Dự báo nhu cầu nhân lực của các khách sạn 4-5 sao trên địa bàn thành phố Nha Trang - Tỉnh Khánh Hòa

3. Kiến nghị - Kiến nghị Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch hỗ trợ các cơ sở đào tạo du lịch trong cả nước có điều kiện tham gia và hợp tác với các trường, viện, các cở sở đào tạo du lịch của nước ngoài nhằm mục đích giúp cho các cơ sở đào tạo trong nước có thể trao đổi và học tập kinh nghiệm và tăng cường năng lực giảng dạy và học tập trong đào tạo du lịch. - Kiến nghị Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Khánh Hòa làm tốt công tác dự báo nguồn nhân lực ngành du lịch trong Tỉnh theo từng giai đoạn tạo điều kiện cho công tác đào tạo có hiệu quả và không bị lãng phí. Tăng cường công tác kiểm tra trình độ chuyên môn nghiệp vụ của lao động tại các doanh nghiệp thông qua chương trình thẩm định nghề của tiêu chuẩn VTOS. - Kiến nghị các cơ sở đào tạo phải gắn với các cơ sở kinh doanh du lịch, thực hiện nguyên tắc gắn đào tạo với thực hành, mở rộng giao lưu, tăng cơ hội học tập kinh nghiệm nước ngoài. - Kiến nghị các doanh nghiệp tham gia vào xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề; tạo cơ sở kiến tập, thực tập cho học sinh và sinh viên; hỗ trợ kinh phí và thời gian cho người học để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, các doanh nghiệp và các cơ sở đào tạo cùng thực hiện đồng bộ thang chuẩn tiếng Anh cho ngành Du lịch Việt Nam đã được xây dựng cho 6 nghề thuộc Hệ thống VTOS.

pdf7 trang | Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 11/03/2022 | Lượt xem: 311 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Dự báo nhu cầu nhân lực của các khách sạn 4-5 sao trên địa bàn thành phố Nha Trang - Tỉnh Khánh Hòa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2014 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 201 KEÁT QUAÛ NGHIEÂN CÖÙU ÑAØO TAÏO SAU ÑAÏI HOÏC DỰ BÁO NHU CẦU NHÂN LỰC CỦA CÁC KHÁCH SẠN 4-5 SAO TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ NHA TRANG - TỈNH KHÁNH HÒA THE FORECASTING LABOUR DEMANDS IN THE FOUR-AND-FIVE-STAR HOTELS IN NHA TRANG CITY, KHANH HOA PROVINCE Ngô Thị Như Thùy1, Quách Thị Khánh Ngọc2 Ngày nhận bài: 04/6/2013; Ngày phản biện thông qua: 06/8/2013; Ngày duyệt đăng: 10/3/2014 TÓM TẮT Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu dự báo nhu cầu lao động tại các khách sạn 4-5 sao trên địa bàn thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa đến năm 2015 định hướng đến 2020. Tác giả đã sử dụng phương pháp ngoại suy xu thế dựa trên số liệu điều tra 10 khách sạn 4-5 sao trên địa bàn thành phố Nha Trang từ năm 2007 đến năm 2011 và phương pháp chuyên gia để dự báo. Kết quả nghiên cứu cho thấy nhu cầu nhân lực ngành du lịch tại các khách sạn này ngày càng gia tăng về qui mô và người lao động ngày càng phải được nâng cao về trình độ đào tạo, tay nghề chuyên môn, trình độ ngoại ngữ.... Từ khóa: nhu cầu nhân lực ngành du lịch, khách sạn 4-5 sao, phương pháp ngoại suy xu thế, phương pháp chuyên gia ABSTRACT The article shows the results forecasting labour demands such as quantity, quality and structure of labour in the four- and - fi ve - star hotels in Nha Trang City, Khanh Hoa Province up to 2015 and orientation to 2020. The author uses the trend extrapolation method, based on the survey data on 10 hotels of the four- and - fi ve – stars ratings in Nha Trang City from 2007 to 2011 and specialist method to produce the forecast results. The research fi ndings show that tourism labour demands in the four - and - fi ve - star hotels in Nha Trang City increase, so it is necessary to enhance level, professional skills and foreign languages. Keywords: the tourism labour demands, the four - and - fi ve - star hotels, trend extrapolation method, specialist method 1 Ngô Thị Như Thùy: Cao học Quản trị kinh doanh 2009 – Trường Đại học Nha Trang 2 TS. Quách Thị Khánh Ngọc: Khoa Kinh tế - Trường Đại học Nha Trang I. ĐẶT VẤN ĐỀ Theo quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Khánh Hòa đến năm 2020, một trong những mục tiêu chính trong công tác đầu tư đối với du lịch tỉnh nhà từ nay đến năm 2020 là: “Đầu tư phát triển nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch Khánh Hòa nhằm thu hút hơn nữa khách du lịch cao cấp, đặc biệt là khách du lịch quốc tế, đưa Khánh Hòa thực sự là một trọng điểm du lịch của Nam Trung bộ nói riêng và của cả nước nói chung” [08, tr.23]. Thực tế cho thấy trên địa bàn thành phố Nha Trang thị trường khách du lịch phát triển rất nhanh, nhu cầu của khách du lịch ngày càng đa dạng. Các công ty du lịch lữ hành hay các nhà hàng, khách sạn luôn cần đội ngũ nhân viên có trình độ, có tay nghề cao, sử dụng được một hay hai ngoại ngữ Đặc biệt trong các hệ thống khách sạn 4-5 sao, đây là hệ thống khách sạn cung cấp các dịch vụ lưu trú, vui chơi giải trí cao cấp, thì sự đòi hỏi về chuyên môn nghiệp vụ, trình độ ngoại ngữ càng khắt khe hơn. Do đó để đáp ứng nhu cầu của khách du lịch khi lựa chọn dịch vụ du lịch cao cấp này ngoài hệ thống phòng ngủ, trang thiết bị, cơ sở vất chất đạt tiêu chuẩn, đòi hỏi cần phải có nguồn nhân lực có kỹ năng cả về lượng lẫn về chất. Nắm bắt được nhu cầu của thị trường, các cơ sở đào tạo trên địa bàn thành phố Nha Trang mở rộng quy mô đào tạo chuyên ngành về du lịch. Tuy nhiên hầu hết các khách sạn 4-5 sao đều gặp những khó khăn nhất định trong việc tuyển dụng Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2014 202 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG và sử dụng nhân sự. Trong bối cảnh này, việc: “Dự báo nhu cầu nhân lực của các khách sạn 4-5 sao trên địa bàn thành phố Nha Trang – tỉnh Khánh Hòa” là hết sức cần thiết và có ý nghĩa. II. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Cơ sở lý thuyết 1.1. Khái niệm nguồn nhân lực ngành Du lịch Nguồn nhân lực ngành Du lịch bao gồm toàn bộ lực lượng lao động trực tiếp và gián tiếp liên quan đến quá trình phục vụ khách du lịch. Lao động trực tiếp bao gồm những công việc trực tiếp phục vụ khách du lịch như trong khách sạn, nhà hàng, lữ hành, các cửa hàng bán lẻ phục vụ khách du lịch, cơ quan quản lý du lịch, Lao động gián tiếp bao gồm những công việc cung ứng, hỗ trợ cho các hoạt động trực tiếp phục vụ khách du lịch như: cung ứng thực phẩm cho khách sạn nhà hàng, cung ứng hàng hoá cho các cửa hàng bán lẻ phục vụ khách du lịch, các dịch vụ của Chính phủ hỗ trợ phát triển du lịch, đào tạo nhân lực du lịch, xây dựng khách sạn, sản xuất máy bay, các trang thiết bị phục vụ khách du lịch. 1.2. Vai trò và đặc điểm của nguồn nhân lực ngành Du lịch 1.2.1. Lực lượng lao động trong ngành Du lịch được chia thành 3 nhóm a) Nhóm lao động chức năng quản lý Nhà nước về du lịch, có vai trò quan trọng trong việc xây dựng chiến lược phát triển du lịch của quốc gia và từng địa phương, tham mưu hoạch định chính sách phát triển du lịch, giúp đỡ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp du lịch kinh doanh có hiệu quả. b) Nhóm lao động chức năng sự nghiệp ngành Du lịch. Đây là bộ phận có trình độ học vấn cao, có kiến thức chuyên sâu về ngành Du lịch, có chức năng đào tạo, nghiên cứu khoa học về du lịch và có vai trò to lớn trong việc phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch. c) Nhóm lao động chức năng kinh doanh. Nhóm lao động này chiếm số lượng đông đảo nhất trong hoạt động của ngành Du lịch và cần được nghiên cứu kỹ lưỡng nhất. 1.2.2. Lực lượng lao động làm việc trực tiếp trong các doanh nghiệp du lịch Được chia thành 4 nhóm cơ bản với vai trò và đặc trưng khác nhau trong quá trình hoạt động kinh doanh du lịch. - Nhóm lao động chức năng quản lý chung Gồm những người đứng đầu các đơn vị kinh tế cơ sở (doanh nghiệp kinh doanh khách sạn, hãng lữ hành du lịch, vận chuyển du lịch, là Tổng Giám đốc, Giám đốc, Phó Giám đốc hoặc các chức danh tương đương). - Nhóm lao động chức năng quản lý theo các nghiệp vụ kinh tế Bao gồm lao động thuộc Phòng Kế hoạch đầu tư và Phát triển; Phòng Tài chính - Kế toán (hoặc Phòng Kinh tế); Phòng Vật tư thiết bị, Phòng Tổng hợp; Phòng Quản lý nhân sự... - Nhóm lao động chức năng đảm bảo điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp du lịch Lao động thuộc nhóm này gồm nhân viên thường trực bảo vệ; nhân viên làm vệ sinh môi trường; nhân viên phụ trách công tác sửa chữa điện nước; nhân viên cung ứng hàng hóa; nhân viên tạp vụ; Nhóm lao động trực tiếp cung cấp dịch vụ cho khách Đây là những lao động trực tiếp tham gia vào quá trình kinh doanh du lịch, trực tiếp cung cấp dịch vụ và phục vụ cho du khách. Trong khách sạn có lao động thuộc nghề lễ tân; nghề buồng; nghề chế biến món ăn; nghề bàn và pha chế đồ uống; Trong kinh doanh lữ hành có lao động làm công tác điều hành tour, marketing du lịch hướng dẫn viên du lịch... [4]. 2. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu hướng đến việc dự báo nhu cầu lao động của các khách sạn 4-5 sao trên địa bàn thành phố Nha Trang đến năm 2015 định hướng đến 2020. Để có một chiến lược phát triển nguồn nhân lực đúng đắn, điều quan trọng nhất là phải dự báo đúng nhu cầu của xã hội. Các phương pháp dự báo nguồn nhân lực được áp dụng hiện nay là: 1) Phương pháp chuyên gia; (2) Phương pháp ngoại suy xu thế; (3) Phương pháp mô hình hóa; (4) Phương pháp dự báo dựa vào mối quan hệ đào tạo - việc làm. Trong nghiên cứu này tác giả sử dụng phương pháp ngoại suy xu thế để cho ra kết quả dự báo ban đầu sau đó áp dụng phương pháp chuyên gia để phân tích và cho ra kết quả cuối cùng về dự báo một cách khoa học và tương đối chính xác. - Phương pháp chuyên gia: Bản chất của phương pháp chuyên gia là lấy ý kiến đánh giá của các chuyên gia để làm kết quả dự báo. Phương pháp này sẽ chính xác hơn nếu sử dụng nhiều chuyên gia và tổng hợp các ý kiến chuyên gia theo phương pháp toán học. Vì thế, phương pháp này được áp dụng có hiệu quả cho những đối tượng thiếu (hoặc chưa đủ) số liệu thống kê. Kết quả của phương pháp Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2014 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 203 dự báo này chủ yếu phục vụ cho nhu cầu định hướng, quản lý vì thế cần kết hợp (trong trường hợp có thể) với các phương pháp định lượng khác. - Phương pháp ngoại suy xu thế: Dự báo nguồn nhân lực theo phương pháp ngoại suy xu thế trên cơ sở các số liệu thống kê tình hình lao động trong quá khứ. Phương pháp ngoại suy xu thế là phương pháp dự báo theo đường xu hướng (hồi quy theo thời gian), còn có tên gọi là đường hồi quy. Trong nghiên cứu này tác giả sử dụng phương trình đường thẳng có dạng: Y = ax + b. Trong đó: Y - Số nhu cầu thực tế (nếu là thời kỳ quá khứ); - Số dự báo (nếu là thời kỳ tương lai); x - Số thứ tự các thời kỳ (biến thời gian); số giai đoạn khảo sát; a - Độ dốc của đường xu hướng; b - Tung độ gốc; n - Số lượng quan sát. Lưu ý: Trường hợp a >0: Đường biểu diễn dốc lên; a <0: Đường biểu diễn dốc xuống; a=0: Đường biểu diễn nằm ngang. Tác giả đã thực hiện phương pháp ngoại suy xu thế dựa trên kết quả khảo sát điều tra thực tế 10 khách sạn 4-5 sao trên địa bàn thành phố Nha Trang từ năm 2007 đến năm 2011. Ngoài ra, tác giả thực hiện phương pháp chuyên gia, lấy ý kiến các Giám đốc, Phó Giám đốc hoặc Trưởng Phòng nhân sự của các doanh nghiệp, Hiệu trưởng các trường đào tạo du lịch, đại diện Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Khánh Hòa, Trung tâm Xúc tiến và Quảng bá du lịch thành phố Nha Trang trên cơ sở đã có số liệu dự báo ban đầu từ phương pháp ngoại suy xu thế. Trình tự các bước trong dự báo như sau: Bước 1: Xác định mục tiêu của dự báo; Bước 2: Xác định độ dài thời gian dự báo; dự báo từ năm 2012 đến năm 2020; Bước 3: Lựa chọn phương pháp dự báo; đó là phương pháp ngoại suy xu thế (dãy số thời gian) dựa vào số liệu quá khứ từ năm 2007 đến năm 2011 và theo phương pháp chuyên gia. Đối với phương pháp ngoại suy xu thế phải cần có số liệu quá khứ. Với phương pháp chuyên gia thì đây là phương pháp đơn giản nhưng có kết quả cao vì lãnh đạo các doanh nghiệp là những người hiểu rõ doanh nghiệp mình đang ở vị trí nào và nhu cầu nhân lực của doanh nghiệp họ trong thời gian tới; Bước 4: Lựa chọn đối tượng để thu thập thông tin; tác giả điều tra khảo sát 10/10 khách sạn 4-5 sao trên địa bàn thành phố Nha Trang; Bước 5: Thu thập thông tin dự báo bằng bảng điều tra, phỏng vấn trực tiếp trưởng phòng nhân sự hoặc giám đốc điều hành của các khách sạn nêu trên. Thu thập số liệu điều tra khảo sát được thực hiện từ tháng 3,4,5 năm 2012; Bước 6: Xử lý thông tin bằng phương pháp thống kê, phân tích và sử dụng phần mềm excel để xác định hàm xu thế và dùng phương pháp ngoại suy để ra kết quả dự báo; Bước 7: Điều chỉnh kết quả dự báo theo ý kiến chuyên gia để ra quyết định cuối cùng về kết quả dự báo. III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Hiện nay trên địa bàn thành phố Nha Trang các cơ sở kinh doanh khách sạn tiêu chuẩn 4- 5 sao còn rất ít. Tổng số phòng của các khách sạn 4-5 sao tại thành phố Nha Trang là 2.036 phòng tính đến cuối năm 2010 và đầu năm 2011. Đa số các khách sạn đã hoạt động trong thời gian dài, tuy nhiên cũng có một số khách sạn mới đi vào hoạt động cụ thể là Khách sạn Sheraton hoạt động vào năm 2010, Khách sạn Michelia và Khu Resort Hòn Tằm hoạt động vào năm 2011. Tất cả các phòng đều được trang thiết bị hiện đại đạt tiêu chuẩn quốc tế. Các khu resort như Ana Madara, Vinpearl, Hòn Tằm đều thiết kế theo dạng villa rất thích hợp với khách nước ngoài. Đa số các khách sạn 4-5 sao trên thành phố hiện nay đều có vốn đầu tư nước ngoài và thuộc các tập đoàn khách sạn lớn trên thế giới, ví dụ như Khách sạn Sheraton thuộc Tập đoàn Starwood (Mỹ), Khách sạn Novotel thuộc Tập đoàn Accord (Pháp) Bảng 2 cho thấy năm 2011 tổng lượt khách tăng gấp 2.4 lần so với năm 2007 và tăng 37% so với năm 2010. Năm 2007 và 2008 lượng khách quốc tế chiếm tỷ lệ cao hơn khách nội địa, tuy nhiên từ năm 2009 đến 2011 khách nội địa chiếm tỷ lệ cao hơn khách quốc tế. Nguyên nhân là do cuộc khủng hoảng toàn cầu năm 2009 làm giảm lượng khách quốc tế, và cũng từ đó khách quốc tế ngày càng thắt chặt chi tiêu cho du lịch, nắm bắt được tình hình chung như thế các khách sạn thực hiện các chương trình khuyến mãi để thu hút khách nội địa. Bên cạnh đó doanh thu cũng tăng đáng kể, cụ thể là năm 2011 doanh thu tăng gấp 2,4 lần so với năm 2007 và tăng hơn 35% so với năm 2010. Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2014 204 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG Bảng 1. Lượt khách và doanh thu của các khách sạn 4-5 sao trên địa bàn thành phố Nha Trang giai đoạn 2007 - 2011 Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 1. Lượt khách (Đơn vị: Lượt khách) Khách quốc tế 74.040 84.974 80.204 118.752 157.081 Khách nội địa 65.799 74.502 90.486 123.605 176.085 Tổng lượt khách 139.839 159.476 170.690 242.357 333.166 Lượt khách toàn tỉnh 1.364.000 1.594.000 1.579.000 1.843.000 2.180.000 Tỷ trọng(%) 10,25 10,00 10,81 13,15 15,28 2. Doanh thu (Doanh thu : Tỷ đồng) Tổng doanh thu 352,612 465,343 503,504 606,231 820,070 DT toàn tỉnh 1.026,744 1.353,354 1.562,561 1.877,254 2.252,114 Tỷ trọng(%) 31,71 34,38 32,22 32,29 36,41 (Nguồn: Theo kết quả điều tra thực tế tại 10 khách sạn 4-5 sao trên địa bàn thành phố Nha Trang) Bảng 2. Số lượng lao động của các khách sạn 4-5 sao trên địa bàn thành phố Nha Trang (Đơn vị: người) STT Khách sạn Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 01 Khu nghỉ mát Sunrise Beach Nha Trang 246 254 234 255 258 02 Vinpearl Nha Trang Resort and Spa 516 527 507 526 518* 03 Ana Madara Resort 264 272 269 276 290 04 Khách sạn Sheraton 0 0 0 332 345 05 Hòn Tằm Resort 0 0 0 0 148 06 Khách sạn Michelia 0 0 0 0 249 07 Khách sạn Lodge 166 182 145 185 221 08 Yasaka Sài Gòn Nha Trang 242 258 256 268 288 09 Khách sạn Novotel Nha Trang 0 0 155 164 179 10 Diamond Bay Resort & Golf Nha Trang 0 357 315 351 369* Tổng cộng 1434 1850 1881 2357 2865 Ghi chú: * Số liệu chí tính cho lao động ở bộ phận khách sạn và nhà hàng (Nguồn: Kết quả điều tra thực tế tại 10 khách sạn 4-5 sao trên địa bàn thành phố Nha Trang) Bảng 3. Tổng hợp kết quả dự báo cầu lao động theo ý kiến chuyên gia (Đơn vị: Người) Kết quả dự báo theo phương pháp ngoại suy xu thế Kết quả dự báo điều chỉnh theo phương pháp chuyên gia Tổng số lao động Lao động bình quân/ 1 phòng khách sạn Tổng số lao động Lao động bình quân/ 1 phòng khách sạn Năm 2012 3.088 1,52 lao động 3.088 1,52 lao động Năm 2015 4.098 2,01 lao động 4.098 2,01 lao động Năm 2020 5.783 2,84 lao động 4.480 2,20 lao động - Năm 2015 với xu thế phát triển của ngành du lịch trong những năm tới và theo dự báo lượng khách du lịch cho các khách sạn 4-5 sao trên địa bàn thành phố Nha Trang đến năm 2015 là 490.827 lượt khách, nhu cầu về số lượng lao động là 4.098 lao động, bình quân 2,0 lao động /1 phòng khách sạn. - Giai đọan từ 2015 đến 2020, các chuyên gia cho rằng các doanh nghiệp đã ổn định về mặt nhân sự, nên giai đoạn này về mặt số lượng sẽ không tăng nhiều. Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2014 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 205 Bảng 4. Dự báo số lượng lao động đến năm 2020 (Đơn vị: Người) Năm 2012 Năm 2015 Năm 2020 SL % SL % SL % 1. Phân theo giới tính Nữ 1698 55,0 2254 55,0 2464 55,0 Nam 1390 45,0 1844 45,0 2016 45,0 Tổng cộng 3088 4098 4480 2. Phân theo độ tuổi 2.1. Cấp quản lý, trưởng bộ phận Từ 25-30 tuổi 139 4,5 205 5,0 224 5,0 Trên 30 tuổi 62 2,0 82 2,0 90 2,0 2.2. Nhân viên Từ 20-25 tuổi 1297 42,0 1762 43,0 2083 46,5 Từ 26-30 tuổi 973 31,5 1352 33,0 1366 30,5 Trên 30 tuổi 618 20,0 697 17,0 717 16,0 Tổng cộng 3088 4098 4480 3. Cơ cấu lao động theo trình độ đào tạo Trên Đại học 25 0,81 61 1,5 90 2,0 Đại học, Cao đẳng 979 31,70 1.844 45,0 2464 55,0 Trung cấp và tương đương 751 24,32 820 20,0 806 18,0 Sơ cấp 740 23,96 820 20,0 672 15,0 Chưa qua đào tạo hoặc đào tạo tại chỗ 593 19,20 553 13,5 448 10,0 Tổng cộng 3.088 4.098 4.480 4. Cơ cấu lao động theo chuyên môn Quản lý 40 1,30 61 1,5 90 2,0 Trưởng bộ phận 160 5,18 246 6,0 291 6,5 Nhân viên lễ tân 233 7,55 328 8,0 358 8,0 Nhân viên buồng 446 14,44 574 14,0 627 14,0 Nhân viên bàn 540 17,49 738 18,0 806 18,0 Nhân viên bar 194 6,28 266 6,5 291 6,5 Nhân viên bếp 363 11,76 492 12,0 538 12,0 Nhân viên văn phòng 413 13,37 492 12,0 493 11,0 Phục vụ khác 699 22,64 902 22,0 986 22,0 Tổng cộng 3.088 4.098 4.480 5. Cơ cấu lao động theo trình độ ngoại ngữ Cao đẳng, Đại học tiếng Anh 300 15,0 600 20,0 806 20,0 Tiếng Anh chứng chỉ A 500 25,0 360 12,0 322 8,0 Tiếng Anh chứng chỉ B 400 20,0 540 18,0 605 15,0 Tiếng Anh chứng chỉ C 360 18,0 600 20,0 806 20,0 Cao đẳng, Đại học ngoại ngữ khác (Pháp, Trung, Nga, Nhật, Hàn, Đức) 60 3,0 120 4,0 161 4,0 Ngoại ngữ khác (Pháp. Trung, Nga, Nhật, Hàn, Đức .) - chứng chỉ A, B, C 160 8,0 240 8,0 322 8,0 Chứng chỉ TOFEL, TOEIC 220 11,0 540 18,0 1008 25,0 Tổng cộng 2.000 3.000 4.030 Tổng số lao động 3.088 64.8 4.098 73.2 4.480 90.0 Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2014 206 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG Theo các chuyên gia, hiện tại tỷ lệ lao động nữ cao hơn là động nam là hợp lý theo đặc thù của ngành du lịch vì thế dự báo cho những năm tới tỷ lệ này tương đối ổn định và sẽ không thay đổi. Về cơ cấu lao động phân theo độ tuổi thì các chuyên gia có điều chỉnh để thực hiện chính sách trẻ hóa đội ngũ lao động để thích hợp với đặc thù của nhân lực ngành du lịch. Ngoài ra, để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ đối tượng khách du lịch cao cấp tại các khách sạn 4-5 sao cho tới năm 2020, hiện nay ngoài vấn đề đáp ứng đủ số lượng lao động cần thiết cần thực hiện chuyển dịch cơ cấu lao động cho phù hợp với nhu cầu nhân lực của các doanh nghiệp, tức người lao động cần có trình độ kiến thức, kỹ năng quản lý điều hành, kỹ năng nghiệp vụ chuyên môn, trình độ ngoại ngữ cũng như phẩm chất, thái độ nghề nghiệp phù hợp IV. KẾT LUẬN, GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Theo kết quả dự báo, từ năm 2012 đến năm 2015 sẽ cần thêm khoảng 900 lao động trình độ Đại học, Cao đẳng so với năm 2012 và khoảng 8 lao động trình độ trên đại học. Đến năm 2020 cần thêm khoảng hơn 600 lao động trình độ Đại học, Cao đẳng. Doanh nghiệp có được nguồn nhân lực chất lượng cao sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp tận dụng được chất xám, sử dụng đúng người, đúng việc, phát huy hết khả năng con người để góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch hiện nay. 2. Giải pháp 2.1. Giải pháp về phát triển hệ thống đào tạo nghề du lịch ở địa phương - Các trường đào tạo nghề du lịch nên có cuộc khảo sát, lấy ý kiến phản hồi từ sinh viên đã tốt nghiệp, từ doanh nghiệp tuyển dụng để từ đó rút kinh nghiệm và xây dựng chương trình đào tạo phù hợp với nhu cầu xã hội. - Nhà trường khuyến khích và tạo điều kiện để giáo viên có cơ hội tham quan, học tập và làm việc tại môi trường thực tế doanh nghiệp để bài giảng không còn là “lý thuyết suông”. - Chú trọng công tác tuyển sinh đầu vào phù hợp với yêu cầu làm việc đặc trưng của ngành du lịch, chẳng hạn: phải có sức khỏe, giao tiếp tốt, yêu thích công việc... - Tăng cường cơ sở vật chất thực hành cho nhà trường, cụ thể như: tăng cường thêm các phòng thực hành nghiệp vụ buồng, bàn, bar, lễ tân, lữ hành. 2.2. Giải pháp về thu hút nhân lực cấp cao trong và ngoài nước - Tổ chức thi tuyển hàng năm cho từng chức danh, đề bạt và bố trí đúng người, đúng việc. - Tăng cường tuyển lao động có trình độ Đại học, Cao đẳng theo các chuyên ngành lễ tân, buồng, bàn, bar. - Tăng cường tuyển dụng lao động ở vị trí quản lý. Đối với các vị trí này nên dành cho các ứng cử viên nội bộ và tổ chức thi tuyển công khai. Áp dụng chính sách trẻ hóa đội ngũ. - Áp dụng chế độ đề bạt vượt cấp, chế độ phụ cấp, thưởng cho nhân viên có tính sáng tạo và thực sự tài năng. - Liên kết với các trường có đào tạo nghề du lịch trong việc tuyển chọn ứng viên mới. 2.3. Giải pháp về đào tạo và đào tạo lại bên trong doanh nghiệp - Phân tích nhu cầu đào tạo và hình thức đào tạo để lựa chọn hình thức đào tạo nhân viên thực thi các công việc trong khách sạn được hiệu quả hơn - Sử dụng các chuyên gia người nước ngoài đang giữ các chức vụ quản lý hoặc đang điều hành các khách sạn 4-5 sao trong thành phố hoặc thuộc các tập đoàn khách sạn quốc tế để kết hợp tổ chức các lớp đào tạo về kỹ năng quản lý, kỹ năng nghiệp vụ. - Tạo điều kiện cho nhân viên dự nguồn cho các trưởng bộ phận tham gia các lớp bồi dưỡng về nghiệp vụ cũng như các lớp về kỹ năng quản lý khách sạn, nhà hàng, quản trị nhân sự .. 2.4. Liên kết hợp tác trong đào tạo và tuyển dụng với các tập đoàn khách sạn quốc tế và trong nước - Tăng cường hợp tác quốc tế trong xây dựng và đổi mới giáo trình. - Khai thác nguồn nhân lực là các chuyên gia nước ngoài đang làm việc tại các khách sạn 4-5 sao trên địa bàn thành phố Nha Trang tham gia đóng góp xây dựng chương trình đào tạo nghề du lịch theo tiêu chuẩn quốc tế. - Có sự liên kết giữa các đơn vị đào tạo du lịch với các doanh nghiệp nhằm đánh giá chất lượng lao động thông qua ý kiến của khách du lịch. Các doanh nghiệp nên tạo điều kiện để tiếp nhận sinh viên thực tập. - Trường đào tạo du lịch phải là cơ sở có năng lực hội nhập cao. Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2014 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 207 3. Kiến nghị - Kiến nghị Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch hỗ trợ các cơ sở đào tạo du lịch trong cả nước có điều kiện tham gia và hợp tác với các trường, viện, các cở sở đào tạo du lịch của nước ngoài nhằm mục đích giúp cho các cơ sở đào tạo trong nước có thể trao đổi và học tập kinh nghiệm và tăng cường năng lực giảng dạy và học tập trong đào tạo du lịch. - Kiến nghị Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Khánh Hòa làm tốt công tác dự báo nguồn nhân lực ngành du lịch trong Tỉnh theo từng giai đoạn tạo điều kiện cho công tác đào tạo có hiệu quả và không bị lãng phí. Tăng cường công tác kiểm tra trình độ chuyên môn nghiệp vụ của lao động tại các doanh nghiệp thông qua chương trình thẩm định nghề của tiêu chuẩn VTOS. - Kiến nghị các cơ sở đào tạo phải gắn với các cơ sở kinh doanh du lịch, thực hiện nguyên tắc gắn đào tạo với thực hành, mở rộng giao lưu, tăng cơ hội học tập kinh nghiệm nước ngoài. - Kiến nghị các doanh nghiệp tham gia vào xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề; tạo cơ sở kiến tập, thực tập cho học sinh và sinh viên; hỗ trợ kinh phí và thời gian cho người học để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, các doanh nghiệp và các cơ sở đào tạo cùng thực hiện đồng bộ thang chuẩn tiếng Anh cho ngành Du lịch Việt Nam đã được xây dựng cho 6 nghề thuộc Hệ thống VTOS. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trần Kim Dung, 2003. Quản trị nguồn nhân lực. NXB Thống kê. 2. Trần Sơn Hải, 2010. Phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch khu vực Duyên Hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Luận án Tiến sĩ. Học viện Hành chính Quốc gia. TP. Hồ Chí Minh. 3. Nguyễn Văn Mạnh, Hoàng Thị Lan Hương, 2008. Quản trị kinh doanh khách sạn. NXB Đại học Kinh tế Quốc dân. Hà Nội. 4. Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Khánh Hòa. Nội dung điều chỉnh quy hoạch Tổng thể phát triển du lịch tỉnh Khánh Hòa đến 2010 và định hướng đến năm 2020. 5. Sở Kế hoạch Đầu tư Khánh Hòa, 2011. Chương trình phát triển nhân lực ngành Du lịch tỉnh Khánh Hòa đến 2020. 6. Áp dụng chuẩn TOEIC trong ngành du lịch Việt Nam, re.com.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdu_bao_nhu_cau_nhan_luc_cua_cac_khach_san_4_5_sao_tren_dia_b.pdf
Tài liệu liên quan