c. Hai đứa trẻ- bài ca về thiên nhiên, đất nước.
- Bức tranh quê hương gần gũi mà không kém phần thơ mộng, đầy gợi cảm: “Chiều, chiều rồi.gió mát”
- Các nhân vật luôn gắn bó với thôn dã: “tưởng là mùi riêng của đất, của quê hương này”
- Hai đứa trẻ luôn luôn phát hiện những biến thái tinh tế của thiên nhiên: “Qua kẽ lá.”
Có thể coi là đóng góp của TL cho VH giai đoạn từ đầu thế kỉ XX đến CMT8 1945?
4. Tổng kết:
Nghệ thuật:
-Truyện không có cốt truyện
-Ngôn ngữ súc tích, giàu tính biểu cảm, giàu chất thơ.
- Đan xen yếu tố lãng mạn và hiện thực.
-Miêu tả tâm lí đặc sắc.
Nội dung: TL thể hiện một cách nhẹ nhàng mà thấm thía niềm xót thương đối với những kiếp người sống cơ cực, quẩn quanh, bế tắc ở phố huyện nghèo trước CM. Đồng thời, ông cũng thể hiện sự trân trọng đối với những mong ước tuy còn mơ hồn của họ.
202 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 3534 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án văn 11, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đoàn thể, không trọng công ích.
b. Nguyên nhân
- Quan lại: + Ham quyền tước, vinh hoa, giả dối, nịnh hót → phá tan đoàn thể
- Ngôi vua lâu → quan lại phú quý, dân nô lệ
→ Nguyên nhân sâu xa của tình trạng dốt nát, không biết đoàn thể, không lo việc đại sự
→ Chỉa mũi nhọn đả kích vào đám quan lại
- Cách gọi: + bọn học trò, kẻ mang quan đội mũ, kẻ áo trường
→ Thái độ miệt thị, khinh bỉ, chửi rủa căm ghét cao độ của tác giả.
- Cách nói: + ngất ngưởng ngồi trên, lúc nhúc chạy dưới
+ Ăn cướp có giấy phép
→ Ví von so sánh vạch trần sự tồi tệ của vua quan.
→ Phủ định chế độ vua quan chuyên chế.
è Xót xa trước thực trạng trì trệ, tù đọng đến thê thảm của xã hội Việt Nam dưới ách thực dân phong kiến
è Phẩm chất trung thực, tính cách cứng cỏi, quyết liệt của người hết lòng vì sự nghiệp duy tân đấn nước, dân chủ và tiến bộ xã hội.
3. Truyền bá xã hội chủ nghĩa:
- Xây dựng đoàn thể + truyền bá xã hội chủ nghĩa để giành tự do, độc lập
→ Thái độ muốn canh tân đất nước bằng cách thức tỉnh lòng yêu nước và sự tự tôn dân tộc.
3. Nghệ thuật:
- Dùng nhiều câu cảm thán phát biểu chính kiến bằng lí trí và tình cảm
- Kết hợp yếu tố biểu cảm, nghị luận và câu hỏi tu từ → tăng sức thuyết phục.
→ Tạo mối giao cảm giữa người nói – nghe, tác động mạnh đến nhận thức và tình cảm của họ.
- Giọng điệu: đanh thép, kiên quyết → lên án thực trạng đen tối của đất nước.
- Lập luận chính xác, sắc bén → đề cao tinh thần dân chủ và tư tưởng đoàn thể.
III. Tổng kết: HS học phần ghi nhớ sgk.
D. Củng cố: Qua nội dung và cách lập luận của tác giả thấy được tám lòng đối với quê hương đất nước của ông.
Dặn dò: Học bài và chuẩn bị bài.
.................................................................................................................................................................
Tiết 101 Tuần 29
Ngày soạn:3-3-2012
Đọc thêm:
TIẾNG MẸ ĐẺ - NGUỒN GIẢI PHÓNG CÁC DÂN TỘC BỊ ÁP BỨC
(Nguyễn An Ninh)
A. Mục tiêu bài học: Giúp hs:
Hiểu được tinh thần yêu nước và tư duy văn hóa sâu sắc của một trí thức Tây học khi phê phán những hành vi từ bỏ tiếng mẹ đẻ và văn hóa cha ông, học đòi “Tây hóa” của một bộ phận nhân dân đương thời.
Cảm nhận được một phần phong cách chính luận của tác giả qua đoạn trích: lí luận sắc sảo, lập luận chặt chẽ, luận cứ hùng hồn
B. Phương tiện thực hiện: SGK, SGV, thiết kế bài học và các phương tiện hỗ trợ khác..
Cách thức tiến hành: Đọc, tìm hiểu, gợi tìm, phân tích phát huy chủ thể hs.
C. Tiến trình giờ dạy:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: Hãy cho biết nguyên nhân nước ta không có luân lí xã hội? phân tích đặc sắc trong lập luân của Phan Châu Trinh?
3. Dạy bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
HĐ1: HS đọc tiểu dẫn và tìm hiểu về tác giả, tác phẩm.
TT1: Đọc tiểu dẫn
TT2: Tóm tắt vài nét tiểu sử NAN? Tác phẩm .... ra đời trong hoàn cảnh nào?
HĐ2: Đọc hiểu văn bản.
TT1: Đọc văn bản.
TT2: Có thể chia văn bản làm mấy phần? Nội dung cơ bản của từng phần là gì?
TT3: NAN phê phán những hành vi nào của thói học đòi Tây hóa? Ông đã phê phán ntn?
TT4: Theo tác giả tiếng nói có tầm quan trọng ntn đối với vận mệnh của dân tộc?
TT5: Căn cứ vào đâu tác giả nói tiếng nước mình không nghèo nàn?
TT6: Tác giả quan niệm ntn về mối quan hệ giữa ngôn ngữ nước ngoài với ngôn ngữ nước mình?
.
HĐ3: Tổng kết GV cho hs thảo luận câu hỏi 5 sgk
I. Giới thiệu.
1. Tác giả: Nguyễn An Ninh (1900 - 1943), nhà văn, nhà báo, nhà yêu nước
- Từng du học ở Pháp và tìm hiểu nhiều nước Châu Âu.
- Về nước chủ yếu viết báo, diễn thuyết chống đế quốc, bị đày đi Côn Đảo và chết trong tù.
2. Tác phẩm: In trên báo Tiếng chuông rè tháng 12/1925.
II. Đọc – hiểu:
1. Phê phán thói học đòi Tây hóa:
- Mở đầu: phê phán trực diện:
+ Bập bẹ tiếng Tây
+ Kiến trúc và trang trí lai căng
+ Sử dụng nước suối, rượu khai vị
→ Thói học đòi văn hóa Châu Âu
+ Từ bỏ văn hóa cha ông, tiếng mẹ đẻ → không thể diễn tả mạch lạc bằng tiếng nước mình.
→ Hành vi lòe đồng bào, thiếu văn hóa, tưởng danh giá nhưng lại hạ thấp mình.
è Phê phán, mỉa mai, châm biếm những người theo phong trào Âu hóa.
è Nỗi đau của người tha thiết với giống nòi.
2. Tầm quan trọng của tiếng Việt:
- Tiếng Việt + Người bảo vệ quyền độc lập dân tộc.
+ Phương tiện chuyển tải nội dung học thuyết đạo đức và khoa học
- Khước từ tiếng nói của mình: khước từ hi vọng giải phóng và từ chối tự do
→ Khẳng định tầm quan trọng của tiếng việt.
→ Trong hoàn cảnh hiện tại, đây là giải pháp ôn hòa, cần thiết, có sức thuyết phục.
- Tiếng Việt nghèo nàn → không có cơ sở
- Nguyên nhân: không chịu học, không trau dồi
→ Phơi trần tính chất ngụy biện của kẻ coi thường tiếng Việt.
3. Dùng ngoại ngữ để làm giàu ngôn ngữ dân tộc.
- Không phủ nhận việc học ngoại ngữ
- Kêu gọi làm giàu tiếng Việt bằng cách học ngoại ngữ.
→ Quan điểm đúng đắn và có giá trị thực tiễn. Có sức thuyết phục đối với trí thức Tây học và phát triển hướng bảo tồn tiếng dân tộc, góp phần giành độc lập, tự do.
- Lập luận chặt chẽ, lời lẽ vừa đanh thép vừa ôn hòa.
- Bố cục rõ ràng, lôgic
→ Tính thuyết phục và tính chiến đấu cao.
D. Củng cố: nội dung bài học
Dặn dò: Học bài chuẩn bị bài mới.
Tiết 103,104 Tuần 30
Ngày soạn:12-3-2012
BA CỐNG HIẾN VĨ ĐẠI CỦA CÁC MÁC
(Ăng ghen)
A. Mục tiêu bài học: Giúp hs:Nhận thức được những đóng góp quan trọng của Mác đối với lịch sử nhân loại;
Hiểu được đặc điểm văn chính luận của Ăng-ghen.
Trọng tâm kiến thức, kĩ năng
1. Kiến thức
Ba cống hiến vĩ đại của Mác.
Tình cảm của Ăng-ghen đối với Mác.
2. Kĩ năng
Đọc - hiểu văn bản theo hình thức thể loại
- Kĩ năng sống: Tự nhận thcuws về đóng góp quan trọng của Mác đối với lịch sử nhân loại và bài học cho bản thân về long trân trọng, biết ơn những thành quả cách mạng mà những bậc tiền bối đã tạo ra; Tư duy sáng tạo: phân tích bình luận về nghệ thuật lập luận của Ăng-ghen qua văn bản.
B. Phương tiện thực hiện: SGK, SGV, thiết kế bài học và các phương tiện hỗ trợ khác..
Cách thức tiến hành: Phân tích ngữ điệu, hoạt động nhóm
- Phương pháp: Động não: HS suy nghĩ và nêu ý kiến về cách tiếp cận và thể hiện hiện thực trong tác phẩm; Trình bày 1 phút: Trình bày cảm nhận, ấn tượng sâu sắc của cá nhân về giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
C. Tiến trình giờ dạy:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: Hãy phân tích tầm quan trọng của Tiếng Việt thông qua đoạn trích....?
3. Dạy bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
HĐ1: HS tìm hiểu phần tiểu dẫn.
TT1: .Đọc tiểu dẫn
TT2: Hãy giới thiệu vài nét về Các Mác và Ănghen?
TT3: Những cống hiến lớn lao của Mác đối với sự nghiệp cách mạng vô sản của nhân loại là gì?
TT4: Văn bản Ba cống hiến vĩ đại... được sáng tác trong hoàn cảnh nào? Nội dung cơ bản là gì?
HĐ2: HS đọc hiểu văn bản.
TT1: Đọc văn bản
TT2: Văn bản này chia bố cục làm mấy phần? Nội dung cơ bản của từng phần?
TT3: Những đóng góp to lớn của Các Mác là gì?
TT4: Để làm nổi bật tầm vóc của Mác, Ănghen đã dùng biện pháp nghệ thuật gì? Biện pháp ấy được thể hiện ntn trong bài điếu văn?
TT5: Tình cảm của Ănghen đối với Mác qua cách lập luận so sánh trong bài điếu văn?
TT6: Em hiểu ntn về ý kiến “Ông có thể có nhiều kẻ đối địch nhưng chưa chắc đã có một kẻ thù riêng nào”?
HĐ3: Tổng kết
I. Giới thiệu.
1. Ănghen: P.Ănghen (1820-1895)
- Nhà triết học Đức, nhà hoạt động cách mạng nổi tiếng của phong trào công nhân và nhân dân lao động toàn thế giới và quốc tế vô sản.
2. Mác: Các Mác (1918-1883)
- Nhà triết học, lí luận chính trị vĩ đại người Đức
- Lãnh tụ thiên tài của giai cấp công nhân và nhân dân lao động toàn thế giới
- Cống hiến: + Chủ nghĩa cộng sản khoa học
+ Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử.
+ Xây dựng học thuyết kinh tế Mácxít và CNXH khoa học.
→ Vũ khí lí luận và hành động của giai cấp công nhân trong đấu tranh chống ách thống trị.
Văn bản: Ba cống hiến vĩ đại của Mác
a. Hoàn cảnh sáng tác:
- Thời điểm Các Mác qua đời, đọc tại lễ tang Mác.
b. Nội dung: - Đánh giá cao cống hiến to lớn của Mác.
- Biểu lộ tình cảm tiếc thương của người cộng sản trước tổn thất to lớn.
II. Đọc – hiểu:
1.Bố cục: 3 phần
- Mở đầu ... gây ra: Thông báo thời điểm mác qua đời.
- Phần 2: Đánh giá ự nghiệp của mác
- Phần3: Bày tỏ tình cảm tiếc thương.
2. Những cống hiến vĩ đại của Mác:
a. Tìm ra quy luật phát triển của lịch sử loài người: so sánh tương đồng
Trong mỗi giai đoạn lịch sử loài người: hạ tầng cơ sở (sản xuất ra tư liệu sinh hoạt vật chất, trình độ phát triển kinh tế) quyết định kiến trúc thượng tầng (thể chế nhà nước, tôn giáo, nghệ thuật)
→ Khẳng định và phân tích ý nghĩa của quy luật
b. Phát hiện ra giá trị thặng dư: so sánh vượt trội
- Quy luật vận động riêng của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa → ánh sáng → tên tuổi xứng đáng lưu sử sách.
c. Kết hợp lí luận và thực tiễn: đối với cách mạng đây là điều quan trọng nhất.
- Lật đổ xã hội tư sản
- Đi tiên phong trong sự nghiệp giải phóng giai cấp vô sản
- Thành lập hội liên hiệp công nhân quốc tế.
→ Nhà tư tưởng vĩ đại nhất trong số những nhà tư tưởng vĩ đại → Cuộc đời và sự nghiệp thuộc về nhân loại, mang tầm vóc nhân loại.
3. Thái độ, tình cảm của Ănghen:
- Cách nói: + Mác bị căm ghét và vu khống nhiều nhất
+ Gạt sang, coi như mạng nhện, chẳng thèm đếm xỉa
+ Mác mất: hàng triệu người tôn kính, yêu mến khóc thương
→ Có nhiều kẻ đối địch nhưng không có kẻ thù riêng.
è Khẳng định ý nghĩa toàn nhân loại, sự bất tử của cuộc đời và sự nghiệp của Mác.
è Thấy được sự trân trọng, tôn vinh sự nghiệp của Mác; tôn kính tiếc thương người bạn, người đồng chí của Ănghen.
III. Tổng kết: HS xem phần ghi nhớ sgk
D. Củng cố: Tình cảm của Ănghenđối với Mác
Hướng dẫn tự học
Sưu tầm và kể một số câu chuyện về đời hoạt động của Các Mác ; về tình bạn vĩ đại và cảm động của Mác và Ăng-ghen.
Dặn dò: Học bài và chuẩn bị bài: Phong cách ngôn ngữ chính luận.
Tiết 32 Tuần 32
Ngày soạn:14-3-2012
Đọc văn: PHONG CÁCH NGÔN NGỮ CHÍNH LUẬN
A. Mục tiêu bài học: Giúp hs:
Nắm được nội dung các khái niệm ngôn ngữ chính luận, đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ chính luận ;
Có kĩ năng nhận biết và phân tích được đặc điểm của phong cách ngôn ngữ chính luận, nâng cao một bước kĩ năng viết văn nghị luận.
Trọng tâm kiến thức, kĩ năng
1. Kiến thức
Kiến thức chủ yếu về một số loại văn bản chính luận thường gặp.
Khái niệm ngôn ngữ chính luận, mối quan hệ và sự khác biệt giữa chính luận và nghị luận.
Đặc điểm về phương tiện ngôn ngữ (từ ngữ, ngữ pháp, biện pháp tu từ,...) của ngôn ngữ chính luận.
Đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ chính luận : tính công khai về quan điểm chính trị, tính chặt chẽ trong diễn đạt và suy luận, tính truyền cảm, thuyết phục.
2. Kĩ năng
Nhận biết và phân tích những đặc điểm và phương tiện ngôn ngữ trong văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ chính luận.
Nhận biết và phân tích được những biểu hiện của các đặc trưng cơ bản trong phong cách ngôn ngữ chính luận.
Viết văn nghị luận chính trị xã hội ; dùng từ, đặt câu, lập luận, kết cấu văn bản,...
- Kĩ năng sống: Tư duy sáng tạo: Phân tích đối chiếu các ngữ liệu để tìm hiểu về phong cách ngôn ngữ chính luận, các loại văn bản chính luận; giao tiếp: trình bày, trao đổi ý kiến về đặc điểm của phong cách ngôn ngữ chính luận và cách thức vận dụng phong cách ngôn ngữ chính luận trong việc đọc- hiểu và tạo lập văn bản.
B. Phương tiện thực hiện: SGK, SGV, thiết kế bài học và các phương tiện hỗ trợ khác..
Cách thức tiến hành: Đọc, tìm hiểu, gợi tìm, phân tích phát huy chủ thể hs.
- Phương pháp: Động não: Suy nghĩ và tìm hiểu về đặc điểm của phong cách ngôn ngữ chính luận; Thực hành: Phân tích và tạo lập một số văn bản chính luận.
C. Tiến trình giờ dạy: 1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: 3. Dạy bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
HĐ1: HS tìm hiểu văn bản chính luận và ngôn ngữ chính luận
TT1: Đọc văn bản sgk và trả lời câu hỏi sgk.
Nhóm 1: Tuyên ngôn độc lập
Nhóm 2: Cao trào chống Nhật cứu nước
Nhóm 3: Việt Nam đi tới.
TT2: Qua phân tích 3 văn bản trên, em hãy nêu những nhận xét chung về văn bản chính luận và ngôn ngữ chính luận?
GV: Văn bản chính luận tồn tại 2 dạng: - Nói: các bài diễn thuyết, phát biểu trong mittinh, trong nghi thức ngoại giao - Viết: tuyên ngôn, báo cáo chính trị, xã luận, bình luận chính trị...
→ Tuyên truyền, cổ động, giáo dục, thuyết phục người đọc, nghe để nhận thức và hành động đúng.
TT3: GV thuyết giảng về nghị luận và chính luận
- Em hiểu ntn là nghị luận và chính luận?
- Nghị luận: là thao tác diễn giải, phân tích, bình luận một vấn đề, một hiện tượng nào đó, đề cập đến tất cả các lĩnh vực của cuộc sống...
- Chính luận: chỉ một phong cách ngôn ngữ văn bản trình bày quan điểm chính trị của một đảng phái, đoàn thể, những tuyên ngôn, tuyên bố của nguyên thủ quốc gia, những bài xã luận nêu quan điểm chính trị...
HĐ2: Hs tìm hiểu phương tiện diễn đạt và đặc trưng của phong cách ngôn ngữ chính luận
TT1: HS nghe đọc Tuyên ngôn độc lập và đọc lại các văn bản sgk.
TT2: Theo em phương tiện diễn đạt của PCNNCL gồm những yếu tố nào? Em có nhận xét gì về các yếu tố đó?
TT3: Hãy nêu và phân tích những đặc trưng cơ bản của PCNNCL?
HĐ3: Luyện tập
I. Văn bản chính luận và ngôn ngữ chính luận.
1. Tìm hiểu văn bản chính luận:
a. Tuyên ngôn độc lập.
- Bày tỏ quan điểm của dân tộc Việt Nam nhân dịp tuyên bố độc lập
- Câu văn mạch lạc, dùng nhiều thuật ngữ chính trị
- Giọng văn: khẳng định, dứt khoát, mạnh mẽ
b. Cao trào chống Nhật, cứu nước:
- Tổng kết một giai đoạn cách mạng
+ Sự kiện lịch sử lớn
+ Sách lược của những người cộng sản Việt Nam.
- Nêu: + Ưu, nhược điểm của CMT8
+ Tính chất và ý nghĩa lịch sử.
+ Triển vọng, tình hình, nghĩa vụ của nhân dân.
- Giọng văn: khẳng định dứt khoát
c. Việt Nam đi tới:
- Phân tích những thành tựu về các lĩnh vực của đất nước, vị thế đất nước trên trường quốc tế
- Triển vọng của đất nước thời gian tới.
- Giọng văn: hào hứng sôi nổi, câu văn giàu hình ảnh mở ra một tương lai tươi sáng.
2. Nhận xét chung về căn bản chính luận và ngôn ngữ chính luận:
a. Văn bản chính luận:
- Xưa: hịch, cáo, chiếu, biểu
- Nay: cương lĩnh, báo cáo, tuyên ngôn, tham luận, kêu gọi...
b. Ngôn ngữ chính luận:
- Phạm vi sử dụng: văn bản chính luận, lời nói trong các buổi hội nghị, hội thảo
- Mục đích: + Trình bày ý kiến
+ Bình luận, đánh giá sự kiện, vấn đề chính trị, chính sách, chủ trương văn hóa, xã hội theo một quan điểm nhất định.
II. Các phương tiện diễn đạt và đặc trưng của phong cách ngôn ngữ chính luận:
1. Các phương tiện diễn đạt:
a. Tìm hiểu ngữ liệu:
b. Phương tiện diễn đạt:
* Về từ ngữ: sử dụng từ ngữ toàn dân và từ ngữ chính trị
* Về ngữ pháp: + Câu có kết cấu chuẩn mực
+ Câu trước liên kết ý với câu sau
+ Câu phức có từ ngữ liên kết: do vậy, bởi vậy, vì lẽ đó
→ lập luận chặt chẽ.
* Về biện pháp tu từ:
- Dạng viết: sử dụng nhiều biện pháp tu từ → lí lẽ, lập luạn háp dẫn
- Dạng nói: + Phát âm rõ ràng, mạch lạc, hấp dẫn
+ Chú ý điều chỉnh ngữ điệu.
2. Đặc trưng của phong cách ngôn ngữ chính luận
a. Tính công khai về quan điểm chính trị
b. Tính chặt chẽ trong diễn đạt và suy luận
c. Tính truyền cảm và thuyết phục.
III. Luyện tập: GV hướng dẫn hs làm bài tập thực hành sgk.
D. Củng cố: Các loại văn bản chính luận. Đặc điểm các phương tiện diễn đạt và đặc trưng chung của PCNNCL.
Hướng dẫn tự học
Liên hệ kiến thức ở phần Làm văn trong loại bài nghị luận xã hội, với các thao tác lập luận để tích hợp kiến thức.
Tìm các văn bản chính luận đã học từ THCS để mở rộng và nâng cao kiến thức.
Dặn dò: Học bài và chuẩn bị bài Một thời đại trong thi ca
..............................................................................................................................................................
Tiết 33 Tuần 33
Ngày soạn: 16-3-2012
Lí luận: MỘT THỜI ĐẠI TRONG THI CA
A. Mục tiêu bài học: Giúp hs: Hiểu được tinh thần thơ mới trên cả hai bình diện văn chương và xã hội ;
Thấy được những nét đặc sắc trong cách nghị luận của Hoài Thanh.
Trọng tâm kiến thức, kĩ năng
1. Kiến thức
Quan niệm về thơ mới và nhận thức ý nghĩa thời đại của thơ mới.
Đặc sắc trong cách nghị luận của Hoài Thanh.
2. Kĩ năng
Đọc - hiểu văn bản nghị luận.
- Kĩ năng sống: Giao tiếp: Trình bày, trao đổi về quan niệm của Hoài Thanh về những đóng góp của phong trào thơ Mới đối với văn chương và xã hội đương thời; Tư duy sang tạo: Phân tích, bình luận về nghệ thuật nghị luận của tác giả trong đoạn trích.
B. Phương tiện thực hiện: SGK, SGV, thiết kế bài học và các phương tiện hỗ trợ khác..
Cách thức tiến hành: Đọc, tìm hiểu, gợi tìm, phân tích phát huy chủ thể hs.
- Phương pháp: Động não: HS suy nghĩ và nêu ý kiến về cách tiếp cận và thể hiện hiện thực trong tác phẩm; Trình bày 1 phút: Trình bày cảm nhận ấn tượng sâu sắc của cá nhân về giá trị nội dung và mngheej thuật của tác phẩm.
C. Tiến trình giờ dạy:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: Trình bày những đặc trưng và các phương tiện diễn đạt của PCNNCL?
3. Dạy bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
HĐ1: HS tìm hiểu phần tiểu dẫn.
TT1: Đọc tiểu dẫn sgk
TT2: Tóm tắt những nét chính về cuộc đời Hoài Thanh?
TT3: Đóng góp nổi bật của Hoài Thanh cho nền văn học hiện đại Việt Nam là gì? Tác phẩm nào tiêu biểu nhất trong sự nghiệp sáng tác của ông?
TT4: Giới thiệu vài nét về tác phẩm Thi nhân Việt Nam? Và đoạn trích?
HĐ2: Đọc hiểu văn bản.
TT1: Đọc văn bản
TT2: Chia bố cục và nêu đại ý của từng phần?
TT3: Theo em trong đoạn trích này Hoài Thanh muốn nhấn mạnh vấn đề gì?
TT4: Theo tác giả, cái khó trong việc tìm ra tinh thần thơ mới là gì? Tác giả đã nêu ra cách nhận diện ntn?
TT5: Hoài Thanh hiểu ntn về nội dung của chữ tôi và chữ ta? Phân tích quá trình xuất hiện của cái tôi và thái độ của mọi người trước sự xuất hiện đó? Em có nhận xét gì về cách nhìn nhận vấn đề của ông?
TT6: Phân tích vì sao tác giả nói “chữ tôi với cái nghĩa tuyệt đối của nó” lại “đáng thương”, “tội nghiệp”?
TT7: Đoạn văn “Đời chúng ta... Huy Cận” có gì đặc sắc về nội dung và nghệ thuật? Hãy phân tích để thấy nét đặc sắc ấy?
- ND: thấy nổ lực đào sâu và cũng là trốn chạy vào ý thức cá nhân của thơ mới. Triển khai thành 2 phần:
TT8: Các nhà thơ lãng mạn đã giải tỏa bi kịch đời mình bằng cách nào?
TT9:Em có nhận xét gì về cách dẫn dắt và diễn đạt của tác giả?
HĐ3: Tổng kết
I. Giới thiệu:
1. Tác giả: Hoài Thanh (1909 - 1982)
a. Cuộc đời: - Xuất thân gia đình nhà nho nghèo
- Quê: Nghi Trung, Nghi Lộc, Nghệ An.
- Trước cách mạng: tham gia phong trào yêu nước, bị bắt.
- Viết văn từ những năm 30 thế kỉ 20
- Cách mạng tháng 8: tham gia khổi nghĩa sau đó hoạt động trong ngành văn hóa Nghệ thuật
b. Sáng tác: - Là nhà phê bình xuất sắc của văn học Việt Nam hiện đại
- Tác phẩm: Thi nhân Việt Nam; Văn chương và hành động; Có một nền văn hóa Việt Nam...
2. Tác phẩm: Thi nhân Việt Nam
- Công trình biên khảo về phong trào thơ mới 1932- 1945.
+ Nghiên cứu
+ Phê bình
+ Tuyển thơ
- Viết năm 1942.
- Một thời đại trong thi ca:
+ Tiểu luận mở đầu tác phẩm
+ Nội dung: Tổng kết một cách sâu sắc phong trào thơ mới
3. Đoạn trích: Thuộc phần cuối bài tiểu luận.
II. Đọc hiểu:
1. Bố cục: chia làm 3 phần
- Phần 1: .. nhìn vào đại thể
- Phần 2: ... nó tội nghiệp quá
- Phần 3: còn lại.
2. Tinh thần thơ mới:
a. Nêu vấn đề đi tìm “Tinh thần thơ mới”:
- Cái khó: ranh giới giữa thơ cũ và thơ mới không rạch ròi, khó nhận ra
- Cách nhận diện: + So sánh bài hay với bài hay
+ Nhìn vào đại thể
→ Quan điểm khách quan, đúng đắn
b. Sự xuất hiện của cái tôi:
- Tinh thần thơ cũ: chữ ta, bản chất : đoàn thể
- Tinh thần thơ mới: chữ tôi, bản chất: cái tôi
→ Đặt cái tôi trong quan hệ với cái ta để tìm ra điểm giống và khác nhau giữa chúng
- Quá trình xuất hiện của cái tôi: ban đầu: bỡ ngỡ → cái nghĩa tuyệt đối của nó: hết bỡ ngỡ
- Thái độ của mọi người: khó chịu → nhiều người quen
→ Cái mới của thơ mới và các nhà thơ mới
è Cái nhìn biện chứng, đem lại giá trị cho luận điểm khoa học.
c. Sự vận động của thơ mới với cái “tôi”:
* Chỉ ra tính chất tội nghiệp của cái tôi:
- Không có cốt cách ngang tàng
- Không có tự trọng trước cơ hàn
- Rên rỉ, nói cái khổ, cái thảm, mất cả bình yên.
→ Tấn bi kịch đang diễn ra trong tâm lí thế hệ trẻ đương thời
* Các hướng mà thơ mới đào sâu:
- Thế Lữ: thoát lên tiên; Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên: điên cuồng; Xuân Diệu: say đắm; Huy Cận: ngẩn ngơ buồn
→ Tuyệt vọng, càng đi sâu càng lạnh
* Cách giải tỏa bi kịch:
- Gửi vào tình yêu tiếng Việt
- Tìm dĩ vãng, vin vào những bất diệt
Cách lập luận:
- Từ khái quát đến cụ thể; xa đến gần; ngoài vào trong, diện mạo đến diễn biến lịch sử.
→ Am hiểu đối tượng phân tích của phương pháp tư duy khoa học tạo tính thuyết phục cao.
- Lập luận gắn với nhận định có tính khái quát, thú pháp so sánh được khai thác triệt để, không nhận định một chiều.
- Dẫn dắt theo mạch cảm xúc.
- Giọng văn: linh hoạt, giàu hình ảnh, nhịp điệu.
→ Tài năng, tinh tế, am tường về thơ, văn phong tài hoa, diễn đạt giàu cảm xúc.
III. Tổng kết: HS xem sgk
D. Củng cố:- Tinh thần thơ mới và nghệ thuật dẫn dắt và diễn đạt của Hoài Thanh trong bài tiểu luận.
Hướng dẫn tự học
Việc đi sâu vào cái tôi cá nhân, cá thể của tác giả Thi nhân Việt Nam có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển của phong trào Thơ mới nói riêng và thơ ca nói chung ?
Dặn dò:Chuẩn bị bài .
Tiết 109,110 Tuần 32
Ngày soạn:24-3-2012
Lí luận: MỘT SỐ THỂ LOẠI VĂN HỌC: KỊCH VÀ NGHỊ LUẬN
A. Mục tiêu bài học: Giúp hs:- Hiểu một số đặc điểm của thể loại văn học : kịch và nghị luận ;
Cảm nhận được tác phẩm kịch, nghị luận căn cứ vào những đặc điểm thể loại.
Trọng tâm kiến thức, kĩ năng
1. Kiến thức
Kịch và yêu cầu về đọc - hiểu kịch bản văn học.
Nghị luận và yêu cầu về đọc - hiểu văn nghị luận.
2. Kĩ năng
Đọc - hiểu kịch bản văn học, nghị luận.
B. Phương tiện thực hiện: SGK, SGV, thiết kế bài học và các phương tiện hỗ trợ khác..
Cách thức tiến hành: Đọc, tìm hiểu, gợi tìm, phân tích phát huy chủ thể hs.
C. Tiến trình giờ dạy:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: Phân tích nghệ thuật dẫn dắt và lập luận của Hoài Thanh trong đoạn trích Mội thời đại trong thi ca?
3. Dạy bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
HĐ1: HS tìm hiểu tri thức phần kịch.
TT1: HS đọc văn bản.
TT2: Em hiểu ntn về khái niệm kịch? Vì sao nói đó là loại hình nghệ thuật tổng hợp?
TT2: Đặc điểm cơ bản của thể loại kịch là gì?
TT3: Dựa trên cơ sở nào để phan loại kịch?
TT4: Để đọc và hiểu một kịch bản văn học cần phải chú ý những yêu cầu nào?
HĐ2: HS tìm hiểu tri thức và văn nghị luận.
TT1: Đọc văn bản sgk
TT2: Hãy trình bày khái niệm văn nghị luận?
TT3: Thể văn nghị luận có những đặc điểm cơ bản nào?
TT4: Có những loại văn nghị luận nào? Dựa vào đâu em biết điều đó?
TT5: Khí đọc văn nghị luận chúng ta cần nắm vững những yêu cầu nào?
I. Kịch.
1. Khái lược về kịch:
a. Khái niệm: Kịch là một loại hình nghệ thuật tổng hợp, đối tượng mô tả những xung đột trong đời sống.
b. Đặc điểm: - Xung đột → hành động → nhân vật bộc lộ tính cách
- Nhân vật: xây dựng bằng lời thoại (độc thoại, đối thoại, bàng thoại)
- Ngôn ngữ kịch mang tính hành động và khẩu ngữ cao
c. Phân loại: - Xét theo nội dung: bi kịch, hài kịch, chính kịch.
- Xét theo hình thức ngôn ngữ: kịch thơ, kịch nói, ca kịch
2. Yêu cầu đọc kịch bản văn học:
- Đọc kĩ lời giới thiệu, tiểu dẫn: hiểu tác giả, tác phẩm, thời đại và vị trí đoạn trích.
- Tập trung vào lời thoại để xác định mối quan hệ, hiểu đặc điểm, tính cánh nhân vật
- Phân tích hành động: xác định xung đột, phân tích diễn biến, kết quả các xung đột
- Từ xung đột và nhân vật xác định: + Chủ đề tư tưởng
+ Ý nghĩa xã hội.
II. Nghị luận:
1. Khái lược về văn nghị luận:
a. Khái niêm: Nghị luận là thể loại văn học dùng lí lẽ, phán đoán, chứng cứ để bàn luận một vấn đề nào đó.
b. Đặc điểm:
- Sâu sắc về tư tưởng và tình cảm
- Suy nghĩ và trình bày mạch lạc, chặt chẽ
- Lập luận thuyết phục.
- Ngôn ngữ giàu hình ảnh, biểu cảm, mang tính học thuật và xã hội cao.
c. Phân loại:
- Xét nội dung: + Văn chính luận
+ Văn phê bình văn học
- Theo lịch sử: + Trung đại: chiếu, cáo, hịch, bình sử, điều trần...
+ Hiện đại: tuyên ngôn, kêu gọi, phê bình, tranh luận...
2. Yêu cầu đọc văn nghị luận:
- Hiểu rõ thân thế tác giả và hoàn cảnh ra đời tác phẩm
- Nắm bắt mạch suy nghĩ và vận động của tư tưởng
- Cảm nhận tâm tư, tình cảm của tác giả.
- Phân tích nghệ thuật lập luận, nêu chứng cứ, dùng ngôn ngữ và các biện pháp tu từ.
- Khái quát giá trị tác phẩm về nội dung và hình thức.
D. Củng cố: Đặc điểm, yêu cầu và các loại: kịch, văn nghị luận.
Hướng dẫn tự học
Nắm vững những đặc trưng của thể loại kịch và nghị luận.
Chon một vài tác phẩm kịch và nghị luận để tập phân tích những đặc trưng thể loại.
Dặn dò: Chuẩn bị bài: Luyện tập kết hợp các thao tác lập luận
Tiết 111 Tuần 32
Ngày soạn: 25-3-2012
Làm văn: LUYỆN TẬP KẾT HỢP CÁC THAO TÁC LẬP LUẬN
A. Mục tiêu bài học: Giúp hs:
Nắm vững các kiến thức về các thao tác lập luận đã học ;
Biết vận dụng kết hợp một số thao tác lập luận vào việc tạo lập văn bản.
Trọng tâm kiến thức, kĩ năng
1. Kiến thức
Khái niệm, yêu cầu, cách thức triển khai các thao tác lập luận đã học : giải thích, chứng minh, phân tích, so sánh, bác bỏ, bình luận.
Sự cần thiết và cách thức kết hợp các thao tác lập luận : giải thích, chứng minh, phân tích, so sánh, bác bỏ, bình luận trong việc tạo lập văn bản nghị luận.
2. Kĩ năng
Nhận diện các thao tác lập luận được sử dụng trong các đoạn văn, bài văn nghị luận.
Vận dụng kết hợp một số thao tác lập luận đã học để viết bài văn nghị luận.
B. Phương tiện thực hiện: SGK, SGV, thiết kế bài học và các phương tiện hỗ trợ khác..
Cách thức tiến hành: Đọc, tìm hiểu, gợi tìm, phân tích phát huy chủ thể hs.
C. Tiến trình giờ dạy:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Dạy bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
HĐ1: HS nắm tri thức về một số thể loại báo chí và đặc trưng.
TT1: GV cho HS chuẩn bị một số tờ báo.
TT2: Trong tờ báo em đang cầm trong tay có những mục nào?
TT3: Em có nhận xét gì về ngôn ngữ và cách thể hiện ở các mục ấy?
TT4: Từ những mục trên, em có nhận xét gì ngôn ngữ chung của báo chí, có những đặc điểm nào? Chức năng của báo chí là gì?
TT5: Báo chí thường tồn tại mấy dạng, đó là những dạng nào? Đặc điểm riêng của mỗi dạng là gì?
HĐ2: HS chiếm lĩnh các tri thức về đặc trưng của ngôn ngữ báo chí và các phương tiện diễn đạt.
TT1: Xác định các phương tiện diễn đạt của báo chí?
TT2: Những đặc trưng của ngôn ngữ báo chí?
HĐ3: Luyện tập:
TT1: HS làm bài tập 1, theo hướng dẫn của GV.
Hết tiết 1- D. Củng cố.
TT2:
I. Ngôn ngữ báo chí:
1. Tìm hiểu một số thể loại văn bản báo chí:
a. Bản tin: Cần có thời gian, địa điểm, sự kiện chính xác → cung cấp tin tức cho người đọc.
b. Phóng sự: Là bản tin mở rộng, tường thuật chi tiết sự kiện; miêu tả bằng hình ảnh → cung cấp cho người đọc cái nhìn đầy đủ, sinh động, hấp dẫn.
c. Tiểu phẩm: Gọn nhẹ, giọng văn thân mật, dân dã, có sắc thái mỉa mai, châm biếm, hàm chứa chính kiến về thời cuộc.
2. Nhận xét chung về văn bản báo chí và ngôn ngữ báo chí:
- Báo chí có nhiều thể loại: thư bạn đọc, phỏng vấn, quảng cáo, bình luận, thời sự..
+ Báo chí tồn tại 2 dạng: dạng viết và dạng nói; ngoài ra có báo hình.
- Mỗi thể loại có yêu cầu về sử dụng ngôn ngữ riêng.
- Chức năng: + Cung cấp tin tức, phản ánh dư luận và ý kiến quần chúng.
+ Nêu quan điểm, chính kiến của tờ báo.
→ Thúc đẩy sự phát triển của xã hội.
II. Các phương tiện diễn đạt và đặc trưng của ngôn ngữ báo chí:
1. Các phương tiện diễn đạt:.
a. Về từ vựng: Phong phú, mỗi thể loại có một lớp từ vựng đặc trưng.
b. Về ngữ pháp: Câu văn đa dạng, ngắn gọn, sáng sủa, mạnh lạc.
c. Về các biệp pháp tu từ: Không hạn chế các biện pháp tu từ từ vựng và cú pháp.
→ Diễn đạt chính xã, có hình ảnh, nhạc điệu.
- Báo nói: phát ân rõ ràng, khúc chiết.
→ Tạo nên phong cách ngôn ngữ báo chí.
2. Đặc trưng của ngôn ngữ báo chí:
- Tính thông tin thời sự: cập nhật, truyền bá tin tức nóng hàng ngày.
- Tính ngắn gọn: lối văn ngắn gọn, nhưng lượng thông tin cao.
- Tính sinh động, hấp dẫn: thu hút sự chú ý, kích thích sự tò mò hiểu biết của người đọc
III. Luyện tập:
1. Bài 3/ 131: GV hướng dẫn học sinh viết một bản tin ngắn phản ánh tình hình học tập ở lớp.
2.Bài 1/ 145: Chỉ một bản tin ngắn nhưng thể hiện đặc trưng của PCNN báo chí.
- Tính thời sự:
+ Thời gian: ngày 3 -2 …
+ Địa điểm: Tỉnh an giang.
+ Ý kiến: đón nhận quyết định công nhận di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia.
→ Tất cả đều đảm bảo tính chính xác, tính cập nhật.
- Tính ngắn gọn: mỗi câu 1 thông tin cần thiết.
3. Bài 2/ 145: Viết một bài phóng sự mang tính thời sự: Nhà vệ sinh ở trường học (hoặc một đề tài nào đó mà học sinh thích thú). GV định hướng, gợi ý các ý cần có trong bài phóng sự.
D. Củng cố: Ngôn ngữ báo chí và các đặc trưng, phong cách báo chí, kĩ năng viết bản tin, phóng sự
Hướng dẫn tự học
Suy nghĩ thêm về các vấn đề để luyện tập viết các đoạn văn nghị luận có sự kết hợp các thao tác nghị luận.
Dặn dò: Chuẩn bị: - Dàn bài đề bài viết số 7
Tiết 112,113 Tuần 33+34
Ngày soạn: 1-4-2012
ÔN TẬP VĂN HỌC
A. Mục tiêu bài học: Giúp hs:
Nắm vững những tri thức cơ bản về văn học hiện đại, hệ thống các tác phẩm theo tinh thần thể loại ;
Biết phân tích theo từng cấp độ : sự kiện - tác phẩm - hình tượng và ngôn ngữ theo phong cách chức năng.
Trọng tâm kiến thức, kĩ năng
1. Kiến thức
Khái niệm về văn học hiện đại.
Những tác phẩm, tác giả đã học phân theo thể loại.
Bản chất đặc thù : tính hiện đại của tác phẩm.
2. Kĩ năng
Nhận diện, phân tích tác phẩm văn học hiện đại.
- Kĩ năng sống: Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, cảm nhận về tri thức cơ bản về văn học Việt Nam hiện đại và văn học nước ngoài; Tư duy sáng tạo: Phân tích, bình luận để nhận ra các giá trị của các sự kiện, tác phẩm, hình tượng, ngôn ngữ văn học; Đặt mục tiêu vận dụng những kiến thức đã học vào việc học tập và giao tiếp.
B. Phương tiện thực hiện: SGK, SGV, thiết kế bài học và các phương tiện hỗ trợ khác..
Cách thức tiến hành: Đọc, tìm hiểu, gợi tìm, phân tích phát huy chủ thể hs.
- Phương pháp: Thảo luận nhóm: trao đổi về những đặc ddierm nổi bật về nội duing và nghệ thuật của các giai đoạn, trào lưu văn học Việt Nam và nước ngoài được giới thiệu trong chương trình Ngữ văn 11; Thực hành: Phân tích, nhân xét, giới thiệu về một trào lưu, một tác giả, tác phẩm văn học đã học.
C. Tiến trình giờ dạy: 1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Dạy bài mới:
Hoạt động của GV & HS
Nội dung cần đạt
- Thơ mới khác với thơ trung đại như thế nào?
- GV lập bảng cho HS thảo luận và gọi đại diện lên bảng ghi hoàn chỉnh các phần à GV nhắc lại một số bài đã học để so sánh, nhận xét .
- Cho HS lên hòan chỉnh các yêu cầu: Những nội dung cơ bản và đặc điểm nghệ thuật chủ yếu của các bài thơ Lưu biệt khi xuất dương của Phan Bội Châu, Hầu trời của Tản Đà? Làm rõ tính chất giao thời ( giữa văn học trung đại và văn học hiện đại) về nghệ thuật của các tác phẩm nói trên.
Qua việc phân tích, so sánh các bài thơ Lưu biệt khi xuất dương của Phan Bội Châu, Hầu trời của Tản Đà, Vội vàng của Xuân Diêu, em hãy làm rõ quá trình hiện đại hóa thơ ca thời kì đầu thế kỉ XX đến CMT8/1945?
- GV cho HS trình bày ý kiến sau đó diễn giải, nhận xét.
- GV cho HS lên bảng trình bày: Nội dung tư tưởng và đặc sắc nghệ thuật của các bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu,Tràng giang của Huy Cận, Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử, Tương tư của Nguyễn Bính, Chiều xuân của Anh Thơ.
Câu 1 : Thơ mới và thơ trung đại
THƠ TRUNG ĐẠI
THƠ MỚI
Ra đời trong xã hội phong kiến. Chịu ảnh hưởng thi pháp văn học Trung Quốc.
Ra đời trong xã hội thực dân nửa phong kiến. Chịu ảnh hưởng thi pháp văn học Phương Tây.
Tác giả là tầng lớp nho sĩ, quan lại.
Tác giả là trí thức Tây học.
Thể hiện “ cái đại chúng”
Thể hiện “ cái tôi” một cách tuyệt đối, ý thức cá nhân phát triển.
Câu 2:
LƯU BIỆT KHI XUẤT DƯƠNG
HẦU TRỜI
1/ Nội dung
Chí làm trai là chủ động xoay trời đất, làm việc kì lạ, làm chủ cuộc sống…
Khẳng định sự đóng góp của cá nhân với cuộc đời, tin tưởng vào thế hệ mai sau.
Xót xa trước hiện thực đất nước, phê phán nền thi cử Nho học.
Khát vọng hành động và tư thế buổi lên đường.
1/ Nội dung
- Khẳng định tài năng văn chương hơn người, khao khát muốn thể hiện cái tôi tài hoa, phóng túng giữa cuộc đời của tác giả.
- Cuộc sống của người cầm bút.
2/ Nghệ thuật
Thể thơ thất ngôn bát cú.
Luật và ngôn ngữ thuộc phạm trù văn học trung đại.
Xây dựng được hình tượng mang vẻ đẹp lãng mạn, hào hùng, hình ảnh kì vĩ, mạnh mẽ
- Viết năm 1905.
2/ Nghệ thuật
Hư cấu truyện Hầu trời à có sự sáng tạo trong sáng tác.
Thể thơ thất ngôn tự do.
Giọng thơ tự nhiên, ngôn ngữ giản dị, hóm hỉnh…
“Cái tôi cá nhân” vần phảng phất tính “ cái ngông “ của nhà văn Nho tài tử trong thơ ca trung đại thời kỳ cuối.
Viết năm 1921
Câu 3
Lưu biệt khi xuất dương của Phan Bội Châu. Hầu trời – Tản Đà. Được viết vào đấu thế kỷ XX, đây là thời kỳ đầu quá trình hiện đại hóa văn học Việt Nam.
Hai bài thơ này đã đề cập đến Cái tôi à ý thức cá nhânà khẳng định mạnh mẽ cá nhân nhưng cả hai bài chỉ là gạnh nối của hai thời đại thi ca.
Vội vàng – Xuân Diệu đã thể hiện sự cuồng nhiệt hết mình khi giao cảm với thiên nhiên, cuộc sống, con người. Xuân Diệu bộc lộ quan niệm mới mẻ về nhân sinh, thời gian, đời người và lối sống vội vàng.
Đến Xuân Diệu, quá trình hiện đại hóa văn học mới diễn đạt tới đỉnh cao, hoàn thiện.
Câu 4
T/ PHẨM
NỘI DUNG
NGHỆ THUẬT
Vội vàng
XD
Tràng giang (HC)
Đây thôn Vĩ Dạ (ïHMT)
Tương tư
(NB)
Chiều xuân (AT)
- Sự giao cảm hết mình với thiên nhiên, với con người, với cái đẹp của thiên nhiên, cái vẻ đẹp của con ngưởi. Từ đó có quan niệm mới mẻ về nhân sinh. Nỗi buồn về thới gian một đi không bao giờ trở lại, đời người hữu hạn. Để từ đó có cách sống vội vàng.
- Huy Cận gửi nỗi buồn của mình, cái tôi cô đơn trước thiên nhiên sông dài trời rộng và cả những vật hữu hình nhỏ bé, trôi nổi. Đồng thờii đọng lại trong tình yêu quê hương đất nước
- Bức tranh đẹp trong sự giao cảm với thiên nhiên và con người, để từ đó nhà thơ bộc lộ nỗi buồn gợi nhớ đến bâng khuâng. Một nỗi buồn với bao uẩn khúc trong lòng. Một tình cảm tha thiết với đời, với người
- Diễn tả tâm trạng của chàng trai lúc tương tư. Để từ đó thấy được hồn quê hoà lẫn với cảnh quê. Từ thương nhớ đến hờn giận, trách móc, chàng trai bộc lộ khát vọng hạnh phúc lứa đôi.
- Bức tranh chiều xuân tiêu biểu ở đống bằng Bắc Bộ hiện lên với không khí và nhịp sống ở nông thôn.
- Với cảnh vật của mùa xuân êm ả.
- Giọng điệu say mê sôi nổi, có nhiều sáng tạo về ngôn ngữ và hình ảnh.
- Kết hợp giữa cảm xúc và mạch luận lý.
- Bài thơ mang màu sắc cổ điển mà vẫn có giọng điệu gần gũi thân thuộc ở hình ảnh trong thơ.
- giàu hình ảnh biểu hiện nội tâm. Ngôn ngữ tinh tế, giàu sức liên tưởng.
- Miêu tả diễn biến tâm trạng. Kết hợp giữa hồn quê và cảnh quê. Thể thơ lục bát, ngôn ngữ giản dị, giọng thơ ngọt ngào, tha thiết làm sống dậy hồn xưa đất nước.
- Thủ pháp gợi tả làm nổi bật không khí, nhịp sống ở nông thôn.
- Dùng cái động để tả cái tĩnh.
- GV cho HS lên bảng trình bày: Nội dung tư tưởng và đặc sắc nghệ thuật của các bài thơ Chiều tối, Lai tân của Hồ Chí Minh; Từ ấy, Nhớ đồng của Tố Hữu?
- Cái đẹp cái hay, sức hấp dẫn của bài thơ “ tôi yêu em”( Pu-skin)?
- Phân tích hình tượng nhân vật Bê- li- cốp trong truyện ngắn Người trong bao của ( Sê – khốp).
- Phân tích hình tượng nhân vật hình tượng nhân vật Giăng-van-giăng trong truyện ngắn Người cầm quyền khơi phục uy quyền của ( Huy- gô).
Câu 5:
TP
NỘI DUNG
NGHỆ THUẬT
Chiều tối
(HCM)
Lai Tân
(HCM)
Từ ấy
(TH)
Nhớ đồng (TH)
- Tình yêu thiên nhiên, yêu cuôc sống ý chí vươn lên hòan cảnh khắc nghiệt của người tù cộng sản. Bài thơ thể hiện tinh thần lạc quan của Bác.
- Bài thơ như một tứ cười hóm hỉnh đầy tính chất trào lộng thâm thúy vào xã hội Trung Hoa dân quốc thời TGT.
Lời tâm nguyện của người thanh niên trong bứơc đừng giác ngộ lý tưởng Đảng. Đồng thời bộc lộ niềm vui, say, tràn trề sức sống khi đón nhận lý tưởng Đảng
Nỗi nhớ da diết của nhà thơ với quê hương, con người. Qua đó bộc lộ niềm say mê lý tưởng, khát khao tự do.
- Bài thơ là sự kết hợp giữa vẻ đẹp cổ điển mà hiện đại. Mạch thơ có sự vận động mạnh mẽ.
- Tạo nên kết cấu đặt biệt ở câu cuối để có giọng diệu châm biếm nhẹ mà đau
Vận động về tâm trạng thể hiện qua ngôn ngữ, hình ảnh, nhạc điệu
Sử dụng thơ có kết cấu điập ( từ, kiểu câu)
Thể hiện diễn biến tâm trạng
Câu 6:Cái đẹp cái hay, sức hấp dẫn của bài thơ “ tôi yêu em”.
Lời giãi bày tình yêu chân thành, mãnh liệt, nhân hậu, vị tha nhưng thẫm đầy nỗi buồn.
Ngôn ngữ giản dị kết hợp giữa cảm xúc là lý trí.
Câu 7: Hình tượng nhân vật Bê- li- cốp
Hình ảnh của một bộ phận trí thức Nga cuối thế kỷ XIX sống bạc nhược , bảo thủ, ít kỷ.
Xây dựng nhân vật điển hình, giọng kể chậm, diễu cợt kết hợp với sự buồn đời.
Tác giả thức tỉnh mọi người không thể sống như thế này nữa
Câu 8: Hình tượng nhân vật Giăng-van- giăng
Là ngừơi ban phát tình thương cho những kẻ khốn khổ.
Là người chịu nhiều thiệt thòi vì người khác.
Lối xây dựng nhân vật đối lập, cử chỉ, lời nói, nụ cười ttrên môi của Giăng làm nhân vật thêm đặc sắc.
à Tác giả muốn khẳng định : Trong hòan cảnh bất công con người chân chính vẫn có niềm tin vào tương lai dựa vào tình yêu thương.
D. Củng cố: Kỹ năng làm bài nghị luận văn học
Hướng dẫn tự học : Trả lời câu các câu hỏi ôn tập trong SGK.
Dặn dò: Chuẩn bị: - Bài một số thể loại văn học.
Tiết 114,115 Tuần 34
Ngày soạn: 2-4-2012
TÓM TẮT VĂN BẢN NGHỊ LUẬN
A. Mục tiêu bài học: Giúp hs:
Hiểu mục đích, yêu cầu, cách thức tóm tắt văn bản nghị luận.
Có kĩ năng tóm tắt văn bản nghị luận.
Trọng tâm kiến thức, kĩ năng
1. Kiến thức
Mục đích tóm tắt văn bản nghị luận ;
Các yêu cầu tóm tắt văn bản nghị luận.
Cách tóm tắt văn bản nghị luận.
2. Kĩ năng
Tóm tắt một văn bản nghị luận (dài khoảng 1000 chữ).
Trình bày miệng bài tóm tắt trước tập thể.
B. Phương tiện thực hiện: SGK, SGV, thiết kế bài học và các phương tiện hỗ trợ khác..
Cách thức tiến hành: Đọc, tìm hiểu, gợi tìm, phân tích phát huy chủ thể hs.
C. Tiến trình giờ dạy:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Dạy bài mới:
Hoạt động của GV & HS
Nội dung cần đạt
I. Mục đích-yêu cầu của việc tóm tắt văn bản nghị luận.
Hs làm việc với sgk
- Mục đích của việc tóm tắt văn bản nghị luận?
1. Mục đích : Trình bày ngắn gọn nội dung của văn bản gốc, theo mục đích sử dụng của mình.
(Nắm được nguồn dữ liệu, các thao tác, để sử dụng, để rèn luyện khả năng tư duy của mình)
- Yêu cầu của việc tóm tắt?
2. Yêu cầu:
+ Đảm bảo các tư tưởng, luận điểm của văn bản gốc. Không được tự ý thêm thắt, xuyờn tạc.
+ Diễn đạt ngắn, gọn, súc tích (loại bỏ những thông tin khôngphù hợp với mục đích tóm tắt) .
-Hs đọc văn bản sgk
- Nêu vấn đề mà tác giả đưa ra bàn bạc?
II. Cách tóm tắt
- Vấn đề tác giả đưa ra bàn bạc:
+ ở nước ta không có luân lí xã hội .
- Dựa vào đâu mà ta biết được vấn đề tác giả đưa ra bàn bạc?
- Các dẫn chứng
+ Dân ta “phải ai tai nấy, ai chết mặc ai” “dân không biết đoàn thể, không trọng công ích” ‘thấy quyền thế thì chạy theo quỵ luỵ, dựa dẫm”
- Mục đích viết văn bản này của nhà chí sĩ yêu nước Phan Châu Trinh?
- Thức tỉnh luân lí đạo đức cho dân
- Phê phán bọn quan lại Nam triều
- Làm sao cho dân ta phát triển dân trí, để giành lại độc lập tự do.
- Tìm các câu văn thể hiện luận điểm của tác giả?
+ Câu 1: “xã hội luân lí thật trong nước ta tuyệt nhiên không ai biết đến”
+ Câu 2: “Cái xã hội chủ nghĩa bên châu Âu rất thịnh hành”
+ Câu 3: “Người ta có ăn học biết xét kĩ thấy xa như thế còn người nước mình thì sao”
+ Câu 4: “Dân không biết...chẳng biết có dân”
+ Câu 5: “Những kẻ ở vườn... mùi làm quan”
+ Câu 6: “Nay muốn...đoàn thể đã”
- Cách trình bày những luận cứ của tác giả?
1.Luận điểm: “Dân không biết...chẳng biết có dân”
2.Luận cứ:
+ Bọn ấy muốn giữ túi tham đầy mãi, địa vị của mình được vững mãi bèn kiếm cách phá tan tành đoàn thể của quốc dân
+ “Dẫu trôi nổi ...phú quý”
+ “Một người làm quan...chê bai”
+ “Người ngoài ...sao được”
+ “Ngày xưa ... làm quan nữa”
+ “Những bọn quan lại...ăn cướp có giấy phépvậy”
à Trong luận điểm thứ tư này tác giả dùng sáu luận cứ để làm rõ luận điểm.
-Hs thảo luận nhóm
II/ Luyện tập
* Câu 1
-Sự đa dạng và thống nhất của người In-đô-nê-xi-a
-Xuân Diệu là một tài năng về nhiều mặt
- Hs thảo luận nhóm
- Xác định vấn đề và mục đích nghị luận?
* Câu 2
-Vấn đề nghị luận: nguồn nước ngọt ngày càng bị khan hiếm
-Liên hợp quốc đã ra lời kêu gọi bảo vệ nguồn nước ngọt
Mục đích: mọi người thấy vấn đề cấp bách.
Mọi người phải có trách nhiệm tiết kiệm nước
Mọi người đều phải tham gia việc bảo vệ nguồn nước ngọt, chống ô nhiễm.
- Tìm các luận điểm được thể hiện trong văn bản?
Luận điểm 1:
Trong đời sống, thứ tài sản bị huỷ hoại và lãng phí nhiều nhất là nước.
Luận điểm 2:
Các nhà khoa học đã cho biết, nước ngọt trên trái đất này là có hạn
Luận điểm 3:
Trên trái đất, không phải nước nào cũng may mắn được trời cho đủ nước ngọt để dùng.
Luận điểm 4:
Liên hợp quốc đã ra lời kêu gọi bảo vệ nguồn nước ngọt.
- Tóm tắt văn bản bằng ba câu.
“Tài sản bị huỷ hoại và lãng phí nhiều nhất là nước ngọt, Nước ngọt trên trái đất là có hạn, người tăng lên, công nghiệp phát triển, nước sử dụng nhiều và nước thải làm ô nhiễm hồ, ao, sông, ngòi.Chúng ta phải biết tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước sạch”
D. Củng cố:
Hướng dẫn tự học
Tìm thêm một số văn bản nghị luận và luyện tập tóm tắt.
Dặn dò: Chuẩn bị: Ôn tập Tiếng Việt
Tiết 116 Tuần 35
Ngày soạn: 7-4-2012
ÔN TẬP TIẾNG VIỆT
A. Mục tiêu bài học: Giúp hs:
Hệ thống hóa và cũng cố, nâng cao một bước kiến thức về tiếng Việt đã học ;
Nâng cao kĩ năng thực hành có liên hệ với những kiến thức lí thuyết đã học và hệ thống hoá kiến thức và kĩ năng.
Trọng tâm kiến thức, kĩ năng
1. Kiến thức
Hệ thống hoá và ôn tập những kiến thức thuộc ba lĩnh vực chủ yếu
Kiến thức chung về tiếng Việt : đặc điểm loại hình của tiếng Việt, từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân ;
Kiến thức về hoạt động giao tiếp ngôn ngữ : ngữ cảnh, nghĩa của câu ;
Kiến thức về phong cách ngôn ngữ : phong cách ngôn ngữ báo chí và phong cách ngôn ngữ chính luận.
2. Kĩ năng
Nhận biết và phân tích các yếu tố ngôn ngữ, hiện tượng ngôn ngữ (các thành phần nhĩa của câu, sự biểu hiện của cái chung trong ngôn ngữ xã hội và cái riêng của cá nhân trong ngôn ngữ văn bản, sự chi phối của ngữ cảnh đến nội dung và hình thức ngôn ngữ của văn bản).
Hệ thống hoá kiến thức bằng bảng tổng hợp trong đó có sự so sánh đối chiếu (hai thành phần nghĩa của câu, đặc điểm loại hình của tiếng Việt, đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ báo chí và phong cách ngôn ngữ chính luận).
B. Phương tiện thực hiện: SGK, SGV, thiết kế bài học và các phương tiện hỗ trợ khác..
Cách thức tiến hành: Đọc, tìm hiểu, gợi tìm, phân tích phát huy chủ thể hs.
C. Tiến trình giờ dạy:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Dạy bài mới:
Hoạt động của GV & HS
Nội dung cần đạt
* HS dựa vào bài soạn, trả lời câu hỏi trong SGK (theo nhóm)
* GV chuẩn xác kiến thức những câu hỏi khó, lập bản so sánh.
- Phân biệt ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân
- So sánh nghĩa sự việc và nghĩa tình thái
Phân tích 2 thành phần nghĩa trong câu nói: Hôm nay trong ông giáo cũng có tổ tôm. Dễ họ không phải đi gọi đâu.
Tìm ví dụ minh hoạ cho những đặc điểm loại hình tiếng Việt và ghi vào bảng so sánh.
Đặc trưng cơ bản của phong ngôn ngữ báo chí và phong cách ngôn ngữ chính luận
Câu 1. Phân biệt ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân
*Ngôn ngữ chung
- Bao gồm những yếu tố chung cho mọi thành viên trong xã hội như: âm, tiếng, từ…
- Có qui tắc ngữ pháp chung mà mọi thành viên phải tuân thủ như: tổ chức câu, trật tự từ, dấu câu…
- Là sản phẩm chung của xã hội, được dùng làm phương tiện giao tiếp xã hội.
* Lời nói cá nhân
- Sự vận dụng các yếu tố chung để tạo thành các lời nói cụ thể.
- Vận dụng linh hoạt các qui tắc ngữ pháp.
- Mang dấu ấn cá nhân về nhiều phương diện như : Trình độ, hoàn cảnh sống, sở thích cá nhân.
Câu 5. So sánh nghĩa sự việc và nghĩa tình thái
a.Khái niệm
- Nghĩa sự việc: Nghĩa chỉ sự vật, sự việc trong câu
- Nghĩa tình thái: Nghĩa chỉ tình cảm, thái độ, hoàn cảnh…của câu nói
b. Những biểu hiện thường gặp.
- Hành động, quá trình, tư thế, sự tồn tại, quan hệ…
( tương ứng với các thành phần chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ, khởi ngữ)
- Sự nhìn nhận, đánh giá và thái độ người nói đối với sự việc, thái độ người nói đối với người nghe.
Câu 6. Phân tích 2 thành phần nghĩa trong câu nói: Hôm nay trong ông giáo cũng có tổ tôm. Dễ họ không phải đi gọi đâu.
- Nghĩa sự việc: Không phải đi gọi họ
- Nghĩa tình thái: Sự phỏng đoán (dễ… ®©u)
C©u 7. §Æc ®iÓm lo¹i h×nh tiÕng ViÖt:
1. TiÕng lµ ®¬n vÞ ng÷ ph¸p c¬ së. Mçi tiÕng lµ mét ©m tiÕt(©m tiÕt cã thÓ lµ tõ hoÆc lµ yÕu tç cÊu t¹o tõ)
VÝ dô: Chóng/ta / ®ang / «n/tËp / tiÕng/ViÖt.
(7 tiÕng, 7 ©m tiÕt, 4 tõ )
2. Tõ kh«ng thay ®æi h×nh th¸i
VÝ dô: T«i rÊt nhí anh Êy vµ anh Êy còng rÊt nhí t«i
3. TrËt tù tõ vµ h tõ lµ biÖn ph¸p chñ yÕu ®Ó biÓu thÞ ý nghÜa ng÷ ph¸p
VÝ dô: Anh yªu em >< em yªu anh
Anh vµ em
C©u 8. §Æc trng c¬ b¶n cña phong ng«n ng÷ b¸o chÝ vµ phong c¸ch ng«n ng÷ chÝnh luËn
* Phong c¸ch ng«n ng÷ b¸o chÝ
1. TÝnh th«ng tin thêi sù
2. TÝnh ng¾n gän
3. TÝnh sinh ®éng hÊp dÉn
* Phong c¸ch ng«n ng÷ chÝnh luËn
TÝnh c«ng khai vÒ quan ®iÓm chÝnh trÞ
TÝnh chÆt chÏ trong diÔn ®¹t vµ suy luËn
TÝnh truyÒn c¶m thuyÕt phôc
D. Củng cố:
Hướng dẫn tự học
Lập các bảng tổng hợp, hệ thống hoá kiến thức.
So sánh tiếng Việt với ngoại ngữ được học về các đặc điểm loại hình để thấy rõ đặc điểm của từng ngôn ngữ.
Dặn dò: - Chuẩn bị bài: Ôn tập Làm văn
…………………………………………………………………………………………………………
Tiết 117,118 Tuần 36
Ngày soạn: 7-4-2012
ÔN TẬP LÀM VĂN
A. Mục tiêu bài học: Giúp hs:
Củng cố và hoàn thiện các kiến thức và kĩ năng về các thao tác lập luận : phân tích, so sánh, bác bỏ, bình luận ;
Củng cố và hoàn thiện các kiến thức và kĩ năng về tóm tắt văn bản nghị luận, viết tiểu sử tóm tắt và bản tin.
Trọng tâm kiến thức, kĩ năng
1. Kiến thức
Đặc điểm, yêu cầu và cách thức tiến hành các thao tác : phân tích, so sánh, bác bỏ, bình luận.
Yêu cầu và cách thức tóm tắt văn bản nghị luận.
Yêu cầu và cách thức viết tiểu sử tóm tắt bản tin
2. Kĩ năng
Phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận xã hội, nghị luận văn học.
Viết đoạn văn, bài văn nghị luận vận dụng các thao tác phân tích, so sánh, bác bỏ, bình luận.
Tóm tắt văn bản nghị luận.
Viết tiểu sử tóm tắt và bản tin.
B. Phương tiện thực hiện: SGK, SGV, thiết kế bài học và các phương tiện hỗ trợ khác..
Cách thức tiến hành: Đọc, tìm hiểu, gợi tìm, phân tích phát huy chủ thể hs.
C. Tiến trình giờ dạy:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Dạy bài mới:
Hoạt động của GV & HS
Nội dung cần đạt
* HS dựa vào bài soạn, trả lời câu hỏi trong SGK (theo nhóm).
* GV chuẩn xác kiến thức những câu hỏi khó, lập bảng so sánh.
Hs nhắc lại.
Luyện tập
Câu 1
Phan Châu Trinh đã sử dụng các thao tác:
+Thao tác lập luận bác bỏ
+Thao tác lập luận phân tích
+Thao tác lập luận bình luận
Câu 2
Phân tích:
Cơ sở để xuất hiện câu “thất bại là mẹ thành công
+Trải qua thất bại
+Biết rút ra bài học kinh nghiệm
Bác bỏ:
-Sợ thất bại nên không dám làm gì
-Bi quan chán nản khi gặp thất bại
-Không biết rút ra bài học
Câu 3
-Tác giả bác bỏ hạng người không biết sợ cái gì trên đời này. Đấy là quỷ chứ đâu phải là người. Loại người này rất hiếm, thực ra không có.
-Tác giả bác bỏ loại người thứ hai: “loại người sau đây thì chắc chắn không ít: sợ rất nhiều thứ nhất là quyền thế và đồng tiền. Nhưng đối với cái tài, cái thiên lương thì lại không biết sợ, thậm chí sẵn sàng lăng mạ giày xéo. Đấy là hạng người hèn hạ nhất, thô bỉ nhất, đồi bại nhất”
Câu 1
1.Phân tích đề lập dàn ý bài văn nghị luận
2.Thao tác lập luận phân tích
3.Luyện tập thao tác lập luận phân tích
4.Thao tác lập luận so sánh
5.Luyện tập thao tác lập luận so sánh
6.Luyện tập kết hợp thao tác phân tích và so sánh
7.Bản tin
8.Luyện tập viết bản tin
9.Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn
10.Thao tác lập luận bác bỏ
11.Luyện tập thao tác lập luận bác bỏ
12.Tiểu sử tóm tắt
13.Luyện tập viết tiểu sử tóm tắt
14.Thao tác lập luận bình luận
15.Luyện tập thao tác bình luận
16.Luyện tập vận dụng các thao tác lập luận
Câu 2:Bảng tổng hợp
Thao tác So sánh
Nội dung: So sánh để tìm ra những điểm giống và khác nhau giữa hai hay nhiều đối tượng
Yêu cầu và cách làm :Đặt đối tượng so sánh trên cùng một bình diện. Đánh giá trên cùng một tiêu chí.
Nêu rõ quan điểm của người viết.
Thao tác Phân tích
Nội dung: Chia tách, tháo gỡ một vấn đề ra thành nhữngvấn đề nhỏ, để chỉ ra bản chất của chúng.
Yêu cầu và cách làm : Phân tích để thấy được bản chất sự vật, sự việc.
Phân tích phải đi liền với tổng hợp
Thao tác Bác bỏ
Nội dung : Dùng lí lẽ, dẫn chứng để phê phán, gạt bỏ những quan điểm và ý kiến sai lệch. Từ đó nêu ý kiến đúng, thuyết phục người đọc, người nghe.
Yêu cầu và cách làm
Bác bỏ luận điểm, luận cứ
Phân tích chỉ ra cái sai
Diễn đạt rành mạch, rõ ràng.
Thao tác Bình luận
Nội dung : Đề xuất ý kiến thuyết phục người đọc, người nghe đồng tình với nhận xét đánh giá của mình về đời sống hoặc văn học.
Yêu cầu và cách làm
Trình bày rõ ràng, trung thực vấn đề bàn luận
Đề xuất được những ý kiến đúng
Nêu ý nghĩa, tác dụng của vấn đề.
Tóm tắt văn bản nghị luận
Nội dung : Trình bày ngắn gọn, nội dung của văn bản gốc theo một mục đích nào đó
Yêu cầu và cách làm
Đọc kĩ văn bản gốc.Lựa chọn ý phù hợp với mục đích tóm tắt.
Tìm cách diễn đạt lại luận điểm.
Viết tiểu sử tóm tắt
Nội dung : Văn bản chính xác cụ thể về cuộc đời, sự nghiệp và quá trình sống của người được giới thiệu
Yêu cầu và cách làm
Nguồn gốc
Quá trình sống
Sự nghiệp
Những đóng góp
D. Củng cố
Hướng dẫn tự học
Lập dàn ý, viết đoạn văn, bài văn nghị luận (làm ở nhà) trong đó vận dụng các thao tác phân tích, so sánh, bác bỏ, bình luận.
Dặn dò:- Nắm vững lý thuyết, xem lại bài tập.
- Hướng dẫn học bài, chuẩn bị bài : Kiểm tra tổng hợp cuối năm
…………………………………………………………………………………………………………………..
Tuần: 36,37
Tiết:119,120,121,122,123
Ngày:30-4-2012
THI HỌC KÌ II –TRẢ BÀI THI –HƯỚNG DẪN ÔN TẬP HÈ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giáo án văn 11.doc