Điều khiển mờ lai áp dụng cho biến tần một pha nối lưới - Lại Khắc Lãi
Từ các kết quả mô phỏng ta thấy rằng khi
không có bộ điều chỉnh FLC thì thời gian để
điện áp bộ biến tần hòa đồng bộ với điện áp
lưới khoảng 0,07s, trong khi đó nếu sử dụng
FLC-PI thời gian này chỉ còn khoảng 0,03s,
giảm hơn 50% so với sử dụng PI
KẾT LUẬN
Trong bài báo này đã giới thiệu một sơ đồ
điều khiển nâng cao của biến tần một pha nối
lưới. Để cải thiện đặc tính động của hệ thống
biến tần nối lưới, hệ số của PI được điều
chỉnh theo đầu vào và sự biến thiên tải với
thuật toán lôgic mờ. Kết quả mô phỏng đã
chứng minh hiệu quả của phương pháp đề
xuất bằng cách so sánh với phương pháp
truyền thống. Đồng thời cho thấy ưu điểm
riêng của FLC-PI như thời gian quá độ ngắn,
sai số xác lập bằng không trong, khả năng
kháng nhiễu tốt
6 trang |
Chia sẻ: thucuc2301 | Lượt xem: 493 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Điều khiển mờ lai áp dụng cho biến tần một pha nối lưới - Lại Khắc Lãi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lại Khắc Lãi Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 113(13): 147 - 152
147
ĐIỀU KHIỂN MỜ LAI ÁP DỤNG CHO BIẾN TẦN MỘT PHA NỐI LƯỚI
Lại Khắc Lãi*
Đại học Thái Nguyên
TÓM TẮT
Bài báo đề xuất một bộ điều khiển dòng điện sử dụng lôgic mờ cho biến tần kết nối với lưới điện.
Trong bộ điều khiển PI để điều khiển biến tần nối lưới, độ khuếch đại của bộ khâu P được thay đổi
với sự trợ giúp của các thuật toán logic mờ để có được đáp ứng quá độ nhanh bất chấp các biến
đổi đầu vào và nhiễu phụ tải. Đầu vào của bộ điều khiển logic mờ là sai lệch dòng điện đo được và
giá trị đặt trong trong hệ tọa độ quay. Hiệu quả của các chiến lược điều khiển đề xuất đã được xác
nhận qua kết quả mô phỏng với phần mềm Psim - Matlab và được so sánh với các bộ điều khiển PI
thông thường.
Từ khóa: Điều khiển dòng điện. Logic mờ, Nối lưới, Bộ điều khiển PI, Psim-Matlab.
GIỚI THIỆU
Biến tần nối lưới là một loại đặc biệt của biến
tần có thể chuyển đổi điện một chiều thành
điện xoay chiều và nối nó vào lưới điện hiện
hành. Các bộ biến tần nối lưới cần có một số
tính năng như điều khiển độc lập công suất
tác dụng và công suất phản kháng với dòng
năng lượng hai hướng, điều khiển hệ số công
suất với điện áp/dòng điện ra hình sin chất
lượng cao. Ngoài ra, nó có thể hỗ trợ bảo vệ
các thiết bị điện trong trường hợp xảy ra lỗi
lưới . Cấu trúc chung của biến tần nguồn áp 1
pha kết nối lưới được chỉ ra trên hình 1.
Trong đó, bộ chuyển đổi DC-AC là ngịch lưu
cầu một pha đầy đủ sử dụng 4 MOFET hoặc 4
GJB. Đầu vào biến tần là nguồn áp một chiều
(pin mặt trời, acqui hoặc là đầu ra của bộ
chỉnh lưu). Đầu ra của biến tần được kết nối
với lưới điện thông qua bộ lọc thông thấp (lọc
LC hoặc LCL hoặc bộ lọc L trong trường hợp
đơn giản) để đưa năng lượng vào lưới. Khi
đầu ra biến tần cắt khỏi lưới, nó sẽ cung cấp
năng lượng cho tải cục bộ. Do vậy bộ điều
khiển biến tần được chia thành chế độ làm
việc độc lập và chế độ nối lưới.
Để điều khiển biến tần trong cả chế độ làm
việc độc lập cũng như chế độ nối lưới, các giá
trị điện áp và dòng điện của biến tần được
chuyển thành các giá trị tương ứng trong hệ
tọa độ quay thông qua phép biến đổi Park
thuận. Điện áp ra của bộ điều chỉnh là các giá
trị Ud và Uq, chúng được đưa tới chuyển đổi
ngược Park ngược. Đầu ra của chuyển đổi
Park ngược là các giá trị Uα và Uβ được đưa
tới bộ điều chế rộng xung hình sin (SPWM).
Đầu ra của khối SPWM là tín hiệu điều khiển
các khóa chuyển đổi của biến tần.
Hình 1. Sơ đồ khối điều khiển biến tần một pha nối lưới*
*
Tel: 0913507464; Email: laikhaclai@gmail.com
Ug
Ubus
Lưới
AC
DC
∼
SPWM
ϑ
Điều khiển
điện áp
Điều khiển
dòng điện
PLL
Uα
Uβ
Tải
Lại Khắc Lãi Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 113(13): 147 - 152
148
Chế độ làm việc độc lập: Ở chế độ làm việc
độc lập, biến tần cần phải liên tục cung cấp
điện áp phù hợp với điện áp lưới điện cho tải
cục bộ. Để thực hiện điều này, ta sử dụng
vòng khóa pha (PLL) để phát hiện tần số và
góc pha của điểm kết nối chung điện áp.
Thành phần Ugd của điện áp lưới được căn
chỉnh theo véc tơ điện áp đầu ra của biến tần.
Góc pha của biến tần được xác định bằng
cách tích phân của tổng tần số bù và tần số
điện áp lưới.
Mặt khác, bộ điều khiển điện áp được áp
dụng để đồng bộ hóa điện áp đầu ra của biến
tần với biên độ điện áp lưới. Quá trình điều
khiển được mô tả trong hình 1.
Thực tế các thành phần điện áp p và q của
biến tần (Ud-inv và Uq-inv) được so sánh với
điện áp đặt (Ud-ref và Uq-ref) . Các thành phần
điện áp đầu ra là các giá trị điện áp đặt (Uα,
Uβ) tương ứng với biên độ của điện áp lưới.
Chế độ nối lưới: Trong chế độ nối lưới, dộ
điều khiển dòng điện được sử dụng để điều
khiển việc truyền công suất tác dụng và công
suất phản kháng vào lưới điện quốc gia.
Trong chế độ này điện áp ra cùng biên độ và
cùng pha với điện áp lưới, do vậy quá trình
điều khiển công suất có thể xem như điều
khiển dòng điện. Bài báo đề xuất phương
pháp sử dụng bộ điều khiển mờ lai (FLC-PI)
cho bộ điều khiển dòng điện biến tần một pha
trong chế độ nối lưới trên trên hệ qui chiếu
đồng bộ (hệ qui chiếu dq).
Bộ chuyển đổi DC/AC của hệ thống biến tần
cần phải bơm dòng điện tác dụng vào lưới, đó
là dòng điện thuần sin cùng pha với điện áp
lưới. Để thỏa mãn điều kiện này sai số xác lập
giữa dòng điện mong muốn và dòng điện thực
tế cần phải xấp xỉ bằng không tại tần số lưới.
Trong nhiều năm qua, đã có nhiều sơ đồ điều
khiển cho biến tần nối lưới được đề xuất. Sơ
đồ điều khiển kinh điển của biến tần nối lưới
thường dựa trên phản hồi điện áp lưới trong
hệ tọa độ xoay và thêm vào một vài bộ điều
khiển PI [1].
Trong trường hợp bộ điều khiển PI, việc thực
hiện điều khiển phụ thuộc vào PI hệ số
khuếch đại. Hơn nữa, bộ điều khiển PI với hệ
số PI hằng không thể đảm bảo độ quá điều
chỉnh mong muốn và thời gian quá độ cho tất
cả các tải. Đặc biệt, trong trường hợp nhiều
bộ điều khiển PI hoạt động không hoàn toàn
độc lập với nhau trong một hệ thống điều
khiển. Trong các hệ thống biến tần nối lưới
thường có nhiều hơn hai bộ điều khiển PI và
chúng có yêu cầu độ tác động nhanh [2]. Do
vậy, cần thiết điều chỉnh giá trị hệ số khuếch
đại của PI trong quá trình quá độ để đạt được
hiệu quả tốt hơn. Một trong những phương
pháp mạnh được áp dụng để điều chỉnh tăng
hệ số khuếch đại của PI là sử dụng bộ điều
khiển logic mờ (FLC).
Hình 2. Sơ đồ điều khiển dòng điện biến tần một pha nối lưới
ϑ
Ig
Vg
Vbus
I*d
I*q
Id
Iq
Iα
Iβ
Vα
Lưới
d,q
α,β 900
AC
DC
∼
α,β
d
,
PI2
PI1 PLL
ϑ
-
-
Lại Khắc Lãi Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 113(13): 147 - 152
149
Do sự đơn giản và tính linh hoạt của logic mờ
nên chúng đã được áp dụng cho các hệ thống
phi tuyến, các hệ thống điều khiển thông
minh, và các ứng dụng phức tạp khác. Trong
lĩnh vực hệ thống điện, FLC có thể được sử
dụng để điều khiển các hệ thống năng lượng
gió hoặc điều khiển kết nối lưới các hệ thống
quang điện [5-8].
FLC áp dụng cho hệ thống biến tần nối lưới 3
pha được phân tích chi tiết trong [3]. Bài báo
này đề xuất một ứng dụng của FLC để bù hệ
số khuếch đại tỉ lệ của bộ điều khiển PI điều
khiển dòng điện biến tần nối lưới điện quốc
gia. hệ số khuếch đại tỉ lệ của PI được điều
chỉnh tùy thuộc vào yêu cầu của dòng điện ra
trong hệ tọa độ quay. Do đó, không chỉ các
điều kiện khác nhau của điện áp lưới và dòng
điện được thích nghi mà còn nâng cao độ tin
cậy của bộ điều khiển. Phương pháp điều
khiển đề xuất được phân tích thông qua các
mô phỏng với sự trợ giúp của phần mềm
Psim, và Matlab simulink. Sau đó so sánh với
bộ điều khiển kinh điển PI để thấy rõ ưu việt
và hiệu quả của phương pháp đề xuất.
BỘ ĐIỀU KHIỂN DÒNG ĐIỆN D-Q
Một trong các giải pháp được ứng dụng phổ
biến hiện nay là xây dựng bộ điều khiển trong
hệ tọa độ quay đồng bộ với tần số lưới (hệ tọa
độ d-q). Bộ điều khiển trong hệ tọa độ d-q
cho phép hệ số khuếch đại lớn tại tần số lưới
và có tính khử nhiễu cao. Do đó nó làm tăng
hiệu quả điều khiển và có thể hủy bỏ dòng
điện phản kháng đưa vào lưới điện.
Đối với hệ thống biến tần ba pha, việc áp
dụng hệ qui chiếu đồng bộ (d-q) khá dễ dàng,
vì điện áp cũng như dòng điện của hệ thống
này được biểu diễn bởi một véc tơ quay với
tốc độ bằng tốc độ góc của điện áp lưới. đối
với hệ thống một pha, do điện áp cũng như
dòng điện chỉ có một thành phần duy nhất. Vì
vậy để áp dụng điều khiển trong hệ qui chiếu
đồng bộ ta cần tạo ra một thành phần điện áp
ảo hoặc dòng điện ảo vuông pha với trạng thái
điện áp hoặc dòng điện của hệ thống.
Giả thiết điện áp lưới và dòng điện lưới là:
( )u( ) cos t+u t Uα ω ϕ= và ( )i( ) Icos t+i tα ω ϕ=
Trong đó ω là tần số góc lưới, φu, φi là góc
pha đầu của điện áp và dòng điện.
Thành phần dòng điện ảo trực giao với dòng
điện lưới (iα) là ( )i( ) Isin t+i tβ ω ϕ= . Áp
dụng chuyển đổi Park ta dễ dàng tính được Id
và Iq trong hệ qui chiếu quay đồng bộ với
điện áp lưới.
d
q
os (t) sin (t)
I Isin (t) os (t)
I Ic
c
α
β
ϑ ϑ
ϑ ϑ
=
−
(1)
Trong đó góc ( ) vt tϑ ω ϕ= + thu được nhờ
vòng khóa pha PLL.
Từ (1) ta có:
d
q
= i cos ( ) sin ( )
= - sin ( ) i cos ( )
i t i t
i i t t
α β
α β
ϑ ϑ
ϑ ϑ
+
+
(2)
Thay ( )i( ) Icos t+i tα ω ϕ= và
( )i( ) Isin t+i tβ ω ϕ= vào (2) ta
được:
( ) ( )
( ) ( )
d i i
q i i
= os t+ cos ( ) sin t+ sin ( )
= - os t+ sin ( ) sin t+ cos ( )
i Ic t I t
i Ic t I t
ω ϕ ϑ ω ϕ ϑ
ω ϕ ϑ ω ϕ ϑ
+
+
( )
( )
1
q 1
( ) Icos - os
i (t) = -Isin - sin
d v
v
i t Ic
I
ϕ ϕ ϕ
ϕ ϕ ϕ
= =
= −
(3)
Trong đó id tương ứng với biên độ của dòng
điện lưới tác dụng, cùng pha với điện áp lưới
và -iq tương ứng với biên độ dòng điện lưới
phản kháng, vuông góc với điện áp lưới; cosφ
là hệ số công suất.
Sơ đồ bộ điều khiển dòng điện d-q được chỉ
ra trên hình 2. Trong đó biến phụ thuộc Uα
trong trong chuyển đổi Park ngược được sử
dụng để điều khiển bộ biến đổi DC/AC để có
được dòng điện lưới mong muốn. Chuyển đổi
Park ngược có đầu vào là dòng điện Id và
dòng Iq. Điểm đặt của vòng điều khiển dòng
điện phản kháng thường thiết lập bằng 0. bởi
vì trong điều kiện lý tưởng ta chỉ cần cung
cấp dòng điện tác dụng.
Lại Khắc Lãi Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 113(13): 147 - 152
150
THIẾT KẾ BỘ ĐIỀU KHIỂN MỜ CHO BÙ
ĐỘ KHUẾCH ĐẠI CHO PI
Có 2 bộ FLC để điều chỉnh hệ số khuếch đại
tỉ lệ của PI1 và PI2. Để tránh trùng lặp, bài báo
này chỉ trình bày chi tiết bộ điều chỉnh thứ
nhất. Cấu trúc của chúng được biểu diễn ở
phần đóng khung trên hình 2, gồm 2 khối: Bộ
điều khiển PI kinh điển có hệ số khuếch đại tỉ
lệ (Kp) không đổi và bộ điều khiển mờ. Ta
gọi khối này là FLC-PI1. FLC trong khối có
nhiệm vụ làm tăng hệ số Kp ở giai đoạn đầu
nhằm giảm thời gian quá độ của hệ thống.
y
PI1
in1
in2
O1
O2
O3
O4
Lai1c single-phase inverter
Fuzzy-PI2
Id
Iq
Add2
Add
Hình 3. Sơ đồ khối của cấu trúc điều khiển d-q
Bộ điều khiển mờ có đầu vào là sai lệch e,
đầu ra là lượng tăng ∆k, hàm liên thuộc đầu
vào và đầu ra có 9 tập mờ như hình 4 và hình
5. Luật điều khiển có dạng tổng quát:
Ri : if e is mfi then ∆k is mfi
Sử dụng luật hợp thành Max-Min, giải mờ
bằng phương pháp cận phải .
KẾT QUẢ MÔ PHỎNG
Để kiểm tra đặc tính động của phương pháp
đề xuất, ta tiến hành mô phỏng trên phần
mềm Psim và Matlab-Simulink. Mô hình mô
phỏng như hình 3, bao gồm chuyển đổi
DC/AC, điện áp lưới và tải thuần trở 1 pha.
Các thông số của hệ thống mô phỏng là:
- Điện áp 1 chiều 400V
- Tải thuần trở 1 pha: R = 10Ω
- Điện cảm lọc: L = 10mH
- Điện dung lọc: C = 500µF
- Điện áp lưới: 220V
- Tần số lưới: 50Hz
- Thời gian chạy mô phỏng: 0,2s
Các kết quả mô phỏng được chỉ ra trên hình 5
và hình 7. Trong đó hình 6 là đáp ứng khi sử
dụng bộ điều khiển PI, hình 7 là đáp ứng khi
có thêm bộ điều khiển mờ.
Hình 4. Hàm liên thuộc đầu vào của FLC
Hình 5. Hàm liên thuộc đầu ra của FLC
Hình 6. Đáp ứng hệ thống khi sử dụng PI
FLC-PI
Uinv Ugrid
Lại Khắc Lãi Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 113(13): 147 - 152
151
Hình 7. Đáp ứng hệ thống khi sử dụng FLC-PI
Từ các kết quả mô phỏng ta thấy rằng khi
không có bộ điều chỉnh FLC thì thời gian để
điện áp bộ biến tần hòa đồng bộ với điện áp
lưới khoảng 0,07s, trong khi đó nếu sử dụng
FLC-PI thời gian này chỉ còn khoảng 0,03s,
giảm hơn 50% so với sử dụng PI
KẾT LUẬN
Trong bài báo này đã giới thiệu một sơ đồ
điều khiển nâng cao của biến tần một pha nối
lưới. Để cải thiện đặc tính động của hệ thống
biến tần nối lưới, hệ số của PI được điều
chỉnh theo đầu vào và sự biến thiên tải với
thuật toán lôgic mờ. Kết quả mô phỏng đã
chứng minh hiệu quả của phương pháp đề
xuất bằng cách so sánh với phương pháp
truyền thống. Đồng thời cho thấy ưu điểm
riêng của FLC-PI như thời gian quá độ ngắn,
sai số xác lập bằng không trong, khả năng
kháng nhiễu tốt.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1].Balaguer, I.J.; Qin Lei; Shuitao Yang; Supatti,
U.; Fang Zheng Peng; Control for Grid-Connected
and Intentional Islanding Operations of
Distributed Power Generation. Industrial
Electronics, IEEE Transactions on , vol.58, no.1,
pp.147-157, (2011).
[2].Zhilei Yao; Lan Xiao; Yangguang Yan:
Seamless Transfer of Single-Phase Grid-
Interactive Inverters Between Grid-Connected and
Stand-Alone Modes. Power Electronics, IEEE
Transactions on , vol.25, no.6, pp.1597-1603, (
2010).
[3].Mann, G.K.I.; Hu, B.-G.; Gosine, R.G.:
Analysis and performance evaluation of linear-like
fuzzy PI and PID controllers. Fuzzy Systems,
Proceedings of the Sixth IEEE International
Conference on , vol.1, no., pp.383-390 vol.1, (
1997).
[4]. Petrov, M.; Ganchev, I.; Taneva, A. : Fuzzy
PID control of nonlinear plants. Intelligent
Systems, 2002. Proceedings. 2002 First
International IEEE Symposium, vol.1, no., pp. 30-
35 vol.1,( 2002).
[5].Quoc-Nam Trinh and Hong-Hee Lee, Fuzzy
Logic Controller for Maximum Power Tracking in
PMSG-Based Wind Power Systems. Lecture
Notes in Computer Science, Vol 6216, Advanced
Intelligent Computing Theories and Applications
With Aspects of Artificial Intelligence, pp. 543-
553, (2010).
[6].Zheng Fei; Fei Shumin; Zhou Xingpeng:
Design and simulation of fuzzy sliding-mode
robust controller for grid-connected photovoltaic
system. Intelligent Control and Automation
(WCICA), 2010 8th World Congress on , vol., no.,
pp.2527-2532 (2010).
[7].Premrudeepreechacharn, S.; Poapornsawan, T.:
Fuzzy logic control of predictive current control
for grid-connected single phase inverter,
Photovoltaic Specialists Conference, 2000.
Conference Record of the Twenty-Eighth IEEE ,
vol., no., pp.1715-1718, (2000).
[8].Yiwang Wang; Fengwen Cao: Implementation
of a Novel Fuzzy Controller for Grid-Connected
Photovoltaic System. Power and Energy
Engineering Conference, 2009. APPEEC 2009.
Asia-Pacific , vol., no., pp.1-4, ( 2009).
Miranda, U.A.; L. G. B. & Aredes M. A DQ
synchronous reference frame current control for
single-phase converters, in proc. Of Power
Electronics Specialists Conference. PESC'05.
IEEE 36, , pp. 1377-1381 (2009).
Uinv Ugrid
Lại Khắc Lãi Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 113(13): 147 - 152
152
SUMMARY
FUZZY LOGIC CONTROLLER FOR GRID-CONNECTED SINGLE PHASE
INVERTER
Lai Khac Lai*
Thai Nguyen University
In this paper, a current controller for grid-connected inverter is proposed by using a fuzzy logic
control algorithm. In PI controller to control the grid-connected inverter, the gains of PI controller
are changed with the aid of the fuzzy logic algorithm in order to get the fast transient performance
despite of the input variations and load disturbances. The inputs of fuzzy logic controller are the
error between the measured currents and the reference values in rotating reference frame. The
effectiveness of proposed controller strategy has been verified by simulation with PSIM -
MATLAB software and compared with that of the conventional PI controller.
Keywords: Current controller, Fuzzy logic, Grid connected, PI contrroller, Psim-Matlab.
Ngày nhận bài: 07/9/2013; Ngày phản biện: 09/11/2013; Ngày duyệt đăng: 18/11/2013
Phản biện khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thanh Hà – Đại học Thái Nguyên
*
Tel: 0913507464; Email: laikhaclai@gmail.com
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- brief_41710_45476_16520141615025_3627_2048599.pdf