Phấn đấu trở thành đảng viên của Đảng Cộng sản Việt Nam: 5 nội dung. Đây là phần trọng tâm của bài.
1) Xác định động cơ vào Đảng đúng đắn.
2) Rèn luyện bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức cách mạng.
3) Nâng cao năng lực, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
4) Gắn bó với tập thể, với nhân dân, tích cực tham gia hoạt động đoàn thể, công tác xã hội.
5) Tích cực tham gia xây dựng Đảng ở cơ sở.
11 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 11937 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Chương trình lớp bồi dưỡng kết nạp Đảng - Bài 5: Phấn đấu trở thành Đảng viên đảng cộng sản Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRUNG TÂM BỒI DƯỠNG CHÍNH TRỊ
HUYỆN PHÚ LƯƠNG
GIÁO ÁN
CHƯƠNG TRÌNH LỚP BỒI DƯỠNG KẾT NẠP ĐẢNG
Bài 5: PHẤN ĐẤU TRỞ THÀNH ĐẢNG VIÊN
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Giảng viên:
Phạm Hữu Hoàn
Đơn vị công tác:
Ban Tổ chức Huyện uỷ Phú Lương
Phú Lương, tháng 8 năm 2010
Bài 5:
PHẤN ĐẤU TRỞ THÀNH ĐẢNG VIÊN ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
- Người soạn:
Phạm Hữu Hoàn.
- Chức vụ:
Giảng viên kiêm chức.
- Đơn vị công tác:
Ban Tổ chức Huyện uỷ Phú Lương.
- Ngày soạn:
12/8/2010
- Ngày giảng:
17/8/2010.
A- MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
I- Mục đích:
Giúp cho người học biết được điều kiện để được xét kết nạp vào Đảng; định hướng nội dung rèn luyện, phấn đấu cho người học giúp người học xác định động cơ vào Đảng đúng đắn, từ đó tự phấn đấu rèn luyện trong thực tiễn của bản thân để trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.
II- Yêu cầu: Người học lắng nghe, trao đổi, tự ghi chép bài và nắm được các nội dung
- Điều kiện để được xét kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Nội dung phấn đấu rèn luyện để trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.
B- KẾT CẤU NỘI DUNG BÀI GIẢNG:
I. Điều kiện để được xét kết nạp vào Đảng: 2 tiết.
1) Đảng viên phải là công dân Việt Nam từ mười tám tuổi trở lên.
2) Thừa nhận và tự nguyện thực hiện Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, tiêu chuẩn và nhiệm vụ đảng viên, hoạt động trong một tổ chức cơ sở Đảng.
3) Qua thực tiễn chứng tỏ là người ưu tú, được nhân dân tín nhiệm.
II. Phấn đấu trở thành đảng viên của Đảng Cộng sản Việt Nam: 2,5 tiết.
1) Xác định động cơ vào Đảng đúng đắn.
2) Rèn luyện bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức cách mạng.
3) Nâng cao năng lực, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
4) Gắn bó với tập thể, với nhân dân, tích cực tham gia hoạt động đoàn thể, công tác xã hội.
5) Tích cực tham gia xây dựng Đảng ở cơ sở.
* Phần trọng tâm của bài:
II. Phấn đấu trở thành đảng viên của Đảng Cộng sản Việt Nam:
1) Xác định động cơ vào Đảng đúng đắn.
2) Rèn luyện bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức cách mạng.
3) Nâng cao năng lực, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
4) Gắn bó với tập thể, với nhân dân, tích cực tham gia hoạt động đoàn thể, công tác xã hội.
5) Tích cực tham gia xây dựng Đảng ở cơ sở.
C- PHƯƠNG PHÁP GIẢNG VÀ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Giảng viên sử dụng phương pháp thuyết trình là chủ yếu, kết hợp viết bảng, trao đổi, nêu vấn đề.
- Học viên lắng nghe, trao đổi, tự ghi chép bài theo ý hiểu.
- Đồ dùng dạy và học: Giáo án, giáo trình, tài liệu tham khảo, máy vi tính, bảng, phấn viết, vở ghi, bút, tài liệu khác.
D- TÀI LIỆU PHỤC VỤ SOẠN GIẢNG:
* Giáo trình: Tài liệu học tập chính trị dành cho học viên lớp bồi dưỡng kết nạp Đảng - NXB Chính trị Quốc gia - Hà Nội - 2009.
* Tài liệu tham khảo:
- Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam khoá X.
- Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X.
- Tài liệu khác: các văn bản của Đảng có liên quan, Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, cổng thông tin điện tử Thái Nguyên…
E- NỘI DUNG CÁC BƯỚC LÊN LỚP VÀ PHÂN CHIA THỜI GIAN:
* Bước 1: Giới thiệu bản thân, kiểm diện học viên, ổn định tổ chức lớp (5 phút).
* Bước 2: Hệ thống sơ bộ lại các bài đã học trong chương trình học của lớp từ ngày 16/8/2010 đến nay (10 phút).
- Sáng 16/8: Bài 2. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (GV: Lương Trung Hải - Huyện uỷ viên, GĐ Trung tâm BDCT huyện).
- Chiều 16/8: Bài 4. Học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh (GV: Hoàng Duy Hưng- UV BTV, Trưởng BTG Huyện uỷ).
- Sáng 17/8: Bài 3. Nội dung cơ bản của Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam (GV: Hoàng Thị Vạn- CV Trung tâm BDCT huyện).
- Chiều 17/8: Bài 1. Khái quát lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (GV: Lý Thị Hoa- PGĐ Trung tâm BDCT huyện).
* Bước 3: Giảng bài mới.
- Giới thiệu tên và ghi bài: Bài 5. Phấn đấu trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Nội dung của bài gồm 2 phần:
I. Điều kiện để được xét kết nạp vào Đảng.
II. Phấn đấu trở thành đảng viên của Đảng Cộng sản Việt Nam.
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIẢNG VIÊN
VÀ HỌC VIÊN
I. ĐIỀU KIỆN ĐỂ ĐƯỢC XÉT KẾT NẠP VÀO ĐẢNG: (3 điều kiện)
Quy định rõ tại Điểm 2, Điều 1 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam hiện hành (khoá X).
1. Đảng viên phải là công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên:
- Là công dân Việt Nam.
+ Tức là người có quốc tịch Việt Nam.
+ Là một đòi hỏi về pháp lý và tư cách công dân của người xin vào Đảng. Bởi theo quy định của Hiến pháp và pháp luật Việt Nam thì công dân Việt Nam được hưởng quyền và thực hiện các nghĩa vụ công dân, tự nguyện gắn bó với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
- Đủ từ 18 tuổi trở lên.
+ Ở độ tuổi đã trưởng thành về nhận thức, có ý thức trách nhiệm về mọi hành động của bản thân.
+ Đủ khả năng thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân, đủ điều kiện thực hiện quyền và nhiệm vụ của đảng viên.
- Điều lệ không quy định tuổi tối đa của người xin vào Đảng. Đối với những người trên 60 tuổi có quy định riêng.
+ Quy định số 23-QĐ/TW, ngày 31/10/2006 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về thi hành Điều lệ Đảng chỉ rõ: “Việc kết nạp vào Đảng những người trên 60 tuổi do cấp uỷ trực thuộc Trung ương xem xét, quyết định”.
+ Hướng dẫn 03-HD/BTCTW, ngày 29/12/2006 của Ban Tổ chức Trung ương chỉ rõ thêm “Phải được Ban Thường vụ cấp uỷ trực thuộc TW đồng ý bằng văn bản…”
2. Thừa nhận và tự nguyện thực hiện Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, tiêu chuẩn và nhiệm vụ đảng viên, hoạt động trong một tổ chức cơ sở đảng:
- Thừa nhận và tự nguyện thực hiện Cương lĩnh chính trị của Đảng.
Giảng viên (GV) hỏi học viên (HV): Cương lĩnh chính trị là gì? (Đã học ở bài 2)
GV nói: là văn kiện cơ bản chỉ rõ mục tiêu, đường lối, nhiệm vụ, phương pháp cách mạng trong 1 giai đoạn lịch sử nhất định của 1 chính Đảng hoặc tổ chức chính trị.
GV nói thêm:Việt Nam có Cương lĩnh 1930 (Hội nghị thành lập Đảng 2/1930); Cương lĩnh 1991 (Đại hội VII 6/1991 tổng kết 60 năm thực hiện Cương lĩnh 30); Đại hội XI của Đảng sẽ tổng kết, bổ sung việc thực hiện Cương lĩnh 1991.
+ Người muốn vào Đảng phải có giác ngộ về mục tiêu, lý tưởng của Đảng, thừa nhận và tự nguyện thực hiện Cương lĩnh chính trị của Đảng (Phải thừa nhận và thực hiện, nếu chỉ thừa nhận mà không thực hiện là “nói suông, không làm”, không có hành động thực tế).
+ Là điều kiện, tiêu chuẩn chính trị hàng đầu để trở thành đảng viên.
+ Quy định rõ tại Điểm 1 Điều 1 Điều lệ Đảng(GV có thể đọc Điều lệ cho HV nghe).
- Thừa nhận và thực hiện Điều lệ Đảng.
+ Điều lệ Đảng là văn bản pháp lý cơ bản của Đảng, bảo đảm cho Đảng là một khối thống nhất. Vì vậy người muốn vào Đảng phải nghiên cứu Địều lệ Đảng để từ đó thừa nhận và thực hiện vô điều kiện.
+ Là thể hiện sự giác ngộ chính trị và ý thức tổ chức, kỷ luật, tiên phong, gương mẫu, cầu thị.
GV nói thêm: đại ý là tham gia bất kỳ tổ chức nào thì phải theo Điều lệ, nội quy… của tổ chức quy định.
- Thừa nhận và tự nguyện phấn đấu theo tiêu chuẩn, nhiệm vụ đảng viên.
+ Việc quy định tiêu chuẩn, nhiệm vụ đảng viên xuất phát từ mục tiêu lý tưởng của Đảng (HV nghiên cứu thêm Điều 1, Điều 2 Điều lệ Đảng).
+ Là điều kiện chủ yếu được quan tâm khi xem xét kết nạp người vào Đảng.
- Tự nguyện hoạt động trong 1 tổ chức cơ sở Đảng.
+ Là 1 trong nhưng nguyên tắc cơ bản của Đảng vô sản, phân biệt với các Đảng chính trị khác.
+ Nó tạo ra được sự thống nhất ý chí và hành động trong toàn Đảng.
+ Là nơi trực tiếp quản lý, giáo dục, rèn luyện đảng viên.
3. Qua thực tiễn chứng tỏ là người ưu tú, được nhân dân tín nhiệm:
- (Qua thực tiễn): Thực tiễn là thước đo chính xác phẩm chất và năng lực con người, là căn cứ tin cậy để nhân dân lựa chọn, giới thiệu những người ưu tú, xứng đáng vào Đảng. Người đảng viên bao giờ cũng phải phấn đấu trong thực tiễn cách mạng của đất nước để nhận thức và hành động đúng.
- Người ưu tú:
+ Người muốn vào Đảng, trong mọi hoạt động của mình phải tỏ rõ tính tích cực, tiên tiến hơn hẳn quần chúng ngoài đảng, phải là người ưu tú, cả về nhận thức và hành động.
+ Phải lao động, học tập, công tác có năng suất, chất lượng, hiệu quả cao, đồng thời luôn gắn bó mật thiết với quần chúng nhân dân, có khả năng cảm hoá, giáo dục, tập hợp quần chúng, được quần chúng tin cậy và noi theo.
- Được nhân dân tín nhiệm: Trở thành một người ưu tú là kết quả phấn đấu, rèn luyện qua một quá trình nhất định nhưng chưa đủ, mà còn phải được nhân dân tín nhiệm qua rèn đức, luyện tài. Chỉ có thông qua rèn luyện, thử thách trong thực tiễn mới chứng tỏ là người ưu tú được nhân dân tín nhiệm.
- Quy định số 23-QĐ/TW, ngày 31/10/2006 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về thi hành Điều lệ Đảng quy định người vào Đảng phải có trình độ học vấn THCS, ở vùng đặc biệt khó khăn là Tiểu học.
II. PHẤN ĐẤU TRỞ THÀNH ĐẢNG VIÊN CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM: (5 nội dung)
1. Xác định động cơ vào Đảng đúng đắn:
- Vào Đảng để làm tròn nhiệm vụ của người đảng viên.
Có nhiều câu hỏi và câu trả lời khác nhau của đa số quần chúng khi vào Đảng, song lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh là: “Vì sao chúng ta vào Đảng? Phải chăng để thăng quan, phát tài? Không phải!... Chúng ta vào Đảng là để hết lòng, hết sức phục vụ giai cấp, phục vụ nhân dân, làm trọn nhiệm vụ của người đảng viên”.
- Vào Đảng để theo lý tưởng cách mạng, phục vụ nhân dân, xây dựng CNXH.
- Cần xây dựng động cơ vào đảng đúng đắn.
Là điều có ý nghĩa quyết định. Đặc biệt trong điều kiện hiện nay- có không ít khó khăn thử thách (cám dỗ của quyền lực, tiền tài, danh vọng, thủ đoạn “diễn biến hoà bình” của các thế lực thù địch…)
2. Rèn luyện bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức cách mạng:
- Rèn luyện bản lĩnh chính trị.
+ Có nhận thức đúng đắn, kiên định mục tiêu lý tưởng của Đảng, không hoang mang, dao động trước khó khăn, thử thách.
GV nêu ví dụ: khi Đông âu và Liênxô sụp đổ, có không ít đảng viên không dám nhận mình là đảng viên.
+ Có thái độ, chính kiến rõ ràng, tư duy độc lập, sáng tạo, chủ động.
+ Tích cực tự nâng cao trình độ về mọi mặt.
- Trau đồi đạo đức cách mạng.
+ Thường xuyên trau dồi đạo đức cách mạng cùng với rèn luyện bản lĩnh chính trị.
+ Tích cực chống chủ nghĩa cá nhân, không cơ hội, thực dụng. Biết kết hợp hài hoà 3 lợi ích: lợi ích xã hội, lợi ích tập thể và lợi ích cá nhân.
+ Quyết tâm đấu tranh cho Đảng, cho cách mạng, góp sức xây dựng đất nước - đây là điều chủ chốt.
3. Nâng cao năng lực, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao:
- Hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
+ Xứng đáng với vai trò tiên phong, gương mẫu.
+ Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “đảng viên đi trước, làng nước theo sau”.
+ Nhiệm vụ do tổ chức giao, cá nhân thực hiện hoàn thành tốt thì quần chúng mới tin cậy giới thiệu và Đảng mới xem xét kết nạp.
- Thường xuyên tự nâng cao năng lực, trí tuệ và thực tiễn.
+ Không ngừng học tập chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ.
+ Tiếp nhận những hiểu biết mới và thực hành trong thực tiễn.
4. Gắn bó với tập thể, với nhân dân, tích cực tham gia hoạt động đoàn thể, công tác xã hội:
- Gắn bó mật thiết với nhân dân là một truyền thống của Đảng.
+ Nó trở thành “bài học kinh nghiệm” cho mọi sự thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
+ Gắn bó với đồng nghiệp, quần chúng tại nơi làm việc.
+ Gắn bó với nhân dân nơi cư trú theo Quy định 76 của Bộ Chính trị.
GV nêu ví dụ: nhận xét của nhân dân về một số cán bộ quan liêu, xa rời quần chúng.
+ Am hiểu lắng nghe quần chúng, tích cực vận động nhân dân thực hiện theo đường lối, chính sách và pháp luật.
- Nhiệt tình tham gia hoạt động đoàn thể.
+ Qua đó phát huy được tính tiên phong, gương mẫu. Là cơ hội tốt giúp chúng ta tiến bộ, trưởng thành về chính trị, đạo đức, tạo dựng sự tín nhiệm với nhân dân để phấn đấu trở thành đảng viên.
+ Quần chúng thấy được mình là người ưu tú, tích cực.
+ Người ở độ tuổi thanh niên muốn vào Đảng phải là đoàn viên ưu tú.
- Tích cực tham gia công tác xã hội.
+ Mở rộng quan hệ xã hội.
+ Gương mẫu tham gia các phong trào thi đua, các hoạt động nhân đạo, từ thiện.
+ Phòng chống TNXH, quan liêu, tham nhũng, tiêu cực, lãng phí.
5. Tích cực tham gia xây dựng Đảng ở cơ sở:
Đại hội X của Đảng đã xác định: Phải dồn sức xây dựng, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng.
Vì vậy, ham gia xây dựng tổ chức cơ sở TSVM là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân trong đó có người phấn đấu vào Đảng.
- Quan tâm đóng góp ý kiến với chi bộ, Đảng bộ.
- Tích cực tham gia hưởng ứng các phong trào, các hoạt động thực hiện chủ trương, đường lối, nhiệm vụ do chi bộ, Đảng bộ đề ra.
- Chủ động nắm bắt tình hình tư tưởng quần chúng, kết quả thực hiện nghị quyết của Đảng để phản ảnh, đề xuất cho tổ chức Đảng xây dựng đường lối đúng.
- Góp ý kiến nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên.
- Tham gia ý kiến giới thiệu đảng viên ưu tú tham gia vào cơ quan lãnh đạo của Đảng, giới thiệu quần chúng ưu tú cho Đảng.
- Tham gia góp ý kiến xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở vững mạnh.
- Kiên quyết đấu tranh bảo vệ Đảng; phê phán các luận điểm xuyên tạc chống phá cách mạng, chống phá Đảng, nhà nước của các thế lực thù địch.
GV ví dụ: việc định hướng dư luận xã hội khi có 1 số trang web phản động bôi nhọ hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh.
* Trao đổi thảo luận với học viên:
GV: Mời học viên có ý kiến về các nội dung bài?
(HV hỏi?)
(GV giải đáp!)
GV hỏi: Hãy cho biết điều kiện để được xét kết nạp vào Đảng?
(HV trả lời.)
GV hỏi: Đồng chí vào Đảng để làm gì?
(HV trả lời.)
GV hỏi: Nêu các nội dung cần phấn đấu để trở thành đảng viên?
(HV trả lời.)
F- HỆ THỐNG LẠI BÀI HỌC:
I. Điều kiện để được xét kết nạp vào Đảng: 3 điều kiện.
1) Đảng viên phải là công dân Việt Nam từ mười tám tuổi trở lên.
2) Thừa nhận và tự nguyện thực hiện Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, tiêu chuẩn và nhiệm vụ đảng viên, hoạt động trong một tổ chức cơ sở Đảng.
3) Qua thực tiễn chứng tỏ là người ưu tú, được nhân dân tín nhiệm.
II. Phấn đấu trở thành đảng viên của Đảng Cộng sản Việt Nam: 5 nội dung. è Đây là phần trọng tâm của bài.
1) Xác định động cơ vào Đảng đúng đắn.
2) Rèn luyện bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức cách mạng.
3) Nâng cao năng lực, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
4) Gắn bó với tập thể, với nhân dân, tích cực tham gia hoạt động đoàn thể, công tác xã hội.
5) Tích cực tham gia xây dựng Đảng ở cơ sở.
G- CHO CÂU HỎI ÔN BÀI: theo tài liệu.
(Cảm ơn, chúc sức khoẻ và chào học viên !)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bài 5 PHẤN ĐẤU TRỞ THÀNH ĐẢNG VIÊN ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM.doc