Từ những phân tích thông tin thu được trong nghiên cứu nhận diện thực
trạng lao động trẻ em ở dân tộc ở các mẫu nghiên cứu có thể rút ra một số kết luận
sau đây
1. Trẻ em các dân tộc ít người phải chịu nhiều thiệt thòi thiếu thốn, khi tham
gia lao động kiếm sống giúp gia đình, trẻ em nghỉ học, bỏ học để làm việc gia đình và
đi bán hàng đang tiếp diễn hàng ngày và có xu hướng trở nên phổ biến, xã hội coi đó
là chuyện đương nhiên, thậm chí hợp đạo lý.
10 trang |
Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 11/03/2022 | Lượt xem: 297 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Gia đình dân tộc thiểu số và lao động trẻ em (Nghiên cứu trường hợp 3 nhóm dân tộc thiểu số Tày, H'mông và Dao), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Xã hội học thực nghiệm Xã hội học số 1 (81), 2003 41
Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn
Gia đình dân tộc thiểu số và lao động trẻ em
(Nghiên cứu tr−ờng hợp 3 nhóm dân tộc thiểu số
Tày, H'mông và Dao)
Nguyễn Hồng Quang
Mở đầu:
Việt Nam là quốc gia châu á đầu tiên phê chuẩn công −ớc quốc tế về quyền
trẻ em (CRC,1990), Nhà n−ớc Việt Nam cũng đã ban hành và điều chỉnh nhiều bộ
Luật và văn bản d−ới luật về quyền trẻ em. Nhờ những nỗ lực ở cấp quốc gia số lao
động trẻ em ở Việt Nam giảm từ 4 triệu em năm 1992 -1993 xuống còn 1,6 triệu em
năm 1997-1998.
Do điều kiện kinh tế - văn hóa xã hội, trẻ em dân tộc thiểu số thiệt thòi hơn
trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Một số nghiên cứu, khảo sát về quyền trẻ em
do UNICEF tiến hành ở các dân tộc thiểu số cho thấy tình trạng các em phải lao
động nặng nhọc liên miên trong gia đình từ khi còn bé, ảnh h−ởng lớn đến quyền học
tập, vui chơi giải trí và phát triển thể chất, nhân cách của các em. Các nghiên cứu
này đi sâu khảo sát lao động của trẻ em các dân tộc thiểu số nhằm góp phần giảm
thiểu và không lạm dụng sức lao động trẻ em, không gây tổn th−ơng đến sự phát
triển toàn diện nhân cách của trẻ và không vi phạm các quyền của trẻ em. Các số
liệu của bài viết này đ−ợc rút ra từ một nghiên cứu định tính nhằm tìm hiểu vấn đề
lao động trẻ em với 60 mẫu phỏng vấn sâu theo các nhóm tuổi và 3 cuộc thảo luận
nhóm tập trung với đối t−ợng là trẻ em, cha mẹ, cán bộ lãnh đạo quản lý, chủ thuê
m−ớn và giáo viên tại hai tỉnh Lào Cai và Lạng Sơn.
Thực trạng lao động trẻ em
Những công việc của các em bé ng−ời Tày, ng−ời Dao, và ng−ời H'mông trên
các địa bàn nghiên cứu rất đa dạng, từ việc không tên trong nhà đến việc sản xuất
ngoài n−ơng rẫy, thậm chí đi làm thuê ở ngoài, bán hàng, vác hàng lậu. Tuy vậy,
nhìn chung, các công việc trong nhà vừa sức các em nh−ng các công việc ngoài n−ơng
rẫy lại là quá sức, các em gái vất vả hơn em trai. Càng lớn thì cả em gái và em trai
đều phải làm những công việc nặng nề hơn, ảnh h−ởng nhiều đến sức khoẻ và học
tập của các em.
Trẻ em dân tộc Tày, Dao, H'mông ở thị trấn Đồng Đăng và huyện Sa Pa thực
hiện những công việc lao động đa dạng trong gia đình vừa mang những nét phổ biến
Gia đình dân tộc thiểu số và lao động trẻ em 42
của gia đình Việt Nam, vừa mang những đặc thù riêng của gia đình, dân tộc thiểu số
ở miền núi. Nét phổ biến là tính chất phân công lao động một cách tự nhiên
theo lứa tuổi, với những công việc trong gia đình mang tính truyền thống nh− nội
trợ, trông em, giữ nhà, làm v−ờn, làm n−ơng. Nét đặc thù của lao động trẻ em miền
núi thể hiện ở chỗ sự phân công lao động theo giới rõ hơn trong các công việc
truyền thống của ng−ời dân tộc nh− làm n−ơng dệt vải, thêu thùa (các em nữ), chăn
trâu, làm đất, phát n−ơng (các em nam). Thời gian lao động của các em trong gia
đình th−ờng phụ thuộc vào giới tính của trẻ, lứa tuổi của các em và hoàn cảnh gia
đình của từng em. Các em có ng−ời thì phải lao động từ rất sớm, có những em phải
làm những công việc nặng nhọc nh− đi làm n−ơng, cuốc v−ờn từ khi còn rất nhỏ,
nhiều khi chúng phải đeo những cái gùi mà ng−ời lớn còn phải lắc đầu.
“Tất cả trẻ em 14 – 15 tuổi trở lên là phải làm (n−ơng, rẫy) giúp bố mẹ” (Nam,
ng−ời Dao, 15 tuổi, lớp 5, xã Tả Phìn).
“Các bạn gái khi tỉa ngô thì nhanh hơn chúng em nh−ng phát rẫy thì làm sao
bằng chúng em đ−ợc” (Nam, ng−ời Tày, 16 tuổi, đã bỏ học lớp 6, quê Bảo Lâm, Cao Lộc)
Việc lao động của trẻ em không chỉ diễn ra trong gia đình mà còn diễn ra ở
bên ngoài nh− các hoạt động lao động nh− làm thuê, bán hàng, vác hàng. Lao động
ngoài xã hội của trẻ em ng−ời Tày ở Đồng Đăng, ng−ời H’mông và ng−ời Dao ở Sa Pa
rất nặng nhọc và đa dạng.
Thị trấn Đồng Đăng (Lạng Sơn) là một thị tr−ờng lao động trẻ em đặc biệt.
Các em tham gia lao động phần lớn là con em những gia đình nghèo mới nhập c− vào
Đồng Đăng những năm gần đây. Các em làm nhiều công việc khác nhau: nhặt phế
liệu, kiếm củi bán, gánh n−ớc thuê, giặt quần áo thuê, chở hàng, dọn hàng, nhặt
giấy ở chợ, thậm chí “v−ợt biên” đi làm thuê ở vùng biên giới Trung Quốc nh− cuốc
đất, lấp hố địa chất v.v..
"Sáng khi chợ ch−a họp, em đã có mặt ở chợ, ai thuê gì em làm nấy. Có công
việc nặng, công việc nhẹ. Lâu nay, em th−ờng gánh n−ớc thuê cho quán phở. Nhọc lắm,
đi vẹo cả l−ng. Em làm cho tới khi tan chợ" (Nam, ng−ời Tày, 16 tuổi, học hết lớp 5)
Công việc chủ yếu nhất vẫn là cùng gia đình vác hàng thuê qua biên giới. ở thị
trấn Đồng Đăng, buôn lậu đã đem lại cho một nhóm ng−ời những món lợi lớn, vì vậy
hoạt động này mặc dù đã bị ngăn cấm rất triệt để nh−ng vẫn phát triển sâu và rộng.
Việc vác hàng thuê cho những ng−ời buôn lậu qua biên giới Trung Quốc đã đ−ợc coi là
một việc làm chủ yếu để có thu nhập của những gia đình nghèo ở vùng biên. Đây là
công việc đòi hỏi ng−ời lao động có sức khoẻ, sự nhanh nhẹn tháo vát và ít nhiều có sự
liều lĩnh. Các gia đình dân tộc Tày có con tham gia làm thuê th−ờng là mới nhập c−
đến thị trấn Đồng Đăng từ các huyện khác trong tỉnh Lạng Sơn nh− các huyện Lộc
Bình, Na D−ơng, Bảo Lâm,... Các em ng−ời dân tộc Tày tham gia vác hàng đều đang đi
học (73% theo mẫu phỏng vấn) từ lớp 5 đến lớp 10 tại các tr−ờng của thị trấn Đồng
Đăng. Các em tham gia vác hàng lứa tuổi từ 8 đến 16 tuổi. Các em trai bao giờ cũng
vác hàng nặng hơn các em gái. Trọng l−ợng gói hàng tăng theo độ tuổi.
Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.ac.vn
Nguyễn Hồng Quang 43
"Cháu vác mỗi kiện hàng khoảng đ−ợc 20 cân nh−ng các bạn gái cùng bằng
tuổi cháu chỉ vác đ−ợc 15 cân là è cổ rồi" (Nam, ng−ời Tày, 12 tuổi, lớp 6, quê Na
D−ơng, Lộc Bình)
“Em cháu đi vác hàng cùng cháu nh−ng chỉ có một đi tăng bo với cháu thôi,
còn em kia bé quá không đi đ−ợc. Đi tăng bo có nghĩa là hai chị em cháu đi, khi nào
cháu mệt em cháu vác cho cháu, hai chị em thay đổi cho khỏi mệt vì hàng nặng lắm.
Tuy hàng cháu vác còn nặng nh−ng em cháu cũng vác đ−ợc vì em cháu đi đ−ờng
ngắn còn cháu vác đi đ−ờng dài hơn” (Nữ, ng−ời Tày, 16 tuổi, lớp 9, Nam Quan -
Đồng Đăng, Lạng Sơn)
Thời gian vác hàng thực sự không nhiều nh−ng lại phụ thuộc rất nhiều vào
tình hình khách quan, “hôm nào tắc hàng thì đi từ 4 giờ chiều đến 11 giờ đêm mới
về”. Việc vác hàng này không chỉ vất vả mà còn mang tính rủi ro cao cho bản thân
các em và gia đình. Nếu để mất hàng thì “chẳng đ−ợc đồng tiền công nào cả”. Nếu
mà bị ngã, bị th−ơng tật thì chẳng ai cho mình tiền chữa bệnh cả.
“Vác hàng thì cũng ảnh h−ởng đấy, nặng mà. Thằng cả bị ngã bây giờ nặng tai,
không vác hàng đ−ợc nữa vì ng−ời ta gọi nó không nghe tiếng, phải đi phát v−ờn...” (Nữ,
ng−ời Tày, 45 tuổi, mù chữ, Hà C−, Lạng Sơn, phụ huynh có con vác hàng)
Đó là lao động ngoài xã hội của các trẻ em dân tộc Tày ở Lạng Sơn. Còn lao
động của trẻ em dân tộc Dao và H’mông ở Sa Pa thì ra sao. Nh− chúng ta đã biết,
Sapa là một điểm du lịch nổi tiếng. Từ khi Sa Pa tấp nập khách du lịch đến thăm,
các em gái ng−ời Dao, ng−ời H’mông đã kéo nhau lên đó bán dạo các hàng thủ công
truyền thống theo chân du khách. Bởi vậy trẻ em gái ng−ời dân tộc đã bị cuốn hút
rất nhanh vào hoạt động dịch vụ du lịch, h−ớng dẫn khách, bán hàng cho du khách.
Các em đi bán hàng, lúc đầu do nghèo, do gia đình thúc ép, sau đó ham vui, đi
bán hàng dần dà trở thành một nhu cầu văn hoá, một ph−ơng thức sống, một hứng
thú khó cắt nghĩa và khó kiểm soát. Ngày thứ bẩy, du khách đến Sa Pa nhiều hơn, có
tới 10% học sinh bỏ học đi bán hàng. Nhà tr−ờng và địa ph−ơng đã cố gắng ngăn
chặn nh−ng không ngăn đ−ợc. Gia đình lúng túng, nửa vời, nhà tr−ờng bất lực, đoàn
thể bế tắc, không biết nên giải quyết ra sao thực trạng này.
Tại thị trấn Sapa hiện nay không có một con số chính thức về trẻ lang thang
nh−ng theo −ớc tính của lãnh đạo thị trấn, kể cả những em tham gia bán hàng vào
những ngày cuối tuần tại thị trấn thì con số đó phải lên đến hơn 100 em, chủ yếu
ng−ời dân tộc H'mông đen và ng−ời Dao đỏ. Việc bán hàng tại đây th−ờng đ−ợc kết
hợp song song với việc h−ớng dẫn khách du lịch vào thăm động Hai là một thắng
cảnh tự nhiên tại xã. Nh−ng công việc này th−ờng chủ yếu đ−ợc thực hiện bởi một số
em gái khá xinh xắn, lứa tuổi từ 12-15 nói tiếng Anh giỏi. Còn những em gái nhỏ hơn
hoặc không thạo tiếng Anh thì đi theo đến cửa hang để bán hàng.
“Trẻ em từ 7 tuổi trở lên là bắt đầu đi bán hàng” “Trẻ em nghỉ học bán
hàng nhiều nhất là ở lớp 4 khoảng 10 - 14 tuổi" (Số 7, thảo luận nhóm lãnh đạo,
giáo viên và phụ huynh xã Tả Phìn)
Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn
Gia đình dân tộc thiểu số và lao động trẻ em 44
“Đứa bé 14 tuổi đang học lớp 4 đi bán hàng th−ờng xuyên. Đứa lớn 16 tuổi,
không đi học, ở nhà giúp mẹ làm n−ơng rẫy, thỉnh thoảng cũng đi bán hàng” (Nữ,
ng−ời Dao, 42 tuổi, mù chữ, phụ huynh có con đi bán hàng)
Nh− vậy, trẻ em gái đi bán hàng và h−ớng dẫn tham quan cho khách du lịch
đã là chuyện bổ biến, th−ờng ngày ở xã Tà Phìn. Nó trở thành sự thôi thúc của mỗi
gia đình và đã lan vào tận lớp học. Th−ờng ngày, hầu hết các em đều bán hàng tại
xã. Sáng đi học, chiều mới về bán hàng. Có ngày m−a cũng phải đi.
"11 giờ học xong, em về nhà cất cặp sách, ăn cơm xong mới ra bán hàng.
Khoảng 5 giờ chiều thì về” (Nữ, ng−ời Dao, 14 tuổi, học lớp 5)
“Con tôi đi bán hàng đ−ợc một vài chục rất vất vả nh−ng cũng phải đi thôi,
có lúc m−a rất to con tôi cũng phải đi không đi thì không có gì ra đ−ợc tiền” (Nữ,
ng−ời Dao, 50 tuổi, mù chữ, có 2 con gái đi bán hàng)
Đối với các em gái còn đang đi học thời gian biểu bán hàng trong ngày cũng
t−ơng tự nh− vậy. Đối với các em không đi học thì bắt đầu bán hàng từ 8 - 9 giờ sáng,
đến 5- 6 giờ chiều. Có nhiều em đi bán hàng th−ờng xuyên nh−ng cũng có nhiều em
làm công việc gia đình là chủ yếu, chỉ thỉnh thoảng mới đi bán hàng vào các ngày thứ
7, chủ nhật th−ờng có nhiều khách du lịch hơn.
“Tuần cháu đi bán hàng ở Sa Pa một lần, đi với nhiều bạn. Thứ 7 đi, chủ
nhật về. ở xã bán đ−ợc nhiều hơn nh−ng lên Sa Pa nghe các anh chị đàn hát vui
quá, thích nghe” (Nữ, ng−ời Dao, 12 tuổi, học lớp 3)
Lứa tuổi nghỉ học nhiều nhất lại là những em đang học lớp 4 có nghĩa là lứa
tuổi từ 10-14 tuổi. Việc tham gia lao động của trẻ em đều bắt nguồn chính từ ảnh
h−ởng của gia đình, cụ thể ở đây là bố mẹ, anh em... Gia đình trong nhiều tr−ờng hợp
chính là nhân tố quyết định việc tham gia hoạt động lao động trẻ em.
Gia đình và lao động trẻ em
Đạo lý gia đình – sự nghèo đói trở thành kẻ biện hộ cho sự xâm phạm
quyền trẻ em – cụ thể là hoạt động lao động trẻ em trong gia đình. Trong các xã
hội ph−ơng Đông, gia đình là một yếu tố quan trọng bậc nhất có ảnh h−ởng lớn
đến quyền của trẻ em. Trong đạo lý gia đình có tất cả những phẩm chất lý t−ởng
của quan hệ giữa ng−ời làm thuê và ông chủ: Sự hy sinh, tận tuỵ, xả thân chịu
đựng vì cuộc sống chung, các thành viên có trách nhiệm nh− nhau với công việc,
làm hết mình nh−ng không đòi hỏi. Mô hình kinh tế gia đình là nét đặc thù của
văn hoá kinh doanh ph−ơng Đông đã trở thành một bí quyết để các doanh nghiệp
ph−ơng Tây học hỏi. Tuy nhiên, ở các xã hội kém phát triển thì "đạo lý gia đình"
lại nhiều khi trở thành thủ phạm t−ớc đoạt nhiều quyền sống của các thành viên
nhỏ tuổi. Nhiều khi vì lý do kinh tế bố mẹ đẩy con vào các lao động nặng nhọc,
độc hại nhiều khi do một lẽ đ−ơng nhiên của "hoàn cảnh gia đình", thậm chí do
một ý thức về đạo lý gia đình, trách nhiệm gia đình vừa mơ hồ vừa vĩnh cửu mà
con cái chỉ có thể tuân thủ.
Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.ac.vn
Nguyễn Hồng Quang 45
“Tất cả trẻ em 14 – 15 tuổi trở lên là phải làm (n−ơng, rẫy) giúp bố mẹ”
(Nam, ng−ời Dao, 15 tuổi, lớp 5, xã Tả Phìn)
“Các bạn gái khi tỉa ngô thì nhanh hơn chúng em nh−ng phát rẫy thì làm
sao bằng chúng em đ−ợc” (Nam, ng−ời Tày, 16 tuổi, đã bỏ học lớp 6, quê Bảo Lâm,
Cao Lộc)
Tóm lại, sự khác biệt theo độ tuổi và theo giới tính trong sự phân công lao
động gia đình của trẻ em dân tộc thiểu số không phải phụ thuộc hoàn toàn vào thời
kỳ phát triển về mặt thể chất cũng nh− giới tính của trẻ mà còn phụ thuộc phần lớn
vào nhu cầu lao động, ph−ơng thức kiếm sống và hoàn cảnh riêng của mỗi gia đình,
mỗi cộng đồng. Cụ thể là thời gian và c−ờng độ làm các công việc gia đình của trẻ em
có những đặc điểm lớn nh− sau:
1. Thời gian lao động trong gia đình của trẻ em dân tộc Dao, H'mông hầu nh−
kéo dài trong cả ngày
"7 giờ cháu đi học, 11 giờ về, cháu đi bán hàng từ 1 giờ. Không đi bán hàng
thì đi lấy củi, lấy rau cho lợn ăn" (Nữ, ng−ời H'mông, 12 tuổi, đang học lớp 3, xã
Lao Chải)
“Sáng dậy từ 6 giờ sáng, nấu cơm, ăn cơm xong đi học - Tr−a ăn cơm xong
lại giúp bố mẹ đi làm n−ơng, làm rẫy hoặc thêu đến 5 giờ chiều mới về. Chiều nấu
cơm, ăn cơm xong, 8 giờ tối mới bắt đầu học bài, em cảm thấy lúc nào cũng bận
hết, chẳng còn thời gian để đọc truyện, sách, báo, nghe đài” (Nữ, ng−ời Dao, 14
tuổi, học lớp 5)
Phải lao động trong gia đình đã ảnh h−ởng nhiều đến thời gian, kết quả
học tập và sự phát triển bình th−ờng về thể chất, sức khoẻ của các em: ở độ tuổi
này trẻ em hay nghỉ học (đi học không đều) và có nhiều em bỏ học nhất. Vì phải
nghỉ học nhiều nên các em không thể theo kịp ch−ơng trình học tập trên lớp, dẫn
đến tâm lý chán học. Vì vậy, đa số các em ng−ời dân tộc không học theo đúng độ
tuổi của mình vì bị l−u ban. Hoàn cảnh gia đình khó khăn bắt buộc các em phải
tham gia lao động là một nguyên nhân khiến nhiều em (nhất là các em gái) không
thể đến tr−ờng.
"Nhà cháu có 12 ng−ời, ông ngoại, bố mẹ và 9 anh chị em, 5 con trai và 4 con
gái. Hàng ngày cháu dậy từ 3 giờ sáng, thổi cơm cho cả nhà ăn. Xong, cháu đi làm
n−ơng đến 5-6 giờ chiều thì về" (Nữ, ng−ời H'mông, 13 tuổi, ch−a bao giờ đi học, xã
Lao Chải)
2. Thời gian lao động của trẻ em dân tộc Tày có sự khác nhau ở từng độ tuổi
và giữa trẻ em trai và gái. Trẻ em gái th−ờng thực hiện các công việc với thời gian
nhiều hơn các em trai. ở tuổi càng lớn thì thời gian làm việc của các em cả trai lẫn
gái càng nhiều. Điều đó không chỉ phụ thuộc vào tính chất, đặc điểm của từng loại
hình công việc mà còn phụ thuộc vào quan niệm của gia đình trong sự phân công lao
động cho trẻ em trai và gái.
Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn
Gia đình dân tộc thiểu số và lao động trẻ em 46
"Em bế em suốt cả ngày, trừ những lúc mẹ cho em ăn. Ngoài ra, em còn phải
nấu cơm, cho lợn gà ăn. Còn nh− các bạn trai chỉ bế em một lúc, thả nó khóc mặc kệ,
rồi mẹ về thì bế" (Nữ, ng−ời Tày, 13 tuổi, lớp 7)
"ở đây đi gánh n−ớc xa lắm, đối với cháu thế là quá sức. Gánh n−ớc xa 1 cây
số, mỗi ngày cháu gánh gần 10 gánh n−ớc” (Nữ, ng−ời Tày, 15 tuổi, đang học lớp 8,
Đồng Đăng, Lạng Sơn)
Điều đáng l−u tâm trong vấn đề lao động của trẻ em trong gia đình các dân
tộc thiểu số là: ngay cả khi các em lao động quá nhiều thời gian và quá sức, ảnh
h−ởng đến sức khoẻ và học tập, các bậc cha mẹ và những ng−ời lớn vẫn cho đó là
chuyện bình th−ờng, đ−ơng nhiên, hoàn cảnh buộc phải thế không thể khác đ−ợc.
Gia đình và xã hội nói chung không có ý thức cải tạo tình hình trên tinh thần bảo vệ
quyền học tập, vui chơi của trẻ em. Tập quán tinh thần coi mọi chuyện là đ−ơng
nhiên này không những gây hậu quả xấu đến quyền sống và sự phát triển của các
em, mà còn là một căn nguyên dẫn các em đến nhữnng hình thức lao động làm thuê
tồi tệ nhất ngoài xã hội nh− sẽ phân tích d−ới đây.
Từ đạo lý gia đình tới những ông chủ giấu mặt
Việc m−u sinh kiếm sống không chỉ là một nhu cầu mà còn là một nghĩa vụ
đặt lên vai đứa trẻ. Chúng d−ờng nh− còn có một nhiệm vụ khác là phải giúp đỡ gia
đình và giúp đỡ bố mẹ. Nhiệm vụ này đ−ợc đứa trẻ coi nh− là một việc đ−ơng nhiên
và nghiễm nhiên chúng phải thực hiện. Chúng cũng nh− bố mẹ chúng không thể
hiểu đ−ợc là tại sao ở tuổi đó chúng phải đi học chứ không đ−ợc đi làm, và bố mẹ khó
khăn thì chúng phải giúp đỡ mặc dù công việc đó là một công việc nặng nhọc và hết
sức nguy hiểm.
Qua nghiên cứu thị tr−ờng lao động ở Đồng Đăng, thấy rõ một thực tế là:
chính đạo lý gia đình và quan hệ lao động của các bậc cha mẹ trong hoàn cảnh đói
nghèo là một môi tr−ờng lạm dụng lao động trẻ em, vừa không rõ ràng, vừa vô trách
nhiệm và vô nguyên tắc.
1. Nghèo đói là một nguyên nhân bất khả kháng đẩy các em vào thị tr−ờng lao
động và coi lao động trẻ em là một lẽ đ−ơng nhiên. Những ng−ời lớn trong gia đình
và ngoài xã hội khi trả lời phỏng vấn luôn coi việc các em giúp đỡ bố mẹ, thể hiện
trách nhiệm với gia đình là lẽ đ−ơng nhiên, là đạo lý của ng−ời con. Không ai đặt vấn
đề về quyền sống, quyền học tập vui chơi của các em nh− những nguyên tắc độc lập
có giá trị xã hội nằm ngoài đạo lý gia đình đó.
"Tất nhiên là các cháu không bao giờ từ chối đ−ợc. Bố mẹ đã giao rồi thì các
cháu phải đi làm thôi... Phải nghe bố mẹ tr−ớc đã chứ, còn con nó thích theo sở
thích của nó thì cũng chỉ là cái phần riêng nhỏ thôi" (Nam, ng−ời Tày, 38 tuổi,
phụ huynh có con vác hàng, Đồng Đăng, Lạng Sơn)
"Khi tôi giao việc cho các em làm thì các em không có phản ứng gì, thiếu
tiền thì bắt buộc phải đi làm thôi" (Nữ, ng−ời Tày, 45 tuổi, mù chữ, phụ huynh có
con vác hàng, Hà C−, Lạng Sơn)
Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.ac.vn
Nguyễn Hồng Quang 47
“Tất nhiên con cái sẽ không vui nh−ng phải nghe lời bố mẹ nên không dám
cãi. Th−ờng thì nó không thích những công việc nặng, đối với con gái nó hay thế...
Tất nhiên là các cháu không bao giờ từ chối đ−ợc. Bố mẹ đã nói rồi thì các cháu
phải đi làm thôi” (Nam, ng−ời Tày, 38 tuổi, lớp 7, phụ huynh có con vác hàng,
Đồng Đăng, Lạng Sơn)
2. Việc đ−a trẻ em vào buôn lậu đ−ợc hình dung một cách đơn giản từ góc độ
đạo lý gia đình, nên sự quan tâm tới sức khoẻ của các em trong lao động từ phía gia
đình rất mờ nhạt. Thậm chí khi đ−ợc phỏng vấn là làm nh− thế thì có mệt không thì
đ−ợc trả lời nh− sau:
“Công việc này đối với em thì quá sức đấy, nh−ng vì hoàn cảnh nên em phải
cố” (Nam, ng−ời Tày, 13 tuổi, đang học lớp 6, Hà C−, Lạng Sơn)
“Cháu theo bố mẹ đi vác hàng bên Trung Quốc về. Mỗi lần cháu vác đ−ợc 20
kg. Khi vác cũng thấy bình th−ờng nh−ng về thì ê ẩm cả ng−ời” (Nam, ng−ời Tày,
11 tuổi, đang học lớp 6, D−ơng Khuổi Mậu, Lạng Sơn)
"Công việc làm chắc chắn là nặng nhọc hơn rồi. Bố mẹ đã khổ rồi thì phải
th−ơng bố th−ơng mẹ thôi, chứ tuổi nó đang ăn, học thế này nh−ng vì điều kiện gia
đình” “Khi bố mẹ làm nặng nhọc thì cũng đi xách hộ ít hàng về” (Nam, ng−ời Tày,
34 tuổi, lớp 7, quê Hữu Lũng, phụ huynh có con vác hàng, Đồng Đăng, Lạng Sơn)
Hầu hết các cháu đi bán hàng ở Sa Pa thì đều nhận đ−ợc sự động viên, hỗ trợ
hoặc sức ép từ chính những ng−ời lớn trong gia đình mình:
"Mẹ cháu bảo xinh nh− thế này thì phải đi bán hàng thôi" (Nữ, ng−ời
H'mông, 14 tuổi, ch−a bao giờ đi học, xã Lao Chải)
"Cháu đang học lớp 3, khi đi bán hàng thì cháu bỏ luôn, bạn rủ cháu đi. Bố
cháu không cho đi nh−ng mẹ bảo đi, mẹ làm hàng ở nhà đem lên Sapa cho cháu
bán" (Nữ, ng−ời H'mông, 12 tuổi, lớp 3, xã Tả Van)
"Cháu bảo cháu đi học, bố mẹ bảo đi học thì không có ai đi làm, không đi.
Bố mẹ bảo thích đi bán hàng thì đi, không thích thì về nhà làm n−ơng làm rẫy.
Cháu chỉ đi bán hàng thứ bảy chủ nhật thôi, thứ hai cháu lại về" (Nữ, ng−ời
H'mông, 13 tuổi, học lớp 3, đã bỏ học, xã Lao Chải)
3. Đạo lý gia đình khiến các em nhìn nhận việc vận chuyển hàng buôn lậu
qua biên giới đ−ợc nh− là sự giúp đỡ bố mẹ trong lúc gia đình khó khăn. Từ đó
chấp nhận mọi nặng nhọc, nguy hiểm, thiệt thòi. Thực tế khảo sát cho thấy, các em
bé Tày, Dao, H'mông là những đứa trẻ mang đạo lý gia đình một cách bản năng. ở
lứa tuổi các em có quyền vui chơi, học tập, có quyền đ−ợc ng−ời lớn chăm sóc, thì
đạo lý gia đình và hoàn cảnh kinh tế khó khăn lại biến các em thành ng−ời chủ tý
hon của gia đình từ lúc 7-8 tuổi, có nghĩa vụ chăm sóc ng−ời lớn, biết lao động vì
cuộc sống chung.
"Bản thân cháu không thích đi vác hàng nh− thế đâu. Nh−ng cháu đi làm
để giúp đỡ gia đình. Gia đình mình khó khăn thì mình phải giúp đỡ gia đình, bố
Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn
Gia đình dân tộc thiểu số và lao động trẻ em 48
mẹ mình" (Nữ, ng−ời Tày, 13 tuổi, Nam Quan, Lạng Sơn)
4. Các chủ hàng không trực tiếp thuê trẻ em vác hàng, mọi công việc đều chủ
yếu thông qua bố mẹ các em, nên họ không thấy mình có trách nhiệm với các em trong
t− cách những ng−ời lao động làm thuê. Chủ hàng chỉ trực tiếp hợp đồng với bố mẹ
và trả tiền qua bố mẹ. Vì vậy, các em lao động hết mình nh−ng không đ−ợc h−ởng
thụ và bảo vệ nh− một ng−ời lao động, trách nhiệm của chủ hàng đối với rủi ro của
các em trong quá trình vác hàng nh− ngã, ốm... là không có. Ngay cả việc trả tiền
công có xứng đáng với công sức của các em hay không cũng không đ−ợc các chủ
hàng quan tâm.
“Nhiều lúc tôi cũng trình bày là cháu nó đi làm thế này thì trả rẻ quá
nh−ng họ bảo: không làm thì thôi, đói ông chứ đói tôi à. Ng−ời ta nói thế cũng
phải chịu thôi chứa biết làm thế nào” (Nam, ng−ời Tày, 34 tuổi, lớp 7, phụ huynh
có con vác hàng, Đồng Đăng, Lạng Sơn)
Chủ trả bao nhiêu các em đ−ợc bấy nhiêu, trả ít cũng phải chịu vì không có
hợp đồng và không có t− cách để đấu tranh với chủ. Bố mẹ đ−a cho bao nhiêu thì biết
bấy nhiêu, không đ−a cũng phải chịu. Rõ ràng, môi tr−ờng lao động gia đình với sự
chi phối của đạo lý gia đình đã biến bố mẹ thành một ông chủ giấu mặt và biến các
em thành một ng−ời lao động trong những điều kiện không rõ ràng, quá sức. Các em
vừa bị ảnh h−ởng sức khoẻ, vừa phải gánh chịu những cảm xúc tiêu cực do sự mập
mờ, bất công và lo lắng cho một trách nhiệm quá lớn gây ra. Các em vừa bị ảnh
h−ởng sức khoẻ, vừa phải gánh chịu những cảm xúc tiêu cực do sự mập mờ, bất công,
lo lắng cho một trách nhiệm quá lớn gây ra.
Gia đình - nơi ủy thác nhiều trách nhiệm xã hội
Qua thảo luận nhóm và phỏng vấn, các cán bộ chính quyền và đoàn thể ở
Đồng Đăng và Sa Pa đều nhận thấy lao động trẻ em là một vấn đề nhức nhối của địa
ph−ơng nh−ng lại có mấy xu h−ớng bất cập sau đây:
1. Bình th−ờng hoá lao động trẻ em nh− là một công việc hợp đạo lý gia đình và
có lợi cho sự phát triển của các em, giúp cho các em hoàn thiện nhân cách cá nhân, có
đ−ợc sự gắn bó và thể hiện nghĩa vụ của mình đối với gia đình. Ch−a có ý kiến nào
đứng từ góc độ quyền trẻ em và luật lao động để quan tâm đến thời gian và c−ờng độ
làm việc ở nhà có phù hợp với các em hay không?
“Còn lao động gia đình thì ít thôi không nhiều lắm chỉ có một số rất ít giúp
việc cho gia đình nh− nấu cơm chứ không có đi đâu buôn bán cái gì cả. Lao động
các cháu cũng có nh−ng ít thôi" (Số 1, thảo luận nhóm lãnh đạo, giáo viên và phụ
huynh thị trấn Đồng Đăng, Lạng Sơn)
2. Có xu h−ớng làm nhẹ trách nhiệm của xã hội trong vấn đề các em đi làm
thuê, đi vác hàng lậu qua biên giới, đổ lỗi cho hoàn cảnh, cho địa ph−ơng khác và
khoán trắng trách nhiệm cho gia đình. Trong quá trình phỏng vấn, các ý kiến đều
cho rằng lao động trẻ em của thị trấn là của trẻ em từ nơi khác di chuyển đến. Trẻ
em dân tộc Tày lao động sớm cũng là những em cùng gia đình chuyển từ các cùng lân
Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.ac.vn
Nguyễn Hồng Quang 49
cận đến Đồng Đăng. Việc các em đi vác hàng là do từ phía gia đình các em là chính,
chính quyền không thể quản lý đ−ợc hết những hiện t−ợng này.
“Số gia đình đăng ký ở đây chúng tôi đều tạo mọi điều kiện về an ninh
cho họ và nhắc nhở những chủ tr−ơng chính sách lớn để ng−ời ta cùng chấp hành
nhất là về chăm nuôi trẻ em. Còn công việc thì rõ ràng là gia đình ng−ời ta chọn
rồi, ở địa ph−ơng không có công việc cho họ. Có thể ng−ời ta vác hàng qua biên
một ngày mấy tiếng đồng hồ, c−ờng độ lao động lúc đó cao. Sau đó họ về nghỉ
ngơi” (Số 5, Thảo luận nhóm lãnh đạo, giáo viên và phụ huynh thị trấn Đồng
Đăng, Lạng Sơn)
Dù có ý thức hay không, rõ ràng cách nhận thức vấn đề thông qua trách
nhiệm gia đình vẫn ẩn chứa một quyền năng lớn của đạo lý gia đình và một sự bất
cập của trách nhiệm xã hội. Mọi trách nhiệm pháp lý và đạo lý đều đ−ợc giới chủ,
chính quyền và nhà tr−ờng đổ hết cho bố mẹ và đó là cách làm tiêu biến trách nhiệm
phi tang những hành vi lạm dụng lao động trẻ em.
Đạo lý gia đình - bí mật của sự vi phạm quyền trẻ em
Hầu nh− tất cả những ng−ời đ−ợc phỏng vấn, từ trẻ em tới ng−ời lớn, từ lãnh
đạo tới dân th−ờng đều mơ hồ về quyền trẻ em. Trong tình hình ấy, quyền trẻ em bị
lãng quên và vi phạm từ gia đình ra xã hội. Trong gia đình, đạo lý làm con đã thủ
tiêu lấn áp quyền sống của trẻ thơ. Sự hiểu biết của ng−ời lớn và của chính các em
về quyền trẻ em rất đáng lo ngại. Hầu hết các đối t−ợng đ−ợc phỏng vấn đều ch−a
từng đ−ợc nghe về “Quyền trẻ em” hoặc có đ−ợc nghe đến thì họ cũng không có nhận
thức, hiểu biết về nội dung quyền trẻ em. Nhiều ng−ời không biết ngày 1/6, ngày Tết
Trung thu là ngày gì. Công tác truyền thống, giáo dục cộng đồng ở những nơi này
quả thực còn rất nhiều việc phải làm.
"Tết Trung thu, 1/6 bọn em không đ−ợc ai cho quà" (Nữ, ng−ời H'mông, 16
tuổi, xã Hầu Thào)
Trong một bối cảnh thiếu ý thức về quyền trẻ em nh− vậy thì cuộc sống của
các em bị phó thác cho dòng chảy văn hoá cuốn vào thị tr−ờng lao động, trong đó đạo
lý gia đình vừa là động lực, vừa là mục đích, vừa là sức ép, vừa là kẻ biện hộ tối cao.
Điều này đã dẫn đến sự thờ ơ không chỉ của bản thân gia đình và của cả các đoàn thể
và chính quyền. Họ lý giải những việc đó là do bản thân gia đình các em không quan
tâm đến các em chứ không liên quan gì mấy đến trách nhiệm của họ.
Kết luận
Từ những phân tích thông tin thu đ−ợc trong nghiên cứu nhận diện thực
trạng lao động trẻ em ở dân tộc ở các mẫu nghiên cứu có thể rút ra một số kết luận
sau đây
1. Trẻ em các dân tộc ít ng−ời phải chịu nhiều thiệt thòi thiếu thốn, khi tham
gia lao động kiếm sống giúp gia đình, trẻ em nghỉ học, bỏ học để làm việc gia đình và
đi bán hàng đang tiếp diễn hàng ngày và có xu h−ớng trở nên phổ biến, xã hội coi đó
là chuyện đ−ơng nhiên, thậm chí hợp đạo lý.
Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn
Gia đình dân tộc thiểu số và lao động trẻ em 50
2. Về nguyên nhân lao động trẻ em, sự khảo sát cho thấy hoàn cảnh kinh tế
khó khăn chung của gia đình. Bên cạnh đó, những yếu tố khác nh− bạn bè lôi kéo,
chán học cũng thúc đẩy các em sớm phải đi làm. Sự thiếu hiểu biết của xã hội về
quyền trẻ em, nhất là các quyền học tập, vui chơi, giải trí cũng là một tác nhân quan
trọng gây nên tình trạng đó.
3. Một trong những tác nhân văn hoá làm nảy sinh và duy trì những thực
trạng trên là đạo lý gia đình truyền thống trong các em và sự vô tình hay cố ý lạm
dụng nó trong các bậc cha mẹ và giới chủ.
4. Hậu quả của lao động trẻ em đối với sự phát triển của bản thân trẻ em ít
nhiều có thể quan sát đ−ợc. Nghiêm trọng nhất là tình trạng bỏ học nghỉ học hàng
loạt, th−ờng xuyên và mức độ chăm sóc bảo vệ sức khoẻ của trẻ em lao động còn rất
hạn chế. Những biểu hiện khác của hậu quả lao động trẻ em nh− những chấn th−ơng
tâm lý và bệnh tật, những ảnh h−ởng xấu với quá trình phát triển nhân cách, những
hậu quả xã hội do việc vận chuyển hàng cấm có thể rất khó nhận thấy nếu không
quan sát kỹ và phân tích sâu. Hậu quả lâu dài mà xã hội phải gánh chịu là sự vi
phạm quyền và lợi ích của trẻ em, là sự suy yếu của trình độ và chất l−ợng nguồn
nhân lực xã hội ảnh h−ởng tới sự phát triển lâu bền của đất n−ớc.
Kiến nghị
1. Kinh tế gia đình là nguồn gốc, là động lực, là ng−ời biện hộ cho sự phát
sinh và phát triển lao động trẻ em, nhất là ở các gia đình ng−ời dân tộc. Vì thế, đẩy
mạnh phát triển kinh tế gia đình là giải pháp có tính chất cơ bản, lâu dài.
2. Nâng cao nhận thức của trẻ em. Công tác giáo dục này chỉ có thể thực hiện
tốt thông qua vai trò của các ph−ơng tiện truyền thông đại chúng nh− đài, báo, ti vi
v.v.., và thông qua những ng−ời hàng ngày giao tiếp với các em trong gia đình, nhà
tr−ờng và xã hội.
3. Tiến hành th−ờng xuyên việc kiểm tra, thanh tra sử dụng lao động
nhằm ngăn chặn và xử lý thích đáng những ng−ời cố tình vi phạm pháp luật lao
động trẻ em.
4. Một tỉ lệ đáng kể các em phải bỏ học tiểu học là một biểu hiện của sự vi
phạm Luật phổ cập giáo dục tiểu học. Vì vậy, các cơ quan chính quyền, tổ chức xã hội
cần thực hiện những biện pháp tuyên truyền, hỗ trợ để tạo điều kiện cho các em đ−ợc
tiếp tục đi học, vận động giáo dục các gia đình dành thời gian thích đáng cho trẻ em
học tập, có những biện pháp thiết thực để giúp đỡ các trẻ em.
Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.ac.vn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- gia_dinh_dan_toc_thieu_so_va_lao_dong_tre_em_nghien_cuu_truo.pdf