Giáo án lớp 10

Câu 1: (3,0 điểm) Lòng yêu nước là gì ? Thanh niên học sinh phải làm gì để phát huy truyền thống yêu nước của dân tộc ? Câu 2: (4,5 điểm) Tại sao ô nhiễm môi trường; Bùng nổ dân số; Những dịch bệnh hiểm nghèo lại là những vấn đề cấp thiết của nhân loại ? Hãy nêu những việc thanh niên học sinh cần làm để góp phần giải quyết những vấn đề cấp thiết đó ? Câu 3: (2,5 điểm) Em tán thành với ý kiến nào sau đây và nói rõ vì sao ? a) Nhân nghĩa là yêu thương tất cả mọi người. b) Nhân nghĩa là yêu thương, chia sẻ và thông cẩm với tất cả mọi người. c) Nhân nghĩa là lòng thương người và đối xử với người theo lẽ phải, phù hợp với đạo đức xã hội. Đề 2: Câu 1: (3,0 điểm) Cộng đồng là gì ? Vai trò của cộng đồng đối với đời sống con người như thế nào ? Câu 2: (4,5 điểm) Lòng yêu nước là gì ? Hãy phân tích truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam ?

doc111 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 3795 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 10, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g cố: GV nêu 1 số câu danh ngôn về TY. VD: “….” – Arixtôt; Gớt… “Không đủ tin nhau, k0 thành tình yêu K0 đủ yêu nhau, k0 thành vợ chồng”... Hoạt động 3: Tìm hiểu 1 số điều cần tránh trong tình yêu. * Mục tiêu: HS biết liên hệ thực tiễn, phê phán những quan niệm sai trái về tình yêu, rút ra bài học cho bản thân. * Cách tiến hành: - GV dùng bảng phụ ghi sẵn 1 số quan niệm không đúng về tình yêu, cho HS nhận xét. GV: Em có nhận xét gì về những quan điểm tình yêu đó? Vì sao ? - HS : Trả lời. - GV: Nhận xét, phân tích thêm, lồng ghép vấn đề GDGT. + Vấn đề sức khoẻ sinh sản VTN. + Lây nhiễm HIV/AIDS ở tuổi VTN. + Vấn đề nạo phá thai ở lứa tuổi VTN * Củng cố: - GV kết luận: Tuổi HS cần tập trung vào học tập, chú ý xây dựng cho mình có những tình cảm đẹp, những người bạn tốt, có hiểu biết đúng về tình yêu để sau này xây dựng được tình yêu chân chính. - Cho HS đọc 1 số câu châm ngôn, danh ngôn hoặc hát về tình yêu. 1- Tình yêu * Một số quan niệm về tình yêu: - Yêu là chết trong lòng 1 ít… - Tình yêu là tình cảm của 2 người khác giới, họ hiểu nhau và dễ thông cảm và tha thứ cho nhau. - Tình yêu là sự rung cảm của 2 người khác giới, tự nguyện hiến dâng và có mong muốn được sống với nhau. - Tình yêu là tình cảm rất thiêng liêng của 2 người khác giới, họ muốn đem lại hạnh phúc cho nhau. - Tình yêu là con dao 2 lưỡi, nó có thể mang lại cho con người hạnh phúc, nhưng cũng có thể là đau khổ. a) Tình yêu là gì ? - Tình yêu là sự rung cảm và quyến luyến sâu sắc giữa 2 người khác giới, ở họ có sự phù hợp về nhiều mặt…làm cho họ có nhu cầu gần gũi, gắn bó với nhau, tự nguyện sống vì nhau và sẵn sàng hiến dâng cho nhau cuộc sống của mình. * Cơ sở của tình yêu. - Sự rung cảm và quyến luyến sâu sắc - Tự nguyện. * TY là một dạng tình cảm đặc biệt của con người, biểu hiện: - Nhớ nhung, quyến luyến - Tình cảm tha thiết. - Trở thành động cơ mãnh liệt. b) Tình yêu chân chính. - Tình yêu chân chính là tình yêu trong sáng, lành mạnh, phù hợp với các quan niệm đạo đức tiến bộ của xã hội. * Biểu hiện: - Có tình cảm chân thực, sự quyến luyến, gắn bó, đồng cảm. - Sự quan tâm sâu sắc, không vụ lợi. - Sự chân thành, tin cậy và tôn trọng lẫn nhau. - Có lòng vị tha, nhân ái, sự thông cảm, chia sẻ với nhau. c) Một số điều nên tránh trong tình yê của nam nữ thanh niên. - Yêu quá sớm. - Nhầm lẫn tình bạn với tình yêu. - Yêu nhiều người cùng 1 lúc. - Yêu vì mục đích vụ lợi. - Đùa cợt với tình yêu. - Có quan hệ tình dục trước hôn nhân. D- CỦNG CỐ, LUYỆN TẬP: - GV hệ thống hoá, khắc sâu kiến thức trọng tâm toàn bài. E- DẶN DÒ: - GV yêu cầu học sinh về nhà học bài, trả lời các câu hỏi 1,2 sgk trang 86. - Đọc phần TLTK – sgk trang 84,85, đọc trước nội dung mục 2,3 bài 12 Ngày soạn: / / Ngày dạy: / / Tiết 25: Bài 12 CÔNG DÂN VỚI TÌNH YÊU, HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH I- Mục tiêu bài học: 1. Về kiến thức: - Hiểu được thế nào là tình yêu, tình yêu chân chính ? Thế nào là Hôn nhân và gia đình - Biết được các đặc trưng tốt đẹp, tiến bộ của chế độ Hôn nhân và gia đình ở nước ta hiện nay. - Nắm được các chức năng cơ bản của gia đình. - Hiểu được các mối quan hệ trong gia đình và trách nhiệm của các thanh viên trong gia đình. 2. Về kỹ năng: - Biết nhận xét, đánh giá một số quan niệm sai lầm về tình yêu, hôn nhân và gia đình. - Thực hiện tốt trách nhiệm của bản thân trong gia đình. 3. Về thái độ: - Yêu quý gia đình. - Đồng tình, ủng hộ các quan niệm đúng đắn về tình yêu, hôn nhân, gia đình. II- Nội dung trọng tâm: Tiết 2: Mục 2: Hôn nhân: Hôn nhân là gì ? Chế độ hôn nhân ở nước ta hiện nay. Mục 3: Gia đình, chức năng của gia đình, các mối quan hệ gia đình và trách nhiệm của các thành viên. III- Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học: 1. Phương pháp: Thuyết trình, diễn giảng, nêu vấn đề kết hợp phương pháp đàm thoại và thảo luận nhóm. 2. Hình thức tổ chức: Học sinh thảo luận nhóm, làm bài tập tình huống. IV- Phương tiện dạy học: SGK, SGV, tài liệu Câu hỏi và BT GDCD 10; chuẩn bị phiếu học tập. V- Tiến trình bài học: A- KIỂM TRA BÀI CŨ: Tình yêu là gì ? Thế nào là tình yêu chân chính ? Những điều cần tránh trong tình yêu ? B- GIỚI THIỆU BÀI MỚI: - Đặt vấn đề: GV dùng bảng phụ ghi sẵn những câu ca dao: “Ước gì sông rộng một gang Bắc cầu dải yếm cho chàng sang chơi” “Cùng nhau kết nghĩa tào khang, Dù ăn hạt muối, lá lang cũng đành” “Nâng ru bú mớm đêm ngày Công cha nghĩa mẹ xem tày bể non” Hỏi: Những câu ca dao trên nói lên những quan hệ gì ? - Giới thiệu nội dung cần nghiên cứu trong tiết dạy: Mục 2: Hôn nhân Mục 3: Gia đình, chức năng của gia đình, các mối quan hệ gia đình và trách nhiệm của các thành viên. C- DẠY BÀI MỚI: Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức cơ bản Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm Hôn nhân là gì ? * Mục tiêu: HS hiểu rõ khái niệm hôn nhân * Cách tiến hành: - GV dùng phương pháp đàm thoại. GV: Tình yêu chân chính sẽ được phát triển theo những giai đoạn nào? GV: Hôn nhân là gì ? HS: Trả lời GV: Nhận xét, KL GV: Điểm khác nhau giữa Tình yêu và Hôn nhân là gì ? - HS: Phát biểu cá nhân - GV: Nhận xét, bổ sung và kết luận * Củng cố: HS nhận xét ví dụ sgk tr.80 Hoạt động 2: Tìm hiểu chế độ Hôn nhân ở nước ta hiện nay. * Mục tiêu: HS hiểu rõ những điểm tiến bộ trong chế độ hôn nhân ở nước ta hiện nay. * Cách tiến hành: - GV chia lớp thành 3 nhóm và HD học sinh đọc sgk, liên hệ thực tiễn tìm hiểu về chế độ hôn nhân ở nước ta hiện nay. Câu hỏi: Nhóm 1: Nội dung hôn nhân chế độ ở nước ta hiện nay như thế nào? Nhóm 2: Theo em điểm khác cơ bản giữa chế độ hiện nay so với chế độ PK ở nước ta là gì ? Nhóm 3: Em hiểu như thế nào về nội dung: tự nguyên, tiến bộ; nội dung một vợ, một chồng, vợ chồng bình đẳng. - HS: Thảo luận theo nhóm, thống nhất nội dung ghi ra giấy, cử đại diện trình bày. - GV: Nhận xét, bổ sung và kết luận. Hoạt động 3: Tìm hiểu về Gia đình, chức năng của gia đình, các mối quan hệ gia đình, trách nhiệm của các thành viên. * Mục tiêu: HS hiểu rõ về các vấn đề trên. * Cách tiến hành: - GV chia nhóm và phát phiếu học tập, mỗi nhóm tìm hiểu 1 nội dung. +Nhóm 1: Gia đình là gì ? Cơ sở của gia đình ? Hiện nay trong xã hội ta có các loại hình gia đình ntn? Cho ví dụ? + Nhóm 2: Gia đình có những chức năng gì ? Tại sao cần có các chức năng đó ? + Nhóm 3: Trong gia đình có các mối quan hệ nào? Các quan hệ đó được biểu hiện như thế nào trong cuộc sống ? Các thanh viên trong gia đình có trách nhiệm như thế nào? - HS thảo luận nhóm, cử đại diện phát biểu. - Cả lớp nhận xét, trao đổi, rút ra bài học cho bản thân. - GV tổng hợp các ý kiến, liên hệ thực tiễn và kết luận. * Củng cố: GV cho học sinh đọc 1 số câu thành ngữ, tục ngữ, ca dao…về tình cảm gia đình. 2- Hôn nhân. a) Hôn nhân là gì ? - Hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi đã kết hôn - Hôn nhân được đánh dấu bằng sự kết hôn. - Hôn nhân thể hiện nghĩa hiện nghĩa vụ và quyền hạn giữa vợ và chồng được pháp luật cộng nhận và bảo vệ. * Cơ sở của hôn nhân: Là tình yêu và được pháp luật thừa nhận. b) Chế độ hôn nhân ở nước ta hiện nay. * Thứ nhất: Hôn nhân tự nguyện và tiến bộ. Biểu hiện: - Dựa trên tình yêu chân chính. - Được đảm bảo về mặt pháp lý. * Thứ hai: Hôn nhân một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng. Biểu hiện: - Vợ chồng phải chung thuỷ với nhau, yêu thương và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. - Vợ chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong gia đình. 3- Gia đình, chức năng của gia đình, các mối quan hệ gia đình và trách nhiệm của các thànhviên. a) Gia đình là gì ? * Khái niệm: Gia đình là một cộng đồng người chung sống và gắn bó với nhau bởi hai mối quan hệ cơ bản là quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống. * Cơ sở: quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống. b) Chức năng của gia đình. - Chức năng duy trì nòi giống - Chức năng kinh tế - Chức năng tổ chức đời sống gia đình - Chức năng nuôi dưỡng, giáo dục con cái. c) Mối quan hệ gia đình và trách nhiệm của các thành viên - Quan hệ vợ chồng: + Dựa trên cơ sở tình yêu và được pháp luật thừa nhận. + Vợ chồng phải chung thuỷ với nhau, yêu thương và giúp đỡ lẫn nhau - Quan hệ giữa cha mẹ và con cái: + Cha mẹ: Yêu thương, nuôi dưỡng, giáo dục con cái, tạo điều kiện cho con cái học tập tiến bộ, tôn trọng ý kiến và quyền lợi hợp pháp của con + Con cái: Yêu quý, kính trọng, biết ơn cha mẹ, hiếu thảo, biết lắng nghe cha mẹ, giữ gìn danh dự của gia đình… - Quan hệ giữa ông bà và các cháu: + Ông bà: Yêu thương, quan tâm, chăm sóc, giáo dục cháu… + Các cháu: Yêu thương, kính trọng, hiếu thảo và có trách nhiệm phụng dưỡng ông bà. - Quan hệ giữa anh chị em với nhau: Yêu thương, tôn trọng, đùm bọc, giúp đỡ và chăm sóc lẫn nhau. * Tóm lại: Tình yêu, hôn nhân và gia đình là những vấn đề hết sức quan trọng trong đời sống của mỗi người. Do vậy, mỗi người cần thực hiện tốt trách nhiệm của các thành viên trong gia đình. D- CỦNG CỐ, LUYỆN TẬP: - GV hệ thống hoá, khắc sâu kiến thức trọng tâm toàn bài. - GV: Cho học sinh làm bài tập Câu 1: Hiện nay, trong học sinh có những bạn nam và nữ chơi thân với nhau và giúp đỡ nhau trong học tập cũng như trong hoạt động hàng ngày. Chúng ta có nên gán ghép và cho rằng hai bạn đó yêu nhau hay không? Theo em, ở lứa tuổi này đã nên yêu đương hay chưa? Vì sao? Câu 2: Hiện nay, có một số người chung sống với nhau như vợ chồng nhưng không muốn đăng ký kết hôn vì ngại sự ràng buộc của pháp luật. Em có đồng tình với cách sống này không? Vì sao? Câu 3: Theo em, điểm khác biệt lớn nhất của chế độ hôn nhân hiện nay ở nước ta với chế độ hôn nhân trong xã hội phong kiến trước đây là gì? Câu 4: Trước đây, quan niệm về một gia đình có phúc là “con đàn, cháu đống”. Em thấy quan niệm này còn phù hợp trong xã hội ngày nay không? Vì sao? - GV: hướng dẫn học sinh làm bài tập E- DẶN DÒ. - GV yêu cầu học sinh về nhà học bài, ôn tập các bài 9, 10, 11, 12 chuẩn bị giờ sau kiểm tra 1 tiết. Ngày soạn: / / Ngày dạy: / / Tiết 26 KIỂM TRA 1 TIẾT I- Mục tiêu: - Kiểm tra, đánh giá mức độ hiểu những kiến thức đã học từ bài 9 đến bài 12 về các vấn đề: Con ngời là chủ thể của xã hội, là mục tiêu phát triển của xã hội; Các khái niệm: Đạo đức, các phạm trù cơ bản của đạo đức học. - Kiểm tra khả năng liên hệ thực tiễn và rút ra bài học về các vấn đề Tình yêu – hôn nhân – gia đình. II- Chuẩn bị: - Học sinh tự ôn tập theo hớng dẫn - Giáo viên: Ra đề phù hợp. III- Tiến trình lên lớp: A. ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC. B. ĐỀ BÀI: Đề 1: Câu 1: Đạo đức là gì ? Phân biệt đạo đức với pháp luật và phong tục tập quán trong sự điều chỉnh hành vi của con ngời ? Câu 2: Câu tục ngữ “Đói cho sạch, rách cho thơm” là nói đến phạm trù cơ bản nào của đạo đức ? Nêu ý nghĩa câu tục ngữ đó ? Câu 3: Đánh dấu X vào ô trống tơng ứng lựa chọn phù hợp trong những nhận định sau: Nội dung Đúng Sai Chỉ đúng 1 phần 1- Tình yêu là đặc quyền của tuổi trẻ 2- Tình yêu là chuyện riêng t của 2 ngời không liên quan đến ngời khác. 3- Không yêu cha mẹ mình thì không thể yêu ngời khác đợc. 4- Gia đình phải đợc xây dựng trên cơ sở tình yêu, quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống. Đề 2: Câu 1: Đạo đức là gì ? Nêu vai trò của đạo đức trong đời sống cá nhân, gia đình và xã hội ? Câu 2: Nêu ý nghĩa câu tục ngữ: “Con cái khôn ngoan, vẻ vang cha mẹ ”? Từ đó rút ra trách nhiệm của bản thân trong quan hệ gia đình ? Câu 3: nh đề 1. IV- Hướng dẫn chấm: ĐỀ 1: Câu 1: 4,0 điểm - ý 1: Nêu đúng khái niệm đạo đức: 1,0 điểm - ý 2: Phân biệt đợc sự khác nhau giữa đạo đức, pháp luật và phong tục tập quán, lấy đợc ví dụ (3,0 điểm) Câu 2: 4,0 điểm - ý 1: Nêu đúng câu tục ngữ đó thuộc phạm trù đạo đức: Danh dự và nhân phẩm. ( 1,0 điểm) - ý 2: Nêu đúng ý nghĩa câu tục ngữ, phù hợp với quan niệm đạo đức, diễn đạt rõ ràng. (3,0 điểm) Câu 3: 2,0 điểm - Mỗi lựa chọn đúng: 0,5 điểm. ĐỀ 2: Câu 1: 4,0 điểm - ý 1: Nêu đúng khái niệm đạo đức. (1,0 điểm) - ý 2: Nêu đúng vai trò của đạo đức trong đời sông cá nhân, gia đình và xã hội, có ví dụ (3,0 điểm) Câu 2: (4,0 điểm) - ý 1: Nêu đợc đúng ý nghĩa câu tục ngữ: “Con cái khôn ngoan, vẻ vang cha mẹ ”. (2,0 điểm) - ý 2: Nêu đợc trách nhiệm của bản thân trong quan hệ gia đình phù hợp với nguyên tắc chung của đạo đức xã hội. (2,0 điểm) Câu 3: 2,0 điểm Mỗi lựa chọn đúng 0,5 điểm C. DẶN DÒ. Về nhà chuẩn bị trước nội dung bài mới Ngày soạn: / / Ngày dạy: / / Tiết 27: Bài 13 CÔNG DÂN VỚI CỘNG ĐỒNG I- Mục tiêu bài học: Học sinh cần đạt được: 1. Về kiến thức: - Học sinh hiểu được trách nhiệm đạo đức của người công dân trong mối quan hệ với cộng đồng. 2. Về kỹ năng: - Biết cư xử đúng đắn và xây dựng đợc mối quan hệ với mọi người xung quanh. - Biết lựa chọn và tham gia các hoạt động phù hợp xây dựng cộng đồng. 3. Về thái độ: - Học sinh trên cơ sở hiểu rõ: Nhân nghĩa, hoà nhập, hợp tác là những giá trị đạo đức của con người Việt Nam hiện nay, từ đó có thái độ yêu quý, gắn bó, có trách nhiệm với tập thể lớp, trường học, quê hương và cộng đồng nơi ở. II- Nội dung trọng tâm: Tiết 1: Mục 1: Cộng đồng và vai trò của cộng đồng đối với cuộc sống con người. Mục 2: a) Nhân nghĩa là giá trị đạo đức của con người Việt Nam hiện nay III- Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học: 1. Phương pháp: Nêu vấn đề kết hợp phơng pháp đàm thoại và thảo luận nhóm. 2. Hình thức tổ chức: Kết hợp hình thức học sinh làm việc cá nhân và luận nhóm. IV- Phương tiện dạy học: SGK, SGV, tài liệu Câu hỏi và BT GDCD 10; t liệu về các hoạt động từ thiện, nhân đạo, chuẩn bị phiếu học tập. V- Tiến trình bài học: A- ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC: B- KIỂM TRA BÀI CŨ: Giới thiệu bài mới. GV: Muốn duy trì cuộc sống của mình, con người phải lao động và liên hệ với những người khác, với cộng đồng. Không ai có thể sống ở bên ngoài cộng đồng và xã hội. Mỗi người là một thành viên, một tế bào của cộng đồng. Song, mỗi thành viên cần phải sống và ứng xử như thế nào để cộng đồng và bản thân tồn tại, phát triển? C- DẠY BÀI MỚI: Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức cơ bản * Hoạt động 1: Tìm hiểu mục 1. - Mục tiêu: HS hiểu rõ khái niệm cộng đồng, vai trò của cộng đồng đối với cuộc sống con người. - Cách tiến hành: + GV giải thích cụm từ “cộng đồng” theo từ điển tiếng việt. + GV chia lớp thành 3 nhóm, hướng dẫn HS thảo luận nhóm: Câu hỏi: Nhóm 1: Cộng đồng là gì? Con người có thể tham gia vào các cộng đồng nào? Nêu ví dụ ? Nhóm 2: Nêu những đặc điểm của cộng đồng ? Nhóm 3: Phân tích vai trò của cộng đồng đối với cuộc sống con người ? + HS thảo luận theo nhóm, ghi nội dung đã thống nhất vào phiếu học tập. + Đại diện từng nhóm HS trình bày nội dung đã thảo luận. + HS cả lớp nhận xét, bổ sung. + GV Tổng hợp các ý kiến, nhận xét và kết luận về nội dung kiến thức. * Hoạt động 2: Tìm hiểu giá trị đạo đức: Nhân nghĩa. - Mục tiêu: HS hiểu được nhân nghĩa là gì? Trách nhiệm của thanh niên học sinh hiện nay ? - Cách tiến hành: GV tổ chức cho HS thảo luận lớp với từng nội dung sau: + GV: Em hãy cho biết ý nghĩa của các câu tục ngữ sau: “Thương người như thể thương thân” “Lá lành đùm lá rách” “Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ” + GV: Thế nào là Nhân, Nghĩa, Nhân nghĩa là gì ? HS : Trả lời. GV : Nhận xét, kết luận + GV: Nêu những biểu hiện của nhân nghĩa ? Cho ví dụ cụ thể ? HS : Trả lời. GV : Nhận xét, kết luận + GV: Nhân nghĩa có ý nghĩa gì đối với cuộc sống con người ? HS : Trả lời. GV : Nhận xét, kết luận + GV: Hãy liên hệ với trách nhiệm của thanh niên học sinh hiện nay ? HS : Trả lời. GV : Nhận xét, kết luận * Củng cố: Cho học sinh liên hệ với những hoạt động xã hội ở địa phương, ở trường. 1- Cộng đồng và vai trò của cộng đồng trong đời sống con người. a) Cộng đồng là gì ? Cộng đồng là toàn thể những người cùng sống, có những đặc điểm giống nhau, gắn bó thành một khối trong sinh hoạt xã hội. * Có nhiều cộng đồng. Ví dụ: Gia đình; lớp học… Cộng đồng dân cư: làng, xã Cộng đồng ngôn ngữ Cộng đồng dân tộc… * Đặc điểm các cộng đồng: - Khác nhau: Về quy mô, loại hình, tổ chức, hoạt động. - Giống nhau: Nguồn gốc, tiếng nói, chữ viết, đời sống, phong tục tập quán b) Vai trò của cộng đồng. - Cộng đồng là môi trờng, điều kiện phát triển của cá nhân con ngời. - Cộng đồng quan tâm, chăm lo và giải quyết hợp lý các mối quan hệ giữa lợi ích và trách nhiệm, giữa quyền và nghĩa vụ, giữa lợi ích chung và riêng… - Mặt khác, mỗi cá nhân phát triển trong cộng đồng tạo nên sức mạnh cho cộng đồng. 2- Trách nhiệm của công dân đối với cộng đồng. a) Nhân nghĩa: - Nhân là lòng thương người. - Nghĩa là cách xử thế hợp theo lẽ phải => Nhân nghĩa là lòng thương người và đối xử với người theo lẽ phải. * Biểu hiện: - Nhân ái, thương yêu, giúp đỡ nhau - Nhường nhịn, đùm bọc nhau - Vị tha, bao dung, độ lượng * Ý nghĩa: - Nhân nghĩa là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. - Giúp cho con người thêm yêu cuộc sống, có thêm sức mạnh để vợt qua khó khăn. - Làm cho cuộc sống con người thêm tốt đẹp. * Trách nhiệm của TNHS: - Kính trọng, biết ơn ông bà, cha mẹ - Quan tâm giúp đỡ mọi người - Cảm thông, bao dung, độ lợng - Tích cực tham gia các hoạt động xã hội: uống nớc nhớ nguồn, từ thiện… - Kính trọng, biết ơn các vị anh hùng dân tộc. Tôn trọng giữ gìn truyền thống đạo đức dân tộc. D- CỦNG CỐ, LUYỆN TẬP: - GV hệ thống hoá, khắc sâu kiến thức trọng tâm. E- DẶN DÒ. - GV yêu cầu học sinh về nhà học bài, đọc trước mục 2- b, c; tìm hiểu các nội dung yêu cầu trong câu hỏi và bài tập trong SGK trang 94. Ngày soạn: / / Ngày dạy: / / Tiết 28: Bài 13 CÔNG DÂN VỚI CỘNG ĐỒNG I- Mục tiêu bài học: Học sinh đạt đợc: 1. Về kiến thức: - Học sinh hiểu đợc trách nhiệm đạo đức của người dân trong mối quan hệ với cộng đồng. 2. Về kỹ năng: - Biết cư xử đúng đắn và xây dựng được mối quan hệ với mọi người xung quanh. - Biết lựa chọn và tham gia các hoạt động phù hợp xây dựng cộng đồng. 3. Về thái độ: - Học sinh trên cơ sở hiểu rõ: Nhân nghĩa, hoà nhập, hợp tác là những giá trị đạo đức của con người Việt Nam hiện nay, từ đó có thái độ yêu quý, gắn bó, có trách nhiệm với tập thể lớp, trường học, quê hương và cộng đồng nơi ở. II- Nội dung trọng tâm: - Tiết 2: Mục 2- a), b) Mục 2: a), b)- Hoà nhập và Hợp tác là những giá trị đạo đức của con người Việt Nam hiện nay. III- Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học: 1. Phương pháp: Nêu vấn đề kết hợp phơng pháp đàm thoại và thảo luận nhóm. 2. Hình thức tổ chức: Kết hợp hình thức học sinh thảo làm việc cá nhân và luận nhóm. IV- Phương tiện dạy học: SGK, SGV, tài liệu Câu hỏi và BT GDCD 10; tư liệu về các hoạt động xã hội về hoà nhập và hợp tác, chuẩn bị phiếu học tập. V- Tiến trình bài học: A- ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC: B- KIỂM TRA BÀI CŨ: Gv: Nêu câu hỏi Câu hỏi: Cộng đồng là gì ? Vai trò của cộng đồng đối với cuộc sống của con người ? Giới thiệu bài mới C- DẠY BÀI MỚI: Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức cơ bản * Hoạt động 1: Tìm hiểu về Hoà nhập - Mục tiêu: HS hiểu được thế nào là hoà nhập ? Vì sao phải sống hoà nhập? Trách nhiệm của thanh niên học sinh hiện nay ? - Cách tiến hành: GV: Thế nào là sống hoà nhập? HS : Trả lời. GV : Nhận xét, kết luận GV: Vì sao phải sống hoà nhập? HS : Trả lời. GV : Nhận xét, kết luận. GV: HS phải làm gì để sống hoà nhập? HS : Trả lời. GV : Nhận xét, kết luận * Hoạt động 2: Tìm hiểu về Hợp tác. - Mục tiêu: HS hiểu rõ thế nào là hợp tác? Vì sao phải hợp tác ? Trách nhiệm của TN học sinh hiện nay ? - Cách tiến hành: + GV yêu cầu học sinh đọc và nêu ý nghĩa của câu ca dao trong sgk tr. 92. GV: Thế nào là hợp tác ? Cho ví dụ minh hoạ ? HS : Trả lời. GV : Nhận xét, kết luận. GV: Vì sao phải hợp tác ? Hợp tác cần phải dựa trên những nguyên tắc nào ? HS : Trả lời. GV : Nhận xét, kết luận. GV: Hợp tác có thể theo những phương thức nào ? HS : Trả lời. GV : Nhận xét, kết luận. GV: Trách nhiệm của TNHS hiện nay như thế nào ? HS : Trả lời. GV : Nhận xét, kết luận. GV: Hiểu thế nào về quan điểm : Việt nam muốn làm bạn với tất cả các nước của Đảng ta ? HS : Trả lời. GV : Nhận xét, kết luận. 2- b) Hoà nhập * Hoà nhập là sống gần gũi, chan hoà, không xa lánh mọi người, không gây mâu thuẫn bất hoà với người khác, có ý thức tham gia các hoạt động chung của cộng đồng. * Ý nghĩa: Sống hoà nhập với cộng đồng sẽ có thêm niềm vui và sức mạnh vợt qua khó khăn trong cuộc sống. * Học sinh cần làm gì để hoà nhập: - Tôn trọng, đoàn kết, quan tâm, giúp đỡ mọi ngời; chan hoà, vui vẻ, cởi mở với bạn bè, thầy cô giáo và những người xung quanh. - Tích cực tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội và vận động mọi người cùng tham gia. b) Hợp tác. * Khái niệm: Hợp tác là cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong một công việc, một lĩnh vực nào đó vì mục đích chung. * Biểu hiện của hợp tác: - Cùng bàn bạc - Phối hợp nhịp nhàng - Hiểu biết về nhiệm vụ của nhau - Sẵn sàng giúp đỡ, chia sẻ * ý nghĩa của hợp tác: - Tạo nên sức mạnh chung - Đem lại chất lượng và hiệu quả cao - Hợp tác là một phẩm chất, một yêu cầu đối với một công dân trong xã hội hiện đại. * Nguyên tắc của hợp tác: - Tự nguyện, bình đẳng - Hai bên đều có lợi * Các loại hợp tác: - Hợp tác song phương, đa phương - Hợp tác từng mặt hoặc toàn diện - Hợp tác giữa các cá nhân, các nhóm, giữa các cộng đồng, dân tộc, quốc gia. * Trách nhiệm của thanh niên học sinh: - Cùng nhau bàn bạc, phân công nhiệm vụ, xây dựng kế hoạch. - Nghiêm túc thực hiện - Phối hợp nhịp nhàng, chia sẻ, đóng góp ý kiến. D- CỦNG CỐ, LUYỆN TẬP: - GV hệ thống hoá, khắc sâu kiến thức trọng tâm cả bài. - GV cho HS trả lời câu hỏi và bài tập số 4,5,6 – SGK trang 94. E- DẶN DÒ - GV yêu cầu học sinh về nhà học bài, làm các bài tập trong SGK trang 94. - Đọc trớc bài 14, tìm những bài thơ, bài hát, tranh ảnh, những tấm gương về lòng yêu quê hương, đất nước. Ngày soạn: / / Ngày dạy: / / Tiết 29: Bài 14 CÔNG DÂN VỚI SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC I- Mục tiêu bài học: Học sinh cần đạt được: 1. Về kiến thức: - Hiểu được thế nào là lòng yêu nước và các biểu hiện cụ thể của lòng yêu nước Việt Nam. - Hiểu rõ được trách nhiệm của công dân, đặc biệt là thanh niên, học sinh đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 2. Về kỹ năng: - Học sinh biết tham gia các hoạt động xây dựng, bảo vệ quê hương đất nước phù hợp với khả năng của bản thân. 3. Về thái độ: - Yêu quý, tự hào về quê hương, đất nước, dân tộc. - Có ý thức học tập, rèn luyện để góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước. II- Nội dung trọng tâm: - Tiết 1: Mục 1: HS hiểu được yêu nước là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc, là cội nguồn sức mạnh. Mục 2: a) Nhân nghĩa là giá trị đạo đức của con người Việt Nam hiện nay III- Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học: 1. Phương pháp: Nêu vấn đề kết hợp phương pháp đàm thoại và thảo luận nhóm. 2. Hình thức tổ chức: Kết hợp hình thức học sinh làm việc cá nhân và luận nhóm. IV- Phương tiện dạy học: SGK, SGV, tài liệu Câu hỏi và BT GDCD 10; t liệu về những bài hát, bài thơ, tranh ảnh, những tấm gơng về lòng yêu nước. V- Tiến trình bài học: A- ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC. B- KIỂM TRA BÀI CŨ: GV: Nêu câu hỏi. Câu hỏi: Hợp tác là gì? Hợp tác dựa trên những nguyên tắc nào? HS: Trả lời. GV: Nhận xét, cho điểm. Giới thiệu bài mới. - Mỗi người đều có Tổ quốc của mình, VN là Tổ quốc của chúng ta. Đó là tên gọi đất nước một cách thiêng liêng trìu mến. Là công dân của nước Việt nam chúng ta phải có trách nhiệm như thế nào trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu vấn đề này. C- DẠY BÀI MỚI: Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức cơ bản * Hoạt động 1: Tìm hiểu lòng yêu nước là gì ? - Mục tiêu: HS hiểu rõ khái niệm lòng yêu nước, nguồn gốc của lòng yêu nước. - Cách tiến hành: GV: Nêu câu hỏi thảo luận lớp. GV: Em hãy đọc và nhận xét tình cảm của tác giả đối với tổ quốc trong đoạn thơ ở SGK tr. 96 ? GV: Những hình ảnh trong bài hát Việt Nam quê hương tôi và bài thơ Nhớ con sông quê hương gợi cho em những suy nghĩ gì ? GV: Lòng yêu nước là gì ? HS: Trả lời. GV: Nhân xét, KL GV: Lòng yêu nước được bắt nguồn từ đâu ? + Học sinh phát biểu ý kiến cá nhân. HS: Trả lời. GV: Nhân xét, KL * Hoạt động 2: Tìm hiểu truyền thống yêu nước của dân tộc VN - Mục tiêu: HS hiểu được yêu nước là truyền thống đạo đức tốt đẹp, là cội nguồn các giá trị đạo đức khác của dân tộc, từ đó rút ra bài học. - Cách tiến hành: Câu hỏi: GV: Nêu câu hỏi thảo luận lớp. GV: Truyền thống yêu nước của dân tộc ta được bắt nguồn từ đâu ? GV: Vị trí của lòng yêu nước trong đời sống đạo đức và tinh thần của người Việt Nam như thế nào? HS: Trả lời. GV: Nhân xét, KL GV: Lòng yêu nước được biểu hiện bằng những tình cảm, thái độ và hành động như thế nào ? Hãy lấy ví dụ chứng minh ? HS: Trả lời. GV: Nhân xét, KL GV: Em rút ra bài học gì về trách nhiệm của thanh niên học sinh hiện nay ? HS: Trả lời. GV: Nhân xét, KL 1- Lòng yêu nước a) Lòng yêu nước là gì ? - Lòng yêu nước là tình yêu quê hương, đất nước và tinh thần sẵn sàng đem hết khả năng của mình phục vụ lợi ích của Tổ quốc. - Nguồn gốc: + Tình yêu gia đình. ->Tình yêu quê hương =>T.Y đất nước. “Dòng suối đổ vào sông, dòng sông đổ vào vào đại trờng giang Vonga. Con sông Vonga đi ra biển. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu mến quê hương trở nên lòng yêu Tổ quốc” - Erenbua). b) Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam. - Đối với người Việt Nam, yêu nước là một tình cảm thiêng liêng cao quý. - Lòng yêu nước Việt Nam được hình thành và hun đúc từ trong các cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm và lao động xây dựng đất nước. - Yêu nước là truyền thống dân tộc cao quý và thiêng liêng nhất, là cội nguồn của các giá trị truyền thống khác. * Biểu hiện: - Tình cảm gắn bó với quê hương, đất nước. - Tình yêu thương đối với đồng bào, giống nòi, dân tộc. - Lòng tự hào dân tộc chính đáng. - Đoàn kết, kiên cường, bất khuất chống giặc ngoại xâm. - Cần cù và sáng tạo trong lao động. * Bài học: - Nâng cao hiểu biết, phát huy truyền thống yêu nớc của dân tộc. - Tích cực học tập, lao động và tham gia tốt các hoạt động góp phần xây dựng quê hương. - Biết tôn trọng các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc. D- CỦNG CỐ, LUYỆN TẬP: - GV hệ thống hoá, khắc sâu kiến thức trọng tâm của bài. - GV tổ chức cho HS thi hát, đọc thơ về tình yêu quê hương, đất nước. E- DẶN DÒ : - GV yêu cầu học sinh về nhà học bài, đọc phần tham khảo và mục 2- SGK tr. 94. - Su tầm những câu chuyện, những gương chiến đấu hy sinh cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Ngày soạn: / / Ngày dạy: / / Tiết 30: Bài 14 CÔNG DÂN VỚI SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC I- Mục tiêu bài học: Học sinh cần đạt được: 1. Về kiến thức: - Hiểu được thế nào là lòng yêu nước và các biểu hiện cụ thể của lòng yêu nước Việt Nam. - Hiểu rõ được trách nhiệm của công dân, đặc biệt là thanh niên, học sinh đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 2. Về kỹ năng: - Học sinh biết tham gia các hoạt động xây dựng, bảo vệ quê hương đất nước phù hợp với khả năng của bản thân. 3. Về thái độ: - Yêu quý, tự hào về quê hương, đất nước, dân tộc. - Có ý thức học tập, rèn luyện để góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước. II- Nội dung trọng tâm: - Tiết 2: Mục 2: HS hiểu được xây dựng và bảo vệ Tổ quốc vừa là trách nhiệm, vừa là quyền cao quý của công dân, là thể hiện lòng yêu quê hương, đất nước; hiểu được trách nhiệm của thanh niên học sinh hiện trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. III- Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học: 1. Phương pháp: Thảo luận lớp và học sinh viết bài thu hoạch 2. Hình thức tổ chức: Kết hợp hình thức học sinh thảo luận lớp và làm việc cá nhân. IV- Phương tiện dạy học: SGK, SGV, tài liệu Câu hỏi và BT GDCD 10; t liệu về những bài hát, bài thơ, tranh ảnh, những tấm gương trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. V- Tiến trình bài học: A- ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC: B- KIỂM TRA BÀI CŨ: GV: Nêu câu hỏi - Câu hỏi: Thế nào là lòng yêu nước, em hiểu như thế nào về truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam ? HS: Trả lời. GV: Nhận xét, cho điểm. Giới thiệu bài mới. - GV đặt vấn đề: Bác Hồ đã dạy: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Em hiểu như thế nào về lời dạy của Bác Hồ? Theo em chúng ta cần phải làm gì để thực hiện lời dạy của Bác ? - Giới thiệu bài học và nội dung cần nghiên cứu trong tiết dạy. C- DẠY BÀI MỚI: Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức cơ bản * Hoạt động 1: Tổ chức cho HS thảo luận về trách nhiệm của CD trong xự nghiệp xây dựng và bảo vệ TQ. - Cách tiến hành: GV: Nêu câu hỏi giúp học sinh nắm được trách nhiệm xây dựng tổ quốc GV: Qua lịch sử hàng nghìn năm, các em biết Việt Nam thường xuyên là đối tượng tiến công của nhiều đội quân xâm lược. Vì sao? HS: Trả lời. GV: Nhận xét, KL. GV: Thanh niên, HS phải làm gì để góp phần XD Tổ quốc? HS: Trả lời. GV: Nhận xét, KL. * Hoạt động 3: Học sinh hiểu trách nhiệm của công dân trong việc bảo vệ tổ quốc. Cách thực hiện. GV: Em hiểu lời dạy của Bác ntn ? Chúng ta cần phải làm gì ? HS: Suy nghĩ và trả lời GV: Nhận xét, bổ sung và kết luận. GV: Hiện nay chúng ta bị đe doạ bởi những thế lực nào? Em hiểu gì về âm mưu “Diễn biến hoà bình” của Mĩ? HS: Suy nghĩ và trả lời GV: Nhận xét, bổ sung và kết luận 2- Trách nhiệm xây dựng Tổ quốc - Chăm chỉ, sáng tạo trong học tập, lao động, có động cơ, mục đích học tập đúng đắn. - Tích cực rèn luyện đạo đức, tác phong; sống trong sáng, lành mạnh, tránh xã các tệ nạn xã hội; biết đấu tranh với các biểu hiện lối sống lai căng, thực dụng, xa rời các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc. - Quan tâm đến đời sống chính trị, xã hội của địa phơng, của đất nớc. Thực hiện tốt mọi chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước - Tích cực tham gia các hoạt động góp phần xây dựng quê hương. 3- Trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc. - Trung thành với Tổ quốc, với chế độ XHCN. Cảnh giác với mọi âm mưu chia rẽ, xuyên tạc của các thế lực thù địch, phê phán, đấu tranh với những thái độ, việc làm gây rối, phá hoại an ninh trật tự xã hội. - Tích cực học tập, rèn luyện, giữ gìn vệ sinh môi trờng, bảo vệ sức khoẻ. - Tham gia đăng ký nghĩa vụ quân sự, sẵn sàng tham gia nhập ngũ bảo vệ Tổ quốc. - Tích cực tham gia các hoạt động an ninh ở địa phơng. * Trách nhiệm của thanh niên học sinh đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. D- CỦNG CỐ, LUYỆN TẬP: - GV hệ thống hoá, khắc sâu kiến thức trọng tâm của cả bài. - Hướng dẫn học sinh làm bài tập 2 – SGK trang 102. E- DẶN DÒ: - Học sinh về nhà viết bài thu hoạch - GV yêu cầu học sinh về nhà học bài nghiên cứu bài tập số 3,4 – SGK tr. 102. - Su tầm tranh ảnh hoặc những số liệu về tình hình tài nguyên, môi trường... Ngày soạn: / / Ngày dạy: / / Tiết 31: Bài 15 CÔNG DÂN VỚI MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẤP THIẾT CỦA NHÂN LOẠI I- Mục tiêu bài học: Học sinh cần đạt được: 1. Về kiến thức: - Biết được một số vấn đề cấp thiết của nhân loại hiện nay như: Ô nhiễm môi trường, bùng nổ dân số, những dịch bệnh hiểm nghèo. - Hiểu được trách nhiệm của công dân nói chung và của học sinh nói riêng trong việc tham gia giải quyết một số vấn đề cấp thiết của nhân loại hiện nay. 2. Về kỹ năng: - Tham gia các hoạt động phù hợp với khả năng của bản thân để góp phần giải quyết một số vấn đề cấp thiết của nhân loại hiện nay. 3. Về thái độ: - Tích cực ủng hộ các hoạt động phù hợp với những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, ủng hộ những hoạt động góp phần giải quyết một số vấn đề cấp thiết của nhân loại do nhà trường, địa phương tổ chức. II- Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học: 1. Phương pháp: Đàm thoại kết hợp với thảo luận lớp, dự án 2. Hình thức tổ chức: Kết hợp hình thức học sinh thảo luận lớp và nêu vấn đề. III- Phương tiện dạy học: SGK, SGV, tài liệu Câu hỏi và BT GDCD 10; tư liệu về các vấn đề: Môi trường, dân số, dịch bệnh hiểm nghèo... V- Tiến trình bài học: A- ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC. B- KIỂM TRA BÀI CŨ: Gv: Nêu câu hỏi. Câu hỏi: Là công dân, học sinh em cần có trách nhiệm gì trong việc xây dựng và bảo vệ tổ quốc? HS: Trả lời. GV: Nhận xét, cho điểm. Giới thiệu bài mới. - GV nêu vấn đề: Nhân loại hiện nay đang đứng trước những vấn đề lớn mang tính chất toàn cầu. Vậy theo em, đó là những vấn đề gì ? - HS trả lời cá nhân. GV ghi nhanh ra góc bảng; - GV: Các em hãy nhận xét trong các vấn đề trên thì những vấn đề cấp thiết nhất ảnh hưởng trực tiếp đến sự sống còn và phát triển của loài người là gì? - GV giới thiệu: Một số vấn đề cấp thiết được nghiên cứu trong bài học. Nêu mục tiêu và yêu cầu của bài học. C- DẠY BÀI MỚI: Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức cơ bản * Hoạt động 1: Nghiên cứu cá nhân tìm hiểu các khái niệm: Môi trường, ô nhiễm môi trường, bùng nổ dân số, dịch bệnh hiểm nghèo. Cách thực hiện. GV: Môi trường là gì? Kể tên tài nguyên theo 3 nhóm: tài nguyên không thể tại sao? tài nguyên có thể tại sao? tài nguyên vô tận? HS: Trả lời. GV: Nhận xét, KL. GV: Thực trạng vấn đề ô nhiễm môi trường? Liên hệ cụ thể? HS: Trả lời. GV: Nhận xét, KL. GV: Hậu quả của vấn đề ô nhiễm môi trường? Liên hệ TT? HS: Trả lời. GV: Nhận xét, KL. GV: Thế nào là bảo vệ môi trường? Nêu các hoạt động của công dân trong việc bảo vệ môi trường? Trách nhiệm của thanh niên, HS trong việc bảo vệ môi trường? HS: Trả lời. GV: Nhận xét, KL. * Hoạt động 2: Thảo luận nhóm tìm hiểu vì sao: Ô nhiễm môi trường, bùng nổ dân số, dịch bệnh hiểm nghèo lại là một số vấn đề cấp thiết của nhân loại hiện nay. - Cách tiến hành: GV: Em có nhận xét gì về tình hình dân số thế giới: 1950: Dân số 2,5 tỷ N 1980: ,, 4,4 tỷ N 1987: ,, 5 tỷ N 2006: ,, 6,6 tỷ N GV: Sự bùng nổ dân số là gì? hậu quả của tình hình đó? HS: Trả lời. GV: Nhận xét, KL. GV: Nhận xét gì về dân số nước ta? NN cần làm gì để hạn chế bùng nổ dân số? HS: Trả lời. GV: Nhận xét, KL. GV: Trách nhiệm của HS? HS: Trả lời. GV: Nhận xét, KL. * Hoạt động 3: Thảo luận lớp tìm hiểu bệnh dịch hiểm nghèo. - Cách tiến hành: + GV nêu câu hỏi thảo luận: GV: Nhân loại ngày nay đang phải đối mặt với những căn bệnh nguy hiểm nào? HS: Trả lời. GV: Nhận xét, KL. GV: Do đâu mà dịch bệnh hiểm nghèo xuất hiện ngày càng nhiều? GV: Công dân nói chung, học sinh nói riêng phải làm gì để góp phần ngăn chặn dịch bệnh hiểm nghèo? HS: Trả lời. GV: Nhận xét, KL. 1- ¤ nhiÔm m«i tr­êng lµ tr¸ch nhiÖm cña c«ng d©n trong viÖc b¶o vÖ m«i tr­êng. a/ ¤ nhiÔm m«i tr­êng: - Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất tạo quan hệ mật thiết với nhau bao quanh con người. VD: Khoáng sản, đất đai, rừng, biển, động thực vật, nước, không khí, ánh sáng… - Thực trạng môi trường hiện nay: + TN thiên nhiên khai thác cạn kiệt + MT bị ô nhiễm + Mưa lớn, bão lũ, mưa a xít, tầng ôzôn bị chọc thủngnhiệt độ tráI đất nóng dần lên… Mất cân bằng sinh thái ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của con người. b/ Trách nhiệm của công dân trong việc bảo vệ môi trường. - Bảo vệ MT là khắc phục mâu thuẫn nẩy sinh trong quan hệ giữa con người với TN để hoạt động của con người không phá vỡ cân băng sinh thái - Trách nhiệm của HS: + Giữ gìn trật tự vệ sinh trường lớp, nơi cư trú, không vứt rác thải rác bừa bãi. + Không dùng chất nổ khai thác hải sản + Tích cực trồng cây, trồng rừng. + Đấu tranh những hành vi phá hoại môi trường. 2/ Sự bùng nổ dân số và trách nhiệm của công dân trong việc hạn chế sự bùng nổ dân số. a/ Sự bùng nổ dân số - Bùng nổ dân số: Là sự gia tăng dân số quá nhanh trong một thời gian ngắn, gây ảnh hưởng tiêu cực đến mọi mặt đời sống của XH - Hậu quả của sự bùng nổ dân số: +Kinh tế nghèo nàn, đời sống khó khăn, suy thoái giống nòi. +Thất nghiệp, thất học, mù chữ + Tệ nạn XH gia tăng + Cạn kiệt tài nguyên, môi trường, mất cân băng sinh thái, bệnh dịch nguy hiểm… b/ trách nhiệm của công dân trong việc hạn chế sự bùng nổ dân số. - Nghiêm chỉnh thực hiện luật hôn nhân và gia đình. - Tích cực tuyên truyền vận động gia đình và " người cùng thực hiện chính sáCộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam dân số KHHGĐ. - Có cuộc sống lành mạnh không kết hôn, sinh con ở tuổi vị thành niên. Không quan hệ tình dục trước hôn nhân. 3/ Những bệnh dịch hiểm nghèo và trách nhiệm của công dân trong việc phòng ngừa, đẩy lùi những dịch bệnh hiểm nghèo. - Bệnh lao, sốt rét, dịch tả, ung thư, tim mạch, huyết áp… Đặc biệt là đại dịch AIDS. - Các dịch bệnh hiểm nghèo đang uy hiếp sự sống của nhân loại Þ Cộng đồng quốc tế cần phải hợp tác để ngăn chặn đẩy lùi căn bệnh hiểm nghèo. b/ Trách nhiệm của công dân. Là HS cần: + Tích cực rèn luyện thân thể luyện tập TDTT, giữ vệ sinh bảo vệ sức khoẻ. + Sống lành mạnh, tránh xa những tệ nạn XH, tránh xa những hành vi gây hại cuộc sống bản thân, gia đình và XH. + Tích cực tham gia công tác tuyên truyền phòng tránh những bệnh hiểm nghèo, phòng chống ma tuý… D- CỦNG CỐ, LUYỆN TẬP: - GV hệ thống hoá, khắc sâu kiến thức trọng tâm của cả bài. - Hướng dẫn học sinh làm bài tập: Chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm cử 1 nhóm trưởng: Giao nhiệm vụ cho các nhóm: Hãy lập dự án và tổ chức thực hiện 1 hoạt động của nhóm theo chủ đề: Góp phần làm sạch đẹp cho quê hương. E- DẶN DÒ. - Về nhà học bài cũ, chuẩn bị trước bài mới. Ngày soạn: / / Ngày dạy: / / Tiết 32: Bài 16: TỰ HOÀN THIỆN BẢN THÂN I- Mục tiêu bài học: Học sinh cần đạt được: 1. Về kiến thức: - Hiểu thế nào là tự hoàn thiện bản thân; - Hiểu sự cần thiết phải tự hoàn thiện bản thân theo các giá trị đạo đức xã hội. 2. Về kỹ năng: - Biết tự nhận thức bản thân trên cơ sở đối chiếu với các yêu cầu đạo đức xẫ hội; - Biết đặt mục tiêu phấn đấu, rèn luyện, tự hoàn thiện bản thân theo các giá trị đạo đức xã hội và có quyết tâm vượt khó khăn để thực hiện mục tiêu đã đề ra. 3. Về thái độ: - Coi trọng việc tu dưỡng và tự hoàn thiện bản thân - Tự trọng, tự tin vào khả năng phát triển của bản thân; đồng thời biết tôn trọng, thừa nhận và học hỏi những điểm tốt của người khác. II- Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học: 1. Phương pháp: Kết hợp phương pháp đàm thoại, thảo luận, tự liên hệ. 2. Hình thức tổ chức: Kết hợp hình thức học sinh thảo luận lớp và nêu vấn đề. III- Phương tiện dạy học: SGK, SGV, tài liệu Câu hỏi và BT GDCD 10; phiếu học tập V- Tiến trình bài học: A- ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC. B- KIỂM TRA BÀI CŨ: GV: Nêu câu hỏi. Câu hỏi: Em hãy nêu các loại bệnh hiểm nghèo ở nước ta hiện nay? HS: Trả lời. GV: Nhận xét, cho điểm Giới thiệu bài mới. C- DẠY BÀI MỚI: Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức cơ bản * Hoạt động 1: Tổ chức cho học sinh thảo luận tìm hiểu về tự nhận thức về bản thân. - Cách tiến hành: + GV yêu cầu học sinh xem lại các phiếu tự nhận thức về bản thân mà các em đã điền ở nhà. + Cho học sinh chia sẻ kết quả tự nhận thức về mình với các bạn theo nhóm. Câu hỏi: GV: Người mà em yêu quý nhất? GV: Điều quan trọn mà em mong ước và đạt được trong cuộc đời? GV: Một tiêu chuẩn đạo đức mà em luôn giữ cho mình không bao giờ vi phạm? GV: Môn học mà em yêu thích nhất? GV: 1 năng khiếu sở trường của em? GV: Em còn có hạn chế gì? HS: Trả lời. GV: Nhận xét, KL. * Hoạt động 2: Đàm thoại tìm hiểu về tự hoàn thiện bản thân. - Cách tiến hành: + GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK, liên hệ thực tiễn, nêu câu hỏi đàm thoại. GV: Thế nào là tự hoàn thiện bản thân? Cho ví dụ? HS: Trả lời. GV: Nhận xét, KL. GV: Vì sao phải tự hoàn thiện bản thân? Lấy ví dụ về người không tự hoàn thiện ? HS: Trả lời. GV: Nhận xét, KL. * Hoạt động 3: Động não tìm hiểu làm thế nào để tự hoàn thiện bản thân? Học sinh phải làm gì để tự hoàn thiện bản thân? - Cách tiến hành: + GV nêu câu hỏi động não: Theo em làm thế nào để tự hoàn thiện bản thân, học sinh phải làm gì để tự hoàn thiện bản thân ? + Mỗi HS phát biểu 1 ý kiến + GV ghi nhanh ra bảng phụ. + Cả lớp nhận xét + GV tóm tắt, kết luận 1- Tự nhận thức về bản thân. - Tự nhận thức về bản thân là biết nhìn nhận, đánh giá về khả năng, hành vi, việc làm, những điểm mạnh, yếu của bản thân - Tự nhận thức về bản thân giúp người ta hiểu đúng về mình, từ đó có các quyết định, hành động, cách xử sự phù hợp trong các mối quan hệ. đạt được mục đích trong cuộc sống. 2- Tự hoàn thiện bản thân a) Thể nào là tự hoàn thiện bản thân. - Là vượt lên mọi khó khăn, trở ngại, không ngừng học tập, tu dưỡng, rèn luyện. - Khắc phục, sửa chữa những khuyết điểm, học hỏi những điểm hay, điểm tốt của người khác, phát huy ưu điểm của mình để ngày một tiến bộ. b) Vì sao phải hoàn thiện bản thân. - Xã hội ngày một phát triển, do vậy mỗi cá nhân phải tự hoàn thiện để đáp ứng yêu cầu của xã hội. - Tự hoàn thiện bản thân là một phẩm chất quan trọng của thanh thiếu niên, giúp cho cá nhân, gia đình và cộng đồng xã hội ngày càng tiến bộ hơn. 3- Tự hoàn thiện bản thân như thế nào ? * Yêu cầu chung: - Mỗi người đều có quyền phấn đấu, tu dưỡng, rèn luyện để tự hoàn thiện bản thân theo các yêu cầu đạo đức xã hội. - Có quyền được nhận sự hỗ trợ, giúp đỡ của gia đình, bản bè, xã hội…để thực hiện mục tiêu tự hoàn thiện bản thân. * HS cần: - Tự nhận thức đúng về bản thân những điểm tốt, điểm cưa tốt so với chuẩn mực đạo đức xã hội. - Có kế hoạch phấn đấu và rèn luyện cụ thể theo từng mốc thời gian. - Xác định rõ biện pháp cần thực hiện. - Xác định rõ những điểm thuận lợi, những điểm khó khăn có thể xảy ra. - Biết tìm sự giúp đỡ ở những người tin cậy. D- CỦNG CỐ, LUYỆN TẬP: - GV hệ thống hoá, khắc sâu kiến thức trọng tâm của cả bài. - Học sinh làm bài tập số 3 – SGK trang 117. E- DẶN DÒ: - Học sinh về nhà học bài làm bài tập số 4, 5 – SGK trang 118. - GV yêu cầu học sinh về nhà học bài, xem lại phần kiến thức bài 11: Một số phạm trù cơ bản của đạo đức, sưu tầm những mẩu chuyện về Nghĩa vụ, Lương tâm, Nhân phẩm và Danh dự, Hạnh phúc. Ngày soạn: / / Ngày dạy: / / Tiết 33 Thực hành ngoại khóa: TÌNH HÌNH VIỆC LÀM VÀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM Ở ĐỊA PHƯƠNG I. Mục tiêu bài học -Giúp cho học sinh hiểu được tình hình việc làm ở địa phương hiện nay. -Hướng giải quyết việc làm. -Trách nhiệm của bản thân em trong vệc giải quết việc làm ở địa phương. II. Tài liệu và phương tiện dạy học. Giáo án, SGK, và các tài liệu liên quan. II. Tiến trình dạy học. A- ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC. B-. BÀI MỚI. Hoạt động của thầy và trò Nội dung cơ bản. Hoạt động 1. GV: Em hãy cho biết tình hình việc làm ở nớc ta hiện nay như thế nào? HS: Suy nghĩ trả lời. GV: Nhận xét, bổ sung. Hoạt động 2. GV: Tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm về tình hình việc làm ở địa phương GV: Chia lớp thành 4 nhóm (theo từng xã) GV: nêu câu hỏi thảo luận Nhóm 1: Hiện nay ở địa phương em có bao nhêu hộ gia đình, với số dân là bao nhiêu? Nhóm 2. Số người có việc làm khoảng bao nhiêu? Nhóm 3. Nguyên nhân nào làm cho xã em vân còn trình trạng thất nghiệp? Nhóm 4. Hớng giải quyết của xã em như thế nào? GV: Bản thân em thấy cần có trách nhiệm như thế nào trong việc giải quyết việc việc làm ở địa phương? Hs: Các nhóm thảo luận HS: Cử đại diện trình bày GV: Nhận xét, bổ sung, kết luận. Hoạt động 3. GV: Ra bài tập lớn cho học sinh. Bài tập: * Em hãy lập dự án về giải quết việc làm ở địa phương em? HS: Lập dự án GV: Gọi HS đọc trớc lớp HS: Cả lớp cùng trao đổi GV: Nhận xét bổ sung và cho điểm. 1. Tình hình việc làm ở nước ta hiện nay. a. Tình hình việc làm nước ta hiện nay - Thiếu việc làm ở thành thị và nông thôn - Tình trạng thất nghiệp - Thu nhập thấp - DS trong độ tuổi LĐ tăng - Chất lợng nguồn LĐ thấp - Số SV tốt nghiệp có việc làm thấp - LĐ nông thôn đổ về thành thị tăng b. Tình hình việc làm ở địa phương. 2. Lập dự án về giải quyết việc làm ở địa phương. C. CỦNG CỐ, DẶN DÒ. GV: Khái quát lại nội dung bài học, giải đáp những thắc mắc của học sinh. Ôn tập các bài đã học để chuẩn bị kiểm tra học kì II. Ngày soạn: / / Ngày dạy: / / Tiết 34: ÔN TẬP HỌC KỲ 2 I. Mục tiêu bài học: Học sinh cần nắm được: - Hệ thống hoá các kiến thức đã học từ bài 9 -> bài 16 - Có khả năng liên hệ thực tiễn, vận dụng các kiến thức đã học, phân tích, đánh giá các vấn đề về đạo đức trong đời sống xã hội. - Từ đó có ý thức trách nhiệm cao trong việc rèn luyện những phẩm chất đạo đức tốt đẹp, rút ra được bài học về trách nhiệm của bản thân trước các vấn đề xã hội . II. Nội dung trọng tâm: Giải đáp thắc mắc và hướng dẫn nội dung trọng tâm ôn tập. III. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học: - Phương pháp: kết hợp nêu vấn đề và đàm thoại - Hình thức: Đàm thoại IV Phương tiện dạy học: GV chuẩn bị nội dung ôn tập; học sinh làm đề cương ôn tập V. Tiến trình dạy học: A- ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC. B- KIỂM TRA BÀI CŨ : C- DẠY BÀI MỚI: Phần 1: Hệ thống hoá kiến thức đã học. * Cách tiến hành: GV sử dụng PP đàm thoại hướng dẫn học sinh nhắc lại những kiến thức cơ bản trong các bài đã học từ bài 9 -> bài 16. Bài 9: Con người là chủ thể của xã hội và là mục tiêu phát triển của xã hội Bài 10: Quan niệm về đạo đức Bài 11: Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học Bài 12: Công dân với tình yêu, hôn nhân và gia đình. Bài 13: Công dân với cộng đồng Bài 14: Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Bài 15: Công dân với một số vấn đề cấp thiết của nhân loại Bài 16: Tự hoàn thiện bản thân Phần 2: Giải đáp thắc mắc và hướng dẫn học sinh ôn tập nội dung trọng tâm * Cách tiến hành: - Qua việc làm đề cương, HS nêu câu hỏi thắc mắc hoặc những nội dung cần giải đáp. - GV giải đáp thắc mắc, nhấn mạnh thêm các phần nội dung trọng tâm, hướng dẫn học sinh cách thức làm bài qua các dạng câu hỏi. Câu hỏi ôn tập: PHẦN LÝ THUYẾT: Câu 1: Đạo đức là gì ? Phân biệt đạo đức với pháp luật và các phong tục tập quán ? Nêu vai trò của đạo đức đối với đời sống cá nhân, gia đình và xã hội ? Câu 2: Những phạm trù cơ bản của đạo đức ? Những biểu hiện của Nghĩa vụ, Lương tâm, Nhân phẩm và Danh dự, Hạnh phúc ? Rút ra bài học cho bản thân về lối sống đạo đức ? Câu 3: Tình yêu là gì ? Thế nào là tình yêu chân chính ? Nêu những biểu hiện xấu cần phê phán, khắc phục và những điều nên tránh trong tình yêu của thanh niên hiện nay ? Câu 4: Hôn nhân là gì ? Em hiểu như thế nào về chế độ hôn nhân và gia đình ở nước ta hiện nay ? Gia đình là gì ? Trình bày các mối quan hệ và trách nhiệm của các thành viên trong gia đình ? Từ đó rút ra trách nhiệm của bản thân ? Câu 5: Cộng đồng là gì ? Vai trò của cộng đồng đối với con người ? Trách nhiệm của công dân đối với cộng đồng ? Câu 6: Lòng yêu nước là gì ? Phân tích truyền thống yêu nước của dân tộc Việt nam? Thanh niên học sinh phải làm gì để phát huy truyền thống đó ? Câu 7: Trình bày trách nhiệm xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của công dân ? Rút ra bài học cho bản thân ? Câu 8: Nêu một số vấn đề cấp thiết của nhân loại hiện nay ? Trách nhiệm của công dân đối với một số vấn đề cấp thiết của nhân loại ? Hãy nêu những việc làm của em và các bạn ở địa phương, ở trường góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường và phòng chống bệnh tật hiểm nghèo ? BÀI TẬP TÌNH HUỐNG: - Ôn lại các dạng bài tập trong sách giáo khoa - Chú ý các loại bài tập: Loại điền từ vào ô trống cho phù hợp; loại bài tập lựa chọn phương án trả lời đúng nhất; loại bài tập ghép nối hai vế câu cho phù hợp; loại bài tập giải thích ý nghĩa câu tục ngữ, châm ngôn. D. DẶN DÒ. Học sinh về nhà ôn tập, chuẩn bị giấy để kiểm tra học kỳ. Ngày soạn: / / Ngày dạy: / / Tiết 35 KIỂM TRA HỌC KỲ 2 I. Mục tiêu: - Kiểm tra, đánh giá mức độ nắm kiến thức, sự hiểu và vận dụng kiến thức của học sinh trong phần nội dung trọng tâm đã học. - Yêu cầu học sinh biết liên hệ thực tiễn, vận dụng các kiến thức đã học để phân tích, đánh giá các vấn đề về đạo đức trong đời sống xã hội. - Từ đó có ý thức trách nhiệm cao trong việc rèn luyện những phẩm chất đạo đức tốt đẹp, rút ra được bài học về trách nhiệm của bản thân trước các vấn đề xã hội . II- Tiến trình kiểm tra. ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC. ĐỀ BÀI. Đề 1: Câu 1: (3,0 điểm) Lòng yêu nước là gì ? Thanh niên học sinh phải làm gì để phát huy truyền thống yêu nước của dân tộc ? Câu 2: (4,5 điểm) Tại sao ô nhiễm môi trường; Bùng nổ dân số; Những dịch bệnh hiểm nghèo lại là những vấn đề cấp thiết của nhân loại ? Hãy nêu những việc thanh niên học sinh cần làm để góp phần giải quyết những vấn đề cấp thiết đó ? Câu 3: (2,5 điểm) Em tán thành với ý kiến nào sau đây và nói rõ vì sao ? a) Nhân nghĩa là yêu thương tất cả mọi người. b) Nhân nghĩa là yêu thương, chia sẻ và thông cẩm với tất cả mọi người. c) Nhân nghĩa là lòng thương người và đối xử với người theo lẽ phải, phù hợp với đạo đức xã hội. Đề 2: Câu 1: (3,0 điểm) Cộng đồng là gì ? Vai trò của cộng đồng đối với đời sống con người như thế nào ? Câu 2: (4,5 điểm) Lòng yêu nước là gì ? Hãy phân tích truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam ? Câu 3: (2,5 điểm) Em tán thành với ý kiến nào sau đây và nói rõ vì sao ? a) Nhân nghĩa là yêu thương tất cả mọi người. b) Nhân nghĩa là yêu thương, chia sẻ và thông cẩm với tất cả mọi người. c) Nhân nghĩa là lòng thương người và đối xử với người theo lẽ phải, phù hợp với đạo đức xã hội. III- Hướng dẫn chấm: Đề 1: Câu 1: (3,0 điểm) * ý 1: Nêu đúng khái niệm lòng yêu nước, nguồn gốc của lòng yêu nước, biểu hiện của lòng yêu nước. (2,0 điểm) * ý 2: Nêu đúng được trách nhiệm của thanh niên học sinh trong việc phát huy truyền thống yêu nước của dân tộc. (1,0 điểm) Câu 2: (4,5 điểm) * ý 1: Nêu được: - Những ảnh hưởng của sự ô nhiễm môi trường, sự bùng nổ dân số, những dịch bệnh hiểm nghèo hiện nay đối với đời sống con người (3,0 điểm) . * ý 2: Nêu đúng được trách nhiệm của thanh niên, học sinh trong việc bảo vệ môi trường, gòp phần hạn chế sự bùng nổ dân số và đẩy lùi dịch bệnh hiểm nghèo (1,5 đ) Câu 3: (2,5 điểm) - Lựa chọn đúng: Phương án c: 0,5 điểm - Giải thích hợp lý theo đúng quan điểm đạo đức: 1,5 điểm Đề 2: Câu 1: (3,0 điểm) * ý 1: Nêu đúng khái niệm Cộng đồng là gì, đặc điểm của cộng đồng.(1,0 điểm). * ý 2: Nêu được vai trò của cộng đồng, mối quan hệ giữa cộng đồng với đời sống cá nhân. (2,0 điểm) Câu 2: (4,5 điểm) * ý 1: Phân tích được ý nghĩa, vai trò của truyền thống yêu nước VN (2,5 điểm) * ý 2: Nêu được những biểu hiện của truyền thống yêu nước VN. (2,0 điểm) Câu 3: (2,5 điểm) - Lựa chọn đúng: Phương án c: 0,5 điểm - Giải thích hợp lý theo đúng quan điểm đạo đức: 1,5 điểm C. CỦNG CỐ, DẶN DÒ.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiáo án lớp 10.doc
Tài liệu liên quan