Giá trị Châu Á trong thế kỷ XXI

Từ ngữ của lịch sử thế giới, ánh sáng cho Phương Tây luôn đến từ phương Đông (Châu Á). Ngay từ thế kỷ VII trước công nguyên, Hy lạp cổ luôn thừa nhận Lydia, một vùng đất giàu có sung túc, cố gắng để tạo dựng phẩm chất của riêng mình bằng cách học hỏi từ cái thế giới tinh hoa đó, đặc biệt là khu vực phía Đông Địa Trung Hải như Lưỡng Hà, Ai Cập, đảo Cretan trên biển Aege. Có thể nói mà không sợ quá rằng, nền văn minh rực rỡ Hy Lạp cổ đại chính là hiện thực hoá của nguồn ánh sáng đến từ phương Đông. Nguồn sáng đến từ Phương Đông Từ ngữ của lịch sử thế giới, ánh sáng cho Phương Tây luôn đến từ phương Đông (Châu Á). Ngay từ thế kỷ VII trước công nguyên, Hy lạp cổ luôn thừa nhận Lydia, một vùng đất giàu có sung túc, cố gắng để tạo dựng phẩm chất của riêng mình bằng cách học hỏi từ cái thế giới tinh hoa đó, đặc biệt là khu vực phía Đông Địa Trung Hải như Lưỡng Hà, Ai Cập, đảo Cretan trên biển Aege. Có thể nói mà không sợ quá rằng, nền văn minh rực rỡ Hy Lạp cổ đại chính là hiện thực hoá của nguồn ánh sáng đến từ phương Đông. Lịch sử phương Tây ghi nhận rằng, nền văn minh phương Tây lại một lần nữa rơi vào đêm tối khi nguồn sáng đến từ phương Đông đã tắt, với sự sụp đổ của Đế chế Tây La Mã năm 476. Tuy nhiên, đêm tối không đến từ ngữ cảnh lịch sử văn minh thế giới, hay lịch sử tri thức của nhân loại. Như là tất yếu, nền văn minh HyLa chuyển sang phương Đông, Đế chế Hồi giáo bắt đầu toả sáng, và thậm chí còn rực rỡ hơn. Những thế lực Hồi giáo chinh phục thế giới ả rập hồi thế kỷ VII đã thành lập nên Viện Bayt al Hikma, một thể chế giáo dục cao cấp và sưu tầm chắt lọc những học thuyết kinh viện của thời đó, gồm triết, toán, thiên văn, y và âm nhạc, từ Byzantine đến Ấn Độ. Trong nền khoa học phương Tây hiện đại, thì hoá học chính là bộ môn ảnh hưởng nhiều nhất của tri thức Hồi giáo. Chữ hoá học trong tiếng Anh, có căn gốc từ tiếng Ả rập chemia, nghĩa là thuật giả kim. Ngay từ đầu, thuật giả kim đã được coi là phương pháp bí mật làm biến đổi vật liệu, và thậm chí bóng gió tới ma quỷ thánh thần. Hoá học hiện đại đã phát triển từ thuật giả kim, bằng cách giải phóng các hiện tượng lạ kỳ cùng các thành tố phi lý. Dù đã phát triển vượt bậc, những khái niệm hoá học ngày nay vẫn còn mang nguồn gốc ả rập không suy chuyển, chứng tỏ một cách hiển nhiên ảnh hưởng của thuật giả kim lên hoá học. Chỉ nguyên những cái tên thôi cũng đủ là một ví dụ thuyết phục: rượu cồn (alcohol), chất kiềm (alkali), hỗn hống (amalgam), anilin (aniline), antimon (antimony), nhựa thơm (balsam), etxăng (benzene), kali (kalium), natri (natnum), đường sacharin (saccharin), nước ngọt (syrup), nước sôđa (sôđa) .

docx7 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2213 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giá trị Châu Á trong thế kỷ XXI, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giá trị Châu Á trong thế kỷ XXI Từ ngữ của lịch sử thế giới, ánh sáng cho Phương Tây luôn đến từ phương Đông (Châu Á). Ngay từ thế kỷ VII trước công nguyên, Hy lạp cổ luôn thừa nhận Lydia, một vùng đất giàu có sung túc, cố gắng để tạo dựng phẩm chất của riêng mình bằng cách học hỏi từ cái thế giới tinh hoa đó, đặc biệt là khu vực phía Đông Địa Trung Hải như Lưỡng Hà, Ai Cập, đảo Cretan trên biển Aege. Có thể nói mà không sợ quá rằng, nền văn minh rực rỡ Hy Lạp cổ đại chính là hiện thực hoá của nguồn ánh sáng đến từ phương Đông. Nguồn sáng đến từ Phương Đông  Từ ngữ của lịch sử thế giới, ánh sáng cho Phương Tây luôn đến từ phương Đông (Châu Á). Ngay từ thế kỷ VII trước công nguyên, Hy lạp cổ luôn thừa nhận Lydia, một vùng đất giàu có sung túc, cố gắng để tạo dựng phẩm chất của riêng mình bằng cách học hỏi từ cái thế giới tinh hoa đó, đặc biệt là khu vực phía Đông Địa Trung Hải như Lưỡng Hà, Ai Cập, đảo Cretan trên biển Aege. Có thể nói mà không sợ quá rằng, nền văn minh rực rỡ Hy Lạp cổ đại chính là hiện thực hoá của nguồn ánh sáng đến từ phương Đông.  Lịch sử phương Tây ghi nhận rằng, nền văn minh phương Tây lại một lần nữa rơi vào đêm tối khi nguồn sáng đến từ phương Đông đã tắt, với sự sụp đổ của Đế chế Tây La Mã năm 476. Tuy nhiên, đêm tối không đến từ ngữ cảnh lịch sử văn minh thế giới, hay lịch sử tri thức của nhân loại. Như là tất yếu, nền văn minh HyLa chuyển sang phương Đông, Đế chế Hồi giáo bắt đầu toả sáng, và thậm chí còn rực rỡ hơn. Những thế lực Hồi giáo chinh phục thế giới ả rập hồi thế kỷ VII đã thành lập nên Viện Bayt al Hikma, một thể chế giáo dục cao cấp và sưu tầm chắt lọc những học thuyết kinh viện của thời đó, gồm triết, toán, thiên văn, y và âm nhạc, từ Byzantine đến Ấn Độ. Trong nền khoa học phương Tây hiện đại, thì hoá học chính là bộ môn ảnh hưởng nhiều nhất của tri thức Hồi giáo. Chữ hoá học trong tiếng Anh, có căn gốc từ tiếng Ả rập chemia, nghĩa là thuật giả kim. Ngay từ đầu, thuật giả kim đã được coi là phương pháp bí mật làm biến đổi vật liệu, và thậm chí bóng gió tới ma quỷ thánh thần. Hoá học hiện đại đã phát triển từ thuật giả kim, bằng cách giải phóng các hiện tượng lạ kỳ cùng các thành tố phi lý. Dù đã phát triển vượt bậc, những khái niệm hoá học ngày nay vẫn còn mang nguồn gốc ả rập không suy chuyển, chứng tỏ một cách hiển nhiên ảnh hưởng của thuật giả kim lên hoá học. Chỉ nguyên những cái tên thôi cũng đủ là một ví dụ thuyết phục: rượu cồn (alcohol), chất kiềm (alkali), hỗn hống (amalgam), anilin (aniline), antimon (antimony), nhựa thơm (balsam), etxăng (benzene), kali (kalium), natri (natnum), đường sacharin (saccharin), nước ngọt (syrup), nước sôđa (sôđa)...  Những dấu tích ngôn ngữ từng giúp nền khoa học phương Tây lớn mạnh này nói lên một. điều: ánh sáng ở cuối đường hầm, một lần nữa lại đến từ các quốc gia Hồi giáo và Ấn Độ. Vì phương Tây lại một lần nữa phát hiện ra nguồn năng lượng phương Đông, họ đã cố gắng giành lấy nó cho mình. Các trường Đại học phương Tây thành lập ở Bologna, Oxford, Cambridge, và Paris hồi thế kỷ XII và XIII là những biểu hiện của sự thức tỉnh này. Bằng chứng là: các trường đại học đó đã dịch các tác phẩm kinh viện Hồi giáo sang tiếng Latin, quảng bá chúng và sáp nhập đại số, hình học, thiên văn học, âm nhạc của Ấn Độ và Hồi giáo vào kho kiến thức của mình, cũng giống như điều đã từng xảy ra trong 7 lĩnh vực nghệ thuật.  Cái bẫy của phương Tây hiện đại: Chủ nghĩa Đông tiến Trong khi phương Tây chầm chậm thức tỉnh từ giấc ngủ đông gây ra do mớ triết lý giáo điều của Nhà thờ sau thời Phục Hưng, thì ước muốn của họ về một uy quyền bá chủ đã dẫn dắt họ đến với Chủ nghĩa Đế quốc. Từ đó, phương Đông không còn được coi là vùng đất có tính "nguồn sáng" của phương Tây nữa. Phương Đông cũng không còn được coi là biểu tượng văn hoá có thể thức tỉnh phương Tây. Ngay từ thuở ban đầu, đã không hề có khái niệm phương Đông ở bất cứ đâu trên Châu Á. Không hề có khái niệm Chủ nghĩa Đông tiến trong ý thức của các dân tộc Châu Á. Điều gì đã làm cho phương Đông không phải của phương Đông, mà của phương Tây, của những giá trị phương Tây? Đó chính là vì phương Tây, với khát vọng đế quốc, muốn sáp nhập phương Đônbơ vào trang chủ thống trị của mình. Tuy nhiên, chừng nào chủ nghĩa Đông tiến còn tồn tại trong ý thức của phương Tây, thì khái niệm đó vẫn là một ý nghĩ độc đoán, một điều tưởng tượng chỉ tồn tại trong đầu óc chủ quan của người phương Tây mà thôi. Suốt thời Cách mạng Công nghiệp, phương Tây chỉ coi tính đa dạng và sự khác biệt của Châu Á như là biểu hiện của cái dã man, và không bao giờ tỉnh táo. Bằng cách đó, hoài vọng về một đế chế phương Tây luôn làm họ trở thành tự cao tự đại, lúc nào cũng muốn thực dân hoá và thống trị Châu Á. Đó chính là phong cách nhận thức của phương Tây, tái sinh từ ánh sáng của phương Đông, nhưng lại chống lại chính phông nền phương Đông.  Tuy nhiên, điều này cũng là vận rủi của chủng tộc đa trắng, không thể nhìn trực tiếp vào phương Đông để thấy đầu mối suy tàn của phương Tây. Chính điều này đã biến Hegel, một học giả vị chủng (luôn đề cao tính thượng đẳng của dân tộc Đức), lý trí đến cùng cực, trở thành người cho rằng phương Đông không có tự do. Đó chính là cái bẫy, thậm chí làm cho Hegel thất bại trong việc giải phóng chính mình khỏi List der Vermuft (mớ lý thuyết suông) của chủ nghĩa Đông tiến.  Châu Á và văn bản của Tương lai  Đó là một câu đa nghĩa luôn được lật đi lật lại Vì từng có sự uyên thâm của phương Đông chiếu sáng phương Tây trong đêm tối, mà Châu Á có thể lại một lần nữa sẽ đưa đến cho phương Tây suy tàn nguồn năng lượng để thức tỉnh. Vì lý do này, phương Tây ngày nay đang cố gắng để tìm kiếm tương lai của mình tại Châu Á, họ muốn biết nhiều hơn nữa về quá khứ của chính họ mà trước kia họ đã bỏ quên. Nói cách khác, phương Tây đang muốn tái tạo lại tương lai của mình ở Châu Á. Phương Tây, và Thế giới, hiện đang nhìn Châu Á, không phải như một hiện tượng đã được tạo ra, mà là một khả năng cho thế kỷ XXI. Tương lai của Châu Á không còn là một phenotex (câu văn hiện tượng) nữa, mà là genotexte (câu văn khởi nguồn). Phương Tây đã nếm trải hậu quả của việc con bệnh hoá Châu Á, họ đã nhận ra cái giá của chủ nghĩa Đông tiến, một hệ tư tưởng đế quốc trong hai cuộc chiến tranh thế kỷ XX. Pierre Teilhard de Chardin (1881 - 1955), một lý thuyết gia xuất chúng, một nhà địa chất, nhà sinh vật học Pháp, đã cảnh báo trong bài Nghĩ về cuộc khủng hoảng hiện nay: Hãy cứu lấy loài người, một bài luận viết ở Bắc Kinh năm 1936, như sau: "Cuộc khủng hoảng xuất hiện từ chiến tranh thế giới đang ngày càng lan rộng hơn, sâu hơn, chẳng hề chìm lắng. Cuộc khủng hoảng, ban đầu không gì khác chính là sự đụng đâu giữa những ham muôn vật chất, giờ trở thành cơn địa chấn rung chuyển mặt đất nơi con người đang đứng". Ấy thế mà, ông vẫn kêu gọi loài người hãy tin tưởng ở tương lai. Bởi vì điều này, cái mà ông rất quan tâm, chính là tinh thần Châu Á. Đối với Chardin, Châu Á là vùng đất của những điều kỳ diệu, quê hương của cái tinh hần mà rất nhiều người vẫn hằng hướng về. Đó chính là nơi họ mong ước gửi gắm niềm tin yêu cuộc sống. Điều đó giải thích vì sao ông đề nghị "Chúng ta hãy trở về với muôn vàn điều kỳ diệu của Châu Á". Tuy nhiên, phương Tây thế kỷ XX vẫn tiếp tục tiến theo hướng khác so với điều Chardin mong mỏi. Phương Tây ngày một trở nên điên rồ. Họ vượt qua cả thứ được gọi là nạn bạo lực, và mắc phải chứng hoang tưởng rồ đại có nguồn gốc bạo lực. Sự xuất hiện của Chủ nghĩa phátxít là minh chứng của sự rồ dại đó. Hơn nữa, sự điên khùng còn sớm mở ra phân nhánh của chủ nghĩa Đông tiến ở Nhật Bản và chủ nghĩa Đế quốc Nhật đã thẳng thừng tuyên bố mình là phân nhánh của phương Tây. Sự điên khùng của phátxít Nhật (đặt ngang bằng sự cự tuyệt của Châu Á với sự thống trị của Châu Á) bắt đầu bằng việc cùng với chủ nghĩa Đông tiến phương Tây chinh phục các dân tộc Châu Á láng giềng. Thậm chí sự điên khùng đó còn xuất sắc hơn khi săn lùng tiêu diệt dân Châu Á. Phátxít Đức và Đế quốc Nhật đã liên minh với nhau, trở thành phe trục trong Đại chiến Thế giới lần thứ II. Đó là tột đỉnh của chủ nghĩa Đông tiến. Trong khi J.P. Sartre, một triết gia hiện sinh Pháp, tuyên bố tình trạng "Không lối thoát", thì Edgar Morin một triết gia Pháp khác đồng thời và là một cây phê bình đối với nền văn minh hiện đại, đã viết trong cuốn Trốn khỏi thế kỷ "Phương Tây khủng hoảng một mặt, từ nền văn minh đến văn hoá, đến cách đo đếm giá trị, trong gia đình đến cả nhà nước. Phương Tây cuối cùng sẽ đến điểm cuối chết chóc khi suy sụp tinh thần trong màn sương tiên bộ văn minh hiện đại". Tuy nhiên, sau những năm 1950, phương Tây bắt đầu thể hiện hành vi trốn khỏi thơi hiện đại, đặc biệt là khỏi thế kỷ XX. Ví dụ, xuất hiện chủ nghĩa Chống vọng Tây và Chống duy lý của các nhà Hậu cấu trúc như M.Foucault và J.Kristeva. Trước tiên, họ vạch mặt tình trạng bạo lực bá chủ của phương Tây. Họ bóc trần âm mưu và sự điên rồ của Chủ nghĩa vọng Tây, coi đó là một hình thức của Chủ nghĩa Đông tiến. Vậy thì, họ tìm thấy cảm hứng và năng lượng cho Chủ nghĩa Chống Tây hoá và Chống hiện đại hoá ở đâu? Ví dụ, Foucault nhận được ấn tượng tri thức mới lạ, điều không thể so sánh với cái mà ông vẫn thấy nhan nhản ở phương Tây, trong cách phân loại muông thú ở một cuốn bách khoa thư Trung Quốc. Cách này vượt xa hệ thống có sẵn của tư tưởng và sự hình dung phương Tây. Trấn tĩnh lại, Foucault nghi ngờ hệ thống phương Tây về tư tưởng và bắt đầu tìm kiếm các dấu tích cổ của các nền khoa học nghiên cứu chính con người.  Không kém gì Foucault, Kristeva, nữ học giả Pháp gốc Rumama, cũng bị ấn tượng và tìm thấy nguồn cảm hứng từ Trung Hoa. Sau chuyến thăm Trung Quốc năm 1974, bà đã thú nhận ấn tượng sốc của mình đang trong cuốn Phụ nữ ở Trung Quốc như sau: "Lịch sử Chủ nghĩa Cộng sản ở Trung Quốc không khác gì lịch sử giải phóng phụ nữ”. Tuy vậy, việc phát hiện lại Châu Á bởi những người như Chardin, Foucault, Knsteva, dù là tích cực hay lạc quan đi nữa, cũng chẳng đáng gì so với việc "xem lại Châu Á" hay "đọc lại Châu Á" mà một thế hệ khác ở phương Tây sau đó tiến hành. Nó không có nghĩa một sự dập bài, hay một tuyên ngôn từ bỏ Chủ nghĩa Đông tiến. Sự dập bài thực sự của Chủ nghĩa Đông tiến không bao giờ được làm triệt để bởi người phương Tây. Sau hết, việc vượt qua Chủ nghĩa Bá quyền phương Tây chỉ có thể được làm bởi Châu Á, bởi chính sự nỗ lực của chúng ta, chứ không của ai khác. Năm 1902, Lương Khải Siêu ở Trung Quốc đã từng dự đoán rằng, thế kỷ XX sẽ là thời kỳ hôn phối giữa văn minh phương Đông và văn minh phương Tây. Eun-sik Pak, một tư tưởng gia soi sáng Hàn Quốc năm 1903 cũng tiên tri trong cuốn Tìm kiếm một đạo Khổng mới rằng, "nói chung, thế kỷ XIX đã qua và thế kỷ XX hiện nay là thời kỳ văn minh phương Tây tiến bộ vượt bậc, còn thế kỷ XXI và XXII, văn minh phương Đông sẽ trở thành khổng lồ". Khi xem xét những tài liệu này, liệu chúng ta có thể nói rằng những lời dạy của Khổng Tử đã hết thời? Thời đại mà những di huấn của bậc thánh nhân này ảnh hưởng đến cả thế giới, sẽ đến trong tương lai gần.  Giáng sinh của những giá trị Châu Á: Đó là sự tái phát hiện Châu Á.  Những thay đổi trong tiêu chuẩn toàn cầu Mọi dân tộc trên thế giới này đều mong trở thành tiêu chuẩn toàn cầu trong rất nhiều lĩnh vực, không chỉ về văn minh vật chất, mà còn cả văn minh tinh thần. Về văn minh vật chất, muốn có nó phải giỏi khoa học và công nghệ, hoặc chí ít cũng phải có giống nòi cường tráng khoẻ mạnh. Về vàn minh tinh thần, ai cũng muốn trải rộng văn hoá của riêng mình ra khắp hành tinh, trở thành khuôn mẫu cho thế giới và thế là xuất hiện sự thống trị văn hoá. Tuy nhiên, toàn cầu hoá trong quá khứ hầu như được thúc đẩy bằng những lực lượng hiếm khi vận hành trơn tru và thầm lặng. Cả chủ nghĩa Đế quốc lẫn chủ nghĩa Đông tiến thế kỷ XIX đều được sáng tạo bởi phương Tây và chính sách phân biệt chủng tộc, dẫn đến hai cuộc chiến tranh thế giới đẫm máu. Chủ nghĩa toàn cầu trước khi kết thúc chiến tranh lạnh, thuộc vào loại chủ nghĩa toàn cầu om sòm (hay chủ nghĩa toàn cầu quyền lực), muốn thống nhất các vùng đất bằng vũ lực mà không có sự tự nguyện. Trên thực tế, dạng chủ nghĩa toàn cầu này, muốn lấy sự chiếm cử lãnh thổ làm tiêu chuẩn, cũng chỉ là một phiên bản khác của chủ nghĩa thực dân mà thôi. Cuối thế kỷ XX, điều đó đã không thể tồn tại mãi. Hơn nữa, dạng tiêu chuẩn toàn cầu đang thay đổi khi nhân loại bước vào thế kỷ XXI. Sự thay đổi dễ thấy nhất là sự tích hợp kinh tế trở thành tiêu chuẩn. Điều này là toàn cầu hoá êm đềm, bởi sự tích hợp diễn ra tương đối tự nguyện, chứ không bởi vũ lực.  Tuy nhiên, toàn cầu hoá êm đềm thực ra lại đang diễn ra trong những đòng thông tin vô thanh, không phụ thuộc ý thức hệ hay năng lực kinh tế. Đó là sự tích hợp toàn cầu bằng thông tin và công nghệ viễn thông (ICT), đóng vai trò như là tiêu chuẩn toàn cầu, dẫn đầu bởi một loạt nước Châu Á như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ... Do là dạng tích hợp thông tin lẫn nhau trên cơ sở tự nguyện, nên không thể gọi nó là gì khác ngoài cái tên chủ nghĩa toàn cầu thầm lặng. Nó là sự vật chất hoá chủ nghĩa toàn cầu qua mạng, liên kết siêu mạng, đồng thời với những tiêu chuẩn toàn cầu của không gian truyền tin, giữa một thế giới tin học hoá nhanh chóng từ cuối thế kỷ XX.  Tái phát hiện Châu Á Sự kết thúc của chiến tranh lạnh trong nửa cuối thế kỷ XX đã nói lên một điều: Thế giới ngày nay không thể duy trì thêm nữa những mạng kín. Thế là hệ tư tưởng kiểu bài trừ, nhằm tích hợp các vùng miền, đã không có giá trị. Sự tăng trưởng kinh tế tốc độ cao trong các xã hội thị trường đã chứng minh rằng, hệ thống mở cửa những dòng vốn lưu chuyển có khả năng tích hợp tốt hơn so với những hệ thống kín. Một trong những tiều vùng chứng tỏ rõ nhất điều này là khu vực Đông Á gồm Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản. Nhờ có điều này mà Trung Quốc quyết định chọn chính sách kinh tế mở, mặc dù vân giữ hệ tư tưởng chính trị của mình. Thật chẳng quá thổi phồng khi cho rằng, ba quốc gia Đông Á này gần như đã duy trì được một Cộng đồng kinh tế thị trường Đông Á. Bằng cách chia sẻ phương thức phối hợp tư bản phát triển cao, ba quốc gia này đang tạo ra một cá tính Đông Á mới. Đó chính là điều vì sao thế giới đang tập trung chú ý tới Đông Á trong thế kỷ XXI.  Vậy thì, ưu thế nào trong các thành tố Đông Á giúp cho các dân tộc vùng này, với những giá trị và truyền thống phong phú, tạo lập và kết nối thành một mạng phát triển cao? Hay nói cách khác, động lực thúc đẩy, làm cho thế giới một lần nữa phải chú ý đến Đông Á, đến từ đâu? Ngắn gọn, đó là Sự sông dậy của truyền thông Khổng giáo. Các quốc gia Đông Á thắng lợi về kinh tế, lại tạo ra một mẫu hình trật tự mới, và đạt được nhiều thành tựu xuất sắc hơn so với các vùng khác trên thế giới, giữa sự lộn xộn của nền kinh tế tư bản suất hai thập kỷ 70 và 80.  Sự sống dậy của truyền thống Khổng giáo qua CNTB Khổng giáo bắt đầu hấp dẫn nền kinh tế thế giới. Khi mà thế giới thế kỷ XXI bắt đầu phát hiện lại Đông Á, thì giới trí thức Đông Á lại bắt đầu tự ý thức để đưa ra những giá trị và cả tính Đông Á như một sự hoán đổi cho văn hóa thế giới trong thế kỷ XXI.  Ví dụ, Giáo sư Arif Dirlik, Đại học Tổng hợp Duke, Mỹ, một trong những học giả phương Tây, đã giả định rằng: Sự sống dậy của Khống giáo có thể là do sự bất mãn quá lâu trước Chủ nghĩa âu tâm từng đè nén truyền thông Đông Á. Tuy nhiên, sự dâng trào mạnh mẽ hiện nay là bởi vì có sự khẳng định của các dân tộc Đông Á về ưu thế văn hoá của họ trước Châu Âu và Bắc Mỹ, song song với sự tăng trương kinh tế của họ.  Thế là, cần phải nhận thấy rằng, Đông Á với những xã hội cùng chia sẻ một truyền thống văn hiến chung, có một thực thể văn hoá tất hơn cấu trúc của Chủ nghĩa Đông tiến phương Tây. Một khi nói được rằng, Đông Á là một mặt cầu văn hoá có nền tảng thống nhất, thì Đông Á sẽ được nhận ra như một khái niệm văn hóa, chứ không chi đơn thuần là một khái niệm địa lý. Theo hình thức này, Châu Á thế kỷ XXI bắt đầu được tái phát hiện như là một đối tượng để học tập chứ không phải để chinh phục thống trị. Nó có một giá trị văn hóa thực sự tiêu chuẩn toàn cầu đối với người phương Tây thế giới thế kỷ XXI không kể phương Tây, đang cố gắng tìm kiếm những đầu mối hơn hẳn, qua nền văn minh vật chất và những giá trị văn hoá tinh thần Đông Á.  Giá trị Châu Á và những điều kiện tiến thời Châu Á Châu Á thế kỷ XXI phải vượt qua chính mình bằng những giá trị Châu Á. Các giá trị này khác cơ bản so với phương Tây. Hiểu được điều này chính xác là sự tự ý thức, là một lưng vốn tiến tới "Thời Châu Á”, cũng như là một năng lực phân biệt với thế giới. Để tiến được tới "Thời Châu Á, chúng ta trước hết phải hiểu được Châu Á, coi Châu Á như là khung cảnh, phải bắt nguồn từ Châu Á, và hãy để các cộng đồng khác biết về Châu Á. Vậy thì, chúng ta phải định dạng những giá trị Châu Á như thế nào?  Giá trị Châu Á nằm ở kinh nghiệm lịch sử của nó, không trở nên đồi bại bởi chủ nghĩa bá quyền Thiên chúa. Trong khi văn hoá phương Tây lấy Thiên chúa làm trung tâm, thì văn hoá Châu Á không bị những ảnh hưởng như vậy. Văn hoá Thiên chúa giáo, vượt qua văn hoá HyLa, đã dẫn dắt phương Tây tới chủ nghĩa bá quyền, bằng cách thuyết giáo những chân lý tuyệt đối, với mong muốn khuếch tán lòng nhân từ tuyệt đối của chỉ Chúa hoặc đấng Cứu tinh mà thôi. Do có học thuyết này, Thiên chúa giáo dần trở nên cường quyền, chối bỏ mọi thứ dị giáo, và văn hoá phương Tây cũng không tránh khỏi xu thế bá quyền. Bản chất tôn giáo của đạo Thiên chúa là ở chỗ nó ca tụng sự thống trị kẻ khác, để thể hiện chủ nghĩa độc quyền. Ngược lại, các tôn giáo Châu Á xem mục đích và các giá trị hướng nội là quan trọng như nhau. Đạo Phật và đạo Hindu của Ấn Độ là như vậy. Và cũng với những lý do tương tự mà Khổng giáo khởi sự bằng cách rèn luyện đạo đức Thật hiển nhiên, văn hoá Châu Á cực kỳ coi trọng đạo đức nội tâm.  Do chỗ văn hoá Châu Á hoàn thiện cao mà lại không coi trọng bá quyền, nó không thúc đẩy các thực thể đồng hoá nhau. Nó lai ghép để cùng chia sẻ. Giá trị văn hoá Châu Á được tìm thấy trong đặc trưng văn hoá lai ghép của nó.  Vậy thì làm sao để dạng văn hoá này trộ thành văn hoá của thế giới thời Châu Á.  Đầu tiên, phải thực tập vai trò dẫn dắt tại trung tâm thế giới. Ở đây, phải phân biệt rõ bá quyền và dẫn đắt. Bá quyền có nghĩa là không quan tâm sự dẫn dắt của mình có được người khác thuận theo hay không, còn thực hành dẫn dắt thì không đòi hỏi phải nắm được bá quyền. Thực hành dẫn dắt, với chú ý tránh kiểu bá quyền, sẽ làm cho giá trị của sự dẫn dắt càng đáng quý.  Thứ hai, văn hoá Châu Á cần phải trở thành tác phẩm bestseller trong thị trường văn hoá thế giới. Do chỗ Châu Á tiếp tục là một vùng đất trong đó chủ nghĩa bá quyền văn hoá không có chỗ đứng, nên nó cho phép các dân tộc Châu Á lai ghép văn hoá với nhau mà vẫn giữ được bản sắc riêng. Đó là một điều kiện quan trọng để định hình các giá trị Châu Á. Thứ ba, sự đa dạng và phong phú của văn hoá Châu Á phải được đặt lên hàng đầu Sự đa dạng ngay bên trong Châu Á vẫn rất cần thiết. Càng đa dạng, văn hóa Châu Á càng giàu sức sống. Trên thực tế, chúng ta phải khu biệt được giá trị của mỗi dân tộc Châu Á với nhau, phải gia tăng được mỗi giá trị thêm vào chữ Châu Á, bởi vì không thể có một thực thể Châu Á hão huyền như một tổng thể. Sau cùng, Châu Á trong thế kỷ XXI cần phải được tái phát hiện như là một mặt cầu văn hoá với nhiều giá trị đa tâm hơn bất kỳ vùng miền nào trên hành tinh chúng ta.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxGiá trị Châu Á trong thế kỷ XXI.docx