DV trong nền kinh tế quốc dân
1.1 Những vấn đề cơ bản về DV và thị trường DV
1.1.1 Đặc điểm và vai trò của DVa.
Khái niệm, phân loại DVf DV:
- Với tư cách là một ngành, một lĩnh vực trong nền kinh tếV là một ngành trong nền KTQD, là ngành kinh tế thứ 3 sau các ngành CN&NN, bao gồm các hoạt động kinh tế nằm ngoài 2 ngành sx vật chất.
- Với tư cách là kết quả của một hoạt động
- sản phẩm:+ DV là con đẻ của kinh tế sx hàng hoá. Khi kinh tế hàng hoá p.triển mạnh đòi hỏi 1 sự lưu thông thông suốt, liên tục, để thoả mãn nhu cầu ngày càng cao thì DV p.triển (C. Mác).
+ DV là kết quả của hoạt động sinh ra do tiếp xúc giữa bên cung ứng và KH cùng các hoạt động nội bộ của bên cung ứng để đáp ứng nhu cầu của KH (ISO 8402).
+ DV là sản phẩm vô hình do sự tương tác giữa các yếu tố hữu hình và vô hình mà người tiêu dùng nhận được phù hợp với quy cách và chi phí mà hai bên thoả thuận.
9 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2279 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu DV trong nền kinh tế quốc dân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 1: DV trong nền kinh tế quốc dân
1.1 Những vấn đề cơ bản về DV và thị trường DV
1.1.1 Đặc điểm và vai trò của DV
a. Khái niệm, phân loại DV
v DV:
- Với tư cách là một ngành, một lĩnh vực trong nền kinh tế:
DV là một ngành trong nền KTQD, là ngành kinh tế thứ 3 sau các ngành CN&NN, bao gồm các hoạt động kinh tế nằm ngoài 2 ngành sx vật chất.
- Với tư cách là kết quả của một hoạt động - sản phẩm:
+ DV là con đẻ của kinh tế sx hàng hoá. Khi kinh tế hàng hoá p.triển mạnh đòi hỏi 1 sự lưu thông thông suốt, liên tục, để thoả mãn nhu cầu ngày càng cao thì DV p.triển (C. Mác).
+ DV là kết quả của hoạt động sinh ra do tiếp xúc giữa bên cung ứng và KH cùng các hoạt động nội bộ của bên cung ứng để đáp ứng nhu cầu của KH (ISO 8402).
+ DV là sản phẩm vô hình do sự tương tác giữa các yếu tố hữu hình và vô hình mà người tiêu dùng nhận được phù hợp với quy cách và chi phí mà hai bên thoả thuận.
- Với tư cách là 1 hoạt động:
+ DV là hoạt động bao gồm các nhân tố không hiện hữu giải quyết mối quan hệ giữa KH hoặc tài sản mà KH sở hữu với người cung cấp mà không có sự chuyển giao quyền sở hữu (Lưu Văn Nghiêm).
+ DV là hoạt động cung ứng lao động, khoa học, kỹ thuật, nghệ thuật nhằm đáp ứng nhu cầu về sx kinh doanh, đời sống vật chất, tinh thần, các hoạt động ngân hàng, bảo hiểm, tín dụng, cầm đồ (Trần Văn Bão và Nghiêm Văn Trọng).
+ DV bao gồm toàn bộ các hỗ trợ mà KH mong đợi phù hợp với giá cả, uy tín ngoài bản thân DV đó.
+ DV là hoạt động cung cấp những gì không phải môi trường, không phải sx.
Þ DV là hoạt động lao động mang tính xã hội tạo ra các sản phẩm không tồn tại dưới hình thái vật thể, không dẫn tới việc chuyển quyền sở hữu, nhằm thoả mãn kịp thời, thuận lợi và hiệu quả hơn các nhu cầu sx và đời sống xã hội của con người.
v Phân loại DV (các cách phân loại theo một tiêu thức)
1- Theo khu vực trong nền kinh tế: DV sx, DV tiêu dùng
2- Theo các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân (5 lĩnh vực): DV kinh doanh, DV CSHT, DV XH/ DV cá nhân, DV quản lý công cộng.
3- Theo tính chất kinh doanh của DV: DV có thể kinh doanh và DV không thể kinh doanh
4- Theo mức độ tham gia của KH vào DV: DV có sự tham gia hoàn toàn, một phần hoặc không có sự tham gia của KH
5- Theo đối tượng phục vụ: DV cho sx, cho cá nhân và cho xã hội
6- Theo sự thanh toán của KH (góc độ tài chính): DV phải thanh toán và DV không phải thanh toán
7- Theo chủ thể thực hiện: chủ thể là nhà nước, các tổ chức xã hội, các đơn vị kinh doanh
8- Theo các đặc điểm khác
b. Đặc điểm và vai trò của DV
Đặc điểm:
v Tính không hiện hữu (Tính vô hình – Intangibility)
v Không xác định (Không đồng nhất - Inconsistency)
v Không tách rời (Tính đồng thời – Inseparability)
v Không tồn kho (Tính mong manh – Inventory)
Vai trò:
v Vai trò tổng quát: 2 khía cạnh
- Vai trò phục vụ xã hội của DV: phục vụ con người, vì con người, vì sự tốt đẹp của xã hội (các DV công do nhà nước và các tổ chức xã hội thực hiện)
- Vai trò kinh tế của DV - cơ sở hình thành và p.triển ngành kinh tế DV (các DV do các đơn vị kinh tế thực hiện)
v Vai trò cụ thể:
- Là cầu nối giữa các yếu tố “đầu vào” và đầu ra trong quá trình sx, tiêu thụ sp hàng hóa, thúc đầy kinh tế p.triển năng động, hiệu quả và đảm bảo sự thuận tiện, phong phú và văn minh cho các lĩnh vực đời sống vật chất và tinh thần của xã hội.
- Thúc đẩy phân công lao động xã hội, thúc đẩy chuyên môn hóa, tạo điều kiện cho lĩnh vực sx tăng NSLĐ; đồng thời đáp ứng những nhu cầu ngày càng đa dạng của đời sống XH, nâng cao chất lượng cuộc sống cộng đồng.
- Tạo việc làm, thu hút một lượng lớn lực lượng lao động XH, giảm tỷ lệ thất nghiệp trong nền KTQD
- Làm biến đổi cơ cấu kinh tế theo hướng tối ưu, đảm bảo sự tăng trưởng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và tổng sản phẩm quốc dân (GNP), góp phần làm cho nền kinh tế tăng trưởng nhanh và bền vững.
- Thúc đẩy nhanh quá trình CNH – HĐH, nâng cao dân trí và chăm sóc sức khỏe cộng đồng
- Giải phóng phụ nữ, khai thác tiềm năng và sử dụng phù hợp, có hiệu quả lực lượng lao động nữ
- Kích cầu, phục vụ KH tốt hơn, rút ngắn thời gian ra quyết định mua hàng, đẩy nhanh tốc độ lưu thông hàng hóa, tiền tệ, giúp cho nền kinh tế p.triển
- Là cầu nối giữa các vùng trong nước, giữa các quốc gia, tạo điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, là bộ phận quan trọng của kinh tế đối ngoại.
1.1.2 Thị trường DV
1.1.2.1. Cầu DV
a. Đặc điểm của nhu cầu và cầu DV
v Khái niệm
- Nhu cầu: Là trạng thái tâm lý của con người, là sự thiếu hụt về vật chất hoặc tinh thần nào đó, nó có thể nhận biết được hoặc không nhận biết được.
Sự phát triển của nhu cầu dịch vụ theo 7 đẳng cấp: Sinh lý; An toàn; Xã hội; Được tôn trọng; Hiểu biết; Thẩm mỹ; Tự hoàn thiện (Tự phát triển).
- Cầu: Là số lượng hàng hoá, dịch vụ mà người mua có khả năng và sẵn sàng mua ở các mức giá khác nhau trong một thời kỳ nhất định.
v Sự p.triển của nhu cầu DV
Quá trình hình thành và phát triển cầu dịch vụ trên thị trường:
Nhu cầu Mong muốn Sức mua Cầu
(Needs) (Wants) (Powers) (Demand)
Khả năng thanh toán
(Incomes)
Phân biệt giữa nhu cầu và cầu
- Cầu là bộc lộ của nhu cầu trên thị trường, nhu cầu là gốc
- Nhu cầu không đo lường được, cầu có thể đo lường được (khả năng thanh toán)
- Cầu là hữu hạn, nhu cầu là vô hạn
- Nhu cầu là phạm trù vĩnh viễn, còn cầu là phạm trù lịch sử vì nó gắn liền với sự ra đời của tiền tệ.
v Đặc điểm nhu cầu và cầu DV
- Nhu cầu dịch vụ có xu hướng phát triển nhanh chóng (quy mô, chất lượng, chủng loại)
- Nhu cầu của dịch vụ có tính vô hạn, không có điểm dừng cuối cùng
- Nhu cầu dịch vụ có tính phong phú, đa dạng (về chủng loại, chất lượng, giá cả,…)
- Nhu cầu và cầu dịch vụ có tính đồng bộ, tổng hợp
- Nhu cầu và cầu dịch vụ có tính thời điểm, thời vụ
- Tính linh hoạt cao
- Nhu cầu dịch vụ có biên độ dao động không đồng đều giữa các loại dịch vụ và giữa các nhóm KH cùng tiêu dùng một loại sản phẩm dịch vụ
- Tính lan truyền (word of mouth)
b. Mô hình và các yếu tố quyết định cầu DV
v Mô hình cầu
- Khái niệm: mô hình chung của cầu (General pattern of demand) là cầu thực tế về DV được xem xét về mặt tổng số và cơ cấu qua các thời kỳ (các năm) khác nhau trong một phạm vi không gian nhất định.
- Mô hình chung của cầu được biểu hiện dưới dạng dãy số biến động theo thời gian, đồ thị hay biểu đồ:
+ Cầu không đổi (H1)
+ Cầu tăng với tỷ lệ ổn định (H2)
+ Cầu tăng với tỷ lệ giảm dần (H3)
+ Cầu giảm với tỷ lệ giảm dần (H4)
+ Cầu có tính thời vụ - xu hướng tăng dần (H5)
H2
H3
H4
H5
H1
- Ý nghĩa:
+ Mô hình chung của cầu phản ánh xu thế p.triển của cầu (ở một khu vực nhất định) qua đó có thể dự báo được sự p.triển tiếp theo trong tương lai gần.
+ Cho biết tính thời vụ của cầu → cần thiết cho công tác quy hoạch p.triển DV của các cơ quan quản lý nhà nước về DV và công tác hoạch định sự p.triển DV của các nhà cung ứng để khai thác tối đa công suất.
- Các chỉ tiêu phản ánh:
+ Đ/với DV nói chung: số khách, lượt khách; mức chi tiêu của khách để t/mãn n/cầu, tương ứng với mức doanh thu mà các nhà cung ứng nhận được; thời gian sử dụng DV.
+ Đ/với từng loại DV sử dụng các chỉ tiêu đặc trưng. VD mô hình chung của cầu DVDL: số ngày khách, số ngày tour, mức chi tiêu và cơ cấu chi tiêu của khách; mô hình dịch vụ tư vấn: lượt khách, thời gian tư vấn…
v Các yếu tố quyết định cầu về DV
- Cầu DV cá nhân:
+ Giá cả DV có nhu cầu
+ Giá cả DV liên quan (DV thay thế, DV bổ sung) với DV có nhu cầu
+ Thu nhập của KH và phân phối thu nhập
+ Thị hiếu (sở thích) và kiểu mốt
+ Nhân tố khác
- Cầu DV XH: cầu DV cá nhân tập hợp thành tổng cầu – aggregate demand
+ Quy mô dân số và phân bố dân cư (tuổi tác, giới tính)
+ Tổng TNQD và sự phân phối TNQD
+ Mức độ đô thi hóa
+ Tình trạng công nghệ, sự p.triển CSHT
+ Chính sách của nhà nước: thuế, trợ cấp…
+ Nhân tố khác: sự p.triển của nền kinh tế, tác động bất thường
→ ý nghĩa
c. Các trạng thái cầu về DV
- Cầu được t/mãn hoàn toàn
- Cầu được t/mãn một phần
- Cầu không được t/mãn
1.1.2.2. Cung ứng DV
a. Đặc điểm cung ứng DV
- Cung ứng dịch vụ thường được thực hiện bởi các nhà sản xuất độc lập và mang tính cạnh tranh cao
- Quá trình cung ứng dịch vụ gồm nhiều công đoạn
- Cung ứng dịch vụ thường có khả năng hữu hạn một cách tương đối
- Cung ứng dịch vụ được tổ chức theo nhiều phương thức, nhiều hình thức khác nhau
- Cung ứng dịch vụ có thể có các trạng thái khác nhau
b. Mô hình cung ứng DV và các yếu tố quyết định cung ứng DV
v Mô hình cung
- Khái niệm: mô hình chung của cung là cung thực tế về DV, được xem xét về mặt tổng số và cơ cấu qua các thời kỳ khác nhau trong một phạm vi và không gian nhất định.
- Biểu hiện: dạng đồ thì, biểu đồ, hay dãy số thời gian
- Ý nghĩa: mô hình cung phản ánh xu hướng p.triển của cung, qua đó có thể dự báo sự p.triển của cung trong thời kỳ tới, phục vụ công tác quy hoạch ở tầm vĩ mô và hoạch định chiến lược KD của 1 DNDV → qua đó, DN có kế hoạch chuẩn bị CSVC, đội ngũ lao động đầy đủ để đáp ứng cầu.
- Các chỉ tiêu biểu hiện:
+ CSVCKT
+ LĐ
+ Tổ chức, quản lý các yếu tố KD, các nguồn lực
v Các yếu tố quyết định cung
- Tác động vi mô (cung của DNDV): giá cả DV cung ứng, giá DV liên quan (DV thay thế, DV bổ sung), chi phí sxkd, kỳ vọng của nhà cung ứng, áp dụng KHCN trong DNDV.
- Tác động vĩ mô (cung của ngành, khu vực): cạnh tranh trên thị trường, sự p.triển KHCN, các chính sách của nhà nước, các nhân tố khác: quy hoạch p.triển, yếu tố bất thường.
c. Các trạng thái cung ứng DV
- Thường xuyên đáp ứng được cầu
- Đáp ứng được cầu
- Không đáp ứng được cầu
1.1.2.3. Đặc điểm thị trường DV
a. Cặp sản phẩm HH – DV
Cặp sp HH – DV diễn tả sự song hành giữa sp HH và DV, bao gồm cả phần hữu hình và vô hình, tạo nên một sản phẩm dịch vụ hoàn hảo hoặc suất dịch vụ đáp ứng nhu cầu của KH.
v Các yếu tố của cặp HH – DV
- Bao gồm: sp hữu hình, DV vô hình, sự tương tác của HH – DV
- Vai trò của mỗi bộ phận là khác nhau
- Khi xã hội p.triển thì DV vô hình chiếm tỷ trọng cao, trở nên quan trọng
- Một sp DV không bị giới hạn bởi phạm vi lãnh thổ 1 QG, 1 sp DV có thể do nhiều QG thực hiện
v Trao đổi cặp HH – DV
- Quy luật giá trị
- Quy luật trao đổi ngang giá
b. Giá cả DV
v Đặc điểm của giá cả DV
- Thường chỉ có một khâu hình thành giá với 1 mức giá duy nhất – giá bán trực tiếp cho KH
- Có tính chất địa phương, QG, khu vực
- Nhiều căn cứ tính giá
- Do nhà cung ứng và người tiêu dùng quyết định
- Tính thời vụ thời điểm
v Vai trò (tác động) của giá cả đối với cung và cầu DV (→ tạo ra sự đàn hồi của cung và cầu theo giá)
- Sự đàn hồi của cung theo giá:
+ Kn, công thức xác định
+ 5 trạng thái: đồ thị, giá trị, ý nghĩa biểu hiện
v Vai trò của giá trong quan hệ cung cầu
- Tạo lập quan hệ cung cầu và phản ánh mối quan hệ cung cầu
- Điều chỉnh mối quan hệ cung cầu
c. Đặc điểm quan hệ cung – cầu DV
- Cung và cầu DV tác động qua lại lẫn nhau
- Quan hệ cung cầu DV chịu tác động bởi tính thời vụ của nhu cầu
- Quan hệ cung cầu DV phụ thuộc tính chất cố định tương đối của cung
1.2 Sự p.triển các ngành DV trong nền kinh tế quốc dân
1.2.1. Các giai đoạn p.triển kinh tế
Đặc điểm
Giai đoạn
Đầu tranh của con người
Hoạt động kinh tế
chủ yếu
Sử dụng
lao động của con người
Đơn vị
đời sống
xã hội
Thước đo
tiêu chuẩn sống
Cấu trúc
xã hội
Tiền CN
Đ/tr với
tự nhiên
NN, khai mỏ
Sức cơ bắp
tự nhiên
Hộ gia đình mở rộng
Đủ để tồn tại
Thông lệ,
truyền thống, quyền lực
CN
Đ/tr với bản chất giả dối
SX HH
Áp dụng
máy móc
Hộ gia đình thu hẹp,
cá nhân
Số lượng,
chất lượng HH
Hành chính, quan liêu → mầm mống DV
Hậu CN
Đ/tr giữa
con người
với nhau
DV
LĐ máy móc và con người t/c trí tuệ,
sáng tạo,
nghệ thuật
Cộng đồng kết hợp nhiều y.tố chủng tộc, ngành nghề, địa bàn
Chất lượng cuộc sống:
giáo dục, sức khỏe, giải trí
Phụ thuộc lẫn nhau toàn cầu
1.2.2. Nội dung hợp tác về TM DV trong khu vực và thế giới
1.2.2.1. Sự cần thiết khách quan của hội nhập kinh tế về TM và DV
a. Khái niệm hội nhập kinh tế
Hội nhập kinh tế là sự gắn kết nền kinh tế của một quốc gia vào các tổ chức hợp tác kinh tế khu vực và toàn cầu, trong đó, các thành viên quan hệ kinh tế với nhau theo những quy định chung.
b. Sự cần thiết
- Các QG không đủ mọi nguồn tài nguyên để sx mọi ccvc đáp ứng nhu cầu của dân cư
- Các QG không đủ mọi tri thức trí tuệ về mọi mặt để giải quyết mọi vấn đề kinh tế, kỹ thuật, quản lý phát sinh
- Các QG có lúc thừa, lúc thiếu vốn đầu tư
- Để nền kinh tế p.triển, nâng cao NSLĐ
- Lý do phi kinh tế
1.2.2.2. Các nội dung hợp tác về TMDV
a. Trên thế giới (Hiệp định chung về TMDV của WTO – GATS)
v Các nghĩa vụ chung
- Đối xử tối huệ quốc
- Minh bạch
- Đối xử quốc gia
- Tiếp cận thị trường
- Nguyên tắc không được áp dụng hạn chế trong các giao dịch thanh toán quốc tế
- Công nhận các tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn
- Độc quyền và cung câp các DV độc quyền
v Các nghĩa vụ cụ thể
- Cung cấp DV qua biên giới
- Tiêu dùng DV ở nước ngoài
- Hiện diện thương mại
- Hiện diện thể nhân
b. Trong khu vực ASEAN (Hiệp định khung về TMDV của ASEAN – AFAS)
v AFAS được lý ngày 5/12/1995
Các nước thành viên đã và đang tiến hành đàm phán để đạt được các cam kết cụ thể về mở cửa thị trường, đãi ngộ QG và các cam kết khác, dành ưu đãi cho nhau trên cơ sở đã ngộ tối huệ quốc. Đến nay đã hoàn thành vòng đàm phán thứ nhất từ 01/01/1996 đến 31/12/1998 cho 7 ngành DV: hàng hải, hàng không, bưu điện, xây dựng, tài chính, du lịch và các DV KD.
v Các yêu cầu về hợp tác DV ASEAN
- Tăng cường hợp tác về DV giữa các QG thành viên để nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh, đa dạng hóa năng lực sx và cung cấp, phân phối DV của các nhà cung cấp DV trong và ngoài ASEAN
- Xóa bỏ đáng kể các hạn chế về KDDV giữa các QG thành viên
- Tự do hóa việc KDDV bằng cách mở rộng chiều sâu và quy mô tự do hóa hơn những cái mà các QG thành viên đã cam kết theo Hiệp định GATS nhằm mục đích thực hiện một khu vực mậu dịch tự do trong lĩnh vực DV.
v Các giai đoạn hợp tác DV trong ASEAN
Tại Hội nghị Bộ trưởng kinh tế ASEAN lần thức 31 ngày 30/9/1999 tại Singapore, Bộ trưởng kinh tế các QG thành viên đã nhất trí với dự thảo “Khuôn khổ đàm phán DV từ nay đến năm 2020”. Khuôn khổ đàm phán này chia 2 giai đoạn:
- Giai đoạn 1999 – 2001 (ngắn hạn)
+ Tự do hóa những ngành hoặc phân ngành DV chung trong khuôn khổ AFAS và GATS. Ngành và phân ngành DV chung được xác định trên cơ sở ít nhất có 4 QG đã đưa ra cam kết đối với ngành hoặc phân ngành đó
+ Tự do hóa phương thức Cung cấp DV quan biên giới và Tiêu dùng DV ở nước ngoài
+ Tự do hóa từng bước trên cơ sở đàm phán đối với phương thức Cung cấp DV Hiện diện thương mại và Hiện diện thể nhân
Trong giai đoạn này, các QG thành viên cần xác định các ngành, phân ngành hoặc phương thức cung cấp DV và thời gian thích hợp để có thể tự do hóa ngay. Tuy nhiên, để phù hợp với điều kiện của mình, mỗi QG có thể quyết định xếp các ngành hoặc phân ngành DV cụ thể vào danh mục loại trừ tạm thời hoặc danh mục nhạy cảm.
VD danh mục nhạy cảm: dệt may, sành sứ thủy tinh, giày dép; danh mục bán nhạy cảm: hóa chất; danh mục không nhạy cảm: đồ uống.
- Giai đoạn 2001 – 2020 (dài hạn)
Hoàn tất việc tự do hóa đối với tất cả các ngành, phương thức cung cấp DV vào năm 2020. Tuy nhiên, để tiến tới mục tiêu tự do hóa TMDV vào năm 2020, Hội nghị đã đồng ý cho các QG thành viên lựa chọn khung thời gian thích hợp cho từng ngành và phân ngành DV phù hợp với điều kiện của mỗi QG và khuyên khích các QG có thể linh hoạt mở cửa một số ngành hoặc phương thức cung cấp DV trước 2020.
1.2.3 Xu hướng và chính sách p.triển các ngành DV ở các nước đã và đang p.triển
v Xu hướng quy mô lớn và đa phương hóa:
- Khu vực DV đã và đang thu hút đông đảo lực lượng lao động xã hội
- Ở nhiều nước p.triển, khoản thu nhập DV do xuất khẩu, trực tiếp đầu tư ra nước ngoài vào các ngành DV chiếm trên 40% tổng giá trị đầu tư.
- Ngành DV tiếp thu mô thức quản lý của ngành sx hàng hóa, sử dụng một số lượng lớn thành quả khoa học kỹ thuật, thực hiện phương thức kinh doanh quy mô lớn.
v Xu hướng khu vực hóa và nhất thể hóa toàn cầu các hoạt động DV:
Sự hợp tác về DV theo khu vực và thế giới giữa các nước ASEAN, APEC, WTO,…
v P.triển DV trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế
v Đặc biệt quan tâm p.triển các DV trọng yếu của nền kinh tế thị trường
v Đa dạng hóa DV
v Gắn p.triển DV với p.triển sx
v Nâng cao chất lượng và hiệu quả DV công cộng
v Nâng cao chất lượng hợp tác quốc tế về DV
v Các chính sách p.triển các ngành DV ở các nước đã và đang p.triển (SV tham khảo trong TLTK số [2] từ trang 84 – 117); các ngành DV đang đặc biệt được quan tâm:
Ngành quảng cáo, ngành hàng không, vận tải biển, ngân hàng, y tế, bảo hiểm, thông tin đại chúng, bán lẻ, viễn thông, du lịch, đáp ứng các DV đặc biệt.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- DV trong nền kinh tế quốc dân.doc