Tuy nhiên ngay dù ở nơi không kiêng kỵ, phụ nữ vẫn không thể chọn loại hình đánh
cá tùy ý muốn. Họ phải phụ thuộc vào nam giới vì riêng họ không đủ sức chống chọi với sóng
gió và sử dụng ngư cụ cơ khí. Trong khi qúa trình khai thác thuỷ sản bị phân hóa rõ rệt theo
giới, thì cống hiến kinh tế của phụ nữ cho thu nhập gia đình bị đánh đồng vào một với cả gia
đình, do đó bị xóa mờ. Bằng cách ấy, địa vị phụ nữ bị tách khỏi cống hiến kinh tế của họ và
hạ thấp. Trong khi đó, họ được xã hội hóa để chấp nhận địa vị thấp kém của mình.
Cách tiếp cận văn hóa đã làm sáng tỏ nhiều điều, nhưng nếu xét quan hệ giới chỉ dưới
góc độ văn hóa và xã hội hóa, ta sẽ chỉ đi tìm những chuẩn mực hỗ trợ và tiếp nối nguyên
trạng này. Điều đó đúng, nhưng chưa đủ. Bằng chứng dẫn ra trên đây cho thấy ở cả hai
loại hình đánh cá, có những ràng buộc về cấu trúc gây bất lợi cho phụ nữ, và ta cần tính đến
chúng để bổ sung cho cách tiếp cận văn hóa.
10 trang |
Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 11/03/2022 | Lượt xem: 405 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Địa vị phụ nữ ngư dân ở một số làng đánh cá miền Trung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Xã hội học thực nghiệm
Xã hội học số 3&4 (67&68), 1999
45
Địa vị phụ nữ ng− dân
ở một số làng đánh cá miền Trung
Mai Huy Bích
Lê Thị Kim Lan
Các cộng đồng ng− dân th−ờng khác với các nhóm c− dân khác về những chuẩn
mực, giá trị và tổ chức xã hội mà nhiều ng−ời cho rằng do những đòi hỏi đặc biệt về nghề
nghiệp của họ đặt ra. Xét về quan hệ giới, ng− dân cũng rất khác với các nhóm c− dân còn
lại. Hiện nay các nhà xã hội học ở Việt Nam mới tiến hành rất ít nghiên cứu về quan hệ
giới và địa vị phụ nữ ng− dân, và những t− liệu hiện có chủ yếu mang tính mô tả, chứ ít
phân tích và lý giải điều đó.
Nhìn ra bên ngoài, đáng chú ý là khi đề cập những chủ đề t−ơng tự, sách báo nghiên
cứu về nhiều cộng đồng ng− dân khác nhau trên thế giới th−ờng gắn những đặc thù trong
quan hệ giới và địa vị phụ nữ ng− dân với điều đ−ợc gọi là nền văn hóa riêng của họ (Barfield,
1997:191-192). Cách tiếp cận văn hóa này cho rằng so với các nhóm c− dân khác, các cộng
đồng ng− dân thực thi một nền văn hóa riêng, tức là "những khía cạnh biểu tr−ng và học
đ−ợc" của họ (Marshall, 1994:104). Đúng hơn, ng− dân có nền tiểu văn hóa của mình, khác
với nền văn hóa chung của xã hội bao quanh họ. Nói cách khác, các cộng đồng ng− dân chia sẻ
những chuẩn mực và giá trị của riêng họ, khác hẳn nền văn hóa của xã hội bên ngoài. Còn
khi những chuẩn mực và giá trị đ−ợc tái tạo và duy trì qua nhiều thế hệ, thì đó là sự xã hội
hóa, tức là "qúa trình qua đó chúng ta học để trở thành thành viên của xã hội bằng cả việc
nhập tâm các chuẩn mực và giá trị của xã hội lẫn bằng việc học cách thực thi các vai trò xã
hội của chúng ta" (Marshall, 1994:497).
Dữ liệu thực nghiệm của chúng tôi và việc phân tích thứ cấp các dữ liệu hiện có gợi ra
nhiều vấn đề lý thuyết về mối quan hệ giữa đóng góp kinh tế của phụ nữ vào thu nhập gia
đình với địa vị của họ, sự không khớp giữa hai nhân tố đó, cách thức duy trì sự không khớp
này v.v. Việc tìm hiểu những vấn đề ấy đòi hỏi có thể phải biến thái một số quan niệm lý
thuyết hiện có và cách tiếp cận đang thịnh hành.
Bài viết này tìm hiểu địa vị phụ nữ ở một số làng miền Trung thuộc hai loại cộng đồng
ng− dân là đánh cá biển và đánh cá vùng đầm phá, qua đó cố gắng xử lý những chủ đề lý thuyết
nêu trên. Trong khi thừa nhận rằng cần xét địa vị phụ nữ d−ới góc độ văn hóa và xã hội hóa, bài
viết đồng thời nêu rõ rằng sẽ là ch−a đủ nếu dừng lại ở việc xem xét trên. Nhiều yếu tố khác nữa
cũng nên đ−ợc xét để hiểu đầy đủ hơn địa vị phụ nữ và quan hệ giới của ng− dân.
Phụ nữ ở các cộng đồng đánh cá biển
Một cuộc điều tra tiến hành ở tỉnh Nghệ An năm 1997 cho thấy có sự phân công lao
động và quan hệ giới nh− sau. Theo truyền thống, ng−ời chồng là chủ hộ và ng−ời đi biển
Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn
Địa vị phụ nữ ng− dân ở một số làng đánh cá miền Trung 46
đánh bắt khai thác hải sản, đồng thời cũng ra các quyết định quan trọng trong gia đình, nhất
là những gì liên quan đến sản xuất. Ng−ời vợ ở trên bờ chế biến, chăn nuôi, mua bán hải sản
và dịch vụ, ra các quyết định liên quan đến bán hải sản và việc nhà. Nh− một phụ nữ nói,
"không có đàn ông thì không có cuộc sống" (Lê Tiêu La và ng−ời khác, 1998).
Theo Lê Ngọc Văn, năm 1997, một cuộc điều tra đ−ợc tiến hành trên quy mô lớn ở 5
tỉnh ven biển miền Trung (Nghệ An, Hà Tĩnh, Đà Nẵng, Khánh Hòa và Bình Thuận) cũng
cho thấy một sự phân công lao động giới và quan hệ giới t−ơng tự nh− trên. Những ng−ời trả
lời sống trên bộ, th−ờng đi biển đánh cá bằng tàu thuyền. Theo truyền thống, nam giới đi
biển, phụ nữ ở trên bờ chuẩn bị ng− cụ, l−ơng thực thực phẩm cho những ng−ời đi biển, chế
biến và bán hải sản, cũng nh− làm mọi việc nhà. Nếu một chu trình đánh cá đ−ợc chia thành
3 khâu (chuẩn bị; đi đánh cá; chế biến và bán cá), thì nam giới làm khâu thứ hai, và phụ nữ
đảm nhiệm hai khâu còn lại. Sau mỗi chuyến đi biển, nam ng− dân th−ờng nghỉ ngơi, phục
hồi sức khỏe, chuẩn bị cho chuyến đi tiếp theo, chứ không làm bất cứ nghề phụ nào khác, mặc
dù thu nhập từ hải sản ngày càng giảm do nguồn cạn kiệt. Để nuôi sống gia đình, chính phụ
nữ chứ không ai khác phải tiến hành nhiều hoạt động khác nhau nh− buôn bán, dịch vụ v.v.
để bù đắp cho thu nhập ít ỏi và thiếu thốn từ hải sản của nam giới. Các nguồn thu nhập mới
ngoài hải sản phần lớn đều do phụ nữ kiếm ra. Tuy nhiên, nam giới vẫn là chủ hộ trong đại
đa số các tr−ờng hợp, và nếu một gia đình không có nam giới, họ khó trở thành ng− dân vì
không ai đi biển đánh cá. Theo ý kiến của tác giả, "sự phân công này d−ờng nh− khó có thể
đảo ng−ợc" (Lê Ngọc Văn, 1999:8).
Nếu xét quan hệ giới và địa vị phụ nữ và cố gắng lý giải thực trạng này d−ới góc độ
nền văn hóa ng− dân và xã hội hóa, ng−ời ta sẽ cho rằng sự phân công lao động nói trên xuất
phát từ yêu cầu phải thích nghi với môi tr−ờng tự nhiên của ng− dân. Đi biển là loại hình lao
động nặng nhọc, đòi hỏi sức khỏe, lại đầy nguy hiểm vì thiên tai bão tố, sóng gió khó l−ờng,
và phải sống xa nhà trong thời gian dài v.v. nên không thích hợp với phụ nữ (Barfield,
1997:191-192). Nam giới độc quyền đi biển, và thu nhập từ hải sản đ−ợc coi là nguồn thu
chính của gia đình; phụ nữ bị coi là ng−ời ăn theo. Sự phân công lao động và quan hệ giới này
trở nên phổ biến, thành chuẩn mực, đ−ợc dạy cho các thế hệ trẻ, để họ tiếp thu và nhập tâm
chúng, thực hành chúng trong cuộc sống.
Tuy nhiên, cả hai nghiên cứu trên đây đều nêu ra một thực tế là đã từng có những
thay đổi đối với sự phân công lao động "khó có thể đảo ng−ợc" này. Tại Nghệ An trong thời
kháng chiến chống Mỹ, riêng ở một ph−ờng, đã có tới 200 phụ nữ đi biển nh− nam giới, chiếm
tới 20% tổng số lao động đi biển. Lý do của việc này là nh− sau: thời đó đa số đàn ông khỏe
mạnh đã nhập ngũ và ra chiến tr−ờng, trong khi đi biển là nguồn thu nhập duy nhất ở địa
ph−ơng. Mặt khác, thời ấy, phụ nữ có thể làm mọi việc nh− nam giới, cho nên phụ nữ đi biển
là chuyện có thể chấp nhận (Lê Ngọc Văn, 1999). Đây là một biến đổi sâu sắc: nó phá vỡ sự
phân công lao động giới truyền thống và niềm tin cũ rằng chỉ nam giới mới có thể đi biển.
Nh−ng sau chiến tranh, nam giới trở lại, và phụ nữ quay về với vai trò quen thuộc của họ.
Vào thời điểm cuộc điều tra, chỉ còn 20 phụ nữ đang đánh bắt hải sản cùng nam giới. Điều
đáng nói là họ không trẻ, mà tuổi trung niên, và chính là những phụ nữ đã đi biển thời chiến
tranh, nh−ng không có khả năng chuyển đổi nghề nghiệp nh− những chị em khác của họ.
Không biết làm nghề gì khác nên họ tiếp tục đi biển. Hơn thế nữa, trên tàu thuyền, họ chỉ
làm những công việc phụ trợ nh− lo cơm n−ớc, làm vệ sinh (nguồn đã dẫn). Nói cách khác, tất
cả những gì họ làm trên tàu thuyền là sự tiếp tục những việc họ làm trên bờ: nhỏ mọn, không
đ−ợc coi trọng.
Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.ac.vn
Mai Huy Bích & Lê Thị Kim Lan 47
Nếu ta xét sự phân công lao động và quan hệ giới d−ới góc độ nền tiểu văn hóa ng−
dân và quá trình xã hội hóa, thì khó mà giải thích vì sao xã hội hóa lại không thành công
trong việc buộc phụ nữ tuân thủ mô hình văn hóa, những chuẩn mực đã xác lập về sự phân
công lao động mà họ đã học từ thời thơ ấu, vì sao họ phá vỡ các chuẩn mực, và vì sao những
nam giới không nhập ngũ trong thời chiến đã chấp nhận việc phụ nữ đi biển. Càng không thể
giải thích vì sao những phụ nữ này không tiếp tục phát huy thành quả đã giành đ−ợc là
quyền đi biển cùng nam giới, và bằng cách nào họ bị đẩy trở lại vai trò cũ tr−ớc chiến tranh.
Theo cuộc điều tra thứ nhất dẫn ra trên đây, ngoài lý do không đủ sức khỏe, phụ nữ
không thể đi biển "vì kiêng kỵ" (Lê Tiêu La và ng−ời khác, 1998:49). Các tác giả chỉ nêu l−ớt
qua mà không phân tích, thành thử ng−ời đọc không rõ sự kiêng kỵ ra sao. Trong khi đó kết
qủa nghiên cứu ở nhiều nơi trên thế giới đều nhắc đến những niềm tin trong các cộng đồng
ng− dân ngăn cản việc phụ nữ đi biển đánh cá. Chẳng hạn ở một làng ng− dân Malay, ng−ời
ta tin rằng phụ nữ hành kinh sẽ mang lại tai họa và bất hạnh cho đoàn thuỷ thủ nếu họ xuất
hiện trên thuyền và đụng chạm vào l−ới (Carsten, 1989:124). Nếu đây cũng là điều mà ng−
dân Nghệ An tin t−ởng để loại trừ sự đi biển của phụ nữ sau chiến tranh, thì có thể nói việc
áp dụng khái niệm điều kiêng kỵ (taboo) với t− cách một sản phẩm văn hóa, và nói chung
cách tiếp cận văn hóa không giúp ta nhiều trong việc lý giải sự tham gia đi biển hay bị cấm
kỵ của phụ nữ. Bởi vì nếu sự kiêng kỵ đó đã có từ lâu, nó đã không ngăn đ−ợc phụ nữ Nghệ
An thời chiến đi biển, nh−ng lại đủ sức đẩy họ trở về hoạt động trên bờ sau chiến tranh.
Tất cả những điều đó cho thấy các lý thuyết xã hội hóa và cách tiếp cận văn hóa ở đây
đã không giải thích đ−ợc sự biến đổi trong sự phân công lao động và quan hệ giới trong chiến
tranh chống Mỹ. Ng−ời ta có thể áp dụng lý thuyết phân tâm học của Chodorow bằng cách
giải thích rằng nam và nữ trải qua những mẫu hình phát triển khác nhau đầu thời thơ ấu.
Ng−ời ta cũng có thể áp dụng lý thuyết khác về xã hội hóa khi cho rằng nam và nữ đ−ợc xã
hội hóa để đáp ứng những kỳ vọng vai trò văn hóa khác nhau. Tuy nhiên, tr−ớc tiên cần phải
lý giải điều gì tạo ra những kỳ vọng này, hay các kỳ vọng ấy ban đầu ra đời nh− thế nào;
nh−ng các lý thuyết trên đây không giải thích đ−ợc điều đó. Hơn nữa, ng−ời ta không lý giải
đ−ợc sự biến đổi trong quan hệ giới thời chiến tranh chống Mỹ ở Nghệ An.
Rõ ràng ở đây cần một sự lý giải có tính đến những khác biệt giữa thời kỳ phụ nữ đi
biển đánh cá và thời kỳ họ bị cấm không cho đi biển. Sự khác biệt ấy là tình trạng thiếu lao
động nam giới. Khi thiếu lao động nam, phụ nữ đ−ợc tuyển mộ đi biển; khi đủ hoặc thừa lao
động nam, phụ nữ bị đẩy khỏi việc đi biển, trở lại những vai trò truyền thống của mình.
Không nên quên đặc điểm này trong cơ cấu xã hội về lao động. Điều đó có nghĩa là các nhân
tố cấu trúc nằm ở chiều sâu, nh−ng có sức chi phối, còn các nhân tố văn hóa, ví dụ chuẩn mực
về phân công lao động giới và điều cấm kỵ, tuy nổi lên bề mặt, nh−ng chỉ đóng vai trò hỗ trợ,
biện minh và bảo vệ cho thực trạng ấy.
Phụ nữ ở một thôn đánh cá vùng đầm phá
Một nghiên cứu định tính về phụ nữ ng− dân một thôn vùng đầm phá Tam Giang,
tỉnh Thừa Thiên - Huế đã đ−ợc tác giả thứ hai của bài viết này tiến hành năm 1999. Tuy có
những điểm mạnh và yếu của nghiên cứu định tính, kết qủa phỏng vấn sâu 24 phụ nữ ng−
dân và 2 cán bộ địa ph−ơng, cùng 2 cuộc thảo luận nhóm với phụ nữ thôn Trung Làng - một
thôn rất nghèo - đã cho thấy nhiều điều về sự phân công lao động giới, địa vị phụ nữ, sự tách
rời giữa đóng góp kinh tế của phụ nữ cho gia đình với địa vị của họ.
Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn
Địa vị phụ nữ ng− dân ở một số làng đánh cá miền Trung 48
1. Những phụ nữ đ−ợc nghiên cứu có thể chia thành 2 nhóm: nhóm có nhà trên bờ, và
nhóm sống trên thuyền (thuỷ c−), hoàn toàn không có một tấc đất cắm dùi; hay những ng−ời
vừa làm nông nghiệp vừa đánh cá, và những ng−ời chuyên đánh cá. Khác với phụ nữ đánh cá
biển, phụ nữ Trung Làng không ở nhà chờ chồng đi đánh cá mang về. Trái lại, họ trực tiếp
khai thác thuỷ sản, hoặc một mình hoặc tham gia cùng chồng con. Họ dùng tất cả mọi thứ
ng− cụ, từ loại mà tiếng địa ph−ơng gọi là nò, sáo đến dạ, cào, l−ới, dũi v.v., từ đơn giản đến
phức tạp, để đánh bắt các loại thuỷ sản, thậm chí chỉ một cái thuyền nhỏ, một cái sọt, một sợi
dây với đôi bàn tay của họ. Họ thực hiện cả 3 khâu của một chu trình đánh bắt thuỷ sản: sửa
chữa và chuẩn bị ng− cụ, nấu n−ớng thức ăn và n−ớc uống mang theo khi đi đánh cá; chèo
thuyền, bủa l−ới, thu bắt thuỷ sản; và phân loại thuỷ sản, sơ chế rồi bán chúng, cũng nh− bảo
d−ỡng ng− cụ.
Cần nhấn mạnh là phụ nữ là những cộng sự đắc lực, không thể thiếu và không thể
thay thế đối với chồng con họ trong đánh bắt thuỷ sản. Nh− một phụ nữ đã nói, chị tham
gia nhiều loại hình đánh cá giống nh− và ngang với chồng mình: "Làm nh− nhau, chồng
chèo, tui cũng chèo. Chồng lôi dạ, tui cũng lôi dạ, tui còn l−ợm rong, nhặt cá và tép ra".
Trong loại hình đánh cá gọi là kéo dạ, "tui cầm một bên, ông chồng cầm một bên mà kéo
suốt buổi. Làm nghề ni mà không có 2 ng−ời mà lôi thì không làm đ−ợc, mà phải ng−ời
lớn còn con nít không lôi đ−ợc vì n−ớc ngang bụng, có khi ngang ngực, mà dạ thì nặng
lắm". Phụ nữ đảm nhiệm cả những khâu trong chu trình khai thác thuỷ sản mà nam giới
không hoặc không đủ khả năng làm nh− rửa sạch thuỷ sản, sơ chế (ví dụ, phơi tép, chẻ
trìa để khách mua dễ chế biến hơn, do đó tăng giá bán của sản phẩm) và trực tiếp bán
thuỷ sản. Thậm chí có những loại hình khai thác thuỷ sản mà chỉ phụ nữ làm, nam giới
không làm nh− đi duĩ, đi bắt trìa hến. Thêm vào đó, phụ nữ còn gánh toàn bộ mọi việc
nhà, từ chăm sóc con cái, chợ búa, nấu n−ớng, giặt giũ, chăn nuôi, lấy n−ớc v.v. Trong khi
ấy, sau mỗi lần đánh bắt thuỷ sản trở về, nam giới th−ờng chỉ làm một việc: ngủ hoặc giỏi
lắm thì trông con. Khi có thì giờ rảnh, họ kéo nhau đi xem tivi; thậm chí họ đòi vợ nấu
một món ăn gì đó làm "đĩa mồi để mấy ông nhấm nháp" (lời một phụ nữ).
Do đó ngày làm việc của đa số phụ nữ cực kỳ dài, từ khoảng 4 giờ sáng đến tận nửa
đêm, và suốt trong khoảng thời gian đó, họ không ngơi tay, hết việc này sang việc khác.
Nhiều phụ nữ phải lao động hết sức vất vả, suốt ngày đầm mình d−ới n−ớc; thậm chí có phụ
nữ mang thai, mới sinh con 15-20 ngày hoặc đang hành kinh vẫn phải đi làm. Do đó đại đa số
họ mắc đủ mọi loại bệnh do nghề nghiệp gây ra.
Về đóng góp cho thu nhập gia đình, một số phụ nữ nói khó xác định phần của mỗi
giới vì cả nhà th−ờng làm chung, nh−ng họ cho biết −ớc l−ợng của mình. Có 3 nhóm phụ
nữ: một số cho biết họ thu nhập ít hơn chồng, số khác thu nhập ngang bằng, và số khác
nữa thu nhập cao hơn chồng. Dù vậy, nhìn chung, ở một số loại hình khai thác thuỷ sản
và một số khâu của chu trình khai thác, phụ nữ đóng một vai trò không thể thay thế,
chẳng hạn bán thủy sản. Phụ nữ thống trị số ng−ời bán trên thị tr−ờng thuỷ sản; tất cả
những gì nam giới làm chỉ là gánh cá ra chợ, xem vợ mình bán, thỉnh thoảng nói thêm
vào vài câu. Theo lời một phụ nữ, lý do là "đàn ông bán rẻ lắm", do vậy thu đ−ợc ít tiền từ
cùng một số l−ợng thuỷ sản hơn phụ nữ. Thậm chí khi ng−ời phụ nữ ốm, gia đình không
ai bán thuỷ sản, thì phụ nữ phải thuê hàng xóm bán, rồi trả công (khoảng 5.000 đồng)
cho họ. Nghĩa là nếu phụ nữ không thực hiện đ−ợc vai trò ng−ời bán của mình, gia đình
họ chịu thiệt về mặt tài chính; vai trò ng−ời bán của phụ nữ là không thể thay thế.
Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.ac.vn
Mai Huy Bích & Lê Thị Kim Lan 49
2. Mặc dù đóng góp rất quan trọng vào kinh tế hộ nh− vậy, song địa vị gia đình của phụ
nữ lại rất thấp. Địa vị ở đây đ−ợc đo bằng uy tín, mức độ ảnh h−ởng trong gia đình và quyền tự do
ra quyết định của mình. Thực tế là trừ một số ngoại lệ, phụ nữ ít có tiếng nói trong việc ra các
quyết định quan trọng. Nói đúng ra, mỗi giới có phạm vi ảnh h−ởng của mình, nh−ng phạm vi
của phụ nữ giới hạn ở việc chọn nơi đánh bắt thuỷ sản khi họ làm việc một mình, bán cá, chi tiêu
hàng ngày, còn phạm vi ảnh h−ởng của nam giới thì rộng và bao trùm. Mặc dù phụ nữ giữ thu
nhập bằng tiền của cả gia đình, nếu một gia đình quyết định đầu t− lớn hoặc mua bán thứ đắt
tiền, họ phải đ−ợc ý kiến và sự đồng ý của nam giới. Một phụ nữ nói: "Trong nhà từ làm ăn cho
đến con cái, hầu hết là chồng tui quyết định, có bàn sơ qua với vợ, nh−ng cái chính là đàn ông, vì
chồng tui làm nhiều tiền hơn tui và ông ấy là đàn ông".
Phụ nữ thậm chí không có quyền quyết định những việc liên quan đến cơ thể họ nh−
sử dụng các ph−ơng tiện tránh thai (nghĩa là không đ−ợc làm chủ cơ thể mình) và số con, dù
nhiều ng−ời thấy rõ tác hại của việc đông con, nên muốn hạn chế mức sinh. Chính các ông
chồng là ng−ời quyết định về những vấn đề này, và họ th−ờng quyết định trái ng−ợc với ý
muốn của vợ. Nh− một phụ nữ nói, "nhà tui đông con, phần lớn không học đến nơi đến chốn.
Tui thấy đẻ nhiều nuôi cực, mà có bầu đi mần nghề cũng cực, nh−ng ông chồng không chịu.
Ông nói phải đông con trai thì mới kiếm đ−ợc nhiều tiền". Đây là bức tranh chung. Đó là lý do
vì sao các gia đình th−ờng đông con, có nhà thậm chí đẻ 12 con.
Đáng chú ý là nói chung nam giới quyết định, phụ nữ nghe theo, nh−ng một phụ nữ
cho biết, "có cái bên phụ nữ nông-ng− bầy tui có bình đẳng hơn, vợ chồng có trao đổi qua lại".
Nói cách khác, những phụ nữ vừa làm nông vừa làm ng− đ−ợc chồng tham khảo ý kiến nhiều
hơn, có nhiều tiếng nói trong gia đình hơn, và địa vị của họ cao hơn phụ nữ thuần ng−. Nếu
đúng nh− vậy, thì đây là một bằng chứng xác nhận quan sát của Carsten (1989:124) khi so
sánh nông nghiệp và ng− nghiệp rằng việc trồng lúa gần nh− trái ng−ợc với đánh cá.
Lý giải địa vị thấp của mình, phụ nữ ng− dân nêu ra hai nguyên nhân. Thứ nhất là
về sức mạnh thể chất để đối phó với thiên tai, thì phụ nữ kém nam giới, nh− một phụ nữ
thuần ng− giải thích: "Cái đó cũng do cái nghề cả, bên bọn em có muốn cũng không quyết
đ−ợc. Làm nghề phải sống với n−ớc với gío, đàn ông họ quay qua trở về, đàn bà chỉ biết ôm
con". Thứ hai, phụ nữ không am hiểu kỹ thuật máy móc, nên phải phụ thuộc vào nam giới
trong việc mua và sử dụng ghe thuyền máy. Cách lý giải này xem ra phù hợp với quan điểm
của nhiều nhà nghiên cứu rằng những chuẩn mực và giá trị của ng− dân xuất phát từ yêu
cầu nghề nghiệp và cách thức họ phải thích nghi với những vấn đề kiếm sống trên sông n−ớc,
biển cả (Barfield, 1997:191-192).
Tuy nhiên tr−ờng hợp những cặp vợ chồng vừa làm nông vừa làm ng− lại không xác
nhận rằng yếu tố nghề nghiệp đóng vai trò quyết định trong việc quan hệ vợ chồng t−ơng đối
bình đẳng hay độc đoán, vì họ cũng phải đ−ơng đầu với những vấn đề sông n−ớc, ghe thuyền
máy nh− các cặp thuần ng−. Nh−ng họ không theo quan hệ độc đoán, mà chấp nhận ít nhiều
sự bình đẳng t−ơng đối th−ờng thấy ở những gia đình trồng lúa n−ớc (Pham Van Bich,
1999:34). Nói cách khác, yếu tố nghề nghiệp không đủ giải thích sự bất bình đẳng giới trong
gia đình ng− dân.
Cách tiếp cận văn hóa và xã hội hóa không giúp ta nhiều trong việc tìm hiểu ban đầu
những chuẩn mực về quan hệ giới của ng− dân Trung Làng ra đời nh− thế nào, vì sao phụ nữ
chịu địa vị thấp nh− vậy. Tuy nhiên nó soi sáng cách các chuẩn mực đó đ−ợc chấp nhận và
duy trì ra sao: nhiều phụ nữ cho rằng họ yếu hơn về thể lực, kiếm ít tiền hơn, và kém hiểu
Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn
Địa vị phụ nữ ng− dân ở một số làng đánh cá miền Trung 50
biết hơn nam giới; kể cả những phụ nữ đóng góp nhiều hơn chồng vào thu nhập gia đình cũng
nói rằng về những khiá cạnh khác, họ kém nam giới. Do đó, theo họ, việc phục tùng nam giới
là đ−ơng nhiên. Một phụ nữ đúc kết: "Đàn bà khi mô cũng phải nh−ờng nhịn đàn ông, có biết
nhịn thì cửa nhà mới yên. Không có khi mô tui không nhất trí với ông". Nh− vậy, nhập tâm
chuẩn mực này, họ chấp nhận địa vị thấp kém của mình.
Có thể nói nhân tố kinh tế không quyết định địa vị phụ nữ; địa vị phụ nữ đã bị tách
khỏi đóng góp kinh tế của họ cho gia đình. Tr−ờng hợp đa số phụ nữ ng− dân Trung Làng
không xác nhận lý thuyết nguồn lực (resource theory) của các tác giả nữ quyền nh− Blumberg
(1991), theo đó một phụ nữ càng tạo ra nhiều và có nhiều quyền kiểm soát thu nhập, chị càng
có tiếng nói trong gia đình.
3. Nh−ng bằng cách nào nam giới tách rời cống hiến kinh tế của phụ nữ với địa vị của
họ? Dữ liệu của chúng tôi gợi ý rằng khi không có chuẩn mực nào phân chia hoạt động khai
thác thuỷ sản để buộc phụ nữ phải ở trên bờ và nam giới đi đánh cá (nh− điều cấm kỵ ở cộng
đồng đánh cá biển), nghĩa là khi phụ nữ có thể đánh bắt thuỷ sản nh− nam giới, thì sự san sẻ
không đ−ợc hoàn toàn chấp nhận, mà nguyên tắc phân chia lĩnh vực, tách rời các hoạt động
vẫn áp dụng.
Điều đó thể hiện ở chỗ tuy trên nguyên tắc phụ nữ có thể làm các loại hình khai thác
thủy sản, thực tế sự lựa chọn của họ không nhiều. Việc khai thác thủy sản vẫn chia thành 2
loại mà tiếng địa ph−ơng gọi là đại nghệ và tiểu nghệ. Theo sự phân biệt của chính phụ nữ
Trung Làng, "ng−ời đại nghệ có khoanh vùng sử dụng mặt n−ớc, mà th−ờng có đất làm nhà,
còn tiểu nghệ thì có một số ở đò, mà phải làm nghề di động". Đáng nói là hoạt động khai thác
thủy sản của phụ nữ phụ thuộc rất nhiều vào tình trạng hôn nhân của họ, tức là vào việc có
nam giới trong gia đình họ hay không. Thứ nhất, phụ nữ có chồng th−ờng làm việc với chồng
con, còn phụ nữ góa hoặc độc thân thì làm việc một mình. Thứ hai, về ng− cụ, phụ nữ có
chồng th−ờng sở hữu thuyền máy; các phụ nữ khác chỉ có thuyền không. Theo ông tr−ởng
thôn, đó là "vì họ không đủ tiền mua, cũng có thể do một mình họ không quay nổi máy".
Những phụ nữ làm loại khai thác đại nghệ th−ờng là ng−ời có chồng. Họ có ng− cụ tốt và hiện
đại hơn, lao động ít vất vả hơn, năng suất cao hơn và thu nhập nhiều hơn. Những phụ nữ làm
tiểu nghệ th−ờng là góa chồng hoặc độc thân. Họ chỉ có ng− cụ họ thô sơ, làm việc nặng nhọc
hơn, hay phải ngụp lặn d−ới n−ớc ở mọi thời tiết và di chuyển hết nơi này đến nơi khác khi
làm việc, năng suất thấp hơn và thu nhập ít hơn. Ng−ời ta xác lập t−ơng quan giữa tình trạng
hôn nhân và loại hình khai thác thuỷ sản mà một phụ nữ tiến hành, và cho rằng chính nam
giới tạo ra sự khác biệt ấy.
Ngay khi cả gia đình phải làm loại khai thác tiểu nghệ, nam giới vẫn chia nhỏ loại
này thành những việc mang lại nhiều thuỷ sản hơn - và do vậy kiếm tiền lớn -, và những việc
kiếm thu nhập nhỏ nhặt hơn (đi dũi và bắt trìa hến). Họ chỉ làm những việc kiếm tiền lớn, coi
đó là nguồn thu nhập chính của cả gia đình. Song song với quá trình chia tách và đánh gía
cao một loại việc mà họ làm, họ không làm những việc kiếm tiền nhỏ nhặt, để mặc chúng cho
phụ nữ làm, hơn thế nữa, coi th−ờng chúng, gán cho chúng cái nhãn "việc của đàn bà". Nói
cách khác, theo nam giới, chỉ tiền lớn mới đáng tính và đáng kể; họ không thừa nhận ph−ơng
châm "tích tiểu thành đại", "năng nhặt chặt bị".
Cũng theo nguyên tắc phân chia các lĩnh vực hoạt động, rồi gắn mỗi hoạt động với
một giới, và không đối xử hoạt động của mỗi giới nh− nhau, mà coi trọng một loại hoạt động
hơn (qua đó đề cao một giới hơn), các gia đình ng− dân thi hành một sự phân công và chuyên
Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.ac.vn
Mai Huy Bích & Lê Thị Kim Lan 51
môn hóa việc mua bán lý thú nh− sau. Phụ nữ chuyên bán cá, nh− ta đã thấy, và nam giới
chuyên mua các ng− cụ lớn nh− thuyền ghe, dạ v.v. vốn đòi hỏi nhiều tiền. Nguyên nhân của
việc phụ nữ bán cá đã nêu ở phần trên; còn nguyên nhân của việc nam giới chuyên mua ng−
cụ lớn, theo lý giải của một phụ nữ, là nh− sau: "Đàn ông họ mua thạo hơn, đàn bà chỉ nói rứa
thôi, khi đi mua không rành lắm, về dùng mau h−, ch−a nói là bị họ lừa cho, đáng cái dạ 50
ngàn thì họ bán 70 ngàn".
Điều này khác với bức tranh chung về thị tr−ờng nông thôn Việt Nam mà ta quen
thấy, nơi phụ nữ thống trị cả số ng−ời mua lẫn ng−ời bán, còn nam giới th−ờng bị coi là khi
bán thì bán rẻ hơn giá thực của món hàng, và khi mua không biết mặc cả. Nói thách rất phổ
biến, và với t− cách ng−ời bán cá, phụ nữ hiểu rất rõ tầm quan trọng của việc nói thách khi
bán (và mặc cả khi mua), nh− một nữ ng− dân nói: "Em th−ờng bán sỉ cho nhanh, cứ 15 đến
20 ngàn thì hô 30 ngàn, ai trả đắt thì bán". Nếu l−u ý điều đó, thật ngạc nhiên khi thấy phụ
nữ không dám đi mua ng− cụ lớn.
Ng−ời ta có thể lý giải việc này bằng một số nguyên tắc của cái gọi là nền kinh tế tối
thiểu (subsistence economy): trong hoàn cảnh vô định của nền kinh tế chỉ ở mức đủ tồn tại,
ng−ời dân không phải là ng−ời duy lý, không muốn tối đa hóa lợi nhuận bằng cách thử đánh
liều để làm cái mới. Ng−ời ta nhấn mạnh việc giảm nguy cơ đến tối thiểu, chứ không phải
tăng tối đa lợi nhuận. Cái họ thực sự làm là giảm đến tối thiểu nguy cơ thua thiệt, thất bát
(Scott, 1976:17-18). Theo suy luận nh− vậy, bằng cách tránh mua ng− cụ quan trọng, phụ nữ
giảm càng nhiều càng tốt nguy cơ mua hớ, thua thiệt cho gia đình họ. Do đó họ dành mọi việc
mua ng− cụ chủ yếu cho chồng. Tuy nhiên, việc nói thách của chị bán cá trên đây - ng−ời cho
rằng nam giới th−ờng bán cá quá rẻ mạt - chứng minh rằng: bằng cách nói thách khi bán cá,
chị đã cố gắng tối đa hóa lợi nhuận cho gia đình. Tóm lại, phụ nữ ng− dân ở Trung Làng
không chỉ giảm tối thiểu nguy cơ thua thiệt, mà còn tối đa hóa lợi nhuận.
Nói cách khác, việc phân công mua bán giữa nam và nữ là một chiến l−ợc nhằm làm cho
hoạt động của mỗi giới bổ sung cho nhau, và cần đ−ợc đánh giá ngang nhau, nếu không nói là coi
trọng việc bán cá hơn, vì nó th−ờng xuyên mang lại lợi nhuận cho gia đình. Nh−ng bất kể điều đó,
hoạt động mua ng− cụ của nam giới, tránh nguy cơ thua thiệt đ−ợc tính và ghi nhận nhiều hơn,
còn việc phụ nữ thực thi xuất sắc vai trò bán thuỷ sản của mình lại bị coi là đ−ơng nhiên.
Cũng theo nguyên tắc phân chia nh− trên, ng− dân Trung Làng coi đi họp thôn (nơi
bàn bạc các việc quan trọng đối với các gia đình) là việc của nam giới, phụ nữ cần tránh xa,
trừ phụ nữ góa và độc thân; nơi tụ tập duy nhất của phụ nữ là các cuộc họp Hội phụ nữ. Quy
−ớc không thành văn này mạnh đến nỗi có phụ nữ nhờ chồng thay mình đi dự những cuộc
họp mà nhóm nghiên cứu tổ chức riêng cho phụ nữ. Một số phụ nữ lý giải rằng họ qúa bận
việc nhà nên không còn thì giờ đi họp thôn; số khác cho biết kể cả khi rảnh họ cũng không đi
họp thôn với lý do đã có chồng đi họp rồi. Đ−ợc hỏi vì sao không dự họp thôn, một phụ nữ đáp:
"Mình đàn bà đi họp làm chi!". Nghĩa là chị cho rằng đ−ơng nhiên phụ nữ không nên họp; sẽ
là nghịch lý nếu phụ nữ đi họp thôn. Một phụ nữ khác tiết lộ rõ hơn: "Họ nói đàn bà lo chuyện
bếp núc, con cái chớ đi họp mần chi. Để đàn ông họ đi họ ăn nói với làng". Nói khác đi, phụ nữ
đ−ợc dạy rằng họ nên lo việc nhà, và tránh xa việc làng, việc xã hội.
Không những thế, phụ nữ còn giữ im lặng trong các cuộc họp mà họ dự, và chỉ nghe
những gì ng−ời khác nói chứ không lên tiếng. Khi đ−ợc hỏi: "Đi họp chị có phát biểu gì
không?", một phụ nữ trả lời: "Không, họ nói gì mình nghe nấy". Đây là thái độ thụ động
chung của hầu hết phụ nữ đ−ợc hỏi, kể cả khi họ không đồng ý với những gì ng−ời khác nói.
Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn
Địa vị phụ nữ ng− dân ở một số làng đánh cá miền Trung 52
Có nhiều lý do cho sự im lặng này. Thứ nhất, ng−ời ta mong đợi rằng nếu đi họp, phụ nữ chỉ
nên giữ im lặng, và nếu mong đợi này bị vi phạm, dân làng có cách trả lời. Nếu một phụ nữ đi
họp mà dám mở miệng nói lên điều gì, dân làng đáp: "Mụ nớ biết chi mà nói!". Nh− vậy, ng−ời
phụ nữ nào lên tiếng đều bị gán nhãn là không hiểu biết, dốt nát. Do vậy, nhiều phụ nữ có
mặc cảm rằng mình là phụ nữ, "biết chi mà nói". Thứ hai, ng−ời ta tin rằng dù phụ nữ có lên
tiếng, chẳng ai nghe, "nói cũng chẳng đến tai ai". Một phụ nữ phàn nàn rằng do sống trên
thuyền, bà và gia đình có nhiều đề nghị nh−ng không đ−ợc chính quyền địa ph−ơng chú ý.
Khi đ−ợc hỏi tại sao bà không đi họp để có ý kiến trực tiếp với thôn, bà trả lời: "Dào, đừng nói,
ở đây đàn ông đi họp còn ch−a ăn thua nữa là đàn bà". Câu trả lời cho thấy phụ nữ coi là
đ−ơng nhiên rằng tiếng nói của nam giới có trọng l−ợng hơn tiếng nói phụ nữ. Một phụ nữ
khác thậm chí còn so sánh l−ợng hóa sức nặng tiếng nói của hai giới: "Một tiếng nói của đàn
ông bằng m−ời tiếng của đàn bà". Điều đó có nghĩa rằng phụ nữ thừa nhận mình chỉ là công
dân hạng hai, hay m−ợn lời Simone de Beauvoir, họ là "giới thứ hai".
Nh− vậy, có sự phân chia rõ ràng nam giới làm gì và nữ giới làm gì, không thể và
không nên trao đổi. Trong sự l−ỡng phân này, không có sự ngang giá và bình đẳng, mà những
gì nam giới làm đ−ợc đánh giá cao hơn, còn điều phụ nữ làm bị đánh giá thấp hơn, và địa vị
phụ nữ bị hạ thấp. Nh−ng điểm mấu chốt để thực hiện điều đó lại là sự một chung nhau duy
nhất: bất kể ai làm gì, đóng góp bao nhiêu, thu nhập của cả gia đình đ−ợc gộp chung. Đ−ợc
hỏi ai là ng−ời mang lại thu nhập chính cho gia đình, một phụ nữ nói: "Khó mà biết đ−ợc, vì
mần chừng mô thì chung cả đó, không biết ai nhiều hơn ai. Tôi e cả hai vợ chồng thu nhập
nh− nhau". Phần lớn phụ nữ đều xác nhận điều này. Cả những ng−ời nói chồng họ kiếm tiền
nhiều hơn cũng cho rằng: đóng góp của riêng họ "mần răng mà tính chừ hè". Do không tách
bạch nh− vậy, đóng góp của phụ nữ trở nên khó thấy, và dễ bị coi là kém hơn nam giới. Nh−
các nhà nghiên cứu nữ quyền đã vạch rõ, việc thu nhập đ−ợc để riêng hay góp thành vốn
chung sẽ tạo nên khác biệt quan trọng: nếu thu nhập đ−ợc góp thành vốn chung, phụ nữ có
thể mất quyền kiểm soát số thu nhập hay sản phẩm họ làm ra (Blumberg, 1991).
Tất cả những gì trình bày trên đây về ng− dân đánh cá vùng đầm phá xem ra khớp
với cách tiếp cận văn hóa và lý thuyết xã hội hóa: cộng đồng ng− dân có nền tiểu văn hóa của
riêng họ, trong đó phân chia rạch ròi lĩnh vực hoạt động của mỗi giới, nh−ng thu nhập lại
tính chung, rồi coi trọng hoạt động của một giới hơn. Sự bất bình đẳng giới đ−ợc coi là bình
th−ờng, đ−ơng nhiên, là chuẩn mực, và phụ nữ bao thế hệ đ−ợc dạy nhập tâm chuẩn mực
này, nên họ chấp nhận nguyên trạng.
4. Tuy nhiên, bên cạnh những chuẩn mực đ−ợc phụ nữ ghi nhớ và thực thi, ta không
thể bỏ qua các yếu tố trong tổ chức và cơ cấu xã hội địa ph−ơng mà cách tiếp cận văn hóa
không tính tới, và chính những yếu tố này đã tác động rất nhiều đến địa vị phụ nữ.
Thứ nhất, trong khi nhiều nam giới biết đọc biết viết, ít nhiều đ−ợc học hành, thì đa
số (104 trong số 194 ng−ời) phụ nữ Trung Làng hoàn toàn mù chữ, những ng−ời còn lại học
rất ít. Quan điểm phổ biến ở đây, nh− một phụ nữ nói, là "con gái không cần phải học nhiều,
khi lớn lên cũng làm nghề với lấy chồng thôi". Thêm nữa, nhiều phụ nữ sống trên thuyền từ
khi còn nhỏ, cuộc sống nay đây mai đó khiến họ không thể đến tr−ờng. Sự thuỷ c− biến họ
thành ng−ời không những không có ruộng đất mà còn không nơi bám rễ. Do đó, ngoài những
tiếp xúc với ng−ời thân, nhiều phụ nữ thuỷ c− chỉ họa hoằn mới tiếp xúc với dân làng sống
trên bờ. Nhiều ng−ời ch−a bao giờ rời làng đi bất cứ đâu. Họ càng ít tiếp xúc với các nhà chức
Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.ac.vn
Mai Huy Bích & Lê Thị Kim Lan 53
trách, ít xuất hiện và phát biểu tr−ớc đám đông. Do đó họ thẹn thùng và xấu hổ, ngại phát
biểu ý kiến tr−ớc đám đông.
Vì mù chữ, nhiều phụ nữ không am hiểu nhiều điều. Họ phải phụ thuộc vào nam giới
để ý kiến của họ có ng−ời phát ngôn, để ng− cụ lớn và các ph−ơng tiện kỹ thuật có thể đ−ợc
mua và sử dụng. Trên đây chúng ta đã thử một cách lý giải vì sao phụ nữ giao phó chuyện
mua ng− cụ lớn cho chồng bằng cách viện dẫn ý muốn giảm nguy cơ thua thiệt; nh−ng
nguyên nhân sâu xa là phụ nữ không thạo máy móc. Nh− lời một phụ nữ, "đàn bà làm răng
biết máy mô tốt, giá mấy mà mua". Nói cách khác, ngay dù họ rất giỏi mặc cả, phụ nữ không
thể biết chắc rằng ng− cụ mà họ mua với giá phải chăng là có chất l−ợng tốt, hay lại rơi vào
cảnh "tiền nào của ấy", "của rẻ là của ôi".
Thứ hai, cách thức tổ chức cho vay của các ngân hàng đặt phụ nữ vào thế bất lợi. Do
nghèo, rất nhiều gia đình ng− dân cần vay vốn đầu t− sản xuất, nh−ng ít khi họ vay đ−ợc từ
các nguồn không chính thức nh− họ hàng, hàng xóm, bạn bè v.v. vì những nguồn này rất hạn
hẹp. Vay từ các nguồn chính thức thì vừa khó vừa phức tạp. Một phụ nữ thuỷ c− nói bà không
sao vay đ−ợc tiền từ quỹ của Hội phụ nữ vì họ sợ bà không đủ khả năng trả nợ, và bà chi Hội
tr−ởng xác nhận điều đó. Vay của Ngân hàng xóa đói giảm nghèo thì không tiện lợi. Ngân
hàng ở xa mà nhiều phụ nữ thậm chí không biết đi xe đạp, chỉ có thể cuốc bộ, thêm nữa thủ
tục r−ờm rà: phải làm đơn và ký vào các thứ giấy tờ khác nhau. Với những phụ nữ mù chữ,
nếu không ai giúp đỡ, các việc trên là bất khả thi. Vì vậy, họ phải phó thác mọi việc giao dịch
với ngân hàng cho chồng, những ng−ời vừa biết chữ vừa biết đi xe đạp, và họ không có cách
nào trực tiếp tiếp cận các nguồn lực tài chính để cải thiện cuộc sống, nâng cao địa vị.
Thứ ba, cách xác định chủ hộ của các nhà chức trách địa ph−ơng có lợi cho nam giới.
Trừ phụ nữ góa và độc thân, trong tất cả mọi tr−ờng hợp, nam giới đ−ợc đăng ký là chủ hộ.
Do đó, nam giới có nhiều khả năng tiếp cận các nguồn lực tự nhiên (ruộng đất, mặt n−ớc v.v.):
họ không chỉ là ng−ời đứng tên sở hữu, mà còn là ng−ời đ−ợc các nhà chức trách địa ph−ơng
gọi đi dự các cuộc đấu thầu sử dụng đất, n−ớc. Việc đó thực tế có nghĩa là buộc ng−ời phụ nữ
lệ thuộc chặt chẽ vào chồng trong mọi giao dịch liên quan đến đất và n−ớc, cũng nh− trong
việc mua bán, chuyển nh−ợng. Một phụ nữ cho biết, "khi ng−ời chồng không đồng ý, ng−ời vợ
đành phải chịu, có nói cũng bằng thừa".
Tóm lại, có hàng loạt những ràng buộc xuất phát từ nguyên tắc nòng cốt trong cơ cấu
xã hội địa ph−ơng và nhào nặn thực tiễn xã hội. Chúng là cái mà trong xã hội học gọi là
"những ràng buộc về cấu trúc" (structural constraints) và hạn chế rất nhiều sự lựa chọn của
phụ nữ. Những ràng buộc này không dễ thấy nếu ta áp dụng cách tiếp cận văn hóa khi
nghiên cứu quan hệ giới ở cộng đồng ng− dân Trung Làng.
Trong nghiên cứu của chúng tôi có qúa ít nam giới, càng thiếu tiếng nói của chồng các
phụ nữ đ−ợc phỏng vấn để giúp chúng ta thấy một bức tranh toàn diện hơn. Tuy vậy, có thể
tóm tắt rằng địa vị phụ nữ ng− dân bị quy định bởi nhiều nhân tố. Trong đánh cá biển, ng−
dân có những kiêng kỵ; sự nguy hiểm của việc đánh cá trên biển và điều kiêng kỵ đã ngăn
cản phụ nữ đánh cá và giữ họ trên bờ. Điều đó đã trở thành chuẩn mực, và nhiều thế hệ phụ
nữ đ−ợc dạy phải tuân thủ chuẩn mực này. Nh−ng điều kiêng kỵ bị bỏ qua và phụ nữ đ−ợc đi
biển đánh cá khi cần thiết, tức là khi thiếu lao động nam. Việc phá bỏ chuẩn mực đ−ợc chấp
nhận, và có sự phân công lao động mới. Tuy nhiên, khi không cần lao động nữ nữa, sự phân
công lao động mới không đ−ợc tiếp nối, nó không trở thành một chuẩn mực mới. Trái lại,
chuẩn mực cũ đ−ợc khôi phục, và phụ nữ bị đẩy trở về vai trò cũ. Nh− vậy tỉ lệ nam trong lực
Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn
Địa vị phụ nữ ng− dân ở một số làng đánh cá miền Trung 54
l−ợng đánh cá là một đặc điểm về cấu trúc vừa cho phép vừa ràng buộc phụ nữ. Đây là một
bằng chứng thực nghiệm xác nhận một luận điểm lý thuyết nổi tiếng trong xã hội học là phải
xét cấu trúc vừa nh− sự cho phép vừa nh− sự ràng buộc (Giddens, 1984).
Khác với vùng biển, ở vùng đầm phá vốn t−ơng đối an toàn hơn, không có điều kiêng
kỵ nào về sự tách biệt giới trong đánh cá. Bản thân việc có nhiều chuẩn mực và giá trị khác
nhau ở các cộng đồng đánh cá khác nhau, và việc các cộng đồng ng− dân khác với xã hội bên
ngoài đã chứng tỏ một điểm yếu nữa của cách tiếp cận văn hóa và xã hội hóa khi nghiên cứu
quan hệ giới của ng− dân. Có thể nói mỗi cộng đồng ng− dân thực thi một nền tiểu văn hóa
riêng của họ, nên khó lòng khái quát rằng ng− dân nói chung có một nền tiểu văn hóa thống
nhất. Trong khi đó ở định nghiã về văn hóa và xã hội hóa mà chúng tôi trích dẫn ở đầu bài
viết này, ng−ời ta coi là đ−ơng nhiên rằng chỉ có một xã hội để chúng ta xã hội hóa theo, và
ng− dân chỉ có một nền tiểu văn hóa so với nền văn hóa chung của toàn xã hội.
Tuy nhiên ngay dù ở nơi không kiêng kỵ, phụ nữ vẫn không thể chọn loại hình đánh
cá tùy ý muốn. Họ phải phụ thuộc vào nam giới vì riêng họ không đủ sức chống chọi với sóng
gió và sử dụng ng− cụ cơ khí. Trong khi qúa trình khai thác thuỷ sản bị phân hóa rõ rệt theo
giới, thì cống hiến kinh tế của phụ nữ cho thu nhập gia đình bị đánh đồng vào một với cả gia
đình, do đó bị xóa mờ. Bằng cách ấy, địa vị phụ nữ bị tách khỏi cống hiến kinh tế của họ và
hạ thấp. Trong khi đó, họ đ−ợc xã hội hóa để chấp nhận địa vị thấp kém của mình.
Cách tiếp cận văn hóa đã làm sáng tỏ nhiều điều, nh−ng nếu xét quan hệ giới chỉ d−ới
góc độ văn hóa và xã hội hóa, ta sẽ chỉ đi tìm những chuẩn mực hỗ trợ và tiếp nối nguyên
trạng này. Điều đó đúng, nh−ng ch−a đủ. Bằng chứng dẫn ra trên đây cho thấy ở cả hai
loại hình đánh cá, có những ràng buộc về cấu trúc gây bất lợi cho phụ nữ, và ta cần tính đến
chúng để bổ sung cho cách tiếp cận văn hóa.
Tài liệu tham khảo
1. Barfield, T. (ed.). 1997. The Dictionary of Anthropology. Oxford: Blackwell Publishers, Inc.
2. Blumberg, R.L. (ed.). 1991. Gender, Family and Economy. London: SAGE Publications.
3. Carsten, J. 1989. "Cooking money: gender and the symbolic transformation of means of exchange in
a Malay fishing community". In: Parry, J. & Bloch, M. (eds.). Money and the Morality of Exchange.
Cambridge: Cambridge University Press.
4. Giddens, A. 1984. The Constitution of Society. Cambridge: Polity Press.
5. Lê Ngọc Văn. 1999. "Phân công lao động theo giới trong gia đình ng− dân đánh bắt hải sản". Khoa
học về phụ nữ, N.1.
6. Lê Tiêu La và Lê Ngọc Hùng. 1998. "Vấn đề giới trong kinh tế hộ: tìm hiểu phân công lao động nam
nữ trong gia đình ng− dân ven biển miền Trung". Xã hội học, N.3.
7. Marshall, G. (ed.). 1994. The Concise Oxford Dictionary of Sociology. Oxford: Oxford University Press.
8. Pham Van Bich. 1999. The Vietnamese Family in Change. The Case of the Red River Delta. Surrey:
Curzon Press.
9. Scott, J. C. 1976. The Moral Economy of the Peasants. Rebellion and Subsistence in Southeast Asia.
New Haven: Yale University Press.
Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.ac.vn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- dia_vi_phu_nu_ngu_dan_o_mot_so_lang_danh_ca_mien_trung.pdf