Phát triển KTCT là một chủ trương đúng đắn của
Đảng ta trong xu thế hội nhập, tuy nhiên, sự nỗ
lực của các ngành, các cấp của TP Cần Thơ trong
thời gian qua là chưa đủ, cần phải chung tay nỗ
lực nhiều hơn nữa, để từ đó có những chủ trương,
chính sách mạnh mẽ và phù hợp với thực tiễn
nhằm kích thích KTCT phát triển xứng với tiềm
năng của nó, góp phần đưa kinh tế TP Cần Thơ
lớn mạnh, đúng tầm của một đô thị động lực,
trung tâm vùng ĐBSCL và cả nước.
Qua kết quả nghiên cứu, có thể khẳng định KTCT
là một nhân tố quan trọng, góp phần vào phát triển
kinh tế - xã hội, là nơi quy tụ nhiều nhân tài,
nguồn lực lao động, tiềm lực về vốn, tư liệu và
công nghệ sản xuất,. KTCT tạo ra nhiều việc làm
cho xã hội, góp phần rất lớn trong việc xóa đói
giảm nghèo, là khu vực kinh tế rất năng động, đa
dạng về lĩnh vực kinh doanh, thúc đẩy nhanh tăng
trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Để có thể nhanh chóng tháo gỡ những khó khăn
tồn tại, thì sự hỗ trợ của chính quyền địa phương
là yếu tố then chốt trong việc triển khai thực hiện
đồng bộ các giải pháp. Song song đó, tự thân hộ
kinh doanh phải thường xuyên học hỏi, trau dồi
năng lực quản trị, liên kết và phối hợp với nhau
thông qua các tổ chức hiệp hội, tạo thành một
khối đoàn kết, cạnh tranh trên tinh thần cùng phát
triển, cùng có lợi. Có như vậy mới có thể tồn tại,
phát triển và cạnh tranh được trong môi trường
kinh doanh khắc nghiệt hiện nay trong quá trình
hội nhập.
10 trang |
Chia sẻ: dntpro1256 | Lượt xem: 641 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của kinh tế cá thể tại thành phố Cần Thơ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 14 (2), 14 – 23
14
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH
CỦA KINH TẾ CÁ THỂ TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Huỳnh Thanh Nhã1
1Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Cần Thơ
Thông tin chung:
Ngày nhận bài: 01/04/2016
Ngày nhận kết quả bình duyệt:
07/05/2016
Ngày chấp nhận đăng: 04/2017
Title:
Several effective solutions for
the improvement of business
activities among individual
economic agents in Can Tho
city
Keywords:
Individual economic agent,
business opearation,
Can Tho city
Từ khóa:
Kinh tế cá thể, sản xuất
kinh doanh, Cần Thơ
ABSTRACT
Individual economy, along with the largest number of agents, is considered the
most dynamic form that has made the greatest contribution to the GDP of Can
Tho city in spite of facing numerous difficulties during their operation. This
research was conducted by descriptive statistics and comparative analysis to
evaluate the contribution of individual economic agents. The expert-based
method was also used to analyze existent difficulties. The paper indicated five
solutions: (1) financial policies, (2) assistance in economic restructuring and
consumption market expansion, (3) assistance in training human resources and
applying technological science, (4) encouragement in co-operation
development, and (5) establishment of representative agencies, which could
promote business activities of individual economic agents in Can Tho City.
TÓM TẮT
Kinh tế cá thể là loại hình kinh tế năng động có số lượng cơ sở nhiều nhất,
đóng góp lớn nhất vào GDP của thành phố Cần Thơ, nhưng lại gặp khó khăn
nhiều nhất trong quá trình sản xuất kinh doanh. Nghiên cứu này sử dụng
phương pháp phân tích thống kê mô tả, so sánh để đánh giá mức độ đóng góp
của kinh tế cá thể, kết hợp sử dụng phương pháp chuyên gia để phân tích những
khó khăn tồn tại, từ đó đề xuất 5 giải pháp (1) về chính sách tài chính, (2) hỗ
trợ chuyển đổi cơ cấu ngành nghề và mở rộng thị trường tiêu thụ, (3) hỗ trợ
đào tạo nguồn nhân lực và ứng dụng khoa học - công nghệ, (4) khuyến khích
phát triển các hình thức hợp tác và (5) thành lập các tổ chức đại diện, nhằm
góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của kinh tế cá thể
tại thành phố Cần Thơ.
1. GIỚI THIỆU
Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành
Trung ương khóa IX xác định: “kinh tế tư nhân là
bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế
quốc dân”. Kinh tế tư nhân trong điều kiện kinh
tế thị trường là loại hình kinh tế được hình thành
và phát triển dựa trên quan hệ sở hữu tư nhân về
tư liệu sản xuất và vốn, hoạt động dưới hình thức
hộ kinh doanh cá thể, tiểu chủ và các loại hình
doanh nghiệp của tư nhân.
Kinh tế cá thể (KTCT) là những hộ kinh doanh
nhỏ bao gồm những cá nhân kinh doanh hoặc
nhóm kinh doanh thuộc phạm vi điều chỉnh của
Nghị định 66/HĐBT ngày 02/3/1992 của Hội
đồng Bộ trưởng; là những hộ gia đình sản xuất
nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người
bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh
lưu động, làm dịch vụ có thu nhập thấp theo quy
định tại Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày
15/4/2010 của Chính phủ. Đây là các cơ sở
An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 14 (2), 14 – 23
15
chuyên sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp có tính
chất tự sản tự tiêu, hoặc các hộ buôn bán nhỏ chủ
yếu sử dụng lao động gia đình, có quy mô nhỏ
không cần nhiều lao động, vốn ít, không đòi hỏi
công nghệ phức tạp.
Đây cũng là loại hình kinh tế năng động, có đóng
góp nhiều nhất trong giải quyết việc làm, tạo ra
thu nhập, xóa đói giảm nghèo,... và đẩy nhanh quá
trình thực hiện chủ trương xã hội hóa các hoạt
động giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao, vệ sinh môi
trường,
Mặc dù đã có nhiều thuận lợi từ những chính sách
phát triển của nhà nước cũng như của TP Cần
Thơ, tuy nhiên KTCT của thành phố vẫn còn
nhiều khó khăn, chưa đáp ứng được yêu cầu phát
triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế, còn rất
nhiều những yếu kém như: quy mô nhỏ, thiếu vốn
và khó tiếp cận các nguồn vốn, trình độ công nghệ
lạc hậu, khả năng quản trị còn yếu, thiếu nguồn
nhân lực có trình độ kỹ thuật cao, thiếu mặt bằng
để phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD), đại bộ
phận chưa quan tâm đến thương hiệu, khó liên kết
để tạo thế mạnh chung.
Do đó, việc nghiên cứu đánh giá tiềm năng, ưu thế
và hạn chế về tình hình phát triển của KTCT, từ
đó đề ra giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động
SXKD của KTCT tại TP Cần Thơ là vấn đề cấp
thiết, nhằm phát huy cao nhất hiệu quả hoạt động,
sức cạnh tranh cũng như tiềm năng của KTCT tại
TP Cần Thơ, góp phần tích cực, phục vụ cho sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
trong xu thế hội nhập.
2. TỔNG QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1 Tổng quan nghiên cứu
Trong bối cảnh Việt Nam sau hai thập kỷ đổi mới,
Lê Khắc Triết (2005) đã đưa ra hai nhận định
quan trọng đó là: việc phát triển kinh tế tư nhân
được Đảng và nhà nước ta đặc biệt quan tâm và
đây là khu vực kinh tế tồn tại khách quan, rất cần
thiết trong cơ cấu kinh tế nhiều thành phần, cần
được tạo điều kiện để phát triển.
Thee Kian Wie (2008) khẳng điṇh, khu vưc̣ kinh
tế tư nhân đóng vai trò rất quan troṇg trong viêc̣
thúc đẩy phát triển nền kinh tế bền vững và đòi
hỏi sư ̣ đúng đắn, phù hơp̣ và nhất quán của các
chı́nh sách kinh tế là yếu tố quyết điṇh hàng đầu.
Trong thời gian qua, những chı́nh sách mà chı́nh
phủ Indonesia thưc̣ hiêṇ để phát triển kinh tế tư
nhân có sư ̣ mâu thuâñ trong tư tưởng và không
nhất quán qua các giai đoaṇ dẫn đến sư ̣phát triển
châṃ của khu vưc̣ kinh tế tư nhân.
Đinh Thị Thơm (2008) đã đề cập đến chính sách
và thực tiễn của các thành phần kinh tế ở Việt
Nam trong thời kỳ đổi mới, những dự báo và
chính sách sử dụng kinh tế tư bản tư nhân theo
định hướng xã hội chủ nghĩa. Đồng thời cũng
khẳng định tầm quan trọng của loại hình doanh
nghiệp sở hữu tư nhân, chiếm khoảng 97% tổng
số các doanh nghiệp, đã giải quyết việc làm cho
phần lớn lao động trong nước và góp phần gia
tăng kim ngạch xuất khẩu cho đất nước.
Gia Bảo (2011) đã nhận dạng những khó khăn
chính của khu vực kinh tế tư nhân trên địa bàn TP
Cần Thơ và vùng Đồng bằng sông Cửu Long
(ĐBSCL), đó là: vốn, cơ sở hạ tầng, thủ tục hành
chính, lao động, nhân lực và thuế. Ngoài những
khó khăn, trở ngại trên, doanh nghiệp tại TP Cần
Thơ vẫn còn nhỏ về quy mô và yếu về năng lực,
do doanh nghiệp vẫn chưa thấy được tầm quan
trọng của việc xây dựng chiến lược kinh doanh và
chưa có sự chia sẻ, hợp tác chặt chẽ giữa các
doanh nghiệp với chính quyền địa phương.
Kết quả của các nghiên cứu này có một số đặc
điểm tương đồng với các nghiên cứu tại vùng
ĐBSCL và TP Cần Thơ, trong đó Phan Đình Khôi
và nhóm cộng sự (2008) cho rằng, chính sách hỗ
trợ của Chính phủ và trình độ học vấn của chủ cơ
sở có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động SXKD
của KTCT vùng ĐBSCL. Vì vậy nghiên cứu này
sẽ kết hợp với những kết quả đánh giá trên để
phân tích những hạn chế của KTCT trong thời
gian qua, từ đó đề xuất giải pháp nhằm nâng cao
hiệu quả hoạt động SXKD của KTCT tại TP Cần
Thơ.
An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 14 (2), 14 – 23
16
2.2 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài đã sử dụng phương pháp phân tích thống kê
mô tả, so sánh với các số liệu thứ cấp trong giai
đoạn 2010 - 2013 của Cục Thống kê TP Cần Thơ,
để đánh giá thực trạng hoạt động và phân tích
mức độ đóng góp của KTCT đến sự phát triển
kinh tế - xã hội của TP Cần Thơ. Kết hợp sử dụng
phương pháp chuyên gia thông qua phiếu phỏng
vấn sâu 42 nhà khoa học, quản lý ở các sở, ban,
ngành, trường đại học, cao đẳng TP Cần Thơ tại
Hội thảo khoa học “Đánh giá thực trạng về kinh tế
tư nhân và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động
sản xuất kinh doanh của kinh tế tư nhân tại TP
Cần Thơ” tổ chức ngày 07/3/2014 tại Trường Cao
đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Cần Thơ để phân tích
tổng hợp những tồn tại hạn chế của KTCT tại TP
Cần Thơ.
3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SXKD
CỦA KTCT TẠI TP CẦN THƠ
3.1 Những đóng góp tích cực của KTCT tại
TP Cần Thơ
3.1.1 KTCT đã huy động được khối lượng vốn
lớn trong dân cư vào hoạt động SXKD
KTCT đã huy động được khối lượng vốn khá lớn
và tăng nhanh qua các năm. Theo báo cáo của Cục
Thống kê Cần Thơ, nếu năm 2010 số lượng vốn
thu hút từ dân cư đạt 3.226.190 triệu đồng, đến
năm 2013 đã tăng lên 13.249.163 triệu đồng (tốc
độ tăng bình quân 53,15%/năm), trong khi đó khu
vực kinh tế Nhà nước thu hút vốn đầu tư cho sản
xuất chỉ đạt 1,01%/năm, kinh tế có vốn đầu tư
nước ngoài thu hút vốn chỉ đạt 15,69%/năm.
Nguồn vốn của KTCT còn tạo điều kiện để hình
thành các hình thức kinh doanh chung vốn, như
các hợp tác xã, công ty trách nhiệm hữu hạn,
Bảng 1. Vốn đầu tư phát triển TP Cần Thơ theo giá hiện hành Đơn vị tính: triệu đồng
Năm
Nguồn vốn
2010 2011 2012 2013
Khu vực nhà nước 13.293.952 14.078.412 14.015.363 14.028.797
Khu vực ngoài nhà nước 12.659.991 16.738.088 19.494.551 21.185.808
- Vốn của tổ chức doanh nghiệp 9.433.801 9.232.245 6.527.107 7.936.645
- Vốn của hộ cá thể 3.226.190 7.505.843 12.967.444 13.249.163
Khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài 507.354 978.392 977.600 909.005
Tổng số 26.461.297 31.794.892 34.487.514 36.123.610
(Nguồn: Cục thống kê Cần Thơ, năm 2014)
Tuy nguồn vốn của KTCT có xu hướng tăng
nhanh trong tổng vốn toàn xã hội, nhưng thực tế,
nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư còn khá lớn,
nhiều gia đình có nguồn tích luỹ lại gởi tiết kiệm,
do tâm lý e ngại đầu tư, không muốn mạo hiểm bỏ
vốn để sản xuất kinh doanh. Nếu các cấp chính
quyền có những chính sách phát triển hợp lý, chắc
chắn sẽ thu hút được nhiều hơn nữa nguồn vốn
còn tiềm ẩn trong dân cư, để cùng với các nguồn
vốn khác góp phần nâng cao năng lực SXKD trên
địa bàn thành phố.
3.1.2 KTCT phát triển đa dạng các ngành nghề
Hiện nay, KTCT tại Cần Thơ hoạt động SXKD
hầu hết trên các ngành kinh tế:
- Lĩnh vực nông lâm nghiệp - thủy sản
Theo báo cáo của Cục Thống kê Cần Thơ, loại
hình KTCT chủ yếu hoạt động SXKD trong lĩnh
vực nông lâm nghiệp – thủy sản, chiếm tỉ trọng
93,69% vào năm 2013, trong đó giá trị sản xuất
nông nghiệp chiếm tỉ lệ rất cao, đạt 9.520.602
triệu đồng. Tương tự giá trị sản xuất ngành thủy
sản tăng nhanh, nếu năm 2010 tính theo giá hiện
hành đạt 2.780.352 triệu đồng thì đến năm 2013
đã tăng lên 4.192.958 triệu đồng (tăng bình quân
10,64%/năm).
An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 14 (2), 14 – 23
17
Bảng 2. Giá trị sản xuất nông lâm nghiệp – thủy sản của KTCT tại TP Cần Thơ theo giá hiện hành
Đơn vị tính: Triệu đồng
Năm
Chỉ tiêu
2010 2011 2012 2013
Nông nghiệp 6.691.752 9.034.625 9.291.027 9.520.602
Lâm nghiệp 31.943 25.588 29.213 37.602
Thủy sản 2.780.352 4.272.203 4.146.133 4.192.958
Tổng 9.504.047 13.332.416 13.466.373 13.751.162
(Nguồn: Cục thống kê Cần Thơ, năm 2014)
Những kết quả trên cho thấy, sự chuyển biến tích
cực của ngành nông lâm nghiệp - thuỷ sản của
thành phố trong việc đẩy nhanh tiến độ nghiên
cứu, ứng dụng khoa học – công nghệ để chuyển
đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, góp phần chuyển
dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa,
hiện đại hóa.
Mặt khác, sự phát triển mô hình kinh tế trang trại
đã từng bước góp phần quan trọng trong phát triển
kinh tế của thành phố. Nó không những huy động
và sử dụng có hiệu quả các tiềm năng về đất, lao
động, vốn, sự năng động sáng tạo, kinh nghiệm
sản xuất của một bộ phận dân cư có vốn và năng
lực SXKD, mà quan trọng hơn nó chính là nhân tố
thúc đẩy kinh tế nông nghiệp phát triển theo
hướng sản xuất hàng hóa lớn. Có thể nói, KTCT
trong ngành nông nghiệp đã có bước phát triển
mạnh mẽ và góp phần quan trọng vào việc thúc
đẩy phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.
- Lĩnh vực công nghiệp - xây dựng
Theo báo cáo của Cục Thống kê Cần Thơ trong
giai đoạn 2010 - 2013, số cơ sở SXKD lĩnh vực
công nghiệp - xây dựng của KTCT có xu hướng
tăng. Cụ thể: năm 2010 có 6.011 cơ sở, trong đó
có 5.340 cơ sở sản xuất công nghiệp và 671 cơ sở
kinh doanh xây dựng, đến năm 2013 đã tăng lên
8.247 cơ sở, trong đó có 7.954 cơ sở sản xuất
công nghiệp và 293 cơ sở kinh doanh xây dựng,
tốc độ tăng bình quân đạt 8,23%/năm.
Trong đó, các làng nghề đã giải quyết được lực
lượng lao động rất lớn với mức thu nhập tương
đối ổn định. Sự phát triển nghề và làng nghề đã
góp phần thay đổi tỷ trọng công nghiệp trong cơ
cấu kinh tế chung của thành phố. Huy động được
các nguồn lực tại chỗ về lao động, vốn, nguyên
liệu, đất đai, nhà xưởng vào SXKD, góp phần giải
quyết việc làm trong thời gian nông nhàn của
nông dân, giúp xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời
sống cho người lao động.
- Lĩnh vực thương mại - dịch vụ
Trong những năm gần đây mạng lưới thương
nghiệp được mở rộng, hàng hóa đa dạng phong
phú đã đáp ứng được phần lớn nhu cầu về sức
mua ngày càng tăng của dân cư trên địa bàn thành
phố. Số lượng các hộ KTCT kinh doanh trong lĩnh
vực thương mại - dịch vụ có xu hướng tăng
nhanh. Cụ thể: nếu năm 2010 có 52.350 hộ (chiếm
96,42%), thì đến năm 2013 đã tăng lên 57.052 hộ
(chiếm 95,15%), tốc độ tăng bình quân
6,23%/năm; điều đó cho thấy sự phát triển mạnh
mẽ của KTCT trong lĩnh vực thương mại – dịch
vụ tại TP Cần Thơ.
An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 14 (2), 14 – 23
18
Bảng 3. Doanh thu thương mại - dịch vụ của KTCT tại Cần Thơ
Năm
Chỉ tiêu
2010 2011 2012 2013
Số đơn vị kinh doanh (cơ sở) 52.350 53.452 57.638 57.052
Tổng mức hàng hóa bán ra và doanh thu
dịch vụ (triệu đồng)
13.568.099 18.557.110 20.348.958 24.831.872
(Nguồn: Cục thống kê Cần Thơ, năm 2014)
Mặt khác, tổng mức hàng hóa bán ra và doanh thu
dịch vụ của thành phố năm 2010 đạt 50.409.679
triệu đồng, trong đó KTCT đạt 13.568.099 triệu
đồng (chiếm 21,95%), đến năm 2013 đã tăng lên
91.111.827 triệu đồng, trong đó KTCT đạt
24.831.872 triệu đồng (chiếm 27,23%), tốc độ
tăng bình quân 9,68%/năm.
Hoạt động thương mại - dịch vụ của KTCT tập
trung vào các dịch vụ sản xuất nông nghiệp như
cung cấp giống, phân bón, thuốc trừ sâu,...; cung
cấp xi măng, sắt thép, gạch ngói phục vụ xây
dựng dân dụng và các hàng hóa tiêu dùng thiết
yếu phục vụ sinh hoạt như vải vóc, quần áo, giầy
dép, sách vở,... được các cơ sở phục vụ nhanh
chóng, kịp thời đáp ứng nhu cầu của người tiêu
dùng trong thành phố.
3.1.3 KTCT đóng góp quan trọng vào GDP của
thành phố
Hiện nay loại hình KTCT có số lượng cơ sở
SXKD lớn, đóng góp vào ngân sách nhà nước
ngày càng tăng nhanh qua các năm. Cụ thể: năm
2010 KTCT đạt 15.467.928 triệu đồng, đến năm
2013 đã tăng lên 27.229.992 triệu đồng, tốc độ
tăng bình quân 19,73%/năm, chiếm tỷ trọng ngày
càng cao trong GDP của thành phố (bình quân
chiếm 33,03%/năm), trong khi GDP của khu vực
kinh tế nhà nước năm 2010 chỉ đạt 13.250.034
triệu đồng, đến năm 2013 tăng lên 23.958.844
triệu đồng, tốc độ tăng bình quân 15,96% năm,
chiếm tỷ trọng bình quân 30,58% trong GDP của
thành phố. Điều này cho thấy KTCT là loại hình
có tốc độ tăng trưởng cao, đóng góp quan trọng
vào việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Cần
Thơ.
Bảng 4. Tổng sản phẩm nội địa (GDP) của TP Cần Thơ theo giá hiện hành
Đơn vị tính: Triệu đồng
Năm
Loại hình doanh nghiệp
2010 2011 2012 2013
- Kinh tế nhà nước 13.250.034 18.400.025 18.928.326 23.958.844
- Kinh tế ngoài nhà nước 27.351.228 34.250.721 43.119.311 48.149.548
+ Kinh tế tập thể 439.721 510.476 694.448 774.092
+ Kinh tế tư nhân 26.911.507 33.740.245 42.424.863 47.375.456
. Tư nhân 11.443.579 19.611.789 18.255.749 20.145.464
. Cá thể 15.467.928 14.128.456 24.169.114 27.229.992
- Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 2.039.560 2.055.428 3.834.491 3.747.953
- Thuế nhập khẩu 1.199.597 1.199.596 1.271.332 1.430.249
Tổng 43.840.419 55.905.770 67.153.460 77.286.594
(Nguồn: Cục thống kê TP Cần Thơ, năm 2014)
An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 14 (2), 14 – 23
19
Từ số liệu thống kê ở Bảng 4 cho thấy, với số
lượng lớn các cơ sở SXKD, nên bình quân hàng
năm KTCT đã đóng góp gần 1/3 GDP toàn thành
phố, chiếm tỷ trọng lớn so với các khu vực khác.
Như vậy, KTCT đã góp phần quan trọng cùng với
các thành phần kinh tế khác thúc đẩy nền kinh tế
của thành phố tăng trưởng.
3.1.4 KTCT tạo việc làm và tăng thu nhập người
lao động
TP Cần Thơ có lực lượng lao động chiếm tỷ lệ
cao so với dân số. Năm 2010, KTCT thu hút
491.231 lao động, chiếm 60,78% trong tổng số lao
động đang làm việc của thành phố; đến năm 2013
tổng số lao động đang làm việc trong loại hình
KTCT là 559.726 người, chiếm 64,78% trong
tổng số lao động đang làm việc của thành phố.
Bảng 5. Số lao động trong KTCT tại TP Cần Thơ phân theo lĩnh vực hoạt động
Đơn vị tính: người
Năm
Lĩnh vực
2010 2011 2012 2013
Nông lâm nghiệp - thủy sản 246.371 245.911 253.157 260.159
Công nghiệp - xây dựng 56.101 62.564 66.941 63.738
Thương mại - dịch vụ 188.759 188.654 223.974 235.829
Tổng số lao động kinh tế cá thể 491.231 497.129 544.072 559.726
Tổng số lao động thành phố 808.156 815.988 835.765 864.041
(Nguồn: Cục thống kê Cần Thơ, năm 2014)
Cùng với việc thu hút, sử dụng một số lượng lớn
lao động, KTCT góp phần nâng cao thu nhập cho
một bộ phận lớn dân cư ở Cần Thơ, đời sống nhân
dân từng bước được cải thiện. Số liệu thống kê
Bảng 6 cho thấy, mức thu nhập của người lao
động ở thành thị và nông thôn tăng nhanh; ở khu
vực nông thôn thu nhập bình quân năm 2010 đạt
1,362 triệu đồng/người/tháng, đến năm 2013 đã
tăng lên 1,846 triệu đồng/người/tháng (bình quân
năm đạt 1,677 triệu đồng/người/tháng), tốc độ
tăng bình quân 7,9%/năm; ở khu vực thành thị thu
nhập bình quân năm 2010 đạt 1,636 triệu
đồng/người/tháng, đến năm 2013 đã tăng lên
2,716 triệu đồng/người/tháng (bình quân năm đạt
2,246 triệu đồng/người/tháng), tốc độ tăng bình
quân 13,49%/năm.
Bảng 6. Thu nhập bình quân đầu người một tháng tại TP Cần Thơ theo giá hiện hành
Đơn vị tính: ngàn đồng
Năm
Chỉ tiêu
2010 2011 2012 2013
Thành thị 1.636,74 2.024,38 2.606,33 2.716,00
Nông thôn 1.362,53 1.662,12 1.841,10 1.846,00
(Nguồn: Cục thống kê TP Cần Thơ, năm 2014)
Tuy nhiên, với loại hình KTCT có quy mô sản
xuất của hộ nhỏ lẻ đang là một khó khăn trong
phát triển kinh tế. Chính vì vậy, trong thời gian tới
cần có sự hỗ trợ, giúp đỡ của các cấp chính quyền
địa phương để khai thác tiềm năng sẵn có về lao
động, cũng như các tiềm năng nội tại khác của bộ
phận kinh tế này, góp phần thúc đẩy nền kinh tế
của thành phố phát triển.
An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 14 (2), 14 – 23
20
3.2 Những tồn tại hạn chế trong quá trình
phát triển KTCT tại TP Cần Thơ
KTCT đã có nhiều đóng góp tích cực trong phát
triển kinh tế - xã hội, tuy nhiên theo đánh giá của
các chuyên gia, KTCT TP Cần Thơ còn tồn tại
nhiều khó khăn, hạn chế cơ bản như sau:
Thứ nhất, hầu hết KTCT đều trong tình trạng
thiếu vốn và gặp khó khăn trong việc tiếp cận các
nguồn vốn tín dụng ngân hàng.
Trong những năm qua, TP Cần Thơ đã phát triển
mạnh mạng lưới ngân hàng phục vụ nhu cầu vay
vốn của các đơn vị SXKD, tuy nhiên KTCT vẫn
không có đủ vốn để đầu tư cho phát triển sản xuất.
Nguyên nhân chủ yếu là do các hộ KTCT thường
có quy mô sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, phân tán,
khả năng tích lũy vốn thấp, năng lực tài chính còn
quá nhỏ, hoạt động tạm thời, khó giám sát đầu tư,
nên thường bị các ngân hàng cho là khách hàng
nhỏ, định giá tài sản thế chấp rất thấp.
Mặt khác, cơ chế lãi suất hiện hành của các ngân
hàng thương mại mặc dù có sự hỗ trợ lãi suất cho
vay, nhưng thực tế việc áp dụng chưa tạo ra sự
cạnh tranh bình đẳng. Các doanh nghiệp nhà nước
thường được vay vốn với lãi suất thấp, trong khi
các hộ KTCT lại phải vay với lãi suất cao hơn
hoặc nếu có thì thủ tục vay rất phức tạp, khó tiếp
cận được nguồn vốn vay ưu đãi. Chính từ lý do
trên, các hộ KTCT đều khởi nghiệp từ nguồn vốn
tự tích lũy được của gia đình hoặc vay bạn bè,
người thân là chủ yếu.
Những khó khăn trên đã khiến cho KTCT luôn rơi
vào vòng luẩn quẩn: vốn ít sản xuất nhỏ sức
cạnh tranh kém hiệu quả kinh doanh thấp
tích lũy thấp ít vốn.
Thứ hai, thị trường tiêu thụ sản phẩm của KTCT
rất khó khăn và hạn hẹp.
Hầu hết các hộ KTCT phải mua các yếu tố sản
xuất và tiêu thụ sản phẩm trên thị trường địa
phương, trong khi thị trường địa phương lại quá
nhỏ bé và tăng trưởng chậm do thu nhập của dân
cư còn thấp, nhu cầu tiêu thụ hạn hẹp dẫn tới khó
khăn tiêu thụ sản phẩm trên thị trường này. Mặt
khác, tình trạng hàng nhập lậu còn khá phổ biến,
sự hợp tác, liên kết giữa các cơ sở SXKD chưa
đồng bộ,... Các doanh nghiệp đôi khi còn ép giá
thu mua sản phẩm của nông dân, ngược lại, các hộ
nông dân cũng có lúc không thực hiện đúng hợp
đồng cung cấp nguyên liệu cho các doanh nghiệp,
do đó việc tiêu thụ sản phẩm không ổn định.
Có thể nói, vấn đề tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản
phẩm cho KTCT hiện nay vẫn là vấn đề nan giải,
mà bản thân các hộ KTCT không thể tự mình giải
quyết được và rất cần có sự hỗ trợ của Nhà nước.
Thứ ba, trình độ lao động và khoa học – công
nghệ của KTCT chưa đáp ứng nhu cầu hội nhập.
Lao động và khoa học – công nghệ là những yếu
tố đầu vào vô cùng quan trọng, có ý nghĩa quyết
định đến năng suất lao động, chất lượng và hiệu
quả sản xuất. Tuy nhiên, vẫn còn những định
kiến, so sánh vị trí giữa người lao động trong các
đơn vị nhà nước với lao động trong các cơ sở
KTCT. Tâm lý coi những người lao động trong
đơn vị nhà nước mới là những người thực sự có
năng lực, còn lại những người lao động không còn
cách nào khác để kiếm sống mới làm việc với cơ
sở KTCT. Điều này đã ảnh hưởng tới tâm lý, chất
lượng và gây khó khăn trong việc xây dựng đội
ngũ lao động có trình độ chuyên môn cao trong
các cơ sở KTCT tại TP Cần Thơ hiện nay. Mặt
khác, do khả năng quản trị của chủ cơ sở còn yếu,
thiếu chuyên viên kỹ thuật được đào tạo chuyên
nghiệp, thiếu vốn đầu tư, nên trình độ khoa học
- công nghệ tại các cơ sở KTCT còn rất lạc hậu.
Thứ tư, KTCT hoạt động mang tính độc lập, thiếu
sự hợp tác trong SXKD.
KTCT thường hoạt động mang tính độc lập nên
sự kết nối giữa các hộ KTCT với các khu vực
kinh tế khác chưa thực sự được tạo dựng một cách
bền vững và chặt chẽ, sự chia sẻ và đồng thuận về
trách nhiệm và đóng góp cho sự phát triển kinh tế
- xã hội của đất nước chưa cao. Do vậy, các khó
khăn của KTCT trong quá trình hoạt động SXKD
chậm được phản ánh, hỗ trợ từ các khu vực kinh
tế khác, như hợp tác trao đổi thông tin, góp vốn,
chia sẻ mặt bằng SXKD,
An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 14 (2), 14 – 23
21
Thứ năm, môi trường pháp lý chưa hoàn thiện,
thiếu tổ chức nghề nghiệp đại diện, hỗ trợ KTCT
trong hoạt động SXKD.
Hiện tại vẫn còn nhiều chủ trương, chính sách liên
quan chưa hoàn chỉnh để có thể tạo niềm tin cho
các hộ KTCT yên tâm đầu tư phát triển SXKD;
vẫn còn quan niệm coi KTCT mang nặng tính tự
phát, luôn chỉ nhìn thấy những tiêu cực của bộ
phận kinh tế này, như: cá thể thường kinh doanh
theo kiểu chụp giật, làm hàng giả, trốn thuế, đã
dẫn đến sự kỳ thị, phân biệt đối xử đối với KTCT
trong một bộ phận không nhỏ cán bộ nhà nước và
nhân dân.
Mặt khác, bản thân các hộ KTCT còn ít nhiều mặc
cảm và chưa có hiểu biết một cách đầy đủ về các
chủ trương, chính sách và các biện pháp hỗ trợ
của nhà nước, chưa quan tâm nhiều đến việc tham
gia các hội nghề nghiệp để hỗ trợ nhau trong giải
quyết khó khăn trong quá trình SXKD.
4. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG SXKD CỦA KTCT TẠI TP
CẦN THƠ
Trên cơ sở đánh giá thực trạng, để nâng cao hiệu
quả hoạt động SXKD của KTCT tại Cần Thơ, cần
thực hiện đồng bộ các giải pháp cơ bản sau:
4.1 Giải pháp về chính sách, tài chính
Khó khăn lớn nhất trong quá trình phát triển
SXKD của KTCT hiện nay là tình trạng thiếu vốn,
nhất là vốn trung và dài hạn. Vì vậy, các hộ
KTCT cần phải tự vươn lên bằng chính sự nỗ lực
của mình với các biện pháp mở rộng tạo nguồn
vốn đầu tư theo hướng nâng cao năng suất, chất
lượng và hiệu quả hoạt động SXKD, kết hợp huy
động vốn nhàn rỗi trong dân cư, liên doanh thông
qua các hình thức hùn vốn, thành lập các quỹ bảo
lãnh tín dụng, mua bán hàng hóa thanh toán chậm
để tăng nguồn vốn cho SXKD. Đồng thời, nhà
nước cần tăng cường hỗ trợ vốn tín dụng ngân
hàng theo hướng đổi mới chính sách vốn và tín
dụng để KTCT tiếp cận các nguồn vốn một cách
dễ dàng và thuận lợi hơn.
Ngân hàng nhà nước cần tạo sân chơi bình đẳng
cho mọi thành phần kinh tế, đặc biệt trong tiếp
cận vốn, lãi suất,... Trong đó cần nghiên cứu
chính sách ưu tiên cho vay đối với các cơ sở sản
xuất đầu tư phát triển các loại cây trồng vật nuôi
có giá trị kinh tế cao, có khả năng cạnh tranh, đáp
ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu; Đầu tư phát
triển công nghiệp dịch vụ nông thôn, đặc biệt chú
trọng đến phát triển các làng nghề truyền thống
của địa phương; Đầu tư vào những dự án ứng
dụng những thành tựu khoa học – công nghệ mới,
thay thế những máy móc, thiết bị, công nghệ lạc
hậu, đặc biệt cần ưu tiên cho các cơ sở SXKD đầu
tư phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông
nghiệp sinh thái kết hợp với dịch vụ du lịch thuộc
thế mạnh của địa phương.
Các ngân hàng thương mại cần cung cấp thông tin
đầy đủ về quy trình cho vay, nâng cao chất lượng
tư vấn lập dự án đầu tư, phương án SXKD, nhằm
tạo điều kiện thuận lợi nhất cho khách hàng trong
quá trình thực hiện thủ tục vay vốn. Đồng thời,
cần nâng cao trình độ thẩm định của cán bộ tín
dụng, đơn giản hoá các thủ tục, nhằm rút ngắn
thời gian và nâng cao hiệu quả thẩm định các dự
án xin vay, để KTCT có thể vay vốn một cách
nhanh chóng, kịp thời triển khai các phương án
SXKD.
Củng cố và mở rộng áp dụng chế độ kế toán, hoá
đơn, chứng từ đối với KTCT. Tăng cường hướng
dẫn các thủ tục kê khai, tính thuế, lập hồ sơ miễn
giảm thuế, quyết toán thuế và nộp thuế để các đối
tượng nộp thuế tự thực hiện nghĩa vụ thuế.
Khuyến khích phát triển dịch vụ tư vấn thuế, kế
toán thuế, cung cấp dịch vụ về thuế để giúp các cá
nhân hiểu rõ chính sách thuế, làm tốt công tác kế
toán. Đồng thời, nâng cao ý thức trách nhiệm và
nghĩa vụ của đối tượng nộp thuế trong việc tự
tính, tự kê khai và tự nộp thuế, kết hợp nâng cao
trách nhiệm quyền hạn của tổ chức quản lý thu
thuế và cơ quan quản lý nhà nước trong việc kiểm
tra, kiểm soát trước, trong và sau khi nộp thuế.
An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 14 (2), 14 – 23
22
4.2 Hỗ trợ chuyển đổi cơ cấu ngành nghề, mở
rộng thị trường tiêu thụ
Thành phố cần có những chính sách giúp KTCT
tiếp cận thị trường, đặc biệt thị trường tiêu thụ
nông sản hàng hóa thông qua hợp đồng rộng khắp
và cần có biện pháp bảo vệ quyền lợi cho các bên
tham gia hợp đồng, có như vậy các doanh nghiệp
mới có thể dự báo được số lượng và chất lượng
sản phẩm, các hộ KTCT tự tin và yên tâm hơn
trong việc mở rộng sản xuất và tăng sản lượng
đầu ra, nâng cao năng lực áp dụng khoa học –
công nghệ, giảm thiểu rủi ro trong sản xuất.
Phát triển công nghệ chế biến, công nghệ bảo
quản sau thu hoạch để tăng giá trị sử dụng và
nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường đối
với hàng nông sản, thủy sản, hàng tươi sống của
các hộ KTCT. Trên cơ sở thực hiện tốt công tác
quy hoạch phát triển các vùng nguyên liệu, vùng
sản xuất chuyên canh, tập trung xây dựng cơ sở
công nghiệp chế biến gắn với vùng nguyên liệu và
các hộ sản xuất nông nghiệp, thủy sản. Kết hợp
nhiều loại quy mô công nghệ chế biến, nhiều trình
độ công nghệ từ quy mô nhỏ như hộ gia đình đến
quy mô lớn như nhà máy, xí nghiệp chế biến để
tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm nông sản, thủy
sản tạo nhiều việc làm và sử dụng nhiều lao động
phổ thông Đồng thời, có cơ chế chính sách hỗ
trợ về thông tin, kỹ thuật trong việc sản xuất
nguyên liệu như: trồng cây gì, nuôi con gì phù
hợp để đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho các xí
nghiệp chế biến và tạo điều kiện tăng năng suất
lao động đem lại thu nhập cho KTCT, góp phần
chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng
công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
4.3 Hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực và ứng
dụng khoa học - công nghệ
Để nâng cao sức cạnh tranh hàng hóa của KTCT
đáp ứng những đòi hỏi khắt khe của thị trường
trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, thành
phố cần có những chính sách hỗ trợ về đào tạo
nguồn nhân lực theo hướng mở rộng và nâng cao
chất lượng đào tạo của các trường nghề và các
trung tâm hướng nghiệp; có chính sách ưu tiên
cho các hình thức truyền nghề, dạy nghề truyền
thống để phát triển kinh tế gia đình; cập nhật
thường xuyên chương trình dạy nghề để trang bị
kiến thức đầy đủ và hiện đại cho người học. Chú
trọng hình thức đào tạo không tập trung và các lớp
ngắn hạn; đào tạo tại chỗ, cho người học tự lựa
chọn ngành học, khóa học theo yêu cầu thực tế
SXKD của họ.
Đồng thời, mở rộng, nâng cao hiệu quả hoạt động
của hệ thống dịch vụ tư vấn chuyển giao khoa học
– công nghệ. Xây dựng phát triển rộng khắp mạng
lưới hoạt động khuyến nông, khuyến ngư đến tận
cơ sở, thường xuyên tổ chức các mô hình, các
điểm trình diễn trồng trọt, chăn nuôi với kỹ thuật
mới, năng suất cao, chất lượng tốt cho các cơ sở
KTCT học tập kinh nghiệm.
4.4 Khuyến khích phát triển các hình thức
hợp tác SXKD
Để nâng cao hiệu quả hoạt động SXKD, các cơ sở
KTCT cần đa dạng hóa các hình thức hợp tác,
như: hợp tác cung cấp theo chuỗi “đầu ra” và “đầu
vào” cho sản phẩm, theo hướng một số cơ sở
KTCT cùng ngành nghề hợp tác với nhau để tìm
nguồn nguyên liệu “đầu vào” cung ứng cho các
doanh nghiệp. Hình thức này nên áp dụng đối với
các lĩnh vực khai thác, chế biến nông nghiệp, thủy
sản, vừa giải quyết được nguồn sản phẩm “đầu ra”
của các cơ sở KTCT, vừa đảm bảo cung cấp đầy
đủ nguyên liệu “đầu vào” cho các doanh nghiệp
với giá cả ổn định. Hoặc hợp tác để trao đổi thông
tin phát triển, vì hiện nay các cơ sở KTCT đang
hoạt động trong tình trạng thiếu thông tin, đặc biệt
là các thông tin về hệ thống pháp luật, thị trường,
nguồn vốn, đối tác,... hơn nữa hệ thống pháp luật
nước ta hiện đang được xây dựng, sửa đổi, bổ
sung và hoàn chỉnh; do đó có nhiều văn bản quy
phạm pháp luật không rõ ràng, chồng chéo lại
thường xuyên thay đổi, trong khi KTCT rất cần
tìm hiểu và cập nhập các thông tin về pháp luật để
nắm vững và thực hiện. Hoặc hợp tác, hỗ trợ nhau
trong thuê mượn mặt bằng, nhà xưởng giữa các cơ
sở KTCT theo giá quy định; vì hầu hết các hộ
KTCT thường sử dụng nhà ở, đất của gia đình
trong khu dân cư làm mặt bằng SXKD nên địa
bàn sản xuất chật hẹp, dễ gây ô nhiễm môi trường,
khó mở rộng SXKD,
Vì vậy, cần có sự liên kết, hợp tác giữa các cơ sở
KTCT và các tổ chức kinh tế khác để cùng nhau
chia sẻ thông tin, trao đổi ý kiến để phát triển
SXKD theo đúng quy định của pháp luật.
An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 14 (2), 14 – 23
23
4.5 Thành lập các tổ chức đại diện, hỗ trợ
KTCT
Cần sớm hoàn thiện việc ban hành các văn bản
quy phạm pháp luật nhằm tạo điều kiện thuận lợi
hỗ trợ KTCT mạnh dạn đầu tư phát triển SXKD,
trong đó cần quan tâm cải cách hành chính, đổi
mới quy trình, thủ tục đăng ký hoạt động SXKD.
Khuyến khích thành lập các Hiệp hội nghề
nghiệp, các tổ chức hỗ trợ gia đình nhằm cung cấp
thông tin, tư vấn đào tạo, hỗ trợ về vốn, kỹ thuật
thị trường,... trên tinh thần tự nguyện.
Tiếp tục cụ thể hóa quan điểm của Đảng về tự do
lập hội, thể chế hóa những quy định về thành lập
các Hiệp hội nghề nghiệp, thúc đẩy thành lập và
hoạt động của các Hội nghề nghiệp. Đồng thời,
xây dựng quy chế và hướng dẫn thực hiện quy chế
về thành lập các tổ chức đại diện cho KTCT. Cử
các chuyên gia có kinh nghiệm giúp đỡ và hướng
dẫn xây dựng điều lệ về tổ chức đại diện và quy
chế hoạt động của các tổ chức đại diện cho
KTCT.
5. KẾT LUẬN
Phát triển KTCT là một chủ trương đúng đắn của
Đảng ta trong xu thế hội nhập, tuy nhiên, sự nỗ
lực của các ngành, các cấp của TP Cần Thơ trong
thời gian qua là chưa đủ, cần phải chung tay nỗ
lực nhiều hơn nữa, để từ đó có những chủ trương,
chính sách mạnh mẽ và phù hợp với thực tiễn
nhằm kích thích KTCT phát triển xứng với tiềm
năng của nó, góp phần đưa kinh tế TP Cần Thơ
lớn mạnh, đúng tầm của một đô thị động lực,
trung tâm vùng ĐBSCL và cả nước.
Qua kết quả nghiên cứu, có thể khẳng định KTCT
là một nhân tố quan trọng, góp phần vào phát triển
kinh tế - xã hội, là nơi quy tụ nhiều nhân tài,
nguồn lực lao động, tiềm lực về vốn, tư liệu và
công nghệ sản xuất,... KTCT tạo ra nhiều việc làm
cho xã hội, góp phần rất lớn trong việc xóa đói
giảm nghèo, là khu vực kinh tế rất năng động, đa
dạng về lĩnh vực kinh doanh, thúc đẩy nhanh tăng
trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Để có thể nhanh chóng tháo gỡ những khó khăn
tồn tại, thì sự hỗ trợ của chính quyền địa phương
là yếu tố then chốt trong việc triển khai thực hiện
đồng bộ các giải pháp. Song song đó, tự thân hộ
kinh doanh phải thường xuyên học hỏi, trau dồi
năng lực quản trị, liên kết và phối hợp với nhau
thông qua các tổ chức hiệp hội, tạo thành một
khối đoàn kết, cạnh tranh trên tinh thần cùng phát
triển, cùng có lợi. Có như vậy mới có thể tồn tại,
phát triển và cạnh tranh được trong môi trường
kinh doanh khắc nghiệt hiện nay trong quá trình
hội nhập.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Cục Thống kê TP Cần Thơ. (2014). Báo cáo Số
liệu kinh tế - xã hội TP Cần Thơ 2010 - 2013.
Đảng Cộng sản Việt Nam. (2002). Văn kiện Hội
nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương
khóa IX. Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị Quốc
gia.
Đảng Cộng sản Việt Nam. (2011). Văn kiện Đại hội
Đại biểu toàn quốc lần thứ XI. Hà Nội: Nhà
xuất bản Chính trị Quốc gia.
Đinh Thị Thơm. (2005). Kinh tế tư nhân Việt Nam
sau hai thập kỷ đổi mới – Thực trạng và những
vấn đề, 1st edition. Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa
học Xã hội.
Gia Bảo. (2009). Kinh tế tư nhân rất cần hỗ trợ.
Báo điện tử Cần Thơ.
Nguồn:
catid=72&id=44237
Lê Khắc Triết. (2005). Đổi mới và phát triển Kinh
tế tư nhân Việt Nam: Thực trạng và giải pháp.
Nhà xuất bản Lao động.
Phan Đình Khôi, Trương Đông Lộc & Võ Thành
Danh. (2008). Tổng quan về kinh tế tư nhân ở
Đồng bằng sông Cửu Long. Nhà xuất bản
Giáo dục.
Thee Kian Wie. (2006). Policies for Private Sector
Development in Indonesia. ADB Institute
Discussion, Paper No. 46.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 02_huynh_thanh_nha_0_0131_2024213.pdf