Trên cơ sở phân tích, đánh giá những số liệu
thu thập được, bài viết đã làm rõ được thực
trạng NCKH của cán bộ, giảng viên trong lĩnh
vực KHXH tại trường ĐHKH, chỉ ra được
những nguyên nhân cơ bản dẫn đến hoạt động
NCKH trong lĩnh vực KHXH chưa cao, trong
số những nguyên nhân đề cập trong bài viết,
thì nguyên nhân cơ bản nhất làm cho hoạt
động NCKH KHXH còn thấp chính là xuất
phát từ nhận thức của cán bộ, giảng viên về
vai trò của NCKH. Bài viết đã đề xuất một số
giải pháp nhằm góp phần thúc đẩy và phát
triển hoạt động NCKH của cán bộ, giảng viên
trong lĩnh vực KHXH ở trường ĐHKH trong
thời gian tới. Trong số các giải pháp đưa ra,
trước mắt Nhà trường, các khoa, và bộ môn
trực thuộc cần tập trung nghiên cứu vào các
giải pháp bốn, giải pháp năm, giải pháp sáu
và giải pháp bảy cùng với đó vẫn tiếp tục làm
tốt các giải pháp còn lại.
7 trang |
Chia sẻ: linhmy2pp | Lượt xem: 331 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giải pháp thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học xã hội tại trường Đại học Khoa học – Đại học Thái Nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trần Thị Hồng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 112(12)/1: 123 - 128
130
GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC XÃ HỘI
TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC – ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
Trần Thị Hồng*
Trường Đại học Khoa học – ĐH Thái Nguyên
TÓM TẮT
Nghiên cứu khoa học (NCKH) là hoạt động có ý nghĩa thiết thực, không chỉ góp phần nâng cao
năng lực nghiên cứu của cán bộ, giảng viên, mà còn tạo ra những bước đi ban đầu để sinh viên tiếp
cận với những vấn đề khoa học, vận dụng lý thuyết vào thực tiễn, từ đó nâng cao được chất lượng
đào tạo trong các trường đại học và cao đẳng. Bài viết đã tập trung làm rõ thực trạng hoạt động
NCKH của cán bộ, giảng viên trong lĩnh vực khoa học xã hội (KHXH) tại trường Đại học Khoa
học (ĐHKH), chỉ ra được những nguyên nhân dẫn đến số lượng các công trình nghiên cứu KHXH
còn thấp. Đồng thời cũng đã đề xuất được một số giải pháp góp phần thúc đẩy hoạt động NCKH
của cán bộ, giảng viên trong lĩnh vực KHXH ở trường ĐHKH.
Từ khóa: Khoa học; nghiên cứu; nghiên cứu khoa học; khoa học xã hội; hiệu quả.
ĐẶT VẤN ĐỀ*
Khoa học là hệ thống tri thức về mọi loại quy
luật của vật chất và sự vận động của vật chất,
những quy luật của tự nhiên, xã hội và tư duy,
còn NCKH: “là một hoạt động xã hội, hướng
vào việc tìm kiếm những điều mà khoa học
chưa biết: hoặc là phát hiện bản chất sự vật,
phát triển nhận thức khoa học về thế giới;
hoặc là sáng tạo phương pháp mới và phương
tiện kỹ thuật mới để cải tạo thế giới”[2].
Trong giáo dục đại học, NCKH là một khâu
quan trọng để nâng cao năng lực nghiên cứu
và giảng dạy cho cán bộ, giảng viên. Bởi
tham gia hoạt động NCKH sẽ giúp cán bộ,
giảng viên mở rộng, tìm hiểu sâu kiến thức
chuyên môn, đồng thời thông qua hoạt động
NCKH làm cho trình độ nhận thức của cán
bộ, giảng viên ngày càng được nâng cao, đáp
ứng tốt hơn nhu cầu của người học, từ đó góp
phần nâng cao chất lượng đào tạo. NCKH còn
là một lĩnh vực rất tốt để cán bộ, giảng viên tự
khẳng định mình vì năng lực của giảng viên
được thể hiện chủ yếu thông qua giảng dạy và
NCKH. Các kết quả của NCKH còn được
xem là một trong những tiêu chí quan trọng
để đánh giá chất lượng chuyên môn của cán
bộ, giảng viên trong các trường đại học và
cao đẳng.
Trường ĐHKH tuy mới thành lập nhưng quy
mô đào tạo ở bậc đại học cũng như sau đại
*
học đã đạt được những kết quả đáng khích lệ
(với 4498 sinh viên chính quy và trên 300 học
viên sau đại học). Bên cạnh những kết quả đã
đạt được ở hoạt động đào tạo thì kết quả của
hoạt động NCKH, đặc biệt là nghiên cứu
KHXH vẫn còn nhỏ. Trong giai đoạn 2007
đến năm 2012 số lượng đề tài các cấp; số bài
báo khoa học được đăng trên các tạp chí trong
và ngoài nước thuộc lĩnh vực KHXH luôn
chiếm một con số rất khiêm tốn so với lĩnh
vực khoa học tự nhiên (KHTN) ở trường
ĐHKH có thể thấy ở mục 3.2 trong bài viết.
Nghiên cứu tìm ra những nguyên nhân dẫn
đến hoạt động nghiên cứu KHXH chưa cao,
từ đó đề xuất những giải pháp để thúc đẩy
hoạt động nghiên cứu KHXH nói riêng và
NCKH nói chung ở trường ĐHKH là việc làm
cần thiết hiện nay.
NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Nội dung nghiên cứu
Thứ nhất: Nghiên cứu thực trạng hoạt động
nghiên cứu khoa học của cán bộ, giảng viên
trong lĩnh vực KHXH tại trường ĐHKH.
Thứ hai: Đề xuất các giải pháp góp phần thúc
đẩy hoạt động NCKH trong lĩnh vực KHXH
tại trường ĐHKH.
2. Phương pháp nghiên cứu
Để đánh giá được thực trạng hoạt động
NCKH của cán bộ, giảng viên trong lĩnh vực
KHXH tại trường ĐHKH chúng tôi đã sử
Trần Thị Hồng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 112(12)/1: 129 - 135
131
dụng phương pháp nghiên cứu lý luận để
phân tích và tổng hợp lý thuyết, phân loại tài
liệu, văn bản Và phương pháp nghiên cứu
thực tiễn để khảo sát, đánh giá thực trạng và
xây dựng cơ sở thực tiễn cho việc đề xuất các
giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động NCKH
của cán bộ, giảng viên trong lĩnh vực KHXH
ở trường ĐHKH.
3. Thời gian tiến hành khảo sát số liệu
Số liệu sử dụng trong bài viết được khảo sát
từ hoạt động nghiên cứu KHXH của trường
ĐHKH từ năm 2007 đến năm 2012.
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NCKH
TRONG LĨNH VỰC KHXH TẠI TRƯỜNG
ĐHKH
1. Tình hình về nguồn lực đầu tư cho
nghiên cứu KHXH hội ở trường ĐHKH
Nguồn lực đầu tư cho công tác NCKH được
hiểu là những yếu tố đầu vào đảm bảo cho
hoạt động NCKH có thể thực hiện được như:
nhân lực, tài lực (tài chính); tin lực (thông
tin); vật lực (cơ cở vật chất),...
a. Nguồn nhân lực
Theo số liệu thống kê của Phòng Hành chính
– Tổ chức, trường ĐHKH đến hết tháng
12/2012 tổng số nhân lực thuộc lĩnh vực
KHXH ở trường ĐHKH gồm có 89 cán bộ,
giảng viên. Trong đó: GS, PGS: 0; Tiến sĩ:
06; Đang học nghiên cứu sinh: 13; Thạc sỹ:
18; Đang học cao học: 34 và Cử nhân: 18.
Được thể hiện cụ thể ở bảng 1.
Qua bảng số liệu, có thể nhận thấy số lượng
nhân lực phục vụ cho công tác nghiên cứu
KHXH còn khá khiêm tốn với 89/287/ tổng
số nhân lực của trường ĐHKH. Lí do, vì lĩnh
vực KHXH mới chính thức đưa đào tạo tại
trường ĐHKH cách đây 5 năm và đây cũng là
khoảng thời gian trường ĐHKH thực hiện
việc tuyển dụng đội ngũ nhân lực này.
Về độ tuổi: Nguồn nhân lực thuộc lĩnh vực
KHXH tại trường ĐHKH chủ yếu có độ tuổi
còn rất trẻ. Cụ thể: Độ tuổi từ 40 – 45 tuổi:
03/89 (chiếm 3.5%); Độ tuổi từ 35 – 40 tuổi:
04/89 (chiếm 4.7%); Độ tuổi từ 30 – 35 tuổi:
18/89 (chiếm 21.2%); Độ tuổi từ 25 – 30 tuổi:
41/89 (chiếm 43.5%); Độ tuổi dưới 25 tuổi:
23/89 (chiếm 27.1%). Có thể thấy, với nguồn
nhân lực trẻ, năng động, nhiệt tình, tạo điều
kiện thuận lợi cho việc tiếp thu những tiến bộ
của khoa học kĩ thuật, thích ứng nhanh nhạy
với sự đổi mới và đây còn là một nguồn nhân
lực kế cận tuyệt vời trong tương lai, tuy
nhiên, với tuổi đời còn rất trẻ, đồng nghĩa với
việc kinh nghiệm về NCKH còn ít.
Bảng 1. Trình độ chuyên môn của nhân lực thuộc
lĩnh vực KHXH tại trường ĐHKH
STT
Trình độ,
học vị
và học hàm
Số lượng
1 GS, PGS 0
2 Tiến sĩ 06
3 Đang học NCS 13
4 Thạc sỹ 18
5 Đang học thạc sỹ 34
6 Cử nhân 18
Tổng 89
(Nguồn: Phòng Hành chính – Tổ chức – ĐHKH)
Về giới tính: Nhân lực KHXH của trường
ĐHKH chủ yếu là nữ, đây cũng làm một đặc
trưng cơ bản của lĩnh vực KHXH. Cụ thể: Nữ
giới: 72/89 (chiếm 80.9%; nam giới: 17/89
(chiếm 19.1%). Với tỉ lệ nhân lực nữ cao lại
đang trong độ tuổi sinh nở nên có ảnh hưởng
ít nhiều đến việc thực hiện hoạt động NCKH
của nhóm nhân lực này.
b. Nguồn lực tài chính
Nguồn: Phòng Đào tạo NCKH & QHQT, ĐHKH
Biểu đồ 1. Tỷ lệ kinh phí phân bổ cho hoạt động
NCKH ở lĩnh vực khoa học xã hội và khoa học tự
nhiên tại trường ĐHKH (2007 – 2012)
22.8%
79.3%
Trần Thị Hồng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 112(12)/1: 129 - 135
132
Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy số kinh phí
phân bổ cho hoạt động nghiên cứu KHXH
(bao gồm đề tài NCKH các cấp) ở trường
ĐHKH thường chiếm một tỉ lệ rất nhỏ so với
số kinh phí đầu tư cho hoạt động nghiên cứu
KHTN, có thể thấy qua biểu đồ 1.
Có sự chênh lệch về sự phân bổ kinh phí như
trên là do các đề tài nghiên cứu của KHXH
chủ yếu là các đề tài cấp cơ sở, thường có
kinh phí khoảng 5 -> 10 triệu đồng/đề tài.
c. Các nguồn lực khác
Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy cơ sở vật
chất của trường ĐHKH nhìn chung cũng đã
đáp ứng được phần nào nhu cầu nghiên cứu
của cán bộ, giảng viên và sinh viên. Thư viện
của Trường hiện có 14 000 cuốn với 1000 đầu
sách, 450 đầu sách giáo trình có liên quan đến
các ngành đào tạo của Trường. Cùng với 710
luận văn thạc sĩ và NCKH, 27 đầu sách của
cán bộ, giảng viên thuộc nhiều lĩnh vực khác
nhau và nhiều tài liệu tham khảo khác. Ngoài
ra, trường ĐHKH có vị trí đặt gần với Trung
tâm học liệu của Đại học Thái Nguyên - một
trong những trung tâm thư viện lớn nhất hiện
nay ở khu vực trung du miền núi phía Bắc với
trên 50.000 sách và khoảng 20 cơ sở dữ liệu
(với trên 100.000 bài báo, tạp chí, báo cáo,
luận văn, luận án) và các tài liệu điện tử
khác. Các loại ấn phẩm định kỳ như báo, tạp
chí; Bộ sưu tập tài liệu tham khảo cho 85
ngành học của Đại học Thái Nguyên (bao
gồm cả giáo trình các môn học). Như vậy, có
thể thấy các nguồn lực đầu tư cho hoạt động
NCKH của ĐHKH đã đáp ứng được phần nào
đòi hỏi của nhu cầu nghiên cứu. Tuy nhiên,
bên cạnh những yếu tố thuận lợi vẫn còn tồn
tại một số khó khăn như đã trình bày ở trên có
ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động nghiên
cứu KHXH tại trường ĐHKH.
2. Một số kết quả hoạt động NCKH của
cán bộ, giảng viên thuộc lĩnh vực KHXH
giai đoạn 2007 – 2012
a. Số lượng các đề tài được thực hiện thuộc
lĩnh vực KHXH giai đoạn (2007 – 2012)
Trường ĐHKH trong những năm qua đã đạt
được một số thành tựu nhất định trong công
tác NCKH thể hiện ở việc Nhà trường đã triển
khai được nhiều đề tài NCKH các cấp ở cả
lĩnh vực KHTN và KHXH, trong đó, số lượng
đề tài NCKH các cấp thuộc lĩnh vực KHXH
có chiều hướng tăng lên, nhưng không đồng
đều qua các năm. Chẳng hạn: Đối với đề tài
cấp cơ sở từ 01 đề tài năm 2007 lên đến 08 đề
tài năm 2011 và năm 2012 giảm xuống còn
05 đề tài. Số đề tài cấp Bộ: năm 2007 có 01
đề tài đến năm 2009 có 03 đề tài và năm 2011
chỉ còn 01 đề tài. Đề tài cấp Đại học, năm
2011 có 02 đề tài đến năm 2012 tăng lên 04
đề tài. Số đề tài cấp Nhà nước, với con số 05
đề tài cấp Nhà nước được thực hiện trong giai
đoạn 2007 đến 2012 không có một đề tài nào
thuộc lĩnh vực KHXH. Điều đó, được thể hiện
ở bảng 2.
Nhìn vào số liệu thống kê, có thể thấy đề tài
NCKH các cấp của KHXH luôn chiếm một
con số rất khiêm tốn so với đề tài NCKH các
cấp của KHTN.
b. Hướng nghiên cứu chủ yếu của các đề tài
NCKH xã hội ở trường ĐHKH
Các đề tài NCKH cấp trường thuộc KHXH
chủ yếu tập trung vào hai nội dung chính,
được thể hiện ở bảng 3.
Sở dĩ, các đề tài NCKH cấp cơ sở có nội dung
nghiên cứu như trên là vì từ năm học 2008 –
2009, trường ĐHKH chính thức chuyển sang
hình thức đào tạo theo tín chỉ. Để đáp ứng
nhu cầu của hình thức đào tạo mới này, Nhà
trường đã không ngừng khuyến khích các cán
bộ, giảng viên tích cực đổi mới phương pháp
giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng đào tạo
thông qua việc đăng ký thực hiện các đề tài
NCKH cấp trường với nội dung nghiên cứu
như chúng tôi đã trình bày ở bảng biểu.
Còn các đề tài NCKH cấp Bộ, cấp Đại học
chủ yếu hướng đến giải quyết những vấn đề
lý luận và thực tiễn có liên quan đến lĩnh vực
KHXH được thể hiện ở bảng 4.
Như vậy, có thể thấy tình hình triển khai các
đề tài NCKH thuộc lĩnh vực KHXH tại
trường ĐHKH chủ yếu theo hai hướng cơ
bản: Một là hướng nghiên cứu nhằm nâng cao
chất lượng đào tạo như nghiên cứu đổi mới
phương pháp giảng dạy, nghiên cứu ứng dụng
khoa học công nghệ vào giảng dạy, nghiên
cứu cải tiến chương trình đào tạo,; Hai là
hướng nghiên cứu về vấn đề lý luận thuộc
lĩnh vực KHXH.
Trần Thị Hồng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 112(12)/1: 129 - 135
133
Bảng 2. Số lượng các đề tài được thực hiện thuộc lĩnh vực KHXH giai đoạn (2007 – 2011)
Năm Tổngsố Đề tài thuộc lĩnh vực KHTN Đề tài thuộc lĩnh vực KHXH
2007 13
11 đề tài
07 đề tài cấp cơ sở
04 đề tài cấp Bộ
02 đề tài
01 đề tài cấp cơ sở
01 đề tài cấp Bộ
2008 20
19 đề tài
12 đề tài cấp cơ sở
07 đề tài cấp Bộ
01 đề tài
0 đề tài cấp cơ sở
01 đề tài cấp Bộ
2009 37
31 đề tài
23 đề tài cấp cơ sở
07 đề tài cấp Bộ
01 đề tài cấp Nhà nước
06 đề tài
03 đề tài cấp cơ sở
03 đề tài cấp Bộ
2010 21
17 đề tài,
09 đề tài cấp cơ sở
8 đề tài câp Bộ
4 đề tài
03 đề tài cấp cơ sở
01 đề tài cấp Bộ
2011 64
54 đề tài
33 đề tài cấp cơ sở
16 đề tài cấp Đại học
02 đề tài cấp Bộ 03 đề tài cấp Nhà
nước
10 đề tài,
08 đề tài cấp cơ sở
02 đề tài cấp Đại học
2012 30
21 đề tài
08 đề tài cấp cơ sở
12 đề tài cấp đại học
01 đề tài cấp Nhà nước
09 đề tài
05 đề tài cấp cơ sở
04 đề tài cấp Đại học
(Nguồn: Phòng Đào tạo NCKH & QHQT, ĐHKH)
Bảng 3. Nội dung nghiên cứu chính của các đề tài cấp trường thuộc khoa KHXH tại trường ĐHKH
Năm Xây dựng giáo án điện tử môn học
Xây dựng câu hỏi thi trắc nghiệm
trên máy tính
KHXH KHTN KHXH KHTN
2007 01 05 0 02
2008 0 01 0 11
2009 01 14 02 09
2010 03 0 0 09
2011 0 10 08 23
2012 03 02 0 04
(Nguồn: Phòng Đào tạo NCKH & QHQT, Đại học Khoa học)
Bảng 4. Nội dung nghiên cứu chính của các đề tài cấp Bộ và cấp Đại học thuộc KHXH tại trường ĐHKH
Năm Cấp
đề tài Hướng nghiên cứu
2007 Bộ “Nghiên cứu diễn tiến các loại thể thơ dân tộc thời trung đại”
2008 Bộ “Dấu hiện ngôn hành của các hành động cầu khiến trong tiếng Việt”
2009
Bộ
-“Mô hình tiểu thuyết Lê Văn Trương”
-“Thơ Chế Lan Viên trước và trong thời kỳ đổi mới của văn học Việt
Nam”
- “Thực trạng sở hữu ruộng đất tỉnh Thái Nguyên (giai đoạn 1988 –
2008) và những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng ruộng đất
cho nông dân trong giai đoạn hiện nay”
Trần Thị Hồng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 112(12)/1: 129 - 135
134
Năm Cấp
đề tài Hướng nghiên cứu
2010 Bộ - “ Chiến tranh du kích trên căn cứ địa Việt Bắc giai đoạn 1939 – 1945”
2011 Đại học
- “Khảo sát một số địa danh liên quan đến biểu tượng người khổng lồ
của người Tày ở Cao Bằng
-“Nghĩ lễ tang ma của người Tày ở huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Cạn”
2012 Đại học
-“Kinh tế - xã hội- văn hóa huyện Phú Bình tỉnh Thái Nguyên nửa đầu
thế kỷ XIX”.
-“Nghiên cứu văn hóa Nôm từ thế kỉ X đến thế kỉ XV từ góc độ thể
loại”.
- “Kết tử nghịch hướng trong lập luận tiếng Việt”
- “Tiểu thuyết Việt Nam những năm đầu thế kỉ XXI dưới góc độ nữ
quyền luận”.
(Nguồn: Phòng Đào tạo NCKH & QHQT, Đại học Khoa học)
c. Số bài báo đã đăng ở tạp chí trong và
ngoài nước
Số lượng bài báo khoa học đăng trên các tạp
chí trong và ngoài nước thuộc lĩnh vực
KHXH giai đoạn (2007 – 2012), nhìn chung
đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, biểu
hiện ở chỗ số lượng bài báo khoa học tăng lên
hàng năm, nếu năm 2007 có chỉ có 02 bài báo
thì đến năm 2012 đã có tới 33 bài báo ðýợc
ðãng trên các tạp chí trong nýớc. Có thể thấy
ðiều này qua bảng biểu dýới ðây.
Bảng 5. Số lượng bài báo khoa học thuộc lĩnh
vực khoa học xã hội đăng trên tạp chí trong
và ngoài nước giai đoạn (2007 – 2012)
Năm
Bài báo đăng
tạp chí trong
nước
Bài báo đăng
tạp chí nước
ngoài
2007 02 0
2008 01 0
2009 15 0
2010 11 0
2011 20 0
2012 33 0
Tổng 83 0
(Nguồn: Phòng Đào tạo NCKH & QHQT ĐHKH)
Tuy nhiên, qua bảng số liệu cũng có thể thấy,
từ năm 2007 đến 2012 không có một bài báo
thuộc lĩnh vực KHXH nào được đăng trên các
tạp chí nước ngoài. Điều này cho thấy chất
lượng công trình nghiên cứu của cán bộ,
giảng viên còn thấp. Từ thực trạng kết quả
NCKH của cán bộ, giảng viên trong lĩnh vực
KHXH giai đoạn (2007 – 2012) tại trường
ĐHKH. Có thể rút ra một số nhận xét sau:
+ Số lượng công trình NCKH cũng như bài
báo khoa học được đăng thuộc lĩnh vực
KHXH tại trường ĐHKH vẫn còn rất hạn chế
so với tiềm lực thực có của đội ngũ cá,n bộ,
giảng viên.
+ Chất lượng của các công trình NCKH chưa
cao (không có một bài báo khoa học nào được
đăng trên các tạp chí khoa học quốc tế).
+ Số cán bộ, giảng viên tham gia NCKH cũng
chỉ tập trung vào một số người tích cực. Vậy,
đâu là nguyên nhân dẫn đến thực trạng nói
trên, theo chúng tôi là do một số nguyên nhân
cơ bản sau đây:
- Về phía trường ĐHKH
+ ĐHKH là một trường mới được thành lập,
cơ sở vật chất, nguồn lực tài chính còn hạn
chế, nhất là kinh phí dành cho NCKH, trong
khi đó lĩnh vực KHXH cũng mới chỉ đưa vào
đào tạo chính thức tại trường từ năm 2007
đến nay.
+ Chế độ khen thưởng của nhà trường chưa
khuyến khích được cán bộ, giảng viên, chưa
tạo được phong trào tham gia NCKH trong
cán bộ, giảng viên nói chung và cán bộ, giảng
viên thuộc lĩnh vực KHXH nói riêng.
+ Thù lao trả cho NCKH chưa xứng với công
sức mà cán bộ, giảng viên bỏ ra. Như đã biết
kinh phí cấp cho các đề tài cấp Nhà nước, cấp
Bộ hoặc cấp Đại học còn tạm ổn, nhưng với
Trần Thị Hồng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 112(12)/1: 129 - 135
135
các đề tài cấp trường hoặc bài báo thì số kinh
phí thường rất thấp (từ 3->5 triệu/đề tài và
100.000đ -> 200.000đ/bài báo, tùy theo tạp
chí nhận đăng).
+ Các hình thức phê bình, kỷ luật đối với
những cá nhân, tập thể chưa hoàn thành
nhiệm vụ NCKH chưa nghiêm khắc.
- Về phía cán bộ, giảng viên
+ Cán bộ, giảng viên vẫn chưa hiểu đúng tính
chất nhiệm vụ NCKH của người giảng viên
trong trường đại học, nên đã có những ý kiến,
những tư tưởng làm cản trở nhiệt tình NCKH.
+ Cán bộ, giảng viên chưa biết phát hiện vấn
đề nghiên cứu, nếu có vấn đề nghiên cứu
nhưng trong quá trình triển khai lại gặp rất
nhiều khó khăn do không có kinh nghiệm
nghiên cứu.
+ Phần lớn cán bộ, giảng viên trong lĩnh vực
KHXH là đang tham gia học tập để nâng cao
trình độ nên thời gian dành để tham gia
NCKH là tương đối ít. Đối với những giảng
viên trẻ do mới ra trường nên thường không
có kinh nghiệm nghiên cứu. Bên cạnh đó, một
số cán bộ, giảng viên tham gia giảng dậy quá
nhiều, nên thời gian dành để nghiên cứu khoa
học còn hạn chế.
+ Một số cán bộ, giảng viên có trình độ cao
chưa tập hợp, qui tụ các giảng viên trẻ khi
triển khai các đề tài, ngược lại, giảng viên trẻ
còn e dè, ngại ngùng học hỏi hay tranh thủ sự
giúp đỡ của những cán bộ, giảng viên lâu
năm, có kinh nghiêm.
MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM ĐẨY MẠNH
HOẠT ĐỘNG NCKH TRONG LĨNH KHXH
Ở TRƯỜNG ĐHKH TRONG THỜI GIAN TỚI
Từ những nguyên nhân trên, chúng tôi xin đề
xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt
động NCKH của cán bộ, giảng viên ở lĩnh vực
KHXH ở trường ĐHKH trong thời gian tới:
Thứ nhất: Lãnh đạo nhà trường cần chú trọng
hơn nữa hoạt động NCKH nói chung và
NCKH khoa học xã hội nói riêng, xác định
đây là một nhiệm vụ rất quan trọng để nâng
cao chất lượng đào tạo, từ đó thực hiện những
biện pháp vừa bắt buộc, vừa khuyến khích
cán bộ, giảng viên tham gia NCKH. Coi các
kết quả của NCKH là một tiêu chí để đánh giá
chất lượng chuyên môn của cán bộ, giảng
viên, cùng với đó là nhà trường cần có những
hình thức phê bình, kỷ luật thật nghiêm khắc
với những cá nhân, tập thể không hoàn thành
nhiệm vụ NCKH trong năm học.
Thứ hai: Từ lãnh đạo nhà trường cho đến lãnh
đạo các khoa, các bộ môn trực thuộc cần phải
quán triệt sâu sắc hơn nữa đến cán bộ, giảng
viên các quyết định của Bộ Giáo dục và Đào
tạo về hoạt động NCKH, cũng như các qui
định, qui chế khác liên quan đến hoạt động
này để đội ngũ cán bộ, giảng viên có định
hướng hoạt động, có ý thức trách nhiệm trong
việc thực hiện nhiệm vụ NCKH bên cạnh
nhiệm vụ giảng dạy.
Thứ ba: Nhà trường cần dành một phần kinh
phí NCKH hàng năm hợp lý để hỗ trợ cho các
khoa, bộ môn tổ chức hội nghị, hội thảo,
seminar, sinh hoạt chuyên môn tạo môi
trường cho cán bộ, giảng viên chia sẻ những
kết quả cũng như kinh nghiệm nghiên cứu.
Thứ tư: Ban hành quy định yêu cầu bắt buộc
về số bài báo, số đề tài NCKH hàng năm đối
với cán bộ giảng dạy theo học hàm, học vị.
Yêu cầu tất cả các cán bộ, giảng viên có
nhiệm vụ bắt buộc tham gia hoạt động khoa
học dưới nhiều hình thức.
Thứ năm: Xây dựng một cơ chế để quy đổi
giờ NCKH thành giờ giảng với một tỷ lệ nhất
định, giúp giảng viên có thể yên tâm hơn khi
tham gia nghiên cứu NCKH mà không phải lo
thiếu giờ. Trên thực tế cho thấy, có nhiều cán
bộ, giảng viên khi quy đổi ra số giờ NCKH
thừa rất nhiều so với giờ quy định, nhưng lại
không được tính vào giờ giảng dạy nên vẫn bị
thiếu giờ. Chính điều này đã không tạo được
động lực cho cán bộ, giảng viên tham gia
NCKH. Mặt khác còn dẫn đến thực trạng có
cán bộ giảng viên chỉ thực hiện cốt cho đủ giờ
mà thôi, không quan tâm lắm đến chất lượng
công trình mà mình công bố.
Thứ sáu: Nhà trường vẫn tiếp tục duy trì chế
độ khen thưởng đối với cá nhân, tập thể có
nhiều thành tích NCKH nhưng việc khen
Trần Thị Hồng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 112(12)/1: 129 - 135
136
thưởng cần kịp thời hơn nữa. Bên cạnh đó,
các khoa, bộ môn nên thành lập quỹ các giải
thưởng NCKH cấp khoa, bộ môn với quy mô
khác nhau để thu hút, cũng như tạo nên một
môi trường khoa học năng động.
Thứ bảy: Khoa, bộ môn nên cử giảng viên
tham gia các hội thảo khoa học, đi học tập,
giao lưu với các đơn vị bạn, các trường, các
cơ sở đào tạo khác. Cùng với đó các tổ chức
Công đoàn và Chi đoàn giáo viên ở mỗi khoa,
bộ môn cần phải phát huy vai trò của mình
trong NCKH như tổ chức các câu lạc bộ, tập
san khoa học nội bộ, tổ chức các cuộc thi
sáng tạo, NCKH,
KẾT LUẬN
Trên cơ sở phân tích, đánh giá những số liệu
thu thập được, bài viết đã làm rõ được thực
trạng NCKH của cán bộ, giảng viên trong lĩnh
vực KHXH tại trường ĐHKH, chỉ ra được
những nguyên nhân cơ bản dẫn đến hoạt động
NCKH trong lĩnh vực KHXH chưa cao, trong
số những nguyên nhân đề cập trong bài viết,
thì nguyên nhân cơ bản nhất làm cho hoạt
động NCKH KHXH còn thấp chính là xuất
phát từ nhận thức của cán bộ, giảng viên về
vai trò của NCKH. Bài viết đã đề xuất một số
giải pháp nhằm góp phần thúc đẩy và phát
triển hoạt động NCKH của cán bộ, giảng viên
trong lĩnh vực KHXH ở trường ĐHKH trong
thời gian tới. Trong số các giải pháp đưa ra,
trước mắt Nhà trường, các khoa, và bộ môn
trực thuộc cần tập trung nghiên cứu vào các
giải pháp bốn, giải pháp năm, giải pháp sáu
và giải pháp bảy cùng với đó vẫn tiếp tục làm
tốt các giải pháp còn lại.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Bộ Giáo dục và Đào tạo: Quy định chế độ
làm việc đối với giảng viên (Ban hành kèm
theo Quyết định số 64/2008/QĐ-BGDĐT
Ngày 28 tháng 11 năm 2008 của Bộ trưởng
Bộ Giáo dục và Đào tạo);
[2]. Vũ Cao Đàm: Phương pháp luận nghiên cứu
khoa học, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà
Nội, (2003);
[3]. Tường Đại học Khoa học: Quyết định số
84/QĐ-ĐHTN ngày 27 tháng 01 năm 2011
Ban hành Quy định về công tác quản lý Khoa
học và Công nghệ của Đại học Thái Nguyên,
2001;
[4]. Trường Đại học Khoa học: Báo cáo thống kê
công bố kết quả nghiên cứu giai đoạn 2007 –
2011;
[5]. Trường Đại học Khoa học: Tình hình thực
hiện các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học xã
hội và phát triển công nghệ gắn với đào tạo
sau đại học giai đoạn 2007 – 2011;
[6]. Trường Đại học Khoa học: Báo cáo thống kê
công bố cấp phát kinh phí thực nhiệm vụ
nghiên cứu khoa học giai đoạn 2007 –
2011.
SUMMARY
SOLUTIONS TO PROMOTE SOCIAL SCIENCE RESEARCH AT
THE UNIVERSITY OF SCIENCE
Tran Thi Hong*
College of Sciences – TNU
Scientific research is a practical activity, not only contributes to improve the research capabilities
of faculty and staffs but also creates the first steps to help students reach science issues and apply
theory into practice, which improves the education quality in universities and colleges. The article
focuses on clarifying the status of scientific research activities by staffs, faculty in the field of
social sciences at the University of Science, indicating the cause of the small number of social
studies. It also proposes some solutions to promote scientific research activities among faculty and
staffs in the field of social Sciences at the University of Science.
Key words: Science; research, science research, social science, performance.
Phản biện khoa học: TS. Nguyễn Công Hoàng – Trường ĐH Khoa học - ĐHTN
*
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giai_phap_thuc_day_hoat_dong_nghien_cuu_khoa_hoc_xa_hoi_tai.pdf