Sau 2 năm thực hiện Chương trình mục tiêu
Quốc gia xây dựng nông thôn mới tại huyện
Phổ Yên, với sự đồng lòng chung sức của
toàn thể nhân dân trong huyện, chương trình
xây dựng nông thôn mới huyện Phổ Yên
bước đầu đã đạt được một số kết quả khả
quan: Giá trị sản xuất nông nghiệp đã tăng
8,17%; cơ cấu cây trồng vật nuôi có sự
chuyển dịch đúng hướng; diện tích, số lượng
cây con có giá trị kinh tế cao đang dần được
nâng lên; tỷ trọng nông nghiệp tuy giảm
nhưng chất lượng tăng lên; hệ thống hạ tầng
giao thông, điện, nước sinh hoạt, kênh
mương thủy lợi được đầu tư bước đầu đã
đáp ứng yêu cầu sản xuất và sinh hoạt; cơ
cấu lao động nông thôn chuyển dịch theo
hướng giảm tỷ lệ lao động nông nghiệp, tăng
tỷ lệ dịch vụ, công nghiệp; đời sống vật chất
và tinh thần của người dân nông thôn được
cải thiện; hệ thống chính trị được củng cố,
an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được
giữ vững. Tuy nhiên so với bộ tiêu chí Quốc
gia về nông thôn mới thì huyện còn nhiều
việc phải làm trong thời gian tới để có thể
đưa chương trình xây dựng nông thôn mới
của huyện về đích đúng thời gian đề ra.
7 trang |
Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 25/03/2022 | Lượt xem: 246 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy quá trình xây dựng nông thôn mới ở huyện Phổ Yên – Thái Nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngô Xuân Hoàng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 125(11): 113 - 119
113
GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM THÚC ĐẨY QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG
NÔNG THÔN MỚI Ở HUYỆN PHỔ YÊN –THÁI NGUYÊN
Ngô Xuân Hoàng*
Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật - ĐH Thái Nguyên
TÓM TẮT
Sau gần hai năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới,
huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên, bước đầu đạt được một số kết quả khả quan. Tuy nhiên để xây
dựng chương trình nông thôn mới của huyện theo đúng kế hoạch đề ra, trong thời gian tới huyện
cần quan tâm đến triển khai thực hiện một số giải pháp chủ yếu sau: Hoàn thiện chính sách, công
tác điều hành quản lý; Tăng cường công tác đào tạo, tập huấn, tuyên truyền xây dựng nông thôn
mới, nâng cao nhận thức của cư dân nông thôn; Hoàn chỉnh quy hoạch và thực hiện quản lý theo
quy hoạch; Phát triển kinh tế, ổn định an sinh xã hội; Tổ chức tiếp nhận và huy động các nguồn lực
xây dựng nông thôn mới.
Từ khóa: Giải pháp, thúc đẩy, nông thôn mới, Phổ Yên, Thái Nguyên
ĐẶT VẤN ĐỀ*
Tại huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên, sau
gần hai năm triển khai thực hiện, Chương
trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn
mới (MTQGXDNTM) đã trở thành phong
trào được cả hệ thống chính trị và nhân dân
địa phương tích cực tham gia và bước đầu đạt
được một số kết quả khả quan. Tuy nhiên,
Chương trình triển khai thực hiện còn chậm
so với yêu cầu, một số tiêu chí cũng chưa thật
phù hợp với đặc thù kinh tế - xã hội của địa
phương, một bộ phận cán bộ Đảng viên và
nhân dân nhận thức chưa rõ về vị trí, tầm
quan trọng của Chương trình cũng như vai trò
chủ thể của người dân trong xây dựng nông
thôn mới, bộ máy quản lý chưa hoàn thiện,
lãnh đạo các cấp, nhất là ở cơ sở còn nhiều
vướng mắc trong chỉ đạo thực hiện.... Để khắc
phục dần những hạn chế trên đây, đúc rút
những bài học kinh nghiệm cho Chương trình
mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tại
địa phương, chúng tôi đã tiến hành nghiên
cứu thực trạng xây dựng nông thôn mới ở
huyện Phổ Yên, từ đó đề xuất một số giải
pháp nhằm thúc đẩy quá trình này ở huyện
Phổ Yên trong thời gian tới.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để có thông tin và số liệu phục vụ nghiên
cứu, chúng tôi đã điều tra sơ bộ 15 xã nằm
* Tel: 0912.140.868; Email: nxhoang63@gmail.com
trong quy hoạch xây dựng nông thôn mới của
huyện, trong đó chọn bốn xã điểm để điều tra
chi tiết gồm (Tân Hương, Hồng Tiến, Đồng
Tiến, Nam Tiến), mỗi xã chọn ngẫu nhiên 50
hộ để điều tra thu thập thông tin. Các phương
pháp thu thập số liệu thứ cấp, thu thập số liệu
sơ cấp đã được sử dụng trong quá trình điều
tra 39 chỉ tiêu đánh giá 19 tiêu chí xây dựng
nông thôn mới. Phương pháp thống kê mô tả,
phương pháp tính toán so sánh, phương pháp
chuyên gia, chuyên khảo đã được sử dụng
trong quá trình nghiên cứu.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
Quá trình xây dựng nông thôn mới ở huyện
Phổ Yên
Công tác chỉ đạo, điều hành quản lý: Ban chỉ
đạo huyện đã quán triệt các văn bản chỉ đạo tới
tận các cơ sở trong toàn huyện. Lựa chọn các
nội dung đột phá để thực hiện. Thành lập Ban
chỉ đạo xây dựng nông thôn mới, ban hành các
nghị quyết, chương trình hành động, xây
dựng kế hoạch triển khai. Tổ chức phát động
và thực hiện phong trào thi đua “toàn dân
chung sức xây dựng nông thôn mới”. Huyện
cũng chỉ đạo các xã thành lập Ban chỉ đạo,
Ban quản lý xây dựng nông thôn mới. Thực
hiện triển khai rà soát đánh giá thực trạng nông
thôn để xác định điểm xuất phát xây dựng
nông thôn mới. Tích cực triển khai lập quy
hoạch, thực hiện các đề án phát triển kinh tế -
xã hội của huyện giai đoạn (2010-2015) gắn
Ngô Xuân Hoàng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 125(11): 113 - 119
114
với việc xây dựng nông thôn mới cụ thể trên
địa bàn. Tổ chức quán triệt các văn bản chỉ đạo
của cấp trên về xây dựng nông thôn mới đến
các xóm và đến các hộ dân.
Công tác đào tạo, tập huấn, tuyên truyền xây
dựng nông thôn mới
Năm 2013 Đài truyền thanh truyền hình huyện
đã có 320 tin bài tuyên truyền chủ trương,
chính sách, 48 chuyên mục về xây dựng nông
thôn mới. Ngoài ra tuyên truyền bằng băng
HD, đĩa CD về các chủ trương, chính sách của
Đảng, Nhà nước về Chương trình xây dựng
nông thôn mới. Bên cạnh đó huyện cũng đã tổ
chức cho các xã xây dựng nông thôn (NTM)
thăm quan học tập kinh nghiệm xây dựng nông
thôn mới tại 2 xã ở tỉnh Tuyên Quang. Trong
năm 2012-2013, huyện đã tổ chức thực hiện
được 07 lớp tập huấn cho trên 453 lượt người
tham dự với nội dung “Cơ chế huy động
nguồn lực và quản lý tài chính ngân sách trong
Chương trình xây dựng NTM” và “Hướng dẫn
triển khai quy hoạch xây dựng NTM; Hướng
dẫn xây dựng đề án nông thôn mới, đề án phát
triển sản xuất”. Các xã đã tổ chức được 44 lớp
tập huấn với 2.733 lượt người tham gia về nội
dung xây dựng nông thôn mới.
Kết quả xây dựng nông thôn mới ở huyện
Phổ Yên
Xây dựng quy hoạch, phát triển sản xuất nâng
cao thu nhập cho người dân
Tính đến ngày 28/9/2012 toàn huyện đã có
quyết định phê duyệt đề án quy hoạch nông
thôn mới cho 15/15 xã trên địa bàn toàn
huyện, đạt 100%. Sau đó huyện đã tổ chức
tập huấn hướng dẫn các xã xây dựng đề án
xây dựng NTM, đề án phát triển sản xuất.
Tính đến ngày 31/12/2012 có 15/15 xã đã xây
dựng, trình phê duyệt đề án xây dựng NTM
và 15/15 xã đã xây dựng, trình phê duyệt đề
án phát triển sản xuất. Đến hết tháng 03/2013
hoàn thành phê duyệt các đề án NTM và đề
án phát triển sản xuất cho toàn bộ các xã
trong huyện. Năm 2013 các cơ quan, đơn vị
tổ chức thực hiện được 51 lớp đào tạo nghề
với số lao động theo học nghề là 2.500 người.
Hầu hết các lao động sau đào tạo đều có việc
làm bước đầu tạo thu nhập. Hàng năm, Trạm
khuyến nông tập huấn chuyển giao khoa học
kỹ thuật cho bà con nông dân, phối hợp với
các đơn vị thực hiện các mô hình để phát triển
sản xuất. Tính đến hết năm 2013 đã tổ chức
được 215 lớp với 4.270 lượt người tham gia.
Một số mô hình thực hiện và đạt kết quả cao
như: Mô hình trồng mới và trồng lại 100 ha chè
cành. Mô hình trồng cây thanh long 05 ha tại xã
Phúc Thuận. Mô hình chăn nuôi gà hướng thịt
quy mô gia trại với 6.000 con. Mô hình hỗ trợ
hộ nông dân nghèo và cận nghèo chăn nuôi gà
thả vườn, quy mô: 7.500 con.
Bảng 1. Kết quả xây dựng mô hình phát triển sản xuất, tập huấn KHKT và đào tạo nghề cho người dân
TT Nội dung
Đơn vị
tính
Trang
trại
Hợp tác
xã
Doanh
nghiệp
1 Mô hình sản xuất 112 31 0
- Trồng trọt Mô hình SX 10
- Chăn nuôi Mô hình SX 94
- Lâm nghiệp Mô hình SX 2
- Thủy sản Mô hình SX 6
- Công nghiệp, Tiểu thủ công nghiệp Mô hình SX 31
- Làng nghề Mô hình SX
2 Tập huấn KHKT
- Số lớp Lớp 215
- Số người tham gia Người 4.270
3 Đào tạo nghề
- Số lớp đào tạo Lớp 51
- Số người tham gia Người 2.500
Nguồn: Phòng Nông nghiệp huyện Phổ Yên
Ngô Xuân Hoàng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 125(11): 113 - 119
115
Kết quả huy động các nguồn lực thực hiện
Huyện Phổ Yên, trong hai năm thực hiện xây
dựng nông thôn mới, tổng kinh phí đầu tư cho
nông nghiệp, nông thôn là 156.353 triệu đồng.
Trong đó ngân sách nhà nước là: 136.673
triệu đồng, vốn tín dụng: 4.000 triệu đồng,
vốn nhân dân đóng góp: 15.680 triệu đồng.
Vốn đầu tư, hỗ trợ cho các nội dung (Quy
hoạch, xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển
sản xuất, tuyên truyền, tập huấn, đào tạo
nghề lao động nông thôn,...), trong đó tập
trung chủ yếu cho xây dựng kết cấu hạ tầng
(135.884 triệu đồng) chiếm 87% tổng nguồn
vốn thực hiện. Mức độ đầu tư của ngân sách
Nhà nước năm 2012 đã tăng hơn 2011 là
8.639 triệu đồng: Ngân sách trung ương tăng
4.358 triệu, tương đương 12,1%; vốn chương
trình MTQGXDNTM tăng 1.550 triệu đồng,
tương đương 217,7%, đây là một tín hiệu tích
cực thể hiện có sự quan tâm đầu tư của các
cấp tới phong trào xây dựng nông thôn mới.
Tuy nhiên huy động từ khu vực dân cư lại
giảm đi 12.640 triệu đồng tương đương giảm
khoảng 89% so với năm 2011, điều này là do
nguồn lực từ khu vực cộng đồng dân cư chủ
yếu được đóng góp từ ngày công xây dựng
đường xá, kênh mương, cải tạo vườn tạp..., đã
thực hiện phần nhiều ở năm 2011. Tỷ trọng
dành cho xây dựng kết cấu hạ tầng là chủ yếu,
chiếm 87% nguồn lực thực hiện, tiếp theo là
đào tạo nghề cho lao động nông thôn, chiếm
15,6%; một số nội dung như xây dựng kết cấu
hạ tầng, phát triển sản xuất và đào tạo nghề
cho lao động nông thôn thực hiện năm sau
đều cao hơn năm trước; một số nội dung còn
lại như quy hoạch, tuyên truyền, tập huấn,
thực hiện giảm so với năm 2011, điều này là
phù hợp với quá trình xây dựng nông thôn
mới ở địa phương.
Kết quả tổng hợp đạt được các tiêu chí quốc
gia về nông thôn mới
Tiêu chí để đánh giá kết quả xây dựng và
hoàn thành chương trình xây dựng nông thôn
mới bao gồm 19 tiêu chí, cụ thể như sau: Quy
hoạch và thực hiện quy hoạch; Giao thông;
Thủy lợi; Điện nông thôn; Trường học; Cơ sở
vật chất văn hóa; Chợ nông thôn; Bưu điện;
Nhà ở dân cư; Thu nhập; Hộ nghèo; Tỷ lệ lao
động có việc làm thường xuyên; Hình thức tổ
chức sản xuất; Giáo dục; Y tế; Văn hóa; Môi
trường; Hệ thống tổ chức chính trị; Quốc
phòng, an ninh. Qua kết quả đánh giá cho
thấy: 15 xã đã hoàn thành tiêu chí 1 (tỷ lệ đạt
100%); 09 xã hoàn thành tiêu chí 3 (tỷ lệ đạt
60%); 10 xã hoàn thành tiêu chí 4 (tỷ lệ đạt
67%); 10 xã hoàn thành tiêu chí 5 (tỷ lệ đạt
67%); 01 xã hoàn thành tiêu chí 7 (tỷ lệ đạt
7%); 10 xã hoàn thành tiêu chí 8 (tỷ lệ đạt
67%); 02 xã hoàn thành tiêu chí 9 (tỷ lệ đạt
13%); 05 xã hoàn thành tiêu chí 10 (tỷ lệ đạt
33%); 05 xã hoàn thành tiêu chí 11 (tỷ lệ đạt
33%); 04 xã hoàn thành tiêu chí 12 (tỷ lệ đạt
27%); 07 xã hoàn thành tiêu chí 13 (tỷ lệ đạt
47%); 07 xã hoàn thành tiêu chí 14 (tỷ lệ đạt
47%); 14 xã hoàn thành tiêu chí 15 (tỷ lệ đạt
93%); 06 xã hoàn thành tiêu chí 16 (tỷ lệ đạt
40%); 13 xã hoàn thành tiêu chí 18 (tỷ lệ đạt
87%); 15 xã hoàn thành tiêu chí 19 (tỷ lệ đạt
100%); các tiêu chí 2, 6 và 17 chưa có xã nào
thực hiện được.
Tổng hợp kết quả trong toàn huyện theo
nhóm cho thấy: Số xã đạt chuẩn nông thôn
mới và nhóm 1 (đạt chuẩn từ 14-18 tiêu chí):
chưa có xã nào đạt được; nhóm 2 (đạt chuẩn
từ 9-13 tiêu chí): có 09/15 xã đạt (tỷ lệ đạt
60%); nhóm 3 (đạt chuẩn từ 5-8 tiêu chí): có
04/15 xã đạt (tỷ lệ đạt 27%); nhóm 4 (đạt
chuẩn dưới 5 tiêu chí): có 02/15 xã đạt (tỷ lệ
đạt 13%). Như vậy có thể nhận thấy đa số
các xã trong huyện mức độ thực hiện đạt
mức 9 đến 13 tiêu chí (chiếm 60%). Đây là
cơ sở để lãnh đạo các cấp, các ngành tiến
hành rà soát, lựa chọn ưu tiên đầu tư cho các
đơn vị có khả năng hoàn thành xây dựng
nông thôn mới theo từng giai đoạn, đảm bảo
lộ trình đã đề ra. Các tiêu chí giao thông, cơ
sở vật chất văn hóa, môi trường (hiện chưa
có xã nào thực hiện được) và một số tiêu chí
có số ít đơn vị hoàn thành là chợ nông thôn,
nhà ở dân cư đạt chuẩn, cơ cấu lao động, thu
nhập, hộ nghèo, đang là những vấn đề khó
khăn với huyện Phổ Yên sau gần 2 năm triển
khai xây dựng nông thôn mới trên địa bàn
huyện. Đây là những tiêu chí mà huyện Phổ
Yên cần tập trung và có giải pháp hiệu quả,
ưu tiên thực hiện để đưa chương trình xây
dựng nông thôn mới trong toàn huyện về
đích đúng yêu cầu đề ra.
Ngô Xuân Hoàng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 125(11): 113 - 119
116
Bảng 2. Tổng hợp kết quả thực hiện các tiêu chí theo nhóm
TT Phân theo nhóm Thực hiện các tiêu chí Số xã Tỷ lệ (%) Ghi chú
1
Nhóm 1
Đạt 19 tiêu chí 0.0
2 Đạt 18 tiêu chí 0.0
3 Đạt 17 tiêu chí 0.0
4 Đạt 16 tiêu chí 0.0
5 Đạt 15 tiêu chí 0.0
6 Đạt 14 tiêu chí 0.0
7
Nhóm 2
Đạt 13 tiêu chí 1 6.7
8 Đạt 12 tiêu chí 2 13.3
9 Đạt 11 tiêu chí 4 26.7
10 Đạt 10 tiêu chí 0.0
11 Đạt 9 tiêu chí 2 13.3
12
Nhóm 3
Đạt 8 tiêu chí 2 13.3
13 Đạt 7 tiêu chí 0.0
14 Đạt 6 tiêu chí 1 6.7
15 Đạt 5 tiêu chí 1 6.7
16
Nhóm 4
Đạt 4 tiêu chí 2 13.3
17 Đạt 3 tiêu chí 0.0
18 Đạt 2 tiêu chí 0.0
19 Đạt 1 tiêu chí 0.0
20 Đạt 0 tiêu chí 0.0
Nguồn: Phòng NN&PTNT huyên Phổ Yên và điều tra của tác giả
Bảng 3. Mức độ phát triển kinh tế sau khi xây dựng nông thôn mới
TT Chỉ tiêu
Năm
2010
Năm
2012
So sánh
Số tuyệt
đối
Số tương
đối
1 Thu nhập bình quân (Triệu đồng) 12,4 21,2 + 8,8 171,0
2 Tỷ lệ hộ nghèo (%) 8,3 6,2 - 2,1 74,6
3 Mô hình sản xuất hiệu quả (mô hình) 143 143 -
4 Giá trị sản xuất nông nghiệp (tỷ đồng) 459,6 497,2 +37,6 108,2
Nguồn: Phòng Thống kê huyện Phổ Yên
Kết quả phát triển kinh tế của nông hộ khi xây
dựng nông thôn mới
Kết quả điều tra quá trình xây dựng nông thôn
mới ở huyện Phổ Yên sau 2 năm triển khai
thực hiện cho thấy: Thu nhập bình quân đầu
người trong huyện đã tăng 8,8 triệu đồng lên
21,2 triệu đồng/năm so với 12,4 triệu đồng
năm 2010; tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn
6,2% năm 2012 so với 8,3% năm 2010. Các
mô hình trồng mới và trồng lại 100 ha chè
cành, mô hình trồng cây thanh long ruột đỏ,
mô hình chăn nuôi gà thả vườn, trồng hoa ly,
hoa cúc, trồng nấm, nuôi thỏ, nuôi baba,
được phát triển và nhân rộng ở nhiều địa
Ngô Xuân Hoàng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 125(11): 113 - 119
117
phương, mỗi năm tạo việc làm mới cho trên
4000 lao động nông thôn, góp phần tăng thu
nhập, cải thiện đời sống cho nông dân. Cùng
với thay đổi tư duy sản xuất, nhận thức của
người dân trong huyện về xây dựng nông
thôn mới cũng được nâng lên, họ cùng nhau
góp sức, chủ động thực hiện chương trình
NTM. Nhiều tiêu chí được huyện triển khai
đạt kết quả cao như: Quy hoạch; y tế; trường
học; điện nông thôn; bưu điện; thuỷ lợi.
Một số giải pháp thúc đẩy quá trình xây
dựng nông thôn mới cho huyện Phổ Yên
Hoàn thiện chính sách, công tác điều hành
quản lý
Bổ sung, hoàn thiện và trình cấp có thẩm
quyền ban hành các văn bản hướng dẫn thực
hiện còn thiếu; đồng thời rà soát bổ sung sửa
đổi các quy định, hướng dẫn đã có để phù hợp
với thực tiễn xây dựng NTM như: Cơ chế
lồng ghép các chương trình mục tiêu Quốc
gia trên địa bàn xã; Chính sách hỗ trợ thông
qua các tổ chức tín dụng, Quỹ đầu tư phát
triển địa phương... Hoàn thiện các chính sách
vĩ mô tạo cơ sở phát triển nông thôn bền
vững, các chính sách nên hướng về: huy động
nguồn lực để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng;
Thu hút đầu tư của các doanh nghiệp vào phát
triển sản xuất trên địa bàn Tăng cường,
nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban chỉ đạo
các cấp: trên cơ sở tuyển dụng, đào tạo, bồi
dưỡng đội ngũ cán bộ để đáp ứng yêu cầu của
công cuộc xây dựng nông thôn mới. Nâng cao
chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã:
Nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ làm
công tác xây dựng NTM gắn với chương trình
đào tạo công chức xã (đề án theo Quyết định
số 1956/QĐ-TTg). Tăng cường công tác kiểm
tra, đôn đốc: giám sát kịp thời, điều chỉnh
những vướng mắc cho phù hợp với thực tiễn,
xử lý nghiêm những hành vi, trường hợp thiếu
tích cực, thiếu trách nhiệm, tiêu cực trong quá
trình triển khai xây dựng NTM.
Tăng cường công tác đào tạo, tập huấn, tuyên
truyền xây dựng nông thôn mới, nâng cao
nhận thức của cư dân nông thôn
Tổ chức tuyên truyền sâu rộng, đồng thời
triển khai có hiệu quả các phong trào thi đua,
đánh thức tính năng động, tiềm tàng của
người dân. Công tác tuyên truyền cần phải
hướng tới mọi giai cấp, tầng lớp trong cộng
đồng. Công tác tuyên truyền cần phải thường
xuyên, liên tục, mọi lúc, mọi nơi và được tiến
hành bằng nhiều phương pháp linh hoạt. Tăng
cường tuyên truyền, vận động nhân dân thực
hiện các chương trình cụ thể như: chuyển đổi
cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi; sản xuất
theo quy hoạch các vùng kinh tế, dồn điền,
đổi thửa, đưa công nghệ khoa học, kỹ thuật và
cơ giới hoá trong sản xuất.
Hoàn chỉnh quy hoạch và thực hiện quản lý
theo quy hoạch
Rà soát hiện trạng, bổ sung điều chỉnh quy
hoạch đảm bảo hiện đại, văn minh, bền vững,
ổn định cho phát triển sản xuất, phù hợp với
tình hình thực tế của địa phương. Khảo sát,
nghiên cứu, điều chỉnh, bổ sung, quy hoạch
tổng thể phát triển kinh tế, xã hội của huyện,
trong đó rà soát, bổ sung quy hoạch sản xuất
nông nghiệp, nông thôn theo hướng phát huy
lợi thế so sánh của từng vùng, bố trí cơ cấu
cây, con, tăng cường đầu tư và nâng cao chất
lượng, hiệu quả các vùng chuyên canh, ưu
tiên phát triển các cây trồng, vật nuôi có quy
mô sản xuất lớn và thị trường ổn định như
lúa, ngô, chè, rau, trâu, bò, lợn chú trọng
đến hàng nông sản có ưu thế của từng vùng.
Tiếp tục thực hiện quy hoạch và xây dựng các
trung tâm xã, cụm xã, thị trấn theo hướng đô
thị hoá, tạo diện mạo mới cho nông nghiệp,
nông thôn và là cơ sở để giúp đỡ người dân
từng bước chuyển dịch từ sản xuất thuần nông
sang thương mại, dịch vụ .
Phát triển kinh tế, ổn định an sinh xã hội
Đổi mới và xây dựng các hình thức tổ chức
sản xuất, dịch vụ có hiệu quả. Nhân rộng các
Ngô Xuân Hoàng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 125(11): 113 - 119
118
hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh có hiệu
quả như: tổ, nhóm, hiệp hội làng nghề, hợp
tác xã... với phương châm: “Theo điều kiện
cụ thể từng địa phương, để lựa chọn phương
án thực hiện phù hợp với quy mô lớn theo
hướng sản xuất hàng hoá”. Đẩy mạnh nghiên
cứu chuyển giao Khoa học công nghệ phục vụ
sản xuất. Tổng kết, rút kinh nghiệm để nhân
rộng, mở rộng các dịch vụ phục vụ sản xuất
nông nghiệp như bảo vệ thực vật, vật tư nông
nghiệp, quản lý và đổi mới hoạt động của các
loại hình hợp tác xã nông nghiệp, làm cầu nối
để nhân dân thực sự tiếp cận với các dịch vụ
theo cơ chế thị trường. Phát triển mạnh công
nghiệp, dịch vụ, thực hiện công nghiệp hoá
nông thôn. Làm tốt công tác tuyên truyền, vận
động để huy động nguồn lực từ các tổ chức,
doanh nghiệp và nhân dân (tiền, ngày công,
hiến đất, vật tư).
Tổ chức tiếp nhận và huy động các nguồn lực
xây dựng nông thôn mới
Tạo môi trường thuận lợi để thu hút vốn đầu
tư, khuyến khích các thành phần kinh tế trong
và ngoài nước tham gia phát triển kinh tế
nông nghiệp, nông thôn. Nghiên cứu, rà soát
và đề xuất sửa đổi, bổ sung quy định về cơ
chế lồng ghép các nguồn vốn từ các chương
trình, dự án đầu tư trên địa bàn; ưu tiên đầu
tư, hỗ trợ cho 4 xã điểm xây dựng NTM và
các xã có khả năng hoàn thành xây dựng
NTM trong giai đoạn 2011-2020. Đổi mới các
hình thức, phương pháp để nâng cao hiệu quả
huy động các nguồn vốn đầu tư, đặc biệt chú
trọng đến thu hút đầu tư từ cộng đồng dân cư
để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng; thu hút đầu
tư của các doanh nghiệp vào phát triển sản
xuất trên địa bàn. Ban hành cơ chế quản lý,
chính sách hỗ trợ cho xây dựng nông thôn
mới ở địa phương thông qua các ngân hàng,
các tổ chức tín dụng, quỹ đầu tư phát triển địa
phương, tạo điều kiện để các tổ chức, cá nhân
có điều kiện tiếp cận với nguồn vốn ưu đãi
đầu tư cho khu vực nông thôn.
KẾT LUẬN
Sau 2 năm thực hiện Chương trình mục tiêu
Quốc gia xây dựng nông thôn mới tại huyện
Phổ Yên, với sự đồng lòng chung sức của
toàn thể nhân dân trong huyện, chương trình
xây dựng nông thôn mới huyện Phổ Yên
bước đầu đã đạt được một số kết quả khả
quan: Giá trị sản xuất nông nghiệp đã tăng
8,17%; cơ cấu cây trồng vật nuôi có sự
chuyển dịch đúng hướng; diện tích, số lượng
cây con có giá trị kinh tế cao đang dần được
nâng lên; tỷ trọng nông nghiệp tuy giảm
nhưng chất lượng tăng lên; hệ thống hạ tầng
giao thông, điện, nước sinh hoạt, kênh
mương thủy lợi được đầu tư bước đầu đã
đáp ứng yêu cầu sản xuất và sinh hoạt; cơ
cấu lao động nông thôn chuyển dịch theo
hướng giảm tỷ lệ lao động nông nghiệp, tăng
tỷ lệ dịch vụ, công nghiệp; đời sống vật chất
và tinh thần của người dân nông thôn được
cải thiện; hệ thống chính trị được củng cố,
an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được
giữ vững. Tuy nhiên so với bộ tiêu chí Quốc
gia về nông thôn mới thì huyện còn nhiều
việc phải làm trong thời gian tới để có thể
đưa chương trình xây dựng nông thôn mới
của huyện về đích đúng thời gian đề ra.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PGS.TS. Vũ Trọng Khải (2004), Tổng kết và
xây dựng mô hình phát triển Kinh tế - Xã hội nông
thôn mới kết hợp truyền thống làng xã với văn
minh thời đại, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
2. GS.TS. Bùi Xuân Lưu (2004), Bảo hộ hợp lý
nông nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập
kinh tế quốc tế, Nxb Thống kê, Hà Nội.
3. GS.TS. Đỗ Kim Chung, PGS.TS. Kim Thị
Dung, “Chương trình nông thôn mới ở Việt Nam -
một số vấn đề đặt ra và kiến nghị”, Tạp chí Phát
triển kinh tế, số 262 tháng 8/2012.
4. Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng
nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020,
www.nongthonmoi.gov.vn/.
5. Báo cáo kết quả thực hiện Chương trình mục
tiêu Quốc gia Xây dựng nông thôn mới huyện Phổ
Yên 02 năm 2011- 2012, tháng 2/2013.
6. Báo cáo kết quả thực hiện 02 năm Chương
trình MTQG xây dựng NTM tỉnh Thái Nguyên,
phương hướng, nhiệm vụ công tác trọng tâm năm
2013 của tỉnh Thái Nguyên, tháng 3/2013.
Ngô Xuân Hoàng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 125(11): 113 - 119
119
SUMMARY
SOLUTIONS PRIMARILY TO PROMOTE THE PROCESS OF BUILDING
NEW RURAL MODEL IN PHO YEN DISTRICT -THAI NGUYEN PROVINCE
Ngo Xuan Hoang *
College of Economic and Technology – TNU
After nearly two years of implementing the national target program on building new rural areas,
Pho Yen district, Thai Nguyen province, initially achieved some positive results. However, the
program to build new rural district in accordance with the plan, in the future, regardless of the
district implemented a number of measures primarily follows: Completing the policy, the
administration management justice; Intensify training, training, dissemination of new rural
construction, to raise awareness of rural residents; Complete planning and implementation
management as planned; Economic development, stable social security; The receiving
organization and mobilization resources for building a new countryside.
Key words: Solutions, promote, rural new model, Pho Yen, Thai Nguyen
Ngày nhận bài:22/8/2014; ngày phản biện:15/9/2014; ngày duyệt đăng: 26/9/2014
Phản biện khoa học: ThS. Ứng Trọng Khánh – Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật – ĐH Thái Nguyên
* Tel: 0912.140.868; Email: nxhoang63@gmail.com
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giai_phap_chu_yeu_nham_thuc_day_qua_trinh_xay_dung_nong_thon.pdf