Đóng góp 70% GDP bao gồm các ngành thương nghiệp, dịch vụ công cộng, tài chính ngân hàng Hai thành phố Sydney và Menbơn là hai trung tâm kinh tế lớn, là đầu não của các công ty hàng đầu đất nước, tập trung khối lượng lớn tiền vay và tiền gửi các ngân hàng, là trụ sở chính của các ngân hàng thương mại phát triển và các công ty quan trọng.
Du lịch đóng góp 5% GDP cũng là ngành quan trọng của đất nước, thu hút 40.000 lao động vì Ôxtrâylia có nhiều danh lam thắng cảnh thu hút khách du lịch: dải đá ngầm chắn ngang cảng tuần tra Sydney, đường đua thuyền Sydney – Hôbác, nhà hát ôpêra Sydney, viện bảo tàng nhà tù và hình phạt thời trung cổ ở Menbơn, vườn Bách Thảo hoàng gia Trong vài năm gần đây, số khách du lịch đến thăm Ôxtrâylia ngày càng tăng 1995 là 3,7 triệu lên 5 triệu người năm 2000 và 6 triệu năm 2002 với doanh thu từ 8,5 triệu USD năm 2002 lên 13 tỉ USD năm 2004, trong đó Nhật Bản chiếm 25%, các nước Châu Á khác 27%, Niu Dilân 16%, Hoa Kì 10,5%, Anh 8%.
Ngoại thương là động lực cho sự phát triển của nền kinh tế. Chính phủ cũng rất chú trọng và khuyến khích bằng nhiều biện pháp, chính sách khác nhau. Năm 1997 tổng kim ngạch xuất khẩu 63,1 tỉ USD và nhập khẩu 71,5 tỉ USD, năm 2001 xuất khẩu 63,4 tỉ USD, nhập 63,9 tỉ USD, năm 2004 xuất 86,4 tỉ USD, nhập khẩu 109 tỉ USD.
Xuất chủ yếu hàng chế biến, máy tính, thiết bị viễn thông, len, than đá, thịt bò, quặng sắt, lúa mì.
70 trang |
Chia sẻ: tuanhd28 | Lượt xem: 2583 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Địa lí các khu vực và các nước Châu Phi – Châu Mỹ - Châu Đại Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thế giới nhưng thu nhập quốc dân tính theo đầu người của Mỹ lại đứng sau một số nước như Thụy Sĩ, Nhật Bản, Lucxembua, Phần Lan, Nauy. Từ chỗ là chủ nợ lớn nhất thế giới sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai, Mỹ đã trở thành con nợ lớn nhất những năm 1980. Nợ nước ngoài năm 1986 là 236,5 tỉ USD. Ngược lại Nhật Bản đã trở thành chủ nợ lớn nhất thế giới ở mức 180,4 tỉ USD năm 1986.
Về cơ cấu kinh tế, các ngành nông, lâm, ngư nghiệp ngày càng giữ vị trí thứ yếu trong nền kinh tế Mỹ. Năm 1988, nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp gộp lại chỉ chiếm 4,2% thu nhập quốc dân, năm 1989 còn 2,3%, 1991 là 2%. Tuy vậy, nông nghiệp của Mỹ vẫn đứng hàng đầu thế giới về trình độ cơ giới hóa cao và việc áp dụng rộng rãi các thành tựu khoa học kĩ thuật về sinh học và giống.
Đến năm 1988, Mỹ vẫn chiếm phần chủ yếu trong thị trường thế giới về máy thông tin, máy tính cỡ lớn: Mỹ chiếm 65%, Nhật 26%, Tây Âu 9%, về máy tính cá nhân: Mỹ 64%, Nhật 26%, Tây Âu 12%. Tuy nhiên Mỹ đang bị Nhật Bản, các nước NICs cạnh tranh quyết liệt trong lĩnh vực này. Về tỉ lệ xuất khẩu các mặt hàng kĩ thuật cao như máy bay, hóa chất công nghiệp, hóa chất nông nghiệp, động cơ, thiết bị văn phòng, và vi tính Mỹ vẫn đứng đầu thế giới, tuy nhiên tỉ lệ này đã giảm sút, từ chỗ chiếm 27% thị trường thế giới năm 1970 xuống 21% năm 1986.
Tóm lại từ năm 1970 đến nay mặc dù vẫn đứng vị trí hàng đầu trong giới tư bản nhưng nền kinh tế Mỹ đang dần đi xuống. Về cơ cấu kinh tế, Mỹ gặp một số vấn đề khá nghiêm trọng như: khả năng cạnh tranh của các ngành chế tạo giảm đi, thâm hụt ngân sách, nợ nhà nước cũng như nợ nước ngoài ngày càng lớn đòi hỏi phải cố gắng giải quyết để kinh tế Mỹ lấy lại sức mạnh của mình.
Tình hình chính trị và chính sách đối ngoại
Sau khi Níchxơn buộc phải từ chức năm 1974, phó tổng thống Mỹ Genard Gord lên cầm quyền. Tháng 11/1976, Jimmy Carter thuộc Đảng Dân Chủ đã trúng cử. Nhưng chính sách đối ngoại củ G. Ford và J. Carter về căn bản vẫn chỉ là sự chuyển tiếp chính sách đối ngoại của Níchxơn.
Ronald Reagan lên cầm quyền năm 1980 trong bối cảnh Mỹ liên tiếp gặp phải những thất bại nặng nề: ở Việt Nam 1975, ở Iran 1979 và địa vị của Mỹ bị giảm sút ở nhiều khu vực trên thế giới. Để đối phó, Reagan ra sức thực hiện việc chạy đua vũ trang nhằm phá thế cân bằng chiến lược quân sự với Liên Xô. Tháng 11/1983, Reagan hạ lệnh đưa các tên lửa tầm trung đến đặt ở Tây Đức, Bỉ và Hà Lan và các nước Châu Âu khác. Ngày 23/3/1983 lại đề ra kế hoạch quân sự mang tên “Chiến tranh giữa các vì sao” (SDI) với chi phí 26 tỉ USD trong 5 năm. Ngoài ra còn tiến hành các chiến dịch xâm lược như ở Grênađa năm 1983, Libi năm 1986 và cung cấp vũ khí cho quân nổi loạn ở Apganixtan.
Có thể nói học thuyết Reagan là học thuyết chạy đua vũ trang, khôi phục lại vị trí đứng đầu quân sự trên toàn thế giới. Học thuyết này đã làm cho cuộc đối đầu Xô Mỹ càng thêm căng thẳng và tình hình thế giới ngày càng phức tạp.
Nhưng nửa sau những năm 80, từ khi Goocbachốp lên nắm quyền ở Liên Xô, quan hệ Xô Mỹ đã thực sự chuyển từ “ đối đầu” sang “đối thoại”, nhiều hiệp ước được kí kết trong đó quan trọng nhất là kí kết thủ tiêu tên lửa tầm trung ở Châu Âu năm 1987 (INF, chiếm khoảng 3% kho vũ khí hạt nhân của mỗi nước). Năm 1988, Busơ trúng cử tổng thống, cuối năm 1989, tại cuộc gặp không chính thức giữa Busơ và Goocbachôp trên đảo Manta, Mỹ và Liên Xô đã chính thức tuyên bố chấm dứt “Cuộc chiến tranh lạnh” kéo dài trên 40 năm giữa hai nước này.
ựa chọn cơ bản khác cho việc sử dụng một lượng tài trợ của Mỹ là lấy chúng từ ngay nước Đức. Năm 1944, ý tưởng này được biết đến với tên gọi Kế hoạch Morgenthau, theo tên Bộ trưởng Tài chính Mỹ là Henry Morgenthau, Jr. Kế hoạch đó sẽ trích một lượng bồi thường chiến phí khổng lồ từ nước Đức để tái xây dựng các quốc gia đã bị Đức tấn công tàn phá, và cũng là để ngăn nước Đức không bao giờ có thể vươn dậy được. Một kế hoạch gần như thế là Kế hoạch Monnet của một viên chức Pháp tên Jean Monnet, kế hoạch này đề nghị dành cho Pháp quyền kiểm soát vùng công nghiệp than đá của Đức là Ruhr và Saar để sử dụng các nguồn tài nguyên cho việc nâng sản lượng công nghiệp của Pháp lên mức 150% trước chiến tranh. Năm 1946, các quốc gia Đồng Minh tham gia chiếm đóng Đức đã đồng ý đặt ra các hạn mức nghiêm ngặt về việc bao giờ có thể cho phép nước Đức tái công nghiệp hóa. Định mức cũng được đặt ra về việc bao nhiêu sắt thép và than đá Đức được phép sản xuất. Kế hoạch công nghiệp đầu tiên của Đức, được gọi là "thỏa thuận mức công nghiệp", được ký kết đầu năm 1946, theo đó ngành công nghiệp nặng của Đức phải giảm xuống mức 50% của năm 1938 bằng cách phá hủy 1.500 nhà máy[22]. Những vấn đề hiển hiện trong kế hoạch này trở nên rõ ràng vào cuối năm 1946 và thỏa thuận này phải được sửa lại mấy lần, lần cuối cùng là vào năm 1949. Việc phá bỏ các nhà máy của Đức tuy vậy tiếp tục diễn ra cho tới tận năm 1950. Nước Đức từ lâu đã là nhà công nghiệp khổng lồ của châu Âu nên sự khốn khó của họ kéo lùi lại sự phục hồi của châu Âu nói chung. Sự thiếu thốn trầm trọng ở Đức cũng làm cho việc chiếm đóng Đức trở nên hết sức tốn kém, vì quân đội Đồng Minh chiếm đóng Đức phải tự xoay xở lấy phần lớn những vật tư cần thiết. Các yếu tố đó, cộng với sự lên án rộng khắp của công luận sau khi các kế hoạch này bị để lộ cho báo chí, khiến người ta trên thực tế phải bác bỏ Kế hoạch Monnet và Kế hoạch Morgenthau. Tuy nhiên một số ý tưởng của họ phần nào vẫn có đất sống trong chỉ thị JSC 1067 (Joint Chiefs of Staff Directive 1067), kế hoạch này trên thực tế là phần cơ bản chính sách chiếm đóng của Mỹ cho tới tháng 7 năm 1947. Các trung tâm công nghiệp mỏ như Saar và Silesia bị tách khỏi nước Đức, một số ngành công nghiệp dân sự bị phá bỏ để kìm hãm sản lượng, khu công nghiệp Ruhr cũng đứng trước nguy cơ bị tách rời vào cuối năm 1947. Tuy nhiên tới tháng 4 năm 1947, Truman, Marshall và thứ trưởng ngoại giao Mỹ Dean Acheson cuối cũng cũng bị thuyết phục rằng cần phải sử dụng một nguồn viện trợ lớn từ chính nước Mỹ.
Ý tưởng về một kế hoạch tái thiết là một sản phẩm của sự dịch chuyển tư tưởng đã bắt đầu xảy ra ở nước Mỹ từ cuộc Đại suy thoái. Cuộc khủng hoảng kinh tế trong thập niên 1930 khiến cho rất nhiều người tin rằng nền kinh tế thị trường tự do mà không được kìm hãm sẽ không thể nào đảm bảo cho sự phồn thịnh kinh tế. Nhiều người đã góp công sức cho việc thiết lập ra Chính sách kinh tế mới (New Deal) để phục hồi nền kinh tế Hoa Kỳ, giờ đây muốn áp dụng bài học này cho châu Âu. Cùng thời gian đó, cuộc Đại suy thoái cũng cho thấy nguy cơ đến từ hàng rào thuế quan và chính sách bảo hộ, tạo nên một niềm tin mạnh mẽ vào sự cần thiết phải có tự do mậu dịch và thống nhất nền kinh tế châu Âu[23]. Không hài lòng với những hậu quả từ Kế hoạch Morgenthau, ngày 18 tháng 3 năm 1947, cựu Tổng thống Mỹ Hoover tuyên bố: "Người ta có ảo tưởng là một nước Đức mới sau sự sáp nhập có thể bị biến thành một 'quốc gia an bình'. Việc này là bất khả thi trừ trường hợp người ta hủy diệt hay cưỡng bức 25 triệu người rời nước Đức"[24]. Chính sách áp dụng cho nước Đức thay đổi nhanh chóng chỉ vài tháng sau đó và Kế hoạch Morgenthau hoàn toàn bị đảo ngược.
gay từ khi còn thực hiện cuộc Chiến tranh lạnh, đối đầu về quân sự, chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch của chủ nghĩa xã hội đã sử dụng các biện pháp “diễn biến hòa bình” hỗ trợ cho phương thức vũ trang chống các nước xã hội chủ nghĩa. Điều đó không phải do chúng ta gán ghép hay suy diễn mà thể hiện rõ trong các âm mưu chiến lược của chủ nghĩa đế quốc từ những năm 50 của thế kỷ XX. Chiến lược “phản ứng linh hoạt” với chính sách “mũi tên và cành ô liu” những năm 60, chiến lược “răn đe thực tế” với chính sách “cây gậy và củ cà rốt” những năm 70 của chủ nghĩa đế quốc, đã được triển khai liên tục, ráo riết chống các nước xã hội chủ nghĩa. Tư tưởng hòa bình chủ nghĩa, mất cảnh giác với chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch xuất hiện khá phổ biến ở các nước Đông Âu và Liên Xô thời kỳ này đã lấn át tư tưởng, ý chí cách mạng, quan điểm đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp, từ đó, ảnh hưởng của chủ nghĩa tư bản ngày càng mở rộng trong lòng các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu.
Bước vào những năm 80 của thế kỷ XX, chủ nghĩa tư bản, sau những năm điều chỉnh, đã đạt được sự ổn định và có bước phát triển. Trong khi đó, do sai lầm kéo dài về nhiều phương diện, nhiều nước xã hội chủ nghĩa bắt đầu lâm vào khủng hoảng, và khi thực hiện đường lối cải cách, cải tổ sai lầm, càng dẫn tới khủng hoảng trầm trọng hơn. Lợi dụng cơ hội này, chủ nghĩa đế quốc hoàn thiện chiến lược “diễn biến hòa bình”, coi đó là chiến lược cơ bản để giành thắng lợi cuối cùng, xóa bỏ chủ nghĩa xã hội. Đến năm 1989, 1990, khi nội tình các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu và Liên Xô đã bộc lộ toàn diện sự khủng hoảng trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội, chủ nghĩa đế quốc đã dùng các thủ đoạn “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ đánh đòn quyết định làm sụp đổ chủ nghĩa xã hội ở các nước này.
Về bản chất, so với các chiến lược và mục tiêu trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, chiến lược “diễn biến hòa bình” nhằm chống đến cùng chủ nghĩa xã hội là không thay đổi. Trong tình hình và thời cơ mới, chiến lược này chỉ thay đổi phương thức và thủ đoạn, đó là “chiến thắng không cần chiến tranh”, “không đánh mà thắng” hoặc “một cuộc cách mạng nhung”, “cách mạng sắc màu”, có nghĩa là, về bản chất sâu xa, họ vẫn tiến hành một cuộc chiến tranh, nhưng như họ đã từng tuyên bố, đó là “một cuộc chiến tranh không có khói súng”. Điều đó có nghĩa là mục đích cuối cùng của chiến lược “diễn biến hòa bình” là xóa bỏ các nước xã hội chủ nghĩa. Để đạt được điều đó, chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch xác định các mục tiêu cơ bản sau:
Một là, xóa bỏ chủ nghĩa Mác - Lê-nin để thay thế bằng hệ tư tưởng tư sản trong các nước xã hội chủ nghĩa. Các nhà lý luận của chiến lược “diễn biến hòa bình” cho rằng, tư tưởng là lĩnh vực có tầm quan trọng hàng đầu, vì vậy, mục tiêu phải đạt tới là tước bỏ vũ khí tư tưởng của đối phương và coi đó là khâu đột phá của chiến lược “diễn biến hòa bình”.
Hai là, xóa bỏ sự lãnh đạo của đảng cộng sản, thực hiện đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập trong các nước xã hội chủ nghĩa. Luận điệu được sử dụng thường xuyên là đảng cộng sản độc quyền lãnh đạo là “độc tài”, là “bóp nghẹt dân chủ”, vì thế phải thay thế bằng chế độ chính trị đa đảng! Từ đó, tìm mọi cách nhen nhóm các lực lượng phản động chống đối, cơ hội chính trị trong các nước xã hội chủ nghĩa.
Ba là, gây mất ổn định về chính trị trong các nước xã hội chủ nghĩa. Thủ đoạn thường xuyên được sử dụng là lợi dụng, kích động những vấn đề “dân chủ”, “nhân quyền”, “dân tộc”, “tôn giáo” để gây mâu thuẫn nội bộ, phá vỡ sự đồng thuận xã hội và khi có thời cơ lôi kéo một bộ phận quần chúng vào các cuộc bạo loạn chính trị. Các thế lực thù địch bỏ ra nhiều công sức và cả tiền bạc để lôi kéo, tập hợp “những người bất đồng chính kiến”, thực chất là những phần tử chống chủ nghĩa xã hội, phủ nhận sự lãnh đạo của đảng cộng sản, dùng họ làm “cơ sở”, “nội ứng” cho việc thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình”.
Câu hỏi thảo luận
Sức mạnh nền kinh tế Hoa Kì thể hiện ở những ngành nào, giải thích tại sao?
Chứng minh rằng Hoa Kì là đất nước của người nhập cư?
Vai trò của người nhập cư với nền kinh tế Hoa Kỳ?
Những nguyên nhân nào làm nên cường quốc Hoa Kì trên thế giới?
Giải thích sự hình thành vành đai Mặt Trời ở Hoa Kì?
Tệ phân biệt chủng tộc ở Hoa Kì bắt nguồn từ đâu? Tại sao ở phía Nam, sự phân biệt màu da lại nặng nề nhất?
Giải thích tại sao giao thông vận tải là cơ sở hạ tầng quan trọng trong nền kinh tế Hoa Kì?
Người ta cho rằng: Muốn đánh giá trình độ phát triển kinh tế của một quốc gia, có thể căn cứ vào tình hình phát triển của khu vực dịch vụ. Điều đó đúng không? Hãy giải thích và cho ví dụ thông qua nền kinh tế Hoa Kì?
Chứng minh sự thay đổi trong cơ cấu ngành và lãnh thổ của Hoa Kì thông qua các vùng kinh tế?
Tại sao gần đây Hoa Kì luôn luôn nhập siêu? Điều đó có mâu thuẫn gì với nền kinh tế hàng đầu thế giới?
2.3.2.Cộng hòa Liên bang Braxin
Diện tích: 8,54 triệu km2
Dân số: 193 triệu người (2011)
Thủ đô: Brazila
GDP: 2.476 triệu USD (2012)
2.3.2.1.Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên:
Là một quốc gia thuộc khu vực Nam Mỹ, Braxin là quốc gia có diện tích rộng thứ 5 thế giới và dân số cũng đứng hàng thứ 5 thế giới. Nước này tiếp giáp với 11 quốc gia và vùng lãnh thổ Nam Mỹ: giáp với Venezuela, Guyana, Suriname và Guyane thuộc Pháp về phía bắc, Colombia về phía tây bắc, Bolivia và Peru về phía tây, Argentina và Paraguay về phía tây nam và Uruguay về phía nam. Phía đông Braxin là một đường bờ biển dài tiếp giáp với Đại Tây Dương.
Phần lớn diện tích Braxin nằm giữa đường xích đạo và chí tuyến nam nên có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm. Đó là điều kiện hình thành nên một hệ động thực vật rất phong phú tại Braxin. Dân cư Braxin tập trung chủ yếu ở những vùng duyên hải và những vùng đô thị lớn trong nội địa.
Braxin là một quốc gia rộng lớn. Tổng diện tích của nước này là 8.511.965 km², chiếm tới một nửa diện tích lục địa Nam Mỹ. Lãnh thổ Braxin tiếp giáp với các quốc gia và vùng lãnh thổ là Argentina, Bolivia, Colombia, Guiana thuộc Pháp, Guyana, Paraguay, Peru, Suriname, Uruguay và Venezuela. Braxin có quốc gia có diện tích lớn thứ năm trên thế giới, chỉ đứng sau Nga, Canada, Mỹ và Trung Quốc. Lãnh thổ nước này trải dài trên 4 múi giờ khác nhau. Braxin còn có một đường bờ biển dài 7367 km tiếp giáp với Đại Tây Dương.
Về địa hình, Braxin là một trong những nước có nhiều hệ thống sông lớn nhất trên thế giới. Nước này có tổng cộng 8 bồn địa lớn, nước của các con sông đi qua các bồn địa này để thoát ra Đại Tây Dương. Sông Amazon là con sông lớn nhất thế giới tính theo dung lượng nước và đồng thời là con sông dài thứ hai trên thế giới. Lưu vực sông Amazon rộng lớn và màu mỡ đã tạo điều kiện cho những cánh rừng mưa nhiệt đới hùng vĩ phát triển cùng với một hệ thống sinh vật phong phú. Ngoài ra còn phải kể đến hệ thống sông Parana và phụ lưu của nó, sông Iguacu, nơi có thác nước Iguacu nổi tiếng. Bên cạnh đó còn có các sông Negro, Sao Francisco, Xingu, Madeira và Tapajos. Một số hòn đảo và đảo san hô trên Đại Tây Dương cũng thuộc chủ quyền của Braxin.
Địa hình của Braxin phân bố rất đa dạng và phức tạp. Tuy nhiên nhìn chung ta có thể chia địa hình của Braxin ra làm hai vùng chính. Phần lớn lãnh thổ ở phía bắc của Braxin là những vùng đất thấp được che phủ bởi rừng Amazon. Trong khi đó, phía nam của nước này có địa hình chủ yếu lại là đồi và những vùng núi thấp. Vùng bờ biển giáp Đại Tây Dương có nhiều dãy núi cao, có độ cao so với mặt nước biển là 2900 m. Đỉnh núi cao nhất Braxin là đỉnh Pico da Neblina, cao 3.014 m thuộc cao nguyên Guiana.
Phần lớn diện tích Braxin nằm trong khoảng từ xích đạo cho đến đường chí tuyến nam. Mặc dù 90% lãnh thổ Braxin nằm trong vùng nhiệt đới nhưng giữa vùng này với vùng khác trên đất nước vẫn có những sự khác biệt khá lớn về khí hậu. Từ bắc xuống nam, khí hậu Braxin chuyển dần từ khí hậu nhiệt đới (giữa chí tuyến nam và xích đạo) cho đến khí hậu cận nhiệt tương đối ôn hòa (nằm dưới chí tuyến nam). Braxin có tổng cộng năm dạng khí hậu khác nhau: xích đạo, nhiệt đới, nhiệt đới khô, núi cao và cận nhiệt đới.
Nhiệt độ trung bình năm quanh đường xích đạo khá cao, trung bình đạt khoảng 25 °C. Tuy nhiên trong những ngày nóng bức nhất của mùa hạ, nhiệt độ tại một số vùng của Braxin có thể lên tới 40 °C. Miền nam Braxin có khí hậu tương đối cận nhiệt đới và có thể có sương giá về mùa đông. Tuyết rơi có thể xảy ra ở những vùng núi cao như Rio Grande do Sul hay Santa Catarina. Lượng mưa tại Braxin nhìn chung tương đối cao, khoảng 1000 đến 1500 mm mỗi năm. Mưa tập trung nhiều hơn tại vùng lòng chảo Amazon nóng ẩm ở phía bắc, nơi lượng mưa có thể lên đến 2000 mm mỗi năm hoặc thậm chí cao hơn. Tuy có một lượng mưa hàng năm lớn như vậy song khu vực này cũng có mùa khô, kéo dài từ 3 tháng đến 5 tháng tùy theo vĩ độ.
Do nằm tại Nam bán cầu nên thời gian các mùa trong năm tại Braxin ngược lại so với các nước Bắc bán cầu. Mùa hạ ở đây kéo dài từ tháng 12 đến tháng 4, còn mùa đông lại nằm trong khoảng từ tháng 5 đến tháng 11. Trên thực tế, ở những vùng nằm gần xích đạo, sự chênh lệch về mùa gần như không đáng kể với khí hậu nóng ẩm quanh năm, trong khi những vùng có khí hậu nhiệt đới thường chỉ có mùa mưa và mùa khô. Tại vùng có khí hậu cận nhiệt ở phía nam, thời tiết chia ra đủ 4 mùa xuân, hạ, thu, đông. Braxin cũng thường phải hứng chịu những trận bão lớn từ Đại Tây Dương đổ vào.
Braxin là quốc gia có độ đa dạng sinh học cao nhất trên thế giới, hơn hẳn so với mọi quốc gia khác. Nước này có số lượng động vật có vú nhiều nhất trên thế giới, đứng thứ nhì về tổng số các loài lưỡng cư và bướm, thứ ba thế giới về các loài chim và thứ năm thế giới về các loại bò sát. Rừng nhiệt đới Amazon là ngôi nhà của nhiều loài thực vật và động vật độc đáo tại Braxin.
Về thực vật, ở Braxin người ta đã phát hiện được hơn 55.000 loài, xếp thứ nhất trên thế giới và 30% trong số đó là những loài thực vật đặc hữu của Braxin. Khu vực Rừng Đại Tây Dương là nơi tập trung rất nhiều các loài thực vật khác nhau, bao gồm các loài nhiệt đới, cận nhiệt đới và rừng ngập mặn. Vùng Pantanal là một vùng đất ẩm và là nhà của khoảng 3500 loài thực vật trong khi Cerrado là một trong những vùng savan đa dạng nhất trên thế giới. Về động vật, Braxin nổi tiếng với các loài báo jaguar, báo sư tử, thú ăn kiến, cá piranha, loài trăn khổng lồ anaconda... và rất nhiều các loài linh trưởng, chim và côn trùng khác chỉ có tại đất nước này.
2.3.2.2. Đặc điểm dân cư xã hội
Thành phần dân cư ở Braxin rất phức tạp: chủng tộc Ơrôpêôit chiếm 55%, chủng tộc Nêgrôit 6%, người lai 38% và các chủng tộc khác 1%. Miền nam Brasil với đa số dân là con cháu người Âu còn ở phía Đông nam và trung tây Brasil số lượng người da trắng tương đương người Phi và những người Brasil đa chủng khác. Đông bắc Brasil có đa số dân là con cháu người Bồ Đào Nha và Châu Phi, trong khi miền bắc Brasil có số lượng hậu duệ người da đỏ Châu Mỹ lớn nhất nước.Tuy vậy cộng đồng dân cư có sự hòa hợp cao, sử dụng ngôn ngữ chính là tiếng Bồ Đào Nha và tôn giáo chính là đạo Kitô.
Phân bố chủng tộc ở Brasil (2006)
Người da trắng
49,7%
Người lai
42,6%
Người da đen
6,9%
Người da vàng
0,5%
Thổ dân Brasil
0,3%
Tỉ lệ dân thành thị cao 81% (năm 2005) gấp 1,7 lần trung bình của thế giới.
Năm
1998
2001
2003
2005
Số dân (triệu người)
165,8
174,0
178,5
184,2
Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên (%)
1,2
1,5
1,15
1,4
Bảng: Số dân và tỉ suất tăng dân số tự nhiên [[] Địa lí 11 nâng cao, NXB Giáo dục, 2006
]
2.3.2.3. Đặc điểm nền kinh tế
Theo Quỹ tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Thế giới, Braxin là nền kinh tế lớn thứ chín thế giới theo sức mua tương đương. Braxin có nền kinh tế đa dạng ở mức thu nhập trung bình với mức độ phát triển rất khác nhau. Đa số các ngành công nghiệp lớn nằm ở phía Nam và phía Đông Nam. Đông Bắc là vùng nghèo nhất Braxin, nhưng hiện đang thu hút được nhiều đầu tư nước ngoài.
Sở hữu nền nông nghiệp, khai mỏ, gia công và lĩnh vực dịch vụ lớn ở mức độ phát triển cao, cũng như một lực lượng lao động dồi dào, GDP (theo sức mua tương đương) của Braxin vượt xa nhiều quốc gia Mỹ Latinh khác, và là nền kinh tế chủ chốt của khối Mercosur. Braxin hiện nay đã mở rộng sự hiện diện của mình trong nền kinh tế thế giới. Các sản phẩm xuất khẩu chính gồm máy bay, cà phê, xe cộ, đậu nành, quặng sắt, nước cam, thép, dệt may, giày dép và thiết bị điện tử.
a/ Nông nghiệp
Nền nông nghiệp Braxin đạt trình độ phát triển khá cao. Các cây lương thực chính là cây ngô, lúa, sắn. Ngành trồng cây công nghiệp xuất khẩu đóng vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế: cà phê đứng đầu thế giới về chất lượng và sản lượng, hồ tiêu, ca cao, đậu tương, mía. Chăn nuôi gia súc (trâu, bò, lợn) phát triển nhất Nam Mĩ.
Braxin chiếm 31,5% sản lượng cà phê và 31% sản lượng mía đường của thế giới (năm 2004)
Năm
1990
1995
2000
2001
2002
2004
Cà phê
1465
930
1904
1820
2650
2454
Mía
262674
303699
327704
345942
363721
411010
Bảng Sản lượng cà phê và mía của Braxin. Đơn vị nghìn tấn [[] Địa lí 11 nâng cao, NXB Giáo dục, 2006
]
Nông sản
Xếp hạng trên thế giới
Năm 2001
Năm 2004
Cà phê
1
1
Hồ tiêu
3
2
Cao su
12
10
Bảng Xếp hạng sản lượng một số nông sản
Sản phẩm
Xếp hạng trên thế giới
Cà phê
1
Nước cam
1
Đỗ tương
2
Đường
2
Bảng Một số sản phẩm xuất khẩu của Braxin năm 2003
Trâu (nghìn con)
Bò (nghìn con)
Lợn (nghìn con)
Cá khai thác (nghìn tấn – 2003)
Nam Mĩ
1201
326183
54322
12757,1
Braxin
1201
192000
33000
808,9
Bảng Số lượng trâu, bò, lợn và sản lượng cá khai thác của Nam Mĩ và Braxin – năm 2004
Năm
1995
2000
2001
2002
2003
2004
Tỉ trọng
14
7,3
6,2
5,8
5,8
5,1
Bảng Tỉ trọng của nông, lâm nghiệp và thủy sản trong GDP (tính theo giá thực tế) Đơn vị %
Trong sản xuất nông nghiệp, có hai khu vực khác nhau rõ rệt:
+ Khu vực sản xuất lương thực thực phẩm cho nhu cầu trong nước: diện tích nhỏ hẹp, đất đai cằn cỗi, kĩ thuật lạc hậu, sản phẩm chủ yếu là ngô, lúa, sắn, đậu.
+ Khu vực đồn điền thuộc sở hữu tư nhân, các công ti tư bản nước ngoài: diện tích rộng, đất tốt, đầu tư kỹ thuật cao, trồng cây công nghiệp xuất khẩu như mía, cà phê, ca cao, đỗ tương, cao su.
50% diện tích nằm trong tay 1% địa chủ, trong khi 67% chủ đất khác chỉ có 6% đất đai. Gần 11 triệu nông dân không có đất, hoặc nếu có thì diện tích nhỏ không đủ nuôi sống gia đình. Nhiều nông dân phải bỏ quê hương đi làm thuê ở các trang trại: nhiều người di cư vào thành phố kiếm việc làm hoặc đi làm thuê ở các mỏ vàng độc hại.
Braxin có lĩnh vực công nghiệp phát triển nhất Mỹ Latinh. Chiếm 1/3 GDP, các ngành công nghiệp đa dạng của Braxin từ sản xuất ô tô, thép, hóa dầu tới máy tính, máy bay và các sản phẩm tiêu dùng. Với nền kinh tế phát triển ổn định nhờ Kế hoạch Real, các công ty Braxin và các công ty đa quốc gia đầu tư mạnh vào công nghệ và thiết bị mới, một phần lớn trong số đó được nhập khẩu từ các công ty Bắc Mỹ.
Năm
Khu vực 1
Khu vực 2
Khu vực 3
1995
14
37
49
2000
7,3
28
64,7
2002
5,8
20,6
73,6
2004
5,1
17,2
77,7
Bảng Cơ cấu GDP giai đoạn 1995 – 2004 (đơn vị %)
Braxin cũng sở hữu một nền công nghiệp dịch vụ đa dạng và có chất lượng cao. Những năm đầu thập niên 1990, lĩnh vực ngân hàng chiếm tới 16% GDP. Dù trải qua một quá trình tái cơ cấu rộng lớn, công nghiệp dịch vụ tài chính nước này đã cung cấp tiền vốn cho nhiều công ty trong nước sản xuất ra các loại hàng hóa phong phú, lôi cuốn nhiều nhà đầu tư nước ngoài mới, kể cả các công ty tài chính lớn của Mỹ. Theo bản báo cáo mới của Ngân hàng Thế giới, mức độ thuận lợi trong kinh doanh tại các thành phố nước này rất khác nhau.
Các vấn đề đối mặt
Dù nền kinh tế Braxin có vai trò và tầm quan trọng lớn trong khu vực, những vấn đề đang ngày càng phát triển như tham nhũng, nghèo đói và mù chữ vẫn là những cản trở lớn cho sự phát triển.
Nền kinh tế của Braxin vẫn đang phải đối đầu với những vấn đề lớn và cần những cải cách quan trọng được đưa ra. So với những nước đang phát triển khác, những vấn đề nghiêm trọng là cơ sở hạ tầng yếu kém, thu nhập phân bố không đều, chất lượng dịch vụ công thấp, tham nhũng, những xung đột xã hội và tình trạng quan liêu của chính phủ vẫn tồn tại và đe dọa sự tăng trưởng kinh tế.
Nợ công trong nước đã đạt tới kỷ lục từ trước tới nay và chi tiêu công cũng tăng thêm. Các loại thuế đã chiếm một phần lớn thu nhập quốc gia và là một gánh nặng với mọi tầng lớp xã hội, làm giảm các cơ hội đầu tư. Hơn nữa, việc thành lập doanh nghiệp cũng phải gánh chịu chi phí giấy tờ cao và các thủ tục hành chính phức tạp. Tổng các khoản nợ năm 1990 bằng 25%, vào năm 2000 sẽ tăng lên gần 40% và năm 2003 bằng 46,5% GDP, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế xã hội.
Mức tăng trưởng kinh tế hiện nay của Braxin thấp hơn các nước Mỹ Latinh khác và hai cường quốc mới nổi Ấn Độ, Trung Quốc. Braxin đã tụt 11 bậc trong bảng Chỉ số Tăng trưởng Cạnh tranh của Diễn đàn Kinh tế Thế giới trong giai đoạn 2003 – 2005.
Thu nhập người dân Braxin có sự chênh lệch rất lớn. 10% những người giàu nhất chiếm gần 50% GDP, 10% người nghèo nhất chỉ chiếm 0,5% GDP.
Đô thị hóa tự phát, không gắn với công nghiệp đã làm trầm trọng thêm các vấn đề xã hội và môi trường đô thị (tỉ lệ thất nghiệp năm 1995 là 6,1%, 2001 là 9,4%, bên cạnh các tòa nhà cao tầng là các khu nhà ổ chuột của người dân nghèo,)
Ngoài ra, các vùng trong nước có sự khác biệt rất lớn. Vùng Đông Nam tập trung trên 43,5% dân số và chiếm trên 63% tổng thu nhập quốc dân, trong khi các vùng Trung Tây và Bắc chỉ có khoảng 13% dân số chiếm khoảng 9% tổng thu nhập quốc dân.
Câu hỏi ôn tập
Giải thích sự phân bố dân cư không đều ở Brazil?
Sự phân bố dân cư không đều ảnh hưởng như thế nào đến kinh tế xã hội Brazil?
Tại sao cộng đồng dân cư tập trung ở Brazil tuy phức tạp nhưng lại có tính đồng nhất?
Chứng minh nền kinh tế Brazil thể hiện đầy đủ đặc điểm của nước công nghiệp NIC ở Châu Mỹ Latinh?
Chứng minh sản phẩm nông nghiệp Brazil là kết quả của nền khí hậu đa dạng?
Tìm hiểu giá trị kinh tế các con sông ở Brazil mang lại cho đất nước này?
Chứng minh giao thông vận tải của Brazil có sự phân hóa phù hợp với đặc điểm tự nhiên và điều kiện kinh tế xã hội?
Trong những khó khăn mà Brazil đang phải đối mặt, những vấn đề nào anh chị cho là quan trọng nhất?
Chương 3: Địa lí khu vực và các nước Châu Đại Dương
3.1. Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên
Các lãnh thổ nằm ở phía Đông Ấn Độ Dương, vùng Trung tâm và Tây Nam Thái Bình Dương được phân biệt thành hai đơn vị là lục địa Ôxtrâylia và các đảo Châu Đại Dương.
Tên gọi Châu Đại Dương xuất hiện vào khoảng nửa đầu XIX chỉ toàn bộ vùng đảo nằm ở vùng trung tâm và phía Tây Nam Thái Bình Dương. Số lượng đảo rất lớn, nhưng hầu hết là đảo nhỏ, tổng diện tích các đảo chỉ khoảng 1.260.000 km2, bằng 1/50 diện tích phần đại dương thuộc phạm vi khu vực phân bố các đảo. Do đặc điểm đó nên vùng đảo này có tên gọi Châu Đại Dương.
Tên gọi lục địa Ôxtrâylia bắt nguồn từ sự tiên đoán của các nhà địa lí học cổ đại cho rằng có một lục địa nằm ở phía nam Ấn Độ Dương, gọi là “Terra Autralia” (Đất Phương Nam) có ghi trên bản đồ thế giới của Ptôlemê vào thế kỉ II trước Công nguyên.
Gần đây, các tài liệu của Liên Hợp Quốc khi phân biệt các châu lục đều gộp lại thành một gọi chung là Châu Đại Dương. Châu lục này gồm 5 thành phần sau đây:
Lục địa Ôxtrâylia là bộ phận đất đai rộng lớn nhất, diện tích rộng 7.668.808 km2. Hình dạng nhỏ bé, bờ biển ít bị chia cắt nên có dạng hình tấm rõ rệt. Dài hơn 3000 km và rộng khoảng 4000 km.
Mêlanêdi (theo tiếng Hy Lạp là các đảo của người da đen) là nhóm đảo nằm ở phía Bắc và Đông Bắc lục địa Ôxtrâylia, gồm các đảo và quần đảo chính như Niu Ghinê (lớn nhất), Bixmac, Xôlomôn,v.v. Diện tích chung rộng khoảng 980.000 km2.
Micrônêdi (khu vực các đảo nhỏ) là nhóm đảo nằm phía Tây Thái Bình Dương như Marian, Carôlin, Macsan, v. v, diện tích chung là 3420 km2, phần lớn là các đảo có nguồn gốc san hô, còn một số là đảo núi lửa
Pôlinêdi (khu vực nhiều đảo) nằm ở trung tâm Thái Bình Dương, là khu vực có nhiều đảo nhất tập hợp thành các nhóm đảo và quần đảo như Haoai, Tônga, Cúc, Xamoa, Tuamôtu, Tahiti hay quần đảo Xã Hội,v.v, diện tích chung là 26.000 km2.
Niu Dilân là nhóm đảo nằm ở phía Tây Nam Thái Bình Dương, có hai đảo lớn là đảo Bắc và đảo Nam, diện tích rộng gần 270.000 km2.
Địa hình bề mặt lục địa Ôxtrâylia ít bị chia cắt. Khoảng 95% lãnh thổ là đồng bằng, sơn nguyên rộng và tương đối bằng phẳng, nằm trên độ cao trung bình 300 -350m. Địa hình núi chỉ chiếm 5% diện tích lục địa, núi cao trên 2000m chỉ chiếm 0,8%. Độ cao trung bình của toàn lục địa là 350m trên mực nước biển. Địa hình chia thành ba kiểu hình thái khác nhau:
+ Sơn nguyên Tây Ôxtrâylia hình thành trên nền đá kết tinh bị san bằng lâu dài. Phần lớn nằm trong đới khí hậu nhiệt đới khô hạn nên phát triển các hoang mạc đá, cát. Đáng chú ý có hoang mạc cát Lớn, hoang mạc đá Gipxơn, hoang mạc cát sỏi Vichtoria. Phía Bắc là các cao nguyên tương đối rộng Kimbơcli, Achem, Backli.
+ Đồng bằng trung tâm hình thành trên máng nền lớn, được bồi trầm tích dày với ba đồng bằng: ven biển vịnh Capentaria, đồng bằng lưu vực hồ Âyrơ, đồng bằng lưu vực sông Mơrây – Đaclinh.
+ Miền núi phía Đông có tên là dãy Đông Ôxtrâylia hay dãy Đường Phân Thủy lớn. Các núi có độ cao trung bình từ 800 – 1000m, có sườn Đông dốc, sườn Tây thoải. Núi Côtxiuxcơ cao nhất nằm ở Đông Nam lục địa đạt 2234m.
Địa hình các vùng đảo Mêlanêdi và Niu Dilân hình thành trong đới uốn nếp Tân Sinh nên núi rất cao và trẻ, có hoạt động núi lửa mạnh. Trên đảo Niu Ghinê có núi cao tới 5030m.
Vùng đảo Micrônêdi và Pôlinêdi có hai dạng địa hình chính là các đảo núi lửa cao, quan trọng nhất là quần đảo Haoai, núi cao nhất đạt 4170m.
Các đảo san hô thường là đảo thấp, trong đó độc đáo nhất là dạng đảo vành khăn.
Lục địa Ôxtrâylia có khoáng sản khá phong phú. Các loại có trữ lượng lớn là vàng, sắt, than đá và uran. Vàng tập trung nhiều ở phía Tây Nam lục địa và vùng núi phía Đông. Quặng sắt và Uran phân bố ở vùng phía Tây, than đá tập trung ở vùng núi Đông Nam. Ngoài ra còn có các mỏ hỗn hợp đồng, chì, kẽm phân bố ở phía Tây bang Quynxlen. Vùng đảo Châu Đại Dương chỉ có các đảo lớn thuộc đới Tân Sinh mới có nhiều khoáng sản. Đảo Niu Ghinê có đồng, vàng, bạc, ở đảo Nuven Calêđôni có các mỏ đa kim
Do vị trí nằm trong vòng đai nhiệt đới nên lượng nhiệt hàng năm nhận được lớn khoảng 140 kcal/cm2. Dạng hình tấm của lục địa là điều kiện hình thành những trung tâm khí áp thay đổi theo mùa. Mặt khác, cấu tạo địa hình bề mặt tuy ít bị chia cắt nhưng ở bờ Đông và bờ Tây lục địa có các dãy núi và các cao nguyên ngăn những ảnh hưởng của biển vào sâu trong nội địa. Do đó, trên các sườn phía Tây dãy Đáclinh, cao nguyên Ácnhem, cao nguyên Kimbơli, sườn Đông dãy Dông Ôxtrâylia là những nơi có mưa nhiều. Trái lại, ở các vùng cao nguyên và đồng bằng nội địa có mưa ít.
Phần lớn lục địa (khoảng 32- 330N về phía Bắc) chịu ảnh hưởng của gió mậu dịch, nên thời tiết khắp nơi khô và không có mưa. Riêng vùng duyên hải phía Đông, khoảng từ chí tuyến Nam trở về phía Bắc do gió mậu dịch từ biển thổi vào nên có mưa khá nhiều, còn bộ phận từ chí tuyến Nam đến khoảng 320N thường có gió Nam hoặc Tây Nam, nằm ở khu ngoại vi phía Đông cao áp Ôxtrâylia nên thời tiết khô ít có mưa. Vùng đảo Châu Đại Dương khoảng từ chí tuyến Nam trở về phía Bắc chịu ảnh hưởng của gió mậu dịch Đông Nam. Các vùng duyên hải phía Đông, phía Bắc là những nơi có mưa nhiều nhất, trung bình từ 1000mm trở lên. Các sơn nguyên và đồng bằng nội địa là những vùng mưa ít, lượng mưa tủng bình năm không vượt quá 250 mm.
Mạng lưới sông ngòi của Ôxtrâylia kém phát triển, toàn bộ lục địa chỉ có 40% diện tích có dòng chảy thường xuyên. Lớp dòng chảy bình quân trên toàn lục địa là 46mm, thấp nhất thế giới.
Các sông của lục địa Ôxtrâylia chảy vào 3 lưu vực chính:
+ Lưu vực Thái Bình Dương chỉ chiếm 10% diện tích lục địa, các sông ngắn, chảy từ sườn Đông dãy Đông Ôxtrâylia xuống biển. Nhiều nước vào mùa hạ, có giá trị về thủy điện.
+ Lưu vực Ấn Độ Dương chiếm khoảng 20% diện tích lục địa. Đa số sông đều ngắn, chảy từ cao nguyên, sườn núi ven bờ phía Bắc, Tây Bắc, Tây Nam xuống biển, hệ thống Mơrây- Đáclinh quan trọng nhất. Các sông có giá trị về giao thông thủy điện và nông nghiệp.
+ Lưu vực nội lưu phần lớn không có dòng chảy, chỉ có một bộ phận thuộc bồn địa hồ Âyrơ có dòng chảy tạm thời đổ vào các hồ.
Vùng đảo Châu Đại Dương đa số là đảo nhỏ nên sông ngòi tuy phát triển nhưng đều ngắn, diện tích lưu vực không đáng kể.
Lục địa Ôxtrâylia có khoảng 800 hồ lớn nhỏ, vào mùa khô phần lớn các hồ cạn, đáy hồ phủ lớp muối hoặc thạch cao dày. Hồ lớn nhất là hồ Âyrơ, mùa khô như đầm lầy không có bờ rõ rệt, diện tích 15000 km2.
Nguồn nước ngầm phong phú tập trung chủ yếu ở miền lún sụt với lớp trầm tích dày tạo nhiều bồn nước phun, quan trọng nhất là Bồn phun Lớn. Nước ngầm ở độ sâu 100 – 2100m, rộng tới 1, 5 triệu km2. Ôxtrâylia có khoảng 6500 giếng phục vụ cho hoạt động sản xuất và sinh hoạt.
Do bị cách ly với các lục địa khác trong thời gian dài nên hệ động thực vật mang tính địa phương cao. Trong 12.000 loài có 9000 loài (75%) là loài địa phương. Bạch đàn là yếu tố điển hình trong cảnh quan tự nhiên. Động vật mang tính cổ xưa và ở trình độ phát triển thấp mà các ở các lục địa khác đã bị tiêu diệt từ lâu, phong phú các loài đơn huyệt, loài có túi, chim và hầu như không có loài có vú.
3.2. Đặc điểm dân cư, kinh tế xã hội
Trong số các châu lục có người thì Châu Đại Dương là nơi có dân cư ít nhất thế giới. Tổng dân số Châu Đại Dương là hơn 33 triệu người, mật độ trung bình hơn 3 người/km2. Phân bố dân cư trên châu lục rất không đồng đều. Đối với lục địa Ôxtrâylia, mật độ trung bình chỉ trên 2 người/km2, đại bộ phận dân cư tập trung dọc theo vùng duyên hải phía Đông, vùng Đông Nam và duyên hải phía Tây Nam. Tại các vùng này mật độ trên 50 người/km2. Trái lại, ở nhiều vùng rộng lớn như Bắc, Trung và Tây Ôxtrâylia dân cư rất thưa thớt, thậm chí nhiều vùng hầu như không có người. Ở các vùng đảo, sự phân bố dân cư cũng có đặc điểm tương tự. Mật độ trung bình ở các đảo khoảng 9 người/km2, trong đó có những nơi mật độ khá cao như Cộng hòa Kiribati 104 người/km2, quần đảo Haoai 57 người/km2, Niu Di Lân chỉ có 13 người/km2.
Về chủng tộc, dân cư châu Đại Dương gồm có người bản địa và người nhập cư. Đối với lục địa Ôxtrâylia, nhập cư chủ yếu là người Âu, con cháu của người Anh, Ailen, Đức, Ý di cư đến vào cuối XVIII đến đầu XX. Hiện nay số người Âu chiếm đại bộ phận, là thành phần chủ yếu của cư dân. Người bản địa là người Ôxtraliêng thuộc đại chủng Ôxtralôit, có đặc điểm da màu sẫm, mắt đen tóc đen và uốn sóng, lông và râu rậm, mặt ngắn, cánh mũi và lỗ mũi to, môi dày. Họ là con cháu của những người Ôxtralôit Dông Nam Á di cư xuống vào cuối băng hà Đệ Tứ. Vào cuối XVIII, khi thực dân Anh mới đến xâm chiếm, ở đây có khoảng 30 vạn người, có trình độ phát triển thấp, sống bằng nghề săn bắt và hái lượm, họ bị giết hoặc bị xua đuổi vào vùng hoang mạc nội địa, ở đảo Taxmania cũng có người Taxmani cũng bị thực dân tiêu diệt hoàn toàn.
Ngoài ra ngày nay còn có người Mongôlôit từ Châu Á nhập cư như Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Việt Nam
Người bản địa sống trên các đảo có thể chia làm 4 nhóm chính: người Papua sống chủ yếu ở Tây và Trung đảo Ghinê, người Mêlanêdi có trình độ phát triển cao hơn người Papua. Cả hai nhóm trên thuộc đại chủng Ôxtralôit. Người Pôlinêdiêng sống trên các đảo Pôlinêdi và Niu Dilân có nguồn gốc hỗn hợp giữa người Ơrôpêôit và Ôxtralôit, có nền sản xuất và trình độ văn hóa cao, có khả năng đi biển giỏi, người Maori ở Niu Dilân thuộc nhóm này; người Micrônêdiêng có đặc điểm trung gian giữa người Mêlanêdiêng và người Pôlinêdiêng có tổ tiên là người Inđônêxia và Philippin tới.
Địa lí các quốc gia Châu Đại Dương
Các quốc gia đảo Châu Đại Dương
Cư dân trên các đảo Châu Đại Dương có khoảng 12,5 triệu người (2004). Bao gồm 14 quốc gia và vùng lãnh thổ trong đó Papua Niu Ghinê có diện tích và dân số lớn nhất. Trình độ phát triển kinh tế cũng khác nhau. Nước phát triển là Niu Dilân, Tân Calêđôni, Pôlinêxia thuộc Pháp. Đa số các nước vùng đảo Châu Đại Dương là những nước nhỏ bé, tài nguyên khoáng sản có sắt, niken, than đá, coban, dầu mỏ, vàng bạc, đồng (Tân Calêđôni, Niu Dilân, Papua Niu Ghinê) Nền kinh tế một số nước dựa vào nông nghiệp là ngành trồng trọt và đánh cá.
Về kinh tế, nhiều nước có thu nhập bình quân đầu người cao. Ngành du lịch chiếm tỉ lệ lớn trong cơ cấu hơn 71% (quần đảo Macsan, Vanuatu, Tân Calêđôni, Niu Dilân, Pôlinêxia thuộc Pháp, dịch vụ chiếm tới 78% (tổng GDP)
Công nghiệp: Khai thác niken (Tân Calêđônia), dầu mỏ, vàng, bạc, đồng (Papua Niu Ghi nê là nước giàu tài nguyên nhưng việc khai thác còn khó khăn và tốn nhiều chi phí cho việc phát triển cơ sở hạ tầng). Công nghiệp, sản phẩm gỗ, giấy, hàng dệt len, may mặc, thiết bị vận tải, thực phẩm (sữa, bơ, phomat, thịt bò hộp..)- Niu Dilân. Chế biến đường chiếm 1/3 hoạt động công nghiệp nổi bật của Phitgi – một trong những mặt hàng thu ngoại tệ chính của nước này. Sản lượng 370 nghìn tấn (2001). Bình quân đầu người 450 kg/người (2001). Ngoài ra còn có Papua Niu Ghinê sản xuất 44 nghìn tấn. Khai thác dầu ở Niu Dilân 2,4 triệu tấn, Papua Niu Ghinê 5 triệu tấn (2004). Khai thác than chủ yếu ở Niu Dilân 5,7 triệu tấn (2004). Điện năng Niu Dilân 40 tỉ kWh (2004), Papua Niu Ghinê 1,5 tỉ kWh (2004).
Nông nghiệp giữ vai trò quan trọng ở một số đảo và có nhiều sản phẩm nổi tiếng lúa mì, lúa mạch, khoai tây, đậu đỗ, rau quả các loại (Niu Dilân), cà phê, ca cao, cùi dừa, dầu cọ (Papua Niu Ghinê), vani, dừa, hoa quả (Pôlinêxia, Tônga, Tây Xamoa).
Chăn nuôi bò khá phát triển, Niu Dilân nhiều nhất đạt 9,67 triệu con, Phitgi 0,34 triệu, Tân Calêđôni 0,123 triệu, Vanuatu 0,151 triệu, Papua Niu Ghinê 0,09 triệu. Lợn nuôi nhiều ở Papua Niu Ghinê 1,7 triệu con, Niu Dilân 0,394 triệu con, Phitgi 0,137 triệu con. Ngoài ra còn có gia cầm, đánh cá là hoạt động của tất cả các nước và vùng đảo ở Châu Đại Dương. Sản lượng cá khai thác nhiều nhất là Niu Dilân 0,69 triệu tấn, Vanuatu 0,095 triệu, quần đảo Xalômông 0,083 triệu, Papua Niu Ghinê 0,054 triệu tấn (2004)
Du lịch là ngành mang lại thu nhập lớn cho nhiều nước đảo. Niu Di lân hàng năm thu hút hơn 2 triệu khách du lịch thu hơn 5 tỉ USD (2005), Phitgi 0,5 triệu khách, Guam 1,5 triệu, Pôlinêxia thuộc Pháp 0,3 triệu, du lịch của vùng đất này chiếm 20% GDP và là nguồn thu ngoại tệ chính
STT
Tên nước
Diện tích
Dân số (nghìn người) 2005
GDP (tỷ USD 2004)
GDP/người (USD 2004)
1
LB Micrônêxia
700
100
0,2
2
Phitgi
18,3
868
2,5
3284
3
Pôlinêxia (Pháp)
4000
300
16720 (2001)
4
Guam
550
200
1973,3 (2001)
5
Kiribati
730
100
0,1
619
6
Quần đảo Macsan
179
100
0,1
1082
7
Tân Calêđôni
18.580
210
14.373,2 (2001)
8
Niu Dilân
270530
4100
96,3
24314
9
Palau
460
20
0,1
6350
10
Papua NiuGhinê
462840
5900
3,5
686
11
Quần đảo Xôlômôn
28900
509
0,2
483
12
Tônga
750
108
0,2
2125
13
Tuvalu
26
11
14
Vanuatu
12.190
201
0,3
1582
Bảng Các quốc gia đảo Châu Đại Dương[[] Tổng cục Thống kê – Số liệu kinh tế xã hội các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, NXB Thống kê HN, 2006
]
Ôxtrâylia
Đặc điểm dân cư và xã hội
Dân số Ôxtrâylia tăng nhanh trong mấy thập kỉ qua. Năm 1810 mới có 10000 người, chủ yếu là tù nhân do Anh đưa sang. Từ khi phát hiện ra các mỏ than, vàng, kim cương thì dân số tăng lên nhanh chóng
1900
1920
1939
1989
1998
2000
2003
2005
3,7
4,5
6,9
16,8
18,5
19
19,7
20,4
Bảng Tình hình gia tăng dân số của Ôxtrâylia. Đơn vị triệu người
Cư dân Ôxtrâylia chủ yếu là người Anh 74% và Ailen. Thổ dân chỉ chiếm 1% (bị tiêu diệt dần và dồn vào những vùng hoang mạc khô cằn). Hiện nay số thổ dân đang có chiều hướng tăng dần. Năm 1981 là 144.000 người, năm 1998 là 260.000 người, năm 2000 phục hồi mức trước khi Anh xâm lược khoảng 300.000 người. Theo luật mới năm 1984, những người thổ dân được dành vùng đất riêng làm lãnh thổ tự trị của họ. Tuy chỉ chiếm 1% dân số nhưng lãnh thổ của họ chiếm tới 12% diện tích cả nước. Ngoài ra còn có một số người Châu Âu, Á trong đó đông nhất là người Nhật, Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam
Ôxtrâylia có mức đô thị hóa rất cao, 80% dân số sống ở thành phố trong đó có 5 thành phố chiếm tới 60% dân số cả nước đó là Sydney 3,5 triệu người, Melbơn 2,9 triệu người, Brixiben 1,2 triệu người, Ađêlai 1 triệu người, Pớt 1 triệu người.
Ngôn ngữ chính của Ôxtrâylia là tiếng Anh, tuổi thọ trung bình của người dân là 77 tuổi. Tôn giáo 70% theo đạo Thiên Chúa Giáo, 1% theo Đạo Phật, 1% Đạo Hồi và một số còn lại không theo đạo. Ôxtrâylia là quốc gia liên bang, gồm 6 bang lớn, thủ đô Canbêra là một thành phố nhỏ, mới xây dựng chỉ có hơn 350.000 người (2002), chủ yếu là nơi đặt trụ sở các cơ quan chính phủ trung ương và 1 trường đại học quốc gia. Hiện nay Ôxtrâylia là quốc gia độc lập về thực chất, song trên danh nghĩa vẫn là một nước thuộc trong Liên hiệp Anh, Nguyên Thủ quốc gia là Nữ hoàng Anh. Chính phủ là cơ quan thực tế điều hành đất nước gồm thủ tướng và nội các do các nghị viện thông qua. Năm 1999 Ôxtrâylia trưng cầu dân ý để trở thành quốc gia độc lập hay vẫn trong khối Liên hiệp Anh nhưng hơn 50% dân số không muốn tách khỏi khối này.
Dân cư phân bố không đều. Vùng trung tâm nội địa mênh mông rất thưa dân, mật độ trung bình dưới 1 người/km2, còn dải đồng bằng ven biển Đông Nam và Tây Nam lục địa nhỏ hẹp chỉ chiếm 3% diện tích đất đai cả nước lại tập trung 90% dân số. Tỉ lệ gia tăng dân khá cao 1.4% chủ yếu do người nhập cư.
Ôxtrâylia quan tâm đặc biệt đến phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Hàng năm chính phủ chi một khoản ngân sách lớn cho lĩnh vực khoa học, giáo dục và nghiên cứu công nghệ thông tin. Tỉ lệ phổ cập giáo dục và tốt nghiệp trung học phổ thông của nước này cao đứng đầu thế giới 100%. Ngành giáo dục ở Ôxtrâylia đã đẩy mạnh xuất khẩu và mang lại nguồn ngoại tệ lớn khoảng 3 tỉ USD (Ôxtrâylia) mỗi năm. Ôxtrâylia là nước có chỉ số phát triển con người vào loại cao, đứng thứ 3 thế giới với chỉ số HDI là 0,9555 (2004).
Đặc điểm nền kinh tế
Ôxtrâylia là nước có nền kinh tế phát triển cao thuộc nhóm Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế OECD, là một trong những quốc gia giàu có trên thế giới với tổng sản phẩm quốc nội GDP 631,3 tỉ USD (2004) và về tài sản qui đổi, môi trường trong sạch, chỉ số HDI cao.
Trước chiến tranh thế giới lần II, Ôxtrâylia vẫn là một nước nông nghiệp. Sau chiến tranh, nước này tiến hành công nghiệp hóa và hiện nay đã đạt trình độ cao, với cơ cấu GDP năm 2002: nông lâm ngư chiếm 3,2%, công nghiệp 26,1%, dịch vụ 70,7%, Ôxtrâylia là nước công nghiệp, nông nghiệp phát triển cao, hiện đại nhưng lại xuất khẩu nhiều khoáng sản và nông phẩm. Hiện nay các ngành kinh tế tri thức đóng góp tới hơn 50% tổng GDP (tin học, viễn thông, hàng không, năng lượng mặt trời..)
Trong những năm gần đây, Ôxtrâylia được coi là một trong những nước của nhóm OECD có mức tăng trưởng kinh tế cao 3% (2004), trong khi các nước khác đang phục hồi sau ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á (1997 – 1998) với tốc độ tăng trưởng trung bình 1,8%.
Ôxtrâylia là nước giàu tài nguyên, lực lượng lao động có trình độ cao, cơ sở hạ tầng phát triển, quản lí tốt nên hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài. Nguồn đầu tư nước ngoài FDI liên tục tăng
1990
1995
2000
2002
2004
73,6
104,7
113,3
115,1
253,6
Bảng: Đầu tư FDI qua các năm ở Ôxtrâylia. Đơn vị tỉ USD.
a/ Nông nghiệp
Ôxtrâylia có nền nông nghiệp phát triển bậc nhất thế giới với 5% GDP cả nước, sử dụng 5,6% lực lượng lao động, đóng góp 25% cho xuất khẩu. Nông nghiệp phát triển ở trình độ cao, chăn nuôi chiếm 60% sản lượng nông nghiệp và đồng cỏ bao phủ 56% diện tích cả nước. Chăn nuôi là một bộ phận quan trọng của nền nông nghiệp, các vật nuôi chủ yếu là cừu và bò. Cừu được nuôi theo qui mô lớn trong các trang trại với trình độ cao. Đàn cừu có giá trị kinh tế lớn với tổng số 160 triệu con (1997) nay giảm xuống còn có 120 triệu con (2002). Ôxtrâylia trở thành nước đứng đầu thế giới về xuất khẩu len. Đàn bò 27,5 triệu con (2004) là nước xuất khẩu thịt bò chủ yếu sang Hoa Kì, Nhật Bản, Đông Nam Á và Anh. Bò được nuôi nhiều ở các miền đồng cỏ nhiều mưa ở sườn đông dãy núi Đông Ôxtrâylia. Gia cầm được nuôi nhiều ở các vùng đồng bằng và quanh các thành phố lớn.
Cây lương thực: Ôxtrâylia là nước sản xuất lúa mì lớn trên thế giới. Tổng sản lượng lương thực 35 triệu tấn năm 2004 (lúa mì 27 triệu tấn) chủ yếu ở vùng Đông Nam.
Cây công nghiệp, cây ăn quả là thế mạnh của Ôxtrâylia, nước này sản xuất và xuất khẩu nhiều đường trên thế giới. Theo báo cáo của FAO, sản lượng đường của Ôxtrâylia sẽ tiếp tục tăng vì có năng suất trồng mía cao và chi phí sản xuất thấp, sản lượng 5,7 triệu tấn 1999, 5,5 triệu tấn năm 2000, 4,2 triệu tấn 2001 giảm sút do hạn. Mía trồng nhiều ở vùng Đông Bắc. Ngoài ra có bông, rau các loại (cà chua, bắp cải, súp lơ, đậu Hà Lan, cà rốt..) trái cây (táo, nho, cam)
Tuy nhiên nông nghiệp của Ôxtrâylia cũng đang gặp nhiều khó khăn lớn do hạn hán. Chính phủ đã có nhiều biện pháp để bảo vệ đàn cừu. Các trang trại hiện đang ở trong tình trạng rất khó khăn do tác động xấu của thị trường quốc tế, chi phí vay mượn cao. Lâm nghiệp và ngư nghiệp chỉ có vai trò nhỏ trong nền kinh tế.
b/ Công nghiệp
Ôxtrâylia là một trong những nước đứng đầu thế giới về trình độ phát triển công nghiệp nhưng nổi tiếng về xuất khẩu khoáng sản. Cơ cấu ngành công nghiệp bao gồm:
+ Công nghiệp truyền thống:
Khai thác mỏ chiếm 7% GDP và sử dụng 4% lực lượng lao động, gồm các ngành chính như khai thác quặng sắt 168 triệu tấn (2002), xuất khẩu 95 triệu tấn, than đá 376 triệu tấn (2004), dầu mỏ 30 triệu tấn (2002). Ôxtrâylia là nước sản xuất niken đứng đầu thế giới. Vàng khai thác đứng thứ 3 thế giới sau Nam Phi và Hoa Kì. Ngoài ra còn có khai thác đồng, chì, kẽm, thiếc, kim cương, uran, vônfram,.. Đa số các khoáng sản sau khi khai thác được làm sạch, nung chảy tinh chế để xuất khẩu. Sự hưng thịnh của ngành khai thác nhờ vào nguồn vốn nước ngoài, nhưng đồng thời cũng là vấn đề được tranh luận sôi nổi trong các nhà quản lí Ôxtrâylia. Điện đạt 216 tỉ kWh, chủ yếu là nhiệt điện. Luyện kim (sản xuất thép đạt 7 triệu tấn năm 2004). Công nghiệp luyện kim là ngành gây ô nhiễm nên đặt ở xa các khu vực dân cư, gia công các sản phẩm kim loại cần kĩ thuật cao, tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn: Sydney, Anđêlai (qui mô nhỏ công nghệ sạch).
Dệt may và giày dép phân bố ở vùng nông thôn và thành phố Menbơn. Hóa chất ở Sydney và Menbơn.
Công nghiệp chế biến thực phẩm là ngành nổi tiếng phát triển với trình độ cao, đạt tiêu chuẩn quốc tế, chiếm 20% giá trị xuất khẩu của Ôxtrâylia.
Công nghiệp sản xuất giấy phát triển khá, sản lượng 2,6 triệu tấn (2001). Công nghiệp thực phẩm và đồ gỗ tập trung ở các vùng nông thôn có nguyên liệu thô. Việc tinh chế, đóng gói hoàn tất các sản phẩm cho tiêu thụ được đặt ở các thành phố lớn.
+ Công nghiệp hiện đại
Ôxtrâylia phát triển và áp dụng mạnh công nghệ kĩ thuật cao vào các lĩnh vực sản xuất như sản xuất thuốc, thiết bị y tế, phần mềm máy tính, viễn thông, năng lượng mặt trời, công nghệ hàng không, hóa dầu. Đa số các nhà máy tập trung ở 3 thành phố lớn: Sydney, Menbơ, Ađêlai chiếm 46% dân số và 2/3 số nhà máy công nghiệp cả nước
c/ Dịch vụ, du lịch
Đóng góp 70% GDP bao gồm các ngành thương nghiệp, dịch vụ công cộng, tài chính ngân hàngHai thành phố Sydney và Menbơn là hai trung tâm kinh tế lớn, là đầu não của các công ty hàng đầu đất nước, tập trung khối lượng lớn tiền vay và tiền gửi các ngân hàng, là trụ sở chính của các ngân hàng thương mại phát triển và các công ty quan trọng.
Du lịch đóng góp 5% GDP cũng là ngành quan trọng của đất nước, thu hút 40.000 lao động vì Ôxtrâylia có nhiều danh lam thắng cảnh thu hút khách du lịch: dải đá ngầm chắn ngang cảng tuần tra Sydney, đường đua thuyền Sydney – Hôbác, nhà hát ôpêra Sydney, viện bảo tàng nhà tù và hình phạt thời trung cổ ở Menbơn, vườn Bách Thảo hoàng giaTrong vài năm gần đây, số khách du lịch đến thăm Ôxtrâylia ngày càng tăng 1995 là 3,7 triệu lên 5 triệu người năm 2000 và 6 triệu năm 2002 với doanh thu từ 8,5 triệu USD năm 2002 lên 13 tỉ USD năm 2004, trong đó Nhật Bản chiếm 25%, các nước Châu Á khác 27%, Niu Dilân 16%, Hoa Kì 10,5%, Anh 8%.
Ngoại thương là động lực cho sự phát triển của nền kinh tế. Chính phủ cũng rất chú trọng và khuyến khích bằng nhiều biện pháp, chính sách khác nhau. Năm 1997 tổng kim ngạch xuất khẩu 63,1 tỉ USD và nhập khẩu 71,5 tỉ USD, năm 2001 xuất khẩu 63,4 tỉ USD, nhập 63,9 tỉ USD, năm 2004 xuất 86,4 tỉ USD, nhập khẩu 109 tỉ USD.
Xuất chủ yếu hàng chế biến, máy tính, thiết bị viễn thông, len, than đá, thịt bò, quặng sắt, lúa mì.
Nhập ô tô, máy công nghiệp, thiết bị văn phòng, đồ điện, hàng dệt, dầu và sản phẩm dầu..
Đối tác nhập Hoa Kì chiếm 22%, Nhật 14%, ASEAN 12%. Đối tác xuất Nhật 20%, EU 14%, Hoa Kì 10%, ASEAN 11%, Hàn Quốc, Niu Dilân, Đài Loan, Trung Quốc.
Ôxtrâylia có mạng lưới giao thông khá phát triển. Đường sắt 33.819 km trong đó 2540 km được điện khí hóa, đường bộ hơn 1 triệu km, đường ống dẫn dầu 2500km, đường hàng không 410 sân bay (2001).
Sự giàu có của nền kinh tế là nhờ những chính sách hợp lí. Để mức sống người dân cao, môi trường trong sạch, ngoài sự giàu có về tài nguyên, chính phủ đã có nhiều biện pháp cải cách quan trọng theo hướng tự do hóa về mở cửa nền kinh tế, thu hút đầu tư nước ngoài, tăng cường xuất khẩu, tiến hành phá giá đồng USD Ôxtrâylia, tự do hóa mậu dịch với các nước, các khu vực trên thế giới, tiến hành tư nhân hóa và bán cho nước ngoài các doanh nghiệp nhà nước, tăng thu ngân sách, giảm thiểu hụt chi, tạo sự năng động, khả năng cạnh tranh và nâng cao hiệu quả của nền kinh tế. Tổ chức sản xuất 90% doanh nghiệp công nghiệp là vừa và nhỏ (dưới 100 công nhân trong các ngành chế tạo và dưới 20 công nhân trong các ngành dịch vụ) để dễ quản lí.
Tuy nhiên, nền kinh tế Ôxtrâylia còn gặp nhiều khó khăn. Nguồn tài nguyên giàu có nhưng không phải vô tận, đất đai rộng nhưng đa số nằm trong vùng sa mạc, nhiều nơi bị xói mòn, nhiễm mặn, tình trạng sa mạc hóa, khai vỡ đất đai để làm nông nghiệp đang đe dọa môi trường sống của nhiều loài động thực vật, vùng đá ngầm Great Barrier Reef do san hô tạo thành lớn nhất thế giới đang bị đe dọa do tàu bè đi lại và khách du lịch đến tham quan, nguồn nước ngọt tự nhiên cạn dần, khí hậu khắc nghiệt, hạn hán nghiêm trọng, thị trường thế giới đầy biến động, nợ nước ngoài còn lớn.
Câu hỏi thảo luận
Những đặc điểm chung của địa hình lục địa Ôxtrâylia có ảnh hưởng đến sự hình thành khí hậu như thế nào?
Tính chất khô hạn của khí hậu Ôxtrâylia do những nhân tố nào quyết định?
Giải thích và chứng minh tính địa phương cao của hệ động thực vật ở Châu Đại Dương?
Đặc điểm kinh tế của Ôxtrâylia có những đặc điểm gì nổi bật so với các quốc gia đảo Châu Đại Dương?
Chứng minh nền nông nghiệp Ôxtrâylia phát triển cao?
Các nguồn lực để Ôxtrâylia trở thành nước phát triển của khu vực?
Giải thích sự phân bố dân cư của Châu Đại Dương?
Vì sao thương mại điện tử và viễn thông được chú trọng phát triển?
Trình bày về kinh tế biển ở Châu Đại Dương?
Tại sao người ta gọi các đảo ở Châu Đại Dương là thiên đường xanh?
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_giang_phi_my_dai_duong_4461.doc