Đề xuất một số giải pháp giảm nghèo nhanh và bền vững đối với nhóm đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng đồng bằng sông Cửu Long

Hỗ trợ tăng trưởng ở khu vực nông thôn thông qua tăng cường kết nối, nâng cao kỹ năng, cải thiện môi trường đầu tư, mở rộng việc tiếp cận các dịch vụ cơ bản, cũng như định hướng tốt hơn các biện pháp hỗ trợ nông nghiệp. Hỗ trợ các ngành sản xuất sử dụng nhiều lao động và các doanh nghiệp vừa và nhỏ cả ở khu vực chính thức và phi chính thức cũng sẽ góp phần tăng trưởng và phát huy hiệu quả, gồm tăng khả năng tiếp cận tín dụng và tập huấn, mở rộng dạy nghề cho thanh niên và các biện pháp khuyến khích phát triển doanh nghiệp địa phương để tạo nhiều cơ hộ việc làm đa dạng hơn tại địa phương. Cần tăng khả năng dịch chuyển lao động, cả về nghề nghiệp, lao động nông thôn di cư đến các thành phố và thị xã đang phát triển. Các chính sách thúc đẩy tăng trưởng phải được bổ sung bằng các chính sách bảo hiểm xã hội và trợ giúp xã hội hiệu quả. Trong quá trình tái cấu trúc kinh tế, trợ cấp xã hội và chuẩn nghèo chính thức cần được điều chỉnh theo chỉ số lạm phát, và cũng cần phải được điều chỉnh để phản ánh được sự khác biệt về chi phí sinh hoạt theo vùng, gồm khác biệt giữa nông thôn và thành thị và đảm bảo đưa được vào rổ hàng hóa một cách hợp lý các hàng hóa và dịch vụ có tính đặc thù dành cho người nghèo.

pdf8 trang | Chia sẻ: nhung.12 | Lượt xem: 1452 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề xuất một số giải pháp giảm nghèo nhanh và bền vững đối với nhóm đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIẢM NGHÈO NHANH VÀ BỀN VỮNG ĐỐI VỚI NHÓM ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG Ths. Bùi Duy Hoàng(1) Tình Trạng Nghèo Của Dân Tộc Thiểu Số Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long Nghèo trong các nhóm dân tộc thiểu số hiện đang là một thách thức ngày càng tăng và kéo dài. Năm 2010, với 53 dân tộc (tộc người) thiểu số ở Việt Nam chiếm dưới 15% tổng dân số của cả nước nhưng lại chiếm tới 47% tổng số người nghèo, 66,3% người dân tộc thiểu số được phân loại nghèo, so với chỉ 12,9% ở người Kinh. Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) tại thời điểm năm 2012, với 1.362.778 người dân tộc thuộc nhóm dân tộc thiểu số, với 8 nhóm người, trong đó nhóm đông nhất là đồng bào Khmer chiếm 86,843% (1.183.476 người), người Hoa chiến 13% (177.178 người) còn lại 6 nhóm dân tộc khác chỉ chiếm 0,16% (2.124 người). Mặc dù người Hoa thuộc nhóm dân tộc ít người nhưng người Hoa không thuộc nhóm nghèo dân tộc thiểu số. Như vậy, nói về nghèo của dân tộc thiểu số vùng ĐBSCL thực chất là nghèo của đồng bào Khmer. Biểu đồ 1: Cơ cấu thành phần dân tộc thiểu số ở ĐBSCL Nguồn: Viện Dân Tộc - Ủy Ban dân Tộc, 2012 (1) Ptp. ĐBSCL, Trung Tâm Nghiên Cứu Kinh tế Miền nam 2 Bảng 1: Nhóm dân tộc thiểu số và cơ cấu thành phần các dân tộc Dân tộc Người Cơ cấu 1 Tày 784 0,058 2 Thái 481 0,035 3 Mường 643 0,047 4 Khmer 1.183.476 86,843 5 Hoa 177.178 13,001 6 Nùng 90 0,007 7 Dao 107 0,008 8 Gia Rai 19 0,001 Tổng số 1.362.778 100,000 Nguồn: Viện Dân Tộc - Ủy Ban dân Tộc, Năm 2012(2) Về tỷ lệ hộ nghèo: Theo kết quả điều tra(3), trên toàn quốc năm 2012 có 2.149.110 hộ nghèo, chiếm 9,6%. Miền núi Tây Bắc có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất là 28,552%; tiếp đến là miền núi Đông Bắc 17,39%; Bắc Trung bộ 15,01%; Tây Nguyên 15%; Duyên hải miền Trung 12,2%; ĐBSCL 9,24%; đồng bằng sông Hồng 4,89%; và Đông Nam bộ vùng có tỷ lệ hộ nghèo thấp nhất là, 1,27%. Tỉnh có tỷ lệ hộ nghèo còn cao như: Điện Biên 38,25%; Lai Châu 31,82%; Hà Giang 30,13%; Cao Bằng 28,22%; Yên Bái 29,23%... Có tất cả 10 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương với tỷ lệ hộ nghèo dưới 5% là: Quảng Ninh 3,52%; Hà Nội 1,52%; Bắc Ninh 4,27%; Hải Phòng 4,21%; Đà Nẵng 0,97%; Tây Ninh 2,97%; Đồng Nai 0,91%; Bà Rịa - Vũng Tàu 1,71%; TP.Hồ Chí Minh 0,00033%; Long An 4,58%. Tỷ lệ hộ cận nghèo: Trên toàn quốc, năm 2012 có 1.469.727 hộ cận nghèo, chiếm 6,57%. Vùng có tỷ lệ hộ cận nghèo cao nhất là Bắc Trung bộ 13,04%; vùng có tỷ lệ hộ nghèo thấp nhất là Đông Nam bộ 1,08%. Các vùng còn lại xếp theo thứ tự tỷ lệ hộ cận nghèo giảm dần là: miền núi Tây Bắc 11,48%; Duyên hải miền Trung 9,32%; miền núi Đông Bắc 8,92%; ĐBSCL 6,51%; Tây Nguyên 6,19%; đồng bằng sông Hồng 4,58%. (2) (3) Tổng cục thống kê, số liệu nghèo năm 2012 3 Biểu đồ 2: Tỷ lệ hộ nghèo của dân tộc thiểu số và thay đổi cơ cấu hộ nghèo, qua các năm 1993-2010 Bất bình đẳng về thu nhập và cơ hội đang tăng, do chênh lệch về phát triển con người giữa nông thôn và thành thị đang tiếp tục mở rộng cũng như do chênh lệch bên trong khu vực nông thôn và giữa các nhóm kinh tế-xã hội khác nhau đang ngày càng rộng ra. Các khu vực nghèo khả năng kết nối với các thị trường yếu. Tỷ lệ người nghèo dân tộc thiểu số ở vùng ĐBSCL năm 2012 là 59,2%, năm 2010 là 66,3% khoảng cách nghèo năm 2010 là 24,3 mức độ trầm trọng của nghèo là 11,3, đến năm 2012 khoảng cách nghèo được thu hẹp lại là 19,2 và mức độ trầm trọng là 8,2. Tỷ lệ chủ hộ trẻ tuổi, (dưới 30 tuổi) có mức độ trầm trọng của đói nghèo cao 4,8 và khoảng cách nghèo là 11,5. Bảng 1: Bất bình đẳng thu nhập năm 2012 P75/P25 P90/P10 GINI GE(0) GE(1) GE(2) CẢ NƯỚC 2,284 4,920 0,356 0,213 0,229 0,338 Đồng Bằng Sông Cửu Long 1,967 3,681 0,303 0,151 0,176 0,338 Dân tộc kinh, Hoa 2,121 4,187 0,334 0,182 0,203 0,303 Dân tộc thiểu số khác 2,018 3,973 0,330 0,177 0,205 0,319 Nguồn: Tổng cục thống kê, số liệu nghèo năm 2012 4 Tồn tại các vấn đề về nghèo Nguyên nhân của tình trạng nghèo của người dân tộc thiểu số ở ĐBSCL, vẫn tập trung vào các vấn đề quen thuộc đó là: Thiếu vốn sản xuất hoặc sử dụng đồng vốn không có hiệu quả; thiếu đất sản xuất; không biết cách làm ăn; thiếu tay nghề; neo đơn; trình độ dân trí còn thấp; phong tục tập quán vẫn còn lạc hậu chậm khắc phục; không có được cách thức quản lí và tổ chức cuộc sống; nhận thức và năng lực tự vươn lên thoát nghèo của người dân còn hạn chế...cơ bản cụ thể là: 1) Thiếu đất sản xuất 2) Trình độ học vấn thấp 3) Hạn chế trong tiếp cận đất đai có chất lượng 4) Hội nhập về mặt xã hội, yếu tố văn hóa và ngôn ngữ 5) Quan niệm dập khuôn/định kiến dân tộc và một số rào cản văn hóa khác 6) Khoảng cách về địa lý và hạn chế trong tiếp cận thị trường Mối quan hệ giữa tình trạng không đất và nghèo ngày càng chặt chẽ, đặc biệt đối với các hộ sống ở ĐBSCL, 48% người nghèo ở vùng ĐBSCL không có đất(4) (tỷ lệ không đất ở nhóm nghèo cùng cực giống nhau). Mặc dù trong thập kỷ qua các cơ hội việc làm phi nông nghiệp đi kèm quá trình đa dạng hóa thu nhập đã mở rộng nhanh chóng. Học vấn thấp vẫn là yếu tố quan trọng trong tình trạng nghèo: năm 2010 là 46% hộ nghèo và 58% hộ nghèo cùng cực có chủ hộ chưa học xong tiểu học(5). Tỷ lệ nhập học của các nhóm dân tộc thiểu số (nghèo) giảm ở cấp trung học cơ sở, và trẻ ở các hộ thu nhập thấp ít có khả năng theo học trung học phổ thông hơn trẻ ở các hộ khá, khiến tình trạng nghèo nối tiếp kéo dài. Tỷ lệ nhập học chênh lệch cũng góp phần gia tăng bất bình đẳng. Theo VHLSS 2010, tới 40% số người ở độ tuổi từ 21 trở lên trong nhóm ngũ phân vị giàu nhất đã tốt nghiệp đại học; trong khi đó, dưới 2% nhóm ngũ phân vị nghèo nhất tốt nghiệp đại học. Trên thực tế, trên một phần tư nhóm ngũ phân vị nghèo nhất chưa hoàn thành tiểu học vào năm 2010. Do sự suy giảm kinh tế nên đói nghèo càng ảnh hưởng không chỉ ở vùng nông thôn, vùng sâu, xa mà ngay cả ở các khu đô thị nhất là các hộ gia đình công nhân di cư và người làm trong khu vực phi chính thức. Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới từ cuối năm 2012 thì tình trạng phân hóa giàu-nghèo tại Việt Nam đang chuyển dần từ mức tương đối bình đẳng (năm 2002) sang mức chênh lệch thu nhập ngày càng tăng giữa các nhóm dân cư. (4) Ngân Hàng Thế Giới, Báo cáo đánh giá nghèo Việt Nam 2012 (5) Tổng cục thống kê, số liệu nghèo năm 2012 5 Hơn nữa, suy giảm kinh tế càng làm nhóm hộ vừa mới thoát nghèo lại có xu hướng lâm vào tình trạng thoát nghèo không bền vững, dễ quay trở lại nhóm nghèo. Khả năng tái nghèo còn tăng cao và khó khăn hơn nếu chúng ta sẽ tiếp cận nghèo theo hướng mới đa chiều chứ không đơn chiều (lấy chuẩn nghèo bằng thu nhập hoặc chi tiêu trung bình tính trên từng người làm cơ sở). Ngoài các nguyên nhân trên, vấn đề về thị trường tiêu thụ sản phẩm của người dân tộc cũng như người Kinh đều gặp khó khăn, nhưng đối với đồng bào dân tộc thiểu số chịu tác động mạnh hơn, giá bán các sản phẩm sản xuất thấp; khả năng tích lũy và tiếp thu những kinh nghiệm sản xuất chưa cao; trình độ tay nghề, chuyên môn kỹ thuật thấp Chính Sách Chống Nghèo Hai mươi năm qua, tỷ lệ nghèo ở của cả nước giảm từ 58% (năm 1993) xuống dưới 10% vào năm 2012. Với thành tích như vậy, Việt Nam đã là một trong 18 nước sớm hoàn thành Mục tiêu thiên niên kỷ 1 “Xóa bỏ tình trạng nghèo đói cùng cực và thiếu đói”(6). Chính phủ đã có nhiều biện pháp chống nghèo cụ thể như: Ban chấp hành TW Đảng ban hành nghị quyết số:15-NQ/TW ngày 1 tháng 6 năm 2012, tạo cơ sở cho việc xác định các mức hỗ trợ gắn với các chương trình trợ giúp xã hội. Năm 2011, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 80/NQ-CP, đưa ra những định hướng mới về giảm nghèo bền vững trong giai đoạn 2011- 2020, đặt mục tiêu giảm nghèo 4% hàng năm, tập trung huy động nguồn lực cho các huyện, xã, thôn bản nghèo nhất trong cả nước để thúc đẩy giảm nghèo nhanh tại các vùng khó khăn, dân tộc thiểu số (DTTS) và bãi ngang ven biển. Chương trình mục tiêu giảm nghèo bền vững 2012 - 2015 (CTMTQG-GNBV), được phê duyệt vào tháng 10/2012, nhằm đẩy mạnh tốc độ giảm nghèo ở những địa bàn này; cải thiện chất lượng cuộc sống và sinh kế của người nghèo, người DTTS. Quyết định số 29/2013/QĐ-TTg, ngày 20/5/2013, của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ giải quyết đất ở và giải quyết việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn vùng ĐBSCL giai đoạn 2013-2015. Bên cạnh đó, Quyết định số 54/2012/QĐ-TTg ngày 04/12/2012, cho hộ trợ vốn vay lãi suất thấp đối với những hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn, không có đất sản xuất và có lao động chưa có việc làm. Lao động đi học nghề được hưởng các chính sách quy định tại Quyết định 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 27/11/2009. Đi làm việc ở nước ngoài được hưởng các chính sách hỗ trợ quy định tại Quyết định số 71/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 29/4/2009. (6) Minh Bắc, 6 Người nghèo đã tiếp cận thuận tiện hơn các trợ giúp của nhà nước; cơ sở hạ tầng nông thôn được tăng cường trên cơ sở triển khai thực hiện chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới; tỷ lệ hộ nghèo của cả nước và các huyện nghèo giảm nhanh, đời sống của người nghèo được từng bước cải thiện, an sinh xã hội, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Theo kết quả điều tra(7), tỷ lệ hộ nghèo tại 07 huyện nghèo theo Quyết định 615/QĐ-TTg ngày 25/4/2011 về việc hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho 07 huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao được áp dụng cơ chế, chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng theo quy định của Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ, giảm từ 43,56% (năm 2011) xuống còn là 30,13% (năm 2011), và giảm còn 13,43% (năm 2012). Chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà nước ta đối với vùng ĐBSCL như tiếp tục đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội trong vùng dân tộc bằng nhiều nguồn lực; trong đó chương trình 135 giai đoạn 2 và các chính sách đặc thù khác tại các xã, các ấp đặc biệt khó khăn với kinh phí giải ngân trong năm 2013 là 130 tỷ đồng; phát vay hỗ trợ phát triển sản xuất, hỗ trợ định canh, định cư trên 20 tỷ đồng; hỗ trợ đời sống cho người nghèo trên 534.000 người với kinh phí trên 56 tỷ đồng; hỗ trợ nước sạch cho hộ nghèo với kinh phí hơn 04 tỷ đồng. Công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động trong đồng bào dân tộc được quan tâm thực hiện có hiệu quả; công tác xóa đói, giảm nghèo đạt được những kết quả nhất định, mỗi năm giảm được khoảng 3% hộ dân tộc nghèo, giảm từ 36,6% đầu năm 2011 xuống còn 27,6% vào cuối năm 2013(8). Tuy nhiên, công tác tuyên truyền thời gian cũng còn một vài hạn chế như một số địa phương chưa quan tâm nhiều, nội dung tuyên truyền chưa sát với đối tượng tuyên truyền; chưa mở rộng thêm địa bàn; việc điển hình và nhân rộng các mô hình làm ăn giỏi, hiệu quả ở trong đồng bào dân tộc chưa nhiều để cho bà con học tập làm kinh tế hộ gia đình, vươn lên thoát nghèo Tóm lại, hiện nay ở cộng đồng người Khmer vùng nông thôn ĐBSCL tuy có nhiều chương trình và chính sách hỗ trợ nhưng sinh kế của các cư dân vẫn còn nhiều bất ổn do các yếu tố chủ quan và khách quan đan xen với nhau làm giảm tính hiệu quả lâu dài của các chương trình hỗ trợ này. (7 ) Trần Gia Long, (8) giao-vung-Tay-Nam-Bo-nam-2014/833.htm 7 Đề Xuất Các Giải Pháp Chống Nghèo Dù đạt được những thành tựu lớn, song công cuộc giảm nghèo vẫn còn khó khăn hơn. Một số thách thức trong hiện tại và tương lai. Tình trạng ì của nghèo đang là vấn đề cần phải nghiên cứu, theo kết quả thống kê giảm nghèo cho thấy tỷ lệ giảm nghèo trong những năm gần đây chậm lại so với các giai đoạn trước. Theo tôi, để giảm nghèo đối với đồng bào Khmer cần dựa vào đặc điểm văn hóa, truyền thống của dân tộc cũng như thực tại của trình độ lao động sản xuất để đưa ra các giải pháp phù hợp. Đồng bào Khmer khác hẳn với các nhóm tộc người thiểu số khác ở chỗ là người Khmer tham gia hội nhập với người Kinh nhiều hơn, di cư lên các thành phố và các tỉnh công nghiệp phát triển tìm kế sinh nhai nhiều hơn so với tất cả cá nhóm dân tộc thiểu số ở các vùng khác trong cả nước. Với thực tế như đã phân tích ở phần “Tồn tại các cấn đề về nghèo” bài viết này đề nghị các giải pháp chống nghèo cụ thể như sau: Thứ nhất: Ổn định chính sách vĩ mô, tiến hành thêm các cải cách cần thiết về cơ cấu - tái cơ cấu các trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, cải cách lĩnh vực hành chính công, tài chính công, tăng hiệu quả của đầu tư công và hướng tới tiến trình phát triển theo hướng mở và minh bạch hơn - đây là yếu tố cần thiết để giảm nghèo và đưa đất nước trở lại con đường tăng trưởng kinh tế cao và bền vững. Hỗ trợ tăng trưởng ở khu vực nông thôn thông qua tăng cường kết nối, nâng cao kỹ năng, cải thiện môi trường đầu tư, mở rộng việc tiếp cận các dịch vụ cơ bản, cũng như định hướng tốt hơn các biện pháp hỗ trợ nông nghiệp. Hỗ trợ các ngành sản xuất sử dụng nhiều lao động và các doanh nghiệp vừa và nhỏ cả ở khu vực chính thức và phi chính thức cũng sẽ góp phần tăng trưởng và phát huy hiệu quả, gồm tăng khả năng tiếp cận tín dụng và tập huấn, mở rộng dạy nghề cho thanh niên và các biện pháp khuyến khích phát triển doanh nghiệp địa phương để tạo nhiều cơ hộ việc làm đa dạng hơn tại địa phương. Cần tăng khả năng dịch chuyển lao động, cả về nghề nghiệp, lao động nông thôn di cư đến các thành phố và thị xã đang phát triển. Các chính sách thúc đẩy tăng trưởng phải được bổ sung bằng các chính sách bảo hiểm xã hội và trợ giúp xã hội hiệu quả. Trong quá trình tái cấu trúc kinh tế, trợ cấp xã hội và chuẩn nghèo chính thức cần được điều chỉnh theo chỉ số lạm phát, và cũng cần phải được điều chỉnh để phản ánh được sự khác biệt về chi phí sinh hoạt theo vùng, gồm khác biệt giữa nông thôn và thành thị và đảm bảo đưa được vào rổ hàng hóa một cách hợp lý các hàng hóa và dịch vụ có tính đặc thù dành cho người nghèo. Thứ nhì: Cần gấp rút tiến hành cải cách kích cầu việc làm phi nông nghiệp. Hộ nghèo ít đất hoặc không đất ngày càng phổ biến, đặc biệt tại Đồng Bằng Sông Cửu Long. Các hộ không thể kiếm sống nhờ đất có rất ít cơ hội tạo thu nhập phi nông nghiệp ổn định. 8 Xây dựng và tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho đầu tư phát triển và sản xuất - kinh doanh cho các thành phần kinh tế trên địa bàn để thu hút các nguồn đầu tư. Khuyến khích và hỗ trợ phát triển doanh nghiệp và tạo việc làm cho người lao động, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hợp tác xã, kinh tế tư nhân phát triển ở các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Khai thác có hiệu quả quỹ đất; thực hiện lồng ghép các nguồn vốn phát triển kết cấu hạ tầng. Thứ ba: Đẩy nhanh tốc độ nâng cao dân trí và đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tác động từ văn hóa đến các hoạt động đời sống cộng đồng cho đồng bào Khmer, hướng dẫn, khuyến khích đồng bào thay đổi tập tục lạc hậu lạc hậu trong sinh hoạt và sản xuất. Đẩy mạnh việc đào tạo nghề để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; ưu tiên việc dạy nghề, đào tạo lao động tại chỗ, tạo điều kiện cho lao động đi xuất khẩu lao động. Bất ổn sinh kế, nguyên nhân của bất ổn sinh kế hiện nay là do diện tích đất sản xuất nông nghiệp ít, rủi ro trong nông nghiệp cao và không sẵn có các việc làm nông nghiệp và phi nông nghiệp tại địa phương. Lực lượng lao động người Khmer vốn không có tay nghề và trình độ học vấn thấp, di cư lao động của người Khmer đa phần tham gia vào làm việc thô sơ có tính chất tạm thời. Ngôn ngữ vẫn còn là một rào cản quan trọng đối với trẻ em Khmer trong hệ thống giáo dục phổ thông. Do ngôn ngữ sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày và quá trình xã hội hóa trong cộng đồng đều bằng tiếng Khmer nên khi đến tuổi đi học, nhiều trẻ em người Khmer không theo kịp chương trình ở các lớp học căn bản. Bỏ học thường diễn ra ở các cấp tiểu học và trung học phổ thông. Tuy các chương trình phát triển kinh tế cho người Khmer ở vùng nông thôn ĐBSCL như các chương trình khuyến nông và đặc biệt là các chương trình hỗ trợ hay cho vay vốn được triển khai đa dạng và rộng khắp nhưng hiệu quả còn thấp, thể hiện qua việc người Khmer chưa tiếp cận được nguồn vốn vay hay sử dụng nguồn vốn vay chưa hiệu quả. Thậm chí có hiện tượng di cư lao động của người Khmer hiện nay là giải pháp để giải quyết “hậu quả” của các chương trình phát triển này./.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfde_xuat_gp_giam_ngheo_hoang_15_8_2014_0878.pdf