẹt không và đưa về vị trí khởi động.
10.1.1.3.Kiểm tra hệ thống làm mát:
Kiểm tra vị trí làm việc của các van.
Mở các van thông mạn, van bơm nước biển, van bơm nước ngọt.
Đóng các van sự cố trên hệ thống sự cố và trên bơm dùng chung.
Kiểm tra mức nước trong két tuần hoàn.
Mở van bổ sung nước tuần hoàn từ trên két xuống hệ thống cho đủ rồi đóng lại.
10.1.1.4.Kiểm tra hệ thống bôi trơn:
Kiểm tra số lượng và và chất lượng dầu bôi trơn trong két, cácte.
Dùng bơm tay đưa áp suất dầu bôi trơn trong hệ thống lên tới áp suất tối thiểu.
Vừa via máy vừa bơm dầu bôi trơn bằng bơm tay đồng thời mở các cửa thăm để xem xét dầu bôi trơn có tới các cơ phận cần bôi trơn (bệ đỡ trục khuỷu, trục cam…)
Kiểm tra việc bôi trơn, làm mát cho trục chân vịt.
Sau khi đã tiến hành đầy đủ các bước chuẩn bị trên, người trực máy khẳng định động cơ cũng như toàn bộ các thiết bị, hệ thống ở trạng thái bình thường và sẵn sàng khởi động theo lệnh của người điều khiển phương tiện.
10.1.2.Sau khi khởi động tới khi dừng động cơ:
Sau khi đã thực hiện đầy đủ các bước chuẩn bị khởi động ,khi có lệnh khởi động, tuỳ theo từng phương pháp khởi động ta tiến hành khởi động theo đúng qui trình khởi động động cơ diesel.
Khi động cơ đã khởi động xong ta cho động cơ chạy không tải ở vòng quay ổn định nhỏ nhất trong thời gian từ 15 đến 30 phút để sấy nóng động cơ sau đó mới nhập tải cho động cơ. Khi mới nhập tải tuyệt đối không được tăng, giảm ga một cách đột ngột.
Sau đây là các việc cần làm khi động cơ đã hoạt động :
Luôn chú ý đồng hồ đo tốc độ của động cơ để khai thác cho hợp lý.
Kiểm tra áp lực của dầu bôi trơn.
Kiểm tra nhiệt độ dầu bôi trơn.
Kiểm tra nhiệt độ nước làm mát.
Luôn chú ý đồng hồ, đèn báo sạc.
Kiểm tra sự làm việc đồng đều củacác xi- lanh thông qua việc cảm nhận nhiệt độ các xi- lanh, đường ống cao áp.
Kiểm tra sự rò rỉ của các hệ thống, miệng ghép và ở các bơm.
Kiểm tra độ tăng nhiệt của của các ổ đỡ trục khuỷu, trục cam qua cảm nhận bằng tay.
Kiểm tra sự hoạt động nhịp nhàng của máy, những tiếng động, âm thanh không bình thường.
Kiểm tra sự thoát khí từ thùng trục máy.
Kiểm tra tất cả các lỗ thông hơi ở các két đặc biệt là ở két nhiên liệu.
Kiểm tra sự hoạt động của hệ thống làm mát.
Kiểm tra phân biệt màu sắc của khí xả.
10.1.3.Thao tác khi có lệnh đảo chiều:
Khi có lệnh đảo chiều của người điều khiển phương tiện, tuỳ theo từng phương pháp đảo chiều mà ta thực hiện các thao tác theo đúng qui trình khi đảo chiều như sau:
10.1.3.1.Đảo chiều trực tiếp: (động cơ tự đảo chiều)
Dừng động cơ.
Gạt cần đảo chiều về vị trí mới.
Khởi động lại động cơ.
10.1.3.2.Đảo chiều gián tiếp:(thông qua hộp đảo chiều)
Giảm ga về vị trí ổn định nhỏ nhất.
Gạt cần đảo chiều về vị trí số “không”.
Gạt cần đảo chiều về vị trí mới.
Tăng ga từ từ.
Chú ý khi thực hiện các thao tác phải nhẹ nhàng nhưng dứt khoát, không được gián đoạn ở từng thao tác.
10.1.4.Dừng và sau khi dừng động cơ:
Việc dừng động cơ do thợ trực máy thực hiện theo mệnh lệnh của người điều khiển phương tiện, việc dừng động cơ được thực hiện như sau:
Dần dần hạ tốc độ động cơ đến tốc độ nhỏ nhất.
Để độ cơ chạy không tải từ 10 đến 15 phút để làm nguội dần các chi tiết.
Dừng động cơ.
Đóng các van nhiên liệu từ két trực nhật, van nước tới các bơm, van thông mạn.
Ngắt công tắc điện, công tắc nạp.
Lau sạch các bề mặt máy.
Siết lại các bu- lông, kiểm tra các miệng ghép, đầu ống nối.
Sửa chữa các sai sót và khắc phục những tồn tại đã được ghi lại trong quá trình chạy máy.
10.1.5.Một số hư hỏng thường gặp và biện pháp khắc phục:
10.1.5.1.Ap lực dầu bôi trơn giảm:
Nguyên nhân:
1- Lượng dầu trong két hoặc cácte, bơm dầu cung cấp không đủ.
2- độ dầu bôi trơn của dầu bị giảm hoặc dầu bị biến chất.
3- bầu làm mát hoặc bầu lọc bị tắc.
4- Ống dầu bị sút hay bể, khâu nối siết không cứng đệm kín bị hư.
5- Van ổn áp bị kẹt hoặc giãn lò xo.
6- Khe hở các chi tiết cần bôi trơn quá lớn.
Khắc phục :
1- Châm thêm đến mức qui định, kiểm tra hiệu chỉnh khe hở của bơm.
2- Kiểm tra và thay dầu mới.
3- Vệ sinh súc rửa hoặc thay lọc mới.
4- Siết lại đầu nối, thay ống dầu, thay đệm kín.
5- Kiểm tra sửa chữa van, thay lò xo.
6- Kiểm tra dầu ra từ các bệ đỡ, khe hở, hiệu chỉnh lại khe hở.
10.1.5.2.Nhiệt độ nước làm mát quá cao:
Nguyên nhân:
1- Lượng nước tuần hoàn quá ít.
2- Không khí lọt vào trong hệ thống.
3- Đường ống bị rò.
4- Bầu làm mát, bầu lọc bị tắc.
5- Động cơ bị quá tải.
6- Hệ thống quá dơ bẩn.
7- Bơm nước làm việc không bình thường.
Khắc phục :
1- Bổ sung thêm nước tuần hoàn.
2- Kiểm tra chỗ bị rò, đồng thời xả khí trong hệ thống.
3- Kiểm tra siết lại các đầu nối ống.
4- Vệ sinh bầu làm mát, bầu lọc, van thông sông.
5- Giảm tải cho động cơ.
6- Vệ sinh hệ thống.
7- Kiểm tra dây curoa, kiểm tra, sửa chữa bơm.
10.1.5.3.Hệ thống nhiên liệu làm việc không bình thường:
Nguyên nhân:
1- Nhiên liệu trong két trực nhật bị thiếu hoặc hết.
2- Nhiên liệu bị lẫn nước, lẫn khí.
3- Nhiên liệu không đúng chủng loại.
4- Ống nhiên liệu hoặc bầu lọc bị tắc.
5- Ống nhiên liệu hoặc bơm bị rò rỉ.
6- Van hút, van xả, van thoát nhiên liệu bị kẹt ,bị bẩn hoặc đóng không kín.
7- Lò xo bơm cao áp quá mềm hoặc bị gẫy.
8- Van cao áp bị rò.
9- Vòi phun nhiên liệu bị tắc hoặc đóng không kín.
10- Ap suất phun và thời điểm phun không đúng.
Khắc phục:
1- Bổ sung nhiên liệu vào két trực nhật.
2- Xả nước, xả khí trong hệ thống.
3- Thay loại nhiên liệu cho đúng với động cơ.
4- Kiểm tra đường ống, súc rửa bầu lọc.
5- Kiểm tra các đầu nối ống, khe hở bơm, siết lại các đầu nối ống.
6- Kiểm tra, lau chùi, chỉnh lại các van.
7- Kiểm tra thay lò xo.
8- Kiểm tra van cao áp, sửa chữa hoặc thay mới.
9- Kiểm tra vòi phun, sửa chữa hoặc thay mới.
10- Cân chỉnh lại bơm cao áp, vòi phun.
10.2.Chăm sóc và bảo dưỡng động cơ.
10.2.1.Bảo dưỡng thường xuyên:
Động cơ cần được vệ sinh sạch sẽ bên ngoài, cũng như trong. Phải luôn chú ý tới các bộ phận cản bụi, cản tạp chất để không cho bụi bẩn, tạp chất lọt vào động cơ. Khi vệ sinh cũng như sửa chữa phải tách xa bụi bẩn, chú ý tới vệ sinh khu vực sửa chữa cũng như dụng cụ, chân tay. Sau khi sửa chữa xong phải vệ sinh khu vực sửa chữa, lau chùi dụng cụ cất vào nơi qui định. Sau đây là một số công việc cần kiểm tra và thực hiện hàng ngày:
Kiểm tra mức nước sàn la canh.
Kiểm tra mức dầu két trực nhật, xả cặn, xả nước.
Kiểm tra số lượng và chất lượng dầu bôi trơn (kể cả ở hộp số nếu có).
Kiểm tra nước làm mát trên két, các bơm, dây truyền động, các van, đầu nối ống ,đường ống…
Kiểm tra sự làm mát bôi trơn hệ trục.
Tra dầu mỡ vào các khớp nối, ổ đỡ, dây xích, cáp truyền chuyển động…
Kiểm tra, siết lại các bulon chân máy, khớp nối, đầu nối ống…
Kiểm tra mực nước và nồng độ dung dịch trong bình accu
Kiểm tra siết lại các đầu nối cọc bình accu, vệ sinh chống ẩm mặt bình
Kiểm tra hệ thống đường dây điện, các cầu dao, công tắc…
Kiểm tra siết lại các đầu nối dây máy khởi động, máy phát.
10.2.2.Bảo dưỡng định kì:
Sau 100 giờ động cơ hoạt động:
+ Vệ sinh lọc gió, lọc dầu, lọc dầu bôi trơn.
+ Kiểm tra khe hở các bơm,dây curoa.
+ Bơm mỡ vào các vú mỡ, cốt bơm.
+ Kiểm tra bình accu.
Sau 300 giờ động cơ hoạt động:
+ Thay dầu bôi trơn máy, Thay lọc nhiên liệu, lọc dầu bôi trơn.
+ Vệ sinh cácte, ống thông hơi.
+ Vệ sinh bầu làm mát nước, bầu làm mát dầu bôi trơn.
+ Kiểm tra cục kẽm trong bầu làm mát nước.
+ Bơm mỡ bạc đạn động cơ khởi động, máy phát.
Sau 500 giờ động cơ hoạt động:
+ Thay dầu bôi trơn hộp số.
+ Kiểm tra khe hở xupap.
+ Kiểm tra, siết vít bánh đà, khớp nối trục.
+ Kiểm tra các thiết bị theo dõi và bảo vệ động cơ.
Sau 1000 đến 1500 giờ động cơ hoạt động:
+ Kiểm tra, cân chỉnh bơm cao áp, bộ phun nhiên liệu.
+ Rà xoáy xupap.
+ Kiểm tra buồng đốt, cạo sạch muội than.
+ Cạo muội piston.
+ Kiểm tra khe hở xec măng.
+ Kiểm tra khe hở bạc lót trục cơ, đầu to thanh truyền.
+ Kiểm tra áp lực nén và áp suất cháy.
Trên đây là một số qui định về bảo dưỡng định kì động cơ diesel tàu thuỷ. Tuy nhiên còn tuỳ theo mỗi loại động cơ, tình trạng kỹ thuật của động cơ, điều kiện làm việc và môi trường làm việc của động cơ mà có những qui định cụ thể riêng.
10.2.3.Thay dầu bôi trơn cho động cơ:
Trong quá trình làm việc của động cơ, dầu bôi trơn sẽ bị biến chất do nhiệt độ, do khí cháy , do các tạp chất lẫn vào…Khi đó chất lượng bôi trơn không đảm bảo, vì vậy bắt buộc phải thay dầu bôi trơn cho động cơ.
10.2.3.1.Thời gian thay dầu bôi trơn:
Theo định kì: Căn cứ vào từng loại động cơ, tình trạng động cơ, điều kiện làm việc và môi trường làm việc của động cơ, mà đơn vị quản lý phương tiện đưa ra qui định sau một thời gian nổ máy nhất định phải thay dầu bôi trơn cho động cơ.
Bất thường :Khi dầu bôi trơn bị biến chất quá nhanh do các tạp chất phá huỷ ( đặc biệt khi bị nhiên liệu hoặc nước lọt vào), thì khi đó dù chưa tới thời gian nhưng bắt buộc phải thay dầu bôi trơn và tìm nguyên nhân, khắc phục hiện tượng dầu bôi trơn nhanh bị biến chất.
10.2.3.2.Công việc tiến hành :
Xả hết dầu bôi trơn trong cácte hoặc két.
Vệ sinh sạch cácte, thùng dầu bôi trơn và hệ thống.
Tháo, vệ sinh bầu lọc, bầu làm mát dầu bôi trơn.
Ráp lại hệ thống, siết các ốc xả.
Đổ dầu bôi trơn mới đúng chủng loại, đúng số lượng.
Vệ sinh khu vực làm việc.
10.2.3.3.Kiểm tra sau khi thay dầu bôi trơn:
Kiểm tra số lượng : Thông qua cây ti thăm dầu bôi trơn.
Kiểm tra chất lượng hệ thống:
+ Via máy kiểm tra các cửa thăm xem dầu bôi trơn có tới bôi trơn không.
+ Khởi động động cơ, sau đó kiểm tra áp lực dầu bôi trơn, kiểm tra các bộ phận ở xa như giàn xupap, bệ đỡ trục khuỷu, cốt cam xem dầu bôi trơn có tới bôi trơn không.
10.2.4.Các công việc phải làm khi động cơ không hoạt động:
10.2.4.1.Khi động cơ ngừng hoạt động ngắn ngày (khoảng 2 tháng trở lại):
Xả nước khỏi các khoang làm mát trên động cơ, trong động cơ và tất cả các bầu làm mát thông qua việc sử dụng các ống cao su đút vào các van xả để rút nước ra.
Cứ hai ngày một lần tiến hành bôi trơn cho động cơ bằng bơm tay, đồng thời via máy bằng đòn via.
Thường xuyên lau khô tất cả bề mặt bên ngoài động cơ không có sơn bảo vệ
10.2.4.2.Khi động cơ ngừng hoạt động dài ngày (khoảng 2 tháng trở lên):
Rút nước trong động cơ và hệ thống như ở phần trên.
Đổ một vài lít dầu nhờn bảo quản vào từng xylanh, Đồng thời via máy để dầu bám đều lên các mặt gương xylanh.
Cứ vài ngày một lần tiến hành bôi trơn cho động cơ bằng bơm tay, đồng thời với việc via máy và phải duy trì đều đặn công việc này.
Bảo quản tất cả các bề mặt động cơ, cơ cấu không có sơn phủ bằng cách tưới một lớp mỡ bảo quản đã được đun lên tới nhiệt độ 55 ¸ 60 oc cho bám dính đều các bề mặt đó.
Rửa các bộ phận của nhệ thống phun nhiên liệu bằng dầu diesel, sau đó lau khô chúng và bảo quản bằng dầu bôi trơn sạch.
Lưu ý:
Trước khi cho động cơ hoạt động trở lại phải tiến hành các công việc bảo dưỡng sau:
Làm sạch và tẩy rửa các nắp qui lat và tất cả các van.
Làm sạch trục cam cùng với các cam và cần đẩy.
Rửa sạch các bơm cao áp.
Hút dầu nhờn bảo quản trong các xylanh bằng một bơm tay bằng cách cho ống hút của bơm luồn qua lỗ vòi phun.
Làm sạch, thổi thông các ống trên động cơ.
Dung dịch để làm sạch các bộ phận của động cơ là: dầu diesel hoặc dầu paraphin rồi lau khô bằng vải sạch, không được dùng vải len để lau vì có thể làm tắc ống hoặc bịt chặt các lỗ, rãnh…
Kiểm tra hiệu chỉnh lại các khe hở xupap, thời điểm phun nhiên liệu cho đúng với qui định.
ChươngXI
CHẠY RÀ VÀ ĐIỀU CHỈNH ĐỘNG CƠ
11.1.Chạy rà động cơ mới hoặc mới sửa chữa.
1.Mục đích.
- San phẳng độ nhấp nhô tế vi trên bề mặt chi tiết
- Kiểm tra động cơ sau khi sửa chữa và khắc phục những thiếu sót của quá trình sửa chữa
- Điều chỉnh lần cuối trước khi đưa động cơ vào khai thác
11.2.Ý nghĩa.
Mi mịn của các chi tiết trên động cơ là có qui luật. Động cơ mới đưa vào sử dụng hoặc mới sau đại tu có độ nhấp nhô bề mặt chi tiết lớn nên tốc độ mài mịn rất cao ở giai đoạn đầu. Vì vậy nhất thiết phải được chạy rà trước khi đưa vào sử dụng để tăng độ tin cậy cho động cơ.
11.3.Các giai đoạn chạy rà.
11.3.1.Chạy r nguội: Trong giai đoạn này chỉ cấp dầu bôi trơn, không cấp nhiên liệu cho động cơ. Động cơ chạy rà nhờ thiết bị khác lai, trong quá trình chạy r nng tĩc độ động cơ từ thấp lên cao. Trong sửa chữa định kì người ta có thế một vài nhóm piston- xilanh, việc chạy rà nguội nhóm này được tiến hành lúc động cơ vẫn làm việc bình thường nhưng cắt nhiên liệu vào nhóm xilanh trên. Thời gian chạy rà nguội khoảng 1÷8 giờ (phụ thuộ vào mức độ sửa chữa). Ở những động cơ nhỏ việc chạy rà nguội được tiến hành 2 bước là: chạy rà nguội thuận và tới chạy rà nguội nghịch. Sau khi tiến hành chạy rà nguội ta tiến hành chạy rà nóng.
11.3.2.chạy r nĩng:Thực hiện đầy đủ các công việc chuẩn bị khởi động, sau đó khởi động cho động cơ làm việc bình thường nhưng không mang tải.
Khi động cơ đ khởi động nhanh chóng kiểm tra áp lực dầu bôi trơn, xem xét các hiện tượng rị lọt….Sau 10 pht chạy my cần kiểm tra sự bơi trơn, làm mát các bệ đỡ. Để ở chế độ ổn định nhỏ nhất sau đó tăng dần vịng quay động cơ từ 25%, 39%, 63%, 100% vịng quay định mức. Trong quá trình chạy r nĩng những điều cần quan tâm nhất là áp lực dầu bôi trơn, sự tắc nghẹt của bầu lọc dầu bôi trơn, các hỏng hóc bất thường.
11.2.Điều chỉnh khe hở nhiệt supap.
Khe hở nhiệt supap là khe hở giữa đuôi supap và cị mổ. Trong qu trình lm việc khe hở ny sẽ bị thay đổi, khi đó góc đóng mở supap bị thay đổi hoặc supap sẽ thường đóng hoặc thường mở. Vì vậy sau một thời gian lm việc nhất định hoặc khi khe hở nhiệt supap thay đổi ta phải kiểm tra, điều chỉnh lại. Chỉ kiểm tra điều chỉnh khi các supap đóng hoàn toàn (kiểm tra điều chỉnh supap của xilanh nào thì xilanh đó phải đang ở cuối thì nn đầu thì nổ).
11.2.1.Các bước điều chỉnh:
- Xác định chiều quay của động cơ
- Xác định thứ tự nổ của động cơ
- Xác định supap hút, supap thoát của từng xilanh động cơ
- Lập bảng phân tích thứ tự làm việc của động cơ
- Lấy xilanh số 1 lm chuẩn via máy đưa piston xilanh số 1 về ĐCT ở cuối thì nn đầu thì nổ, chỉnh cho xilanh số 1 sau đó theo bảng phân tích chỉnh tiếp cho cc xilanh cịn lại.
11.2.2.Cách kiểm tra, điều chỉnh:
*Kiểm tra.
Dùng căn lá đưa vào khe hở giữa đầu địn gnh v đuôi supap. Giá trị căn lá biểu thị trị số khe hở nhiệt supap thực tế. Nếu khe hở nhiệt supap thực tế không đúng với qui định thì phải điều chỉnh lại.
*Điều chỉnh.
Hình 11.1. Điều chỉnh khe hở nhiệt supap
1.Đũa đẩy 4.Cị mổ
2.Đai ốc 5.Supap
3.Vít điều chỉnh a.Khe hở nhiệt supap
- Dng tuốc lơ vít giữ chặt vít 3
- Dùng cờ lê thích hợp nới lỏng đai ốc 2
- Dùng căn lá có chiều dày đúng bằng khe hở nhiệt yêu cầu trong lý lịch máy đưa vào khe hở a
- Vừa đưa căn lá vào vừa điều chỉnh vít 3 khi nào dịch chuyển căn lá trong khe hở a thấy “sít trượt” thì thơi khơng chỉnh vít 3 nữa
- Giữ nguyên vít 3 dùng cờ lê vặn chặt đai ốc 2
11.3.Các bước điều chỉnh góc đóng, mở supap.
- Xác định ĐCT, ĐCD của các xilanh trên bánh đà, sau đó tiến hành chia độ trên bánh đà (nếu mất dấu).
- Xác định chiều quay của động cơ.
- Xác định thứ tự nổ của các xilanh, ngoài ra cịn phải biết gĩc mở sớm đóng muộn của các supap.
- Xác định góc mở sớm thực tế của supap.
- Xác định góc đóng muộn thực tế của supap.
- So sánh góc mở sớm (đóng muộn) thực tế với qui định nếu sai khác thì điều chỉnh lại.
11.4.Điều chỉnh gĩc phun sớm.
Trên bánh đà có đánh dấu góc phun sớm. Có thể kiểm tra bằng cách lắp ống thủy tinh thay cho ống cao áp. Nạp đầy nhiên liệu vào ống quay trục và quan sát độ khum của nhiên liệu trên ống thủy tinh. Quay trục động cơ làm cho piston của xilanh cần kiểm tra cách ĐCT một khoảng tương ứng với góc phun sớm của động cơ và quan sát mức nhiên liệu trên ống thủy tinh. Khi thời điểm bắt đầu rung động của mặt nhiên liệu trong ống thủy tinh chính là thời điểm bắt đầu cấp nhiên liệu. Xác định thời điểm này tại bánh đà với góc độ phun sớm mà nhà chế tạo cho phép. Nếu không đúng với số liệu thì ta phải căn chỉnh thay đổi vị trí trục cam hoặc điều chỉnh bulông của con đội bơm
11.5.Điều chỉnh bơm cao áp, vịi phun.
11.5.1.Điều chỉnh bơm cao áp:
Điều chỉnh bơm cao áp là điều chỉnh định thời, định lượng và định áp.
- Điều chỉnh định lượng được thực hiện bằng cách thay đổi hành trình cĩ ích của piston trụ thơng qua cần ga.
- Điều chỉnh định thời được xác định bằng góc quay của trục khuỷu và chính là điều chỉnh góc phun sớm.
- Điều chỉnh định áp thì do cc nguyn nhn gy nn p suất phun khơng đảm bảo là:
+ Van xuất dầu khơng kín
+ Lị xo qu yếu
+ Cặp xilanh- piston trụ khơng kín khít
Do đó để điều chỉnh áp suất phun ta rà lại van xuất dầu, thay lị xo hoặc cặp xilanh- piston trụ.
11.5.2.Điều chỉnh vịi phun:
Việc điều chỉnh vòi phun được tiến hành trên bàn thử. Bàn thử có lắp bơm cao áp và lắp van với ống ba nhánh có cốc đựng nhiên liệu ống cao áp và cần bơm bằng tay. Khi ta bơm cao áp bằng tay sẽ nén nhiên liệu vào vòi phun. Còn một nhánh lắp với áp kế (nhánh kia lắp với vòi phun). Áp suất phun thực tế được xác định trn đồng hồ p lực khi vịi phun bắt đấu phun, so sánh với áp suất qui định trong hồ sơ động cơ. Điều chỉnh áp suất phun bằng phương pháp tăng hoặc giảm sức căng lò xo của vòi phun bằng vít điều chỉnh
Kiểm tra chất lượng phun bằng cách cho vòi phun lên một tờ giấy sạch ở cách lỗ phun khoảng 20 cm khi trên tờ giấy in vết tương ứng với số các lỗ phun và góc phun.
Hình 11.2. Thử vị phun
1.Thùng chứa nhiên liệu
2.Bơm cao áp
3.Tay bơm
4.Đồng hồ áp lực
5.Vị phun
6. tờ giấy trắng
Chương XII
NHIỆM VỤ MÁY TRƯỞNG
12.1.Phạm vi trách nhiệm thuyền viên máy:
Trích Quyết định số 28 / 2004 / QĐ - BGTVT của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ngày 7 tháng 12 năm 2004 “Ban hành qui định phạm vi trách nhiệm của thuyền viên, người lái phương tiện và định biên an toàn tối thiểu trên phương tiện thuỷ nội địa”
Điều 8.Máy trưởng
Máy trưởng là người giúp việc thuyền trưởng, trực tiếp phụ trách bộ phận máy và có trách nhiệm sau đây:
Quản lý, nắm vững tình trạng kỹ thuật hệ thống động lực; tổ chức phân công, giám sát thuyền viên bộ phận máy trong quá trình vận hành.
Thực hiện đầy đủ qui định về vận hành máy móc, thiết bị; tổ chức bảo dưỡng thường xuyên , sửa chữa những hạng mục công việc được phép làm của máy móc, thiết bị để bảo đảm hệ thống máy hoạt động có hiệu quả.
Kê khai những hạng mục yêu cầu sửa chữa để thuyền trưởng báo cáo chủ phương tiện.
Khi phương tiện lên đà, phải tiến hành kiểm tra hệ thống trục chân vịt; bổ sung hạng mục yêu cầu sửa chữa; kiểm tra và đánh giá chính xác tình trạng kỹ thuật các hạng mục sửa chữa vào văn bản nghiệm thu; có quyền không chấp nhận những hạng mục sửa chữa không đúng yêu cầu kỹ thuật.
Thường xuyên kiểm tra việc nhận, tiêu thụ, sử dụng nhiên liệu, vật liệu, phụ tùng thay thế và báo cáo thuyền trưởng. Trực tiếp quản lý hệ thống nhiên liệu và sử dụng mọi biện pháp sử lý khi phát hiện có hơi nhiên liệu tập trung trong buồng máy.
Trực tiếp phụ trách một ca máy. Ngoài giờ đi ca, khi cần thiết phải có mặt ở buồng máy để kịp thời giải quyết công việc theo yêu cầu của thuyền trưởng hoặc đề nghị của máy phó.
trường hợp xét thấy thi hành lệnh của người chỉ huy trực tiếp trên buồng lái sẽ gây ra hư hỏng bộ phận máy thì phải báo cáo cho người phụ trách ca làm việc hoặc thuyền trưởng biết, nếu lệnh đó vẫn giữ nguyên thì phải chấp hành và ghi vào nhật ký máy có xác nhận của người ra lệnh.
Được quyền cho đình chỉ hoạt động một bộ phận máy hoặc một hệ thống máy nếu xét thấy không an toàn; trường hợp xét thấy nếu máy tiếp tục hoạt động sẽ gây ra hư hỏng nghiêm trọng hoặc xảy ra tai nạn thì phải lập tức cho ngừng máy, đồng thời báo ngay cho người phụ trách ca làm việc và thuyền trưởng.
Giữ gìn, bảo quản các hồ sơ, tài liệu kĩ thuật thuộc bộ phận máy và tổ chức ghi chép sổ nhật ký máy.
Tổ chức học tập nâng cao trình độ nghiệp vụ cho thuyền viên bộ phận máy và những người tập sự thuyền viên bộ phận máy.
Thực hiện nhiệm vụ của máy phó nếu không có cơ cấu chức danh máy phó trên phương tiên.
Khi chuyển giao nhiệm vụ máy trưởng, hai bên giao nhận phải bàn giao về hiện trạng, trạng thái kỹ thuật, thiết bị, tài sản, sổ sách, giấy tờ có liên quan. Biên bản bàn giao phải được thuyền trưởng xác nhận, mỗi bên giữ một bản, gửi chủ phương tiện một bản.
Điều 9. Máy phó một
Máy phó một là người giúp việc máy trưởng, có trách nhiệm sau đây:
Bảo đảm sự hoạt động bình thường của các máy phụ (nếu có), hệ thống trục chân vịt và bộ phận cơ giới của máy lái.
Quản lý xưởng của phương tiện (nếu có) và kho vật liệu, phụ tùng máy; trực tiếp quản lý việc nhận, cấp phát, tiêu thụ nguyên, nhiên, vật liệu, phụ tùng thay thế và dụng cụ đồ nghề, thường xuyên báo cáo máy trưởng về tình trạng kỹ thuật của máy, tình hình sử dụng nguyên, nhiên, vật liệu, phụ tùng thay thế và dụng cụ đồ nghề theo qui định và đúng thời hạn.
Quản lý các trang thiết bị cứu hoả thuộc buồng máy.
Lập kế hoạch công tác của bộ phận máy để máy trưởng duyệt, trực tiếp bố trí công việc, phân công trực ca đối với thuyền viên thuộc bộ phận máy.
Trực tiếp phụ trách một ca máy.
Chỉ tiến hành bơm, di chuyển nước, dầu khi được sự đồng ý của thuyền trưởng.
Trường hợp xét thấy thi hành lệnh của người chỉ huy trực tiếp trên buồng lái sẽ gây ra hư hỏng bộ phận máy thì phải báo cáo cho người phụ trách ca làm việc hoặc thuyền trưởng biết, nếu lệnh đó vẫn giữ nguyên thì phải chấp hành và ghi vào nhật ký máy và có xác nhận của người ra lệnh.
Trong ca làm việc, được quyền cho đình chỉ hoạt động một bộ phận máy hoặc một hệ thống máy nếu xét thấy không an toàn; trường hợp xét thấy nếu máy tiếp tục hoạt động sẽ gây ra hư hỏng nghiêm trọng hoặc xảy ra tai nạn thì phải lập tức cho ngừng máy, đồng thời baó ngay cho người phụ trách ca làm việc và thuyền trưởng.
Kiểm tra việc chấp hành nội qui kỷ luật và trật tự vệ sinh của thuyền viên máy.
Thực hiện nhiệm vụ của máy phó hai nếu không có cơ cấu chức danh máy phó hai trên phương tiện. Thực hiện một số nhiệm vụ khác khi được máy trưởng giao.
Điều 10. Máy phó hai
Máy phó hai là người giúp việc máy trưởng, có trách nhiệm sau đây:
Bảo đảm cho các máy bơm nước của hệ thống cứu hoả, cứu đắm và các thiết bị, máy móc dự p phòng ở trạng thái sẵn sàng hoạt động.
Trực tiếp phụ trách một ca máy.
Phụ trách hệ thống máy nén khí, hệ thống ống nước, ống dấu, ống hơi.
Định kì kiểm tra độ nhạy của các van an toàn, sau khi kiểm tra phải ghi kết quả kiểm tra vào sổ nhật kí máy và báo cáo máy trưởng xác nhận.
Chỉ được tiến hành bơm, di chuyển nước, dầu khi được sự đồng ý của thuyền trưởng.
Trường hợp xét thấy thi hành lệnh của người chỉ huy trực tiếp trên buồng lái sẽ gây ra hư hỏng bộ phận máy thì phải báo cáo cho người phụ trách ca làm việc hoặc thuyền trưởng biết, nếu lệnh đó vẫn giữ nguyên thì phải chấp hành và ghi vào nhật kí máy và có xác nhận của người ra lệnh.
Trong ca làm việc, được quyền cho đình chỉ hoạt động một bộ phận máy hoặc một hệ thống máy nếu xét thấy không an toàn; trường hợp xét thấy nếu máy tiếp tục hoạt động sẽ gây ra hư hỏng nghiêm trọng hoặc xảy ra tai nạn thì phải lập tức cho ngừng máy, đồng thời báo ngay cho người phụ trách ca làm việc và thuyền trưởng.
Thực hiện một số nhiệm vụ khác khi được máy trưởng giao.
Điều 11. Thợ máy
Thợ vận hành máy chịu sự lãnh đạo của máy trưởng và người phụ trách ca máy, có trách nhiệm sau đây:
Trong khi đi ca phải thực hiện đầy đủ nhiệm vụ đã được phân công; theo dõi các thông số kỹ thuật, tình hình hoạt động của máy, nếu thấy không bình thường phải báo cáo phụ trách ca máy.
Thường xuyên làm vệ sinh máy và buồng máy; tham gia bảo dưỡng, sửa chữa theo yêu cầu của máy trưởng.
Thực hiện một số nhiệm vụ khác khi được máy trưởng hoặc phụ trách ca máy giao.
Điều 12. Người lái phương tiện
Người lái phương tiện có trách nhiệm:
Quản lý người, phương tiện, tài sản, các giấy tờ có liên quan đến phương tiện do mình lái.
Nắm vững tình hình luồng lạch và điều kiện an toàn của cảng, bến nơi phương tiện hoạt động.
Kiểm tra phương tiện, các trang thiết bị an toàn cho người và phương tiện; trước khi khởi hành phải sắp xếp người, hàng hoá bảo đảm phương tiện ổn định, an toàn.
Khi phương tiện sửa chữa, phải kiểm tra, giám sát, nghiệm thu.
Khi phương tiện bị tai nạn phải kịp thời cứu người, phương tiện, hàng hoá và là người cuối cùng rời phương tiện nếu phương tiện bị đắm.
Khi nhận được tín hiệu cấp cứu của các phương tiện khác, phải tham gia cứu nạn nếu việc làm này không gây nguy hiểm đến người, phương tiện do mình lái.
Điều 13. Thuyền viên tập sự
Thuyền viên tập sự chịu sự quản lý của thuyền trưởng. Thuyền viên tập sự ở chức danh nào trên phương tiện phải thực hiện phạm vi trách nhiệm của chức danh đó và có trách nhiệm sau đây:
Chấp hành nghiêm chỉnh các qui định chung đối với thuyền viên.
Tham gia làm việc, sinh hoạt trên phương tiện theo sự phân công, hướng dẫn của thuyền trưởng hoặc máy trưởng hay người được thuyền trưởng hoặc máy trưởng uỷ quyền.
Chỉ được sử dụng, vận hành máy, trang thiết bị trên phương tiện khi có sự giám sát của người trực tiếp hướng dẫn.
12.2.TÁC DỤNG VÀ CÁCH SỬ DỤNG NHẬT KÝ MÁY:
12.2.1.Tác dụng:
Nhật ký máy là tài liệu ghi chép cụ thể những diễn biến từng ngày trên hành trình nó giúp cho công tác quản lý, nâng cao trình độ nghiệp vụ và kỹ thuật thuyền viên, đánh giá được tình trạng kỹ thuật của hệ động lực là cơ sở để giải quyết mọi lĩnh vực thuộc phạm vi kỹ thuật, con người, pháp luật…
12.2.2.Cách sử dụng:
Nhật ký máy luôn được đặt tại nơi qui định ở buồng máy
Người đi ca trực máy phải trực tiếp ghi chép trung thực, đầy đủ, chính xác những nội dung trong các cột, mục, mọi lệnh, mọi diễn biến trong ca, cách xử lý và chịu trách nhiệmvề những nội dung đã ghi (không được để dồn cuối ca hoặc hoặc cuối ngày mới ghi).
Cuối ca phải bàn giao cụ thể từng công việc nhất là những công việc chưa giải quyết xong cho người nhận ca để tiếp tục giải quyết.
Cuối ngày máy trưởng kiểm tra và ghi nhận định, đánh giá, cách giải quyết trong ngày, định hướng cho ngày hôm sau ghi rõ nhận định và hướng chỉ đạo, ký tên và định kỳ báo cáo thuyền trưởng.
Nhật ký máy được dùng trong thời gian qui định của đơn vị quản lý phương tiện. Khi hết đem nạp cho thuyền trưởng để thuyền trưởng nạp cho đơn vị đổi nhật ký mới./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Nguyễn Văn Bình; Nguyễn Tất Tiến
Nguyên lý động cơ đốt trong
2.Hồ Tấn Chuẩn; Nguyễn Đức Phú; Trần VănTế; Nguyễn Tất Tiến
Kết cấu và tính toán động cơ đốt trong
3.Nguyễn Ngọc Thiêm
Giáo trình động cơ diesel tàu thuỷ
4.Chủ biên: Nguyễn Thị Xinh
Giáo trình cấu tạo và công nghệ sửa chữa động cơ diesel – Hệ trục tàu thuỷ
5. Đặng Hộ
Thiết kế trang trí hệ động lực tàu thuỷ
6.G.S Trần Hữu Nghị
Hỏi và đáp về khai thác hệ động lực diesel tàu thủy
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- mh_09_may_tau_6061.doc