Thực hiện cuộc vận động của Bộ trưởng
Bộ Giáo dục và Đào tạo, TT và Ban Công
tác học sinh, sinh viên của Đại học kết
hợp với lãnh đạo, TT, Phòng Công tác
học sinh, sinh viên các trường thành viên
tổ chức kí cam kết “Nói không với tiêu
cực trong thi cử và bệnh thành tích trong
giáo dục”, đồng thời tổ chức các cuộc
thanh, kiểm tra công tác đánh giá môn
học, thi cấp chứng chỉ, thi tốt nghiệp.
vào các kì thi, nênđã ngăn ng ừa được hầu
hết những biểu hiện vi phạm quy chế,
thiếu công bằng trong thi cử. ở ĐHTN.
Tuy nhiên, để công tác TT giáo dục đại học
nói chung và TT ở ĐHTN có thể đạt kết
quả lớn hơn nữa, chúng tôi thấy cần kiến
nghị đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo về
một số vấn đề sau:
- Để tăng cường tính chủ động và hiệu lực
của cơ quan TT của một đại học khu vực -
là đơn vị có quy mô lớn, lĩnh vực ngành
nghề rất đa dạng, công tác quản lý nhiều
phức tạp, Bộ cần có văn bản quy định rõ,
đầy đủ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
của cơ quan TT cấp đại học, như đã có
quy định cho TT các sở giáo dục và đào
tạo (hiện tại nhiều chức năng quyền hạn
của cơ quan TT các đại học khu vực
không được q uy định so với TT của các
sở giáo dục và đào tạo).
- Nên duy trìđ ều đặn, thường xuyên hoạt
động sơ kết, tổng kết công tác TT toàn
ngành, công tác tập huấn nâng cao trình độ
chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ
TT. Trong đợt tập huấn, bồi dưỡng nên có
chương trình đi trao đổi, học tập kinh
nghiệm công tác TT ở những cơ sở có mô
hình thực hiện TT tốt, điển hình và hiệu
quả cả ở trong và ngoài nước.
9 trang |
Chia sẻ: yendt2356 | Lượt xem: 438 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đổi mới công tác thanh tra giáo dục góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của Đại học Thái Nguyên trong giai đoạn mới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Vũ Đức Dục và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 57(9): 96 – 102
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ĐỔI MỚI CÔNG TÁC THANH TRA GIÁO DỤC GÓP PHẦN NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO CỦA ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRONG GIAI ĐOẠN
MỚI
Vũ Đức Dục1*, Lê Thị Soan1
1 Đại học Thái Nguyên
TÓM TẮT
Nhằm đáp ứng yêu cầu góp phần nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ cán bộ
khoa học cung cấp cho khu vực và đất nước trong giai đoạn phát triển mới, công
tác thanh tra (TT) ở Đại học Thái Nguyên đã có những đổi mới sâu sắc trên các
lĩnh vực: hệ thống tổ chức, nội dung thanh tra, quy trình và hình thức thanh tra,
đổi mới trong xây dựng đội ngũ cán bộ thanh tra, đổi mới hệ thống văn bản quy
định về tổ chức và hoạt động TT, d o đó , công tác than h tra ở Đại học Thái
Nguyên trong những năm qua đã thu được nhiều thành tích đáng ghi nhận.
Tuy nhiên, để công tác thanh tra đạt hiệu quả tốt hơn nữa, tác giả đã đề xuất với
Bộ Giáo dục và Đào tạo một số kiến nghị về ban hành thêm các văn bản pháp lý,
về tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ chuyên trách thanh tra.
Từ khóa: Đổi mới công tác thanh tra giáo dục, nâng cao chất lượng đào tạo.
∗
∗ Vũ Đức Dục Tel: 0912454669
Ban Công tác chính tr ị - Đại học Thái Nguyên
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Thanh tra (TT) là một khâu quan trọng
trong quá trình thực hiện nhiệm vụ giáo
dục đào tạo nói chung và trong hoạt động
đào tạo ở các cơ sở giáo dục đại học
(GDĐH) nói riêng. Mọi hoạt động trong
cơ sở GDĐH đòi hỏi phải được thực hiện
đúng, đầy đủ về chính sách, pháp luật,
nhiệm vụ kế hoạch nhà nước. Cụ thể
những hoạt động chủ yếu mà hoạt động
TT phải tập trung vào là:
- Việc thực hiện mục tiêu, chương trình,
nội dung, kế hoạch, quy mô đào tạo của
năm học; Việc thực hiện nền nếp, kỷ
cương trong dạy và học; Công tác tuyển
sinh, đánh giá môn học, tổ chức thi và
xét công nhận tốt nghiệp; Việc đảm bảo
cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ đào
tạo; Quản lý và cấp phát văn bằng, chứng
chỉ; Quản lý sinh viên và thực hiện chính
sách với người học; Công tác lưu trữ...
- Công tác nghiên cứu khoa học, chuyển
giao công nghệ.
- Quản lý tài chính, tài sản của cơ sở.
- Xem xét giải quyết hoặc kiến nghị cấp
trên giải quyết theo luật định các khiếu
nại, tố cáo của cán bộ, nhân dân liên quan
đến các mặt hoạt động của cơ sở đào tạo;
Kiến nghị những vấn đề cần bổ sung, cập
nhật, sửa đổi hoặc ban hành các quy định
mới phù hợp với sự phát triển của về quy
mô cũng như ch ất lượng đào tạo của cơ
sở.
- Chỉ đạo, hướng dẫn công tác TT của cấp
dưới thuộc đơn vị. Trực tiếp liên hệ, phối
hợp, xin ý kiến chỉ đạo của TT Bộ Giáo
dục và Đào tạo trong triển khai thực hiện
kế hoạch TT cũng như các vụ việc TT cụ
thể... Công tác TT ở Đại học Thái Nguyên
(§HTN) cũng không ngoài vi ệc hướng
vào những mặt hoạt động chủ yếu nói trên
với một khối lượng công việc rất lớn của
toàn Đại học nói chung và ở mỗi đ ơn vị
thành viên nói riêng, nhằm ngăn ngừa,
phát hiện và kiến nghị chấn chỉnh, điều
Vũ Đức Dục và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 57(9): 96 – 102
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
chỉnh, uốn nắn kịp thời những hoạt động
chưa đúng, kiến nghị xử lý những việc
làm sai trái cùa tổ chức, cá nhân làm ảnh
hưởng tiêu cực đến uy tín cũng như chất
lượng đào tạo của cơ sở... Đại học Thái
Nguyên là một trong số 3 đại học vùng và
trong 14 trường đại học trọng điểm quốc
gia Việt Nam, gồm 6 trường đại học thành
viên, 1 trường cao đẳng, 3 khoa, 2 trung
tâm và 1 nhà xuất bản và một số viện
nghiên cứu trực thuộc. Khối cơ quan của
Đại học có 15 ban chức năng. Hiện
ĐHTN có 2778 cán bộ, giảng viên, trong
đó có 205 tiến sĩ, gần 1000 thạc sĩ, 2 giáo
sư, 76 phó giáo sư, gần 60.000 sinh viên,
học sinh, học viên và nghiên cứu sinh.
ĐHTN có chức năng đào tạo, bồi dưỡng
cán bộ trình độ đại học, sau đại học và các
trình độ thấp hơn thuộc các lĩnh vực khoa
học kĩ thuật công nghệ, nông lâm nghiệp,
kinh tế, giáo dục, y tế.., nghiên cứu và
triển khai ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ
thuật và công nghệ trong khu vực và cả
nước. ĐHTN thống nhất quản lý, điều
hành toàn diện các mặt hoạt động của Đại
học trên cơ sở phân cấp hợp lý cho các
đơn vị thành viên, lãnh đ ạo, chỉ đạo các
đơn vị thực hiện nhiệm vụ được quy định
tại điều 9 Điều lệ Trường đại học. Thực
hiện sự phân cấp của Bộ Giáo dục và Đào
tạo, ĐHTN thực hiện quyền tự chủ, tự
chịu trách nhiệm phù hợp với cơ chế tự
chủ, tự chịu trách nhiệm th eo q uy định
của Chính phủ về quy hoạch, kế hoạch
phát triển, tổ chức các hoạt động đào tạo,
khoa học công nghệ, quan hệ quốc tế, tổ
chức cán bộ, quản lý tài chính. Do quy
mô lớn, lĩnh vực hoạt động phong phú,
nhiều bậc đào tạo như nói ở trên, nên
muốn nâng cao được hiệu quả và chất
lượng công tác TT, giúp cho mọi hoạt
động thực hiện nhiệm vụ chính trị của
ĐHTN thực sự đóng gúp vào yêu cầu đổi
mới cơ bản và toàn diện nền giáo dục đại
học Việt Nam đến năm 2010 và những
năm tiếp theo tinh thần Nghị Quyết
14/2005/NQ-CP ngày 02/11/2005 của
Chính phủ, góp phần thực hiện đề án đổi
mới Giáo dục đại học Việt Nam, trong đó
có đổi mới cả công tác thanh tra giáo dục
đại học, đòi hỏi ĐHTN cũng phải có
những bước đổi mới sâu sắc, căn bản
công tác TT. Hơn nữa, sự phân cấp của
Bộ Giáo dục và Đào tạo cho ĐHTN ngày
càng lớn, theo đó Đại học cũng phải phân
cấp mạnh cho các đơn vị thành viên để họ
thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách
nhiệm trên tất cả lĩnh vực công tác, đòi
hỏi công tác thanh, kiểm tra, công tác
quản lý của Đại học phải tăng cường và
đổi mới để đáp ứng được bước phát triển
mới.
2. NHỮNG ĐỔI MỚI CƠ BẢN TRONG
CÔNG TÁC TT Ở ĐHTN
Từ năm 2006 trở về trước, ĐHTN chưa có
hệ thống tổ chức hoạt động thanh tra. Các
hoạt động thanh tra nếu có thì thông qua
các tổ chức kiêm nhiệm, không đồng bộ,
như: thanh tra nhân dân, thanh tra giáo
dục theo vụ việc phát sinh, không có con
người và tổ chức bộ máy TT chuyên
nghiệp để đầu tư xây dựng phương hướng
chiến lược, kế hoạch, suy nghĩ tìm tòi
biện pháp triển khai thực hiện..., do vậy
kết quả TT rất hạn chế, thiếu chương
trình, kế hoạch, tác dụng của TT thấp,
trong khi những biểu hiện vi phạm trong
nhiều lĩnh v ực công tác như chấp hành
quy chế đào tạo, quy chế tuyển sinh, quản
lý thu chi tài chính, xây dựng cơ bản ở
các đơn vị diễn ra khá phổ biến làm đau
đầu các nhà quản lí.
Đổi mới công tác thanh tra trong Đại học
là sự cần thiết khách quan, nhằm thành
lập được hệ thống tổ chức có tính chất
chuyên nghiệp, có chức năng, quyền hạn
đủ mạn h, trong đó có đội ngũ những
chuyên gia tinh thông nghiệp vụ có thể
thực hiện thành công mục tiêu cơ bản của
công tác TT là không chỉ phát hiện sai
phạm để xử lý, mà quan trọng hơn là sớm
phát hiện để phòng ngừa, uốn nắn, tránh
để những sai phạm nhỏ của cá nhân, tổ
chức trong cơ sở không được cảnh báo
phát triển thành sai phạm lớn hơn, thậm
chí đi đến vi phạm pháp luật...
Những nội dung đổi mới cần đồng bộ,
gồm những vấn đề liên quan đến đổi mới
Vũ Đức Dục và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 57(9): 96 – 102
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
về hệ thống tổ chức TT, nội dung, quy
trình, phương th ức TT, giải pháp xây
dựng đội ngũ và h ệ thống văn bản quy
định về tổ chức và hoạt động thanh tra
trong ĐHTN.
2.1. Đổi mới tổ chức hệ thống thanh tra
Căn cứ các văn bản pháp lí của Nhà nước,
như: Luật Thanh tra năm 2005, Nghị định
số 41/2005//NĐ-CP ngày 25/3/2005 của
Chính phủ, Quyết định số 14/2006/QĐ-
BGD&ĐT ngày 25/4/2006 của Bộ trưởng
Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy
định về tổ chức và hoạt động thanh tra
trong các cơ sở giáo dục đại học và
trường trung cấp chuyên nghiệp, ĐHTN
tiến hành thành lập mới hệ thống tổ chức
TT trong toàn Đại học.
2.1.1. Ở cấp Đại học
Giám đốc ĐHTN thành lập Ban Thanh tra
giáo dục trực thuộc Giám đốc ĐHTN.
Ban Thanh tra giáo dục gồm trưởng ban,
phó ban và một số cán bộ chuyên trách
trình đ ộ đại học trở lên, được đào tạo từ
nhiều ngành, như giáo dục, luật học, có
phẩm chất đạo đức tốt, có kinh nghiệm
trong giảng dạy, quản lý và năng l ực xem
xét, kết luận vấn đề.
Như vậy, ở Đại học đã có m ột đơn vị
chức năng chuyên về lĩnh vực TT, chịu
trách nhiệm tham mưu cho Giám đốc
ĐHTN về xây dựng chiến lược, phương
hướng và các giải pháp thực hiện công tác
TT, tổ chức, chỉ đạo hoạt động TT trong
toàn Đại học và trực tiếp thực hiện công
tác TT ở khối cơ quan cũng như ở các đơn
vị thành viên theo định kỳ cũng như TT
đột xuất. Nhiệm kỳ của trưởng ban, phó
trưởng ban thanh tra theo nhiệm kỳ của
Giám đốc Đại học. Việc bổ nhiệm, miễn
nhiệm trưởng ban do Giám đốc đại học
quyết định, phó trưởng ban do Giám đốc
ĐHTN quyết định theo đề nghị của
trưởng ban.
2.1.2. Cấp đơn vị thành viên
ĐHTN chỉ đạo các đơn vị thành viên
thành lập Phòng Thanh tra - Khảo thí và
Đảm bảo chất lượng. Do phạm vi, quy
mô hoạt động ở các trường, khoa trực
thuộc hẹp hơn so với quy mô quản lý
toàn Đại học, nên ở các đơn vị này, chức
năng thanh tra và chức năng khảo thí,
đảm bảo chất lượng đều thuộc nhiệm vụ
của một phòng, nhưng m ỗi chức năng lại
do một bộ phận chuyên trách phụ trách,
đảm bảo cơ chế cán bộ thanh, kiểm tra
độc lập tương đối với cán bộ thực hiện
nhiệm vụ khảo thí và bảo đảm chất
lượng. Phòng Thanh tra - Khảo thí và
Đảm bảo chất lượng có trưởng phòng,
phó phòng và một số cán bộ, chuyên viên
chuyên trách đảm nhiệm. Nhiệm kỳ lãnh
đạo phòng theo nhiệm kỳ của hiệu
trưởng. Việc bổ nhiệm trưởng phòng do
hiệu trưởng trường thành viên và thủ
trưởng đơn vị trực thuộc đề nghị, Giám
đốc ĐHTN quyết định, phó trưởng phòng
do hiệu trưởng quyết định theo đề nghị
của trưởng phòng. Như vậy, hệ thống tổ
chức TT ở ĐHTN gồm hai cấp, cấp Ban
ở Đại học và cấp Phòng ở đơn vị thành
viên.
Ban TT là đầu mối liên hệ, trực tiếp nhận
sự chỉ đạo của Thanh tra Bộ Giáo dục và
Đào tạo để triển khai và chỉ đạo các đơn
vị thành viên thống nhất thực hiện, đồng
thời nhận báo cáo, kiến nghị, đề xuất của
Phòng để xem xét giải quyết. Hệ thống cơ
quan TT trong ĐHTN có quyền hạn khác
n hau , trong đ ó Ban TT g iáo dục của
ĐHTN giữ vai trò lãnh đ ạo, hướng dẫn
nghiệp vụ công tác TT cho Phòng TT của
đơn vị thành viên, nhưng hệ thống đó là
một thực thể thống nhất, quan hệ hữu cơ
chặt chẽ hướng tới mục tiêu góp phần
nâng cao chất lượng giáo dục đại học ở
ĐHTN.
2.2. Đổi mới và hoàn thiện nội dung
thanh tra
Thực hiện đổi mới và hoàn thiện các nội
dung thanh tra, lãnh đ ạo và tổ chức thanh
tra các cấp của ĐHTN đã xác định và
quán triệt những nhiệm vụ có tính chất
định hướng đối với hoạt động thanh tra ở
Vũ Đức Dục và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 57(9): 96 – 102
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
các lĩnh vực hoạt động cơ bản trong toàn
Đại học.
2.2.1. Lĩnh vực giáo dục và đào tạo
Thanh tra việc thực hiện chính sách và
pháp luật về giáo dục, về thực hiện mục
tiêu, kế hoạch, chương trình nội dung,
phương pháp giáo dục, quy chế đào tạo,
quy chế thi cử, quản lý và cấp phát văn
bằng, chứng chỉ, các quy định về giáo
trình bài giảng.
2.2.2. Lĩnh vực quản lý tài chính, tài sản
Thanh tra việc quản lý tài chính, tài sản,
xây dựng cơ bản, khoa học công nghệ,
công tác tổ chức cán bộ và điều kiện cơ sở
vật chất phục vụ dạy, học, nghiên cứu và
chuyển giao công nghệ. Thực hiện phòng
ngừa và đấu tranh chống tham nhũng
trong lĩnh vực giáo dục theo quy định của
pháp luật.
2.2.3. Một số nhiệm vụ khác thuộc chức
năng của hoạt động thanh tra giáo dục
- Giải quyết hoặc kiến nghị giải quyết các
khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực giáo dục
và đào tạo.
- Kiến nghị các biện pháp đảm bảo thi
hành pháp luật về giáo dục và đào tạo; đề
xuất sửa đổi, bổ sung các chính sách quy
định của cấp trên về giáo dục và đào tạo.
Trên cơ sở những nhiệm vụ định hướng,
TT ĐHTN và TT đơn vị trực thuộc bàn
bạc, đi đến thống nhất cụ thể hóa những
nội dung công tác TT thuộc thẩm quyền
của TT Đại học và nội dung TT và công
tác thuộc nhiệm vụ, thẩm quyền của TT
ở các đơn vị thành viên.
- Nội dung công tác và hoạt động thanh
tra của ĐHTN được xác định như sau:
+ Xây dựng chương trình, kế hoạch thanh
tra hàng năm của ĐHTN (vào thời gian
cuối học kỳ II của năm học trước), trình
Giám đốc ĐHTN phê duyệt. Thông báo
kế hoạch TT cho các đơn vị thành viên và
các tổ chức, cá nhân có liên quan.
+ Tổ chức tổng kết đánh giá ưu, khuyết
điểm, rút ra bài học kinh nghiệm, đề xuất
cải tiến hoặc những biện pháp, giải pháp
mới cho hoạt động thanh tra.
+ Tham mưu cho Giám đốc ban hành các
văn bản chỉ đạo, hướng dẫn trọng tâm
công tác thanh tra trong năm học đáp ứng
tình hình, nhiệm vụ mới.
+ Tổ chức các lớp tập huấn, học tập, tham
quan, trao đổi nhằm nâng cao trình độ
chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ làm
công tác thanh tra của Đại học.
+ Thành lập đoàn trực tiếp TT ở các đơn
vị thành viên, TT các hoạt động đào tạo,
nghiên cứu, chuyển giao liên kết và phối
hợp với các cơ quan, tổ chức ng oài Đại
học theo định kỳ hoặc TT đột xuất đối với
những vụ việc phức tạp vượt quá thẩm
quyền TT cấp đơn vị trực thuộc, hoặc vụ
việc mà thanh tra cấp đơn vị trực thuộc đã
TT, kết luận nhưng đối tượng liên quan
vẫn tiếp tục khiếu nại, hoặc vụ việc liên
quan đến trách nhiệm cá nhân của lãnh
đạo đơn vị thành viên.
+ Định kỳ hoặc đột xuất kiểm tra hoạt
động thanh tra của các đơn vị thành viên.
- Nội dung công tác và hoạt động thanh
tra của các trường thành viên, đơn vị trực
thuộc:
+ Xây dựng chương trình, kế hoạch thanh
tra hàng năm của đơn vị, trình thủ trưởng
phê duyệt và thông báo cho các tổ chức cá
nhân có liên quan của đơn vị, đồng thời
báo cáo Ban Thanh tra ĐHTN biết để theo
dõi, chỉ đạo.
+ Thành lập đoàn TT để TT các tổ chức,
đơn vị cá nhân trong đơn vị theo kế hoạch
hoặc TT đột xuất đối với những vụ việc
thuộc thẩm quyền, hoặc vụ việc liên quan
đến trách nhiệm cá nhân của lãnh đ ạo cấp
khoa, phòng trở xuống.
+ Tổ chức TT, kiểm tra thường xuyên
hoạt động giảng dạy, học tập trên lớp, các
hoạt động đánh giá môn học, thi cấp tín
chỉ, TT công tác tuyển sinh các hệ chính
quy và không chính quy được phân bổ chỉ
tiêu riêng, thi tốt nghiệp,...
+ Tổng hợp tình hình, số liệu, kết quả của
hoạt động TT sau mỗi học kỳ, báo cáo TT
Vũ Đức Dục và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 57(9): 96 – 102
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ĐHTN bằng văn bản để tổng hợp và báo
cáo Giám đốc ĐHTN.
2.3. Đổi mới quy trình và hình thức thanh
tra
2.3.1. Về quy trình thanh tra
Trước nay thường quan niệm sau khi TT
có báo cáo kết quả và kết luận gửi đối
tượng TT là kết thúc cuộc TT. Tuy nhiên,
thực sự đó mới là phần nửa công việc,
nửa quan trọng còn lại là: đối tượng TT
khắc phục, giải quyết những vấn đề mà
TT đã kết luận như thế nào? Việc xử lý cá
nhân, tổ chức vi phạm (nếu có) ra sao?
Các hoạt động của đối tượng TT được
điều chỉnh thể nào để đảm bảo thực hiện
theo kiến nghị của TT? Vì vậy quy trình
hoạt động TT và một cuộc TT cụ thể khái
quát thành 5 bước:
Bước 1: Xây dựng chương trình kế hoạch
năm:
Căn cứ yêu cầu, nhiệm vụ trọng tâm của
Đại học (đơn vị), yêu cầu công tác giải
quyết khiếu nại, tố cáo, căn cứ hướng
dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trưởng
ban (phòng) thanh tra giáo dục xây dựng
chương trình, kế hoạch thanh tra của
năm, trình thủ trưởng phê duyệt.
Bước 2: Chuẩn bị cho cuộc thanh tra cụ
thể
Căn cứ chương trình, kế hoạch, thủ
trưởng cơ quan TT tham mưu cho thủ
trưởng đơn vị ban hành quyết định thành
lập đoàn TT (thành viên đoàn TT nên là
cán bộ đang phụ trách, chỉ đạo lĩnh vực
công việc liên quan dến đối tượng TT).
Sau khi đoàn TT được thành lập, trưởng
đoàn có trách nhiệm nghiên cứu, xây
dựng kế hoạch cụ thể của cuộc TT: quỹ
thời gian, mục đích, yêu cầu, nội dung và
phương pháp tiến hành; phổ biến kế
hoạch và phân công nhiệm vụ cho từng
thành viên đoàn TT.
Bước 3: Công bố quyết định và tiến hành
cuộc TT:
Tuân thủ đúng những nội dung quy định
tại Nghị định 41/2005/NĐ-CP ngày
25/3/2006 của Chính phủ về công bố
quyết định TT, các biện pháp thực hiện
cũng như thông báo kế hoạch làm việc
của đoàn cho cơ quan chủ quản và đối
tượng TT được biết. Đoàn TT làm việc
hoàn toàn độc lập và chỉ chịu sự chỉ đạo
của Giám đốc ĐHTN. Nếu trong quá trình
tiến hành cuộc TT, xuất hiện những vấn
đề liên quan ngoài kế hoạch đã d ự định,
như cần điều chỉnh, bổ sung về nội dung,
thời gian TT, nhân sự tham gia đoàn...,
trưởng đoàn cần báo cáo kịp thời với
Giám đốc ĐHTN xem xét giải quyết.
Bước 4: Công bố báo cáo kết quả và kết
luận thanh tra:
Trước khi công bố báo cáo kết quả và bản
kết luận TT chính thức, trưởng đoàn TT
cần thông báo nội dung dự thảo các văn
bản này cho đối tượng TT để nếu có các
vấn đề còn băn khoăn, chưa nhất trí..., đối
tượng TT có thể giải trình. Nếu việc giải
trình xét thấy có cơ sở, có minh chứng cụ
thể, chính xác, đúng sự thật, sẽ được đoàn
TT sẽ xem xét, tùy theo mức độ có thể
thay đổi, điều chỉnh nội dung báo cáo kết
luận chính thức.
Thành phần tham dự công bố báo cáo kết
quả và kết luận TT gồm: người ban hành
quyết định TT, đoàn TT, đối tượng TT và
các cá nhân, đại diện tổ chức có liên quan.
Bước 5: Chấp hành kết luận TT:
Như đã nói ở trên, hiệu quả của công tác
TT thể hiện ở mức độ nghiêm túc và kết
quả thực hiện các kết luận TT của đối
tượng TT?
Các yêu cầu về khắc phục hậu quả, xử lý
vi phạm (nếu có), lộ trình cụ thể đối
tượng TT phải thực hiện, ấn định thời hạn
cuối cùng cho đối tượng TT báo cáo bằng
văn bản về việc hoàn thành thực hiện các
kết luận TT cho người ban hành quyết
định TT cần thể hiện rõ trong kết luận
thanh tra. Nếu phát hiện dấu hiệu đối
tượng TT không chấp hành, hoặc chấp
hành không đầy đủ, thiếu trung thực nội
dung kết luận TT thì ban (phòng) TT phải
tổ chức kiểm tra, xác minh, báo cáo thủ
trưởng đơn vị áp dụng biện pháp xử lý.
2.3.2. Về hình thức thanh tra
Vũ Đức Dục và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 57(9): 96 – 102
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Về cơ bản công tác TT hiện nay của
ĐHTN được tiến hành theo 2 hình thức:
TT định kỳ, thường xuyên theo chương
trình, kế hoạch đã đư ợc phê duyệt và TT
đột xuất khi phát hiện tổ chức, cá nhân có
dấu hiệu vi phạm, hoặc theo yêu cầu của
việc giải quyết khiếu nại tố cáo hay do thủ
trưởng đơn vị giao.
Cả hai hình thức than h tra đều đóng vai
trò quan trọng đối với việc ngăn ngừa,
giáo dục và xử lý các vi phạm, các biểu
hiện tiêu cực. Tuy nhiên điểm hạn chế là
chúng có một độ trễ về thời gian, nghĩa là
các vi phạm, các biểu hiện tiêu cực đã xẩy
ra, hoạt động TT sau đó mới phát hiện, xử
lý.
Do đó, theo chúng tôi nhằm phát huy tác
dụng của công tác TT là ngăn ngừa, ngăn
chặn những dấu hiệu vi phạm phát triển
thành vi phạm lớn hơn, thì cơ quan TT
cần thường xuyên (hàng tuần hoặc tháng)
tổ chức kiểm tra, thâm nhập các hoạt động
thực tiễn của Đại học cũng như ở các đơn
vị thành viên để có thông tin cập nhật.
Tuy nhiên, hoạt động này chỉ nên giới hạn
ở các cuộc tiếp xúc, trao đổi với cơ sở, tổ
chức, cá nhân để nắm bắt thông tin, quan
sát hiện tượng, nhắc nhở, uốn nắn những
dấu hiệu vi phạm, tiêu cực (nếu có). Mặc
dù vậy, hoạt động đó tác dụng cung cấp
thông tin kịp thời cho người điều hành
quản lý, làm căn c ứ xác thực để mở cuộc
TT đột xuất khi cần thiết.
2.4. Đổi mới trong xây dựng đội ngũ
cán bộ thanh tra
Đội ngũ cán bộ TT giữ vai trò quyết định
hiệu quả của công tác TT. Do đó, cán bộ
TT phải tuyển chọn những người có phẩm
chất đạo đức tốt, vững vàng, luôn kiên
quyết đấu tranh với các hiện tượng tiêu
cực, tham nhũng, có kinh nghiệm trong
giảng dạy, quản lý, có năng lực phân tích
kết luận, và hơn nữa phải được trang bị
kiến thức, hiểu biết về pháp luật, chuyên
môn nghiệp vụ TT, biết ứng xử linh hoạt
trong thực thi nhiệm vụ, nhưng không xa
rời nguyên tắc, quy định của các văn bản
pháp lí. Quán triệt tư tưởng trên, ĐHTN
và các đơn vị thành viên đã và đang kiện
toàn đội ngũ cán bộ TT theo các bước:
- Lựa chọn cán bộ đáp ứng các tiêu chí về
phẩm chất đạo đức và năng lực nêu trên
trên trong nhiều ngành chuyên môn đào
tạo. Hiện nay, Ban TT của ĐHTN và các
phòng TT của các đơn vị thành viên có
cán bộ đại học luật, kinh tế tài chính,
chính trị, quản lý giáo dục, các ngành
khoa học tự nhiên và kỹ thuật, đáp ứng
yêu cầu có lực lượng nòng cốt TT sâu vào
những lĩnh vực hoạt động khác nhau.
Điều này đảm bảo tính độc lập tương đối
trong trường hợp phải trưng tập thêm cán
bộ TT của đơn vị khác cho cuộc TT ở một
đơn vị nào đó.
- Hàng năm tổ chức tập huấn bồi dưỡng
nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ,
kiến thức pháp luật cho đội ngũ cán b ộ
TT, giảng viên là lãnh đạo và chuyên gia
của cơ quan TT cấp Bộ, tỉnh, các cơ sở
đào tạo cán bộ TT của trung ương.
- Thường xuyên cập nhật, bổ sung, trang
bị các văn bản tài liệu pháp luật liên quan
cho đội ngũ làm công tác TT, t ạo mọi
điều kiện thuận lợi có thể về kinh phí và
thời gian để cán bộ TT dự các lớp tập
huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ
do cấp trên triệu tập.
- Hàng năm Đại học dành một khoản kinh
phí hoạt động phân bổ trực tiếp cho Ban
TT và các phòng TT của các đơn vị thành
viên để trang bị phương tiện và công cụ
làm việc. Ngoài ra, trong một cuộc TT,
mỗi thành viên trong đoàn đều có tiêu
chuẩn bồi dưỡng thêm ngoài lương, mức
bồi dưỡng cụ thể được điều chỉnh tuỳ
thuộc mức độ điều chỉnh của chính sách
tiền lương và khả năng đáp ứng của Đại
học.
- Dự kiến sẽ tổ chức cho cán bộ TT đi
thăm quan học hỏi kinh nghiệm công tác
cả ở trong và ngoài nước.
2.5. Đổi mới hệ thống văn bản quy định
về tổ chức và hoạt động TT
Những phương hướng đổi mới về hệ
thống tổ chức TT, nội dung, quy trình
Vũ Đức Dục và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 57(9): 96 – 102
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
hình thức và việc xây dựng đội ngũ TT
nêu trên chỉ có thể được thực hiện nghiêm
túc, thành công, có căn cứ pháp lý khi
ĐHTN ban hành được hệ thống văn bản
quy định đồng bộ, thống nhất cho công
tác TT. Với tư tưởng đó, thời gian qua
Ban TT ĐHTN đã tham mưu, đề xuất với
Giám đốc ĐHTN ban hành những văn
bản quan trọng, như: Quy định về tổ chức
và hoạt động công tác thanh tra của
ĐHTN, ban hành theo Quyết định số
339/QĐ- TTr ngày 15/5/2006, trong đó
nêu rõ cơ c ấu, tổ chức bộ máy TT trong
ĐHTN, chức năng nhiệm vụ quyền hạn và
mối quan hệ của TT các cấp trong ĐHTN;
Văn bản số 540/KH-TTr ngày 20/6/2006
về quy định chế độ xây dựng chương
trình, kế hoạch TT hàng năm đối với TT
của Đại học và TT của các đơn vị thành
viên; Văn bản số 541/CV-TTr ngày
20/6/2006 quy định trình tự thủ tục cần
thiết tiến hành cuộc TT thuộc phạm vi
ĐHTN..., và các văn bản hướng dẫn
nhiệm vụ trọng tâm của công tác TT từng
năm học, quy định chế độ bồi dưỡng cho
cán bộ ở các cuộc TT các trường thành
viên, quy định chế độ báo cáo kế hoạch,
lịch thi tuyển sinh, thi tốt nghiệp hàng
năm thuộc tất cả các hệ đào tạo cho TT
ĐHTN, hệ thống các công văn, văn bản
hướng dẫn chi tiết cụ thể cho hoạt động
của thanh tra các cấp nhằm hoàn thiện nội
dung hướng dẫn thực hiện các văn bản
của ĐHTN, của TT cấp trên.
3. MỘT SỐ KẾT QUẢ CHÍNH TRONG
HOẠT ĐỘNG THANH TRA Ở ĐHTN
VÀ NHỮNG KIẾN NGHỊ
Do nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sâu
sát và cụ thể của BCH Đảng bộ, Giám đốc
ĐHTN, thủ trưởng các đơn vị thành viên,
nên sau khi được thành lập, hệ thống tổ
chức TT của ĐHTN đã đi ngay vào hoạt
động, giải quyết được nhiều vụ việc đúng
chức năng, nhiệm vụ, được các đối tượng
TT và các nhà quản lý thừa nhận kết quả,
sớm rút ra được những bài học kinh
nghiệm về chuyên môn, nghiệp vụ khi
tiếp cận và trực tiếp giải quyết các vấn đề
trong thực tiễn vô cùng phong phú của
hoạt động giáo dục đại học. Đã t ổ chức
TT mọi lĩnh vực hoạt động trong cơ sở,
như: công tác tuyển sinh, đào tạo, khảo thí
và kiểm định chất lượng, vấn đề quản lý
học sinh, sinh viên, công tác giảng dạy, học
tập, công tác thu chi tài chính, nghiên cứu
khoa học và chuyển giao công nghệ..., góp
phần giải quyết dứt điểm nhiều tồn tại để
các hoạt động trên đạt hiệu quả cao nhất,
đến nay không còn v ướng mắc lớn.
Thực hiện cuộc vận động của Bộ trưởng
Bộ Giáo dục và Đào tạo, TT và Ban Công
tác học sinh, sinh viên của Đại học kết
hợp với lãnh đạo, TT, Phòng Công tác
học sinh, sinh viên các trường thành viên
tổ chức kí cam kết “Nói không với tiêu
cực trong thi cử và bệnh thành tích trong
giáo dục”, đồng thời tổ chức các cuộc
thanh, kiểm tra công tác đánh giá môn
học, thi cấp chứng chỉ, thi tốt nghiệp...
vào các kì thi, nên đã ngăn ng ừa được hầu
hết những biểu hiện vi phạm quy chế,
thiếu công bằng trong thi cử... ở ĐHTN.
Tuy nhiên, để công tác TT giáo dục đại học
nói chung và TT ở ĐHTN có thể đạt kết
quả lớn hơn nữa, chúng tôi thấy cần kiến
nghị đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo về
một số vấn đề sau:
- Để tăng cường tính chủ động và hiệu lực
của cơ quan TT của một đại học khu vực -
là đơn vị có quy mô lớn, lĩnh vực ngành
nghề rất đa dạng, công tác quản lý nhiều
phức tạp, Bộ cần có văn bản quy định rõ,
đầy đủ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
của cơ quan TT cấp đại học, như đã có
quy định cho TT các sở giáo dục và đào
tạo (hiện tại nhiều chức năng quyền hạn
của cơ quan TT các đại học khu vực
không được q uy định so với TT của các
sở giáo dục và đào tạo).
- Nên duy trì đ ều đặn, thường xuyên hoạt
động sơ kết, tổng kết công tác TT toàn
ngành, công tác tập huấn nâng cao trình độ
chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ
TT. Trong đợt tập huấn, bồi dưỡng nên có
chương trình đi trao đổi, học tập kinh
nghiệm công tác TT ở những cơ sở có mô
hình thực hiện TT tốt, điển hình và hiệu
quả cả ở trong và ngoài nước.
Vũ Đức Dục và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 57(9): 96 – 102
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Hà Thế Truyền (2008), “Tổ chức và
hoạt động thanh tra trong các cơ sở giáo
dục đại học”, Tạp chí Giáo dục, số 194
(kì 2 – 7/2008).
[2]. BCH Đảng bộ ĐH Thái Nguyên, “Đề
án đổi mới công tác thanh tra trong Đại
học Thái Nguyên”.
[3]. Luật Thanh tra (2005).
[4]. Những văn bản pháp lý của Nhà
nước, của Đại học Thái Nguyên về công
tác thanh tra.
Vũ Đức Dục và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 57(9): 96 – 102
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
SUMMARY
INNOVATIONS IN THE EDUCATIONAL INSPECTION ACTIVITIES AT THAI
NGUYEN UNIVERSITY FOR TRAINING QUALITY IMPROVEMENT IN THE NEXT
STAGE
Vu Duc Duc11
1 Vu Duc Duc, Tel: 0912454669, Thai Nguyen University
, Nguyen Thi Soan1
1Thai Nguyen University
In order to meet the demand for quality improvement in training activities for
professionals and scientists working for the region and the country in a new stage of
development, there have been a lot of profound innovations in educational inspection
activities carried out at Thai Nguyen University (TNU). Special attention has been paid to
the following aspects: organizational system, content of inspection, procedures and forms
of inspection. Additionally, there have been innovations in the building of inspector force
and innovations in the system of documents and regulations guiding organizing and
operating of inspection activities. As a result, inspection activities at TNU, in recent
years, gained recognizable achievements.However, in order to obtain better results in
educational inspection activities, the author proposes to the MOET several suggestions on
issuing more legal documents, organizing professional training activities for the inspector
force.
Key words: Innovation in educational inspection, quality improvement in training.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- brief_1742_9643_doimoicongtacthanhtragiaoduc_4453_2052984.pdf