Điều khiển cẩu treo 3D chất lượng cao sử dụng bộ điều khiển thích nghi bền vững

Bài báo đã đưa ra một phương pháp điều khiển cho hệ thống cẩu treo thông qua bộ điều khiển thích nghi bền vững. Bằng cách sử dụng bộ điều khiển này không những đảm bảo được sự bám quỹ đạo cho các chuyển động của cầu treo mà còn đảm bảo góc lắc của dây cáp theo các phương tiến dần về không. Không những thế, bộ điều khiển đề xuất trong bài báo này còn đảm bảo rằng hệ thống vẫn cho đáp ứng tốt khi có ảnh hưởng của nhiễu bên ngoài và có tham số bất định mô hình. Hiệu quả của bộ điều khiển đã được chứng minh thông qua các kết quả mô phỏng thực hiện trên Matlab/Simulink

pdf7 trang | Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 22/03/2022 | Lượt xem: 290 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Điều khiển cẩu treo 3D chất lượng cao sử dụng bộ điều khiển thích nghi bền vững, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nguyễn Thị Việt Hương và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 128(14): 35 - 41 35 ĐIỀU KHIỂN CẨU TREO 3D CHẤT LƯỢNG CAO SỬ DỤNG BỘ ĐIỀU KHIỂN THÍCH NGHI BỀN VỮNG Nguyễn Thị Việt Hương1, Nguyễn Doãn Phước2, Vũ Thị Thúy Nga2, Đỗ Trung Hải3* 1Trường Cao đẳng Công nghiệp Thái Nguyên, 2Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, 3Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp - ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Bài báo này trình bày một phương pháp điều khiển cho hệ thống cẩu treo thông qua bộ điều khiển thích nghi bền vững. Bằng cách sử dụng bộ điều khiển này không những đảm bảo được sự bám quỹ đạo cho các chuyển động của cẩu treo mà còn đảm bảo góc lắc của dây cáp theo các phương tiến dần về không. Không những thế, bộ điều khiển đề xuất trong bài báo này còn đảm bảo rằng hệ thống vẫn cho đáp ứng tốt khi có ảnh hưởng của nhiễu bên ngoài và có tham số bất định mô hình. Hiệu quả của bộ điều khiển được chứng minh thông qua các kết quả mô phỏng thực hiện trên Matlab/Simulink. Từ khóa: Cẩu treo; Cẩu giàn; bộ điều khiển thích nghi; Phương trình Euler-Lagrange; Hệ thiếu cơ cấu chấp hành ĐẶT VẤN ĐỀ* Mặc dù đã xuất hiện từ khá lâu và được dùng rất nhiều trong công nghiệp [4], song vấn đề điều khiển cần cẩu treo, cải tiến chất lượng vận chuyển, bốc dỡ hàng, định hướng nhanh, an toàn và chính xác, tiết kiệm năng lượng, vẫn là bài toán thời sự. Ở [3] tác giả đã đề xuất một chiến lược điều khiển phản hồi trạng thái để nhấc, ổn định, và phân phối phụ tải. Hai bộ điều khiển độc lập được sử dụng: một (thực hiện thay đổi hệ số khuếch đại với sự thay đổi chiều dài cáp) để điều khiển vị trí xe tời và sự dao động phụ tải và bộ kia để điều khiển vị trí nâng phụ tải. Thuật toán được kiểm tra trên một mô hình thu nhỏ đã chứng minh sự bám tốt của vị trí cần trục và chiều dài cáp, không có các dao động dư, và làm giảm tốt các nhiễu bên ngoài đối với vị trí của xe tời và góc dao động phụ tải. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại những dao động tức thời với góc là 12o. Trong [1] các tác giả đã sử dụng các mạng nơ ron để nâng cao hiệu suất của một bộ điều khiển phản hồi trạng thái đồng thời hiệu chỉnh hiệu suất trực tuyến theo sự thay đổi của chiều dài cáp. Kỹ thuật mờ cũng được các tác giả sử dụng để thiết kế bộ điều khiển mờ điều khiển vị trí của xe tời và góc dao * Email: dotrunghai@tnut.edu.vn động để loại bỏ các dao động dư. Tuy nhiên các thí nghiệm kiểm tra đã chỉ ra rằng bộ điều khiển mờ và nơ ron làm cho xe tời di chuyển tới điểm mục tiêu một cách trơn tru không có dao động dư; tuy nhiên, có thể thấy rằng nó đạt tới điểm mục tiêu rất chậm. Trong bài báo này, một bộ điều khiển thích nghi bền vững được đề xuất để điều khiển cho hệ thống cẩu treo 3D. Bằng cách sử dụng bộ điều khiển này không những đảm bảo được sự bám quỹ đạo cho các chuyển động của cầu treo mà còn đảm bảo góc lắc của dây cáp theo các phương tiến dần về không. Không những thế, bộ điều khiển đề xuất trong bài báo này còn đảm bảo rằng hệ thống vẫn cho đáp ứng tốt khi có ảnh hưởng của nhiễu bên ngoài và cả khi có sự bất định trong tham số mô hình. Hiệu quả của bộ điều khiển được chứng minh thông qua các kết quả mô phỏng thực hiện trên Matlab/Simulink. MÔ HÌNH CẨU TREO 3D Xét hệ cẩu treo 3D hai đầu vào có dạng cẩu giàn, tức là xe cẩu với khối lượng cm sẽ di chuyển theo cả hai chiều x và y trực giao nhau trong mặt phẳng nằm ngang. Sự di chuyển đó được tạo ra bởi lực đẩy 1( )u t theo phương x và 2 ( )u t theo phương y độc lập Nguyễn Thị Việt Hương và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 128(14): 35 - 41 36 với nhau (hình 1). Hai lực đẩy này chính là hai tín hiệu đầu vào của hệ. 2u cm H4 xm   1u x y hm l x y z Hình 1. Cẩu treo chuyển động theo 2 phương trực giao Để đơn giản, trước tiên ta giả thiết trong quá trình cẩu hàng, chiều dài l của dây treo hàng là hằng số. Nói cách khác, hệ chỉ có hai tín hiệu vào duy nhất là 1u và 2u . Xe cẩu di chuyển theo phương x trên một thành xà đỡ có khối lượng xm . Như vậy, toàn bộ khối lượng được dịch chuyển dọc theo trục y sẽ bao gồm cm của xe cẩu, xm của xà đỡ và hm của hàng được vận chuyển. Mô hình Euler- Lagrange của hệ có dạng như sau: ( ) ( , ) ( )   q q q q q g qM C trong đó: 2 2 2 0 cos cos 0 cos sin ( ) cos cos cos sin sin sin sin cos 0 sin sin sin cos 0 sin                             c h h c h x h h h h h h h h h m m m l m m m m l m l m l m l J m l m l m l m l m l J M q 2 2 0 0 sin cos cos sin 0 0 sin sin cos cos ( , ) 0 0 0 0 0 sin cos cos sin sin cos cos cos sin sin sin                                                h h h h h h h h h h m l m l m l m l m l m l m l m l m l m l C q q 2 cos sin cos 0 0 ( ) sin 0                        h h m l m gl g q 1 2( , , 0 , 0) Tu u , ( , , , )  Tx yq THIẾT KẾ BỘ ĐIỀU KHIỂN THÍCH NGHI BỀN VỮNG Xét mô hình hệ cẩu treo khi có tính đến các thành phần bất định trong hệ thống:  ( , ) ( , , ) ( , ) ( , , , , )    tM C Dq d q q q d q g q d u n q q q d (1) trong đó:    2 2 , , , , , , 0           T T x y x yx y u u I D q u Nguyễn Thị Việt Hương và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 128(14): 35 - 41 37 với 2 2I là ma trận đơn vị kiểu 2 2 , ,x y là tọa độ của xe cẩu chạy trên xà đỡ, , x y là góc lắc của hàng so với phương thẳng đứng, được chiếu lên hai mặt phẳng yoz , xoz và ,x yu u lần lượt là các lực tạo bởi những động cơ đẩy xà đỡ, xe cẩu, dây buộc hàng ,  mRd , là các tham số hằng không thể xác định được chính xác của mô hình, và ( , , , , )tn q q q d là nhiễu tác động ở đầu vào, để đơn giản, sau này nhiễu đầu vào đó sẽ được viết ngắn gọn thành vector ( )tn . Dạng tương đương của mô hình (1) là: 11 12 1 11 12 1 1 21 22 2 21 22 2 2 ( , ) ( , ) ( , , ) ( , , ) ( , ) ( , ) ( , ) ( , , ) ( , , ) ( , ) 0 ( , ) ( , , ) ( , )                              M M C C M M C C M C q d q d q q q d q q d q g q d u n q d q d q q q d q q d q g q d qqq d q q d g q d   trong đó  1 1 2 , , ,        T x y l q q q q và  2 ,   T x yq Hay ta có thể viết lại là / / 1 11 1 21 1 22 2 2 ( , ) ( , , ) ( , , ) ( , ) ( , ) ( , , ) 0          M C M M q d q q q d q f q q d u n q d q q d q f q q d (2) trong đó / 1 11 12 22 21 / 1 1 12 22 2 ( , ) ( , ) ( , ) ( , ) ( , ) ( , , ) ( , , ) ( , ) ( , ) ( , , )       M M M M M M M q d q d q d q d q d f q q d f q q d q d q d f q q d 1 12 2 1 2 21 1 22 2 2 ( , , ) ( , , ) ( , ) ( , , ) ( , , ) ( , , ) ( , )      C C C f q q d q q d q g q d f q q d q q d q q q d q g q d Không mất tính tổng quát, ta hoàn toàn có thể giả thiết thêm: / ( , )M q d là đối xứng xác định dương với mọi vector tham số hằng d (3) ( ) sup ( )     t t tn n là giá trị hữu hạn (4) Quan hệ giữa thành phần bất định hằng d với mô hình là một quan hệ tuyến tính, tức là vế trái của mô hình (2) luôn viết lại được thành: / / 1 11 1 1 1 21 1 22 2 2 2 ( , ) ( , , ) ( , , ) ( , , ) ( , ) ( , ) ( , , ) ( , , )         M C F M M F q d q q q d q f q q d q q q d q d q q d q f q q d q q q d (5) Điều khiển 1q bám theo được quỹ đạo   ,  T r r rx yq đặt trước. Nhiệm vụ điều khiển là thiết kế được bộ điều khiển thích nghi với thành phần vector bất định hằng d , bền vững với thành phần vector bất định hàm ( )tn sao cho luôn có được sai lệch 1 re q q bị chặn và tiến tiệm cận về 0. Định lý: Xét hệ bất định (2) thỏa mãn các giả thiết (3), (4) và (5). Khi đó bộ điều khiển thích nghi bền vững:  / /1 2 11 1( , ) ( , , ) ( , , ) ( )     r tM K K Cu q d q e e q q d q f q q d s (6) trong đó:  1 1 2, ( ), ( 1) , 0     r diag a diag a a aK Ke q q (7) có vector hằng d trong / /11( , ) ( , , ), ( , , )M , Cq d q q d f q q d được chọn thay cho vector tham số hằng bất định d để: Nguyễn Thị Việt Hương và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 128(14): 35 - 41 38 / 1 1 max ( , ) ,       n ij i n j m q d q (8) với  là một giá trị hữu hạn, / ( , )ijm q d là các phần tử của / 1( , )M q d và:    / 1 1 1 2 1 ( , ) , ( )      T t M F K K F v q d x s v (9) trong đó   , colx e e là ký hiệu của vector động học sai lệch bám, sẽ luôn đưa vector động học của sai lệch bám x về được lân cận gốc xác định bởi: 6        a Rx x (10) Chứng minh: Để đơn giản trong trình bày, sau đây ta sẽ sử dụng các ký hiệu: / / / / 11 11 / / / / 11 11 1 1 1 2 2 1 ( , ), ( , , ), ( , , ) ( , ), ( , , ), ( , , ) ( , , ), ( , , )         M M C C M M C C F F F F q d q q d f f q q d q d q q d f f q q d q q q q q q Khi đó, giả thiết (8) là tương đương với:   1 / 1   M trong đó 1 là ký hiệu chuẩn bậc nhất của ánh xạ tuyến tính. Cũng như vậy, bộ điều khiển (6) được viết lại thành:  / /1 2 11 1 ( )     r tM K K Cu q e e q f s (11) Hệ kín, bao gồm đối tượng điều khiển (2) và bộ điều khiển (11) sẽ có thành phần động học thứ nhất trong nó biểu diễn bởi:  / / / /11 1 1 2 11 1          rM C M K K Cq q f u n q e e q f s n          2 / / / / / 11 11 1 1 2 4 2              b b ac a M M C C M K Kq q f f e e e s n Kết hợp thêm với giả thiết (5) ta sẽ có:    /1 1 2     F M K Kd d e e e s n      1 / 1 2 1            K K M Fe e e d d s n        3 3 1 1/ 1 2 1 0 0                               I F K K M A B F x x d d s n x d d s n (12) trong đó   3 3 1 / 1 2 0 0 , ,                      I A B K K M e x e (13) Nguyễn Thị Việt Hương và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 128(14): 35 - 41 39 Do 1 2, K K cho bởi (7) là hai ma trận đối xứng xác định dương nên ma trận A định nghĩa trong (13) là ma trận bền, tức là ma trận có tất cả các giá trị riêng nằm bên trái trục ảo. Điều này nói rằng hệ tuyến tính mẫu: m mAx x (14) là hệ ổn định. Bởi vậy quỹ đạo ( )m tx , không phụ thuộc giá trị đầu (0)mx , khi 0t luôn bị chặn và tiến tiệm cận về gốc khi t . Bây giờ ta sẽ chứng minh bộ điều khiển bổ sung (9) đã cho trong định lý sẽ làm sai lệch  mx x luôn bị chặn và tiến về được lân cận gốc xác định bởi (10). Nếu chứng minh được điều đó thì do ( )m tx là bị chặn và tiến tiệm cận về gốc, ta cũng sẽ khẳng định được tính chất bị chặn cũng như luôn tiến tiệm cận được về lân cận của quỹ đạo sai lệch ( )tx . Trước tiên ta thấy với 1 2, K K cho bởi (7) thì: 1 2 1 1 2 2       K K K P K K là ma trận đối xứng xác định dương. Khi đó, nếu sử dụng hàm xác định dương V theo    d d v , trong đó v là vector định nghĩa trong (9), tức là 1 Fs v , và sai lệch  mx x , có mô hình động học được suy ra từ (12) và (14) là:         1 1                m m m A B F A B F x x x x d d s n x x n có dạng toàn phương như sau:     1 2          T T m mV Px x x x (15) ta sẽ có với v , vì , d d đều là những vector hằng, đẳng thức sau:                          1 1 1 1 2 1 2                                 T T m m m m T T T TT T m m m m V A B F P P A B F A P PA BF P PB x x n x x x x x x n x x x x x x v x x n Suy ra          1             T T TT m m m mV Q BF P PBx x x x x x v x x n trong đó   2 1 2 2 2 1 01 ( ) 2 0            T diag a K Q A P PA K K là ma trận đối xứng xác định dương. Điều này chỉ rằng nếu ta chọn:          1 1 / 1 1 2 ,           T m T m BF P M F K K v x x x x (16) sẽ có:            T T m m mV Q PBx x x x x x n (17) Nguyễn Thị Việt Hương và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 128(14): 35 - 41 40 Cả hai công thức (16) và (17) trên đều luôn đúng với mọi giá trị đầu (0)mx , bởi vậy đương nhiên cũng đúng với (0) 0mx . Khi (0) 0mx thì do có ( ) 0,  m t tx , nên (16) trở thành:     1 / 1 1 2 ,        T M F K Kv x và đây chính là bộ điều khiển bổ sung (9) đã cho trong định lý. Cũng như vậy, công thức (17) được rút gọn thành: 22 22                 T T TV a a a a Q PB PB PB x x x n x x n x x x x (18) Điều này chỉ rằng khi có:   a x tức là khi quỹ đạo sai lệch ( )tx còn nằm ngoài lân cận cho bởi công thức (10), sẽ có 0V , do đó ( )tx vẫn còn đơn điệu giảm (đ.p.c.m). KẾT QUẢ MÔ PHỎNG TRÊN SIMULINK Chất lượng của bộ điều khiển thích nghi bền vững thiết kế trong mục III được kiểm chứng thông qua một hệ cẩu treo với bộ thông số như sau: a = 5e0; b = sqrt((a+1)*a); K1 = [a 0;0 a]; K2 = [b 0;0 b]; K = [K1 K2]; m=10; mr = 1; mc = 0; mh = 0; D = [1 0 0 0;0 1 0 0;0 0 0 0;0 0 0 0]; g = 9.81; Kết quả mô phỏng được chỉ ra trên hình 2. Từ kết quả mô phỏng ta thấy sự di chuyển của xe hàng dọc theo trục x và y bám khá tốt theo quỹ đạo đặt. Tuy nhiên, đáp ứng quá độ của hệ thống còn chậm do quán tính của hệ lớn. Điều này cũng phù hợp với yêu cầu thực tế đảm bảo độ an toàn cơ khí khi cả hệ thống có khối lượng khá lớn. Ở hình 2.c, sự dao động theo phương trục y gần như không tồn tại. Theo trục x, dây treo hàng có dao động điều hòa nhưng góc dao động không đáng kể (khoảng 0.015rad) 0 10 20 30 40 50 60 -2 0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 Time (s) x xr x a) Đáp ứng vị trí theo trục x 0 10 20 30 40 50 60 -1 0 1 2 3 4 5 Time (s) z zr z b) Đáp ứng vị trí theo trục y 0 20 40 60 80 100 120 140 160 180 200 -0.1 -0.08 -0.06 -0.04 -0.02 0 0.02 0.04 0.06 0.08 0.1 Time (s) th e ta x , th e ta y thetax thetay c) Đáp ứng góc lắc của dây cáp theo các phương x và y Hình 2. Đáp ứng vị trí và góc lắc của cẩu treo 3D sử dụng bộ ĐK thích nghi bền vững Nguyễn Thị Việt Hương và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 128(14): 35 - 41 41 KẾT LUẬN Bài báo đã đưa ra một phương pháp điều khiển cho hệ thống cẩu treo thông qua bộ điều khiển thích nghi bền vững. Bằng cách sử dụng bộ điều khiển này không những đảm bảo được sự bám quỹ đạo cho các chuyển động của cầu treo mà còn đảm bảo góc lắc của dây cáp theo các phương tiến dần về không. Không những thế, bộ điều khiển đề xuất trong bài báo này còn đảm bảo rằng hệ thống vẫn cho đáp ứng tốt khi có ảnh hưởng của nhiễu bên ngoài và có tham số bất định mô hình. Hiệu quả của bộ điều khiển đã được chứng minh thông qua các kết quả mô phỏng thực hiện trên Matlab/Simulink. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. J. A. Mendez, L. Acosta, L. Moreno, A. Hamilton, and G. N. Marichal (1998): Design of a neural network based self-tuning controller for an overhead crane. in Proceeding of the IEEE International Conference on Control Application, Trieste, Italy, pp. 168-171. 2. J. A. Mendez, L. Acosta, S. Torres, L. Moreno, G. N. Marichal, and M. Sigut (1999): A set of control experiments on an overhead crane prototype. International Journal of Electrical Engineering Education, 36, pp. 204-221. 3. H. T. Nguyen (2004): State-variable feedback controller for an overhead crane. Journal of Electrical and Electronics Engineering, Australia, 14(2), pp. 75-84. 4. Rahman, E.A.; Nayfed, A.H. and Masoud, Z. (2003): Dynamics and Control of Cranes: A Review. Journal of Vibration and Control 9, pp. 863-908. SUMMARY CONTROL OVERHEAD CRANE 3D HIGH QUALITY USING SUSTAINABLE ADAPTIVE CONTROLLER Nguyen Thi Viet Huong1, Nguyen Doan Phuoc2, Vu Thi Thuy Nga2, Do Trung Hai3* 1Thai Nguyen College of Industry, 2Hanoi University of Science and Technology, 3College of Technology - TNU This paper presents a control method for overhead crane systems based on the robustly adaptive controller. By using this controller, it not only ensures the orbit tracking but also guarantees the shaking angle of cable to get zero error. Moreover, the proposed controller in this paper ensures the system’s respond is good when having the noise or uncertainties. Effectiveness of this controller is shown in simulation in Matlab/Simulink. Keywords: Overhead cranes; Gantry cranes; adaptive controller; Euler-Lagrange equation; Underactuated systems Ngày nhận bài:12/9/2014; Ngày phản biện:26/9/2014; Ngày duyệt đăng: 25/11/2014 Phản biện khoa học: TS. Đặng Danh Hoằng – Trường Đại học Kỹ Thuật Công nghiệp - ĐHTN * Email: dotrunghai@tnut.edu.vn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdieu_khien_cau_treo_3d_chat_luong_cao_su_dung_bo_dieu_khien.pdf
Tài liệu liên quan