6. KẾT LUẬN
Như vậy, việc giải phương trình Saint venat
1D+2D trên CNN hoàn toàn khả thi, tuy vậy
do khuôn khổ bài báo mới trình bày mô hình
của CNN, chưa nêu rõ được cấu trúc phần
cứng cũng như chương trình tính toán cụ thể
mà chỉ đưa ra kết quả tính toán mô phỏng
cho một ví dụ nhỏ. Từ kết quả này, chúng ta
cũng có thể khẳng định tính đúng đắn của
phương pháp giải.
Dùng CNN giải phương các phương trình vi
phân, phương trình đạo hàm riêng có ưu thế
nhất định về tốc độ, độ phức tạp tính toán.
Chúng ta có thể thiết kế nhiều mô hình CNN
cho từng bài toán cụ thể trong thực tế.
7 trang |
Chia sẻ: thucuc2301 | Lượt xem: 551 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giải bài toán thủy lực hỗn hợp bằng công nghệ mạng Nơron tế bào (Cellular Neural Network – CNN) - Vũ Đức Thái, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Vũ Đức Thái Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 58(10): 45 - 49
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
GIẢI BÀI TOÁN THỦY LỰC HỖN HỢP BẰNG CÔNG NGHỆ MẠNG
NƠ RON TẾ BÀO (CELLULAR NEURAL NETWORK – CNN)
Vũ Đức Thái*
Khoa Công nghệ thông tin – Đại học Thái Nguyên
TÓM TẮT
Công nghệ mạng nơ ron tế bào là một kiến trúc tính toán song song tốc độ cao có thể
giải quyết những bài toán tính toán khoa học phức tạp mà máy tính PC khó có thể thực
hiện hiệu quả. Bài toán thủy lực hỗn hợp (1D+2D) kết nối hệ thống thủy lực một chiều và
nhiều chiều mô tả một vùng hồ, vùng vịnh với một số con sông có dòng chảy đổ vào. Mô
hình toán học của bài toán này là hệ phương trình đạo hàm riêng phức tạp. Bài báo này
giới thiệu việc ứng dụng mạng nơ ron tế bào vào việc giải hệ phương trình mô tả bài
toán. Nội dung bài báo gồm 6 phần. Phần 1 giới thiệu; phần 2 nêu khái quát về CNN;
phần 3 giới thiệu bài toán thủy lực hỗn hợp; phần 4 mô phỏng kết quả; phần cuối kết luận
và đánh giá.
Từ khóa: Phương trình Saint venant (1D+2D), mạng nơ ron tế bào, phương trình thủy lực
hỗn hợp.
* 1. GIỚI THIỆU
Mạng nơ ron tế bào là một mô hình tính toán
song song của ma trận các chip gần giống
mạng nơ ron chỉ khác là liên kết giữa các chip
là liên kết cục bộ. Mô hình toán học ổn định
có thể thực thi trên các chíp công nghệ cao
VLSI được L. O. Chua và L. Yang đưa ra
năm 1988. Từ đó máy tính CNN-UM đã được
chế tạo thử nghiệm và đưa ra thị trường từ
năm 1993[1,2]. Chúng có thể xử lí được tín
hiệu số hoặc tương tự, việc xử lí thông qua
các Template (A, B, z) trong phương trình
trạng thái.
Với tốc độ và khả năng tính toán song song
của CNN việc giải phương trình vi phân mô tả
các quá trình lí, hóa cho ta kết quả trong thời
gian rất nhanh (bằng thời gian quá độ của
mạch điện) nên rất thích hợp với nhu cầu xử
lí thời gian thực là những bài toán hiện nay
máy tính PC không đáp ứng được. Bài báo
này giới thiệu việc áp dụng CNN vào bài toán
giải phương trình Saint venant 1D + 2D.
* Vũ Đức Thái, Tel: 0985158998 ,
Email: vdcthai@gmail.com
2. CÔNG NGHỆ MẠNG NƠ RON TẾ BÀO
Cấu trúc của CNN như trong hình 1. Mỗi tế
bào chỉ liên kết với các tế bào láng giềng xác
định bởi bán kính ảnh hưởng r, (r là số tự
nhiên). Nếu r=1, hệ CNN có dạng 3x3 tế bào
và có 8 láng giềng; r = 2 dạng 5x5 có 24 láng
giềng; r = 3 dạng 7x7 có 48 láng giềng.
Hình 1.
(a) Cấu trúc ma trận các tế bào, hình vuông
màu là tế bào hiện thời C(I,j), hình vuông
trắng là các láng giềng C(k,l) ở đây có 8 láng
giềng; hình tròn là các tế bào trong hệ;
Vũ Đức Thái Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 58(10): 45 - 49
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
(b) Cấu trúc của một tế bào và các mẫu
(templates A,B,z) đưa vào xử lý.
Phương trình toán học mô tả hệ CNN:
2.1. Phương trình trạng thái:
(1)
Trong đó xij ÎR, ykl ÎR, ukl ÎR và zij ÎR theo
thứ tự được gọi là trạng thái, đầu ra, đầu vào
và ngưỡng của cell C(i,j). A(i,j;k,l) và B(i,j;k,l)
được gọi là các templates hồi tiếp và tiếp
hợp.
2.2. Phương trình đầu ra
(2)
Như vậy giá trị của yij nằm trong khoảng [-1,1]
2.2. Trạng thái khởi tạo (sơ kiện)
xij(0)=x0 ; với i = 1,...,M; j = 1,,N (3)
3. BÀI TOÁN THỦY LỰC HỖN HỢP
3.1. Bài toán thủy lực một chiều
Bài toán kênh thủy lực một chiều nghiên cứu
kênh thủy lực hở là một hệ thống động rất
phức tạp, tính động của nó do vận tốc dòng
chảy, hiệu ứng sóng cuộn tùy theo sự lồi lõm
của bờ kênh và lòng kênh. Dòng nước chảy
trong kênh do hai nguồn động lực: lực đẩy
của đầu nguồn nước, lực gây ra bởi trọng
lượng của nước do sự chênh lệch độ cao của
đầu nguồn và cuối nguồn. Nghiên cứu về
kênh hở cần giải quyết những vấn đề:
- Từ số liệu đo được trong những thời điểm
bất kỳ về tốc độ dòng chảy và độ cao mực
nước trong kênh tại một số trí quan sát nào
đó, từ đó ta tính toán nội suy cho mọi điểm
cần xét trong suốt chiều dài dòng kênh.
- Xác định được tối ưu số điểm quan sát trên
dòng kênh mà vẫn đảm bảo xác định được
yêu cầu đặt ra ở trên.
Để điểu khiển được lưu lượng nước qua
kênh ta quan tâm đến các yếu tố: tốc độ lưu
lượng chảy Q (m3/s); độ cao tương đối của
mực nước h (m). Hai yếu tố này phụ thuộc
vào các biến không gian nghĩa là vị trí xét trên
kênh, và thời gian là thời điểm xét. Vậy các
đại lượng cần tìm Q(x,t) và h(x,t) là hàm của
biến không gian và thời gian. Bài toán này đã
được nghiên cứu và giải thành công bằng
nhiều phương pháp [ 3, 4, 5, 6]
3.2. Bài toán thủy lực hai chiều
Bài toán thủy lực hai chiều đã được nhiều
người nghiên cứu xây dựng mô hình toán học
và tìm các phương pháp giải. Bài toán này
xét trong một vùng vịnh hữu hạn có ảnh
hưởng của dòng nước chảy rối trong vịnh do
các yếu tố như nhiệt độ, gió, sóng, dòng
nước bên ngoài có chung biên với vùng ta
đang xét, không xét đến điều kiện có dòng
nước từ sông đổ ra vịnh. Các yếu tố cần biết
là độ cao mực nước và vận tốc theo hai
phương 0x, 0y trong hệ tọa độ 0xy của mọi
điểm trong miền xét [7, 8, 9, 10]. Bài toán này
được mô tả bằng hệ phương trình vi phân
đạo hàm riêng Saint venant 2D với các biến
hàm là: mực nước h(x,y,t); vận tốc dòng
nước theo phương x: u(x,y,t); vận tốc
theo phương y: v(x,y,t);
3.3. Bài toán hỗn hợp
Trong một số trường hợp một vùng thủy lực
như của sông tiếp giáp với biển; sông tiếp
giáp với hồ nước, chúng ta cần nghiên cứu
ảnh hưởng của dòng nước từ các sông đổ
vào hồ, biển.
Với vùng thủy lực lớn (như một vùng vịnh ven
biển nào đó) kích thước khoảng 100x100
(km) thì lượng nước đổ từ sông vào không
ảnh hưởng nhiều đến mực nước và vận tốc
tại các điểm trong vùng. Do vậy ta có thể coi
lượng nước đổ vào vịnh từ sông là bằng
không. Ta chỉ quan tâm đến ảnh hưởng của
nhiệt độ, gió, sóng, lực quay của trái đất đến
dòng hải lưu trong vịnh để dự báo ảnh hưởng
nguy hiểm đến tàu bè đi lại trong vịnh (như
trong các trận giông, bão). Với một hồ nước
có diện tích và thể tích chứa nước hữu hạn,
lượng nước từ các sông đổ vào có ảnh
hưởng đáng kể đến mực nước và vận tốc tại
các điểm ven bờ. Ảnh hưởng này có thể gây
nên hiệu ứng tràn, hoặc vỡ đập.
( , ) ( , ) ( , ) ( , )
1 ( , ; , ) ( , ; , )
r r
ij
ij kl kl ij
C k l S i j C k l S i j
x
C x Ai j k l y B i j k l u z
t R Î Î
¶é ù
=- + + +ê ú¶ë û
å å
|1|
2
1|1|
2
1)( --+== ijijijij xxxfy
Vũ Đức Thái Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 58(10): 45 - 49
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Trong bài báo này, chúng ta xét bài toán với
một hồ nước với giả thiết có một số nhánh
sông đổ vào hồ, mỗi nhánh sông có phương
trình mô tả như bài toán 1D, trong hồ chứa có
phương trình mô tả dạng 2D. Tại cửa sông
tiếp giáp với hồ có dạng phương trình 1D liên
thông với phương trình 2D [11, 12, 13, 14].
Hồ nước có đập chắn kích thước giới hạn, có
một số nhánh sông liên thông với hồ có nước
chảy vào hồ. Mỗi nhánh sông có phương
trình mô tả để tính toán được vận tốc dòng
nước và chiều cao mực nước tại điểm giao
với hồ. Mục đích bài toán là xác định mực
nước tại các điểm ven hồ dưới ảnh hưởng
của vận tốc và mực nước ở các nhánh sông,
mực nước và vận tốc dòng chảy nội tại trong
lòng hồ dưới tác dụng của nhiệt độ, gió, dòng
chảy nội tại.
Từ kết quả tính toán, có biện pháp dự báo
tình hình biến động của mực nước trong hồ
và đưa ra giải pháp phòng chống vỡ đập.
Việc dự báo này cần kịp thời trên nhiều điểm
quanh bờ hồ do đó cần tốc độ tính toán
nhanh và khối lượng tính toán nhiều trong
thời gian ngắn nhất là khi đang có mưa lũ xảy
ra.
.Hình 2. Mô hình thực tế của bài toán
Tham số cần quan tâm là mực nước h và vận
tốc dòng nước theo chiều tác dụng vào đập
chắn ngăn nước quanh hồ (H. 2). Giả sử có
N nhánh sông liên thông với hồ, xung quanh
hồ có M điểm cần dự báo vận tốc và mực
nước (H.3). Như vậy, phương trình mô tả bài
toán có dạng ghép nối giữa bài toán 1D và
bài toán 2D. Chúng ta xét phương trình mô tả
cho một điểm, các điểm khác có phương trình
mô tả tương tự với giá trị các tham số khác
nhau.
Hình 3. Mô hình liên kết giữa sông và hồ
chứa
Ở bài toán riêng 1D và 2D chúng ta coi như
lưu lượng trao đổi bằng không, trong bài toán
này chúng ta ghép nối hai vùng nên lưu
lượng trao đổi là đại lượng Fs. Để giải bài
toán này chúng ta có các phương án sau:
1. Ghép nối hai hệ phương trình vi phân
thông qua Fs thành một hệ PDE, cách này
dẫn đến một hệ phương trình cực kỳ phức
tạp và khó giải quyết.
2. Tính riêng kết quả từng bài toán thông qua
đại lượng Fs, nghĩa là tính bài toán 1D để biết
được Fs sau đó thế vào bài toán 2D để tính
các nghiệm của bài toán 2D. Quá trình tính
toán này độ phức tạp không cao tuy vậy cũng
cần thời gian tính toán khá lâu. Đây là
phương pháp mà nhiều tác giả nghiên cứu
giải quyết đã mô phỏng thành công trên máy
PC.
3. Sử dụng mô hình CNN đa lớp, trong đó
một lớp tính cho bài toán 1D, một lớp tính cho
bài toán 2D truyền kết quả cho nhau để giải
đồng thời bài toán hỗn hợp. Như vậy hệ CNN
sẽ là hai lớp CNN 1D và ba lớp CNN 2D. Việc
phân rã bài toán có thể kế thừa mô hình của
bài toán riêng 1D, 2D.
Trong bài này, chúng tôi trình bày phương án
thứ (3), dùng hệ CNN tính toán song song
cho hai hai vùng trong sông và trong hồ. Để
giải quyết bài toán chúng ta xét một số giả
thiết:
- Dòng nước chảy từ sông vào hồ có vận tốc
vs gặp điểm tiếp giáp sẽ phân tách thành
nhiều chiều khác nhau, mỗi chiều có thành
phần vận tốc cụ thể. Nhiều nhánh sông đổ
vào hồ sẽ tạo ra dòng chảy hỗn loạn trong hồ.
Kết hợp với dòng chảy nội tại của hồ tác
Vũ Đức Thái Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 58(10): 45 - 49
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
dụng lên bờ đập là một vận tốc tổng hợp nào
đó vh theo phương vuông góc với mặt cắt
của đập, mà vận tốc này có ảnh hưởng đến
sức bền của đập chắn (Hình 4)
Hình 4. Mô hình dòng chảy trong hồ có liên
kết với sông
4. GIẢI BÀI TOÁN THỦY LỰC BẰNG CÔNG
NGHỆ CNN
Phương trình mô tả bài toán 1D:
(4)
(5)
Trong đó x là trục tọa độ theo chiều dài sông;
h là chiều cao mực nước; b là tiết diện cắt
ngang dòng chảy; Q là lưu lượng nước, Fs là
nguồn nước vào/ra kênh; g là gia tốc trọng
trường K là hệ số ma sát lòng sông; I (m) độ
dốc của dòng chảy; J được tính theo công
thức Manning-Strickler:
với:
và:
Biến đổi phương trình (4), (5) và áp dụng
phương pháp xác định các template của CNN
ta được các template cho CNN:
Lớp h: chọn 1hC = ; 1hR = ;
Ah = [0 1 0]; z = 0.
Lớp Q: chọn CQ = 1; RQ =1;
BQ = kqqi[ 0 1 0] ; z=0;
Áp dụng hệ CNN 1D tính giá trị h, Q theo các
template trên tại điểm tiếp giáp với hồ, có vai
trò như giá trị biên của bài toán 2D cho hồ
nước.
Hình 5. Mô hình phân tích dòng chảy trong
hồ có liên kết với sông
Trong hình 5 ta thấy khi dòng nước từ sông
đổ vào hồ theo phương nào đó ta chiếu theo
hệ tọa độ 0xy. Ví dụ có hai điểm (1,2) ta có
các vận tốc v1x, v1y; v2x, v2y. Tại điểm A mà ta
muốn xác định vận tốc và độ cao của nước
trong hồ ảnh hưởng đến đập. Ta áp dụng
cách tính toán như bài toán 2D nhưng chú ý
rằng giá trị tại một số điểm trên biên được
tính thông qua bài toán 1D (điểm đen trong
lưới sai phân). Phương trình mô tả bài toán
2D:
sFx
txQ
t
txhb =
¶
¶
+
¶
¶ ),(),(
2( , )[ ]
( , ) ( , )( , ) ( , )
( , )( , ) ( , ) (
( , )q
Q x t
Q x t h x tS x t gS x t
t x x
Q x tgIS x t gJS x t k q
S x t
¶
¶ ¶
+ + -
¶ ¶ ¶
+ =
3/2)(
p
sKsD =
2
||),(
D
QQSQJ =
1 1[ 0 ];
2 2
QhA
b x b x
= - -
D D
][
b
qB ih 010=
]
2
0
2 1
1
1
1
-
-
+
+
D
-
D
=
i
i
i
iQ
xhb
Q
xhb
QA
]
2
)(
2
[
x
gbhJIgb
x
gbhA iihQ
D
---
D
=
sFy
vh
x
uh
t
h
=
¶
¶
+
¶
¶
+
¶
¶
Vũ Đức Thái Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 58(10): 45 - 49
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
(6)
(7)
(8)
Trong đó h là độ sâu cột nước; u,v là vận tốc
dòng chảy theo phương x,y; ∆x, ∆y là bước
lưới sai phân; K hệ số ma sát; sx; sy độ dốc
theo phương x,y.
5. Mô phỏng kết quả
Áp dụng mô hình tính toán trên CNN và mô
phỏng bằng công cụ Matlab, ta tính được kết
quả của bài toán như trong bảng sau:
Bảng 1. Giá trị ban đầu của các điểm trong
hồ (trên lưới sai phân), điểm màu xanh là
điềm tiếp giáp có giá trị trội hơn so với các
điểm khác:
Bảng 2. Giá trị sau khi tính toán, điểm ta cần
quan tâm là điểm màu vàng
Như vậy từ vận tốc, độ cao của các con sông
đổ vào hồ tùy theo phương của vận tốc ta
phân tích thành hai thành phần vận tốc x,y
tính toán cho bài toán trong hồ ta được kết
quả là giá trị vận tốc theo hai chiều x,y cho
từng điểm cần quan tâm. Kết quả cho thấy
vận tốc theo chiều y tăng lên rõ rệt so với các
điểm bình thường tại điểm biên cần xét trong
hồ (3,34). Tương tự ta có thể xét cho bất kỳ
điểm nào sau một thời gian t (chỉ trong đơn vị
là giây) là thời gian tính toán của mạch.
6. KẾT LUẬN
Như vậy, việc giải phương trình Saint venat
1D+2D trên CNN hoàn toàn khả thi, tuy vậy
do khuôn khổ bài báo mới trình bày mô hình
của CNN, chưa nêu rõ được cấu trúc phần
cứng cũng như chương trình tính toán cụ thể
mà chỉ đưa ra kết quả tính toán mô phỏng
cho một ví dụ nhỏ. Từ kết quả này, chúng ta
cũng có thể khẳng định tính đúng đắn của
phương pháp giải.
Dùng CNN giải phương các phương trình vi
phân, phương trình đạo hàm riêng có ưu thế
nhất định về tốc độ, độ phức tạp tính toán.
Chúng ta có thể thiết kế nhiều mô hình CNN
cho từng bài toán cụ thể t rong thực tế .
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Chua L. O., and L. Yang (1998) "Cellular
Neural Networks: Theory", IEEE Trans.
Circuits Syst. Vol.35. Page 1257.
[2]. Roska T., L. O. Chua, D. Wolf, T. Kozek,
R. Tetzlaff and F. Puffer (1995) “Simulating
Nonlinear Waves and Partial Differential
22
2/1222
2
)(
2
)(
hK
vugu
x
sgh
yh
uv
x
hg
x
h
u
t
u x +-
¶
¶
-=
¶
¶
+
¶
¶
+
¶
¶
+
¶
¶
22
2/1222
2
)(
2
)(
hK
vugu
y
s
gh
yh
uv
x
hg
y
h
v
t
v x +-
¶
¶
-=
¶
¶
+
¶
¶
+
¶
¶
+
¶
¶
Vũ Đức Thái Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 58(10): 45 - 49
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Equatinos via CNN – Part I: Basic
Techniques” IEEE Transactions on Circuits
and System-I: Fundamental theory and
applications. Vol.42, Page 807.
[3]. Georges D., J.F. Dulhoste and G.
Besancon (2002) “A note on feedback
Linearizing Control for Open-Channel
Hydraulic System” Conference on Control
Application Glasgow, Scotland UK.
[4]. Zhuan X., X. Xia (2002) “Model and
control methodologies in open water flow
dynamics: A survey” Pretoria, South Africa.
[5]. Besancon G., J.F. Dulhoste and D.
Georges (2001) “Nonlinear Observer Design
for Water Level Control in Irrigation Canals”
Proceedings of the 40th IEEE Conference on
Decision and Control, Orlando, Florida USA.
Vũ Đức Thái Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 58(10): 45 - 49
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
SUMMARY
SOLVING SHALLOW WATER EQUATION (1D+2D)
USING CELLULAR NEURAL NETWORK
Vu Duc Thai*
Faculty of Information Technology, Thai Nguyen University
Cellular Neural Network is the parallel architecture that especially useful for computing complex
scientific problem. The Shallow Water Equation (SWE) 1D+2D consists of set of partial Differential
equations describes the system involving the lake, gulf connected with some rivers. This paper
introduces the application CNN for solving SWE. It has 6 parts; Introduction; some short view of
CNN; mathematical model of problem; analyzing and simulating; conclusion.
Keywords: Cellular Neural Network, Shallow water equation.
* Vu Duc Thai, Tel: 0985158998 ,Email: vdcthai@gmail.com
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- brief_1705_9606_giabaitoanthuyluchonhopbangcongnghemangnoronvu_duc_thai_7347_2052942.pdf