Giải pháp chuyển dịch cơ cấu lao động Đà Nẵng trong công nghiệp hoá, hiện đại hoá
Trong hành trình đi đến một xã hội ngày văn minh, phồn thịnh công nghiệp hoá (CNH) được thừa nhận là con đường tất yếu của mọi quốc gia trong quá trình phát triển. Đây là sự lựa chọn phù hợp nhất để có thể đưa nền kinh tế từ tình trạng lạc hậu kém phát triển lên một trình độ phát triển cao hơn và vì vậy, CNH ngày nay đã thực sự trở thành xu hướng phát triển chung, là vấn đề nổi bật mang tầm vóc quốc tế.
Hoà cùng xu hướng chung của thế giới, quá trình CNH ở Việt Nam đang diễn ra hết sức mạnh mẽ ở hầu hết các tỉnh, thành phố. Là một Thành phố mới trực thuộc trung ương từ năm 1997, Đà Nẵng cũng đang nổ lực hết mình để đưa tốc độ CNH đi lên góp phần đẩy nhanh quá trình CNH trong cả nước. Với mục tiêu đưa Thành
phố Đà Nẵng trở thành Thành phố Công Nghiệp - trung tâm kinh tế văn hoá khoa học kỹ thuật - nền kinh tế trọng điểm của khu vực Miền Trung và Tây Nguyên. Để làm được điều này, ngoài việc thành phố phải xây dựng được một chiến lược phát triển kinh tế xã hội phù hợp, thành phố còn phải có một sự đầu tư thoả đáng cho
chiến lược phát triển nguồn nhân lực nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của một nền kinh tế tri thức.
11 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 3176 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giải pháp chuyển dịch cơ cấu lao động Đà Nẵng trong công nghiệp hoá, hiện đại hoá, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giải pháp chuyển dịch cơ cấu lao động Đà Nẵng
trong công nghiệp hoá, hiện đại hoá
Trong hành trình đi đến một xã hội ngày văn minh, phồn thịnh công nghiệp hoá
(CNH) được thừa nhận là con đường tất yếu của mọi quốc gia trong quá trình phát
triển. Đây là sự lựa chọn phù hợp nhất để có thể đưa nền kinh tế từ tình trạng lạc
hậu kém phát triển lên một trình độ phát triển cao hơn và vì vậy, CNH ngày nay
đã thực sự trở thành xu hướng phát triển chung, là vấn đề nổi bật mang tầm vóc
quốc tế.
Hoà cùng xu hướng chung của thế giới, quá trình CNH ở Việt Nam đang diễn ra
hết sức mạnh mẽ ở hầu hết các tỉnh, thành phố. Là một Thành phố mới trực thuộc
trung ương từ năm 1997, Đà Nẵng cũng đang nổ lực hết mình để đưa tốc độ CNH
đi lên góp phần đẩy nhanh quá trình CNH trong cả nước. Với mục tiêu đưa Thành
phố Đà Nẵng trở thành Thành phố Công Nghiệp - trung tâm kinh tế văn hoá khoa
học kỹ thuật - nền kinh tế trọng điểm của khu vực Miền Trung và Tây Nguyên. Để
làm được điều này, ngoài việc thành phố phải xây dựng được một chiến lược phát
triển kinh tế xã hội phù hợp, thành phố còn phải có một sự đầu tư thoả đáng cho
chiến lược phát triển nguồn nhân lực nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của
một nền kinh tế tri thức.
Căn cứ vào điều kiện riêng có, Thành phố đã lựa chọn Thành phố đã lựa chọn xu
hướng phát triển công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp. Đây là một hướng đi đúng
đắn phù hợp với đặc điểm của Thành phố với quỹ đất có hạn và ngày càng thu hẹp
dần, những lợi thế về vị trí địa lý mở ra cơ hội giao thương lớn và những điều kiện
thiên nhiên ưu đãi. Trong những năm qua, sự chuyển dịch theo hướng này đã
bước đầu mang lại những kết quả đáng khích lệ, tuy nhiên tốc độ vẫn còn chậm.
Xuất phát từ thực tế khách quan đó, việc chọn đề tài: “Một số giải pháp nhằm
chuyển dịch cơ cấu lao động trên địa bàn thành phố Đà Nẵng trong quá trình công
nghiệp hoá, hiện đại hoá “ là một sự cần thiết nhằm góp phần đẩy nhanh tốc độ
chuyển dịch cơ cấu lao động, nhanh chóng xây dựng thành công Thành phố Đà
Nẵng - Thành phố công nghiệp trong tương lai.
Kết cấu đề tài gồm có 3 phần:
PHẦN I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN.
PHẦN II. THỰC TRẠNG CƠ CẤU LAO ĐỘNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH
PHỐ ĐÀ NẴNG.
PHẦN III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO
ĐỘNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TRONG QUÁ TRÌNH CNH-
HĐH.
PHẦN I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ LÝ LUẬN
I.Một số khái niệm.
1.Khái niệm nguồn lao động.
- Theo từ điển thuật ngữ của Liên Xô (cũ): Nguồn lao động là toàn bộ những
người lao động dưới dạng tích cực ( đang tham gia lao động ) và tiềm tàng ( có
khả năng lao động nhưng chưa tham gia lao động ).
- Theo từ điển thuật ngữ Pháp quan niệm nguồn lao động hẹp hơn, không gồm
những người có khả năng lao động nhưng không đủ nhu cầu làm việc.
- Theo giáo trình Kinh tế lao động của trường Đại học kinh tế quốc dân: nguồn lao
động là toàn bộ dân số trong độ tuổi lao động trừ đi những người trong độ tuổi này
hoàn toàn mất khả năng lao động.
- Theo tổng cục thống kê: Nguồn lao động gồm những người đủ 15 tuổi trở lên có
việc làm và những người trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động nhưng
đang thất nghiệp, đang đi học, đang làm nội trợ trong gia đình mình, không có nhu
cầu làm việc, những người thuộc tình trạng khác (bao gồm cả những người nghỉ
hưu trước tuổi theo qui định của Luật Lao Động).
2. Khái niệm lực lượng lao động .
Có nhiều quan điểm khác nhau về lực lượng lao động :
- Từ điển thuật ngữ trong lĩnh vực lao động của Liên Xô (cũ): Lực lượng lao động
là khái niệm định lượng của nguồn lao động.
- Theo David Begg thì cho rằng :” Lực lượng lao động có đăng ký bao gồm số
người có công ăn việc làm cộng với số người thất nghiệp có đăng ký”.
- Theoquan điểm của ILO: Lực lượng lao động là một bộ phận dân số trong tuôi
quy định, thực tế đang có việc làm và những người thất nghiệp.
- Theo giáo trình kinh tế lao động của trường đại học kinh tế quốc dân Hà Nội :
lực lượng lao động là số người trong độ tuổi lao động cộng 1/2 số người lao động
trên độ trên tuổi cộng 1/3 số người lao động dưới tuổi có khả năng lao động và có
nhu cầu làm việc.
Theo tổng cục thống kê Việt Nam : Lực lượng lao động là những người đủ 15
tuổi trở lên có việc làm và không có việc làm nhưng có nhu cầu làm việc. Khái
niệm này thống nhất với quan niệm của ILO, chỉ khác là những người thất nghiệp
được tính vào lực lượng lao động chỉ giới hạn trong độ tuổi lao động .
3.Khái niệm cơ cấu lao động.
Cơ cấu lao động được hiểu là tổng thể các mối quan hệ tương tác giữa các bộ phận
lao động trong tổng nguồn lao động xã hội và được biểu hiện thông qua những tỷ
lệ nhất định.
Về thực chất, cơ cấu lao động là một đại lượng kinh tế phán ánh số lượng các bộ
phận hợp thành nguồn lao động và mối quan hệ tương tác về tỷ lệ giữa các bộ
phận ấy trong tổng nguồn lao động xã hội.
Vì vậy, chuyển dịch cơ cấu lao động là một quá trình nhằm thay đổi cấu trúc và
mối quan hệ và lao độn theo những mục tiêu nhất định. Thực chất, đó chính là quá
trình phân phối và bố trí các nguồn lao động theo những qui luật, những xu hướng
tiến bộ .... nhằm sử dụng đầy đủ và có hiệu quả nhất các nguồn lao động thúc đẩy
và tăng trưởng và phát triển kinh tế đất nước.
II Phân loại cơ cấu lao động.
1.Cơ cấu lao động chia theo nhóm ngành kinh tế:
Gắn với quá trình phân công lao động xã hội, nền sản xuất và lao động xã hội
thường được phân chia thành ba nhóm ngành lớn là : Nông nghiệp (nông lâm ngư
nghiệp) , công nghiệp (công nghiệp và xây dựng), dịch vụ (thương mại và du lịch,
dịch vụ).
Theo xu hướng chung của toàn thế giới, tỷ trọng lực lượng lao động trong nhóm
ngành nông nghiệp sẽ giảm mạnh và chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong GDP
khoảng 3-5%, trong khi đó tỷ trọng lao động trong nhóm ngành công nghiệp và
dịch vụ sẽ tăng lên, đặc biệt là nhóm ngành dịch vụ sẽ tăng với tốc độ cao nhất và
chiếm tỷ trọng chi phố từ 60-70% trong GDP quốc gia.
2.Cơ cấu lao động chia theo khu vực thành thị nông thôn.
Quá trình tăng trưởng và phát triển của các ngành kinh tế tất yếu dẫn đến quá trình
phân hoá tập trung hoá và chuyên môn hoá lao động. Cùng với quá trình công
nghiệp hoá hiện đại hoá, các khu công nghiệp mới các vùng chuyên canh nông
nghiệp mới, các thành phố thị trấn thị tứ mới dần mọc lên và mở rộng phạm vi
hoạt động, dẫn tới sự chuyển dịch và thay đổi rõ rệt cơ cấu nguồn lao động giữa
các vùng, đia phương khu vực... đặc biệt là giữa thành thị và nông thôn.
Thường thì khu vực thành thị có nhiều nhà máy xí nghiệp công ty, kinh tế xã hội
phát triển nên cuộc sống cũng như cơ hội tìm kiếm việc làm rất lớn. Vì vậy , ở
khu vực thành thị thu hút được rất nhiều lao động đến. Khu vực nông thôn thì
ngược lại.
3.Cơ cấu lao động chia theo nhóm tuổi.
Ở mỗi độ tuổi khác nhau sức khoẻ, trí lực, khác nhau theo đó khả năng lao động sẽ
khác nhau. Vì vậy, khi xem xét về khả năng và hiệu suất lao động, các chuyên gia
đặc biệt quan tâm đến lứa tuổi của các nhóm lao động khác nhau , trong đó lực
lượng lao động trẻ (nằm trong độ tuổi 15-34) trong lực lượng lao động người ta
phân ra các nhóm luôn được đánh giá là lực lượng nồng cốt và kế cận có khả năng
phát huy sức mạnh sáng tạo, làm tăng năng suất lao động xã hội.Có nhiều cách
chia như : lao động trong độ tuổi, lao động ngoài độ tuổi...hoặc người ta chia theo
nhóm tuổi: nhóm từ 15-34 tuổi (lực lượng lao động trẻ), nhóm từ 35-54 tuổi (lực
lượng lao động trung niên), nhóm từ 35 tuổi trở lên ( lực lượng lao động cao tuổi
trở lên).
4.Cơ cấu lao động chia theo trình độ học vấn.
Trình độ học vấn thể hiện được sự hiểu biết của con người, nền văn hoá văn minh
của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia. Trình độ học vấn là tiền đề để con người đi vào tìm
hiểu và khám phá lĩnh vực khác như khoa học, văn hoá nghệ thuật,...
Ở nước ta, trình độ học vấn được chia như sau:cấp I, cấp II, cấp III. Ngày nay,
khoa học luôn luôn thay đổi để có thể tìm được việc làm dễ dàng thì người lao
động cần phải có kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ, nhưng nền tảng của nó lại là
một trình độ học vấn nhất định.
Nhìn chung cả nước trình độ học vấn của lực lượng lao động ngày càng được nâng
cao. Biểu hiện rõ nét là tỷ lệ người chưa tốt nghiệp cấp I không ngừng được giảm
xuống. Trong khi đó, tỷ lệ người tốt nghiệp cấp II, cấp III ngày càng tăng lên,
trong đó nhanh nhất là số người tốt nghiệp cấp III. Đây có thể nói là kết quả cố
gắng của Đảng và Nhà nước ta trong công cuộc chăm lo sự nghiệp giáo dục.
5.Cơ cấu lao động chia theo trình độ chuyên môn kỹ thuật.
Chuyên môn kỹ thuật thể hiện trình độ chuyên môn nghề nghiệp, tay nghề của
người lao động.
Nghề là một hình thức phân công lao động thể hiện ở những kiến thức lý thuyết
tổng hợp và thói quen thực hành để hoàn thành một công việc nào đó.
Chuyên môn là một hình thức phân công lao động sâu hơn do sự chia nhỏ của
nghề và nó đòi hỏi những kiến thức và thói quen thực hành hẹp hơn so với nghề.
Vì vậy, trong nghề có nhiều chuyên môn khác nhau.
Về trình độ chuyên môn kỹ thuật người ta có thể chia như sau: Không có chuyên
môn kỹ thuật, công nhân kỹ thuật, trung học, cao đẳng đại học trở lên.
6. Cơ cấu lao động chia theo loại hình sở hữu.
Tức nói đến tỷ trọng lao động làm việc trong các thành phần kinh tế so với tổng
lực lượng lao động có việc làm.
Ngày nay, với sự thâm nhập của cơ chế thị trường, những quan niệm và ý thức về
việc làm của các từng lớp dân cư có nhiều thay đổi. Những quan niệm chỉ làm việc
trong các doanh nghiệp Nhà nước mới ổn định, mới được tôn trọng đã không còn
phù hợp nữa. Mặt khác, theo đường lối chủ trương của Đảng và Nhà nước ta về
việc phát triển kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Điều
đó đã tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế cá thể, hộ gia đình, tư bản tư nhân
phát triển mạnh mẽ, tạo nên một sự kết hợp đa dạng và hiệu quả giữa tư liệu sản
xuất, tiền vốn, sức lao động và năng quản lý...của người lao động và người sử
dụng lao động. Vì thế, xu thế lao động làm việc trong các thành phần kinh tế dần
được phân bổ đều hơn.
III. Chuyển dịch cơ cấu lao động trong xu thế CNH, HĐH.
1. Công nghiệp hoá và những vấn đề liên quan.
a. Khái niệm:
Công Nghiệp Hoá - Hiện Đại Hoá (CNH-HĐH) là con đường tất yếu của mọi
quốc gia nhằm phát triển kinh tế xã hội. Ở nước ta việc thực hiện CNH-HĐH được
coi là nhiệm vụ trung tâm trong cả một chặng đường dài của thời kỳ quá độ lên
Chủ Nghĩa Xã Hội.Vậy CNH-HĐH là gì? Nó ảnh hưởng như thế nào đến nguồn
nhân lực của một đất nước nói chung và của một thành phố nói riêng, theo một
định nghĩa khái quát thì: CNH là một quá trình có nội dung phức tạp, bao gồm rất
nhiều mặt, nhiều mối quan hệ nên có rất nhiều quan niệm khác nhau về CNH, khái
niệm CNH không phải bao giờ cũng được hiểu một cách thống nhất, vì vậy chính
sách thực hiện CNH ở các nước khác nhau, trong những giai đoạn khác nhau cũng
không giống nhau.
Có một số khác lại cho rằng:
+ Công nghiệp hoá là một quá trình “ được đánh dấu bằng sự chuyển từ một nền
kinh tế chủ yếu là nông nghiệp sang một nền kinh tế được gọi là công nghiệp”
(Theo Mazlish B.The Breakdown of Connections and Mordern Development.
Word Development, 1991, vol.19, no.3, p.31- 44).
+ Công nghiệp hoá là một quá trình mà các xã hội chuyển từ một nền kinh tế chủ
yếu dựa vào nông nghiệp với các đặc điểm năng suất thấp và tăng trưởng cực kỳ
thấp hay bằng không sang một nền kinh tế về cơ bản dựa trên công nghiệp với các
đặc điểm năng suất cao và tăng trưởng tương đối cao” (Theo Lad rierè J.Les
enjeux de la rationlite Le dèfide la science et da la technologie aux cultures.
Aubier-Montaigne, UNESCO,1997)
+ Công nghiệp hoá: Hoạt động mở rộng tiến bộ kỹ thuật với sự lùi dần tính thủ
công trong sản xuất hàng hoá và cung cấp dịch vụ. ( Encyclopedi Frâncise, 1973,
p.6298).
+ Công nghiệp hoá đem tới một tính cách công nghiệp cho một hoạt động nào đó
(Petit Larousse IILustré,1990,p.520)
+ Công nghiệp hoá là quá trình chuyển đổi căn bản toàn diện các hoạt động sản
xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế, xã hội sử dụng lao động thủ công là
chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ phương
tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại dựa trên sự phát triển của công nghiệp và
tiến bộ khoa học công nghệ, tạo ra năng suất lao động, hiệu quả và trình độ văn
minh kinh tế xã hội cao. Nói một cách khác công nghiệp hoá là quá trình chuyển
dịch cơ cấu kinh tế xã hội theo hướng phát triển mạnh công nghiệp cùng với đối
mới công nghệ và đô thị hoá, ngày càng hiện đại, tạo ra sự vượt trội của công
nghiệp trong cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động, làm nền tảng cho sự tăng trưởng
và phát triển nhanh, hiệu quả cao và bền vững của toàn bộ nền kinh tế xã hội.
b. Đặc trưng và bản chất:
Với những định nghĩa trên đây ta có thể rút ra những đặc trưng cơ bản về nội dung
của khái niệm công nghiệp hoá.
Thứ nhất, công nghiệp hoá là một giai đoạn của quá trình phát triển, là một sự biến
đổi cơ cấu của nền kinh tế từ nền kinh tế nông nghiệp và thủ công nghiệp sang nền
kinh tế công nghiệp và dịch vụ.
Thứ hai, giai đoạn phát triển này phải được đánh dấu sự thay đổi cơ bản về tính
hiệu quả, tính công nghiệp, tính bền vững của sự phát triển.
Thứ ba: Công nghiệp hoá làm tăng qui mô thị trường, bên cạnh thị trường hàng
hoá xuất hiện các thị trường vốn, thị trường lao động, thị trường công nghệ. Các
dịch vụ tín dụng, Ngân hàng và nhiều dịch vụ khác tăng mạnh.
Như vậy, rõ ràng các nước phát triển đã trải qua giai đoạn này, còn các nước đang
phát triển một khi đã có đủ một số điều kiện nhất định thì dứt khoát phải nghĩ tới
giai đoạn công nghiệp hoá. Đó là nguyện vọng chính đáng của bất kỳ quốc gia
nào.
Thực chất của công nghiệp hoá, hiện đại hoá đối với Việt Nam lúc này là sự tổng
hợp của các yêu cầu cơ giới hoá, điện khí hoá, tự động hoá, hiện đại hoá, khoa
học hoá,... được thực hiện thích hợp, đồng bộ trong mọi ngành sản xuất và trong
mọi hoạt động của xã hội, trong cả nước và ở từng địa phương, trong mỗi con
người ở bất cứ vị trí nào.
c. Mục tiêu của công nghiệp hoá hiện đại hoá.
Mục tiêu chung nhất của CNH- HĐH là xây dựng nước ta thành một nước công
nghiệp có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất
tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lưỡng, đời sống vật chất và tinh
thần cao, quốc phòng an ninh vững chắc, dân giàu nước mạnh xã hội công bằng
văn minh.
Từ nay đến năm 2020 ra sức phấn đấu đưa nước ta cơ bản trở thành một nước
công nghiệp.
d. Nhiệm vụ của CNH- HĐH.
+ Xác định một số cơ cấu kinh tế hợp lý với các ngành công nghiệp khá toàn diện,
có tác dụng tích cực bảo đảm trang bị kỹ thuật cho sự phát triển về chất của bản
thân ngành công nghiệp và các ngành khác, các ngành nông nghiệp và dịch vụ
phát triển với trình độ cao, chiểm tỷ trọng tương xứng trong tổng giá trị sản phẩm
quốc dân.
+ Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại tiên tiến đưa khoa học và công nghệ
trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp trong mọi ngành; từng bước tăng cường trình
độ tri thức trong mọi lĩnh vực của nền kinh tế, nâng cao năng suất lao động và
năng lực sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, chất lượng dịch vụ và hoạt
động, nâng cao điều kiện mức sống của mọi người dân.
+ Xây dựng ý thức kỷ luật lao động, nếp sống và sinh hoạt xã hội, cách tổ chức
quản lý các hoạt động trong cộng đồng theo phong cách công nghiệp.
+Xây dựng một xã hội công bằng dân chủ văn minh mọi người đều nghiêm túc
chấp hành theo luật trong mọi hoạt động xã hội.
e. Mối quan hệ giữa CNH- HĐH với lao động, việc làm:
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giải pháp chuyển dịch cơ cấu lao động Đà Nẵng trong công nghiệp hoá, hiện đại hoá.pdf