Mô hình đề xuất được xây dựng phù hợp
với điều kiện của tỉnh Khánh Hòa. Tuy nhiên,
để mô hình thực sự hiệu quả trong thực tế thì
cần triển khai tốt một số nội dung sau đây:
- Triển khai xây dựng, đầu tư cơ sở hạ
tầng, phương tiện kỹ thuật tuân thủ các tiêu
chí theo chương trình quản lý chất lượng GMP
và SSOP, HACCP. Để tập trung kinh phí cho
các hoạt động này thì chương trình Quốc gia
“Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến
năm 2020” cần đầu tư tập trung, tránh dàn trải.
Cụ thể là cần phân chia đầu tư cho các nhóm
mắt xích theo từng pha ở các khoảng thời gian
nhất định.
10 trang |
Chia sẻ: linhmy2pp | Lượt xem: 230 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề xuất mô hình chuỗi cung ứng thực phẩm hải sản tươi sống khả thi, phù hợp với điều kiện của tỉnh Khánh Hòa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2016
NHA TRANG UNIVERSITY • 153
ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH CHUỖI CUNG ỨNG THỰC PHẨM HẢI SẢN
TƯƠI SỐNG KHẢ THI, PHÙ HỢP VỚI ĐIỀU KIỆN CỦA TỈNH KHÁNH HÒA
DESIGNING A FEASIBLE AND SUITABLE MODEL OF LIVE AND FRESH SEAFOOD
SUPPLY CHAIN TO KHANH HOA PROVINCE
Nguyễn Thị Vân1, Nguyễn Thuần Anh1 Trần Thị Bích Thủy1
Ngày nhận bài: 20/12/2015; Ngày phản biện thông qua: 12/7/2016; Ngày duyệt đăng: 15/12/2016
TÓM TẮT
Cung ứng hải sản theo chuỗi đảm bảo yêu cầu về chất lượng, an toàn thực phẩm mang lại ý nghĩa to lớn
trong việc có được lòng tin của khách hàng, tăng tính cạnh tranh trên thị trường và thúc đẩy hoạt đông cung
ứng hải sản tươi sống phát triển bền vững. Nghiên cứu tập trung phân tích và đánh giá các bên liên quan trong
chuỗi cung ứng sản phẩm khai thác hải sản, khả năng đáp ứng và mối liên kết giữa các bên liên quan, phân
tích điểm mạnh, điểm yếu của chuỗi cung ứng điển hình. Dựa trên các dữ liệu phân tích về hoạt động chuỗi,
nghiên cứu đã đề xuất mô hình chuỗi cung ứng sản phẩm khai thác hải sản. Các giải pháp kỹ thuật tập trung
vào việc kiểm soát chất lượng thực phẩm theo chuỗi, tăng cường các chương trình đảm bảo chất lượng, trao
đổi thông tin trong chuỗi và nhóm giải pháp quản lý góp phần tăng cường hỗ trợ và giám sát thực hiện các
giải pháp kỹ thuật. Kết quả nghiên cứu góp phần tăng cường hoạt động của chuỗi cung ứng an toàn và khả thi.
Từ khóa: chuỗi cung ứng, bên liên quan, hải sản khai thác, Khánh Hòa
ABSTRACT
A seafood supply chain that ensures food quality and safety provides great signifi cance in satisfying
customer trust, increasing market competitiveness, and promoting the sustainability of fresh seafood
exploitation and purchasing. This study focused on analyzing and assessing various stakeholders in the
seafood supply chain, evaluating their response capabilities and the linkages between them. It also analyzed
the strengths and weaknesses of the traditional supply chain. Based on the analyzed data, the study proposed
a new model of seafood supply chain. Certain technical solutions addressed controlling seafood quality along
the chain, enhancing the quality assurance programs, and exchanging information. Moreover, chain
management solutions contributed to enhancing support and supervision of existing technical solutions.
Application of the chain management solutions can presumably contribute to the enhancement of a safer and
more feasible seafood supply chain.
Keywords: supply chain, stakeholders, seafood, Khanh Hoa
1 Khoa Công nghệ thực phẩm – Trường Đại học Nha Trang
THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Hải sản là nguồn thực phẩm giàu chất dinh
dưỡng, có lợi cho sức khoẻ [6,7]. Nhu cầu tiêu
thụ các mặt hàng hải sản không ngừng gia tăng
trên toàn thế giới [14,16]. Việt Nam nói chung
và Khánh Hòa nói riêng không nằm ngoài
xu thế này. Nhu cầu tiêu dùng hải sản tăng cao
cũng tạo điều kiện cho hải sản Việt Nam có
thể mở rộng thị trường và dần trở thành một
ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước [3,4].
Nói đến thế mạnh phát triển kinh tế hải sản
thì Khánh Hòa, một tỉnh ven biển miền Trung
154 • NHA TRANG UNIVERSITY
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2016
với đường bờ biển dài hơn 300 km, là tỉnh
luôn chiếm thứ hạng cao trong cả nước với
các hoạt động khai thác, nuôi trồng, chế biến
và xuất khẩu hải sản. Trong lĩnh vực kinh tế
hải sản thì khai thác, cung ứng và tiêu thụ hải
sản tươi sống với các mắt xích chủ chốt là tàu
cá, cảng cá, cơ sở thu mua hải sản và chợ
cá đóng vai trò quan trọng cho chất lượng hải
sản [15,17].
Hải sản thuộc nhóm thực phẩm có quá
trình biến đổi nhanh [8], dễ hư hỏng lại thường
được bảo quản dài ngày do khai thác ngoài
khơi xa nên tiềm ẩn mối nguy mất an toàn nếu
không được kiểm soát chất lượng đồng bộ
[6,10]. Bên cạnh đó, các hoạt động khai thác,
cung ứng và tiêu thụ hải sản còn trong tình
trạng manh mún theo kiểu hộ gia đình. Ngư
dân khai thác theo lối truyền thống cung cấp
nguyên liệu cho bạn hàng quen, dựa trên sự
tin tưởng theo quan hệ đối tác tin cậy mà chưa
có sự ràng buộc về trách nhiệm trong việc
đảm bảo chất lượng sản phẩm trong toàn bộ
chuỗi cung ứng. Hơn nữa, thông tin về hoạt
động khai thác sản xuất theo chuỗi cũng như ý
nghĩa và lợi ích đem lại cho chính ngư dân và
các mắt xích khác trong chuỗi cung ứng chưa
được nhận thức rõ ràng [1,2]. Trong điều kiện
phát triển hiện nay, thị trường tiêu thụ trong
và ngoài nước có những đòi hỏi gắt gao liên
quan đến nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm,
quản lý sản phẩm theo chuỗi [12] thì đây là một
yếu điểm làm giảm sức cạnh tranh của hải sản
Khánh Hòa.
Do đó cung ứng hải sản theo chuỗi và
quản lý chuỗi cung ứng hải sản đảm bảo yêu
cầu về chất lượng, an toàn thực phẩm mang
lại ý nghĩa to lớn trong việc có được lòng tin
của khách hàng, tăng tính cạnh tranh trên thị
trường và thúc đẩy hoạt đông cung ứng hải sản
tươi sống phát triển bền vững [11,13]. Yêu cầu
đặt ra đối với các nhà khoa học là cần nhanh
chóng xây dựng mô hình chuỗi cung ứng sản
phẩm hải sản tươi sống và triển khai mô hình
này khả thi trong thực tế, phù hợp với điều kiện
của tỉnh Khánh Hòa.
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm
đánh giá hoạt động theo chuỗi của các bên liên
quan trong mô hình cung ứng hải sản hiện tại
và đề xuất mô hình chuỗi cung ứng thực phẩm
hải sản tươi sống (tập trung vào tàu cá, cảng
cá, cơ sở mua bán hải sản) khả thi, phù hợp
với điều kiện của tỉnh Khánh Hòa
Nghiên cứu này tiến hành phân tích các
bên liên quan, từ đó đánh giá khả năng đáp
ứng và mối liên kết giữa các mắt xích và kết
hợp với phân tích SWOT để đề xuất ra mô hình
chuỗi cung ứng khả thi và hiệu quả.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu
Hai mắt xích chính trong chuỗi cung ứng
hải sản ở Khánh Hòa, bao gồm: chủ tàu cá và
chủ cơ sở thu mua tại cảng cá.
2. Phương pháp phân tích các bên liên
quan SA (Stakeholder Analysis)
Phương pháp phân tích các bên liên quan
là phương pháp có tính hệ thống, dựa trên
đánh giá thực địa (quan sát, phỏng vấn tại các
cảng cá, cơ sở thu mua, chợ cá, cơ quan quản
lý trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa vào thời điểm từ
tháng 3 ddeeens tháng 7 năm 2014 dựa trên
các tiêu chí đặt ra tại thông tư 03/2011/BN-
NPTNT và TCVN 9988:2013 ISO 12875:2011),
thu thập thông qua các bài báo khoa học, tài
liệu nghiên cứu đã được công bố, số liệu thống
kê của các cơ quan liên quan. Tiến hành xác
định các cá nhân hoặc tổ chức liên quan trực
tiếp hoặc gián tiếp, mức độ chịu ảnh hưởng
trong chuỗi cũng như phân tích đặc điểm và
vai trò của các bên trong sự liên hệ đến hoạt
động của chuỗi.
3. Phương pháp điều tra, khảo sát
Tiến hành lấy mẫu theo phương pháp phân
tầng [9] đối với 294 tàu cá và 81 cơ sở thu
mua trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa vào thời điểm
từ tháng 3 ddeeens tháng 7 năm 2014, xây
dựng bảng câu hỏi dựa trên quy định về truy
xuất nguồn gốc theo Luật An toàn Thực phẩm
số 55/2010/QH12, thông tư 03/2011/BNNPTNT,
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2016
NHA TRANG UNIVERSITY • 155
và TCVN 9988:2013 ISO12875:2011 tiến hành
đánh giá thử nghiệm (5 % tổng số mẫu) và
thực hiện điều tra xác định mức độ đáp ứng tại
từng mắt xích và mối liên kết giữa các mắt xích
Phân tích SWOT đối với mô hình hiện
tại: đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và
thách thức từ đó có cái nhìn tổng thể về vấn đề
đang nghiên cứu để có cơ sở đề xuất các giải
pháp hợp lý.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
1. Kết quả phân tích các bên liên quan
1.1. Các bên liên quan trong chuỗi cung ứng
hải sản khai thác
Chuỗi cung ứng hải sản khai thác [2, 4, 5,
15,17] hoạt động trên cơ sở liên kết của các
bên tham gia, trực tiếp hay gián tiếp, đến việc
đáp ứng nhu cầu khách hàng, cụ thể gồm các
mắt xích được liệt kê trong Hình 1.
Hình 1. Các bên liên quan
1.2. Mức độ tham gia của các bên liên quan
theo sơ đồ phân tích
Các bên liên quan trong chuỗi cung ứng
hải sản khai khác được chia thành 2 nhóm, cụ
thể là:
Các bên tham gia trực tiếp gồm: Tàu cá,
cơ sở thu mua, người bán lẻ, nhà hàng, người
tiêu dùng.
Các bên tham gia gián tiếp gồm: Cảng cá;
nhà cung cấp nước đá; nhà cung cấp nhiên
liệu, nhà cung cấp ngư lưới cụ và lương thực.
Tuy nhiên, các bên liên quan có ảnh hưởng
quan trọng tới hoạt động của chuỗi ngoài tàu
cá, đại lý thu mua, nhà bán lẻ, công ty chế biến
thì còn có cơ quan quản lý Nhà nước. Ngoài ra,
các tổ chức tài chính, hiệp hội ngành nghề, cơ
quan quản lý nhà nước không trực tiếp tham
gia vào quá trình cung ứng hải sản nhưng
cũng gián tiếp ảnh hưởng tới chất lượng hải
sản trong chuỗi.
1.3. Bảng liệt kê đặc điểm và vai trò của các
bên liên quan trong chuỗi cung ứng hải sản
khai thác
Kết quả đánh giá mức độ tham gia của các
bên liên quan có thể thấy rằng mỗi bên liên
quan trong chuỗi cung ứng hải sản tươi sống
có một đặc điểm và vai trò nhất định ảnh hưởng
tới hoạt động của chuỗi [4,5,15,17]. Đặc điểm
và vai trò của các bên liên quan được thể hiện
trong Bảng 1.
156 • NHA TRANG UNIVERSITY
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2016
Như vậy có thể thấy, chuỗi cung ứng hải
sản hiện tại về cơ bản bao gồm đầy đủ các
bên liên quan trực tiếp và gián tiếp, bao gồm
các bên tham gia cung ứng sản phẩm và bao
gồm cả cơ quan quản lý Nhà nước. Tuy nhiên,
trong số này thì vai trò của cảng cá và hiệp
hội ngành nghề còn chưa phát huy tác dụng
thực sự. Cụ thể là, cảng cá chưa tham gia như
một mắt xích chính, trực tiếp trong chuỗi. Về
phương diện hiệp hội ngành nghề, hiện nay chỉ
có duy nhất hiệp hội nghề cá tham gia tác động
tới các đối tượng tàu cá, tàu thu mua. Còn các
bên liên quan khác như cảng cá, cơ sở thu
mua, chợ cá, công ty chế biến sản phẩm tiêu
thụ nội địa thì sự hỗ trợ từ các hiệp hội ngành
nghề chưa rõ rệt.
Bảng 1. Đặc điểm và vai trò của các bên liên quan
Các bên liên quan Đặc điểm và vai trò Mức độ liên quan
Tàu cá Là mắt xích đầu tiên trong chuỗi cung ứng có chức năng khai thác,
lưu giữ trên tàu và bán cho cơ sở thu mua
Trực tiếp
Cơ sở thu mua Mua hải sản khai thác từ tàu cá và bán lại cho nhà chế biến hoặc
bộ phận mua bán trung gian khác, chịu trách nhiệm chính trong
vận chuyển và kiểm soát nhiệt độ của nguyên liệu đầu vào cung
cấp cho công ty chế biến.
Trực tiếp
Nhà bán lẻ Là người mua hải sản ở các tàu cá, cơ sở thu mua và bán trực tiếp
sản phẩm khai thác tới tay người tiêu dùng.
Trực tiếp
Công ty chế
biến
Mua nguyên liệu từ các chủ nậu vựa hoặc mua trực tiếp từ tàu cá.
Nhà chế biến được coi là mắt xích quan trọng, gắn với nhiều công
đoạn tác động tới chất lượng sản phẩm.
Trực tiếp
Cảng cá Là địa điểm trung chuyển nguyên liệu thủy sản từ các tàu khai thác
biển. Cảng không trực tiếp lưu giữ hay phân phối sản phẩm nhưng
là địa điêm bốc dỡ, trao đổi sản phẩm
Gián tiếp
Cơ quan quản lý
Nhà nước
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Cục quản lý chất lượng
Nông lâm sản và Thủy sản, Các chi cục và sở ban ngành liên quan
đóng vai trò giám sát, kiểm định và cấp chứng nhận tiêu chuẩn
chất lượng nhằm quản lý và đảm bảo ATTP.
Gián tiếp
Người tiêu dùng Là mắt xích cuối cùng trong chuỗi cung ứng hải sản khai thác, cũng là
đối tượng chịu tác động nếu chất lượng sản phẩm không đạt yêu cầu.
Trực tiếp
Nhà hàng/siêu
thị
Mua trực tiếp sản phẩm khai thác từ các chủ tàu cá nhỏ, từ các đại
lý thu mua, từ các đại lý bán lẻ và cung cấp cho người tiêu dùng cuối
cùng. Đây là đối tượng chịu tác động mạnh và phản hồi trực tiếp từ
người tiêu dùng nếu chất lượng sản phẩm không đạt yêu cầu.
Trực tiếp
Nhà cung cấp
nước đá, ngư
lưới, nhiên liệu
Các đơn vị cá nhân tham gia cung cấp dịch vụ hậu cần cho quá
trình sản xuất, lưu thông và phân phối sản phẩm. Gián tiếp ảnh
hưởng tới chất lượng sản phẩm
Gián tiếp
Tổ chức tài
chính
Là các ngân hàng và tổ chức tín dụng. Tham gia hỗ trợ vốn, cho
vay tín dụng thúc đẩy giao thương thủy sản, hỗ trợ các thành phần
tham gia sản xuất trong chuỗi
Gián tiếp
Hiệp hội ngành
nghề
Đóng vai trò liên kết các bên, cung cấp dịch vụ hỗ trợ, tư vấn kỹ
thuật và pháp lý, giải pháp công nghệ đảm bảo an toàn thực phẩm
theo chuỗi
Gián tiếp
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2016
NHA TRANG UNIVERSITY • 157
2. Thực trạng truy xuất nguồn gốc
2.1. Thực trạng khả năng đáp ứng của các
mắt xích
Qua tài liệu thứ cấp [2] cũng như khảo sát
sơ bộ thực tế chuỗi cung ứng (quan sát tại
các cảng cá), trong số các mắt xích chính của
chuỗi cung ứng hải sản khai thác thì cảng cá
không tham gia vào hoạt động chuỗi mà chỉ
đóng vai trò như một điểm bốc dỡ sản phẩm.
Tàu cá và cơ sở thu mua là hai mắt xích chính
thực hiện các hoạt động liên quan trực tiếp tới
chất lượng sản phẩm. Kết quả khảo sát khả
năng đáp ứng tại từng mắt xích được thể hiện
ở Bảng 2.
Bảng 2. Nội dung truy xuất nguồn gốc được tàu cá, cơ sở thu mua thực hiện
Yêu cầu về truy xuất
Tàu cá Cơ sở thu mua
Thực
hiện
Không
thực hiện Thực hiện
Không
thực hiện
Nội dung
truy xuất
nguồn gốc
Ghi chép thông tin 100% 100%
Lưu trữ thông tin 100% 100%
Đánh mã số mẻ hàng 100% 17% 83%
Phân công người ghi chép thông tin 100% 100%
Thông tin
ghi chép và
lưu trữ
Thông tin mẻ hàng đánh bắt (chủng loại, khối lượng,.) 100% 100%
Thông tin của hóa chất tẩy rửa, bảo quản lô
hàng (nguồn gốc, liều lượng,.) 100% 100%
Thời gian, địa điểm đánh bắt 100% 100%
Phương
pháp ghi
chép và lưu
trữ thông tin
Ghi chép bằng tay 100% 100%
Mã số, mã vạch – GS1 100% 100%
Bằng tần số - RFID 100% 100%
Lưu trữ trên máy tính 100% 100%
Tần suất
ghi chép
Cho mỗi lô hàng 100% 100%
Cho một đợt khai thác 100% 100%
Khi giao hàng 100% 100%
Thời gian
lưu trữ
thông tin
1 tháng 100% 100%
3 tháng 100% 100%
6 tháng 100% 100%
1 năm 100% 83%
2 năm 17%
Kết quả ở Bảng 2 cho thấy các tàu cá
chưa tuân thủ theo quy định về nội dung của
một hệ thống truy xuất nguồn gốc theo thông
tư số 03/2011/BNNPTNT quy định về truy
xuất nguồn gốc và thu hồi sản phẩm không
đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm trong
lĩnh vực thủy sản. Tất cả các tàu khảo sát
đều thực hiện việc ghi chép, lưu trữ thông tin
và phân công người ghi chép cụ thể nhưng
không có tàu nào thực hiện đánh mã số cho
các lô hàng.
Thực tế thì các tàu đã thực hiện ghi chép
và lưu trữ thông tin theo sổ Nhật ký đánh bắt
mà Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguôn lợi thủy
sản Khánh Hòa phát hành. Tuy nhiên, nội dung
trong sổ nhật ký này không đầy đủ các thông
tin để có thể truy xuất nguồn gốc thủy sản.
Đối với các cơ sở thu mua, kết quả
nghiên cứu cho thấy đã thể hiện phần nào đáp
ứng quy định về nội dung của một hệ thống
truy xuất nguồn gốc theo thông tư số 03/2011/
BNNPTNT quy định về truy xuất nguồn gốc và
158 • NHA TRANG UNIVERSITY
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2016
thu hồi sản phẩm không đảm bảo chất lượng,
an toàn thực phẩm trong lĩnh vực thủy sản.
Tuy nhiên phương pháp mã hóa, ghi chép và
lưu trữ thông tin còn thủ công, chưa theo mẫu
thống nhất nào. Như vậy, quy trình cung ứng
hiện tại dễ xảy ra tình trạng thất thoát thông tin
và khó khăn trong việc truy tìm nguồn gốc khi
có sự cố.
2.2. Thực trạng mối liên kết giữa các mắt xích
Kết quả khảo sát mối liên kết giữa các mắt
xích được thể hiện Bảng 3.
Bảng 3. Mối liên kết giữa tàu cá và cơ sở thu mua với các mắt xích khác
Thông tin chia sẻ
giữa các mắt xích Nội dung
Tàu cá Cơ sở thu mua
Thực
hiện
Không
thực hiện
Thực
hiện
Không
thực hiện
Ghi chép, lưu trữ thông tin về
mắt xích tiếp theo
Thông tin về mắt xích liền kề trước 100% 100%
Thông tin về mắt xích tiếp theo sau. 100% 100%
Mắt xích tiếp theo yêu cầu cung cấp thông tin 100% 100%
Kết quả ở Bảng 3 cho thấy các tàu cá và
cơ sở thu mua ở Nha Trang vẫn chưa thật sự
thực hiện tốt việc chia sẻ, liên kết thông tin.
Trên thực tế, hiện nay hầu hết các mắt xích
trong chuỗi cung ứng hải sản đều hình thành
và duy trì các mối quan hệ lâu dài với đối tác,
bạn hàng của mình. Cam kết giữa các đối tác
thường là dùng thỏa thuận bằng miệng và dựa
trên sự tin tưởng là chính.
Tàu cá và cơ sở thu mua chưa ghi chép
đầy thông tin về các mắt xích theo nguyên tắc
một bước trước - một bước sau theo quy định
trong thông tư số 03/2011/TT – BNNPTNT.
Đồng thời thông tin về sản phẩm mới chỉ được
ghi chép và lưu trữ một phần bởi cơ sở thu
mua, còn nhà cung cấp thì gần như không
thực hiện hoạt động này. Như vậy, thông tin
không được chia sẻ đầy đủ giữa các bên tham
gia. Điều này làm giảm mối liên kết của chuỗi
và hạn chế hiệu quả hoạt động cũng như quản
lý chất lượng sản phẩm trong toàn bộ chuỗi.
3. Kết quả phân tích SWOT đối với chuỗi
cung ứng hiện tại
Dựa trên kết quả nghiên cứu tài liệu [2]
cũng như khảo sát thực địa (dựa trên kết quả
phỏng vấn theo bảng câu hỏi) về chuỗi cung
ứng hải sản khai thác và các kết quả thực
trạng khả năng đáp ứng của từng mắt xích,
mối liên kết giữa các mắt xích, và thực trạng
quản lý hoạt động chuỗi hiện tại, nhóm nghiên
cứu đã tiến hành phân tích SWOT nhằm chỉ ra
điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức mà
chuỗi cung cấp hải sản khai thác có thể gặp
phải trong quá trình hoạt động ở Bảng 4.
Bảng 4. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức
Strengths
Điểm mạnh
- Khánh Hòa có đường bờ biển dài với trữ lượng lớn và truyền
thống đánh bắt hải sản lâu đời, lực lượng lao động dồi dào là
điều kiện thuận lợi cho hoạt động cung ứng hải sản theo chuỗi
- Chuỗi cung ứng khá hoàn thiện với sự tham gia của hầu hết
các mắt xích liên quan trực tiếp tới sản phẩm
Weakness
Điểm yếu
- Trình độ công nghệ trong khai thác, lưu trữ, trao đổi thông
tin còn hạn chế.
- Mối liên kết giữa các mắt xích chưa hiệu quả, không có cam
kết mang tính vững chắc
- Truy xuất nguồn gốc còn mang tính hình thức
Opportunities
Cơ hội
- Trên địa bàn tỉnh có đội ngũ nhà quản lý và nhà nghiên cứu
có trình độ cao
- Nhu cầu tiêu dùng hải sản không ngừng tăng ở cả thị trường
thế giới và tiêu thụ nội địa
- Sự gắn kết giữa các mắt xích tăng dần trong xu thế tiếp cận
và tuân thủ quy định quốc gia và quốc tế.
Threats
Thách thức
- Quy định của thị trường, các rào cản thương mại đang được
áp dụng ngày càng chặt chẽ như chứng nhận khai thác tự
nhiên, chứng nhận không khai thác động vật trong Sách đỏ,...
- Chưa đảm bảo minh bạch thông tin trong chuỗi gây khó
khăn cho việc mở rộng thị trường và phát triển kinh tế thủy
sản bền vững.
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2016
NHA TRANG UNIVERSITY • 159
Kết quả phân tích điểm mạnh, điểm yếu,
cơ hội và thách thức cho thấy Khánh Hòa là
một tỉnh có tiềm năng trong phát triển thủy sản,
tuy nhiên các sản phẩm khai thác chưa được
truy xuất nguồn gốc hiệu quả, chưa thực sự
gắn kết giữa các mắt xích trong chuỗi. Do đó,
mặc dù sản lượng khai thác lớn, lực lượng
lao động dồi dào nhưng khả năng mở rộng thị
trường, nâng cao chất lượng và lợi nhuận còn
hạn chế.
4. Mô hình đề xuất chuỗi cung ứng hiệu quả
và khả thi
Mô hình này được đề xuất với chuỗi cung
ứng bắt đầu từ tàu cá, có thể qua tàu thu mua
trung gian, hải sản được chuyển tới các bên liên
quan như: tới cơ sở thu mua, cung cấp cho chợ
cá và cuối cùng tới tay người tiêu dùng hoặc
thông qua kênh phân phối. Các bên tham gia
trực tiếp vào chuỗi cung ứng được hỗ trợ, kiểm
tra, giám sát bởi các cơ quan quản lý Nhà nước.
Các giải pháp đưa ra dựa trên tiền đề là
các kết quả nghiên cứu, đáp ứng mục tiêu
nghiên cứu của chuyên đề đã được thực hiện
với hai nhóm chính là giải pháp kỹ thuật và giải
pháp quản lý. Các giải pháp kỹ thuật tập trung
vào việc kiểm soát chất lượng thực phẩm theo
chuỗi và nhóm giải pháp quản lý góp phần tăng
cường hỗ trợ và giám sát thực hiện các giải
pháp kỹ thuật:
4.1. Giải pháp kỹ thuật
- Dựa trên kết quả thực trạng khả năng đáp
ứng và thực trạng mối liên kết, mô hình này
đề xuất bổ sung mỗi bên tham gia cần tuân
thủ việc mã hóa, ghi chép và lưu trữ thông tin
đúng nguyên tắc một bước trước - một bước
sau theo thông tư TT 03/2011/BNNPTNT
để liên kết với các bên tham gia khác trong
chuỗi. Đồng thời các bên tham gia cần thiết
lập chương trình GMP và SSOP, HACCP đúng
quy định dưới sự hỗ trợ và kiểm soát chặt chẽ
của cơ quan chức năng. Kết quả này được
biểu diễn ở mũi tên đứt nét hai chiều, thể hiện
dòng chảy thông tin (theo thông tư TT 03/2011/
BNNPTNT) qua lại giữa hai mắt xích liền kề.
Điều này giúp cho thông tin được chia sẻ tốt
giữa các thành viên trong chuỗi. Các mắt
xích cần có được thông tin tốt về thị trường
và nhu cầu sản phẩm để có những phản ứng
và giải pháp kịp thời khi có sự cố xảy ra,
đồng thời giúp gắn kết các thành viên trong
chuỗi, đảm bảo các bên tuân thủ hợp đồng
đã ký, góp phần ổn định chất lượng sản phẩm
đầu ra.
Mô hình được đề xuất theo tiêu chí bám sát
vào thực tế sản xuất, sơ đồ hóa đầy đủ các mắt
xích tham gia trong chuỗi từ khâu khai thác tới
người tiêu dùng cũng như các cơ quan quản lý
và hiệp hội ngành nghề. Đề xuất này là khả thi,
đảm bảo tính minh bạch trong hoạt động của
chuỗi, đáp ứng yêu cầu ngày càng gắt gao của
người tiêu dùng đồng thời phù hợp với chương
trình Quốc gia như “Chiến lược phát triển thủy
sản Việt Nam đến năm 2020”.
4.2. Giải pháp quản lý
- Dựa trên kết quả nghiên cứu tài liệu và
phân tích các bên liên quan, mô hình này đề
xuất rằng ngoài sự hỗ trợ từ hiệp hội nghề cá
hiện nay, các tàu cá cần được hỗ trợ kỹ thuật,
trao đổi kinh nghiệm thông qua mạng lưới tàu
cá được chứng nhận. Cụ thể là tổ chức hình
thành bởi các chủ tàu phối kết hợp để sát sao
hơn trong việc xây dựng và triển khai GMP và
SSOP trên các tàu cá (hỗ trợ xây dựng văn
bản, cách thức ghi chép và lưu trữ hồ sơ Quy
phạm sản xuất, Quy phạm vệ sinh, kế hoạch
HACCP), quy định về TXNG các thị trường,
quy định IUU đối với tàu cá (tên, địa chỉ và mã
số, thời gian giao nhận và thông tin của lô hàng
theo TT 03); tuyên truyền, chia sẻ thông tin về
quy định, yêu cầu thị trường, ngư trường đánh
160 • NHA TRANG UNIVERSITY
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2016
bắt. Đây cũng là tổ chức góp phần điều chỉnh
và xây dựng chính sách nghề cá; tăng cường
các hoạt động bảo vệ quyền lợi của ngư dân,
hỗ trợ ngư dân thực hiện các nghĩa vụ với Nhà
nước. Hơn nữa, hoạt động của mạng lưới sẽ
góp phần quảng bá và truyền thông sản phẩm
khai thác của Việt Nam tới thị trường và người
tiêu dùng.
Ngoài ra, mô hình này được đưa ra đề xuất
tăng cường sự giám sát xuyên suốt chuỗi cung
ứng. Các cơ quan chức năng hỗ trợ, đồng thời
trực tiếp và thường xuyên giám sát (định kỳ
và đột xuất) việc thực hiện GMP và SSOP,
HACCP quy định về TXNG các thị trường, quy
định IUU đối với tàu cá cũng như các hoạt
động mã hóa, ghi chép và lưu trữ hồ sơ.
Hình 4. Mô hình chuỗi cung ứng hải sản tươi sống
Nói tóm lại, mô hình chuỗi cung ứng đề
xuất thể hiện sự gắn kết, hợp tác chặt chẽ giữa
các đơn vị cấu thành chuỗi cung ứng, mang
tính khả thi và đảm bảo hoạt động hiệu quả
bền vững của chuỗi.
IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Nghiên cứu đã phối kết hợp một số phương
pháp nghiên cứu cũng như tham khảo nguồn
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2016
NHA TRANG UNIVERSITY • 161
thông tin đáng tin cậy để đưa ra kết quả cụ
thể về:
- Phân tích đặc điểm và vai trò, mức độ
tham gia của các bên liên quan trong chuỗi
cung ứng hải sản hiện tại (kết quả phân tích
các bên liên quan).
- Thực trạng hoạt động chuỗi cung ứng,
bao gồm khả năng đáp ứng, mối liên kết giữa
các bên tham gia (kết quả thực trạng khả
năng đáp ứng và thực trạng hoạt động quản
lý chuỗi).
- Hoàn thiện mô hình chuỗi cung ứng thực
phẩm hải sản tươi sống khả thi, phù hợp với
điều kiện của tỉnh Khánh Hòa (kết quả đề xuất
mô hình).
2. Kiến nghị
Mô hình đề xuất được xây dựng phù hợp
với điều kiện của tỉnh Khánh Hòa. Tuy nhiên,
để mô hình thực sự hiệu quả trong thực tế thì
cần triển khai tốt một số nội dung sau đây:
- Triển khai xây dựng, đầu tư cơ sở hạ
tầng, phương tiện kỹ thuật tuân thủ các tiêu
chí theo chương trình quản lý chất lượng GMP
và SSOP, HACCP. Để tập trung kinh phí cho
các hoạt động này thì chương trình Quốc gia
“Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến
năm 2020” cần đầu tư tập trung, tránh dàn trải.
Cụ thể là cần phân chia đầu tư cho các nhóm
mắt xích theo từng pha ở các khoảng thời gian
nhất định.
- Các cơ quan quản lý và hiệp hội, mạng
lưới hỗ trợ ngành nghề cần phổ biến thường
xuyên các quy định pháp luật, đẩy mạnh tuyên
tuyền và tổ chức các lớp tập huấn nâng cao
kiến thức về sản xuất, tạo mối liên kết giữa các
mắt xích dưới nhiều hình thức, trực tiếp qua
các lớp tập huấn hoặc gián tiếp thông qua các
hoạt động giao lưu.
- Chủ tàu cá và cơ sở thu mua phải chủ
động, tích cực thực hiện đúng các yêu cầu,
quy định về vệ sinh, an toàn đối với thuỷ sản.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng việt
1. Lê Anh Tuấn, 2010. Một số vấn đề chuỗi cung ứng ngành thủy sản Việt Nam. vietnamsupplychain.vn.
2. Phạm Thị Hồng Vân, 2008. Tổng quan chuỗi cung ứng thủy sản ở Việt Nam. Viện Kinh tế và Quy hoạch
Thủy sản.
3. Luật An toàn Thực phẩm số 55/2010/QH12.
4. TCVN 9988:2013 (ISO12875:2011) Xác định nguồn gốc sản phẩm cá có vây – Quy định về thông tin cần ghi
lại trong chuỗi phân phối cá đánh bắt.
5. Thông tư TT 03/2011/BNNPTNT Quy định về truy xuất nguồn gốc và thu hồi sản phẩ m không đảm bảo chất
lượng, an toàn thực phẩm trong lĩnh vực thủy sản.
Tiếng Anh
6. Ahmed, F. E. (Ed.), 1991. Seafood safety. National Academies Press.
7. Alasalvar, C., & Taylor, T. (Eds.), 2002. Seafoods-Technology, Quality and Nutraceutical Applications. Springer.
8. Alasalvar, C., Miyashita, K., Shahidi, F., & Wanasundara, U. (Eds.), 2011. Handbook of seafood quality, safety
and health applications. John Wiley & Sons.
162 • NHA TRANG UNIVERSITY
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2016
9. Israel, G. D., 1992. Determining sample size. University of Florida Cooperative Extension Service. Institute of
Food and Agriculture Sciences.
10. Magera, A., & Beaton, S., 2009. Seafood traceability in Canada. Ecology Action Centre.
11. Murielle F., 2012. Supply Chain Analysis For Fresh Seafood In Haiti, Project Report, Fisheries training
programme, United Nations University, Iceland, www.unuftp.is/static/fellows/document/muriell12prf.pdf
12. Nga, M. T. T., 2010. Enhancing quality management of fresh fi sh supply chains through improved logistics and
ensured traceability (Doctoral dissertation, PhD Thesis, University of Iceland, Reykjavik, Icela.
13. Olsson, A., & Skjöldebrand, C., 2008. Risk management and quality assurance through the food supply
chain–case studies in the Swedish food industry. The Open Food Science Journal, 2, 49-56.
14. Opara, L. U., 2003. Traceability in agriculture and food supply chain: a review of basic concepts, technological
implications, and future prospects. Journal of Food Agriculture and Environment, 1: 101-106.
15. Peterson, A., & Green, D., 2004. Seafood Traceability: A practical guide for the US industry. North Carolina Sea
Grant Raleigh, USA.
16. Swati A., 2010. On Safety in the U.S. Food Supply, Dissertation Publishing, USA.
17. Thompson, M., Sylvia, G., & Morrissey, M. T., 2005. Seafood traceability in the United States: Current trends,
system design, and potential applications. Comprehensive Reviews in Food Science and Food Safety, 4(1), 1-7.
Websites
18. Tổng cục Hải sản, 2013. Quá trình phát triển, stenet.gov.vn/a-gioi-thieu/tong-quan/5-qua-trinh-
phat-trien
19. Tổng quan ngành thủy sản Việt Nam, 2014.
thuy-san-viet-nam.html
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- de_xuat_mo_hinh_chuoi_cung_ung_thuc_pham_hai_san_tuoi_song_k.pdf