Giải quyết xung đột lợi ích quốc gia và lợi ích địa phương trong chính sách phát triển

Đề cao hơn nữa trách nhiệm giải trình của cơ quan NN, của công chức đối với ND và các doanh nghiệp. Hoàn chỉnh các qui định về tham vấn YK nhân dân để đánh giá và ban hành chính sách. Phát huy mạnh mẽ hơn nữa vai trò của cơ quan dân cử trong QĐ và GS; vai trò GS và phản biện XH của các tổ chức q/c. Đổi mới công tác lập pháp, lập qui; đảm bảo tính ổn định, lường trước được; công khai, minh bạch của hệ thống PL.

ppt27 trang | Chia sẻ: truongthinh92 | Lượt xem: 1517 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giải quyết xung đột lợi ích quốc gia và lợi ích địa phương trong chính sách phát triển, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giải quyết xung đột lợi ích quốc gia và lợi ích địa phương trong chính sách phát triển Người trình bày: Ông Nguyễn Văn Mễ, nguyên PBTTU, Chủ tịch HĐND, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Thừa Thiên Huế, khoá 11. Tháng 8/ 2010.Giải quyết xung đột lợi ích quốc gia và lợi ích địa phương trong chính sách phát triểnNội dung trình bày gồm 6 phần:I- Những vấn đề chung.II- Một số tình huống có thể không có sự thống nhất cao về mặt lợi ích quốc gia và lợi ích địa phương cần sử lý trong hoạt động lập pháp, lập qui.III- Làm thế nào để ĐBDC tìm ra vấn đề có sự xung đột lợi ích.IV- Những nguyên tắc cần vận dụng khi đề xuất các phương án giải quyết xung đột lợi ích.V- Các bước tiến hành để có kiến nghị giải quyết xung đột.VI- Kết luận.Giải quyết xung đột lợi ích quốc gia và lợi ích địa phương trong chính sách phát triển I- NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG.Vấn đề phân cấp, phân quyền và trách nhiệm giải trình trong hệ thống phân quyền đã được xác lập ở Việt nam đã có những bước tiến khá dài hướng tới việc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Tuy vậy, việc chuyển từ cơ chế tập trung, bao cấp sang cơ chế thị trường với việc phân quyền mạnh cho chính quyền các tỉnh, thành phố cũng làm phát sinh nhiều vấn đề bất cập trong việc giải quyết hài hoà lợi ích quốc gia và lợi ích địa phương .Công cuộc CNH và HĐH phát triển ngày càng đa dạng, phức tạp đã và đang đặt ra nhiều thách thức =>+ trong thực thi chính sách + trong hoạt động lập pháp, lập qui nhằm góp phần hoàn thiện thể chế; tạo điều kiện cho nền kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường định hướng XHCN hoạt động có hiệu quả. Điều đó, đòi hỏi phải thường xuyên quan tâm giải quyết các xung đột lợi ích, trong đó có xung đột giữa lợi ích cục bộ với lợi ích toàn cụcGiải quyết xung đột lợi ích quốc gia và lợi ích địa phương trong chính sách phát triểnGiải quyết xung đột lợi ích quốc gia và lợi ích địa phương trong chính sách phát triển Hài hoà các lợi ích trong điều kiện một đất nước đa dạng về đặc điểm tự nhiên; về trình độ phát triển giữa các dân tộc, các vùng miền việc xây dựng các chuẩn mực; các thước đo; các qui định về giải trình để thực thi có hiệu quả công tác quản lý Nhà nước là hết sức quan trọng. Giải quyết xung đột lợi ích quốc gia và lợi ích địa phương trong chính sách phát triển II- MỘT SỐ TÌNH HUỐNG CÓ THỂ KHÔNG CÓ SỰ THỐNG NHẤT CAO VỀ MẶT LỢI ÍCH QUỐC GIA VÀ LỢI ÍCH ĐỊA PHƯƠNG CẦN XỬ LÝ TRONG HOẠT ĐỘNG LẬP PHÁP, LẬP QUYViệc phân bổ lợi ích quốc gia cho các địa phương chưa thoả đáng, có sự không công bằng. Ví dụ: Phân chia thuế tài nguyên dầu khí giữa TƯ với BR-VT; TPHCM; BT, Ninh Thuận; thuế TN nước của công trình YALY giữa GL & KT.Những quyết định của QH,CP gây nhiều tác động đến KT-XH địa phương nhưng chưa tổ chức LYK một cách rộng rãi về giải pháp thực hiện. Ví dụ: Việc cấm lưu hành xe công nông, xe ba bánh khi chưa bàn kỹ giải pháp về phương tiện thay thế; chưa có CS hổ trợ người lái xe thuê; thương binh và người tàn tật.Giải quyết xung đột lợi ích quốc gia và lợi ích địa phương trong chính sách phát triểnCác văn bản hướng dẫn thi hành luật phản ảnh rõ nét lợi ích cục bộ của bộ, ngành và thiếu quan tâm lợi ích cuả DN và của địa phương. Ví dụ: Qui hoạt phát triển sản xuất các sản phẩm rượu, bia, thuốc lá dành ưu tiên phân bổ chỉ tiêu sản lượng cho các DN có liên quan trực tiếp đến các bộ. Tương tự, việc quản lý nhà đất của các bộ, ngành ở các ĐP, nhất là ở TPHCM có nhiều mặt bất hợp lý.Các tiêu chí do TƯ qui định để phân bổ KH- NS; phân vùng thuận lợi, khó khăn, đặc biệt khó khăn để tạo thuận lợi cho một số ĐP thu hút đầu tư... bộc lộ nhiều điểm bất hợp lý nhưng chậm được đánh giá để bổ sung, hoàn chỉnh nên đã xuất hiện tình trạng khoảng cách phát triển giữa các ĐP doãng ra; cá biệt có hiện tượng “xé rào” ở một số T/TP.Giải quyết xung đột lợi ích quốc gia và lợi ích địa phương trong chính sách phát triểnMột số đặc điểm văn hoá lịch sử của các dân tộc trong cộng đồng 54 dân tộc anh em chưa được phản ảnh trong CS quốc gia. +Ví dụ: Qui định CS đối với tập tục ”rừng ma” ở vùng đồng bào các dân tộc chưa rõ ràng, đầy đủ.QH phân bổ lực lượng sản xuất quốc gia trên địa bàn lãnh thỗ có mặt chưa phù hợp, tác động không tốt đến sự phát triển của ĐP. +Ví dụ: Việc bố trí đến 3 Nhà máy điện hạt nhân ở Ninh thuận; việc bố trí quá nhiều công trình thuỷ điện trên sông Thu bồn, Vu Gia gây ảnh hưởng tiêu cực đối với Đà Nẵng..Giải quyết xung đột lợi ích quốc gia và lợi ích địa phương trong chính sách phát triểnKhi quyết định của cấp có thẩm quyền buộc phải đụng chạm đến lợi ích của ngành và ĐP: Ví dụ: Quyết đinh của QH, CP về giải quyết tranh chấp địa giới giữa các tỉnh. Việc QH không chấp nhận tỉ lệ trích % chi phí quản lý của ngành BHXH Việt nam.Trong một số trường hợp, mâu thuẩn lợi ích quốc gia- địa phương; vùng và địa phương; lợi ích quốc gia với lợi ích ngành có thể dẫn đến xung đột lợi ích trực tiếp giữa các cơ quan và đại biểu dân cử. Giải quyết xung đột lợi ích quốc gia và lợi ích địa phương trong chính sách phát triển+ Ví dụ: Mâu thuẫn về tranh chấp địa giới thưởng được phản ảnh qua nhiều cuộc tranh luận không khoan nhượng giữa các tập thể và cá nhân liên quan. Qui hoạch xây dựng các công trình xử lý chất thải ngoài phạm vi lãnh thổ các đô thị thường khó nhận được sự đồng tình ngay từ đầu của cơ quan và ĐBDC ở những nơi không trực tiếp hưởng lợi nhưng lại chịu tác động tiêu cực.Giải quyết xung đột lợi ích quốc gia và lợi ích địa phương trong chính sách phát triển III- LÀM THẾ NÀO ĐỂ ĐBDC TÌM RA VẤN ĐỀ CÓ SỰ XUNG ĐỘT LỢI ÍCH.Đề cao tinh thần trách nhiệm của ĐBDC;Vận dụng tốt các kỹ năng ( kỹ năng phân tích CS; kỹ năng lập pháp, lập qui..) và huy động sự hiểu biết của mình để nghiên cứu kỹ các dự án luật và tờ trình để phát hiện xung đột lợi ích. Muốn vậy cần đi sâu nghiên cứu để nắm chắc tình hình của ngành, ĐP và hiểu rõ những vấn đề lớn của quốc gia, vùng lãnh thổ.III- LÀM THẾ NÀO ĐỂ ĐBDC TÌM RA VẤN ĐỀ CÓ SỰ XUNG ĐỘT LỢI ÍCH.Tăng cường LHCT và tiến hành tốt hoạt động tham vấn để thu thập ý kiến đóng góp của nhân dân; của các tổ chức q/c; của tư vấn, chuyên gia; của các doanh nghiệp; của các phương tiện TTBC để thu thập và xử lý tốt thông tin nhất là những thông tin liên quan đến các biểu hiện xung đột lợi ích.III- LÀM THẾ NÀO ĐỂ ĐBDC TÌM RA VẤN ĐỀ CÓ SỰ XUNG ĐỘT LỢI ÍCH.Những xung đột lợi ích thường xuất hiện trong những tình huống như đã nêu trên nhưng được nhận biết qua nhiều hình thức biểu hiện khác nhau: hiện tượng bức xúc của đông đảo q/c; sự lúng túng của CQĐP khi thực thi nhiệm vụ; sự cánh kéo giữa các tập thể và cá nhân khi xây dựng và triển khai CS...Giải quyết xung đột lợi ích quốc gia và lợi ích địa phương trong chính sách phát triểnIV-NHỮNG NGUYÊN TẮC CẦN VẬN DỤNG KHI PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH ĐỂ CÓ KIẾN NGHỊ GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT LỢI ÍCH.Nguyên tắc chung là phải đảm bảo có sự thông nhất giữa lợi ích QG với lợi ích ngành và ĐP; trong đó lợi ích QG phải được đặt lên trên hết.Phát huy dân chủ rộng rãi khi thực hiện tham vấn đi đôi với tôn trọng quyền tập trung của chính quyền TƯ.Giải quyết xung đột lợi ích quốc gia và lợi ích địa phương trong chính sách phát triểnPhải gắn cái chung với cái riêng; cục bộ với toàn cục (ĐBDC có kinh nghiệm hoạt động ở tầm vĩ mô phải biết nghiên cứu những tác động CS ở tầm vi mô và ngược lại).Phải sử dụng đúng đắn các công cụ phân tích CS (Regulartory Impact Assessment- RIA) để xác định chi phí- lợi ích và kiến nghị chủ trương, giải pháp giải quyết tối ưu.Vận dụng tổng hợp các kỹ năng trong thảo luận, tranh luận để bảo vệ luận cứ về giải quyết xung đột lợi ích mà mình cho là đúng; tạo sự đồng thuận ở nghị trường và ngoài XH.Giải quyết xung đột lợi ích quốc gia và lợi ích địa phương trong chính sách phát triểnV- CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH PHÂN TÍCH ĐỂ CÓ KIẾN NGHỊ THỎA ĐÁNG NHẰM GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT LỢI ÍCH TRONG HOẠT ĐỘNG LẬP PHÁP, LẬP QUY.Bước 1: Nhận biết vấn đề xung đột lợi ích: + Do cơ quan soạn thảo xác định. + Từ những thông tin mà ĐBDC thu thập được qua tham vấn + Từ hiểu biết và kinh nghiệm cá nhân.. Từ đó chỉ rõ sự xung đột lợi ích nằm ở phần nào của VBQPPL. Cần đặc biệt quan tâm tìm hiểu những xung đột tiềm tàng về mặt văn hoá, xã hội và môi trường là những vấn đề dễ bị xem nhẹ hoặc ẩn sâu dưới các hiện tượng. Đồng thời, cần xem xét kỹ qui định về phân công và giải pháp thực hiện vì các bộ, ngành thường muốn dành thuận lợi cho mình và tước bớt lợi ích từ một nơi nào đó.Giải quyết xung đột lợi ích quốc gia và lợi ích địa phương trong chính sách phát triểnBước 2: Tìm hiểu nguyên nhân gây xung đột lợi ích: + Do qui trình xây dựng VBQPPL không được thực hiện tốt theo qui định; + Do thông tin đến cấp có thẩm quyền thiếu toàn diện hoặc bị sai lệch; + Do quyền lợi QG cần được khẳng định; + Do vấn đề mang tính đặc thù của ngành, ĐP hoặc chưa hoàn toàn sáng rõ; + Do nguyên nhân khác.Giải quyết xung đột lợi ích quốc gia và lợi ích địa phương trong chính sách phát triển Bước 3: Xác định mục tiêu và kiến nghị giải pháp nhằm giải quyết xung đột lợi ích:Từ những nguyên nhân đã định vị từ bước trước, cần xác định mục tiêu để sử lý nguyên nhân đó. Trong đó cần làm rõ đâu là mục tiêu định tính, đâu là mục tiêu định lượng.Giải quyết xung đột lợi ích quốc gia và lợi ích địa phương trong chính sách phát triển.Đối với ĐBDC đang công tác ở cơ quan TƯ cần nghiên cứu kỹ tình hình các ĐP; nắm bắt tâm tư nguyện vọng của cử tri nơi mình ứng cử và tham vấn chuyên gia để chủ động đề xuất 1,2 kịch bản có thể chấp nhận được.Đối với ĐBDC đang công tác ở ĐP cũng phải trên cơ sở nghiên cứu kỹ lưỡng các khía cạnh của CS ở tầm vĩ mô; tham khảo các ĐP bạn để xác định mục tiêu và kiến nghị giải pháp thích hợp: + Kiên trì thuyết phục, tạo sự đồng thuận để những qui định có hại cho ĐP được bãi bỏ hoặc được tiếp thu một phần và giảm được thiệt hại.Giải quyết xung đột lợi ích quốc gia và lợi ích địa phương trong chính sách phát triển. Được cơ quan soạn thảo chấp nhận đưa vào một số điều khoản bổ sung nhằm tạo thuận lợi cho cơ quan hành pháp có thể sử lý những trường hợp đặc biệt ở bộ, ngành, ĐP trong khuôn khổ luật định. Ví dụ: cho phép chỉ định thầu hay đấu thầu hạn chế đối với việc trùng tu các di tích VHLS do có rất ít doanh nghiệp tham gia lĩnh vực này.Tranh thủ được sự đồng tình của nhiều ĐBDC khác và dư luận xã hội để các kiến nghị giải quyết xung đột được xem xét lại khi có điều kiện.Giải quyết xung đột lợi ích quốc gia và lợi ích địa phương trong chính sách phát triển. Việc kiến nghị giải pháp cần đi từ so sánh hiện trạng với kinh nghiệm, lý thuyết đã được tổng kết. Có ba trường hợp: + Thông tin đầy đủ, lý thuyết đã được tổng kết thì kiến nghị cấp có thẩm quyền ban hành CS. Ví dụ: CS bảo vệ hơn 2000 nhà di sản ơ Huế. + Thông tin đầy đủ nhưng chưa có lý thuyết để ứng dụng thì xin áp dụng thí điểm. Ví dụ: Chủ trương quản lý sau cai nghiện ở TPHCM. + Có lý thuyết đã tổng kết nhưng thông tin chưa đầy đủ thì đề xuất giải pháp gọn nhẹ, thích ứng cao, dễ điều chỉnh. Ví dụ: Các giải pháp khẩn cấp của CP nhằm khắc phục lạm phát đụng chạm đến KH đầu tư XD và KHNS của các ĐP sẽ được thu hẹp hoặc chấm dứt ở thời điểm thích hợp. Giải quyết xung đột lợi ích quốc gia và lợi ích địa phương trong chính sách phát triển.Khi phân tích tác động CS(RIA) cần nghiên cứu trả lời các câu hỏi: + CS qui định trong văn bản QPPL sẽ dem lại lợi ích cho ai? Ở mức độ nào? Quốc gia được lợi bao nhiêu? ĐP có thu được lợi ích không? + Những chi phí tiềm năng tăng thêm ngoài chi phí thông thường được định lượng do xung đột lợi ích? + Lợi ích ròng tiềm năng, cả lợi ích lượng hoá được và lợi ích vô hình tăng/ giảm ở cấp độ quốc gia và của ĐP có thể đạt được khi không có xung đột?Giải quyết xung đột lợi ích quốc gia và lợi ích địa phương trong chính sách phát triển. Bước 4: Kiến nghị của ĐBDC về kịch bản khả thi để giải quyết xung đột lợi ích quốc gia và lợi ích ĐP:Chứng minh cho được phương án và các giải pháp kiến nghị sẽ đem lại lợi ích tối đa cho cả QG và ĐP ( tổng lợi ích- chi phí tiềm năng).Phân tích các kịch bản kiến nghị và phương án chọn.Kiên trì thuyết phục, tạo sự đồng thuận để có thể đạt được mục tiêu đề ra theo các mức độ như đã nêu ở trên. =>Trong bước này, đại biểu cần vận dụng đồng bộ các kỹ năng; đặc biệt là kỹ năng thuyết phục, tạo sự đồng thuận; kỹ năng hoá giải xung đột.. Khi xây dựng luận cứ phải biết lồng ghép với những ưu tiên CS quốc gia ở từng thời điểm như chương trình XĐGN; bình đẳng giới; bảo vệ và chăm sóc trẻ em..Giải quyết xung đột lợi ích quốc gia và lợi ích địa phương trong chính sách phát triển.Bước 5: Theo dõi, nắm kết quả xử lý của cấp có thẩm quyền.Giải quyết xung đột lợi ích quốc gia và lợi ích địa phương trong chính sách phát triển. VI- KẾT LUẬN:Việc phân cấp, trao quyền cho ĐP cần đi đôi với kiểm tra.Có qui định mang tính chế tài về trách nhiệm giải trình của cấp dưới. CP và QH cần hoàn chỉnh các chuẩn mực CS để chủ động đề phòng xung đột lợi ích và tránh sự lạm dụng. Ví dụ: Xây dựng khung giá đất không có sự chênh lệch quá mức giữa đất ở và đất NN; tăng quyền quyết định chuyển đổi đất NLN đi đôi giải pháp chống tiêu cực. Xác định tiêu chí phân lợi vùng: thuận lợi; khó khăn; đặc biệt khó khăn để có CS hấp dẫn đầu tư...Giải quyết xung đột lợi ích quốc gia và lợi ích địa phương trong chính sách phát triển. Đề cao hơn nữa trách nhiệm giải trình của cơ quan NN, của công chức đối với ND và các doanh nghiệp. Hoàn chỉnh các qui định về tham vấn YK nhân dân để đánh giá và ban hành chính sách.Phát huy mạnh mẽ hơn nữa vai trò của cơ quan dân cử trong QĐ và GS; vai trò GS và phản biện XH của các tổ chức q/c. Đổi mới công tác lập pháp, lập qui; đảm bảo tính ổn định, lường trước được; công khai, minh bạch của hệ thống PL. Xin chân thành cảm ơn quí vị đã chú ý theo dõi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • ppt3_nv_me_xdli_8575.ppt
Tài liệu liên quan