- Từ hai ví dụ trên, em hãy cho biết, nghĩa của thành ngữ được hiểu như thế nào?
- Học sinh tìm những thành ngữ có nghĩa được hiểu theo nghĩa đen và những thành ngữ có nghĩa được hiểu theo nghĩa ẩn dụ.
- Học sinh đọc ghi nhớ 1 SGK / 144.
- Hướng dẫn học sinh tìm hiểu việc sử dụng thành ngữ.
- Học sinh đọc câu thơ trong bài “ Bánh trôi nước ” của Hồ Xuân Hương và câu văn của Tô Hoài trong SGK / 144, cho biết thành ngữ trong hai ví dụ giữ chức vụ làm thành phần gì trong câu?
( + “ bảy nổi ba chìm ” – vị ngữ.
+ “ tắt lửa tối đèn ” – phụ ngữ của danh từ ).
- Học sinh rút ra nhận xét.
174 trang |
Chia sẻ: tuanhd28 | Lượt xem: 2226 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Học kỳ I, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hiên, chân thành...
- Nhược điểm:
+ Nhiều bài viết sơ sài, ý thức viết bài kém.
+ Bài viết thiếu cảm xúc.
+ Nhiều bài chỉ đơn thuần là tả, kể mà chưa có bc.
+ Các đoạn mở bài, kết bài chưa phù hợp với yêu cầu cuat bài văn bc.
+ Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, câu, diễn đạt...
Chữa lỗi:
Lỗi chính tả:
líu díu -> líu ríu
hàn huên -> hàn huyên
giậy sớm -> dậy sớm
chậm dãi -> chậm rãi
Lỗi dùng từ:
- Tóc bà trắng tinh. -> Tóc bà bạc trắng như cước.
- Cô có dáng đi nhanh nhảu. -> Cô có dáng đi nhanh nhẹn.
c. Câu và diễn đạt:
- Mẹ với em là hai mẹ con nhưng dù không phải là mẹ của em thì em vẫn quý hơn cả. -> Em yêu mẹ em hơn tất thảy mọi thứ trên đời. Không có gì so sánh đc với tình mẫu tử.
IV. Đọc bài mẫu:
Chu Thị Thơ, Trần Quốc Hiếu
4. Hướng dẫn về nhà.
- Học sinh nào viết bài chưa đạt về nhà làm lại.
5. Hướng dẫn về nhà:
- Ôn tập kỹ văn biểu cảm.
- Chuẩn bị: Ôn tập tác phẩm trữ tình, trả lời câu hỏi 1- 5( 180, 181)
* Kết quả bài viết:
Điểm
0- 1- 2
3- 4
5- 6
7- 8
9- 10
Soạn:
Giảng:
Tuần 17 - Tiết 59.
Chơi chữ.
I - Mục tiêu cần đạt.
- Giúp học sinh hiểu:
+ Thế nào là chơi chữ.
+ Các cách chơi chữ thường dùng.
+ Bước đầu cảm nhận cái hay, sự lý thú do hiệu quả nghệ thuật của biện pháp này đem lại.
+ Phân tích, cảm nhận và tập vận dụng chơi chữ đơn giản trong nói và viết.
II- Phương tiện thực hiện:
- GV: SGK, SGV, TLTK,
- HS: Chuẩn bị bài ở nhà.
III- Cách thức tiến hành:
- Phân tích, vấn đáp, quy nạp, luyện tập
IV- Tiến trình tiết dạy:
A. ổn định tổ chức lớp.
B. Kiểm tra bài cũ.
- Một học sinh lên bảng cho biết vài nét về tác giả, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm “ Một thứ quà của lúa non: Cốm ”, phân tích phần đầu của văn bản.
- Năm học sinh làm ra giấy: Trong bài “ Một thứ quà của lúa non: Cốm ” con thích nhất chi tiết nào? Tại sao? Giáo viên thu, chấm điểm.
C. Bài mới:
- Hướng dẫn học sinh tìm hiểu thế nào là chơi chữ.
- Học sinh đọc ví dụ SGK / 163, nhận xét nghĩa của các từ “ lợi ” trong bài ca dao?
- Việc sử dụng từ “ lợi ” ở câu cuối bài ca dao là dựa vào hiện tượng gì của từ ngữ? ( Đồng âm ).
- Việc sử dụng từ : lợi ” như trên có tác dụng gì?
- Vậy em hiểu chơi chữ là gì?
( Lợi dụng đặc sắc về âm, nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước ... làm câu văn hấp dẫn, thú vị ).
- Học sinh đọc ghi nhớ SGK / 164.
- Hướng dẫn học sinh tìm hiểu các lối chơi chữ.
- Học sinh cho biết lối chơi chữ ở ví dụ ( nêu ở mục I ) là cách chơi chữ gì?
( dùng từ đồng âm ).
- Học sinh cho biết “ ranh tướng ” là đọc trại đi của từ nào?
( danh tướng ).
- Trại âm như thế có tác dụng gì?
- Từ “ nồng nặc ” đi với “ tiếng tăm ” tạo ra sắc thái gì? Có tác dụng gì?
- Học sinh đọc ví dụ 2 SGK / 164, cho biết ở đây, chơi chữ được sử dụng như thế nào?
- Điệp phụ âm đầu có tác dụng gì?
- Học sinh đọc ví dụ 3 SGK / 164, cho biết giữa các từ: “ cá đối ” – “ cối đá ”.
“ mèo cái ” – “ mái kèo ”.
có quan hệ như thế nào về âm?
- Học sinh đọc ví dụ 4 SGK / 164, cho biết “ sầu riêng ” trong câu thơ có mấy nghĩa, đó là những nghĩa nào?
( + Chỉ một trạng thái tâm lí tiêu cực cá nhân.
+ Chỉ một loại quả ở Nam Bộ ).
- “ Sầu riêng ” nào trái nghĩa với “ vui chung ”? ( Sầu riêng 1 ).
- Em thấy ở ví dụ này, chơi chữ ở đây theo cách nào?
- Em hãy cho biết, có những cách chơi chữ nào?
- Học sinh đọc ghi nhớ SGK / 165.
- Học sinh đọc, cho biết những từ ngữ nào được dùng để chơi chữ và chơi chữ ở đây là cách nào?
- Học sinh đọc, thảo luận bài tập 2 phần luyện tập.
- Giáo viên gọi đại diện một vài học sinh trả lời.
- Lớp, giáo viên nhận xét, bổ sung.
- Lớp chia làm 4 tổ, các tổ thi đua xem tổ nào tìm được nhiều.
- Giáo viên nhận xét, bổ sung.
- Trong bài thơ này BH đã dùng lối chơi chữ ntn?
I - Thế nào là chơi chữ?
1. Bài tập: SGK / 163.
- Nghĩa của các từ lợi khác nhau:
- Lợi 1: lợi ích.( TT)
- Lợi 2, 3: lợi răng( DT): phần thịt bao giữ xq chân răng, nơi để răng mọc và tồn tại.
—> Lợi dụng hiện tượng đồng âm để trêu trọc: bà đã già rồi sao lại đòi lấy chồng( châm biếm một cách hài hước mà không cay độc -> gây cười).
2. Ghi nhớ SGK / 164.
- Chơi chữ là phép tu từ lợi dụng sự đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước... làm câu văn, câu thơ hấp dẫn và thú vị.
II - Các lối chơi chữ.
1. Bài tập: SGK / 164.
(1) – “ ranh tướng ”: ( “ ranh” từ trại âm của “ danh ”: giễu cợt Na va.
– “ nồng nặc ” >< “ tiếng tăm ”: châm biếm, đả kích Na Va.
(2) Điệp phụ âm đầu M: dí dỏm, vui vẻ.
(3) “ cá đối ” – “ cối đá ”, “ mèo cái ”– “ mái kèo ”: Chỉ cách nói lái.
(4) sầu riêng – vui chung.
- sầu riêng:
+ Chỉ một trạng thái tâm lí tiêu cực cá nhân.
+ Chỉ một loại quả ở Nam Bộ.
- vui chung: một trạng thái tâm lí tích cực tập thể.
=> Lợi dụng từ nhiều nghĩa, trái nghĩa để chơi chữ.
2. Ghi nhớ SGK / 165.
* Các lối chơi chữ thường gặp:
- Dùng từ đồng âm.
- Dùng lối nói trại âm.
- Dùng cách điệp âm.
- Dùng lối nói lái.
- Dùng từ ngữ trái nghĩa, đồng nghĩa, gần nghĩa.
* Chơi chữ đc sử dụng trong cs hàng ngày, trong văn thơ, đb là trong thơ trào phúng, câu đối, câu đố.
III - Luyện tập.
Bài 1.
- Liu điu, rắn, hổ lửa, mai gầm, ráo, lằn, trâu lỗ, hổ mang.
=> Các từ chỉ những loại thuộc họ rắn, thằn lằn: Đồng âm với các TT, ĐT, DT: rắn, hổ, lửa, mai gầm, ...
Bài 2/ 165
a. Chơi chữ bằng việc nêu tên các loại thức ăn chế biến từ thịt: thịt, mỡ, giò, nem, chả.
b. CC bằng việc nêu tên họ nhà tre: nưa, tre, trúc, hóp.
Bài 4/ 166.
Phép chơi chữ: “ khổ tận cam lai”
=> hết khổ sở đến lúc sung sướng.
- Khổ: đắng.
tận: hết.
cam: ngọt.
lai: đến.
-> Từ HV.
- Khổ: bị dày vò, đau đớn về tinh thần.
. tận: từ biểu thị điều sắp nêu ra là nói( lúc) hđộng nói đến.
. cam: cây ăn quả.
. lai: ghép giống, thụ phấn nhân tạo nhằm tạo giống mới.
Khổ cho đến lúc cam lai.
BHồ chơi chữ bằng cách sd từ đồng âm.( thuần Việt= HV) => cảm ơn 1 cách tế nhị, gửi gắm niềm tin chiến thắng.
D. Củng cố:
- HS đọc ghi nhớ sgk.
- Tác dụng của việc chơi chữ?
E. Hướng dẫn về nhà.
- Học bài và làm nốt những bài tập còn lại.
- Soạn bài “ Làm thơ lục bát ”.
......................................................................................
Soạn:
Giảng:
Tuần 17 - Tiết 59.
Làm thơ lục bát.
I - Mục tiêu cần đạt.
- Học sinh phân biệt được thơ lục bát với văn vần 6 / 8, câu lục bát với dòng thơ.
- Vẻ đẹp của thơ truyền thống Việt Nam với những mẫu mực như ca dao, đỉnh cao như “ Truyện Kiều ” của Nguyễn Du; từ đó hứng thú tập làm thơ lục bát.
- Rèn kỹ năng phân tích luật thơ lục bát.
- Bước đầu tập làm thơ lục bát đúng luật và có cảm xúc.
II- Phương tiện thực hiện:
GV: SGK, SGV, TLTK, một số đoạn thơ, bài thơ lục bát mẫu.
HS: SGK, chuẩn bị bài mới, tập làm 1 cặp thơ lục bát( đúng luật).
III- Cách thức tiến hành:
- Phân tích, trao đổi, thảo luận, đàm thoại, thực hành.
IV- Tiến trình tiết dạy.
1. ổn định tổ chức lớp.
2. Kiểm tra bài cũ.
- Một học sinh lên bảng cho biết chơi chữ là gì? Có các dạng chơi chữ nào? Cho ví dụ?
3. Bài mới.
Thơ lục bát là thể thơ rất thông dụng trong văn chương và trong đời sống người Việt. Song trong thực tế, chúng ta chưa hiểu rõ về thể thơ này. Hai tiết học làm thơ lục bát giúp các em hiểu rõ hơn về luật thơ lục bát và tập sáng tác thể thơ này.
- Hướng dẫn học sinh tìm hiểu luật thơ lục bát.
- Học sinh đọc ví dụ SGK / 155, cho biết trong cặp câu thơ trên, mỗi dòng có mấy tiếng? Vì sao gọi là lục bát?
( Dòng trên 6 tiếng, dòng dưới 8 tiếng: gọi là thơ lục bát vì câu 6 là lục, câu 8 là bát ).
- Học sinh kẻ lại sơ đồ trong SGK / 156 vào vở và điền các ký hiệu B, T, V ứng với mỗi tiếng của bài ca dao trên vào các ô.
- GV sử dụng bảng phụ, kẻ ô để hs điền.
- Giáo viên chú ý:
B: các tiếng có thanh huyền, ngang.
T: các tiếng có thanh /, ?, ~, .
V: các tiếng vần với nhau.
- Nhận xét cách ngắt nhịp trong mỗi câu của bài ca dao?
- Hãy nhận xét về tương quan thanh điệu giữa các dòng thơ?
- Nhận xét về vần của thơ lục bát?
- Học sinh nêu nhận xét về luật thơ lục bát ( về số câu, số tiếng trong một câu, số vần, vị trí vần, sự thay đổi các tiếng bằng, trắc, bổng, trầm và cách ngắt nhịp trong câu?
- Học sinh đọc và ghi nhớ phần ghi nhớ SGK / 156.
- Hướng dẫn học sinh phân biệt thơ lục bát với văn vần 6 / 8.
- Giáo viên viết sẵn trên bảng phụ 2 đoạn thơ lục bát sau:
- Học sinh cho biết, trong 2 đoạn thơ trên, đâu là thơ lục bát, đâu là văn vần 6 / 8? Vì sao?
( + Ví dụ a: văn vần vì có tác dụng giúp trẻ em nhận biết các sự vật quen thuộc xung quanh; không có giá trị biểu cảm.
+ Ví dụ b: là thơ vì “ hạt gạo trắng ngần ” là ẩn dụ cho người con gái tài sắc; “ nước đục ... than rơm ” là ẩn dụ cho một hoàn cảnh tồi tệ hoặc một gã chồng vũ phu ... Tóm lại, câu này có thể là lời than thân trách phận hẩm hiu của cô gái; có thể là sự thương cảm của người thân hoặc của một chàng trai chân thành thương cô nhưng vì một lí do nào đó mà không thể nên vợ nên chồng ... ).
- Vậy theo em, thơ lục bát khác văn vần 6 / 8 ở chỗ nào?
- Học sinh tự điền vào sách bằng bút chì.
- Giáo viên gọi một vài học sinh đọc phần điền của mình.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- Giáo viên nhận xét, bổ sung và thưởng điểm cho học sinh điền hay nhất.
-
- Học sinh thảo luận, phát hiện lỗi sai và sửa lại.
- Giáo viên gọi một vài đại diện trả lời.
- Lớp, giáo viên nhận xét, bổ sung.
- Khôi phục các cặp lục bát bằng cách tìm vần phù hợp.
- Giáo viên chia lớp thành 2 đội, một đội xướng câu lục, một đội xướng câu bát. Giáo viên làm trọng tài.
- Thời gian 1 phút 1 câu.
- Đội nào không làm được bị thua điểm, đội thắng được quyền xướng câu lục.
- Cuối cùng, đội nào được nhiều điểm —> thắng, giáo viên thưởng điểm.
I - Luật thơ lục bát.
1. Bài tập: 155.
Bài ca dao:
Anh đi anh nhớ quê nhà,
Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương.
Nhớ ai dãi nắng dầm sương
Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao.
->Dòng trên 6 tiếng, dòng dưới 8 tiếng: gọi là thơ lục bát vì câu 6 là lục, câu 8 là bát .
* Câu 1: B B B T B B(V)
Câu 2: T B B T T B(V) B B(V)
Câu 3: T B T T B B(V)
Câu 4: T B T T B B B(V) B(V).
* Ngắt nhịp:
Câu 6: 2/ 2/ 2.
Câu 8: 4/ 4.
Câu 6: 2/ 2/ 2
Câu 8: 2/ 2/ 2/ 2.
* Thanh: Tương quan thanh điệu giữa các tiếng thứ 6 và tiếng thứ 8 trong câu bát: đều là thanh bằng.
+ ( Tiếng 6: cà, đường: thanh huyền.
Tiếng thứ 8: tương, nao: thanh ngang.)
- Tiếng 2 trong câu 6, 8: B.
- Tiếng 4 trong câu 6, 8: T.
* Vần:
- Tiếng 6 câu 6 vần với tiếng 6 câu 8.
- Tiếng 8 câu 8 trên vần với tiếng 6 câu 6 dưới. Cứ như thế cho đến hết bài.
* Đối: Tiếng thứ 2: B
Tiếng thứ 4: T.
Tiếng thứ 6 câu 8: bổng
Tiếng thứ 8: trầm.
2. Kết luận.
- Không hạn định về số câu.
- Mỗi khổ gồm một câu 6 tiếng và một câu 8 tiếng.
- Tiếng 6 của câu 6 vần với tiếng 6 của câu 8, tiếng 8 trên của câu 8 vần với tiếng 6 của câu 6 dưới, cứ như thế cho đến hết bài.
- Tiếng 2 câu 6, 8: B.
Tiếng 4 câu 6, 8: T.
Tiếng 6 câu 6, 8: B.
Tiếng 8 câu 6, 8: B.
- Trong câu 8, nếu tiếng 6 là bổng (O) -> 8 trầm (\). Ngược lại.
- Ngắt nhịp:
+ 4/4, 2/2/2/2, 2/4/2 ...( câu 8 ).
+ 2/2/2, 2/4, 4/2, 3/3,... ( câu 6 ).
II - Phân biệt thơ lục bát với văn vần 6 / 8.
1. Bài tập.
a. “ Con mèo, con chó có lông
Bụi tre có mắt, nồi đồng có quai ”.
b. “Tiếc thay hạt gạo trắng ngần
Đã vo nước đục lại vầ than rơm ”.
+ Ví dụ a: văn vần vì có tác dụng giúp trẻ em nhận biết các sự vật quen thuộc xung quanh; không có giá trị biểu cảm.
+ Ví dụ b: là thơ vì “ hạt gạo trắng ngần ” là ẩn dụ cho người con gái tài sắc; “ nước đục ... than rơm ” là ẩn dụ cho một hoàn cảnh tồi tệ hoặc một gã chồng vũ phu.
=> Tóm lại, câu này có thể là lời than thân trách phận hẩm hiu của cô gái; có thể là sự thương cảm của người thân hoặc của một chàng trai chân thành thương cô nhưng vì một lí do nào đó mà không thể nên vợ nên chồng ... ).
2.Kết luận.
+ Văn vần 6 / 8: có cấu tạo giống thơ lục bát nhưng không có giá trị biểu cảm.
+ Thơ lục bát: có giá trị biểu cảm, gợi nhiều liên tưởng trong người đọc, người nghe.
III - Luyện tập.
Bài 1:
Bài 1:
Điền nối tiếp cho thành bài và đúng luật:
+ Em ơi đi học trường xa,
Cố học cho giỏi ở nhà mẹ mong.
ý: hợp lí với câu trên và câu dưới.
Vần: tiếng thứ 6 câu 6 vần “a” (xa), tiếng thứ 6 câu 8 vần “a” ( nhà, mà) vần: B.
+ Anh ơi phấn đấu cho bền,
Mỗi năm mỗi lớp mới nên con người.
ý: nd diễn đạt hợp lí.
Vần: Vần: tiếng thứ 6 câu 6 vần “ên” (bền), tiếng thứ 6 câu 8 vần “ên” ( nên, lên.) vần: B.
+ Ngoài vườn ríu rít tiếng chim
Trong nhà con cún lim dim mắt buồn.
Bài 2.
Sai tiếng thứ 6 câu 8: lạc vần.
-> Sửa:
Vườn em cây quý đủ loài
Có cam, có quýt, có xoài, có na.
Bài 3.
a. Anh đi làm mướn nuôi ai,
Cho áo anh rách, cho vai anh mòm.
Anh đi làm mướn nuôi con
áo rách mặc áo, vai mòm mặc vai.
b. Dưới trăng quyên đã gọi hè
Đầu tường lửa lựu lập loè đâm bông.
Bài 4.
a. Cánh đồng vàng óng như tơ
Em đi thăm lúa tưởng mơ ban ngày.
b. Gió ru sóng lúa rì rào
Lời ru đồng nội thấm vào tim ta.
c. Mùa xuân cây cối đơm hoa,
Mai vàng, đào thắm thiết tha gọi mời.
4. Củng cố:
- Hs đọc lại ghi nhớ sgk/ 156.
5. Hướng dẫn về nhà.
- Học bài, làm các bài tập phần luyện tập ra vở.
- Tập stác thơ lục bát, chú ý tới thanh, vần...
- Chọn một bài thơ lục bát mà em tâm đắc nhất thử bình, phân tích.
- Soạn bài “ Chuẩn mực sử dụng từ”
.......................................................................................................................................
Soạn:
Giảng:
Tuần 17 - Tiết 59.
Chuẩn mực sử dụng từ.
I - Mục tiêu cần đạt.
Giúp học sinh:
- Nắm được chuẩn mực sử dụng từ: sử dụng đúng âm, đúng chính tả, đúng nghĩa, đúng tính chất ngữ pháp, đúng sắc thái biểu cảm, không lạm dụng từ địa phương.
- Có ý thức sử dụng từ đúng chuẩn mực trong khi nói, viết.
- Tích hợp với phần văn và tập làm văn ở bài “ Một thứ quà của lúa non ” và biểu cảm về tác phẩm văn học.
II - Phương tiện thực hiện:
GV: sgk, sgv, tltk.
HS: sgk, soạn bài, học bài cũ.
III. Cách thức tiến hành:
Quy nạp, vấn đáp, luyện tập.
IV. Tiến trình tiết dạy.
1. ổn định tổ chức lớp: 7C:
2. Kiểm tra bài cũ.
Một học sinh lên bảng: Trình bày luật thơ lục bát.
3. Bài mới.
- Hướng dẫn học sinh tìm hiểu việc sử dụng từ đúng âm, đúng chính tả.
- Học sinh đọc 3 ví dụ mục I SGK / 166.
- Cho biết, các từ in đậm trong những ví dụ đó dùng sai như thế nào?
( Ví dụ 1, 2: sai âm.
Ví dụ 3: sai chính tả ).
- Em hãy chữa lại cho đúng.
-> Qua bài tập, em rút ra yêu cầu gì về việc sử dụng từ?
- Hướng dẫn học sinh tìm hiểu việc sử dụng từ đúng nghĩa.
- Học sinh đọc 3 ví dụ mục II SGK / 166.
- Cho biết các từ in đậm dùng sai như thế nào?
( dùng không phù hợp về nghĩa ).
- Em hãy sửa lại cho thích hợp. Vì sao em sửa như thế?
- Hướng dẫn học sinh tìm hiểu việc sử dụng đúng tính chất ngữ pháp của từ.
- Học sinh đọc 4 ví dụ mục III SGK / 167.
- Cho biết, các từ in đậm trên dùng sai như thế nào?
( + “ hào quang ” - tính từ được sử dụng như danh từ.
+ “ ăn mặc ” - động từ được sử dụng như danh từ.
+ “ thảm hại ” - tính từ được sử dụng như danh từ.
+ “ giả tạo phồn vinh ” - sai trật tự ).
- Em sửa lại như thế nào?
- Hướng dẫn học sinh tìm hiểu việc sử dụng từ đúng sắc thái biểu cảm, hợp phong cách.
- Học sinh đọc 2 ví dụ mục IV SGK / 167.
- Cho biết các từ in đậm dùng sai như thế nào? Vì sao?
( + “ lãnh đạo ”: chỉ dùng với bên ta, bên chính nghĩa.
+ “ chú hổ ”: trân trọng, thân mật, quý mến.
—> không phù hợp khi dùng trong 2 ngữ cảnh này )
- Em hãy sửa lại cho đúng.
- Hướng dẫn học sinh thấy được tác hại của việc lạm dụng từ địa phương và từ Hán Việt.
- Học sinh cho biết, trong trường hợp nào không sử dụng từ địa phương, từ Hán Việt?
- Giáo viên đưa ra một vài ví dụ về việc lạm dụng từ địa phương mà gây ra những hiểu lầm tai hại đối với người nghe cũng như việc lạm dụng từ Hán Việt sẽ gây tức cười cho người nghe.
- Học sinh rút ra nhận xét về việc lạm dụng từ địa phương và từ Hán Việt.
- Qua tất cả những điều vừa tìm hiểu, con hãy cho biết, khi sử dụng từ phải đạt được những chuẩn mực nào?
- Giáo viên chốt lại:
- HS đọc và ghi nhớ phần ghi nhớ SGK / 167.
- Hướng dẫn học sinh luyện tập.
- Chữa lỗi dùng từ trong các câu sau đây:
- Các từ láy và từ HV sau, từ nào có tiếng viết sai dấu thanh? từ nào đúng?
I - Sử dụng từ đúng âm, đúng chính tả.
1. Bài tập: VD I/ sgk/ 166.
- “ dùi ” ( sai âm ): “ vùi ”.
- “tập tẹ ” ( sai âm ): “bập bẹ ”
- “ khoảng khắc ” ( sai chính tả ): “ khoảnh khắc ”.
2. KL: Sử dụng từ phải đúng âm, đúng chính tả.
II - Sử dụng từ đúng nghĩa.
1. Bài tập: VD II/ 166.
- “ sáng sủa ”: thay bằng “ tươi đẹp ”, “ khởi sắc ”....
- “ cao cả ”: thay bằng “ có giá trị ”.
- “ biết ”: thay bằng “ có ”.
2. KL: SDT phải đúng nghĩa.
III - Sử dụng đúng tính chất ngữ pháp của từ.
1. Bài tập: III/ 167.
- Các từ dùng không đúng tính chất ngữ pháp.
- Sửa:
+ “ hào quang ” - “ hào nhoáng ”.
+ “ ăn mặc ” - “ sự ăn mặc ”.
+ “ với nhiều thảm hại ” - “ rất thảm hại ”.
+ “ giả tạo phồn vinh ” - “ phồn vinh giả tạo ”.
2. KL:
SDT cần đúng tính chất ngữ pháp của từ.
IV - Sử dụng từ đúng sắc thái biểu cảm, hợp phong cách.
1. Bài tập: IV/ 167.
- “ lãnh đạo ”: “ cầm đầu ”.
- “ chú hổ ”: “ nó ”, con hổ.
2. KL:
- SDT phải đúng sắc thái biểu cảm, hợp phong cách.
V - Không lạm dụng từ địa phương, từ Hán Việt.
1. Bài tập: 5/ 167.
- Không sử dụng từ địa phương:
+ Tình huống giao tiếp trang trọng
+ VBKH, hành chính, chính luận.
- Không lạm dụng từ HV, vì:
+ Lời ăn tiếng nói thiếu tự nhiên, trong sáng.
+ Không phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp ( từ nào tiếng Việt có thì không nên dùng từ HV)
2. KL: Không nên lạm dụng từ địa phương, từ HV.
VI - Ghi nhớ SGK / 167.
VII - Luyện tập.
Bài 1:
a.Có nhiều trường hợp ta phải sinh động với nhau.- > linh động.
b. Ông ta đi lại, nói năng thật là uy nghi.
- > uy nghiêm.
c. Chon được hoàng tử nối ngôi, vua cha rất hí hửng. -> vui mừng.
Bài 2:
Lủng củng Lũng cũng
Khẻ khàng Khẽ khàng
Nghỉa vụ Nghĩa vụ
Lẫm liệt Lẩm liệt
Củng cố:
- Khi sử dụng từ chúng ta phải chú ý điều gì?
5. Hướng dẫn về nhà.
- Học bài, kiểm tra xem trong quá trình viết văn, mình đã dùng từ đúng chuẩn mực chưa?
- Soạn bài “ Ôn tập văn biểu cảm ”.
..................................................................
Soạn:
Giảng:
Tuần 17 - Tiết 59.
ôn tập văn bản biểu cảm
I - Mục tiêu cần đạt.
Giúp hs:
- Ôn lại những lý thuyết quan trọng về văn biểu cảm: phân biệt tự sự, miêu tả với tư cách là phương thức biểu đạt với yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm.
- Cách lập ý và lập dàn bài cho một đề văn biểu cảm.
- Cách diễn đạt trong bài văn biểu cảm.
II - Phương tiện thực hiện:
GV: sgk, sbt, stk, giáo án.
HS: sgk, sbt, ôn bài.
III. Cách thức tiến hành:
Ôn tập, luyện tập.
IV- Tiến trình tiết dạy.
1. ổn định tổ chức lớp
2. Kiểm tra bài cũ.
Một học sinh lên bảng cho biết: có những quy tắc nào khi sử dụng từ ngữ? Lấy ví dụ?
3. Bài mới.
- Hướng dẫn học sinh ôn tập lý thuyết.
- Học sinh cho biết, văn mt và văn biểu cảm có gì khác nhau?
- Học sinh lần lượt trả lời, bổ sung cho nhau.
- Giáo viên kết luận:
- Văn mtả khác văn tự sự ở điểm nào?
- Lấy ví dụ?
( + Văn miêu tả nhằm tái hiện đối tượng —> để ta cảm nhận được nó. Còn ở văn biểu cảm: mượn đặc điểm, phẩm chất của đối tượng để nói lên suy nghĩ, cảm xúc của mình.
+ Văn tự sự tức là kể kể từ đầu đến cuối một sự việc nào đó. Còn trong văn biểu cảm chỉ kể những câu chuyện để lại ấn tượng sâu đậm ).
- Em hãy cho biết, vai trò của miêu tả và tự sự trong văn biểu cảm là gì?
- Trong văn bc, người ta thường sử dụng những biện pháp tu từ nào?
- Cách sử dụng ngôi nhân xưng trong văn bc?
-Hướng dẫn học sinh ôn tập cách lập ý và lập dàn bài một bài văn biểu cảm.
- Học sinh cho biết, trước khi làm một bài văn biểu cảm, em cần thực hiện những bước nào?
- Em cho biết, văn biểu cảm gồm mấy loại?
- Dàn bài khái quát cho mỗi loại văn biểu cảm trên là gì?
( Học sinh chia làm 3 nhóm, mỗi nhóm viết ra vở một dàn bài khái quát cho một loại văn biểu cảm ).
- Giáo viên gọi một vài đại diện trả lời.
- Lớp, giáo viên nhận xét, bổ sung.
- Hướng dẫn học sinh thực hành.
- Học sinh lần lượt thực hiện các bước: tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý và viết phần mở bài cho đề trên.
- Giao nhiệm vụ cho từng nhóm viết đoạn:
- Giáo viên gọi đại diện một vài học sinh trả lời.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- Giáo viên nhận xét, bổ sung
I – Nội dung lí thuyết cần nắm:
1. Phân biệt văn miêu tả và văn biểu cảm.
- Văn miêu tả:
+ Là loại văn giúp người đọc, người nghe hình dung đc những đc điểm, tính chất nổi bật của sự vật, sự việc, con người, phong cảnh làm cho những cái đó như hiện lên trước mắt người đọc, người nghe.
+ Loại văn thể hiện năng lực quan sát, tưởng tượng, liên tưởng của người viết, người nói.
- Văn biểu cảm là loại văn nhằm thể hiện cảm xúc, cách đánh giá của người viết đối với thế giới xung quanh và nhằm khơi gợi cảm xúc từ người đọc.
2. Phân biệt văn biểu cảm với văn tự sự.
- Văn tự sự nhằm kể lại một câu chuyện, sự việc có đầu, có cuối, có nguyên nhân, kết quả.
- Văn bc: yếu tố tự sự trong văn bc thường là nhớ lại những sự việc trong quá khứ, những sự việc để lại ấn tượng sâu đậm chứ không đi sâu vào nguyên nhân, kết quả.
= > Tự sự: tái hiện sự kiện.
Miêu tả: dựng chân dung đối tượng.
Biểu cảm: mượn tự sự, miêu tả để bộc lộ thái độ, tình cảm, đánh giá của người viết.
3. Vai trò của tự sự và miêu tả trong văn biểu cảm:
- Trong văn bc, ts và mt là phương tiện để người viết thể hiện thái độ, tình cảm, đánh giá.
- Chúng đóng vai tró làm giá đỡ cho tình cảm, cảm xúc của tác giả đc bộc lộ.
- Thiếu ts, mt thì tình cảm mơ hồ, không cụ thể bởi tình cảm, cảm xúc của con người nảy sinh từ sự việc, cảnh vật cụ thể.
4. Các biện pháp tu từ thường sử dụng trong văn bc:
- Nhân hoá, so sánh, điệp ngữ, ẩn dụ
- Ngôn ngữ trong văn bc gần với ngôn ngữ thơ vì nó có mục đích bc như thơ.
5. Ngôi trong văn bc:
- Trực tiếp: ngôi 1 ( xưng tôi, em, chúng tôi, chúng em)
- Gián tiếp: tình cảm ẩn trong các hình ảnh.
II – Luyện tập.
- BT 4/ 168.
+ Tìm hiểu đề.
+ Tìm ý
+ Lập dàn bài
+ Viết thành văn
+ KT, sửa chữa.
Bài 2:
Gồm 3 loại: + Biểu cảm về sự vật.
+ Biểu cảm về con người.
+ Biểu cảm về tác phẩm
Bài 4:
Đề bài:
Cảm nghĩ về mùa xuân.
- Tìm hiểu đề, tìm ý:
+ Kiểu bài: bc về sự vật.
+ Yêu cầu: Cảm nghĩ về mùa xuân.
- Tìm ý:
+ Nêu lí do để có cảm xúc ( 1)
+ Cảm nhận chung về mùa xuân ( 2)
+ Cảm nhận về sắc xuân ( cỏ cây, hoa lá, chim muông, thời tiết...) ( 3)
+ Cảm nhận về sức sống của mx ( con người, vũ trụ, vạn vật...) ( 4)
+ Suy nghĩ về mình, về mọi người. ( 5)
+ ấn tượng sâu sắc nhất về mx. ( 6)
- Lập dàn ý:
A. MB:
- (1)
- (2)
B. TB:
- ( 3)
- (4)
- ( 5)
C. KB:
- ( 6)
- Viết thành văn:
4. Củng cố:
- Học sinh cho biết, từ phần ôn tập, em rút ra kinh nghiệm gì cho bài viết văn biểu cảm học kỳ sắp tới?
- Giáo viên nhận xét, bổ sung.
5. Hướng dẫn về nhà:
- Hoàn thành nốt phần thân bài và kết bài cho đề thực hành trên lớp.
- Làm dàn ý chi tiết cho đề văn biểu cảm về tác phẩm văn học “ Cảnh khuya ”.
- Soạn bài: Mùa xuân của tôi.
.......................................................................................................................................
Soạn:
Giảng:
Tuần 17 - Tiết 59.
mùa xuân của tôi.
( Trích: Thương nhớ mười hai - Vũ Bằng )
I - Mục tiêu cần đạt.
Giúp hs: - Qua ngòi bút tài hoa và tinh tế của nhà văn, ta thấy được cảnh sắc thiên nhiên, không khí mùa xuân tươi đẹp của Hà Nội, thấy được tình cảm của con người xa quê đối với Hà Nội, từ đó, ta càng yêu mến Hà Nội, thủ đô của nước ta hơn.
- Thấy đc ngôn từ, hình ảnh gợi cảm, lời văn giàu cảm xúc, nhịp điệu
II - Phương tiện thực hiện:
GV: SGK, SGV, giáo án, tranh HN xưa.
HS: sgk, học bài, soạn bài.
III. Cách thức tiến hành:
Nêu vđ, đàm thoại, phân tích, bình...
IV. Tiến trình tiết dạy.
1. ổn định tổ chức lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: không.
3. Bài mới:
“ Ai đi về Bắc ta theo với
Thăm lại non sông, đất Lạc Hồng,
Từ thủa mang gươm đi mở cõi
Ngàn năn thương nhớ đất Thăng Long ”.
( Huỳnh Văn Nghệ )
Tâm sự và nguyện ước của nhà thơ - chiến sĩ thời “ Nam tiến ” đã trở thành tiếng nói chung cho biết bao nhiêu con người sầu xứ nhớ thương miền Bắc, nhớ thương Hà Nội. Tác giả “ Thương nhớ mười hai ” bắt đầu tập sách của mình bằng nỗi nhớ thương tháng giêng mùa xuân với “ Trăng non rét ngọt ” nắng nóng và mưa rào mà một trong những trích đoạn: “ Mùa xuân của tôi ”.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc: giọng chậm rãi, sâu lắng, mềm mại, hơi buồn se sắt. Chú ý
giọng đọc phù hợp với những câu cảm.
- Giáo viên đọc đoạn đầu, 2 – 3 học sinh đọc tiếp cho đến hết.
- Lớp, giáo viên nhận xét về cách đọc của bạn.
- Học sinh đọc chú thích (*) SGK / 175, cho biết vài nét về tác giả Vũ Bằng.
- Giáo viên giới thiệu lại xuất xứ tác phẩm.
- Em hãy cho biết, tác phẩm này được viết theo thể loại nào? Cùng thể loại với tác phẩm nào đã học?
- Giáo viên kiểm tra việc học chú thích của học sinh.
- Hãy xđ kiểu vb và phương thức bđ của vb?
- Em hãy cho biết, văn bản gồm mấy phần? Nội dung của từng phần là gì?
( Gồm 3 phần:
+ Từ đầu ... “ mê luyến mùa xuân ”
+ Tiếp ... “ mở hội liên hoan ”
+ Tiếp ... hết ).
- Học sinh quan sát 2 câu đầu trong văn bản và cho biết: “ tự nhiên như thế, không có gì lạ hết ” được tác giả sử dụng với dụng ý gì? (Khẳng định tình cảm mê luyến mùa xuân là tình cảm sẵn có và hết sức thông thường ở mỗi con người.)
- Học sinh quan sát và cho biết ở câu thứ 3 của đoạn đầu, tác giả đã sử dụng thủ pháp nghệ thuật nào? Hãy chỉ ra và nêu tác dụng của thủ pháp nghệ thuật ấy?
- Đoạn văn trên đã bộc lộ tình cảm nào của tác giả?
- Em hãy cho biết, tại sao tác giả lại mở đầu đoạn bằng câu “ Mùa xuân của tôi ”?
( Đó là mùa xuân trong lòng, theo cảm nhận của tác giả ).
- Hãy tìm những chi tiết, hình ảnh nói về cảnh sắc, không khí mùa xuân miền Bắc trong những ngày tết?
- Tình cảm ấy được tác giả diễn đạt qua thủ pháp nghệ thuật nào?
- Những dấu hiệu điển hình của mùa xuân đất Bắc gợi ra bức tranh ntn?
- Em hãy tìm những chi tiết nói về tình cảm của nhà văn trước cảnh sắc và không khí ấy của mùa
xuân Hà Nội
( Học sinh tự tìm trong SGK ).
- Mx đã đem lại và khơi dậy sức sống trong thiên nhiên và con người ntn?
- Cảm nhận của em về sức mạnh của mx?
- Qua đó, em cảm nhận được tình cảm gì của nhà văn dành cho mx đất Bắc?
- Học sinh xác định những chi tiết miêu tả mùa xuân sau rằm tháng giêng đất Bắc?
- Những hình ảnh, chi tiết đó có gì khác với cũng nó trước rằm tháng giêng?
( Đối lập ).
- Những chi tiết này cho thấy sự tinh tế như thế nào trong cách cảm thụ đời sống?
( Cảm giác được cả những cái vô hình: những làn sóng hồng hồng rung động, mát như quạt vào lòng... ).
- Qua đó, em cảm nhận được những đặc trưng riêng nào của tháng giêng?
- Cảnh sắc mùa xuân sau rằm tháng giêng đã mang lại cho con người cảm xúc gì?
- Hãy khái quát lại nghệ thuật tuỳ bút của Vũ Bằng qua văn bản?
- Qua văn bản, em cảm nhận được những nội dung gì?
- Học sinh đọc phần ghi nhớ SGK.
I. Đọc- chú thích:
1. Đọc:
2. Chú thích:
* Tác giả:
- Là nhà văn, nhà báo.
- Viết nhiều về thể loại tuỳ bút, bút ký.
- Ông sống ở Sài Gòn sau năm 1954 nên luôn nhớ thương đất Bắc.
*. Tác phẩm.
- Trích trong phần đầu của tác phẩm “ Thương nhớ mười hai”, thuộc thiên tuỳ bút “ Tháng giêng mơ về trăng non rét ngọt”
- Viết trong hoàn cảnh đất nc bị chia cắt, tác giả sống trong vùng kiểm soát của Mỹ, xa cách qhđn.
- Thể loại: tuỳ bút.
* Từ khó: sgk/ 176, 177.
II – Tìm hiểu văn bản:
1. Kiểu văn bản và phương thức biểu đạt:
- Kiểu vb: Biểu cảm. ( Thể loại: tuỳ bút)
- PTBĐ: bc, mt, bluận.
2. Bố cục.
Gồm 3 phần:
+ Tình cảm của con người với mùa xuân như là một quy luật tất yếu và tự nhiên.
+ Cảnh sắc và không khí mùa xuân Bắc Việt trong những ngày tết.
+ Cảnh sắc mùa xuân xứ Bắc sau ngày rằm tháng giêng.
3. Phân tích:
a. Cảm nhận về quy luật tình cảm của con người với mùa xuân.
- Tự nhiên như thế: ai cũng chuộng mx...không có gì lạ hết.
-> Bình luận: TCảm đối với mx là có sẵn và hết sức tự nhiên, thông thường ở mỗi con người.
- NT:
+ Điệp ngữ:
Điệp từ: “ ai bảo ”, “ đừng thương ”, “ ai cấm được ”.
Điệp kiểu câu: “ai bảo ... đừng thương”, “ ai cấm được ... thì mới hết ”
—>Tác dụng: Nhấn mạnh tình cảm con người với mùa xuân, yêu mến mùa xuân là quy luật không thể cấm, không thể khác.
—> TC của tác giả: nâng niu, trân trọng, thương nhớ thuỷ chung với mùa xuân
b. Cảm nhận về cảnh sắc, không khí mùa xuân nơi đất Bắc.
+ Ngoài trời: mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đên xanh, có câu hát huê tình của cô gái đẹp như mộng, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có cái rét ngọt ngào.
+ Trong nhà: trầm, đèn, nến, bàn thờ tổ tiên với không khí đoàn tụ gia đình thật đầm ấm .
- NT: liệt kê, lặp từ, dấu chấm lửng - > nhấn mạnh các dấu hiệu điển hình của mx đất Bắc, gợi ra vẻ đẹp nhiều mặt của mx đất Bắc.
=> Bức tranh mx đất Bắc hài hoà mang đấy sức sống mãnh liệt với bản sắc riêng.
( Cảnh lung linh, huyền ảo, mơ màng như trong mộng và cũng thật ấm áp tình người).
- Mx thánh thần của tôi.
- Nhựa sống ở trong người căng lên...cặp uyên ương đứng cạnh.
- Nhang trầm, đèn nến...mở hội liên hoan.
=> Mx đất Bắc thiêng liêng, kì diệu, có sức mạnh khơi dậy sinh linh cho muôn loài, trong đó có con người, có sức mạnh khơi dậy và lưu giữ các năng lực tinh thần cao quý của con người như đạo lí, gđ, tổ tiên, khơi dậy ty csống qh.
=> Yêu csống, ham sống đến lạ kỳ với cảm giác rạo rực, xôn xao và ấm áp.
c. Cảm nhận về cảnh sắc mùa xuân xứ Bắc sau rằm tháng giêng.
- Đào hơi phai nhưng nhuỵ vẫn còn phong
- Cỏ không xanh mướt, nức một mùi hương...
- Trở về bữa cơm giản dị...
=> Không gian như rộng ra và sáng sủa hơn, không khí đời thường giản dị, ấm cúng.
- Cảm xúc con người: vui vẻ, phấn chấn.
III - Tổng kết.
1. Nghệ thuật.
- Biểu cảm trực tiếp với cảm xúc mạnh. Cảm xúc mãnh liệt, giọng điệu sôi nổi thiết tha.
- Lời văn giàu hình ảnh, nhịp điệu.
- Cảm nhận tinh tế.
2. Nội dung.
- Mx tươi đẹp và tràn đầy sức sống ở miền Bắc
- Bài tuỳ bút đã biểu lộ chân thực và cụ thể tyqh, đn, lòng yêu cs và tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, ngòi bút tài hoa của tác giả.
Soạn:
Giảng:
Tuần 18 - Tiết 64:
HƯỚNG DẪN ĐỌC THấM: SÀI GềN TễI YấU
(Minh Hương)
I .MỤC TIấU :
1. Kiến thức:
- Học sinh cảm nhận được những nột đẹp riờng của Sài Gũn với th/nh, khớ hậu nhiệt đới và nhất là phong cỏch con người Gài Gũn. Nắm được nghệ thuật tiờu biểu biểu hiện t/c, cảm xỳc của t/g.
2. Kĩ năng :
- Rốn kĩ năng đọc, phõn tớch vb tựy bỳt.
3. Thỏi độ:
Cú t/c với thành phố lớn của đất nước, thờm yờu quờ hương đất nước.
I.CHUẨN BỊ
- SGK, SGV ,TLTK, giỏo ỏn....
II.PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
- Đọc diễn cảm,Thảo luận, thuyết trỡnh, luyện tập.
IV. TIẾN TRèNH BÀI HỌC :
1. Ổn định tổ chức :
7A:
2. Kiểm tra:
- Cảnh sắc th/nh đất Bắc được gợi tả ntn? Qua đú thể hiện t/c gỡ của t/g?
3. Bài mới:
-Giới thiệu bài.
“Ai đi Nam Bộ, Tiền Giang, Hậu Giang
Ai vụ thành phố Hồ Chi Minh rực rỡ tờn vàng!”
Thành phố phương Nam chan hoà nắng giú - nơi Bỏc Hồ ra đi tỡm đường cứu nước năm 1911 - trở thành niềm tự hào vụ hạn trong trỏi tim mỗi người Việt Nam. Hụm nay, cụ và cỏc em cựng đến thăm Sài Gũn qua trang tuỳ bỳt chõn thành và sụi động “Sài Gũn tụi yờu” của tỏc giả Minh Hương.
- Gv giới thiệu vắn tắt vài nột về tỏc giả.
- Cỏch đọc: giọng hồ hởi, vui tươi, chỳ ý từ địa phương.
- Hs đọc, GV nhận xột.
- Giới thiệu về Sài Gũn: lịch sử, tờn, sự kiện nổi bật.
- Gv kiểm tra chỳ thớch.
? Đọc xong, em thấy văn bản nổi bật lờn mấy nội dung chớnh?
( Hai nội dung chớnh:
+ Vẻ đẹp của Sài Gũn.
+ Tỡnh cảm yờu mến, gắn bú của tỏc giả đối với Sài Gũn ).
? Vẻ đẹp của Sài Gũn trong vb được tỏc giả khắc hoạ ở những phương diện nào?
( Khớ hậu, thiờn nhiờn, cuộc sống, sinh hoạt và phong cỏch người Sài Gũn
? Qua những dũng văn đầy trỏch múc và nuối tiếc, em cảm nhận được thờm điều gỡ về t/g?
? Theo em, sức truyền cảm của bài văn này là do đõu?
? Bài văn “Sài Gũn tụi yờu” đem lại cho em những hiểu biết nào mới mẻ về cuộc sống, con người Sài Gũn?
- Hs đọc phần ghi nhớ sgk.
? Em biết bài thơ, bài hỏt nào về Sài Gũn? Qua đú, em thấy tỡnh cảm nào của mọi người đối với Sài Gũn?
- Hs trả lời, gv nhận xột.
I. TG,TP :
1. Tỏc giả:
- Quờ ở Quảng Nam nhưng sống ở Sài Gũn trờn 50 năm.
- Cú nhiều bỳt ký, tuỳ bỳt viết về Sài gũn: “Sài Gũn dậy sớm”, “Hương đờm ngoại thành”, “Nhớ Sài Gũn” ...
b. Tỏc phẩm.
- Xuất xứ: Trớch từ “Nhớ Sài Gũn”.
II. Đọc - hiểu chỳ thớch:
1. Đọc
2. Chỳ thớch
III. Bố cục, thể loại, PTBĐ:
Thể loại: Tuỳ bỳt.
PTBĐ : BC+MT +BL
3. Bố cục: 2 Phần
IV. Phõn tớch:
1. Vẻ đẹp của Sài Gũn.
+ Đặc điểm chung:
+ Khớ hậu:
+ Con người Sài Gũn:
2. Tỡnh yờu Sài Gũn của nhà văn.
-> T/c tự nhiờn, chõn thành, tha thiết.
IV. Tổng kết.
1. Nghệ thuật.
- Cỏch viết độc đỏo, sử dụng so sỏnh, nhõn hoỏ sỏng tạo.
- Sự am hiểu kết hợp với tỡnh cảm và những suy ngẫm sõu sắc.
2. Nội dung.
- Sài Gũn mang vẻ đẹp của một đụ thị trẻ trung, hoà hợp.
- Người Sài Gũn cú nhiều đức tớnh tốt: hồn nhiờn, chõn thành, cởi mở.
- Là mảnh đất đỏng để chỳng ta yờu mến.
D. Củng cố
- Cõu hỏi 4 (sgk 173).
E. HDVN :
- Học bài. Bài tập 2 (173).
- Chuẩn bị: Luyện tập sử dụng từ.
ễn tập tỏc phẩm trữ tỡnh.
Soạn:
Giảng:
Tuần 17 - Tiết 65
luyện tập sử dụng từ.
I -Mục tiêu cần đạt.
Học sinh được củng cố về cách sử dụng từ đúng chuẩn: chính tả - ngữ âm – ngữ pháp – phong cách. Tiếp tục nhận diện các mẫu mực về từ đúng chuẩn qua bài văn vừa học và sửa lỗi về từ qua các bài tập làm văn, qua các bài tập ...
II-Phương tiện thực hiện:
GV: SGK, SGV, TLTK, giáo án.
HS: chuẩn bị bài, các bài viết số 1,2.
III. Cách thức tiến hành:
Ôn tập, luyện tập.
IV. Tiến trình tiết dạy.
A.ổn định tổ chức lớp:
B.Kiểm tra bài cũ: Lồng trong giờ dạy.
C.Bài mới:
- Đọc lại các bài tập làm văn của em từ đầu năm tới nay, ghi lại những từ em dùng sai( về câu, chính tả, nghĩa, cấu tạo ngữ pháp, sắc thái biểu cảm) và nêu cách sửa?
- Đọc lại bài tlv của 1 bạn cùng nhóm, nhận xét về các trường hợp dùng từ không đúng trong bài làm đó, đối chiếu với bài tập 1 ( bạn đã làm) cùng trao đổi để sửa chữa.
- Hs chữa lỗi:
+ Xđ từ dùng sai?
+ Chữa?
Bài tập 1/ 179.
Mẫu:
Từ dùng sai
Cách sửa
thăm quan
sinh xắn
mặc dép tổ ong
ý thức vui vẻ
gương mặt phúc đức
màu đỏ non
dân giã
sanh ngắt
giản gị
cho lên
tham quan
xinh xắn
đi dép tổ ong
tính tình vui vẻ
gương mặt phúc hậu
màu đỏ tươi
dân dã
xanh ngắt
giản dị
cho nên
Bài tập 2:
Bài tập bổ sung:
a. Chữa lỗi dùng từ trong các câu sau:
- Hôm nay có rất nhiều thính giả đến xem đá bóng. - > khán giả.
- Tôi nghe mong manh tuần sau nó đến đây.
-> phong thanh
- Chủ nhật vừa qua, bố em chỉ đạo cho em cách nấu món thịt đông. -> dạy ( hướng dẫn)
b. Chỉ ra các lỗi dùng từ trong những câu sau:
- Bức tranh em gái tôi vẽ có rất nhiều đẹp đẽ.
-> Bức tranh em gái tôi vẽ rất đẹp.
- Chúng ta chưa tìm ra các tế nhị khi nói chuyện với bạn bè.
-> Chúng ta chưa tế nhị khi nói chuyện với bạn bè.
- Ngôi nhà mới của gia đình em thật ánh sáng.
-> Ngôi nhà mới của gđ em thật khang tranh, sánh sủa.
D Củng cố:
Nhắc lại những yêu cầu về chuẩn mực sử dụng từ?
Nx giờ luyện tập.
E Hướng dẫn về nhà.
- Chú ý rèn luyện chính tả, sử dụng từ đúng chuẩn mực.
- Soạn : chuẩn bị trả bài viết số 3.
..............................................................
Soạn:
Giảng:
Tuần 19 - Tiết 66
ôn tập tác phẩm trữ tình.
I - Mục tiêu cần đạt.
Giúp học sinh:
- Bước đầu nắm được khái niệm trữ tình và đặc điểm nghệ thuật của nó.
- Củng cố những kiến thức cơ bản về những bài thơ trữ tình đã học, nắm được nội dung, nghệ thuật của chúng.
II - Phương tiện thực hiện:
GV: SGK, SGV, giáo án.
HS: Ôn về tptt.
III. Cách thức tiến hành:
- Ôn tập, luyện tập.
IV- Tiến trình tiết dạy.
A. ổn định tổ chức lớp: 7A:
B. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra trong giờ.
C. Bài mới.
- Hướng dẫn học sinh ôn tập, nhớ lại tên tác giả của các tác phẩm trữ tình đã học.
- Học sinh tự làm ra vở.
- Hai bạn học sinh đưa bài cho nhau để kiểm tra, những bạn nào chưa làm chính xác, yêu cầu bạn bên cạnh đánh dấu chỗ chưa chính xác và đọc trước lớp.
- Hướng dẫn học sinh ôn tập, nhớ lại nội dung của các tác phẩm trữ tình.
- Học sinh khớp tên tác phẩm và nội dung tư tưởng, tình cảm biểu hiện.
- Học sinh kiểm tra chéo nhau.
- Giáo viên gọi một vài học sinh phát biểu.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- Giáo viên nhận xét, bổ sung.
- Hướng dẫn học sinh ôn tập thể thơ của các tác phẩm trữ tình.
- Học sinh sắp xếp lại tên tác phẩm ( đoạn trích ) cho khớp với thể thơ.
- Học sinh kiểm tra chéo lẫn nhau.
- GV dùng hình thức trắc nghiệm : Đ/ S
- Giáo viên chốt lại: thơ và ca dao là những tác phẩm trữ tình tiêu biểu. Tuy nhiên cũng có những loại văn xuôi trữ tình mang nặng tính chất trữ tình như tuỳ bút.
- Điền vào chỗ trống?
Giáo viên gọi một vài học sinh đọc to phần ghi nhớ SGK / 182.
Bài 1 ( SGK / 180 ).
Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh( LBạch)
Phò giá về kinh ( TQKhải)
Tiếng gà trưa ( XQuỳnh)
Cảnh khuya ( HCMinh)
Ngẫu nhiên... ( Hạ Tri Chương)
Bạn đến chơ nhà ( NKhuyến)
Buổi chiều đứng ở ...( Trần Nhân Tông)
Bài ca nhà tranh ... ( Đ Phủ)
Bài 2 ( SGK / 180, 181 ).
Tác phẩm
ND, TT, TCảm đc biểu hiện
Bài ca nhà tranh...
Tinh thần nhân đạo và lòng vị tha cao cả.
Qua Đèo Ngang
Nỗi nhớ thương quá khứ đi đôi với nỗi buồn đơ lẻ, thầm lặng giữa núi đèo hoang sơ.
Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê
Tcảm qh chân thành pha chút xót xa khi mới trở về quê
Sông núi nước Nam
ý thức đl, tự chủ và quyết tâm diệt địch
Tiếng gà trưa
TCGĐ, qh qua những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ.
Bài ca Côn Sơn
Nhân cách thanh cao và sự giao hoà với thiên nhiên
Cảm nghĩ trong ...
Tình cảm qh sâu lắng ...
Cảnh khuya
Ty thiên nhiên, lòng yêu nc sâu nặng và phong thái ung dung, lạc quan của BH.
Bài 3 ( SGK / 181 ).
Tác phẩm
Thể thơ
Sau phút chia li( Trích: CPNK)
Song thất lục bát
Qua Đèo Ngang
TNBCĐL
Bài ca CS
Lục bát
Tiếng gà trưa
Thơ ngũ ngôn
Cảm nghĩ trong...
Tuyệt cú ĐL( ngũ ngôn tứ tuyệt)
Sông núi nc Nam
TNTT ĐL
Bài 4/ 181:
a.Đã là thơ thì nhất thiết chỉ đc dùng PTBC
b. Thơ trữ tình là 1 kiểu vbbc
c. Ca dao trữ tình là 1 kiểu vbbc
d. Tuỳ bút trữ tình cũng là 1 kiểu vbbc
e. Thơ trữ tình chỉ đc dùng lối nói tt để thể hiện tc, cx
Bài 5/ 182:
a. Tập thể, truyền miệng
b. lục bát
c. nhân hoá, so sánh, ẩn dụ...
* Ghi nhớ: 182.
D. Củng cố:
- Học sinh học kỹ các tác phẩm trữ tình đã học, lập bảng thống kê: thể loại, tên tác phẩm, tên tác giả, nội dung chính, nghệ thuật. Làm bài tập 3 SGK / 192.
E. Hướng dẫn về nhà:
- Ôn lại các tptt đã học.
- Ôn lại tất cả các kiến thức về Tiếng Việt đã học từ đầu năm.
.......................................................................................................................................
Soạn:
Giảng:
Tuần 17 - Tiết 68
ôn tập tiếng việt.
Ngày soạn: 1- 01- 09.
I - Mục tiêu cần đạt.
Giúp học sinh:
- Củng cố các kiến thức Tiếng Việt đã học ở học kỳ 1 về: từ láy, từ ghép, đại từ, quan hệ từ, yếu tố Hán Việt, thành ngữ, từ đồng nghĩa, trái nghĩa, đồng âm, điệp ngữ, chơi chữ ...
- Luyện tập các kỹ năng tổng hợp về nhận diện từ, giải nghĩa từ, sử dụng từ để nói, viết ...
II - Phương tiện thực hiện:
GV: SGK, SGV, giáo án.
HS: Ôn về những kiến thức đã học từ đầu năm.
III. Cách thức tiến hành:
- Ôn tập, luyện tập.
IV- Tiến trình tiết dạy.
1. ổn định tổ chức lớp: 7C: Dạy:
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra trong giờ.
3. Bài mới. Hoạt động 1: Khởi động.
GV giới thiệu bài.
Hoạt động 2: Ôn tập.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Gv hệ thống, khái quát nhanh phần I trên tinh thần hs đã chuẩn bị ở nhà.
- Hs vẽ lại sơ đồ vào vở bài tập, cho vd vào các ô trống.
- Học sinh nhắc lại khái niệm quan hệ từ, danh từ, động từ, tính từ và cho biết chức năng ngữ pháp của các từ loại này.
- Học sinh lập bảng so sánh quan hệ từ với danh từ, động từ, tính từ về ý nghĩa và chức năng.
( 1 học sinh lên bảng làm, cả lớp làm ra vở ).
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- Giáo viên nhận xét, bổ sung.
- Hướng dẫn học sinh ôn tập từ Hán Việt.
- Học sinh tự giải thích các yếu tố Hán Việt trong bài tập 3 SGK / 184.
- Giáo viên gọi một vài học sinh đọc kết quả giải nghĩa của mình.
- Hướng dẫn học sinh ôn tập từ đồng nghĩa, trái nghĩa, từ đồng âm.
- Học sinh nhắc lại khái niệm: từ đồng nghĩa, trái nghĩa,đồng âm, ( vào vở ).
- Học sinh cho biết:
+ Tại sao lại có hiện tượng đồng nghĩa? Từ đồng nghĩa có mấy loại? Ví dụ?
+ Phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa? Ví dụ?
- Thành ngữ có thể giữ chức vụ gì trong câu? Ví dụ?
- Hướng dẫn học sinh ôn tập điệp ngữ, chơi chữ.
- Học sinh nhắc lại:
+ Thế nào là điệp ngữ? Có mấy dạng điệp ngữ?
+ Thế nào là chơi chữ? Có mấy lối chơi chữ?
- Học sinh tìm ví dụ về các dạng điệp ngữ và các lối chơi chữ? Cho biết tác dụng của những điệp ngữ và chơi chữ ấy —> Lớp nhận xét, bổ sung —> Giáo viên nhận xét, bổ sung.
- Tìm 1 số từ đồng nghĩa và 1 số từ trái nghĩa với mỗi từ:
+ bé (về mặt kích thước, khối lượng)
+ thắng
+ chăm chỉ
- Học sinh tìm thành ngữ thuần Việt đồng nghĩa với mỗi thành ngữ Hán Việt: Bách chiến bách thắng, bán tín bán nghi, kim chi ngọc diệp, khẩu phật tâm xà
- Thay thế những từ ngữ in đậm trong các câu sau bằng những từ ngữ có ý nghĩa tương đương?
I – Nội dung ôn tập:
1. Từ phức.
- Từ ghép:
+ CP: cây bưởi.
+ ĐL: ăn mặc.
- Từ láy:
+ Toàn bộ: đo đỏ
+ Bộ phận: liêu xiêu.
2. Đại từ:
- Đại từ để trỏ: + Trỏ người, sự vật: tôi, tớ
+ Trỏ số lượng: bấy
+ Trỏ hđ, tính chất: vậy
- Đại từ để hỏi:
+ Hỏi về người, sv: ai, gì
+ Hỏi về số lượng: mấy
+ Hỏi về hđ, tc: sao.
3. Bảng so sánh QHT với DT, ĐT, TT về ý nghĩa và chức năng:
Từ loại
DT, ĐT, TT
QHT
ý nghĩa
Biểu thị sự vât, hành động, tính chất.
Biểu thị ý nghĩa quan hệ.
Chức năng
Có khả năng làm tp của cụm từ, của câu.
Lkết các tp của cụm từ, của câu.
4. Từ Hán Việt:
- bạch ( bạch cầu) : trắng
- bán ( bán thân) : nửa
- cô ( cô độc) : một mình
- cư ( cư trú) : ở
- cửu ( cửu chương) : chín
- dạ ( dạ hương) : đêm
- đại ( đại lộ) : lớn
5. Từ đồng nghĩa, trái nghĩa, đồng âm, thành ngữ.
a. Từ đồng nghĩa: Khái niệm.
- Là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. Mỗi từ nhiều nghĩa có thể thuộc vào nhiều nhóm từ đồng nghĩa khác nhau.
- Các loại TĐN:
+ TĐN hoàn toàn: trái – quả
+ TĐN không ht: ăn- xơi- chén- đớp
b. Từ trái nghĩa: Là những từ có nghĩa trái ngược nhau. Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc vào nhiều cặp từ TN khác nhau.
c. Từ đồng âm: Là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì đến nhau.( TNN là hiện tượng 1 từ có nhiều nghĩa dựa trên 1 nét nghĩa cơ sở)
6. Thành ngữ: Là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị 1 ý nghĩa hoàn chỉnh.
- Có thể làm CN, VN hay phụ ngữ trong câu, cụm DT, cụm ĐT, cụm TT.
7. Điệp ngữ:
- Là biện pháp lặp lại từ ngữ ( hoặc cả câu) để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh.
- Các dạng ĐN:
+ ĐN cách quãng
+ ĐN nối tiếp
+ ĐN chuyển tiếp.
8. Chơi chữ:
- Là bp tu từ lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước... làm cho câu thêm hấp dẫn, thú vị.
- Các lối chơi chữ: Dùng từ đồng âm; dùng lối nói trại âm; dùng cách điệp âm; dùng lối nói lái; dùng từ ngữ trái nghĩa, đồng nghĩa, gần nghĩa.
II. Luyện tập:
Bài 3/ 193:
- Bé :
+ ĐN: nhỏ, nhỏ nhắn, nho nhỏ...
+ TN: to, lớn
- Thắng:
+ ĐN: được
+ TN: thua, bại
- Chăm chỉ:
+ ĐN: siêng năng
+ TN: lười biếng
Bài 6/ 193:
Bách chiến bách thắng = Trăm trận trăm thắng.
Bán tín bán nghi = Nửa tin nửa ngờ.
Kim chi ngọc diệp = Cành vàng, lá ngọc
Khẩu phật tâm xà = Miệng nam mô bụng bồ dao găm.
Bài 7/ 194.
Câu 1: đồng không mông quạnh
Câu 2: còn nước, còn tát
Câu 3: con dại cái mang
Câu 4: Giàu nứt đố, đổ vách.
4: Củng cố.
Học sinh nhắc lại những kiến thức Tiếng Việt đã ôn tập, ở những kiến thức đó, chúng ta phải nhớ những vấn đề gì? Luyện tập những dạng bài tập nào?
- Giáo viên nhận xét, bổ sung rồi chốt lại.
5. Hướng dẫn về nhà.
- Ôn kỹ các kiến thức đã học.
- Vận dụng làm một số bài tập trong SGK, sách bài tập ...
- Soạn “ Chương trình địa phương ” ( phần Tiếng Việt ).
.........................................................................................
Soạn:
Giảng:
Tuần 18 : Tiết 69 - 70.
kiểm tra học kì i ( đề tổng hợp)
I. Mục tiêu bài học:
- Bài kiểm tra nhằm đánh giá được học sinh ở những phương diện sau:
+ Đánh giá việc nắm các nội dung cơ bản của cả 3 phần trong sách giáo khoa Ngữ Văn 7 tập I.
+ Xem xét sự vận dụng linh hoạt theo hướng tích hợp các kiến thức và kỹ năng của cả 3 phần: Văn, Tiếng Việt, Tập làm văn.
+ Đánh giá năng lực vận dụng phương thức biểu đạt đã học để tạo lập văn bản. Biết vận dụng kiến thức và kỹ năng Ngữ văn đã học một cách tổng hợp, toàn diện.
II. Phương tiện thự hiện:
GV : đề kiểm tra của phòng GD.
III. Cách thức tiến hành:
Phát đề và quan sát hs làm bài.
IV. Tiến trình bài dạy:
A. ổn định tổ chức lớp:
B. Kiểm tra bài cũ.
C. Bài mới.
GV phát đề cho hs.
HS nhận đề và làm bài nghiêm túc.
D. Củng cố:
- GV thu bài.
- Nhận xét giờ kiểm tra.
E. Hướng dẫn về nhà:
- Ôn bài.
- Chuẩn bị bài mới
Tuần 18 - Tiết 71:
chương trình địa phương
phần tiếng việt.
Ngày soạn:
Ngày giảng:
I - Mục tiêu cần đạt.
Giúp học sinh khắc phục được một số lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương.
II - Phương tiện thực hiện:
GV: SGK, SGV, giáo án
HS: chuẩn bị bài, SGK.
III. Cách thức tiến hành:
Luyện tập.
IV - Tiến trình tiết dạy.
1. ổn định tổ chức lớp: 7A 7B.
2. Kiểm tra bài cũ.
- Học sinh cho biết, đối với các tỉnh miền Bắc, học sinh thường hay mắc lỗi các từ có phụ âm đầu là gì? Tại sao? Cách sửa?
3. Bài mới. Hoạt động 1: Khởi động
GV giới thiệu bài
Hoạt động 2: Luyện tập.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của \ học sinh
- Hướng dẫn học sinh có ý thức dùng đúng các âm, dấu thanh khi viết.
- Giáo viên đọc cho học sinh 8 câu đầu trích đoạn “ Mõm Lũng Cú tột Bắc ” của Nguyễn Tuân, SGK / 119, 120.
- Học sinh kiểm tra chéo nhau và chấm lỗi chính tả của nhau.
- Hướng dẫn học sinh làm các bài tập chính tả.
- Giáo viên gọi hai học sinh lên bảng điền.
- Lớp làm ra vở.
- Giáo viên gọi một vài học sinh nhận xét, bổ sung.
- Giáo viên nhận xét, bổ sung.
- Học sinh chia làm 4 nhóm, các nhóm trao đỏi và cử đại diện lên bảng chép các từ mà nhóm mình tìm được.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- Giáo viên nhận xét, cho điểm nhóm tìm đúng yêu cầu và tìm được nhiều từ nhất.
- Học sinh tìm những từ dễ nhầm lẫn với nhau.
- Sau đó giáo viên yêu cầu học sinh đặt câu với mỗi từ đó.
- Giáo viên gọi một vài học sinh lên đọc câu của mình.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- Giáo viên nhận xét, bổ sung.
I. Nội dung:
- Làm bài tập khắc phục lỗi chính tả.
- Viết, phát âm đúng các tiếng có phụ âm đầu dễ mắc lỗi: tr / ch; s/ x; l/ n; r/ d/ gi.
II. Luyện tập:
1. Viết những đoạn, bài chứa các âm, dấu thanh dễ mắc.
2. Làm các bài tập chính tả.
a. Điền vào chỗ trống.
- Điền 1 chữ cái, dấu thanh vào chỗ trống:
+ xử lí, sử dụng, giả sử, xét xử
+ tiểu sử, tiễu trừ, tiểu thuyết, tuần tiễu.
- Điền 1 tiếng hoặc 1 từ chứa âm, vần dễ mắc lỗi vào chỗ trống:
+ chung sức, trung thành, thuỷ chung, trung đại.
+ mỏng mảnh, dũng mãnh, mãnh liệt, mảnh trăng.
b. Tìm từ theo yêu cầu.
- Tìm từ, cụm từ dựa theo nghĩa và đặc điểm ngữ âm đã cho sẵn ( những từ có chứa):
+ Không thật vì đc tạo ra 1 cách không tự nhiên: giả dối, giả tạo.
+ Tàn ác, vô nhân đạo: gian ác, dã man
+ Dùng cử chỉ, ánh mắt làm dấu hiệu để báo cho người khác biết: ra hiệu
- Tìm tên sv, tt, đ đ, tc:
+ Tên các laòi cá: chép, chuối, chày, chim...
+ Từ chỉ hđ, tc: nghỉ ngơi, ...nghĩ ngợi...
c. Đặt câu phân biệt những từ chứa những tiếng dễ lẫn:
- Nó cố gắng dành phần thắng về mình.
Thằng anh giành phần quà của con em.
- Mặt trời đã tắt từ lâu.
Vòi nước này bị tắc.
4. Củng cố:
- GV hệ thống lại toàn bộ nội dung ôn tập.
5. Hướng dẫn về nhà.
- Học sinh về nhà ôn tập tất cả các kiến thức đã học.
- Chuẩn bị trả bài kiểm tra học kỳ I.
.....................................................................................
Tuần 18 –
NG :
Tiết 72:trả bài kiểm tra học kì 1.
I - Mục tiêu cần đạt:
- Giúp học sinh củng cố, khắc sâu kiến thức về phân môn Ngữ văn đã đc học từ đầu năm đến nay.
- Giúp các em nhận ra những lỗi mình đã mắc phải và có cách sửa chữa.
- Có ý thức rèn luyện kỹ năng viết, sửa lỗi.
II – Phương tiện thực hiện:
GV: bài của hs đã chấm.
HS: lập dàn ý bài viết.
III- Cách thức tiến hành:
- Tìm hiểu đề, lập dàn ý, nhận xét.
IV- Tiến trình tiết dạy:
1. ổn định tổ chức lớp.
7A: .7B
2. Kiểm tra bài cũ.
-
3. Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Hs đọc đề, gv bổ sung để hoàn chỉnh đề.
- GV trả bài cho hs và chữa bài.
I. Đề bài:
Có đề kèm theo của PGD ( tiết 69,70)
II. Xõy dựng đáp án ( như tiờ́t 69,70)
- Chỉ ra những lỗi sai trong bài rồi tự sửa lại cho đúng.
- Em sẽ sửa những lỗi sau ntn?
III. Nhận xét- chữa lỗi:
1. Nhận xét:
a. Ưu điểm:
- Đa số hs đã nắm đc các kiến thức tổng hợp của cả 3 phân môn: văn, tv, tlv từ đầu học kì 1.
- Phần viết bài tự luận có 1 số bài viết có bố cục rõ ràng, chữ viết không sai chính tả. ( Lớp 7A : Giang, Thuỳ trang,Nga)
b. Nhược điểm:
- Đa số học sinh chưa biết viết đoạn văn biểu cảm
Các ý chưa rõ ràng, luẩn quẩn. ( 7A : Đức Đạt ;7B: Đại, Tiờ́n,Hằng)
- Diễn đạt chưa mạch lạc, dùng từ chưa chính xác...
- Bài viết chưa đủ bố cục, sai nhiều chính tả..
2. Chữa lỗi:
a. Lỗi chính tả:
- Nhiều em sai chính tả: no nắng -> lo lắng.
chán lản -> chán nản
xuất ngày -> suốt ngày
b. Nội dung:
- Nhiều bài chưa đúng với yêu cầu của đề bài, lạc sang biểu cảm về hình ảnh người bà trong bài tiờ́ng gà trưa
c. Câu, dùng từ, diễn đạt:
- Diễn đạt lủng củng, câu văn sai: Mỗi khi bà em vui hay buồn mẹ em đều cười.
- ở nhà bà em là người ý cười nhất.
.
3. Đọc đoạn văn mõ̃u :
Nguyờ̃n Thu Nga
4. Củng cố:
- GV nhận xét giờ trả bài.
5. Hướng dẫn về nhà:
- Ôn lại những kiến thức đã học.
- Chuẩn bị bài cho học kì 2: Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất.
.....................................................
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ngu_van_7_ki_1_6496.doc