Giao dịch bảo chứng - Ths: Nguyễn Văn Quý

Đối với cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư do chính CTCK BLPH trong vòng 06 tháng. Cổ phiếu của CTNY sở hữu từ 50% vốn điều lệ của CTCK. Cổ phiếu của CTNY do CTCK sở hữu từ 50% trở lên vốn điều lệ. Đối với cổ phiếu của chính CTCK phát hành. Khi khách hàng không đảm bảo tỷ lệ ký quỹ theo quy định.

ppt45 trang | Chia sẻ: phanlang | Lượt xem: 1906 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giao dịch bảo chứng - Ths: Nguyễn Văn Quý, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIAO DỊCH BẢO CHỨNG Ths: Nguyễn Văn Quý KHÁI NIỆM 1.1 BẢO CHỨNG 1.2 KÝ QUỸ 1.3 GIAO DỊCH BẢO CHỨNG 1.4 TÍCH CỰC VÀ HẠN CHẾ CỦA GIAO DỊCH BẢO CHỨNG II. QUY ĐỊNH VỀ GIAO DỊCH BẢO CHỨNG III. QUY ĐỊNH GIAO DỊCH BẢO CHỨNG TẠI VIỆT NAM 1.1 BẢO CHỨNG Là việc dùng tiền hay các giấy tờ có giá để làm tài sản đảm bảo cho một khoản vay hay một khoản đầu tư. 1.2 KÝ QUỸ - MARGIN Là tài sản đảm bảo mà nhà đầu tư phải có trong tài khoản để đảm bảo cho những rủi ro của những khoản vay dùng để mua chứng khoán, quyền lựa chọn, hay các hợp đồng tương lai với đối tác của mình. Tài sản đảm bảo dùng để ký quỹ có thể là tiền mặt hoặc chứng khoán có trong tài khoản bảo chứng. KÝ QUỸ MUA – BUYING ON MARGIN Là giao dịch mua chứng khoán bằng tiền vay nhà môi giới với tài sản đảm bảo là các chứng khoán hoặc tiền mặt có trong tài khoản bảo chứng. Ví dụ: Trong tài khoản ký quỹ của mình nhà đầu tư có 10.000 cổ phiếu XYZ có giá trị tại thời điểm vay tương đương 100 triệu đồng và 100 triệu đồng tiền mặt. Nhà đầu tư có thể dùng 10.000 cổ phiếu trên và 100 triều đồng tiền mặt để làm tài sản ký quỹ để vay tiền từ nhà môi giới. BÁN KHỐNG – SHORT SALE Là việc bán chứng khoán không thuộc sở hữu của nhà đầu tư tại thời điểm bán, tức là bán cái mình chưa có. Do kỳ vọng vào giá chứng khoán trong tương lai sẽ giảm, nên nhà đầu tư thực hiện bán khống bằng cách vay chứng khoán của công ty chứng khoán để bán. 1.3 GIAO DỊCH BẢO CHỨNG – MARGIN TRADING Giao dịch bảo chứng hay còn gọi là giao dịch ký quỹ, đó là việc mua hoặc bán chứng khoán trong đó nhà đầu tư chỉ có một phần tiền hoặc chứng khoán, phần còn lại do công ty chứng khoán cho vay. Có hai loại vị thế giao dịch: Mua trước bán sau – Long position Bán trước mua sau – Short position 1.4 TÍCH CỰC VÀ HẠN CHẾ CỦA GIAO DỊCH BẢO CHỨNG Tích cực Tạo tính thanh khoản cho chứng khoán và thị trường Đối với nhà đầu tư: Nâng cao số vốn đầu tư từ vay mượn Công ty chứng khoán. Có khả năng khuếch đại thu nhập của khách hàng theo hệ số đòn bẩy tài chính. 1.4 TÍCH CỰC VÀ HẠN CHẾ CỦA GIAO DỊCH BẢO CHỨNG a. Tích cực Đối với Công ty chứng khoán: Thu tiền phí dịch vụ. Thu tiền lãi từ cho vay. 1.4 TÍCH CỰC VÀ HẠN CHẾ CỦA GIAO DỊCH BẢO CHỨNG Hạn chế Đối với nhà đầu tư: Có khả năng khuếch đại khoản lỗ theo hệ số đòn bẩy tài chính. Trả nhiều loại phí. Bị giải chấp trong trường hợp chứng khoán của khách hàng giảm vượt tỷ lệ dự trữ tối thiểu bắt buộc. 1.4 TÍCH CỰC VÀ HẠN CHẾ CỦA GIAO DỊCH BẢO CHỨNG Hạn chế Tính đến khoảng tháng 06/2011. Bà Diệp ký hợp đồng hợp tác đầu tư với Công ty chứng khoán APEC với tổng giá trị gần 9.9 tỷ đồng. Trong đó tiền mặt nhà đầu tư là 1 tỷ đồng. Nợ vay đối với công ty chứng khoán là 8.8 tỷ đồng với lãi suất 0.055%/ngày. Tình hình thị trường diễn biến xấu, giá chứng khoán sụt giảm quá tỷ lệ an toàn mà công ty chứng khoán cho phép. Bà Diệp đã cầm 02 sổ đỏ và ký cam kết đến ngày 20/07/2011 được giữ lại chứng khoán và đề nghị công ty không bán giải chấp. Tuy nhiên công ty chứng khoán APEC vẫn bán giải chấp cổ phiếu. Theo luật sư Nguyễn Ngọc Giang: Biên bản giao nhận nói trên có chức năng tương đương với một bản hợp đồng gửi giữ. Do vậy, các bên sẽ phải tuân thủ những điều khoản cam kết trong thời gian gửi giữ đó. Theo luật sư Vũ Tiến Minh: Việc công ty chứng khoán cho nhà đầu tư vay, ở thời điểm hiện tại, vẫn là sai. Do vậy, nếu phân xử, nhiều khả năng giao dịch sẽ bị coi là vô hiệu. Mà đã vô hiệu thì không thể có tài sản thế chấp. 1.4 TÍCH CỰC VÀ HẠN CHẾ CỦA GIAO DỊCH BẢO CHỨNG Hạn chế Đối với công ty chứng khoán Rủi ro không thu đủ tiền cho vay Rủi ro tài chính 1.4 TÍCH CỰC VÀ HẠN CHẾ CỦA GIAO DỊCH BẢO CHỨNG Hạn chế Chuyện lạ từ Công ty cổ phần nhựa An Phát. Với 9.9 triệu cổ phiếu đang lưu hành, trong đó Hội đồng quản trị nắm giữ 1.8 triệu cổ phiếu. Giá tăng giảm bất thường trong 20 ngày. Tăng từ mức 44.600 đồng/cổ phiếu ngày 18/08/2010 lên đỉnh 94.000 đồng/cổ phiếu ngày 08/09/2010. Khối lượng giao dịch bình quân trong giai đoạn trường ngày 18/08/2010 vào khoảng 246.516 cổ phiếu/phiên. Trong giai đoạn tăng giá sau đó là 616.540 cổ phiếu/phiên. Trong giai đoạn từ ngày 18/08/2010 đến 29/09/2010. Công ty Tài chính Thăng Long cổ đông lớn, đã bán xong 540.000 cổ phiếu. Ngày 25/08/2010: Tổ chức Công ty TNHH Đầu tư FC, cổ đông lớn đã bán xong 1.050.000 cổ phiếu. Ngày 29/09/2010: Tổ chức Công ty cổ phần Đầu tư Tam Sơn đã bán xong 3.000.000 cổ phiếu. Có chuyện lừa đảo ở đây không? Nhà đầu tư đã lợi dụng kẽ hở về Margin của các công ty chứng khoán để bán cổ phiếu số lượng lớn. Quy trình mở tài khoản của Công ty chứng khoán có tạo điều kiện cho vụ việc trên khi nhà đầu tư bỏ tiền ký quỹ để cho công ty chứng khoán giải chấp cổ phiếu. 2.1 GIÁ TRỊ KÝ QUỸ BAN ĐẦU – INITIAL MARGIN Là số tiền khách hàng gửi cho người môi giới khi muốn mua chứng khoán trên tài khoản bảo chứng. Tỷ lệ ký quỹ ban đầu: Là tỷ lệ giữa tài sản thực có trước khi giao dịch so với giá trị giá trị hợp đồng giao dịch dự kiến thực hiện tính theo giá thị trường. 2.1 GIÁ TRỊ KÝ QUỸ BAN ĐẦU – INITIAL MARGIN Ví dụ: Theo Regulation T of the federal reserve Board, thì tỷ lệ ký quỹ tối thiểu ở US là 50%. Tài khoản ký quỹ của nhà đầu tư có 5.000 USD, nhà đầu tư có thể vay tối đa bao nhiêu tiền để thực hiện giao dịch? Để nhà đầu tư có thể mua một số cổ phiếu trị giá 20.000 USD, nhà đầu tư cần phải có trong tài khoản ký quỹ bao nhiêu? 2.2 GIÁ TRỊ HIỆN HÀNH TRÊN THỊ TRƯỜNG HAY THỊ GIÁ HIỆN HÀNH Là tổng giá trị của toàn bộ chứng khoán có trên tài khoản theo giá thị trường vào thời điểm hiện tại. Giá xác định: Giá đóng cửa của chứng khoán trong ngày làm việc trước đó. Vào ngày chứng khoán được mua: Giá trị hiện hành trên thị trường của chứng khoán trong ngày bằng tổng số tiền trả cho chứng khoán đó, bao gồm cả tiền hoa hồng và phí. Vào ngày chứng khoán được bán: Giá trị hiện hành trên thị trường của chứng khoán ngày hôm đó là số tiền thực tế nhận được sau khi trừ phí hoa hồng và các khoản lệ phí và thuế. 2.3 GIÁ TRỊ CHỨNG KHOÁN THỰC CÓ – CURRENT LIQUIDATING MARGIN - CLM Là số tiền thực có của nhà đầu tư trong tài khoản sau khi thanh lý toàn bộ các trạng thái giao dịch theo thị giá và thanh toán nợ cho công ty môi giới và các loại phí, thuế. Tài sản thực có bao gồm tiền mặt, giá trị các chứng khoán được phép ký quỹ trên tài khoản giao dịch ký quỹ tính theo giá thị trường trừ đi dư nợ ký quỹ. 2.3 GIÁ TRỊ CHỨNG KHOÁN THỰC CÓ – CURRENT LIQUIDATING MARGIN. Cách 1: 2.3 GIÁ TRỊ CHỨNG KHOÁN THỰC CÓ – CURRENT LIQUIDATING MARGIN. TỶ LỆ KÝ QUỸ THỰC TẾ: Là tỷ lệ giữa tài sản thực có so với tổng tài sản trên tài khoản giao dịch ký quỹ tính theo giá thị trường. 2.3 GIÁ TRỊ CHỨNG KHOÁN THỰC CÓ – CURRENT LIQUIDATING MARGIN. Ví dụ: Tài khoản bảo chứng của nhà đầu tư có 5.000 USD, với tỷ lệ ký quỹ 50%, nhà đầu tư mua 1.000 cổ phiếu ABC với giá 10 USD. Giả sử phiên giao dịch ngày hôm sau giá cổ phiếu ABC còn 8 USD, thì tài khoản của nhà đầu tư còn bao nhiêu tiền. Tỷ lệ ký quỹ thực tế là bao nhiêu? 2.3 GIÁ TRỊ CHỨNG KHOÁN THỰC CÓ – CURRENT LIQUIDATING MARGIN. Cách tính CLM: Cách 2: CLM = Số tiền ký quỹ ban đầu + Lãi đầu tư – Lỗ đầu tư – Phí vay – Phí môi giới. Cách 1: CLM = Số tiền mặt trong tài khoản + Giá trị chứng khoán tại thời điểm hiện tại – Dư nợ - Phí vay – Phí môi giới. 2.3 GIÁ TRỊ CHỨNG KHOÁN THỰC CÓ – CURRENT LIQUIDATING MARGIN. Giá trị chứng khoán thực có của khách hàng biến động theo giá thị trường của các cổ phiếu có trên tài khoản của khách hàng. Ví dụ: Tỷ lệ ký quỹ ban đầu là 50%, tài khoản có giá trị ban đầu là 10.000 USD, nhà đầu tư mua 500 cổ phiếu SRT với giá 20 USD, 500 cổ phiếu SSC với giá 10 USD. Nếu phiên giao dịch tiếp theo giá cổ phiếu SRT còn 5 USD và giá cổ phiếu SSC lên 15 USD. Tính tỷ lệ ký quỹ thực tế? 2.4 DƯ CÓ – CREDIT BALANCE Là số tiền còn lại trên tài khoản của khách hàng sau khi khách hàng đã trả toàn bộ số tiền mua chứng khoán. 2.5 DƯ NỢ - DEBIT BALANCE Là số tiền khách hàng mua chứng khoán trên tài khoản bảo chứng đã vay của công ty chứng khoán để thanh toán số tiền mua chứng khoán. 2.6 GIÁ TRỊ KHOẢN VAY Là số tiền khách hàng vay để mua chứng khoán. 2.7 MỨC GIÁ TRỊ CHỨNG KHOÁN THỰC CÓ TỐI THIỂU Là số tiền ký quỹ tối thiểu để nhà đầu tư được công ty chứng khoán cho vay tiền. Theo Cục dự trữ liên bang Mỹ thì nếu giá trị chứng khoán thực có của khách hàng dưới 2.000 USD thì Công ty chứng khoán không được cho khách hàng vay tiền. 2.8 TỶ LỆ KÝ QUỸ DUY TRÌ Là tỷ lệ tối thiểu giữa tài sản thực có so với tổng tài sản trên tài khoản giao dịch ký quỹ tính theo giá thị trường. Nếu: CLM ≤ MMR Phải ký quỹ bổ sung. 2.8 GIÁ TRỊ KÝ QUỸ TỐI THIỂU MINIMUM MARGIN REQUIREMENT - MMR Ví dụ: Tỷ lệ dự trữ tối thiểu bắt buộc là 40%. Tỷ lệ ký quỹ là 50%. Nhà đầu tư ký quỹ 5.000 USD mua 1.000 cổ phiếu ABC giá 10 USD. Giá cổ phiếu xuống tới bao nhiêu thì chạm giá trị ký quỹ tối thiểu? Giả sử trong phiên tiếp theo, giá cổ phiếu chỉ còn 7 USD thì xử lý như thế nào? 2.9 CẢNH BÁO KÝ QUỸ - MARGIN CALL Khi giá trị tài sản ký quỷ thấp hơn giá trị ký quỹ tối thiểu thì nhà môi giới sẽ gửi đến nhà đầu tư một thông báo gọi là cảnh báo ký quỹ. Trong trường hợp này, nhà đầu tư phải ký quỹ bổ sung bằng tiền mặt, hoặc bán bớt chứng khoán có trong tài khoản. 3.0 KÝ QUỸ BỔ SUNG – ADDITIONAL MARGIN Là số tài sản bổ sung vào tài khoản ký quỹ khi nhằm đảm bảo tỷ lệ ký quỹ tối thiểu. 3.0 KÝ QUỸ BỔ SUNG – ADDITIONAL MARGIN Bổ sung bằng tiền mặt: Bằng thanh lý cổ phiếu: Ví dụ: Trường hợp cổ phiếu còn 7 USD thì có 03 cách ký quỹ bổ sung: Thứ nhất: Tiền mặt 800 USD Thứ hai: Thanh lý 286 cổ phiếu Thứ ba: Tiền mặt và cổ phiếu. Nếu bổ sung thêm 500 USD tiền mặt thì cần thanh lý thêm 108 cổ phiếu. 3.1 GIÁ TRỊ VƯỢT TRỘI Là phần giá trị lớn hơn giá trị chứng khoán thực có theo quy định về tỷ lệ ký quỹ Ví dụ: % ký quỹ 50%. Nhà đầu tư mua 1.000 cổ phiếu ABC giá 10 USD/cổ phiếu. Giá cổ phiếu sau đó tăng lên 15 USD/cổ phiếu. Tính vốn thực có và phần giá trị vượt trội? 3.2 SỨC MUA – BUYING POWER - BP Là tổng số tiền mà nhà đầu tư có thể dùng để mua chứng khoán. Với tài khoản ký quỹ, sức mua là tổng số tiền ký quỹ và số tiền cho phép bởi công ty chứng khoán và luật pháp thông qua công cụ đòn bẩy tài chính. TỶ LỆ KÝ QUỸ GIÁ TRỊ VƯỢT TRỘI SỨC MUA Bài 1: % ký quỹ 50% và % cho vay 50% Mua 1.000 cổ phiếu giá 10 USD mỗi cổ phiếu Ký quỹ ban đầu: 5.000 USD Vay: 5.000 USD Giá cổ phiếu tăng: 15 USD Tính vốn thực có – CLM? Tỷ lệ ký quỹ thực tế Tính phần giá trị vượt trội Bài 2: Giá trị cổ phiếu hiện hành 120.000 USD. Dư nợ: 60.000 USD Tỷ lệ dự trữ tối thiểu bắt buộc: 25% Nếu giá trị cổ phiếu hiện hành giảm còn 75.000 Tài khoản có vi phạm quy định ký quỹ? Tính giá trị bằng tiền phải nộp bổ sung? Đối với vị thế bán trước mua sau: Ngưỡng giá cổ phiếu tăng tối đa: Dư có = Giá trị bán trước + Vốn thực có. Vốn thực có = Giá trị bán trước x Tỷ lệ ký quỹ. Ví dụ: Tỷ lệ bảo chứng: 50% Tỷ lệ ký quỹ duy trì: 30% Khách hàng bán trước 1.000 cổ phiếu XYZ giá 70 USD/Cổ phiếu. Giá trị bán trước của khách hàng? Vốn thực có? Dư có? Ngưỡng thị giá tối đa? Ví dụ: Tỷ lệ bảo chứng: 50% Tỷ lệ duy trì: 30% Khách hàng bán trước 100 cổ phiếu giá 50 USD Nếu giá tăng lên 60 USD. Khách hàng phải đóng thêm tiền vào tài khoản bảo chứng để duy trì tài khoản theo duy định? 1. Cập nhật báo cáo: Từng giao dịch mua, bán chứng khoán Hoạt động gửi, rút tiền của khách hàng 2. Phê duyệt việc thanh toán 3. Quản lý báo cáo về giao dịch mua, bán trên tài khoản bảo chứng 4. Kiểm soát rủi ro Gọi khách hàng ký quỹ bổ sung khi tài khoản của khách hàng dưới tỷ lệ ký quỹ duy trì. MÔ HÌNH GIAO DỊCH Khách hàng chỉ được mở duy nhất một tài khoản giao dịch ký quỹ tại một công ty chứng khoán Tài khoản giao dịch ký quỹ chỉ được mở khi khách hàng đã có tài khoản giao dịch thông thường. Công ty chứng khoán quản lý tài khoản ký quỹ tách biệt với tài khoản giao dịch thông thường. Lệnh mua, bán trên tài khoản giao dịch ký quỹ cũng được ghi rõ trên phiếu lệnh là “lệnh giao dịch mua ký quỹ” 3.1 ĐIỀU KIỆN CÔNG TY CHỨNG KHOÁN THỰC HIỆN GIAO DỊCH KÝ QUỸ. Được cấp phép hoạt động nghiệp vụ môi giới chứng khoán. Không có lỗ luỹ kế lớn hơn hoặc bằng 50% vốn điều lệ. Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu không vượt quá 6 lần. Tỷ lệ vốn khả dụng lớn hơn 150% trong vòng 03 tháng gần nhất. Có hệ thống giao dịch phục vụ lý quỹ, giám sát tài khoản giao dịch ký quỹ, quy trình nghiệp vụ và quy trình quản trị rủi ro cho nghiệp vụ giao dịch ký quỹ. Có tối thiểu hai nhân viên có chứng chỉ hành nghề chứng khoán thực hiện hoạt động giao dịch ký quỹ. 3.2 CHỨNG KHOÁN ĐƯỢC GIAO DỊCH KÝ QUỸ - Bao gồm cổ phiếu và chứng chỉ quỹ niêm yết giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán, không bao gồm các chứng khoán đăng ký niêm yết giao dịch trên hệ thồng Upcom. Thời gian niêm yết trên 06 tháng, tính cả thời gian cổ phiếu chuyển sàn. Không bị tạm ngưng giao dịch, đưa vào diện bị cảnh báo, huỷ niêm yết, bị đưa vào diện bị kiểm soát. Kết quả kinh doanh của tổ chức niêm yết là không có lỗ căn cứ trên báo cáo tài chính gần nhất đã kiểm toán. Đối với chứng chỉ quỹ thì trong 03 tháng liên tiếp giá trị tài sản ròng tính trên một đơn vị chứng chỉ quỹ không được nhỏ hơn mệnh giá. 3.3 CÔNG BỐ DANH SÁCH CHỨNG KHOÁN ĐƯỢC PHÉP GIAO DỊCH KÝ QUỸ. Sở giao dịch chứng khoán định kỳ công bố danh sách chứng khoán không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ. Công ty chứng khoán, tuỳ theo điều kiện của công ty mình công bố công khai danh mục chứng khoán được phép giao dịch ký quỹ. 3.3 CÔNG TY CHỨNG KHOÁN KHÔNG ĐƯỢC CHO KHÁCH HÀNG VAY TIỀN ĐỂ THỰC HIỆN GIAO DỊCH KÝ QUỸ: Chứng khoán do chính công ty bảo lãnh phát hành trong 06 tháng. Cổ phiếu công ty niêm yết sở hữu từ 50% trở lên vốn điều lệ công ty chứng khoán và đối với cổ phiếu của công ty niêm yết mà công ty chứng khoán sở hữu trên 50% vốn điều lệ. Cổ phiếu do chính công ty chứng khoán phát hành. Khi khách hàng không bảo đảm tỷ lệ ký quỹ theo quy định. 3.4 HẠN MỨC CHO VAY GIAO DỊCH KÝ QUỸ Tổng dư nợ cho vay giao dịch ký quỹ của một công ty chứng khoán không được vượt quá 200% vốn chủ sở hữu của công ty chứng khoán. Tổng mức cho vay giao dịch ký quỹ của công ty chứng khoán đối với một khách hàng không được vượt quá 3% vốn chủ sở hữu của công ty chứng khoán. Tổng dư nợ cho vay giao dịch ký quỹ của một công ty chứng khoán đối với một loại chứng khoán không được vượt quá 10% vốn chủ sở hữu của công ty chứng khoán. Tổng số chứng khoán cho vay giao dịch ký quỹ cổng một công ty chứng khoán không được vượt quá 5% tổng số chứng khoán niêm yết. 3.5 TỶ LỆ KÝ QUỸ Mức giá chứng khoán thực có tối thiểu (mức ký quỹ tối thiểu của khách hàng): 10.000.000 đồng. Tỷ lệ ký quỹ ban đầu do công ty chứng khoán quy định nhưng không được thấp hơn 60% Tỷ lệ ký quỹ duy trì do công ty chứng khoán quy định nhưng không được thấp hơn 40%. Trong trường hợp khách hàng cầm cố, thế chấp cho khoản vay ký quỹ bổ sung bằng các chứng khoán, thì giá trị chứng khoán cầm cố, thế chấp không được xem xét bổ sung tài sản thực có để làm cơ sở xác định tỷ lệ ký quỹ tối thiểu cho các giao dịch vay mua ký quỹ tiếp theo. 3.6 HẠN CHẾ GIAO DỊCH KÝ QUỸ Đối với cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư do chính CTCK BLPH trong vòng 06 tháng. Cổ phiếu của CTNY sở hữu từ 50% vốn điều lệ của CTCK. Cổ phiếu của CTNY do CTCK sở hữu từ 50% trở lên vốn điều lệ. Đối với cổ phiếu của chính CTCK phát hành. Khi khách hàng không đảm bảo tỷ lệ ký quỹ theo quy định. CHÂN THÀNH CÁM ƠN vanquy@ssc.gov.vn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptgiao_dich_bao_chung_4614.ppt