Giải cứu doanh nghiệp trong cơn khủng hoảng
Giải cứu doanh nghiệp trong cơn khủng hoảng
Nền kinh tế toàn cầu đang có những diễn biến phức tạp, khó
lường, suy thoái bùng nổ, và tất nhiên doanh nghiệp của bạn
cũng điêu đứng vì hệ quả đó. Vậy bạn sẽ làm thế nào để giúp
doanh nghiệp của mình có thể chèo lái qua cơn khủng hoảng tài
chính tồi tệ này? Hãy cắt giảm mọi chi tiêu không cần thiết để bảo
vệ doanh nghiệp của bạn.
Có thể bạn sẽ phải thắt chặt ngân sách của doanh nghiệp trong
11 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1895 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giải cứu doanh nghiệp trong cơn khủng hoảng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giải cứu doanh nghiệp trong cơn
khủng hoảng
Nền kinh tế toàn cầu đang có những diễn biến phức tạp, khó
lường, suy thoái bùng nổ, và tất nhiên doanh nghiệp của bạn
cũng điêu đứng vì hệ quả đó. Vậy bạn sẽ làm thế nào để giúp
doanh nghiệp của mình có thể chèo lái qua cơn khủng hoảng tài
chính tồi tệ này? Hãy cắt giảm mọi chi tiêu không cần thiết để bảo
vệ doanh nghiệp của bạn.
Có thể bạn sẽ phải thắt chặt ngân sách của doanh nghiệp trong
cơn khủng hoảng. Nhân viên của bạn thấy rất lo sợ khi ông chủ
đang tính đến việc cắt giảm chi tiêu cho các kỳ nghỉ lễ. Nhưng
trên thực tế, một số khoản cắt giảm đáng kể này có thể sẽ là
khoản dự trữ đáng quý để bảo vệ tương lai doanh nghiệp của
bạn. Cắt khoản nào, duy trì hay tăng cường khoản nào quả là bài
toán hóc búa. Dưới đây là một số khoản mách bạn có thể cắt
giảm:
Cắt giảm các chi phí không cần thiết
Hãy dùng phương pháp “hỏi, cắt, thoả hiệp” để đánh giá các
khoản vượt trội của toàn doanh nghiệp. Ví như, liệu có cần thiết
phải cử tất cả các nhà quản lý của bạn tới các cuộc triển lãm?
Giải pháp: bạn có thể giảm số lượng người được cử đến các
cuộc triển lãm đi một nửa hoặc cắt giảm số lượng các cuộc triển
lãm cần tham dự...
Nếu bạn nhìn ra ngoài cửa sổ và thấy một ai đó trong đồng phục
làm việc đang cắt bãi cỏ của công ty hoặc các bụi rậm ngoài cửa
sổ, bạn có thể nảy ra một ý tưởng cần cắt giảm khác. Các khoản
chi tiêu không cần thiết dù chỉ là con số nhỏ, nhưng nhiều con số
nhỏ cộng lại là thành con số lớn. Hãy tự vấn bản thân liệu việc
chăm sóc bãi cỏ chuyên nghiệp có cần thiết. Và sau đó hãy tìm ra
giải pháp “thoả hiệp”. Bạn có biết một cậu bé tuổi thanh thiếu niên
nào đang tìm kiếm một công việc vào mùa hè và có thể làm một
người thợ cắt cỏ? Hay bạn có biết nhân viên nào đó trong đội ngũ
nhân viên có thể đảm nhiệm thêm nhiệm vụ thứ hai: cắt cỏ.
Những giải pháp trên có thể cắt giảm đi giúp bạn một nửa chi tiêu
cần chi trả so với giá nếu thuê một người chuyên nghiệp.
Còn các khoản quảng cáo thì sao? Hãy cắt giảm những cái
không mang lại lợi nhuận kinh doanh cho bạn. Tiến hành cắt
giảm ngay bây giờ sẽ giúp bạn an toàn trước các khoản chi tiêu
không cần thiết trong tương lai.
Xây dựng mối quan hệ với khách hàng và nhà cung cấp
Tại mọi thời điểm, không cần biết nền kinh tế có ổn định hay
không, “sức khoẻ” doanh nghiệp sản xuất của bạn đều dựa vào
các nhà cung cấp và khách hàng liên quan. Khi việc kinh doanh
của họ đang xấu đi, thì “sức khoẻ” doanh nghiệp của bạn cũng
không thể tốt hơn được. Nếu việc mua bán của khách hàng giảm
sút, điều đó đồng nghĩa công việc kinh doanh của bạn cũng đang
tụt dốc. Nếu nhà cung cấp phải tăng giá, thì ví tiền của bạn cũng
bị điều chỉnh. Hãy thiết lập các mối quan hệ lành mạnh, tốt đẹp
với khách hàng, nhà cung cấp trước khi cơn khủng hoảng tấn
công đến bạn.
Hãy là người trung thực, thẳng thắn và nói thẳng với họ rằng đó
là những thời điểm khó khăn bạn đang phải đối mặt, nhưng lại rất
có giá trị với công việc kinh doanh của họ. Hơn hết, bạn cần cho
họ thấy rằng bạn không chỉ quan tâm đến tình trạng “sức khoẻ”
của riêng doanh nghiệp bạn đang sở hữu mà còn đến cả tình
hình kinh doanh trong doanh nghiệp của họ. Xây dựng các mối
quan hệ với nhà cung cấp và khách hàng sẽ tạo nên sự tôn trọng
lẫn nhau và chính họ sẽ là người giải cứu bạn ra khỏi tình trạng
nguy hiểm trong những thời điểm cam go.
Hãy đàm phán với nhà cung cấp để có được sự giảm giá tạm
thời trong giai đoạn kể trên. Bạn phải làm sao để họ thấy rằng
bạn luôn mong muốn và thiện chí làm ăn cùng họ. Ví như, những
yêu cầu sản xuất của bạn đang tiêu tốn không ít tiền của của họ.
Hãy làm dịu đi áp lực đó bằng việc đưa ra những nguyên liệu ít
hơn với giá tốt, thường xuyên hơn. Và tất nhiên bạn phải chuẩn
bị sẵn tinh thần nếu có xung đột với nhà cung cấp này bằng việc
tìm một nhà cung cấp dự phòng khác. Hãy luôn nhớ rằng chuyển
nhà cung cấp là đồng nghĩa với việc cho ra đời chất lượng
nguyên liệu mới, giá suất mới, lịch trình vận chuyển mới và các
chi phí mới. Tất cả mọi thứ kể trên không chỉ tác động tới công
việc kinh doanh của bạn mà còn tới cả công việc kinh doanh của
các khách hàng.
Nếu như việc tăng giá là cần thiết, hãy để khách hàng nắm được
phần trăm tăng giá đó dựa trên nguyên liệu bạn cung cấp cho họ.
Với thử thách về mặt tài chính, việc tăng giá này có thể từ 5 đến
15%. Trong trường hợp với những phản hồi bất hợp tác, bạn cần
chuẩn bị tinh thần trước. Bạn cần nắm rõ được khách hàng nào
công ty của bạn không thể để tuột mất và khách hàng nào có thể
bỏ qua.
Đánh giá những nhân viên giỏi
Nhân viên của bạn nên trải qua những đánh giá kỹ năng thường
xuyên. Bởi những nhận xét này sẽ là cơ sở, nguồn xét duyệt
quan trọng sẵn sàng khi xảy ra các đợt cắt giảm khẩn cấp. Tại
nhà máy sản xuất, một cuốn sổ ghi lại những việc cụ thể như: giờ
có mặt, bản tường thuật làm việc của nhân viên, là rất cần thiết
và hữu ích. Bên cạnh xem xét khách hàng và nhà cung cấp, bạn
cũng cần biết đâu là những nhân viên đóng góp tích cực hàng
đầu cho doanh nghiệp của bạn và đâu là những kẻ “vô tích sự”.
Ngoài ra, việc kinh doanh đã được lên kế hoạch thậm chí cho tình
huống kinh tế trì trệ sẽ làm cho nhân viên cảm thấy yên lòng hơn.
Liệu bạn có nhân viên nào có thể làm được những công việc
phức tạp ít ai làm được? Đấy chính là thành viên có giá trị mà
những doanh nghiệp khác đang kiếm tìm. Hãy quan tâm đến
những nhân viên xuất sắc này. Hãy giữ chân họ bằng những cơ
hội giá trị trong tương lai, những kế hoạch mà bạn dành cho họ,
bằng việc bổ nhiệm họ làm nhà quản lý dự án hay vị trí cao tương
đương, dành cho họ thời gian linh động hơn, hoặc cho phép họ
làm việc như tại nhà một lần mỗi tuần... Những thoả hiệp này với
những nhân viên “sáng giá” sẽ là nền tảng giữ chân họ không
"màng" tới doanh nghiệp cạnh tranh khác.
Cân nhắc khoản cắt giảm tiền lương
Bạn sẽ làm gì nếu như việc bán hàng bị thất thu 20% trong khi
bạn vẫn chưa sẵn sàng giảm 20% số nhân viên. Vậy thì thay thế
cho 20% số nhân viên lẽ ra sẽ bị cắt giảm sẽ là hạ 20% tiền
lương. Nếu bạn quyết định như trên thì khoản giảm tiền lương sẽ
là tiền dự trữ cho thời kỳ suy thoái, cho nên hãy đảm bảo rằng
khoản tiền mà bạn cắt giảm là hợp lý, công bằng, hiệu quả và
được hầu hết nhân viên tán thành. Nếu là doanh nghiệp nhỏ và
vừa, bạn có thể gặp từng nhân viên để phân tích.
Cuộc gặp gỡ cá nhân này là phương pháp lý tưởng để cho nhân
viên của bạn thấy rằng bạn không chỉ quan tâm đến doanh
nghiệp mà còn có mối quan tâm lớn đến từng nhân viên. Đối với
nhà cung cấp và khách hàng, bạn cũng nên thành thật. Hãy giải
thích về tình hình doanh nghiệp của bạn đang mắc phải, vạch rõ
tình trạng kinh doanh và viễn cảnh công việc kiểm tra thanh toán
của họ sẽ ra sao nếu đợt cắt giảm của bạn có hiệu lực. Điều
quan trọng phải cho họ thời gian. Về phía nhân viên, bản thân họ
cũng phải có những điều chỉnh cá nhân nếu đợt cắt giảm kéo dài.
Hãy sẵn sàng và chuẩn bị cho giai đoạn suy thoái. Hãy tận dụng
các cơ hội bạn có trong tay hiện tại để cắt giảm các khoản chi phí
không cần thiết, xây dựng mối quan hệ tốt với khách hàng, nhà
cung cấp và tìm hiểu nhân viên của bạn để có quyết định nên
“trói” ai và “thả” ai.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giải cứu doanh nghiệp trong cơn khủng hoảng.pdf