Nghiên cứu đo lường sự hài lòng của khách
hàng đối với dịch vụ khám chữa bệnh tại Bệnh viện
đa khoa tỉnh Khánh Hòa cho thấy có 3 yếu tố tác
động đến sự hài lòng của bệnh nhân là: PH (Sự phù
hợp), TT (Thông tin), VP (Viện phí).
Nhân tố Sự phù hợp tác động mạnh nhất đến
sự hài lòng của người bệnh. Do vậy, Bệnh viện cần
nhanh chóng xây dựng chiến lược cụ thể và khả thi
cho việc trang bị, đầu tư nhân lực và vật lực: hiện
đại hóa và đồng bộ hóa phương tiện hữu hình, cơ
sở vật chất, nâng cao tay nghề của đội ngũ y, bác sĩ
và nhân viên y tế, quan tâm y đức.
Nhân tố cung cấp Thông tin có ảnh hưởng
quan trọng thứ hai đến Sự hài lòng của bệnh nhân.
Bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa cần xây dựng
một quy trình cung cấp thông tin trong điều trị bệnh
nhân mang tính khoa học và kịp thời; cần có những
quy định chi tiết về việc đền bù thỏa đáng những
thiệt hại về vật chất cũng như tinh thần khi cung cấp
những thông tin kém chất lượng, thậm chí sai lệch
ảnh hưởng đến tiến trình điều trị cho bệnh nhân,
gây ra những hậu quả đáng tiếc, ảnh hưởng đến
tinh thần và thể chất của người bệnh khi sử dụng
dịch vụ.
Nhân tố Viện phí có mức độ ảnh hưởng khá
quan trọng đến Sự hài lòng của người bệnh. Do đó,
chất lượng dịch vụ y tế tại Bệnh viện phải tương
xứng với giá cả cung cấp dịch vụ, phải phù hợp với
những quy định tài chính hiện hành, đa dạng hóa
cách thức chi trả chi phí cho người sử dụng dịch
vụ để thỏa mãn ngày càng tốt hơn nhu cầu khám
chữa bệnh tại Bệnh viện.
5 trang |
Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 24/03/2022 | Lượt xem: 336 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đo lường sự hài lòng của bệnh nhân đối với dịch vụ khám chữa bệnh tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2013
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 133
KEÁT QUAÛ NGHIEÂN CÖÙU ÑAØO TAÏO SAU ÑAÏI HOÏC
ĐO LƯỜNG SỰ HÀI LÒNG CỦA BỆNH NHÂN ĐỐI VỚI DỊCH VỤ
KHÁM CHỮA BỆNH TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH KHÁNH HÒA
SATISFACTION ASSESSMENT OF PATIENTS TO MEDICAL SERVICES
IN KHANH HOA GENERAL HOSPITAL
Nguyễn Song Thất1, Lê Kim Long2
Ngày nhận bài: 22/4/2013; Ngày phản biện thông qua: 06/ 6/2013; Ngày duyệt đăng: 10/12/2013
TÓM TẮT
Mục đích của nghiên cứu là xác định các thành phần cấu tạo nên sự hài lòng của bệnh nhân, xây dựng thang đo, đề xuất
mô hình nghiên cứu đo lường sự hài lòng của bệnh nhân đối với dịch vụ khám chữa bệnh tại bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh
Hòa. Phương pháp nghiên cứu được sử dụng dựa trên mô hình SERVQUAL của Parasuraman và cộng sự năm 1988 [8].
Kết quả cho thấy, các yếu tố tác động đến sự hài lòng của bệnh nhân tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa bao gồm 3
thành phần: sự phù hợp, thông tin, viện phí.
Từ khóa: hài lòng, bệnh viện, Khánh Hòa
ABSTRACT
The purpose of the study was to determine the components of satisfaction of patients, building scale, proposed
studies model to satisfaction assessment of patients to medical services in Khanh Hoa General Hospital.The research
methodology is based on the SERVQUAL model by Parasuraman et al, 1988 [8]. The results show that the factors affect to
satisfaction of patients in Khanh Hoa General Hospital includes three components: the appropriate, information and hospital fees.
Keywords: satisfaction, hospital, Khanh Hoa
1 Nguyễn Song Thất: Cao học Quản trị kinh doanh 2009 - Trường Đại học Nha Trang
2 TS. Lê Kim Long: Khoa Kinh tế - Trường Đại học Nha Trang
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm gần đây, sự đa dạng hoá các
hình thức chăm sóc sức khoẻ (nhà nước, dân lập và tư
nhân) nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về chăm
sóc sức khoẻ nhân dân. Chính sự đa dạng hoá các
hình thức chăm sóc sức khoẻ đã bắt buộc các cơ sở
khám chữa bệnh phải nâng cao chất lượng về mặt dịch
vụ bao gồm cơ sở vật chất, trang thiết bị, môi trường,
nguồn nhân lực và đặc biệt là mối quan hệ ứng xử giữa
người cán bộ y tế với bệnh nhân.
Bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa có quy mô là
1.000 gường với gần 1.100 cán bộ công nhân viên,
30 khoa, phòng lâm sàng và cận lâm sàng, điều trị nội
trú và ngoại trú tất cả các chuyên khoa (trừ Tâm thần,
Lao, Da liễu) [1]. Hằng ngày lưu lượng bệnh nhân đến
khám chữa bệnh khoảng từ 1.500-2.000 bệnh nhân,
số lượng bệnh nhân nội trú hơn 1.000 bệnh nhân.
Bệnh viên tiếp nhận đều trị cho bệnh nhân trong tỉnh
Khánh Hòa và các tỉnh lân cận (miền Trung và Tây
nguyên). Việc đáp ứng tốt nhu cầu sức khỏe và có
thể thỏa mãn nhu cầu của người bệnh ngày càng cao
là câu hỏi đặt ra cho lãnh đạo bệnh viện. Để có thông
tin khách quan đánh giá về hoạt động khám chữa
bệnh và chăm sóc sức khỏe đối với bệnh nhân, việc
đo lường sự hài lòng của bệnh nhân đối với dịch vụ
khám chữa bệnh tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh
Hòa là việc làm cần thiết.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng thực hiện nghiên cứu là sự hài lòng
của khách hàng đã và đang khám hoặc chữa bệnh,
cũng như người nhà bệnh nhân khám chữa bệnh
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2013
134 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa có đủ năng
lực để trả lời các câu hỏi điều tra trong năm 2013.
2. Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu
2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
Mẫu được chọn theo phương pháp chọn mẫu
thuận tiện. Có nghiên cứu chỉ ra rằng kích thước mẫu
tới hạn phải là 200, có nghiên cứu khác cho rằng để
có thể phân tích nhân tố khám phá cần thu thập dữ
liệu với kích thước mẫu tối thiểu là 5 mẫu cho một
biến quan sát [4]. Gần với quan điểm này là ý kiến
cho rằng thông thường thì số quan sát (cỡ mẫu) ít
nhất phải bằng 4 hay 5 lần số biến trong phân tích
nhân tố. Mô hình nghiên cứu có 36 biến quan sát
cần ước lượng, do đó để đảm bảo độ tin cậy cao
của thông tin thu thập ban đầu, tác giả quyết định
kích thước mẫu cần thiết cho nghiên cứu chính thức
là 411. Sau khi kiểm tra, làm sạch thông tin thu thập
được trong các bảng hỏi, có 411 bảng hỏi đạt yêu
cầu, được sử dụng cho nghiên cứu chính thức.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu này được thực hiện thông qua 2
bước chính: nghiên cứu sơ bộ thông qua phương
pháp định tính và nghiên cứu chính thức thông qua
phương pháp định lượng. Nghiên cứu sơ bộ được
thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định tính
với kỹ thuật thảo luận nhóm và phỏng vấn thử. Mục
đích của nghiên cứu này dùng để điều chỉnh và
bổ sung thang đo chất lượng dịch vụ khám chữa
bệnh. Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng
phương pháp nghiên cứu định lượng. Dùng kỹ thuật
thu thập thông tin trực tiếp bằng cách phỏng vấn
bệnh nhân hoặc người nhà bệnh nhân đã và đang
điều trị bệnh tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa.
Thông tin thu thập được sẽ được xử lý bằng
phần mềm SPSS. Thang đo sau khi được đánh giá
bằng phương pháp đánh giá độ tin cậy dựa vào hệ số
Cronbach’s alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA,
phân tích hồi quy bội được sử dụng để kiểm định mô
hình. Dựa trên các nghiên cứu về chất lượng dịch vụ
do Bệnh viện cung cấp của Babakus and Mangold [2];
nghiên cứu về các yếu tố tác động đến sự hài lòng của
khách hàng đối với dịch vụ khám chữa bệnh tại trung
tâm chẩn đoán y khoa Hòa Hảo của Nguyễn Thị Thùy
Vân [6], nghiên cứu của Phạm Trí Dũng [3], nghiên cứu
của Đoàn Văn Cư [2], nghiên cứu của Nguyễn Đức
Thành [4], tác giả đưa ra mô hình đề xuất:
Hình 1. Mô hình đề xuất
H1: Sự tôn trọng và chu đáo của Bệnh viện
được khách hàng đánh giá càng cao thì sẽ làm tăng
mức độ hài lòng của họ và ngược lại.
H2: Hiệu quả và liên tục của dịch vụ khám chữa
bệnh được khách hàng đánh giá càng cao thì sẽ
làm tăng mức độ hài lòng của họ và ngược lại.
H3: Sự phù hợp của dịch vụ khám chữa bệnh
được khách hàng đánh giá càng cao thì sẽ làm tăng
mức độ hài lòng của họ và ngược lại.
H4: Khách hàng đánh giá cao thông tin mà Bệnh
viện cung cấp thì sẽ làm tăng mức độ hài lòng của
họ và ngược lại.
H5: Sự hợp lý về viện phí và thủ tục thanh toán
của Bệnh viện được khách hàng đánh giá càng cao
thì sẽ làm tăng mức độ hài lòng của họ và ngược lại.
H6: Ấn tượng đầu tiên đối với Bệnh viện được
khách hàng đánh giá càng cao thì sẽ làm tăng mức
độ hài lòng của họ và ngược lại.
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2013
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 135
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
- Kết quả phân tích Cronbach alpha
Tổng cộng 36 biến của mô hình được đưa vào
phân tích Cronbach Alpha. Nếu biến quan sát có hệ số
tương quan giữa biến và tổng < 0,3 sẽ bị loại khỏi phân
tích. Mỗi thành phần các khái niệm nghiên cứu (yếu
tố ảnh hưởng) phải có hệ số Cronbach Alpha > 0,6;
đồng thời Alpha nếu loại mục hỏi (biến quan
sát) phải có giá trị của từng biến nhỏ hơn hệ số
Cronbach Alpha. Cronbach Alpha như sau: thang đo
Sự tôn trọng và chu đáo (0,879), 5 biến quan sát;
thang đo Hiệu quả và liên tục (0, 900), 4 biến quan
sát; thang đo Sự phù hợp (0,875), 6 biến; thang đo
Thông tin (0,888), 5 biến; thang đo Viện phí (0,747),
5 biến; thang đo Ấn tượng đầu tiên (0,702), 6 biến;
thang đo Hài lòng (0,890), 5 biến. Tổng cộng có 5
biến bị loại khỏi mô hình.
- Kết quả phân tích nhân tố (EFA)
Phân tích EFA đã sử dụng phương pháp trích
nhân tố Principal Axis Factoring với phép quay
Promax cho đối tượng áp dụng là các thang đo
lường đa hướng (các biến tác động).
Bảng 1. Ma trận xoay nhân tố trong phân tích nhân tố khám phá EFA
Thành phần
1 2 3 4 5 6 7
CD1 0,833
CD2 0,831
CD3 0,597
CD4 0,824
CD5 0,779
HQ1 0,932
HQ2 0,831
HQ3 0,851
HQ4 0,736
PH1 0,629
PH3 0,827
PH4 0,766
PH5 0,798
PH6 0,914
TT1 0,776
TT2 0,902
TT3 0,669
TT4 0,933
VP1 0,729
VP2 0,865
VP3 0,806
VP4 0,757
AT3 0,798
AT4 0,760
AT5 0,870
AT6 0,797
HL1 0,828
HL2 0,830
HL3 0,750
HL4 0,645
HL5 0,793
(Nguồn: Kết quả từ phân tích dữ liệu)
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2013
136 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Với 36 chỉ báo được sử dụng ở quan sát ban
đầu, kết quả chọn lọc được 31 biến quan sát có hệ
số tải nhân tố (Factor loading) lớn hơn tiêu chuẩn
cho phép (> 0,5). Đồng thời, kiểm định Bartlett cho
thấy giữa các biến trong tổng thể có mối tương quan
với nhau (mức ý nghĩa sig = 0,000 < 0,05) với hệ số
KMO = 0,867 (0,5 < KMO < 1) chứng tỏ phân tích
EFA cho việc nhóm các biến quan sát này lại với
nhau là thích hợp. Kết quả này được đưa vào phân
tích hồi quy tuyến tính đa biến (nhân tố). Kết quả
EFA cho thấy tổng phương sai trích là 67,053; tức là
khả năng sử dụng 7 yếu tố này để giải thích cho 31
biến quan sát là 67,053% (> 50%).
- Phương trình hồi qui
Kết quả phân tích hồi quy cho thấy, hệ số tương
quan bội (R) bằng 0,706; hệ số bình phương tương
quan bội (R2) là 0,498 và bình phương hệ số tương
quan bội hiệu chỉnh (Hệ số R2 điều chỉnh) bằng
0,490; có nghĩa là 49% sự biến thiên của sự hài
lòng bệnh nhân điều trị nội trú tại Bệnh viện đa khoa
tỉnh Khánh Hòa có thể được giải thích từ mối liên hệ
tuyến tính giữa các yếu tố là Sự phù hợp, Sự tôn
trọng và chu đáo, Sự hiệu quả, Thông tin, Viện phí,
Ấn tượng đầu tiên.
Với giá trị P-value của tiêu chuẩn F bằng
0,000 là rất nhỏ, cho nên ta có thể bác bỏ giả
thuyết H0 (β1 = β2 = β3= β4 = β5 = 0), tức là có tồn tại
mối liên hệ tuyến tính giữa Sự hài lòng với ít nhất
một trong các yếu tố: Sự phù hợp; Sự tôn trọng và
chu đáo; Sự hiệu quả; Thông tin; Viện phí; Ấn tượng
đầu tiên. Sau khi phân tích hồi quy, tác giả đã tiến
hành kiểm tra các giả thuyết của mô hình hồi quy
tuyến tính, đặc biệt là giả thuyết về phân phối chuẩn
của phần dư, đa cộng tuyến và phương sai thay đổi,
các giả thuyết này không bị vi phạm. Do đó, kết quả
phân tích hồi qui tuyến tính có ý nghĩa thống kê và
đảm bảo độ tin cậy.
Bảng 2. Phân tích hệ số hồi quy
Biến
Hệ số tương quan β Hệ số tương quan β hiệu chỉnh t Sig.
B Std. Error Beta
(Constant) 4,765E-16 0,033 0,000 1,000
PH – Sự phù hợp 0,437 0,047 0,441 9,368 0,000
CD- Sự tôn trọng và chu đáo 0,002 0,041 0,002 0,040 0,968
TT- Thông tin 0,225 0,042 0,227 5,309 0,000
HQ- Sự hiệu quả -0,006 0,046 -0,006 0,138 0,891
VP- Thanh toán viện phí 0,214 0,041 0,213 5,204 0,000
AT- Ấn tượng đầu tiên 0,013 0,037 0,012 0,341 0,733
(Nguồn: Kết quả từ phân tích dữ liệu)
Kết quả hồi quy cho thấy, có 3 nhân tố quan trọng
là Sự phù hợp, Thông tin và Viện phí có quan hệ tuyến
tính với Sự hài lòng của người sử dụng dịch vụ y tế tại
Bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa (Sig < 0,05).
Nhân tố Sự phù hợp (PH) có mức ảnh hưởng
cao nhất đến Sự hài lòng của người sử dụng dịch
vụ y tế tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa
(β1 = 0,437). Kết quả này có thể giải thích là do nhu
cầu được phục vụ ngày càng tốt hơn là yêu cầu
chính đáng của bệnh nhân. Do vậy, việc trang bị
nguồn lực (nhân lực, vật lực) cũng như năng lực
quản lý, vận hành quy trình phục vụ bệnh nhân một
cách khoa học, bố trí sơ đồ các khoa, phòng điều
trị hợp lý là vấn đề hết sức quan trọng, có tác động
rất lớn đến mức độ hài lòng của bệnh nhân đang
điều trị nội trú/bệnh nhân có nhu cầu điều trị nội trú.
Chính sự hiện đại hóa và đồng bộ hóa cơ sở vật
chất và quy trình phục vụ sẽ giúp cho chất lượng
dịch vụ y tế tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hoà
ngày càng hiệu quả hơn, từ đó, phục vụ ngày càng
tốt hơn nhu cầu của người bệnh.
Nhân tố Thông tin (TT) xếp ở vị trí thứ hai đến
Sự hài lòng của người sử dụng dịch vụ y tế tại Bệnh
viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa (β3 = 0,225). Kết quả
này có thể được giải thích là hiện nay tình trạng
thông tin bất cân xứng (Asymmetric information) mà
người sử dụng thông tin do chủ quan hoặc khách
quan đã được cung cấp những thông tin không
đủ độ tin cậy, dẫn đến những hệ lụy hoặc hậu quả
không tốt cho một bên hoặc nhiều bên có sử dụng
thông tin được tiếp nhận này. Khi đó, việc quy kết
trách nhiệm là không có hoặc không rõ ràng; những
phí tổn do sử dụng thông tin sai lệch (chẩn đoán,
tiên lượng, hướng dẫn, điều trị,) chưa được bù
đắp thỏa đáng. Bệnh nhân khi sử dụng dịch vụ y
tế, đặc biệt là đối tượng điều trị nội trú rất quan tâm
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2013
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 137
đến thông tin tiếp cận từ đội ngũ cung cấp dịch vụ y
tế, nhất là các thông tin tư vấn, hướng dẫn điều trị
hoặc nhận định của các y, bác sĩ về thực trạng sức
khỏe và kết quả điều trị của mình. Tất cả thông tin
mà bệnh nhân/người nhà bệnh nhân điều trị nội trú
tiếp nhận được từ nhân viên y tế là rất quan trọng
đối với họ. Vì vậy nhân tố này được quan tâm nhiều
thứ hai.
Nhân tố Viện phí (VP) là vấn đề được quan tâm
xếp ở vị trí thứ 3 (β5 = 0,214), có thể giải thích là xã
hội ngày càng quân tâm nhiều hơn đến chất lượng
dịch vụ y tế tương xứng với viện phí mà người bệnh
chi trả. Thực trạng cung cấp dịch vụ y tế tại tại Bệnh
viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa cho thấy sự quan tâm
đáng kể của người bệnh đối với Viện phí.
Từ kết quả phân tích trên, ta có phương trình
hồi quy như sau:
HL = 4,765E-16+ 0,437*PH + 0,225*TT + 0,214*VP
Từ phương trình trên, ta có thể giải thích như
sau: Mỗi một đơn vị (chuẩn hoá) thay đổi ở biến độc
lập PH (Sự phù hợp) thì biến phụ thuộc HL (Mức độ
hài lòng của bệnh nhân đối với Bệnh viện) thay đổi
0,437 đơn vị, giả sử trong điều kiện các yếu tố khác
là không đổi. Tương tự như vậy, mỗi đơn vị (chuẩn
hóa) thay đổi ở biến độc lập TT (Thông tin) thì biến
phụ thuộc HL (Mức độ hài lòng của bệnh nhân đối
với Bệnh viện) thay đổi 0,225 đơn vị, giả sử các yếu
tố khác là không đổi. Mỗi một đơn vị (chuẩn hoá)
thay đổi ở biến độc lập VP (Viện phí) thì biến phụ
thuộc HL (Mức độ hài lòng của bệnh nhân đối với
Bệnh viện) thay đổi 0,214 đơn vị, giả sử trong điều
kiện các yếu tố khác là không đổi.
IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Nghiên cứu đo lường sự hài lòng của khách
hàng đối với dịch vụ khám chữa bệnh tại Bệnh viện
đa khoa tỉnh Khánh Hòa cho thấy có 3 yếu tố tác
động đến sự hài lòng của bệnh nhân là: PH (Sự phù
hợp), TT (Thông tin), VP (Viện phí).
Nhân tố Sự phù hợp tác động mạnh nhất đến
sự hài lòng của người bệnh. Do vậy, Bệnh viện cần
nhanh chóng xây dựng chiến lược cụ thể và khả thi
cho việc trang bị, đầu tư nhân lực và vật lực: hiện
đại hóa và đồng bộ hóa phương tiện hữu hình, cơ
sở vật chất, nâng cao tay nghề của đội ngũ y, bác sĩ
và nhân viên y tế, quan tâm y đức.
Nhân tố cung cấp Thông tin có ảnh hưởng
quan trọng thứ hai đến Sự hài lòng của bệnh nhân.
Bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa cần xây dựng
một quy trình cung cấp thông tin trong điều trị bệnh
nhân mang tính khoa học và kịp thời; cần có những
quy định chi tiết về việc đền bù thỏa đáng những
thiệt hại về vật chất cũng như tinh thần khi cung cấp
những thông tin kém chất lượng, thậm chí sai lệch
ảnh hưởng đến tiến trình điều trị cho bệnh nhân,
gây ra những hậu quả đáng tiếc, ảnh hưởng đến
tinh thần và thể chất của người bệnh khi sử dụng
dịch vụ.
Nhân tố Viện phí có mức độ ảnh hưởng khá
quan trọng đến Sự hài lòng của người bệnh. Do đó,
chất lượng dịch vụ y tế tại Bệnh viện phải tương
xứng với giá cả cung cấp dịch vụ, phải phù hợp với
những quy định tài chính hiện hành, đa dạng hóa
cách thức chi trả chi phí cho người sử dụng dịch
vụ để thỏa mãn ngày càng tốt hơn nhu cầu khám
chữa bệnh tại Bệnh viện.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa, 2012. Tài liệu Hội nghị cán bộ công chức năm 2012.
2. Đoàn Văn Cư, 2006. Đo lường sự thõa mãn của khách hàng đối với dịch vụ khám chữa bệnh tại Bệnh viện Nguyễn Đình
Chiểu Bến Tre. Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Nha Trang.
3. Phạm Trí Dũng, 2009. Nghiên cứu sự hài lòng của người bệnh ngoại trú về dịch vụ khám chữa bệnh tại khoa khám của ba
bệnh viện tại Hà Nội. Tạp chí Y học thực hành.
4. Nguyễn Đức Thành, 2006. Nghiên cứu sự hài lòng của bệnh nhân nội trú về chất lượng chăm sóc sức khỏe tại các bệnh viện
tỉnh Hòa Bình. Trường Đại học YTCC - Sở Y tế Hòa Bình.
5. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008. Thống kê ứng dụng trong kinh tế-xã hội, NXB Thống kê. Hà Nội.
6. Nguyễn Thị Thùy Vân, 2007. Thực hiện nghiên cứu các yếu tố tác động đến sự hài lòng của khách hàng đối với chất
lượng dịch vụ khám chữa bệnh tại Trung tâm chẩn đoán y khoa Hòa Hảo. Luận văn Thạc sĩ. Trường Đại học Kinh tế TP.
Hồ Chí Minh.
Tiếng Anh
7. Babakus, E. and Mangold, W.G., 1989. Aapting the SERVQUAL scale to health care enviroment: an empirical assessment, in
Enhancing Knowledge Development in Marketing Association. Chicago, IL:195.
8. Parasuraman, A., Zeithaml, V.A and Berry, L.L., 1988. SERVQUAL: A multiple item scale for measuring consumer
perceptions of service quality. Journal of Retailing, Vol.64 No.1, Spring: 12-40.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- do_luong_su_hai_long_cua_benh_nhan_doi_voi_dich_vu_kham_chua.pdf