a. Nhận định tình hình chung của lớp
Ưu điểm:
+ Thực hiện tốt nề nếp đi học đúng giờ, đầu giờ đến sớm
+ Đầu giờ trật tự truy bài, tuy nhiên nhiều bạn còn chưa tự giác.
- Học tập: Nề nếp học tập tương đối tốt. Trong lớp trật tự chú ý lắng nghe nhưng chưa sôi nổi trong học tập.
- Thể dục: Các em ra xếp hàng tương đối nhanh nhẹn, tập đúng động tác
- Có ý thưc đoàn kết với bạn, lễ phép với thầy, cô giáo
Nhược điểm:
- Một số bạn đi học còn muộn, trực nhật muộn: trực nhật chưa sạch
- Một số em còn quên sách vở, bảng con:
- Một số em chưa làm bài tập ở nhà:
- Một số em còn nghịch trong lớp: Giãn, Vị
24 trang |
Chia sẻ: phanlang | Lượt xem: 4039 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Tiếng Việt Lớp 4 Tuần 13, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 13: Ngày soạn: 15 / 11 / 2014
Ngày dạy: Thừ hai 17 / 11 / 2014
TẬP ĐỌC
Tiết 25: Người tìm đường lên các vì sao
A. MỤC TIÊU:
- Đọc đúng tên riêng nước ngoài Xi - ôn - cốp - xki. Biết đọc phân biệt lời nhân vật và lời dẫn chuyện
- Hiểu nội dung: Ca ngợi nhà KH vĩ đại xi- ôn- cốp- xki, nhờ khổ công nghiên cứu kiên trì, bền bỉ suốt 40 năm, đã thể hiện thành công mơ ước tìm đường lên các vì sao.
* (QTE&G)
*KNS: Xác định giá trị, tự nhận thức bản thân, đặt mục tiêu, quản lí thời gian.
B. CHUẨN BỊ:
- Tranh ảnh về kinh khí cầu, tên lửa, con tàu vũ trụ.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
I. ổn định tổ chức.
II. Kiểm tra bài cũ:
- Đọc bài vẽ trứng, nêu ý nghĩa bài?
- GV cùng lớp nhận xét, ghi điểm.
III. Bài mới:
HĐ của thầy
HĐ của trò
1. Giới thiệu bài: Bằng tranh SGK.
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
a- Luyện đọc:
- 1 HS khá đọc cả bài, chia đoạn:
- 4 đoạn: - Đ1: 4 dòng; Đ2: 7 dòng tiếp.
- Đ3: 6 dòng tiếp; Đ4: còn lại.
- Đọc tiếp nối, kết hợp sửa phát âm, giải nghĩa từ ( chú giải)
- 4 HS đọc ( 2lần ), chú ý đọc đúng tên riêng, câu hỏi.
- Đọc cả bài?
-1 HS đọc
- Nhận xét?
- Đọc đúng, ngắt nghỉ hơi đúng, đọc đúng các câu hỏi trong bài.
- GV đọc toàn bài.
b- Tìm hiểu bài:
- Thảo luận theo nhóm 2,3:
- Cử nhóm trưởng điều khiển lần lượt trả lời, trao đổi, 4 câu hỏi sgk.
- Gv điều khiển cho hs trả lời, trao đổi lần lượt từng câu hỏi trước lớp;
+ Xi-ôn-cốp-xki mơ ước điều gì?
- Mơ ước được bay lên bầu trời.
+ Ông kiên trì thực hiện mơ ước của mình như thế nào?
- Ông sống kham khổ để dành dụm tiền mua sách vở và dụng cụ thí nghiệm...
+ Nguyên nhân chính giúp ông thành công?
- Ông có ước mơ chinh phục các vì sao, có nghị lực, quyết tâm thực hiện mơ ước.
- GV giới thiệu về Xi-ôn-cốp-xki:...
+ Em hãy đặt tên khác cho truyện?
- Lần lượt nhiều hs đặt:VD: Người chinh phục các và sao; Từ mơ ước bay lên bầu trời; Ông tổ của nghành vũ trụ...
c- Đọc diễn cảm:
- Đọc tiếp nối:
- 4 HS đọc.
+ Nêu cách đọc:
- Toàn bài giọng trang trọng, cảm hứng ca ngợi khâm phục. Nhấn giọng những từ ngữ nói về ý chí, nghị lực, khao khát hiểu biết của Xi-ôn-cốp-xki: nhảy qua, gãy chân, vì sao, không biết bao nhiêu, hì hục, hàng trăm.
- Luyện đọc diễn cảm đoạn: từ đầu...trăm lần.
- GV đọc.
- Nêu cách đọc đoạn.
- Luyện đọc theo cặp.
- Thi đọc:
- Cá nhân đọc, cặp đọc.
- Gv cùng HS nhận xét, khen HS đọc tốt.
IV. Củng cố - Dặn dò:
* KNS: Cần biết phân phối thời gian vào việc học tập và tự nhận thức bản thân, đặt mục tiêu học tập là chính.
* (QTE&G) Ca ngợi nhà KH vĩ đại xi - ôn – cốp - xki đã kiên trì, nhẫn nại nghiên cứu để thực hiện ước mơ của mình.
- Em học được gì qua cách làm việc của Xi-ôn cốp-xki?
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
TOÁN
Tiết 61: Giới thiệu nhân nhẩm số có hai chữ số với 11
A. MỤC TIÊU:
- Giúp hs biết cách và có kĩ năng nhân nhẩm số có hai chữ số với 11.
B. CHUẨN BỊ:
- ND bài học
C. CÁC HOẠT ĐỘNG - DẠY HỌC:
I. Ổn định tổ chức.
II. Kiểm tra bài cũ:
+ Muốn nhân với số có 2 chữ số ta làm thế nào? Lấy ví dụ minh hoạ?
III Bài mới.
HĐ của thầy
HĐ của trò
* Giới thiệu bài.
1. Nhân nhẩm trường hợp tổng hai hai chữ số bé hơn 10.
- Đặt tính và tính: 27 x 11
+ Nhận xét kết quả 297 và 27 ?
1 HS lên bảng tính, cả lớp làm nháp.
kq: 297
- Số xen giữa hai chữ số của 27 là tổng của 2 và 7.
+Vận dụng tính: 23 x 11
- HS tính và nêu miệng kq: 253.
2. Trường hợp tổng hai chữ số lớn hơn hoặc bằng 10.
+ Nhân nhẩm: 48 x 11
- HS nhẩm theo cách trên ta thấy tổng
4 + 8 không phải là số có 1 chữ số mà là số có 2 chữ số.
+ Cả lớp đặt tính và tính?
- kq : 528
+ Cách nhân nhẩm :
4 + 8 = 12. Viết 2 xen giữa 2 chữ số của 48, được 428. Thêm 1 vào 4 của 428, được 528.
* Chú ý : Trường hợp tổng hai chữ số bằng 10 làm giống hệt như trên.
3. Thực hành
Bài 1: Tính nhẩm:
- HS tự tính nhẩm và nêu miệng kết quả:
a. 374; b. 1045; c. 902.
Bài 2 : (Có thể giảm)
- HS tự làm bài vào vở, 2 hs lên bảng.
- Khi tìm x nên tính nhẩm
- GV cùng lớp nhận xét, chữa bài.
X : 11 = 25 X : 11 = 78
X = 25 x 11 X = 78 x 11
X = 275 X = 858
Bài 3: Đọc đề bài, tóm tắt, phân tích.
- Hs cả lớp.
- Tự làm bài:
- GV thu chấm 1 số bài, nhận xét.
- GV cùng lớp nhaanj xét, chữa bài.
- Cả lớp làm bài vào vở, 1 hs lên chữa bài:
Bài giải
Số học sinh của khối lớp Bốn có là:
11 x 17 = 187 ( học sinh )
Số học sinh của khối lớp Năm có là:
11 x15 = 165 ( học sinh )
Số học sinh của cả khối lớp có là:
187 + 165 = 352 ( học sinh )
Đáp số: 352 học sinh.
Bài 4 : Đọc yêu cầu
- HS đọc, trao đổi, rút ra kết luận đúng :
- Câu b.
IV. Củng cố - Dặn dò:
- Nêu cách nhân nhẩm số có 2 chữ số với 11.
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà chuẩnbị bài 62.
CHÍNH TẢ (Nghe - Viết )
Tiết 13: Người tìm đường lên các vì sao
A. MỤC TIÊU:
- Nghe - viết đúng chính tả, trình bày đúng 1 đoạn trong bài
- Làm đúng các bài tập 3a/b phân biệt các âm chính i/iê
- Rèn kĩ năng nghe đúng, viết đúng.
B. CHUẨN BỊ:
- Bảng phụ.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
I. Ổn định tổ chức.
II. Kiểm tra bài cũ:
- Viết: Châu báu, trâu bò, chân thành, vườn tược.
III. Bài mới:
HĐ của thầy
Hđ của trò
1. Giới thiệu bài
2. HD viết chính tả.
- Đoạn văn viết về ai?
- 1 HS đọc đoạn viết.
- Xi-ôn-cốp-xki nhà bác học người Nga.
- Em biết gì về nhà bác học?
- Là nhà bác học vĩ đại...
- Viết từ khó:
- HS tìm và viết bảng con.
- Đọc bài cho hs viết.
- HS viết.
- Đọc soát lỗi
- HS soát lỗi.
- Thu chấm 1 số bài, nhận xét.
3. Luyện tập
Bài 2a.
- 2 HS đọc nội dung bài.
- Cả lớp làm bài tập vào vở, nêu miệng.
+ Bắt đầu bằng l: lỏng lẻo, long lanh, lóng lánh, lung linh, lơ lửng, lập lờ,…
+ nóng nảy, nặng nề, não nùng, năng nổ, non nớt, lộ liễu, nõn nà, nông nổi, …
- GV cùng lớp chữa bài.
Bài 3 a.
- HS đọc yêu cầu bài, trao đổi theo cặp:
- HS nêu kết quả:
- Lần lượt hs nêu, lớp trao đổi, nx:
nản chí (nản lòng); lí tưởng.
- GV cùng HS nhận xét.
IV. Củng cố - Dặn dò.
- Nhắc lại ND bài.
- Nhận xét giờ học. Ghi nhớ các từ viết đúng.
- Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau.
Ngày soạn: 15 / 11 / 2014
Ngày dạy: Thứ ba 18 / 11 / 2014
TOÁN
Tiết 62: Nhân với số có ba chữ số
A. MỤC TIÊU:
- Biết cách nhân với số có ba chữ số
- Tính được giá trị của biểu thức
* Bài 1,3
B. CHUẨN BỊ:
- NDbài học.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.
I. Ổn định tổ chức.
II. Kiểm tra bài cũ:
+ Nhân nhẩm: 56 x 11; 33 x 11; 49 x 11;
- Nêu cách nhân nhẩm số có 2 chữ số với 11?
III. Bài mới.
HĐ của thầy
HĐ của trò
1. Giới thiệu bài:
2. Giảng bài
a. VD: 164 x 123 =
- HS tính nháp, 1 hs lên bảng.
b. HD đặt tính:
164 x 123 = 164 x (100 + 20 + 3 )
= 164 x 100 + 164 x 20 + 164 x 3
= 16 400 + 1640 + 492
= 20 172
- Để tính được phép tính nhân trên ta phải thực hiện mấy phép tính nhân?
- 3 phép tính nhân, 1 phép tính cộng.
- Do đó ta có cách đặt tính cho gọn như sau:
- HS tự đặt tính và tính.
- Tích riêng thứ nhất:
492
- Tích riêng thứ hai:
328
- Tích riêng thứ ba:
164
+ Lưu ý: tích riêng thứ hai lùi sang trái 1 cột so với tích riêng thứ nhất,...
2. Thực hành.
Bài 1. Đặt tính rồi tính.
- GV cùng HS nhận xét, chữa bài.
- HS thực hiện nháp, 3 HS lên bảng chữa bài.
- Kq: 248 x 321 = 79 608
1163 x 125 = 145 375
3 124 x 213 = 665 412
- GV cùng HS nhận xét, chữa bài.
Bài 3.
- HS đọc đề, tự tóm tắt.
- HS giải bài vào vở, 1 hs chữa bài.
Bài giải
Diện tích hình vuông là:
125 x 125 = 15 625 ( m2)
Đáp số: 15 625 m2.
IV. Củng cố - Dặn dò:
- Nêu cách nhân với số có 3 chữ số?
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà xem bài 63.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Tiết 25: Mở rộng vốn từ: Ý chí- Nghị lực
A. MỤC TIÊU:
- Biết thêm một số từ ngữ nói về ý chí nghị lực của con người.Bước đầu biết tìm từ(BT1) đặt câu(BT2) viết đoạn văn ngắn (BT3)có từ ngữ hướng vào chủ điểm đang học.
B. CHUẨN BỊ:
- Bảng phụ
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
I. Ổn định tổ chức.
II. Kiểm tra bài cũ:
+ Tìm những từ ngữ miêu tả mức độ khác nhau của đặc điểm sau: xanh, thấp, sướng.
III. Bài mới:
HĐ của thầy
HĐ của trò
1 Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài 1.
- 2 HS đọc yêu cầu bài tập.
- Tổ chức làm theo nhóm 4.
- HS làm bài.
a. Các từ nói lên ý chí nghị lực con người:
Quyết chí, quyết tâm, bền gan, bền lòng, kiên nhẫn, kiên trì, kiên nghị, kiên tâm.
b. Các từ nói lên thử thách đối với ý chí nghị lực con người:
- Khó khăn, gian khổ, gian khó, gian nan, gian lao, gian truân, thử thách, thách thức, chông gai...
Bài 2.
- HS đọc yêu cầu, làm nháp.
- VD: Mỗi lần vượt qua được gian khó là mỗi lần con người được trưởng thành.
- GV cùng HS nhận xét, chữa bài.
Bài 3.
- 2 HS đọc yc.
- Đoạn văn yêu cầu viết về nội dung gì?
- Một ngườido có ý chí, nghị lực nên đã vượt qua nhiều thử thách đạt được...
- Bằng cách nào em biết được điều đó?
- Xem ti vi, đọc báoTNTP, ....
- Đọc lại câu thành ngữ, tục ngữ đã học có nội dung có chí thì nên?
- Có công mài sắt...
Có chí thì nên, Thất bại là mẹ thành công, chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo,...
IV. Củng cố - Dặn dò:
- Nhắc lại ND bài.
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà chuẩn bị bài sau.
KỂ CHUYỆN
Tiết 12: Ôn kể chuyện đã nghe, đã đọc
A. MỤC TIÊU:
- Dựa vào gợi ý (SGK), biết chọn và kể được câu chuyện (mẫu chuyện, đoạn truyện) đã nghe, đã đọc nói về người có nghị lực, có ý chí vươn lên trong cuộc sống.
- Hiểu được câu chuyện và nêu được nội dung chính của truyện.
B. ChuÈn bÞ:
- Bảng phụ viết dàn ý kể chuyện, tiêu chuẩn đánh giá bài kể chuyện.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
I. Ổn định tổ chức.
II. Kiểm tra bài cũ:
- Kể chuyện bàn chân kì diệu?
- Em học được điều gì ở Nguyễn Ngọc Kí?
III. Bài mới:
HĐ của thầy
HĐ của trò
1. Giới thiệu bài: Trực tiếp ...
- GV kiểm tra HS đã tìm đọc truyện ở nhà.
- HS giới thiệu nhanh những truyện các em mang đến lớp.
2. Hướng dẫn học sinh kể truyện.
a- Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của đề bài.
- GV viết đề bài lên bảng.
1 HS đọc đề bài
- GV hỏi hs để gạch chân những từ quan trọng của đề bài:
HS trả lời
Được nghe, được đọc, có nghị lực.
- Đọc các gợi ý ?
- 4 HS lần lượt đọc.
- Đọc thầm gợi ý 1?
- Cả lớp đọc
- GV nhắc nhở HS tìm chuyện ngoài sgk để cộng thêm điểm.
- Giới thiệu với các bạn câu chuyện của mình?
- HS tiếp nối nhau giới thiệu....
- Đọc thầm gợi ý 3 ?
- Cả lớp đọc.
- GV đưa dàn ý kể và tiêu chí đánh giá lên nhắc nhở hs : Cần giới thiệu truyện, kể tự nhiên, truyện dài kể 1, 2 đoạn.
b- HS thực hành kể, trao đổi ý nghĩa.
- Theo cặp
- Thi kể:
- Cá nhân kể
- GVcùng lớp nhận xét, bình chọn câu chuyện kể hay, HS kể hay.
IV. Củng cố - Dặn dò.
- Gv nx tiết học.
- Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
- Chuẩn bị nội dung bài kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia
LỊCH SỬ
Tiết 13: Cuộc kháng chiến chống quân tống xâm lược lần 2 (1075 - 1077)
A. MỤC TIÊU:
- HS biết những nét chính về trận chiến tại phòng tuyến sông Như Nguyệt.
- Vài nét về công lao Lý Thường Kiệt : Người chỉ huy cuộc KCCQT lần thứ 2
* Nắm được nội dung cuộc chiến đấu của quân Đại Việt trên đất Tống
* Biết nguyên nhân dẫn tới thắng lợi của cuộc kháng chiến: Trí thông minh, lòng dũng cảm của nhân dân ta, sự tài giỏi của Lý Thường kiệt
B. CHUẨN BỊ.
- Lược đồ trận chiến tại phòng tuyến sông Như Nguyệt.
- Phiếu học tập.
- Tìm tư liệu liên quan đế trận chiến trên phòng tuyến sông Như Nguyệt.
C. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.
I. ổn định tổ chức.
II. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu sự khác nhau giữa chùa và đình thời Lý?
III. Bài mới.
HĐ của thầy
HĐ của trò
1. Giới thiệu bài.
2. Giảng bài:
a) Hoạt động 1: Lý Thường Kiệt chủ động tấn công quân xâm lược Tống.
- HS đọc sgk từ đầu...rút về nước.
- Khi biết quân Tống đang xúc tiến việc xl nước ta lần thứ 2 LTK có chủ trương gì?
- Chủ trương : Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân đánh trước để chặn mũi nhọn của giặc.?
- Ông dã thực hiện chủ trương đó như thế nào?
- Cuối năm 1075 LTK chia thành 2 cánh quân bất ngờ đánh vào nơi tập trung quân Lương của nhà Tống ở Ung Châu, Khâm Châu, Liêm Châu rồi rút về nước.
- Việc đó có tác dụng gì?
- ...Không phải để xâm lược mà để phá tan âm mưu của nhà Tống.
b) Hoạt động 2: Trận chiến trên sông Như Nguyệt.
- Lý Thường Kiệt đã làm gì để chuẩn bị chiến đấu với giặc?
- Xây dựng phòng tuyến sông Như Nguyệt.
- Thời gian nào?
- Cuối năm 1076.
- Lực lượng quân Tống do ai chỉ huy?
- 10 vạn bộ binh, 1 vạn ngựa, 20 vạn dân phu, do Quách Quỳ chỉ huy.
- Trận chiến diễn ra ở đâu? Vị trí quân giặc, quân ta?
- Diễn ra trên phòng tuyến sông Như Nguyệt, quân giặc ở phía bắc của sông, quân ta ở phía nam.
- Kể lại trận quyết chiến trên phòng tuyến sông Như Nguyệt?
- HS kể.
c) Hoạt động 3: Kết quả và nguyên nhân.
- Trình bày kết quả?
- Quân Tống chết quá nửa, phải rút về nước. Nền đọc lập của nước Đại Việt được giữ vững.
- Vì sao nd ta giành được chiến thắng vẻ vang đó?
- Nhân dân ta có lòng nồng nàn yêu nước, đoàn kết chống giặc ngoại xâm...
IV. Củng cố - Dặn dò.
- Nhắc lại ND bài.
- Nhận xét tiết học.
- Học thuộc bài và chuẩn bị bài sau.
Ngày soạn: 15/ 11 / 2014
Ngày dạy: Thứ tư 19 / 11/ 2014
TẬP ĐỌC
Tiết 26: Văn hay chữ tốt
A. MỤC TIÊU:
- Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi, bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn .
- Hiểu nội dung: ca ngợi tính kiên trì, quyết tâm sữa chữa chữ viết xấu của Cao Bá Quát. Trả lời được các câu hỏi SGK
* KNS: Xác định giá trị ,tự nhận thức bản thân,đặt mục tiêu, kiên định.
* QTE&G
B. CHUẨN BỊ.
- Tranh minh hoạ ( nếu có ).
- Một số vở sạch chữ đẹp của hs trong lớp, trong trường.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
I. Ổn định tổ chức.
II. Kiểm tra bài cũ:
+ Đọc bài : Người tìm đường lên các vì sao?
+ Nêu ý nghĩa bài?
III. Bài mới:
HĐ của thầy
HĐ của trò
1. Giới thiệu bài: Giới thiệu trực tiếp, kết hợp qs tranh.
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
a. Luyện đọc:
- Đọc toàn bài:
- 1HS khá đọc, lớp theo dõi.
- Chia đoạn:
- 3 Đoạn:
- Đ1: Từ đầu...cháu xin sẵn lòng
- Đ2: tiếp....viết chữ sao cho đẹp
- Đ3: Phần còn lại.
- Đọc nối tiếp, kết hợp sửa phát âm, giải nghĩa từ. ( Chú giải )
- 3 HS đọc nối tiếp, đọc cả bài 2 lần.
+ Đ1: khẩn khoản.
+ Đ2: huyện đường, ân hận
- GV nêu cách đọc: Đọc đúng, ngắt nghỉ hơi đúng : Thởu đi học,...bài văn dù hay/ vẫn bị thầy cho điểm kém.
- HS nghe.
- Đọc toàn bài:
- 1 HS đọc, lớp nghe, nx cách đọc.
- GV đọc mẫu.
b- Tìm hiểu bài:
- Đọc lướt đoạn 1, trả lời:
- Cả lớp đọc:
+ Vì sao Cao Bá Quát thường bị điểm kém?
- Vì chữ viết rất xấu, dù bài văn của ông viết rất hay.
+ Thái độ của CBQ như thế nào khi nhận lời giúp bà cụ hàng xóm viết đơn?
CBQ vui vẻ nói: Tưởng việc gì khó, chứ việc ấy cháu xin sẵn lòng.
+ Đoạn 1 cho em biết điều gì?
- ý 1: CBQ thường bị điểm xấu vì chữ viết, rất sẵn lòng giúp đỡ hàng xóm.
- Đọc thầm, trao đổi trả lời.
- Trao đổi nhóm 2,3.
+ Sự việc gì xảy ra đã làm CBQ phải ân hận?
- Lá đơn của CBQ vì chữ quá xấu, quan không đọc được nên thét lính đuổi bà cụ về, khiến bà cụ không giải được nỗi oan.
+ Theo em, khi bà cụ bị quan thét lính đuổi về, CBQ có cảm giác ntn?
- CBQ rất ân hận và dằn vặt mình. Ông nghĩ ra dù văn hay đến đâu mà chữ không ra chữ cũng chẳng ích gì.
+ Nội dung đ2?
- CBQ ân hận vì chữ mình xấu làm bà cụ không giải oan được.
- Đọc lướt đoạn còn lại, trả lời:
+ CBQ quyết chí luyện viết chữ ntn?
- Sáng sáng , ông cầm que vạch lên cột nhà luyện chữ cho cứng cáp. Mỗi tối viết xong 10 trang rồi mới đi ngủ; mượn những cuốn sách chữ viết đẹp làm mẫu; luyện viết liên tục suốt mâý năm trời.
+ Nêu ý đoạn 3?
- ý 3: CBQ trở thành người văn hay chữ tốt nhờ kiên trì tập luyện suốt mười mấy năm.
- Đọc lướt toàn bài, đọc câu hỏi 4?
- Hs đọc. Trao đổi câu hỏi để trả lời.
+ Mở bài: 2 dòng đầu.
+ Thân bài: tiếp... nhiều kiểu chữ khác nhau.
+ Kết bài: Đoạn còn lại.
+ Câu chuyện nói lên điều gì?
* Ý nghĩa: Ca ngợi tính kiên trì, quyết tâm sửa chữ viết xấu của Cao Bá Quát.
c- Đọc diễn cảm:
- Đọc tiếp nối?
- 3 hs đọc.
+ Tìm cách đọc?
- Toàn bài đọc diễn cảm, giọng từ tốn, phân biệt lời nhân vật:
+ Bà cụ khẩn khoản khi nhờ CBQ viết đơn;
+ CBQ vui vẻ xởi lởi khi nhận lời giúp bà lão.
Đoạn đầu chậm, sau nhanh hơn, 2 câu kết đọc giọng ca ngợi sảng khoái.Nhấn giọng: rất xấu, khẩn khoản, oan uổng, sẵn lòng, thét lính, đuổi, vô cùng ân hận, dồn sức, cứng cáp, mười trang vở, nổi danh, văn hay chữ tốt.
- Luyện đọc đoạn 1:
- Đọc phân vai:( người dẫn truyện, bà cụ, CBQ )
- GV đọc
- HS nhận xét cách đọc đoạn.
- HS luyện đọc.
- Thi đọc:
- Cá nhân, nhóm.
- GV cùng HS nhận xét, khen HS đọc tốt.
IV. Củng cố - Dặn dò:
- Câu chuyện khuyên các em điều gì?
- Giới thiệu và cho HS liên hệ về việc luyện viết vở sạch chữ đẹp của lớp.
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau: Tiết 26.
TOÁN
Tiết 63: Nhân với số có ba chữ số ( tiếp theo )
A. MỤC TIÊU:
- Giúp hs biết cách nhân với số có ba chữ số mà chữ số hàng chục là 0.
B. CHUẨN BỊ:
- ND bài học.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.
I. Ổn định tổ chức.
II. Kiểm tra bài cũ:
+ Nêu cách nhân với số có ba chữ số?
III. Bài mới
HĐ của thầy
HĐ của trò
1. Giới thiệu bài mới:
2. Giới thiệu cách đặt tính và tính.
+ Đặt tính và tính: 258 x 203
- Cả lớp tính vào nháp, 1 hs lên bảng.
x
258
203
774
000
516
52374
+ Nhận xét về các tích riêng?
- Tích riêng thứ hai gồm toàn chữ số 0.
* Có thể bỏ bớt không cần viết tích riêng thứ hai mà vẫn dễ dàng thực hiện phép cộng.
- Lưu ý viết 516 lùi sang trái 2 cột so với tích riêng thứ nhất.
- 1 hs lên bảng thực hiện bỏ tích riêng thứ 2.
2. Thực hành:
Bài 1:
- Hs tự đặt tính và tính vào vở, 3 hs chữa.
523 563 1309 305 308 202
2615 4504 2618
1569 1689 2618
159515 173404 264418
- GV cùng HS nhận xét chữa bài, chốt bài đúng.
Bài 2: Gv chép đề lên bảng.
- GV yêu cầu hs giải thích, nx chốt bài đúng.
- HS suy nghĩ tự làm vào sgk, 3 HS lên bảng ghi Đ, S :
- 2 cách đầu là sai, cách thứ ba là đúng.
- Lớp nx, trao đổi.
Bài 3: Đọc, tóm tắt, phân tích bài toán.
- HS đọc.
- Tự giải bài toán vào vở:
- Cả lớp, 1 hs lên bảng chữa bài.
- Gv chấm 1 số bài, nhận xét.
Bài giải
Số thức ăn cần trong một ngày là:
104 x 375 = 39 000 ( g )
39 000 g = 39 kg
Số thức ăn cần trong 10 ngày là:
39 x 10 = 390 ( kg )
Đáp số : 390 kg
- GV cùng hs lớp nhận xét, chữa bài.
IV. Củng cố - Dặn dò:
- Nhắc lại ND bài.
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà học và chuẩn bị bài sau.
TẬP LÀM VĂN
Tiết 25: Trả bài văn kể chuyện
A. MỤC TIÊU:
- Hiểu được nhận xét chung của cô giáo về kết quả viết bài văn KC của các bạn để liên hệ với bài làm của mình.
- Biết sữa lỗi cho bạn và sửa lỗi của mình.
- Có tinh thần học hỏi những câu văn hay, đoạn văn hay của bạn.
B. CHUẨN BỊ:
- Bảng phụ ghi sẵn một số lỗi về: chính tả, cách dùng từ, cách diễn đạt, ngữ pháp,... cần chữa chung cho cả lớp.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.
I. Ổn định tổ chức.
II. Kiểm tra.
III. Bài mới:
1. Nhận xét chung bài làm của HS:
- Đọc lại các đề bài, phát biểu yêu cầu của từng đề.
- Lần lượt hs đọc và nêu yêu cầu các đề bài tuần trước.
Tổng số bài: 21 bài
Điểm 10: 1 bài
Điểm 8: 3 bài; Điểm 7: 3 bài;
Điểm 6 : 7 bài; Điểm 5 : 4 bài.
Điểm dưới 5: 3 bài
* Ưu điểm: - Đa số các em hiểu đề, viết đúng yêu cầu của đề bài văn KC.
- Với các bài làm theo đề kể lại theo lời 1 nhân vật trong truyện, việc dùng đại từ nhân xưng đã có sự nhất quán từ đầu đến cuối câu chuyện.
- Diễn đạt câu, ý rõ ràng, trọn vẹn.
- Sự việc, cốt truyện, đã có sự liên kết lô gíc giữa các phần.
- Đã có sự sáng tạo khi kể theo lời nhân vật.
- Viết đúng chính tả, trình bày bài văn rõ ràng theo dàn ý bài văn kể chuyện.
- Bài kể ngoài chương trình học ở lớp 4
- Những bài có lời kể hấp dẫn, sinh động:...
Có sự liên kết giữa các phần:...
Có mở bài, kết bài hay:...
* Khuyết điểm: Một số bài còn mắc một số khuyết điểm sau:
- Dùng từ, đặt câu còn chưa chính xác:
- Việc dùng đại từ nhân xưng còn chưa nhất quán: Phần đầu câu chuyện xưng tôi, cuối xưng em, mình...
- Cách trình bày bài văn chưa rõ ràng mở bài, thân bài, kết bài.
- Còn mắc lỗi chính tả: Danh từ riêng không viết hoa,...
2. Hướng dẫn hs chữa lỗi.
- GV trả bài cho từng HS.
- Đọc thầm bài viết của mình, đọc kĩ lời cô giáo phê tự sửa lỗi.
- GV giúp đỡ HS yếu nhận ra lỗi và sửa lỗi.
- HS đổi bài trong nhóm, kiểm tra bạn sửa lỗi.
- GV đến từng nhóm, kiểm tra, giúp đỡ các nhóm sữa lỗi.
- Đọc thầm bài viết của mình, đọc kĩ lời cô giáo phê tự sửa lỗi.
- GV giúp đỡ hs yếu nhận ra lỗi và sửa lỗi.
- HS đổi bài trong nhóm, kiểm tra bạn sửa lỗi.
IV. Củng cố - Dặn dò.
- Nhắc lại ND bài.
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà viết lại bài văn cho tốt hơn HS viết chưa đạt yêu cầu)...
Ngµy so¹n: 15 / 11 / 2014
Ngµy d¹y: Thø n¨m 20 / 11 / 2014
to¸n
TiÕt 64: LuyÖn tËp
A. Môc tiªu: Gióp HS:
- Thực hiện được nhân với số có 2, 3 chữ số
- Biết vận dụng tính chất của phép nhân trong thực hành tính
- Biết công thức tính (bằng chữ) và tính được diện tích hình chữ nhật
* Thực hiện được bài 1,3,5a.
B. CHUẨN BỊ:
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
I. Ổn định tổ chức.
II. Kiểm tra bài cũ.
+ Đặt tính rồi tính: 456 x 102;
3105 x 108.
- 2 HS lên bảng, lớp làm vào nháp, đổi chéo nháp kt.
x
x
456 3105
102 108
912 24840
4560 31050
46512 335340
- GV cùng lớp nhận xét, chữa bài, ghi điểm.
III. Bài mới:
HĐ của thầy
HĐ của trò
1. Giới thiệu bài luyện tập:
Bài 1:- Yêu cầu hs tự đặt tính và tính:
- 2 HS lên bảng, lớp làm bài vào vở BT.
a- Nhân nhẩm: 345 x 200 = 69 000.
x
c- 346
403
1038
13840
139438
- GV cùng HS nhận xét, chữa bài.
Bài 3: Đọc yêu cầu.
- HS đọc.
- GV cùng HS làm rõ yêu cầu.
- Cả lớp làm bài vào vở BT, 3 hs lên bảng chữa bài.
a.142 x 12 + 142 x 18 = 142 x ( 12 + 18)
= 142 x 30 = 4 260
b. 49 x 365 - 39 x 365 =( 49 - 39 ) x 365
= 10 x 365 = 3650
c. 4 x 18 x 25 = 4 x 25 x 18
= 100 x 18 = 1 800.
- Lớp nhận xét, trao đổi cách làm.
- GV nhận xét chung, chốt bài làm đúng.
Bài 5: a. Đọc yêu cầu.
2 HS đọc.
- GV cùng hs cùng làm rõ yêu cầu của đề bài.
- HS tự làm bài vào vở, 2 HS lên bảng chữa bài.
a. Với a = 12 cm, b = 5 cm,
thì S = 12 x 5 = 60 ( cm2 ).
- Lớp nhận xét, trao đổi bài.
- GV nhận xét chữa bài.
IV. Củng cố - Dặn dò:
- Nhắc lại ND bài.
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà chuẩn bị bài 65.
LuyÖn tõ vµ c©u
TiÕt 26 : C©u hái vµ dÊu chÊm hái
A. Môc tiªu:
- Hiểu tác dụng câu hỏi, và dấu hiệu chính để nhận biết chúng (từ nghi vấn, dấu ?)
- Xác định được câu hỏi trong 1 văn bản, bước đầu để trao đổi theo nội dung, yêu cầu cho trước
* Đặt được câu hỏi để tự hỏi mình theo 2, 3 nội dung khác nhau
B. CHUẨN BỊ:
- Bảng phụ kẻ các cột: Bài tập1,2,3 phần nx.
Câu hỏi
Của ai
Hỏi ai
Dấu hiệu
- Bút dạ và phiếu kẻ sẵn nội dung bài tập 1 Phần luyện tập.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
I. Ổn định tổ chức.
II. Kiểm tra bài cũ:
- Làm lại bài tập 1 ( 127 )
- 1 Hs lên bảng nêu miệng.
- Đọc đoạn văn viết về người có ý chí nghị lực. ( BT 3 )
- 2 Hs đọc
- Lớp nhận xét, trao đổi.
- GV nhận xét chung, ghi điểm.
III. Bài mới:
HĐ của thầy
HĐ của trò
1. Giới thiệu bài:
2. Phần nhận xét:
- Đọc bài 1, 2, 3 Phần nhận xét.
- 3 HS đọc nối tiếp.
- GV treo bảng đã chuẩn bị.
- HS đọc thầm các cột ở trên bảng.
- Đọc thầm bài : Người tìm đường lên các vì sao.
- Cả lớp đọc.
- Từng nhóm trao đổi, làm vào nháp theo nội dung phiếu trên bảng.
- HS làm bài theo nhóm 2.
- Trình bày:
- HS lần lượt từng nhóm nêu miệng nội dung từng yêu cầu1,2,3 phần nhận xét.
- Nhóm khác nhận xét, trao đổi, bổ sung.
- GV chốt từng câu đúng ghi vào bảng.
- Đọc toàn bảng sau khi đã hoàn thành.
Câu hỏi
Của ai
Hỏi ai
Dấu hiệu
1. Vì sao quả bóng không có cánh mà vẫn bay được ?
Xi-ô-cốp-xki
Tự hỏi mình
- Từ vì sao
- Dấu chấm hỏi
2. Cậu làm thế nào mà mua được nhiều sách và dụng cụ thí nghiệm như thế?
Một người bạn
Xi-ôn-cốp-xki
- Từ thế nào
-Dấu chấm hỏi.
3. Phần ghi nhớ.
- 3,4 hs đọc.
4. Phần luyện tập.
Bài 1. Đọc yêu cầu.
- 1,2 hs đọc.
- Đọc thầm bài: Thưa chuyện với mẹ, Hai bàn tay.
- Cả lớp đọc.
- Yêu cầu hs tự làm bài, Gv phát phiếu cho 3hs.
- Lớp tự làm bài tập vào VBT, 3 hs làm phiếu.
- Trình bày:
- 3 hs dán phiếu và trình bày, lớp trình bày miệng.
- Lớp trao đổi, nx bài của bạn.
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng:
Câu hỏi
Câu hỏi của ai?
Để hỏi ai?
Từ nghi vấn.
1. Bài: Thưa chuyện với mẹ:
Con vừa bảo gì?
Ai xui con thế?
Câu hỏi của mẹ
Câu hỏi của mẹ
hỏi Cương
hỏi Cương
Gì
Thế
2. Bài: Hai bàn tay:
Anh có yêu nước không?
Anh có thể giữ bí mật không?
Anh có muốn đi với tôi không?
Nhưngchúng ta lấy đâu ra tiền?
Anh sẽ đi với tôi chứ?
Câu hỏi của Bác Hồ
Câu hỏi của Bác Hồ
Câu hỏi của Bác Hồ
Câu hỏi của Bác Lê
Câu hỏi của Bác Hồ
Hỏi Bác Lê
Hỏi Bác Lê
Hỏi Bác Lê
Hỏi Bác Hồ
Hỏi Bác Lê
Có... không
Có-không
Có..không
đâu
chứ
Bài 2. Đọc yêu cầu, mẫu.
2 HS đọc.
- GV làm rõ yêu cầu, chép lên bảng một câu văn:
- HS nghe và làm ví dụ trên bảng theo bàn.
Về nhà bà kể lại câu chuyện khiến Cao Bá Quát vô cùng ân hận.
- 1 cặp HS thực hành hỏi đáp trước lớp:
- Về nhà bà cụ làm gì?
- Về nhà bà cụ kể lại câu chuyện xảy ra cho Cao Bá Quát nghe.
- Bà cụ kể lại chuyện gì?
- Bà cụ kể lại chuyện bị quan cho lính đuổi bà ra khỏi huyện đường.
- Vì sao Cao Bá Quát ân hận?
- CBQ ân hận vì mình viết chữ xấu mà bà cụ bị đuổi khỏi cửa quan, không giải được nỗi oan ức.
- HS đọc thầm bài Văn hay chữ tốt, thực hành:
- Theo cặp: hỏi- đáp.
- Thực hành hỏi đáp :
- Từng cặp HS .
- GV cùng HS nhận xét, bình chọn nhóm hỏi đáp tốt.
VD: Từ đó, ông dồn sức luyện viết chữ sao cho đẹp.
- CBQ dồn sức làm gì?
- CBQ dồn sức luyện chữ để làm gì?
- Từ khi nào CBQ dồn sức luyện viết chữ?
Bài 3. Đọc yêu cầu
- Mỗi hs tự đặt 1 câu hỏi để tự hỏi mình.
- GV cùng HS nhận xét, bình chọn HS đặt câu hỏi tốt.
- Lần lượt hs đặt câu hỏi.
VD: Bạn này nhìn quen, hình như mình đã gặp ở đâu rồi ?...
IV. Củng cố - Dặn dò.
- Đọc ghi nhớ.
- Nhận xét tiết học.
- BTVN: Viết lại vào vở BT 2,3 .
KHOA HỌC
Tiết 25: Nước bị ô nhiễm
A. MỤC TIÊU:
Nêu đặc điểm chính của nước sạch và nước bị ô nhiễm:
- Nước sạch: trong suốt, không màu, không vị, không chứa các vi sinh vật hoặc các chất hòa tan có hại cho sức khỏe con người.
- Nước ô nhiểm : Có màu, có chất bẩn, có mùi hôi, chứa vi sinh vật nhiều quá mức cho phép, chứa các chất hòa tan có hại cho sức khỏe cho con người.
B. CHUẨN BỊ:
- HS chuẩn bị theo dặn dò tiết trước.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
I. Ổn định tổ chức.
II. Kiểm tra bài cũ:
+ Đọc thuộc mục bạn cần thiết?
- GV nhận xét chung, ghi điểm.
III. Bài mới.
1. Giới thiệu bài:
a. Hoạt động 1: Tìm hiểu về một số đặc điểm của nước trong tự nhiên.
- Tổ chức thảo luận nhóm 5.
- HS đọc sgk, làm theo mục qs và thực hành.
- Tiến hành thí nghiệm chứng minh chai nước sông, chai nước giếng.
- Chai nước đục hơn là chai nước sông.
+ Vì sao nước sông đục hơn nước giếng?
- Vì nó chứa nhiều chất không tan.
- HS làm thí nghiệm, báo cáo kết quả.
* Kết luận: Nước sông ao, hồ, ao hoặc nước đã dùng rồi thường bị lẫn nhiều đất, cát, đặc biệt nước sông có nhiều phù sa nên chúng chứa nhiều vẩn đục.
2. Hoạt động 2: Xác định tiêu chuẩn đánh giá nước bị ô nhiễm và nước sạch.
- Tổ chức thảo luận nhóm.
- Hoàn thành bảng, báo cáo kết quả.
Tiêu chuẩn đánh giá
Nước bị ô nhiễm
Nước sạch
1 Màu
Có màu, vẩn đục
Không màu, trong suốt
2 Mùi
Mùi hôi
Không mùi
3 Vị
Không vị
4 Vi sinh vật
Nhiều quá mức cho phép
Không có hoặc ít không đủ để gây hại
5. Các chất hoà tan
Có chất hoà tan, có hại cho sức khoẻ
Không hoặc có các chất khoáng có lợi và tỉ lệ thích hợp.
* Kết luận: Mục bạn cần biết.
IV. Củng cố - Dặn dò.
- Đọc mục bạn cần biết?
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau
Ngày soạn: 15 / 11 / 2014
Ngày dạy: Thứ sáu 21 / 11 / 2014
TOÁN
Tiết 65: Luyện tập chung
A. MỤC TIÊU:
- Chuyển đổi được đơn vị đo khối lượng, diện tích(cm2,dm2,m2)
- Thực hiện được nhân với só có 2, 3 chữ số
- Biết vận dụng tính chất của phép nhân trong thực hành tính, tính nhanh.
B. CHUẨN BỊ:
- ND bài luyện tập.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.
I. Ổn định tổ chức.
II. Kiểm ta bài cũ:
- Đặt tính rồi tính:
- GV cùng HS nhận xét, chữa bài, ghi điểm.
- 2 HS lên bảng chữa bài.
x
237
24
948
474
5688
- Nếu a = 15 m và b = 10 thì S = a x b = 15 x 10 = 150 m2.
III. Bài mới:
HĐ của thầy
HĐ của trò
1. Giới thiệu bài luyện tập:
2. HD làm cỏc bai tập
Bài 1 : Đọc yêu cầu
- 1, 2 hs đọc.
- Làm dòng đầu của 3 câu: a,b,c.
- Cả lớp tự làm bài vào nháp, 3 hs lên bảng chữa bài.
a, 10 kg = 1 yến 100 kg = 1 tạ
b, 1000 kg = 1 tấn 10 tạ = 1 tấn
c, 100 cm2 = 1 dm2 100 dm2 = 1 m2
- GV cùng HS nhận xét, chữa bài.
Bài 2.Tính:
- Gv yêu cầu hs làm câu a, ý 2 câu b.
- GV cùng HS nhận xét, chữa bài.
- HS tự làm bài vào vở BT, 3 hs lên bảng chữa bài. Lớp đổi chéo vở kiểm tra.
Bài 3. Bài yêu cầu làm gì?
- Tính bằng cách thuận tiện nhất.
- Hs nêu miệng cách tính.
- Yêu cầu hs làm bài.
- Làm bài vào vở BT, 3 HS lên bảng.
- GV chấm 1 số bài.
a. 2x39x5 = (2 x 5) x 39 = 10 x 39 = 390
b. 302 x 16 + 302 x 4 = 302 x (16 + 4)
= 302 x 20 = 302 x 2 x 10
= 604 x 10 = 6040
c.769 x 85 - 769 x 75 = 769 x (85 - 75)
= 769 x 10 = 7690.
- GV cùng HS nhận xét, chữa bài và giải thích tại sao đó là cách thuận tiện nhất.
IV. Củng cố - Dặn dò.
- Nhắc lại ND bài
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà chuẩn bị bài sau.
TẬP LÀM VĂN
Tiết 26: Ôn tập văn kể chuyện
A. MỤC TIÊU:
- Nắm được một số đặc điểm đẫ học về văn kể chuyện(nội dung, nhân vật, cốt truyện)
- Kể được một câu chuyện theo đề tài cho trước: nắm được nhân vật, tính cách nhân vật và ý nghĩa câu chuyện đó để trao đổi với bạn
B. CHUẨN BỊ.
- Bảng phụ ghi tóm tắt 1 số kiến thức về văn kể chuyện.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.
I. Ổn định tổ chức.
II. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra 1 số hs viết lại bài văn chưa đạt yêu cầu của tiết TLV trước.
III. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Ôn tập những kiến thức đã học về văn kể chuyện.
2. Hướng dẫn ôn tập.
Bài 1. Đọc yêu cầu
- 1, 2 HS đọc. Lớp đọc thầm.
+ Đề nào thuộc loại văn kể chuyện.
- HS suy nghĩ trả lời.
- Đề 2 : thuộc loại văn kể chuyện.
+ Vì sao?
- Vì đây là kể lại một câu chuyện có nhân vật, cốt truyện, diễn biến, ý nghĩa...nhân vật này là tấm gương rèn luyện thân thể. Nghị lực và quyết tâm của nhân vật đáng được ca ngợi, noi theo.
Bài 2, 3. Đọc yêu cầu.
- 2,3 HS đọc.
- Nói về đề tài câu chuyện mình chọn kể.
- Lần lượt hs nói.
- Viết dàn ý câu chuyện chọn kể.
- HS viết nhanh vào nháp.
- Thực hành KC, trao đổi về câu chuyện vừa kể.
- Trao đổi từng cặp theo từng bàn.
- Kể chuyện trước lớp:
- Trao đổi cùng hs về câu chuyện hs vừa kể. ( Hỏi hs khác cùng trao đổi ).
- GV cùng hs nhận xét chung, ghi điểm.
- GV treo bảng phụ đã chuẩn bị.
- 1 số HS đọc.
Văn kể chuyện
- Kể lại một chuỗi sự việc có đầu có cuối, liên quan đến 1 hay 1 số nhân vật.
- Mỗi câu chuyện cần nói lên 1 điều có ý nghĩa.
Nhân vật
- Là người hay các con vậ, đồ vật, cây cối... được nhân hoá.
- Hành động, lời nói, suy nghĩ... của nhân vật nói lên tính cách nhân vật.
- Những đặc điểm ngoại hình tiêu biểu góp phần nói lên tính cách, thân phận của nhân vật.
Cốt truyện
- Thường có 3 phần: mở đầu, diễn biến, kết thúc.
- Có 2 kiểu mở bài: ( trực tiếp hay gián tiếp). Có 2 kiểu kết bài: ( mở rộng và không mở rộng )
IV. Củng cố - Dặn dò:
- Nhắc lại ND bài
- Nhận xét tiết học.
- BTVN : Viết lại tóm tắt những kiến thức về văn kể chuyện để ghi nhớ.
KHOA HỌC
Tiết 26: Nguyên nhân làm nước bị ô nhiễm
A. Môc tiªu:
- Nêu được một số nguyên nhân làm nước bị ô nhiễm : xả rác. Phân, nước thải bừa bãi, sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu, khói bụi và khí thải từ các nhà máy, xe cộ, vỡ đường ống dẫn dầu....
- Nêu được tác hại của nguồn nước bị ô nhiễm đối với sức khoẻ con người: Lan truyền nhiều bệnh.
KNS: - Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về nguyên nhân làm nước bị ô nhiễm .
Kĩ năng trình bày thông tin về nguyên nhân làm nước bị ô nhiễm.
Kĩ năng bình luận ,đánh giá về các hành động,gay ô nhiễm nước.
B. CHUẨN BỊ.
- Sưu tầm thông tin về nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm nước ở địa phương.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
I. Ổn định tổ chức.
II. Kiểm tra bài cũ:
+ Thế nào là nước bị ô nhiễm?
+ Thế nào là nước sạch?
- 2 HS trả lời, lớp nhận xét.
- GV nhận xét chung, ghi điểm.
III. Bài mới.
1. Hoạt động 1: Một số nguyên nhân làm nước bị ô nhiễm.
- Quan sát từ hình 1- đến hình 8.Trao đổi trong nhóm 2 ( cùng bàn).
- Các nhóm tự đặt câu hỏi và trả lời cho từng hình.
- VD:
+ Hình nào cho biết nước sông/ hồ/ kênh rạch bị nhiễm bẩn? Nguyên nhân gây nhiễm bẩn được mô tả trong hình đó là gì? ( H1,4 )
+ Hình nào cho biết nước máy bị nhiễm bẩn? Nguyên nhân gây nhiễm bẩn được mô tả trong hình đó là gì? ( H2 )
+ Hình nào cho biết nước biển bị nhiễm bẩn? Nguyên nhân gây nhiễm bẩn được mô tả trong hình đó là gì? ( H3 )
+ Hình nào cho biết nước mưa bị nhiễm bẩn? Nguyên nhân gây nhiễm bẩn được mô tả trong hình đó là gì? ( H7,8 )
+ Hình nào cho biết nước ngầm bị nhiễm bẩn? Nguyên nhân gây nhiễm bẩn được mô tả trong hình đó là gì? ( H5,6,8 )
- Trình bày:
- Các nhóm lần lượt lên trao đổi trước lớp về 1 nội dung.
- Liên hệ nguyên nhân làm ô nhiễm nước ở địa phương.
* Kết luận : - Mục bạn cần biết ( trang 55 ).
- GV đọc cho HS nghe một vài thông tin về nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước đã sưu tầm.
2. Hoạt động 2: Thảo luận về tác hại của sự ô nhiễm nước.
+ Điều gì sẽ xảy ra khi nguồn nước bị ô nhiễm?
- QS các hình, mục bạn cần biêt, thông tin sưu tầm được để trao đổi.
- Trình bày:
- Đại diện các nhóm trả lời, nhóm khác trao đổi, bổ sung.
* Kết luận: Mục bạn cần biết - trang 55.
IV. Củng cố - Dặn dò:
- Đọc mục bạn cần biết.
* KNS : - Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về nguyên nhân làm nước bị ô nhiễm .
- Kĩ năng trình bày thông tin về nguyên nhân làm nước bị ô nhiễm.
- Kĩ năng bình luận ,đánh giá về các hành động, gay ô nhiễm nước.
- Nhận xét tiết học,
- Về nhà học thuộc bài, xem trước bài 27.
ĐỊA LÝ
Tiết 13: Người dân ở đồng bằng Bắc Bộ
A. MỤC TIÊU:
- ĐBBB là nơi dân cư tập trung đông đúc nhất cả nước, người dân ĐBBB chủ yếu là người kinh
- Sử dụng tranh ảnh mô tả nhà ở, trang phục truyền thống của người dân ở ĐBBB
+ Nhà thường xây dựng chắc chắn ,xung quanh có sân vườn, ao
+ Trang phục truyền thống của nam là quần trắng,áo dài the, đầu đội khăn xếp đen, nữ là váy đen, áo dài tứ thân, lưng thắt khăn lụa dài, đầu vấn tóc và chit khăn mỏ quạ.
* Nêu được mối quan hệ giữa thiên nhiên với con người qua cách dựng nhà của người dân ở ĐBBB: Ñeå tránh gió, bão, nhà được dựng vững chắc
- Tôn trọng các thành quả LĐ của người dân và truyền thống văn hoá của dân tộc
B. CHUẨN BỊ:
- Tranh ảnh về nhà ở truyền thống và ở hiện nay, cảnh làng quê, trang phục lễ hội của người dân ĐBBB ( gv, hs sưu tầm).
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
I. Ổn định tổ chức.
II. Kiểm tra bài cũ:
+ Nêu hình dạng, diện tích sự hình thành, đặc điểm địa hình của ĐBBB ?
- 3 HS lên bảng trả lời. Lớp nhận xét.
- GV nhận xét chung, ghi điểm.
III. Bài mới:
HĐ của thầy
HĐ của trò
1 Giới thiệu trực tiếp vào bài mới.
a. Hoạt động 1: Chủ nhân của đồng bằng.
- Đọc thầm sgk, QS tranh ảnh trả lời:
- Cả lớp.
+ ĐBBB là nơi đông dân hay thưa dân?
- Là vùng có dân cư tập trung đông đúc nhất cả nước.
+ Người dân sống ở ĐBBB chủ yếu là dân tộc nào?
- Dân tộc Kinh.
+ Làng của người Kinh ở ĐBBB có đặc điểm gì?
- Làng của người Kinh có nhiều ngôi nhà quây quần bên nhau.
+ Nêu các đặc điểm về nhà ở của người Kinh?
- Nhà có cửa chính quay về hướng Nam được xây dựng kiên cố, chắc chắn, xung quanh có sân, vườn, ao...
+ Làng Việt cổ có đặc điểm gì?
-...thường có luỹ tre xanh bao bọc. Mỗi làng có 1 ngôi đình thờ Thành Hoàng...
+ Ngày nay, nhà ở và làng xóm của người Kinh có thay đổi ntn?
- ...có nhiều thay đổi, làng có nhiều nhà hơn trước, nhiều nhà xây có mái bằng hoặc cao tầng, nền lát gạch hoa. Các đồ dùng trong nhà tiện nghi hơn: có tủ lạnh, tivi, quạt điện,...
* Kết luận: Người dân sống ở ĐBBB chủ yếu là người Kinh. Đây là vùng có dân cư tập trung đông đúc nhất nước ta. Làng ở ĐBBB có nhiều ngôi nhà quây quần bên nhau.
b. Hoạt động 2: Lễ hội.
- Dựa vào tranh, ảnh sưu tầm, sgk, kênh
- Thảo luận nhóm2,3.
chữ và vốn hiểu biết thảo luận:
+ Người dân thường tổ chức lễ hội vào mùa nào? Nhằm mục đích gì?
- Mùa xuân và mùa thu để cầu cho một năm mới mạnh khoẻ, mùa màng bội thu,...
+ Trong lễ hội có những hoạt động gì? Kể tên một số hoạt động mà em biết?
- Tổ chức tế lễ và các hoạt động vui chơi, giải trí.
+ Kể tên một số lễ hội nổi tiếng của người dân ĐBBB ?
- Hội Lim, hội chùa Hương, Hội Gióng,..
- Trình bày:
- Lần lượt từng nhóm trao đổi nội dung.
- Nhóm khác nx, trao đổi.
- GV kết luận chung.
* Kết luận:Người dân ở ĐBBB thường mặc các trang phục truyền thống trong lễ hội. Hội Chùa Hương, Hội Lim, Hội Gióng ,... là những lễ hội nổi tiếng ở ĐBBB.
IV. Củng cố - Dặn dò:
- Đọc phần ghi nhớ sgk/ 102.
- Nhận xét tiết học
- Về nhà học thuộc bài.Xem bài Hoạt động sản xuất của người dân ở ĐBBB.
SINH HOẠT.
SINH HOẠT TUẦN 13
I. Mục tiêu:
- HS nắm được ưu nhược điểm trong tuần của bản thân, của lớp
- Nhận xét tình hình chuẩn bị đồ dùng học tập của HS trong tuần, ý thức học của HS
II. Lên lớp
1. Tổ chức: Hát
2. Bài mới
*Chủ tịch HĐTQ báo cáo tình hình lớp.
- Học tập
- Phẩm chất
- Năng lực
- Các hoạt động khác
*GV đánh giá nhận xét:
a. Nhận định tình hình chung của lớp
Ưu điểm:
+ Thực hiện tốt nề nếp đi học đúng giờ, đầu giờ đến sớm
+ Đầu giờ trật tự truy bài, tuy nhiên nhiều bạn còn chưa tự giác.
- Học tập: Nề nếp học tập tương đối tốt. Trong lớp trật tự chú ý lắng nghe nhưng chưa sôi nổi trong học tập.
- Thể dục: Các em ra xếp hàng tương đối nhanh nhẹn, tập đúng động tác
- Có ý thưc đoàn kết với bạn, lễ phép với thầy, cô giáo
Nhược điểm:
- Một số bạn đi học còn muộn, trực nhật muộn: trực nhật chưa sạch
- Một số em còn quên sách vở, bảng con:
- Một số em chưa làm bài tập ở nhà:
- Một số em còn nghịch trong lớp: Giãn, Vị
b. Kết quả đạt được
- Tuyên dương: ………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
- Phê bình:…………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………
c. Phương hướng:
- Thi đua học tập tốt, rèn luyện tốt.
- Khắc phục những nhược điềm còn tồn tại
- Đẩy mạnh phong trào thi đua học tập giành nhiều thành tích tốt
- Mua đầy đủ sách vở, đồ dung phục vụ cho việc học.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tuan_13_8832.doc